TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA"

Bản ghi

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA HIDROCACBON - LỚP 11 CƠ BẢN GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kim Liên Lớp: Sư phạm Hóa học K35A Niên khóa

2 1 Lời cảm ơn Để thực hiện được khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô. Những ý kiến đóng góp đó đã giúp em có những định hướng chính xác và đúng đắn hơn trong quá trình thực hiện khóa luận này. Chính thầy cô là người đã dành biết bao tâm huyết và công sức giúp chúng em có thể nắm được tri thức, hình thành những kĩ năng cần thiết để có thể trở thành những người giáo viên tốt trong tương lai. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phan Đồng Châu Thủy người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và các em học sinh lớp 11D3 trường Trung học phổ thông Marie Curie đã tạo điều kiện cho em hoàn thành quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, những bạn bè thân thiết đã động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng với thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận còn nhiều khuyết điểm và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, em xin gửi lời tri ân đến thầy cô và mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 5/2013

3 2 MỤC LỤC Lời cảm ơn... 1 Danh mục các bảng... 6 Danh mục các hình... 7 MỞ ĐẦU... 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học Những yêu cầu cụ thể đối với phương pháp dạy học hóa học Đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin Vai trò của công nghệ thông tin đối với dạy học Tự học Tự học là gì? Các kỹ năng tự học Các hình thức tự học Chu trình dạy tự học Vai trò của tự học Tự học qua mạng và lợi ích của nó Tổng quan về hệ thống quản lý học tập... 30

4 Khái niệm về hệ thống quản lý học tập Tính năng của hệ thống quản lý học tập Hệ thống quản lý học tập Moodle Moodle là gì? Các đặc điểm chính của Moodle Hướng dẫn cài đặt Moodle cục bộ trên Windows Khái quát một khóa học Những định dạng khóa học Chỉnh sửa nội dung khóa học Kết luận chương Chương 2 ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON LỚP 11 CƠ BẢN Tìm hiểu về chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Lớp 11 cơ bản Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Lớp 11 cơ bản Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Các nguyên tắc sư phạm và phương pháp dạy học được sử dụng trong giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Nguyên tắc thiết kế website hỗ trợ hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Về nội dung Về hình thức... 58

5 Về tính năng Quy trình thiết kế website Định hướng việc thiết kế website Thiết kế nội dung website Hoàn thiện và giới thiệu địa chỉ trang web Giới thiệu tổng quan về website Nội dung website Bài 35: Benzen và đồng đẳng Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Bài 38: Hệ thống hóa hidrocacbon Ứng dụng website Hello Hóa học để hỗ trợ quá trình dạy học chương Hidrocacbon thơm Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa hidrocacbon của giáo viên và học sinh lớp 11 cơ bản Giáo án bài Benzen và đồng đẳng Một số hidrocacbon thơm khác Giáo án bài Hệ thống hóa hidrocacbon Kết luận chương Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Mục đích thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm Chuẩn bị thực nghiệm Quy trình thực nghiệm Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm

6 Kết quả thực nghiệm định lượng Kết quả thực nghiệm định tính Nhận xét chung sau quá trình thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

7 6 Danh mục các bảng Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học Bảng 1.3. So sánh tính năng của Moodle với Blackboard Bảng 1.3. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Bảng 3.1. Danh sách nhóm thực nghiệm và đối chứng Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích Bảng 3.4. Bảng phân loại kết quả kiểm tra Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng về kết quả kiểm tra của 2 nhóm. 107 Bảng 3.6. Kết quả điều tra câu Bảng 3.7. Kết quả điều tra câu Bảng 3.8. Kết quả điều tra câu Bảng 3.9. Kết quả điều tra câu Bảng Kết quả điều tra câu

8 7 Danh mục các hình Hình 1.1. Chu trình học 3 giai đoạn Hình 1.2. Bảng điều khiển XAMPP Hình 1.3. Truy cập máy chủ giả lập tại địa chỉ 39 Hình 1.4. Tạo cơ sở dữ liệu moodle Hình 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt Moodle Hình 1.6. Cấu hình địa chỉ Moodle_Apache Hình 1.7. Lựa chọn dạng cơ sở dữ liệu Hình 1.8. Cấu hình cơ sở dữ liệu Hình 1.9. Yêu cầu xác nhận bản quyền Hình Kiểm tra thông số máy chủ Hình Quá trình cài đặt Moodle Hình Thiết lập tài khoản quản trị viên Hình Thiết lập trang chủ Hình Giao diện mặc định của website Hình Giao diện chế độ chỉnh sửa khóa học Hình 2.1. Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Hình 2.2. Giao diện của website Hello Hóa học khi chưa đăng nhập Hình 2.3. Giao diện website khi đăng nhập với vai trò học sinh Hình 2.4. Danh sách khóa học của website Hình 2.5. Giao diện Bài Benzen và đồng đẳng Một số hidrocacbon thơm khác

9 8 Hình 2.6. Cấu trúc bài học Benzen và đồng đẳng và Một số hidrocacbon thơm khác trên website Hình 2.7. Nội dung bài tập Benzen cháy trong không khí Hình 2.8. Nội dung bài tập Hai chất lỏng bí ẩn Hình 2.9. Giao diện diễn đàn Thử tài của bạn Hình Nội dung diễn đàn con Benzen có lợi hay có hại? Hình Nội dung bài tập Giải trí chút nào! Hình Nội dung bài tập Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa Hình Nội dung bài tập Băng phiến đã biến đi đâu? Hình Giao diện bài Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hình Cấu trúc bài Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hình Nội dung bài tập Dầu mỏ được hình thành như thế nào? Hình Nội dung bài tập Giàn khoan dầu khí ngoài khơi hoạt động ra sao? Hình Nội dung bài tập Quy trình chế hóa dầu mỏ Hình Giao diện bài Hệ thống hóa hidrocacbon Hình Nội dung bài tập Cùng chơi trốn tìm với hợp chất hữu cơ nào! Hình Nội dung bài tập Vừa học vừa chơi Vừa chơi vừa học Hình Nội dung đoạn phim bài tập Vừa học vừa chơi Vừa chơi vừa học.. 80 Hình Nội dung bài tập PVC được điều chế từ đâu? Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích Hình 3.2 Biểu đồ phân loại kết quả học tập

10 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển vượt bậc, nền kinh tế ngày càng có tính chất cạnh tranh cao, tri thức và kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định của sự phát triển xã hội. Con người được giáo dục đào tạo phải có tri thức, phẩm chất trí tuệ cao và những kĩ năng nghề nghiệp phù hợp. Để có thể đào tạo con người đáp ứng được nhu cầu của xã hội, hòa nhập với nền giáo dục trên thế giới, Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và tổ chức thực nghiệm nghiêm chỉnh chế độ thi cử. Do đó, trong Chiến lược phát triển Giáo dục , một trong những giải pháp được đưa ra, chính là Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử. Đổi mới phương pháp dạy học trong cấp Trung học phổ thông theo tinh thần dạy học tích cực, chủ yếu là dạy học sinh cách tự học, tự đánh giá, đồng thời, hướng dẫn các em cách suy nghĩ độc lập. sáng tạo, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế Câu hỏi đặt ra, chính là Làm thế nào để giúp học sinh có cách tự học hiệu quả tốt nhất, đồng thời có thể phát triển tư duy sáng tạo cho các em?. Đây là một câu hỏi khá hóc búa vì thực tế hiện nay, để tổ chức một giờ học trên lớp theo định hướng mới mà trong đó học sinh chủ động tiếp nhận tri thức, thật sự không dễ dàng. Chỉ xét với bộ môn hóa học, thời lượng mỗi tiết học chỉ có bốn mươi lăm phút (kể cả thời gian ổn định lớp, kiểm tra đầu giờ và củng cố kiến thức cuối buổi học), trong khi, lượng kiến thức trong mỗi bài lại khá nhiều, đã gây ra khá nhiều

11 10 điều bất cập, khiến giáo viên khó có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới, cũng như mở rộng những kiến thức thực tế cho học sinh. Bên cạnh đó, sĩ số mỗi lớp học hiện tại lại quá đông, vì vậy, việc giáo viên dành thời gian quan tâm đến khả năng tiếp thu kiến thức của từng học sinh vẫn còn rất hạn chế. Do đó, những thắc mắc trong quá trình học tập của học sinh sẽ không được giải đáp kịp thời, điều này dễ làm cho các em cảm thấy chán nản, mất hứng thú với môn học. Đây sẽ trở thành những rào cản khiến các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu thêm những kiến thức hóa học nói riêng và các thông tin khoa học hiện đại nói chung. Ngoài những nguyên nhân khách quan đã nêu, một trong những nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến các khó khăn này là việc tự học của học sinh hiện nay vẫn chưa tốt, ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình học tập. Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh thường mang tính chất đối phó tạm thời. Thông thường các em không xem bài trước, hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức độ trả lời các câu hỏi do giáo viên yêu cầu một cách máy móc, ngoài ra không có sự đầu tư suy nghĩ thêm các vấn đề có liên quan. Sự chuẩn bị bài mới thiếu chu đáo cũng khiến cho việc học tập trên lớp của học sinh gặp nhiều hạn chế. Khi được yêu cầu tự đưa ra nhận xét hay trình bày ý kiến về những nội dung đã tìm hiểu, học sinh thường tỏ ra khá lúng túng và phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Để giúp học sinh có thể thực sự làm chủ quá trình nhận thức, phát huy được khả năng của bản thân, cần phải có thêm thời gian, cũng như sự định hướng từ phía giáo viên. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các phương tiện hỗ trợ cho giáo dục, quá trình dạy học có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi (có thể kết nối Internet), không còn bị gò bó về thời gian và không gian. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học tập và tự học một cách chủ động và hứng thu. Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA HIDROCACBON LỚP 11 CƠ BẢN nhằm nâng cao chất lương dạy và học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về

12 11 hidrocacbon lớp 11 cơ bản, đồng thời hình thành và rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng tự học - một kĩ năng không thể thiếu cho dù con người đang sống trong bất kì xã hội và thời đại nào. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, ứng dụng Moodle để hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon lớp 11 cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời hình thành và rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng tự học. 3. Nhiệm vụ đề tài Tổng quan cơ sở lý luận về tự học và sử dụng hệ thống Moodle hỗ trợ việc giảng dạy và học tập. Nghiên cứu nội dung và yêu cầu của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Lớp 11 cơ bản. Sử dụng hệ thống Moodle để xây dựng các chủ đề liên quan đến bài học hỗ trợ quá trình giảng dạy trên lớp của giáo viên và hình thành cho học sinh thói quen tự học, tự nghiên cứu. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 4. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học bộ môn hóa học ở cấp Trung học phổ thông. 5. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống Moodle và cách thức sử dụng hệ thống này nhằm hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon lớp 11 cơ bản. 6. Phạm vi nghiên cứu Phần nghiên cứu và sử dụng hệ thống Moodle được giới hạn trong phần nội dung chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon lớp 11 cơ bản.

13 12 Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11D3 của trường Trung học phổ thông Marie Curie Quận 3 TP. Hồ Chí Minh. 7. Giả thuyết khoa học Nếu ứng dụng hệ thống Moodle để thiết kế các chủ đề liên quan đến từng bài học trong chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon lớp 11 cơ bản một cách khoa học, hợp lý, lôi cuốn, có tổ chức thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon và hình thành, rèn luyện cho học kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, đọc và phân tích các tài liệu về vấn đề tự học; sử dụng hệ thống Moodle trong dạy học. Phân tích nội dung chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon lớp 11 cơ bản Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet của học sinh lớp 11 tại trường Trung học phổ thông tiến hành thực nghiệm sư phạm. Thăm dò ý kiến của học sinh về sự khoa học, hợp lí, sức thu hút của các chủ đề liên quan đến bài học đã xây dựng trên Moodle. Đánh giá khả năng tự học của học sinh thông qua mức độ truy cập vào tài khoản của các em trên Moodle. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá chất lượng học tập của các em sau khi kết hợp Moodle với bài giảng trên lớp của giáo viên Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để xử lý định lượng các số liệu, kết quả của việc điều tra và quá trình thực nghiệm sư phạm để làm cơ sở cho những nhận xét, đánh giá và tính hiệu quả của đề tài.

14 13 9. Đóng góp đề tài 9.1. Về lý luận Tổng quan cơ sở lí luận về tự học Nghiên cứu cách thức sử dụng Moodle để hỗ trợ việc giảng dạy và tự học có sự quản lí của giáo viên Về thực tiễn Ứng dụng hệ thống Moodle hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon lớp 11 cơ bản dưới sự quản lí của giáo viên.

15 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa và cần phải được thực hiện nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay. Trong tình hình đó, một số đề tài khóa luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ đã hướng đến việc nghiên cứu nội dụng thiết kế website hỗ trợ tự học môn hóa học dành cho học sinh ở trường Trung học phổ thông. Sau đây là một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ chuyên ngành hóa học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: 1. Hỉ A Mối (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash FX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn hóa học phần Hidrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh Trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 3. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học hóa học lớp 11 Nâng cao, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 4. Lê Thị Thu Hà (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.

16 15 5. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 10 Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 6. Phạm Duy Nghĩa (2011), Xây dựng website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoài lớp 10 cơ bản để nâng cao chất lượng dạy và học, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 7. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa học hữu cơ Trung học phổ thông (ban Nâng cao), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 8. Phan Thị Thúy Hằng (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 9. Nguyễn Thị Minh Lý (2012), Thiết kế website hỗ trợ tự học môn cóa lớp 10 ban nâng cao ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 10. Phan Đăng Khoa (2012), Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. Các website trên đều có nội dung đa dạng, giao diện trình bày đẹp với nhiều hình ảnh, đoạn phim giúp bài học trở nên sinh động và tổ chức được các trò chơi đố vui tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các website bước đâu đã giúp cho học sinh có một công cụ tự học hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Tính năng tương tác giữa người học và giáo viên thông qua website vẫn còn hạn chế (Học sinh nêu ý kiến đặt câu hỏi và giáo viên hướng dẫn trả lời). Website không được thường xuyên cập nhật kiến thức, tin tức mới cho người học. Chưa tạo được một môi trường giáo lưu, chia sẻ, trao đổi kiến thức Hóa học cho giáo viên và học sinh. Chủ yếu chỉ mới cung cấp kiến thức giáo khoa cho học sinh mà chưa chú trọng nhiều vào kiến thức thực tế, cũng như rèn luyện một số kĩ năng giải quyết vấn đề

17 Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học [12] Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả sư phạm của một phương pháp dạy học là đáp ứng được và góp phần thực hiện những mục tiêu của nhà trường, đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ của dạy học hóa học. Phương pháp dạy học hóa học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. Chúng là 2 hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự thống nhất này, phương pháp dạy giữ vai trò chủ đạo; còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, nhưng chịu sự chi phối của phương pháp dạy và có ảnh hưởng ngược đối với phương pháp dạy. Dạy học tối ưu là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc ba sự phối hợp sau: Giữa dạy và học. Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong phương pháp dạy của giáo viên (bằng định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra đánh giá sự học tập của học sinh). Giữa tiếp thu và sự chỉ đạo trong phương pháp học tập. Người giáo viên phải kết hợp thống nhất 2 chức năng truyền đạt và chỉ đạo bằng chính logic của bài giảng. Người học sinh phải vừa tiếp thu điều giáo viên giảng, vừa tự điều chỉnh, tự chỉ đạo việc học tập của bản thân. Như vậy phương pháp dạy học có hiệu quả là cách làm việc của giáo viên pháp huy được tính tự giác, tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học tập. Nó phải có tác dụng dạy học học sinh phương pháp học, phương pháp nhận thức, phương pháp làm việc khoa học sáng tạo, nghĩa là, phương pháp dạy học phải có tác dụng phát triển trí tuệ học sinh. Và do đó chất lượng của phương pháp dạy học thể hiện cụ thể ở chất lượng kiến thức, kĩ năng và trình độ phát triển trí tuệ của học sinh Những yêu cầu cụ thể đối với phương pháp dạy học hóa học Phương pháp dạy học hóa học có chất lượng cao phải đạt được các yêu cầu dưới đây:

18 17 Đảm bảo chất lượng cao về mặt khoa học và giáo dục, nghĩa là bảo đảm truyền thu cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc, chính xác, khoa học, hiện đại, gắn chặt với thực tiễn sản xuất, đời sống và có nội dung tư tưởng sâu sắc. Bảo đảm cung cấp cho học sinh tiềm lực để phát triển toàn diện, phương pháp dạy học phải giúp học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực hành và vào những hoạt động thực tiễn: Trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển tư duy logic, trí thông minh, khả năng làm việc tự lực sáng tạo. Muốn thế phương pháp dạy học phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, luôn luôn được đổi mới, cải tiến, sáng tạo. Phải phù hợp và thể hiện được đặc điểm phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng của khoa học hóa học. Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên không thể phát triển được nếu không có thí nghiệm, quan sát cũng như không có quá trinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học môn hóa học ở nhà trường nhất thiết phải tận dụng quan sát, thí nghiệm học tập, phải sử dụng các phương tiện nghe nhìn, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đảm bảo truyền thụ cho học sinh theo những nguyên tắc sư phạm tiên tiến một khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định trong một thế giới hạn chế với chất lượng cao nhất. 1.3 Đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (Tháng ) và được chế hóa trong Luật Giáo dục (2005). Luật Giáo dục, điều 28.2 đã chỉ rõ Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo

19 18 nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo Phương pháp dạy học tích cực. Qua đó, giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen, kỹ năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong hoạt động thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập. Làm cho học là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khái thác và xử lý thông tin, tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai; học những điều cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển của xã hội Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học [3] Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều, một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và ở nước ta hiện nay là: Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi, khám phá. Cá thể hóa việc dạy học. Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học năng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học). Trong các xu hướng nói trên thì việc phát huy tính tích cực và khả năng tự học của học sinh là xu hướng quan trọng về phương pháp dạy và học hiện nay.

