1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P"

Bản ghi

1 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu Cấu trúc đề tài CHƢƠNG 1 - KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỚC NĂM Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh Vị trí địa lý Kinh tế xã hội Sơ lƣợc lịch sử Đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh trƣớc năm Khái niệm đô thị hóa Các cơ chế chính sách đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng CHƢƠNG 2 ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Đƣờng lối đổi mới đất nƣớc từ Đại hội lần VI (năm 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam Chính sách quy hoạch phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Phát triển của các khu dân cƣ Phát triển của các khu công nghiệp... 59

2 2 CHƢƠNG 3 - TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI Sự chuyển biến cơ cấu kinh tế Sự chuyến biến cơ cấu lao động Sự chuyển biến các ngành kinh tế Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Sự chuyển biến về xã hội Chuyển biến về dân cƣ Chuyển biến về văn hóa Chuyển biến về giáo dục, y tế KẾT LUẬN PHỤ LỤC

3 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban Nhân dân KCX: Khu chế xuất KCN: Khu Công nghiệp GS: Giáo sƣ PGS: Phó Giáo sƣ CNH HĐH: Công nghiệp hóa Hiện đại hóa CHXHCNVN: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam HĐBT: Hội đồng Bộ trƣởng XHCN: Xã hội Chủ nghĩa

4 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Phân loại và phân cấp đô 25 thị ở Việt Nam Bảng 3.1 Tỷ trọng GDP TPHCM so 71 với cả nƣớc qua các năm Bảng 3.2 Cơ cấu GDP TPHCM 72 phân theo khu vực kinh tế Bảng 3.3 Cơ cấu trình độ chuyê 74 môn kỹ thuật của ngƣời lao động phân theo thành phần kinh tế Bảng 3.4 Biểu đồ về sự chênh lệch 84 tỉ lệ gia tang dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học qua các giai đoạn Bảng 3.5 Quy mô của hệ thống giáo 93 dục mầm non Bảng 3.6 Số liệu về hệ thống giáo 96 dục ở TPHCM qua các năm Bảng 3.7 Số liệu về tình hình đào 97 tạo đại học, cao đẳng ở TPHCM qua các năm Bảng 3.8 Biểu đồ vốn đầu tƣ thiết 99 bị y tế qua các năm Bảng 3.9 Số liệu nhân viên ngành y 100 tế qua các năm Bảng 3.10 Thống kê số lƣợt bệnh 101 truyền nhiễm đƣợc điều trị Bảng 3.11 Tình hình chăm sóc sức khỏe mẹ và trẻ em 102

5 5 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong bài nghiên cứu là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác. Nhóm tác giả

6 6 LỜI CẢM ƠN Để có thể thực hiện bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, phê bình sữa chữa cũng nhƣ sự giúp đỡ về phƣơng tiện và tài liệu của quý thầy cô và các bạn sinh viên. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Sài Gòn, quý thầy cô khoa Sƣ phạm Khoa học Xã hội đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu này. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Đức Hòa đã tận tình gành thời gian quý báo giúp đỡ và hƣớng dẫn cho chúng tôi trong suốt thời gian qua. Do năng lực và thời gian hạn chế nên nội dung nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phê bình, bổ sung của quý thầy cô và các bạn sinh viên. Nhóm tác giả Xin chân thành cảm ơn.

7 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 này 2000 diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh. Quá trình này đem lại cho thành phố một bộ mặt đô thị mới, làm điểm tựa để thành phố dẫn dắt nền kinh tế đất nƣớc. Nhƣng quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế và bất cập, đòi hỏi Đảng, nhà nƣớc cần có những chính sách mới để giải quyết những khó khăn, bất cập, tạo điều kiện cho thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn nữa. Đề tài nghiên cứu, đúc kết những tri thức lịch sử về một giai đoạn phát triển của thành phố trên lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị. Đề tài có tính thực tiễn cao và cấp thiết về nhiều mặt đáp ứng nhu cầu hiện nay, cả về khía cạnh chính sách lẫn nhận thức của mỗi công dân thành phố. Nƣớc ta đang trong giai đoạn tiến hành và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc để đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp. Song song với quá trình này là quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn và năng động nhất cả nƣớc. Vì vậy, công cuộc đô thị hóa tại thành phố này cũng có phần nhanh hơn các vùng khác trong cả nƣớc. Tốc độ đô thị hóa ở đây diễn ra mạnh mẽ, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới đã đƣa đến nhiều biến đổi quan trọng về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội. Cho đến nay về cơ bản Thành phố đã hòan thành việc nâng cấp, chỉnh trang các quận nội thành và đang thực hiện những chủ trƣơng, quy hoạch mở rộng đối với các quận đô thị mới nhƣ: Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh nhằm hình thành vùng đô thị lớn của cả nƣớc và khu vựctrên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm để tham khảo cho công cuộc phát triển đô thị bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung trong các thời kỳ tiếp theo nhất là trong giai đọan mở cửa, hội nhập với quốc tế hiện nay. Với những lý do khoa học thực tiễn nêu trên, tôi chọn vấn đề nghiên cứu: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến 2000 làm đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

8 8 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Vấn đề đô thị hóa (Urbanization) đã đƣợc nghiên cứu từ khá lâu trên thế giới nhƣ Quy hoạch đô thị của Piere Mercin (bản dịch tiếng Việt, Nxb Thế Giới, 1993), Urban Life Reading in Urban Anthropology (Third Edition, 1996). Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề đô thị hóa trong những năm gần đây mới đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là các công trình: Đô thị Việt Nam tập I, tập II của GS. Đàm Trung Phƣờng (Nxb Xây dựng, 1995) đã đánh giá thực trạng, tình hình phát triển của mạng lƣới đô thị ở Việt Nam. Ông đƣa ra những đóng góp nhằm định hƣớng phát triển cho các đô thị ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ nghiên cứu khái quát những vấn đề chung của các đô thị ở Việt Nam, chƣa đi sâu vào nghiên cứu một đô thị cụ thể. Chuyên khảo Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị của Nguyễn Thế Bá (Nxb Xây dựng, 1997) đã đề cập tới những vấn đề về lý thuyết đô thị và quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Cuốn Dân tộc đô thị và đô thị hóa của Mạc Đƣờng (Nxb Trẻ, 2002), tác giả đề cập đến các vấn đề: Việt Nam và vấn đề đô thị hóa trong lịch sử, đô thị hóa và lịch sử phát triển của xã hội, dân tộc học đô thị khái luận. Ngoài ra, còn có nhiều những công trình đề cập đến các lĩnh vực khác của đô thị hóa: Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á đề cập đến xu thế phát triển của một số thành phố, nhu cầu quản lý đô thị, tình trạng tăng dân số cơ học của các đô thị, vấn đề bảo vệ môi trƣờng, sự thay đổi của môi trƣờng văn hóa trong quá trình đô thị hóa. Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới và của Lê Thanh Sang, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, Quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, tập 1 của Trần Ngọc Chính, Nxb Xây dựng Hà Nội, Định hƣớng quy họach tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 của Bộ xây dựng, Nxb Xây dựng Hà Nội, 1998.

9 9 Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam do Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chữ đồng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan đô thị của Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nxb Xây dựng Hà Nội, Nhìn chung, các công trình trên đây đã đề cập đến các vấn đề lý luận về đô thị hóa nói chung, đại cƣơng về đô thị hóa Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh rất đƣợc quan tâm, cụ thể một số công trình có giá trị đƣợc công bố: Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (4 tập) do Giáo sƣ Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình, (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998) đã khảo cứu toàn diện về các mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật của Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008) đã nêu bật vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả chứng minh Thành phố này là nơi tiếp thu sớm nhất và mạnh mẽ nhất các khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến từ các nƣớc phƣơng Tây để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đến ứng dụng có hiệu quả các kiểu quy hoạch - kiến trúc phƣơng Tây vào Thành phố. Ông cho rằng ở Sài Gòn đã hình thành nên một nền công nghiệp tiên tiến so với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và sớm nhất so với những vùng miền khác trong cả nƣớc. Đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 1954 đến 1989 do Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1991 đề cập đến tác động, ảnh hƣởng của đô thị hóa ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trong gần 40 năm qua. Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân (Nxb Trẻ, 1999) gồm có ba chƣơng mô tả quá trình đô thị hóa vùng ngoại thành và sự thay đổi văn hóa làng xã trong quá trình đô thị hóa.

10 10 Cuốn sách Nông dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hóa của tác giả Lê Văn Năm (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2007) đã phản ánh chi tiết tình hình chuyển dịch đất đai và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ở các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả còn mô tả những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống nông dân. Đô thị hóa làm cho họ dần dần rời bỏ ruộng đồng, chuyển sang những hoạt động kinh doanh, buôn bán, lao động bằng những ngành nghề khác hay rơi vào cảnh thất nghiệp. Tác giả Lê Văn Năm còn đề cập tới những thuận lợi và khó khăn tiêu cực do quá trình đô thị hóa mang lại. Luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Thủy với nhan đề Quá Trình Đô thị hóa ở ven đô TP. Hồ Chí Minh ( ). Luận án trình bày quá trình đô thị hóa ở các quận huyện ven đô TP. Hồ Chí Minh nhƣ: Thủ Đức, quận 8, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp. Tác giả đã làm rõ quá trình biến đổi của các quận, huyện trong khỏang thời gian 20 năm ( ) trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, dân cƣ và đời sống cƣ dân của các địa bàn đƣợc khảo sát. Tuy nhiên hiện nay hầu nhƣ chƣa có công trình nào mang tính hệ thống và toàn diện về chủ đề đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, nhất là giai đoạn Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của chúng tôi trong đề tài nghiên cứu này là các biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000 nhƣ: kinh tế, dân số, cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế,... và các yếu tố thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Thành phố diễn ra nhanh chóng. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Về thời gian: khoảng thời gian từ năm 1986 đến Năm 1986 là mốc mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nƣớc nên tất yếu có những bƣớc chuyển mình, những biến đổi quan trọng và sâu sắc trên

11 11 tất cả các lĩnh vực. Mốc 2000 là thời điểm mà Tp. Hồ Chí Minh đã trải qua 15 năm đổi mới, thực hiện đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại một chặng đƣờng phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội mà quận đã đạt đƣợc. Dƣới góc độ lịch sử, bài nghiên cứu sẽ đi sâu nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở một địa bàn cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 1986 đến Làm sáng tỏ những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến quá trình đô thị hóa; Sự thay đổi cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế và rút ra những đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở TP Hồ Chí Minh, đồng thời đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển đô thị bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tƣơng lai. Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến 2000 gắn liện với quá trình đổi mới của đất nƣớc và thành phố. Trong việc tìm hiểu quá trình đô thị hóa của thành phố, đề tài sẽ tập trung vào sự biến đổi trên nhiều lĩnh vực từ hạ tầng đô thị đến những vấn đề kinh tế và cƣ dân, xã hội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Phƣơng pháp lịch sử dùng để nêu lên các sự kiện, thành tự theo mốc thời gian cho thấy quá trình đô thị hóa diễn ra trên từng địa bàn, từng thời điểm cụ thể. Phƣơng pháp logic dùng để nêu lên bản chất, nguyên nhân và xu hƣớng vận động của quá trình đô thị hóa, đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình đó cũng nhƣ đề ra các chính sách phù hợp trong thời gian tới. Ngoài ra công trình còn sử dụng các phƣơng pháp các phƣơng pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học để từ đó rút ra những nhận xét, kết luận bổ sung cho những vấn đề mà tƣ liệu lịch sử còn thiếu, không bao quát hết đƣợc. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu của chúng tôi có cấu trúc nhƣ sau:

12 Chƣơng 1. Khái quát về quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh trƣớc năm nhập quốc tế. Chƣơng 2. Đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới và hội Chƣơng 3. Tác động của đô thị hóa với sự phát triển kinh tế xã hội.

13 13 CHƢƠNG 1 - KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỚC NĂM Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng vĩ độ bắc và kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dƣơng, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đƣờng bộ, nằm ở ngã tƣ quốc tế giữa các con đƣờng hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đƣờng chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nƣớc, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đƣờng bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở nơi tiếp giáp miền Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đông Nam Bộ là vùng đất phù sa cổ có địa thế cao với những đồi thấp thoai thoải, phong phú những tài nguyên lâm sản nhƣ gỗ, tre,.. và các tài nguyên nông sản nhƣ rau, đậu, bắp, thuốc lá,... Dọc các nhánh sông Đồng Nai, sông Sài Gòn chảy qua vùng này là dải đất thấp, phẳng với rất nhiều sông, rạch, là nơi cá tôm dồi dào, lúa gạo và các loại nông thủy sản khác. vùng trên: Vể địa hình, trên địa bàn Thành Phố ngƣời ta nhận thấy rõ sự tiếp giáp giữa hai - Vùng đất cao ở phía Bắc và Đông Bắc (một phần quận Thủ Đức, quận 9 và huyện Củ Chi) có độ cao trung bình mét.

14 14 - Vùng cao trung bình có độ cao 5-10 mét nằm ở một phần quận I và các quận Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn,... - Trong khi đó, phần còn lại của quận 1 nằm ven sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và các quận 5, 6; 11, 7,8, Bình Thạnh, Nhà Bè,... ở trên vùng đất thấp có độ cao trung bình dƣới 1 mét. Về hình dạng Thành phố Hồ Chí Minh có hình dáng nhƣ chim đại bàng tung cánh ra biển Đông, thân hình từ đông Thủ Đức tới tây Bình Chánh rộng 47 km, hai cánh từ bắc Củ Chi tới nam Cần Giờ dài 102 km [8; tr9]. Về giao thông, Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên những trục đƣờng đi lại và trao đổi hàng hóa quan trọng của Nam Bộ. Về dƣờng thủy, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn với vùng đất cao miền Đông Nam Bộ và với biển Đông, qua đó có thể đi đến các tình miền Trung, miền Bắc và các nƣớc. Rạch Bến Nghé, rạch Ong và nhiều sông rạch khác đã nối liền Sài Gòn với hệ thống sông Vàm Cỏ và từ đó với các hệ thống sông Cửu Long. Các con đƣờng thủy đó đƣợc bổ sung nhiều kênh rạch đƣợc đào trong các thế kỷ XVIII, XIX, XX. Sài Gòn trở thành một cảng đón tiếp thuyền từ các nơi đến buôn bán. Về đƣờng bộ, ngay từ thế kỷ XVII, XVIII, Sài Gòn đã chứng minh đƣợc vai trò quan trọng của mình khi là con đƣờng từ Cố Đô Huế các tỉnh miền Trung sang Cam pu- chia, các tỉnh phía Nam, năm 1623 chúa Nguyễn cho lập hai đồn thu thuế ở Sài Gòn cũng là vì tầm quan trọng của nó. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Thực dân Pháp cho xây dựng tuyến đƣờng sắt đi Mỹ Tho và đƣờng sắt xuyên Việt, đƣờng sắt di Lộc Ninh. Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, không có sự phân chia chia bốn mùa Xuân Hạ - Thu Đông mà chỉ có hai mùa khô và mùa mƣa đƣợc phân chia khá rõ. Vì thế, cảnh quan thiên nhiên thành phố luôn có sự tƣơi tốt quanh năm Kinh tế xã hội Kinh tế thành phố luôn duy trì tăng trƣởng ở mức cao trong nhiều năm liên tục. Nếu trƣớc thời kỳ đổi mới, trong 10 năm ( ), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của

