doc.docx

Tài liệu tương tự
N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU

Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

MỞ ĐẦU

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT N

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƢƠNG THỊ YẾN NHI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ di động tại Chi nhánh Viettel Phú Thọ

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 504 Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

Microsoft Word - Noi dung tom tat

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU –

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐÀ NẴNG KHI

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o NGÔ THANH SƠN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

KT01017_TranVanHong4C.doc

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

Khuyến nghị: MUA Đường số 27, khu công nghiệp Sóng Thần II, tỉnh Bình Dương Báo cáo chuyên sâu Ngày: 22/06/2011 CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA Mã chứng k

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ CÔNG THƯƠNG

QUỐC HỘI

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS 362 Phố Huế, Quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội Website: Vps.com.vn Tel: HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠ

KT01009_NguyenVanHai4C.docx

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

BCTC Mẹ Q xlsx

Slide 1

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2013 Quy Nhơn, tháng 03 năm

Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN NAM QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở CỤC THUẾ TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (HSX VCB) Ngày 23 tháng 9 năm 2016 BÁO CÁO CẬP NHẬT: NẮM GIỮ Giá hiện tại (2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

Microsoft Word - 05_NEU_TXNHQT05_Bai3_v doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

QUỐC HỘI

AASC

Microsoft Word - Copy of BCTC doc

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƢƠNG KHOA XÉT NGHIỆM QUY TRÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ Y TẾ Mã số: XN-QTQL-07 Phiên bản: 3.0 Ngày ban hành: 1

Microsoft Word - BCTC Quy IV_ phat hanh

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG Lô A2, Cụm Công nghiệp Nhơn Bình, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Đt: F

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK SI

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20

Dự thảo CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH MIỀN TRUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN NĂM 2012

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 1

Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thƣơng Mại Du Lịch Marketing ---o0o--- Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG EVENT Giảng viên hƣớng dẫn: Tiế

CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ HỆ CHÍNH QUY BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG Số: 881/QĐ-HV CỘNG

(Microsoft Word - b?n t\363m t?t-19-7.doc)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỒNG HIỂN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội 2016

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

Khóa luận tốt nghiệp 1 CHƢƠNG MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính là một trong những nền tảng tạo nên sự hoạt đ

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

B312 M?U BCKT

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Từ sau đổi mới nền kinh tế đất nước đã phát triển nhanh chóng, cùng với đó là sự tăng lên về số lượng của các

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT GIỮA NIÊN ĐỘ (Tiếp theo) MẪU SỐ B 09a-DN THUYẾT MINH BÁO CÁ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LU

Bank Finance vs. Equity-Market Finance

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S

Năm PHÂN TÍCH DANH MỤC TÍN DỤNG: XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ - PROBABILITY OF DEFAULT (PD) NGUYỄN Anh Đức Người hướng dẫn: Tiến sỹ ĐÀO Thị Th

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

LỜI CAM ĐOAN

Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Bài giảng Kế toán thuế Chương 4 KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU HỌC TẬP Khi nghiên cứu chƣơn

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Nghiên Cứu & Trao Đổi Mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ Nguyễn Thị Liên Hoa Nguyễn Lê Ngân Trang Lê Thị Phương

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG KHUYẾN CÁO CÁC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN Biểu mẫu 20 THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lƣợng đào tạo năm học I. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH

Bản ghi:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ------------ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN VẬN DỤNG MÔ HÌNH CAPM TRONG ĐO LƢỜNG RỦI RO HỆ THỐNG CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 60.34.0 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 014

Công trình đƣợc hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Thị Thúy Anh Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Công Phƣơng Phản biện : PGS. TS Hà Thanh Việt Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 09 năm 014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã hơn 10 năm kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động. Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, phần đông nhà đầu tư chỉ mua bán theo cảm tính, quyết định đầu tư đa phần chịu ảnh hưởng của các thông tin ngắn hạn. Vì vậy TTCK Việt Nam có tính đột biến cao về giá. Hiện tại, đo lường rủi ro hệ thống có thể vận dụng bằng nhiều mô hình tài chính khác nhau như CAPM, CAPM đa biến, APT,... Mặc dù tồn tại một số nhược điểm nhưng CAPM vẫn là mô hình đơn giản, khá dễ dàng vận dụng nên được sử dụng phổ biến nhất. Trong thực tế, mô hình CAPM giải thích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng của tài sản vốn. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài luận văn Vận dụng mô hình CAPM trong đo lường rủi ro hệ thống của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để đo lường rủi ro hệ thống của các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị cho nhà đầu tư trong việc sử dụng mô hình.. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về rủi ro hệ thống và đo lường rủi ro hệ thống bằng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) của Sharpe Lintner và CAPM Beta Zero của Black. Làm rõ phương pháp ước lượng và kiểm định đối với các mô hình trên. - Ước lượng và kiểm định mô hình tại TTCK Việt Nam. - Phân tích và đánh giá kết quả ước lượng hệ số beta cho TTCK Việt Nam. Từ đó đưa ra khuyến nghị với các nhà đầu tư.

3. Câu hỏi nghiên cứu - Ưu điểm và nhược điểm của mô hình CAPM là gì? - Sử dụng phương pháp nào để thực hiện, kiểm định mô hình? - Mô hình CAPM có hiệu lực tại TTCK Việt Nam không? - Rủi ro hệ thống của chứng khoán trên TTCK VN thế nào? - Các nhà đầu tư cần lưu ý gì khi sử dụng mô hình CAPM tại TTCK Việt Nam? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào việc đo lường rủi ro hệ thống của TTCK Việt Nam thông qua việc vận dụng và kiểm định mô hình CAPM cho thị trường chứng khoán Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Xác định hệ số beta của các chứng khoán với danh mục thị trường là chỉ số Vn-Index. + Thời gian: Dữ liệu ngày của 1 công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam trong 10 năm (05/05/004 đến 15/08/014). Số liệu được thu thập từ trang web http://cophieu68.com. + Về không gian: Thị trường chứng khoán Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê để tổng hợp dữ liệu. Sử dụng mô hình CAPM để xác định rủi ro (hệ số beta) của các chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp ước lượng: thích hợp cực đại, Moment tổng quát. Thực hiện mô hình gồm 4 bước: nhận dạng mô hình thử nghiệm, ước lượng, kiểm định tính hiệu lực và phân tích kết quả. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư một công cụ để đo lường rủi ro hệ thống của TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ

3 giúp cho nhà đầu tư nhận định được mức độ rủi ro hệ thống để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc nắm giữ các loại cổ phiếu. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ƣớc lƣợng và kiểm định mô hình CAPM Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình CAPM, đầu tiên là: Giá của tài sản vốn lý thuyết thị trường cân bằng trong điều kiện rủi ro của William Sharpe (1964) và Giá trị của tài sản rủi ro và ngân sách vốn của John Lintner (1965). Từ đó đã cho ra đời mô hình định giá tài sản vốn-capm. Sau đó có rất nhiều công trình nghiên cứu về mô hình này và kiểm định hiệu lực đã được thực hiện trên nhiều nước mà tiêu biểu: Đầu tiên là công trình Công tác điều hành của Quỹ đầu tư trong giai đoạn 1945 1964 của Michael C.Jensen. Trong công trình này, Jensen đã đề xuất về việc kiểm định hàm ý hệ số α = 0 để kiểm định hiệu lực của mô hình CAPM. Tiếp đến là Fisher Black (197) đã đề xuất mô hình CAPM Beta Zero trong công trình Sự cân bằng của thị trường vốn khi có sự hạn chế của việc vay mượn. Trong năm 197, công trình mô hình định giá tài sản vốn Một số kiểm định thực nghiệm của tác giả Fisher Black, Michael C.Jensen, Myron Scholes đã kiểm định hiệu lực của mô hình này đối với các chứng khoán tại TTCK New York. Các công trình phản biện mô hình CAPM của: Richard Roll (1977) Phản biện đối với kiểm định lý thuyết định giá tài sản hay Eugene F.Fame và Kenneth R French (199) với công trình Dữ liệu chéo đối với thu nhập kỳ vọng của các chứng khoán đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm bác bỏ hiệu lực của mô hình CAPM lý thuyết.

4 Trong khi Fama French đo lường beta bằng các tỷ suất sinh lợi hàng tháng, thì Kothari, Shanken và Sloan đã đo lường beta bằng tỷ suất sinh lợi hàng năm để né tránh các vấn đề giao dịch và nhận thấy một phần bù đáng kể cho rủi ro beta. Tiếp đó có nhiều công trình nghiên cứu mô hình CAPM như: CAPM trong điều kiện tự tương quan Mô-men bậc cao, CAPM có điều kiện và CAPM trong điều kiện không ổn định theo thời gian, Tổng quan nghiên cứu liên quan đến ƣớc lƣợng và kiểm định CAPM tại Việt Nam Trong luận văn thạc sỹ Ứng dụng một số mô hình đầu tư tài chính hiện đại vào thị trường chứng khoán Việt Nam của Đinh Trọng Hưng. Tác giả nghiên cứu mô hình đầu tư tài chính hiện đại gồm: Lý thuyết danh mục Markowitz, lý thuyết thị trường vốn, mô hình định giá tài sản CAPM và Fama French 3 nhân tố. Áp dụng cho 6 các công ty niêm yết trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh từ 01/01/005-30/06/008. Khi sử dụng mô hình CAPM phiên bản Sharpe Lintner, tác giả ước lượng hệ số beta tương ứng với trường hợp danh mục thị trường là VN-Index và Danh mục thị trường là danh mục tối ưu từ 6 chứng khoán. Chỉ có 5 chứng khoán tuân thủ luật phân phối chuẩn. Nhưng tác giả sử dụng luật số lớn để cho rằng khi mở rộng mẫu quan sát thì tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán sẽ tuân thủ luật phân phối chuẩn. Luận văn thạc sỹ Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi ro của các chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM của tác giả Trần Minh Ngọc. Luận văn này trình bày và ứng dụng mô hình tài chính CAPM và APT cho chứng khoán niêm yết tại SGDCK TP. HCM từ 8/07/000-9/04/008 để xác định hệ số beta, chỉ tiêu đo lường rủi ro trong các

5 mô hình này. Tuy nhiên, đề tài không kiểm định quy luật phân phối của tỷ suất sinh lợi trước khi ước lượng bằng phương pháp OLS. Tác giả Nguyễn Ngọc Vũ có bài báo viết về đề tài này: Tính toán hệ số beta của một số công ty niêm yết tại sàn chứng khoán Hà Nội (HNX). Trong bài, tác giả ước lượng hệ sô beta bằng phương pháp bình phương bé nhất. Sử dụng 43 công ty niêm yết tại SGDCK Hà Nội và danh mục thị trường được sử dụng là chỉ số HNX-Index. Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu và ứng dụng mô hình định giá tài sản vốn cho TTCK Việt Nam (010) của tác giả Phạm Văn Sơn đã chứng minh có tồn tại mô hình CAPM tại SGDCK Tp.HCM. Đề tài này đã ước lượng hệ số beta của mô hình CAPM phiên bản Sharpe - Lintner và của Black bằng phương pháp FIML và GMM. Việc ước lượng này sử dụng dữ liệu tháng của 5 năm (05/005-05/010). Kết quả của nghiên cứu chưa chính xác bởi: dữ liệu chưa đủ dài nên không thể phản ánh được toàn bộ rủi ro của TTCK; dữ liệu ngày đã được chuyển sang dữ liệu tháng nên ảnh hưởng đến kết quả hồi quy. Luận văn: Vận dụng mô hình CAPM trong đo lường rủi ro hệ thống cổ phiếu ngành xây dựng niêm yết trên HOSE của Nguyễn Thị Tiến. Tác giả đã thực hiện mô hình CAPM cho 13 chứng khoán ngành xây dựng trong giai đoạn 0/1/010-06/03/01. Đây là nghiên cứu đối với một ngành và trong giai đoạn ngắn nên cũng chưa phản ánh chính xác được rủi ro hệ thống của TTCK Việt Nam. Đánh giá chung về các đề tài thực nghiệm ở Việt Nam Một là một số nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mô hình CAPM, phiên bản của Sharpe Lintner, ước lượng bằng phương pháp ước lượng OLS và sau đó kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy. Hai là mặc dù các chuỗi tỷ suất sinh lợi không tuân thủ quy luật phân phối chuẩn nhưng các tác giả đều sử dụng luật số lớn để cho

