ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH"
  • Lê Lý
  • 5 năm trước
  • Lượt xem:

Bản ghi

1 Đối thoại về Các Vấn đề Chính sách trong Quản lý Môi trƣờng Làng Nghề Tỉnh Bắc Ninh ĐỐI THOẠI NƯỚC MÊ KÔNG

2 Việc xác định các thực thể địa lý trong ấn phẩm này và cách trình bày các số liệu không phản ánh bất cứ quan điểm nào của IUCN, Bộ Ngoại giao Phần Lan, hay Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nƣớc (WARECOD) về tƣ cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ hay khu vực, hoặc thẩm quyền, hoặc quan điểm về phân định ranh giới hay biên giới của các quốc gia, lãnh thổ hay khu vực đó. Các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh các quan điểm của IUCN, Bộ Ngoại giao Phần Lan, hay WARECOD. Đây là báo cáo kết quả của hợp đồng tƣ vấn đƣợc thực hiện trong năm 2010 trong khuôn khổ Đối thoại Nƣớc Khu vực Mê Kông do IUCN triển khai. IUCN và nhân viên của IUCN không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào xảy ra do sự thiếu chính xác hoặc chƣa đầy đủ của các thông tin đƣợc cung cấp trong báo cáo. Ấn phẩm này là một phần kết quả trong dự án đƣợc Bộ Ngoại giao Phần Lan tài trợ. Cơ quan xuất bản: IUCN, Thụy Sỹ,Băng-cốc, Thái-lan và Hà Nội, Việt Nam. Bản quyền: 2011 International Union for Conservation of Nature and Natural Resources. Các tổ chức hoặc cá nhân có thể tái bản ấn phẩm này vì mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận mà không cần sự đồng ý trƣớc bằng văn bản của cơ quan giữ bản quyền, với điều kiện phải trích dẫn nguồn đầy đủ. Nghiêm cấm tái bản ấn phẩm này để bán lại hoặc vì các mục đích thƣơng mại khác mà không đƣợc sự đồng ý trƣớc bằng văn bản của cơ quan giữ bản quyền. Trích dẫn: Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nƣớc (2011). Đối thoại về các vấn đề chính sách trong quản lý môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Chƣơng trình Đối thoại Nƣớc Mê Kông. Gland, Thụy Sĩ: IUCN. 26trang. ISBN: Ảnh bìa: WARECOD. Dàn trang: Nguyễn Đức Tú và Nguyễn Thùy Anh Cơ quan xuất bản: Văn phòng IUCN Việt Nam Cơ quan tài trợ: Bộ Ngoại giao Phần Lan và IUCN. Nơi cung cấp: IUCN Văn phòng tại Việt Nam IPO Box 60 Villa 44/4, Vạn Bảo Hà Nội Việt Nam ĐT: /6 Fax: Web:

3 MỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT... iii 1 GIỚI THIỆU CHUNG TIẾP CẬN ĐỐI THOẠI Phƣơng pháp và quy trình Các bên liên quan KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI Luật và các quy đinh dƣới luật Thể chế Quy trình BÀI HỌC RÖT RA TỪ CUỘC ĐỐI THOẠI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận về vấn đề quản lý môi trƣờng làng nghề xã Khắc Niệm Những khuyến nghị để cải thiện thực trạng tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh... 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC 2: CHƢƠNG TRÌNH HỘI THẢO PHỤ LỤC 3: NGHỊ ĐỊNH 67/2003/NĐ-CP PHỤ LỤC 4: DỰ THẢO QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH TỪ VIẾT TẮT UNESCAP BORDA DEWATS IUCN UBND WARECOD Ủy ban Liên Hợp Quốc về Kinh tế Xã hội Khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Bremen Hệ thống Xử lý Nƣớc thải Phân tán Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ủy ban Nhân dân Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nƣớc iii

4 1 GIỚI THIỆU CHUNG Dự án đối thoại về vấn đề quản lý môi trƣờng làng nghề tỉnh Bắc Ninh đƣợc thực hiện bởi Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nƣớc (WARECOD) từ tháng 5 đến tháng 8 năm Hoạt động này là bƣớc tiếp theo của nghiên cứu ô nhiễm môi trƣờng làng nghề khu vực Bắc Đuống, tỉnh Bắc Ninh đƣợc thực hiện bởi Giáo sƣ Đặng Kim Chi, Đại Học Bách Khoa Hà Nội trong năm 2009 trong khuôn khổ Đối thoại Nƣớc sông Mê Kông đƣợc điều phối bởi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam từ cuối năm Mục tiêu chung của chƣơng trình đối thoại này là cải thiện an ninh sinh kế, sức khỏe con ngƣời và hệ sinh thái vùng sông Mê Kông thông qua việc cải thiện quản lý nguồn nƣớc. Trong khuôn khổ chƣơng trình này, báo cáo của Giáo sƣ Đặng Kim Chi đã cung cấp những bằng chứng định tính và định lƣợng của thực trạng ô nhiễm môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh từ mức độ nguy hiểm thấp đến cao. Mức độ ô nhiễm đang ngày càng tăng nhanh hơn và nghiêm trọng hơn, đặc biệt từ những hoạt động sản xuất. Trong ba nguồn bị ô nhiễm lớn, nguồn nƣớc (bao gồm nƣớc mặt và nƣớc ngầm) bị ảnh hƣởng nhiều nhất bởi nƣớc thải từ hoạt động sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân: 100% hộ sản xuất không có biện pháp xử lý nƣớc thải; một vài hệ thống xử lý nƣớc thải cho toàn làng cũng đã đƣợc đầu tƣ nhƣng không hoạt động hiệu quả. Báo cáo cũng đã liệt kê những rào cản chính trong quá trình hạn chế và giảm ô nhiễm tại các làng nghề khu vực Bắc Đuống nhƣ hệ thống luật định không cập nhật, sự thiếu trách nhiệm và hành động kịp thời từ lãnh đạo, những cơ quan ban ngành có liên quan, khả năng hạn chế của các cơ quan địa phƣơng, thiếu công nghệ, tài chính cũng nhƣ thông tin, không có sự tham gia của nguời dân trong quá trình hoạch định... Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, báo cáo đã đƣa ra những khuyến nghị nhƣ những hành động cần thiết để tăng cƣờng hiểu biết cộng đồng về mức độ ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực, năng lực của các cơ quan nhà nƣớc, điều chỉnh khung pháp luật tại địa phƣơng... Tất cả những khuyến nghị đó đều hƣớng tới mục đích phát triền bền vững cho làng nghề tỉnh Bắc Ninh. Không thể phủ nhận rằng báo cáo trên đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về thực trạng môi trƣờng làng nghề tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề nhạy cảm về chính trị, một báo cáo kĩ thuật khó có thể đề cập hết các vấn đề quản lí môi trƣờng. Với nhiều kinh nghiệm làm việc với cộng đồng, WARECOD tin rằng việc tổ chức hoạt động đối thoại giữa các bên liên quan tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh sẽ giúp hoàn thiện mục tiêu dự án cũng nhƣ cung cấp bài học thực tế trong báo cáo kĩ thuật giúp cho việc xác định các vấn đề nghiêm trọng nhất về môi trƣờng thành thị và khu công nghiệp ở các địa bàn khác tại Việt Nam. 2 TIẾP CẬN ĐỐI THOẠI 2.1 Phương pháp và quy trình Để phân tích các vấn đề quản lý môi trƣờng của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã sử dụng mô hình ma trận quản lý nƣớc do IUCN phát triển: Bảng 1: Ma trận quản lý nước (IUCN) Thành phần/yếu tố Tính minh bạch Mức độ tham gia Trách nhiệm giải trình Quy tắc pháp luật Luật và các quy phạm hoặc hoặc hoặc hoặc Thể chế hoặc hoặc hoặc hoặc Quy trình hoặc hoặc hoặc hoặc 1

5 Với mỗi yếu tố Luật và các quy phạm, Thể chế, Quy trình, đánh giá sẽ dựa trên bốn tiêu chuẩn: Tính minh bạch, Mức độ tham gia, Trách nhiệm giải trình và Quy tắc pháp luật. Định nghĩa cung cấp bởi Ủy ban Liên Hợp Quốc về Kinh tế Xã hội Khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng (UNESCAP) cũng đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong báo cáo này để hƣớng tới mục đích quản lý tốt trong tƣơng lai. Sơ đồ 1: Các tính chất của quản lý tốt (UNESCAP) Hướng tới sư đồng thuận Có sự tham gia Tuân thủ quy định pháp luật Hiệu quả QUẢN LÍ TỐT Có trách nhiệm giải trình Minh bạch Có trách nhiệm Công bằng và bao quát Việc quản lý tốt giúp đảm bảo giảm thiểu tham nhũng, nhìn nhận của những nhóm thiểu số đƣợc đƣa vào cân nhắc và tiếng nói của những đối tƣợng bị ảnh hƣởng nhất trong xã hội đƣợc đƣa vào quá trình hoạch định chính sách. Quản lý tốt rõ ràng là một mục tiêu lý tƣởng mà bất cứ quốc gia nào cũng khó có thể đạt đƣợc toàn vẹn. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, những hành động cụ thể cần phải hƣớng tới mục tiêu này, để biến nó trở thành sự thật. Hoạt động đối thoại đƣợc thiết kế tập chung chủ yếu vào xã làm bún Khắc Niệm. Tuy nhiên do một vài thay đổi trong quá trình thực hiện, đối thoại đã đƣợc nâng lên tầm quản lý cao hơn ở cấp tỉnh. Quy trình đối thoại nhƣ sau: Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị: Nhóm làm việc của WARECOD bao gồm ba nhân viên và một tình nguyện viên đã thực hiện những công tác sau: Gặp mặt nhóm làm việc trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, thảo luận về vấn đề quản lý đƣợc phát hiện trong quá trình nghiên cứu tại Bắc Đuống. Xem xét lại các báo cáo, tạp chí, báo... để tìm kiếm thêm thông tin về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. Tổ chức đến thăm khu vực Bắc Đuống, gặp gỡ những đối tƣợng cộng đồng chính ở xã Khắc Niệm để có cái nhìn ban đầu về bối cảnh địa phƣơng, giới thiệu và lên kế hoạch đối thoại với những ngƣời tham gia. Bước 2: Quy trình đối thoại: Tổ chức một loạt buổi gặp mặt với những bên liên quan trong làng bún. Ở cấp cộng đồng, các buổi gặp đƣợc tổ chức riêng lẻ với những bên liên quan ở làng bún Khắc Niệm bao gồm dân làng, các hộ sản xuất, lãnh đạo làng xã. Những buổi gặp mặt này đƣợc tổ chức với mục đích lấy thông tin thực tế và cụ thể hơn về quy trình sản xuất cũng nhƣ hành vi, thái độ của các cơ quan địa phƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng và quản lý ô nhiễm nƣớc, sau đó tóm tắt kết quả, phân tích vấn đề và thảo luận những giải pháp công nghệ, luật lệ, quy định và cơ chế quản lý phù hợp dƣới cái nhìn của ngƣời dân. Hoạt động đối thoại cuối 2