15 15 thành phố chỉ tăng bình quân 2,7%/năm, thì trong giai đoạn , thành phố là một trong rất ít địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hai con số trong suốt 20 năm. Từ năm 2011 đến nay, thành phố cũng đạt mức tăng trƣởng kinh tế xấp xỉ 10%/năm, gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời liên tục tăng nhanh, từ khoảng 700 USD giai đoạn , đến năm 2014 đã đạt mức USD. Quy mô kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp cho cả nƣớc ngày càng lớn. Đến nay, thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nƣớc; đóng góp 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2014, tỷ trọng dịch vụ đã chiếm 59,6% trong GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 39,4%, khu vực nông nghiệp chỉ còn 1% và đang phát triển theo hƣớng hình thành một nền nông nghiệp đô thị sinh thái. Dân số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 khoảng ngƣời, trƣớc đó tốc độ gia tăng dân số của Thành phố diễn ra với tốc độ rất nhanh. Vào năm 1987, dân số Thành phố khoảng 3,66 triệu ngƣời, lần lƣợt các năm sau đó từ năm 1995, 2005, 2010 dân số Thành phố lần lƣợt là 4,64 triệu ngƣời; 6,29 triệu ngƣời; 7,39 triệu ngƣời. Nguyên do Thành phố có sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng nhƣ vậy nhờ một lƣợng lớn dân nhập cƣ từ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và khu vực Nam Trung Bộ. Với việc chiếm tỉ trọng cao, tăng trƣởng liên tục nhiều năm ở mức hai con số. Vì vậy mà Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc xem là đầu tàu kinh tế của cả nƣớc. Chất lƣợng cuộc sống của cƣ dân không ngừng đƣợc nâng cao, cải thiện, đi đầu cả nƣớc trong các xu hƣớng văn hóa mới Sơ lƣợc lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh chính thức mang tên Bác vào năm 1976, trƣớc đó tên gọi của vùng đất này có nhiều sự thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử

16 16 Sài gòn ban đầu thuộc lãnh thổ của Vƣơng Quốc cổ Phù Nam, vào khoảng thế kỷ IX XI, Vƣơng Quốc Phù Nam suy yếu, song song đó đầu thế kỷ IX hai Vƣơng Quốc Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp lớn mạnh sáp nhập cùng nhau hình thành một đế chế Angkor rộng lớn. Tuy nhiên, sự ảnh hƣởng của Angkor lên vùng đất Sài Gòn lúc này rất hạn chế. Vào thế kỷ XII, vùng đất Gia Định nằm trên lằn ranh tranh chấp giữa các quốc gia Đại Việt, Cham Pa, Chân Lạp và Xiêm La. Do đó, từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVII, vùng đất Nam Bộ nói chung rơi vào tình trạng hoang hóa do các thế lục tranh chấp làm ảnh hƣởng đến đời sống của cƣ dân. Những nhóm ngƣời thƣa thớt tập trung sinh sống ở vùng đất Vũng Tàu Bà Rịa, Prei Nokor,... Vào thế kỷ XVII, công cuộc Nam tiến đƣợc đẩy mạnh, những cƣ dân ngƣời Việt từ miền Bắc theo những chiếc thuyền đã ngƣợc sông Sài Gòn từ cửa Cần Giờ vào định cƣ ở vùng đất Sài Gòn ngày nay. Tại khu vực Bà Rịa, ngƣời Việt chọn đất Mô Xoài làm nơi sinh sống. Đặc điểm chung của hai vùng đất này đều là những nơi có đất đai màu mỡ, nƣớc ngọt đầy đủ, khí hậu thoáng đảng,... rất thuận lợi cho việc thúc đẩy kinh tế, làm ăn sinh sống. Bên cạnh ngƣời Việt, ngƣời Hoa khi đó do Dƣơng Ngạn Địch và Trần Thƣợng Xuyên dẫn đầu (khoảng 3000 ngƣời) vì không chịu thần phục nhà Thanh đã tiến hành cuộc di dân xuống vùng đất Nam Bộ, phần lớn là khu vực Đông Nam bộ ngày nay, họ làm ăn, dần dần hòa nhập với các dân tộc khác nhƣ Kinh, Khơ me, S Tiêng,... Vào năm 1623, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên sau khi gả công chúa Ngọc Vạn (1620) cho Vua Chân Lạp Chey Chettha II đã xin lập hai đồn thu thuế là Prei NoKor (Sài Gòn) và Kas Nobei (Bến Nghé), đây đƣợc xem là bƣớc chân đầu tiên của ngƣời Việt ta trong công cuộc khai hoang hƣớng về phía Nam. Năm 1698, Chúa nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam thiết lập chính quyền. Nguyễn Hữu Cảnh đã lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phƣớc Long, xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt ra hai dinh trấn Trấn Biên (Biên Hòa) và Phiên Trấn (Gia Định) và cho quan vào cai trị. Từ đây, Chúa Nguyễn đã chính thức xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất mới.

17 17 Thời điểm ban đầu, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng hộ với nhân khẩu. Với nhiều biến động trong lịch sử mà quá trình đô thị hóa của vùng đất Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều biến động, trải qua nhiều cuộc khai hoang của các Chúa Nguyễn và sự tiếp nối của các Vua nhà Nguyễn, Đô thị Sài Gòn dần hình thành và trở thành một trung tâm đô thị lớn nhất miền Nam. Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh ngƣời Pháp, Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel, Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. Gia Định thành khi đó đƣợc đổi thành Gia Định kinh. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, miền Nam đƣợc chia thành 5 trấn. Năm 1808, Gia Định trấn lại đƣợc đổi thành Gia Định thành. Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn, dựa vào thành Bát Quái chiếm cứ và phát triển lực lƣợng. Sau khi nhà Nguyễn trấn áp cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, vào năm 1835, vua Minh Mạng cho phá thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế. Ngay sau khi chiếm đƣợc thành Gia Định vào năm 1859, ngƣời Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa. Theo thiết kế ban đầu, Sài Gòn bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Nhƣng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, chính quyền Pháp quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Các công trình quan trọng của Thành phố nhƣ dinh Thống đốc Nam Kỳ, dinh Toàn quyền, đƣợc xây dựng. Sau hai năm xây dựng và cải tạo, bộ mặt đô thị Sài Gòn hoàn toàn thay đổi. Đô thị Sài Gòn khi đó đƣợc thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ nhƣ dinh Thống đốc, nha Giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thƣợng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thƣơng mại, tòa giám mục... Lục tỉnh Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn trực thuộc tỉnh Gia Định. Năm 1861, địa phận Sài Gòn đƣợc giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đƣờng nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa. Đến năm 1867, việc quản

18 18 lý Sài Gòn đƣợc giao cho Ủy ban thành phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên. Cho đến nửa đầu thập niên 1870, Thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập Thành phố Sài Gòn, đứng đầu là viên đốc lý ngƣời Pháp. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, không chỉ là trung tâm hành chính mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả Liên bang Đông Dƣơng, Sài Gòn đƣợc mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông hoặc Paris Phƣơng Đông Đến năm 1945 Sài Gòn - Chợ Lớn có dân số khoảng ngƣời. Chiến tranh Đông Dƣơng tác động cuộc di dân từ nông thôn lên thành thị, khiến bốn năm sau (vào năm 1949) dân số tăng hơn gấp đôi, số dân Sài Gòn lúc đó là ngƣời và sang năm 1954 với hàng trăm nghìn ngƣời di cƣ vào Nam từ phía bắc vĩ tuyến 17 làm cho dân số Sài Gòn tăng nhanh đạt ngƣời. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa đƣợc thành lập, Sài Gòn trở thành thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của quốc gia non trẻ này với tên gọi chính thức Đô thành Sài Gòn. Năm 1954, thành phố tiếp nhận một lƣợng di dân mới từ miền Bắc Việt Nam (phần đông là ngƣời Công giáo, còn gọi là dân Bắc kỳ Công giáo) tập trung tại các khu vực nhƣ Xóm Mới, Gò Vấp, Bình An, Quận 8, và rải rác tại các quận khác. Theo nghị định số NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn đƣợc chia thành 8 quận với tổng cộng 41 phƣờng. Vào nửa cuối thập niên 1950, dựa vào sự viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ và các nƣớc đồng minh, Sài Gòn trở thành một thành phố hoa lệ đƣợc mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông. Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại miền Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên, lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hƣởng bởi văn hóa Âu Mỹ. Thành phố Sài Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí ở khu vực Đông Nam Á.

19 19 Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam đi xuống do Mỹ cắt giảm viện trợ, nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng. Hệ lụy và hậu quả trực tiếp của cuộc chiến tranh Việt Nam do Mỹ tiến hành gây ảnh hƣởng xấu tới sự phát triển đô thị Sài Gòn. Sau năm 1975, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi, Phú Hòa kế cận dƣới thời chính quyền Sài Gòn, đƣợc hợp nhất thành 1 đơn vị hành chính gọi là Thành phố Sài Gòn - Gia Định. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nƣớc Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nƣớc thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1976 đến năm 1985, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra với tốc độ chậm, chƣa có những dự án phát triển lớn. Từ năm 1976, với tổng diện tích km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam, 11 quận nội thành của Sài Gòn trƣớc đây đƣợc chia lại thành 8 quận. Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình đƣợc thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Năm 1978, thành phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở đƣợc phân chia lại, toàn thành phố có 261 phƣờng, 86 xã. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phƣờng xã, thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phƣờng, xã và thị trấn Đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh trƣớc năm Khái niệm đô thị hóa Đô thị Sự ra đời của đô thị gắn liền với sự phân công lao động trong xã hội loài ngƣời, khi công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành và phát triển, sự phân công lao động từ đó mà bắt đầu xuất hiện, thủ công nghiệp bắt đầu tách khỏi nông nghiệp, chuyên môn hóa từ đó mà cũng hình thành thúc đẩy các hoạt động thƣơng nghiệp

20 20 phát triển. Nhờ sự hoạt động có hiệu quả của các thƣơng nhân mà các đô thị đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Đô thị là một hình thức quần cƣ đặc biệt của xã hội loài ngƣời, là một tổ chức không gian cƣ trú, sinh hoạt của cộng đồng ngƣời với các hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp, là nơi tập trung dân cƣ với mật độ dân số cao, dân cƣ sống theo lối sống thành thị. Đô thị ngày nay có nhiều điểm khác biệt so với đô thị so với đô thị thời xƣa, sự khác biệt này đƣợc thể hiện qua sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, quy mô dân số cũng nhƣ tỉ lệ dân cƣ đô thị Trên thế giới có nhiều cách định nghĩa đô thị khác nhau, tùy thuộc và yếu tố chính trị - hành chính. Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu phƣơng Tây thì: Đô thị (urban, city) là một giai đoạn phát triển của nhân loại (Gordon Childe). Bách khoa toàn thƣ Hoa kỳ (The America Encylopedia) cho rằng: như cách sử dụng thông thường, city chỉ một tập hợp dân cư có quy mô đáng kể, là nơi mà điều kiện sống có kiểu trái ngược với đời sống nông thôn và hoang dã Với nghĩa này, city là một hiện tượng chung của xã hội văn minh. [9; tr6]. Theo nhƣ định nghĩa này, sự tách nông nghiệp ra khỏi cơ cấu kinh tế là yếu tố chính thúc đẩy sự hình thành đô thị. Theo những nhà quy hoạch đô thị Mỹ thì đô thị là nơi tập trung dân cư với quy mô lớn tại một khu vực địa dư cụ thể, trong đó người ta hỗ trợ nhau một cách thường xuyên và sòng phẳng thông qua các họat động kinh tế của khu vực đó và là nơi có cơ hội để có được môi trường sống đa dạng và nhiều kiểu sống khác nhau [9, tr6]. Ở định nghĩa này thì lại tập trung vào số lƣợng cƣ dân sinh sống trên một địa bàn mà ở đó, con ngƣời kinh tế là mối quan hệ chính giữa các cƣ dân. Bách khoa toàn thƣ Liên Xô định nghĩa: Đô thị là khu dân cư rộng lớn, dân cư ở đây chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp cũng như các lĩnh vực phục vụ, quản lý khoa học và văn hóa. [20; tr8]. Theo định nghĩa này, đô thị là khu vực tập trung đông dân cƣ, kinh tế chủ yếu là kinh tế phi nông nghiệp.

21 21 Nhƣ vậy, theo các định nghĩa trên thì đô thị là nơi tập trung đông dân cƣ, ở đó sản xuất phi nông nghiệp là chủ yếu và đô thị là một giai đoạn tiếp sau nông nghiệp trong tiến trình phát triển của lịch sử. Tuy nhiên, theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Brazil thì: quy mô dân số không được sử dụng để xác định các đô thị, đơn giản chỉ có thủ đô mới là đô thị. Định nghĩa này chủ yếu là dựa trên chức năng chính trị của đô thị. [9; tr25]. Theo đó, để đƣợc gọi là đô thị thì khu vực đó phải mang yếu tố chính trị - hành chính. Ở Việt Nam, tên gọi đô thị có xuất xứ từ lịch sử hình thành các đô thị cổ Việt Nam, bao gồm ba yếu tố cơ bản đó là đô, thành và thị. Đô và thành là nơi làm việc của bộ máy quan lại triều đình phong kiến, thành dùng để bảo vệ cho đô. Thị là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa, thị xuất hiện kéo theo sự tụ hợp dân cƣ và các cơ sở kinh tế, nhất là tiểu thủ công nghiệp. Những yếu tố cấu thành nên đô thị ngày nay khác hơn so với thời kỳ cận đại, do phƣơng thức sản xuất thay đổi, đô thị cũng thay đổi theo. Trong quản lý nhà nƣớc ở Việt Nam ngày nay, theo quy định số 132/HĐBT ngày 5 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) quy định đô thị là điểm dân cƣ có các yếu tố cơ bản sau đây: 1. Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. 2. Quy mô dân số nhỏ nhất là người (vùng núi có thể thấp hơn). 3. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp 60% trong tổng số lao động, là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. 4. Có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị. 5. Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng.

22 22 Năm 2009 Chính phủ nƣớc CHXHCNVN đã ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 về việc phân loại đô thị cũng nhƣ đƣa ra chƣơng trình phát triển đô thị. Theo Nghị định mới này, đô thị ở Việt Nam đƣợc phân thành 6 loại nhƣ sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định công nhận. 1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. 2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành. 3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. 4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. 5. Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. Bảng phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam Nghị định số 42/2009/NĐ - CP Loại đô thị Vai trò trung tâm chủ yếu Quy mô Dân số (ngƣời) Lao động phi nông nghiệp (%) Mật độ dân số (ngƣời/km2) Hạ tầng cơ sở Đặc biệt Quốc gia > >90 > Đồng bộ, hoàn chỉnh I Quốc gia và liên tỉnh > >85 > Đồng bộ, cơ bản hoàn chỉnh II Liên tỉnh > >70 > Đồng bộ, tiến tới cơ bản hoàn chỉnh III Tỉnh, liên tỉnh > >65 > Từng mặt đƣợc đầu tƣ xây

23 23 dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh IV Tỉnh > >50 > Đã hoặc đang xây dựng tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh V Huyện > >45 > Đã hoặc đang xây dựng tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh Các đô thị đƣợc xác định là đô thị đặc thù thì tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhƣng tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tƣơng đƣơng và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị. Căn cứ các tiêu chuẩn nhƣ trên, đến năm 2010 số lƣợng mỗi loại đô thị nhƣ sau: - Đô thị loại đặc biệt: 2 (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) - Đô thị loại I: 11 (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định) - Đô thị loại II: 11 (Biên Hòa, Hạ Long, Vũng Tàu, Việt Trì, Hải Dƣơng, Thanh Hóa, Mỹ Tho, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Cà Mau) - Đô thị loại III: 37 (các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh) - Đô thị loại IV: 50 (các thị xã và thị trấn) - Đô thị loại V: 634 (các thị trấn) Theo Nghị định mới này, cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đô thị loại đặc biệt. Quận Gò Vấp là một trong những quận nội thành nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh có vai trò và vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa và quốc phòng.