6 rằng chuỗi tỷ suất sinh lợi tuân thủ quy luật phân phối chuẩn khi gia tăng kích thước mẫu.. Do đó, các nghiên cứu này bỏ qua một vấn đề khá nghiêm trọng trong kiểm định các giả thuyết mô hình hồi quy là khi các ước lượng có thể bị chệch và không hiệu quả. Ba là dữ liệu thời gian của các nghiên cứu là dữ liệu tháng và khá ngắn (dưới 5 năm) nên số lượng quan sát chưa lớn vì vậy chưa phản ánh được chính xác rủi ro hệ thống của TTCK Việt Nam. Bốn là trong hơn 10 năm hoạt động TTCK đã nhiều lần thay đổi biên độ nhưng các nghiên cứu trước chưa xem xét mức độ tác động của việc điều chỉnh biên độ giao dịch đến rủi ro hệ thống. Mặc dù kết luận của các nghiên cứu trên là có tồn tại mô hình CAPM nhưng nghiên cứu của các đề tài này chưa đủ cơ sở để chấp nhận. Do đó trong luận văn mới này, tác giả sẽ kế thừa và khắc phục nhược điểm của một số đề tài trước. Đầu tiên, tác giả sẽ hệ thống hóa ưu điểm, nhược điểm của mô hình để có cái nhìn tổng quát hơn về mô hình CAPM trong đo lường rủi ro hệ thống. Và kế thừa phương pháp tiếp cận của các đề tài trên để thực hiện lại việc ước lượng tìm ra hệ số beta và kiểm định mô hình với dữ liệu giá với độ dài 10 năm. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu tác động của việc điều chỉnh biên độ giao dịch bằng cách ước lượng theo các khoảng thời gian khác nhau để so sánh mức độ rủi ro của TTCK theo từng giai đoạn. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Chương : Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả ước lượng, kiểm định mô hình CAPM và khuyến nghị đối với nhà đầu tư.

7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM) 1.1 RỦI RO TRONG ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU 1.1.1 Khái niệm rủi ro 1.1. Phân loại rủi ro a. Rủi ro phi hệ thống b. Rủi ro hệ thống 1.1.3 Đo lƣờng lợi tức và rủi ro a. Đo lường lợi tức của một chứng khoán Lợi tức trung bình của một chứng khoán Lợi tức kỳ vọng của một chứng khoán. b. Đo lường rủi ro của một chứng khoán Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức 1. MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM 1..1 Các giả định của mô hình Markowitz (1959) đã đặt nền tảng của mô hình CAPM. Mô hình này dựa trên các giả định như giả định của thị trường vốn. [1, tr. 173-174] 1. Các nhà đầu tư cá nhân đều là các nhà chấp nhận giá.. Các nhà đầu tư dự kiến đầu tư trong cùng một khoảng thời gian. 3. Không có thuế và phí giao dịch. 4. Nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay ở cùng mức lãi suất phi rủi ro. 5. Các nhà đầu tư đều quan tâm tới thu nhập kì vọng và phương sai của thu nhập. Họ ưa thích thu nhập kỳ vọng gia tăng và đối với phương sai thì ngược lại. (Điều kiện hiệu quả của vấn đề này là phân phối của thu nhập tuân theo phân phối chuẩn).

8 6. Các nhà đầu tư có cùng thông tin và tin tưởng vào luật phân phối của thu nhập. 7. Thị trường gồm tất cả tài sản đều có thể mua bán và có thể chia nhỏ không hạn chế. 1.. Mô hình CAPM phiên bản của Sharpe Lintner Dựa trên công trình cả Markowitz, Sharpe và Lintner rút ra được từ mô hình CAPM là giả định tồn tại các khoản cho vay và đi vay với lãi suất phi rủi ro. Thu nhập kỳ vọng của tài sản i: E[R i ] = R f + β im (E[R i ] R f ) (1.9) Cov ( Ri, Rm) (1.10) Var[ Rm] 1..3 Mô hình CAPM phiên bản của Black Trong điều kiện không tồn tại tài sản phi rủi ro, Black (197) đã đưa ra phiên bản tổng quát của mô hình CAPM. E[R i ] = α im + β im E[R m ] (1.13) Và đề xuất cuả phiên bản Black là: α im = E[R 0m ] (1- β im ) i (1.16) 1..4 Đánh giá mô hình CAPM a.ưu điểm của mô hình CAPM Với cơ sở lý luận chặt chẽ và sự đơn giản, mô hình CAPM trở thành một mô hình có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính. Nó được xem là hiệu quả và đã tồn tại suốt hơn 40 năm qua. Hệ số beta của mô hình CAPM được sử dụng để phân tích và dự báo rủi ro của các công ty trên TTCK. Mô hình CAPM có thể sử dụng để tính tỷ suất sinh lợi yêu cầu của từng công ty (tỷ suất sinh lợi yêu cầu khi công ty đầu tư vốn vào từng công ty được xác định bằng cách ước lượng E(R i ) của công ty bằng tỷ suất sinh lợi phi rủ ro cộng phần thưởng rủi ro.

