Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S"

Bản ghi

1 Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 Số trang 94 tr. + Nguyễn Thị Huyền Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: Người hướng dẫn: TS. GVC. Lê Văn Bính Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu một số nét tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em; Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền trẻ em; Pháp luật Việt nam về bảo vệ quyền trẻ em, trên cơ sở nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta hiện nay. Keywords: Luật Quốc tế; Pháp luật nước ngoài; Quyền trẻ em Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa về Trẻ em. Trẻ em hôm nay là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc và mỗi gia đình mai sau. Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau và ở nhiều mặt như miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, được khuyến khích đưa trẻ đến trường, phổ cập giáo dục tiểu học, được hỗ trợ tiền sách vở, được miễn giảm học phí đối với trẻ em con hộ nghèo, ở vùng sâu vùng xa, được tạo điều kiện vui chơi giải trí nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, ngày tết trung thu. Với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ vào đời sớm thì xã hội cũng mở rộng vòng tay trong điều kiện có thể như: phát triển, nâng cấp các mái ấm, nhà nuôi, trường tương lai, viện mồ côi Điều đó cho thấy đời sống xã hội ngày càng phát triển, trẻ em cũng có điều kiện được quan tâm, chăm lo nhiều hơn. song do một vài yếu tố chủ quan và khách quan như thiên tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ dân trí thấp trẻ em vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đói rét và vẫn bị giết hại trong những cuộc chiến, nhiều em bé phải đi lang thang xin ăn, đi đánh giầy, bán báo.v.v. hoặc phải lao động sớm trong điều kiện nặng nhọc độc hại để duy trì sự sống qua ngày, bị lạm dụng làm công cụ kiếm tiền cho bọn người xấu, trẻ em bị xâm hại lạm dụng tình dục, trẻ bị buôn bán, bị bắt cóc.v.v. 1

2 Ngày 20/11/1989, Liên hợp quốc đã thông qua và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản có hiệu lực từ ngày 20/11/1990. Trong lời mở đầu, công ước đã khẳng định: Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông Trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi dưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt trong tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bình đẳng và đoàn kết. Ngày 26 tháng 1 năm 1990, Việt Nam đã ký Công ước về quyền trẻ em 1989 và phê chuẩn Công ước ngày ngày 20 tháng 2 năm 1990, mà không kèm theo bảo lưu nào. Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và cũng là quốc gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước này. Việc phê chuẩn Công ước đã tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho việc bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những nghĩa vụ ràng buộc Việt Nam đối với việc thực thi Công ước. Tuy nhiên việc đảm bảo và thực hiện quyền trẻ cũng còn nhiều hạn chế, tình trạng xâm hại trẻ em thực sự đáng báo động, rất nhiều hành vi vi phạm quyền trẻ em mà chưa chịu sự trừng trị của pháp luât. Theo báo cáo năm 2009 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về tình hình trẻ em Việt Nam, thì tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đây diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong hai năm , cả nước đã xảy ra vụ (bình quân gần vụ một năm) [9.tr1]. Theo báo cáo của Bộ Công an (12/2009) cũng đưa ra con số hết sức lo ngại: Số vụ xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong ba năm (từ ), đã có trẻ em bị xâm hại tình dục, năm 2008 có trẻ em bị xâm hại, 9 tháng đầu năm 2009 có 813 trẻ em bị xâm hại (22 trẻ em bị giết, 246 trẻ em bị hiếp dâm, 267 trẻ em bị xâm hại tình dục...), có trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội [8.tr.2]. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em có hành vi bạo lực trẻ em. Điển hình là các vụ: Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành hạ trong một thời gian dài. Vụ chị Quản Thị Kim Hoa đánh đập nhóm trẻ được bố mẹ gửi tại gia đình chị (Biên Hòa, Đồng Nai). Vụ cháu Hồng Anh 4 tuổi ở Xuân Mai Hà Nội bị người cha hờ đánh đập, hành hạ dã man. Vụ cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi (Cà Mau) bị vợ chồng chủ trại nuôi tôm Minh Đức hành hạ trong suốt một thời gian dài bằng các hình thức dã man như dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt. Vụ việc bắt cóc, tống tiền không thành dẫn đến việc sát hại 2 trẻ em ở Đắk Lắk [57] Theo một thống kê của UNICEF, trung bình mỗi ngày thế giới có hơn trẻ em dưới 5 tuổi tử vong; hàng năm khoảng 500 triệu tới 1,5 tỷ trẻ em bị bạo hành; khoảng 150 triệu trẻ em tuổi từ 5-14 trở thành lao động chính. Ở một số khu vực của châu Á và châu Phi, số trẻ em không được chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng và đi học... lên đến hàng triệu. 2

3 Trẻ em bị tàn tật, trẻ em thuộc dân tộc thiểu số hoặc sống lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em sống trong các trung tâm giáo dưỡng và trẻ em tị nạn hoặc buộc phải di chuyển chỗ ở là những nhóm trẻ có nguy cơ bị bạo hành cao. Tại cuộc hội thảo giữa các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương về phòng chống tình trạng bạo hành trẻ em vào ngày 19/10/2006, ông Laurence Gray, Giám đốc phụ trách Vận động xã hội văn phòng World Vision khu vực phát biểu: Trong khi chúng ta luôn cho rằng nạn bạo hành ở trẻ em thường do những kẻ côn đồ gây ra nhưng trong thực tế trẻ thường bị bạo hành trong gia đình, xã hội và các tổ chức chính quyền. Việc đánh đập và xúc phạm về tình cảm và tâm lý của trẻ dưới bất cứ khung cảnh nào đều không thể chấp nhận được. Như vậy, có thể nói quyền trẻ em từ trước đến nay luôn là vấn đề được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em luôn diễn ra và ngày càng phức tạp, Chính phủ các nước phải hành động như thế nào đây để thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc phòng và loại trừ nạn bạo hành đối với trẻ em. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề về bảo vệ Quyền trẻ em trong phạm vi quốc gia và trên thế giới, nên học viên chọn Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền trẻ em cũng được chính thức đề cập trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Đã có khá nhiều sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu về quyền trẻ em: Những điều cần biết về quyền trẻ em Tác giả Vũ Ngọc Bình, sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1996; Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam - sách do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1996; Những tài liệu này đã góp phần làm sáng tỏ các quy chế pháp lý về quyền trẻ em, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ mang tính chất chung về quyền trẻ em ở Việt Nam mà chưa nêu nên được cơ sở pháp lý bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế, mối liên hệ giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong bảo vệ quyền trẻ em. Chính vì vậy nên tác giả chọn đề tài: Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em để nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm giúp cho người nghiên cứu hiểu hơn về hệ thống pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản như sau: Một số nét tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em; Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền trẻ em; 3