24 24 Nhƣ vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đô thị, song chúng ta có thể hiểu đô thị là một vùng lãnh thổ đặc biệt nơi diễn ra các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, dựa trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại, tập trung đông dân cư hoạt động phi nông nghiệp, giữ vị trí trung tâm về kinh tế - chính trị - văn hóa đồng thời có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các vùng xung quanh, có những vấn đề đặc thù riêng mà vùng nông thôn không có. Đô thị hóa Đô thị hóa là một hệ quả tất yếu của lịch sử nhân loại, do sự gia tăng không ngừng về dân số mà đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng, tác động rất lớn đến mỗi quốc gia mà nó tồn tại trong đó. Vì vậy mà vấn đề đô thị hóa rất đƣợc các nƣớc quan tâm, ở mỗi góc nhìn khác nhau, chúng ta lại có những định nghĩa khác nhau về đô thị hóa. Chẳng hạn: Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế thì: Quá trình đô thị hóa chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ địa lý được gọi là các đô thị. Đó cũng là quá trình tăng tỉ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia [Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn, tr14]. Theo đó, dân cƣ chính là một trong những dấu hiệu quan trọng để đánh giá mức độ đô thị hóa của một quốc gia hay một khu vực. Thậm chí trong một số trƣờng hợp ngƣời ta sử dụng nó nhƣ một chỉ số duy nhất để đánh giá trình độ đô thị hóa. Tuy nhiên, hạn chế trong hƣớng tiếp cận này là sẽ không nhận thức đƣợc tầm quan trọng, vai trò và ảnh hƣởng của đô thị hóa đến sự phát triển của xã hội hiện đại. Từ góc độ quản lý nhà nƣớc: quá trình đô thị hóa là quá trình chuyển đổi phương thức sống từ nông thôn sang lối sống thành thị, sự gia tăng cư dân đô thị tạo nên sức ép dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng, dịch vụ và những nguy cơ tiềm tàng phá hủy môi trường tự nhiên cũng như xã hội. Từ góc độ xã hội: bản chất quá trình đô thị hóa là cách tìm kiếm những hình thức sinh hoạt mới, tự phá vỡ các quan hệ truyền thống đã hình thành trong cư dân nông

25 25 nghiệp để thiết lập các thiết chế mới, phát huy khả năng sáng tạo của cá nhân. Theo quan điểm này, thì đô thị hóa không chỉ tạo ra sự thay đổi trong dân cƣ mà còn làm chuyển thể những khuôn mẫu trong đời sống xã hội. Nó tạo nên một lối sống đặc thù, bao gồm những mô hình hành vi ứng xử đặc trƣng của ngƣời dân đô thị, đƣợc gọi là lối sống đô thị[4; tr16]. Từ góc độ quy hoạch đô thị: đô thị hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, lối sống dân cư. Trên quan điểm một vùng: đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Theo quan điểm này thì tốc độ đô thị hóa, trình độ đô thị hoá nhằm mô tả diến biến, tình trạng của quá trình. Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lƣợng sản xuất, bố trí dân cƣ những vùng không phải đô thị thành đô thị, ở đây ngƣời ta lại nhấn mạnh vai trò và tỷ lệ 3 yếu tố của sản xuất để xác định mức độ đô thị hóa, theo đó: Khu vực I: kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp sẽ ngày càng giảm dần theo xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội đô thị. Khu vực II: kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa. Khu vực III: khu vực dịch vụ (theo nghĩa hẹp) quản lý xã hội, nghiên cứu, du lịch, cũng có vai trò quan trọng ngày càng tăng lên trong quá trình đô thị hóa. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đƣa ra những quan điểm khác nhau về đô thị hóa: Trong quyển kinh tế học của Phạm Ngọc Côn, định nghĩa về đô thị hóa đã đƣợc nêu lên nhƣ sau: Đô thị hóa theo hàm nghĩa chung nhất, là quá trình song song với sự phát triển công nghiệp hóa và cách mạng khoa học công nghệ, dân số và sức lao động phân

26 26 tán của nông thôn và hoạt động phi kinh tế nông nghiệp không ngừng tiến hành tụ hội trên không gian mà dần dần chuyển hóa thành yếu tố kinh tế của đô thị. Vì vậy, đô thị hóa bao gồm 4 mặt nội dung: Dân số nông thôn tập trung lên đô thị, dân số đô thị và số lượng đô thị ngày càng gia tăng, tỷ trọng của dân số đô thị trong tổng số dân ngày càng nâng cao. Phương thức sinh hoạt, phương thức tựu nghiệp và phương thức tư duy của dân cư từng bước đô thị hóa. Quan hệ giữa thành thị và nông thôn không ngừng biến đổi, đô thị trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, là động lực chủ yếu của sự phát triển đi lên. Khu vực phi đô thị dần chuyển hóa thành trạng thái khu vực có tính đô thị [2; tr41]. GS. Ðàm Trung Phƣờng nhận định: đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên có sẵn như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng trên một diện tích rộng khắp hầu như toàn quốc, sang những hoạt động tập trung hơn như công nghệ chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật đô thị hóa là quá trình diễn biến về kinh tế xã hội, văn hóa, không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thốn đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự [17; tr7]. GS. Nguyễn Thế Bá đƣa ra định nghĩa: đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị [1; tr17].

27 27 Ngoài ra, đô thị hóa còn là sự phổ biến và lan truyền những khuôn mẫu hành vi, ứng xử vốn mang những là đặc trƣng của ngƣời dân đô thị tới những vùng nông thôn. Tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân trong Văn hóa làng xã trƣớc sự thách thức của đô thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh nhận định: Xét trên phương diện cách sống, đô thị hóa là một sự thay đổi lối sống và đồng thời thay đổi khung cảnh sống. Xét trên quan điểm sinh thái nhân văn thì đô thị hóa là một quá trình chuyển động làm thay đổi lối sống và cảnh quan của một hệ thống quần cư từ hệ sinh thái nông thôn sang hệ sinh thái kinh tế xã hội đô thị. Xét trên bình diện văn hóa, đô thị hóa là quá trình chuyển đổi văn hóa làng xã thành văn hóa đô thị... [11; tr18 ]. Mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về đô thị hóa nhƣng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở những điểm: - Đô thị hoá là một quá trình phát triển tất yếu, khách quan và có tính phổ quát của xã hội. - Theo nghĩa rộng đô thị hoá đƣợc hiểu nhƣ một quá trình phát triển toàn diện kinh tế và xã hội hay quan niệm quá trình đô thị hoá hiện nay nhƣ một quá trình phát triển của lịch sử, liên hệ mật thiết với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ chức môi trƣờng sống của cộng đồng. - Theo nghĩa hẹp, đô thị hoá là quá trình chuyển cƣ từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó nhƣ sự tăng trƣởng dân cƣ đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật, sự thay đổi trong văn hóa và lối sống. Đô thị hóa nhƣ là tất yếu lịch sử của nhân loại để tiến vào xã hội hiện đại và xây dựng một cuộc sống văn minh. Và lẽ tất nhiên, quá trình đô thị hóa ở các nƣớc nhƣ là một hiện tƣợng xã hội đều chứa đựng mặt tích cực và tiêu cực ( hạn chế) của nó. Vấn đề là phải nghiên cứu để có những biện pháp hữu hiệu hƣớng tới việc vận dụng những quy luật đem lại lợi ích cho sự phát triển của từng dân tộc, từng quốc gia. Mặt khác, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể ảnh hƣởng đến quá trình phát triển chung. Đây cũng là một

28 28 trong những hƣớng tiếp cận lịch sử với vấn đề đô thị hóa ở Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến Các cơ chế chính sách đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh Trong hơn 40 năm sau giải phóng và 30 năm đổi mới, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả nổi bật, luôn đóng vai trò là đầu tàu dẫn dắt thực hiện công cuộc đổi mới và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của thành phố đang đối mặt với nhiều vƣớng mắc, khó khăn lớn nhƣ: ách tắc giao thông, ngập nƣớc, quá tải dân số đô thị và chất lƣợng nguồn nhân lực, ngân sách thu hẹp. Thực tế đòi hỏi cần có cơ chế đặc thù để TP Hồ Chí Minh phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, thực hiện tốt vai trò trung tâm đối với vùng và cả nƣớc nhƣ định hƣớng tại Nghị quyết số 16-NQ/TW năm 2012 của Bộ Chính trị. Về cơ chế, ngay sau Đại hội VI của Đảng, Đảng ta đã xác định xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp và thay vào đó là xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhằm làm cho kinh tế đất nƣớc nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện phát triển, giảm áp lực, bức xúc cho nhân dân. Đây là quan điểm quan trọng nhất và là quan điểm nền tảng đƣợc từng bƣớc hình thành và trở thành quan điểm chính thức từ Đại hội IX của Đảng. Từ tƣ duy về nền kinh tế có kế hoạch, mọi hoạt động kinh tế của đất nƣớc đƣợc kế hoạch hoá từ một trung tâm, từng bƣớc chuyển sang quan điểm về kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng, đi đôi với tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa và nay là kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đó là bƣớc tiến dài và rất đúng đắn, đƣợc Đảng ta đƣa thành chủ trƣơng chính thức. Nhƣ vậy là, lúc này chúng ta quan tâm đến sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng của xã hội, dù đó là thị trƣờng trong nƣớc hay quốc tế, chứ không chỉ lo sản xuất bất cứ thứ gì có thể sản xuất đƣợc, bằng bất kỳ giá nào và bắt Nhà nƣớc tìm đầu ra cho sản phẩm. Yếu tố thị trƣờng và nhu cầu thị trƣờng đã trở thành yếu tố khởi đầu của các hoạt động kinh doanh. Phạm vi của thị trƣờng cũng đƣợc mở rộng từ thị trƣờng nội địa sang

29 29 xem xét cả thị trƣờng thế giới và khu vực trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu. Đại hội IX cũng đề ra nhiệm vụ quan trọng về gắn con đƣờng công nghiệp hóa với việc phát triển kinh tế thị trƣờng và hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Chính những chuyển đổi trong tƣ duy kinh tế nhƣ vậy đã chỉ đạo việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trƣờng, làm cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế có hiệu quả cao, có sức cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trƣờng. Quan điểm về định hƣớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phát triển và chuyển dịch cơ cấu phải gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, khuyến khích làm giàu chính đáng trong pháp luật, đồng thời hỗ trợ ngƣời dân thoát nghèo, bảo đảm phát triển bền vững. Theo quan điểm của Nguyễn Minh Hòa, Trƣờng đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng, chính vì chỉ lo đối phó với những gì đang diễn ra, chỉ dám đi chợ với số tiền eo hẹp trong lúc nhà đông con cho nên thí dụ đơn giản nhất là để đáp ứng chỗ học hành cho con em công nhân tạm cƣ, mỗi năm thành phố xây mới 250 phòng học mà vẫn quá tải. Đó còn là nhu cầu đầu tƣ hạ tầng nhƣ cầu, đƣờng, cấp - thoát nƣớc, bệnh viện, trƣờng học, chợ, nghĩa trang, năng lƣợng mỗi năm tăng 16%. Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị có hai điểm then chốt: Thứ nhất, tiếp tục cho phép thành phố đƣợc thực hiện thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh mà thực tiễn thành phố đặt ra trong quá trình phát triển, nhƣng chƣa có quy định hay những quy định hiện hành của Nhà nƣớc không còn phù hợp. Thứ hai, xem xét để tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố đối với các nguồn thu có sự phân chia giữa T.Ƣ và thành phố, thực hiện từ năm 2015; trong khi chƣa tăng tỷ lệ điều tiết, hằng năm, xem xét tăng nguồn kinh phí trung ƣơng hỗ trợ các chƣơng trình mục tiêu và tăng hỗ trợ từ nguồn thu xuất, nhập khẩu trên địa bàn; đồng thời, ƣu tiên các nguồn tài chính để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông, tạo điều kiện để thành phố phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc. Tuy quy mô dân số luôn tăng qua các thời kỳ, nhƣng điều mà các nhà quy hoạch quan tâm là giải pháp phân bố dân số nhƣ thế nào là hợp lý, nhằm hƣớng đến việc tổ chức hình thái không gian đô thị, thậm chí hàng loạt các chính sách, chƣơng trình hành động,

30 30 biện pháp chỉnh trang đƣợc đƣa ra nhằm khống chế dân số nội thành, khuyến khích giãn dân ra các đô thị mới (mục tiêu di chuyển ra khoảng 2 triệu ngƣời), tạo lá chắn đón dân nhập cƣ, ngăn sức hút ngày càng nhiều vào khu vực nội thành. Các chính sách để thực hiện chủ trƣơng giãn dân từ khu vực nội thành ra các quận mới ra ngoại thành dƣờng nhƣ chƣa đủ lực để thực thi, thúc đẩy việc xây dựng mới các cơ sở hạ tầng nơi đây điều kiện cần để khuyến khích ngƣời dân đến ở, nên đã giữ chân họ bám trụ lại ở nội thành hiện hữu để cho một làn sóng ngƣời nhập cƣ mới đeo bám khu vực cận trung tâm khiến cho TP.HCM ngày càng phình ra. May nhờ xu thế phát triển mới, loại hình nhà ở chung cƣ cao tầng dầ dà đƣợc ngƣời dân thừa nhận với những ƣu điểm riêng của nó, nhất là dùng để cải tạo xen cài trong các khu đất có giá trị cao tại khu vực nội thành, đã góp phần làm thông thoáng đô thị hơn Thực trạng Những khó khăn về kinh tế Sau năm 1975, đất nƣớc thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nƣớc tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội, trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986, chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc giai đoạn này là chuyển nền kinh tế Thành phố sang nền kinh tế kế hoạch hóa Xã Hội Chủ Nghĩa với việc kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm giữ phần lớn và đóng vai trò chủ đạo. Trong thời gian này, các doanh nghiệp tƣ nhân lớn và vừa của giai cấp tƣ sản đƣợc chuyển hình thức sở hữu trên cơ sở quốc hữu hóa. Tính đến năm 1975 trên địa bàn thành phố đã hình thành gần 400 xí nghiêp quốc doanh,trong đó trung ƣơng đã quản lí 300 xí nghiệp với 100 công nhân và thành phố quản lí 100 xí nghiệp với 100 công nhân. Trong hai năm 1977, 1978 việc quốc doanh hóa diễn ra cùng với quá trình cải tạo công - thƣơng nghiệp và do vậy đã nhân số xí nghiệp mà thành phố quản lý lên 42 xí nghiệp và hình thành 122 xí nghiệp công ty hiệp doanh (mà thực chất dƣợc quản lý nhƣ quốc doanh). Khu vực tiểu thủ công nghiệp đƣợc tiến hành hợp tác hóa các ngánh nghề quan trọng theo hình thức hợp tác xã và tổ hợp sản xuất. Tỉ lệ hợp tác hóa chiếm đến 56% số

