Microsoft Word - 03-GD-HO THI THU HO(18-24)

Tài liệu tương tự
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

Microsoft Word - 13-GD-NGUYEN DUC TOAN(90-96)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

Journal of Science 2015, Vol. 5 (1), An Giang University KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hoàng Thế Nhật 1 1 ThS

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN TIN HỌC 1. Cơ sở khoa học của đánh giá thường xuyên 1.1. Khái niệm đánh giá thường xuyên và phân biệt với đánh giá

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TR

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ JOOMLA XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG Ngu

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 54 năm 2014 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG * TÓM TẮT Bài viết trình bày phương pháp sử

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA LUẬT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT (LƯU HÀNH NỘI BỘ) CẦN THƠ 2018

Đề cương ôn tập và hướng dẫn thi học phần “Lí luận dạy học đại học”

CHUYỂN THỂ KÍ HIỆU BIỂU THỊ THỜI GIAN TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐIỆN ẢNH TRONG TRƯỜNG HỢP TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH (Dưới góc nhìn liên văn bản và liên k

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Moät soá bieän phaùp gaây höùng thuù hoïc taäp moân Sinh hoïc 7 Trang I. MỞ ĐẦU o ọn ề t M ề t m v ề t n p p n n u ề t

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-learning năm học Bài g

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM LUYỆN THI THỦ KHOA Hồ Chí Minh - Năm

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Chuyên đề

SAÙNG KIEÁN KINH NGHIỆM

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Microsoft Word - 10-KT-NGUYEN THOAI MY(94-102)

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 15 (1) (2018) ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH THỌ, QUẬ

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: / Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp This paper is available online at ht

MÔN SINH HỌC 11 GV. Phạm Hữu Nghĩa GIÁO ÁN BÀI 24: ỨNG ĐỘNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm ứng động. - P

Soạn bài lớp 9: Tổng kết về từ vựng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

Microsoft Word - TT_

Mức độ stress trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Microsoft Word - Bai 4. GS.Tran Thi Minh Duc _ban cuoi _.doc

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN THEO MÔ HÌNH HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG Trương Minh Trí 3, Bùi Văn Hồng 1, Võ Thị Xuân 2, 1 K

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được cô

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1 I. TÊN ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC, BỒI DƯỠNG VỀ GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 8; LỚP 9 ĐẠT HIỆU QUẢ."

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ, CHẾ TẠO QUẠT TẢN NHIỆT CHO SMARTPHONE THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Hoàng Phước Muội 1 Tóm tắt Hoạt động thiết kế, chế tạo

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SỸ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH HUẾ,

Phụ lục II

Vận dụng quan điểm tích hợp trọng dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

HỒ SƠ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA TINH THỂ KAl(SO4)2.12H2O I. NGƯỜI SOẠN GV: Phạm Thị Hiền Tổ Hóa Trường: Phổ t

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Microsoft Word - BussinessPlanBook-Vietnam-skabelon-nybund.doc

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Microsoft Word - QL-Tam.doc

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA

Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Y Trung Tâm Huấn Luyện Nâng Cao Mô Phỏng Lâm Sàng SỔ TAY SINH VIÊN Tháng

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỂ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ Tóm tắt LÊ ANH TUẤN - PHẠM MẠNH CƯỜNG Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm t

GIẢNG DẠY MÔN GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA DỰ ÁN: TRƯƠ NG HỢP GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA VIÊ T - TRUNG Nguyễn Đại Cồ Việt * Khoa Ng

ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC GIÁO DỤC Tập 15, Số 4 (2018): HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF E

Giáo án cho các lớp K 12 tại Gwinnett được gọi là Kỹ Năng và Kiến Thức Học Đường (AKS) Và Kỹ năng (AKS) và phù hợp với Tiêu chuẩn Xuất sắc của Georgia

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

Microsoft Word - Bang tom tat chuc nang do an.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA DU LỊCH T CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tp. HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2018 KẾ HOẠ

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Gia sư tiểu học CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TOÁN LỚP 1 (Tuần 1 35) TUẦN: 1 Từ 24/8 đến 28/8 LỚP Tiết Tên bài dạy Yêu cầu c

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

10 chu de lien mon

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP PHƯỚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

ÑOÅI MÔÙI ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ HOÏC TAÄP VAØ REØN LUYEÄN CUÛA HOÏC SINH (TÀI LIỆU DÀNH CHO CHA MẸ HỌC SINH)