4 Pháp luật Việt nam về bảo vệ quyền trẻ em, trên cơ sở nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta hiện nay. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin về nhà nước và pháp luật, trên nền tảng tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người và sự phát triển của con người. Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, làm rõ cơ chế pháp lý và thực tiễn bảo vệ quyền trẻ em tại pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước và pháp luật Việt Nam. 4. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương. - Chương I: Khái quát chung về bảo vệ quyền trẻ em. - Chương II: Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam về Bảo vệ quyền trẻ em. - Chương III: Bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm hoàn hiện pháp luật Việt Nam. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trên thế giới Giai đoạn trƣớc năm 1989 Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu thế kỷ XVI, XVII và XVIII đã kéo theo tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em một cách phổ biến, khắp nơi trên thế giới, rất nhiều thảm kịch về trẻ em đã diễn ra. Thêm vào đó cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I ( ) đã đẩy hàng triệu trẻ em vào hoàn cảnh khốn khổ. Năm 1919, một tổ chức cứu trợ trẻ em đã được thành lập ở Anh và Thụy Điển. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã ban hành một số công ước nhằm bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vực lao động, việc làm và bảo trợ xã hội. Năm 1923, người sáng lập ra Quỹ cứu trợ trẻ em ở nước Anh bà Eglantuyne Jebb, khởi thảo hiến chương trẻ em. Đây được coi là mốc quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em. Năm 1924, tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em được Hội Quốc Liên thông qua, năm 1948 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Năm 1959 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn (thứ 2) về quyền trẻ em gồm 10 điểm. Tuyên ngôn khẳng định Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt nhất. Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 nêu rõ Các trẻ em phải được gia đình, xã 4

5 hội và quốc gia bảo hộ. Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 quy định Thanh thiếu niên phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột về kinh tế và xã hội. Một số văn kiện khác như Tuyên ngôn về việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong các trường hợp khẩn cấp hoặc xung đột vũ trang năm Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên năm 1985 cũng quy định nội dung tương tự Từ năm 1989 đến nay Sau 10 năm soạn thảo công ước về quyền trẻ em ( ) đã hoàn thành, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Năm 1990, tại New York đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh thế giới về trẻ em. Năm 2000 Liên Hợp Quốc còn thông qua hai nghị định bổ sung Công ước quyền trẻ em: Nghị định thư không bắt buộc về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang; Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em. Từ ngày 8/5 đến 10/5/2002, một khóa họp đặc biệt về trẻ em đã được Liên Hợp Quốc tổ chức tại New York. Hội nghị đã xác định những mục tiêu toàn cầu về trẻ em giai đoạn nhằm Xây dựng một thế giới phù hợp với trẻ em Tại Việt Nam Từ thế kỷ thứ XV, Bộ luật Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông ban hành đã có nhiều điều khoản quy định trách nhiệm của quan lại và dân chúng địa phương phải giúp đỡ trẻ em tàn tật, trẻ mồ côi Đến ngày nay Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn luôn chú trọng đến việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hiến pháp đầu tiêu của Việt Nam năm 1946 và các bản Hiến pháp sau 1959, 1980, 1992 cũng đã khẳng định Trẻ em được quyền săn sóc giáo dưỡng Để đảm bảo được quyền trẻ em thực hiện tốt và phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 được sửa đổi năm 2004; Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991; Bộ luật Lao động năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2002; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 Các nghị định, thông tư hướng dẫn và các văn bản dưới luật khác liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em đã được ban hành Khái niệm quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Khái niệm về trẻ em Trẻ em theo công ƣớc về quyền trẻ em năm 1989 và pháp luật nƣớc ngoài Điều 1, Công ước về quyền trẻ em đã ghi nhận Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Trung quốc: Điều 2, luật Bảo vệ người chưa thành niên quy định, trẻ em còn được gọi là trẻ chưa thành niên, là công dân dưới 18 tuổi. Nhật Bản: Điều 4, luật Phúc lợi trẻ em năm 1947 cũng quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Pháp luật tôn trọng và thực thi toàn bộ những quy định để đảm 5