31 31 lao động tiểu thủ công nghiệp. Bình quân giai đoạn , tỷ trọng công nghiệp quốc doanh chiếm 70 75% và tỷ trọng kinh tế tập thể chiếm 21% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp. Trong nông nghiệp, quá trình tập thể hóa cũng diễn ra. Nhiều nông trƣờng quốc doanh, công ty và trại chăn nuôi, cùng với việc đã khai hoang và khôi phục trên ha đất. Đến năm 1979, các tập đoàn và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã hình thành với 52% số hộ nông dân và 42% diện tích đƣợc hợp tác hóa. Mặc dù Thành phố đã có nhiều công tác cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế nhằm thúc đầy sản xuất phát triển, nhƣng kinh tế vẫn không tăng trƣởng mà một phần là do cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà ngƣời dân Thành phố không thích nghi, một phần do thiên tai ở đồng bằng sông Cửu Long, chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Cố Bí thƣ Nguyễn Văn Linh đã có nhận xét nhƣ sau: trong giai đoạn này chúng ta đã có nhiều khuyết điểm, chúng ta chưa nắm vững mục đích của cải tạo là phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, nặng về hình thức xóa cải quan hệ sở hữu mà không quản lý sản xuất, kinh doanh tốt hơn, áp đặt cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp làm cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh sa sút. Trong nông nghiệp ta vi phạm nguyên tắc tự nguyện, mà nổi lên là chưa biết quản lý sản xuất nông nghiệp quy mô hợp tác, chưa có chính sách quan tâm đến lợi ích của xã viên. Từ những yếu kém, khuyết điểm trên làm cho nền kinh tế Thành phố bị ảnh hƣởng rất tiêu cực, trong giai đoạn , GDP của Thành phố chỉ tăng trƣởng bình quân 2,2%/năm. Giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp tăng 5,8%/năm nhƣng do chỉ chiếm 26 30% giá trị tổng sản phẩm nội địa nên đóng góp của công nghiệp vào tăng trƣởng kinh tế chung không cao. Khu vực dịch vụ trong giai đoạn này chiếm tỉ trọng rất cao, nhƣng giảm từ 68% năm 1976 xuống còn 64% năm 1980, phản ánh sự gia tăng cơ cấu nông nghiệp từ 26% lên 30% cùng thời kỳ. Tốc độ tăng trƣởng của khu vực dịch vụ chỉ ở mức 0,8%/năm. Do chiếm tỉ trọng lớn nên tốc độ tăng trƣởng chậm nên khu vực dịch vụ đã

32 32 kéo tốc độ tăng trƣởng kinh tế chung của Thành phố di xuống. Trong giai đoạn này, giá trị gia tăng nông nghiệp tăng bình quân 1,7%/năm. Những yếu kém chủ yếu của công nghiệp trong giai đoạn sau giải phóng, ngoài việc quản lý kém còn do mất nguồn cung cấp nguyên liệu và phụ tùng từ phƣơng Tây và Nhật Bản. Điều này chủ yếu tác động đến các xí nghiệp quốc doanh. Thành phố đã gặp phải một số mất cân đối nghiêm trọng trong xuất nhập khẩu, vật tƣ nguyên liệu, phụ tùng. Quỹ hàng hóa thuộc nhu cầu thiết yếu không đảm bảo một phần hai định lƣợng. Hoạt động thƣơng mại dịch vụ của Thành phố bị đình trệ cũng bị ảnh hƣởng, một phần là do quan hệ đối ngoại của Thành phố giảm sút. Một lƣợng lớn Hoa kiều chạy sang nƣớc ngoài làm ăn sinh sống. Trong những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX, Thành phố Hồ Chí Minh có 5 thành phần kinh tế bao gồm: quốc doanh, tập thể, công tƣ hợp doanh, tƣ bản tƣ nhân và cá thể. Sự tồn tại của các hình thức kinh tế này đƣợc thừa nhận trong đại hội Đàng lần thứ V vào năm Quyết định thứ 25/CP đã đƣợc ban hành để thể chế hóa ba phần trong kế hoạch sản xuất Quốc doanh. Những điều này làm cơ sở để hoàn thiện bộ máy quản lý của nƣớc ta, dồng thời tạo động lực cho kinh tế Thành phố phát triển. Nhờ có sự tháo gỡ khó khăn, đổi mới bƣớc đầu về tƣ duy, nền kinh tế Thành phố phần nào có sự chuyển biến theo hƣớng tích cực. Lấy tốc độ tăng trƣởng GDP của Thành phố đẻ làm thƣớc đo để thấy sự thay đổi của Thành phố, theo số liệu của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trƣởng GDP của Thành phố có sự biến đổi mạnh mẽ, từ mức chỉ 2,2% (giai đoạn ) thì giai đoạn GDP của Thành phố tăng trƣởng bình quân 8,2%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trƣởng của dịch vụ đạt 6,2%, khu vực công nghiệp tăng trƣởng 12,4%/năm, nông nghiệp tăng trƣởng bình quân 5,5%/năm. Điều này chứng tỏ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghiêng về sản xuất công nghiệp. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể giai đoạn này tiếp tục đƣợc mở rộng, trái ngƣợc với sự thu hẹp của kinh tế cá thể. Cụ thể, giai đoạn , tỉ trọng của kinh tế quốc doanh trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội tăng từ 44% lên 54%, kinh tế tập thể

33 33 tăng từ 11% lên 22%. Sự đối nghịch đó thể hiện bằng sự giảm sút về tỉ trọng, cũng trong giai đoạn này kinh tế cá thể giảm gần một nửa từ 45% xuống còn 24%. Sự mâu thuẫn giữa nền kinh tế tập trung và kinh tế thị trƣờng vừa nhen nhóm đã bắt đầu xuất hiện. Hiện tƣợng phá rào của các doanh nghiệp và thƣơng mại hóa tự phát của các xí nghiệp quốc doanh ngày càng phổ biến. Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa V của Đảng, cải cách giá - lƣơng - tiền đƣợc thông qua, đây thực chất là việc tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất; thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá cả. Ngƣời ăn lƣơng trong xã hội đƣợc đảm bảo có thể sống chủ yếu bằng tiền lƣơng, có thể tái sản xuất đƣợc sức lao động. Cải cách cũng nhằm xác lập quyền tự chủ về tài chính của các ngành và các cơ sở kinh tế. Cải cách này không mang lại hiệu quả mà trái lại nó tác động tiêu cực đến nền kinh tế nƣớc nhà, lạm phát bùng nổ năm 1986 khi tăng đến hơn 774%, chỉ số giá bán lẻ năm ấy cũng tăng gần 590%. Những năm sau, đà trƣợt giá vẫn duy trì ở mức 3 con số, trƣớc khi giảm về 2 con số đầu những năm 90 và đƣợc kìm chế dần sau này. Những vấn đề về mặt xã hội Tình hình kinh tế biến động đã tác động không nhỏ đến xã hội, điển hình nhất là vấn đề lao động việc làm. Từ năm 1975 đến năm 1980, do kinh tế trì trệ, giảm sút, do đó mà lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng có sự giảm sút, cụ thể và năm 1976, Thành phố có 1,2 triệu lao động hoạt động trong các ngành kinh tế thì đến năm 1980 chỉ còn 1 triệu lao động. Sự biến động về lao động cũng có sự khác biệt giữa kinh tế quốc doanh tập thể với kinh tế cá thể, cụ thể là lao động hoạt động trong nền kinh tế nhà nƣớc tăng mạnh từ 76 nghìn ngƣời lên 180 nghìn ngƣời. Từ năm 1981 đến năm 1985, với tốc độ tăng trƣởng cao, số việc làm cũng tăng lên. Lƣợng lao động đang làm việc của Thành phố tăng lên gần bằng mức năm 1976 là 1,2 triệu ngƣời. Trong giai đoạn , mức sống của nhân dân cũng có nhiều biến động. Trong giai đoạn này dân số Thành phố có sự giảm sút, đồng thời với việc nền kinh tế vẫn duy trì tăng trƣởng ở mức thấp, do đó GDP bình quân đầu ngƣời có sự tăng trƣởng từ 251

34 34 USD năm 1976 lên 290 USD năm Tuy nhiên do nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên GDP bình quân đầu ngƣời không phản ánh đƣợc mức sống thực tế của nhân dân. Trên thực tế, những sai lầm trong công tác tái tổ chức và tái sắp xếp hoạt động sản xuất cũng nhƣ hoạt động lƣu thông hàng hóa nên đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn và mức sống bị suy giảm. Hai năm 1979 và 1980 là đỉnh điểm của sự khó khăn đó. Bƣớc đầu thập niên 1980, tình hình kinh tế đã đƣợc cải thiện một phần do có những tháo gỡ khó khăn bƣớc đầu về phân phối hàng hóa và quản lý. Hơn nữa cơ chế tiền lƣơng cũng có sự thay đổi theo chế độ khoán sản phẩm giúp năng suất lao động tăng lên đáng kể. Thu nhập của lao động trong khu vực nhà nƣớc cũng đƣợc tăng lên. GDP bình quân đầu ngƣời ở Thành phố từ đó mà cũng có sự tăng lên từ mức 290 USD năm 1980 lên 395 USD vào năm Tuy nhiên, GDP tăng không có nghĩa đời sống của nhân dân lao động đƣợc cải thiện, cũng trong giai đoạn này, nƣớc ta phải đối mặt một cuộc lạm phát nghiêm trọng gây tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân nhƣ đã trình bày ở trên.

35 35 CHƢƠNG 2 ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1. Đƣờng lối đổi mới đất nƣớc từ Đại hội lần VI (năm 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam *Sự cần thiết phải đổi mới Từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ còn phổ biến, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa, đó là con đƣờng mới mẻ đầy khó khăn thử thách. Trong hơn một thập niên, trãi qua hai nhiệm kì Đại hội IV và V ( ), Đảng và nhân dân Việt Nam vừa triển khai, vừa tìm tòi, thử nghiệm con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu và tiến bộ đáng kể song cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém, khó khăn trong trong quá trình đi lên xã hội ngày càng lớn, đƣa đất nƣớc lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là vế kinh tế xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do mắc phải "sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trƣơng, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lƣợc và tổ chức thực hiện" [14; tr.26]. Khuynh hƣớng tƣ tƣởng chủ yếu của những sai lầm đó (trƣớc tiên là những sai lầm trong chính sách kinh tế) là "bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, là khuynh hƣớng buông lỏng trong chủ nghĩa xã hội..."[14; tr.213]. Những sai lầm đó đã gây nên hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và không phát huy đầy đủ tính năng động, sáng tạo của quần chúng, không tạo ra đƣợc động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển năng động của nền kinh tế - xã hội. Những sai lầm đó cùng với sự trì truệ trong công tác tổ chức cán bộ đã kìm hãm lực lƣợng sản xuất và triệt tiêu động lực phát triển. Để khắc phục sai lầm khuyết điểm, đƣa đất nƣớc vƣợt qua khủng hoảng và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam phải tiến hành đổi mới.

36 36 Đứng trƣớc những thay đổi to lớn, toàn diện của tình hình thế giới, cũng nhƣ thay đổi trong quan hệ với các nƣớc do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, nhất là cuộc khủng hoảng toàn diện ngày càng trầm trọng của Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác do chậm thích nghi với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, do áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều khuyết tật chậm đƣợc khắc phục, cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam phải tiến hành đổi mới. Nhƣ vậy trong bối cảnh bấy giờ đổi mới là yêu cầu có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam, đồng thời cũng là một vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( ) của Đảng Cộng sản Việt Nam là cái mốc quan trọng đánh dấu bƣớc chuyển đất nƣớc sang thời kì đổi mới. *Chủ trƣơng, quan điểm đổi mới của Đảng Đổi mới đất nƣớc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp, nhằm kế thừa và phát huy những thành quả, những giá trị mà chủ nghĩa xã hội đã đạt được; thay đổi, uốn nắn những quan điểm, nhận thức cũ về chủ nghĩa xã hội chưa được xác định đúng hoặc hiện nay không còn phù hợp với tình hình mới; sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, đồng thời xây dựng những chính sách đổi mới, những giải pháp đúng, phù hợp với cuộc sống để đưa chủ nghĩa xã hội phát triển lên một giai đoạn mới. Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tƣ tƣởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế không đi đôi với đổi mới về chính trị, nhƣng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đổi mới chính trị phải tích cực, nhƣng vững chắc, mang lại kết quả thực tế và không gây mất ổn định về chính trị, không làm phƣơng hại đến toàn bộ công cuộc đổi mới. Phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa theo quan điểm đổi mới ở Việt Nam là quá trình giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi

37 37 ngƣời dân Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cƣờng, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nƣớc [23; tr.181]. Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con ngƣời và vì con ngƣời. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi trọng phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội. Thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Về phát triển lực lượng sản xuất, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, Đảng luôn xác định việc xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Trong việc thực hiện công nghiệp hóa đất nƣớc, chúng ta vừa kế thừa thành tựu của công nghiệp hóa thời kỳ trƣớc (tuy thành tựu đạt đƣợc chỉ là bƣớc đầu), rút kinh nghiệm từ những sai lầm, thiếu sót (do chủ quan nóng vội, quá thiên về công nghiệp nặng, ham quy mô lớn), để bổ sung, triển khai có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong thời kỳ mới [23; tr.181]. Công nghiệp hóa phải luôn gắn với hiện đại hóa, với việc ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại. Khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Nâng cao dân trí, bồi dƣỡng và phát huy nguồn lực nguồn lực to lớn của con ngƣời Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Cần đặc biệt coi trọng công hiện hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện các ngành nông lâm ngƣ nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các ngành du lịch, dịch vụ; khôi phục phát triển, từng bƣớc hiện đại hóa các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống đi đôi với việc mở mang những ngành nghề mới.

38 38 Trong xây dựng công nghiệp nặng, cần cân nhắc, lựa chọn những dự án cũng nhƣ thời điểm khởi công các công trình công nghiệp nặng trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi cấp bách và có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trƣờng, có khả năng phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới, có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế ở những khâu ách tắc nhất, đang cản trở sự phát triển. Chính sách phát triển công nghiệp phải gắn bó chặt chẽ với chính sách và giải pháp phát triển các ngành và các lĩnh vực khác, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, tạo nên sự phát triển đồng bộ trong đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt quan tâm xây dựng quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nông và trí thức trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Cải tạo quan hệ sản xuất, nếu công nghiệp hóa và hiện đại hóa tạo nên lực lƣợng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kin tế hàng hóa nhiều thành phần phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp. Yêu cầu cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển, cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa theo từng bƣớc, từ thấp đến cao với sự đa dạng hình thức sở hữu về tƣ liệu sản xuất, phải đƣợc coi là nhiệm vụ thƣờng xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ. Nền kinh tế nhiều thành phần (bao gồm kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác, kinh tế tƣ bản Nhà nƣớc, kinh tế cá thể - tiểu thủ và kinh tế tƣ bản tƣ nhân) mà Đảng chủ trƣơng phát triển là một chủ trƣơng lâu dài, thực hiện nhất quán, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế (không phân biệt quan hệ sở hữu) đều đƣợc bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, bình đẳng trƣớc pháp luật, có quyền tự chủ và liên kết, hợp tác và cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh.

