CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tài liệu tương tự
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

QUỐC HỘI

Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

LUẬT XÂY DỰNG

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

SỔ TAY SINH VIÊN

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ BAN THƯ KÝ TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ 2 KHÓA VIII

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

BỘ CÔNG THƯƠNG

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN

NguyenThiThao3B

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Số 176 (7.524) Thứ Ba ngày 25/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Lời giới thiệu Vùng Đông Nam của tỉnh là không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu vực nằm phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam của sông Thu

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Phô lôc sè 7

MỤC LỤC

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Layout 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Microsoft Word - Ēiễm báo

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Luận văn tốt nghiệp

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm

Bé Y tÕ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 741/QĐ-UBND Quảng Ngãi, ngà

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT N

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 3148/QĐ-UBND Bình Định, ngà

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

DRAFT/FOR DISCUSSION

VID_09 Nghi quyet DHCD-2018 (Draft)

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 N

ĐỀ CƯƠNG BÀI LUẬN VẦ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ QUỲNH THẾ GIỚI NGHỆ

90 CÔNG BÁO/Số ngày THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2147/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ng

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Bản ghi:

CHÍNH PHỦ NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC DỰ ÁN HỖ TRỢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2007-2011" (SPAR HCMC, 2007-2011) Tóm tắt Dự án Những đô thị lớn là những đầu tàu phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, đóng vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng đang đặt ra yêu cầu các thành phố của Việt Nam phải tăng cường năng lực quản lý hành chính để kiểm soát có hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội và môi trường. Mục đích của dự án là nhằm tăng cường năng lực cho chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) trong công tác lập kế hoạch và quản lý để đạt được sự tăng trưởng kinh tế xã hội mang tính công bằng và có sự tham gia của người dân, và sự phát triển bền vững về môi trường. Dự án do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm hỗ trợ xây dựng và thực hiện thí điểm mục tiêu Mô hình chính quyền đô thị mới. Với những nỗ lực của TP HCM trở thành một thành phố hiện đại, đóng vai trò là đối tác chủ chốt trong khu vực, dự án sẽ trợ giúp thành phố huy động và tận dụng có hiệu quả các kinh nghiệm quốc tế. Những bài học rút ra tại TP HCM với vị trí là địa bàn thí điểm có thể được điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của các địa phương khác. Dự án được thực hiện trong thời gian 48 tháng (2008-2011). Tổng ngân sách dự án là 3.652.000 US Đô la bao gồm cả đóng góp của Chính phủ.

TRANG BÌA Quốc gia: Mục tiêu UNDAF : Mục tiêu/ Đầu ra dự kiến: Lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam Một hệ thống quản trị quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, sự tham gia của người dân và sự công bằng, và phù hợp các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và dân chủ. Năng lực các cơ quan hành chính Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác lập kế hoạch và quản lý được tăng cường để đạt được sự tăng trưởng kinh tế xã hội mang tính công bằng và có sự tham gia của người dân, và phát triển bền vững về môi trường Cải cách Hành chính Đối tác thực hiện quốc gia: Minh Đối tác khác: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Khu vực tư nhân, các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ Giai đoạn chương trình: 2007-2011 Tên dự án: Hỗ trợ Cải cách Hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh Mã số dự án: Thời hạn dự án: 4 năm Phương thức quản lý: Quốc gia Điều hành Ngân sách US$ Phí hỗ trợ quản lý chung US$ Tổng ngân sách : 3.652, 000 US$ Nguồn lực phân bổ : UNDP : 3.317.000 US$ Chính phủ : 335.000 US$ Thường xuyên Các nguồn khác: o Nhà tài trợ o Nhà tài trợ Đóng góp bằng hiện vật: US$ Ngân sách chưa được tài trợ : 1,452,000 US$ KÝ KẾT Đại diện TP HCM: Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch thường trực UBNN Ngày: Đại diện (UNDP): Setsuko Yamazaki, Giám đốc Quốc gia UNDP Ngày: 2

PHẦN I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HIỆN TẠI Từ năm 2001, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách hành chính (CCHC) mang tính toàn diện và lâu dài, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Quá trình CCHC của Việt Nam đã được thể hiện trong Chương trình Tổng thể CCHC (2001 2010), được thực hiện theo từng giai đoạn với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Chương trình CCHC, bao gồm 4 lĩnh vực cải cách (thể chế, tổ chức, nguồn nhân lực và tài chính), nhằm xây dựng một hệ thống hành chính công mạnh và có hiệu quả hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc pháp quyền. Các nội dung cải cách của Chương trình là phương tiện quan trọng trong chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là điều kiện thiết yếu nhằm đạt những mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông và kinh tế phát triển nhất cả nước, được Chính phủ đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong cải cách hành chính. Một số mô hình thí điểm CCHC như cơ chế một cửa, Tổ Công tác Liên ngành, Tổ Nghiệp vụ Hành chính Và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đã được áp dụng ở thành phố. Những sáng kiến cải cách này đã đóng góp đáng kể trong hợp lý hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính quyền, đồng thời tăng cường chất lượng các dịch vụ công cho doanh nghiệp và nhân dân trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và hội nhập. Trong giai đoạn 2001-2005, mức tăng trưởng kinh tế của TP HCM đạt 11%/ năm. Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2006-2010 ước tính là trên 12%/ năm. Sự tăng trưởng về kinh tế, một mặt đem lại nhiều lợi ích, nhưng mặt khác cũng kéo theo những thách thức về xã hội và môi trường. Do vậy, đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế trong tương lai ngắn hạn và dài hạn là những mục tiêu mang tính chiến lược của thành phố. Đồng thời, việc xây dựng một môi trường quản lý hiệu quả, ổn định và bền vững để hỗ trợ đắc lực cho việc đạt được các mục tiêu trên là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Những thách thức chủ yếu. Đô thị hoá và quản lý đô thị Các thành phố ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh 1. Hiệu quả kinh tế của khu vực đô thị cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn. Bộ Tài chính ước tính rằng khu vực đô thị hiện nay đóng góp khoảng 70% tổng nguồn thu của cả nước và chiếm khoảng 47% tổng chi tiêu quốc gia. Các số liệu cũng cho thấy thành phố Hồ Chí Minh đóng góp gần 30% cho GDP toàn quốc. Ước tính đến năm 2010, dân số khu vực đô thị sẽ đạt 30 triệu (chiếm 33% tổng dân số cả nước), và đến năm 2020 sẽ là từ 45 đến 50 triệu (tương đương 45-50%). Vì các thành phố là những đầu tầu trong phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội, những yếu kém trong hiệu quả quản lý của các thành phố này có thể gây nên nhiều vấn đề kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế sự phát triển lâu dài. Thách thức đặt ra ở đây là phải quản lý các thành phố một cách hiệu quả và bền vững. 1 Mới đây báoviet Nam News đưa tin những thành phố đô thị của Việt Nam đang phát triển nhanh nhất thế giới và gây ra những vấn đề ngày càng nghiêm trọng 3

Tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh là một kết quả ấn tượng, song đồng thời cũng gây nên những thách thức ngày càng tăng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự phân tầng giữa những nhóm xã hội khác nhau ngày càng tăng, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Bên cạnh những tiến bộ quan trọng về kinh tế, thành phố đang gặp phải nhiều khó khăn mới trong quá trình đô thị hoá, trong đó có thể kể đến là y tế và giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu sự phát triển quá nhanh của kinh tế, môi trường nước và các điều kiện vệ sinh, những vấn đề nóng bỏng về nhà đất và xây dựng, mất trật tự trong không gian và kiến trúc, những vấn đề giao thông đô thị và quy hoạch đô thị kém hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây của UNEP (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc) thực hiện ở 22 thành phố châu Á kết luận rằng những vấn đề đe doạ chủ yếu đến sức khoẻ và cuộc sống tập trung nghiêm trọng nhất ở những thành phố sau: Bắc Kinh, Dhaka, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Jakarta, Kathmandu, Kolkata, New Delhi và Thượng Hải. Để đáp ứng nhu cầu phát triển một đô thị như TP HCM, thành phố đã thống nhất tại đại hội Đảng bộ thành phố VIII về việc nghiên cứu và thử nghiệm một mô hình chính quyền đô thị riêng cho thành phố. Việc thí điểm thành công mô hình này ở TP HCM sẽ là ví dụ tốt, để triển khai ra các địa phương khác trong cả nước. Hiện nay, TP HCM đang xây dựng đề án về mô hình chính quyền đô thị này nhằm trình lên Chính phủ, Quốc hội và Bộ Chính trị để xem xét và thông qua. Nếu được phê chuẩn, đề án này sẽ được Dự án CCHC mới hỗ trợ trong để thực hiện thí điểm các thành tố trong đó có sự hỗ trợ về vận dụng kiến thức và kinh nghiệm quốc tế. Trên cơ sở thực trạng cũng như vai trò của thành phố Hồ Chí Minh trong sự phát triển chung của Việt Nam, đồng thời xét đến những tiềm năng cũng như những thách thức hiện tại của thành phố, việc xây dựng một hệ thống quản lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, sự tham gia của người dân và sự công bằng, và phù hợp các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và dân chủ để đạt được sự tăng trưởng kinh tế xã hội mang tính công bằng và có sự tham gia của người dân, và phát triển bền vững về môi trường, là một yêu cầu quan trọng. Chính sách xã hội hóa Trong những năm qua, TP HCM đã có những nỗ lực và sáng kiến trong thực hiện chính sách Xã hội hoá của Chính phủ nhằm mục đích huy động nguồn lực của các khu vực ngoài quốc doanh cho các công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Một số sở ngành đã triển khai xã hội hóa trên một số lĩnh vực như thu gom rác thải, huy động vốn cho xây dựng và bảo dưỡng các công trình hạ tầng. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề này chƣa đƣợc triển khai rộng khắp các ngành, các cấp. Hơn nữa, hiện nay thành phố đang thiếu một chính sách mang tính chiến lược cũng như các quy chế rõ ràng để phối hợp thực hiện trên lĩnh vực này. Bối cảnh nêu trên cho thấy việc phát triển một "cơ cấu hạ tầng mềm" về quản lý, nhằm tạo được một môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ khu vực tư nhân để cung cấp tài chính cho xây dựng các "cơ sở hạ tầng cứng" như đường xá, giao thông công cộng, năng lượng, và viễn thông cũng như các dịch vụ khác cho sự nghiệp phát triển xã hội là nhiệm vụ quan trọng. 4

Hệ thống Thông tin Quản lý và Quảng bá thành phố Việc tăng cường chất lượng các quyết định quản lý, tăng cường phối hợp và sự tham gia của các cơ quan, đơn vị có liên quan phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ một cách dễ dàng và có hệ thống. Một vài sáng kiến đã được triển khai tại các Sở ngành của TP HCM, nhưng không đồng bộ với nhau. Ngoài ra, nhiều thông tin trong hệ thống còn thiếu hoặc không được cập nhật thường xuyên. Quá trình phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng yêu cầu cần phải cập nhật thông tin thường xuyên và đảm bảo thông suốt thông tin. Dự án cần hỗ trợ TP HCM nâng cao năng lực hệ thống thông tin toàn thành phố, trong đó có bổ sung và cập nhật những thông tin còn thiếu. Hệ thống này sẽ cung cấp thông tin cập nhật để phục vụ cho công tác lập kế hoạch và ra quyết định và cả những đối tác khác có liên quan, thông qua việc chia sẻ thông tin một cách hệ thống. Để thực hiện được yêu cầu này, cần hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống thông tin nối mạng hiện hành, để các cơ quan cùng sử dụng và cùng có trách nhiệm cập nhật thông tin. Ngoài ra, các thành phố hiện đại không những phải phục vụ công dân theo định hướng khách hàng theo đó công dân có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, sử dụng các dịch vụ và khiếu nại nếu cần. Một thành phố hiện đại cũng cần liên tục quảng bá hình ảnh của mình để thu hút các nhà đầu tư và cải thiện hình ảnh của mình. Tăng cƣờng hiệu quả và chất lƣợng thực thi công vụ của bộ máy hành chính Sau giai đoạn đầu tiên của cải cách với tư duy đổi mới, nền công vụ của thành phố Hồ Chí Minh có những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên, nền hành chính vẫn gặp không ít thách thức. Cơ cấu hành chính hiện hành chưa phát triển đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế. Trong một số trường hợp, vẫn còn có sự trùng lắp và chồng chéo về chức năng trong các chính sách quản lý và trong sự phối hợp giữa các sở ngành. Các cơ chế và thủ tục hành chính chưa đầy đủ do còn thiếu sự phân biệt rõ ràng giữa quản lý đô thị và quản lý nông thôn. Do vậy, chương trình cải cách hành chính cần thiết và tất yếu phải thực hiện việc cải cách và hợp lý hoá các cơ cấu quản lý hiện hành, thiết lập phương thức giúp lãnh đạo thành phố quản lý được việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Trong những năm gần đây, vơi sự hỗ trợ của UNDP, thành phố Hồ Chí Minh đã đi đầu trong việc triển khai Hệ thống quản lý theo kết quả PMS ở Việt Nam. Tuy nhiên, TP HCM cũng đang gặp phải nhiều trở ngại trong việc tiếp tục phát triển hệ thống này. Đó là: nhu cầu áp dụng và sử dụng thành thạo hệ thống PMS còn hạn chế, sự hợp tác và phối hợp còn yếu kém; những thay đổi nhân sự ở những vị trí đầu tầu trong cải cách, thiếu các khuôn khổ chính sách triển khai thưc hiện PMS ở cấp trung ương; và nếp văn hoá hiện nay chưa thực sự tạo thuận lợi cho việc thực hiện PMS. Đặc biệt, những thách thức trong việc thiết kế và xây dựng PMS ở TP HCM là rất lớn và không thể xem nhẹ. Xây dựng hệ thống PMS là một công việc nghiêm túc, đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm cao chứ không thể đạt kết quả một sớm một chiều. Tuy nhiên, mô hình thí điểm PMS tại thành phố Hồ Chí Minh cần phải có tổng kết đánh giá đúnh đắn của mô hình mới để triển khai thực hiện. 5