6 bảo mọi phúc lợi cho trẻ em. Theo Điều 1 Luật liên bang Nga số 124-FZ ngày 21/7/1998 (sửa đổi), thì trẻ em được hiểu là người ở độ tuổi dưới Trẻ em theo pháp luật Việt Nam Từ những quy định về độ tuổi của người chưa thành niên trong các văn bản pháp luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật Hôn nhân gia đình; Bộ luật Lao động 1994 trên chúng ta có thể hiểu và đưa ra một khái niệm về trẻ em như sau Trẻ em là người dưới 18 tuổi, khái niện này phù hợp với Công ước quốc tế quyền trẻ em và pháp luật Việt Nam Quyền trẻ em Quyền trẻ em chính là quyền của con người được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính chất cuộc sống trẻ em Quyền trẻ em theo công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em Công ước về quyền trẻ em năm 1989 đã bao quát được tất cả các khía cạnh của quyền trẻ em, bao gồm: Quyền sống còn; quyền được phát triển; quyền được bảo vệ; quyền được tham gia và một số biện pháp bảo vệ dành cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Hiến pháp 1992, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã nói rõ quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em. Bộ luật Dân sự năm 2005 có những quy định riêng nhằm xác định địa vị pháp lý của trẻ em trong lĩnh vực dân sự, gồm quyền, nghĩa vụ và những đảm bảo pháp lý. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2005 đã có những quy định trẻ em như là một thành viên đặc biệt của gia đình, cần có sự bảo hộ pháp lý đặc biệt. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 xác định trẻ em với tư cách là một cá nhân, nên quyền có quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của trẻ em Đặc điểm các quan hệ pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em Đặc điểm các quan hệ pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em. Quan hệ pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, về bản chất thì đó chính là các quan hệ pháp luật điều chỉnh các quyền con người. Nguyên tắc chung của việc thực hiện điều ước quốc tế về quyền trẻ em là nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế (nguyên tắc Pacta sutservanda) đòi hỏi các quốc gia có nghĩa vụ thực thi các điều ước quốc tế một các tự nhiên và nghiêm chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của các thỏa thuận đó là các quyền trẻ em bao gồm quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia. Công ước về quyền trẻ em ràng buộc nghĩa vụ của các quốc gia đã phê chuẩn hoặc gia nhập trong việc thực hiện các quyền trẻ em Đặc điểm pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em. Quyền trẻ em được ghi nhận là các quyền cơ bản của công dân (chương V Hiến pháp 1992) mà nội dung của quyền này chủ yếu là các quyền dân sự, bao gồm: quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia. Chế định quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do các cơ quan có thẩm quyền 6

7 của quốc gia ban hành như: Hiến pháp 1992, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và các văn bản pháp luật khác bảo gồm cả văn bản luật và văn bản dưới luật. Việt Nam đã xây dựng một bộ máy các cơ quan Nhà nước để đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Pháp luật Việt Nam có ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em. Bản chất quá trình xây dựng các quy phạm luật quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông qua phương thức thỏa thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của luật quốc tế. Ý chí này phản ánh tương quan lực lượng và tương quan lợi ích của các quốc gia. Vì vậy lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế. Việc nội luật hoá các quy định của pháp luật quốc tế ở quốc gia thành viên chính là sự thực thi và nơi kiểm chứng cho pháp luật quốc tế. Việc thực hiện pháp luật quốc tế trên lãnh thổ quốc gia chính là nơi kiểm chứng tính phù hợp của pháp luật quốc tế với thực tiễn, từ đó chỉ ra những khiếm khuyết nhằm hoàn thiện pháp luật quốc tế. Pháp luật quốc tế có tác động tích cực đến sự phát triển và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em. Tính chất tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể: Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp với cam kết quốc tế của chính quốc gia đó. Các văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay đều thể hiện quan điểm của Nhà nước Việt Nam trong việc nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng các nghĩa vụ cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam chính thức ràng buộc, trên cơ sở bình đẳng, có đi có lại, hợp tác phát triển Các nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ quyền trẻ em Nguyên tắc không phân biệt đối xử Mọi trẻ em đều có quyền giống nhau, tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong công ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mọi công dân, gia đình, nhà nƣớc và toàn xã hội Mọi công dân, gia đình, Nhà nước và toàn xã hội phải tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ, chăm sóc trẻ em bởi trẻ em là công dân đặc biệt, điểm nổi bật nhất là bản thân chưa tự thực hiện được một số quyền để bảo vệ mình và phần lớn phụ thuộc vào cha mẹ, người lớn tuổi. 7

8 Nguyên tắc dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em Nguyên tắc này được ghi nhận rất rõ ràng tại điều 3 Công ước về quyền trẻ em 1989 Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu. Điều 5, luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều được giúp đỡ để hòa nhập với gia đình, cộng đồng Công ước về quyền trẻ em 1989, không chỉ quy định việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung mà còn quy định về từng loại trẻ như trẻ em tị nạn (điều 22), trẻ em tàn tật (điều 23), trẻ em bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang (điều 38), trẻ em bị bỏ mặc, bị bóc lột hay lạm dụng (điều 39) đây chính là nguyên tắc thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần sự giúp đỡ. CHƢƠNG 2 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM 2.1. Pháp luật quốc tế, pháp luật ngƣớc ngoài về bảo vệ quyền trẻ em Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc cho rằng Công ước về quyền trẻ em bao trùm các quyền rộng lớn và tổ chức này chia quyền trẻ em thành bốn nhóm: Quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia Quyền sống còn của trẻ em Quyền sống còn bao gồm quyền được sống và quyền được sống cuộc sống bình thường, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất Quyền đƣợc bảo vệ Bảo vệ quyền khai sinh, có họ tên và có quốc tịch của trẻ em. Công ước quyền trẻ em khẳng định lại một lần nữa Trẻ em phải được đăng ký khai sinh ngay lập tức sau khi sinh và phải có quyền có họ tên, quyền có quốc tịch...(điều 7). Quy định này đã khẳng định trẻ em là một cá nhân riêng biệt, một công dân có mọi quyền chủ thể độc lập, bình đẳng như bất kỳ công dân nào. Bảo đảm trẻ em không bị cách ly khỏi gia đình. Điều 9, 10, 20 công ước về quyền trẻ em quy định: Các quốc gia thành viên phải bảo vệ quyền được sống cùng cha mẹ của trẻ em, các quốc gia phải đảm bảo rằng trẻ em không bị cách ly cha mẹ trái ý muốn của họ, trừ khi việc cách ly là cần thiết nhưng tất cả phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hình sự: Công ước về quyền dân sự và chính trị ghi nhận: Án tử hình không được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp (khoản 5 điều 6); Các bị cáo thiếu nhi, các thiếu nhi phạm pháp phải được giam giữ cách biệt với người lớn, phải được đối xử tùy theo tuổi tác và tình trạng pháp lý của các em và phải được xét xử trong thời hạn sớm nhất (khoản 2, điều 10). 8