6 cùng mang tên Giải pháp chính sách cho vấn đề quản lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tỉnh Bắc Ninh đã đƣợc tổ chức thành công tại thành phố Bắc Ninh ngày 13 tháng 8 năm đại diện của các cơ quan ban ngành liên quan và cộng đồng đã tham dự buổi họp. Dựa vào những thông tin đƣợc cung cấp và những hiểu biết, kinh nghiệm của những ngƣời tham gia, một cuộc đối thoại tích cực đã đƣợc thực hiện. Những ngƣời tham gia đƣợc chia thành bốn nhóm dựa vào kiến thức và vị trí công tác (Nhóm cộng đồng, nhóm các lãnh đạo cấp huyện, nhóm các lãnh đạo cấp tỉnh và nhóm các chuyên gia kĩ thuật) để thảo luận về những rào cản chính sách chủ yếu và những đề xuất thực tế để cải thiện thực trạng ô nhiễm (xem câu hỏi ở Phụ lục 1). 2.2 Các bên liên quan Nhƣ đã nêu ở trên, cuộc đối thoại đa bên này là một phƣơng thức chia sẻ thông tin ở các cấp trong tỉnh Bắc Ninh. Một số lƣợng đáng kể các bên liên quan đã đƣợc khuyến khích tham gia vào quá trình đối thoại. Ở xã Khắc Niệm, các hộ sản xuất bún, lãnh đạo làng xã, lãnh đạo hội Thanh Niên, Hội Phụ Nữ, Hội Ngƣời Cao Tuổi, trạm y tế và ngƣời dân trong xã đã tham gia vào các buổi gặp mặt. Trong lúc đó, nhiều buổi gặp khác với các tổ chức nhƣ Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Bremen (BORDA), Viện Khoa học Thủy Lợi đã tham gia vào dự án DEWATS tại xã Khắc Niệm cũng đã đƣợc tổ chức. Ở cấp tỉnh, ngƣời tham gia bao gồm đại diện từ cộng đồng làng nghề, lãnh đạo địa phƣơng và các tổ chức xã hội dân sự. 10 hộ sản xuất bún từ các làng nghề khác nhau đại diện cho tiếng nói cộng đồng, cùng với sự tham gia của các đại diện đến từ Hiệp Hội Làng nghề, Ủy Ban Nhân Dân, Chi cục bảo vệ môi trƣờng, Trung tâm Quốc gia Nƣớc sạch và Vệ sinh Môi trƣờng Nông thôn, Trung tâm Y tế dự phòng ở cấp tỉnh và huyện. Với sự tham gia đa phƣơng nhƣ trên, cơ hội thất bại của dự án là rất nhỏ (Chƣơng trình chi tiết ở Phụ lục 2). 3 KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI Nhƣ đã nói, hoạt động đối thoại đã tạo cơ hội nhìn nhận một cách tổng quan về vấn đề quản lý môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh dựa trên ma trận quản lý nƣớc của IUCN. 3.1 Luật và các quy đinh dƣới luật Tính minh bạch Mức độ tham gia Trách nhiệm giải trình Tuân thủ quy định của Pháp luật Đã rõ ràng ở cấp tỉnh cho vấn đề môi trường nói chung nhưng còn thiếu các văn bản đặc thù phù hợp với làng nghề và nhiều quy định còn chung chung, khó áp dụng Người dân chưa được tham gia vào quá trình xây dựng luật, các quy định, không nắm bắt được các thông tin liên quan tới quy định của pháp luật Rất hạn chế Thấp Môi trƣờng làng nghề tỉnh Bắc Ninh đƣợc điều chỉnh bởi các Luật, văn bản dƣới luật về bảo vệ môi trƣờng do Quốc Hôi, chính phủ, các bộ chủ quản ban hành và các quy chế, quy định do UBND tỉnh ban hành. Luật Bảo vệ Môi trƣờng (sửa đổi 2005) là văn bản pháp luật quan trọng nhất điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trƣờng quốc gia trong đó có điều 38 quy định về việc bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Bên cạnh đó, Luật Tài Nguyên Nƣớc, Luật Đa dạng sinh học cùng với một loạt các nghị định, thông tƣ trong đó đáng chú ý là nghị định 67/2003/ND-CP (chi tiết xem Phụ lục 3) đã đƣợc ban hành trong 2 thập kỷ qua cũng là cơ sở pháp lý quan trọng đối 3

7 với việc bảo vệ môi trƣờng làng nghề tại Bắc Ninh. Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quy chế bảo vệ môi trƣờng làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ năm 2009 (Phụ lục 4). Hiện tại, Quy định quản lý nƣớc thải làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề đã đƣợc Chi cục bảo vệ môi trƣờng soạn thảo và gửi cho các cơ quan quản lý cấp huyện và UBND xã lấy ý kiến tham vấn. Theo dự kiến của Chi cục bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh, quy định này sẽ đƣợc hoàn thiện và đƣa vào áp dụng vào cuối năm nay. Cơ quan quản lý môi trƣờng cấp tỉnh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thể chế hóa và hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý môi trƣờng làng nghề. Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhƣng hiệu quả thực thi trên thực tế rất thấp và môi trƣờng làng nghề chƣa có dấu hiệu cải thiện hơn trong thời gian qua. Theo ý kiến của các đại biểu tại cuộc đối thoại cấp tỉnh, hiện vẫn thiếu văn bản dƣới luật quy định cụ thể về công tác bảo vệ môi trƣờng phù hợp với đặc thù của làng nghề. Các quy định hiện hành áp dụng chung cho các cơ sở gây ô nhiễm rất khó thực hiện với làng nghề do có sự khác biệt về địa bàn sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội và quan hệ làng xã. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng chƣa quy định chế tài xử phạt cụ thể. Ngoài ra, nhiều điều khoản trong các văn bản hƣớng dẫn thực thi pháp luật liên quan tới môi trƣờng làng nghề còn sử dụng nhiều từ, thuật ngữ đa nghĩa, chung chung, chƣa rõ ràng. Các cụm từ thƣờng gặp nhƣ cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền hay xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành (mục 1,2, 4,5,8 - điều 17, chƣơng 5 và điều 20 của Quy chế bảo vệ môi trƣờng làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh). Những tồn tại trên khiến cho cán bộ địa phƣơng lúng túng và gặp khó khăn trong việc thực thi pháp luật. Ngƣời dân lại càng khó hiểu và không biết rõ những cơ quan chức năng nào mình có thể tiếp cận, những quy định cụ thể nào sẽ đƣợc áp dụng để xử phạt vi phạm. Điều này dẫn tới việc thiếu các cơ sở, chỉ số để giám sát, đánh giá trách nhiệm giải trình của các cơ quan chức năng có liên quan. Bên cạnh đó, trong nghị định về thu phí nƣớc thải lại có điều khoản miễn trừ áp dụng với các vùng chƣa tiếp cận đƣợc nƣớc sạch. Điều này dẫn tới việc triển khai áp dụng thu phí ở các khu vực làng nghề gây ô nhiễm nặng ở các vùng nông thôn không thực hiện đƣợc và ngƣời dân nhận thấy không công bằng khi cùng là ngƣời sản xuất thì ngƣời này phải đóng phí, còn ngƣời khác thì lại không. Hơn thế nữa, chƣa có sự thống nhất, đồng bộ thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định quản lý về môi trƣờng và các quy định về phát triển kinh tế làng nghề, quy định thu thuế, lệ phí. Theo luật thuế 2008, các hộ gia đình có thu nhập thấp đƣợc miễn trừ thuế trong khi đó Luật bảo vệ môi trƣờng quy định ngƣời gây ô nhiễm phải có nghĩa vụ đóng phí và trả tiền cho việc gây ô nhiễm. Do ảnh hƣởng của tƣ duy ƣu tiên phát triển kinh tế từ trung ƣơng tới cấp cơ sở nên vấn đề thu phí môi trƣờng không đƣợc thực hiện và ngƣời gây ô nhiễm vẫn tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm. Điều đáng chú ý là đối tƣợng tiếp cận của các luật, quy đinh hiện có mới chỉ hạn chế ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan ở cấp tỉnh, huyện và các cán bộ đầu ngành ở cấp xã. Kết quả của các cuộc đối thoại với nhóm ngƣời dân, các hộ sản xuất, cán bộ xã Khắc Niệm cho thấy, ngƣời dân thƣờng và các hộ sản xuất không nắm đƣợc các thông tin về các quy định hiện hành liên quan tới bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Tình trạng này cũng phổ biến ở các làng nghề khác trong tỉnh. Dù ngƣời dân quan tâm tới vấn đề ô nhiễm tại làng xã nhƣng còn thờ ơ với các quy định về quản lý và kiểm soát môi trƣờng. Ngƣời dân chƣa đƣợc khuyến khích tham gia và cũng chƣa có ý thức chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này vì quan niệm từ xƣa tới nay việc này thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Các luật và quy định hiện hành trong lĩnh vực này đƣợc ban hành trƣớc khi có quy định mới về tham vấn cộng đồng trong Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi có 4