Những hỗ trợ trong giai đoạn trƣớc UNDP đã hỗ trợ quá trình cải cách hành chính ở TP HCM từ năm 1998 với hai giai đoạn dự án liên tiếp. Dự án thứ hai (năm 2003-2005) đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu đầu ra trong tháng 12 năm 2006 và được gia hạn đến tháng 6 năm 2007. Hai dự án trên đã hỗ trợ TP HCM trong quá trình xây dựng và thực hiện Nghị định Phân cấp. Thí điểm trên 4 lĩnh vực (đầu tư phát triển kinh tế-xã hôi và quy hoạch phát triển, quản lý đất đai và cơ sở hạ tầng, quản lý ngân sách và quản lý tổ chức và nhân sự), sáng kiến này đã tạo động lực trong việc thay đổi trong quan hệ về quản lý giữa chính quyền các cấp, đồng thời cung cấp nhiều bài học quý giá cho Chính phủ trong xây dựng các chính sách và chiến lược về phân cấp. Nổi bật trong các hoạt động hỗ trợ hoạch định chính sách là việc xây dựng tài liệu Chiến lược CCHC và Tăng trưởng Bền vững. Tài liệu này, lần đầu tiên, đã cụ thể hoá các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong chiến lược phát triển của thành phố HCM, đồng thời đề xuất được một chiến lược CCHC cho giai đoạn 2005 2010) gắn với việc xoá đói giảm nghèo và gắn với tính hiệu quả hơn. Những thành tựu nổi bật trong giai đoạn 2 là sự ra đời của một loạt những giải pháp cải cách mới như: Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng (ISO), hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả mô hình "một cửa", hệ thống quản lý theo kết quả (PMS). Những thử nghiệm này đã góp phần nâng cao trách nhiệm, tính minh bạch, chất lượng hiệu quả thực thi công vụ và chất lượng dịch vụ hành chính. Mặt khác, những thử nghiệm này đã được nhân rộng ở những địa phương khác, đóng vai trò là cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách về cải cách hành chính ở trung ương. Dự án này đã xây dựng một tấm gương điển hình về sự cam kết và lãnh đạo, cũng như sự kết nối các nỗ lực cải cách hành chính ở cấp quốc gia. PHẦN 2: ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC 1. Một số vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động của dự án giai đoạn mới Dự thảo dự án Hỗ trợ CCHC thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2011 phản ánh định hướng chiến lược đã được nêu trong Kế hoạch Hành động Chương trình Quốc gia đã được UNDP và Chính phủ Việt Nam (CPAP) nhất trí thông qua và lồng ghép vào Kế hoạch Chiến lược của LHQ, cũng như những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục thực hiện CCHC. Mục tiêu tổng thể của dự án này là: nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và các đối tác của thành phố trong việc lập kế hoạch và quản lý phát triển đô thị, nhằm đạt được mục tiêu công bằng và phát triển kinh tế xã hội gắn với phát triển bền vững về môi trường. Kế hoạch Hành động Chương trình Quốc gia tập trung vào: (a) Tăng cường chỉ đạo CCHC và thể chế hoá những công cụ học hỏi, (b) Xây dựng cơ chế thay thế cung ứng dịch vụ công bao gồm cả việc thử nghiệm các công cụ mới của Chính phủ điện tử và khai thác những cơ hội trong lĩnh vực xã hội hóa; (c) Xây dựng hệ thống đánh giá chiến lược và tiêu chuẩn chất lượng, gồm ISO và thí điểm thu thập ý kiến phản hồi từ công chúng. 6

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những ưu tiên về CCHC quốc gia và những nhiệm vụ chính cho giai đoạn hai của Chương trình tổng thể CCHC (có liên quan tới dự án này), cụ thể như sau 2 Đổi mới phương thức hoạt động và tăng cường thông thoáng và minh bạch tại các cơ quan hành chính nhà nước; Giải quyết hợp lý mối quan hệ quản lý giữa các cơ quan hành chính và công dân trên tinh thần phục vụ; Tiếp tục đổi mới quy chế về công chức và công vụ; Tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học và nghiên cứu, thể thao, giải trí, theo như Nghị quyết 08 của Chính phủ; Khuyến khích sự tham gia của người dân và xã hội trong các hoạt động quản lý nhà nước và CCHC; Tăng cường công tác truyền thông về CCHC cho cán bộ công chức, cán bộ đảng viên và nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên về CCHC. Chính quyền TP HCM đã phê duyệt chương trình hành động CCHC giai đoạn 2006-2010 phù hợp với các ưu tiên nêu trên, đồng thời phản ánh được những nhu cầu cải cách cụ thể của một thành phố lớn với 8 triệu dân, đóng góp 30% vào GDP của Việt Nam. Trong cuộc họp kết thúc dự án vào tháng 1/2007, UNDP và chính quyền TP HCM, đã nhất trí tiếp tục hợp tác trong giai đoạn mới, tập trung vào nâng cao năng quản lý đô thị và tạo môi trường thuận lợi hơn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ công. Để đạt được mục tiêu trên, dự án sẽ hỗ trợ một số lĩnh vực có liên hệ tương hỗ, cụ thể là: (i) Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của nhân dân; (ii) Thí điểm các hệ thống quản lý công vụ hiện đại (thi tuyển cạnh tranh, đánh giá và trả lương theo kết qủa công việc) nhằm nâng cao năng lực và đạo đức của cán bộ công chức; (iii) Mở rộng phát triển các mô hình xã hội hóa; (iv) Mở rộng các giải pháp công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) trong các lĩnh vực dịch vụ; và (v) Tăng cường năng lực và các hệ thống lập kế hoạch và quản lý CCHC; (vi) Tiếp tục thí điểm và mở rộng hệ thống Quản lý theo kết quả trong công tác lập kế hoạch và quản lý phát triển KTXH và phát triển đô thị. Để đảm bảo dự án có tác động lớn hơn đối với thành phố, dự án cần phản ảnh được các bài học của các giai đoạn trước cũng như bối cảnh phát triển mới. Đó là: a) Sự quyết tâm mạnh mẽ của chính quyền thành phố đối với quá trình CCHC nói chung và dự án nói riêng; b) Đảm bảo sự liên hệ mang tính nội dung và mang tính dài hạn về định hướng và mục tiêu. Trong đó bao gồm các mục tiêu và định hướng thể hiện trong Kế hoạch Hành động Thực hiện Chương trình Quốc gia (CPAP), các kế hoạch hành động của giai đoạn 2 Chương trình Tổng thể CCHC, Chương trình hỗ trợ mới của các nhà tài trợ cho CCHC và các chương trình khác có liên quan (chương trình cải cách pháp luật và tư pháp, cải cách Quốc hội và HĐND, phòng chống tham nhũng và bình đẳng giới ); c) Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu CCHC của thành phố, đồng thời thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình thí điểm và cung cấp các bài học cho chính sách CCHC ở trung ương; 9.Trong bài phát biểu của Tiến sỹ Thang Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng thư ký Ban chỉ đạo CCHC quốc gia tại hội thảo quốc tế ngày 24-25/11/2006 tại Hà Nội 7

d) Tuân thủ Tuyên bố Hà nội về Hiệu quả Viện trợ và Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý ODA, đặc biệt liên quan đến các nguyên tắc: hướng vào kết quả, tính tự chủ và tính trách nhiệm quốc gia trong quá trình xây dựng và quản lý thực hiện dự án; và e) Đảm bảo các giá trị gia tăng của dự án thông qua việc tận dụng kinh nghiệm và tư vấn của chuyên gia, trong lựa chọn các giải pháp cải cách và nâng cao chất lượng các nỗ lực cải cách. Báo cáo Đánh giá kết thúc dự án giai đoạn hai 3 đưa ra một số khuyến nghị cho Chiến lược và Hành động tiếp theo, như sau: Tiếp tục coi TP HCM là một địa bàn thí điểm để giới thiệu và triển khai các sáng kiến cải cách mang tính đột phá; Tập trung hơn nữa vào việc sử dụng kinh nghiệm chuyên môn của dự án CCHC TP HCM để nhân rộng các mô hình thí điểm thành công tại các địa phương khác; Tiếp tục tập trung vào quản lý nguồn nhân lực dựa trên kỹ năng và thi tuyển cạnh tranh công khai (đặc biệt là đối tượng cán bộ quản lý), và những chính sách và hệ thống hỗ trợ cần thiết khác; Lấy TP HCM là địa bàn thí điểm về quy hoạch/ kế hoạch phát triển đô thị hợp nhất và cải cách quản lý đô thị - đây là hai vấn đề quan trọng của Việt Nam trong những năm tới; Lấy TP HCM là mô hình cho việc xây dựng và triển khai chính sách xã hội hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Tập trung vào xây dựng năng lực về quản lý dự án và lập kế hoạch chiến lược vĩ mô cho cán bộ quản lý cấp cao của UBND TP HCM và các đơn vị sở ngành liên quan. Phƣơng pháp tiếp cận dự án Trên cơ sở những bài học rút kinh nghiệm, các định hướng chiến lược nêu trên và Chương trình Hành động CCHC TP HCM đến năm 2010, hướng tiếp cận mới liên quan đến quá trình CCHC tại TP HCM đã được xác định. Giai đoạn CCHC mới này sẽ có hướng mở hơn và kết hợp với những động lực cải cách bên ngoài, để đảm bảo thực hiện được mục tiêu dài hạn là: hiện đại hoá TP HCM và để thành phố tiếp cận được những kinh nghiệm quản lý quốc tế tốt nhất. Mục tiêu kết quả dài hạn cho kế hoạch CCHC tại TP HCM, đồng thời cũng là định hướng cho dự án này là: Năng lực của bộ máy hành chính TP HCM và các đối tác trong công tác lập kế hoạch và quản lý phát triển đô thị được tăng cường để đạt được sự tăng trưởng kinh tế xã hội mang tính công bằng và có sự tham gia của người dân, và phát triển bền vững về môi trường. Ý nghĩa của của mục tiêu kết quả nêu trên là: Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của thành phố, để TP HCM sẽ trở thành một chính quyền địa phương minh bạch, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ tốt hơn. 3 Bản báo cáo đánh giá kết thúc dự án VIE/02/010, do CeDRE. Malaysia soạn 8