9 Bảo vệ quyền trẻ em chống lại sự bóc lột và lạm dụng: Theo điều 34 công ước về quyền trẻ em các quốc gia phải bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục, phải đặc biệt thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia vào bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào. Luật phòng chống lạm dụng trẻ em Nhật Bản năm 2004; Luật Hình sự Trung Quốc năm 1997 Luật Phúc lợi trẻ em Nhật Bản năm Bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn ma tuý: Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả những biện pháp thích hợp bao gồm những biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý, các chất hướng thân và để ngăn ngừa việc sử dụng trẻ em vào việc sản xuất, buôn bán bất hợp pháp các chất đó. (điều 33 Công ước về quyền trẻ em). Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực lao động: Trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất cứ công việc nào nguy hiểm, có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, xã hội hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em (điều 32 công ướ về quyền trẻ em). Luật Tiêu chuẩn Lao động Nhật Bản năm 1947 (sửa đổi năm 1995) quy định trẻ em dưới 15 tuổi không được làm việc như công nhân. Tuy nhiên trẻ em trên 12 tuổi có thể được nhận làm việc tại một số doanh nghiệp với những công việc làm ban ngày, không hại sức khỏe và phúc lợi trẻ em. Bảo vệ trẻ em tàn tật: Trẻ em tàn tật về tinh thần hay thể chất được sóc đặc biệt, Các trẻ em được tạo điều kiện để hoà nhập xã hội và phát triển cá nhân đầy đủ nhất bao gồm cả sự phát triển văn hoá và tinh thần (điều 23, công ước về quyền trẻ em). Luật giáo dục của Nhật Bản năm 1947, đã quy định bắt buộc Chính phủ Nhật Bản phải có biện pháp để đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật có thể nhận được giáo dục đầy đủ, tùy thuộc vào mức độ khuyết tật của trẻ. Bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang: Các quốc gia thành việc phải thi hành tất cả các biện pháp có thể thực hiện được nhằm đảm bảo rằng những người chưa đến tuổi 15 không trực tiếp tham gia chiến sự. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn thông qua Nghị định thư về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang bổ sung cho công ước về quyền trẻ em. Bảo vệ trẻ em bản địa, thuộc một nhóm thiểu số: Các trẻ em này cũng hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em, ngoài ra các em còn có quyền được hưởng nền văn hoá của mình, tuyền bố và sử dụng tiếng nói của mình cùng với các thành viên khác trong cộng đồng của mình (điều 30, công ước về quyền trẻ em) Quyền đƣợc phát triển Quyền được phát triển bao gồm tất cả các hình thức giáo dục, quyền có một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội. 9

10 Quyền đƣợc giáo dục Tại điều 28, 29 Công ước quyền trẻ em khẳng định trẻ em có quyền được học hành. Hiến pháp Nhật Bản đảm bảo trẻ em có quyền được giáo dục Tất cả mẹ có nghĩa vụ để cho con của mình ở độ tuổi 6 đến 15 tuổi đi học tại các trường tiểu học và trung học, các giáo viên đều bị cấm gây nhục hình đối với học sinh. Điều 3 Luật bảo vệ người chưa thành niên của Trung Quốc năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2006) quy định Người chưa thành niên được hưởng quyền được giáo dục. Nhà nước, xã hội, nhà trường, gia đình có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền đó. Quyền đƣợc thông tin. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em được tiếp cận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau, khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến những thông tin và tư liệu có lợi về xã hội và văn hóa cho trẻ em, khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc sản xuất và phổ biến sách cho trẻ em. Quyền đƣợc vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa Trẻ em có quyền được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi và những hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và văn nghệ (điều 31 Công ước quyền trẻ em). Quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo Trẻ em có quyền được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (điều 14 Công ước về quyền trẻ em). Quyền đƣợc phát triển sức khỏe và thể lực Điều 24 Công ước nghi nhận trẻ em có quyền hưởng tình trạng sức khỏe cao nhất, đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc y tế, đảm bảo cho tất cả mọi trẻ em được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe Quyền đƣợc tham gia Quyền được tham gia là một quyền cơ bản của trẻ em, liên quan đến quyền sống còn, quyền được bảo vệ và quyền được phát triển. Quyền đƣợc tự do ngôn luận Tại điều 13 Công ước về quyền trẻ em đã quy định: Trẻ có quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiền truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn. Quyền đƣợc tiếp nhận các thông tin thích hợp Điều 17 Công ước nêu rõ Nhà nước phải đảm bảo để trẻ em có thể tiếp cận thông tin và các tài liệu từ những nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau.. Trách nhiệm của người lớn và toàn xã hội là phải đưa đến cho trẻ em những thông tin lành mạnh. 10