20 Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin Trong báo cáo về Công nghệ thông tin trong giáo dục ngày 2/11/2005, tác giả Quách Tuấn Ngọc [18] đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy và học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Xu hướng đổi mới với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Từ Đến Xây dựng một hạ tầng tri thức (trường Xây dựng trường lớp với bảng, bàn học, phòng thí nghiệm, radio, TV, Internet) Các lớp học Từng người một (cá thể) Giáo viên là người cung cấp kiến thức Giáo viên là người hướng dẫn và tạo điều kiện tìm tri thức. Dụng cụ đa phương tiện Multimedia Bộ sách giáo khoa và một vài đồ dùng phụ (in ấn, âm thanh, thiết bị số ) và trợ nghe nhìn tương tự (radio cassette ) nguồn thông tin trên mạng máy tính Đổi mới phương pháp dạy và học Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học. Cũ Mới Từ phấn bảng sang trình chiếu điện tử. Về phương pháp Từ độc thoại, thầy đọc sang đối thoại, diễn giải, trình trình bày trò chép bày. Về phương tiện trình chiếu Từ máy chiếu overhead (ảnh tĩnh) đơn giản sang máy chiếu multimedia. Từ thí nghiệm trên hiện sang thí nghiệm trực quan kết Về bài thí vật trực quan hợp thí nghiệm ảo, sinh động, nghiệm không độc hại, đỡ tốn kém, cá

21 20 thể hóa Từ kênh chữ sang multimedia với hình ảnh, Về phương tiện truyền tải thông tin Từ sách giáo khoa thuần chữ (dạng text) video, âm thanh sinh động, trực quan. sang ebook đa phương tiện. Từ độc thoại, người sang vai trò người hướng dẫn, Vai trò giáo viên cung cấp kiến thức kích hoạt các hoạt động để học sinh chủ động thu nhận kiến thức. Từ tiếp thu kiến thức sang tăng cường tính tự học, Vai trò học sinh một cách thụ động chủ động tiếp thu kiến thức, khuyến khích giao lưu quốc tế, nhiều khi trò giỏi hơn thầy Vai trò của công nghệ thông tin đối với dạy học [8], [11], [12] Nếu theo hướng khai thác về mặt kĩ thuật thì công nghệ thông tin là phương tiện dạy học hiệu quả, nghĩa là nó có khả năng của phương tiện dạy học hiện đại (kĩ thuật đồ họa, sự hòa nhập giữa công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ multimedia, công nghệ tri thức, giao tiếp người máy, phần mền chuyên dụng, soạn thảo tài liệu học tập, quản trị dữ liệu, bảng tính điện tử, trình chiếu Microsoft PowerPoint ): + Hỗ trợ giáo viên biên soạn bài giảng điện tử và trình chiếu bài giảng trong môi trường dạy học đa phương tiện thuận tiện, dễ dàng nhằm đạt hiệu quả tối đa quá trình học đa giác quan; đồng thời giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động trong giờ học. + Mang lại cho người học nguồn thông tin phong phú, đa dạng, bài giảng trở nên trực quan hơn, hấp dẫn hơn, thu hút sự tập trung, niềm say mê, hứng thú của người học, giúp người học dễ hiểu và nhớ lâu.

22 21 + Mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường; khắc phục được những khó khăn trong việc giảng giải các khái niệm trừu tượng của lý thuyết về cấu tạo chất và phản ứng Hóa học, thể hiện sống động mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất, giúp người học dễ phát hiện bản chất có quy luật của vấn đề nghiên cứu. + Góp phần chống dạy chay, học chay trong điều kiện cơ sở vật chất và trang bị phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu thốn. + Giúp xây dựng kho tài nguyên học tập và lập cơ sở dữ liệu để quản lý tư liệu một cách khoa học, logic, hiệu quả. Nếu theo hướng khai thác về mặt tiềm năng sư phạm thì công nghệ thông tin có tiềm năng thay thế một số vai trò của người giáo viên: + Kích thích hứng thú học tập thông qua các khả năng kĩ thuật nêu trên. + Góp phần tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. + Hợp lý hóa công viêc của thầy và trò. + Chấm bài, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng. Ngoài ra, với sự xuất hiện của Internet, website ngày càng trở thành phương tiện mang tính toàn cầu, mang tính tương tác, đầy tiềm lực và năng động cho việc chia sẻ thông tin. Website cung cấp cơ hội phát triển những kiến thưc mới cho người học, đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, cởi mở giữa thầy và trò, kết nối mọi người với nhau nhờ việc chia sẻ, trao đổi kiến thức, trao đổi cách dạy, cách học, trình bày ý tưởng khoa học, tạo ra một khí thế dạy và học mới. 1.4 Tự học [2] Tự học là gì? Theo Từ điển Giáo dục học NXB Từ điển Bách khoa 2001 [10], Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo.

23 22 Theo tác giả Nguyễn Kỳ, Tự học nghĩa là người học tích cực chủ động tự mình tìm ra bằng hành động của mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn, học thầy và học mọi người. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trị của người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra cho mình để nhận biết vấn đề, thu thập xử lý thông tin cũ, xây dụng các giải pháp giải quyết vấn đề, thử nghiệm các giải pháp [14] Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thức, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi ) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Việc tự học sẽ được tiến hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ lực của bản thân cố gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó [24]. Như vậy, tự học là hình thức học tập độc lập, tự giác, tích cực của người học nhằm lĩnh hội, củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Tự học có những đặc điểm nổi bật sau: Là một hình thức tổ chức dạy học mang tính chất cá nhân. Người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình, thể hiện tính độc lập, tự giác, tự chủ, kiên trì cao của bản thân. Người dạy giữ vai trò chỉ đạo, định hướng, song không trực tiếp can thiệp vào quá trình tự lĩnh hội của người học. Tự học giúp người học củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn Các kỹ năng tự học [2] Tổ chức hoạt động tự học một cách khoa học, có chất lượng, hiệu quả không chỉ là trach nhiệm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo mà đây còn là trách nhiệm to

24 23 lớn của cá nhân từng người học. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lực chọn phương pháp, hình thức học tập hợp lý là vô cùng cần thiết. Song, điều cốt lõi nhất là bản thân người học phải có các kỹ năng tự học phù hợp thì mới có thể phát huy hết năng lực sở trường của bản thân và có được kết quả như mong muốn. Do đó, đối với học sinh, cần phải rèn luyện những kỹ năng tự học cơ bản sau: Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập; chọn ra những tri thức cơ bản, chủ yếu; sắp xếp, hệ thống hóa theo trình tự hợp lý, khoa học. Biết và phát huy những thuận lợi; hạn chế những mặt còn non yếu của bản thân trong quá trình học tập ở lớp, ở nhà, ở thư viện, ở phòng thí nghiệm và ở cơ sở thực tế. Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện học tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập ). Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp học tập để đạt hiệu quả cao. Biết xây dụng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kỳ, năm học. Biết và sử dụng có hiệu quả các kỹ năng đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo luận, tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lý thông tin. Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin. Biết chọn lọc và ghi chép những điều quan trọng, cần thiết. Biết lắng nghe và thông tin tri thức, giải thích tài liệu cho người khác. Biết giao tiếp với những người có học, với chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin. Biết kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học. Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển mạnh, biết tự học cũng có nghĩa là biết tra cứu những thông tin cần thiết, biết khai thác những ngân hàng dữ

25 24 liệu quan trọng từ nhiều nguồn trung tâm lớn, nhất là trên Internet, để hỗ trợ nhiệm vụ học tập của bản thân Các hình thức tự học [2] Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau: Hình thức 1: Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú một cách độc lập, không có tài liệu và sự hướng dẫn của giáo viên. Hình thức này gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả của quá trình nghiên cứu đi đến sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học mới, đây thể hiện đỉnh cao của hoạt động tự học. Dạng tự học này phải được dựa trên nền tảng một niềm khát khao, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng, vừa sâu. Tới trình độ tự học này, người học không thầy, không sách, mà chỉ tiếp xúc với thực tiễn vẫn có thể tổ chức hiệu quả hoạt động của mình. Hình thức 2: Tự học có tài liệu nhưng không có giáo viên bên cạnh. Ở hình thức học tập này có thể diễn ra ở 2 mức: + Thứ nhất, học theo tài liệu mà không có sự hướng dẫn của thầy: Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách, qua đó sẽ phát triển về tư duy. Tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà mọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời. + Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn: Mặc dù thầy ở xa những vẫn có mối quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy và trò bằng các phương tiện trao đổi thông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng phản ánh và giải đáp thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá Hình thức 3: Tự học có tài liệu, có sự gặp mặt với giáo viên một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn, giảng giải sau đó về nhà tự học. Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò với vai trò là chủ

26 25 thể của quá trình chiếm lĩnh tri thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập. Trong quá trình tự học ở nhà, tuy người học không giáp mặt với thầy, nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản thân để hoàn thành những yêu cầu do giáo viên đề ra. Tự học của người học theo hình thức này liên quan trực tiếp tới yêu cầu của giáo viên, được giáo viên định hướng về nội dung phương pháp tự học để người học thực hiện. Như vậy, ở hình thức tự học thứ ba này, quá trình tự học của học sinh có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của giáo viên và quá trình tự học của học sinh Chu trình dạy tự học [8] Theo tác giả Nguyễn Kỳ [13], chu trình học là chu trình chủ thể tìm hiểu, xử lý, giải quyết vấn đề hay vật cản của một tình huống học tập với sự hợp tác của tác nhân và hỗ trợ của môi trường sư phạm. Chu trình học diễn biến theo 3 giai đoạn: Giai đoạn I: Tự nghiên cứu. Giai đoạn II: Tự thể hiện, hợp tác với thầy và bạn. Giai đoạn III: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Giai đoạn I Nhận biết Thu nhận Xử lý Giải quyết Giai đoạn II Trình bày Hỏi Tranh luận Giai đoạn III Tổng hợp Điều chỉnh Rút kinh nghiệm Hình 1.1. Chu trình học 3 giai đoạn Giai đoạn I: Tự nghiên cứu

27 26 Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ yêu cầu mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm thô có tính chất cá nhân Giai đoạn II: Tự thể hiện, hợp tác với thầy và bạn Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội cộng đồng của lớp học Giai đoạn III: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Thảo luận ở cộng đồng lớp học và ý kiến của giáo viên đã cung cấp thông tin phản hồi về sản phẩm học ban đầu của chủ thể, làm cơ sở cho người học so sánh, đối chiếu, tự kiểm tra lại sản phẩm học, tự đánh giá, tự phê bình, tổng hợp, chốt lại vấn đề, từ đó người học tự sửa sai, điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩn khoa học (tri thức) và tự rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của mình, sẵn sàng bước vào một tình huống học tập mới Vai trò của tự học [2], [8], [12] Mỗi người đều nhận hai thứ giáo dục: một thứ từ người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự kiếm lấy Gibbon. Quan niệm tự học suốt đời nổi lên trong thời đại ngày nay như một chìa khóa mở ra cánh cửa bước vào thế kỷ XXI thế kỷ của kỹ thuật công nghệ đầy sôi động với những bước nhảy vượt bậc. Trong thời đại bùng nổ thông tin, chúng ta học để biết học để làm học để cùng sống với nhau học để làm người những động cơ này luôn thôi thúc con người phải không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân đển đạt đến chân thiện mỹ. Chính vì vậy, tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thanh đạt của mỗi người. Tự học là con đường tự khẳng định giá trị của mỗi người. Tự học giúp con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh của cuộc sống khó khăn.

28 27 Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn và tuổi học đường thì có hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào để truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng tụt hậu. Đối với học sinh ở trường Trung học phổ thông, quỹ thời gian 3 năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn không thể tiếp thu được hết khối lượng kiến thức khổng lồ trong chương trình. Do đó, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc, bền lâu. Có phương pháp học tập tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết cách tự học, các em sẽ có ý tự thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Người học phải biết cách tự học vì học tập là quá trình suốt đời. Đối với học sinh ở trường Trung học phổ thông, nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như cao đẳng, đại học, học sinh sẽ khó thích ứng với cách học đòi hỏi phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh. Việc tự học rèn luyện cho học sinh thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc sống, giúp họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học hình thành cho học sinh tính ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Do vậy, mỗi học sinh nên xây dựng cho mình một thói qune, một phương thức để nâng cao chất lượng tự học một cách tốt nhất.