39 39 Quan hệ kinh tế đối ngoại, trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trƣơng xây dựng một nền kinh tế mở, đa phƣơng hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hƣớng mạnh về xuất khẩu, coi xuất khẩu là hƣớng ƣu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, cần tạo thêm mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trƣờng; đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nƣớc, tranh thủ vốn cũng nhƣ công nghệ và thị trƣờng quốc tế để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhƣng để tham gia hợp tác quốc tế một cách thật sự bình đẳng và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, phải tạo lập đƣợc một vị thế độc lập, tự chủ vững vàng và có nội lực mạnh. Vì vậy phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí dựa vào nguồn lực trong nƣớc là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Cơ chế quản lí kinh tế, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra rằng: "Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo đƣợc động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lƣu thông, và đẻ ra nhiều hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội" [15; tr.723]. Và từ nhận thức đó, Đảng đã xác định phƣơng hƣớng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là "xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế - từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa[15; tr.724]. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần không thể tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ thế thị trƣờng có tác dụng tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhƣng cũng có tác dụng ngƣợc lại - tác dụng tiêu cực, mâu thuẫn với bản chất xã hội chủ nghĩa. Vì vậy cần nâng cao năng lực quản lí của Nhà nƣớc nhằm phát huy mặt tích cực; ngăn

40 40 ngừa, hạn chế, khắt phục mặt tiêu cực; xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tạo điều kiện cho cơ chế thị trƣờng hoạt động hữu hiệu. Cơ chế thị trƣờng đòi hỏi sự cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nƣớc, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau. Thực hiện đúng chức năng quản lí Nhà nƣớc về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nƣớc. Tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng. Các cơ quan chính quyền không can thiệp vào những công việc thuộc chức năng quản lí kinh doanh của doanh nghiệp. Về chính trị Sự nghiệp xây dựng đất nƣớc đòi hỏi tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng, tiến lên dân giàu, nƣớc manh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Chế độ nhà nƣớc do nhân dân làm chủ, dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân là một nội dung cơ bản của đối mới hệ thống chính trị. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nƣớc do nhân dân cử ra và thông qua làm chủ trực tiếp. Dân chủ đi đôi với kỉ luật, kỉ cƣơng phải đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật và đƣợc pháp luật đảm bảo [23; tr.184]. Nhà nƣớc là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân. Xây dựng Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc của dân do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

41 41 Tuy nhiên đổi mới hệ thống chính trị không phải là thay đổi chế độ chính trị, mà làm cho nó hoạt động có hiệu lực và hiệu quả cao hơn, phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nhằm mục tiêu đó phải thay đổi về chức năng, phƣơng thức hoạt động và tổ chức bộ máy của mỗi bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị. Về khoa học, giáo dục, văn hóa Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ phải đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, chú trọng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các thành tựu khoa học và công nghệ của nhân loại để góp phần vào việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, bồi dƣỡng và phát huy nguồn lực con ngƣời. Giáo dục và đào tạo (cùng với khoa học và công nghệ) phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Bằng nhiều hình thức đa dạng, đảm bảo cho mọi ngƣời đƣợc học. Động viên phong trào toàn dân thi đua xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục trong cả nƣớc và phổ cập trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện. Cải tiến chất lƣợng dạy và học, khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn lực con ngƣời cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hƣớng cơ bản, hiện đai, Đảng và Nhà nƣớc ta phải tăng cƣờng giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nƣớc, ý chí vƣơn lên vì tƣơng lai của bản thân và tiền đồ của đất nƣớc. Văn hóa là nản tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động văn hóa có vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần nhân dân. Đi vào kinh tế thị trƣờng, mở rộng giao lƣu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc

42 42 dân tộc, quyết không đƣợc tự đánh mất mình, trở thành "bóng mờ" hoặc "bản sao chép" của nƣớc khác. Về quan hệ đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Đảng và Nhà nƣớc ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và hữu nghị. Chúng ta chủ trƣơng và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nƣớc có chế độ chính trị và xã hội khác nhau" [15; tr.761]. Thực hiện phƣơng châm "thêm bạn, bớt thù", chuyển từ đối đầu sang đấu tranh và hợp tác để cùng tồn tại hòa bình và "chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc [15; tr.904] Nhiệm vụ đối ngoại là tạo ra môi trƣờng hòa bình và những điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa binh, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, thông qua thƣơng lƣợng để tìm những giải pháp phù hợp, giải quyết các vấn đề tồn tại, các vấn đề tranh chấp, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển Chính sách quy hoạch phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt của nƣớc ta và cũng là đô thị lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng và thế giới, đóng vai trò trọng điểm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng luôn cao hơn so với tốc độ tăng

43 43 trƣởng chung của các đô thị khác trong cả nƣớc. Nghị quyết số 01- NQ/TW ngày Bộ Chính Trị xác định vai trò đầu tàu của thành phố Hồ Chí Minh trên nhiều phƣơng diện [16; tr.19]. Ngay từ những ngày đầu sau giải phóng, tình hình kinh tế lúc đó còn khó khăn, thành phố vẫn phải phấn đấu cao, từng bƣớc cải tạo thành phố với mục tiêu chuyển mình từ một thành phố tiêu thụ sang thành phố sản xuất. Từ năm 1976 đến năm 1882, thành phố đã cho phép gấp rút thực hiện một số công việc nhằm ổn định cuộc sống của ngƣời dân nhƣ: điều tra cơ bản, toàn diện thực trạng đô thị để chuẩn bị đề xuất những định hƣớng ban đầu về cải tạo xây dựng và phát triển thành phố; quy hoạch cải tạo các khu vực công nghiệp, sắp xếp lại tiểu thủ công nghiệp xen cài trong nội thành, vừa tạo công ăn việc làm vừa giảm bớt ô nhiễm trong khu dân cƣ; cải thiện trƣớc mắt phúc lợi công cộng và hạ tầng giao thông, cấp điện - nƣớc tại các vùng chịu ảnh hƣởng nặng nề sau chiến tranh bằng giải pháp xây dựng mới và cải tạo các công trình hiện có; thí điểm xây dựng mới vài khu nhà ở cho công nhân (đặc biệt là công nhân vệ sinh) vừa phát động công nhân nội thành tự sắp xếp, sữa chữa nhà ở quá chật hẹp theo phƣơng thức nhà nƣớc và công nhân cùng làm. Đây là giai đoạn sơ khởi cho việc chuẩn bị nghiên cứu đồ án " Cơ sở kinh tế - kĩ thuật (gọi tắt là TEO) quy hoạch xây dựng và cải tạo TP.HCM sau này. Tháng 2 năm 1988 Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nƣớc thống nhất cao về thỏa thuận nội dung nhiệm vụ lập đồ án quy hoạch tổng mặt bằng cải tạo xây dựng TP.HCM. Tháng 5 năm 1990 Phó chủ tịch HĐBT Trần Đức Lƣơng đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo cho công tác lập quy hoạch tổng mặt bằng Tháng Bộ Chính trị đã nghe và thông qua nội dung đề án [16; tr.20]. Nội dung chính sách quy hoạch Đây là giai đoạn có những chuyển biến mạnh mẽ trong tƣ duy, nhận thức và cách tiếp cận mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng XHCN. Việt Nam thời điểm đó đã bắt đầu thiết lập bình thƣờng hóa quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập khối ASEAN... đã mở ra một yêu cầu mới: trở thành một trong những thành phố

44 44 tầm cỡ khu vực và quốc tế, với định hƣớng phát triển kinh tế gắn với cảng nƣớc sâu, tiến ra biển Đông. Nội dung nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm đến mô hình đô thị, chọn lựa hƣớng phát triển chính - phụ, phân khu chức năng chủ yếu, gắn kết với vùng và dựa trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội mới đƣợc phê duyệt. Đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng TP.HCM - đồ án quy hoạch chung xây dựng đầu tiên đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ( Quyết định số 20/TTg ngày ). Tháng Thủ tƣớng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã có ý kiến chỉ đạo về quy hoạch chỉnh trang nội thành và phát triển các khu đô thị mới ở TP.HCM làm cơ sở cho việc điều chỉnh lần thứ nhất nhằm đáp ứng các yêu cầu mới mà đồ án quy hoạch chung xây dựng đã đƣợc phê duyệt năm 1993 trƣớc đây chƣa đề cập. Tháng đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đầu tiên của thành phố ( dự báo cho thời kỳ ) đƣợc lập và phê duyệt, đã xác định một số mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể cho việc tăng trƣởng [16; tr.21]. Về mục tiêu của quy hoạch này là "tạo sự chuyển biến đồng bộ mạnh mẽ, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế - đặc biệt là các ngành sản xuất và dịch vụ then chốt - với cơ cấu kinh tế hƣớng mạnh về xuất khẩu. Hình thành một cơ cấu hợp lý các thành phần kinh tế liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Hạn chế tăng dân số và phân bố lại hợp lý dân cƣ trong vùng và trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bao gồm: học vấn, nghề nghiệp và thể chất. Coi trọng phát triển khoa học công nghệ, văn hóa và kỹ thuật một trung tâm của khu vực. Khắc phục các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành và quản lý Nhà nƣớc ở các cấp chính quyền thành phố, nghiên cứu và đề xuất điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để tạo động lực mới, động viên sức dân tham gia xây dựng thành phố. Duy trì tốc độ tăng trƣởng của thành phố cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc và phát triển một cách toàn diện, cân đối, bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân từ năm 1997 đến năm 2000 là 13%, trong đó khu vực dịch

45 45 vụ là 14%, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1600 USD (năm 2000). Cơ cấu kinh tế. Tổng vốn đầu tƣ thời kỳ là tỷ đồng. Sau khi đƣợc Bộ Chính trị "mở" thêm một số cơ chế chính sách nhƣ: tăng tỉ lệ vốn đầu tƣ để lại cho thành phố từ tổng thu ngân sách; huy động vốn đầu tƣ trog và ngoài nƣớc dƣới nhiều hình thức; đƣợc hợp tác với các chủ đầu tƣ và tƣ vấn có uy tín của nƣớc ngoài để xây dựng các khu đô thị mới, kể cả việc thành lập đặc khu kinh tế ở Cần Giờ, có cân nhắc đến việc thí điểm cho nƣớc ngoài thuê đất xây dựng... đã giúp cho TP.HCM trở thành một đại công trƣờng sau đó, với hình ảnh đô thị đƣợc thay da đổi thịt từng năm. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2020 đƣợc duyệt lại quyết định số 123/1998/QĐ-TTg tháng đã " mở màn" của việc chia tách và thành lập thêm 5 quận mới. Những nội dung cơ bản của các đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Mô hình phát triển thành phố và hƣớng phát triển chính Những năm đầu thập niên 1970, do chính sách bình định nông thôn của Mĩ ngụy, hàng triệu ngƣời ở nông thôn ồ ạt kéo lên sinh sống ở thành phố khiến cho Sài Gòn ngày ấy ngày càng trở nên hỗn tạp, chật chội. Sài Gòn từ bên trong "chật chội" có xu hƣớng vƣơn ra các vùng nguyên vật liệu, sản xuất nên tại đồ án TEO và sau này đƣợc cụ thể hóa bằng đồ án Quy hoạch tổng thể xây dựng TP.HCM năm 1993 đã lựa chọn mô hình phát triển của thành phố theo hƣớng: phi tập trung và đa trung tâm nhầm giảm bớt sức ép tại nội thành, tạo điều kiện kết nối các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do nguổn lực có hạn, việc mở rộng thành phố gắn kết vùng trong giai đoạn trƣớc mắt chỉ có thể tập trung vào một số khu vực có điều kiện thuận lợi, nên các chuyên gia đã chọn hƣớng đông bắc làm hƣớng phát triển chủ đạo Khi nghiên cứu đồ án Quy hoạch tổng thể xây dựng TP.HCM năm 1993 các chuyên gia đặc biệt lƣu ý đến việc hình thành các hệ thống phức hợp công nghiệp lớn của vùng tam giác phát triển thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam ( TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) với cac mũi nhọn về kinh tế dầu khí và năng lƣợng, hóa chất, cơ khí

46 46 và điện tử, chế biến nông sản, thủy hải sản, du lịch, cảng và dịch vụ đƣờng biển... hƣớng phát triển chính vẫn là phía đông bắc nhƣng có bổ sung thêm các hƣớng phụ phía Nam về Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, riêng việc phát triển trung tâm thành phố qua Thủ Thiêm cần phải cân nhắc thêm về điều kiện đất đai, hạ tầng kỹ thuật và môi trƣờng. Đồ án điều chỉnh năm 1998 vẫn khẳng định TP.HCM tiếp tục phát triển theo mô hình trên, nhƣng có bổ sung thêm các trung tâm chuyên ngành. Trung tâm thành phố đƣợc mở rộng qua Thủ Thiêm nhằm khai thác các lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên, đất đai, cơ sở hạ tầng và bổ sung thêm hƣớng phát triển về phía nam, đông nam tiến ra biển, gắn với khu Nhà Bè, Bình Chánh, Hiệp Phƣớc, Cần Giờ,phía bắc đô thị mới ở Nhơn Trạch Long Thành; hai hƣớng phụ khác: về phía bắc, tây bắc gắn với Củ Chi, Hóc Môn, dọc quốc lộ 22 trục xuyên Á nối với Tây Ninh, Campuchia về phía tây gắn với quốc lộ 4 (cũ) nối với Bến Lức Long An [16; tr.22]. Vấn đề dân số và phân bố dân cƣ Xác định quy mô dân số trong các đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố luôn là một trong số những công việc quan trọng, khởi đầu của nghiên cứu. Quy mô dân số tại đồ án TEO năm 1987 và đồ án năm 1993 dự báo đến năm 2000 khoảng 5 triệu người; đồ án điều chỉnh năm 1998 dự báo đến năm 2020 là lâu dài là khoảng 10 triệu người (trong đó khu vực nội thành khống chế mức 6 triệu người [16; tr.23]. Tuy quy mô dân số luôn tăng qua các thời kỳ, nhƣng điều mà các nhà quy hoạch quan tâm là giải pháp phân bố dân số nhƣ thế nào là hợp lý, nhằm hƣớng đến việc tổ chức hình thái không gian đô thị, thậm chí hàng loạt các chính sách, chƣơng trình hành động, biện pháp chỉnh trang đƣợc đƣa ra nhằm khống chế dân số nội thành, khuyến khích giãn dân ra các đô thị mới (mục tiêu di chuyển ra khoảng 2 triệu ngƣời), tạo lá chắn đón dân nhập cƣ, ngăn sức hút ngày càng nhiều vào khu vực nội thành. Các chính sách để thực hiện chủ trƣơng giãn dân từ khu vực nội thành ra các quận mới ra ngoại thành dƣờng nhƣ chƣa đủ lực để thực thi, thúc đẩy việc xây dựng mới các cơ sở hạ tầng nơi đây điều kiện cần để khuyến khích ngƣời dân đến ở, nên đã giữ chân họ bám trụ lại ở nội thành

47 47 hiện hữu để cho một làn sóng ngƣời nhập cƣ mới đeo bám khu vực cận trung tâm khiến cho TP.HCM ngày càng phình ra. May nhờ xu thế phát triển mới, loại hình nhà ở chung cƣ cao tầng dầ dà đƣợc ngƣời dân thừa nhận với những ƣu điểm riêng của nó, nhất là dùng để cải tạo xen cài trong các khu đất có giá trị cao tại khu vực nội thành, đã góp phần làm thƣa thoáng đô thị hơn. Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng chủ yếu Chỉ tiêu sử dụng đất bình quân trên đầu người luôn tăng qua các kỳ quy hoạch: từ 50 60m2/người năm 1993, lên 100m2/người năm 1998 [16; tr.23]. Có điều là dƣờng nhƣ dân nhập cƣ ngày càng tăng trong khi chỉ tiêu sử dụng đất không giảm mà lại có xu hƣớng tăng do phải đáp ứng nhu cầu về điều kiện sống tốt hơn. Đô thị hóa ngày một lan rộng: giảm diện tích đất nông nghiệp, mở mang từ một đô thị lớn thành một siêu đô thị trong tƣơng lai không xa một xu thế khó cƣỡng lại. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là vấn đề sống còn của thành phố, nhất là giai đoạn sau chiến tranh kết thúc chuyển sang thời kỳ xây dựng và phát triển. Quy hoạch lĩnh vực này trƣớc những năm 80 gắn chặt với phƣơng châm phát triển của ngành và nền kinh tế tập trung bao cấp, sản xuất và phân phối theo kế hoạch. Mặc dù còn tồn tại bất hợp lý về mặt bố trí công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nội thành gây ô nhiễm môi trƣờng, song giai đoạn này chƣa đặt ra việc di chuyển ra ngoài, trƣớc mắt tận dụng cái sẵn có là chính, chỉ dừng ở mức không đầu tƣ vồn mở rộng. "Giai đoạn sau năm 1993 trở đi, thành phố mới có chủ trƣơng phát triển sớm các khu công nghiệp tập trung cùng với các đô thị mới để tạo sức hút dân cƣ từ nội thành ra để sản xuất, sinh sống, làm việc mô hình các khu kinh tế mới ra đời, diện tích đất dùng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại đồ án năm 1998 dự kiến khoảng 6.000ha, nổi bật là khu Hiệp Phƣớc (Nhà Bè), khu vực Cát Lái (quận 2), Tam Bình - Linh Trung - Linh Xuân (quận Thủ Đức), Tân Thuận (quận 7), Tân Quy- Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), Vĩnh Lộc - Lê Minh Xuân - Tân Tạo (huyện Bình Chánh), công viên phần mềm Quang Trung (quận 12) và khu công nghệ cao (quận 9) " [16, tr.23].

