Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download ""

Bản ghi

1 ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN TÒA SOẠN: 37 HÙNG VƯƠNG - HÀ NỘI * ĐT: * Tuần làm việc thứ 2, Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Sáng nay, 17.9, Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu tuần làm việc thứ 2, cho ý kiến đối với: Báo cáo của Chính phủ về kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm Tiếp đó, theo chương trình, UBTVQH sẽ cho ý kiến về: Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; phương án phân bổ sử dụng nguồn kinh phí còn lại và xử lý vướng mắc trong việc chuyển nguồn kinh phí thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2017; phương án bổ sung kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài giai đoạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; bổ sung kinh phí mua hạt giống cây trồng dự trữ quốc gia đã xuất cấp năm 2017; Đề án và dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018 Chuyển biến thực sự Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ nêu rõ: Tình hình tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm. Đây cũng là lần đầu tiên, báo cáo của Chính phủ về công tác này không còn gắn với những cụm từ như diễn biến phức tạp, chưa đạt yêu cầu, còn nhiều hạn chế Các Ủy viên UBTVQH khẳng định, điều này cho thấy, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng đã mang lại hiệu quả, tạo chuyển biến thực sự. (Xem trang 3) Lấy ý kiến chỉ để đúng quy trình? Một số cơ quan có thẩm quyền soạn thảo văn bản thực hiện công đoạn lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dường như chỉ là để hợp thức hóa quy trình. Đây là bất cập trong quy trình xây dựng chính sách, pháp luật được GS.TS. Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chỉ ra tại một hội thảo gần đây. (Xem trang 3) HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chất vấn trúng, giám sát chặt Để hoạt động chất vấn nói chung, tại các phiên họp Thường trực HĐND tỉnh nói riêng thực sự hiệu quả, một nội dung được Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đặc biệt quan tâm là nâng tầm chất vấn: Không chỉ tăng cường bồi dưỡng kỹ năng mà còn khích lệ đại biểu tham gia chất vấn bằng những giải pháp thiết thực; không chỉ tập hợp số liệu, tư liệu cần thiết làm cơ sở phản bác mà còn chú trọng lựa chọn đại biểu có khả năng thuyết trình cùng tham (Xem trang 4) gia đặt câu hỏi. Thứ hai Ngày * THƯ ĐIỆN TỬ: toasoan@dbnd.vn * Số 260 (5298) PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI PHÙNG QUỐC HIỂN hội, Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Văn phòng Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến về báo cáo tổng hợp của Chính phủ, báo cáo của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và cá nhân có liên quan về việc thực hiện nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn tại kỳ họp, kết luận của UBTVQH về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH. 3 dự án Luật sửa đổi quan trọng cũng sẽ được trình UBTVQH cho ý kiến lần đầu tại Phiên họp này gồm: Dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Q. CHI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT FAX: TIẾNG NÓI CỦA QUỐC HỘI DIỄN ĐÀN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ CỬ TRI ASOSAI 14 Đại hội Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) 14 sẽ diễn ra từ ngày tại Thủ đô Hà Nội. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH PHÙNG QUỐC HIỂN cho rằng, đây là cơ hội để Kiểm toán Nhà nước Việt Nam khẳng định vị trí, vai trò của mình với các thành viên ASOSAI, các tổ chức trong khu vực, thế giới; từ đó, nâng cao uy tín, hình ảnh, tầm ảnh hưởng và vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế. (Xem trang 5) cơ hội Kiểm toán Nhà nước Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đại hội ASOSAI 14 Ảnh: Lâm Hiển CHÍNH QUY HÓA CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN Nghiên cứu căn cơ, xác định rõ lộ trình Cùng với việc đi đầu trong thực hiện cắt giảm mạnh các tổng cục, sắp xếp lại các cục, Bộ Công an hiện cũng là tâm điểm chú ý của dư luận với đề xuất chính quy hóa công an xã, thị trấn trong dự án Luật Công an Nhân dân (sửa đổi). Dẫu vậy, để ĐBQH đồng thuận với chủ trương này, còn nhiều vấn đề liên quan phải được nghiên cứu, giải trình thấu đáo hơn. (Xem trang 3) PHIM TÀI LIỆU ĐỘC LẬP - HÀNH TRÌNH GIAN NAN Chạm đến hào quang Một thời gian dài ở nước ta, phim tài liệu đồng nghĩa với phim về quá khứ, về chiến tranh, là thể loại khô khan và chỉ chiếu trên truyền hình hoặc chiếu miễn phí. Sự xuất hiện các nhà làm phim độc lập phần nào thay đổi định kiến này. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI! QUỲNH CHI N hiệm vụ rà soát, tích hợp, ban hành văn bản, chính sách về giảm nghèo phải kết thúc trong năm 2015 nhưng đến nay mới chỉ xong 4/12 nhiệm vụ, đạt 33%, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản chỉ đạo đến lần thứ 2, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhấn mạnh trong Báo cáo thẩm tra sơ bộ về kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của QH sẽ được UBTVQH cho ý kiến hôm nay, Gần 3 năm sau hạn chót của QH đến nay, Chính phủ, các bộ, ngành vẫn chưa ban hành được quy định hoặc hướng dẫn thống nhất về chính sách hỗ trợ có điều kiện để tích hợp, gia tăng giá trị và hiệu quả tác động của các chính sách, nguồn lực hỗ trợ; chưa có những chính sách đột phá để khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia và phát huy nội lực của người nghèo, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước Thậm chí, từ thực tế làm việc với các bộ, ngành và giám sát tại địa phương, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội còn chỉ ra xu hướng đáng lo ngại khi hệ thống văn bản về giảm nghèo không những không đơn giản hơn mà ngược lại ngày càng phức tạp, nhiều tầng nấc, khó khăn cho việc áp dụng pháp luật và tiếp cận của người dân. Tích hợp chính sách, tập trung nguồn lực là một trong những giải pháp lõi được QH đặt ra trong Nghị quyết 76 nhằm đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm Và như vậy, câu hỏi đặt ra là, việc nợ nhiệm vụ này có tác động domino đến thực hiện nhiều mục tiêu giảm (Xem tiếp trang 2) nghèo khác trên thực tế? PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG RƯỢU, BIA Chế tài đồng bộ và đủ mạnh Việt Nam đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về sử dụng rượu, bia. Các ý kiến tại Hội thảo Rượu bia, nghèo khổ và quỹ nâng cao sức khỏe mới đây nhận định, sử dụng bia rượu đã trở thành thói quen, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt dịp lễ, Tết Để loại bỏ thói quen (Xem trang 7) này, cần có chế tài, biện pháp mạnh, đồng bộ.. (Xem trang 8) Thanh Oai phát triển nông nghiệp công nghệ cao Tr.4 Thách thức phía trước Dịch vụ ngân hàng bắt nhịp cùng Cách mạng 4.0 Tr.5 CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC Cuộc chiến chưa có hồi kết Tr.8

2 tin tức - sự kiện Thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, bền vững Sáng 16.9, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài phiên họp toàn thể, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị đã có cuộc họp hẹp và cuộc gặp trao đổi thân tình, xây dựng và thẳng thắn về quan hệ hai nước và các vấn đề cùng quan tâm. Hai bên nhất trí cho rằng, kể từ sau Phiên họp lần thứ 10 (4.2017) đến nay, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên; giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh, hợp tác trên các lĩnh vực đạt được những tiến triển đáng khích lệ, giao lưu nhân dân diễn ra sôi động. Bên cạnh đó, trong quan hệ giữa hai nước vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: Nhập siêu thương mại của Việt Nam từ Trung Quốc vẫn còn lớn; một số dự án doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng cần khẩn trương thúc đẩy; tiến độ thực hiện các khoản viện trợ không hoàn lại cần đẩy nhanh hơn. Hai bên cũng đi sâu trao đổi và xác định một số trọng tâm công tác nhằm thực hiện hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững trong thời gian tới. Hai bên nhất trí phối hợp chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; triển khai hiệu quả hợp tác giữa hai Đảng; phát huy vai trò quan trọng của hai Bộ Ngoại giao trong việc điều phối, thúc đẩy quan hệ hai nước; triển khai tốt các cơ chế giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật. Về kinh tế - thương mại, hai bên nhất trí tiếp tục áp dụng các biện pháp hiệu quả thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển ổn định, bền vững, cân bằng, lành mạnh; ủng hộ doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, trong đó có Nâng cao tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Thủ tướng vừa ban hành Quyết định số 37/2018 quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Theo đó, có nhiều thay đổi theo hướng nâng cao tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, hội đồng xét duyệt; công khai kết quả xét duyệt của các hội đồng. Tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư mới đặc biệt chú trọng việc ứng viên phải có công bố khoa học quốc tế. Cụ thể, ứng viên giáo sư phải là tác giả chính đã công bố ít nhất 3 bài báo khoa học hoặc bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế. Trong đó, bài báo là công trình khoa học của tác giả đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN, thể hiện rõ ý tưởng khoa học, nội dung cần thiết của vấn đề nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế... Trường hợp ứng viên không đủ công trình khoa học như quy định trên có thể thay thế bằng tối thiểu hai bài báo khoa học và một chương sách phục vụ đào tạo do nhà xuất bản uy tín thế giới xuất bản, hoặc hai bài báo quốc tế và một sách chuyển khảo do nhà xuất bản có uy tín xuất bản. Với chức danh phó giáo sư, tiêu chuẩn về số lượng bài báo khoa học tối thiểu cần đạt ít hơn ứng viên giáo sư một bài. Trong quy định số điểm tối thiểu công trình khoa học quy đổi, ứng viên phó giáo sư thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên phải có ít nhất Lễ ký Biên bản Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc 6 điểm tính từ các bài báo khoa học, bằng độc quyền sáng chế...; ứng viên lĩnh vực khoa học xã hội có ít nhất 4 điểm. Theo quy định mới, công bố khoa học quốc tế có thể dùng thay thế nhiều tiêu chuẩn khác nếu ứng viên không đạt đủ. Ví dụ, tiêu chuẩn yêu cầu ứng viên phó giáo sư phải có ít nhất 6 năm, trong đó có 3 năm cuối liên tục tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Tuy nhiên, nếu ứng viên đạt đủ 6 năm, không đủ số giờ chuẩn giảng dạy, được thay thế bằng việc có ít nhất gấp 2 lần điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu đóng góp từ các bài báo khoa học, bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải quốc tế. Quyết định cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư các cấp. Thành viên hội đồng giáo sư nhà nước, ngành/liên ngành và cơ sở đều được yêu cầu có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng, trung thực, có uy tín chuyên môn khoa học cao. Việc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, vẫn do cơ sở giáo dục đại học thực hiện. Tuy nhiên, nhiệm kỳ bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư chỉ là 5 năm. Kết thúc nhiệm kỳ, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tổ chức rà soát, đánh giá theo các quy định về cơ cấu vị trí, số lượng, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm, để quyết định việc bổ nhiệm lại. Quyết định 37 có hiệu lực từ ngày MINH NHẬT gạo, sắn, các sản phẩm sữa, một số loại hoa quả; tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc; khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực có công nghệ tiến tiến, thân thiện với môi trường; tăng cường chỉ đạo doanh nghiệp hai bên tích cực phối hợp, giải quyết khó khăn và vướng mắc trong các dự án hợp tác. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, y tế; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch, báo chí và giao lưu nhân dân. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị hai bên thúc đẩy các lĩnh vực hợp Ngày 16.9, Giải Bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XII đã chính thức khép lại với những trận chung kết sôi động, hấp dẫn. Giải đấu với sự tham gia của 213 vận động viên cùng đông đảo cán bộ, công nhân viên đến từ 43 cơ quan báo chí và các cấp Hội Nhà báo đã tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí nói chung và người làm báo nói riêng; đồng thời góp phần tạo động lực giúp người làm báo có thêm lòng yêu nghề, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và xã hội. Phát biểu tại lễ bế mạc giải, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Giải Hồ Quang Lợi khẳng định: Trong những ngày qua, các vận động viên đã thi đấu hết mình với tinh thần giao lưu, học hỏi, đoàn kết và cống hiến cho khán giả, người hâm mộ bóng bàn trong cả nước những trận đấu hay, những cuộc giao đấu quyết liệt, kịch tính, giằng co từng điểm số. Để có được giải đấu chất lượng và uy tín tương xứng với sự tiến bộ sau 11 lần tổ chức là nhờ vào các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí đã quan tâm động viên, lãnh đạo, chỉ đạo tạo phong trào bóng bàn sôi nổi từ cấp cơ sở đến Trung ương. Từ đó, tạo thêm niềm đam mê bóng bàn và tiếp thêm sức mạnh cho các nhà báo, hội viên thi đấu tốt hơn. Kết quả chung cuộc, Ban Tổ chức đã trao 12 bộ huy chương cho các vận động viên. Trong đó, Cúp vô địch đồng đội nam thuộc về Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an; tác cùng có lợi đạt tiến triển thực chất theo đúng tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; sử dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có giữa các bộ, ngành, địa phương, duy trì trao đổi thường xuyên giữa hai Tổng Thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, phát huy vai trò cầu nối của Đại sứ hai nước, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác trên các lĩnh vực, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định, bền vững. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc ; thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất; thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm bảo đảm môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC; tiếp tục tinh thần hợp tác, xây dựng và tích cực cùng các nước ASEAN trao đổi các nội dung cụ thể, thực chất của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Kết thúc Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị đã chứng kiến lễ ký Biên bản Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Theo Baochinhphu.vn Bế mạc Giải Bóng bàn cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XII Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi trao Cúp vô địch đồng đội nam cho Liên chi hội Nhà báo Bộ Công an Vô địch đồng đội nữ là Hội Nhà báo thành phố Hà Nội. Nét mới của giải năm nay là ngoài các nội dung thi đấu chính thức, Ban tổ chức còn trao các giải phụ. Cụ thể, giải Phong cách được trao cho vận động viên Đoàn Minh Long - Hội Nhà báo Khánh Hòa; giải Vận động viên cao tuổi nhất thuộc về Lê Thị Công Nhân - Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh. Danh hiệu Hoa khôi giải thuộc về vận động viên Trần Thị Hương - Liên chi hội nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam. Tin và ảnh: LÊ QUANG Chủ động đối phó lũ, lũ quét, sạt lở đất Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác phòng chống bão số 6 tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Ảnh: Dương Giang Chiều qua 16.9, bão số 6 đã đổ bộ vào phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Nam bão số 6, từ sáng sớm hôm nay đến ngày 18.9 ở khu vực Đông Bắc dự báo có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến mm; riêng Lạng Sơn, Cao Bằng mm. Khu vực Việt Bắc và Tây Bắc có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến mm, riêng Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu có mưa mm. Các khu vực khác thuộc Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo lũ: Từ ngày , trên thượng lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-5m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên thượng lưu sông Lô, sông Kỳ Cùng và sông Bằng Giang ở mức báo động 1 - báo động 2, đỉnh lũ trên sông Thao ở mức báo động 2 và trên báo động 2; thượng lưu sông Thái Bình ở mức báo động 1. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu; Ngập úng tại vùng trũng, vùng thấp và các đô thị thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang. + Trước đó, sáng 16.9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 6 tại tỉnh Quảng Ninh. Cùng đi có lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông - Vận tải, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Phó Thủ tướng biểu dương các lực lượng quân đội, công an, dân quân, thanh niên xung phong đã tích cực hỗ trợ người dân sẵn sàng ứng phó với mưa bão. Lực lượng vũ trang luôn là nòng cốt, là trụ cột trong việc ứng phó với thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn. Đề nghị các đồng chí tiếp tục cảnh giác, sẵn sàng với mọi tình huống mưa lũ có thể xảy ra để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước, Phó Thủ tướng động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại khu vực đê Hà Nam. Phó Thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ để chủ động vận hành an toàn và hiệu quả các hồ chứa nước, nhất là các hồ xung yếu, không để xảy ra sự cố như đối với đập Đầm Hà Động trước đây. Trong tình huống mưa lũ lớn phải xả lũ, yêu cầu thực hiện đúng quy trình, thông báo kịp thời với người dân để bảo đảm an toàn. T. CƯỜNG - T. NAM Vận động bình chọn Hà Nội là điểm đến hàng đầu thế giới Ngày 16.9, Sở Du lịch Hà Nội chính thức vận động người dân và du khách tham gia bình chọn TP Hà Nội là một trong 17 điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2018, do Tổ chức Du lịch Thế giới phát động. Trong tổng số 200 hạng mục bình chọn, Tổ chức Du lịch Thế giới đã đề cử thành phố Hà Nội là một trong 17 ứng cử viên của hạng mục Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2018 thuộc Giải thưởng du lịch thế giới uy tín (World Travel Awards). Các ứng cử viên bao gồm: Hà Nội (Việt Nam), Auckland (New Zealand), Cape Town (Nam Phi), Dubai (UAE), Durban (Nam Phi), Hong Kong (Trung Quốc), Kuala Lumpur (Malaysia), Las Vegas (Mỹ), London (Anh), Marrakech (Morocco), New York (Mỹ), Paris (Pháp), Quito (Ecuador), Rio de Janeiro (Brazil), Saint-Petersburg (Nga), Sydney (Australia), Lisbon (Bồ Đào Nha). Thời gian bình chọn từ ngày Đường dẫn bình chọn: Người dân và du khách thực hiện theo các bước sau: Bước 1, đăng ký tài khoản để bình chọn bằng cách vào đường link Bước 2, xác thực tài khoản bằng . Trong hộp thư đến World Travel Awards sẽ gửi xác nhận, người bình chọn xác nhận bằng cách chọn VERIFY YOUR . Bước 3, thực hiện bình chọn cho thành Phố Hà Nội. Chọn mục World. Chọn mục 47.World s Leading City Destination. Trong World Chọn Hanoi, Vietnam. Đường dẫn bình chọn có những hướng dẫn cụ thể để người dân và du khách dễ dàng thực hiện. Theo Sở Du lịch Hà Nội, đây chính là cơ hội để Thủ đô Hà Nội quảng bá hình ảnh về lịch sử và con người Hà Nội - Việt Nam, tạo thêm lợi thế trong thu hút khách du lịch quốc tế đến Hà Nội. Theo TTXVN Thách thức phía trước (Tiếp theo trang 1) Đáng lo ngại Hiện có 747/4.377 người làm công tác pháp chế ở Trung ương (chiếm 17%) và 1.072/2.138 người làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (chiếm 50,1%) chưa có trình độ cử nhân luật. Đây là thông tin được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đưa ra khi UBTVQH cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH năm Được ví là bộ phận gác cổng pháp luật, tổ chức pháp chế có vai trò quan trọng giúp thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan thực hiện tốt việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành, lĩnh vực được giao. Theo đó, tổ chức pháp chế chủ trì hoặc tham gia soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật Mặc dù gánh nhiều trọng trách như vậy, song trên thực tế, bộ phận pháp chế tại các bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Trong đó, không ít cơ quan, cán bộ làm công tác pháp chế chưa có bằng cử nhân luật. Thống kê số liệu về cán bộ pháp chế chưa có bằng cử nhân luật không nên hiểu là chúng ta đang đặt nặng tâm lý bằng cấp. Điều này hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với lĩnh vực có tính chất đặc thù này. Câu hỏi đặt ra là, chất lượng gác cổng pháp luật sẽ như thế nào khi mà cán bộ pháp chế chưa được đào tạo về chuyên ngành luật? Với cách bố trí cán bộ làm công tác pháp chế kiểu tay ngang như vậy liệu có khả năng để phát hiện văn bản hay chính sách nào đó có dấu hiệu trái pháp luật hay không? Liệu cán bộ pháp chế có đủ kiến thức để phát hiện có hay không lợi ích nhóm được cài cắm một cách rất tinh vi của cơ quan xây dựng chính sách? Với trình độ cán bộ pháp chế như hiện nay, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, đó là điều đáng lo ngại. Điều đáng lo ngại của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga là hoàn toàn có cơ sở, bởi người làm công tác pháp chế cần có trình độ chuyên môn nhất định. Theo quy định của Nghị quyết số 67/2013/QH13 của QH về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, Nghị quyết của QH, UBTVQH và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, QH đã yêu cầu Chính phủ bố trí kịp thời, đầy đủ kinh phí cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật. Ngoài ra, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ: Người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Mặc dù quy định cụ thể, rõ ràng là vậy, nhưng trên thực tế, để bảo đảm cán bộ pháp chế đều có trình độ cử nhân luật vẫn là điều mơ ước. Câu hỏi đặt ra là, điều này vướng do đâu? Nhiều ý kiến cho rằng nút thắt lớn về công tác nhân sự pháp chế là do trần biên chế. Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho rằng, nếu biên chế ở các địa phương đóng rồi, thì nhiều cử nhân luật tốt nghiệp chính quy ra trường không vào được bộ phận pháp chế. Trong khi đó, chúng ta không thể thay những người đã làm công tác pháp chế mà không có trình độ cử nhân luật. Đây là một thực tế khó. Một chính sách mới, một văn bản quy phạm pháp luật khả thi hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ của cán bộ pháp chế. Để thực hiện tốt chức năng gác cổng, rất cần sự đầu tư thỏa đáng cho đội ngũ này, có chính sách hợp lý để họ yên tâm làm việc. Đặc biệt, cần xem xét, nghiên cứu để tuyển dụng được cán bộ pháp chế bảo đảm yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, tránh trình trạng để lọt chính sách, văn bản được ban hành thiếu thực tế, gây tác động tiêu cực lớn đối với xã hội. LÊ HÙNG Để trả lời câu hỏi này, có thể lấy ví dụ về nhiệm vụ phân bổ, sử dụng nguồn lực giảm nghèo. Trong 3 năm ( ), ngân sách trung ương đã giao tỷ đồng, bằng 52,1% tổng vốn của cả giai đoạn để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, nguồn vốn từ ngân sách trung ương để thực hiện một số chính sách bố trí vốn không đúng kế hoạch, việc thẩm định vốn kéo dài, giải ngân chậm, dồn vào thời điểm giữa năm; một số chương trình, chính sách có nhu cầu thực tế lớn hơn so với dự kiến ban đầu nên khó cân đối vốn. Địa phương thì lúng túng, thiếu chủ động trong lồng ghép, phân bổ nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác dẫn đến không bố trí nguồn lực để thực hiện một số chính sách. Có tình trạng ngân sách địa phương không đủ khả năng cân đối vốn đối ứng để thực hiện các dự án của chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chính sách giảm nghèo Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên, theo Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội chính là bởi, khuôn khổ pháp lý để vận hành chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững chậm được ban hành. Trong khi đó, việc mỗi bộ, ngành quản lý, thực hiện một số chương trình, chính sách đã làm hạn chế việc lồng ghép chính sách và cân đối nguồn lực chung. Cá biệt, có những chính sách mới được ban hành không phải văn bản quy phạm pháp luật, không đánh giá tác động kỹ lưỡng nên ban hành xong rồi để đấy, vì không cân đối được nguồn lực. Tất nhiên, trong 2 năm qua, những kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 76 của QH vẫn là rất tích cực. Nếu nhìn vào một số chỉ tiêu cơ bản thì còn có thể đánh giá là đã đạt được thành công bước đầu. Cụ thể là, tỷ lệ hộ nghèo cả nước, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã thuộc Chương trình 135 đều đạt mục tiêu QH giao. Tình trạng tái nghèo được kiềm chế và có hướng giảm tích cực; 10 tỉnh, thành phố không có tình trạng tái nghèo, thậm chí, một số tỉnh khó khăn đã đạt được thành tích ấn tượng trong kéo giảm tỷ lệ tái nghèo như Sơn La, Điện Biên. Nhưng quả thực, thách thức của công cuộc giảm nghèo bền vững vẫn còn ở phía trước và có lẽ, sẽ ngày càng gay gắt hơn khi các chính sách giảm nghèo phải thực hiện đầy đủ các tiêu chí theo chuẩn nghèo đa chiều và các đối tượng, khu vực phải giảm nghèo còn lại cũng chính là những đối tượng và khu vực khó khăn nhất, nghèo nhất. Nhà nước không thể có đủ nguồn lực để tiếp tục thực hiện các chính sách cho không - thực tế cũng đã cho thấy, hiệu quả của các chính sách cho không rất hạn chế - mà bắt buộc phải chuyển nhanh sang thực hiện các chính sách hỗ trợ có điều kiện, bảo đảm sinh kế bền vững cho người nghèo. Muốn vậy, chính sách phải đi trước một bước. Chính phủ, các bộ, ngành phải khẩn trương hoàn thành việc rà soát, tích hợp chính sách, tập trung nguồn lực đầu tư và tăng tối đa khả năng tiếp cận chính sách cho người nghèo.