29 28 Tự học của học sinh ở trường Trung học phổ thông còn có vai trò quan trọng đối với việc yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Với lối dạy theo hướng nhồi nhét ở một số trường phổ thông hiện nay, học sinh khó có thể có thời gian tự học và tự học có hiệu quả. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của các em trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện phát sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường Trung học phổ thông Tự học qua mạng và lợi ích của nó [8],[11] Tự học qua mạng Tự học qua mạng là một hình thức của tự học, trong đó, thay vì dùng lời nói trực tiếp để giao lưu với nhau, người học sẽ sử dụng các phương tiện khác đó là máy tính có kết nối mạng Internet. Người học chủ động tìm kiếm tri thức để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của mình, tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm với sự hỗ trợ của máy tính Lợi ích của tự học qua mạng Giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa biểu chung, một kế hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi, học hỏi thêm. Dần dần, cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. Giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn thông tin bổ ích trong những kho kiến thức khổng lồ được liên kết, tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá của bản thân. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi so với việc tìm kiếm trên sách báo. Tự học qua mạng cho phép giải tỏa tâm lý tự ti, rụt rè của học sinh. Tự học qua mạng có thể làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học. Người học đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, người học

30 29 có thể học bất cứ nội dung gì, bất cứ thời gian nào, bất cứ nơi nào có kết nối mạng Internet. Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, tự học qua mạng có thể giải quyết một vấn đề trong lĩnh vực giáo dục trên toàn thế giới, đó là: nhu cầu đào tạo của người học tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo. Trong thời đại bùng nổ thông tin, mỗi người, muốn thoát khỏi sự lạc hậu với khoa học kỹ thuật và công nghê, phải có thói quen và khả năng tự học suốt đời vì không phải ai cũng có điều kiện đến lớp. Tự học hoàn toàn rất khó, phải có một sự hướng dẫn được tổ chức chu đáo. Chính vì vậy, tự học qua mạng ra đời, nhằm cung cấp sự hướng dẫn đó cho bất cứ ai muốn học một chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở rộng kiến thức đã học ở trường. Giúp người học dễ dàng chia sẻ, học hỏi và trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng. Đồng thời, với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, sinh động, nội dung kiến thức phong phú, hấp dẫn, dễ sử dụng, các website, forum hay blog đem đến cho người học sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu tri thức, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập. Tự học qua mạng giúp cho người học tiếp cận với nên tri thức cao trên thế giới, tạo điều kiện cho việc chuyển giao tri thức được thức hiện nhanh chóng. Bill Gates, ông chủ của tập đoàn Microsoft, đã khẳng định: Một trong những điều kì diệu nhất trong 20 năm trở lại đây là sự xuất hiện của Internet. Chính Internet đã làm cho thế giới trở nên rất nhỏ, khoảng cách địa lý đã bị san phẳng Một điều tuyệt vời khác là ngày càng có nhiều trường đại học trên thế giới đưa bài giảng lên Internet. Bạn có thể ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới để chọn bài giảng, chủ đề thậm chí là những giáo sư danh tiếng, để học tập mà không phải trả tiền. Đây sẽ là một sự thay đổi gốc rễ hệ thống giáo dục trong thời gian tới. Tóm lại, xã hội ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều phát kiến vĩ đại thì cần phải có những con người toàn diện. Bí quyết để chiến thắng là trang bị cho mình những tri thức toàn diện, đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho công tác tự học. Do

31 30 đó, người giáo viên cần giúp học sinh tự học có hiệu quả. Dạy cho học sinh biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp học sinh tìm ra chiếc chìa khóa vàng để mở ra kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. 1.5 Tổng quan về hệ thống quản lý học tập [15] Khái niệm về hệ thống quản lý học tập Hệ thống quản lý học tập Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học sinh và nội dung, giữa học sinh và giáo viên. Người ta cũng có thể gọi là Course Management System (Hệ thống quản lý khóa học) Tính năng của hệ thống quản lý học tập Yêu cầu về chức năng của một Hệ thống quản lý học tập điển hình có thể được liệt kê như sau: Yêu cầu chung: Có khả năng nâng cấp lên số lượng người dùng và số lượng bản ghi người dùng không hạn chế. Được thiết kế để người dùng thông thường (chẳng hạn giáo viên) có thể sử dụng. Được thiết kế dưới dạng ứng dụng website để có thể truy cập từ mọi máy tính có sử dụng trình duyệt. Hỗ trợ đa ngôn ngữ: yêu cầu ngôn ngữ cơ bản là tiếng Việt và tiếng Anh, có khả năng nâng cấp để hỗ trợ bất cứ ngôn ngữ nào, không phân biệt mẫu kí tự (Latinh, tượng hình). Yêu cầu kĩ thuật: Tương thích với các trình duyệt. Được thiết kế theo module để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai. Được thiết kế để người học có thể tham gia học tập qua đường thoại thông thường. Có khả năng tích hợp ứng dụng thư điện tử Microsoft Outlook Express và có khả năng trao đổi thư điện tử với mọi hệ thống thư điện tử chuẩn.

32 31 Có khả năng chạy trên nhiều máy chủ (IBM, HP ), có khả năng tận dụng năng lực phần cứng để tăng hiệu suất hoạt động, không yêu cầu cấu hình phần cứng quá mạnh. Yêu cầu điều khiển truy nhập và bảo mật: Hỗ trợ các giao thức truy nhập và chứng thực của Windows. Ngăn chặn các đăng kí trái phép. Bảo vệ được nội dung, kế hoạch và thông tin đào tạo trong trường hợp hệ thống bị phá hủy do vô tình hoặc cố ý. Hạn chế truy nhập tới các bản ghi đào tạo cá nhân. Chỉ có người học, người giám sát và người quản lý chương trình đào tạo mới có thể truy nhập tới các bản ghi cá nhân đó. Có khả năng hạn chế truy nhập tới dữ liệu/ nội dung theo người dùng. Hỗ trợ kiến trúc bảo mật cho ứng dụng web. Yêu cầu giao diện người dùng: Hỗ trợ giao diện người dùng trên cơ sở trình duyệt Web, có khả năng tùy chỉnh thân thiện với người dùng. Cho phép thiết kế nhiều giao diện riêng biệt cho các nhóm người dùng khác nhau. Cung cấp phương tiện để người dùng tự thiết lập giao diện của mình mà không cần đến sự trợ giúp của đội ngũ kĩ thuật. Chỉ hiển thị các chức năng và tùy chọn tương ứng với vai trò của người dùng khi đăng nhập. Hỗ trợ chức năng trợ giúp và hướng dẫn trực tuyến. Yêu cầu chức năng: Chức năng chung: o Có khả năng tích hợp với thông tin đào tạo hiện có. o Có khả năng cung cấp các khóa học miễn phí cho khách hàng. o Có khả năng tự động kiểm tra xung đột lịch trình sử dụng tài nguyên, gồm phương tiện, thiết bị và con người

33 32 o Có khả năng tạo và duy trì các thông tin chi tiết về giáo viên, gồm lý lịch, thông tin liên lạc và địa chỉ thư điện tử o Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên. o Có khả năng giám sát trình độ chuyên môn và bằng cấp của giáo viên. o Cung cấp diễn đàn nội bộ, thư điện tử cục bộ và chat trực tuyến. o Có khả năng tính học phí. Chức năng đăng ký, giám sát: o Cho phép người quản trị thiết lập nhiều loại khóa học khác nhau (đồng bộ, không đồng bộ ) o Cho phép người quản trị lên thời khóa biểu cho các lớp trực tuyến. o Cho phép quản lý phòng học và kiểm tra xung đột trong việc sử dụng phòng học. o Cho phép học sinh xem danh sách và đăng ký các khóa học trực tuyến, đồng bộ và không đồng bộ. o Hỗ trợ khả năng đăng ký nhóm. o Hệ thống phải có khả năng xác nhận lập tức thông qua đối với việc đăng ký học. o Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa học nào là có thể chọn. o Hệ thống phải có khả năng ngăn chặn các đăng ký lặp (đăng ký 2 lần). o Có khả năng theo dõi sự có mặt của học sinh. o Cho phép người quản trị soạn chính sách đăng ký khóa học để thiết lập và quản lý các quá trình đăng ký học phức tạp. o Có khả năng tự động thông báo trong trường hợp xác nhận, hủy bỏ, nhắc nhở hoặc thay đổi phòng học.

34 33 o Có khả năng tự động cập nhật trạng thái lớp học khi có thay đổi. o Cho phép giáo viên xem lại hoạt động của học sinh và các số liệu thống kê. o Có khả năng cho phép các nhóm người học đăng ký học một chương trình gồm nhiều khóa học. o Cung cấp chức năng tìm kiếm danh mục khóa học. o Cho phép học sinh xem kết quả học tập. o Cho phép học sinh xem tin tức và thông báo trên trang chủ. o Cho phép học sinh xem lại kế hoạch đào tạo cá nhân. Chức năng báo cáo: o Có báo cáo đánh giá khóa học. o Có báo cáo hàng tuần về trạng thái của người dùng (học sinh đang học, module hoàn thành, số liệu về đăng nhập. o Có báo cáo về từng học sinh (thời gian đăng nhập, module và bài kiểm tra đã hoàn thành). o Có báo cáo về điểm kiểm tra trung bình, tổng cộng hoặc theo từng module. o Có khả năng tạo các báo cáo đặc biệt khi cần. o Có thể thay đổi các báo cáo đã định nghĩa trước. o Cho phép xuất báo cáo ra dạng bảng tính. o Cho phép tự động báo cáo và chuyển đến màn hình của người học, người quản lý hoặc người quản trị. o Cho phép xem báo cáo trực tuyến, in ra hoặc xuất bản. Chức năng chuẩn hóa E-learning: o Có khả năng tích hợp và giám sát các khóa học theo chuẩn SCORM và AICC. o Hỗ trợ các khóa học từ nhà cung cấp thứ 3. o Hỗ trợ các khóa học được phát triển bằng ToolBook, Authorware, Dreamweaver và các công cụ đóng gói khác.

35 34 Chức năng quản lý chương trình giảng dạy: o Hỗ trợ tạo và triển khai các chương trình đào tạo pha trộn, gồm lớp học trực tuyến, đồng bộ, không đồng bộ o Có khả năng thiết lập các điều kiện tiên quyết. o Cho phép tạo và giám sát các kế hoạch học tập. o Cho phép người quản lý khóa học và lớp học thi hành từ xa. o Cung cấp các bản mẫu lập lịch trình khóa học. Chức năng kiểm tra: o Hỗ trợ các dạng câu hỏi sau: nhiều lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống, câu trả lời ngắn o Các câu hỏi kiểm tra có thể chứa hình ảnh, âm thanh hoặc đoạn phim. o Cho phép chọn câu hỏi ngẫu nhiên. o Có phản hồi và chấm điểm. o Câu hỏi có chứa gợi ý cho học sinh. o Có khả năng giới hạn số lần thực hiện một bài kiểm tra. o Cho phép các câu hỏi có số điểm khác nhau. o Cho phép tạo các bài kiểm tra hỗn hợp, gồm các dạng câu hỏi: nhiều lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống o Cho phép kiểm tra đánh giá trước, trong và sau khi tham gia khóa học. o Cho phép giới hạn thời gian thực hiện bài kiểm tra. o Có thể hỗ trợ các dạng bài kiểm tra phức tạp như bài luận. o Kết quả kiểm tra phải được lưu lại trong cơ sở dữ liệu. Tóm lại, LMS cung cấp công cụ để tạo ra một trang web đào tạo trực tuyến và cung cấp sự điều khiển, quản lý sự truy cập của người học, bao gồm một số chức năng sau: Đăng ký: học sinh đăng ký thông qua môi trường website. Quản trị viên và giáo viên cũng quản lý học sinh thông qua môi trường website.

36 35 Lập kế hoạch: lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân. Phân phối: phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi, các tài nguyên khác. Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học sinh và tạo các báo cáo. Trao đổi thông tin: trao đổi thông tin bằng phòng chat trực tuyến, diễn đàn, Kiểm tra: cung cấp bài kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Với các tính năng như trên, LMS cho phép học sinh thảo luận trực tuyến, có cơ hội biểu lộ chính mình, không bị ràng buộc về vấn đề ngôn ngữ; học sinh có thể chủ động về thời gian học tập. 1.6 Hệ thống quản lý học tập Moodle [15], [23] Hiện nay có một số hệ thống quản lý học tập được sử dụng nhiều như Blackboard, WebCT, Sakai, Moodle, LRN trong đó Sakai, Moodle và LRN là phần mềm mã nguồn mở, còn Blackboard và WebCT là phần mềm thương mại. Trong đề tài nghiên cứu này, em lựa chọn Moodle cho việc xây dựng website. Lý do chúng tôi chọn Moodle là vì đây là phần mềm mã nguồn mở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản về chức năng của một LMS điển hình. Hơn nữa, Moodle còn có những đặc tính vượt trội so với một LMS thương mại. Dưới đây là bảng so sánh một số chức năng giữa Moodle và Blackboard. Bảng 1.3. So sánh tính năng của Moodle với Blackboard. Tính năng Blackboard Moodle Upload và chia sẻ tài liệu Có Có Thảo luận trực tuyến (forum) Có Có Sắp xếp thảo luận/sự tham gia Không Có Chat Có Có Tổng quan học sinh Không Có

37 36 Bài thi/khảo sát trực tuyến Có Có Sổ điểm trực tuyến Có Có Nộp tài liệu của học sinh Có Có Nhật ký học sinh Không Có Như vậy, ngoài những đặc tính giống như các hệ thống quản lý học tập thương mại, Moodle có thêm một số đặc tính khác, đồng thời còn có ưu thế là mã nguồn mở. Do đó, khi sử dụng phần mềm Moodle để thiết kế website sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí Moodle là gì? [9],[15],[23] Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle. Được sử dụng tại 199 quốc gia và đã được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ khác nhau, Moodle là mã nguồn mở được đánh giá cao nhất và có một cộng đồng hỗ trợ rộng lớn nhất. Cộng đồng hỗ trợ của Moodle rất tích cực, họ sẵn sàng giúp đỡ các thành viên mới tham gia và thường xuyên đóng góp ý kiến, cũng như tài chính để nâng cao chất lượng phần mềm. Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam Các đặc điểm chính của Moodle [15] Xây dựng trên mã nguồn mở

38 37 Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Phù hợp với nhiều cấp độ và hình thức đào tạo: Từ phổ thông đến đại học, sau đại học. Các đơn vị đào tạo có thể là trường học cho đến các công ty, tập đoàn. Cho phép quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu từ hàng trăm đến hàng vạn học sinh. Tính đơn giản và dễ hiểu cho người sử dụng, dù đó là người quản trị hay học sinh, giáo viên. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình Hướng dẫn cài đặt Moodle cục bộ trên Windows [15],[23] Moodle là một platform hoạt động theo cơ chế của một hệ thống quản lí học tập (LMS Learning Management System). Moodle được viết tắt từ Modular, Object-Oriented, Dynamic Learning Environment, nghĩa là Môi trường học tập theo phân đoạn, hướng đối tượng và năng động. Khi sử dụng chính thức, platform Moodle thường được cài trên mạng, thông qua một máy chủ có tên miền truy cập được trên World Wide Web. Việc cài đặt và quản trị platform này thường do bộ phận quản trị mạng thực hiện. Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình thường ít khi được làm trực tiếp trên mạng, do có nhiều bất tiện và rủi ro. Để làm việc đó, người giáo viên có thể cài đặt một máy chủ (giả lập) trên chính máy tính cá nhân của mình, cho vận hành cục bộ để làm nháp, làm thử. Sau khi đã hoàn tất việc biên soạn trên máy tính cá nhân, giáo viên có thể làm một bản sao, tiếp theo đưa lên trên mạng hồi phục nguyên dạng rồi đưa vào sử dụng. Các bước cài đặt: Bước 1. Tải phần mềm:

39 38 Tập tin cài đặt XAMPP dạng.exe: Gói cài đặt Moodle dạng nén: Bước 2. Cài đặt máy chủ giả lập: Nhấn đúp lên tập tin cài đặt XAMPP và cài đặt theo hướng dẫn của phần mềm. Nên để mọi thông số thiết lập theo mặc định. Khi cài đặt xong, toàn bộ hệ thống máy chủ giả lập sẽ được lưu trong ổ cứng máy tính tại thư mục C:\xampp. Kể từ đó, máy chủ sẽ truy cập được thông qua trình duyệt web (Internet Explorer, Mozilla Firefox,...) tại địa chỉ: hay Bước 3. Tạo cơ sở dữ liệu cho platform Mở máy chủ giả lập bằng biểu tượng XAMPP Control Panel trên màn hình. Bảng điều khiển XAMPP sẽ xuất hiện. Khởi động hai dịch vụ Apache và MySql bằng cách nhấn các nút Start tương ứng. Hoạt động của hai dịch vụ này được báo hiệu bằng chữ Running trên nền màu xanh lá cây. Hình 1.2. Bảng điều khiển XAMPP

40 39 Mở trình duyệt web, truy cập máy chủ giả lập qua địa chỉ Ở cột bên tay trái, chọn công cụ phpmyadmin để tạo cơ sở dữ liệu. Bảng điều khiển của phpmyadmin sẽ xuất hiện. Chọn mục này Hình 1.3. Truy cập máy chủ giả lập tại địa chỉ Trong tab Database, nhập tên cơ sở dữ liệu mà mình muốn tạo vào ô Create new Database, sau đó nhấn nút Create. Lưu ý: tên cơ sở dữ liệu là một trong ba thông tin quan trọng để quản lí cơ sở dữ liệu (nơi lưu toàn bộ thông tin của platform Moodle), cần ghi nhớ cẩn thận. Điền tên database Hình 1.4. Tạo cơ sở dữ liệu moodle

41 40 Với mỗi cơ sở dữ liệu, cần phải có tên truy cập và mật khẩu. Với một website hoạt động trên máy chủ giả lập, chỉ khi sử dụng đúng tên truy cập và mật khẩu thì mới có thể truy xuất (đọc) từ CSDL hay lưu giữ (ghi) thông tin vào CSDL được. Cơ sở dữ liệu mới tạo ra có tên truy cập mặc định là 'root' và mật khẩu để trống. Có thể tạo tên truy cập và mật khẩu khác, song điều này thông thường dễ gây nhầm lẫn với người dùng không nắm rõ cơ chế hoạt động của các website, nên dễ nhất là cứ sử dụng thông tin mặc định. Bước 4. Đưa gói cài đặt mã nguồn Moodle vào phần ổ cứng do máy chủ giả lập quản lý. Gói cài đặt Moodle thường được cung cấp dưới dạng một tập tin nén (.zip). Sau khi tải về, việc đầu tiên là giải nén (unzip) tập tin này. Thao tác thường gặp trên các máy tính là nhấn chuột phải lên tập tin nén, trong thẻ lệnh nhanh của công cụ giải nén (như Winzip, 7-ZIP, WinRAR,...), chọn lệnh Extract here. Tập tin nén sẽ được bung ra thành một thư mục hoàn chỉnh, với tên mặc định là 'moodle'. Chép cẩn thận thư mục 'moodle' này vào phần ổ cứng do máy chủ giả lập quản lí: C:\xampp\htdocs. Bước 5. Cài đặt Moodle phiên bản trên máy chủ giả lập XAMPP Địa chỉ truy cập của platform trên máy chủ giả lập thường là: Phần đuôi sau 'localhost/' chính là tên thư mục website cục bộ đã chép trong thư mục htdocs. Mở trình duyệt Web (Internet Exploer hoặc FireFox hay Chrome ) và gõ địa chỉ để thực hiện các bước cài đặt. a. Chọn ngôn ngữ giao diện Trong màn hình đầu tiên hiện ra là form cho phép chọn ngôn ngữ hiển thị, chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt (Vietnamese) rồi click Tiếp theo.