De1.doc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT THANH NƯA HUYỆN ĐIỆN BIÊN- TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG BỐI C

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

JURGEN WOLFF TẬP TRUNG - SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY CÓ MỤC TIÊU FOCUS: THE POWER OF TARGETED THINKING, Bản quyền tiếng Việt 2009 Công ty Sách Alpha Phan Thu

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

1

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) THÔNG TIN Chương trình thực tập thực tế hiệu quả dành cho sinh viên ngành kế

PDT&SELAB

Bản ghi:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11: TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG Hồ Thị Thu Hồ 1 và Lê Văn Nhương 1 1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 14/01/2014 Ngày chấp nhận: 27/06/2014 Title: Current situations and solutions to using maps in teaching and learning geography at grade 11: The case study at Can Tho City and Hau Giang province Từ khóa: Bản đồ; Tập bản đồ địa lí (Atlat địa lí), sử dụng bản đồ, dạy học Địa lí 11, nhu cầu của GV và HS Keywords: Maps; Atlas of Geography, using maps, teaching and learning Geography at grade 11, needs for teachers and students ABSTRACT This paper studied the use of maps in teaching and learning Geography at grade 11 of teachers and students in a number of high schools in Can Tho City and Hau Giang provinces. The authors have combined both theoretical and practical methods (such as document research, using questionnaires, interviews, class observations and teaching experimentation in high school) to learn fundamentals of maps that teachers and students in these schools are using and how they use those maps in teaching and learning Geography at grade 11. In particular, we would like to investigate the advantages, disadvantages and specific needs that teachers and students meet most. Based on these findings and the policy of Building and development programs of general education basing on developing the quality and competency of learners of the Ministry of Education and Training (MOET) from June 2013, the authors have proposed suitable solutions to help teachers and students use maps more effectively in teaching and learning Geography at grade 11 with a view to enhancing the quality and competency of students. TÓM TẮT Bài báo nghiên cứu tình hình sử dụng bản đồ (BĐ) trong dạy học Địa lí 11 của giáo viên (GV) và học sinh (HS) tại một số trường trung học phổ thông (THPT) ở Thành phố (TP) Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Nhóm tác giả đã kết hợp cả phương pháp (PP) nghiên cứu lý thuyết và thực tế như nghiên cứu tư liệu, sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ và dạy thực nghiệm ở trường THPT để tìm hiểu cụ thể về nguồn BĐ và PP sử dụng BĐ của GV và HS trong dạy học Địa lí 11 tại địa bàn này. Đặc biệt, chúng tôi nghiên cứu cả những thuận lợi, khó khăn và nhu cầu cụ thể mà GV và HS cần nhất trong việc sử dụng BĐ để dạy và học ở khối này ra sao. Trên cơ sở đó, kết hợp với chủ trương Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ tháng 6 năm 2013, nhóm tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm giúp GV và HS sử dụng BĐ đạt hiệu quả hơn trong dạy và học Địa lí 11 với mục tiêu là nâng cao năng lực sử dụng BĐ của HS. 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Bản đồ (BĐ) là một phương tiện dạy học trực quan đặc trưng quan trọng trong dạy học Địa lí. Sử dụng BĐ giáo viên (GV) sẽ giúp học sinh (HS) vừa hiểu kiến thức sâu sắc vừa rèn luyện được kỹ năng sử dụng BĐ (Mai Xuân San, 1999). Hơn nữa với yêu cầu phát huy tính chủ động, tích cực của người học theo hướng dạy học lấy người học làm trung tâm như hiện nay thì GV dạy Địa lí càng không thể 18