9 Ba là tỷ suất sinh lợi yêu cầu của từng công ty được sử dụng làm lãi suất chiết khấu khi thẩm định các dự án đầu tư của từng công ty hay của các ngành nghề. b. Nhược điểm của mô hình CAPM Mô hình CAPM còn tồn tại những vấn đề cần xem xét sau: - Mô hình chỉ xác định beta trong hiện tại mà thôi. Từ nghiên cứu thực nghiệm cho thấy beta không ổn định theo thời gian. - Mô hình dựa vào quá nhiều giả định trong khi thực tế không có đầy đủ giả định như thế. - Thực tế có các nhân tố khác ngoài lãi suất phi rủi ro và rủi ro hệ thống được sử dụng để xác định tỷ suất sinh lợi mong đợi của hầu hết các chứng khoán. - Nhà đầu tư không hoàn toàn bỏ qua rủi ro không hệ thống. Với những hạn chế cơ bản trên, hệ số beta chưa thực sự phản ánh đầy đủ ý nghĩa cũng như tác dụng của nó trong nền kinh tế. Thực tế còn nhiều yếu tố tác động đến rủi ro. Đặc biệt là việc điều chỉnh biên độ giao dịch để quản lý mức độ biến động (rủi ro) của cổ phiếu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng beta vẫn là biến phù hợp để đo lường rủi ro. Đối với các nhà đầu tư ngại rủi ro, beta cung cấp thông tin cho việc kỳ vọng mức lợi nhuận tối thiểu; là cơ sở để đưa ra lựa chọn các chứng khoán và thiết lập danh mục đầu tư phù hợp. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

10 CHƢƠNG THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.1. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.1.1 Mô tả dữ liệu và phƣơng pháp thu thập Với dữ liệu đầu vào của mô hình CAPM là dữ liệu ngày. Để đảm bảo tính chính xác cho mô hình, đề tài sử dụng dữ liệu 10 năm..1. Xử lý số liệu Từ dữ liệu của 1 chứng khoán, ta tính tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán và danh mục thị trường dựa trên logarit tự nhiên của giá đóng của mỗi ngày chia cho giá đóng của của ngày giao dịch kề trước. Như vậy, TSSL của các chứng khoán không bao gồm cổ tức được chia trong các năm. Danh mục thị trường là chỉ số VN-Index. Lãi suất phi rủi ro được sử dụng là lãi suất tính bình quân trong vòng 10 năm (004-014) của tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm..1.3. Phân chia dữ liệu Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của biên độ giao động giá. Dữ liệu thu thập được chia làm 3 giai đoạn để thực hiện ước lượng. + Giai đoạn 1: Từ ngày 03/06/004 đến 6/03/008. + Giai đoạn : Từ 18/8/008 đến 14/1/013. + Giai đoạn 3: Từ 15/1/013 đến 15/08/014.. PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG THÍCH HỢP CỰC ĐẠI (FIML) VÀ MOMENT TỔNG QUÁT (GMM)..1 Phƣơng pháp thích hợp cực đại FIML.. Phƣơng pháp Moment tổng quát GMM..3 Chuyển hóa dữ liệu.3. KIỂM ĐỊNH VIỆC QUY LUẬT PHÂN PHỐI CHUẨN VÀ TÍNH DỪNG VỚI TỶ SUẤT LỢI TỨC CỦA CÁC CỔ PHIẾU.3.1. Kiểm định phân phối chuẩn.3. Kiểm định tính dừng

11.4 ƢỚC LƢỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CAPM PHIÊN BẢN CỦA SHARPE LINTNER..4.1 Sử dụng phƣơng pháp thích hợp cực đại (FIML) với dữ liệu tỷ suất sinh lợi tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Z mt Z mt Mô hình CAPM: t (.1) Khi xuất hiện ràng buộc (α = 0) trong mô hình CAPM của Sharpe- Lintner thì các tham số ước lượng của mô hình ràng buộc là: T t 1 T ˆ * t 1 t T mt (.0) t t Z Z 1Z mt T ˆ * 1 * * ' ( Z ˆ Z )( Z ˆ Z ) (.1) b. Kiểm định mô hình Giả thuyết H 0 là mô hình CAPM có hiệu lực và đối thiết H 1 là mô hình CAPM không có hiệu lực. Kiểm định giả thiết α = 0 Ta sẽ bác bỏ giả thiết H 0 nếu giá trị ước lượng của α < 0 hoặc α> ˆ 0 0. Để xác định ta sử dụng giá trị thống kê t, giá trị 0 ˆ ˆ này tính giá trị sai số ước lượng OLS của α so với 0 tuân thủ theo luật phân phối Student với T- bậc tự do. Nếu giá trị tuyệt đối của t α=0 > t 0,05, T- ta bác bỏ giả thuyết H 0 với mức ý nghĩa 5%. Kiểm định Wald Thống kê kiểm định J 0 Thống kê Wald sẽ là: 0 ' 1 ˆ m ' 1 ˆ Var ˆ ˆ T 1 ˆ ˆ ˆ J (.4) Tiêu chuẩn kiểm định Fisher Thống kê kiểm định J 1 Ta có giá trị thống kê kiểm định J0 tuân thủ quy luật phân phối Chi bình phương với N bậc tự do. Điều này là không chắc chắn đối với các mẫu có quy mô nhỏ. mt t m mt

1 ( T N 1) ˆ ' 1 J 1 ˆ ˆ 1 ~ F( N, T N N ˆ m 1 m (.5) Như vậy, ta có thể thiết lập kiểm định Wald J 0 và kiểm định Fisher với mẫu có quy mô nhỏ J 1 bằng cách sử dụng các tham số ước lượng từ mô hình không ràng buộc. Kiểm định tỷ lệ thích hợp Thống kê kiểm định J và J 3 - Kiểm định dựa trên kết quả tiệm cận J a * ˆ LR T log ˆ log ~ N 1) (.31) Theo giả thiết H 0, luật phân phối các mẫu xác định J có thể khác biệt so với luật phân phối của nó đối với mẫu lớn hơn. Điều chỉnh đối với J có đặc tính mẫu tốt hơn ta có giá trị thống kê: N ( T ) N ˆ * ˆ a J 3 J ( T )[ Log log ] ~ N (.3) T.4. Sử dụng phƣơng pháp Moment tổng quát (GMM) với dữ liệu tỷ suất lợi tức không tuân theo quy luật phân phối chuẩn. a. Ước lượng mô hình Các ước lượng tham số sẽ bằng: ˆ T ˆ Z m 1 T T b. Kiểm định tính hiệu lực của mô hình ˆ m 1 Z m ˆ ˆ m ˆ Z ˆ m m ˆ m (.37) (.38) Trị thống kê kiểm định sẽ là: 1 ' ' 1 1 ' J ˆ ˆ 7 T R D T ST DT R (.44) Với giả thuyết H 0 là ˆ 0 thì J 7 ~ N.5 ƢỚC LƢỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CAPM BETA ZERO PHIÊN BẢN CỦA BLACK..5.1 Sử dụng phƣơng pháp thích hợp cực đại (FIML) với dữ