42 41 Hình 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt Moodle b. Xác nhận các thư mục cài Form này sẽ hiển thị các thư mục hệ thống, có thể để như mặc định rồi click Tiếp theo. Hình 1.6. Cấu hình địa chỉ Moodle_Apache c. Thiết lập về cơ sở dữ liệu

43 42 Form này cho phép đặt tên cơ sở dữ liệu và mật khẩu truy nhập cơ sở dữ liệu, tiền tố cho các tên bảng dữ liệu. Cần nhập mật khẩu vào ô Database password, các mục khác có thể để như mặc định rồi click Tiếp theo. Hình 1.7. Lựa chọn dạng cơ sở dữ liệu d. Xác nhận bản quyền Hình 1.8. Cấu hình cơ sở dữ liệu Click Tiếp theo để tiếp tục cài đặt

44 43 Hình 1.9. Yêu cầu xác nhận bản quyền e. Kiểm tra thông số máy chủ Form này hiển thị các thông số máy chủ mà website đặt tại đó, click Tiếp theo để tiếp tục cài đặt. Hình Kiểm tra thông số máy chủ f. Cài đặt Moodle Quá trình cài đặt được thực hiện trong vài phút, các thông báo hiện ra như hình dưới. Khi kết thúc quá trình này, hãy click nút Tiếp theo.

45 44 Hình Quá trình cài đặt Moodle g. Thiết lập tài khoản người dùng quản trị Trong form này cần nhập các thông tin cần thiết cho tài khoản người dùng quản trị. Các mục chữ đỏ có dấu sao (*) là bắt buộc phải nhập. Sau khi nhập xong click nút Cập nhật hồ sơ để lưu lại. Chú ý: Mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự, bao gồm ít nhất một chữ số, ít nhất một ký tự chữ HOA và một ký tự không thuộc bảng chữ cái, chữ số. Ví dụ, mật khẩu abcde$12 là hợp lệ.

46 45 Hình Thiết lập tài khoản quản trị viên h. Thiết lập trang chủ Nhập các tiêu đề, mô tả cho website rồi click nút Lưu những thay đổi. Hình Thiết lập trang chủ

47 46 i. Hoàn tất Tới đây quá trình cài đặt đã hoàn tất và trang học tập trực tuyến trên nền Moodle sẽ xuất hiện như trong hình dưới đây. Phía trên góc phải màn hình có một ComboBox (hộp kết hợp) với các tùy chọn ngôn ngữ phù hợp với người sử dụng. Tùy thuộc vào chế độ cài đặt của người tạo khóa học mà màn hình chính sẽ thay đổi. Hình Giao diện mặc định của website Khái quát một khóa học Các khóa học là nơi giáo viên cung cấp các tài liệu học tập cho học sinh của mình. Các khóa học được tạo ra bởi các quản trị viên hoặc người quản lý khóa học. Giáo viên có thể thêm hoặc sắp xếp lại nội dung theo nhu cầu riêng của bản thân. Học sinh có thể tham gia học tập bằng cách click vào tên khóa học để ghi danh. Giáo viên cũng có thể ghi danh cho học sinh để định hướng học tập cho các em Những định dạng khóa học Không như một số LMS bắt buộc dùng một định dạng nhất định, Moodle cung cấp một số tùy chọn định dạng cho khóa học, có thể chọn khóa học định dạng theo tuần, theo chủ đề hoặc định dạng theo xã hội.

48 47 Định dạng theo tuần: Khóa học sẽ được tổ chức theo từng tuần, với ngày bắt đầu và kết thúc cụ thể. Moodle sẽ tạo một khu vực học tập cho từng tuần. Giáo viên có thể thêm nội dung, diễn đàn, bài kiểm tra và nhiều hoạt động khác trong các khu vực này. Định dạng theo chủ đề: Khóa học sẽ được tổ chức thành các chủ đề do giáo viên đặt tên. Tương tự như định dạng theo tuần, giáo viên có thể thêm nội dung học tập trong khu vực của từng chủ đề. Định dạng kiểu diễn đàn cộng đồng: Khóa học sẽ được tổ chức dưới dạng một diễn đàn xã hội và sẽ xuất hiện dưới dạng liệt kê trên trang chính. Định dạng này rất thích hợp cho mục đích tổ chức lớp học dưới nhiều hình thức khác nhau. Định dạng theo tiêu chuẩn SCORM: Sharable Content Object Reference Model (viết tắt là SCORM) là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một chương trình e-learning dựa vào website. Định dạng này chỉ có một phần duy nhất, cho phép giáo viên có thể chèn một gói SCORM đã được xây dựng trước. Moodle có thể sử dụng gói SCORM dưới dạng một module hoặc một khóa học Chỉnh sửa nội dung khóa học Khi đã quyết định định dạng cho khóa học và chỉnh sửa các thiết lập của khóa học, bước tiếp theo là thêm nội dung vào khóa học. Cần bật chế độ chỉnh sửa đề thêm tài nguyên và các hoạt động vào khóa học. Hình Giao diện chế độ chỉnh sửa khóa học.

49 48 Để chỉnh sửa phần tóm tắt cho nội dung của mỗi phần của khóa học, click vào biểu tượng ở phía trên góc trái. Một vùng soạn thảo văn bản sẽ xuất hiện, có thể tóm tắt ngắn gọn khoảng một hoặc hai câu cho mỗi phần để tránh làm trang chính quá dài. Bên cạnh mỗi hoạt động hoặc tài nguyên trong từng phần cũng sẽ xuất hiện một số biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng được trình bày ở bảng 1.3 dưới đây. Bảng 1.3. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa. Biểu tượng Ý nghĩa Click đúp vào biểu tượng này, sau đó di chuyển chuột để thay đổi vị trí của từng khu vực/hoạt động trong khóa học (lên hoặc xuống trong những vùng tương ứng của chúng). Dùng để ẩn/hiện các hoạt động hoặc khu vực học tập. Nếu muốn giữ một hoạt động hoặc khu vực trong khóa học nhưng không muốn cho học sinh thấy, có thể sử dụng tùy chọn này. Dùng để di chuyển các hoạt động/tài nguyên sang phải hoặc trái. Xóa khu vực hoặc hoạt động/tài nguyên trong khóa học. Cập nhật nội dung hoạt động hoặc tài nguyên trong khóa học. Chỉ định vai trò của giáo viên và học sinh đối với hoạt động/tài nguyên trong khóa học. Những biểu tượng này được sử dụng xuyên suốt Moodle để tùy biến giao diện theo nhu cầu của giáo viên hoặc quản trị viên. Để đưa nội dung học tập vào khóa học, cần sử dụng menu Thêm một tài nguyên và Thêm một hoạt động.

50 49 Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng Moodle để thiết kế website hỗ trợ cho quá trình dạy và học chương Hidrocacbon thơm Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa hidrocacbon, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Ngày nay, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam những thách thức mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trở thành vấn đề sống còn đối với nước ta nói riêng và với mọi quốc gia trên thế giới nói chung. Trong quá trình học của học sinh, tự học chiếm một vai trò khá quan trọng, tuy nhiên việc tự học của học sinh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Moodle là một trong những hệ thống quản lý khóa học khá phổ biến hiện nay. Với những chức năng hơn hẳn một số hệ thống quản lý khóa học có tính phí khác, việc ứng dụng Moodle để thiết kế website hỗ trợ quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh sẽ đem lại những kết quả khả quan.

51 50 Chương 2 ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON LỚP 11 CƠ BẢN 2.1 Tìm hiểu về chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Lớp 11 cơ bản Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Lớp 11 cơ bản HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON Benzen và đồng đẳng Một số hidrocacbon thơm khác Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa về Hidrocacbon Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo Tính chất vật lý Stiren Naphtalen Dầu mỏ Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu Hệ thống hóa về hidrocacbon Sự chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon Tính chất Hóa học Than mỏ Hình 2.1. Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon.

52 Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon. Tên bài Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt được BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG Kiến thức: Biết được : Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzen. Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen ; Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh. Kĩ năng: Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng. Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp MỘT SỐ HIDROCACBON Kiến thức:

53 52 THƠM KHÁC Biết được : Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của stiren (tính chất của hiđrocacbon thơm; tính chất của hiđrocacbon không no : Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh). Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của naphtalen (tính chất của hiđrocacbon thơm : phản ứng thế, cộng). Kĩ năng: Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được tính chất hoá học của stiren và naphtalen. Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của stiren và naphtalen. Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học. Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp. NGUỒN HIDROCACBON Kiến thức: THIÊN NHIÊN Biết được : Thành phần, phương pháp khai thác, ứng dụng của khí thiên nhiên. Thành phần, phương pháp khai thác, cách chưng cất, crăckinh và rifominh ; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ. Thành phần, cách chế biến, ứng dụng của

54 53 HỆ THỐNG HÓA HIDROCACBON than mỏ. Kĩ năng: Đọc, tóm tắt được thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi. Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam. Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ trong đời sống. Kiến thức: Biết được: Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng. Kĩ năng: Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon. Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất. Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên Các nguyên tắc sư phạm và phương pháp dạy học được sử dụng trong giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon [12] Các nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo khi giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon

55 54 Khi nghiên cứu các chất hữu cơ không nên tách biệt chúng với các chất vô cơ, tách biệt hóa hữu cơ và vô cơ. Khi nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cần chú trọng vận dụng kiến thức lý thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ để làm tăng khả năng giải thích, dự đoán lý thuyết, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, tư duy của học sinh. Cần chú trọng rèn luyện thường xuyên kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học trong quá trình nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể. Cần tăng cường sử dụng mô hình, tranh vẽ, các phần mềm tin học nhằm mô tả đầy đủ, đúng đắn cấu trúc phân tử các chất hữu cơ, giúp học sinh quan sát, hiểu đúng được đặc điểm cấu tạo phân tử, sự phân bố trong không gian của các nguyên tử trong phân tử. Khi hình thành khái niệm mới cần chú trọng liên hệ, củng cố, phát triển các kiến thức có liên quan trong quá trình nghiên cứu các loại chất hữu cơ. Cần chú ý thực hiện kết hợp các nhiệm vụ dạy học hóa học một cách hợp lý. Chú trọng phát triển tư duy, năng lực nhận thức, năng lực hành động và hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh trong sự kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ trí dục, truyền thụ kiến thức, kỹ năng hóa học thông qua việc tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh Các phương pháp dạy học được sử dụng trong giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Phương pháp trực quan. o Tính chất các hợp chất hữu cơ có quan hệ chặt chẽ với thành phần và cấu trúc phân tử của chúng nên giáo viên cần sử dụng các mô hình, tranh vẽ, sơ đồ, biểu đồ để giúp cho học sinh có biểu tượng đúng đắn về cấu trúc phân tử của chất, hiện tượng,

56 55 quá trình và dùng chúng làm cơ sở cho các hoạt động nhân thức, tư duy, phân tích, dự đoán lý thuyết. o Việc sử dụng mô hình, tranh vẽ, sơ đồ, biểu đồ được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu. Giáo viên sử dụng phương tiện trực quan là nguồn kiến thức để học sinh quan sát, tìm tòi, khám phá thu nhận kiến thức. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mô hình, tranh vẽ, sơ đồ và cho nhận xét, làm rõ nội dung của sơ đồ, tìm ra các quy luật được khái quát trong sơ đồ, mô ta cấu trúc phân tử các chất và đưa ra dự đoán khoa học. Các nhiệm vụ quan sát, làm việc với các phương tiện trực quan được giáo viên cấu trúc thành các câu hỏi, bài tập nhận thức cụ thể để định hướng hoạt động tư duy cho học sinh. Với sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên, học sinh quan sát phương tiện trực quan, tự tìm tòi, khám phá nội dung kiến thức cần tìm kiếm. o Giáo viên có thể dùng các phần mềm dạy học mô tả cấu trúc phân tử các chất, cơ chế phản ứng hóa học, mô phỏng quá trình diễn biến phản ứng hóa học hữu cơ, quy trình sản xuất, tổng hợp hữu cơ và yêu cầu học sinh nhận xét, tự rút ra kết luận. Cần hạn chế sử dụng phương tiện trực quan theo phương pháp minh họa. Phương pháp dạy học nêu vấn đề. o Dạy học nêu vấn đề là một phương pháp dạy học phức hợp, mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề, đồng thời, là người tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, tích cực chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học. o Giáo viên có thể xây dựng tình huống có vấn đề trong quá trình giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon theo các kiểu sau:

57 56 Tình huống lựa chọn: mâu thuẫn xuất hiện khi ta đứng trước một sự lựa chọn rất khó khăn, vừa éo le, vừa oái oăm giữa 2 hay nhiều phương án giải quyết. Ví dụ: Chỉ dùng một thuốc thử, hãy phân biệt các hóa chất sau: stiren, benzen và toluen. Tính huống tại sao (nhân quả): tìm kiếm nguyên nhân của một kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, động cơ của một hành động. Ví dụ: Tại sao khi benzen cháy trong không khi lại sinh ra nhiều muội than? o Các phương pháp dạy học như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm theo kiểu nêu vấn đề có tác dụng tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo, mang lại sự hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. Phương pháp đàm thoại tìm tòi. o Khi sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon, giáo viên có thể cấu trúc hệ thống câu hỏi theo logic diễn dịch hoặc quy nạp. Với các bài dạy về chất hữu cơ, hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo logic diễn dịch phù hợp với logic trình bày của nội dung bài học. Cụ thể là: Phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử (dạng liên kết, đặc điểm liên kết). Từ đặc điểm cấu trúc phân tử dự đoán tính chất đặc trưng của chất. Dùng thí nghiệm hoặc các dữ kiện thực nghiệm để xác định tính đúng đắn của sự dư đoán lý thuyết. Nhận xét, kết luận về tính chất của chất. Vận dụng kiến thức thu nhận được.

58 57 Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi có các mức độ nhận thức khác nhau và sắp xếp theo logic trên. Hoạt động độc lập của học sinh trong giờ học. o Với các nội dung học tập không quá khó đối với hoạt động nhận thức học tập của học sinh hoặc các nội dung mang tính chất thống kê, trình bày các sự kiện, ta có thể tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập theo nhóm hoặc cá nhân như: quan sát biểu bảng, sơ đồ, đồ thị, nhận xét tìm quy luật, đọc sách, tài liệu học tập, tiến hành thí nghiệm, lập bảng tổng kết kiến thức Khi yêu cầu học sinh tiến hành các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm cần đặt ra các yêu cầu cụ thể và tăng dần các mức độ nhận thức từ thấp đến cao cho các hoạt động. Khi cho học sinh đọc tài liệu, cần đặt ra các yêu cầu: Đọc tài liệu và tóm tắt nội dung chính (mô tả bằng lời hoặc bằng sơ đồ, mô hình). Đọc tài liệu trả lời câu hỏi, tìm các dẫn chứng minh họa cho nội dung kết luận trong tài liệu. Đọc tài liệu, thảo luận nhóm, nêu nhận xét, đánh giá đưa ra những ý tưởng của mình. Phân tích số liệu thực nghiệm, bảng thống kê, nhận xét, rút ra quy luật biến đổi của các tham số. o Hoạt động của học sinh rất đa dạng tùy theo nội dung, mục đích dạy học mà giáo viên lựa chọn hình thức hoạt động cho phù hợp. 2.2 Nguyên tắc thiết kế website hỗ trợ hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Xác định mục đích của việc thiết kế website là nhằm hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh, do đó việc tăng tính hứng thú và hiệu quả trong học tập là các yếu tố quan trọng mà website cần đạt được. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất.