3 chính trị CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018 Chuyển biến thực sự Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ nêu rõ: Tình hình tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm. Đây cũng là lần đầu tiên, báo cáo của Chính phủ về công tác này không còn gắn với những cụm từ như diễn biến phức tạp, chưa đạt yêu cầu, còn nhiều hạn chế Các Ủy viên UBTVQH khẳng định, điều này cho thấy, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng đã mang lại hiệu quả, tạo chuyển biến thực sự. Sai lầm nhỏ có thể phá hỏng công trình lớn Theo đánh giá của Thường trực Ủy ban Tư pháp, trong năm 2018, nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, nghiêm trọng, phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, nhiều vụ vi phạm liên quan đến cán bộ cao cấp, sĩ quan cao cấp trong công an, quân đội, kể cả cán bộ đã nghỉ hưu đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh, thể hiện nhất quán quan điểm nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Qua đó, tiếp tục tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, được dư luận đánh giá cao, củng cố lòng tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Dẫu vậy, ở một số lĩnh vực cụ thể, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Ví dụ như tình trạng tham nhũng vặt. Cho rằng, thiệt hại vật chất của hành vi tham nhũng vặt nhỏ hơn nhiều so với những đại án tham nhũng được phát hiện thời gian qua, song theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, cần hết sức lưu ý đến vấn đề này, vì thực tế, một con đê nghìn dặm có thể bị phá vỡ bởi một ổ mối, và công trình lớn có thể bị phá hỏng bởi sai lầm nhỏ. Trong khi đó, báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận, tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn hiệu quả. Những thủ tục hành chính khi thực hiện dễ bị nhũng nhiễu, phiền hà nhất cũng đã từng được Ủy ban Tư pháp chỉ rõ như làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh thư, tham gia giao thông bị xử phạt... Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, các hành vi tham nhũng vặt này người dân đều biết, chỉ trong nội bộ cơ quan chức năng là không biết. Hơn nữa, những hiện tượng nêu trên muốn duy trì được không quá kín đáo, khó phát hiện, nên Trưởng ban Dân nguyện đề nghị, cần đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong nội bộ. Đề cao vai trò người đứng đầu Để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao hơn trong năm 2019, Chính phủ xác định 8 nhóm nhiệm vụ được thực hiện đồng bộ gồm: Sớm hoàn thiện trình QH thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại phiên họp Ảnh: Quang Khánh Tự phát hiện tham nhũng lâu nay vẫn là khâu yếu nhất trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. Đối với tham nhũng vặt, Thanh tra Chính phủ cũng thống kê và người dân biết một số ngành, lĩnh vực xảy ra tình trạng tham nhũng này rất nhiều. Tất cả người dân đều biết nhưng ngay trong nội bộ ngành đó thì một là không công nhận, hai là không biết. Ở các lĩnh vực trực tiếp tiếp xúc với dân nhiều, ví dụ như cảnh sát giao thông, cũng nhiều ý kiến nói mảng đó tham nhũng vặt rất nhiều. Do vậy, bên cạnh vấn đề lợi ích nhóm, sân sau rộ ra gần đây, phát hiện được nhiều, thì tham nhũng vặt cũng cần tập trung để chống. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp LÊ THỊ NGA đổi); tăng cường phổ biến, tuyên truyền; đẩy mạnh cải cách hành chính; khắc phục bằng được những yếu kém trong công tác cán bộ; tăng cường theo dõi đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại các địa phương Có thể thấy, 8 nhóm nhiệm vụ nêu trên thực chất là những giải pháp được xác định trong các nghị quyết của Đảng, của QH, trong đó có một số đang triển khai trong thực tế. Năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn áp dụng theo Luật Phòng, chống tham nhũng và các luật hiện hành. Câu hỏi đặt ra là, tại sao cùng triển khai trên cơ sở những quy định pháp luật như nhau mà năm 2018, kết quả phòng, chống tham nhũng rất tốt, còn trước đó lại chưa hiệu quả? Theo Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc, là bởi vai trò, sự kiên định, quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và đặc biệt là người đứng đầu Ban chỉ đạo. Vì thế, phải đánh giá kỹ hơn về vai trò, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, lực lượng phòng, chống tham nhũng hiện nay để có giải pháp cụ thể hơn. Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, cần có sự thống nhất cao trong các cấp, ngành về việc thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt, thậm chí phải nâng các nghị định điều chỉnh hiện hành lên thành luật. Bởi các nghị định hiện hành chưa có quy định cụ thể, mang tính bắt buộc cao, trong khi điều kiện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đã khác nhiều so với 5-7 năm trước. Hiện nay, mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng, cơ sở hạ tầng có thể phục vụ nhu cầu cho người dân. Nhấn mạnh điều này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cũng lưu ý, việc triển khai đồng bộ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ mang lại nhiều tác dụng, nhất là sẽ góp phần thực hiện hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng, khắc phục một số hiện tượng tiêu cực khác. Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tư pháp đã đề nghị, các cơ quan chức năng phải chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, tập trung phát hiện và xử lý tham nhũng dưới hình thức nhóm lợi ích, sân sau Việc triển khai những biện pháp phòng, chống tham nhũng sát với thực tế được cơ quan chủ trì thẩm tra, cũng như các Ủy viên UBTVQH đưa ra, hy vọng công tác này sẽ tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong năm LÊ BÌNH Cùng với việc đi đầu trong thực hiện cắt giảm mạnh các tổng cục, sắp xếp lại các cục, Bộ Công an hiện cũng là tâm điểm chú ý của dư luận với đề xuất chính quy hóa công an xã, thị trấn trong dự án Luật Công an Nhân dân (sửa đổi). Dẫu vậy, để ĐBQH đồng thuận với chủ trương này, còn nhiều vấn đề liên quan phải được nghiên cứu, giải trình thấu đáo hơn. Nhiều thách thức Việc bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã trên thực tế đã được tiến hành ở một số địa phương, đặc biệt là tại các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự. Thực tiễn cũng đã cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn, cần thiết, được các cấp ủy đảng, chính quyền coi trọng, ủng hộ, quan tâm chỉ đạo và đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. Với đòi hỏi ngày càng cao trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự hiện nay, việc chính quy hóa lực lượng Công an xã, thị trấn đóng vai trò then chốt nhằm bảo đảm các yếu tố thuận lợi, kịp thời và hiệu quả trong tổ chức, triển khai các chủ trương, kế hoạch, biện pháp công tác của lực lượng công an tại cơ sở. Tuy nhiên, có thể nhìn thấy ngay những thách thức đối với việc thực hiện chủ trương chính quy hóa lực lượng công an xã, thị trấn. Trong đó, thách thức lớn nhất là giải quyết bài toán sắp xếp công việc cho lực lượng công an xã hiện nay sau khi thực hiện chính quy hóa công an xã, thị trấn. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc hiện có đơn vị công an xã, thị trấn đã được bố trí công an chính quy; còn đơn vị chưa được bố trí. Để xây dựng công an xã, thị trấn chính quy, Bộ Công an sẽ điều động khoảng cán bộ công an chính quy trong biên chế hiện có (không làm tăng thêm biên chế) đảm nhận các chức danh công an xã. Lực lượng công an xã hiện nay có bộ phận thường trực tại xã (gồm Trưởng, Phó Trưởng công an xã, công an viên thường trực) và công an viên tại các thôn, ấp. Như vậy, chủ trương chính quy hóa công an xã, thị trấn là điều động đảm nhiệm thay thế đối với số lượng tương ứng công an xã trong diện là Trưởng, Phó trưởng công an xã và công an viên thường trực tại các xã, thị trấn. Riêng lực lượng công an viên tại các thôn, ấp về cơ bản sẽ vẫn giữ như hiện nay để phối hợp, hỗ trợ công an xã chính quy thực hiện nhiệm vụ làm nòng cốt trong xây dựng thế trận an ninh nhân dân và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tuy nhiên, tương ứng với công an chính quy được điều động về các xã, thị trấn thì cũng sẽ dôi dư khoảng cán bộ đang đảm nhiệm các vị trí công tác của công an xã. Theo dự Luật CAND (sửa đổi), đối với trên Trưởng Công an xã đang là công chức thì công tác bố trí, sắp xếp công việc sau khi triển khai lực lượng công an chính quy thay thế sẽ do Chính CHÍNH QUY HÓA CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN Nghiên cứu căn cơ, xác định rõ lộ trình ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) phát biểu ý kiến về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) phủ thống nhất chỉ đạo. Điều này sẽ tạo thuận lợi và mở ra nhiều hướng giải quyết tùy thuộc vào tình hình thực tiễn tại địa phương. Nhưng vấn đề khó là, công tác cán bộ, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với khoảng Phó Trưởng Công an xã, công an viên thường trực sau khi triển khai lực lượng công an chính quy thay thế sẽ như thế nào? Cùng với sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương thì việc giải quyết vấn đề này sẽ phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm, nguyện vọng của chính những cán bộ này cũng như tình hình cụ thể, sự quyết đáp của chính quyền cơ sở. Vì thế, phải có sự khảo sát, nghiên cứu căn cơ, thấu đáo của cơ quan chức năng ngay từ bây giờ để xác định rõ lộ trình thực hiện, làm căn cứ để ĐBQH có thể yên tâm đồng thuận với chủ trương này. Không chỉ chính quyền các tỉnh, thành phố, mà các bộ, ban, ngành liên quan cũng cần sớm bắt tay nghiên cứu, đề xuất giải pháp, chế độ, chính sách cho nhóm đối tượng này. Đó cũng là quan điểm đã được Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIV. Công tác tư tưởng phải đi trước một bước Công tác chính trị, tư tưởng cũng cần đi trước một bước, nhất là trong bối cảnh Bộ Công an đang triển khai tổ chức bộ máy mới theo phương châm Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở, công tác cán bộ dù được tiến hành thận trọng nhưng vẫn ít nhiều tác động đến tư tưởng, tâm lý cán bộ chiến sĩ, đặc biệt là số cán bộ được điều động xuống cơ sở. Mặt khác, điều kiện, môi trường làm việc hiện nay (trụ sở làm việc, thông tin, liên lạc, cơ chế phối hợp ) và chế độ song trùng trực thuộc của công an xã tại địa bàn là những khác biệt không nhỏ đối với điều kiện, môi trường, chế độ làm việc của lực lượng công an chính quy, chắc chắn tác động đến tâm lý và việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ trong diện được điều động nhận nhiệm vụ tại cơ sở. Mặt khác, theo dự Luật CAND (sửa đổi), công an xã sẽ là một cấp trong CAND; được bố trí tại các xã, thị trấn tương đương và hướng tới tương xứng như công an phường tại các quận, thị xã hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, từ quy định về chức năng, nhiệm vụ đến tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang bị và chế độ, chính sách của lực lượng công an xã, thị trấn đều chưa đáp ứng được yêu cầu này. Đơn cử như tại Hà Nội, theo Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh Công an xã thì tính đến tháng , toàn thành phố mới chỉ 9 công an xã có trụ sở làm việc riêng; 360 công an xã, thị trấn có phòng làm việc riêng (diện tích từ 12-15m 2 ) nhưng nằm trong trụ sở UBND xã, thị trấn; 22 Công an xã được bố trí làm việc chung với văn phòng UBND xã; 338 công an xã, thị trấn đã bố trí quỹ đất dành cho xây dựng trụ sở công an xã, thị trấn và 53 công an xã, thị trấn chưa bố trí quỹ đất dành cho xây trụ sở công an xã, thị trấn. Đó mới chỉ là tiêu chí về trụ sở làm việc. Chủ trương xây dựng công an xã, thị trấn chính quy không chỉ đơn giản là bố trí lực lượng công an chính quy về thực hiện nhiệm vụ tại xã, thị trấn mà phải đầu tư chính quy hóa về nhiều mặt như tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trang bị và chế độ, chính sách Có thể hình dung, khối lượng công việc cần giải quyết tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc để thực hiện được chủ trương chính quy hóa lực lượng công an xã vô cùng lớn. Vì vậy, cùng với sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương, để thực hiện được chủ trương này trên quy mô toàn quốc đòi hỏi phải có sự vào cuộc không thể chậm hơn của các bộ, ngành, địa phương, trong đó lực lượng công an các cấp phải phát huy vai trò nòng cốt, tham mưu xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh do việc thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy và chính quy hóa công an xã, thị trấn. HOÀNG GIANG Một số cơ quan có thẩm quyền soạn thảo văn bản thực hiện công đoạn lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dường như chỉ là để hợp thức hóa quy trình. Đây là bất cập trong quy trình xây dựng chính sách, pháp luật được GS.TS. Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chỉ ra tại một hội thảo gần đây. Nước đến chân mới gửi tài liệu Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan, các đối tượng chịu sự tác động có ý nghĩa rất quan trọng, để bảo đảm văn bản được ban hành sát với thực tiễn. Tuy vậy, thực tế cho thấy, việc lấy ý kiến đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí không ít trường hợp lấy ý kiến rất hình thức, chỉ để đối phó. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho biết, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và tổ chức thành viên đã gửi nhiều báo cáo đóng góp ý kiến xây dựng các dự án luật, pháp lệnh đến cơ quan chủ trì soạn thảo. Nhưng do không có cơ chế cụ thể nên việc góp ý chỉ là một chiều và hình thức, thời gian gửi lấy ý kiến rất gấp, không bảo đảm quy định. Hồ sơ, tài liệu gửi lấy ý kiến nhiều dự án không đầy đủ, sơ sài, thiếu các thông tin cần thiết. Chính những tồn tại, vướng mắc này đã làm giảm hiệu quả của việc đóng góp ý kiến, phản biện chính sách của MTTQ Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT Lấy ý kiến chỉ để đúng quy trình? GS.TS Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật của MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH phát biểu tại hội thảo Cùng quan điểm này, theo GS.TS. Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật của MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH, dường như một số cơ quan soạn thảo chỉ xem việc lấy ý kiến của MTTQ Việt Nam là công đoạn hợp thức hóa quy trình. Tài liệu văn bản thì nước đến chân mới gửi, không kịp nghiên cứu và cho ý kiến. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng phản biện và góp ý Ảnh: Hà An đối với một số dự thảo luật, pháp lệnh của MTTQ Việt Nam chưa cao. Phải quy định trách nhiệm phản hồi Khoản 1, Điều 6, Luật Ban hành VBQPPL 2015 quy định: MTTQ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện góp ý kiến về đề nghị Hàng năm đều có Nghị quyết về sự phối hợp giữa Đoàn Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam và UBTVQH, cũng như Thường trực MTTQ Việt Nam các cấp với Thường trực HĐND các cấp tương ứng. Đề nghị trong các nghị quyết đó cần có quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật với Hội đồng tư vấn tương ứng của Ủy ban MTTQ các cấp trong họp thẩm tra dự án VBQPPL cũng như trong các cuộc phản biện xã hội hoặc góp ý VBQPPL. Sự phối hợp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng văn bản trước khi cơ quan có thẩm quyền thông qua, giúp cơ quan thẩm tra nắm bắt được đầy đủ, thực chất các ý kiến góp ý vào việc ban hành VBQPPL. GS.TS. TRẦN NGỌC ĐƯỜNG, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL. Quy định này mang tính nguyên tắc chứ chưa được cụ thể hóa thành quyền và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, trong đó có MTTQ Việt Nam trong quy trình xây dựng chính sách, pháp luật như thế nào. Khoản 1, Điều 33 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 cũng chỉ quy định: Đối tượng phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam là dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam. Theo GS.TS. Trần Ngọc Đường, với quy định này của Luật thì phần lớn các VBQPPL được đưa ra phản biện là do yêu cầu của cơ quan soạn thảo; Ủy ban MTTQ các cấp không thể chủ động đưa vào chương trình phản biện hàng năm. Do đó, Hội đồng tư vấn, Ban Tư vấn, Tổ tư vấn không thể chủ động chuẩn bị tốt nhất việc nghiên cứu, phản biện. Điều đáng nói là, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng chưa có quy định trách nhiệm phản hồi văn bản phản biện xã hội của cơ quan có thẩm quyền soạn thảo văn bản nên không biết kết quả phản biện ra sao. Các thành viên tham gia phản biện không biết ý kiến của mình có được tiếp thu hay không. Do đó, không tạo động lực để MTTQ tham gia phản biện. Để VBQPPL ban hành sát thực tiễn, được dư luận và đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ, thì văn bản đó vừa thể hiện được ý chí của Nhà nước, vừa thể hiện được ý nguyện của nhân dân. Do vậy, việc đóng góp ý kiến của người dân, phản biện chính sách của MTTQ là rất quan trọng. Việc lấy ý kiến của các đối tượng này cần tiến hành công khai, thực chất, tránh tình trạng lấy ý kiến cho đủ thành phần hồ sơ theo quy định. Vì thế, cần quy định trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc trả lời văn bản đóng góp ý kiến, phản biện các dự thảo VBQPPL của MTTQ Việt Nam. HÀ AN