thiếu BĐ (Đặng Văn Đức và Nguyễn Thu Hằng, 2003; Nguyễn Dược và Nguyễn Trọng Phúc, 2010). Trong các tập BĐ được sử dụng để dạy học Địa lí THPT, lớp 10 có Atlat địa lí đại cương, lớp 11 có tập BĐ thế giới và các châu lục, lớp 12 có Atlat địa lí Việt Nam. Các tập bản đồ này là phương tiện hỗ trợ quan trọng cho GV trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt Atlat địa lí Việt Nam là phương tiện rất hữu ích cho GV và HS trong ứng dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giúp HS khai thác bản đồ hiệu quả hơn khi dạy học Địa lí 12 (Lê Thông, 2008). Hiện nay, đã có một số tài liệu hướng dẫn sử dụng bản đồ cho học sinh và phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí nói chung. Tuy nhiên, việc sử dụng bản đồ và tập bản đồ thế giới và các châu lục trong dạy học Địa lí 11 của GV như thế nào thì chưa có tài liệu nào bàn đến. Trong khi thực tế chương trình Địa lí 11 bao gồm phần Khái quát nền kinh tế thế giới, Địa lí khu vực và các quốc gia trên thế giới thì nhu cầu sử dụng bản đồ trong dạy học là rất thiết thực. Hơn nữa, từ tháng 6 năm 2013, Bộ GD & ĐT đã có ban hành công văn hướng dẫn về việc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học thì nhu cầu sử dụng BĐ theo hướng phát triển năng lực của người học càng cần được quan tâm nhiều hơn (Bộ GD & ĐT, Dự án phát triển GV THPT và TCCN, Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, 2013). Vì vậy, để tìm hiểu tình hình sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11 của GV và HS hiện nay như thế nào, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu Thực trạng và giải pháp sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11 tại một số trường THPT ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn nắm bắt được thực tế nguồn BĐ và PP sử dụng BĐ của GV và HS như thế nào, thuận lợi, khó khăn và nhu cầu cụ thể của GV và HS về việc sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi, khắc phục các khó khăn để đáp ứng nhu cầu thực tế của GV và HS trong dạy học Địa lí 11 theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực của người học được hiệu quả hơn. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương tiện nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng một số các phương tiện sau: Phiếu khảo sát GV và HS để lấy ý kiến về việc sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11; Phần mềm SPSS v16.0 để thống kê số liệu đã điều tra GV và HS; Máy quay phim, chụp ảnh, ghi âm để thu thập thông tin từ phỏng vấn, dự giờ, trao đổi sau dự giờ và dạy thực nghiệm. 2.2 Thời gian, địa bàn và đối tượng nghiên cứu Thời gian nghiên cứu được chúng tôi tiến hành từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013. Địa bàn mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu là 10 trường THPT thuộc thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, mỗi địa phương 5 trường. Thành phố Cần Thơ gồm có các trường THPT: Lý Tự Trọng, Châu Văn Liêm, Nguyễn Việt Hồng, Phan Văn Trị và Trường THPT Thực hành sư phạm (THSP) Đại học Cần Thơ; Tỉnh Hậu Giang gồm có các trường THPT: Tân Long, Nguyễn Minh Quang, Cây Dương, Tầm Vu 2 và Lê Quý Đôn. Đối tượng nghiên cứu gồm có 20 giáo viên đang tham gia giảng dạy Địa lí lớp 11 và 60 HS lớp 11 của các trường THPT đã kể trên. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Trước tiên chúng tôi tổng hợp và nghiên cứu các nguồn tài liệu liên quan đến chương trình Địa lý 11 và các loại bản đồ giáo khoa, biểu đồ, để hiểu rõ nội dung chương trình, các loại bản đồ, các phương tiện được xây dựng để phục vụ dạy học Địa lí 11. Đồng thời còn nghiên cứu các phương pháp sử dụng bản đồ theo xu hướng dạy học tích cực trong dạy học Địa lí qua các tài liệu quan trọng liên quan đến lý luận dạy học Địa lý để có cơ sở nghiên cứu việc sử dụng BĐ của GV và HS trong dạy và học Địa lý 11 một cách đầy đủ, cụ thể và khoa học. 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tế Để điều tra thực tế về tình hình sử dụng BĐ của GV và HS trong dạy học Địa lý 11 như thế nào, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu qua 3 hình thức là: Sử dụng bảng câu hỏi điều tra 20 GV và 60 HS tại 10 trường THPT thuộc TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Kết quả điều tra này sẽ được xửa lý bằng phần mềm SPSS (v16.0); Phỏng vấn (PV) 6 GV về thuận lợi, khó khăn và đề nghị cho việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11; 19