59 58 Website được thiết kế và xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: Về nội dung Mục đích của website là hỗ trợ học sinh tự học chương chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Lớp 11 cơ bản thông qua các bài tập tình huống, do đó, nội dung của website phải đảm bảo các yêu cầu sau: Hệ thống bài tập phải bám sát với chương trình học hóa học lớp 11 cơ bản. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác và phù hợp với trình độ của học sinh. Tăng cường sử dụng các dạng bài tập yêu cầu học sinh phải tư duy để giải quyết vấn đề. Đối với những bài tập về kiến thức thực tế, cần phải chắc chắn rằng học sinh có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin liên quan khi tìm kiếm trên mạng Internet. Đối tượng chính là học sinh lớp 11 nên từ ngữ sử dụng trong website phải dễ hiều, đúng thuật ngữ hóa học. Phải cập nhật những thuật ngữ và danh pháp trong sách giáo khoa mới nhất để đảm bảo tính thống nhất, không thể có 2 cách dùng từ trong một khái niệm, định nghĩa. Từ ngữ không quá hàn lâm, khoa học, tránh dùng từ địa phương, các từ đa nghĩa hoặc tối nghĩa Về hình thức Đây là yếu tố đầu tiên tác động vào thị giác nên việc thiết kế hình thức website hấp dẫn sẽ tạo được sự thích thú, lôi cuốn học sinh muốn tìm hiểu nội dung học tập. Do đó, việc thiết kế hình thức phải đảm bảo các yêu cầu sau: o Giao diện phải đẹp mắt, hấp dẫn, thân thiện. Bố cục phải hợp lý, thống nhất giữa các trang có nội dung tương tự nhau nhằm tạo sự thuận lợi khi sử dụng.

60 59 o Màu sắc phải hài hòa, phù hợp với những nội dung khác nhau. Tránh sử dụng quá nhiều màu sắc, sẽ làm cho website trở nên lòe loẹt và phản cảm. Giữa màu nền và màu chữ phải phù hợp, dễ nhìn, không dùng những màu tương phản nhau. o Hình ảnh phải phù hợp, sinh động, khoa học, phản ánh được bản chất của sự vật, hiện tượng. Tránh sử dụng quá nhiều sẽ làm loãng nội dung của kiến thức và làm chậm tốc độ truy cập, do đó nên sử dụng hình ảnh như một phương tiện để minh họa và làm sinh động cho nội dung kiến thức. o Nên sử dụng các font chữ của bảng mã Unicode như Times New Roman, Arial, Tahoma để tránh gặp hiện tượng lỗi font khi hiển thị trên website. o Đọc lại nội dung văn bản soạn thảo thật kỹ để kiểm tra lỗi sai chính tả Về tính năng Đối tượng chính là học sinh lớp 11 cấp Trung học phổ thông nên trình độ tin học có thể còn hạn chế, không đồng đều giữa các khu vực thành thị và vùng ven, do đó, website cần phải được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng, không yêu cầu cao về trình độ tin học. Đồng thời cũng không đòi hỏi cao về cấu hình máy tính. Dễ upload tài liệu khi cần thiết, hạn chế tối đa thời gian download. Nếu thời gian tải tài liệu quá lâu sẽ làm nản lòng người sử dụng. Hạn chế đưa vào website những hình ảnh, đoạn phim có dung lượng lớn vì sẽ cần nhiều thời gian để download những thành phần đó. Những hình ảnh đưa vào website nên chuyển sang những định dạng quen thuộc, phổ biến như.jpg,.jepg; còn đoạn phim nên chuyển về định dạng.mp4,.flv,.wmv.

61 Quy trình thiết kế website Căn cứ vào mục tiêu và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là quy trình thiết kế website hỗ trợ tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon bằng mã nguồn mở Moodle: Định hướng việc thiết kế website Xác định mục đích của website: website là công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học của giáo viên và học sinh, không có tác dụng thay thế hoàn toàn cho quá trình dạy học trên lớp. Xác định đối tượng sử dụng website: Giáo viên hóa học và học sinh lớp 11 cơ bản của các trường Trung học phổ thông. Xác định nguồn tài nguyên cần thiết để xây dựng nội dung website: sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu sưu tầm có liên quan như tranh ảnh, đoạn phim thí nghiệm Xác định phiên bản Moodle thích hợp để thiết kế website. Trong đề tài này, tôi sử dụng phiên bản Moodle 2.0 để thiết kế website. Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất trong quy trình thiết kế website, được xem là kim chỉ nam cho các công việc tiếp theo. Việc xác định đúng hướng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thiết kế website Thiết kế nội dung website Căn cứ vào định hướng và mục tiêu đã xác định ở trên, chúng tôi đã tiến hành thiết kế nội dung website như sau: Thiết kế các nội dung: o Thiết kế 4 đoạn phim ngắn giới thiệu website và 3 bài thuộc chương Hidrocacbon thơm Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa hidrocacbon. o Biên soạn hệ thống bài tập cho mỗi bài dựa trên nội dung sách giao khoa, kết hợp với nguồn tài liệu sưu tầm. o Biên soạn phần Hướng dẫn sử dụng website và một số nội dung có liên quan.

62 61 o Chỉnh sửa một số đoạn phim thí nghiệm sưu tầm để phù hợp với nội dung bài tập của website. Hệ thống bài tập được thiết kế với chức năng cho phép các em có thể sửa lại nội dung bài tập đã nộp, nhằm mục đích giúp học sinh có thể tự học để chuẩn bị bài mới và củng cố lại kiến thức sau khi đã được học trên lớp Hoàn thiện và giới thiệu địa chỉ trang web Điều tra việc sử dụng Internet hỗ trợ quá trình học của học sinh, từ đó kết hợp với nhận xét của Giáo viên hướng dẫn để chỉnh sửa lại nội dung website cho phù hợp với nhóm Thực nghiệm. Hoàn thiện website và đưa vào sử dụng. Giới thiệu địa chỉ website, cung cấp tài khoản cho học sinh nhóm thực nghiệm và giáo viên cần tham khảo ý kiến. 2.4 Giới thiệu tổng quan về website Website Hello Hóa học được xây dựng bằng Moodle, vì vậy những thiết lập mặc định trong lúc cài đặt Moodle sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của website. Tổng quan về cách cài đặt và các thiết lập đã được đề cập ở chương I. Trong quá trình xây dựng website có thể chỉnh sửa các thiết lập để phù hợp với yêu cầu của website. Website Hello Hóa học được xây dựng với trang chủ như sau: Bố cục trang chủ gồm có 2 phần: Phần trung tâm gồm các mục: o Đoạn phim ngắn giới thiệu về website Hello Hóa học. o Phần tin tức chung giúp học sinh có thể nắm được những thông báo của giáo viên về việc sử dụng website để hỗ trợ cho việc học. Phần còn lại bao gồm các module sau: o Module Đăng nhập: học sinh phải đăng nhập vào website để có thể tham gia học tập tại đây.

63 62 o Module Khóa học: Danh sách khóa học học sinh đã tham gia. o Module Tin tức mới nhất: nêu tóm tắt những nội dung có trong phần Tin tức chung. o Module Lịch học: giúp học sinh dễ theo dõi những sự kiện sẽ xảy ra trong khóa học. o Module Người dùng đang đăng nhập: module này giúp giáo viên và học sinh nắm được danh sách thành viên đang đăng nhập. Thanh Menu nằm ngang gồm các đường dẫn liên kết sau: o Trang chủ: Đến hoặc quay về trang chủ từ các trang con của website. o Danh sách khóa học: học sinh có thể theo dõi các khóa học có trên website bằng cách click vào mục này. o Hỗ trợ và liên hệ: mục này gồm có 3 mục nhỏ giúp học sinh có thể dễ dàng theo dõi được phần hướng dẫn sử dụng từ bất kì trang con nào của website mà không cần vào mục Tin tức chung. Hướng dẫn sử dụng website Hướng dẫn đăng nhập. Liên hệ. o Liên kết nhanh: gồm các đường dẫn đến các mục sau: Xem điểm. Sửa hồ sơ cá nhân. Thay đổi mật khẩu. Quên mật khẩu

64 63 Hình 2.2. Giao diện của website Hello Hóa học khi chưa đăng nhập. Sau khi học sinh đăng nhập vào website, phần nội dung Module Khóa học và Lịch học sẽ có hiển thị những nội dung như hình dưới đây:

65 64 Hình 2.3. Giao diện website khi đăng nhập với vai trò học sinh. Website được thiết kế nhằm hỗ trợ quá trình tự học chương Hidrocacbon thơm Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa hidrocacbon lớp 11 cơ bản, với mục đích trên, website được xây dựng với 3 khóa học chính:

66 Nội dung website Hình 2.4. Danh sách khóa học của website Bài 35: Benzen và đồng đẳng Hình 2.5. Giao diện Bài Benzen và đồng đẳng Một số hidrocacbon thơm khác.

67 66 Đây là bài duy nhất trong chương Hidrocacbon thơm Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa hidrocacbon nghiên cứu về chất hữu cơ mới. Bài học này được thiết kế theo định dạng chủ đề, gồm 2 chủ đề lớn, ứng với 2 mục lớn trong Sách giáo khoa: Benzen và đồng đẳng và Một số hidrocacbon thơm khác. Cấu trúc bài học Benzen và đồng đẳng và Một số hidrocacbon thơm khác trên website như sau: Bài tập 1: Benzen cháy trong không khí Benzen và đồng đẳng Bài tập 2: Hai chất lỏng kì lạ Tổng quan các chủ đề Bài tập 3: Thử tài của bạn Bài tập 4: Giải trí chút nào! Một số hidrocacbon thơm khác Bài tập 5: Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa Hình 2.6. Cấu trúc bài học Benzen và đồng đẳng và Một số hidrocacbon thơm khác trên website. Bài tập 6: Băng phiến đã biến đi đâu?

68 Bài tập 1: Benzen cháy trong không khí Hình 2.7. Nội dung bài tập Benzen cháy trong không khí Mục đích của bài tập: Giới thiệu 2 đoạn phim nói về thí nghiệm cháy của etilen và benzen. Rèn luyện kĩ năng quan sát và nêu nhận xét hiện tượng thí nghiệm cho học sinh. Củng cố lại kiến thức của các em về phần Tính chất hóa học của Anken.

69 68 Từ hai thí nghiệm trên, học sinh sẽ nhận thấy có sự mâu thuẫn: mặc dù sản phẩm sinh ra ở hai phản ứng chỉ có khí CO 2 và H 2 O, nhưng benzen cháy có sinh ra muội than còn etilen thì không. Để trả lời câu hỏi trên, học sinh phải nghiên cứu tính chất hóa học của benzen, cụ thể là phần Phản ứng oxi hóa hoàn toàn. Sau khi giải thích được lý do benzen cháy trong không khí sinh nhiều muội than, học sinh sẽ biết được những kiến thức sau: o Hidrocacbon thơm, cụ thể là benzen, có thể tham gia phản ứng cháy, sản phẩm tạo thành là CO 2 và H 2 O. o Benzen cháy trong không khí sinh nhiều muội than là do lượng oxi trong không khí không đủ để cung cấp cho phản ứng cháy diễn ra hoàn toàn Bài tập 2: Hai chất lỏng kì lạ Hình 2.8. Nội dung bài tập Hai chất lỏng bí ẩn. Mục đích của bài tập: Tạo tình huống để học sinh nghiên cứu phần Tính chất hóa học Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của hidrocacbon thơm. Học sinh biết được sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của benzen và toluen.

70 69 Bài tập giúp học sinh biết được cách phân biệt benzen và toluen trong thực tế. Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học cho học sinh Bài tập 3: Thử tài của bạn Hình 2.9. Giao diện diễn đàn Thử tài của bạn. Bài tập này được thiết kế dưới dạng Diễn đàn Hỏi đáp. Học sinh sẽ tham gia gửi câu trả lời của mình lên diễn đàn để trao đổi kiến thức với các bạn trong lớp. Bài tập gồm 2 câu hỏi nhỏ với nội dung như sau: Câu 1: Trang trí nhà cửa Hãy cẩn thận! Hình Nội dung diễn đàn con Trang trí nhà cửa Hãy cẩn thận!.

71 70 Mục đích của bài tập: Từ việc tìm hiểu các thành phần của sơn, học sinh có thể biết được benzen cũng có mặt trong sơn, chính hợp chất này đã khiến cho người sử dụng bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Bài tập nêu ra một tình huống trong đời sống hàng ngày, cung cấp thêm kiến thức thực tế cho học sinh thông qua việc nêu biện pháp phòng tránh ngộ độc khi trang trí nhà cửa. Câu 2: Benzen có lợi hay có hại? Hình Nội dung diễn đàn con Benzen có lợi hay có hại? Mục đích của bài tập: Để hoàn thành bài tập này, học sinh sẽ phải tìm hiểu những ứng dụng của benzen đối với đời sống và sản xuất, cũng như ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của con người và môi trường sống. Việc nêu lên suy nghĩ của bản thân sẽ giúp học sinh phát huy khả năng tư duy và nhìn nhận sự vật hiện tượng từ nhiều khía cạnh Bài tập 4: Giải trí chút nào!

72 71 Hình Nội dung bài tập Giải trí chút nào! Mục đích của bài tập: Bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi Ô chữ kì diệu, giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn sau khi đã hoàn thành các bài tập phía trên. Những câu hỏi gợi ý không chỉ giúp học sinh ôn lại những kiến thức hóa học mà còn liên quan đến một số bộ môn như vật lý, toán học Với việc tìm ra từ khóa là naphtalen, học sinh có thể nắm được 1 số đặc điểm liên quan đến hợp chất này thông qua 9 từ gợi ý hàng ngang Bài tập 5: Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa

73 72 Hình Nội dung bài tập Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa. Mục đích của bài tập: Giới thiệu một ứng dụng của hidrocacbon thơm: Sản xuất nhựa, ở đây, cụ thể là nhựa polystiren. Đây là một bài tập khá thú vị bởi nó cung cấp những thông tin khá gần gũi trong đời sống hàng ngày. Với thông tin tìm hiểu được, học sinh sẽ dễ dàng nhận biết được các loại nhựa được sử dụng trong cuộc sống. Không chỉ có thế, bài tập còn có mục đích giáo dục về việc bảo vệ môi trường sống cho học sinh.

74 Bài tập 6: Băng phiến đã biến đi đâu? Hình Nội dung bài tập Băng phiến đã biến đi đâu? Mục đích của bài tập: Băng phiến hay còn được gọi là long não được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên, không phải ai cũng biết thành phần chính của băng phiến là naphtalen. Bài tập này cung cấp cho học sinh những thông tin khá thú vị về loại hợp chất này: naphtalen có khả năng thăng hoa. Đồng thời, cũng giới thiệu một ứng dụng của hidrocacbon thơm trong đời sống hàng ngày: naphtalen có tác dụng đối với việc bảo quản đồ dùng gia đình như quần áo, sách vở

75 Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Đây là bài học có liên quan đến nội dung sản xuất hóa học, tuy nhiên đã được giảm tải trong chương trình học. Do đó, nội dung bài tập trong phần này khá ngắn gọn, với mục đích cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về Dầu mỏ. Hình Giao diện bài Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. Cấu trúc bài Nguồn hidrocacbon thiên nhiên như sau: Tổng quan các chủ đề Bài tập 1: Dầu mỏ được hình thành như thế nào? Bài tập 2: Dàn khoan dầu khí ngoài khơi hoạt động như thế nào? Bài tập 3: Quy trình chế hóa dầu mỏ Hình Cấu trúc bài Nguồn hidrocacbon thiên nhiên.