48 48 Điểm nổi bật đối với cấu trúc đô thị và tạo điều kiện để quy hoạch các khu dân cƣ trong các đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố là việc hình thành 5 quận mới vào năm 1998, xuất phát từ nhu cầu phát triển đến mức bức xúc của các thành phố nói chung và yêu cầu chỉnh trang nói riêng của khu vực nội thị hiện hữu. Với chính sách kêu gọi nhiều nguồn vốn đầu tƣ để xây dựng các khu dân cƣ mới đã thu hút một lƣợng rất lớn nguồn lực trong xã hội, sức lan tỏa của đô thị đã có thời gian nhanh đột biến, cung cấp vài triệu m2 sàn trong một thời gian ngắn, giải quyết bài toán thiếu chỗ ở cho ngƣời dân. Các khu dân cƣ đƣợc quy hoạch trong thời kỳ này hiện đã xây dựng xong nhƣ khu A Phú Mỹ Hƣng (quận 7), khu đô thị An Phú An Khánh (quận 2), khu tái định cƣ Tân Quy Đông (quận 7), Phƣớc Kiển (Nhà Bè), Long Trƣờng (quận 9). Vài năm gần đây, thực hiện chủ trƣơng chung của Chính phủ, TP.HCM đã triển khai nhiều chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 5 huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn và Cần Giờ, mô hình nhà ở gắn với sản xuất đã góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị vật chất và tinh thần cho ngƣời dân ngày một tốt đẹp hơn. Đối với hệ thống các trung tâm, ở đồ án TEO chƣa đề cập nhiều đến nội dung này, phải đến khi nghiên cứu đồ án năm 1993 mới khẳng định rõ nét trung tâm thành phố vẫn là khu vực Sài Gòn (khoảng 800ha), đồng thời định hƣớng phát triển chính về Thủ Thiêm, cộng với các trung tâm phục vụ cấp thành phố là khu vực Chợ Lớn, Bà Chiểu và tƣơng lai của Thủ Đức (phía đông) và Nhà Bè (nam Sài Gòn) phục vụ cho liên quận. Đến đồ án năm 1998, hệ thống các trung tâm dịch vụ đƣợc làm rõ gồm trung tâm hành chính, lịch sử, văn hóa, thƣơng mại, ngân hàng tại các quận 1, 3, 5 (Chợ Lớn), 10 Bình Thạnh (Gia Định) và đƣợc mở rộng về phía Thủ Thiêm với diện tích khoảng 1.700ha; cộng với các trung tâm thƣơng mại khác đƣợc bố trí tại khu A nam Sài Gòn, dọc đƣờng xa lộ Hà Nội (quận 9), ngã tƣ An Sƣơng (quận 12 và Hóc Môn) gắn với quốc lộ 22 và Tân Kiên (huyện Bình Chánh), gắn với quốc lộ 1A với diện tích mỗi khu khoảng 200ha. Ngoài ra còn có các trung tâm chuyên ngành khác. Phát triển giao thông hạ tầng kỹ thuật

49 49 Cùng với sự mở rộng của thành phố, mạng lƣới giao thông luôn đƣợc quy hoạch phát triển tƣơng xứng cả về lƣợng lẫn loại hình vận chuyển, nhƣng việc tổ chức mạng lƣới vẫn tuân thủ theo mô hình đô thị đa trung tâm, theo hƣớng mở, với dạng hình tia kết hợp vành đai. "Đồ án năm 1993 giao thông đối ngoại chỉ mới có một tuyến vành đai dựa trên việc khai thác một phần của quốc lộ 1 hiện có và nối liền bằng tuyến đƣờng bắc Nhà Bè nam Bình Chánh. Thời điểm này, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đƣợc nhấn mạnh; hệ thống cảng biển nhắm tới phục vụ cấp vùng, đặt khu vực Thị Vải Vũng Tàu cho tàu tải trọng lớn, tiếp tục sử dụng nhƣng không mở rộng các cảng hiện có (Tân Cảng, Khánh Hội) đồng thời qy hoạch mới các cảng Cát Lái, Bến Nghé, Tân Thuận Đông và Nhà Bè; ga đƣờng sắt vẫn xác định ga Hòa Hƣng là ga chính nhung có định hƣớng phát triển ở Thủ Thiêm [16; tr.25]. Lần điều chỉnh năm 1998, mạng lƣới giao thông thành phố đƣợc mở rộng lên 3 tuyến vành đai và nhấn mạnh hơn các trục xuyên tâm, dự kiến xây dựng thêm nhiều cầu hầm vƣợt sông nhằm khép kín các tuyến vành đai, trong đó trong điểm là hầm vƣợt sông Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, cầu Bình Lợi 2, cầu Sài Gòn 2, cầu Bình Triệu 2, cầu Phú Long nối với tỉnh Bình Dƣơng và cầu An Phú Đông Cảng biến đã đƣợc quy hoạch mới ở Nhà Bè (Hiệp Phƣớc) và Cần Giờ; cảng sông mới dự kiến tại Bình Chánh (Phú Định) và Nhà Bè; sân bay mới ở Long Thành đƣợc khẳng định; hƣớng đến việc phát triển mới các tuyến đƣờng sắt đô thị, kể cả giải pháp đi ngầm, đi trên cao. Các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối gồm cấp điện, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc và môi trƣờng đều bám sát đồ án quy hoạch vùng, từng bƣớc tƣ duy theo kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng để có ứng phó kịp thời. Nhiều chƣơng trình dự án trọng điểm chuyên ngành về hạ tầng kỹ thuật đô thị đã đƣợc thành phố quan tâm triển khai sau quy hoạch nhƣ: chƣơng trình chống ngập, dự án cải thiện môi trƣờng nƣớc, quy hoạch và xây dựng cac tuyến đê bao kép kín kiểm soát triều, từng bƣớc cải thiện và tách biệt hệ thống cống thoát nƣớc thải với hệ thống thoát nƣớc mƣa, đƣa về các trạm sử lý

50 50 tập trung cấp thành phố, quy hoạch hệ thống nghĩa trang Ấn tƣợng nhất là giải quyết đồng bộ hai kênh rạch chính Nhiêu Lộc Thị Nghè và Tân Hóa Lò Gốm đạt yêu cầu cao về môi trƣờng và cảnh quan đô thị. Thành tựu "Đƣợc sự quan tâm đặc biệt và chỉ đạo thƣờng xuyên tập trung của các cấp bộ, ngành Trung ƣơng và Chính quyền thành phố, các đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố đã tạo đƣợc nền tảng để triển khai quy hoạch chung xây dựng quận, huyện và gần đồ án quy hoạch chi tiết (quy hoạch phân khu) tỉ lệ 1/2000, nhờ đó đã góp phần rất lớn cho sự phát triển nhanh và ngày càng ổn định kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh" [16; tr.26]. Trên cơ sở định hƣớng chiến lƣợc phù hợp với điều kiện,đặc thù của thành phố, đô thị TP.HCM đến nay đã tạo lập đƣợc cấu trúc cơ bản cho một đô thị văn minh hiện đại. Nhờ các tuyến giao thông, chúng ta đã hình thành các hành lang kinh tế, giúp phân bố lại lực lƣợng lao động sản xuất. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi mô hình tăng trƣởng theo các chƣơng trình, kế hoạch phát triển. Cụ thể là: đã hoàn thiện đƣợc hệ thống khung giao thông chính gồm các tuyến xuyên tâm tây bắc đông nam (quốc lộ 22 Trƣờng Chinh Cánh Mạng Tháng Tám Nguyễn Hữu Thọ); tây nam đông bắc (đƣờng Võ Văn Kiệt Mai Chí Thọ - Phạm Văn Đồng), đƣờng Rừng Sác nối với Cần Giờ, khép kín dần đƣờng vành đai I và II, tuyến cao tốc TP.HCM Long Thành Dầu Giây, cao tốc TP.HCM Trung Lƣơng tạo điều kiện gắn kết vùng: cải tạo, nâng cấp hầu hết các nút giao thông huyết mạch khu vực nội thành nhƣ đƣờng Trƣờng Chinh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt Mai Chí Thọ, Phạm Văn Đồng, Đồng Văn Cống, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hoàng Sa Trƣờng Sa, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Lƣơng Bằng ; khởi công xây dựng tuyến metro 1 (Bến Thành Suối Tiên), tuyến số 2 giai đoạn 1 (Bến Thành Tham Lƣơng), cùng mạng lƣới xe buýt công cộng, từng bƣớc nâng cao tỉ lệ phục vụ ngƣời dân. Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp hiện đại, TP.HCM đã phát triển hệ thống các KCN tập trung, KCN lớn, đóng vai trò động lực

51 51 kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía nam. TP.HCM tiên phong trong việc chọn lọc các loại hình công nghiệp ít ô nhiễm, có hàm lƣợng chất xám cao, ít sử dụng lao động phổ thông để đƣa vào quy hoạch các KCN KCX, từng bƣớc thay thế dần các xí nghiệp sản xuất trong nội thành. Năm 1991 KCN Tân Thuận KCN đầu tiên đầu tiên đƣợc xây dựng với quy mô 300ha. Các KCN trên địa bàn thành phố hình thành trong giai đoạn tiếp theo từ năm [16; tr.27]. Từ năm 1980, thành phố đã có những bƣớc chuyển mình trong việc thực hiện quy hoạch các khu ở, chỉnh trang nội thành và khu trung tâm. Đây là nhóm công trình có số lƣợng lớn nhất, dàn trãi trên khắp địa bàn thành phố, góp phần đô thị hóa nhanh. chƣơng trình giải tỏa nhà ổ chuột, nhà lụp xụp trên kênh rạch, xây dựng các khu nhà ở tái định cƣ bắt đầu thực hiện. Hàng chục hecta đất nghĩa trang đã đƣợc giải tỏa để xây dựng công viên và các khu dân cƣ theo quy hoạch. Các công viên Lê Văn Tám, Đầm Sen, Kỳ Hòa, Hoàng Văn Thụ, khu du lịch Văn Thánh cùng với việc tạo lập lại hơn ha rừng ngập mặn tại Duyên Hải Cần Giờ (khu bảo tồn sinh quyển thế giới), Củ Chi và Thủ Đức đã góp phần phủ xanh thành phố. Theo mô hình tổ chức đô thị đa cực,quy hoạch chung thành phố đã định hƣớng cho sự phát triển mở rộng ra các quận ven và các huyện ngoại thành, bằng việc thành lập các đô thị mới. Nhiều khu đô thị mới đã và đang hình thành nhƣ khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Tây Bắc TP.HCM, khu đô thị cảng Hiệp Phƣớc, khu lấn biển Cần Giờ, khu công viên Lịch sử văn hóa dân tộc, khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếu, khu bán đảo Bình Quới Thanh Đa và khu đô thị mới nam Sài Gòn, trong đó nổi bật nhất là khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hƣng. Đồ án quy hoạch chung cũng là cơ sở để thành phố tiến hành triển khai các đồ án quy hoạch chuyên ngành trong đó có nhiều công trình cải thiện môi trƣờng đô thị quan trọng. Thành phố đã thực thi có hiệu quả chƣơng trình chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, Tân Hóa Lò Gốm và Kênh Đôi Kênh Tẻ, bƣớc đầu tạo đƣợc cảnh quan sông nƣớc dù chƣa có điều kiện cải thiện nhiều hơn bộ mặt kiến trúc dọc hai bờ kênh, khu dự

52 52 trữ sinh quyển thế giới, rừng sác Cần Giờ, vành đai xanh tại huyện Bình Chánh và Củ Chi đã đƣợc thành phố kiên quyết giữ, cùng với chƣơng trình khôi phục, phát triển cây xanh nội thị đã góp phần cải thiện môi trƣờng khí hậu và ứng phó với nƣớc biển dâng. Khó có thể liệt kê hết những thành quả mà TP.HCM đạt đƣợc trong quá trình xây dựng và phát triển. Có thể nói, đối với ai xa thành phố trong khoảng mƣơi năm trở lại, khó nhận diện và định vị đƣợc bởi đô thị đã chuyển mình khởi sắc, từng ngày phát triển với một khí thế sôi động, tạo dáng dấp của một đô thị văn minh, hiện đại, có những đặc trƣng riêng. Các đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố là cơ sở pháp lý căn bản cho việc xây dựng, phát triển đô thị, trong đó luôn kiên định theo đuổi mục tiêu trở thành đô thị hạt nhân trong chùm đô thị phía Nam của đất nƣớc Quá trình đô thị hóa và những thành tựu Phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một tập hợp hệ thống liên hoàn các công trình kĩ thuật phục vụ cho hoạt động kinh tế và dân sinh; trong đó cơ sở hạ tầng kĩ thuật bao gồm hệ thống gioa thông vận tải, bƣu chính viễn thông, sản xuất cung cấp điện, sản xuất cung cấp nƣớc, hệ thống thoát nƣớc và vệ sinh đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong việc trực tiếp nâng cao hiệu quà sản xuất xã hội. Bởi vậy cơ sở hạ tầng vừa là tiền để vừa là điều kiện cho sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, là động lực và nhân tố tạo nên sự biến đổi của nền kinh tế. Mạng lƣới cầu đƣờng ngày càng phát triển tổng số km đối ngoại vành đai và nội thị, 5400 ngƣời/ km đƣờng nội thành[10; tr.264]. Với yêu cầu ngày càng tăng của công tác xuất nhập khẩu, đặc biệt là hang hóa thông qua dƣới dạng container, năm 1987 Cảng Bến Nghé đƣợc chính thức thành lập với mục đích hình thành cảng container hiện đại của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Cảng Bến Nghé đƣợc coi là công trình trọng điểm trong thời kỳ này và luôn luôn nhận đƣợc quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của Thành ủy, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố và các cơ quan ban, ngành [10; tr.256]. Từ 1975