Dự giờ: quan sát, quay phim, chụp ảnh 6 tiết dạy Địa lí 11 của GV để xem xét thực tế việc sử dụng bản đồ của GV và HS như thế nào trong dạy học Địa lí 11. 2.3.3 Phương pháp dạy thực nghiệm Bản thân tác giả bài viết này đã tham gia dạy thực nghiệm (trải nghiệm) 2 lớp Địa lí 11 trong học kỳ I năm học 2013-2014 tại trường THPT THSP Đại học Cần Thơ để nghiên cứu. Ngoài ra, hoạt động thực nghiệm còn được tiến hành bởi 2 GV ở trường THPT Phan Văn Trị (Tp. Cần Thơ) và THPT Tân Long (Hậu Giang). Khi giảng dạy, tác giả cố gắng sử dụng nhiều loại bản đồ từ các nguồn khác nhau kể cả tập BĐ thế giới và các châu lục vào trong các bài học cụ thể. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tác giả rút kinh nghiệm cho thuận lợi và khó khăn cụ thể của GV và HS như thế nào khi sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11. Từ kết quả của các phương pháp trên, chúng tôi phân tích, so sánh đối chiếu để có những đánh giá xác thực về tình hình sử dụng BĐ, thuận lợi, khó khăn và nhu cầu của GV và HS trong dạy và học Địa lí 11. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11 của GV và HS thuộc địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Nguồn bản đồ GV và HS đang sử dụng trong dạy học Địa lí 11 Loại bản đồ được sử dụng Qua nghiên cứu từ tài liệu lý thuyết và khảo sát thực tế, thực nghiệm, chúng tôi thấy rõ, nguồn bản đồ GV sử dụng trong dạy học Địa lí 11 bao gồm: BĐ trong Sách giáo khoa (SGK) Địa lý 11; BĐ giáo khoa treo tường phục vụ dạy học Địa lí 11 do Bộ GD & ĐT xây dựng; Tập bản đồ thế giới và các châu lục ; Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11; Các BĐ từ đĩa CD Encarta sản xuất từ năm 1999 đến 2009 và một số BĐ điện tử khác trên các trang web. Mức độ sử dụng thường xuyên của các loại bản đồ Thực tế nguồn BĐ GV sử dụng thường xuyên trong dạy học Địa lí 11 hiện tại là BĐ trong SGK Địa lí 11 và BĐ treo tường dành cho dạy học Địa lí 11 do Bộ GD-ĐT xây dựng (85% sử dụng BĐ SGK, 85% sử dụng BĐ treo tường). Tương ứng với nguồn BĐ được GV sử dụng thì tỉ lệ HS thường xuyên sử dụng 2 loại BĐ trên là rất cao (95% sử dụng BĐ trong SGK và 77% sử dụng BĐ treo tường). Tập BĐ thế giới và các châu lục cũng được GV và HS quan tâm sử dụng nhưng mức độ thường xuyên chỉ đạt 55% ở GV và 50% ở HS. Đặc biệt chỉ có 10% GV sử dụng Tập BĐ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11, trong khi đó HS sử dụng là 35%. Nghiên cứu từ phỏng vấn, quan sát khi dự giờ và thực nghiệm đều có kết quả gần giống nhau. Kết quả cụ thể nguồn BĐ được GV và HS sử dụng thường xuyên được thể hiện qua hai biểu đồ sau: 90 80 70 60 % 50 40 30 20 10 0 85 85 BĐ SGK BĐ treo tường 55 Tập BĐ TG và châu lục 10 Tập BĐ và bài tập 15 BĐ từ Encarta 5 Khác Hình 1: Nguồn bản đồ sử dụng thường xuyên của GV trong dạy học Địa lí 11 (n=20) 20