13 liệu tỷ suất sinh lợi tuân theo quy luật phân phối chuẩn. a. Ước lượng mô hình Mô hình của Black là: E[R t ] = iγ + β(e[r mt ] γ) = (i - β)γ + β E [R mt ] (.45) Mô hình không ràng buộclà: R t R mt t (.46) b. Kiểm định tính hiệu lực của mô hình Kiểm định tỷ lệ thích hợp có thể được thiết lập giống với kiểm định của mô hình Sharpe - Lintner trong (.35). J 4 được xác định là giá trị thống kê kiểm định, ta có: ˆ * log ˆ a J T[log ] (.81) 4 ~ Điều chỉnh J 4, để cải thiện các thuộc tính của mẫu có qui mô nhỏ. J 5 là giá trị thống kê kiểm định đã được điều chỉnh: N * 5 )[log ˆ log ˆ a J ( T ] ~ (.8) N 1 Trong mẫu nhỏ, quy luật phân phối của trị kiểm định theo giả thiết H 0 của J 5 là luật phân phối Chi bình phương. Kiểm định giả thiết H 0 mà hệ số chặn của mô hình tỷ suất sinh lợi vượt trội thị trường có = 0. Giá trị thống kê kiểm định sẽ là: N T 1 1 ( ˆ m ) 1 J 6 1 ˆ( ) ˆ ˆ( ) ~ F (.83) N, T N 1 T m.5. Sử dụng phƣơng pháp Momen tổng quát (GMM) với dữ liệu tỷ suất lợi tức không tuân theo quy luật phân phối chuẩn. a. Ước lượng mô hình b. Kiểm định tính hiệu lực của mô hình Tương tự như sử dụng phương pháp Momen tổng quát (GMM) với dữ liệu tỷ suất lợi tức tuân theo quy luật phân phối chuẩn. KẾT LUẬN CHƢƠNG N 1

14 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CAPM VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI NHÀ ĐẦU TƢ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ MẪU NGHIÊN CỨU 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK VN 3.1. Tình hình thay đổi biên độ giao dịch Đến nay TTCK Việt Nam đã 10 lần thay đổi biên độ giao dịch: 1. Ngày 8/07/000: Phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE: +/-. Ngày 13/06/001: Biên độ được điều chỉnh từ ±% lên ±7%. 3. Ngày 15/10/001: Trung tâm GDCK đưa ra biên độ ±%. 4. Ngày 01/08/00: Tăng biên độ giá từ ±% lên ±3%. 5. Ngày 3/1/00: Tăng biên độ từ ±3%. lên ±5%. 6. Ngày 7/03/008: Biên độ giao dịch còn +/-1% (HOSE). 7. Ngày 07/04/008: Biên độ được tăng từ 1% lên +/-%. 8. Ngày 16/06/008: Biên độ giao dịch được tăng lên +/-3% 9. Ngày 18/08/008: Tăng biên độ thêm +/-% thành +/-5% 10. Ngày 15/1/013: Biên độ với HSX là 7%, HNX là 10%. 3.1.3 Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được sử dụng là số liệu ngày, trong vòng 10 năm của các chứng khoán niêm yết trên TTCK Việt Nam. Theo thống kê thì chỉ có 1 chứng khoán đảm bảo yêu cầu về dữ liệu. 3.. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU VNI có tỷ suất sinh lợi trung bình theo ngày là thấp nhất. Và SGH có tỷ suất sinh lợi cao nhất. Trong 1 cổ phiếu, có 17 cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi dương và 4 cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi âm.

15 3.3. KIỂM ĐỊNH VIỆC QUY LUẬT PHÂN PHỐI CHUẨN VÀ TÍNH DỪNG VỚI TỶ SUẤT LỢI TỨC CỦA CÁC CỔ PHIẾU Dựa vào kết quả kiểm định quy luật phân phối chuẩn của chuỗi tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán, ta thấy rằng trong 1 chuỗi tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên có 4 cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi tuân theo quy luật phân phối chuẩn: DPC, GIL, GMD, VTC. Thực hiện kiểm định Dickey-Fuller, theo kết quả ở bảng 3.4, tất cả các chuỗi tỷ suất sinh lợi đều có xác suất sai lầm khi bác bỏ giả thiết chuỗi dừng là 1. Vậy tất cả chuỗi dữ liệu đều có tính dừng. 3.4 KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG MÔ HÌNH CAPM Đối với các chứng khoán mà tỷ suất sinh lợi tuân theo quy luật phân phối chuẩn thì sẽ thực hiện phương pháp thích hợp cực đại (FIML) để ước lượng mô hình CAPM. 17chứng khoán còn lại sẽ được áp dụng phương pháp Moment tổng quát để thực hiện việc ước lượng mô hình với cả phiên bản. 3.4.1 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình CAPM phiên bản của Sharpe Lintner a. Sử dụng phương pháp FIML Mô hình không ràng buộc Thực hiện ước lượng mô hình không ràng buộc. Ta có kết quả ước lượng như bảng 3.5. Theo đó, hệ số α không có ý nghĩa vì xác suất sai lầm (bằng 1-Prob) khi bác bỏ giả thiết H 0 cho rằng α=0 của 4 chứng khoán đều nhỏ hơn 0,95. Do đó, với mức ý nghĩa 0,05 ta có thể kết luận rằng tất cả hệ số α của 4 chứng khoán đều bằng 0. Vì vậy ta tiếp tục thực hiện ước lượng mô hình ràng buộc. Mô hình ràng buộc Thực hiện ước lượng lại mô hình khi α=0. Kết quả ước lượng và kiểm định Student đối với từng hệ số ở bảng 3.6. Ta thấy các hệ số

