Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Tài liệu tương tự
Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Số 92 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Ðẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn (Tr 5) Ban Lãnh đạo Tổng công ty chúc tết THÔNG TIN DN T

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI

Layout 1

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Microsoft Word - Ēiễm báo

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

Microsoft Word - Ēiễm báo

Số 165 (7.513) Thứ Sáu ngày 14/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

MUÏC LUÏC

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG KHUYẾN CÁO CÁC

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Số 60 (7.408) Thứ Sáu ngày 1/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ T

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Số 82 (7.430) Thứ Bảy ngày 23/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ĐIỆN THOẠI: (0257) FAX: (0257)

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT PHÁT

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Microsoft Word Cover tai lieu DHDCD 2019

Số 23 (7.371) Thứ Tư ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt Na

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

NguyenThiThao3B

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Số 106 (7.089) Thứ Hai, ngày 16/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Luận văn tốt nghiệp

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 1

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BẢN THÔNG TIN TÓM TẮT CÔNG TY BDCC THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - CTCP Giấy chứng nhận ĐKKD số 02001

Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM HUYỆN ỦY LÝ NHÂN * Số CV/HU V/v triệu tập dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, n

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

Số 149 (7.497) Thứ Tư ngày 29/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

Bản ghi:

Số 93 / T3-2019 TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao đại diện sở hữu vốn nhà nước, các bộ ngành chạy đua với đích 31/3/2019 (Tr 4) THÔNG TIN DN THÀNH VIÊN BẢO MINH KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC VỚI VINATEX (Tr 10) P H ÁT H À N H H À N G T H Á N G DÀ N H C H O N G Ư Ờ I ĐẠ I D I Ệ N VỐ N C ỦA S C I C TẠ I D OA N H N G H I Ệ P

CÔNG ĐOÀN SCIC VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 109 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ: 08/3/1910-08/3/2019. Nhân dịp kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ: 08/3/1910-08/3/2019, ngày 08/3/2019 Công đoàn Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đã tổ chức gặp mặt, tặng hoa, giao lưu văn nghệ chúc mừng CBCNV nữ trong Tổng công ty. Bên cạnh đó Công đoàn cũng đã tạo điều kiện cho Ban nữ công tham gia các hoạt động tăng cường sự giao lưu, tạo đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái giữa các chị em nữ công tại SCIC thông qua hoạt động dã ngoại cho CBCNV nữ và gia đình tại tỉnh Quảng Ninh. 2 Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn

KHÁNH THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA LỚP HỌC DO SCIC TÀI TRỢ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SANH PÀI, XÃ NẬM LẦU, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Thiết thực chào mừng kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2019), ngày 15/3 vừa qua, Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp cùng Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức Lễ khánh thành hạng mục công trình sửa chữa lớp học do SCIC tài trợ và tặng quà tại Trường tiểu học Sanh Pài, xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Trong gần 15 năm hoạt động đã qua, công tác an sinh xã hội luôn được ban Lãnh đạo và tập thể nhân viên SCIC quan tâm, tích cực đi đầu, thực hiện toàn diện, thường xuyên và liên tục, đảm bảo được hiệu quả cao nhất, đến đúng đối tượng cần giúp đỡ.tính đến nay, Tổng công ty đã đóng góphơn 42 tỷ đồng tài trợ cho các chương trình an xinh xã hội như làm nhà tình nghĩa, nhà cho người nghèo, nhà đại đoàn kết tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa;tài trợ xây dựng trường học, hỗ trợ các học sinh nghèo vượt khó...; tài trợ hỗ trợ bệnh nhân ung thư, bệnh nhân tim và bệnh hiểm nghèo... Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ luôn kịp thời và sâu sát. Đặc biệt, công tác đền ơn đáp nghĩa luôn luôn được SCIC quan tâm và chú trọng, như xây dựng nhà tình nghĩa, chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hỗ trợ con em các gia đình thương binh liệt sĩ, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ Chỉ tính riêng năm 2018: Tổng số chi cho công tác an sinh xã hội là 419 triệu đồng với các hoạt động thiết thực như: tài trợ và tặng quà (máy lọc nước, sách/vở/truyện) từ nguồn tiền mặt của người lao động SCIC ủng hộ tại Trường tiểu học Sanh Pài, xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với số tiền 226 triệu đồng; Tổ công đoàn CNMT phối hợp cùng Trung tâm THVN tại Đà Nẵng, Sở VHTT TP. Đà Nẵng và CTCP thủy điện A Vương tổ trao tặng quà 60 suất quà, trị giá 48 triệu cho các bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Tổ công đoàn CNPN phối hợp với doanh nghiệp thành viên tổ chức hoạt động khám bệnh, phát thuốc miễn phí tại Đồng Nai cho 1.000 lượt người kèm 01 suất quà 50.000 đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ là 85 triệu đồng. Công đoàn phối hợp với Đoàn Thanh niên SCIC tổ chức phát động quyên góp cho chương trình Tình nguyện mùa đông 2018 tại Trung tâm Bảo trợ xã hội IV, thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội với tổng giá trị 60 triệu đồng./. Một số hình ảnh Lễ khánh thành hạng mục công trình sửa chữa lớp học do SCIC tài trợ và tặng quà tại Trường tiểu học Sanh Pài, xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn 3

THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO ĐẠI DIỆN SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC, CÁC BỘ NGÀNH CHẠY ĐUA VỚI ĐÍCH 31/3/2019 Các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC vẫn còn thời hạn gần 1 tháng để hoàn tất việc bàn giao... Biểu đồ bán vốn qua các năm của SCIC. Các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC vẫn còn thời hạn gâ n 1 tháng để hoàn tất việc bàn giao. Theo Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tái cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới cổ phâ n hoá và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, các doanh nghiệp đã thoái vốn hoặc không thoái vốn đúng tiến độ thì sẽ phải chuyển giao trước ngày 31/3/2019. Ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc phụ trách Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), ước tính có khoảng 252 doanh nghiệp thuộc diện sẽ phải bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC trong thời gian tới. Trong đó, có khoảng 221 doanh nghiệp thuộc diện chưa hoàn thành việc thoái vốn giai đoạn 2016-2018 sẽ chuyển giao sang SCIC để thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa, 31 doanh nghiệp còn lại là những doanh nghiệp chưa bàn giao về SCIC theo Quyết định 1232/QĐ- TTg ngày 17/8/2017. Cơ sở pháp lý đâ y đủ cho bàn giao Ngày 17/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1232/QĐ-TTg (Quyết định 1232) về danh mục thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020. Theo Quyết định 1232, các Bộ/UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao về SCIC để triển khai bán phần vốn nhà nước tại 62 doanh nghiệp tại 6 Bộ và 16 địa phương với tổng số vốn nhà nước là trên 11.200 tỷ đồng. Sau đó 2 tuần, ngày 30/8/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 83/2018/ TT-BTC (Thông tư 83) thay thế Thông tư số 118/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 về hướng dẫn chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC. Thông tư mới đã cập nhật các văn bản pháp luật mới được ban hành liên quan đến công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC cũng như có những điều chỉnh căn cứ vào thực tiễn hoạt động của Tổng công ty trong thời gian qua. Đầu năm 2019, ngày 5/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 01/CT-TTg (Chỉ thị 01) về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đã yêu cầu: Rà soát, điều chỉnh lại danh sách các đơn vị thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2018-2020, đảm bảo khả năng thực hiện. Rà soát các đơn vị thoái vốn chưa thực hiện được trong giai đoạn 2016-2018 để chuyển 4 Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn

giao sang SCIC để thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2019-2020. Trường hợp không triển khai thoái vốn đúng tiến độ đối với những danh mục đã được duyệt, thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương có trách nhiệm chuyển giao về SCIC trước ngày 31/3/2019 để tổ chức thoái vốn theo quy định. Đồng thời, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa: thực hiện bàn giao các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo đúng quy định hiện hành. Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục bàn giao theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm điều chỉnh lại tiến độ bàn giao để đảm bảo hoàn thành bàn giao về SCIC chậm nhất là ngày 31/3/2019. Nỗ lực chuyển giao trong quý 1 Tính đến thời điểm hiện tại, SCIC đã hoàn thành tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 31/62 doanh nghiệp theo Quyết định 1232. Như vậy, 31 doanh nghiệp còn lại chưa được chuyển giao từ các bộ, UBND cấp tỉnh vẫn đang trong quá trình giải quyết và hoàn thiện thủ tục. Nhiều buổi làm việc trực tiếp giữa SCIC với các Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, UBND thành phố Hải Phòng, UBND tỉnh An Giang, Đồng Tháp đã góp phần thúc đẩy phần nào việc chuyển giao về SCIC. Trong số các bộ ngành địa phương có doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao về SCIC, Bộ Công thương được đánh giá là cơ quan chủ động và tích cực nhất trong việc bàn giao theo Chỉ thị 01. Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1232/QĐ- TTg và Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 24/2/2019, Bộ Công thương đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BCT về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Theo đó, 5 doanh nghiệp thuộc Bộ phải bàn giao sang SCIC ngay trong quý I/2019 đã được xác định rõ bao gồm: Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty Cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương, Công ty Cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp, Công ty Cổ phần Nông thổ sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng. Đến thời điểm này, chỉ còn 1 tháng nữa là tới thời hạn mà 5 doanh nghiệp thuộc Bộ công thương sẽ thực hiện chuyển giao về SCIC theo đúng cam kết, mọi công tác chuẩn bị cho việc chuyển giao vẫn đang được các bên gấp rút hoàn tất. Năm ngoái, nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các vụ chức năng của Bộ Công thương, 2 doanh nghiệp có quy mô lớn gồm: Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) và Tổng công ty nhựa Việt Nam (Vinaplast) đã hoàn thành chuyển giao từ Bộ Công thương về SCIC. Trong danh sách doanh nghiệp đã được thống nhất tại cuộc họp liên ngành ngày 6/12/2017, Bộ công thương sẽ còn gần 10 doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao, trong đó có 5 doanh nghiệp đã thoái vốn, 3 doanh nghiệp chưa thực hiện thoái vốn và các trường hợp khác. Đó là Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Tổng công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon); Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp (MIE). Nâng cao hiệu quả thông qua một đâ u mối Câu chuyện chậm chuyển giao doanh nghiệp về SCIC, bên cạnh những trục trặc kỹ thuật như doanh nghiệp đang vướng mắc về tài chính chưa xử lý xong, hay có những doanh nghiệp vốn chủ sở hữu đã âm rồi thì không biết phải chuyển giao cái gì, thì nguyên nhân cơ bản vẫn là bộ muốn giữ, địa phương chưa muốn rời ra. Có một số địa phương đã từng đề nghị được giữ lại một vài doanh nghiệp vì lý do giữ lại để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhìn lại số lượng các văn bản thúc giục của Chính phủ về vấn đề chuyển giao doanh nghiệp cho SCIC nhiều năm qua và tiến độ thực hiện, có thể nói rằng, việc chưa có chế tài, không có áp lực khiến các nơi vẫn chưa muốn mất đi quyền của ông chủ. PGS-TS. Dương Đăng Huệ, nguyên Vụ trưởng Vụ Dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) thẳng thắn nói rằng, chưa chuyển giao chỉ bởi phía trước là lợi ích, phía sau vì sân sau, không thực hiện thì cũng chẳng phải chịu trách nhiệm. Còn TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM cũng thừa nhận rằng, chậm chuyển ( Xem tiếp trang 7 ) Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn 5