100 90 80 70 60 % 50 40 30 20 10 0 95 BĐ SGK 77 BĐ treo tường 50 35 Tập BĐ Tập BĐ và TG và bài tập châu lục 2 3 BĐ từ Encarta Khác Hình 2: Nguồn bản đồ sử dụng thường xuyên của HS trong học tập Địa lí 11 (n=60) Đối chiếu kết quả về nguồn bản đồ sử dụng thường xuyên giữa GV và HS qua hai biểu đồ trên ta thấy rõ từng loại bản đồ được sử dụng trong dạy và học Địa lí 11 của thầy và trò trong địa bàn nghiên cứu là tương thích nhau. Tuy có chênh lệch nhưng mức độ không cao. Điều này cho thấy kết quả khảo sát từng đối tượng là đúng với hoàn cảnh thực tế. Nguyên nhân sử dụng thường xuyên và không thường xuyên các loại bản đồ Khi được hỏi lý do vì sao ít sử dụng các tập bản đồ, đa phần GV trả lời là do thời gian dạy học quá ngắn (45 phút) chỉ cần sử dụng BĐ trong SGK và BĐ treo tường đã vừa đủ. Đặc biệt khi chúng tôi hỏi Vì sao thầy/cô ít sử dụng tập bản đồ Thế giới và các châu lục như Atlat Địa lí VN trong dạy học Địa lí 12? thì 90% GV được hỏi trả lời: Tập bản đồ này biên soạn chưa gắn liền với nội dung trong SGK, chưa đủ các bản đồ để đáp ứng nhu cầu dạy các quốc gia trong Địa lí 11 nên GV ít sử dụng. Kết quả từ phiếu điều tra thì 75% GV đã chọn lý do này, đây cũng là lý do được chọn nhiều nhất. Ngoài ra, GV ít sử dụng Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11 (15%), phần lớn cũng do yếu tố thời gian quá ngắn trong tiết dạy, hơn nữa tập BĐ này thực sự là các bài tập có kết hợp bản đồ, biểu đồ, mà HS thì không trang bị nên GV không thể yêu cầu HS làm bài tập được. Một GV đã chia sẻ: Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11 có nhiều bài tập hay, nhưng khi dạy không thể đủ thời gian để sử dụng và nếu muốn sử dụng thì HS cũng thường ít trang bị nên rất khó. Theo số liệu, GV chỉ sử dụng tập bản đồ này là 15% trong khi HS sử dụng là 35%. Điều này cho thấy rõ HS có sử dụng tập bản đồ này khi học tập mặc dù GV ít sử dụng. Khi dạy thực nghiệm chương trình này trong thời gian trên tại trường THPT THSP Đại học Cần Thơ, tác giả đã thấy rõ Tập bản đồ thế giới và các châu lục chỉ sử dụng để dạy một số bài trong phần Khái quát nền kinh tế- xã hội thế giới còn phần Địa lí khu vực và quốc gia sử dụng không hiệu quả vì tập bản đồ này không có bản đồ cụ thể các khu vực và quốc gia như chương trình SGK. Riêng Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11 thì càng khó sử dụng hơn vì đây là phần bài tập thực hành, GV chỉ có thể chọn một số bài tập từ tập BĐ này để lồng ghép khi dạy học, củng cố bài, kiểm tra bài cũ và ra đề kiểm tra. Muốn yêu cầu HS làm bài tập tại lớp hoặc về nhà là rất khó vì HS không trang bị tập bản đồ này, hơn nữa thời gian trên lớp của GV chỉ có 45 phút cho một tiết dạy là rất ít nên rất khó sử dụng. GV ít sử dụng bản đồ từ CD Encarta (15%) vì đây là bản đồ điện tử, chỉ sử dụng khi có dạy với giáo án điện tử và thật sự nguồn bản đồ điện tử mà GV sử dụng trong giáo án điện tử, phần lớn là bản đồ scan từ SGK (80% GV được PV trả lời như vậy). Các GV này cho biết: Bản đồ scan từ SGK thuận lợi để HS học tập với SGK và theo dõi GV đúc kết trên màn hình. Khi dạy thực nghiệm với giáo án điện tử, tác giả cũng nhận thấy rõ như vậy, ngoài bản đồ scan từ SGK, GV chỉ đưa thêm một vài bản đồ mà SGK chưa có. Ví dụ, khi dạy bài 7, Liên Minh châu Âu (EU), GV đã sử dụng thêm bản đồ khu vực Schengen, khu vực đồng Euro (SGK không có) để giúp HS hiểu thêm các vấn đề này. 21