16 beta đều nhỏ hơn 1. Vậy rủi ro hệ thống của các chứng khoán đếu thấp hơn rủi ro của thị trường. Thậm chí giá trị beta của GIL còn nhỏ hơn 0, điều đó cho thấy chứng khoán này có mức rủi ro hệ thống thấp hơn và biến động ngược chiều với rủi ro danh mục thị trường. b. Sử dụng phương pháp GMM Mô hình không ràng buộc Đối với mô hình không ràng buộc. Sử dụng phương pháp GMM với 17 mã cổ phiếu. Kết quả ước lượng thể hiện ở bảng 3.7. Ta có, các hệ số α không có ý nghĩa vì xác suất sai lầm (bằng 1-Pro) khi bác bỏ giả thiết H 0: α=0 của 17 chứng khoán trên đều nhỏ hơn 0,95. Do đó, với mức ý nghĩa 0,05 có thể kết luận tất cả hệ số α của 17 chứng khoán trên đều bằng 0. Mô hình ràng buộc Bảng 3.8: Giá trị ƣớc lƣợng mô hình CAPM ràng buộc phiên bản của Sharpe Lintner bằng phƣơng pháp GMM STT CK Hệ số Giá trị Kết Ghi chú ƣớc lƣợng luận 1 AGF C() 0.67517 <1 C() là hệ số BBC C(4) 0.64689 <1 C(4) là hệ số 3 BPC C(6) 0.051554 <1 C(6) là hệ số 4 BT6 C(8) 0.093086 <1 C(8) là hệ số 5 CAN C(10) 0.081043 <1 C(10) là hệ số 6 DHA C(1) 0.111743 <1 C(1) là hệ số 7 HAP C(0) 1.083168 >1 C(0) là hệ số 8 HAS C() 0.071957 <1 C() là hệ số 9 KHA C(4) 0.03167 <1 C(4) là hệ số 10 LAF C(6) 0.30754 <1 C(6) là hệ số 11 PMS C(8) -0.000651 <1 C(8) là hệ số

17 1 REE C(30) 1.0914 >1 C(30) là hệ số 13 SAM C(3) 1.18800 >1 C(3) là hệ số 14 SAV C(34) 0.076707 <1 C(34) là hệ số 15 SGH C(36) 0.053415 <1 C(36) là hệ số 16 TMS C(38) 0.0839 <1 C(38) là hệ số 17 TS4 C(40) 0.74583 <1 C(40) là hệ số Ta thấy các hệ số beta đều khác 1. Đa số các chứng khoán có hệ số beta dương và nhỏ hơn 1. 3 cổ phiếu này có mức rủi ro cao là REE, SAM, HAP với hệ số beta lớn hơn 1 3.4. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình CAPM phiên bản Black a. Sử dụng phương pháp FIML Mô hình không ràng buộc Sử dụng phương pháp FILML để ước lượng với 4 mã cổ phiếu: DPC, GIL, GMD và VTC. Từ bảng 3.9, ta thấy rằng với mức ý nghĩa 0,05 ta có thể kết luận tất cả hệ số α của 4 chứng khoán trên đều bằng 0. Vì vậy, tiếp tục ước lượng với mô hình ràng buộc. Mô hình ràng buộc Theo kết quả từ bảng 3.10, ta thấy rằng hệ số beta của cả 4 chứng khoán đều nhỏ hơn 1 hay rủi ro hệ thống của các cổ phiếu này đều nhỏ hơn rủi ro của danh mục thị trường. Bên cạnh đó ta còn thấy có mã cổ phiếu GIL có hệ số beta âm, tức là sự biến động giá của GIL ngược hướng với thị trường. b. Sử dụng phương pháp GMM Mô hình không ràng buộc Theo kết quả như bảng 3.11: các hệ số α không có ý nghĩa. Do đó, với mức ý nghĩa 0,05 ta có thể kết luận tất cả hệ số α của 17 chứng khoán trên đều bằng 0. Vì vậy, ta tiếp tục thực hiện ước lượng lại mô hình khi α=0

18 Mô hình ràng buộc Bảng 3.1: Giá trị ƣớc lƣợng mô hình CAPM ràng buộc phiên bản của Black bằng phƣơng pháp GMM STT CK Hệ số Giá trị Kết luận Ghi chú ƣớc lƣợng 1 AGF C() 0.67490 <1 C() là hệ số BBC C(4) 0.646787 <1 C(4) là hệ số 3 BPC C(6) 0.051573 <1 C(6) là hệ số 4 BT6 C(8) 0.093113 <1 C(8) là hệ số 5 CAN C(10) 0.08091 <1 C(10) là hệ số 6 DHA C(1) 0.111739 <1 C(1) là hệ số 7 HAP C(0) 1.083117 >1 C(0) là hệ số 8 HAS C() 0.07198 <1 C() là hệ số 9 KHA C(4) 0.031168 <1 C(4) là hệ số 10 LAF C(6) 0.307455 <1 C(6) là hệ số 11 PMS C(8) -0.000738 <1 C(8) là hệ số 1 REE C(30) 1.091480 >1 C(30) là hệ số 13 SAM C(3) 1.17788 >1 C(3) là hệ số 14 SAV C(34) 0.076634 <1 C(34) là hệ số 15 SGH C(36) 0.053371 <1 C(36) là hệ số 16 TMS C(38) 0.0884 <1 C(38) là hệ số 17 TS4 C(40) 0.74508 <1 C(40) là hệ số Đa số các chứng khoán đều có mức rủi ro biến động cùng chiều và thấp hơn danh mục thị trường, ngoại trừ 3 cổ phiếu HAP, REE, SAM. Ta thấy rằng ước lượng mô hình CAPM phiên bản của Sharpe Lintner hay Black đều cho cùng kết quả là 3 cổ phiếu HAP, REE, SAM có mức rủi ro lớn hơn danh mục thị trường. Và các cổ phiếu còn lại có mức rủi ro dương và thấp hơn so với danh mục thị trường. 3.4.3 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình CAPM theo giai đoạn Bởi vì, thị trường chứng khoán có nhiều đợt thay đổi biên độ giao dịch (10 lần kể từ khi hình thành) để điều chỉnh thị trường. Do vậy để loại bỏ sự ảnh hưởng của các quy định về biên độ giao dịch