11 Quyền đƣợc tự do bày tỏ ý kiến Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng mình được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ em. (điều 12 Công ước về quyền trẻ em) Quyền tự do hiệp hội Trẻ em có quyền tự do giao kết và tự do hội họp hòa bình. Nhà nước không được đặt ra những hạn chế với việc thực hiện các quyền này, trừ khi vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng (điều 15 Công ước quyền trẻ em) Bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định Nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có quyền trẻ em Quyền sống còn Điều 32, 37 Bộ luật Dân sự năm 2005: Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Danh sự, nhân phẩm, uy tín của cá nhâ được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Bộ luật Hình sự cũng đã góp phần bảo vệ quyền sống còn của trẻ em. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: 1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; 2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập Quyền đƣợc bảo vệ Trong pháp luật Việt Nam, quyền được bảo vệ bao gồm các quyền: Trong lĩnh vực Dân sự; Hành chính; Hình sự; Lao động; Bảo vệ khỏi bị xâm hại tình dục, tệ nạn ma tuý, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Quyền đƣợc phát triển Nhóm quyền được phát triển nhằm mục đích đảm bảo cho trẻ em có thể đạt được khả năng phát triển tối đa, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Sự phát triển của trẻ em là dự kết hợp của hai yếu tố cá nhân và môi trường, do đó pháp luật Việt Nam quy định khá rõ nét những vấn đề liên quan đến quyền phát triển của trẻ em: Quyền được giáo dục; Quyền được vui chơi, giải trí; Quyền được thu nhận thông tin; Quyền đƣợc tham gia Trẻ em cần có một môi trường thuận lợi để thực hiện quyền được tham gia một cách đầy đủ. Người lớn có nghĩa vụ tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền tham gia: Quyền được bày tỏ ý kiến; Quyền tham gia lao động và ký kết hợp đồng lao động; Quyền khiếu nại tố cáo 2.3. Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em Các thiết chế quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc bao gồm các cơ quan như: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc; Hội đồng kinh tế - xã hội; Uỷ ban quyền con người: Có chức năng, nhiệm vụ xem xét mọi vấn đề 11

12 thuộc phạm vi của Hiến chương Liên Hợp Quốc trong đó có vấn đề quyền con người, quyền trẻ em. Đại hội đồng đã thông qua Công ước về quyền trẻ em ngày 20/11/ Các tổ chức chuyên môn, các chƣơng trình và Quỹ của Liên Hợp Quốc. Các tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc, các chương trình và Quỹ của Liên Hợp Quốc có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền trẻ em, trong đó không thể không nhắc tới tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Uỷ ban về quyền trẻ em Uỷ ban về quyền trẻ em được thành lập theo điều 43 Công ước về Quyền trẻ em năm Uỷ ban có chức năng theo dõi sự tiến bộ của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em; Các tổ chức phi chính phủ Các tổ chức phi chính phủ là một lực lượng tích cực trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Các tổ chức này góp phần xây dựng Công ước về quyền trẻ em, Hỗ trợ về kỹ thuật và tư vấn ở nhiều giai đoạn như: Soạn thảo, thông qua, phê chuẩn công ước Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam Nhà nƣớc Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Trách nhiệm đó bao gồm ban hành pháp luật, hình thành các thiết chế xây dựng các chủ trương chính sách và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Bao gồm các cơ quan Quốc hội; Chính phủ; Bộ Lao động - Thương binh xã hội; Uỷ ban nhân dân các cấp; Cơ quan toà án Nhà trƣờng Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong điều 28 Công ước về quyền trẻ em, điều 59 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, điều 16 luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, điều 10 luật Giáo dục năm Gia đình Gia đình là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em. Gia đình có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ em. Điều 65 Hiến pháp 1992 quy định: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình lại một lần khẳng định một cách cụ thể nhiệm vụ này, đây là tư tưởng xuyên suốt, là một nguyên tắc căn bản của pháp luật Việt Nam trong bảo vệ quyền trẻ em Các tổ chức xã hội Theo quy định tạo điều 34 luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em. 12

13 Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội, thành lập nhằm mục đích đẩy mạnh xã hội hoá vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Qũy có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. CHƢƠNG 3 BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3.1. Tình hình bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam Ƣu điểm đạt đƣợc trong công tác bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam Hệ thống pháp luật Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, quốc hội Việt Nam đã ban hành luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi và bổ sung năm 2004); Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, luật Giáo dục Các văn bản luật đã tạo nên một hệ thống pháp luật về trẻ em tương đối đầy đủ, gồm các văn bản chuyên ngành, không chuyên ngành, đến các văn bản luật và văn bản dưới luật góp phần quan trọng vào thành tựu thực hiện bảo vệ quyền trẻ em Quyền đƣợc bảo vệ Hệ thống các thiết chế: Bên cạnh pháp luật, một hệ thống các thiết chế được thành lập để huy động các lực lượng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân vào việc thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em. Đăng ký khai sinh cho trẻ em: Từ năm 2005 đến nay, cán bộ bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em các cấp phối hợp với cán bộ tư pháp hộ tịch để tiến hành đăng ký khai sinh trước khi câp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tính đến tháng 5/2007, trên toàn quốc đã có 97 % trẻ em dưới 6 tuổi được nhận thẻ khám, chữa bệnh và tất cả các em này đã được đăng ký khai sịnh. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước và toàn xã hội quan tâm giúp đỡ Quyền đƣợc sống còn Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em: Theo báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2008, tỉ lệ trẻ em tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 53 trẻ xuống còn 17 trẻ trong 1000 trẻ đẻ sống trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến Tiêm chủng trẻ em được duy trì và đạt tỷ lệ cao, đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2002, loại trừ uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh năm 2005, giảm được 95 % các ca bệnh sởi tính từ năm

14 Quyền đƣợc phát triển Hệ thống giáo dục: Có khoảng 97 % trẻ em hiện đang được theo học ở cấp tiểu học. Đây là một tỉ lệ cao so với thế giới và khu vực. Dưới đây là số liệu về số trường học, lớp học tính đến thời điểm 30/12/2011 của Tổng cục Thống kê (đơn vị tính: nghìn) [55] Biểu 3.1 Năm Trƣờng học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Lớp học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Vui chơi giải trí: Nhiều công trìm dành cho thiếu nhi như nhà thiếu nhi, nhà trẻ, trường học, khu vui chơi giải trí được xây dựng, đưa vào hoạt động tạo điều kiện cho trẻ em em phát triển một cách toàn diện Quyền đƣợc tham gia Trên toàn quốc hiện nay đã có gần 700 báo và tạp chí, phần lớn đều có chuyên mục dành riêng cho trẻ em. Nhà nước và xã hội đã tạo nhiều cơ hội để trẻ em tham gia phát triển nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết thông qua các cuộc gặp gỡ, giao lưu văn hoá, thể thao, các diễn đàn Hạn chế trong công tác bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam Quyền sống còn Tỷ lệ trẻ em tử vong nhìn chung có chiều hướng giảm nhưng Việt Nam lại chưa có sự tiến bộ rõ rệt trong việc cứu sống trẻ sơ sinh. [37.tr.1] do tình trạng nạo phá thai đáng báo động; Sự chên lệch giữa các vùng; Tiến bộ trong việc tiếp cận với điều kiện vệ sinh phù hợp tiến triển rất chậm, dẫn đến tỷ lệ trẻ em tử vong cao.[37.tr.2] Quyền đƣợc bảo vệ Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, số vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo, có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được bảo vệ đặc biệt. Bảo vệ trẻ em trước đại dịch HIV/AIDS. [37.tr.2] Quyền đƣợc phát triển Giáo dục toàn diện vẫn chưa thể đến với tất cả trẻ em, các em ngày càng bị tước mất cơ hội chơi đùa vì nhiều lý do khác nhau. Một thực trạng trẻ em Việt Nam hiện thiếu cả về thời gian vui chơi và chất lượng vui chơi. 14