8 hiệu lực từ tháng 1/ Quá trình soạn thảo quy định về quản lý nƣớc thải làng nghề của tỉnh Bắc Ninh hiện nay cần tuân thủ theo quy định của Luật trên nhƣng cũng mới chỉ lấy ý kiến tới cán bộ huyện, xã thông qua đƣờng công văn. Ngƣời dân và các hộ kinh doanh sản xuất trong làng nghề chƣa có tiếng nói trong quá trình này. Cách thức tiến hành tham vấn vẫn giới hạn trong hình thức giao tiếp truyền thống một chiều, chƣa sử dụng các hình thức và phƣơng pháp tham vấn trực tiếp để huy động đƣợc những ý kiến đóng góp, phản hồi kịp thời,tích cực và có ý nghĩa. Những hạn chế trong việc truyền thông, phổ biến pháp luật cũng là rào cản cho việc tiếp cận thông tin và cơ hội tham gia của cộng đồng. Theo đánh giá của lãnh đạo UBND xã Khắc Niệm, trong thời gian qua, công tác phổ biến pháp luật đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn cho các trƣởng ban ngành ở cấp xã thông qua hình thức cán bộ phụ trách cấp huyện về phổ biến. Tiếc rằng những hoạt động để phổ biến rộng rãi và có hiệu quả các thông tin, kiến thức pháp luật cho các cá nhân, các hộ gia đình tại cộng đồng sau đó chƣa đƣợc triển khai. Tại xã Đào Xá, thỉnh thoảng các thông tin liên quan tới chính sách, pháp luật đƣợc phát qua hệ thống loa đài truyền thanh xã và các cuộc họp thôn. Tuy nhiên, các cán bộ xã tham dự đối thoại cho rằng các hình thức truyền thông truyền thống này chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân vì tính đơn điệu, thiếu phản hồi. Ở cấp cộng đồng, vấn đề bảo vệ môi trƣờng cũng đã đƣợc đƣa vào trong hƣơng ƣớc thôn nhƣng còn mang tính chiếu lệ, hình thức, thiếu tính ràng buộc pháp lý. Mặt khác, phí nƣớc thải không đƣợc áp dụng đồng bộ đối với các hộ sản xuất. Khi đƣợc hỏi vì sao không tuân thủ luật, một ngƣời dân ở xã Khắc Niệm nói: Tại sao tôi phải nộp tiền trong khi hộ khác không nộp?. Một lí do nữa có thể đến từ mối quan hệ cá nhân, đặc biệt là ở cấp làng xã, khiến ngƣời thi hành luật pháp ngần ngại trong việc xử lý những hộ, cá nhân mà họ quen biết. Hoặc, chính những ngƣời thi hành công vụ cũng không hoàn thành trách nhiệm, ví dụ nhƣ không giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất của các hộ, công ty. Do đó, việc thực thi các quy định ở cấp thấp kém hiệu quả, dẫn đến khoảng cách giữa quá trình quyết định và thực tế. Có thể thấy rằng, các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề đang trong quá trình hoàn thiện. Cần có nhiều nỗ lực từ cơ quan xây dựng pháp luật, từ các đơn vị thực thi và từ phía cộng đồng để tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân vào việc xây dựng và thực thi pháp luật đồng thời đảm bảo thúc đẩy trách nhiệm giải trình, tính công bằng, minh bạch của pháp luật. 3.2 Thể chế Tính minh bạch Đạt ở cấp tỉnh và huyện nhưng hạn chế ở cấp xã Mức độ tham gia Hạn chế, chưa huy động được các tổ chức đoàn thể và cộng đồng Trách nhiệm giải trình Chưa có chế tài quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan không tuân thủ theo quy định Tuân thủ quy định của pháp luật Rất hạn chế Theo Quy chế bảo vệ Môi trƣờng làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh, Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong vấn đề quản lý môi trƣờng làng nghề trong tỉnh. Nhiệm vụ chính của Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng bao gồm: xây dựng 1 Luật số: 17/2008/QH12: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 03 tháng 6 năm

9 chƣơng trình, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, quan trắc môi trƣờng, truyền thông, kiểm tra, đánh giá để xác định và phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng. Sở này cùng phối hợp với các cơ quan có liên quan tại cấp tỉnh bao gồm Sở Công An, Sở Kế Hoạch và Đầu tƣ, Sở Công Thƣơng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây Dựng, Công ty điện lực Bắc Ninh, Ngân Hàng Nhà Nƣớc trong việc bảo vệ môi trƣờng. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành liên quan đƣợc quy định rõ trong Quy chế. Ở cấp quản lý thấp hơn, công tác quản lý môi trƣờng làng nghề thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã, chƣa có quy định cụ thể cho các ban ngành chuyên môn. Vai trò chính của UBND huyện là tổ chức đăng ký và xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng của các đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ cấp hộ, cá nhân, truyền thông, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn về bảo vệ môi trƣờng. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo việc xây dựng Quy ƣớc thôn, làng có gắn các tiêu chí về vệ sinh môi trƣờng vào việc xét duyệt gia đình văn hóa, thôn văn hóa. Tại cấp xã, có 1 cán bộ công chức địa chính-xây dựng đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, giúp UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại địa bàn xã. Nhƣ vậy, từ cấp huyện trở xuống, không có đơn vị phụ trách riêng về vấn đề môi trƣờng làng nghề mà tập trung vào UBND huyện và xã với quyền hạn rất hạn chế trong khi vấn đề ô nhiễm làng nghề chủ yếu xảy ra ở cấp cộng đồng. Theo ý kiến của lãnh đạo Ủy ban các xã, do kiêm nhiệm, cán bộ địa chính môi trƣờng xã trên thực tế chủ yếu giải quyết các vấn đề liên quan tới đất đai, vai trò tham mƣu, phát hiện các vấn đề liên quan tới môi trƣờng để báo cáo với chính quyền địa phƣơng chƣa đƣợc thực hiện. Vì vậy công tác quản lý môi trƣờng tại cấp xã rất hạn chế, chủ yếu giải quyết các mâu thuẫn, đơn kiện của ngƣời dân chứ chƣa làm đƣợc công tác kiểm tra, phát hiện và ngăn ngừa ô nhiễm. Nhiều đại biểu cấp xã đã kiến nghị việc thu phí môi trƣờng của các hộ sản xuất tại làng nghề cần đƣợc chuyển giao cho cấp xã thu thay vì cấp huyện hoặc Sở Tài Nguyên Môi trƣờng nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, vai trò của các tổ chức Hội, đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trƣờng rất mờ nhạt và chƣa đƣợc đƣa vào trong văn bản pháp luật hiện tại. Trên thực tế, các tổ chức quần chúng ở nhiều địa phƣơng khác đã làm rất tốt công tác truyền thông, huy động cộng đồng địa phƣơng thực hiện các hành vi tích cực bảo vệ môi trƣờng. Tại địa bàn các làng nghề Bắc Ninh, nhóm các tổ chức này đóng vai trò rất thụ động thiếu tích cực trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Chủ thể này cần đƣợc xem xét để khuyến khích phát huy vai trò truyền thông bảo vệ môi trƣờng tại cấp cộng đồng. Hơn nữa, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp chƣa đồng bộ và chặt chẽ. Theo quy định, Công ty điện lực sẽ phải ngừng cung cấp điện cho cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đến khi đơn vị này áp dụng hệ thống xử lý ô nhiễm đạt tiêu chuẩn đƣợc xác nhận bởi cơ quan chuyên môn về môi trƣờng, nhƣng trên thực tế nhiều cơ sở gây ô nhiễm bị phát hiện vẫn đƣợc cấp điện để tiếp tục sản xuất. Tƣơng tự, Ngân hàng cũng không đình chỉ việc cấp vốn hoặc rút vốn vay của cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sau khi cơ quan bảo vệ môi trƣờng phát hiện cơ sở này có vi phạm. Tại xã Đào Xá, việc cấp đăng ký kinh doanh cho các cơ sở sản xuất không thông qua UBND xã xác nhận nên UBND xã không nắm rõ đƣợc hoạt động của cơ sở này để kiểm tra, giám sát. Công tác phối hợp khi kiểm tra, xử lý tại đây cũng không đƣợc thƣờng xuyên và chính quyền cấp xã nhiều khi không đƣợc biết về các quyết định xử lý của các cơ quan cấp trên về các trƣờng hợp vi phạm. Những rào cản và tồn tại nêu trên đã hạn chế sự tham gia của các bên liên quan trong việc quản lý môi trƣờng làng nghề đồng thời cho thấy rõ cần nhiều cải tiến về mặt pháp luật, thể chế cần đƣợc triển khai ở cấp cơ sở để hƣớng tới tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng nhƣ tính công bằng của pháp luật. 6

10 3.3 Quy trình Tính minh bạch Mức độ tham gia Trách nhiệm giải trình Tuân thủ Quy định của Pháp luật Có quy định rõ ràng các thủ tục bắt buộc trước khi triển khai các dự án Chưa có quy định rõ về cơ chế giám sát thực hiện các bước thực hiện tiến trình đưa ra Không đạt Không đạt Không được thực hiện Quy trình quản lý môi trƣờng làng nghề đƣợc hiểu là các bƣớc, các lộ trình, quy định đƣợc đƣa ra và cần đƣợc áp dụng trong các hoạt động, dự án có liên quan và có tác động tới môi trƣờng của các làng nghề. Quy trình bảo vệ môi trƣờng làng nghề bao gồm các bƣớc diễn ra trƣớc, trong và sau khi các hoạt động, dự án có ảnh hƣởng tới môi trƣờng làng nghề. Theo nghị định 20/2006/NĐ-CP 2 và nghị định 21/2008/NĐ-CP 3, mọi đối tƣợng sản xuất, kinh doanh dịch vụ đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoặc cam kết bảo vệ môi trƣờng (với cơ sở đầu tƣ mới) hoặc phải lập đề án bảo vệ môi trƣờng (với các cơ sở đang hoạt động). Quy trình này đã đƣợc quy định rất rõ ràng nhƣng cho đến nay, hầu hết các hộ sản xuất trong làng nghề đều không áp dụng và tuân thủ quy trình này nhƣng chính quyền địa phƣơng cũng không thể áp dụng các chế tài xử phạt theo quy định. Công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất đã đƣợc nhắc đến nhƣng trên thực tế quy trình này chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm chƣa đƣợc công bố công khai. Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng đã có chủ trƣơng xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng, khuyến khích cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện các dự án xử lý môi trƣờng làng nghề. Tuy nhiên, chính quyền cơ sở, các doanh nghiệp và các hộ sản xuất và ngƣời dân chƣa nắm đƣợc các cơ chế, quy trình liên quan tới xây dựng đề án, xin vốn đầu tƣ và quản lý giám sát đối với các dự án này. Những tồn tại trong dự án xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải cho 2 thôn Tiền Trong, Tiền Ngoài đƣợc triển khai tại xã Khắc Niệm là minh chứng cụ thể cho bất cập trên. Dự án đƣợc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp vốn đầu tƣ xây dựng mô hình thí điểm, Viện khoa học Thủy Lợi là chủ dự án chịu trách nhiệm thiết kế, thi công và quản lý ngân sách dự án. Ủy ban nhân dân xã cùng phối hợp và có trách nhiệm huy động vốn ngân sách địa phƣơng để đối ứng 30% ngân sách để thực hiện các hạng mục trong dự án. Dự án đã hoàn thành xây dựng từ cuối năm 2009 nhƣng cho tới tháng 8 năm 2010 vẫn chƣa đi vào hoạt động. Ngƣời dân và lãnh đạo của 2 thôn cũng không biết vì sao công trình không hoạt động đƣợc, họ cũng không đƣợc biết thông tin về dự án. Lãnh đạo địa phƣơng thì cho rằng công trình chƣa vận hành đƣợc vì còn chờ Viện Khoa học Thủy Lợi tập huấn vận hành công trình. Viện thì nói rằng đang chờ Ủy ban nhân dân xã để tổ chức tập huấn. Thực ra, dự án này đã không làm rõ vai trò của từng bên liên quan chính trong việc vận hành, bảo dƣỡng dự án ngay từ đầu. Tóm lại, quy trình quản lý môi trƣờng làng nghề tỉnh Bắc Ninh đã đƣợc quy định rõ trong văn bản pháp luật tuy nhiên trên thực tế triển khai còn gặp nhiều trở ngại vì chƣa có sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn triển khai các dự án, trách nhiệm giải trình cũng chƣa rõ và vì thế hiệu lực thực thi của các quy định không thực tế. Chính vì những hạn chế này nên những 2 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết Luật thƣơng mại về kinh doanh dịch vụ giám định thƣơng mại. 3 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng 7