19 với từng khoảng thời gian, đồng thời cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa biên độ giao động và mức rủi ro, ta chia thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ 03/06/004-6/03/008. Đây là khoảng thời gian mà biên độ giao dịch là: ±5%. VNI đạt mức cao nhất trong lịch sử là: 1170,67 điểm (1/03/007). Đồng thời, số lượng doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán tăng nhanh. + Giai đoạn : Từ 18/8/008-14/1/013. Thời gian này, biên độ giao dịch là: + /-5%. Thời gian này hoạt động của trường chứng khoán suy giảm mạnh khiến VNI về mức thấp nhất trong lịch sử là: 35 (4//009). Đây là khoảng thời gian mà thị trường chứng khoán không nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. + Giai đoạn 3: Từ 15/1/013-15/08/014. Trong khoảng thời gian này: Biên độ giao dịch với HSX là 7%, HNX sẽ là 10%. Riêng khoảng thời gian từ 7/3/008 đến 18/08/008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, ta thấy chỉ trong vòng 05 tháng mà biên độ giao dịch được điều chỉnh tới 04 lần. Điều đó cho thấy sự biến động của giá chứng khoán rất phức tạp, các nhà đầu tư không thể xác định được mức rủi ro. Vì vậy không đưa khoảng thời gian này vào để ước lượng. Mặt khác do kết quả của phương pháp FIML và GMM là gần bằng nhau nên ta sử dụng phương pháp GMM để ước lượng cho tất cả các cổ phiếu. a. Mô hình CAPM phiên bản của Sharpe Lintner Theo kết quả ở bảng 3.13, do xác suất của các hệ số α đều nhỏ hơn 0,05. Vì vậy ta tiếp tục thực hiện ước lượng mô hình ràng buôc với α=0. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.14. b. Mô hình CAPM phiên bản của Black Theo kết quả ở bảng 3.15, do xác suất của các hệ số α đều nhỏ hơn 0,05. Vì vậy ta tiếp tục thực hiện ước lượng mô hình ràng buôc với α=0. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.16.

0 Theo kết quả ước lượng được từ 4 bảng trên ta thấy rằng hệ số beta cao nhất là giai đoạn 3 và thấp nhất là giai đoạn 1. Điều đó chứng tỏ rằng có tồn tại mối quan hệ giữa biên độ giao động và mức độ rủi ro. Trong giai đoạn 1 là giai đoạn TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành, có nhiều cổ phiếu đang được niêm yết mới nên mức độ biến động giá chưa cao. Giai đoạn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của suy thoái kinh tế thế giới nên mức độ rủi ro cũng cao hơn. Sang giai đoạn 3, TTCK có dấu hiệu phục hồi, biên độ giao động được mở rộng hơn so với giai đoạn trước cho phép mức giá biến động mạnh hơn và vì thế rủi ro cũng cao hơn. 3.5 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CAPM 3.5.1 Kết quả kiểm định mô hình CAPM phiên bản của Sharpe Lintner Tiến hành kiểm định tính hiệu lực của mô hình CAPM phiên bản của Sharpe Lintner thông qua các tiêu chuẩn kiểm định đã được đề cập ở chương. Theo bảng 3.17 cho thấy nên mô hình CAPM phiên bản Sharpe Lintner có hiệu lực. Vậy, có thể sử dụng mô hình CAPM phiên bản của Sharpe Lintner để ước lượng hệ số beta cho các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. 3.5. Kết quả kiểm định mô hình CAPM phiên bản Black Kết quả từ bảng 3.18 cho thấy mô hình CAPM phiên bản Black có hiệu lực. Điều này có nghĩa rằng có thể sử dụng mô hình CAPM phiên bản của Sharpe Lintner để ước lượng hệ số beta cho các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. 3.6 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƢ 3.6.1 Sử dụng kết quả của đề tài Sau quá trình nghiên cứu ta nhận thấy kết quả ước lượng bằng cả phiên bản của mô hình CAPM và phương pháp đều thể hiện rằng đa số các chứng khoán trong mẫu nghiên cứu đều có hệ số rủi ro thấp hơn 1. Điều đó chứng tỏ rằng các chứng khoán đó đều có mức thay

1 đổi thấp hơn mức thay đổi của thị trường. Có một vài chứng khoán có mức rủi ro cao hơn danh mục thị trường. Kết quả đề tài có độ tin cậy cao, phản ánh được mức rủi ro hệ thống thực tế của các cổ phiếu bởi vì: + Độ dài dữ liệu được sử dụng cho chạy mô hình CAPM gần như đã bao trùm toàn bộ thời gian hoạt động của TTCK Việt Nam. + Các chứng khoán được lựa chọn đưa vào nghiên cứu có thời gian niêm yết dài trên TTCK nên các thông tin về chứng khoán có sự rõ ràng, công khai và chính xác cao. Theo kết quả ước lượng được ta có các cổ phiếu có hệ số rủi ro lớn hơn 1 gồm 3 cổ phiếu: HAP, REE, SAM. Với các mã cổ phiếu này, nếu VN-Index có dấu hiệu tăng lên thì sẽ là thời điểm mua vào vì giá cổ phiếu sẽ tăng lên theo chỉ số thị trường. Ngược lại nên bán ra khi VN-Index có dấu hiệu suy giảm. Các mã cổ phiếu còn lại đều có hệ số rủi ro nhỏ hơn 1. Thậm chí có mã cổ phiếu có beta âm. Dựa vào kết quả này nhà đầu tư có thể lựa chọn các cổ phiếu phù hợp với mục đích để đầu tư. Khi thị trường bất ổn, nên lựa chọn các cổ phiếu có beta nhỏ hơn 1 để hạn chế rủi ro. Các cổ phiếu này được sử dụng cho chiến lược phòng vệ. Đặc biệt khi thị trường có xu hướng giảm giá thì nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu có hệ số beta âm như PMS, GIL. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần lưu ý rằng kết quả ước lượng hệ số beta tại TTCK Việt Nam chỉ phản ánh được rủi ro hệ thống chứ không thể hiện toàn bộ rủi ro của doanh nghiệp, vì: Về mức giá, theo quy luật, mức giá sẽ là chỉ số phản ánh mọi thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, mức giá chỉ thể hiện một phần nhỏ về doanh nghiệp, phần lớn là do sự tác động từ cung cầu về cổ phiếu của các nhà đầu cơ. Đặc biệt, tâm lý đầu tư theo bầy đàn hay hiệu ứng đám đông luôn chi phối mạnh