15 Quyền đƣợc tham gia Quyền được tự do bày tỏ ý kiến của trẻ em vẫn còn rất hạn chế, chỉ một số ít trẻ em tham gia vào các câu lạc bộ viết báo, tham gia vào việc phát thanh trên các báo, đài tiếng nói, đài truyền hình địa phương cũng như đài truyền hình Trung ương Nguyên nhân của việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam còn hạn chế Hệ thống pháo luật còn tản mạn dẫn tới những quy định không thống nhất. Tình trạng buông lỏng giáo dục từ trong đời sống gia đình. Nền giáo dục còn nhiều hạn chế. Các cơ quan chuyên trách, tổ chức có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em chưa phát huy được vai trò của mình. Nhận thức của cộng đồng xã hội về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em chưa được nâng cao Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Đối với hệ thống pháp luật quốc tế Hoàn thiện hệ thống pháp luật Quốc tế về Bảo vệ quyền trẻ em Cần ban hành quy định cụ thể về công tác làm Báo cáo quốc gia về quyền trẻ em, yêu cầu các quốc gia thành viên phải được thực hiện đúng và đầy đủ các công việc để thống nhất và có báo cáo trung thực, chính xác nhất về tình hình trẻ em ở mỗi nước Kiện toàn hệ thống thực thi các quyền trẻ em Cần đẩy mạnh và kiện toàn cơ chế về bảo vệ và phát triển quyền trẻ em. Công tác giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện quyền trẻ em ở các quốc gia luôn phải kiện toàn để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em một cách thường xuyên và đồng đều ở các quốc gia trên thế giới Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em Phải rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật có quy định về quyền trẻ em. Hoạt động này nhằm phát hiện những nội dung văn bản pháp luật mẫu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn. Tiến hành ban hành các văn bản pháp luật mới, luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân. Việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật về quyền trẻ em cần phải được tiến hành ngay nhưng về lâu dài có thể nghiên cứu để xây dựng Luật về bảo vệ quyền trẻ em một cách chi tiết, cụ thể hơn.các quy phạm pháp luật quy định về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn tản mạn ở nhiều ngành luật, nhiều văn bản pháp luật khác nhau Tuyên truyền giáo dục về tôn trọng quyền trẻ em Việc tuyên truyền, giáo dục đóng góp rất lớp vào việc thực hiện, tuân thủ pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của người dân Tăng cƣờng vai trò Nhà nƣớc Nhà nước có vai trò to lớn trong việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, Nhà nước phải xác định mục tiêu trẻ em và đảm bảo quyền trẻ em luôn được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cần tăng cường hơn nữa vai tro trò của Nhà nước với những giải pháp thiết thực. 15

16 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình Đây là yếu tố quyết định đảm bảo cho quyền trẻ em được thực hiện tốt ngay từ trong mái ấm gia đình Xây dựng hệ thống nhà trƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng Kiện toàn hệ thống cơ quan tổ chức, tăng cƣờng hơn nữa việc đào tạo cán bộ chuyên môn Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội Thành lập Toà án vị thành niên pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện nay có quy định một số thủ tục tố tụng riêng dành cho những người phạm tội là người chưa thành niên nhưng thực tế cho thấy nhiều toà án đã xem nhẹ các quy định này. Vì thế cùng với quá trình cải cách tư pháp cần thiết phải thành lập Toà án vị thành niên và quan trọng hơn là tạo điều kiện tốt nhất, giáo dục các em trở thành những công dân có ích. KẾT LUẬN Trong thế giới ngày nay, khi sự phát triển ngày càng cao của xã hội, thì việc bảo vệ quyền trẻ em ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại của chính cộng đồng trong mọi lĩnh vực. Hệ thống các văn kiện quốc tế với sự tham gia bởi nhiều quốc gia trên thế giới đã trở thành nền tảng vững chắc trong việc bảo vệ quyền trẻ em, cùng với nó là những thiết chế quốc tế bao gồm các tổ chức Chính phủ, Phi Chính phủ và các tổ chức quốc tế giám sát về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em đã đóng vai trò ngày càng lớn trong việc thực hiện các quyền trẻ em. Quyền trẻ em được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam như là sự đảm bảo về mặt pháp lý của Nhà nước đối với quyền trẻ em. Hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam góp phần quan trọng đưa quyền trẻ em vào thực tiễn. Đây cũng chính là sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về việc bảo vệ quyền trẻ em. Sau gần 20 năm phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em, cùng với sự phát triển nền kinh tế mạnh mẽ thì trẻ em ở Việt Nam đã được hưởng các quyền của mình đầy đủ hơn. Tuy nhiên việc bảo vệ quyền trẻ em không phải là vấn đề đơn giản, chỉ cần sự một cá nhân hay một tổ chức cụ thể thì có thể thực hiện việc này một cách toàn diện, mà việc bảo vệ quyền trẻ em đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội vì nó liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, có nhiều vấn đề nảy sinh và cần phải hoàn thiện cả hệ thống pháp luật lẫn các thiết chế để đảm bảo tốt nhất các quyền trẻ em. Việt Nam đã và đang làm một quốc gia đang phát triển, trong tiến trình hội nhập và tiến lên xã hội chủ nghĩa thì mục tiêu bảo vệ trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu, bởi trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, đầu tư cho trẻ em là con đường chắc chắn nhất đưa đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn. Quyền trẻ em được thực hiện đầy đủ ở Việt Nam chính là đã cùng toàn thế giới xây dựng một thế giới phù hợp với trẻ em. 16