76 Bài tập 1: Dầu mỏ được hình thành như thế nào? Hình Nội dung bài tập Dầu mỏ được hình thành như thế nào? Mục đích của bài tập: Giới thiệu 1 số tính chất vật lý và ứng dựng của dầu mỏ trong đời sống hàng ngày. Thông qua việc trả lời những câu hỏi trong bài tập, học sinh có thể biết được những kiến thức sau đâu: o Những thuyết giả định về quá trình hình thành dầu mỏ như thuyết sinh vật học, thuyết vô cơ o Thành phần của dầu mỏ bao gồm nhiều loại hidrocacbon khác nhau và một lượng nhỏ tạp chất như lưu huỳnh Bài tập 2: Dàn khoan dầu khí ngoài khơi hoạt động như thế nào? Mục đích của bài tập: Giúp học sinh có thêm kiến thức về quá trình thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa.

77 76 Học sinh có thể tự giải đáp của bản thân về việc hoạt động của các giàn khoan dầu khí. Tạo hứng thú về ngành công nghiệp hóa dầu đang phát triển ngày càng nhanh chóng ở nước ta. Hình Nội dung bài tập Giàn khoan dầu khí ngoài khơi hoạt động ra sao? Bài tập 3: Quy trình chế hóa dầu mỏ Mục đích của bài tập: Những hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa thường ít được học sinh quan tâm, bằng việc che đi các phần thông tin, từ một hình vẽ kém thú vị, nó đã trở thành một bài tập thu hút được sự quan tâm của học sinh. Đây là một bài tập khá đơn giản, nhưng sau khi hoàn thành, học sinh sẽ có được một cái nhìn khá tổng quát về quá trình chế hóa dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ.

78 77 Hình Nội dung bài tập Quy trình chế hóa dầu mỏ Bài 38: Hệ thống hóa hidrocacbon Đây là bài học có tính chất ôn tập và hệ thống kiến thức, do đó, những bài tập được sử dụng trong phần này đa số được xây dựng dưới dạng những trò chơi đơn giản kèm theo một số câu hỏi nhỏ. Hình Giao diện bài Hệ thống hóa hidrocacbon.

79 Bài tập 1: Cùng chơi trốn tìm với các hợp chất hữu cơ nào! Hình Nội dung bài tập Cùng chơi trốn tìm với hợp chất hữu cơ nào! Mục đích của bài tập: Thông qua trò chơi Tìm từ, học sinh sẽ có được những giây phút thư giãn, chuẩn bị cho những bài tập còn lại trong nội dung bài Hệ thống hóa hidrocacbon. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thành lập sơ đồ điều chế và viết phương trình hóa học. Ôn lại những kiến thức liên quan đến axetilen và benzen: o Phương pháp điều chế axetilen từ metan.

80 79 o Phương pháp điều chế benzen từ axetilen. o Tính chất hóa học của benzen: có thể tham gia phản ứng cộng với benzen, khi có mặt bột sắt Bài tập 2: Vừa học vừa chơi Vừa chơi vừa học Mục đích của bài tập: Bài tập được xây dựng dựa trên trò chơi Đuổi hình bắt chữ. Bằng việc xâu chuỗi những hình vẽ, học sinh sẽ tìm ra hợp chất hữu cơ có liên quan. Học sinh sẽ phải vận dụng tất cả những kiến thức đã học về các hợp chất hidrocacbon để có thể hoàn thành bài tập này. Ôn lại cho học sinh những kiến thức: o Công thức cấu tạo và tính chất hóa học của metan. o Tính chất hóa học và ứng dụng của etilen trong đời sống hàng ngày. o Lịch sử phát hiện công thức cấu tạo của benzen. o Tính chất hóa học, phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen trong đời sống hàng ngày. Nội dung bài tập: Hình Nội dung bài tập Vừa học vừa chơi Vừa chơi vừa học.

81 80 Hình Nội dung đoạn phim bài tập Vừa học vừa chơi Vừa chơi vừa học Bài tập 3: Giúp bạn học tốt Nội dung bài tập: Trong giờ học, do mải mê nói chuyện nên Bích đã không tập trung chép bài. Kết quả là phần ôn tập chương Hidrocacbon có rất nhiều lỗi sai. Em hãy tìm những lỗi sai hoặc thiếu sót trong bài của Bích và sửa lại cho đúng nhé.

82 81 Mục đích của bài tập: Giúp học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản của Hidrocacbon. Nhắc nhở những lỗi sai mà học sinh thường nhầm lẫn thông qua những lỗi sai trong bài tập. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh Bài tập 4: PVC được điều chế từ đâu? Hình Nội dung bài tập PVC được điều chế từ đâu?

83 82 Mục đích của bài tập: Giới thiệu quy trình sản xuất nhựa PVC trong công nghiệp. Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng của học sinh, cụ thể là phương trình trùng hợp PVC. Ôn tập lại những nội dung sau: o Phương pháp điều chế axetilen trong công nghiệp. o Phương pháp điều chế axit clohidric trong công nghiệp. o Tính chất hóa học của axetilen: có khả năng tham gia phản ứng cộng với axit clohidric theo tỉ lệ 1:1 khi có mặt xúc tác HgCl 2, ở điều kiện nhiệt độ cao. 2.6 Ứng dụng website Hello Hóa học để hỗ trợ quá trình dạy học chương Hidrocacbon thơm Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa hidrocacbon của giáo viên và học sinh lớp 11 cơ bản Website Hello Hóa học được thiết kế để giúp học sinh có thể học tập theo 2 mục đích sau: Học với website trước khi học bài mới: Để chuẩn bị bài trước khi đến lớp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trên website theo suy nghĩ và hiểu biết của các em. Học sinh khi tham gia học tập trên website có bất cứ thắc mắc gì có thế trao đổi với giáo viên hoặc các bạn trong lớp để làm sáng tỏ vấn đề. Điều này sẽ giúp học sinh hình thành các khái niệm mới dễ dàng hơn khi học bài trên lớp. Học với website sau khi học xong bài mới: Với mục đích củng cố lại kiến thức đã học tại lớp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoàn chỉnh lại nội dung bài tập của mình. Điều này, giúp các em có thể nhận ra những lỗi mắc phải trong bài tập và tự chỉnh sửa theo kiến thức được giáo viên cung cấp trên lớp. Việc được thực hiện các bài tập một cách thoải mái, không bị áp lực quá nhiều về thời gian, kết hợp với việc được trao đổi, giải đáp thắc mắc trực tiếp với giáo viên sẽ giúp học sinh nhớ được kiến thức lâu hơn so với việc chỉ học trên lớp.

84 83 Dưới đây là Giáo án giảng dạy hai bài 35 và 38 thuộc chương Hidrocacbon thơm Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa Hidrocacbon, có kết hợp một số bài tập của website Hello Hóa học Giáo án bài Benzen và đồng đẳng Một số hidrocacbon thơm khác TIẾT 1: BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ: o Học sinh 1: Hãy nhận biết các hợp chất sau: propan, propen, propin. Đáp án: Dùng dung dịch AgNO 3 /NH 3 để nhận biết propin (kết tủa vàng). Dùng dung dịch Br 2 để nhận biết propen (mất màu dung dịch). (Viết phương trình phản ứng nhận biết). o Học sinh 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankin có công thức phân tử C 5 H 8. Đáp án: Có 3 đồng phân ankin có công thức C 5 H 8. CH C CH 3 CH 2 CH 3 CH C CH(CH 3 ) CH 3 CH 3 C C CH 2 CH 3 3. Tiến hành bài dạy Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng - Viết công thức cấu tạo của benzen và toluen lên bảng. - Yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm chung, từ đó rút ra khái niệm về Dãy đồng đẳng của benzen. Hoạt động 1: Dãy đồng đẳng benzen - Đặc điểm chung: trong công thức cấu tạo đều chứa 1 vòng benzen. Dãy đổng đẳng của I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp 1. Dãy đồng đẳng ankin - Dãy đổng đẳng của benzen gồm hidrocacbon

85 84 - Giáo viên bổ sung và kết luận: Dãy đổng đẳng của benzen gồm hidrocacbon trong phân tử có chứa 1 vòng benzen. CTC: C n H 2n-6 (n 6). - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các loại đồng phân của ankin. Từ đó, gợi ý để học sinh nêu các loại đồng phân của hidrocacbon thơm. - Giáo viên lưu ý học sinh: o 2 hidrocacbon thơm đầu dãy không có đồng phân. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết công thức cấu tạo của các hidrocacbon thơm có công thức C 8 H 10. benzen gồm những hidrocacbon trong phân tử có chứa 1 vòng benzen. Hoạt động 2: Đồng phân - Ankin có các loại đồng phân sau: o Đồng phân cấu tạo: đồng phân vị trí liên kết ba và đồng phân mạch cacbon. Hidrocacbon thơm có đồng phân: đồng phân về vị trí tương đối của các nhóm ankyl xung quanh vòng benzen và về cấu tạo mạch C của mạch nhánh. - Các ankin có công thức C 8 H 10 : trong phân tử có chứa 1 vòng benzen. - Công thức chung là C n H 2n-6 (n 6). 2. Đồng phân Hidrocacbon thơm có đồng phân: đồng phân về vị trí tương đối của các nhóm ankyl xung quanh vòng benzen và về cấu tạo mạch C của mạch nhánh. CH 2 CH 3 CH 3 C H 3 CH 3 CH 3 CH 3 CH 3 Hoạt động 3: Danh pháp

86 85 - Giáo viên giới thiệu quy tắc gọi tên thay thế của các hidrocacbon thơm và yêu cầu học sinh gọi tên thông thường của các hidrocacbon thơm có công thức C 8 H Tên thay thế = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + benzen. - Giáo viên giới thiệu cách đánh số và đọc tên thông thường của các hidrocacbon thơm có công thức C 8 H Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu và trình bày về cấu tạo của phân tử benzen. - Giáo viên giới thiệu phần tư liệu cuối bài để học sinh tham khảo. - Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, từ thông tin bảng 7.1 rút ra nhận xét về: - Trạng thái - Sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng. - Tên thay thế của các hidrocacbon thơm có công thức C 8 H 10 : CH 2 CH 3 ethylbenzene CH 3 C H 3 CH 3 o-dimetylbenzen p-dimetylbenzen 1,2-dimetylbenzen 1,4-dimetylbenzen CH 3 CH 3 CH 3 m-dimetylbenzen 1,3-dimetylbenzen Hoạt động 4: Cấu tạo - Benzen có cấu trúc phẳng, hình lục giác đều. 6 nguyên tử C và H đều nằm trên cùng 1 mặt phẳng. Hoạt động 5: Tính chất vật lý - Học sinh thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên: - Trạng thái: Các hidrocacbon thơm đều là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường. - Nhiệt độ sôi, nóng chảy tăng theo chiều tăng của phân tử 3. Danh pháp Tên thay thế - Tên thay thế = số chỉ vị trí + tên nhánh + benzen. II. Tính chất vật lý - Các hidrocacbon thơm đều là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường. - t o s, t o nc dần theo chiều tăng phân tử

87 86 - Tính tan. khối. - Giáo viên yêu cầu học sinh - Hidrocacbon thơm lỏng nhẹ dự đoán hiện tượng khi cho hơn nước và không tan trong benzen vào nước. nước. - Khi cho benzen vào nước sẽ xuất hiện mặt phân cách, benzen ở trên, nước ở dưới. Hoạt động 6: Tính chất hóa học - Giáo viên hướng dẫn học sinh - Các hidrocacbon thơm có 2 phân tích cấu tạo của trung tâm phản ứng: nhân hidrocacbon thơm, từ đó suy thơm và nhánh ankyl. ra tính chất hóa học chung. Khả năng phản ứng - Giáo viên chia lớp thành 8 của ankylbenzen là phản ứng nhóm để nghiên cứu phần thế, cộng và oxi hóa. tính chất hóa học bằng cách - Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau: hoàn thành bảng sau 3 phút. Tính chất hóa Benzen học CH 3 khối. - Các hidrocacbon thơm ở dạng lỏng nhẹ hơn nước và không tan trong nước. III. Tính chất hóa học Khả năng phản ứng của ankylbenzen là phản ứng thế, cộng và oxi hóa. Toluen CH 3 Br Br 2, Fe - HBr Br 1. Phản ứng thế a) Thế H của vòng benzen Phản ứng với halogen + Br 2 bôt Fe + HBr 2-bromtoluen CH 3 Br 4-bromtoluen Quy tắc thế: Các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở

88 87 vị trí meta và para so với nhóm ankyl. CH 3 CH 3 NO 2 Phản ứng NO 2 + HNO 3 H 2 SO 4 + H 2 O HNO 3, H 2 SO 4 -H 2 O CH 3 2-nitrobenzen với HNO 3 nitrobenzen 4-nitrobenzen NO 2 b) Thế H của mạch nhánh Không có tính chất này. + Br 2 t o + HBr CH 3 CH 2 Br benzyl bromua CH 3 CH 3 Phản ứng với hidro + 3H 2 Ni, t o cyclohexan + 3H 2 Ni, t o methylcyclohexane 2. Phản ứng cộng Phản ứng với clo + 3Cl 2 a's Cl Cl Cl Cl Cl Cl hexacloran Không phản ứng. Phản ứng 3. Phản ứng oxi hóa cháy Phản ứng với Không phản ứng CH 3 + 2KMnO 4 t o COOK + 2MnO 2 +2KOH+H 2 O kali benzoat KMnO 4

89 88 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên các sản phẩm tạo thành sau phản ứng. - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng tính chất trên hãy nêu cách nhận biết benzen và toluen trong thực tế. - Giáo viên cung cấp thêm: Mặc dù benzen có thể phản ứng với clo khi có ánh sáng còn toluen thì không nhưng chúng ta không dùng phản ứng này để nhận biết benzen và toluen do chất thử là khí clo độc và phản ứng khó quan sát. - Giáo viên hướng dẫn học sinh kết luận về khả năng tham gia phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của benzen và đồng đẳng. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên sản phẩm sinh ra trong phương trình phản ứng cháy của benzen. Giáo viên - Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: Có thể sử dụng dung dịch KMnO 4 để nhận biết benzen và toluen: Toluen có thể làm mất màu dung dịch KMnO 4 khi đun nóng còn benzen thì không. - Benzen không tác dụng với KMnO 4 ngay cả khi đun nóng. Các ankylbenzen chỉ phản ứng với KMnO 4 khi đun nóng. - Theo phản ứng, khi đốt cháy benzen, sản phẩm sinh ra là CO 2 và H 2 O. - Dựa vào phương trình phản

90 89 hướng dẫn học sinh giải thích tại sao khi benzen cháy trong không khí lại xuất hiện thêm muội than. - Giáo viên lưu ý học sinh điều kiện xúc tác để ankylbenzen tác dụng với Br 2. ứng ta thấy, để đốt cháy hoàn toàn 1 mol benzen, cần 7,5 mol O 2, nhưng trong không khí, O 2 chỉ chiếm 20%. Lượng oxi này không đủ để phản ứng cháy của benzen diễn ra hoàn toàn nên sinh ra sản phẩm là cacbon, dưới dạng muội than. TIẾT 2: MỘT SỐ HIDROCACBON THƠM KHÁC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ: o Học sinh 1: Hãy nhận biết 2 hợp chất sau: benzen, toluen. Đáp án: Dùng dung dịch KMnO 4 /H 2 SO 4(đặc), đun nóng để nhận biết toluen. (viết phương trình phản ứng xảy ra). o Học sinh 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: CH 4 C 2 H 2 C 6 H 6 C 6 H 5 Br C 6 H 5 NO 2 Đáp án: CH 4 C 2 H 2 + H 2 ( C, lln) 3C 2 H 2 C 6 H 6 (600 0 C, bột C) C 6 H 6 + Br 2 C 6 H 5 Br + HBr (bột Fe) C 6 H 6 + HNO 3 C 6 H 5 NO 2 + H 2 O (H 2 SO 4 đặc) 3. Tiến hành bài dạy

91 90 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Cấu tạo và tính chất vật lý của stiren - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK và nêu nhận xét về: o Công thức phân tử và công thức cấu tạo của stiren. o Đăc điểm cấu tạo của - Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận và đưa ra nhận xét: o Công thức phân tử: C 8 H 8 o Công thức cấu tạo của stiren: I. Stiren 1. Cấu tạo và tính chất vật lý: o Công thức phân tử: C 8 H 8 o Công thức cấu tạo của stiren: stiren. o Vị trí của các nguyên tử C và H của phân tử HC CH 2 HC CH 2 stiren trong không gian. o Tính chất vật lý của stiren. o Đăc điểm cấu tạo của stiren: có 1 vòng benzen và 1 liên kết đôi ở nhóm thế. o Các nguyên tử C và H của phân tử stiren nằm trên cùng 1 mặt phẳng. o Tính chất vật lý của stiren: là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn & không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. o Đăc điểm cấu tạo của stiren: có 1 vòng benzen và 1 liên kết đôi ở nhóm thế. o Các nguyên tử C và H của phân tử stiren nằm trên cùng 1 mặt phẳng. o Tính chất vật lý của stiren: là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn & không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Hoạt động 2: Tính chất hóa học Giáo viên hướng dẫn Học sinh thảo luận: 2. Tính chất hóa học sinh phân tích cấu tạo để Stiren có: học

92 91 dự đoán tính chất hóa học của stiren. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tính chất hóa học của anken. Giáo viên yêu cầu học sinh viết các phương trình phản ứng hóa học của stiren tương tự với anken: Tác dụng với Br 2. Tác dụng với HBr. Tác dụng với H 2. Phản ứng trùng hợp. - Vòng benzen tính chất hóa học giống benzen. - Liên kết đôi tính chất hóa học giống anken. - Anken có phản ứng cộng halogen, H 2 và HX; phản ứng làm mất màu dd KMnO 4 ở điều kiện thường, phản ứng cháy và phản ứng trùng hợp. - Học sinh viết phương trình hóa học: Stiren có: - Vòng benzen tính chất hóa học giống benzen. - Liên kết đôi tính chất hóa học giống anken. Giáo viên yêu cầu học - Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời: + Dùng dd KMnO 4 để nhận biết toluen và stiren.