11 dự án tƣởng nhƣ có thể đƣa lại giải pháp cải thiện ô nhiễm lại có nguy cơ trở nên vô ích hoặc bị đắp chiếu chậm trễ trong việc đƣa vào sử dụng. 4 BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC ĐỐI THOẠI Khó khăn từ thực tế địa phƣơng Trong quá trình thực hiện đối thoại tại tỉnh Bắc Ninh, WARECOD đã phải đối mặt với một số thách thức. Trƣớc đó đã có nhiều dự án, nghiên cứu đã đƣợc thực hiện ở tỉnh này mà không đem lại sự cải thiện đáng kể nào cho thực trạng ô nhiễm, do đó ngƣời dân Bắc Ninh đã mất lòng tin rằng những dự án nhƣ thế có thể giúp ích. Với tâm lý đó, ngƣời dân không muốn hợp tác, hoặc bắt tay với thái độ thờ ơ. Chất lƣợng của thông tin thu thập đƣợc vì thế bị giảm đi và đội ngũ thực hiện dự án phải cố gắng hơn để tiếp cận với cộng đồng. Cũng vì lí do đó, trong các buổi gặp mặt tại xã Khắc Niệm, lãnh đạo địa phƣơng, các tổ chức xã hội dân sự và những nhân vật trọng yếu khác trả lời những câu hỏi đƣa ra nhƣ đã học thuộc lòng từ trƣớc. Tất cả câu trả lời rất chung chung, tránh đi thẳng vào vấn đề. Cuộc đối thoại cũng diễn ra vào thời gian khá nhạy cảm, khi chính quyền địa phƣơng đang chuẩn bị cho Đại Hội Đảng và một dự án xử lý nƣớc thải đang trong quá trình xây dựng. Tất cả những vấn đề nhạy cảm có thể đụng chạm đến chất lƣợng quản lý đều bị né tránh. Nói chung, nhóm làm việc WARECOD nhận đƣợc rất ít sự ủng hộ, đôi khi cả thái độ không hợp tác từ cả cộng đồng lẫn chính quyền tỉnh Bắc Ninh. Kinh nghiệm làm việc với các cấp chinh quyền và cộng đồng Vì những lí do trên, chúng tôi phải thay đổi bƣớc cuối cùng của trong hoạt động đối thoại, từ cấp huyện lên cấp tỉnh. Tuy nhiên, sự thay đổi này đã đem lại cho chúng tôi một bài học khác. Khi làm việc từ các cấp quản lý thấp đến cấp cao hơn, chúng tôi nhận thấy đƣợc khoảng cách giữa việc xây dựng luật và thực tế thực thi của những luật đó. Trong suốt thời gian làm việc ở cấp chính quyền xã hay huyện, chúng tôi nhận thấy có rất ít mối tƣơng tác giữa các bên liên quan cũng nhƣ cộng đồng. Chúng tôi đi vào chi tiết các vấn đề, tìm hiểu thái độ của ngƣời dân, đặc biệt là các hộ sản xuất đối với luật định, các vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ thái độ của những cán bộ có trách nhiệm. Ngƣời dân địa phƣơng có nhận thức về thực trạng ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng ở địa phƣơng họ, họ cũng lo lắng và mong đợi những biện pháp giải quyết từ chính quyền và các tổ chức khác, nhƣng bản thân họ cũng vẫn có những hành động gây ô nhiễm. Các cán bộ nhà nƣớc cũng có biết về những hành động đó, nhƣng vẫn không có phản ứng, bởi không có luật nào cụ thể từ trên đƣa xuống. Lỗ hổng đó càng trở nên rõ nét khi chúng tôi đƣa các cấp từ thấp đến cao cùng làm việc với nhau ở bƣớc tiếp theo. Ở cấp tỉnh, chúng tôi có cái nhìn tổng quan về tỉnh Bắc Ninh, các vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ thực tế biên soạn và thực thi các văn bản dƣới luật mà không có thông tin chi tiết cho từng xã, huyện. Chúng tôi cũng học hỏi đƣợc những phƣơng thức làm việc với các cấp chính quyền khác nhau và làm cách nào kết hợp thông tin từ các cấp để đạt đƣợc mục đích cuối cùng của dự án. Cuối cùng, đây cũng là một cơ hội quý giá cho chúng tôi nâng cao và bổ sung kinh nghiệm làm việc với cộng đồng, giúp đảm bảo thành công và giảm bớt rào cản trong những dự án tiếp theo. 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận về vấn đề quản lý môi trƣờng làng nghề xã Khắc Niệm Mặc dù vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề tại Việt Nam đã đƣợc nhận thức rộng rãi, có rất ít tiến triển trong việc giảm thiểu thực trạng này. Nghiên cứu của Đặng Kim Chi (2010) đã xác định các rào cản trong việc cải thiện điều kiện môi trƣờng ở làng nghề Bắc Ninh. 8

12 Các rào cản đối với việc cải thiện điều kiện môi trường làng nghề (Đặng Kim Chi 2010): Dân làng không thay đổi các phƣơng pháp sản xuất truyền thống, và lo lắng về mức độ rủi ro của những phƣơng pháp sản xuất mới; Thiếu vốn đầu tƣ trang thiết bị xử lý và các phƣơng pháp sản xuất mới; Lo lắng về khả năng chi trả cho chi phí của phƣơng pháp mới hoặc không trả nợ đƣợc vì không thể tăng giá; Thiếu thông tin về các phƣơng thức sán xuất ít gây ô nhiễm; Thiếu các luật định cụ thể; Thiếu sự quyết đoán trong xử lý những đối tƣợng gây ô nhiễm từ chính quyền địa phƣơng; Ngƣời dân không chấp nhận hi sinh mục tiêu sản xuất để giảm ô nhiễm; Ngƣời dân không báo cho các cơ quan chức năng về những hành động gây ô nhiễm của các hộ khác; Họ lo lắng rằng thuế sẽ tăng nếu đầu tƣ thêm vào trang thiết bị mới; và Ngƣời dân không chấp nhận chuyển đến địa điểm mới để xử lý nƣớc thải tập trung. Những yếu tố trên đều rất quan trọng, tuy nhiên có thể nhận thấy rõ rằng rào cản cơ bản nhất chính là sự mâu thuẫn giữa phát triền kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường. Nếu ngƣời dân cũng nhƣ chính quyền không tin rằng họ cần phải chọn lựa giữa một bên là phát triển kinh tế, giảm đói nghèo và một bên là kiểm soát ô nhiễm, rất khó có thể đạt đƣợc tiến triển trong quá trình giảm ô nhiễm môi trƣờng.sự phát triển không có kiểm soát và bằng mọi giá chắc chắn sẽ làm giảm sút các nguồn sinh kế của các làng nghề, cũng nhƣ tổn hại đến sức khỏe và sự thịnh vƣợng của ngƣời dân. Thế hệ trẻ cũng không đƣợc khuyến khích để tiếp tục những truyền thống của làng nghề đã có. Từ kết quả phân tích các số liệu, bảng biểu cũng nhƣ các thông tin thu thập đƣợc từ tất cả các cấp chính quyền về vấn đề môi trƣờng tại tỉnh Bắc Ninh, có thể khẳng định vấn đề quản lý môi trƣờng làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh dù đã có rất nhiều nỗ lực của cơ quan chức năng cấp tỉnh nhƣng vẫn còn khoảng cách xa với những tiêu chí quản lý tốt đã mô tả trong sơ đồ 1. Luật lệ và các quy định dƣới luật cũng nhƣ quy trình chƣa đƣợc minh bạch. Ngƣợc lại với mức độ tham gia ở các cấp quản lý bên trên, ở cấp cộng đồng, ngƣời dân ít có cơ hội đóng góp ý kiến và băn khoăn lo lắng của họ vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật cũng nhƣ tham gia vào quy trình quản lý môi trƣờng. Trách nhiệm giải trình của các cơ quan liên quan chƣa đƣợc thể hiện rõ trong các quy định của Luật cũng nhƣ trên thực tế. Nhƣ một phần của văn hóa Việt Nam, quan hệ cá nhân có thể ảnh hƣởng đến quá trình thực thi luật định trong cộng đồng. Bên cạnh đó cũng thiếu đi sự hợp tác chặt cẽ giữa những cấp khác nhau trong quá trình hoạch định chính sách, dẫn đến khoảng cách giữa lý thuyết pháp luật và thực tế. 5.2 Những khuyến nghị để cải thiện thực trạng tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh Để nâng cao hiệu quả quản lý cũng nhƣ đảm bảo thành công cho những chính sách, nỗ lực bảo vệ môi trƣờng của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, cần xem xét áp dụng những góp ý sau đây: 9

13 Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng để cải thiện tính minh bạch trong quản lý Cần đạt đƣợc tính minh bạch bằng cách thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia từ các cấp chính quyền cơ sở cũng nhƣ từ cộng đồng trong quá trình soạn thảo luật. Cần có những buổi gặp mặt nhỏ ở các cấp cơ sở để lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng cho các văn bản dự thảo luật và có những điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của từng địa phƣơng. Bằng cách đó, không những ngƣời dân có hiểu biết hơn về các luật môi trƣờng mà còn thực hiện tích cực hơn những quy định mà chính họ đã tham gia xây dựng. Bổ sung thêm nhân lực và năng lực cho cấp xã đồng thời huy động các tổ cộng đồng tham gia hoạt động quản lý môi trƣờng Để trách nhiệm giữa các bên rõ ràng hơn, những luật định hiện hành cần thêm điều khoản về nhân lực trong hoạt động quản lý môi trƣờng. Theo những ý kiến tham vấn từ buổi đối thoại, ở cấp xã, một đội quản lý môi trƣờng cần đƣợc thành lập tách biệt từ cộng đồng gồm từ 2 đến 3 ngƣời, có trách nhiệm quản lý, giám sát các dự án xử lý nƣớc thải, phát hiện các hoạt động gây ô nhiễm và giúp thực hiện khen thƣởng và xử phạt theo luật định. Những ngƣời này sẽ đƣợc trả lƣơng nhƣ các cán bộ nhà nƣớc. Ở cấp làng xã, một ngƣời và hai tổ chức (đƣợc chọn thay đổi mỗi tháng) sẽ thành lập một nhóm thu phí nƣớc thải từ các hộ sản xuất và các công ty. Sự tham gia của các bên liên quan và cả những ngƣời đang phải chịu hậu quả từ ô nhiễm sẽ đƣợc cải thiện. Quản lý cung cấp điện sản xuất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề nên đƣợc coi là một công cụ hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng Quản lý cung cấp điện cho các hộ sản xuất nên đƣợc xem xét và gắn với những điều kiện về bảo vệ môi trƣờng và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành điện với chính quyền sở tại. Chính quyền xã là những ngƣời hiểu rõ nhất về thực trạng sản xuất và mức độ gây ô nhiễm của các hộ có quyền đề nghị tạm cắt điện hoặc ngừng cung cấp điện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Đó cũng là mong muốn lớn của một số lãnh đạo xã trong buổi đối thoại, vì nhƣ thế họ có thể có trong tay phƣơng thức hiệu quả hơn trong quản lý các hoạt động gây ô nhiễm ở địa phƣơng họ. Thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật, không để quan hệ cá nhân ảnh hƣởng đến quá trình thực thi pháp luật liên quan tới quản lý ô nhiễm làng nghề Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền. Luật pháp và các quy định của pháp luật cần đƣợc thực thi một cách công bằng, nghiêm minh với tất cả các đối tƣợng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Để hạn chế việc quan hệ cá nhân ảnh hƣởng tới việc thực thi pháp luật, cần có các chế tài quy định rõ trách nhiệm giải trình của cơ quan thực thi pháp luật và những quy định này cần đƣợc phổ biến rộng rãi tới tận ngƣời dân và sử dụng các cơ chế cộng đồng giám sát để thúc đẩy tăng trách nhiệm giải trình. Khoảng cách giữa luật định và thực tiễn có thể sẽ đƣợc rút ngắn hơn khi áp dụng những thay đổi trên. Ngƣời dân địa phƣơng sẽ hài lòng hơn và tin tƣởng hơn vào chính quyền. Kết quả quan trọng nhất là quản lý môi trƣờng làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh sẽ tốt hơn giúp thúc đẩy giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại những khu vực sản xuất mang đậm văn hóa truyền thống này. 10