4 hội đồng nhân dân và cử tri HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chất vấn trúng, giám sát chặt Để hoạt động chất vấn nói chung, tại các phiên họp Thường trực HĐND tỉnh nói riêng thực sự hiệu quả, một nội dung được Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt quan tâm là nâng tầm chất vấn: Không chỉ tăng cường bồi dưỡng kỹ năng mà còn khích lệ đại biểu tham gia chất vấn bằng những giải pháp thiết thực; không chỉ tập hợp số liệu, tư liệu cần thiết làm cơ sở phản bác mà còn chú trọng lựa chọn đại biểu có khả năng thuyết trình cùng tham gia đặt câu hỏi. Nâng tầm chất vấn Thực tiễn cho thấy, để hoạt động chất vấn đạt hiệu quả cao, cần những giải pháp nâng tầm chất vấn, việc đầu tiên là cần nâng cao nhận thức về hoạt động chất vấn và kỹ năng chất vấn cho đại biểu HĐND, thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đại biểu. Ngay sau Kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh, tập trung kỹ năng liên quan đến hoạt động chất vấn như: Kỹ năng lựa chọn vấn đề, nêu câu hỏi; tạo sự đồng thuận của nhiều đại biểu khi nêu câu hỏi; kỹ năng phát triển vấn đề và kiểm soát tình huống khi chất vấn giúp cho đại biểu, nhất là đại biểu mới tham gia HĐND lần đầu mạnh dạn, tự tin trong hoạt động của HĐND, nhất là hoạt động chất vấn. Sau khi đại biểu được trang bị kỹ năng chất vấn, việc thứ hai để nâng tầm chất vấn chính là khích lệ đại biểu tham gia chất vấn, xóa bỏ tư tưởng dĩ hòa vi quý, ngại va chạm; xóa bỏ tư tưởng định kiến đối với những người dám nói thẳng, nói thật, những người dám phát biểu trực diện vào những yếu kém, bất cập. Kịp thời động viên, khen thưởng, bảo vệ những đại biểu dám nói thẳng, nói thật, trên tinh thần xây dựng vì sự nghiệp chung. Để có thể khích lệ đại biểu tham gia chất vấn, một mặt Thường trực HĐND tỉnh tổ chức xét khen thưởng hàng năm đối với đại biểu tích cực tham gia hoạt động HĐND, nhất là trong chất vấn. Mặt khác, yêu cầu Văn phòng HĐND tỉnh theo dõi, thống kê để kịp thời nhắc nhở những đại biểu ít tham gia hoặc không tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại biểu, thực hiện chương trình hành động của mình. Việc lựa chọn vấn đề chất vấn và xác định rõ mục đích cần đạt của vấn đề đưa ra chất vấn cũng là một nội dung quan trọng. Mục đích quan trọng Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Phiên họp lần thứ 16 của chất vấn là tìm được nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Đây chính là cái gốc của chất vấn nhằm đưa ra lời cảnh báo của HĐND, giúp người được chất vấn có cơ hội rà soát lại việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì vậy, không chỉ lựa chọn vấn đề căn cơ, có tầm bao quát mà phải hiểu sâu về nội dung chất vấn và tìm ra được nguyên nhân của yếu kém, bất cập. Muốn vậy, đại biểu phải được cung cấp đầy đủ số liệu, tư liệu tin cậy. Để người trả lời chất vấn tâm phục, khẩu phục, việc tập hợp số liệu, tư liệu cần thiết liên quan đến vấn đề chất vấn làm cơ sở phản bác lại những trả lời chưa đúng, chưa rõ có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, ngoài trách nhiệm của đại biểu HĐND, phải có sự chuẩn bị công phu nội dung liên quan đến chất vấn, dự Ảnh: Mạnh Đức Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp, tập trung vào vấn đề quản lý nhà nước gây bức xúc trong xã hội. Đó là: Việc xử lý dự án chậm triển khai; bất cập, hạn chế trong việc tính tiền sử dụng đất tại dự án; xử lý ô nhiễm tại các khu xử lý rác thải UBND tỉnh và cơ quan chức năng đã trả lời thẳng thắn, đưa ra lộ trình cụ thể khắc phục hạn chế, yếu kém. Sau chất vấn, các vấn đề đặt ra đều được quan tâm giải quyết, được cử tri và nhân dân đồng tình, đánh giá cao. kiến được nội dung trả lời của người được chất vấn để tranh luận khi cần thiết. Theo đó, bộ phận tham mưu, giúp việc, trực tiếp là chuyên viên tổng hợp của Văn phòng HĐND tỉnh phải tổng hợp được thông tin liên quan đến vấn đề chất vấn, các thông tin này phải được kiểm chứng, có địa chỉ cụ thể. Lựa chọn đại biểu có khả năng thuyết trình để cùng tham gia đặt câu hỏi cũng là một giải pháp nhằm nâng tầm chất vấn Thường trực HĐND Bà Rịa - Vũng Tàu đang thực hiện. Thực tế cho thấy, nhiều đại biểu phát hiện và hiểu rất sâu vấn đề được chất vấn, nhưng khả năng diễn đạt, ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ có một số hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến hiệu quả của chất vấn. Khắc phục tình trạng này, ngoài việc đại biểu đặt câu hỏi, các đại biểu khác đều được cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến vấn đề chất vấn. Thường trực HĐND tỉnh sẽ gợi ý những đại biểu có nhiều kinh nghiệm, có kỹ năng thuyết trình tốt cùng hỗ trợ chất vấn. Giám sát chặt việc thực hiện lời hứa Cùng với nâng tầm chất vấn, các giải pháp tăng cường trách nhiệm của người trả lời cũng là nội dung cần đặc biệt quan tâm. Ngoài việc chủ tọa yêu cầu nội dung trả lời chất vấn phải cụ thể, đi thẳng vào vấn đề, giải trình ngắn gọn, đầy đủ, nêu rõ nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm, tiến độ và biện pháp khắc phục cụ thể, việc trả lời phải được thông tin rộng rãi cho cử tri và nhân dân được biết. Vì vậy, Thường trực HĐND tỉnh đều mời các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin các phiên chất vấn, nhằm nâng cao trách nhiệm của người trả lời trước những vấn đề đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm.. Đặc biệt, để giám sát chặt việc thực hiện lời hứa của ngành chức năng, sau phiên chất vấn, Thường trực HĐND đề nghị Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đăng tải lời hứa của người trả lời chất vấn. Đồng thời, giao Văn phòng theo dõi việc thực hiện và tham mưu cho Thường trực kịp thời có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng báo cáo việc thực hiện lời hứa. Khi có báo cáo, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị đại biểu HĐND tỉnh, cùng Văn phòng HĐND và cơ quan báo, đài địa phương xuống tận nơi, nhìn tận mắt việc thực hiện lời hứa của cơ quan chức năng có đúng như báo cáo không. Việc thực hiện lời hứa của các cơ quan sẽ được phát trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh hàng tháng tại chuyên mục Đại biểu dân cử với cử tri. Đối với những vấn đề không thực hiện, hoặc thực hiện chậm sẽ được tái chất vấn tại các phiên họp Thường trực và kỳ họp của HĐND tỉnh. Những cơ quan chậm thực hiện lời hứa, Thường trực sẽ gửi văn bản đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiểm tra, giám sát vai trò, trách nhiệm người đứng đầu. MINH TÂM PHÚ THỌ: Xử nghiêm đơn vị trốn đóng bảo hiểm Thường trực HĐND tỉnh đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, BHXH tại huyện Yên Lập. Theo đánh giá, đến hết tháng , số người tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn là người, bảo hiểm thất nghiệp là người, BHXH tự nguyện 155 người; tổng số người tham gia BHYT của huyện người, đạt tỷ lệ bao phủ 93.37% dân số. Việc lập danh sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em đối tượng chính sách khác được thực hiện đúng quy định Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến tồn tại, vướng mắc về công tác QLNN trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, BHXH; hệ thống các văn bản QPPL, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện Luật BHYT, BHXH... Đoàn khảo sát đề nghị huyện tăng cường tuyên truyền chính sách pháp luật, lợi ích khi tham gia BHYT, BHXH cho người dân; thường xuyên kiểm tra, nắm bắt, xử lý những cơ quan, đơn vị chây ỳ, trốn đóng BHXH, BHYT, bảo đảm quyền lợi người lao động; nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh... NGUYỄN THỊ HÒA BẮC KẠN: Giám sát của HĐND xã còn lúng túng Giám sát việc thực hiện Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tại các xã Quang Phong và Văn Minh, huyện Na Rì, Thường trực HĐND tỉnh ghi nhận: Đến nay, các xã trên địa bàn không có tình trạng đơn thư KNTC kéo dài; các ý kiến, kiến nghị của cử tri được UBND xã trực tiếp trao đổi, trả lời tại các cuộc TXCT; ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa rõ, chưa hài lòng đã được HĐND xã tổng hợp đầy đủ và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết... Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND xã vẫn còn lúng túng, nhất là việc giám sát công trình XDCB; hoạt động của các Ban HĐND còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức; chất lượng thẩm tra các văn bản trình HĐND xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ... Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phương Thị Thanh đề nghị mỗi đại biểu HĐND luôn đề cao vai trò, nhiệm vụ đại biểu của nhân dân; nâng cao năng lực hoạt động. HĐND huyện nâng cao chất lượng hoạt động của các ban HĐND; tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho đại biểu chuyên trách; chọn đề tài giám sát phù hợp với trình độ chuyên môn của đại biểu cũng như nguyện vọng của người dân. ÁI VÂN QUẢNG NGÃI: Đẩy mạnh phổ biến pháp luật Ban Pháp chế HĐND tỉnh vừa giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) từ tháng tại Công an tỉnh. Theo đánh giá, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của tổ chức, cá nhân thời gian qua đã được nâng lên so với những năm trước. Hiện, toàn tỉnh có 25 đường giao thông đường bộ giao nhau giữa đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, đường dân sinh với quốc lộ; 283 đường liên huyện, đường liên xã, đường dân sinh giao với tỉnh lộ có khả năng mất ATGT nhưng chưa có biển hiệu, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường cảnh báo; 15 điểm đen và 81 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông. Giao thông đường sắt có 41 đường ngang hợp pháp giữa đường bộ và đường sắt; 89 lối đi do nhân dân tự mở Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông chưa cao; nhiều doanh nghiệp, cá nhân là chủ phương tiện, lái xe vì lợi nhuận đã cố tình vi phạm Đoàn giám sát đề nghị Công an tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông; khẩn trương kiến nghị, phối hợp xử lý các điểm đen, tiềm ẩn tai nạn giao thông; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kiềm chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông có thể xảy ra... PHONG NAM H. VỊ THỦY, HẬU GIANG: Kiểm tra việc giải quyết kiến nghị của cử tri Theo đánh giá tại phiên họp thường kỳ tháng 9 của Thường trực HĐND huyện: Thường trực, các ban HĐND huyện đã bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra; phối hợp tốt với UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong hoạt động; thực hiện giám sát, khảo sát theo kế hoạch. Thường trực HĐND cấp xã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chương trình bồi dưỡng kỹ năng tham mưu, phục vụ hoạt động HĐND các cấp năm 2018 do Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Cũng tại phiên họp, Thường trực HĐND huyện đã thông qua kết quả khảo sát của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện về tình hình cấp lương, sử dụng kinh phí và nợ BHXH trên địa bàn; kế hoạch tổ chức phiên họp giải trình giữa hai kỳ họp; kế hoạch giám sát của Ban Pháp chế HĐND huyện về việc chấp hành quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC trên địa bàn. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đề nghị Thường trực, Ban HĐND các cấp rà soát, kiểm tra việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC tại Phòng TN - MT huyện, UBND các xã: Vĩnh Tường, Vị Thắng và thị trấn Nàng Mau theo kế hoạch. Đồng thời, ban hành kế hoạch giám sát của Thường trực HĐND huyện về việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với lực lượng dân quân tự vệ và công an xã trên địa bàn PHAN MINH NHỊP CẦU Không thu tiền trông trưa tại trường mầm non Thời gian qua, cử tri tỉnh Thái Nguyên bày tỏ băn khoăn về việc: Ngày , Sở Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tỉnh đã có Quyết định số 1555 về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn, ban hành kèm theo Quyết định số Trong đó, đã bãi bỏ việc thu tiền phục vụ chăm sóc bán trú áp dụng đối với cấp học mầm non. Theo một số cử tri, việc cấp học mầm non không được thu tiền phục vụ chăm sóc bán trú sẽ không có kinh phí để chi trả tiền trông trưa cho giáo viên mầm non. Theo quy định tại Thông tư số 48/2011 của Bộ GD - ĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi, bảo đảm làm việc 40 giờ/tuần. Tuy nhiên, theo phản ánh, thực tế hầu hết giáo viên mầm non hiện đều làm việc từ 10 giờ/ngày. Số giờ làm thêm này các trường không có kinh phí để chi trả mà giáo viên sẽ được hưởng tiền trông trưa. Việc không được thu tiền trông trưa ở cấp mầm non, dẫn đến số giờ làm thêm của giáo viên mầm non không có kinh phí để chi trả. Trong khi đó, bậc tiểu học vẫn được thu khoản này để hỗ trợ cho giáo viên trông trưa. Cử tri đề nghị Sở GD - ĐT làm rõ những giải pháp, cơ chế giải quyết tình trạng trên, tháo gỡ khó khăn cho các trường học; đồng thời, bảo đảm chế độ trông trưa cho giáo viên mầm non. Trao đổi về nội dung này, Giám đốc Sở GD - ĐT Phạm Việt Đức cho biết: Việc thu nguồn XHH là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, những năm qua, nhiều cơ sở giáo dục không thực hiện đúng tinh thần, bản chất của XHH. Nhiều Hiệu trưởng, Kế toán trưởng vi phạm quy định thu, chi nguồn XHH tại các trường, bị xử lý theo quy định. Chính vì vậy, tháng , Bộ GD - ĐT đã ban hành văn bản đề nghị kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng lạm thu của các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. Theo đó, Sở GD - ĐT tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành công văn hướng dẫn các trường tuyên truyền đến phụ huynh học sinh thực hiện, hiểu đúng bản chất của XHH; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để tránh tình trạng lạm thu; đề xuất ban hành nghị quyết tăng học phí để giảm khó khăn cho các trường; đồng thời, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường Liên quan đến việc trông trưa ở cấp mầm non, Giám đốc Sở Phạm Việt Đức cho biết: Quy định giờ làm việc của giáo viên mầm non là 8 giờ/ngày với định mức 2,5 giáo viên/lớp; việc phân công giáo viên để bảo đảm giờ làm việc của mỗi giáo viên là trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường. Đối với giáo viên mầm non, trông trưa là nhiệm vụ được quy định tại Thông tư số 48/2011 của Bộ GD - ĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, khác với giáo viên tiểu học. Từ nhiều năm nay, các trường đã hiểu sai việc thu tiền trông trưa nên đã thu khoản tiền này không đúng quy định. Hiệu trưởng các trường phải bảo đảm phân công thời gian khoa học, hợp lý cho mỗi giáo viên mầm non. Để tháo gỡ khó khăn cho các trường, UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho các trường thuê khoán giáo viên hợp đồng; Sở GD - ĐT cũng đã hướng dẫn các trường thực hiện theo đúng quy định, không thu tiền trông trưa tại các trường mầm non - Giám đốc Sở GD - ĐT nhấn mạnh. BẢO TRÂM Năm 2018, huyện Thanh Oai phấn đấu thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Để đạt mục tiêu này, huyện phải nỗ lực cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí, từ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao, đến tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, giữ gìn an toàn thực phẩm Nỗ lực từ cơ sở Xuân Dương là một trong 3 xã của Thanh Oai phấn đấu về đích NTM trong năm nay. Hiện, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí. Bí thư Đảng ủy xã Phùng Văn Tuyến cho biết, xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp toàn xã, ý thức, trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên. Năm 2017, Xuân Dương có 2 hộ dân hiến đất với diện tích hơn 200m 2 và vận động người dân đóng góp, xây dựng 4 tuyến đường với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng... Mặt khác, trên địa bàn xã không có chợ, trung tâm thương mại xa, việc xây dựng chợ cần kinh phí lớn, đây chính là nút thắt trong quá trình xây dựng NTM của Xuân Dương. Để gỡ khó, xã đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân đầu tư mở cửa hàng tiện ích. Đến nay, đã có 3 thôn có cửa hàng tiện ích phục vụ nhu cầu của người dân. Đối với tiêu chí văn hóa, Xuân Dương tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, tiếp tục xây dựng quy ước, công ước; tổ chức các hội nghị gia đình văn hóa, làng văn hóa đến từng nhà... Cũng như Xuân Dương, xã Mỹ Hưng đến nay đã đạt 15/19 tiêu chí, hiện xã đang dồn lực hoàn thiện nhà văn hóa và trường học. Để hoàn thành các tiêu chí NTM vào cuối năm nay, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Bá Mát cho biết, Mỹ Hưng cần sự quan tâm, hỗ trợ của huyện, thành phố đầu tư kinh phí giúp xã hoàn thiện một số công trình, đặc biệt là nguồn vốn để xây dựng nhà văn hóa thôn Quảng Minh. Đối với tiêu chí trường học, hiện xã đã có 1 trường đạt chuẩn, 1 trường đang hoàn thiện đó là trường THCS. Còn ở xã Kim Thư, đến nay XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI Thanh Oai phát triển nông nghiệp công nghệ cao Trường tiểu học Xuân Dương đạt chuẩn Quốc gia được đầu tư khang trang, đầy đủ đáp ứng nhu cầu của học sinh Ảnh: Trần Tâm Kết quả kiểm tra, rà soát tiêu chí xây dựng NTM của huyện Thanh Oai cho thấy, toàn huyện có 14 xã đạt chuẩn NTM; 6 xã chưa đạt. Trong đó có 5 xã đạt từ tiêu chí, 1 xã đạt 11 tiêu chí; hoạt động giáo dục y tế từng bước được chuẩn hóa và đẩy mạnh xã hội hóa; xây dựng trường chuẩn quốc gia, trạm y tế chuẩn, xã đạt chuẩn NTM đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Với những quyết tâm cao nhất, năm nay, Thanh Oai phấn đấu thêm 3 xã Xuân Dương, Kim Thư, Mỹ Hưng đạt chuẩn NTM. Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai LÊ THỊ HÀ mới chỉ đạt 14/19 tiêu chí, 5 tiêu chí cơ bản đạt. Trên địa bàn xã có 1 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, cấp trường mầm non vẫn thiếu cơ sở vật chất; tỷ lệ người dân tham gia BHYT chỉ đạt 78,52%; tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch chưa nhiều. Giải pháp đồng bộ Kết quả xây dựng NTM của huyện Thanh Oai thời gian qua vừa là tiền đề, vừa là động lực để chính quyền, nhân dân địa phương cùng nhau nỗ lực cố gắng. Mặc dù đang ở mức xấp xỉ theo quy định nhưng tỷ lệ người dân tham gia BHYT vẫn chưa đạt; cấp trường thiếu cơ sở vật chất; nhà văn hóa không đạt chuẩn; môi trường không được bảo đảm... là những khó khăn mà Thanh Oai cần dồn lực để hỗ trợ 3 xã (Xuân Dương, Mỹ Hưng, Kim Thư) cán đích đúng hẹn. Theo Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Lê Thị Hà, huyện đã cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên thôn, xã; đầu tư xây dựng và sửa chữa nhà văn hóa, trường học, trong đó có 65 nhà văn hóa đạt chuẩn, 10 xã đều có 3 cấp trường đạt chuẩn... Đồng thời, huyện còn cấp, phát trên 90 pano phục vụ công cuộc tuyên truyền xây dựng NTM trên địa bàn 3 xã đăng ký năm nay. Ngoài ra, huyện còn phấn đấu xây dựng 4 thôn, tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu: Thôn Minh Kha, xã Bình Minh; thôn Hưng Giáo, xã Tam Hưng; phố Kim Bài, thị trấn Kim Bài... Thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về xây dựng NTM, diện mạo nông thôn huyện ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, huyện đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi hơn 1.000ha sang các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn huyện bước đầu hình thành một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đợt kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại huyện, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố Hoàng Thị Huyền cho rằng, Thanh Oai nên xác định, đâu là điểm nhấn riêng của huyện và tập trung có trọng tâm, trọng điểm như các mô hình phát triển sản xuất, mô hình phát triển sinh thái nông nghiệp, các làng nghề góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập của địa phương. Thời gian tới, huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi mô hình canh tác, mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư bảo đảm đúng quy hoạch; hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả; đẩy mạnh việc sản xuất theo chuỗi liên kết gắn với các vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, huyện sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản và bảo đảm chất lượng, chú trọng công trình của các xã phấn đấu về đích và các trường đạt chuẩn quốc gia năm nay. Để tận dụng lợi thế của địa phương, Thanh Oai tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn, nhất là du lịch làng nghề kết hợp thăm các di tích lịch sử, gắn với bảo đảm cảnh quan môi trường..., Chủ tịch UBND huyện Lê Thị Hà chia sẻ. TRẦN TÂM