KẾ HOẠCH CỦA VINAMILK TRONG NĂM 2019 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk; HoSE: VNM) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2018, trong đó có đề cập tới kế hoạch kinh doanh trong năm 2019. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong năm 2019 Báo cáo cho biết doanh thu hợp nhất dự kiến của Vinamilk trong năm 2019 sẽ không thấp hơn 56.000 tỉ đồng. Đi kèm với đó, mức tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu không thấp hơn 20%, tương đương tối thiểu 11.200 tỉ đồng. Như vậy, dù doanh thu của VNM tăng 3,5 nghìn tỉ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế tối thiểu mà công ty đề ra lại thấp hơn khoảng 851 tỉ đồng so với năm 2018. VNM dự kiến tăng trưởng tự thân về sản lượng sẽ đạt 5%/ năm trong giai đoạn 2019-2021. Ngoài ra, công ty ước tính hoạt động M&A tiềm năng đến năm 2021 sẽ mang lại thêm 6.000 tỷ đồng doanh thu, qua đó tổng doanh thu vào năm 2021 sẽ đạt 70 nghìn tỉ đồng, so với gần 53 nghìn tỉ đồng năm 2018. Chiến lược tăng trưởng tự thân bao gồm ưu tiên đầu tư để củng cố các dòng sản phẩm chính trong khi từng bước phát triển các dòng sản phẩm mới như các loại đồ uống nguồn gốc thực vật, tung ra các thương hiệu mới nhắm vào thanh thiếu niên, cao cấp hóa danh mục sản phẩm và mở rộng phân khúc chính tại nông thôn. Trong số các dòng sản phẩm, ban lãnh đạo dự kiến sữa tươi và sữa chua sẽ tăng trưởng mạnh nhất. Về thị trường nước ngoài, tiến độ còn chậm Ban lãnh đạo cho biết công ty tập trung vào quản lý rủi ro khi mở rộng tại nước ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tiến độ đến nay còn tương đối chậm. Về thị trường Trung Quốc, công ty đang chờ đợi Việt Nam và nước này ký kết hiệp định thương mại song phương trong tháng 04.2019 trước khi bắt đầu chính thức xuất khẩu. Ban lãnh đạo cho biết công ty cũng đã tìm được nhà cung cấp tại Trung Quốc, đồng thời có thể sử dụng mạng lưới bán lẻ Daily Farm thuộc Jardine. VCSC đánh giá giá bột sữa tăng vẫn là mối đe dọa đối với biên lợi nhuận gộp 6 tháng cuối năm 2019 nhưng giá bán trung bình tăng có thể bù đắp một phần. Ban lãnh đạo cho biết ưu tiên chiến lược của VNM là tăng thị phần (1 điểm %/năm). Vì vậy, công ty sẽ giữ giá bán ổn định và sẽ chỉ tăng giá để đảm bảo biên lợi nhuận trong 6 Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn

trường hợp giá đầu vào tăng. Công ty vẫn chưa chốt giá bột sữa 6 tháng cuối năm nên vẫn chưa thể đảm bảo sẽ duy trì được biên lợi nhuận cho giai đoạn này so với mức hiện tại. Tuy nhiên, công ty dự kiến tăng giá 1%-3% để hỗ trợ biên lợi nhuận nếu giá bột sữa tiếp tục tăng trong các tháng tới. Ngoài ra, công ty cũng sẽ đẩy mạnh (M&A) trong ngành và mở rộng mới quan hệ hợp tác cũng sẽ được đẩy mạnh. Trong đó, đặc biệt ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia để mở rộng thị trường. Và động cái cụ thể mới nhất cho chiến lược này là việc Vinamilk đã chính thức chào mua công khai 46,68% cổ phần của Công ty GTNfoods. Điểm đáng chú ý là GTN đang gián tiếp sở hữu 37,6% cổ phần tại CTCP sữa Mộc Châu, công ty sở hữu 2,9% thị phần sữa tại Việt Nam, nhưng lại là một thương hiệu nổi tiếng ở phía Bắc. Quỹ ngoại liên tục chào mua cổ phiếu VNM Trong thời gian qua, khối ngoại luôn thể hiện mong muốn gia tăng sở hữu tại VNM. Cụ thể 2 cổ đông hiện hữu là F&N Dairy Investments và Platinum Victory đã không dưới 3 lần đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu VNM. Đáng chú ý, hai cổ đông này đều đăng ký mua 17,4 triệu cổ phiếu VNM. Tuy nhiên, điểm chung của những đợt đăng ký mua là cả hai đều chỉ mua được lượng cổ phiếu rất nhỏ so với số lượng mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra do thị trường không thuận lợi. Vấn đề của cả F&N Dairy Investments và Platinum Victory là ai bán để mua và mua với giá nào. Hiện tại, 20 cổ đông lớn nhất của VNM nắm giữ tới 80,68% cổ phần của công ty. Trong đó chỉ có duy nhất một cổ đông nội là SCIC với 36% cổ phần. 19 cổ đông lớn còn lại đều là cổ đông ngoại, trong đó F&N và Platium Victory chính là 2 cổ đông lớn, với mức nắm giữa lần lượt là 20% và 10,6%. Để mua được lượng cổ phần lớn như đăng ký, F&N Dairy Investments và Platinum Victory đều phải chờ vào một đợt thoái vốn từ một cổ đông tổ chức nào đó. Vào thời điểm tháng 11.2017, Ông Kevin Snowball, Tổng giám đốc của PXP Vietnam Asset Management nhận định rằng F&N có thể đang muốn trở thành cổ đông kiểm soát tại VNM lên đến 51%. Lý do cho sự ngập ngừng của F&N là do điều kiện thị trường không phù hợp, có thể thấy tổ chức này sợ họ bị hớ vì có thể phải mua với giá cao. Dù vậy, người nắm giữ VNM cũng khó lòng bán cổ phần của mình với giá thấp. Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của công ty có phần chậm lại trong những năm gần đây nhưng đó vẫn là mức lợi nhuận vượt trội (64%/năm, nếu tính tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn cổ phần). Nguồn VCSC/Vinamilk THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO ĐẠI DIỆN... ( Tiếp theo trang 5 ) giao doanh nghiệp về cho SCIC là vấn đề của nền kinh tế, vấn đề của tái cơ cấu tổng thể chứ không phải là vấn đề riêng của SCIC. Sự chậm trễ chuyển giao thế này là thể hiện sự giằng xé về lợi ích, là vì tư tưởng chưa muốn và kỷ luật hành chính chưa nghiêm. Tình trạng này cho thấy vì sao tái cơ cấu nền kinh tế chậm. Mục tiêu chuyển giao doanh nghiệp về SCIC là thống nhất một đầu mối quản lý, thực hiện yêu cầu tách chức năng chủ sở hữu ra khỏi chức năng quản lý nhà nước của các bộ, UBND; nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước thông qua một tổ chức đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước chuyên trách, chuyên nghiệp; góp phần cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước và năng lực cạnh tranh. Đó là chưa kể, việc giao cho SCIC làm đầu mối duy nhất chủ trì vấn đề thoái vốn sẽ đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như thuận lợi trong việc chỉ đạo cân đối thu ngân sách nhà nước. Cùng với cơ chế đặc thù cho hoạt động thoái vốn, khác với các bộ ngành và UBND cấp tỉnh, như: hạ giá khởi điểm, bán dưới mệnh giá, khi được giao làm đầu mối thoái vốn duy nhất, SCIC sẽ thuận lợi trong tính toán thời điểm thoái vốn nhà nước, cách thức tiếp cận thị trường để đảm bảo tính khả thi khi triển khai bán vốn tại các doanh nghiệp trong danh mục được giao. Đây là yếu tố quan trọng tạo hiệu quả trong việc điều tiết cân bằng cán cân cung cầu, tạo sự cạnh tranh tích cực trong công tác thoái vốn nhà nước Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn 7