TP HCM sẽ đưa vào áp dụng những cơ chế lập kế hoạch phát triển đô thị có sự phối hợp và theo hướng kết quả, thông qua những cải tiến trong công tác phối hợp, lập kế hoạch và ra quyết định trên cơ sở cơ cấu tổ chức mới có hiệu quả và các hệ thống thông tin quản lý hiện đại; TP HCM sẽ đáp ứng tốt hơn và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và tổ chức. Giai đoạn mới của Dự án này là một sự thay đổi lớn so với Dự án giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Dự án mới này tập trung nhiều vào Quản lý Đô thị hơn là các vấn đề CCHC thuần tuý. Do đó, việc phát triển nền công vụ và chất lượng thực thi công vụ được xem là một phần cách tiếp cận quản trị địa phương rộng lớn hơn nhiều, trong đó bao gồm các yếu tố về quản lý đô thị, thông tin trong quản lý. Điều này cũng có nghĩa là một số kết quả của giai đoạn 1 và 2 sẽ tiếp tục được mở rộng và thể chế hoá. Do vậy, Dự án giai đoạn 3 sẽ bao gồm những công cụ và cơ chế để sử dụng tốt hơn các mô hình thí điểm đã sử dụng trong các giai đoạn dự án trước, và tính đến các nội dung như trao đổi kinh nghiệm giữa các thành phố, xây dựng tài liệu hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm. Dự án nên tiếp tục phát huy tính đột phá và vai trò là địa bàn thí điểm cho TP HCM và công tác CCHC của Chính phủ. Do đó, một mặt, dự án nên tiếp tục ưu tiên những hỗ trợ đáp ứng được nhu cầu thay đổi của TP HCM. Mặt khác, dự án cũng sẽ phải đảm bảo những kết quả đạt được phải gắn chặt với các kết quả đã được nêu trong Kế hoạch Chiến lược của LHQ. án. Vấn đề bình đẳng giới cũng sẽ được đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện dự Dự án mới sẽ có một giai đoạn khởi động kéo dài sáu (06) tháng. Trong giai đoạn này, dự án sẽ tiếp tục thống nhất các chi tiết cụ thể hơn trên cơ sở tình hình thực tế và thực hiện xây dựng được một hệ thống giám sát và đánh giá. Các phƣơng pháp tiếp cận chiến lƣợc Dự án Hỗ trợ CCHC TP HCM, 2007 2011 thể hiện một cách tiếp cận mới là sự kết hợp giữa các định hướng chiến lược của CPAP và ưu tiên CCHC của thành phố, những bài học kinh nghiệm trong giai đoạn 2 và những khuyến nghị đưa ra ở cuối giai đoạn hai. Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất (kết quả đầu tiên) của dự án là hỗ trợ chính quyền TP HCM tiếp tục xây dựng Mô hình chính quyền đô thị mới, trong đó bao gồm việc rà soát các quy chế và quy định hiện hành, các quy hoạch/ kế hoạch, lập quy hoạch/ kế hoạch. Ba kết quả còn lại của dự án được thiết kế để hỗ trợ và bổ sung cho việc đạt được kết quả đầu tiên, đó là: chính sách xã hội hóa là một phương thức để bổ sung ngân sách cho hạ tầng và cung cấp dịch vụ công; Hệ thống Thông tin Quản lý, (MIS) để đảm bảo phối hợp giữa các ngành khác nhau và tăng cường hiệu quả và chất lƣợng thực thi công vụ của bộ máy hành chính và gắn kết chiến lược công việc của Uỷ ban Nhân dân (UBND) TP HCM với các yêu cầu của Hội đồng nhân dân. Theo đó, Dự án Hỗ trợ CCHC TP HCM sẽ hỗ trợ UBND thành phố trong bốn lĩnh vực chủ yếu và phải đạt được những kết quả sau: 9

Mô hình Quản lý Đô thị mới đƣợc hỗ trợ và xây dựng Để đáp ứng nhu cầu phát triển của một thành phố đô thị như TP HCM, Bộ Chính trị và Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của TP HCM (tại Đại Hội Đảng khoá VIII của thành phố) để nghiên cứu và phát triển TP HCM như một mô hình thí điểm về quản lý chính quyền đô thị. TP HCM hiện đang xây dựng đề án này trình lên Chính phủ, Quốc hội và Bộ Chính trị xin ý kiến và phê chuẩn. Việc triển khai hoặc thí điểm mô hình này bao gồm thay đổi cơ cấu tổ chức, xây dựng quy chế và quy định mới, và các kế hoạch liên quan, và một hệ thống tài chính và khung pháp lý mới. Mô hình này cũng hướng tới việc tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan (theo chiều dọc và ngang), thúc đẩy sự tham gia của các đối tượng liên quan chính và nâng cao hiệu quả. Việc xây dựng được một Mô hình Quản lý Đô thị sẽ là kết quả chính của dự án này và các kết quả khác được xem xét kỹ dưới đây sẽ góp phần hỗ trợ cho kết quả chính này. Để đảm bảo năng lực của TP HCM có thể thích ứng và triển khai thực hiện được mô hình tổ chức mới của UBND, dự án đề xuất triển khai một chương trình Nâng cao năng lực trên quy mô toàn thành phố. Chương trình sẽ được triển khai với sự hỗ trợ của dự án trên cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo trên phạm vi thành phố. Dự án cũng sẽ triển khai một số khoá đào tạo/ tập huấn trong chiến lược toàn thành phố, chủ yếu trong lĩnh vực quản lý và lập kế hoạch có sự phối hợp. Các khoá đào tạo/ tập huấn sẽ mang tính thực tế, thông qua công việc và được sự hỗ trợ của chuyên gia quốc tế trong từng lĩnh vực cụ thể. Cuối cùng, một dự án thí điểm về lập quy hoạch/ kế hoạch phát triển đô thị có sự phối hợp ở cấp địa phương (quận hay xã/phường/thị trấn) sẽ được thiết kế và triển khai. 1. Khuôn khổ về xã hội hóa đƣợc xây dựng và triển khai thí điểm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, xây dựng cơ sở hạ tầng Hiện tại một số cơ quan đơn vị của UBND TP HCM đang triển khai một số loại hình xã hội hóa, tuy nhiên việc này còn chƣa đƣợc triển khai rộng khắp ở các ngành, các lĩnh vực. Do vậy, việc xây dựng được một Chương trình khung với các quy chế và quy định rõ ràng trên cơ sở các kinh nghiệm từ những nước khác, sẽ đóng vai trò hữu ích trong việc định hướng cho các cán bộ làm công tác xã hội hóa. Dự án sẽ hỗ trợ thành phố đánh giá, phân tích tổng quan về những sáng kiến/ công việc về xã hội hóa đang tiến hành, và từ đó, xây dựng một Khuôn khổ và một lộ trình hướng dẫn triển khai cho TP HCM. Chương trình khung này sẽ được bổ sung bằng những chương trình đào tạo/ tập huấn dành riêng cho cán bộ công chức liên quan và cả những cá nhân của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, là những đối tượng vốn chưa có kinh nghiệm tiến hành các hoạt động quan hệ đối tác Do đó, một số Sở ngành của TP HCM đã đề nghị xây dựng một Chương trình khung hỗ trợ triển khai các sáng kiến xã hội hóa trong các lĩnh vực: Cung cấp dịch vụ công Cung cấp cơ sở hạ tầng Cung cấp các dịch vụ về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao 10

2. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý-mis/gis để thông tin có hiệu quả hơn cho các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp Thông tin đầy đủ và dễ tiếp cận đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập quy hoạch/kế hoạch phát triển đô thị và ra quyết định ở các thành phố đô thị hiện đại. Điều thường thấy ở các thành phố phát triển nhanh là thông tin sẵn có thường không được cập nhật, không đầy đủ, phân tán và rất khó thu thập. Một Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS)/GIS hiệu quả với những thông tin cập nhật, dễ dàng tiếp cận với tất cả mọi người sẽ hỗ trợ công tác điều phối và là một nguồn lực quan trọng để tăng cường hệ thống quản lý của chính quyền địa phương. Một số Sở ngành và quận huyện của thành phố đã xây dựng được và đang sử dụng hệ thống MIS. Một số cơ quan khác đang áp dụng hệ thống GIS. Tuy nhiên, các hệ thống này không được chia sẻ và không phải ai cũng tiếp cận được. Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc tăng cường nâng cao năng lực và hiện đại hệ thống mạng dùng chung trên toàn thành phố cho tất cả các Sở ngành và quận huyện, và trong một số trường hợp, kể cả khu vực kinh tế tư nhân và toàn xã hội cũng có thể sử dụng được. Để hỗ trợ việc thực hiện Luật Bình đẳng Giới, dự kiến là tất cả các số liệu của hệ thống MIS này sẽ thể hiện cả các số liệu về giới. Để các nhà đầu tư và nhân dân thành phố hiểu rõ về các thay đổi đang diễn ra, thành phố cần xây dựng một chiến lược quảng bá. Chiến lược này không chỉ giới hạn ở những hoạt động khuyến khích và ưu đãi với khu vực kinh tế tư nhân, mà còn phải bao gồm cả việc xây dựng nên một hình ảnh nhằm giải thích cho người dân thấy rằng chính quyền thành phố đang thay đổi và cố gắng hỗ trợ người dân tối đa trong phạm vi cho phép. Dự án sẽ hỗ trợ TP HCM tiếp tục xây dựng chiến lược quảng bá và truyền thông để đảm bảo rằng các hoạt động của thành phố sẽ gần dân hơn. Điều này sẽ giúp các bên xích lại gần nhau hơn trong quá trình phát triển. Điều đặc biệt quan trọng là các khuôn khổ, cấu trúc và nội dung, phạm vi và đối tượng sử dụng, các số liệu tổng hợp và việc kết nối với các hệ thống khác của thành phố (Thông tin Đia lý ) và của trung ương (Cổng Điện tử của Bộ KHĐTvề tài trợ của LHQ ) sẽ được xem xét thấu đáo. 3. Tăng cƣờng hiệu quả và chất lƣợng thực thi công vụ của bộ máy hành chính và hệ thống quản lý thẻo kết quả PMS Một trong những mục tiêu CCHC của TP HCM đến năm 2010 là xây dựng và tiếp tục phát triển một đội ngũ cán bộ công chức có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Nền móng của tính minh bạch và cũng để hướng dẫn cho cán bộ công chức trong quá trình tác nghiệp, bước đầu tiên cần làm là xây dựng một bản quy tắc ứng xử (hoặc các hướng dẫn về đạo đức công vụ) cho cán bộ công chức thành phố. Trong giai đoạn 2, đề án về việc thi tuyển một số chức danh lãnh đạo và trưởng phó các phòng ban thuộc quận huyện và sở ngành đã được xây dựng, nhưng chưa triển khai thực hiện. Một trong những nhiệm vụ CCHC của TP HCM đến năm 2010 là xây dựng được cơ chế tuyển dụng công khai và cạnh tranh, song song với việc xây dựng những chính sách đãi ngộ thoả đáng để thu hút và giữ chân người tài. Tại TP HCM, có nhiều cơ hội để tiếp tục triển khai thành công Hệ thống Quản lý theo kết quả (PMS). Các thí điểm trong giai đoạn trước của dự án là cơ sở để tổng kết, đánh giá tiếp tục phát triển và triển khai hệ thống PMS tại TP HCM và đưa thêm vào các thành tố mới, liên quan đến quản lý chất lượng công việc. 11

Trong giai đoạn 2 của dự án, chỉ có hai thành tố của hệ thống PMS được triển khai áp dụng là lập kế hoạch và báo cáo. Việc triển khai đầy đủ các thành tố của hệ thống PMS, trong đó bao gồm cả Lập ngân sách theo kết quả đầu ra và Quản lý nguồn nhân lực đã được một số đơn vị bàn tới. Do đó, dự án sẽ hỗ trợ việc tiếp tục triển khai các thành tố mới này. Dự án cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ việc nhân rộng hệ thống PMS đến các Sở, ngành và quận- huyện khác của TP HCM. Việc nhân rộng PMS sẽ dựa trên cơ sở đánh giá tổng thể rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai áp dụng PMS ở TP HCM. Hiện nay, công tác đánh giá thực thi công việc cán bộ công chức TP HCM đang thiếu một hệ thống các chỉ số đầy đủ và hợp lý. Điều này đang trở thành một thách thức ngày càng lớn đối với việc thực hiện Nghị định 130/2005/ND-CP và Nghị định 43/2006/ND-CP về cơ chế tự chủ đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Việc triển khai đầy đủ hệ thống PMS sẽ giúp xây dựng các chỉ số chất lượng công tác và hệ thống tiêu chuẩn năng lực cho cán bộ công chức thành phố. Ngoài ra, cách tiếp cận của hệ thống PMS cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ chính quyền thành phố tăng cường năng lực quản lý và thực hiện chương trình CCHC, đặc biệt là việc xây dựng và vận hành một hệ thống theo dõi và đánh giá (M&E). Cần tiến hành xem xét, tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm của dự án trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 liên quan đến việc áp dụng hệ thống PMS và các hoạt động tương tự được UBND TP HCM tiến hành, để phục vụ cho dự án mới. Bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai PMS và các sáng kiến cải cách nền công vụ ở TP HCM sẽ rất hữu hiệu với các địa phương khác ở Việt Nam và do đó, các hoạt động này nên được tài liệu hoá, phổ biến và chia sẻ. Nội dung về Giới Trong những năm qua, thành phố HCM tích cực thực hiện các chính sách của chính phủ liên quan đến phụ nữ được thể hiện trong Chiến lược Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và Kế hoạch Hành động của Uỷ ban Quốc gia đến năm 2005 và đã thu được kết quả trên nhiều mục tiêu của Chương trình. Hiện nay, đại diện của nữ trong hệ thống Hội đồng Nhân dân thành phố là khá cao (21-31%). Ở cấp quận huyện và phường xã phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo chiếm 16,67 đến 22,15%. Ở các cơ quan sở ngành của thành phố, 21,7% nữ đảm đương các vị trí cán bộ quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế và tồn tại lớn trong việc nâng cao nhận thức trong hệ thống chính quyền cũng như thiếu các chính sách mang tính hành động trong việc tăng cường sự cân bằng về giới trong phát triển. Và do vậy, trên thực tế phụ nữ không phải lúc nào cũng có vai trò thực sự và có ảnh hưởng cao trong quá trình quyết sách 4. Dự án này sẽ hỗ trợ chính quyền thành phố HCM tiếp tục lồng ghép nội dung về giới và bình đẳng giới, là một vấn đề mang tính có liên quan đến nhiều lĩnh vực, vào trong quá trình cải cách. Theo đó, sẽ hình thành một số cơ chế nhằm đảm bảo dự án sẽ chú ý đến vấn đề giới trong tất cả các hoạt động và sáng kiến của mình. Cụ thể là: 4 Báo cáo của TP HCM tổng kết thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ - Giai đoạn 2001 2005.. 12