5 kinh tế - xã hội PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI PHÙNG QUỐC HIỂN ASOSAI 14 - cơ hội Kiểm toán Nhà nước Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế Đại hội Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) 14 sẽ diễn ra từ ngày tại Thủ đô Hà Nội. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH PHÙNG QUỐC HIỂN cho rằng, đây là cơ hội để Kiểm toán Nhà nước Việt Nam khẳng định vị trí, vai trò của mình với các thành viên ASOSAI, các tổ chức trong khu vực, thế giới; từ đó, nâng cao uy tín, hình ảnh, tầm ảnh hưởng và vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày càng khẳng định vị thế - Xin Phó Chủ tịch QH đánh giá về hoạt động của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) sau hơn 24 năm thành lập? - Có thể nói, 24 năm trưởng thành và phát triển của KTNN đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nước. KTNN đã góp phần quan trọng kiểm soát tài chính công và tài sản công, đưa kỷ luật tài chính đi vào nền nếp, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. Từ một cơ quan trực thuộc Chính phủ, đến nay KTNN đã có địa vị pháp lý quan trọng. Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: KTNN là cơ quan do QH thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Điều đó nói lên vai trò, vị thế của KTNN đã được khẳng định thêm một bước qua thực tiễn hoạt động của mình và ngày càng có một địa vị pháp lý cao hơn. KTNN đã đi sâu giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình hình mới khi thực hiện kiểm toán theo chuyên đề, lĩnh vực quản lý của nhà nước; góp phần tăng thu cho ngân sách và giảm các khoản chi tiêu bất hợp lý; KTNN đã phối hợp chặt chẽ với HĐDT, các Ủy ban của QH đưa hoạt động quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công nền nếp. Kết quả kiểm toán đồng thời là căn cứ giúp QH đưa ra những quyết định đúng đắn về chính sách tài khóa, tiền tệ và các vấn đề quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, KTNN đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là lĩnh vực tài chính và ngân sách. QH ghi nhận sự chủ động của KTNN trong việc đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế sâu rộng, tiếp cận, học hỏi và áp dụng sáng tạo kiến thức, kinh nghiệm quốc tế phù hợp vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ kiểm toán viên nhà nước và hiệu quả hoạt động của KTNN trong một số lĩnh vực kiểm toán mới như: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán nợ công và đặc biệt là kiểm toán môi trường. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đại hội ASOSAI 14 - Vâng, việc KTNN Việt Nam đăng cai Đại hội ASOSAI 14 chứng tỏ sự ghi nhận của bạn bè quốc tế đối với những thành công của KTNN Việt Nam thời gian qua, thưa Phó Chủ tịch QH? - Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới toàn diện, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tích cực đóng góp vào các cơ chế đa phương. Là thành viên có trách nhiệm của các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu, Việt Nam đã đăng cai nhiều sự kiện quốc tế lớn như: Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á năm 2010, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU 132 năm 2015, Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 26 (APPF - 26), Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 Thành công của những sự kiện này không chỉ khẳng định tầm quan trọng của một diễn đàn đa phương, một cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu mà còn thể hiện vai trò, vị thế mới của Việt Nam trong Ảnh: Lâm Hiển cộng đồng quốc tế. Trong quá trình đó, KTNN Việt Nam đã có những đóng góp hết sức tích cực vào hoạt động của KTNN trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là cộng đồng ASOSAI. Tôi cho rằng, việc ASOSAI lựa chọn Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14 lần này chứng tỏ tổ chức này đánh giá rất cao hoạt động của KTNN Việt Nam. Góp phần vào sự phát triển bền vững - Thưa Phó Chủ tịch QH, việc đăng cai tổ chức ASOSAI 14 có ý nghĩa như thế nào đối với KTNN Việt Nam? - Đây là sự kiện chính trị - ngoại giao, hợp tác nghề nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, minh chứng sinh động cho sự trưởng thành và phát triển của cơ quan KTNN Việt Nam trong khu vực và thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là cơ hội cho KTNN Việt Nam tiếp thu, vận dụng kiến thức, chuẩn mực, kinh nghiệm quốc tế tiên tiến, nguồn lực từ tổ chức ASOSAI nói chung, cũng như các thành viên ASOSAI nói riêng, để nâng cao năng lực, tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14, KTNN Việt Nam sẽ trở thành Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ và là thành viên Ban Điều hành ASO- SAI trong suốt giai đoạn Đây là cơ hội để KTNN Việt Nam khẳng định vị trí và vai trò của mình đối với các cơ quan kiểm toán tối cao thành viên và các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới; đồng thời, tạo sự tin cậy đối với năng lực tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Từ đó nâng uy tín, hình ảnh, tầm ảnh hưởng và vị thế của KTNN Việt Nam trên trường quốc tế. Đại hội ASOSAI 14 còn là cơ hội để KTNN tiếp tục đổi mới, hoàn thiện về mọi mặt, tạo động lực cho đội ngũ kiểm toán viên rèn luyện, tăng cường năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong môi trường quốc tế. Sự kiện này cũng được kỳ vọng sẽ đóng góp cho cộng đồng khu vực và thế giới những văn kiện quan trọng, bao gồm các chính sách, giải pháp và công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề theo các chủ đề chuyên môn lĩnh vực kiểm toán công được lựa chọn. Đặc biệt, trong bối cảnh địa vị pháp lý của KTNN đã được Hiến định theo thông lệ quốc tế, Đại hội là điểm nhấn quan trọng, có tác động lan tỏa trong công chúng đối với việc nâng cao vai trò của KTNN - thiết chế giám sát độc lập, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, vững mạnh. Đại hội còn là dịp để giới thiệu về hình ảnh đất nước Việt Nam phát triển, đổi mới, năng động, thân thiện. Các đại biểu đến từ nhiều quốc gia sẽ có cơ hội khám phá, tìm hiểu về đất nước, con người, nền văn hóa, cũng như những thành tựu phát triển của đất nước Việt Nam. - Phó Chủ tịch QH đánh giá như thế nào về chủ đề của ASOSAI 14 Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững? Ảnh: Lâm Hiển Đại hội Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) là nơi họp mặt của tất cả người đứng đầu các SAI (cơ quan kiểm toán tối cao) thành viên ASOSAI và được tổ chức 3 năm một lần. ASOSAI lần thứ 14 năm 2018 do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của khoảng 370 đại biểu của 79 đoàn đại biểu quốc tế, gồm các SAI thành viên ASO- SAI, một số cơ quan của INTOSAI (Tổ chức quốc tế Các cơ quan kiểm toán tối cao) và tổ chức quốc tế... với tư cách là khách mời và quan sát viên. Chủ đề Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững là nội dung nghị sự quan trọng thể hiện sự cam kết, nỗ lực và đóng góp thiết thực của cộng đồng ASOSAI trong công cuộc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc nói chung và giải quyết những thách thức về môi trường toàn cầu nói riêng. Các SAI thành viên sẽ tập trung làm rõ những thách thức về môi trường mà thế giới đang phải đối mặt, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chức năng kiểm toán môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. - Vấn đề môi trường đang là trở ngại rất lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu trên thế giới, kèm theo đó là sự phát triển rất mạnh của các nền kinh tế đã nảy sinh những vấn đề liên quan như ô nhiễm, rác thải, tài nguyên thiên nhiên... Nếu không giải quyết tốt vấn đề môi trường thì sự phát triển của các nước sẽ gặp nhiều khó khăn, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, tôi cho rằng chủ đề Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững là một sự lựa chọn đúng đắn, góp phần cho sự phát triển bền vững, tạo ra tiền đề vững chắc hơn trong tương lai cho các nước trong khu vực và nước ta. - Trân trọng cảm ơn Phó Chủ tịch QH! LÂM HIỂN thực hiện Rà soát nguồn thu để lại cho đầu tư chưa đưa vào cân đối ngân sách Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 6289/BKHĐT-TH về việc rà soát kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn và năm Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, ngành, Trung ương phối hợp với Bộ Tài chính triển khai rà soát và xác định tính hợp pháp của các nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của các đơn vị đã dự kiến kế hoạch đầu Agribank đã xử lý hơn 36% nợ xấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa cho biết, đến , Agribank đã thu hồi và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) là tỷ đồng, chiếm 36,32% tổng số nợ còn phải xử lý, thu hồi. Cụ thể, Agribank thu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) tỷ đồng chiếm 13,8% nợ đã bán ( tỷ đồng); thu nợ đã xử lý rủi ro tỷ đồng, chiếm 14,8% nợ đã xử lý rủi ro ( tỷ đồng). Thu và xử lý nợ xấu nội bảng tỷ đồng, thu và xử lý nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định số 780/QĐ- NHNN, Thông tư 09/2017/TT-NHNN, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP là tỷ đồng. Ngay sau khi có Nghị quyết 42, Agribank là ngân hàng đầu tiên đưa ra chương trình hành động với những giải pháp cụ thể để giải cứu nợ xấu. Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh cho biết, ngân hàng đã ban hành văn bản về miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày (ngày Nghị quyết 42 có hiệu lực). Đồng thời, Agribank cũng áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn; miễn, giảm lãi đối với khách hàng khó khăn, thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh nhất với mức miễn, giảm lãi cao nhất có thể lên tới 100% số lãi tồn đọng. Với chính sách và cơ chế này, số lãi mà Agribank có thể miễn, giảm lên tới vài chục ngàn tỷ đồng. tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn Bên cạnh đó, các bộ, ngành, Trung ương cần báo cáo rõ căn cứ và quy định liên quan đến việc để lại số vốn nêu trên. Đối với các khoản để lại hoặc tự ý giữ lại không đúng quy định pháp luật, đề nghị nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Đối với các khoản để lại đúng quy định, đề nghị rà soát danh mục dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào Bán hàng hóa phải lập hóa đơn điện tử từ ngày 1.11 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành quy định, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định cụ thể việc áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gồm: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: Điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hoá đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hoá đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hoá đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn và năm 2018 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp theo đề xuất của các bộ, ngành Trung ương. Trên cơ sở đó, đề nghị dự kiến kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn và năm 2018 cho số vốn đúng quy định trên Hệ thống thông tin về đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, in báo cáo từ Hệ thống thông tin và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. MINH HƯƠNG Bên cạnh đó, Agribank thực hiện cho vay hỗ trợ khó khăn đối với tất cả khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, đã bán... nay có nguyện vọng, khả năng và điều kiện khôi phục sản xuất, từng bước tạo nguồn trả nợ ngân hàng. Đây có thể coi là chính sách ưu đãi với khách hàng đang có nợ xấu. Ông Trịnh Ngọc Khánh nhấn mạnh: Nghị quyết 42 là điều kiện cần, nhưng để thu hồi nợ có hiệu quả, phải có điều kiện đủ đó là triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả nội dung Nghị quyết này của QH, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đến toàn hệ thống và toàn thể cán bộ, nhân viên Agribank. T.NAM thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Nghị định cũng quy định, hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm sẽ triển khai trên toàn quốc... MH Dịch vụ ngân hàng bắt nhịp cùng cách mạng 4.0 Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tác động đến mọi mặt trên toàn cầu và đang dần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Theo Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới Klaus Schwab, nếu như cuộc Cách mạng Công nghiệp lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất thì ở thời điểm này, cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư phát triển từ cuộc cách mạng lần ba, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Một vài nhân tố điển hình của cuộc Cách mạng 4.0 bao gồm robot, máy in 3D, đột phá về nhận thức trong những quy trình sinh học, vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI). Với lĩnh vực ngân hàng, Cách mạng 4.0 thực sự sẽ đem đến thay đổi rõ rệt khi công nghệ số, công nghệ mới giúp chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa, giúp tăng tương tác khách hàng. Đồng thời, góp phần thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, hỗ trợ các ngân hàng từng bước trở thành ngân hàng số, cung cấp tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Là một trong những ngân hàng tiên phong cung cấp các sản phẩm mới, ưu việt cho khách hàng trên nhiều mảng dịch vụ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang tập trung đẩy nhanh các dự án công nghệ hỗ trợ cho nghiệp vụ của khối bán lẻ, bán buôn và kinh doanh vốn. Đồng thời, từng bước nghiên cứu, áp dụng nền tảng công nghệ số của cuộc Cách mạng 4.0 trong hoạt động ngân hàng như AI, IoT, Dữ liệu lớn (Big Data). Vừa qua, Vietcombank đã chính thức ra mắt dịch vụ VCBPAY, dịch vụ mới thuộc hệ sinh thái Mobile Banking của Vietcombank. Với việc áp dụng AI, VCBPAY được thiết kế tính năng chatbot (trợ lý ảo) hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ cơ bản như nạp tiền điện thoại, chuyển khoản qua số điện thoại và Tại diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0, với chủ đề Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu chỉ đạo, nhấn mạnh Cách mạng 4.0 là một cuộc chơi và mỗi quốc gia là một phần trong đó. giải đáp các câu hỏi thường gặp. Chỉ cần gõ lệnh yêu cầu, trợ lý chatbot được trang bị công nghệ AI sẽ giúp khách hàng hoàn tất các giao dịch một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn thể hiện tính tiện lợi vượt trội khi giúp kết nối, chia sẻ với bạn bè dễ dàng hơn với những dịch vụ đi kèm như gửi quà may mắn, chuyển tiền cho bạn bè qua số điện thoại hay gửi yêu cầu chuyển tiền. Trước đó, vào năm 2016, Vietcombank đã ra mắt không gian giao dịch công nghệ số lần đầu tiên tại Việt Nam - Vietcombank Digital lab. Vietcombank Digital lab nằm trong tổng thể dự án xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại Smart branch theo chiến lược phát triển ngân hàng số của Vietcombank. Dự án này thể hiện sự đầu tư mạnh mẽ của Vietcombank cho công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ số trong cung ứng các dịch vụ ngân hàng với mục tiêu lớn nhất chính là hướng tới sự hài lòng cho khách hàng khi được trải nghiệm đồng nhất các dịch vụ trên tất cả kênh giao dịch của ngân hàng, từ truyền thống đến hiện đại. MINH NHẬT