14 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Kim Chi (2010), Báo cáo nghiên cứu làng nghề khu vực Bắc Đuống 2009, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Báo cáo không xuất bản trình IUCN. Nghị định 67/2003/NĐ-CP Nghị định 20/2006/NĐ-CP Nghị định 21/2008/NĐ-CP Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, 2008 Quy chế bảo vệ môi trƣờng làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Dự thảo Quy định quản lý nƣớc thải làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 11

15 PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM Hội thảo Giải pháp chính sách cho vấn đề ô nhiễm làng nghề tỉnh Bắc Ninh, thành phố Bắc Ninh STT Nhóm Câu hỏi 1. Các chuyên gia kĩ thuật - Các sáng kiến công nghệ và quản lý đã đƣợc triển khai để giải quyết ô nhiễm làng nghề ở Việt Nam? Thành công, hạn chế và tính phù hợp. 2. Cơ quan quản lý cấp tỉnh - Cần có những thay đổi cụ thể nào trong các cơ chế, chính sách hiện tại về quản lý môi trƣờng làng nghề nói chung? - Chính quyền cấp xã và cộng đồng, hộ sản xuất cần có những hành động gì để có thể thực hiện thành công Quy chế Bảo vệ môi trƣờng của tỉnh đã ban hành? Nhƣ câu hỏi trên 3. Cơ quan quản lý cấp huyện 4. Đại diện cấp xã - Cần có cơ chế, chính sách nhƣ thế nào để thành lập tổ cộng đồng bảo vệ môi trƣờng? - Cần có các phƣơng pháp truyền thông nhƣ thế nào giúp mọi ngƣời dân hiểu rõ về Quy chế Bảo vệ môi trƣờng, các mức nƣớc thải và xử lý vi phạm ô nhiễm môi trƣờng - Cần có các cơ chế, chính sách nhƣ thế nào giúp ngƣời dân có tiếng nói trong vấn đề quản lý ô nhiễm môi trƣờng. 12

16 PHỤ LỤC 2: CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO Giải pháp chính sách cho vấn đề ô nhiễm làng nghề tỉnh Bắc Ninh, thành phố Bắc Ninh Ngày. tháng.. năm 2010 I. Mục tiêu: 1. Chia sẻ ý kiến và mong muốn của các bên liên quan trong vấn đề giải quyết ô nhiễm nguồn nƣớc ở các làng nghề trong tỉnh. 2. Chia sẻ và cập nhật về các giải pháp công nghệ cho làng nghề. 3. Phát hiện các rào cản về chính sách và giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm làng nghề một cách bền vững II. Thành phần đại biểu (50 ngƣời) 1. Đại diện của 1 số cơ quan tổ chức đã thực hiện dự án liên quan tại địa phƣơng 2. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh và Chi cục bảo vệ Môi trƣờng Bắc Ninh Đại diện Trung tâm Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn tỉnh Bắc Ninh Đại diện Phòng tài nguyên và Môi trƣờng thị xã Bắc Ninh và các huyện trong tỉnh Đại diện UBND tỉnh và thị xã Bắc Ninh Đại diện Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh và thị xã Bắc Ninh. 7. Lãnh đạo UBND các xã có làng nghề và cán bộ chuyên trách môi trƣờng của xã 8. Đại diện Hiệp hội làng nghề hộ gia đình sản xuất tại các làng nghề Chương trình Thời gian Hoạt động Phƣơng pháp Ngƣời điều hành 7h-7h30 Tiếp đón đại biểu Chi cục bảo vệ môi trƣờng Bắc Ninh WARECOD 7h30-8h00 Khai mạc: giới thiệu đại biểu, mục tiêu hội thảo, phƣơng pháp tiến hành - Chi cục khai mạc, chào mừng đại biểu - Ngƣời điều hành giới thiệu mục tiêu, chƣơng trình và phƣơng pháp tiến hành WARECOD 13

17 8h00-8h20 8h20-8h40 8h40-9h30 9h30-9h45 9h45-10h30 10h30-11h30 11h30-11h45 Ô nhiễm làng nghề ở Bắc Ninh: thực trạng, hệ lụy đối với sức khỏe và sự phát triển kinh tế, xã hội Chủ trƣơng, chính sách của tỉnh trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm làng nghề Giới thiệu một số công nghệ, dự án áp dụng giải quyết vấn đề nƣớc thải làng nghề tại địa phƣơng Nghỉ giải lao Các rào cản, khó khăn trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề ở Bắc Ninh. Lộ trình, cơ hội và các giải pháp cần thực hiện để khắc phục các trở ngại Bế mạc Giáo sƣ Đặng Kim Chi trình bày Đại diện chi cục BV môi trƣờng tỉnh - Viện Khoa học Thủy Lợi - Viện môi trƣờng nông nghiệp và Borda - WARECOD trình bày - Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm và các nhóm trình bày WARECOD WARECOD WARECOD WARECOD WARECOD Đại diện chi cục bảo vệ Môi trƣờng Bắc Ninh 14

18 PHỤ LỤC 3: NGHỊ ĐỊNH 67/2003/NĐ-CP CHÍNH PHỦ Số: 67/2003/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc o0o Hà Nội, Ngày 13 tháng 06 năm 2003 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998; Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001; Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải. Điều Đối tƣợng chịu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải quy định tại Nghị định này là nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt. 2. Nƣớc thải công nghiệp là nƣớc thải ra môi trƣờng từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản. 3. Nƣớc thải sinh hoạt là nƣớc thải ra môi trƣờng từ các hộ gia đình, tổ chức khác không thuộc đối tƣợng quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 3. Tổ chức, hộ gia đình có nƣớc thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là đối tƣợng nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải. Điều 4. Không thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải trong các trƣờng hợp sau: 1. Nƣớc xả ra từ các nhà máy thuỷ điện, nƣớc tuần hoàn trong các nhà máy điện; 2. Nƣớc biển dùng vào sản xuất muối xả ra; 3. Nƣớc thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang đƣợc Nhà nƣớc thực hiện chế độ bù giá để có giá nƣớc phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội; 4. Nƣớc thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chƣa có hệ thống cấp nƣớc sạch. Điều 5. Trƣờng hợp Điều ƣớc quốc tế mà Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ƣớc quốc tế đó. 15

19 Chương II MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI Điều 6. Mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải quy định nhƣ sau: 1. Mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của 1m 3 (một mét khối) nƣớc sạch, nhƣng tối đa không quá 10% (mƣời phần trăm) của giá bán nƣớc sạch chƣa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với nƣớc thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nƣớc để sử dụng (trừ hộ gia đình ở những nơi chƣa có hệ thống cấp nƣớc sạch), thì mức thu đƣợc xác định theo từng ngƣời sử dụng nƣớc, căn cứ vào số lƣợng nƣớc sử dụng bình quân của một ngƣời trong xã, phƣờng nơi khai thác và giá cung cấp 1m 3 nƣớc sạch trung bình tại địa phƣơng. 2. Mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm đƣợc quy định nhƣ sau: STT CHẤT GÂY Ô NHIỄM CÓ TRONG NƯỚC THẢI MỨC THU (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nƣớc thải) Tên gọi Ký hiệu Tối thiểu Tối đa 1 Nhu cầu ô xy sinh hoá A BOD Nhu cầu ô xy hoá học A COD Chất rắn lơ lửng A TSS Thuỷ ngân A Hg Chì A Pb Arsenic A As Cadmium A Cd Điều Căn cứ quy định về mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này và tình hình kinh tế - xã hội, đời sống, thu nhập của nhân dân ở địa phƣơng, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tƣợng tại địa phƣơng. 2. Căn cứ khung mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với từng chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp cho phù hợp với từng môi trƣờng tiếp nhận nƣớc thải, từng ngành nghề; hƣớng dẫn việc xác định số phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp phải nộp của đối tƣợng nộp phí. Điều 8. Phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nƣớc, đƣợc quản lý, sử dụng nhƣ sau: 16

20 1. Để lại một phần số phí thu đƣợc cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nƣớc thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nƣớc thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi. 2. Phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nƣớc và phân chia cho các cấp ngân sách nhƣ sau: a) Ngân sách trung ƣơng hƣởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam; b) Ngân sách địa phƣơng hƣởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trƣờng, đầu tƣ mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dƣỡng hệ thống thoát nƣớc tại địa phƣơng. 3. Bộ Tài chính hƣớng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải quy định tại Điều này. Điều 9. Chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nƣớc thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nƣớc thải công nghiệp để xác định số phí phải nộp theo quy định tại Nghị định này. Điều Đối tƣợng nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải cho đơn vị cung cấp nƣớc sạch. Hàng tháng, đơn vị cung cấp nƣớc sạch có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu đƣợc vào ngân sách nhà nƣớc, sau khi đã trừ đi một phần số phí đƣợc để lại theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này. 2. Đối tƣợng nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp có nghĩa vụ: a) Kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng nơi thải nƣớc theo đúng quy định và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai; b) Nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải tại Kho bạc Nhà nƣớc địa phƣơng theo thông báo; c) Quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Điều 11. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có nhiệm vụ thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp, tổ chức việc thu, nộp số tiền phí thu đƣợc vào ngân sách nhà nƣớc và quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp của đối tƣợng nộp phí. Điều 12. Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dƣơng lịch, đơn vị cung cấp nƣớc sạch, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu đƣợc trên địa bàn của năm trƣớc với cơ quan thuế theo đúng chế độ quy định. Điều 13. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải của đơn vị cung cấp nƣớc sạch và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 14. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải tại Nghị định này đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí, lệ phí. 17

21 Điều 15. Đối tƣợng nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải vi phạm các quy định của Nghị định này thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Nếu có vi phạm cả các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và pháp luật về tài nguyên nƣớc, thì còn bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và pháp luật về tài nguyên nƣớc. Điều 16. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm Điều 17. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thi hành Nghị định này. Điều 18. Các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. CHÍNH PHỦ Thủ Tướng Phan Văn Khải (Đã ký) 18