93 92 sinh hoàn thành ví dụ sau: Ví dụ: Hãy nhận biết các chất lỏng sau: benzen, toluen và stiren + Stiren làm mất màu dd KMnO 4 ở đk thường, còn toluen làm mất màu dd KMnO 4 khi đun nóng. Hoạt động 3: Ứng dụng của một số hidrocacbon thơm - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu và cho biết những ứng dụng của hidrocacbon thơm. - Giáo viên có thể giới thiệu thêm về một số kí hiệu của các loại nhựa, đặc biệt nhấn mạnh kí hiệu của - Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: II. Ứng dụng của 1 số hidrocacbon thơm polistiren là. - Có thể yêu cầu học sinh tìm trong đồ dùng cá nhân làm bằng nhựa, những đồ dùng nào được ghi kí hiệu và đó là kí hiệu của loại nhựa nào. - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết tại sao sau 1 thời gian sử dụng, băng phiến lại biến mất. Trong các chất đã học chất nào có tính chất tương tự hay không? - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi - Trên một số sản phẩm nước đóng chai như Lavie, Aquafina thường có kí hiệu. - Băng phiến có thành phần chính là naphtalen, có khả năng thăng hoa, do đó, sau một thời gian sử dụng, băng phiến sẽ biến mất. - Iot cũng có khả năng thăng hoa tương tự naphtalen.

94 93 dưới đây: Mặc dù benzen là một hợp chất hữu cơ rất độc, nó gây ra một số bệnh rất nguy hiểm như ung thư, nhưng lại có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Vậy theo em, benzen có lợi hay có hại? - Học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến của bản thân Giáo án bài Hệ thống hóa hidrocacbon 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ: o Học sinh 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: - Natri axetat metan axetilen benzen brombenzen Đáp án: CH 3 COONa + NaOH CH 4 + Na 2 CO 3 (CaO, t o ) 2CH 4 C 2 H 2 + 3H 2 ( C, lln) 3C 2 H 2 C 6 H 6 (C, 600 o C) C 6 H 6 + Br 2 C 6 H 5 Br + HBr (bột Fe) o Học sinh 2: Bằng phương pháp hóa học, em hãy nhận biết các chất sau đây: hex-1-en, hex-1-in, benzen, toluen. Đáp án: - Dùng dung dịch AgNO 3 /NH 3 để nhận biết hex-1-in do tạo kết tủa vàng. - Dùng dung dịch KMnO 4 ở điều kiện thường để nhận biết hex-1-en và có đun nóng để nhận biết toluen do dung dịch bị mất màu tím. 3. Tiến hành bài dạy

95 94 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hệ thống hóa hidrocacbon - Giáo viên giới thiệu những phần kiến thức sẽ tìm hiểu trong hoạt động này: Công thức chung, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý và hóa học. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các em hoàn thành hoạt động sau: - Giáo viên phát cho mỗi nhóm nội dung bảng tóm tắt kiến thức về hidrocacbon có chứa những lỗi sai và yêu cầu các em sửa những lỗi đó. + Nhóm 1: Ankan. + Nhóm 2: Anken. + Nhóm 3: Ankin. + Nhóm 4: Ankylbenzen.

96 95-4 nhóm sẽ thảo luận và hoàn chỉnh bảng dưới đây: Hoạt động 2: Sự chuyển hóa của các loại hợp chất - Giáo viên hướng dẫn học sinh từ tính - Học sinh thảo luận và đưa ra sơ đồ: chất hóa học của ankan, anken, ankin và ankylbenzen, viết sơ đồ chuyển hóa của các hợp chất hidrocacbon. + Yêu cầu học sinh viết sơ đồ chuyển - Học sinh viết sơ đồ minh họa: C 3 H 8 C 3 H 6 + H 2

97 96 hóa giữa ankan, anken và ankin. Viết phương trình phản ứng minh họa với hợp chất propan. - Giáo viên giới thiệu sơ đồ chuyển hóa từ ankan ankylbenzen. Hoạt động 3: Trò chơi Đây là hợp chất nào? Giáo viên giới thiệu thể lệ của trò chơi: Giáo viên sẽ lần lượt giới thiệu 3 gợi ý liên quan đến 1 hợp chất. Nhiệm vụ của các đội là quan sát và đưa ra câu trả lời càng sớm càng tốt. Nếu đội giành được quyền trả lời đưa ra đáp án sai, các đội khác vẫn có thể tiếp tục trả lời. Trả lời ở gợi ý đầu tiên: 30 điểm, và cứ sau mỗi gợi ý, số điểm đạt được sẽ giảm đi Nội dung câu hỏi: Câu 1: Gợi ý 1: Đây là chất được sử dụng để tổng hợp polime. Gợi ý 2: Nó sinh ra khi trái cây bắt đầu chín. Gơi ý 3: Đây là một hợp chất anken. Câu 2: Câu trả lời: Etilen.

98 97 Gợi ý 1: Hợp chất này được phát hiện Câu trả lời : Benzen. vào năm 1825 bởi Faraday. Gợi ý 2: Là một dung môi hữu cơ rất tốt. Gợi ý 3: Được sử dụng để điều chế thuốc trừ sâu 6,6,6. Câu 3: Gợi ý 1: Các nguyên tử của hợp chất này Câu trả lời: Axetilen. cùng thuộc 1 mặt phẳng. Gợi ý 2: Được sử dụng để điều chế PVC. Gợi ý 3: Được điều chế từ đất đèn. Câu 4: Gợi ý 1: Là chất khí có nhiều ở bùn ao, Câu trả lời: Metan. đầm lầy. Gợi ý 2: Được sử dụng để điều chế axetilen. Gợi ý 3: Phản ứng đặc trưng là phản ứng thế. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức Bài tập 1: Đây là quy trình sản xuất nhựa polyvinylclorua trong công nghiệp. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy viết những phương trình hóa học xuất hiện trong quy trình này.

99 98 - Học sinh thảo luận và viết các phương trình xảy ra: 1. CaCO 3 + 4C CaC 2 + 3CO 2. CaC 2 + H 2 O C 2 H 2 + Ca(OH) 2 3. C 2 H 2 + HCl CH 2 =CH-Cl (xúc tác HgCl 2, t o = o C) 4. nch 2 =CH-Cl -[CH 2 -CH(Cl)] n - (xt, t o, p) 5. NaCl + H 2 O NaOH + 1/2 H 2 + 1/2 Cl 2 (điện phân dung dịch có màng ngăn) Bài tập 2: Để sản xuất etanol làm nhiên liệu công nghiệp, thông thường người ta điều chế nó từ các nguyên liệu dầu mỏ. Em hãy viết sơ đồ điều chế etanol từ metan và hoàn thành các phản ứng đó. 6. H 2 + Cl 2 2HCl (ánh sáng) - Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: CH 4 C 2 H 2 C 2 H 4 C 2 H 5 OH CH 4 xt,t0 C 2 H 2 + 3H 2 C 2 H 2 + H 2 Pd/PbCO 3,t 0 C 2 H 4 C 2 H 4 + H 2 O H+,t 0 C 2 H 5 OH

100 99 Kết luận chương 2 Chương 2 bao gồm những nội dung chính như sau: Giới thiệu cấu trúc chương và những yêu cầu khi giảng dạy chương Hidrocacbon thơm Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa hidrocacbon. Giới thiệu những nguyên tắc và quy trình thiết kế website Hello Hóa học với mục đích hỗ trợ quá trình tự học của học sinh trước và sau giờ học trên lớp. Website Hello Hóa học được thiết kế với 3 khóa học chính: o Khóa học 1: Benzen và đồng đẳng Một số hidrocacbon thơm khác. o Khóa học 2: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. o Khóa học 3: Hệ thống hóa hidrocacbon. Trong đó, hai khóa học chiếm nội dung chính là khóa học 1 và 2. Cũng trong chương 2, chúng tôi đã giới thiệu cách ứng dụng website Hello Hóa học để hỗ trợ quá trình dạy học chương Hidrocacbon thơm Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Hệ thống hóa hidrocacbon với hai mục đích chính: giúp học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp và củng cố kiến thức sau khi học.

101 100 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc ứng dụng mã nguồn mở Moodle để thiết kế website hỗ trợ giảng dạy và học tập chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon chương trình hóa học lớp 11 cơ bản. 3.2 Đối tượng thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm là 2 nhóm học sinh thuộc lớp 11D3 trường Trung học phổ thông Marie Curie. Đặc điểm đối tượng thực nghiệm: o Lớp 11D3 Trường Trung học phổ thông Marie Curie Sĩ số: 36 học sinh. o Chương trình học: Hóa học 11 cơ bản. o Số tiết/tuần: 4 tiết. Bảng 3.1. Danh sách nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 1. Lê Đỗ Thái Anh 1. Trần Thị Kim Hạnh 2. Mai Lâm Phương Anh 2. Nguyễn Thị Ngọc Hân 3. Nguyễn Hà Kiều Anh 3. Nguyễn Trầm Mai Khanh 4. Nguyễn Thanh Sơn Ca 4. Hứa Anh Khoa 5. Nguyễn Lý Hải 5. Phan Thoại Quỳnh My 6. Lê Khánh Hoàng 6. Âu Tịnh Nghi 7. Nguyễn Quang Huy 7. Đỗ Kim Ngọc 8. Mai Duy Khải 8. Nguyễn Phúc Tôn Nữ Yến Nhi 9. Trần Minh Khuê 9. Nguyễn Duy Thắng 10. Vũ Hải Long 10. Nguyễn Phan Thị Phương Thảo

102 Trần Khôi Nguyên 11. Nguyễn Anh Thư 12. Nguyễn Ngọc Yến Nhi 12. Trần Thanh Thủy Tiên 13. Bạch Diễm Trâm 13. Trần Thiện Toàn 14. Võ Ngọc Yến Như 14. Huỳnh Trần Hiền Trân 15. Đinh Hữu Hồng Phúc 15. Huỳnh Hữu Tuấn 16. Lê Ngọc Dung Thanh 16. Võ Thị Minh Tuyền 17. Lê Hoàng Minh Trang 17. Nguyễn Quang Vinh 18. Nguyễn Thị Hồng Yến 18. Nguyễn Lan Vy Qua việc tìm hiểu điểm trung bình môn hóa học học kỳ I của 2 nhóm tương đương nhau. Quá trình thực nghiệm được tiến hành từ ngày 18/3 5/4/ Tiến hành thực nghiệm Chuẩn bị thực nghiệm Tìm hiểu và soạn bộ câu hỏi liên quan đến thực tế đời sống có liên quan đến nội dung những bài sau: o Bài 35: Benzen và đồng đẳng Một số Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon khác. o Bài 36: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. o Bài 37: Hệ thống hóa hidrocacbon. Thiết kế website Hello Hóa học hỗ trợ tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon bằng mã nguồn mở Moodle. Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn thực hiện đề tài và giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy hóa học về nội dung website và cách tiến hành thực nghiệm để có thể đạt hiệu quả tốt nhất Quy trình thực nghiệm Quy trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo trình tự sau: Bước 1: Tìm hiểu việc sử dụng Internet để hỗ trợ việc học của học sinh ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm.

103 102 Bước 2: Giới thiệu website với học sinh nhóm thực nghiệm, hướng dẫn các em cách sử dụng, giới thiệu các nội dung của website. Khuyến khích các em sử dụng website như là một công cụ hỗ trợ cho hoạt động học tập, tự học. Bước 3: Tiến hành dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon. o Nhóm thực nghiệm: hướng dẫn học sinh sử dụng website như tài liệu tự học: tự tìm hiểu kiến thức trước khi đến lớp và củng cố kiến thức sau khi tham gia học tập trên lớp. Trước khi học bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập trên website theo cách của các em. Giáo viên sẽ kiểm tra nội dung bài làm của các em để nắm được những lỗi sai thường gặp để có thể nhắc nhở khi học trên lớp. Sau khi học bài mới, học sinh sẽ có nhiệm vụ xem và sửa lại những lỗi sai trong bài tập của mình. Bằng cách này, các em vừa biết được những sai sót của bản thân, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức được học trên lớp. o Nhóm đối chứng: dạy bình thường, không sử dụng website. Bước 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua kết quả bài kiểm tra 10 sau khi kết thúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon (phụ lục 1). Lấy ý kiến đánh giá website của học sinh bằng phiếu điều tra (phụ lục 2). Bước 5: Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học, so sánh kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Bước 6: Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt định lượng và định tính.