6 PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ RỪNG BỀN VỮNG CHÍNH SÁCH CHO RỪNG ĐẶC DỤNG Bảo đảm hiệu quả, công bằng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề xuất tiêu chí xác định rừng đặc dụng gồm: Vườn Quốc gia (VQG), khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh Sau hơn một thập kỷ manh nha và thực hành thí điểm, các mô hình đồng quản lý trong rừng đặc dụng đã phần nào khẳng định được tính ưu việt trong việc gìn giữ, bảo vệ những khu vực rừng giàu tài nguyên và đa dạng sinh học, đồng thời góp phần ổn định đời sống, thu nhập cho người dân sống gần rừng. Diện tích đất rừng đặc dụng hiện nay ở nước ta vào khoảng triệu hécta, với 31 vườn quốc gia, 68 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Theo quy hoạch đến năm 2020, Việt Nam có 176 khu rừng đặc dụng, trong đó có 34 VQG, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 61 khu bảo vệ cảnh quan. Để quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, Bộ Tài chính đề xuất mức hỗ trợ trung bình đồng/ha/năm tính trên tổng diện tích khu rừng đặc dụng được giao bộ, địa phương quản lý. Theo đó, đối với quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, nội dung hỗ trợ gồm: Thuê, khoán, hợp đồng bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư vùng đệm; thuê người bảo vệ rừng ở vùng giáp ranh. Ban quản lý rừng đặc dụng xác định diện tích rừng cần bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ quản lý bảo vệ rừng gồm: Trang thiết bị dự báo, cảnh báo cháy, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng và các công trình, trang thiết bị khác phục vụ quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét bảo vệ rừng; hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên; tuyên truyền giáo dục pháp luật đối với cộng đồng; hỗ trợ chi phí quản lý phát triển cộng đồng vùng đệm, gồm: Chi phí đi lại hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, họp với UBND cấp xã, thôn, bản. Việc đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng với mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng cho 1 thôn bản trong một năm. Quy định này tạo tiền đề tốt cho việc thu hút sự tham gia của người dân vào công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng. Tuy nhiên, do nguồn vốn của các địa phương còn hạn chế, quy định này chưa được thực hiện một cách rộng rãi cho các thôn vùng đệm ở các khu bảo tồn. Bên cạnh đó, phương thức phối hợp quản lý rừng đặc dụng cũng được đánh giá cao. Trọng tâm của việc phối hợp quản lý là thành lập và thúc đẩy hoạt động của Hội đồng quản lý (HĐQL) cùng với Ban quản lý (BQL) của khu bảo tồn. Ví dụ như HĐQL của khu bảo tồn có thể thành lập ở cấp huyện như ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh (BTL&SC) Mù Cang Chải ở Yên Bái hoặc dưới hình thức hội đồng liên xã ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Hà Giang. Tuy nhiên, mô hình này thường trùng lặp với cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước đã có tại địa phương và nó dựa vào cơ cấu tổ chức đó trong các hoạt động. Cơ chế này do đó không đề cập được những quan tâm và tiếng nói trực tiếp của người dân ở cấp thôn bản, không huy động được nguồn lực tại chỗ của người dân địa phương. Việc sinh hoạt HĐQL khu bảo tồn định kỳ hay họp phối hợp giữa các bên đòi hỏi phải có nguồn kinh phí và nhân lực nhất định, thường không có trong ngân sách các địa phương. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, các chính sách ngành lâm nghiệp hiện vẫn thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong việc thực hiện đồng quản lý ở các khu bảo tồn Việt Nam. Tuy nhiên, để cơ chế này thực sự hiệu quả trên thực tế, cần có những quy định đồng bộ và phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế của từng cách tiếp cận. Cụ thể: Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở địa phương trong quản lý bảo vệ rừng đặc dụng thông qua các HĐQL và các quy chế phối hợp song phương, đa phương giữa các ban ngành chức năng; Thúc đẩy thành lập và trao quyền đầy đủ cho các tổ chức đại diện thôn bản tham gia quản lý bền vững rừng đặc dụng thông qua các thỏa thuận và sự hỗ trợ tích cực của cán bộ địa bàn; Nâng cao năng lực quản lý bền vững rừng cho cộng đồng thông qua những hoạt động phối hợp quản lý bền vững rừng trên thực tế; phân công và bố trí các cán bộ chuyên trách trong công tác cộng đồng ở mỗi ban quản lý rừng. Bố trí nguồn tài chính thường xuyên cho công tác cộng đồng và cho các thôn xung yếu vùng đệm theo quy định. Phát triển dữ liệu về tài nguyên lâm sản và nghiên cứu hoàn thiện quy trình khai thác sử dụng các loại lâm sản bền vững, làm cơ sở cho việc chia sẻ lợi ích từ tài nguyên rừng; Mở rộng quy định về khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng, cho phép người dân được tiếp cận rộng rãi hơn tới tài nguyên rừng, đồng thời đơn giản hóa và hạ cấp quyết định khi làm các thủ tục quản lý lâm sản trong rừng đặc dụng. Xây dựng các cơ chế sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường một cách phù hợp với từng địa phương, bảo đảm tính hiệu quả và công bằng đối với người dân bảo vệ rừng. MINH NGỌC Áp dụng khoa học công nghệ cao để kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới Việt Nam đã tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 38,7% năm 2008 lên 41,45% vào cuối năm 2017, diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng giảm từ 1.550ha năm 2008 xuống còn 357ha vào năm Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai nghiên cứu và áp dụng những hệ thống, thiết bị ứng dụng công nghệ thông minh trong bảo vệ và phát triển rừng, phát triển hệ thống giám sát cháy rừng trực tuyến - Firewatch Việt Nam. Giảm tác động từ ô nhiễm khói mù Hiệp định ASEAN về kiểm soát khói mù xuyên biên giới được ký năm 2012 với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên nhằm cùng nhau ngăn ngừa, kiểm soát các nguồn cháy, giảm thiểu các tác động tiêu cực về tài sản, tài nguyên và ô nhiễm khói mù của đất nước mình, giảm thiểu các tác động tiêu cực bởi khói mù sang các nước láng giềng. Các nghiên cứu về ô nhiễm không khí xuyên biên giới đã được thực hiện ở Việt Nam mới dừng lại việc ứng dụng phương pháp mô hình nên độ chính xác của các kết quả chưa được cao. Hiện nay, việc ứng dụng ảnh viễn thám trong đánh giá lan truyền ô nhiễm không khí đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và cho những kết quả có độ tin cậy cao. Với điều kiện của Việt Nam, nguồn ảnh viễn thám khá phong phú nhưng chưa được khai thác vào mục đích này. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu kết hợp cả ảnh viễn thám chất lượng cao và kết quả quan trắc được thiết lập đo tự động tại các điểm toàn tuyến biên giới phía Bắc. Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới GS. TS. Phạm Văn Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN - PTNT cho biết: Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói xuyên biên giới (AATHP) như một cột mốc quan trọng của các nước thành viên ASEAN (AMS) để hợp tác trong lĩnh vực chữa cháy và kiểm soát, và giảm các tác động tiêu cực của ô nhiễm khói mù. Mặc dù, có những tác động của biến đổi khí hậu nhưng Việt Nam đã tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 23,7% năm 2004 lên 41,45% vào cuối năm Tuy nhiên, công tác phòng chống cháy rừng còn gặp nhiều khó khăn thách thức do các nguyên nhân biến đổi khí hậu, nhận thức của cộng đồng còn kém Khói mù, ô nhiễm không khí là tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, kinh tế và xã hội ở nhiều nước trong khu vực ASEAN. Do tính không biên giới của các tác động môi trường, việc giải quyết vấn đề này là nhiệm vụ chung của khu vực. Việt Nam đang tích cực và cam kết dành mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện tốt những hoạt động về quản lý rừng bền vững, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, trong đó công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được quan tâm hàng đầu. Đồng thời tăng cường sự hợp tác toàn diện của các nước tiểu vùng sông Mê Kông, sự chung tay của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế để cùng nhau hành động vì một cộng đồng ASEAN luôn có môi trường trong sạch, phát triển bền vững. Ứng dụng KHCN giảm nguy cơ cháy rừng Cháy rừng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Khói, bụi ùn ùn bay vào trong không khí làm cho vùng trời xung quanh đó bị bao trùm trong khối khí bụi. Những người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Những triệu chứng khi hít phải những khí đó là khó thở, ho ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp. Theo số liệu thống kê nước ta có đến ¾ diện tích đồi núi, thế nhưng chỉ sau có vài chục năm thì những số liệu thống kê đó đã bị giảm đi rất nhiều. Một phần là do bàn tay con người phá hủy một mặt khác là do biến đổi khí hậu, nắng nóng thất thường dẫn đến cháy rừng. Việt Nam đã có những hệ thống, thiết bị ứng dụng công nghệ thông minh trong việc bảo vệ rừng và phát triển rừng. Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, hiện đang có công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng chống dịch bệnh cây rừng. Trước đây, phòng cháy, chữa cháy dự báo bằng thủ công nhưng nhờ hệ thống tự động thu thập thông tin ở các khu rừng dễ cháy, tích hợp số liệu về rừng, thời tiết, địa hình để dự báo nguy cơ cháy cho từng trạng thái rừng và tự động gửi thông tin đến các đơn vị, chủ rừng có đăng ký. Cục Kiểm lâm đã có trạm quan trắc thời tiết riêng để phục vụ cho dự báo, cảnh báo. Khi có nguy cơ cháy rừng cao, hệ thống cũng tự động xây dựng các biện pháp phòng cháy ở từng khu rừng và gửi đến các đơn vị quản lý rừng. Khi có cháy, hệ thống cũng tự động xây dựng phương án chữa cháy rừng cho từng khu rừng, từng trạng thái rừng một cách hiệu quả nhất. Phương án cũng sẽ được chuyển ngay đến cho các lực lượng chuyên môn tham gia chữa cháy. GS. Vương Văn Quỳnh - Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết: Hiện nay, chúng ta đang phát triển các thiết bị có thể phát hiện các đám cháy, nhưng hiện mới ở bước nghiên cứu, thử nghiệm. Đây là thời điểm tốt để phát triển các loại công nghệ tự động hóa, phát triển cơ giới hóa trong bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về nguy cơ cháy rừng trước khi họ bước chân vào rừng là rất cần thiết bởi hầu hết các vụ cháy rừng là do sự bất cẩn của người dân khi sử dụng củi lửa trong rừng. Chỉ cần một tàn lửa nhỏ trong cánh rừng khô hạn thì cũng có thể gây ra một vụ cháy lớn. TÙNG LÂM Tăng cường chính sách cho lực lượng nòng cốt quản lý và bảo vệ rừng Trong nhiều năm qua, lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng luôn xác định là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Trong thời kỳ mới hiện nay, tại địa phương lực lượng kiểm lâm phải thực hiện thêm cả công tác về phát triển rừng, hỗ trợ cộng đồng cũng như đóng góp sự tăng trưởng của ngành lâm nghiệp. Còn nhiều bất cập Kiểm lâm đã khẳng định được vị trí, vai trò trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như tổ chức kiểm lâm còn thiếu thống nhất, nhiều nơi trên cùng một địa bàn còn nhiều tổ chức kiểm lâm. Cơ cấu bộ máy tổ chức kiểm lâm từ trung ương đến địa phương chưa thống nhất Mặc dù nhiều chủ rừng đã tổ chức được lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng nhưng tính ổn định chưa cao, không thu hút được lao động do chế độ, chính sách đãi ngộ Nếu trước đây, nhìn ở góc độ pháp lý, dù gọi là lực lượng quản lý bảo vệ rừng nhưng họ khác hoàn toàn so với kiểm lâm, các chủ rừng chỉ đơn thuần là một doanh nghiệp được Nhà nước thuê để bảo vệ rừng, quyền hạn cũng như công cụ hỗ trợ gần như rất ít. Dưới áp lực của nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy ngày càng gia tăng như hiện nay thì lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách tại các đơn vị chủ rừng đang phải chịu rất nhiều áp lực, khó khăn, thậm chí là hi sinh khi thực thi nhiệm vụ. Theo thông tin Bộ NN - PTNT để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, kế thừa những nội dung tích cực, phù hợp thực tiễn, khắc phục những tồn tại, bất cập; sửa đổi, bổ sung những quy định mới phù hợp với Luật Lâm nghiệp, với thực tiễn thì cần thiết xây dựng Nghị định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, thay thế Nghị định 119/2006/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm và Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày về Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng. Mặc dù nhiều chủ rừng đã tổ chức được lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, tuy nhiên tính ổn định của lực lượng này chưa cao, không thu hút được người lao động do chế độ, chính sách đãi ngộ thấp, khi phải làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không quy định chế độ, chính sách đãi ngộ cho lực lượng này để thu hút nguồn lực lao động; do vậy cần cụ thể hóa tại Nghị định của Chính phủ theo Khoản 4, Điều 41 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 giao Chính phủ quy định chi tiết lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Để người giữ rừng bảo vệ rừng thật sự yêu rừng, tâm huyết với nghề thì cần thiết phải có cơ chế, chính sách điều chỉnh hợp lí, đảm bảo hài hòa giữa trách nhiệm và quyền lợi cho các đơn vị chủ rừng. Áp lực ngày càng lớn Để giữ được rừng, lực lượng kiểm lâm phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, với tội phạm phá hoại rừng. Tình hình chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng ngày càng quyết liệt. Việc ngăn chặn vấn nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép gian khổ bao nhiêu, thì việc chống giặc lửa cũng khó khăn bấy nhiêu. Để từng bước và đi đến chặn đứng tai họa này, lực lượng kiểm lâm đã làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngành lâm nghiệp cả nước đã có nhiều đóng góp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, đạt mục tiêu tăng trưởng 6,57%, nâng độ che phủ của rừng đạt 41,45%, giá trị xuất khẩu đạt trên 8 tỷ USD... Đáng chú ý là số vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, diện tích rừng bị thiệt hại đã giảm mạnh. Ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Hiện nay, đúng là lực lượng kiểm lâm đang gặp rất nhiều khó khăn trong ngăn chặn các hoat động phá rừng ngày càng tinh vi, manh động của lâm tặc, tình hình biến đổi khí hậu diễn ra khốc liệt cũng như đòi hỏi của xã hội đối với lực lượng kiểm lâm ngày càng cao. Vì vậy, lực lượng kiểm lâm cần phải thay đổi phương thức, nhận thức về nhiệm vụ của mình. Không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ rừng mà kiểm lâm ở các địa bàn phải triển khai thực hiện gần như toàn bộ các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp; cần phải trau dồi kiến thức về chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người chiến sỹ kiểm lâm; phải chấp hành tốt các cơ chế, chính sách..., góp phần tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn , đảm bảo đạt giá trị xuất khẩu lâm nghiệp 10 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng trên 6%, tỷ lệ che phủ rừng phải đạt 42%. Trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lí bảo vệ rừng. Như lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách được biên chế tại các đơn vị chủ rừng hiện nay lại quá ít, bình quân một người quản lí khoảng 1.000ha rừng, trong khi mức lương chi trả, phụ cấp hàng tháng không đủ tiền mua xăng xe để tuần tra, chứ chưa nói đến việc túc trực hàng ngày. Mặt khác, việc giao khoán rừng cho người dân tại chỗ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi người dân không còn mặn mà khi giá tiền giao khoán quá thấp, hơn nữa họ cũng có tâm lí lo sợ mất rừng. Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng chưa lúc nào bớt nặng nề, trong khi đang có không ít nhân viên làm công tác bảo vệ rừng lại bất an vì thu nhập thấp và tình trạng nợ lương. Đây là một thực trạng cần được các cơ quan hữu quan tập trung sớm tìm giải pháp giải quyết. Có như vậy thì những cánh rừng tự nhiên mới được bảo vệ an toàn trước sự đe dọa xâm hại của các đối tượng sống dựa vào tài nguyên rừng. Quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm Đỗ Quang Tùng chia sẻ: Thách thức lớn nhất của chúng tôi đó là nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, phục hồi rất chậm, trong khi đó nhu cầu về sử dụng lâm sản, đất đai ngày càng nhiều, hoàn toàn đối nghịch với sự phát triển và tăng trưởng của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, áp lực vào rừng và tài nguyên rừng ngày càng lớn. Thời gian tới, chúng tôi cũng nhận thức được rằng, công tác về quản lý, bảo vệ rừng cũng như là công tác phát triển rừng sẽ gặp nhiều khó khăn. ANH HIẾN Hành động khẩn cấp bảo tồn các loài tê tê ở Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều loài động vật, thực vật hoang dã quý, hiếm, đặc hữu. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới, sự đa dạng sinh học của nước ta đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân như khai thác không bền vững, nạn săn bắt, buôn bán động, thực vật hoang dã trái pháp luật. Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hành động bảo tồn các loài thú quý, hiếm hay bị săn bắt cụ thể như triển khai Dự án khẩn cấp bảo tồn voi, Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam Theo báo cáo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tê tê là loài thú bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới do nhu cầu tiêu thụ thịt và sử dụng vảy trong thuốc đông y, đặc biệt tại Trung Quốc và Việt Nam. Do đó, việc xây dựng Kế hoạch bảo tồn khẩn cấp các loài tê tê đặt ra hết sức cấp thiết, nhằm huy động sự đóng góp và phối hợp hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước và người dân tham gia hiệu quả trong bảo tồn chúng khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng săn bắt, buôn bán tê tê bất hợp pháp; cứu hộ và bảo tồn tê tê và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cũng như cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật bảo về động vật hoang dã, hoàn thiện Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn tê tê là những nội dung chính mà Tổng cục Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (Save Vietnam s Wildlife) và Tổ chức Quốc tế đối xử nhân đạo với động vật (Humane Society International) đề ra trong Hội thảo vừa qua. Hội thảo lần này đã đem đến không gian toạ đàm chung để các đơn vị, cơ quan, tổ chức liên quan có cơ hội tìm hiểu, gắn kết, để từ đó có thể hỗ trợ, phối hợp với nhau tốt hơn trong công tác cứu hộ và bảo tồn tê tê trên cả nước. Dự thảo Kế hoạch hành động động khẩn cấp bảo tồn tê tê sẽ được tiếp tục lấy ý kiến của các cơ quan liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. ĐÌNH BẢO Hướng phát triển kinh tế rừng bền vững Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, chiếm khoảng 50% tổng sinh khối của rừng nhiệt đới. LSNG có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng DTTS. Trong số các LSNG, có rất nhiều các sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, giá trị dinh dưỡng dồi dào, giá trị dược liệu lớn. Điển hình như cây hà thủ ô, tục đoan ở vùng núi cao phía Bắc; cây đinh lăng, cây ba kích ở vùng trung du miền núi phía Bắc; cây hương nhu trắng, sâm Ngọc Linh ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; cây trinh nữ Hoàng cung, sa nhân tím ở vùng Tây Nam Bộ. Mặc dù, có nhiều phát triển trong việc giảm tỉ lệ hộ nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhưng Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn bởi đa số đồng bào dân tộc chưa tiếp cận được với các chính sách, nhiều chiến lược không phù hợp với nhu cầu để giúp họ thoát nghèo. Trong khi đó, phát triển LSNG đang được xem là điểm mới, hướng phát triển bền vững lâm nghiệp trong tương lai giúp bà con thoát nghèo. Theo báo cáo về Giảm nghèo và Thịnh vượng chung ở Việt Nam được công bố bởi Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn vừa qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, đồng bào DTTS Việt Nam cũng có nhiều bước tiến lớn, cụ thể như tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 57% năm 2014 xuống 44% trong năm 2016; 90% đồng bào DTTS được tham gia bảo hiểm y tế. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa đồng bào DTTS và đồng bào đa số, trong giai đoạn tới, các nhà nghiên cứu cho rằng, Việt Nam cần có những chính sách, chương trình, định hướng tiếp cận mới. Một trong số đó là hướng tiếp cận sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung vào sản phẩm của đồng bào DTTS đặc biệt là nhóm các sản phẩm LSNG. Lấy ví dụ điển hình cho việc phát triển sinh kế LSNG, sâm Ngọc Linh với chương trình di thực tại nhiều xã ở Quảng Nam, Kon Tum được nhiều người chú ý. Cụ thể, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam cho biết, từ vài vùng phát hiện có sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My thì đến nay, Quảng Nam đã di thực giống sâm này ra tại nhiều xã, huyện ở địa phương và tỉnh Kon Tum. Bước đầu của chương trình hiện đang cho kết quả khả quan khi các cây sâm có thể sinh trưởng và cho ra chất lượng tốt khi được trồng ở những vùng có điều kiện tương đồng. Di thực hay phát triển những dược liệu quý như sâm Ngọc Linh sẽ là câu chuyện rất dài trong tương lai và, các chính sách của Việt Nam cũng cần thay đổi để hỗ trợ cho hướng phát triển mới này. Ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chỉ ra rằng, chính sách của Việt Nam liên quan đến lâm nghiệp và sinh kế của bà con vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đúng nhu cầu của người đồng bào DTTS, chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả chưa cao, không dễ tiếp cận. Việt Nam cũng đang bị thiếu nguồn lực trong liên kết phát triển lâm nghiệp bền vững, chính phủ cần có chính sách hỗ trợ hợp tác công tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có vai trò chủ đạo giúp các hộ gia đình, hợp tác xã. Tư tưởng của chính sách này là 4 tăng 4 giảm. Bốn tăng là tăng số hạng mục trên một chính sách, tăng tính tổng thể, tài sản sinh kế, tài sản rừng và tính hợp pháp. Bốn giảm là giảm đầu chính sách giảm tập trung hoá, đồng nhất hoá, giảm ngân sách nhà nước. Trọng tâm của chính sách trong thời gian tới là cần hạch toán đầy đủ giá trị của rừng trong nền kinh tế, chuyển rừng thành một bộ phận trong tài sản sinh kế của người dân, cân bằng giữa sinh kế của người dân với lâm nghiệp bền vững và hỗ trợ tốt cho tiến trình lâm nghiệp môi trường, lâm nghiệp bảo tồn có khai thác - ông Điển cho biết. NGỌC ĐAN