22 PHỤ LỤC 4: DỰ THẢO QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Điều 1. Phạm vi điều chỉnh QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ, KHU CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH BẮC NINH (Ban hành kèm theo quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 9 tháng 4 năm 2008 của UBND tỉnh) Chƣơng I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Quy chế này quy định trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trƣờng của các Sở, Ban, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại làng nghề, các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này, các từ ngữ dƣới đây đƣợc hiểu nhƣ sau: 1. Ô nhiễm môi trƣờng: là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng không phù hợp với tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời, sinh vật. 2. Ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng: Là trƣờng hợp hàm lƣợng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng từ 03 lần trở lên hoặc hàm lƣợng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng từ 05 lần trở lên. 3. Ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt nghiêm trọng: Là trƣờng hợp hàm lƣợng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng từ 05 lần trở lên hoặc hàm lƣợng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng từ 10 lần trở lên. 4. Sản xuất sạch hơn: Là quá trình cải tiến liên tục hoạt động sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng, giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con ngƣời và môi trƣờng. 5. Phát triển bền vững: Là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con ngƣời nhƣng không làm tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. 6. Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. 19

23 7. Danh sách đen: Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Chƣơng II TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Điều 4: Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường 1. Hàng năm, tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng môi trƣờng, xây dựng các Dự án giảm thiểu, xử lý ô nhiễm đối với các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Lập Dự án Quy hoạch khu tập kết chất thải rắn và hƣớng dẫn quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp chất thải đối với các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 3. Lựa chọn mô hình và áp dụng giải pháp công nghệ xử lý khí thải, nƣớc thải đối với các làng nghề phát sinh khí thải độc hại, nƣớc thải sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng. 4. Thống kê, phân loại và công khai danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 5. Xây dựng kế hoạch hàng năm về hoạt động kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. Điều 5. Quan trắc môi trường 1. Thiết kế và xây dựng mạng lƣới quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí, nƣớc mặt, nƣớc ngầm. Thực hiện kế hoạch quan trắc hàng năm tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 2. Cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chất lƣợng môi trƣờng tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. Điều 6. Truyền thông môi trường 1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao năng lực quản lý môi trƣờng cho cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể; nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 2. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trƣờng, tăng cƣờng tái sử dụng chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. 3. Công khai thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trƣờng của các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ đến chính quyền địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ xung quanh. 4. Hàng năm, công bố Danh sách đen trên hệ thống các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tổ chức khen thƣởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Điều 7. Phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường 1. Hàng năm, tổ chức đánh giá, phân loại ô nhiễm môi trƣờng theo ba (03) mức độ: + Ô nhiễm môi trƣờng, + Ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, 20

24 + Ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt nghiêm trọng. 2. Trong thời gian ba (03) tháng kể từ ngày đƣợc kiểm tra, cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng phải đầu tƣ xây dựng hoàn thiện và đƣa vào vận hành các công trình xử lý ô nhiễm môi trƣờng. 3. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải áp dụng ngay các giải pháp công nghệ cần thiết để ngăn chặn nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm ra môi trƣờng, hạn chế ảnh hƣởng đến sức khỏe và đời sống cộng đồng dân cƣ xung quanh. Chƣơng III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN Điều 8: Trách nhiệm của ngành Công an 1. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. 2. Thiết lập phƣơng án sẵn sàng phối hợp với chính quyền địa phƣơng ứng phó các sự cố môi trƣờng xảy ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 3. Công an các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan, kiểm tra, xử lý theo quy định của Pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trong các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 4. Tăng cƣờng công tác kiểm soát hoạt động của các phƣơng tiện vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Điều 9: Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư 1. Hàng năm, lập kế hoạch ngân sách đầu tƣ xây dựng các công trình xử lý môi trƣờng tập trung tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ, ƣu tiên các làng nghề ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. 2. Tổ chức thẩm tra, báo cáo UBND cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ theo quy định của Luật Đầu tƣ đối với các dự án của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tƣ sản xuất trong các khu công nghiệp vừa và nhỏ sau khi dự án đã đƣợc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoặc xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng. 3. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan báo cáo UBND tỉnh thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu công nghiệp vừa và nhỏ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng sau khi cơ quan chuyên môn về môi trƣờng đã thẩm tra, xác định mức độ ô nhiễm tại cơ sở. Điều 10: Trách nhiệm của Sở Công thương 1. Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sản xuất làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. 2. Phối hợp với Điện lực Bắc Ninh xây dựng Chƣơng trình phát triển mạng lƣới điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của các đô thị, khu công nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông thôn gắn với chiến lƣợc phát triển bền vững. 21

25 3. Chủ trì hoặc phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng Đề án phát triển năng lƣợng từ nguồn nguyên liệu tái chế, năng lƣợng không sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch, năng lƣợng mặt trời, triển khai các Dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng lộ trình di chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi khu vực dân cƣ. 4. Hƣớng dẫn tổ chức triển khai việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 5. Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về việc giám định thiết bị công nghệ nhập khẩu. Ngăn chặn từ gốc các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trƣờng. 6. Xây dựng chính sách ƣu đãi về việc áp dụng giá điện sinh hoạt để vận hành các công trình xử lý môi trƣờng tập trung tại các làng nghề trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều 11. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ 1. Xây dựng chƣơng trình triển khai nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các giải pháp kỹ thuật đối với hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh. 2. Đề xuất chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đối với việc đầu tƣ ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 3. Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình giải pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng đối với nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại phù hợp với quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. Điều 12. Trách nhiệm của Sở Xây dựng 1. Rà soát Quy hoạch làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ hiện đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trƣờng phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh. 2. Quy hoạch mới các khu công nghiệp vừa và nhỏ phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với kết cấu hạ tầng hệ thống các công trình xử lý môi trƣờng phải đi cùng với việc xây dựng nhà xƣởng của các dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 3. Chỉ xem xét việc cấp Giấy phép xây dựng đối với các dự án đầu tƣ, cơ sở sản xuất kinh doanh đã đƣợc cấp giấy phép môi trƣờng. Điều 13. Trách nhiệm của Điện lực Bắc Ninh 1. Hợp đồng cung ứng nguồn điện phục vụ đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh. 2. Ngừng cung cấp điện có thời hạn đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cho đến khi thực hiện xong việc đầu tƣ xây dựng các hệ thống xử lý ô nhiễm đạt Tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam đƣợc cơ quan chuyên môn về môi trƣờng xác nhận. 22

26 Điều 14. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước tỉnh 1. Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền chính sách ƣu đãi về tín dụng đối với các dự án đầu tƣ của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống suy thoái, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trƣờng. 2. Các ngân hàng thƣơng mại chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức thẩm định và xét chọn các chƣơng trình, dự án, hoạt động trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trƣờng đƣợc tài trợ hoặc vay vốn ngân hàng. 3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, các nhân sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng cho các chƣơng trình, dự án hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. 4. Đình chỉ việc cho vay hoặc rút vốn vay trƣớc thời hạn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng theo thông báo của cơ quan chuyên môn về môi trƣờng cho đến khi thực hiện xong việc đầu tƣ kinh phí và các giải pháp kỹ thuật công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam, đƣợc cơ quan chuyên môn về môi trƣờng xác nhận. Chƣơng IV TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ Điều 15. Trách nhiệm của UBND cấp huyện 1. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trƣờng đối với cán bộ quản lý, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 2. Chỉ đạo các phòng, Ban phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh thực hiện quy hoạch phát triển khu công nghiệp vừa và nhỏ để di chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng ra ngoài khu vực dân cƣ. 3. Chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp huyện xây dựng các Dự án xử lý nƣớc thải tập trung đối với các khu công nghiệp vừa và nhỏ. 4. Đề xuất chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động công ích trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nhƣ: Thành lập các Công ty môi trƣờng, Hợp tác xã dịch vụ 5. Lập chƣơng trình quy hoạch tổng thể và chỉ đạo UBND cấp xã quy hoạch khu trung chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt đối với các khu dân cƣ; chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại đối với làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ tại địa phƣơng. 6. Tổ chức việc đăng ký và xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ quy mô hộ gia đình tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. 7. Chỉ đạo các phòng, Ban chức năng và UBND cấp xã triển khai công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 8. Chỉ đạo phòng Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh cơ sở xây dựng chƣơng trình truyền thông, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đối với cộng đồng dân cƣ, đặc biệt là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh. 9. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn đề môi trƣờng. 23

27 Điều 16. Trách nhiệm của UBND cấp xã (phường, thị trấn) 1. Đề xuất quy hoạch phát triển khu công nghiệp vừa và nhỏ; thƣờng xuyên kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng. 2. Chỉ đạo chính quyền các thôn, làng, khu phố xây dựng Quy ƣớc thôn, làng, khu phố bảo vệ môi trƣờng gắn kết tiêu chí về vệ sinh môi trƣờng trong việc xét duyệt, công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa và Làng văn hóa. 3. Giao công chức Địa chính - Xây dựng đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng và an toàn lao động, giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn. 4. Tổ chức tiếp nhận và đối ứng kinh phí các dự án đầu tƣ xử lý môi trƣờng cộng đồng; xây dựng định mức chi phí và phân bổ kinh phí từ nguồn đóng góp của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhằm duy trì vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam. 5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy ƣớc thôn, làng, khu phố đối với cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 6. Đề xuất, kiến nghị UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn xử lý vi phạm đối với các cơ sở gây ô nhiêm môi trƣờng trên địa bàn. 3. Thành lập và duy trì hoạt động của các tổ, đội làm công tác vệ sinh môi trƣờng; xây dựng mạng lƣới thu gom, tuyến đƣờng vận chuyển, địa điểm tập kết trung chuyển, quy định thời gian thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp đến nơi xử lý, tiêu hủy. 4. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trƣờng, biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt, việc tốt; thông báo kịp thời các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình không chấp hành các quy định về bảo vệ môi trƣờng trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, làng, khu phố. Chƣơng V TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH Điều 17. Trách nhiệm bảo vệ môi trường 1. Đối với các dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp vừa và nhỏ chỉ đƣợc phép triển khai dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoặc xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng. 2. Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ phải lập Đề án bảo vệ môi trƣờng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu và năng lƣợng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. 4. Xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý các nguồn thải và báo cáo với cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận trƣớc khi đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. 5. Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền đối với công tác bảo vệ môi trƣờng. 24