1. Tăng cường nhận thức về bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến trao quyền cho phụ nữ. Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo các nhà quản lý của TP HCM sẽ có đủ năng lực trong kỹ năng cơ bản về phân tích giới; 2. Lồng ghép những nội dung về bình đẳng giới vào những hoạt động dự án; 3. Tăng cường năng lực lãnh đạo của phụ nữ thông qua đào tạo kỹ năng lãnh đạo; 4. Song song với việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tất cả các hoạt động của dự án khi cơ hội và điều kiện xuất hiện, cần duy trì tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong tất cả các hoạt động là 30%; 5. Đảm bảo tỷ lệ nữ đối với những nhà thầu, giảng viên và tư vấn; và 6. Tiếp tục thu thập và quản lý dữ liệu về giới phục vụ các hoạt động theo dõi và đánh giá để đảm bảo cân bằng giới. Những nội dung cân nhắc khác Các nội dung khung của dự án cần phản ánh và đề cập tới tầm quan trọng của sự linh hoạt. Bản thân CCHC là một quá trình đòi hỏi tính thích ứng và đáp ứng với những vấn đề mới phát sinh, vì những nhu cầu và kết quả trong quá trình triển khai dự án là không thể đoán trước hết được tất cả. Thiết kế của dự án nên gồm hai phần, một phần với những mục tiêu xác định trong khả năng cho phép, và một phần để trống, cho những nhu cầu mới xuất hiện, chưa được xác định và tiên liệu. Do đó, đề xuất là dự án sẽ có một giai đoạn khởi động trong 6 tháng để có thể có những điều chỉnh liên quan đến Khung Kết quả và công tác tổ chức thực hiện dự án. Hệ thống Liên hợp quốc cũng đang được cải tổ theo chương trình Một Liên hợp Quốc, trong đó bao gồm cả hệ thống quản lý dự án được hài hoà hoá. Do vậy, dự án này, trong quá trình thực hiện, phải thể hiện và đáp ứng được với cách tiếp cận Một Liên hiệp Quốc này, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tài chính, quản lý thực hiện hoạt động và theo dõi và đánh giá dự án. Cũng trong bối cảnh này, có thể UN Habitat (cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực phát triển đô thị) cũng sẽ tham gia trong giai đoạn khởi động và quá trình lập kế hoạch công tác hằng năm của dự án. Đối tƣợng hƣởng lợi chính Đối tượng hưởng lợi chính của dự án là: Cơ quan/tổ chức: o UBND TP HCM bao gồm các Sở ngành, quận huyện và phường xã; o Khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào hợp phần xã hội hóa được hưởng dịch vụ tốt hơn; o Các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia vào các hoạt động của dự án hoặc được hưởng dịch vụ tốt hơn; o Hội đồng Nhân dân TP HCM (một cách gián tiếp) 13

Cá nhân: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của TP HCM, thông qua đào tạo và nâng cao năng lực; và Cán bộ công chức thành phố và các doanh nhân tham gia vào các sáng kiến nâng cao năng lực. Các kết quả và tác động chủ yếu của dự án Bảng tóm tắt các kết quả đầu ra dự kiến (đã được đồng ý trong CPAP), bốn kết quả cụ thể của dự án cũng như các kết quả đầu ra dự kiến và mục tiêu đầu ra liên quan được trình bày trong Bảng tóm tắt 1.1. Bảng tóm tắt này được chi tiết hóa trong Khung nguồn lực và Kết quả trong phần II của đề cương này. Như thể hiện trong bảng tóm tắt 1.1, tác động đầu ra của dự án được xác định cụ thể có liên quan chặt chẽ với các kết quả đầu ra dự kiến cho từng kết quả cụ thể và được tiếp tục cụ thể hoá thành các kết quả đầu ra khả thi hoặc các hoạt động trực tiếp. Dự án Hỗ trợ CCHC TP HCM được xem là có mục tiêu khá tham vọng, nhưng được xác định là khả thi trong giai đoạn thực hiện là 4 năm, trên cơ sở cam kết liên tục và mạnh mẽ của lãnh đạo thành phố về quá trình cải cách. 14

Kết quả dự kiến của Chƣơng trình Hợp tác Quốc gia đã thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP Một hệ thống quản trị quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, sự tham gia của ngƣời dân, sự công bằng, phù hợp các nguyên tắc của nhà nƣớc pháp quyền và dân chủ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN (MỤC TIÊU TỔNG QUAN DỰ ÁN CẦN ĐẠT ĐƢỢC) Năng lực các cơ quan hành chính thành phố Hồ Chí Minh và các đối tác trong công tác lập kế hoạch và quản lý đƣợc tăng cƣờng để đạt đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế xã hội mang tính công bằng, có sự tham gia của ngƣời dân và phát triển bền vững về môi trƣờng. Kết quả cụ thể 1 Kết quả cụ thể 2 Kết quả cụ thể 3 Kết quả cụ thể 4 Mô hình chính quyền đô thị mới được hỗ trợ xây dựng Khung khuôn khổ về xã hội hoá được xây dựng và triển khai thí điểm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, xây dựng cơ sở hạ tầng Xây dựng một hệ thống thông tin quản lý MIS/GIS để thông tin có hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Tăng cường hiệu quả và chất lượng thực thi công vụ của bộ máy hành chính 1.1 Mô hình chính quyền đô thị cho Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện 1.2 Chiến lược Nâng cao Năng lực cho cán bộ công chức các cấp của thành phố được xây dựng và triển khai thực hiện 1.3 Dự án lập qui hoạch/kế hoạch phát triển đô thị mang tính phối hợp có sự tham gia ở các cấp quận - huyện, phường xã, thị trấn được triển khai 2.1. Khung chiến lược về chương trình xã hội hoá của thành phố Hồ Chí Minh 2.2. Chương trình nâng cao năng lực về xã hội hoá được xây dựng và triển khai cho cán bộ công chức thành phố. 2.3. Ít nhất 03 mô hình thí điểm về xã hội hóa được triển khai. 3.1 Một hệ thống thông tin quản lý (MIS)/GIS của thành phố được xác định, thiết kế và triển khai. 3.2 Xây dựng và triển khai một chương trình giới thiệu và quảng bá thông tin cho người dân và doanh nghiệp. 4.1. Chất lượng thực thi công vụ của cán bộ công chức được tăng cường thông qua kết hợp thực hiện PMS. 4.2. Hệ thống Quản lý theo kết quả PMS được tổng kết đánh giá, 15