7 pháp luật - đời sống PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG RƯỢU, BIA Chế tài đồng bộ và đủ mạnh Việt Nam đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về sử dụng rượu, bia. Các ý kiến tại Hội thảo Rượu bia, nghèo khổ và quỹ nâng cao sức khỏe mới đây nhận định, sử dụng bia rượu đã trở thành thói quen, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt dịp lễ, Tết Để loại bỏ thói quen này, cần có chế tài, biện pháp mạnh, đồng bộ.. 60% vụ tai nạn giao thông do rượu, bia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, Việt Nam là nước đang phát triển, chỉ số phát triển con người chỉ đứng thứ 116/182 trên thế giới; tuy nhiên chỉ số sử dụng rượu, bia lại đang đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở nước ta đang ở mức đáng báo động, chi phí cho tiêu thụ bia của Việt Nam khoảng 3,4 tỷ USD/năm, chiếm gần 3% số thu ngân sách cả nước, bình quân khoảng hơn 300 USD/người/năm. WHO cũng chỉ ra rằng lạm dụng rượu, bia gây ra 12% số trường hợp tử vong; là nguy cơ thứ 2 trong 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu Việt Nam. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Y tế, lạm dụng bia, rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông (chiếm 60%), gây bạo lực gia đình, mất an toàn trật tự xã hội (30%). Dẫn chứng về việc này, Trưởng phòng Hậu cần, Công an tỉnh Hà Nam Bùi Đức Hạnh cho biết: Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tình hình tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia có xu hướng gia tăng, nhất là thời điểm nghỉ lễ, Tết. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn xảy ra 99 vụ tai nạn, va chạm giao thông, làm chết 61 người, bị thương 62 người, trong đó 16 vụ tai nạn có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện sử dụng đồ uống có cồn trước khi tham gia giao thông, làm chết 11 người, bị thương 14 người. Điển hình là vụ việc xảy ra ngày tại đường Đinh Tiên Hoàng, xóm 4, Liêm Chung, TP Phủ Lý, tai nạn giao thông Đ oàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC) vừa kiểm tra tình hình triển khai thực hiện 9 khuyến nghị của EC về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), tại Việt Nam. Đoàn đánh giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện; gửi báo cáo thực hiện các khuyến nghị của EC trước thời hạn. Đồng thời, EC ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các cơ quan Trung ương trong việc chống khai thác IUU, đặc biệt QH đã thông qua Luật Thủy sản năm 2017, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU đến năm Theo các chuyên gia, phần lớn sự cố y khoa đều do nhân viên y tế không tuân thủ quy định chuyên môn. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới sự căng thẳng, khiếu kiện giữa người bệnh và y bác sĩ. Do đó, các bệnh viện không né tránh trách nhiệm mà cần cải thiện kỹ năng, thái độ ứng xử, chủ động chia sẻ, cung cấp thông tin, đồng thời xử lý sớm và dứt điểm, tránh khiếu kiện kéo dài khi có sự cố xảy ra. giữa xe mô tô biển kiểm soát 90H do Trần Xuân Ninh (sinh năm 1969) điều khiển đi hướng Nam Định - Phủ Lý, với xe ô tô biển kiểm soát 15C kéo rơ mooc biển kiểm soát 15R do Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1983) ở Tiên Lãng, Hải Phòng điều khiển. Hậu quả, Trần Xuân Ninh tử vong tại chỗ, 2 xe liên quan hư hỏng nặng Tăng thuế, hạn chế quảng cáo Như bao miền quê khác vùng đồng bằng Bắc Bộ, xã Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam là xã thuần nông, trồng lúa, nuôi gia súc, gia cầm là chính. Để phục vụ thức ăn cho đàn gia súc, hầu hết hộ gia đình đều có thêm nghề nấu rượu. Vì vậy tại đây, tình hình sử dụng, mua bán rượu được coi như chuyện thường ngày. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thanh Hải Trịnh Đức Sỹ cho biết: Việc nấu rượu, mua bán rượu tại đây tràn lan, không ai kiểm soát, rượu được bày bán công khai tại các cửa hàng tạp hóa, rao tới tận xóm, ngõ, thậm chí nhiều hộ gia đình nấu rượu thủ công để bán cho cộng đồng. Cả xã có khoảng 100 cửa hàng tạp hóa bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống thì 100% đều có bán rượu, bia. Tại đây, từ người già, đến trẻ em tuổi cũng có thể ra quán mua rượu vào bất cứ thời gian nào. Do việc mua bán rượu bia dễ, không được kiểm soát và không ai quản lý, đã phần nào tạo điều kiện Nỗ lực nhưng chưa quyết liệt Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Đoàn Thanh tra EC cho rằng hiện trạng chống khai thác IUU của Việt Nam tại các địa phương chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là triển khai trên thực tế còn rất yếu; chưa xây dựng được cơ chế chỉ đạo, điều hành kịp thời, thông suốt từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm thực thi hiệu quả chống khai thác IUU và quy định của EC về chống khai thác IUU. Đặc biệt, công tác thực thi pháp luật để bảo đảm kiểm soát tàu cá Việt Nam không vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài chưa hiệu quả; chưa có biện pháp phát hiện, xử lý kịp thời, hiệu quả tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài nên tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài diễn biến phức tạp; mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm khai thác IUU chưa đủ sức răn đe, chưa tương đồng với một số nước trong khu vực, quốc tế. Đáng quan tâm, Việt Nam chưa kiểm soát được sản phẩm khai thác thủy sản khai báo trên giấy tờ so với thực tế. Đến tháng , Đoàn Thanh tra EC sẽ quay lại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU; trên cơ sở kiểm tra đánh giá của Đoàn, EC sẽ xem xét vấn đề khắc phục Thẻ vàng đối với Việt Nam. Như vậy, thời gian còn lại không còn nhiều (3 tháng), nhưng khối lượng công việc mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng như các bộ, ngành liên quan cần phải hoàn thiện không ít. Đó hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó tập trung ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; 9 thông tư để bảo đảm có hiệu lực đồng bộ với Luật Thủy sản từ ; thiết lập cơ chế chỉ đạo điều hành kịp thời, thông suốt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương về phòng chống khai thác IUU và triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát tàu cá xuất bến và tàu cá tại cảng, sản lượng thủy sản cập bến theo quy định; thực hiện nghiêm công tác ghi nhật ký khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật; kiểm soát nguyên liệu thủy sản nhập khẩu; đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm có ý kiến với Bộ Công thương để thúc đẩy, thống nhất với EU về con số và cơ chế cấp hạn ngạch dành cho xuất khẩu cá ngừ vào EU. PHẠM HẢI SỰ CỐ Y KHOA TRONG LĨNH VỰC SẢN - NHI Không né tránh trách nhiệm 27 sự cố y khoa từ đầu năm Theo thống kê của Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, từ năm tháng đã xảy ra 134 sự cố y khoa trong lĩnh vực sản - nhi được phản ánh, trong đó có 45 trường hợp tử vong mẹ, 16 trường hợp tử vong trẻ sơ sinh, 23 sự cố kế hoạch hóa gia đình và các sự cố khác. Riêng trong 7 tháng năm nay đã xảy ra 27 sự cố y khoa, trong đó 7 trường hợp tử vong. Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, sự cố y khoa xảy ra ở hầu hết cơ sở y tế công và tư, chiếm khoảng 3,2 đến 16,6% tổng số ca điều trị. Ngoài nguyên nhân khách quan do thiếu hụt về nhân lực có chất lượng, trang thiết bị thiếu thốn, trình độ quản lý còn hạn chế, đa số các sự cố y khoa là do nhân viên y tế không tuân thủ quy trình chuyên môn như khám thai không đủ 9 bước, xử trí thai nguy cơ không đúng quy định, không tuân thủ chặt chẽ quy trình theo dõi chuyển dạ, không theo dõi sát bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh, phát hiện tai biến khi đã muộn. Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế Nguyễn Đức Vinh cho biết, khi sự thuận lợi cho môi trường rượu, bia phát triển ở Thanh Hải. Theo thống kê của Trạm y tế xã Thanh Hải, từ năm , trên địa bàn xã có 43 bệnh nhân chết do ung thư, và trong 10 ca chết do ung thư gan, dạ dày, thực quản, thì tới 7 ca có tiền sử lạm dụng bia, rượu. Lạm dụng rượu, bia đang làm gia tăng nghèo khó. Bà Phạm Hoàng Anh, Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam, phân tích: Nếu số tiền mua rượu, bia được dùng mua xe máy thì có thêm 12,5% hộ nghèo ở Việt Nam hiện chưa có xe máy được sử dụng phương tiện đi lại phổ biến này. Trong khi những người uống rượu, bia ở các gia đình sống dưới ngưỡng nghèo uống 2 cốc rượu, bia/5 ngày thì trẻ em trong các gia đình này uống chưa đến 1 cốc sữa/năm. Nếu số tiền mua rượu bia ở các gia đình này được dùng mua sữa thì trẻ em sẽ được uống 1 cốc sữa/3 ngày thay vì ít hơn 1 cốc sữa/năm Trước thực trạng này, bà Phạm Hoàng Anh kiến nghị cần ban hành Luật Phòng chống tác hại lạm dụng rượu, bia với các biện pháp kiểm soát mạnh đã được chứng minh hiệu quả như tăng thuế, hạn chế quảng cáo Giám đốc Trung tâm RTCCD, Trưởng khoa Khoa học sức khỏe, Đại học Tây Bắc, TS. Trần Tuấn cũng cho rằng: Đã đến lúc chúng ta phải thực hiện kiểm soát quảng cáo, hạn chế tài trợ với các loại rượu, bia dưới 15 độ. Hiện nay tồn tại khoảng trống luật pháp trong nước về kiểm soát quảng cáo, tài trợ của doanh nghiệp với các loại rượu, bia dưới 15 độ trên phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, dẫn đến các sản phẩm này đã và đang được quảng cáo như hàng hóa thông thường, hướng đến cả thanh thiếu niên. Đây chính là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự lan rộng và gia tăng nhanh tỷ lệ, mức độ sử dụng rượu, bia thời gian qua, nhất là sử dụng rượu, bia ở mức có hại; tạo ra nguy cơ gia tăng hành vi vi phạm pháp luật, nhất là ở thanh thiếu niên. Việc hạn chế quảng cáo đã được chứng minh là hiệu quả giúp giảm tiêu thụ, giảm tác hại của rượu, bia, nên được WHO khuyến cáo nên áp dụng như biện pháp ưu tiên. BẢO HÂN cố y khoa xảy ra, thường kéo theo sau đó là những vụ khiếu kiện của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đối với nhân viên y tế và cơ sở khám chữa bệnh. Đặc điểm chung nhất của các vụ khiếu kiện này là khó khăn trong xác định nguyên nhân của sự cố nên thường dẫn đến việc giải quyết không thỏa đáng. Nhiều vụ khiếu kiện dù đã được hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện, sở y tế, thậm chí cả Bộ Y tế vào cuộc điều tra, kết luận nhưng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vẫn không tin tưởng, tiếp tục khiếu kiện kéo dài khiến cơ sở khám chữa bệnh bị ảnh hưởng, mất uy tín, bác sĩ mệt mỏi, bất an khi hành nghề. Cải thiện thái độ ứng xử Theo các chuyên gia, sự cố y khoa là một phần không thể tránh khỏi của ngành y tế, nhất là trong lĩnh vực sản - nhi; song thái độ ứng xử, giải quyết của cơ sở y tế khi có sự cố, tai biến xảy ra như đùn đẩy, sợ trách nhiệm, né tránh, quy kết đổ lỗi cá nhân, thiếu thông tin chia sẻ là nguyên nhân gây nên khiếu kiện kéo dài. Bởi các vụ tử vong liên quan đến bà mẹ và trẻ em luôn là vấn đề nhạy cảm, dễ gây ra bức xúc trong xã hội. Vụ trưởng Nguyễn Đức Vinh cho biết thêm, đa số người bệnh và gia đình bức xúc chủ yếu do thái độ ứng xử hơn là do chuyên môn kỹ thuật. Do đó, các bệnh viện cần có kỹ năng, thái độ ứng xử với người bệnh, không né tránh trách nhiệm, không đổ lỗi khi có sự cố y khoa xảy ra. Là bệnh viện sản khoa lớn nhất khu vực phía Nam với khoảng ca sinh mỗi năm, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết, Bệnh viện Từ Dũ luôn phải sẵn sàng ứng phó với các sự cố y khoa. Trong đó, băng huyết sau sinh là tai biến phổ biến nhất trong lĩnh vực sản khoa hiện nay. Thống kê sơ bộ tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy, năm 2013 có 130 ca tai biến sản khoa thì năm 2017 có đến 400 ca liên quan đến băng huyết sau sinh. Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cũng thừa nhận, dù thực hiện rất nghiêm túc các hoạt động chuyên môn nhưng bệnh viện vẫn nhận được các khiếu nại, than phiền của người nhà bệnh nhân do bác sĩ giải thích không cặn kẽ trước cuộc mổ hoặc nhân viên y tế chậm trễ khiến gia đình bệnh nhân bức xúc. Để tránh sự cố y khoa, giải quyết triệt để các vấn đề xảy ra đại diện Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh viện cần phải tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn; cải thiện kỹ năng, thái độ ứng xử; chủ động chia sẻ, cung cấp thông tin và đặc biệt khi xảy ra sự cố cần xử lý sớm và dứt điểm, tránh khiếu kiện kéo dài. TRƯƠNG NGỌC TÀI SẢN ẢO, TIỀN ẢO: Kinh nghiệm quốc tế dưới góc độ pháp lý Ngày 16.9, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Tài sản ảo, tiền ảo: Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam. Hội thảo là diễn đàn khoa học để các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, những người hoạt động thực tiễn cùng trao đổi, thảo luận kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền ảo, đặc biệt là dưới góc độ pháp lý. Tại hội thảo, các chuyên gia pháp lý đều nhận định, tài sản ảo, tiền ảo nói chung hay tài sản mã hóa, tiền mã hóa nói riêng, là vấn đề mới và rất phức tạp đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Cũng như phần lớn các nước, khung pháp luật của Việt Nam về quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo còn rất sơ khai. Nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa nền tảng công nghệ chuỗi khối của tiền ảo, tiền mã hóa; bản chất; sàn giao dịch tiền ảo; huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo (ICO); thực trạng đầu tư kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam và công tác phòng ngừa đấu tranh tội phạm cũng như kinh nghiệm quản lý tiền ảo của một số quốc gia trên thế giới (Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ ). Đại đa số các ý kiến thống nhất cao về việc cần phải xây dựng khung pháp lý để quản lý, cho phép đầu tư, kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam nhằm giúp Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu về mặt công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Được biết, kết quả của hội thảo sẽ được Bộ Tư pháp tổng hợp, nghiên cứu, tham khảo để tiếp tục hoàn thiện báo cáo rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và quốc tế; đề xuất các định hướng để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 này. Tin và ảnh: ĐÌNH KHOA Chú trọng đầu tư dịch vụ y tế cho xã, huyện đảo Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án quân dân y kết hợp thuộc chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn (Dự án). Theo đó, từ năm 2016 đến nay, việc thực hiện Dự án đã đạt được những kết quả quan trọng như: Hoàn thiện Ban Quân dân y cấp Bộ, cấp Quân khu và tuyến tỉnh, thành lập Trung tâm y tế quân dân y các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Cô Tô, Bệnh xá Quân y dân y Đảo Thổ Chu; nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở; tổ chức các tổ, đội cơ động sẵn sàng phản ứng nhanh tham gia khắc phục giảm nhẹ tổn thất do thiên tai thảm họa, dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp; hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho trên học viên quân dân y tại chỗ về kiến thức y học gia đình... Đại biểu dự hội nghị đã giới thiệu một số mô hình về sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên giúp đỡ bệnh viện tuyến dưới; mô hình tổ chức trung tâm y tế quân dân y (hai chức năng) tại huyện đảo; mô hình tổ chức, đào tạo các đội cấp cứu thảm họa chuẩn khu vực ASEAN Trong giai đoạn tới, Dự án tiếp tục đầu tư cho y tế cơ sở, chú trọng cung cấp đầy đủ máu, ôxy, điện, xử lý chất thải, cấp cứu ngoại khoa, tai biến lặn cho các xã đảo, huyện đảo; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực quản lý các nhóm bệnh không lây nhiễm cho tuyến y tế cơ sở, trên cơ sở đào tạo liên tục kiến thức về y học gia đình. Dự án cũng tập trung tăng cường đào tạo cập nhật kiến thức về y học thảm họa cho y tế cơ sở, đào tạo kiến thức y tế cho lực lượng dân quân tự vệ xung kích phòng chống thiên tai. Được biết, mục tiêu chung của Dự án giai đoạn là tạo điều kiện cho người dân sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, vùng trọng điểm quốc phòng an ninh được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao và tăng cường khả năng đáp ứng của ngành y tế trong các tình huống khẩn cấp. Tin và ảnh: CAO LINH Kết hợp quân - dân y trong khám, chữa bệnh Đó là một trong những nội dung được thể hiện tại Nghị định số 118/2018/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành về quy định về công tác kết hợp quân - dân y. Theo đó, các cơ sở khám, chữa bệnh quân y ngoài nhiệm vụ bảo đảm quân y theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân và lực lượng vũ trang trên địa bàn. Các cơ sở khám, chữa bệnh dân y ngoài nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, có trách nhiệm tổ chức khám, chữa bệnh cho lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng xác định hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân - dân y. Nghị định cũng quy định về kết hợp quân - dân y trong phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, kết hợp điều tra, giám sát, can thiệp trong phòng, chống dịch bệnh (điều tra dịch tễ, giám sát tình hình dịch; thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, quản lý chất thải sinh học, chất thải y tế và thực hiện các biện pháp khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh và các trung gian truyền bệnh tại địa phương, đơn vị); thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng cho nhân dân và bộ đội; triển khai các biện pháp cách ly y tế khi cần thiết. BẢO HÂN Không tiếp nhận tờ khai nếu không gửi chứng từ qua hệ thống điện tử Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện đúng quy định trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Không tiếp nhận tờ khai hải quan khi doanh nghiệp không gửi chứng từ lên hệ thống dữ liệu điện tử theo quy định. Tổng cục Hải quan cũng có văn bản yêu cầu Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan xây dựng bổ sung chức năng yêu cầu người khai hải quan gửi trước các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC). Trường hợp người khai hải quan không gửi thì hệ thống không tiếp nhận tờ khai. Đồng thời yêu cầu Cục Hải quan chỉ đạo các chi cục thực hiện đúng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2018/TT-BTC, khi kiểm tra hồ sơ hải quan, công chức hải quan kiểm tra đối chiếu thông tin khai trên tờ khai với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai gửi qua hệ thống, không yêu cầu người khai phải nộp chứng từ bản giấy, trường hợp chưa gửi qua hệ thống yêu cầu người khai gửi lại thông qua nghiệp vụ IDA01. TRẦN HẢI