BƯỚC ĐỘT PHÁ CỦA VINATEX Thông qua đâ u tư thiết bị tự động, phâ n mềm quản trị trên tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, một số doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tạo bước nhảy vọt về năng suất, giảm mối lo thiếu lao động. Tổng công ty CP May 10 (May 10) - một trong những đơn vị điển hình của Vinatex trong ứng dụng công nghệ hiện đại. Theo ông Thân Đức Việt Phó Tổng giám đốc May 10 - ứng dụng công nghệ là giải pháp ưu tiên của doanh nghiệp trong năm 2019 nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây cũng là giải pháp gỡ khó hữu hiệu cho tình trạng giá nhân công và giá điện tăng. Trước đó, vào cuối năm 2018, May 10 đã nhập khẩu những thiết bị sản xuất tự động ở một số công đoạn cho sản phẩm áo sơ mi như may cổ, dán túi, khép tay. Trước kia, với dây chuyền nước chảy hoặc dây chuyền cụm, công ty cần từ 3-5 lao động cho công đoạn này nhưng với hệ thống thiết bị mới, lao động giảm một nửa, năng suất tăng gấp đôi. Ngoài ra, May 10 cũng triển khai hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp trên tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu đạt chất lượng tốt nhất, năng suất cao nhất. Đến nay, May 10 đã có 1 hệ thống cơ sở dữ liệu rất lớn. Cùng với May 10, hàng loạt doanh nghiệp thành viên khác của Vinatex như: Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ, Tổng công ty CP May Việt Tiến, Tổng công ty CP May Nhà Bè đã chủ động ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Vinatex - nếu không nhanh chóng chuyển đổi, tập đoàn đã không đạt tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm gần đây. Ngay từ năm 2014, tập đoàn đã đi theo hướng sử dụng ít lao động bằng cách tăng đầu tư chiều sâu, tự động hóa. Và từ đó, tập đoàn có những nhà máy sợi chỉ có 10-50 công nhân trên 1 vạn cọc sợi thay vì 100 công nhân như trước đây. Ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để chuyển giao dữ liệu từ Việt Nam tới tất cả những nhà nhập khẩu trên thế giới. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất không chỉ giúp người công nhân có việc làm ổn định, thu nhập cao hơn mà lợi nhuận của tập đoàn có thể tăng gấp đôi - ông Lê Tiến Trường chia sẻ. Thực tế, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất là xu hướng tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo, big data được sử dụng ngày một nhiều trong sản xuất. Tuy nhiên, việc đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất không hề dễ dàng, nhất là nhân lực để vận hành các thiết bị đó. Với kinh nghiệm từ thực tế, đại diện May 10 chia sẻ: Tổng công ty tập trung vào đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trước hết là chất lượng của các chuyên gia về công nghệ, thị trường và công nhân lành nghề. Lợi thế của May 10 là gần trường Cao đẳng nghề nên thuận lợi cho công tác đào tạo cũng như cập nhật kỹ thuật hiện đại của thế giới. Hiện May 10 đã có phòng nghiên cứu tổ chức sản xuất, phòng kỹ thuật nghiên cứu từng thao tác của người lao động, sau đó đào tạo từng thao tác, bố trí chuyền sản xuất theo máy hiện đại, kết hợp với máy móc vẫn đang làm hiện nay để cho năng suất cao nhất. Ông Lê Tiến Trường cũng chỉ rõ, đầu tư công nghệ đòi hỏi vốn lớn, trong khi tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp dệt may nói chung còn yếu. Do đó, muốn đẩy nhanh quá trình này, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về vốn, tạo cơ chế khuyến khích đủ mạnh cho doanh nghiệp Theo: Báo Công thương 8 Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn

TÂN TỔNG GIÁM ĐỐC NGUYỄN VĂN KHOA VÀ TRỌNG TRÁCH ĐƯA LỢI NHUẬN FPT TĂNG TRƯỞNG 16% TRONG NĂM 2019 Năm 2019, FPT đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 4.460 tỉ đồng, tăng trưởng 16%. Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 16%, bàn đạp từ mảng công nghệ và viễn thông Theo tài liệu họp hội đồng cổ đông thường niên 2019 (dự kiến tổ chức ngày 29/3 tại Hà Nội), CTCP FPT đặt kế hoạch doanh thu 26.660 tỉ đồng, tăng trưởng 15% và lợi nhuận trước thuế 4.460 tỉ đồng, tăng trưởng 16% so với năm 2018. Trong đó, doanh thu khối công nghệ dự kiến đạt 15.450 tỉ đồng, tăng trưởng 15,3%; doanh thu viễn thông 9.980 tỉ đồng, tăng trưởng 13% và doanh thu khối giáo dục & đầu tư 1.670 tỉ đồng, tăng trưởng 21,4%. Về lợi nhuận trước thuế, khối công nghệ đặt kế hoạch tăng trưởng 27,2%, khối viễn thông tăng trưởng 14%; ngược lại khối giáo dục giảm 13%. Lợi nhuận liên kết từ chuỗi phân phối, bán lẻ dự kiến 442 tỉ đồng, tăng 14%. Trong năm 2019, FPT sẽ tập trung bán dịch vụ cho các khách hàng lớn, bán chéo giữa các thị trường và bán các giải pháp công nghệ của FPT; đầu tư trọng điểm vào công nghệ chuyển đổi số; tiếp tục tìm kiếm cơ hội mua bán sáp nhập tại thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu Khối viễn thông đẩy mạnh phát triển mảng truyền hình trả tiền, đầu tư trung tâm dữ liệu, dịch vụ đám mây Giáo dục, công ty tập trung phát triển mô hình Mega Education tại Đà Nẵng và Cần Thơ Ông Nguyễn Văn Khoa - người kế nhiệm vị trí Tổng giám đốc FPT Đâ u tư gâ n 4.670 tỉ đồng, chủ yếu cho hạ tâ ng viễn thông Về kế hoạch đầu tư, khối viễn thông dự kiến dành 3.004 tỉ đồng chủ yếu đầu tư hạ tầng gồm một tuyến cáp biển, hạ ngầm cáp đường trục tại khu vực miền Trung; đầu tư 1.030 tỉ đồng phát triển công nghệ mới và văn phòng; đầu tư gần 640 tỉ đồng cho các cơ sở giáo dục mới. Tổng mức đầu tư gần 4.670 tỉ đồng. Cổ tức 2019 dự kiến 20% bằng tiền Năm 2018, FPT có kế hoạch chi trả cổ tức 20% bằng tiền, trong đó 10% đã thực hiện trong năm 2018; 10% còn lại dự kiến thực hiện trong quý II sau khi được ĐHĐCĐ phê duyệt. Đối với phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu, tỉ lệ dự kiến là 10%. Năm 2019, HĐQT FPT tiếp tục đề xuất mức cổ tức tiền mặt 20%. Trách nhiệm Tân tổng giám đốc Nguyễn Văn Khoa Tại đại hội tới đây, FPT cũng sẽ tiến hành miễn nhiệm đối với Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Khoa lên thay thế. Trước đó sẽ miễn nhiệm ông Đỗ Cao Bảo khỏi vị trí Phó Tổng giám đốc FPT từ ngày 15/3. Ông Khoa sẽ đứng trước trách nhiệm đưa FPT tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận ở mức 15%. Tân Tổng giám đốc FPT sinh năm 1977, cử nhân đại học Kinh tế Quốc dân, gia nhập FPT khi chỉ mới 20 tuổi với vai trò nhân viên triển khai, hỗ trợ kỹ thuật mạng Trí tuệ Việt Nam. Năm 2012, ông được bổ nhiệm là Tổng giám đốc FPT Telecom. Trong thời gian ông Khoa giữ chức CEO, FPT Telecom đã triển khai thành công tuyến đường trục Bắc Nam 1.800 km, chuyển đổi toàn bộ hạ tầng cáp đồng sang cáp quang trong một năm; đặt nền móng cho sự phát triển của Truyền hình FPT khi quyết định lựa chọn kinh doanh IPTV (Truyền hình qua Internet) thay cho Truyền hình cáp. Tháng 3/2018, ông Khoa được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc FPT Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn 9

BẢO MINH KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC VỚI VINATEX Vào chiều ngày 21/02/2019 tại Hà Nội, đã diễn ra buổi ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh và Vinatex nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của hai bên. Tham dự buổi lễ có sự góp mặt của ông Lê Song Lai - Chủ tịch HĐQT Tổng Cty CP Bảo Minh, Ông Lê Văn Thành Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐQT, TGĐ Bảo Minh; Ông Vũ Anh Tuấn Phó TGĐ Bảo Minh; lãnh đạo Bảo Minh Hà Nội, cùng đại diện các Phòng/Ban của Tổng Công ty. Về phía Tập đoàn Dệt May Việt Nam có Ông Lê Tiến Trường Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐQT, TGĐ Vinatex; Bà Phạm Nguyên Hạnh Phó TGĐ Vinatex; cùng đại diện các ông bà trong Cơ quan điều hành, Trưởng các Ban chức năng của Tập đoàn, Lãnh đạo các đơn vị thành viên. Nhu cầu tham gia các sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp và người dân trong những năm gần đây ngày càng gia tăng rõ rệt. Hiểu rõ lợi ích bảo hiểm tác động đến kinh doanh, sản xuất. Bảo Minh và Vinatex đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm đem lại cho 2 bên những tiềm năng kinh doanh mới, đáp ứng cầu của xã hội cũng như phát triển của nền kinh tế thị trường. Tại buổi ký kết, TGĐ Bảo Minh - ông Lê Văn Thành phát biểu cho biết: Việc mở rộng hợp tác kinh doanh dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và nỗ lực giữa các bên. Tôi hy vọng khi cùng tham gia vào các cuộc thảo luận trong khuôn khổ các điều khoản được ghi nhớ ngày hôm nay, Bảo Minh và Vinatex sẽ cùng chung tay xây dựng và thực hiện thành công một liên minh chiến lược với nhiều loại hình kinh doanh phong phú Trong thời gian tới, Tập đoàn Dệt may Vinatex sẽ đồng hành và hỗ trợ Bảo Minh trong việc áp dụng thí điểm các sản phẩm bảo hiểm tại các đơn vị thành viên. Cuối buổi lễ, đại diện Vinatex, ông Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc đã gửi đến những bó hoa tươi thắm, chúc mừng cho sự hợp tác của hai bên và mong rằng trong thời gian tới sự hợp tác sẽ có được những thành quả tốt đẹp. Phía đại diện của Bảo Minh đến tham dự buổi ký kết Phía đại diện Tập đoàn Dệt may (Vinatex) 10 Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn

TẠO ĐỘT PHÁ MỚI VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Để tạo đột phá mới về cải cách hành chính nhằm thực hiện phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kinh tế thị trường, tổ chức bộ máy, quản lý công chức, viên chức; đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết để bảo đảm có hiệu lực thi hành đồng thời với các luật, pháp lệnh, không để phát sinh nợ đọng mới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật để thực thi các phương án đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh và cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành; khắc phục, chấm dứt tình trạng giấy phép mẹ, giấy phép con; khẩn trương rà soát, công bố nhóm thủ tục hành chính liên thông thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao. Đồng thời đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp và kiện toàn tổ chức các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp và gắn kết chặt chẽ với các chính sách tinh giản biên chế trên cơ sở tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Khẩn trương hoàn thiện việc rà soát, đề xuất cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó triển khai có hiệu quả các chính sách về tinh giản biên chế theo quy định. Sớm hoàn thiện các dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 10/2019. Tập trung đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, trong đó, công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức phải đúng với năng lực, tiêu chuẩn của vị trí việc làm đã được phê duyệt. Thực hiện nghiêm quy định về cơ cấu, số lượng cấp phó tại các cơ quan, tổ chức hành chính trực thuộc. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức. Sớm ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, trong đó sớm ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử; hoàn thiện khung khổ pháp luật cho xây dựng Chính phủ điện tử, nền tảng công nghệ và các cơ sở dữ liệu quốc gia...; vận hành có hiệu quả Cổng dịch vụ công quốc gia. Tăng cường xây dựng, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu dùng chung, bảo đảm quản lý thống nhất, đồng bộ và kết nối thông suốt giữa Trung ương và địa phương. Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ giữa bộ, ngành với các địa phương để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính của từng ngành, lĩnh vực. Tiếp tục phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ: về đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, về kiểm tra công vụ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm sự quyết liệt, nhất quán, kiên trì, liên tục trong triển khai công tác cải cách hành chính. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng Đề án cơ cấu Chính phủ mới cho nhiệm kỳ tiếp theo, với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược để đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tháng 5/2019, phát động phong trào thi đua về cải cách hành chính sâu rộng trên phạm vi cả nước, trong các cấp, các ngành, trọng tâm vào các vấn đề như: giải pháp về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ; văn hóa công sở... Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn 11

Quản trị doanh nghiệp QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG: KHÔNG ĐỂ TRÊN NÓNG, DƯỚI LẠNH T heo kế hoạch, Bộ Công thương sẽ triển khai bàn giao các doanh nghiệp đủ điều kiện bàn giao vốn nhà nước sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), ít nhất 5 doanh nghiệp trong quý I/2019 Ngay từ đầu năm, nhiều động thái đã được thực hiện để triển khai Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước Trong Chỉ thị số 03/CT-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành ngày 24/1/2019 xác định rõ các doanh nghiệp phải bàn giao sang SCIC trong quý I/2019 là Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương, Công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp, Công ty cổ phần Nông thổ sản Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư Xây lắp và Vật liệu xây dựng. Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định thời hạn các doanh nghiệp thuộc diện bàn giao vốn sang SCIC theo QĐ 1232/QĐ-TTg cũng như các doanh nghiệp chưa thoái vốn giai đoạn 2016-2018 phải hoàn tất chuyển giao sang SCIC để thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa trước 31/3/2019. Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng đã chỉ đạo và SCIC có Công văn số 107/ 12 ĐTKDV-KHTH ngày 21/1/2019 gửi các bộ, địa phương để phối hợp thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 01/ CT-Ttg. Theo tính toán của SCIC, có 252 doanh nghiệp hiện đủ điều kiện chuyển giao về Tổng công ty, trong đó 31 doanh nghiệp thuộc diện bàn giao theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg về danh mục thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020 (Theo Quyết định 1232, các Bộ/UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ chuyển giao 62 doanh nghiệp về SCIC để triển khai bán phần vốn nhà nước). Tính riêng 31 doanh nghiệp trên, số vốn nhà nước cần bào giao là gần 7.000 tỷ đồng ở 10 bộ, địa phương gồm Công thương, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn Lâu nay nhiều lý do được viện dẫn để giải thích cho sự chậm chễ chuyển giao, trong đó nhiều nhất là việc sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp chưa quyết toán vốn cổ phần hóa. Đến nay, những khó khăn về cơ chế khi thực hiện chuyển giao đã được tháo gỡ theo quy định tại Điều 7, Thông tư 83/2018/TT-BTC về hướng dẫn chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp chưa quyết toán vốn lần 2 vẫn có thể thực hiện bàn giao về SCIC. Nếu kể cả các doanh nghiệp thuộc diện các bộ ngành bán vốn trong năm 2017-2018 nhưng chưa thực hiện cần chuyển giao về SCIC theo Chỉ thị 01/CT-TTg, khối lượng công việc là rất lớn, đòi hỏi tinh thần quyết liệt mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Đơn cử như Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam

Quản trị doanh nghiệp (VEAM) có vốn điều lệ 11.755 tỷ đồng, vốn nhà nước chiếm 88,47%; Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) vốn điều lệ gần 500 tỷ đồng, vốn nhà nước chiếm 82,75%; Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp (MIE) có vốn điều lệ gần 1.500 tỷ đồng, vốn nhà nước chiếm 99,54%... Tại cuộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 13/2, SCIC kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1232 chuyển giao về SCIC để thoái vốn đối với những doanh nghiệp Bộ/ UBND cấp tỉnh thoái vốn chậm giai đoạn 2017-2018 theo đúng Chỉ thị 01 hoặc Bộ/UBND cấp tỉnh đề xuất chuyển giao về SCIC. Đề cập về tính pháp lý của kiến nghị, đại diện SCIC cho biết, Luật 69 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị quyết của Quốc hội: quy định số tiền thu được từ thoái vốn nhà nước đều phải nộp về Quỹ hỗ trợ sản xuất và phát triển doanh nghiệp để chuyển vào ngân sách nhà nước, sử dụng thống nhất trong kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Trước mắt là đảm bảo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 26/2016/ QH14 của Quốc hội. Các Nghị định 147, Nghị định 151, Nghị định 126, Nghị định 131, Chỉ thị 01, Thông báo số 39, Thông tư 83 đều quy định về đối tượng chuyển giao từ Bộ/UBND cấp tỉnh về SCIC. Đồng thời, theo Nghị định 151, SCIC có cơ chế đặc thù cho hoạt động thoái vốn khác với các Bộ/UBND cấp tỉnh như hạ giá khởi điểm, bán dưới mệnh giá nên việc thoái vốn được thực hiện minh bạch, chuyên nghiệp, linh hoạt và thường đem lại hiệu quả cao với mạng lưới nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế. Cụ thể, cho đến nay, theo thống kê, hiệu quả bán vốn của SCIC bình quân đạt 3,5 lần so với giá vốn, cao hơn kết quả bán vốn trên toàn quốc (1,48 lần/giá vốn). Tại cuộc họp đánh giá hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 diễn ra trước đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã nhấn mạnh chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan tới cổ phần hóa, thoái vốn, các Đề án cơ cấu lại Doanh nghiệp Nhà nước và cơ cấu lại từng doanh nghiệp đã được xác định rõ ràng, đề nghị Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành và địa phương quán triệt và thực hiện. Tinh thần hành động của Chính phủ năm 2019 yêu cầu bứt phá thì lĩnh vực này cũng phải vậy trên tinh thần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tối đa hoá lợi ích Nhà nước; quyết liệt, công khai, minh bạch trong thực hiện; đồng thời xử lý trách nhiệm của cấp có thẩm quyền trong việc để xảy ra tình trạng chậm cổ phần hoá, thoái vốn. Quyết tâm đã được cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo, vướng mắc đã được tháo gỡ bằng các quy định pháp lý cụ thể. Bởi vậy, lừng khừng trong chuyển giao vốn nhà nước, nếu không được chấm dứt, hoàn toàn là do khâu thực hiện không nghiêm, tái diễn tình trạng trên nóng, dưới lạnh như ở nhiều lĩnh vực khiến dư luận bức xúc lâu nay. Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn 13

Quản trị doanh nghiệp 14 Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn

Quản trị doanh nghiệp Bản tin Người Đại diện - số 93 Tháng 3/2019 www.scic.vn 15

Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Song Lai - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) Chịu trách nhiệm nội dung: Đàm Thúy Nga - Trưởng ban Đối ngoại Truyền thông Thư ký biên tập: Nguyễn Hồng Hạnh - Chuyên viên Điện thoại: (024) 62780 126 Fax: (024) 62780 136 Email: bantin@scic.vn Website: www.scic.vn Địa chỉ xuất bản: 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội In tại: Hà Nội GPXB: Số 40/GP-XBBT ngày 13/6/2018