17 References I Tiếng việt 1. Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam (2006), NXB.TP. 2. Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (1996), NXB.GD. 3. Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ luật Tố tụng Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ Công an (2009), Báo cáo 5 năm về tình hình xâm hại trẻ em. 9. Bộ Lao động TBXH (2009), Báo cáo tình hình trẻ em Việt Nam. 10. Bộ Lao động TBXH, Quỹ Nhi đồng Liên Hơp Quốc (2002) vấn đề phụ nữ và trẻ em thời kỳ ( ), Hà Nội. 11 Lê Văn Bính (2008), Tiệm cận các quy phạm luật quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế- Luật 24(99). 12. Vũ Ngọc Bình (1996), Những điều cần biết về quyền trẻ em, NXB.CTQG. 13. Vũ Ngọc Bình (2007), Giới thiệu Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, NXB.CTQG. 14 Mai Huy Bích (2010), Quyền trẻ em và yếu tố văn hoá, Tạp chí Nghiên cứu con người 4(49). 15 Công ước về quyền trẻ em Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hoá và xã hội Công ước số 138 về tuổi tối thiểu được đi làm việc của tổ chức Lao động quốc tế (ILO). 19 Công ước 182 nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO. 20. Hiến chương Liên Hợp Quốc Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chu Mạnh Hùng (2004), Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội. 23. Chu Mạnh Hùng (2003), Công ước về quyền trẻ em 1989 cơ sở cho việc bảo vệ quyền trẻ em, Tạp chí Luật học (3). 24. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Luật Giáo dục Việt Nam Luật Quốc tịch Việt Nam

18 28. Luật Phổ cập giáp dục tiểu học Việt Nam Luật Nuôi con nuôi Việt Nam Hoàng Thế Liên (2000) Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở Việt Nam, NXB.CTQG. 31. Lê Thị Nga (2007), Quyền trẻ em trong pháp luật, Báo điện tử của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (5). 32. Nghị định thư về việc sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang bổ sung cho Công ước quyền trẻ em Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em bổ sung cho Công ước quyền trẻ em Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 Về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 35. Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 36. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Quốc triều Hình luật (1995), NXB.CTQG. 38. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2008), Báo cáo tình hình trẻ em ở Việt Nam. 39. Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (2005), NXB.TP. 40. Tổ chức Save the children (2008), Báo cáo tình trạng bóc lột lao động trẻ em. 41. Tuyên bố Giơnevơ Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2002), Quyền trẻ em, Hà Nội. 45. UBDS&GĐ, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2002), Những điều cần biết về trẻ em. Hà Nội. 46. Văn phòng Quốc Hội, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2003), Quyền Phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB.CTQG. II. Tiếng anh 47. Child Welfare Act of Japan, No. 164 of December 12, Labor Standards Law of Japan The Criminal Code of Thailand The Law prevention abuse children of Japan The Law banned child labor in China The People's Republic of China Crimal law The People's Republic of China law on the protection of minors Juvenile law of Japan

19 III. Các trang wed /

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người

Chi tiết hơn

I

I ĐỀ CƢƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015) I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƢỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh ra đời

Chi tiết hơn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Mã số............ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2 RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG TRƢỜNG HỌC

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ Bộ Tư pháp I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÔNG ƯỚC 1. Quá trình soạn thảo Công ướ

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ Bộ Tư pháp I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÔNG ƯỚC 1. Quá trình soạn thảo Công ướ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ Bộ Tư pháp I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÔNG ƯỚC 1. Quá trình soạn thảo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN MINH PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH MỸ PHẨM Ngành, chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Chi tiết hơn

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH HỌ VÀ TÊN: Lớp: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN GDCD KHỐI 9 NĂM 2017-2018 Câu 1: Hùng 14 tuổi, là học sinh lớp 9 lấy xe máy của bố để đi chơi. Qua ngõ cua, Hùng không chạy chậm lại, không

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CAM ĐOAN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG VĂN THỊNH TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã

Chi tiết hơn

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH     Số 08 - Thứ Hai, SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH http://binhduong.edu.vn/phapche http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche Số 08 - Thứ Hai, ngày 31/7/2017 Xây dựng văn bản hướng dẫn luật: Nỗi

Chi tiết hơn

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Chí Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Thông qua việc

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Lắng nghe, giải quyết nguyện vọng chính đáng của người dân Chiều 24/4, tại

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI --------- Luật số: 17/2012/QH13 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Chi tiết hơn

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI VŨ TIỂU TÂM ANH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình MẤT CÂN BẰNG TỈ SỐ GIỚI TÍNH LÚC SINH TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ths- Bs. Ngô Thị Yên Khoa KHGĐ- BV Từ Dũ MỞ ĐẦU Có hai tỉ số giới tính thường được dùng trong công tác thống kê. Đó là: - Tỉ số

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc)

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc) HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM ĐỨC HOÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Chi tiết hơn

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc ĐỀ NGHỊ MỘT NỀN GIÁO DỤC KIẾN THIẾT TOÀN DIỆN CON NGƯỜI (Viết theo cuốn thiết giáo của nhà cách mạng Lý Đông A) Trước khi trình bày một nến giáo dục kiến thiết toàn diện con người, xin nói sơ lược về nền