8 Quốc tế Ăn uống lành mạnh Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc ngày 11.9 đưa ra những con số khiến người ta không khỏi giật mình: Năm 2018, số người thiếu ăn trên thế giới tăng năm thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, tình trạng béo phì đang xảy ra với 38 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Trên thực tế, thừa cân hay đói ăn đều gây ra những gánh nặng cho an sinh xã hội. Mâu thuẫn cùng tồn tại Theo thống kê, hiện nay, trên thế giới, cứ 9 người có 1 người bị thiếu ăn. Năm 2017, con số này là 821 triệu người. Ông David Beasley, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực thế giới đưa ra nhận xét khá gay gắt: Trong một thế giới hiện đại như ngày nay, tình trạng cứ 5 giây lại có 1 đứa trẻ chết vì đói là không thể chấp nhận được. Có thể lý giải nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực: Do xung đột chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến sản lượng lương thực Tại một số quốc gia khu vực Nam Mỹ và châu Phi, tình trạng trên diễn ra nghiêm trọng nhất. Ngược lại với thiếu hụt lương thực, vấn nạn thừa cân, béo phì gia tăng mạnh mẽ nhất tại châu Á và Nam Mỹ. Kết quả nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Hoàng gia Anh phối hợp với WHO cho thấy, số trẻ em bị béo phì trên thế giới đã tăng hơn 10 lần trong 40 năm qua. Theo các chuyên gia, thừa cân hay thiếu ăn đều có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Liên Hợp Quốc coi đây là gánh nặng nhân đôi về suy dinh dưỡng. Vấn nạn đó đang khiến nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển như Mỹ phải đương đầu. Điều đáng ngạc nhiên, cả hai tình trạng này đều có thể tồn tại trong cùng một gia đình. Tại California, một bang trù phú của Mỹ, người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bố mẹ béo phì, trong khi con cái lại thiếu dinh dưỡng. Phần lớn các gia đình trên thuộc tầng lớp nghèo hoặc có thu nhập thấp, sống dựa vào tiền trợ cấp xã hội. Do không dư dả, họ thường mua đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong lượng thức ăn này không nhiều, chất béo cao, đặc biệt không phù hợp với trẻ nhỏ. Họ lý giải, với mức thu nhập như của mình, việc lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe là một khó khăn. Bài học hiệu quả Để giúp người dân có cái nhìn sâu rộng về dinh dưỡng cũng như xóa bỏ tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, béo phì chính quyền bang California đã áp dụng một chương trình thú vị văn hóa Tạo làn gió mới Nhắc tới phim tài liệu Việt Nam, không thể không kể đến Chuyện tử tế, Chìm nổi sông Hương, Những cô gái Ngư Thủy, Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, Chị Năm khùng - những bộ phim để lại ấn tượng trong lòng khán giả, đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, suốt thời gian dài, thể loại này bị cuốn theo sự kiện mà ít soi xét từng góc nhỏ của xã hội. Giữa những năm 2000, phim tài liệu độc lập bắt đầu nhen nhóm ở cộng đồng làm phim tự do, tạo làn gió mới với cách làm phim cũng như khai thác những đề tài vốn ít được đề cập ở môi trường chính thống. Tinh thần làm phim độc lập trở thành con đường nhiều người trẻ lựa chọn. Họ có cách tiếp cận sâu với hiện thực, mạnh dạn mở rộng và đeo đuổi đề tài, thể hiện cá tính sắc nét. Các tác phẩm ấy khỏa lấp phần nào khoảng trống trên thị trường phim tài liệu Việt Nam, đưa đến góc nhìn đa chiều về những vấn đề trong xã hội đương đại. Đánh dấu sự phát triển dòng phim non trẻ này phải kể tới Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng. Bộ phim do đạo diễn Nguyễn Thị Thắm thực hiện trong 5 năm ( ), kể về cuộc mưu sinh của những người đồng tính ở gánh hát lô tô. Những thước phim chân thực, giàu nhân văn từng đoạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim Tài liệu Đông Nam Á Chopshots ở Indonesia; lọt vào vòng tranh giải tại Liên hoan quốc tế điện ảnh tài liệu lần thứ 36 tại Pháp Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, phim tài liệu được phát hành thương mại, chinh phục đông đảo người xem. Tiếp đến là Lửa Thiện Nhân do Đặng Hồng Giang biên kịch, đạo diễn kiêm nhà sản xuất, mang tới câu mang tên Đi chợ cùng bác sĩ. Chương trình được phối hợp từ mạng lưới các bệnh viện trong bang, nhằm đáp ứng mong muốn của người dân về ăn uống lành mạnh. Mô hình này mang đến những người bạn đồng hành đặc biệt, giúp mọi người lựa chọn được những thực phẩm tốt và phù hợp cho sức khỏe. Theo đó, các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng sẽ tới các siêu thị để hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua sắm đồ ăn, thức uống. Phản biện ý kiến thu nhập thấp khó lựa chọn được đồ ưng ý, chị Monica Doherty, một y tá tham gia chương trình cho rằng, thu nhập không quyết định điều đó. Làm thế nào để lựa chọn thông minh mới là vấn đề. Với sự giúp đỡ của đội ngũ y, bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, người dân California có thể chọn cho mình những thực phẩm phù hợp về giá cả, bảo đảm cho sức khỏe thay thế các đồ ăn không có lợi. Đội ngũ này cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống hợp lý cho người tiêu dùng. Với đặc tính thiết thực, gần gũi, Đi chợ cùng bác sĩ được người dân California đón nhận nồng nhiệt. Hiệu quả từ chương trình thực sự rõ rệt. Kết quả một cuộc khảo sát kéo dài 12 tháng đối với hai nhóm đối tượng hưởng trợ cấp y tế cho thấy, nhóm đối tượng được tư vấn của bác sĩ từ chương trình này có mức chi phí khám, thời gian chữa bệnh và nằm viện thấp hơn nhiều so với nhóm không nhận được tư vấn. Tiếp nối đà thành công của Đi chợ cùng bác sĩ, đầu tháng 5 vừa qua, chính quyền bang có diện tích lớn nhất nước Mỹ tiếp tục triển khai chương trình Thực phẩm là thuốc, trị giá 6 triệu USD trong vòng 3 năm. Đối tượng nhắm đến là những người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao, giúp họ có một cuộc sống lành mạnh hơn. Rõ ràng, các chương trình mà bang California đang áp dụng là kinh nghiệm đáng học tập cho nhiều quốc gia. Đây là những phương cách phòng bệnh hơn chữa bệnh hữu hiệu, giúp mọi người có được cái nhìn sâu rộng hơn về chế độ ăn uống và sức khỏe. NGỌC MINH Phim tài liệu độc lập - hành trình gian nan Không thể mang về doanh thu lớn như các siêu phẩm điện ảnh giàu tính giải trí nhưng phim tài liệu độc lập ngày càng có tiếng nói đối trọng trên thị trường điện ảnh và khẳng định mình trên sân chơi quốc tế. Tuy thế, phát triển thể loại này ở Việt Nam gặp không ít gian nan. Bài 1: Chạm đến hào quang Một thời gian dài ở nước ta, phim tài liệu đồng nghĩa với phim về quá khứ, về chiến tranh, là thể loại khô khan và chỉ chiếu trên truyền hình hoặc chiếu miễn phí. Sự xuất hiện các nhà làm phim độc lập phần nào thay đổi định kiến này. Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng là phim tài liệu Việt Nam đầu tiên được phát hành thương mại, chinh phục đông đảo người xem chuyện về hành trình chữa bệnh đầy gian nan của Thiện Nhân - cậu bé bị mẹ bỏ rơi, bị súc vật ăn mất một chân và bộ phận sinh dục. Phim đánh thức nhu cầu của công chúng đến với thể loại điện ảnh đời thực, nói lên lòng trắc ẩn của con người. Tác phẩm được chiếu tại Liên hoan phim Độc lập New York năm 2014; nằm trong chùm Parama - Điện ảnh thế giới chọn lọc tại Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 3. Năm 2015, khi phát hành tại rạp Ngọc Khánh (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh), các buổi chiếu chật kín khán giả, thời gian đầu còn có hiện tượng cháy vé. CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC Cuộc chiến chưa có hồi kết Nhằm tiếp tục đẩy cao căng thẳng thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp gói thuế quan mới lên hàng hóa nhập khẩu từ nước này, trị giá khoảng 200 tỷ USD. Động thái trên dự báo cuộc chiến thuế quan chưa thấy hồi kết giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Gia tăng sức ép Báo Washington Post ngày 15.9 dẫn lời hai nhân vật giấu tên, được thông báo về quyết định của Tổng thống Mỹ, cho biết, các mức thuế mới của Mỹ dự kiến sẽ được công bố trong tuần này, áp đặt lên hơn sản phẩm của Trung Quốc, trong đó có tủ lạnh, máy điều hòa không khí, nội thất, tivi và đồ chơi. Đây được đánh giá là một trong những đòn kinh tế nặng nhất từng được một Tổng thống Mỹ áp dụng. Theo nguồn tin trên, Tổng thống Trump đã chỉ thị cho các trợ lý đưa ra những mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc bị áp thuế 10%. Thực tế, mức thuế này đã được điều chỉnh giảm so với kế hoạch ban đầu là 25% lên tất cả hàng hóa trong danh mục chịu thuế nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, động thái này sẽ vẫn tác động rõ rệt lên người tiêu dùng Mỹ. Tập đoàn công nghệ máy tính Apple của Mỹ cho biết, các sản phẩm Apple Watch, AirPods, MacMini và một loạt bộ sạc, thiết bị chuyển đổi (adapter) của hãng này sẽ trở thành nạn nhân trong cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung. Trong thư gửi tới Đại diện thương mại Mỹ, hãng Apple bày tỏ quan ngại, Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi hậu quả của Với phim tài liệu độc lập, nhà làm phim tự chủ về ý tưởng và tài chính. Họ phải đảm nhiệm mọi khâu, từ kinh phí sản xuất đến đầu ra cho bộ phim của mình. các lệnh thuế mới là làm giảm tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của Mỹ, cũng như khiến người tiêu dùng nước này phải chịu thiệt thòi do giá cả hàng hóa cao hơn. Mỹ nhập khẩu khoảng 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc mỗi năm. Theo phân tích của Washington Post, với mức thuế nhập khẩu hiện hành, đề xuất áp thuế mới sẽ tác động lên một nửa số hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm. Phát ngôn viên Nhà Trắng Lindsay Walters cho biết, Tổng thống Mỹ đã nêu rõ ý định tiếp tục hành động nhằm chấm dứt tình trạng bất bình đẳng thương mại của Trung Quốc; đồng thời khuyến khích Bắc Kinh giải quyết các mối quan ngại lâu nay mà Washington đã nêu ra. Trong mùa hè qua, Mỹ đã áp thuế lên hàng hóa nhận khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 50 tỷ USD. Ông Trump còn chỉ thị cho các cố vấn đưa ra danh sách những mặt hàng nhập khẩu với tổng trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc phải chịu mức thuế mới. Thêm vào đó, Tổng thống Mỹ còn tuyên bố, đang sửa soạn gói biện pháp thuế thứ ba áp lên những mặt hàng bổ sung của Trung Quốc, trị giá lên tới 267 tỷ USD. Một nửa giấc mơ Năm 2017, phim tài liệu E910 Giảng đường trên mây của đạo diễn Đào Thanh Hưng và nhà sản xuất Từ Phương Thảo ra mắt công chúng. Phim lấy đề tài anh hùng ca thời đại mới, cảnh quay hấp dẫn về ngôi trường đặc biệt, lớp học là bầu trời, học cụ là máy bay và học viên là những nam thanh niên ưu tú của Trung đoàn không quân E910. Kịch bản và hình ảnh chỉn chu mang lại sức hút cho bộ phim, vừa giới thiệu trailer, phim đã được yêu thích, nhất là trong giới trẻ, và nhận được nhiều phản hồi tích cực sau khi phát sóng trên truyền hình. Trước đó, đạo diễn Đào Thanh Hưng từng gây ấn tượng cho mảng phim tài liệu Việt Nam ở đấu trường quốc tế khi Tiếng hát sau những chấn song của anh vượt qua hàng trăm hồ sơ để lọt vào top 10 dự án hay nhất chung kết hạng mục Dự án châu Á xuất sắc tại Chợ dự án phim tài liệu Docs Port Incheon 2016 Hàn Quốc. Dự án nhận được những lá phiếu gần như tuyệt đối của ban giám khảo và đánh giá cao của nhiều nhà làm phim thế giới. Nếu được bấm máy, phim sẽ nói về chim hoang dã, về những con người yêu chim, am hiểu về chim, muốn sở hữu một phần thiên nhiên. Một dấu ấn khác ở thể loại này là Đi tìm Phong của nhà làm phim tài liệu độc lập Trần Phương Thảo. Khai thác câu chuyện đi tìm bản thể của Phong - một người chuyển giới, phim từng tham dự 35 liên hoan phim quốc tế và giành được Nanook - giải thưởng cao nhất của Liên hoan phim Jean Rouch Pháp (2015). Đầu 2018, phim được phát hành tại 10 thành phố trên nước Pháp, được chiếu tại những rạp dành cho phim thể nghiệm và nghệ thuật. Phải thừa nhận, phim tài liệu kén khán giả, chưa bao giờ hấp dẫn số đông, đặc biệt là số đông khán giả chấp nhận bỏ tiền để xem phim. Thành công của một vài bộ phim tài liệu độc lập kể trên, bởi vậy, đã đem đến nét tươi mới cho thể loại này. Tuy nhiên, sau ánh hào quang cũng đầy băn khoăn. E910 Giảng đường trên mây không chiếu tại rạp. Tiếng hát sau những chấn song mới dừng ở dự án. Đi tìm Phong chưa phát hành tại Việt Nam. Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng và Lửa Thiện Nhân khuynh đảo thị trường điện ảnh tài liệu Việt nhưng thực tế cũng đã trải qua một hành trình chẳng xuôi chèo mát mái THÁI MINH Ông Trump tin rằng, chỉ bằng cách đe dọa gây tổn hại kinh tế thực sự mới buộc Trung Quốc phải có những thay đổi lớn trong chính sách thương mại. Trước đó, nhà lãnh đạo này nhiều lần cáo buộc Trung Quốc về một số hành vi thương mại không công bằng; đồng thời yêu cầu Trung Quốc phải nhập khẩu thêm sản phẩm của Mỹ, mở cửa hơn nữa cho đầu tư từ Mỹ, ngăn chặn tình trạng ăn cắp tài sản trí tuệ... Bắc Kinh tìm cách đối phó lâu dài Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố, sẵn sàng các biện pháp đáp trả cần thiết nếu Mỹ công bố lệnh thuế nhập khẩu mới áp lên hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc với tổng trị giá 200 triệu USD. Hãng tin AP cho hay, các biện pháp của Trung Quốc sẽ nhắm vào hàng hóa nhập khẩu của Mỹ trị giá 60 tỷ USD. Theo các nhà phân tích, trong cuộc chiến dường như chưa có hồi kết này, những tổn thất mà Trung Quốc phải hứng chịu chắc chắn sẽ lớn hơn so với Mỹ. Mặt khác, Trung Quốc cũng đang tìm cách đối phó với hậu quả kinh tế từ căng thẳng thương mại với Mỹ về lâu dài. Bắc Kinh đã phải hạ tỷ giá nhân dân tệ thấp hơn so với USD, nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Bên cạnh đó, theo Thời báo Hoàn cầu, tỉnh Quảng Đông, một trong những địa phương được coi là xưởng sản xuất và trung tâm xuất khẩu của Trung Quốc, đã đưa ra nhiều biện pháp ưu đãi về thuế và đất đai, nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào đây, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động rõ rệt lên các hợp đồng sản xuất của tỉnh. Với sự hỗ trợ của chính quyền trung ương, địa phương này đang tiếp tục mở rộng khu vực tự do thương mại, nhằm tăng cường liên kết các nhà máy trong khu vực với thị trường thế giới. Xu Changchun, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu trao đổi kinh tế quốc tế của Trung Quốc cho rằng, mặc dù 40% hàng hóa trong danh sách bị áp thuế mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới các công ty của nước này đang hoạt động ở Trung Quốc; song, Bắc Kinh cũng hy vọng một giải pháp hòa bình nhằm giải quyết căng thẳng thương mại hiện nay với Washington. Theo Claire Reade, nhà cựu đàm phán thương mại Mỹ, Washington đã tỏ rõ quyết tâm duy trì sức ép thuế quan lên Bắc Kinh cho đến khi Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán với những hành động đáng kể nhằm giải quyết những quan ngại của Mỹ. Trong khi đó, giám đốc điều hành của nhiều công ty Mỹ cho rằng, tranh chấp thương mại chỉ có thể được giải quyết bằng các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo này được kỳ vọng có thể gặp nhau tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra ở New York cuối tháng này và bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Buenos Aires, Argentina vào tháng 11. NGỌC KHÁNH Triển lãm trực tuyến về lịch sử quan hệ Việt - Nhật Nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản ( ), Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Lưu trữ quốc gia Nhật Bản sẽ phối hợp thực hiện triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ với chủ đề Lịch sử quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản qua tài liệu lưu trữ quốc gia tiêu biểu. Theo Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng, đây là triển lãm trực tuyến đầu tiên do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Lưu trữ Quốc gia Nhật Bản hợp tác thực hiện với mong muốn mang đến cho công chúng hai nước những lợi ích thiết thực từ việc nghiên cứu thuận tiện qua những hình ảnh trực quan sinh động các tài liệu lưu trữ quốc gia tiêu biểu. Đó là những dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hợp tác giữa hai nước qua nhiều thế kỷ được lựa chọn từ các Lưu trữ Quốc gia, các Trung tâm Bảo tồn, Viện Nghiên cứu, Cơ quan Thông tấn của Việt Nam và Nhật Bản. Theo đó, bố cục triển lãm gồm bốn phần chính: Thời kỳ sơ khai (khoảng thế kỷ thứ VIII), Sơ kỳ cận đại (Thế kỷ XVI - XIX), Thời kỳ cận đại và hiện đại (Đầu thế kỷ XX), và Việt Nam - Nhât Bản: Đối tác cũ - Cơ hội mới. Lễ công bố triển lãm trực tuyến sẽ được đồng thời tổ chức tại Hà Nội và tại Tokyo dự kiến ngày H. HÀ 14 tác phẩm đoạt giải thưởng Giải Sách hay 2018 Ngày 16.9, tại TP Hồ Chí Minh, Viện IRED, Quỹ Phan Châu Trinh và Sáng kiến OpenEdu phối hợp tổ chức lễ công bố Giải sách hay lần thứ VIII với 14 tác phẩm đoạt giải thưởng ở 7 lĩnh vực. Đáng chú ý, hạng mục sách văn học, Chuyện ngõ nghèo của tác giả Nguyễn Xuân Khánh (sách viết) và Đời nhẹ khôn kham của tác giả Milan Kundera, dịch giả Trịnh Y Thư (sách dịch) được vinh danh. Hạng mục Sách thiếu nhi các tác phẩm được tôn vinh là Viết cho những điều bé nhỏ: Khi quá buồn hãy tưới nước cho một cái cây của tác giả Trương Huỳnh Như Trân và bộ truyện cổ tích Chàng hoàng tử hạnh phúc, Ngôi nhà thạch lựu của tác giả Oscar Wilde, dịch giả Nhã Thuyên. Hạng mục Sách phát hiện mới vinh danh tác phẩm Văn chương Sài Gòn từ (2 tập) do Trần Nhật Vy sưu tầm và Homo Deus: Lược sử tương lai của tác giả Yuval Noah Harari, dịch giả Dương Ngọc Trà. Ngoài ra, còn có các tác phẩm đoạt giải ở hạng mục sách giáo dục, sách nghiên cứu, sách kinh tế, sách quản trị. Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, thành viên Hội đồng trao giải cho biết: Giải sách hay được nhiều học giả, nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm, trở thành một giải thưởng có giá trị nhất định trong đời sống tinh thần, giới thiệu cho độc giả những tác phẩm đáng đọc. Giải sách hay ngày càng bám sát thực tế đời sống trong các lĩnh vực thông qua việc vinh danh những quyển sách tiêu biểu. Mỗi tác phẩm, dịch phẩm đoạt giải là một thông điệp ý nghĩa gửi đến đông đảo công chúng và bạn đọc, góp phần hiện thực hóa ý nghĩa của dự án Sách hay là lựa chọn sách hay, quảng bá sách hay, lan tỏa trị thức từ những cuốn sách hay, đồng thời cổ vũ cho các xu hướng đọc sách, viết sách, dịch sách và làm sách tiến bộ. PV ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN Tổng Biên tập: ĐỖ CHÍ NGHĨA Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN QUỐC THẮNG - LÊ THANH KIM - PHẠM THỊ THANH HUYỀN Biên tập: HỒNG ÁNH Trình bày: THÚY HẰNG Tài khoản : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh quận Đống Đa, Hà Nội Giấy phép xuất bản: 246/GP - BTTTT In tại công ty TNHH 1 TV in Quân đội 1 và Xí nghiệp II công ty TNHH 1 TV in Ba Đình - Bộ Công an Giá : đ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Lắng nghe, giải quyết nguyện vọng chính đáng của người dân Chiều 24/4, tại