53 53 đến năm 1990, Thành phố đã xây dựng đƣợc thêm 36 km đƣờng Nhà Bè Duyên Hải, mở mang them một số đƣờng trong nội thành bằng tiền Ngân sách. Nguồn điện cung cấp chủ yếu cho Thành phố là nhà máy điện Thủ Đức (mỗi năm khoảng triệu KWh. Năm 1990 phát khoảng MW, trong đó 70% là thủy điện) [10; tr.267]. Bằng nguồn vốn của Nhà nƣớc lƣới điện Thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới. Chỉ trong vòng 4 năm từ 1987 đến 1991, đã cải tạo và xây dựng mới đƣợc 456 km đƣờng dây 15 kv, 564 km lƣới điện hạ thế, 2185 trạm hạ thế. Tổng dung lƣợng máy biến thế tăng them 319 MVA, thay mới trụ điện bê tông ly tâm hạ thế. Các chƣơng trình đầu tƣ cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị trong 5 năm từ nhƣ : đầu tƣ cải tạo hệ thống giao thông vận tải, cải tạo và xây dựng mạng lƣới cấp điện, cải tạo và xây dựng hệ thống cấp nƣớc,cải tạo và xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, chƣơng trình đầu tƣ chuẩn bị kĩ thuật mặt bằng xây dựng, chƣơng trình đầu tƣ cải thiện và bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc thực hiện trong 5 năm và những năm tiếp theo. Nhờ sự cố gắng các ngành, các cấp, của các đoàn thể và sự tích cực đóng góp của các thành phần kinh tế và nhân dân, hệ thống hạ tầng kĩ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc cải thiện rõ nét. Tình trạng xuống cấp hạ tầng kĩ thuật đã đƣợc chặn đứng và từng bƣớc nâng cấp. chi phí đầu tƣ nâng cấp, cải tạo hằng năm tăng nhanh, có nhiều năm tăng đột biến. Khỏang 5000 tỷ đồng ( không kể đầu tƣ cho ngành bƣu chính viễn thông) đã đƣợc đầu tƣ trong lĩnh vực hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ các nguồn vốn Ngân sách TW, Thành phố, vốn huy động trong nhân dân, vốn liên doanh. Bộ mặt hạ tầng kĩ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh nhờ đó có những thay đổi đáng kể, nhất là trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thông, giao thông và điện. Mạng lƣới cầu đƣờng, Thành phố đã đầu tƣ xây dựng mới và sửa chữa hang chục nhàn mét đƣờng gồm trải bê tông nhựa nóng, cán trải nhựa nhƣ đƣờng Nguyễn Tất Thành Liên tỉnh lộ 15, cải tạo mở rộng 2 nút giao thông Hàng Xanh và Phú Lâm, lát gạch hang trăm mét vuông vỉa hè các tuyến đƣờng trung tâm chủ yếu của Thành phố. Nhiều

54 54 cầu ở các quận ven và ngoại thành đƣợc xây dựng và sủa chữa giúp cho việc giao lƣu kinh tế và đi lại của dân cƣ nhƣ cầu Phú Xuân, cầu Kinh ngang số 1, cầu Tân Thuận [10; tr.274]. Từ năm 1995 đến năm 1998 hàng loạt công trình trong nội thành và ngoại thành đã đƣợc khởi công xây mới nhƣ đƣờng Lê Thánh Tông nối dài, đƣờng trục Bắc Nam, cầu Hiệp Phƣớc Nhà Bè ( với tổng chiều dài 400 mét trên cầu, trọng tải 30 tấn ). Đồng tời tiến hành đại tu, nâng cấp mở rộng và tu duy mạng lƣới cầu gồm cầu Bình Triệu, cầu kihn Thanh Đa, cầu Bùi Hữu Nghĩa với tổng vốn đầu tƣ từ vốn Ngân sách lên tới 164 tỷ, đã phần nào giải quyết về nhu cầu vận chuyển, đi lại trên địa bàn Thành phố, nhất là đối với các trục giao thông huyết mạch. Cấp nƣớc từ 1991, Thành phố đã tập trung vốn thau mới 6 máy bom động cơ HP cho Trạm nƣớc thô Hóa An, đảm bảo đƣợc các tiêu chuần kĩ thuật và an toàn vận hành sản xuất, nâng sàn lƣợng bom nƣớc lên bình quân mét khối nƣớc thô/ ngày. Xây dựng và đƣa vào sử dụng trạm thu hồi nƣớc rò rỉ tại Nhà máy Thủ Đức với công suất m 3 / ngày. Đây là công trình chào mừng kỉ niệm 20 năm ngày miền nam hoàn toàn giải phóng của ngành cấp nƣớc. Đầu tƣ phục hồi và phát triển công suất hệ thống giếng Layne, tăng thêm nguồn nƣớc tại các khu vực nƣớc yếu với sản lƣợng trên 15 triệu m 3 / năm. Nâng năng lực sản xuất của nhà máy ngầm Hóc Môn từ m 3 /ngày năm 1993 lên m 3 /ngày vào năm Xây dựng các trạm tăng áp tại các khu vực cuối nguồn nhƣ Bình Trị Đông, Nhà Bè, tiến hành cải tạo một số đƣờng mục rỉ, phát triển thêm một số tiến cấp nƣớc đƣợc mở thêm đƣa nƣớc về phục vụ nhân dân ở một số vùng ở ngoại thành 10; tr.274]. Từ ngành điện đã triển khai nhiều án cải tạo và mở rộng lƣới điện Thành phố Hồ Chí Minh Với diện tích gần 2100 km2 với dân số 5 triệu ngƣời thành phố Hố Chí Minh thuộc hang những thành phố lớn nhất ở Đông Nam Á. Tốc độ đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh khá cao. Thành phố Hồ Chí Minh có 572 tuyến đƣờng với chiều dài 1300 km, trong

55 55 đó đƣờng lộ bê tong nhựa chỉ có 246 km, láng nhựa 533 km. Còn lại là đƣờng đá dâm và đƣờng đất, Hệ thống đƣờng hẻm trong thành phố dài 815 km. Mạng lƣới bƣu chỉ tính đến năm 2000 đã có 180 bƣu cục trên toàn mạng, trong đó có bƣu cục trung tâm là Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định; các bƣu cục Quận, Huyện và bƣu cục khu vực. Ngoài ra còn một trung tâm khai thác chia chọn bƣu chính, một trung tâm phát hành báo chí và mốt trung tâm phát hang ngoại dịch. Tính bình quân mỗi cục có bán kính phục vụ là 1,62 km và dân số đƣợc phục vụ trung bình là ngƣời/bƣu cục. Từ 1997, Thủ tƣớng Chính phủ dđã phê duyệt chính thức 5 quận mới, trên cơ sở đó Bƣu điện Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đề án. Thành phố có 700 km đƣờng sông, 32 km đƣờng sắt, một sân bay với nhiều tuyến hang không nội địa và quốc tế, 7 cảng lớn, 1600 km đƣờng dây điện thoại. Sau ngày giải phóng thành phố đã cải tạo mô5t số tuyến đƣờng xuống cấp, xây dựng một số nút giao thông nhƣ Hàng Xanh, Phú Lâm, Ngã sáu Gò Vấp nhằm giải tỏa ùn tắt giao thông vào những giờ cao điểm do phƣơng tiện giao thông lƣu hành trên đƣờng phố vừa thô sơ vừa quá tải( có tới xích lô, 3500 xe lam, khoảng 1 triệu xe gắn máy, 2 triệu xe đạp, xe hơi và khoảng xe tải). Trên tuyến đƣờng sông có 470 tàu thuyền xuôi ngƣợc. Thành phố đang tiếp tục mở rộng nhiều tuyến đƣờng giao thông chính trong thành phố : đƣờng Trƣờng Sơn, đƣờng Cộng Hòa, đƣờng Hậu Giang, đƣờng Nguyễn Tất Thành, đƣờng Điện Biên Phủ, đƣờng Đinh Bộ Lĩnh, đƣờng Nguyễn Kiệm Tuyến đƣờng Bắc Nhà Bè Nam Bình Chánh mới khánh thành đầu năm 1998, nối với xa lộ Đại Hàn trong thời gian tới sẽ chạy dài qua Thủ Đức xuống Cát Lái, giúp cho giải tòa hàng hóa xuất nhập khẩu của cảng Sài Gòn không phải đi vào nội thành. Trong quy hoạch tổng thể phát triển thành phố đến năm 2010, thành phố sẽ xây dựng đƣờng xuyên trục trung tâm theo hƣớng Đông Bắc Tây Nam, nối nội thành với đƣờng vành đai rồi lan tỏa đi các tỉnh. sẽ mở rộng Hƣơng lộ 34 rộng 60m, nối khu công nghiệp Hiệp Phƣớc với nội đô, xuyên qua thành phố đến các huyện Hóc Môn và Củ Chi. Hƣơng lộ 34 sẽ vƣợt sông

56 56 Soài Rạp xuống huyện Cần Giờ, sẽ trở thành trục giao thông chính nối thành phố Hồ Chí Minh với vựa thóc đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành những công trình lớn, tạo cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI : khu chế xuất Tân Thuận vàlinh Trung đang phát huy hiệu quả, nhà máy điện Hiệp Phƣớc, đại lộ Nam Sài Gòn, đƣờng Nhà Bè Cần Giờ, Kênh Đông Củ Chi, cảng Contai ner Bến Nghé, hội chợ Quang Trung Trong quy hoạch tổng hợp phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và những năm tiếp theo, hƣớng Đông Đông Nam bên phía Đông sông Sài Gòn đƣợc chọn làm trọng điểm phát triển không gian đô thị, tạo thêm cơ sở hạ tầng và mặt bằng mới cho thành phố, xây dựng khu dân cƣ, các khu công nghiệp tạo cửa ngõ ra biển Đông, xu thế phát triển tất yếu cho một thành phố cảng. Những luồng tàu mới, cảng mới gần biển cho phép tàu có trọng tải lớn vào thành phố, tạo ƣu thế cho lƣu thông hàng hóa từ các vùng nƣớc đến thành phố Hồ Chí Minh, từ thành phố Hồ Chí Minh đến các cảng trong nƣớc, đến các nƣớc trong khu vực và thế giới Phát triển của các khu dân cƣ Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng nhiều chung cƣ để di chuyển hộ dân trên 2 bờ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè dài m, trả lại cảnh quan thiên nhiên cho dòng kênh một thời trong xanh, tôn vẻ duyên dáng và sức thu hút của thành phố đối với khách du lịch. Chƣơng trình này đã giải quyết nhu cầu nhà ở, môi trƣờng của ngƣời dân. Nhiều khu dân cƣ, cao ốc đƣợc xây dựng với diện tích 11 triệu 11 m2, khoảng 5000 căn hộ mới. Tính đến cuối năm 1997, thành phố đã xây dựng đƣợc nhà tình nghĩa từ các nguồn vốn vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức. Đồng thời, thành phố cũng xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng cho việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

57 57 Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật và dịch vụ lớn nhất của Việt Nam. Với diện tích thành phố là 2100 km 2 và dân số 5 triệu ngƣời. Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sông gạch, gần cửa biển, giao thông thuận lợi, là cửa ngõ phía nam Việt Nam, thuận tiện cho giao lƣu trong nƣớc và khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng. Diện tích nhà ở bình quân trên đầu ngƣời tại Thành phố Hồ Chí Minh còn rất thấp (6 m 2 / ngƣời). Diện tích nhà ở của ngƣời nghèo còn thấp hơn. Nhà cao tầng chỉ tập trung ở khu trung tâm đô thị. Thành phố đã trải qua những năm chiến tranh với hậu quả nặng nề, hang chục vạn ngƣời ở nông thôn phải bỏ quê hƣơng chạy ra thành phố sống chen chút trong các căn nhà tạm bợ trên kênh rạch, ao hồ khoảng nhà trong đó có nhà trên kênh gạch, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Đa số dân số này là những ngƣời nghèo ở thành phố. Trong những mục tiêu ƣu tiên của chính quyền địa phƣơng thành phố có chƣơng trình giải quyết nhà ở cho ngƣời nghèo ở thành pho61theo phƣơng châm : Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Với phƣơng châm này trong 4 năm qua than phố đã xây dựng đƣợc nhà cho ngƣời nghèo thuê hoặc mua trả góp với giá thấp Nhà nƣớc không có ngân sách để cho không nhà ở ngƣời nghèo. Nhà nƣớc điều tiết ngƣời giàu thông qua bán nhà giá cao cho ngƣời giàu để có lãi xây dựng nhà ở cho ngƣời nghèo với giá có thể mua đƣợc. Thành phố xây dựng nhà ở trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị. Không xây dựng riêng khu nhà ở cho ngƣời giàu và ngƣời nghèo, họ chung sống hài hòa với nhau trong những khu nhà mới xây dựng. Nếu có khác nhau là diện tích nhà và tiện nghi trong mỗi gia đình. Chăm lo nhà ở cho ngƣời nghèo cũng đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, vấn đề y tế và xã hội khác cho thành phố. Mỗi năm thành phố phải xây mới di chuyển căn trong căn hộ trên 37 kênh rạch ô nhiễm.đây là chƣơng trình không những có ý nghĩa nơi ở cho những ngƣời nghèo nhất mà còn cải thiện môi trƣờng của thành phố. Trong năm 1994 đến ngày

58 58 30/4/1995, tập trung di chuyển 4.00 căn trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè Tân Bình : 500 căn, Phú Nhuận : 800 căn, Quận 3 : 100 căn, Quận 1 : 900 căn. Nhà nƣớc có những chính sách cơ bản về phát triển nhà ở cho dân cƣ Sau 5 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, kinh tế TP. Hồ Chí Minh phát triển nhanh chóng thu hút một khối lƣợng lớn ngƣời nhập cƣ từ các tỉnh thành trong cả nƣớc. Trong giai đoạn , dân số thành phố gia tăng với tỉ lệ bình quân là 2.8%/ năm, tƣơng đƣơng khoảng ngƣời tăng them mỗi năm. Theo số liệu của Cục thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố luôn duy trì ở mức 1,6 1,7%. Theo số liệu của Tiểu ban chỉ đạo Quản lí ngƣời nhập cƣ của TP. Hồ Chí Minh tính đến ngày thì năm 1976 thành phố có 3,3 triệu dân đến năm 1996 đã lên 4,8 triệu dân, tăng 45 ptram. Riêng từ năm 1990 đến năm 1996, mỗi năm tăng từ đến ngƣời. Số này tăng ngày càng một nhiều. Nếu nhƣ năm chỉ tăng ngƣời, thì năm năm sau đã tăng lên ngƣời và là ngƣời. Tính từ năm 1976 đến 1996 thành phố đã có ngƣời từ các nơi khác đến lƣu trú. Trung bình cú 4 hộ đang cƣ trú tại thành phố thì có một hộ là nhập cƣ lƣu trú. Số hộ có ngƣời nhập cƣ mhiều nhất là Tân Bình hộ, Bình Thạnh 17,958 hộ, quận hộ. Số ngƣời chƣa có hộ khẩu tập trung nhiều nhất ở quận Tân Bình hộ, Thủ Đức hộ, Bình Thạnh 57,738 hộ, Gò Vấp 42,992 hộ. Theo Báo Người Lao Động ngày , thì Tổng cộng từ 1976 đến năm 1996 có khoảng ngƣời nhập cƣ vào TP. Hồ Chí Minh, trung bình khoảng ngƣời trên năm. Nhƣng đó là những con số thống kê nhƣời nhập cƣ vào thành phố đã đƣợc kiểm soát, còn thực tế ắc hẳn hơn nhiều. Qua các số liệu thống kê trên, chúng ta thấy phần lớn sau thới điểm Đổi mới phần lớn ngƣời nhập cƣ đến lƣu trú các quận ven của thành phố. Điều này cũng dễ hiểu, vào thời điểm này, các quận này còn rất nhiều đất, cả đất nông nghiệp lẫn đất ở. Do đó ngƣời nhập cƣ tìm chỗ nhập cƣ hoặc thuê cũng dễ dàng hơn so với khu vực trung tâm. Hơn nữa, từ năm 1990 đến năm 2007, thành phố chủ trƣơng đƣa các nhà máy, các cơ sở sản xuất