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 101/2015/QH13 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015 BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng

Chi tiết hơn

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường xuyên chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

1

1 1 2 CỨ LÀM THEO SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ MARIA SỐ THÁNG 5.2017 MẸ MARIA CỰC THANH CỰC TỊNH LƯU HÀNH NỘI BỘ 3 Ý CẦU NGUYỆN Xin ơn cho Kitô hữu ở Phi Châu. Để các Kitô hữu ở Phi Châu, theo gƣơng của Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang

Chi tiết hơn

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG * Số 04-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Author : vanmau Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn - Bài làm 1 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc văn võ toàn tài.tên tuổi ông

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI ----------------------------- Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Vân TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Áo Chiều 16/10 (giờ địa phương), Thủ tướng

Chi tiết hơn

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc Trƣởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Tập 4 (Chánh Pháp Của Đức Thế Tôn) (Đức Trƣởng Lão tiếp khách ở BĐDTHPG Tây Ninh) KINH SÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA MỌI NGƢỜI (Các Nhóm Nguyên Thủy Sài Gòn Sƣu Tập) - 1 - Thành Kính Tri

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần cùng tôn trọng Ngài. (Châm ngôn 14:31) KINH THÁNH NGHIÊN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất MỤC LỤC THƯ TỪ CHỦ TỊCH & CEO... 3 CAM KẾT VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA... 4 CÁC NGUỒN LỰC CHO NHÂN VIÊN... 5... 6

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY (Khảo sát tin, bài

Chi tiết hơn

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH Đối thoại về Các Vấn đề Chính sách trong Quản lý Môi trƣờng Làng Nghề Tỉnh Bắc Ninh ĐỐI THOẠI NƯỚC MÊ KÔNG Việc xác định các thực thể địa lý trong ấn phẩm này và cách trình bày các số liệu không phản ánh

Chi tiết hơn

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều hiểu rằng xác định cách thức đối phó với Trung Quốc là một thách thức nghiêm

Chi tiết hơn

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình Niên khoá 2011 2013 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Xuân, 2012 KINH TẾ HỌC KHU VỰC CÔNG CẢI CÁCH THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM I. Giới thiệu Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá VIII (1990) đã quyết định

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 42-CT/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2015 CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Tổ chức Thế Giới của Phong trào Hướng Đạo. ĐƯỜNG LỐI Tư liệu này là một yếu tố thực hiện đường lối. Văn phòng

Chi tiết hơn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT T heo thông báo Kết luận của Thủ tướng

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Không thể khoan nhượng Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp xứng tầm trong thời kỳ mới Hôm qua (30/10),

Chi tiết hơn

Con Đường Khoan Dung

Con Đường Khoan Dung THÍCH THÁI HÒA MỞ LỚN CON ĐƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - 2018 - Mở lớn con đường 1 MỤC LỤC Con Đường Khoan Dung... 5 Con Đường Giáo Dục... 11 Kho Báu Vô Tận... 27 Ma Tử... 31 Mở Rộng Không Gian... 34 Hiếu

Chi tiết hơn

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sài Gòn, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa đang bước vào những

Chi tiết hơn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn

OpenStax-CNX module: m Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by Ope

OpenStax-CNX module: m Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by Ope OpenStax-CNX module: m30148 1 Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative Commons Attribution

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Draft_ _VN

Microsoft Word - Draft_ _VN MỤC LỤC Chương I... 6 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG... 6 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh... 6 Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình... 6 Điều 2a. Giải thích từ ngữ... 6 Điều 3. Trách nhiệm

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG ĐOÀN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /BC-CĐT Đắk Lắk, ngày tháng 9 năm 2017 DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BCH CÔNG

Chi tiết hơn

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Simplot Code of Conduct 0419R_VI Công ty J.R. Simplot Bộ Quy Tắc Ứng Xử 2019 J.R. Simplot Company. Bảo lưu Mọi Quyền. Nội dung Thông điệp từ Chủ Tịch và Giám Đốc Điều Hành... 2 Bộ Quy tắc Ứng xử của Công ty J.R. Simplot: Liên tục kế thừa

Chi tiết hơn

NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ PHÁP HÌNH SỰ HIỆN NAY DÀNH CHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Tài liệu thảo luận của dự án UNODC Tăng cường

NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ PHÁP HÌNH SỰ HIỆN NAY DÀNH CHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Tài liệu thảo luận của dự án UNODC Tăng cường NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ PHÁP HÌNH SỰ HIỆN NAY DÀNH CHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Tài liệu thảo luận của dự án UNODC Tăng cường năng lực cho cơ quan hành pháp và tư pháp phòng chống

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 9 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 9. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chỗ của Chúa trong đời con... 5 2. Đức ái nhẫn nại...

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- --------- NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT VIỆTNAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬTHỌC HÀ NỘI, 2016 ĐẠI HỌC

Chi tiết hơn

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD N gày 24/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Author : Hà Anh Đề bài: Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Bài làm Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ----- ----- PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838 01 07 TÓM

Chi tiết hơn

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo cáo của Chính phủ trình bày tại Phiên khai mạc Kỳ họp

Chi tiết hơn

Chuyên đề năm 2017: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự

Chuyên đề năm 2017: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự Chuyên đề năm 2017: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ Phần thứ nhất

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐIỀU CHỈNH Ổ SUNG ĐỀ ÁN QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2022 Cơ quan Chủ trì: Trƣờng Đại học Cần Thơ

Chi tiết hơn

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá 28-3-2010 Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp (Mc 10,17) Các bạn thân

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN KHÔNG GIAN TINH THẦN Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group Khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm kê bước đầu về đạo Cao Đài ở Hội An Tên thường gọi:

Chi tiết hơn

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH   1 HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN 2010-2013 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1 Kim Oanh và hành trình Chắp cánh ước mơ inh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại Thừa Thiên Huế, tuổi

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội

Chi tiết hơn