Chi tiết hơn

Số 338 (7.321) Thứ Ba, ngày 4/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt

Số 338 (7.321) Thứ Ba, ngày 4/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt Số 338 (7.321) Thứ Ba, ngày 4/12/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc các cam kết theo cơ chế UPR Hôm qua (3/12), tại Hà Nội, Bộ Ngoại

Chi tiết hơn

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Không thể khoan nhượng Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp xứng tầm trong thời kỳ mới Hôm qua (30/10),

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD N gày 24/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Chi tiết hơn

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Áo Chiều 16/10 (giờ địa phương), Thủ tướng

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

MUÏC LUÏC

MUÏC LUÏC Thông tin tư liệu Bình Thuận Tháng 09 năm 2018-1 - MỤC LỤC I. CHÍNH TRỊ - KINH TẾ... 3 BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH BÌNH THUẬN KIỂM TRA KHO H60... 3 BÌNH THUẬN CHỈ ĐỊNH THẦU DỰ ÁN HƠN 222 TỶ ĐỒNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân

Chi tiết hơn

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc N

Chi tiết hơn

Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Phần lớn kiến nghị của cử tri được xem xét giải quyết Hôm qua (9/5), tiếp

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 Bộ, ngành 1. Ngành Y tế đã cắt giảm gần 73% điều kiện đầu tư, kinh doanh 2. Vẫn còn tình trạng bỏ cũ, thêm mới

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC THI VIếT DOANH NGHIệP, DOANH NHÂN THượNG TÔN PHÁP LUậT, PHÁT TRIểN BềN VữNG

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG M Lời mở đầu ột thập kỉ đi qua chưa thể coi là một hành trình dài trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Nhưng với trường THPT Long Trường, 10 năm đầu tiên trong

Chi tiết hơn

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Nghĩ lớn nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất Hôm

Chi tiết hơn

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Ưu tiên nguồn lực cho những nhu cầu cấp thiết của người có công Phát biểu tại Hội nghị biểu dương

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Quốc hội lựa chọn 4 vấn đề để chất vấn N gày 27/5, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM HUYỆN ỦY LÝ NHÂN * Số CV/HU V/v triệu tập dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, n

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM HUYỆN ỦY LÝ NHÂN * Số CV/HU V/v triệu tập dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, n ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM HUYỆN ỦY LÝ NHÂN * Số 507 - CV/HU V/v triệu tập dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, ngày 10 tháng 7 năm 2017 Kính gửi: - Các đồng chí Ủy

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

Số 04 (6.987) Thứ Năm, ngày 4/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ tư

Số 04 (6.987) Thứ Năm, ngày 4/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ tư Số 04 (6.987) Thứ Năm, ngày 4/1/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường quản lý đất đai Để chấn chỉnh và khắc phục tồn tại hạn chế

Chi tiết hơn

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH     Số 08 - Thứ Hai, SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH http://binhduong.edu.vn/phapche http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche Số 08 - Thứ Hai, ngày 31/7/2017 Xây dựng văn bản hướng dẫn luật: Nỗi

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP TRẦN TIẾN DŨNG: Đấu tranh phòng,

Chi tiết hơn

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Đừng để quyết định một đường, thực hiện một nẻo Phát biểu tại Hội nghị tổng

Chi tiết hơn

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Hội Cựu Chiến binh Việt Nam cần tích cực tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực P hát TỔNG

Chi tiết hơn

Số 23 (7.371) Thứ Tư ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt Na

Số 23 (7.371) Thứ Tư ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt Na Số 23 (7.371) Thứ Tư ngày 23/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Australia triển khai Hiệp định CPTPP N gày 22/1, tại Trụ sở T.Ư Đảng,

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường xuyên chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương

Chi tiết hơn

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/2017 http://phapluatplus.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ tại Việt Nam Sáng 5/3, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa lãnh

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018 Bộ, ngành 1. Nhiệm vụ trọng tâm 2. Quy định bất hợp lý 3 năm mới sửa xong: Trên thúc giục, dưới từ từ 3. Phó Thủ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Nha Trang, ngày 30 tháng 6 năm 2016 Số 05 -CTr/TU CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

Chi tiết hơn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT T heo thông báo Kết luận của Thủ tướng

Chi tiết hơn

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT CON NUÔI TRONG NƯỚC: Phải thuận tiện và đơn giản Hôm qua (9/5), Thứ trưởng Nguyễn

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ Thứ http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 Pháp lý phải đi cùng cuộc sống QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM: Đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự

Chi tiết hơn

Số 275 (6.893) Thứ Hai, ngày 2/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thực hiện tốt hơn nữa ch

Số 275 (6.893) Thứ Hai, ngày 2/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thực hiện tốt hơn nữa ch Số 275 (6.893) Thứ Hai, ngày 2/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Thực hiện tốt hơn nữa chính sách của Nhà nước đối với trẻ em Sáng 1/10, tại Bến Tre, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch

Chi tiết hơn

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH   1 HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN 2010-2013 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1 Kim Oanh và hành trình Chắp cánh ước mơ inh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại Thừa Thiên Huế, tuổi

Chi tiết hơn

Số 106 (7.089) Thứ Hai, ngày 16/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Số 106 (7.089) Thứ Hai, ngày 16/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Số 106 (7.089) Thứ Hai, ngày 16/4/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Xem xét khó khăn với phương pháp biện chứng để

Chi tiết hơn

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Tri ân và tưởng nhớ công lao của Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên

Chi tiết hơn

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh không thu nên không có kinh phí cho lực lượng dân quân.

Chi tiết hơn

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT NGA: Tiếp tục thực hiện tốt phương châm Hợp tác, sáng tạo, hiệu quả, thực chất

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e Mục lục PHẦN 1: XÂY NHÀ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU... 4 1. Quy trình làm nhà... 4 2 P a g e Quy trình 6 bước tạo nên một ngôi nhà... 4 Bước

Chi tiết hơn

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013 #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). Tao guang yang hui, in L.K. Yew, One Man s View of the World (Singapore: Straits Times Press),

Chi tiết hơn

Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ T

Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ T Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Chính quyền luôn cần sự giám sát Trong những ngày làm việc đầu năm mới,

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/2017 http://phapluatplus.vn HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CHND TRUNG HOA: DỰ THẢO LUẬT QUY HOẠCH: Tiếp tục đưa quan hệ Việt-Trung phát

Chi tiết hơn

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và Chính phủ Chiều 18/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Chi tiết hơn

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ ANH TUẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng

Chi tiết hơn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Con Đường Dẫn Tới Thành Công 50 Thói Quen Của Các Nhà Giao Dịch Thành Công 1 / 51 ĐẦU TƯ VÀO CHÍNH BẠN TRƯỚC KHI BẠN ĐẦU TƯ VÀO THỊ

Chi tiết hơn

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Thông tin KT-ĐTXD-GPMB Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 http://www.badinh.gov.vn/htx/vietnamese/default.asp?newid=16218 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết Lập

Chi tiết hơn

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao Số 93 / T3-2019 TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao đại diện sở hữu vốn nhà nước, các bộ ngành chạy đua

Chi tiết hơn

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Đảm tuyệt đối an ninh, an toàn trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 Nhằm thực hiện tốt công tác chuẩn bị Tuần lễ Cấp cao APEC

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

LUẬT XÂY DỰNG

LUẬT XÂY DỰNG MỤC LỤC LUẬT XÂY DỰNG 2014 SỐ 50/2014/QH13 NGÀY 18/06/2014...3 Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG...3 Chương II QUY HOẠCH XÂY DỰNG...12 Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG...12 Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG...15 Mục 3.

Chi tiết hơn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945-1946) 1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 Bộ, ngành 1. Hợp nhất mã số hợp tác xã: Giảm thủ tục đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã 2. Áp dụng mô hình quản lý

Chi tiết hơn

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1] PHỦ GIA ĐỊNH CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM VÀ NÉT VĂN HÓA ĐẶC THÙ NAM KỲ Nguyễn Minh Triết Gia-Định, một địa danh kỳ cựu nhứt của vùng đất phương nam đã bị xóa tên trên bản đồ địa lý Việt Nam kể từ khi

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giê-hô-va

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA TRỊNH XUÂN THANH: Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Bộ Ngoại giao Đức Tại cuộc họp báo thường

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Số 73 (7.421) Thứ Năm ngày 14/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 73 (7.421) Thứ Năm ngày 14/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 73 (7.421) Thứ Năm ngày 14/3/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HOA KỲ - TRIỀU TIÊN: Đem lại vị thế mới, nâng tầm cao

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 10 tháng 7 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 10 tháng 7 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 10 tháng 7 năm 2018 Bộ, ngành 1. Sửa quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2. Đứng cuối về Chính phủ điện tử: Bộ trưởng Công Thương

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế Bởi: Wiki Pedia Tượng ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu (tên húy là Lý Công Uẩn ; 974 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều nhà

Chi tiết hơn

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Chủ tịch Triều Tiên mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam Hãng thông tấn

Chi tiết hơn

Số 143 (7.491) Thứ Năm ngày 23/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 143 (7.491) Thứ Năm ngày 23/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 143 (7.491) Thứ Năm ngày 23/5/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác Việt - Nga trên các lĩnh vực Trong khuôn

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 21-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHOÁ XII về công tác dân số trong tình hình mới

Chi tiết hơn

Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng

Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng nay (22/3), diễn ra Lễ truy điệu và an táng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Chi tiết hơn

1

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐỖ HỒNG ĐỨC QUẢN LÝ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 4 (2015-2017)

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9 Thuyết minh về một thắng cảnh quê em Văn Thuyết minh 9 Author : vanmau Thuyết minh về một thắng cảnh quê em Văn Thuyết minh 9 Hướng dẫn Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 1. Yêu cầu Viết bài thuyết

Chi tiết hơn

Số 171 (7.519) Thứ Năm ngày 20/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 171 (7.519) Thứ Năm ngày 20/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 171 (7.519) Thứ Năm ngày 20/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Báo chí cách mạng phải vì lợi ích cộng đồng,

Chi tiết hơn

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắng vì làm 1 đồng nhưng xài tới 3 đồng Cùng phối hợp nâng cao chất lượng, hiệu

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2019 CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Số 265 (6.883) Thứ Sáu, ngày 22/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Số 265 (6.883) Thứ Sáu, ngày 22/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ Số 265 (6.883) Thứ Sáu, ngày 22/9/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ tươi sáng hơn bất cứ giai đoạn nào Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish tin tưởng

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo cáo của Chính phủ trình bày tại Phiên khai mạc Kỳ họp

Chi tiết hơn

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự 60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự nhiên của người dân Việt. Chia cắt lâu dài nhất là

Chi tiết hơn