28 6. Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp vừa và nhỏ; kinh phí vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung; nộp phí và lệ phí theo quy định về công tác vệ sinh môi trƣờng. 7. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho cán bộ, công nhân lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 8. Khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trƣờng do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở mình gây ra và báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền để phối hợp chỉ đạo khắc phục. 9. Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách, pháp luật của nhà nƣớc liên quan đến công tác bảo vệ môi trƣờng; áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Điều 18. Quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình 1. Đƣợc phép đăng ký và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các khu công nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc quy hoạch. 2. Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo phát triển bền vững. 3. Đƣợc áp dụng chế độ vay vốn ƣu đãi từ các tổ chức tín dụng thông qua dự án đầu tƣ ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. 4. Tham gia giải thƣởng chất lƣợng Việt Nam, đƣợc cung cấp các tài liệu hƣớng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO , tiêu chuẩn nhãn sinh thái, sản phẩm thân thiện môi trƣờng. Điều 19. Khen thưởng Chƣơng VI KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM Hàng năm, tổ chức đánh giá, tổng kết công tác bảo vệ môi trƣờng đối với các làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ; biểu dƣơng, khen thƣởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Điều 20. Xử lý vi phạm 1. Tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các điều khoản của Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Việc xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng đƣợc thực hiện theo các quy định của Nhà nƣớc và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan. Điều 21. Tổ chức thực hiện Chƣơng VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghiêm túc bản Quy chế này. 25

29 2. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vƣớng mắc, cần phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trƣờng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. 26

30 Giới thiệu về loạt ấn phẩm này Đây là ấn phẩm đƣợc xuất bản trong khuôn khổ Đối thoại nƣớc Khu vực Mê Kông đƣợc Bộ Ngoại giao Phần Lan tài trợ và Chƣơng trình Nƣớc và Đất ngập nƣớc, Văn phòng IUCN Khu vực châu Á hỗ trợ. Đối thoại nƣớc Khu vực Mê Kông sẽ cho phép sự tham gia của nhiều bên hữu quan hơn vào các quá trình liên quan đến quản trị nƣớc. Chúng tôi tin tƣởng rằng quản trị nƣớc tốt sẽ gắn với các sinh kế bền vững và bảo tồn hệ sinh thái. Thông qua loạt ấn phẩm này chúng tôi mong muốn các bên hữu quan bắt đầu suy nghĩ về các chiến lƣợc và các hoạt động hƣớng tới quản lý bền vững các tài nguyên nƣớc trong Khu vực Mê Kông. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) IUCN, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế qui tụ các quốc gia, các tổ chức Chính phủ và mạng lƣới rộng khắp các Tổ chức Phi chính phủ trong một môi trƣờng hợp tác độc đáo. Là một tổ chức với nhiều thành viên, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế hoạt động nhằm gây ảnh hƣởng, khuyến khích và hỗ trợ các quốc gia trên thế giới bảo tồn tính thống nhất và đa dạng của thiên nhiên, đồng thời đảm bảo quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên đƣợc công bằng và bền vững sinh thái. Giới thiệu về Dự án Đối thoại Nước Mê Kông Thông qua các cuộc Đối thoại nƣớc Khu vực Mê Kông, IUCN mong muốn hỗ trợ quản trị nƣớc công bằng trong khu vực thông qua việc áp dụng các cơ chế bền vững nhằm: Cải thiện các quá trình ra quyết định xung quanh các đầu tƣ liên quan đến nƣớc trong Khu vực Mê Kông; Cung cấp những cơ hội cho Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự trong Khu vực Mê Kông tham gia vào các cuộc đối thoại; và Cho phép các quan điểm khác nhau về các phát triển liên quan đến nƣớc trong Khu vực Mê Kông đƣợc xem xét trong quá trình ra quyết định.

31 TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ IUCN VĂN PHÕNG TẠI VIỆT NAM IPO Box 60 Villa 44/4, Vạn Bảo Hà Nội, Việt Nam ĐT: /6 Fax:

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI --------- Luật số: 17/2012/QH13 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Chi tiết hơn

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website:   Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: http://lapduan.com.vn Hotline: 08.39118552-0918755356 THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘNG QUY MÔ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ABC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chi tiết hơn

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019-2020 Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức và năng lực; yêu nghề, sáng

Chi tiết hơn

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG * Số 04-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG

Chi tiết hơn

Điều lệ Công ty CP Cấp thoát nước Ninh Bình UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc

Điều lệ Công ty CP Cấp thoát nước Ninh Bình UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC NINH BÌNH Ninh Bình, tháng 12 năm

Chi tiết hơn

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 45/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013 THÔNG TƯ HƢỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG MINH P DôNG PH P LUËT TRONG GI I QUYÕT TRANH CHÊP ÊT AI T¹I TßA N NH N D N QUA THùC TIÔN CñA TßA N NH N D N TèI CAO Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà

Chi tiết hơn

1

1 1 2 CỨ LÀM THEO SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ MARIA SỐ THÁNG 5.2017 MẸ MARIA CỰC THANH CỰC TỊNH LƯU HÀNH NỘI BỘ 3 Ý CẦU NGUYỆN Xin ơn cho Kitô hữu ở Phi Châu. Để các Kitô hữu ở Phi Châu, theo gƣơng của Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ VIỆC THOÁI VỐN CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY LƢƠNG THỰC MIỀN BẮC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC NINH BÌNH THÔNG QUA ĐẤU GIÁ (Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN PHẦN MỞ ĐẦU

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 N

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 N CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Căn cứ Luật Tổ chức

Chi tiết hơn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Mã số............ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2 RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG TRƢỜNG HỌC

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC VỀ VIỆC THOÁI VỐN CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY LƢƠNG THỰC MIỀN BẮC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC VÀ THƢƠNG MẠI VĨNH PHÖC THÔNG QUA ĐẤU GIÁ (Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ

Chi tiết hơn

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ BAN THƯ KÝ TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ 2 KHÓA VIII

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ BAN THƯ KÝ TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ 2 KHÓA VIII HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG *** Số: 164 BC/TWHSV Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2013 BÁO CÁO Tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2012-2013 --------------------- Thực

Chi tiết hơn

SỔ TAY SINH VIÊN

SỔ TAY SINH VIÊN 1 SỔ TAY SINH VIÊN LỜI NÓI ĐẦU Các bạn sinh viên thân mến! Để hoàn thành tốt việc học tập tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải Phòng, ngoài việc nhận đƣợc sự hƣớng dẫn từ giảng viên, các phòng ban chức năng và

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016

CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016 CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP

Chi tiết hơn

1

1 QUY TẮC VÀ ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM LINH HOẠT 3 TRONG 1 (Được phê chuẩn theo Công văn số 12807 /BTC-QLBH ngày 26/09/2011, Công văn sửa đổi bổ sung số 4866/BTC-QLBH ngày 18/04/2013 của Bộ Tài Chính và Công văn

Chi tiết hơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐIỀU CHỈNH Ổ SUNG ĐỀ ÁN QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2022 Cơ quan Chủ trì: Trƣờng Đại học Cần Thơ

Chi tiết hơn

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luận án Tiến sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14

Chi tiết hơn

Slide 1

Slide 1 CẤP BÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGƯT. TS. Nguyễn Tùng Lâm Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội Cấp bách nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Để nâng cao chất lượng

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG

Chi tiết hơn

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Nghị định số 36/2016/NĐ-CP

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 3148/QĐ-UBND Bình Định, ngà

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 3148/QĐ-UBND Bình Định, ngà ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 3148/QĐ-UBND Bình Định, ngày 30 tháng 8 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ

Chi tiết hơn

Phô lôc sè 7

Phô lôc sè 7 BỘ Y TẾ CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NAM vinamed PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NAM Hà Nội, tháng 10 năm 2015 MỤC LỤC PHẦN I: THỰC TRẠNG DOANH

Chi tiết hơn

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CẤP ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CẤP ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CẤP ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG KHOÁN.

Chi tiết hơn

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015- xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG vthong@hcmuaf.edu.vn. 1/ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ TÀI SẢN TINH THẦN VÔ

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- --------- NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT VIỆTNAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬTHỌC HÀ NỘI, 2016 ĐẠI HỌC

Chi tiết hơn

Bé Y tÕ

Bé Y tÕ BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2017/TT-BYT Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2017 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC TỐI ĐA KHUNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH,

Chi tiết hơn

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đang đứng trƣớc nhiều cơ hội nhƣng

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008 ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008 LỜI NÓI ĐẦU Tập sách này gồm có hai phần: Phần thứ nhứt: Thiền niệm Tam Giáo. Vì Thánh Ngôn Hiệp Tuyển dạy trân trọng Lục

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VĂN PHÒNG * Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013 Số 29-QĐ/VPTW QUY ĐỊNH về công tác văn thƣ trong các tỉnh uỷ, thành uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ƣơng

Chi tiết hơn

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG GTC KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG GTC KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG GTC KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ ĐẤU GIÁ TRƢỚC KHI ĐĂNG KÝ THAM DỰ ĐẤU GIÁ. BẢN CÔNG

Chi tiết hơn

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA (1975 2005) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KHÁNH HÕA - 2007 - 2 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 74/2014/QH13 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 LUẬT Giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY (Khảo sát tin, bài

Chi tiết hơn

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG KHUYẾN CÁO CÁC

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG KHUYẾN CÁO CÁC BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA VÀ KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ ĐẤU GIÁ TRƢỚC KHI ĐĂNG KÝ THAM DỰ ĐẤU GIÁ. TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN

Chi tiết hơn

Bài 1

Bài 1 Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang San Jose Sách Giáo Khoa Việt Ngữ Cấp 1 Ấn bản 8.7 1983-2017 Họ và tên học sinh Lớp Khóa Thầy/Cô phụ trách Số phòng học Ngày nay học tập, Ngày mai giúp đời Sách Cấp 1, ấn bản

Chi tiết hơn

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc Trƣởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Tập 4 (Chánh Pháp Của Đức Thế Tôn) (Đức Trƣởng Lão tiếp khách ở BĐDTHPG Tây Ninh) KINH SÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA MỌI NGƢỜI (Các Nhóm Nguyên Thủy Sài Gòn Sƣu Tập) - 1 - Thành Kính Tri

Chi tiết hơn

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 127/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 127/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2 BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 127/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2015 THÔNG TƯ HƢỚNG DẪN VIỆC CẤP MÃ SỐ DOANH NGHIỆP

Chi tiết hơn

Tin Laønh Theo Ma-thi-ô (12)

Tin Laønh Theo Ma-thi-ô (12) Tin Lành Theo Ma-thi-ơ (11) Ma-thi-ơ 5:7 Bài giảng của Bà Mục Sƣ Châu Huệ Hiền Kỳ trƣớc chúng ta đã học tập Ma-thi-ơ 5:6: Phƣớc cho những kẻ đói khát sự công nghĩa, vì sẽ đƣợc thỏa mãn! hôm nay chúng ta

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 741/QĐ-UBND Quảng Ngãi, ngà

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 741/QĐ-UBND Quảng Ngãi, ngà ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 741/QĐ-UBND Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 5 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ

Chi tiết hơn

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN V Ề V I Ệ C T H O Á I V Ố N C Ổ P H Ầ N C Ủ A C Ô N G T Y T N H H M T V X Ổ S Ố K I Ế N T H I Ế T L Â M Đ Ồ N G Đ Ầ U T Ƣ T Ạ I