HS sử dụng bản đồ từ Encarta rất ít, chỉ có 2% là hợp lý vì GV ít sử dụng, HS lại ít quan tâm đến môn Địa lí, hơn nữa lại là bản đồ điện tử thì không tiện lợi cho các em sử dụng (Ý kiến của 90% GV khi PV). 3.1.2 Phương pháp sử dụng bản đồ của GV và HS trong dạy học Địa lí 11 Việc GV dạy lý thuyết kết hợp với bản đồ và yêu cầu HS khai thác bản đồ được thể hiện qua bảng số liệu điều tra như sau: Bảng 1: Điều tra GV và HS về việc thực hiện PP kết hợp lý thuyết và bản đồ khi dạy học Địa lí 11 (Đơn vị: %) STT Phương pháp kết hợp Ý kiến GV Ý kiến HS 1 GV dạy lý thuyết kết hợp với trình bày BĐ 75 80 2 GV dạy lý thuyết kết hợp với trình bày BĐ và đồ dùng dạy học khác 60 68 3 GV dạy lý thuyết kết hợp với BĐ và yêu cầu HS khai thác BĐ 90 62 3.1.1). Vì vậy, GV khó ra đề có sử dụng tập BĐ này trong kiểm tra và thi. 3.1.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn Qua bảng số liệu trên, kết hợp với dự giờ, phỏng vấn đều cho thấy GV có sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11 và phần lớn đều sử dụng bản đồ từ SGK và bản đồ treo tường (như đã phân tích ở trên). GV đã ứng dụng được nhiều phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực trong sử dụng BĐ như dạy học nêu vấn đề, dạy học khám phá, dạy học hợp tác, (Nghiên cứu qua phiếu điều tra, PV, dự giờ và thực nghiệm đều thể hiện kết quả này). Bảng số liệu trên còn cho thấy GV thì cho rằng mình dạy có kết hợp lý thuyết với BĐ và yêu cầu HS khai thác BĐ là nhiều nhất (90%) nhưng HS thì thấy điều này ít nhất (chỉ 62%) so với dạy lý thuyết kết hợp BĐ hoặc BĐ và ĐDDH khác. Kết quả này biểu hiện rằng thực tế GV có yêu cầu HS khai thác kiến thức từ BĐ trong SGK nhưng mức độ chưa thường xuyên. Ngoài ra, khi dự giờ chúng tôi thấy GV có đặt câu hỏi cho HS khai thác kiến thức từ BĐ trong SGK, có tạo cơ hội cho HS làm việc nhóm trong nhiệm vụ này, nhưng ít tạo cơ hội cho HS thao tác trên BĐ treo tường. Vì vậy, HS khai thác BĐ trong SGK khá tốt, trả lời thì được nhưng còn lúng túng khi xác định các đối tượng trên BĐ treo tường. Sau dự giờ, GV cho biết: Rất ngại yêu cầu HS xác định các đối tượng hay trình bày vấn đề trên bản đồ treo tường. Như vậy sẽ bị cháy giáo án, nên đành phải chấp nhận!. Ngoài ra, 90% GV được điều tra và PV cho biết chưa sử dụng tập BĐ thế giới và các châu lục trong kiểm tra và thi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước tiên tập BĐ này không đủ các BĐ phục vụ dạy học chương trình Địa lí 11 (như trên đã có phân tích). Thứ hai, tập BĐ này GV sử dụng không thường xuyên trong quá trình dạy học, hơn nữa HS không trang bị tập BĐ này như tập Atlat địa lí Việt Nam khi học Địa lí 12 (kết quả điều tra phần Thuận lợi Từ kết quả nghiên cứu cho thấy GV và HS có nhiều thuận lợi nhất định trong việc sử dụng BĐ để dạy và học Địa lí 11 như nguồn BĐ từ SGK khá phong phú, màu sắc rõ và đẹp; có bộ BĐ treo tường kèm theo khá phù hợp nội dung chương trình dạy Địa lí 11. Bên cạnh đó, GV còn được rèn luyện PP sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí khá thành thạo từ các trường đại học sư phạm trong cả nước, nhất là biết kết hợp sử dụng BĐ với các PP dạy học theo hướng phát huy được tính tích cực của người học như dạy học nêu vấn đề/tình huống, dạy học hợp tác, dạy học khám phá GV còn được trang bị các PP này từ các đợt tập huấn thay SGK từ năm 2007 đến 2010 (Ý kiến của GV qua PV). Ngoài ra, mỗi trường THPT đều có trang bị máy tính, máy chiếu và hệ thống kết nối mạng Internet nên rất thuận lợi cho GV trong việc sử dụng BĐ qua giáo án điện tử, hoặc truy tìm các nguồn BĐ khác nhau khi cần. Khó khăn GV và HS vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định khi sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11. Thời gian 45 phút cho một tiết dạy với lượng kiến thức quá nhiều thì GV rất khó để vừa dạy hết nội dung vừa tổ chức cho HS khai thác BĐ và báo cáo trên BĐ. (100% GV được PV đều có cùng ý kiến này). GV rất ngại cắt giảm một nội dung dù rất ít từ tiết này qua tiết khác vì sợ áp lực từ thanh tra, từ tổ chuyên môn, nếu cắt như vậy sẽ bị xếp loại tiết dạy không đạt (ý kiến GV qua PV). Đây là một trong những khó khăn rất lớn của GV 22