104 Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm Phân tích, xử lý kết quả điểm kiểm tra của học sinh theo phương pháp thống kê toán học, sau đây ra các bước thực hiện và công thức liên quan: Bước 1: Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần số lũy tích. o Gọi x i là điểm kiểm tra của học sinh có giá trị từ 1 đến 10. o Tần số: số lượng xuất hiện của điểm x i trong bảng điểm. o Tần số lũy tích của một điểm x i là tổng tần số của điểm số xi với tấn số của các điểm nhỏ hơn nó. Bước 2: Dựng biểu đồ đường lũy tích. Bước 3: Lập bảng tổng hợp phân loại số điểm học sinh theo nhóm. Bước 4: Dựng biểu đồ phân loại số điểm của học sinh theo nhóm. Bước 5: Tính các tham số đặc trưng. o Điểm trung bình cộng. k x = 1 n n i. x i i=0 Trong đó: x i là điểm số của học sinh, có giá trị từ 0 đến 10. n i là tần số điểm số làm bài của học sinh. n là tổng số lần làm bài của học sinh. Điểm trung bình cộng cho phép ta đánh giá được chất lượng học tập của 2 nhóm, tuy nhiên để tăng độ tin cậy thì bên cạnh điểm trung bình cộng ta còn phải dựa vào các tham số đặc trưng như độ lệch chuẩn S, hệ số phân tán V và sai số tiêu chuẩn m. o Phương sai S 2 và độ lệch chuẩn S: Phương sai S 2 và độ lệch chuẩn S: phản án độ biến động hay độ phân tán của các điểm số trong bảng điểm so với điểm số trung bình tính toán được. S càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán. Độ lệch chuẩn còn được hiểu là căn bậc 2 của phương sai. Công thức tính phương sai S 2 : S 2 = n i(x i x ) 2 n 1

105 104 Công thức tính độ lệch chuẩn S: S = n i(x i x ) 2 n 1 o Hệ số phân tán V: dùng để so sánh độ phân tán của các số liệu từ 2 bảng điểm của 2 nhóm, lớp có giá trị V càng nhỏ thì chất lượng càng đều. 3.5 Kết quả thực nghiệm V = S. 100% x o Sai số tiêu chuẩn m: là khoảng sai số của điểm số trung bình. Điểm số trung bình sẽ dao động trong khoảng x ± m. m = Kết quả thực nghiệm định lượng Sau thời gian hướng dẫn học sinh cách sử dụng website, dùng website làm phương tiện hỗ trợ cho hoạt động học tập, tự học, 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã tham gia làm một bài kiểm tra 10 để đánh giá chất lượng học tập của các em. Kết quả được thống kê trong bảng sau: S n Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra 10. STT Nhóm thực nghiệm Điểm STT Nhóm đối chứng Điểm 1 Lê Đỗ Thái Anh 10 1 Trần Thị Kim Hạnh 7 2 Mai Lâm Phương Anh 7 2 Nguyễn Thị Ngọc Hân 9 3 Nguyễn Hà Kiều Anh 10 3 Nguyễn Trầm Mai Khanh 8 4 Nguyễn Thanh Sơn Ca 10 4 Hứa Anh Khoa 7 5 Nguyễn Lý Hải 7 5 Phan Thoại Quỳnh My 6 6 Lê Khánh Hoàng 7 6 Âu Tịnh Nghi 8 7 Nguyễn Quang Huy 7 7 Đỗ Kim Ngọc 4 8 Mai Duy Khải 9 8 Nguyễn Phúc Tôn Nữ Yến Nhi 5 9 Trần Minh Khuê 8 9 Nguyễn Duy Thắng 4 10 Vũ Hải Long 6 10 Nguyễn Phan Thị Phương Thảo 8

106 Trần Khôi Nguyên 6 11 Nguyễn Anh Thư Nguyễn Ngọc Yến Nhi 7 12 Trần Thanh Thủy Tiên 6 13 Bạch Diễm Trâm 9 13 Trần Thiện Toàn 5 14 Võ Ngọc Yến Như 9 14 Huỳnh Trần Hiền Trân 7 15 Đinh Hữu Hồng Phúc Huỳnh Hữu Tuấn 7 16 Lê Ngọc Dung Thanh 6 16 Võ Thị Minh Tuyền 9 17 Lê Hoàng Minh Trang 8 17 Nguyễn Quang Vinh 7 18 Nguyễn Thị Hồng Yến 9 18 Nguyễn Lan Vy 6 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích. % học sinh đạt Số học sinh đạt điểm x i % học sinh đạt điểm x i Điểm điểm x i trở xuống x i Thực Đối Thực Thực Đối Đối chứng nghiệm chứng nghiệm nghiệm chứng , , , , ,67 16,67 16,67 38, ,78 27,78 44,45 66, ,11 11,11 55,56 77, ,22 16,67 77,78 94, ,22 5, Tổng Từ số liệu bảng 3.3, ta lập được đồ thị biểu diễn đường lũy tích như sau:

107 106 % Học sinh đạt điểm x i trở xuống Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích Đồ thị đường lũy tích của nhóm thực nghiệm nằm phía dưới, bên phải so với đồ thị lũy tích của nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. Bảng 3.4. Bảng phân loại kết quả kiểm tra. Phân loại Yếu kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) Tổng Nhóm 0đ 4đ 5đ 6đ 7đ 8đ 9đ 10đ (%) Thực nghiệm 0 16,67 38,89 44, Đối chứng 11,11 27,78 38,89 22, Từ số liệu bảng 3.4, ta lập được biểu đồ Phân loại kết quả học tập như sau: Yếu - kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Hình 3.2 Biểu đồ phân loại kết quả học tập.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát triển khả năng tư duy thuật toán, năng lực sử dụng

Chi tiết hơn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook :   Tham gia cộn Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC KHOA SƯ PHẠM BÀI GIẢNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Th.s Nguyễn Minh Trung email: minhtrungspkt@gmail.com Mobile : 0939 094 204 1 MỤC LỤC Contents MỤC LỤC... 1 Chương 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC...

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, nhà nước đang khuyến khích giáo viên, học sinh học vào ứng dụng công nghệ thông tin

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới Nhận xét, phân tích, góp ý cho CT môn Tin học trong CT GDPT mới Bùi Việt Hà Nhiều bạn bè, giáo viên

Chi tiết hơn

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT? Có động cơ học tập Có mục đích học tập Có nguyên tắc học tập Có kế hoạch học tập Có phương pháp học tập Có những điều kiện học tập ĐỐI TƯỢNG HOẠT ĐỘNG

Chi tiết hơn

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất MỤC LỤC THƯ TỪ CHỦ TỊCH & CEO... 3 CAM KẾT VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA... 4 CÁC NGUỒN LỰC CHO NHÂN VIÊN... 5... 6

Chi tiết hơn

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyright 1996-2018 A & A, Inc. All rights reserved. 1 Bảng Chỉ số Giá trị Nội tại này là tổng hợp nghiên cứu của

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KỶ YẾU HỘI NGHỊ ĐỔI MỚI PPGD VÀ TÌM BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NCKH NHA TRANG 14/06/2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KỶ YẾU HỘI NGHỊ ĐỔI MỚI PPGD VÀ TÌM BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NCKH NHA TRANG 14/06/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KỶ YẾU HỘI NGHỊ ĐỔI MỚI PPGD VÀ TÌM BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NCKH NHA TRANG 14/06/2013 MỤC LỤC 1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIÊN

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ PHAN QUỲNH TRANG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ LIÊN TƢỞNG VÀ TƢ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA BA TẬP DI CẢO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học Mười vạn câu hỏi vì sao là bộ sách phổ cập khoa học dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên. Bộ sách này dùng hình thức trả lời hàng loạt câu hỏi "Thế nào?", "Tại sao?" để trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BussinessPlanBook-Vietnam-skabelon-nybund.doc

Microsoft Word - BussinessPlanBook-Vietnam-skabelon-nybund.doc Thomsen Business Information Mogens Thomsen, Nhà tư vấn kinh doanh Kế Hoạch Kinh Doanh Năng Động Một Kế Hoạch Kinh Doanh Năng Động Copyright 2009 Thomsen Business Information Tất cả các quyền. Không có

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Luan an ghi dia.doc

Luan an ghi dia.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH & LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SGV-Q4.doc

Microsoft Word - SGV-Q4.doc PHẠM THẾ LONG (Chủ biên) BÙI VIỆT HÀ - BÙI VĂN THANH QUYỂN TIN HỌC DÀNH CHO TRUNG HỌC CƠ SỞ SÁCH GIÁO VIÊN (Tái bản lần thứ bảy, có chỉnh lí và bổ sung) Nhµ xuêt b n gi o dôc viöt nam 2 PHẦN MỘT. NHỮNG

Chi tiết hơn

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều Chào các bạn sinh viên thân mến! Trong một câu truyện

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

CẢI CÁCH GIÁO DỤC CẢI CÁCH GIÁO DỤC Tìm hướng giải quyết cho việc cải cách giáo dục trong cơ chế thị trường Nguyễn-Đăng Hưng, Giáo sư trưởng, trường ĐH Liège, Bỉ, E-mail: H.NguyenDang@ulg.ac.be Chủ nhiệm các chương trình

Chi tiết hơn

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Tổ chức Thế Giới của Phong trào Hướng Đạo. ĐƯỜNG LỐI Tư liệu này là một yếu tố thực hiện đường lối. Văn phòng

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê n Thị Thu Thoa, Huỳnh Tuấn Linh, Nguyê n Thị Huyền Trươ ng Đa i ho c Công

Chi tiết hơn

Kinh Từ Bi

Kinh Từ Bi Kinh Từ Bi Ni sư Ayya Khema Diệu Liên-LTL chuyển ngữ 1 Người hằng mong thanh tịnh: Nên thể hiện pháp lành, Có khả năng, chất phác, Hiền hòa, không kiêu mạn. Sống dễ dàng, tri túc, Thanh đạm không rộn ràng,

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, 1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của thực tập sư phạm.; - Xác định

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

Whitepaper | Gron Digital

Whitepaper | Gron Digital Sách Trắng Nền Tảng Đánh Bạc và Cá Cược Chuỗi Khối Gron Digital "Thế hệ đầu tiên của cuộc cách mạng kỹ thuật số đã mang đến cho chúng ta mạng thông tin Internet. Thế hệ thứ hai hỗ trợ bởi công nghệ chuỗi

Chi tiết hơn

1

1 1 THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Thân gửi cán bộ công nhân viên Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) được thành lập và chính thức đi vào hoạt

Chi tiết hơn

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx www.chiakhoathanhcong.com hân hạnh giới thiệu đến Quý vị ebook miễn phí: CÕI VÔ HÌNH sưu tầm Quý vị có thể tìm đọc rất nhiều ebook miễn phí hay, bổ ích về Hạnh phúc, Thành công, Giàu có (Kiếm tiền - Làm

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

Thien yen lang.doc

Thien yen lang.doc Nhà sư Nhà sư Khất sĩ THÍCH GIÁC NHIỆM PL: 2551 - DL: 2007 ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC: Nhà sư THÍCH GIÁC NHIỆM Tịnh Xá S. Huệ Quang Hẻm 115/1A - Đường CMT8 - P. An Thới TP Cần Thơ - ĐT: 0710.462466 ĐTDĐ: 0919.336685

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 280 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Chúa ơi, Ngày 4 tháng 12 năm 1990 Chúa là Tất Cả, còn con là hư không. Chúa vô cùng Cao Cả, vậy những lời tán tụng của con thì đem lại được sự gì cho Chúa, vì Chúa là

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Võ Minh Hùng Bộ môn Lý luận Chính trị, Khoa Khoa học Cơ bản, Trường

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại : Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Mục lục Table of Contents Lời nhà xuất bản Lời đầu sách 1. Dùng phương pháp kích động gián tiếp 2. Để đối phương

Chi tiết hơn

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai RICHARD TEMPLAR VIỆC HÔM NAY (CỨ) CHỚ ĐỂ NGÀY MAI Bản quyền tiếng Việt 2012 Công ty Sách Alpha Lời giới thiệu Tôi đoán rằng khi chọn đọc cuốn sách này, hẳn bạn đang nghĩ mình chẳng làm được gì nên hồn,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Cộng đồng Google

Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   Cộng đồng Google Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Cuộc sống Sân khấu cuộc

Chi tiết hơn

Microsoft Word - TT_ doc

Microsoft Word - TT_ doc Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay / Ninh Thị Thu Hằng Luận văn này 115 trang, gồm mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung là: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự Chương

Chi tiết hơn

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG M Lời mở đầu ột thập kỉ đi qua chưa thể coi là một hành trình dài trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Nhưng với trường THPT Long Trường, 10 năm đầu tiên trong

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng Author : Hồng Thắm Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng - Bài làm 1 Trong cuộc sống mỗi người sinh ra đều có những ước mơ và hoài bão cho bản thân mình, con người nuôi

Chi tiết hơn

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà xuất bản: NXB Tri thức Nhà phát hành: Phương Nam Khối

Chi tiết hơn

J

J J. KRISHNAMURTI TƯƠNG LAI CỦA NHÂN LOẠI THE FUTURE OF HUMANITY [Nguồn: www.tchl.freeweb.hu] Lời dịch: ÔNG KHÔNG www.jkrishnamurtiongkhong.com Tháng 5-2010 2 M ỤC L ỤC 1 Lời tựa bởi: Dr David Bohm 2 Chương

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 10

CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 10 KIẾN GIẢI VỀ NGHIỆP LÝ QUY LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG Quy luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được nghiệp lý, sống trong

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia sẻ cùng các thầy, cô giáo một số thông tin và những trải nghiệm của mình với học trò sau những tháng ngày miệt mài dạy và học

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thuong-mai-dien-tu-va-kiem-tien-online.docx

Microsoft Word - thuong-mai-dien-tu-va-kiem-tien-online.docx www.chiakhoathanhcong.com hân hạnh giới thiệu đến Quý vị ebook miễn phí: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CƠ HỘI KIẾM TIỀN ONLINE Tác giả: Sayling Wen Quý vị có thể tìm đọc rất nhiều ebook miễn phí hay, bổ ích về

Chi tiết hơn

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm 2010 1 LỜI NÓI ĐẦU Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không

Chi tiết hơn

doc-unicode

doc-unicode NÓI CHUYỆN VỚI LỚP GIẢNG SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Giảng tại Thiền viện Quảng Đức (Văn phòng II) - 2000. Cùng tất cả Tăng Ni giảng sư, hôm nay tôi được Ban Hoằng Pháp mời giảng giải cho quý vị một buổi.

Chi tiết hơn

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach Các bạn

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Nhà quản lý tức thì

Nhà quản lý tức thì CY CHARNEY NHÀ QUẢN LÝ TỨC THÌ Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách. Nếu bạn

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ Những bài văn hay phân tích bài viết Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi - Để học tốt môn Văn lớp 9. Đề bài: Phân tích bài "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi. *** Văn mẫu hay nhất phân tích

Chi tiết hơn

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY U D AI. PH THAN U (N OC MAT ME. HIÈN) T AI BAN Y eu C`au Pho Bien Rong. Rãi In Lai. Theo An Ban 2011 U D anh may lại: H `ong Lan Tr`ınh bày: H `ong Lan & Tan Hung X ep chũ: H&L TypeSetter D ong tạp: H&L

Chi tiết hơn

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Author : vanmau Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Mở bài: Hướng dẫn Bài thơ Tiếng hát con tàu in trong tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960)

Chi tiết hơn

LÔØI TÖÏA

LÔØI TÖÏA ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT Nguyên tác Don t Sweat the Small Stuff with Your Family RICHARD CARLSON Nguyễn Minh Tiến dịch Những bí quyết đơn giản giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc trong

Chi tiết hơn

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu Bình giảng đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu Author : vanmau Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: Tôi muốn tắt nắng đi Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Bài làm 1 Vội vàng

Chi tiết hơn

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr 2017 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TYM 25 NĂM - TRUNG THÀNH VỚI SỨ MỆNH HỖ TRỢ PHỤ NỮ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TIÊU BIỂU THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO VỆ KHÁCH HÀNG (Nhiều tác giả) Mục lục Thông điệp từ Chủ tịch Hội đồng

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Con Đường Dẫn Tới Thành Công 50 Thói Quen Của Các Nhà Giao Dịch Thành Công 1 / 51 ĐẦU TƯ VÀO CHÍNH BẠN TRƯỚC KHI BẠN ĐẦU TƯ VÀO THỊ

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng... 3 Điều 2. Giải thích từ ngữ... 3 CHƯƠNG II. CAM KẾT CỦA CÔNG TY... 3 Điều 3. Cam kết đối với Cán bộ CBNV...

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 07_ICT101_Bai4_v doc

Microsoft Word - 07_ICT101_Bai4_v doc BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH HỌC E-LEARNING Mục tiêu Sau khi học bài này bạn sẽ: Nêu được các bước trong quá trình học E-Learning. Nêu được tầm quan trọng trong việc nắm vững của các thông tin của lớp

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

PowerPoint Template

PowerPoint Template TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Chương 3: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU Thời gian: 6 tiết Giảng viên: ThS. Dương Thành Phết Email: phetcm@gmail.com Website:

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 12 Chương 53 Chăn Cuối cùng đêm nay Mục Nhạc đúng giờ đưa Diệp Dung trở về tuy rằng thời điểm đưa đến dưới ký túc xá vẫn lưu luyến không rời như cũ, nhưng đáy mắt lại phá lệ mang theo vài phần mỹ

Chi tiết hơn

THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Khoá Thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: The Disc

THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Khoá Thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: The Disc THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Khoá Thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: The Discourse Summaries of S.N. Goenka do William Hart tóm

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệt tình và hứng thú của họ đối với hiện tượng tự nhiên,

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ Author : elisa Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ - Bài số 1 Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường

Chi tiết hơn

Phần mở đầu

Phần mở đầu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thu Sương TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

Chi tiết hơn