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN V Ề V I Ệ C T H O Á I V Ố N C Ổ P H Ầ N C Ủ A C Ô N G T Y T N H H M T V X Ổ S Ố K I Ế N T H I Ế T L Â M Đ Ồ N G Đ Ầ U T Ƣ T Ạ I V Ề V I Ệ C T H O Á I V Ố N C Ổ P H Ầ N C Ủ A C Ô N G T Y T N H H M T V X Ổ S Ố K I Ế N T H I Ế T L Â M Đ Ồ N G Đ Ầ U T Ƣ T Ạ I C T C P D Ị C H V Ụ D U L Ị C H T H U N G L Ũ N G V À N G Đ À L Ạ T T H Ô

Chi tiết hơn

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.6-B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên cứu 2009-2010 Đơn vị thực hiện Tổng cục Thống kê Chủ

Chi tiết hơn

BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM - CTCP Địa chỉ: 519 Minh Khai, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trƣng, Hà Nội Điện thoại: 024.38626769 - Fax: 024.38623645 Website: www.vilico.vn QUY CHẾ NỘI BỘ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

Chi tiết hơn

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA BAN QUẢN LÝ BẾN XE, TÀU BẠC LIÊU KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY VÀ QUY CHẾ BÁN ĐẤ

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA BAN QUẢN LÝ BẾN XE, TÀU BẠC LIÊU KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY VÀ QUY CHẾ BÁN ĐẤ BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO NÀY VÀ QUY CHẾ BÁN ĐẤU GIÁ TRƢỚC KHI QUYẾT ĐỊNH ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ. VIỆC CHÀO BÁN CỔ PHẦN NÀY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỢT CHÀO BÁN

Chi tiết hơn

PHẦN I

PHẦN I UBND TỈNH BÌNH PHƢỚC CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƢỚC PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƢỚC BÌNH PHƢỚC Bình Phước, tháng 12 năm 2015 MỤC LỤC PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP... 5

Chi tiết hơn

ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU DYNAMICS OF STRUCTURES

ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU DYNAMICS OF STRUCTURES CÔNG TÁC KỸ SƢ NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG T S. T R Ầ N T U Ấ N N A M ( t t. n a m @ h u t e c h. e d u. v n ) 2 GIỚI THIỆU MÔN HỌC o Ý NGHĨA & MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC o PHƢƠNG PHÁP HỌC & ĐIỂM ĐÁNH GIÁ o CẤU

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHÍNH PHỦ NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC DỰ ÁN HỖ TRỢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2007-2011" (SPAR HCMC, 2007-2011) Tóm tắt Dự án Những

Chi tiết hơn

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 29/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC,

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: Kinh tế Thẩm định giá ĐỀ CƢƠNG

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 1:     TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mục lục CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...3 1.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG:... 3 1.1.1. Khái niệm:... 3 1.1.2. Hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam:... 3 1.2. CÁC

Chi tiết hơn

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU... 7 1. Lý do chọn đề tài... 7 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài... 8 3. Đối tƣợng nghiên cứu... 10 4. Phạm vi nghiên cứu... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu...

Chi tiết hơn

ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016

ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016 ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU... 4 I. ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐIỀU LỆ... 4 Điều 1. Định nghĩa... 4 II. TÊN, HÌNH THỨC, TRỤ SỞ, CHI

Chi tiết hơn

BỘ XÂY DỰNG

BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 09/2009/TT-BXD Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG

Chi tiết hơn

C«ng ty CP x©y dùng vµ C khÝ sè 1

C«ng ty CP x©y dùng vµ C khÝ sè 1 BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ CMC THÁNG 4 NĂM 2019 1 MỤC LỤC I. THÔNG TIN CHUNG... 3 1. Thông tin khái quát:... 3 2. Quá trình hình thành và phát triển:... 3 3. Ngành nghề và địa

Chi tiết hơn

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 138/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 138/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2 BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 138/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017 THÔNG TƢ HƢỚNG DẪN MỘT SỐ KHOẢN CHI PHÍ ĐẶC THÙ

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC KẠN BẾN XE Ô TÔ KHÁCH BẮC KẠN =======o0o======= PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA BẾN XE Ô TÔ KHÁCH BẮC KẠN BẮC KẠN, NĂM 2017 MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU... 4 HỆ THỐNG TỪ NGỮ VIẾT

Chi tiết hơn

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH HỌ VÀ TÊN: Lớp: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN GDCD KHỐI 9 NĂM 2017-2018 Câu 1: Hùng 14 tuổi, là học sinh lớp 9 lấy xe máy của bố để đi chơi. Qua ngõ cua, Hùng không chạy chậm lại, không

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đinh Thị Thu Thủy NGHIÊN CỨU VIỆC THỰC HIỆN CHI NH SA CH BÔ I THƢƠ NG, HÔ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đinh Thị Thu Thủy NGHIÊN CỨU VIỆC THỰC HIỆN CHI NH SA CH BÔ I THƢƠ NG, HÔ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------- --------- Đinh Thị Thu Thủy NGHIÊN CỨU VIỆC THỰC HIỆN CHI NH SA CH BÔ I THƢƠ NG, HÔ TRƠ VA TA I ĐIṆH CƢ KHI NHA NƢƠ C THU HÔ I ĐÂ T TAỊ

Chi tiết hơn

Gia sư Thành Được ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian:

Gia sư Thành Được   ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1

Chi tiết hơn

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐO ĐẠC VÀ KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐO ĐẠC VÀ KHOÁNG SẢN KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦ

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐO ĐẠC VÀ KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐO ĐẠC VÀ KHOÁNG SẢN KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦ BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐO ĐẠC VÀ KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐO ĐẠC VÀ KHOÁNG SẢN KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày

CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG 3 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày 25 tháng 01 năm 2017 BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG

Chi tiết hơn

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM 2.1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẾ 2.2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA MỘT SẮC THUẾ 2.3. CẢI CÁCH THUẾ TẠI VIỆT NAM 2.4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ THUẾ

Chi tiết hơn

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh không thu nên không có kinh phí cho lực lượng dân quân.

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 45/2013/QH13 Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013 LUẬT ĐẤT ĐAI Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc

Chi tiết hơn

Học Tiếng Anh theo phương pháp của người ngu nhất hành tinh

Học Tiếng Anh theo phương pháp của người ngu nhất hành tinh Hán Quang Dự - Tel: 0989 673 990 Facebook.com/han.quangdu Page 1 MỤC LỤC LỜI TỰA VÀ 1 SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRƢỚC KHI ĐỌC EBOOK. 03 GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH 08 PHƢƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH CỦA

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ------------------------------- ISO 9001-2008 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi Thị Hạnh Msv : 121458 Ngƣời hƣớng dẫn: KTS. Nguyễn

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN MINH PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH MỸ PHẨM Ngành, chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Chi tiết hơn

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU –

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHÃN HIỆU VIỆT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHÃN HIỆU VIỆT I. Thông tin chung Năm 2018 1. Thông tin khái

Chi tiết hơn

VINCENT VAN GOGH

VINCENT VAN GOGH 1 VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT (Bài 58) Thôi, dẹp quách ba cái chuyện nhức đầu ấy! Đọc vài bài thơ của anh Ma Xuân Đạo để tìm thú vị. Chữ nghĩa ngƣời thiên cổ nói lên giùm tấm lòng của vô số ngƣời hiện đại.

Chi tiết hơn

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc N

Chi tiết hơn

Nhôù hoài naøo Giacob ñuøm ñeà daãn heát caû vôï con, gia nhaân, suùc vaät vaø lænh kænh chôû theo nhöõng chuyeán xe ñaày aép muøng meàn, chieáu goái

Nhôù hoài naøo Giacob ñuøm ñeà daãn heát caû vôï con, gia nhaân, suùc vaät vaø lænh kænh chôû theo nhöõng chuyeán xe ñaày aép muøng meàn, chieáu goái ĐÔI NÉT VỀ HỘI THẢO Kỷ Niệm 50 năm áp dụng huấn thị Plane compertum est về tôn kính ông bà tổ tiên Cuộc xung đột Những nghi thức Trung Hoa và những nghi thức về lòng tôn kính ông bà tổ tiên tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và

Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và gián tiếp của tập đoàn (gọi chung là Công ty ) cùng

Chi tiết hơn

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Bản án số: 10/2017/HSST. Ngày 29 tháng 12 năm 20

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Bản án số: 10/2017/HSST. Ngày 29 tháng 12 năm 20 TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Bản án số: 10/2017/HSST. Ngày 29 tháng 12 năm 2017. NHÂN DANH NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chi tiết hơn

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free BÁN HÀNG THÔNG MINH QUA ĐIỆN THOẠI VÀ INTERNET Tạo ebook: Tô Hải Triều Ebook thực hiện dành cho những bạn chƣa có điều kiện mua sách. Nếu bạn có khả năng hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả, người dịch

Chi tiết hơn

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƢỞNG CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG I CÁC QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng 1. Quy định này quy định

Chi tiết hơn

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO NÀY VÀ QUY CHẾ

Chi tiết hơn

BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 80 /2012/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2012. THÔNG TƯ Hƣớng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế Căn cứ Luật Quản lý

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ và nội dung của PPDH vật lý. Mối quan hệ giữa môn PPDH

Chi tiết hơn

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Tri ân và tưởng nhớ công lao của Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Phân tích  tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI TNG Vũ Quỳnh Nam * Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh ĐH Thái Nguyên Do khủng hoảng kinh tế thế giới,. Để vƣợt qua khó khăn, mỗi doanh

Chi tiết hơn

BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN

BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN 2018 www.xaydung47.vn MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG 3 TỔNG QUAN CÔNG TY 3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4 NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH 5 CÁC THÀNH TÍCH NỔI BẬT 6 MÔ HÌNH QUẢN TRỊ VÀ

Chi tiết hơn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN Biểu mẫu 20 THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lƣợng đào tạo năm học I. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN Biểu mẫu 20 THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lƣợng đào tạo năm học I. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN Biểu mẫu 20 THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lƣợng đào tạo năm học 2017 2018 I. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ 1 TOÁN GIẢI TÍCH 2 ĐẠI SỐ VÀ LÝ THUYẾT

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

Điều lệ Hội Trái Tim Yêu Thương

Điều lệ Hội Trái Tim Yêu Thương CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc -----o0o----- ĐIỀU LỆ HỘI TRÁI TIM YÊU THƢƠNG LỜI NÓI ĐẦU - Hội Trái Tim Yêu Thƣơng (TTYT) là một tổ chức hoạt động tình nguyện về các vấn đề

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT N

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT N ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI

Chi tiết hơn

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI ----------------------------- Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Vân TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chi tiết hơn

Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG o0o ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔN

Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG o0o ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG -------o0o------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HẢI PHÒNG 2013 Sinh viên: Nguyễn Văn Du Lớp: CT1301 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG

Chi tiết hơn

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free NHÂN TƢỚNG HỌC LỜI MỞ ĐẦU QUYỂN I PHẦN I. CÁC NÉT TƢỚNG TRONG NHÂN TƢỚNG HỌC CHƢƠNG I. TỔNG QUÁT VỀ KHUÔN MẶT I. TAM ĐÌNH Vị trí của Tam Đình Ý nghĩa của Tam Đình II. NGŨ NHẠC Vị trí của Ngũ Nhạc Điều

Chi tiết hơn