để dạy theo hướng dạy học tích cực có cho người học thao tác, khai thác trên BĐ; Có khoảng 50% GV được PV cho biết nguồn BĐ treo tường thực tế tại các trường của họ chưa đủ để sử dụng. Hơn nữa, các GV khác cho biết: Một số BĐ treo tường phục vụ dạy học Địa lí 11 thật sự cũng chưa phù hợp với nội dung các bài học trong SGK. Khi dạy thực nghiệm, có sử dụng bộ BĐ này, chúng tôi đã thấy rõ như vậy. Vì thế, đây cũng là một khó khăn của GV khi sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11. Qua phiếu điều tra, có 40% GV và 37% HS cho rằng BĐ treo tường kích thước nhỏ vì thế đây cũng là một khó khăn của thầy và trò trong dạy và học Địa lí; Có 75% GV và 30% HS (qua phiếu điều tra) thấy rằng Tập BĐ thế giới và các châu lục chưa đáp ứng được yêu cầu học tập Địa lí 11 vì chưa tương thích chương trình SGK (kết quả phân tích ở phần 3.1.1 cũng cho thấy như vậy); Có một số ít GV và HS (20% GV và 32% HS) có ý kiến là Tập BĐ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11 chưa đáp ứng yêu cầu học tập; Đặc biệt có 20% GV và 32% HS cho rằng HS không biết cách sử dụng BĐ trong học tập. Khi PV, GV có cho biết Thực tế có một số HS rất yếu, các em bị hỏng kiến thức nền về BĐ từ cấp 2 nên không biết cách sử dụng BĐ, vì vậy rất khó cho GV khi dạy nhất là HS ở các lớp yếu, lớp quậy Có 90% GV được PV đồng ý rằng HS không quan tâm và coi nhẹ môn Địa lí, nên rất khó cho GV trong dạy học Địa lí theo xu hướng dạy học tích cực. Chính sự không quan tâm này làm HS cũng không quan tâm đến việc trang bị các tập bản đồ, nên rất khó cho GV khi dạy học có sử dụng các tập BĐ. Khi thực nghiệm, chính tác giả cũng thấy rõ điều này. Tác giả ghi nhận được rằng trong 2 lớp dạy của mình thường xuyên có khoảng 9% HS không trang bị tập BĐ hoặc quên mang theo tập BĐ khi đi học. Chính điều này cho thấy một số HS chưa quan tâm đến môn học. 4 KẾT LUẬN Nhìn chung, kết quả và thảo luận đã cho thấy rõ GV và HS trong địa bàn nghiên cứu có sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11, phần lớn nguồn BĐ được sử dụng từ SGK. Khi dạy thì GV là người trình bày và thao tác nhiều hơn vì thế chưa thật sự phát huy được tính tích cực của HS, chưa rèn luyện được kỹ năng sử dụng BĐ, đặc biệt là thao tác trên BĐ treo tường của các em. Vì thế GV, tổ trưởng/tổ phó chuyên môn và đội ngũ thanh tra trong dạy học Địa lí cần linh động hơn về nội dung và thời lượng giảng dạy, có thể tăng hoặc giảm trong điều kiện cho phép để GV mạnh dạn cho HS sử dụng BĐ một cách tích cực hơn, năng động hơn trong giờ học Địa lí. GV và HS có sử dụng Tập BĐ thế giới và các châu lục, Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11 khi dạy và học nhưng mức độ không thường xuyên và chưa hiệu quả vì nhiều nguyên nhân khác nhau như đã phân tích ở trên. Đặc biệt, Tập BĐ thế giới và các châu lục chưa tương thích với chương trình và nội dung SGK nên rất khó cho GV và HS sử dụng tập BĐ này trong dạy học. Vì vậy, nhu cầu cần có một tập BĐ phục vụ dạy học Địa lí 11 như tập Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí 12 là vô cùng quan trọng. Đây là một trong những vấn đề mà các nhà giáo dục thuộc chuyên ngành Sư phạm Địa lí cần quan tâm nhằm phát huy hơn nữa năng lực sử dụng BĐ của HS. 5 ĐỀ XUẤT Qua kết quả nghiên cứu trên, kết hợp với những bài học từ thực nghiệm (trải nghiệm) của mình và ý kiến của GV và HS, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau nhằm giúp cho việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11 của GV và HS đạt hiệu quả hơn. Đối với giáo viên nên mạnh dạn cắt bớt những phần nội dung kiến thức không quan trọng trong một bài học, hoặc chuyển nội dung này sang bài tiếp theo miễn sao mình vẫn đảm bảo đủ chuẩn về kiến thức và kỹ năng mà Bộ GD-ĐT đã yêu cầu để bài học được ngắn gọn hơn, từ đó GV và HS mới có đủ thời gian để sử dụng BĐ hiệu quả trong dạy và học. Điều này phải được thống nhất từ chuyên viên, đến đội ngũ thanh tra của Sở và các thành viên trong tổ chuyên môn thì GV mới thuận lợi khi thực hiện. Bản thân mỗi GV khi dạy học phải nghiên cứu kỹ để thiết kế bài học sao cho GV và HS đều có sử dụng BĐ một cách hiệu quả nhất. HS vừa khai thác được kiến thức từ BĐ vừa thao tác/sử dụng bản đồ một cách thành thạo. Để hỗ trợ thêm cho việc sử dụng BĐ ngày càng hiệu quả, trong đề kiểm tra hoặc đề thi, GV nên có câu hỏi kèm theo bản đồ (Tập BĐ nếu được như HS lớp 12 được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam) để giúp HS không phải học thuộc lòng mà tự biết khai thác kiến thức từ BĐ. Đây là một việc làm không khó nhưng GV chúng ta vẫn còn ngại bởi vì còn lo sợ sự đồng thuận hay không từ phía Sở GD- ĐT. Vì vậy, chúng tôi đề nghị chuyên viên, thanh tra của các Sở GD & ĐT và các tổ trưởng chuyên môn Địa lí ở các trường THPT nên xem xét để cải tiến đề kiểm tra và thi theo xu hướng này, như vậy 23