mẽ đến giá cổ phiếu. Do vậy, beta được tính toán từ mức giá này không thể nói lên toàn bộ rủi ro của doanh nghiệp. Về danh mục thị trường, chỉ số Vn-Index không đại diện được cho danh mục thị trường. Bởi danh mục này chưa có đầy đủ các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế và trong từng lĩnh vực không bao gồm các doanh nghiệp đại diện cho lĩnh vực đó, do còn thiếu các công ty lớn. Chính vì vậy, sự biến động của danh mục chưa đánh giá chính xác sự biến động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, quy mô của mẫu nghiên cứu còn nhỏ do số lượng mã cổ phiếu đáp ứng yêu cầu là rất ít. Tóm lại, hệ số beta không hoàn toàn phản ánh được rủi ro của cổ phiếu. Nhà đầu tư cần xem xét, kết hợp thêm các yếu tố khác trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, beta vẫn rất hữu ích khi ta coi đó như một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. 3.6. Sử dụng mô hình và phƣơng pháp ƣớc lƣợng Theo kết quả kiểm định tính hiệu lực ta thấy, các phiên bản của mô hình CAPM đều có hiệu lực tại TTCK Việt Nam. Mặc dù có sự khác biệt giữa hệ số beta khi cùng ước lượng bằng hai mô hình khác nhau nhưng tính hiệu lực của mô hình khá cao điều đó thể hiện qua xác suất sai lầm khi bác bỏ giả thiết H 0. Vì vậy, ta có thể sử dụng cả phiên bản để đo lường rủi ro cho TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên sử dụng mô hình CAPM phiên bản Black vì phiên bản này bỏ bớt giả định về lãi suất phi rủi ro nên cách thức ước lượng đơn giản hơn và kết quả gần với thực tế hơn. Phương pháp GMM có thể ước lượng được tất cả các chứng khoán mà mô hình OLS hay FIML không thể thực hiện được. Đa số các dữ liệu thu thập được đều không tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Các nhà đầu tư nên lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp với dữ liệu. Tuy nhiên, sử dụng GMM là phương pháp hữu hiệu nhất, khả năng ứng dụng cao.

3 Các nhà đầu tư cũng cần xem xét đến mức độ ảnh hưởng của các lần thay đổi biên độ giao dịch. Cụ thể là theo kết luận của đề tài khi chia làm 3 giai đoạn để ước lượng thì nếu biên độ giao dịch rộng thì rủi ro cũng cao hơn. Mặt khác khi biên độ giao dịch được nới rộng, giá chứng khoán mới thể hiện được quan hệ cung cầu trên thị trường. Vì vậy, khi biên độ giao dịch rộng thì kết quả ước lượng beta sẽ phản ánh đúng mức rủi ro hệ thống của các chứng khoán. Để phản ánh được toàn bộ rủi ro hệ thống của chứng khoán thì cần sử dụng dữ liệu với thời gian dài để ước lượng. Nhưng với điều kiện hạn chế về nguồn dữ liệu, thời gian, công sức thì nhà đầu tư có thể nên sử dụng dữ liệu từ ngày 15/1/013 đến nay. Mặc dù thời gian của số liệu là hơn 1 năm nên kết quả nghiên cứu sẽ chỉ phản ánh được rủi ro hệ thống trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, sử dụng kết quả nghiên cứu đó là phù hợp bởi các lý do: + Trong thời gian này, TTCK dần ổn định, không theo hiệu ứng đám đông, xuất hiện bong bóng như vài năm đầu, không sụt giảm nghiêm trọng như trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới. + Biên độ giao dịch được nới rộng: 7% đối với HSX và 10% với HNX. Vì vậy, giá chứng khoán sẽ biến động theo sát cung cầu của thị trường, phản ánh chính xác hơn rủi ro hệ thống. + Sử dụng chỉ số Vn-Index làm danh mục thị trường là hợp lý. Vì số lượng cổ phiếu toàn thị trường khá ổn định. Cụ thể là không quá ít như những năm đầu, không gia tăng ồ ạt như giai đoạn 007-009 và cũng có rất ít cổ phiếu bị hủy niêm yết. Tóm lại, để thuận tiện, đơn giản và chính xác khi ứng dụng mô hình CAPM thì nhà đầu tư nên sử dụng mô hình CAPM phiên bản Black, phương pháp ước lượng GMM và thời gian ước lượng là từ 15/1/013 trở đi. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

4 KẾT LUẬN Bên cạnh việc hệ thống lại toàn bộ lý thuyết về mô hình CAPM, luận văn đã thực hiện vận dụng mô hình vào thực tế để đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Để từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với nhà đầu tư. Qua quá trình ước lượng mô hình CAPM, luận văn đã xác định được rủi ro hệ thống của các chứng khoán. Đồng thời qua việc kiểm định tính hiệu lực đã cho thấy mô hình CAPM với hai phiên bản của Sharpe và Black đều có hiệu lực. Vì vậy nhà đầu tư có thể sử dụng mô hình CAPM để phục vụ mục đích đầu tư. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình CAPM nhà đầu tư cần lưu ý đến độ dài của dữ liệu, bởi với từng khoảng thời gian khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Mặt khác, việc liên tục điều chỉnh biên độ giao động cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả chạy mô hình. Bên cạnh những đóng góp tích cực, đề tài này còn có những thiếu sót, hạn chế như: quy mô của đề tài chưa bao quát hết thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy đề tài sẽ khắc phục khi tương lai có nhiều mã chứng khoán đáp ứng yêu cầu về dữ liệu.