PHẦN 3: QUẢN LÝ DỰ ÁN Trên cơ sở các nguyên tắc của Tuyên bố chung Hà Nội về tính hiệu quả của viện trợ, điều kiện thành công tiên quyết quan trọng của dự án là tính tự chủ và tính trách nhiệm của TP HCM trong quá trình thực hiện dự án. Sự hỗ trợ của UNDP chỉ mang tính bổ sung và đem lại các giá trị gia tăng với ý nghĩa là sự hỗ trợ này giúp TP HCM triển khai quá trình cải cách trong phạm vi rộng hơn và mang tính tổng thể hơn so với khả năng và nguồn lực hiện có. Do đó, có thể khẳng định dự án sẽ phát huy tác dụng lớn hơn trên cơ sở tranh thủ được kinh nghiệm quốc tế và sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài. Đánh giá Năng lực Đối tác TP HCM đã thiết lập được quan hệ chặt chẽ và hiệu quả với UNDP và nhìn chung được đánh giá là thành công trong vai trò là cơ quan thực hiện hai dự án CCHC trước đây. Trong lĩnh vực CCHC, TP HCM thể hiện khả năng quản lý hiệu quả và nhìn chung đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Bên cạnh đó, TP HCM không có nhiều chuyên môn và kiến thức liên quan đến quản lý đô thị và các hệ thống quản lý mới, đến lập quy hoạch/ kế hoạch phát triển đô thị mang tính phối hợp. Thành phố HCM cũng thiếu kỹ năng và kiến thức về các mô hình cung cấp dịch vụ mới và phát triển quan hệ đối tác, huy động sự tham gia của người dân và cộng đồng. Kinh nghiệm giai đoạn 2 cho thấy TP còn có những hạn chế về kinh nghiệm quản lý theo kết quả đầu ra. Do đó, dự án cần phải huy động được nguồn nhân lực phù hợp và đảm bảo rằng năng lực và các hệ thống quản lý của Ban Quản lý Dự án (BQLDA) đã sẵn sàng cho giai đoạn khởi động. Các cán bộ của Ban Quản lý Dự án phải là những người đi tiên phong trong quá trình cải cách. Do vậy, những cán bộ này, không những chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải có tư duy mở và sẵn sàng tiếp nhận phương pháp tiếp cận mới. Họ cần phải có khả năng sáng tạo, có liên hệ chặt chẽ với UBND thành phố và bản thân các cán bộ này phải trở thành những tác nhân thay đổi. Để đảm bảo Ban quản lý dự án có đủ năng lực quản lý, cần tập huấn cho cán bộ dự án ngay trong giai đoạn khởi động. Đến cuối giai đoạn này, đề nghị tiến hành đánh giá năng lực của BQLDA. Trong 6 tháng đầu kể từ khi triển khai dự án, sẽ tiến hành kiểm tra năng lực quản lý tài chính của dự án. Đợt kiểm tra này sẽ xác định năng lực quản lý tài chính có ở mức độ rủi ro chấp nhận được hay không. Trên cơ sở này, sẽ khuyến nghị việc điều chỉnh cần thiết về phạm vi/mức độ các hoạt động kiểm tra chất lượng đối với dự án. Chuyên gia quốc tế Với tính chất và phạm vi của Dự án, trong đó bao gồm cả việc thu tốt hơn kinh nghiệm thực tiễn và hội nhập quốc tế, cần có sự hỗ trợ cho TPHCM về chuyên môn của chuyên gia quốc tế để tăng cường hơn nữa năng lực hiện tại Cụ thể là: 16

Kinh nghiệm của TP HCM trong triển khai và quản lý dự án cho thấy hỗ trợ quốc tế là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải cần có sự hỗ trợ toàn bộ thời gian của dự án. Căn cứ vào tính chất phức tạp và phạm vi của dự án, một Cố Vấn Trưởng (STA) không thể đảm đương đầy đủ tất cả các lĩnh vực chuyên môn của dự án. Ban Chỉ đạo Dự án (UBND TP HCM, Bộ Nội vụ, UNDP) Cố Vấn Trưởng (STA) Ban Quản lý Dự án Phó Giám đốc Dự án Quốc gia, Quản đốc Dự án Phiên dịch Kế toán Thư ký Văn phòng và Lái xe Chuyên gia Giám sát và Đánh giá Nhóm Quản lý Đô thị Chuyên gia tư vấn Quốc tế Chuyên gia tư vấn trong nước Cán bộ của các đơn vị có liên quan Nhóm PPP Chuyên gia tư vấn Quốc tế Chuyên gia tư vấn trong nước Cán bộ của các đơn vị/ cơ quan có liên quan (có đại diện của khu vực tư nhân) Nhóm MIS Chuyên gia tư vấn Quốc tế Chuyên gia tư vấn trong nước Cán bộ của các cơ quan/ đơn vị liên quan Nhóm PMS Chuyên gia tư vấn Quốc tế Chuyên gia tư vấn trong nước Cán bộ của các cơ quan/ đơn vị liên quan Quản lý Dự án Dự án sẽ được triển khai thực hiện theo mô hình Quốc gia Điều hành NEX, trong đó TP HCM sẽ là Cơ quan thực hiện dự án và Ban Quản lý Dự án là Đơn vị đầu mối của Dự án. Ban Chỉ đạo Dự án sẽ giao trách nhiệm triển khai và quản lý các công việc hằng ngày cho BQLDA. Ban chỉ đạo Dự án gồm một Giám đốc Dự án Quốc gia (NPD), một Phó Giám đốc Dự án Quốc gia (DNPA), đều làm việc bán chuyên trách, một Quản lý Dự án Quốc gia (NPM) được tuyển dụng cạnh tranh trên cơ sở Qui chế NEX (xem miêu tả công việc trong Phụ lục IV). Bên cạnh đó, BQLDA còn có Phiên 17

dịch, Kế toán (kiêm phụ trách mua sắm), Thư ký Hành chính Dự án và một Chuyên gia Giám sát và Đánh giá. Để phục vụ mục tiêu giám sát, tất cả các giao dịch và tài liệu của dự án cần được thực hiện thong qua tiếng Anh. UNDP, thông qua Cán bộ Chương trình Quốc gia, sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Dự án nhằm đảm bảo công tác lập kế hoạch đúng hạn, tuân thủ các quy chế, quy định trong quản lý dự án cũng như thực hiện đúng kế hoach các hoạt động của dự án. Về cơ bản, dự án VIE/02/010 sẽ kết thúc vào cuối tháng 6/2006. Để đảm bảo Dự án mới thực hiện theo đúng thời gian, cần phải thực hiện các biện pháp sau: Triển khai ngay việc tuyển dụng cho tất cả các vị trí cần thiết ngay sau khi các bên đồng ý và ký vào Đề cương chi tiết dự án; Kế hoạch công tác hàng năm cho năm đầu của dự án, cần có các điều kiện đảm bảo cho dự án được quản lý tốt; và Tiếp tục duy trì hoạt động các trang thiết bị của giai đoạn trước (dự án VIE/02/010). Để đóng góp một phần bằng hiện vật của Chính phủ cho dự án, TP HCM sẽ đảm bảo cung cấp văn phòng làm việc và bổ nhiệm một số nhân sự cho Văn phòng Dư án. Ban Chỉ đạo Dự án Ban Chỉ đạo dự án (PSB) bao gồm Phó Chủ tịch UBND TP HCM (Giám đốc Dự án Quốc Gia-NPD), (Phó) Giám đốc Quốc gia của UNDP và đại diện Nhóm Hỗ trợ CCHC của Bộ Nội Vụ (BNV). Hàng năm, Ban Chỉ đạo họp một hoặc hai lần để quyết định các vấn đề chiến lược và kết nối với Chương trình tổng thể CCHC. TP HCM có thể yêu cầu hoặc mời UN Habitat hoặc các cơ quan khác tham gia nếu thấy cần thiết. Ban chỉ đạo dự án phải đưa ra được các quyết định chiến lược nhằm thúc đẩy việc triển khai dự án. Quan trọng nhất là Ban Chỉ đạo Dự án phải phê chuẩn Kế hoạch Hoạt động Năm do BQLDA chuẩn bị tại cuộc họp đánh giá dự án hằng năm và đưa ra quyết định về những thay đổi giữa năm đối với các hoạt động của dự án hoặc việc phân bổ tài chính nếu cần. Giám đốc Dự án Quốc gia (NPD) làm việc bán thời gian là một cán bộ giầu kinh nghiệm do chính quyền Thành phố bổ nhiệm. Giám đốc Dự án Quốc gia sẽ đại diện cho TP HCM và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và UNDP về: Sử dụng hợp lý tất cả các nguồn lực của dự án; Chất lượng các kết quả đầu ra; Triển khai kịp thời các hoạt động đã được thống nhất; Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, bao gồm cả chuyên gia quốc tế; Điều phối tốt với các bên liên quan của dự án, cả bên ngoài và bên trong. 18