sẽ phát triển được năng lực sử dụng BĐ của HS nhiều hơn. Các nhà quản lý giáo dục từ phía Bộ, Sở, Phòng và BGH, nhất là đội ngũ thanh tra, chuyên viên Địa lí cần phải thấy rõ thực trạng này để theo dõi, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để GV và HS sử dụng hiệu quả BĐ, tập BĐ kể cả trong dạy học và kiểm tra đánh giá như vừa nêu trên. Các nhà giáo dục, các chuyên gia trong ngành Sư phạm Địa lí kể cả Nhà xuất bản Giáo dục và Trung tâm bản đồ cần nghiên cứu để xây dựng một tập bản đồ phù hợp, phục vụ dạy học Địa lí 11 như quyển Atlat địa lí Việt Nam đang phục vụ hiệu quả trong dạy và học Địa lí 12 (95% GV và 87% HS đề nghị như vậy qua phiếu điều tra). Đồng thời 95% GV qua phiếu điều tra còn đề nghị nếu có tập bản đồ này thì họ mong muốn có được file điện tử kèm theo để thuận lợi hơn cho họ khi sử dụng trong dạy học. Về phía HS, các em cũng cần được trang bị tập bản đồ, rèn luyện ý thức và thói quen sử dụng bản đồ, tập bản đồ trong học tập Địa lí, không chỉ đối với chương trình Địa lí 11 mà với tất cả các khối khi học tập môn Địa lí. Có như vậy, HS mới phát triển được hiệu quả năng lực sử dụng BĐ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD & ĐT, Dự án phát triển GV THPT và TCCN. 2013. Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông. Hà Nội. 205 trang. 2. Đặng Văn Đức và Nguyễn Thu Hằng. 2003. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại Học Sư Phạm. Hà Nội. 315 trang. 3. Lê Thông và ctv. 2005. Tài liệu bồi dưỡng GV dạy chương trình và SGK lớp 11 thí điểm. Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 141 trang. 4. Lê Thông (chủ biên). 2008. Hướng dẫn học và khai thác Atlat địa lí Việt Nam. NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh. 209 trang. 5. Lê Thông (chủ biên). 2009. Sách giáo khoa Địa lí 11. Tái bản lần thứ hai. NXB Giáo dục. TP Hồ Chí Minh. 116 trang. 6. Mai Xuân San. 1999. Rèn luyện kỹ năng Địa lí. Tái bản lần thứ 2. NXB Giáo dục. Hà Tây. 136 trang. 7. Nguyễn Dược và Nguyễn Trọng Phúc. 2010. Lý luận dạy học Địa lí. Tái bản lần thứ tư. NXB Đại học Sư Phạm. Hà Nội. 293 trang. 8. Nguyễn Quý Thao (chủ biên). 2001. Tập bản đồ thế giới và các châu lục. NXB Giáo dục. Xí nghiệp in 1 Nhà xuất bản bản đồ. 39 trang. 9. Nguyễn Việt Hùng, Thành Ngọc Linh, Nguyễn Quý Thao. 2007. Tập bản đồ- bài tập và bài thực hành Địa lí 11. NXB Giáo dục. Hà Nội. 64 trang. 24