Ban Quản lý Dự án Năng lực của dự án trong việc thực hiện các hoạt động có chất lượng cao và theo kế hoạch công tác đã thống nhất, liên quan chặt chẽ đến đội ngũ cán bộ nhân viên và năng lực quản lý có hiệu quả của Văn phòng Dự án. Do đó, Ban Quản lý Dự án sẽ được thành lập, gồm các cán bộ trong nước, và được hỗ trợ bởi chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế (xem mô tả công việc cho một số vị trí trong Phụ lục IV). Cụ thể như sau: Đội ngũ cán bộ dự án trong nước: Giám đốc Dự án Quốc gia (NPD) và Phó Giám đốc Dự án Quốc gia (DNPD), bán chuyên trách (Do Chính quyền thành phố bổ nhiệm); Quản đốc Dự án Quốc gia, có trách nhiệm báo cáo lên NPD/DNPD và chịu trách nhiệm chính các công việc triển khai hằng ngày. Vị trí này sẽ được tuyển trên cơ sở cạnh tranh theo bảng mô tả công việc (xem Phụ lục IV); Chuyên gia Giám sát và Đánh giá phụ trách việc thành lập hệ thống giám sát nội bộ hiệu quả và hỗ trợ Quản đốc dự án trong công tác báo cáo và theo dõi hoạt động, để đo lường tiến độ của dự án; Cán bộ Biên/ Phiên dịch cho dự án (chuyên trách); Kế toán, phụ trách giao dịch tài chính và mua sắm cho dự án; Trợ lý dự án, hỗ trợ Quản lý Dự án Quốc gia trong tất cả các công việc hành chính và các công việc hỗ trợ khác; Lái xe và nhân viên phục vụ (được xem như là một phần trong đóng góp bằng hiện vật của Chính phủ). Một Cố vấn trưởng -STA sẽ làm việc bán chuyên trách với dự án (dự kiến trung bình khoảng 9 tháng trong năm đầu và 6 tháng cho những năm tiếp theo). Chuyên gia này sẽ giúp kết nối, giới thiệu bài học kinh nghiệm quốc tế, tư vấn về quản lý dự án, thiết lập và triển khai hệ thống giám sát và đánh giá. Chuyên gia này cũng sẽ hỗ trợ việc tìm kiếm và quản lý những chuyên gia ngắn hạn cả trong nước và quốc tế trong lĩnh vực lập kế hoạch phát triển đô thị mang tính phối hợp, tài chính đô thị, quan hệ đối tác nhà nước tư nhân, Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) và Hệ thống Quản lý theo kết quả. Chuyên gia tư vấn này cũng sẽ đảm nhiệm việc tư vấn và hỗ trợ để thực hiện kết quả đầu tiên, liên quan đến mô hình quản lý đô thị. Các chuyên gia quốc tế khác: Chuyên gia về xã hội hóa ; Chuyên gia về lập quy hoạch/kế hoạch chiến lược mang tính phối hợp; Chuyên gia về Tài chính đô thị Chuyên gia về thiết kế và thực hiện Hệ thống Thông tin Quản lý MIS; Chuyên gia về Hệ thống Quản lý theo kết quả PMS và Hệ thống Giám sát và Đánh giá dựa trên kết quả đầu ra; Các chuyên gia khác theo yêu cầu thực tế (trong giai đoạn khởi động). 19

Các chuyên gia quốc tế kể trên làm việc bán thời gian và được tuyển dụng trên cơ sở cá nhân hoặc là đấu thầu cả gói thông qua các công ty tư vấn quốc tế. Những người này sẽ được lựa chọn và tuyển dụng theo những nguyên tắc và quy trình của NEX. Các hợp đồng dựa trên kết quả thực thi công việc sẽ được áp dụng cho tất cả chuyên gia có gắn với các trách nhiệm cá nhân và kết quả dự kiến. Việc chuyển giao thiết bị văn phòng, ô tô, máy photocopy và các thiết bị khác đã được sử dụng trong hai dự án trước cho dự án mới, sẽ được thực hiện hiệu quả theo quy định của NEX. Nhu cầu mua sắm bổ sung sẽ được đề xuất trong qúa trình lập kế hoạch công việc hằng năm. Các nhóm công tác Việc sử dụng các Nhóm công tác đã phát huy tác dụng trong các giai đoạn dự án trước đây. Phương pháp tiếp cận này cũng đảm bảo tính tự chủ, tính trách nhiệm và sự tham gia của các bên liên quan trong việc tạo ra kết quả của dự án. Do vậy, mô hình các nhóm công tác cũng sẽ được áp dụng cho dự án mới này. Mỗi nhóm công tác sẽ được phân trách nhiệm triển khai thực hiện một kết quả cụ thể của dự án và các hoạt động tương ứng trong Kế hoạch công tác hang năm. Tuỳ theo tính chất của lĩnh vực hỗ trợ, Nhóm công tác có thể được thiết lập từ nhiều cơ quan hoặc trong nội bộ một cơ quan. Thành viên của nhoám công tác sẽ gồm cán bộ từ các Sở ngành và cơ quan khác nhau, các chuyên gia trong nước và chuyên gia quốc tế. Kế hoạch công tác hằng năm Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực phải tuân theo Kế hoạch công việc năm. UNDP sẽ cấp ngân sách cho dự án theo phương thức tạm ứng theo quý và chi trực tiếp (theo yêu cầu). Tạm ứng theo quý sẽ được thực hiện trên cơ sở báo cáo tiến độ/ báo cáo tài chính từng quý và yêu cầu kế hoạch công tác và tài chính hàng quý. Quyền Sở hữu trí tuệ Thành phố Hồ Chí Minh và UNDP có chung quyền sở hữu trí tuệ đối với những kết quả đầu ra và sản phẩm của dự án. Khi xuất bản những tài liệu và văn bản là kết quả của dự án, Logo của hai cơ quan này và của những nhà tài trợ của dự án phải được đưa vào kèm theo sự ghi nhận về đóng góp của hai cơ quan này này và các nhà tài trợ khác cho dự án. Thông tin, Giáo dục, Truyền thông Thông tin, giáo dục và truyền thông là những yếu tố thiết yếu của dự án và là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của dự án. Dự án sẽ rút ra những kinh nghiệm từ nỗ lực thông tin và truyền thông trong giai đoạn 2 và kết hợp trong một hệ thống Thông tin quản lý và Hệ thống quản lý theo kết quả-pms toàn diện hơn sẽ được xây dựng. Việc mở rộng hoạt động này sẽ đi kèm với việc cung cấp các sản phẩm truyền thông bằng tiếng Việt, các giải pháp công nghệ thông tin truyền thông ICT mang tính sáng tạo, và tăng số lượng ấn phẩm cũng như khả năng chia 20