59 59 vùng ven và ngoại thành nên ở các quận này hình thành nhiều cơ sở sản xuất nhƣ may mặc, chế biến, giày da,, thu hút đông đảo lực lƣợng lao động trẻ từ các vùng nông thôn. Bên cạnh đó ngƣời nhập cƣ chọn vùng ven ngoại thành cũng nhằm cho cuộc sống dễ thở hơn về vật chất lẫn tinh thần, những sinh hoạt hằng ngày cũng gần gũi với làng quê hơn nơi phố thị Thành phố có chính sách đầu tƣ, tạo cơ hội về công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đã hấp dẫn lực lƣợng di dân. Điều này cũng đƣợc Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V (tháng ) khẳng định, Một bộ phận nhân dân thành phố dời sống khá hơn, thu nhập của công nhân ở những cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả đƣợc ổn định hơn. Giải quyết đƣợc hơn ngàn lao động có việc làm ổn định trong đó kinh tế quốc doanh thu hút gần ngàn lao động Phát triển của các khu công nghiệp Quyết định số: 123/1998/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 nhày 10/7/1998 của Thủ Tƣớng Chính phủ đã xác định tổng diện tích đất để dành xây dựng các khu công nghiệp tập trung khoảng ha. Quá trình xây dựng các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn thành phố bắt đầu từ năm Đến nay đã 15 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao đã đƣợc Chính phủ cấp phép thành lập với tổng diện tích theo các giai đoạn thực hiện lá 3.158,3 ha. Bình quân từ , tốc độ cho thuê đất trung bình tăng 47%/ năm. Nếu giữ tốc độ tăng trƣởng nhƣ trên, dự kiến đến những năm cần khoảng từ đến ha đất thƣơng phẩm đã có hạ tầng, để đáp ứng nhu cầu phát triển các KCX KCN trên địa bàn Thành phố [10; tr.146]. Các KCX sau 10 năm thành lập và hầu hết các khu công nghiệp sau 5 năm thành lập đã triển khai giải tỏa mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng trên 2000 ha từ đất nông nghiệp màu mỡ thành đất công nghiệp có hệ thống hoàn chỉnh nhƣ diện, nƣớc, đƣờng giao thông, các cơ sở dịch vụ,các công trình bảo vệ môi trƣờng ; với 673 doanh nghiệp đƣa vào hoạt động ( trong đó có 322 doanh nghiệp nƣớc ngoài), góp

60 60 phần giải quyết việc làm, chỉnh trang đô thị, chuyển dịch cơ ấu thành phố Hồ Chí Minh theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tân Thuận và Linh Trung là KCX trong 6 KCX đƣợc thành lập cả nƣớc, đã phát triển đúng tiến độ, bƣớc đầu đạt 5 mục tiêu đề ra cho KCX tại Thông tƣ số 1126/HTĐT- PC ngày 20/8/1992 của Uỷ ban Nhà nƣớc về Hợp tác và Đầu tƣ hƣớng dẫn thi hành quy chế KCX. Khu Chế xuất Tân Thuận Công ty liên doanh xây dựng và khin doanh KCX Tân Thuận có diện tích đất 300 ha và đất công nghiệp cho thuê là 195,5 ha(sách kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát triển ( ) trang 152. Việc ra đời Khu Chế Xuất đã có những đóng góp về kinh tế xã hội cho thành phố, tạo việc làm cho gần lao động, đóng góp đƣợc hơn 2 tỷ đồng và USD cho họa động từ thiện.công ty liên doanh xây dựng và Kinh doanh Khu chế xuất Tân Thuận thành lập năm 1991 đã biến vùng đất sình lầy Nhà Bè ngày xƣa thành Khu Chế Xuất thành công nhất Việt Nam Khu công nghiệp Hiệp Phƣớc Đầu năm 1993, UBND TP Hồ Chí Minh giao cho Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận nghiên cứu khảo sát việc nạo vét sông Soài Rạp và sử dụng nguyên luện san lấp vùng đất xung quanh tạo điều kiện phát triển Khu công nghiệp và Khu da6ncu7 xung quanh. Ngày 13/7/1993, UNNDTP ra thông báo số 73/TB-UB-OLTĐ chấp thuận xây dựng Khu công nghiệp Hiệp Phƣớc với quy mô ha giao cho công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận lập ra dƣ án quy hoạch và làm chủ đầu tƣ xây dựng Khu công nghiệp Hiệp Phƣớc giai đoạn 1 với diện tích 320 ha. Tổng vốn đầu tƣ dự kiến là 25 triệu USD. Tiếp theo đó ngày 16 tháng 9 năm 1996, thủ tƣớng chính phủ ra Quyết định ra số 667/TTg phê diệt dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kĩ thuật Khu công nghiệp Hiệp Phƣớc giai đoạn 1. Nhờ ƣu thế về diện tích ( 2000 ha ) và nằm bên bờ tây sông Soài Rạp, tuyến đƣờng hàng hải rộng và lớn nhất từ biển Đông và thành phố Hồ Chí Minh, đầu mối giao thông đƣờng thủy nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh

61 61 ĐBSCL, KCN Hiệp Phƣớc có đầy đủ yếu tố để trở thảnh khu công nghiệp tập trung tổng hợp, thu hút các ngành công nghiệp và dịch vụ cần diện tích lớn cần vận chuyển bằng đƣờng thủy. Khu công nghiêp Tân Tạo đƣợc TTg CP phê duyệt với quy mô 44,05 gồm Khu hiên hữu và khu mở rộng tổng vốn đầu tƣ tủ đồng theo QĐ số 906/TTg ngày 30/11/1996 và QĐ số 473/QĐ-TTg ngày 12/05/2000, khởi công xây dựng ngày 03/02/1997 [10; tr.157].

62 62 CHƢƠNG 3 - TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1. Sự chuyển biến cơ cấu kinh tế Từ năm 1986, Thành phố tập trung nhiều vào khía cạnh quản lý và xây dựng thể chế để hỗ trợ cho nền kinh tế thị trƣờng vận hành. Trong nông nghiệp, Nghị quyết số 10 (ngày 5/4/1988) của Bộ Chính Trị về đổi mới quản lý trong nông nghiệp cho phép hộ nông dân trong hợp tác xã đƣợc nhận khoán đất lâu dài, tự chủ kinh doanh để khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp. Điều này giúp Việt Nam không tự cấp đƣợc lƣơng thực sang xuất khẩu gạo vào năm Trong công nghiệp, quyết định 217/HĐBT (ngày 14/11/1987) cho phép các xí nghiệp quốc doanh tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, giảm bù lỗ,... làm cho nhiều mặt hàng thiết yếu tăng trƣởng nhanh chóng (chẳng hạn sản lƣợng điện năm 1990 tăng 72,5% so với năm 1985). Tiếp đó, cũng trong năm 1987 Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc ban hành và nhiều dự án nƣớc ngoài đƣợc triển khai. Sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trƣờng bắt đầu xuất hiện. Trong tiến trình đổi mới kinh tế chung của cả Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh luôn thể hiện vai trò quan trọng bậc nhất của mình trong phát triển. Trong tất cả các giai đoạn phát triển từ sau đổi mới, tốc độ tăng trƣởng bình quân GDP của Thành phố đều tăng cao hơn mức tăng trung bình của cả nƣớc. Chẳng hạn, nếu trong thập niên từ 1985 đến 1994, cả nƣớc tăng trƣởng 6,8% mỗi năm thì Thành phố tăng trƣởng ở mức 12,9% (gần gấp đôi bình quân của cả nƣớc) Cả nƣớc TP.HCM GDP TP.HCM so với cả nƣớc (%)

63 63 Ghi chú: Đơn vị tính: tỷ đồng Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh và Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2004, 2000 Thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình của cơ cấu kinh tế hiện đại, tỷ trọng nông nghiệp của Thành phố chiếm tỷ trọng không lớn trong GDP. Năm 1975, nông nghiệp chiếm 7,6% trong GDP, sau đó giảm dần chó đến năm 2004 chỉ còn 1,5%. Công nghiệp thì có chuyển biến theo hƣớng ngƣợc lại, hiện đại và tích cực hơn, công nghiệp có đóng góp trong tỷ trọng GDP tăng dần theo thời gian. Nếu năm 1975 công nghiệp chiếm 24,7% GDP thì đến năm 2004, tỷ trọng này lên đến 48.4%. Dịch vụ giảm nhẹ theo thời gian, năm 1975 chiếm 67,7% và đến năm 2004 là 50,1%. Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện cơ cấu của một nền kinh tế phát triển và đặc biệt rất khác so với cơ cấu kinh tế chung của cả nƣớc. Bên cạnh sự thay đổi về cơ cấu ngành sản xuất, thì cơ cấu về sở hữu cũng có nhiều biến đổi. Cơ cấu GDP thành phố Hồ Chí Minh phân theo khu vực kinh tế đvt: (%) Năm Tổng số Khu vực I Khu vực II Khu vực III ,5 67,3 26, ,7 68,7 25, ,2 41,2 55, ,0 45,4 52,6 Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê các năm 1991, 1995, 2003 và Kinh tế TP.HCM 20 năm xây dựng và phát triển ( ) Nhìn chung, cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỉ trọng của khu vực I và khu vực II giảm đáng kể, song song đó thì tỉ trọng của khu vực III trong cơ cấu nền kinh tế có sự tăng trƣởng vũng chắc.

64 Sự chuyến biến cơ cấu lao động Từ sau năm 1975, thành phố thực hiện chính sách di cƣ của Đảng, theo đó là việc đƣa một bộ phận dân về Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế xã hội lớn nhất cả nƣớc, do đó, bên cạnh các nguồn lực lao động tại chỗ, việc gia tăng số lƣợng lao động cơ học cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng, điều đó góp phần vào việc số lƣợng lao động của thành phố tăng nhanh, cụ thể là từ năm 1989 đến 1999, mức gia tăng lao động ở thành phố là 3,75%, trong đó, chỉ riêng về số lƣợng lao động nhập cƣ có mƣc tăng là 0,78%. Do sự thay đổi của cƣ cấu các ngành kinh tế nên kéo theo sự chênh lệch về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhìn chung, tỉ lệ lao động hoạt động trong khu vực I giảm mạnh (từ 13,9% năm 1989 còn 6,6% năm 1999). Trong khi đó thì tỉ trọng hoạt động trong khu vực III tăng mạnh, cụ thể tăng từ 42,7% năm 1989 lên 51,2% năm Còn tỉ trọng lao động trong khu vực II luôn chiếm tỉ trọng cao và ít biến động. Với ƣu thế là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nƣớc nên chất lƣợng lao động của thành phố vào loại có trình độ chuyên môn cao nhất cả nƣớc. Thành phố là nơi tập trung hơn 37% cán bộ khoa học của cả nƣớc. Tỉ lệ lao động không có chuyên môn kĩ thuật không ngừng giảm từ 63,8% xuống còn 57,5%, tỉ lệ công nhân có bằng cấp từ công nhan kĩ thuật trở lên tăng từ 13,9% năm 1996 lên 19,4% năm Ở các ngành khác nhau thì đội ngũ lao động có chuyên môn cao cũng rất khác nhau. Các ngành quản lí, giáo dục, y tế, hoạt động khoa học công nghệ, tài chính ngân hàng có đội ngũ lao động với chất lƣợng chuyên môn cao hơn hẳn các ngành khác. Tỉ lệ lao động có bằng cấp trong lĩnh vực khoa học công nghệ chiếm gần 80,7%, giáo dục đào tạo 77,4%, y tế 77,8%. Trong khi đó, tỉ lệ này trong công nghiệp xậy dựng là 11,8%, còn trong khu vực I chỉ vỏn vẹn là 2,2%. Ngoài ra cũng có sự khác biệt về cơ cấu lao động trong thành phần kinh tế, trong đó đội ngũ lao động có trình độ cao hơn thuộc về thành phần kinh tế quốc doanh.

65 65 Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động phân theo thành phần kinh tế (%). (Nguồn: 22, tr124) Trình độ Nhà nƣớc Tập thể Tƣ nhân Cá thể Đầu tƣ nƣớc ngoài Tổng số Không có bằng cấp 59,95 68,97 76,99 94,11 76,53 Có bằng cấp 40,05 31,03 23,01 5,89 23,47 Trong đó: - Công nhân kỹ thuật 6,59 16,37 6,87 3,3 4,65 - Trung cấp 9,84 3,84 3,59 1,02 2,47 - Cao đẳng 3,15 1,38 0,99 0,3 0,76 - Đại học 19,82 8,98 11,39 1,26 15,24 - Trên đại học 0,95 0,46 6,18 0,01 0, Sự chuyển biến các ngành kinh tế Công nghiệp Trƣớc năm 1986, khi đất nƣớc vẫn còn đang thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kinh tế Thành phố gặp rất nhiều những khó khăn thách thức, đặc biệt là việc thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm làm cho nền công nghiệp Thành phố rơi vào tình trạng khủng hoảng. Tuy những khó khăn nhƣ vậy, công nghiệp Thành phố vẫn tăng trƣởng bình quân hàng năm là 37%.

66 66 Từ tháng , Đại hội VI của ĐCSVN quyết định chính sách đổi mới, mở cửa giao lƣu kinh tế và hội nhập với thế giới. Luật đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo xung lực mới cho sự phát triển kinh tế của thành phố. Chính sách 5 thành phần kinh tế cùng với Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thành phố vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đã tạo đƣợc bƣớc phát triển liên tục, ổn định và không ngừng tăng tiến trong thời gian qua. Thành phố đã mạnh dạn thực hiện những bƣớc đi nhằm đƣa nền công nghiệp của mình đi lên, cụ thể là: nâng cao khả năng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn công nghiệp Thành phố với vùng nguyên liệu Đồng bằng sôn Cửu Long, thực hiện cơ chế thị trƣờng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm,... Với những bƣớc đi đo, nền kinh tế công nghiệp Thành phố có nhiều khởi sắc, đặc biệt rõ nét là từ sau năm Từ sau năm 1991, nền công nghiệp Thành phố có nhiều biến đổi tích cực nhƣ: tăng trƣởng cao, xuất hiện nhiều thành phần kinh tế, có sự chuyển biến rõ nét sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nổi bật nhất trong giai đoạn này là số lƣợng các doanh nghiệp tƣ nhân không ngừng tăng lên, cụ thể là năm 1991, các doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là 105 cơ sở thì đến năm 1995 đã lên tới 786 cơ sở. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên gần gấp 2,2 lần so với khu vực quốc doanh, nhất là khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài tăng trƣởng nhanh, hàng năm đạt 22,8 %, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đến năm 1995 tăng gấp 2,7 lần so với năm 1990, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố chiếm 28,5% giá trị sản xuất cả nƣớc [10; tr.101]. Với sự phát triển nhanh chóng và vƣợt bật của nền sản xuất công nghiệp, hình thành nên các doanh nghiệp và đội ngũ công nhân lành nghề, có lối sống đô thị phù hợp với tình hình phát triển chung. Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành những ngành kinh tế chủ chốt, phát huy thế mạnh về tiềm năng, vật chất và sức lao động có trình độ tƣơng đối cao. - Sản xuất gang, thép: năm 1997 đạt sản lƣợng tấn, đáp ứng một phần nhu cầu quan trọng trong ngành xây dựng, sản xuất cơ khí chế tạo và sản xuất hàng tiêu dùng.

67 67 - Sản xuất vật liệu xây dựng: năm 1997 đạt 1,35 triệu tấn xi măng chát lƣợng cao. Các công ty sản xuất gạch bông, gạch men, gạch óp đá và gạch ngói xây dựng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc. - Ngành sản xuất máy (Diesel) phụ tùng cao cấp của các phƣơng tiện vận tải, khuôn mẫu, máy xay xát phục vụ cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu, liên doang sản xuất xe hơi đi vào hoạt động có hiệu quả. - Sản xuất thực phẩm và đồ uống đạt hiệu quả sản xuất và kinh doanh cao nhất trong cơ cấu sản xuất công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1997, giá trị sản xuất đạt tỷ đồng. Sản lƣợng bia đạt 174 triệu lít, sữa 144 triệu hộp). - Ngành dệt may sản xuất sản lƣợng hàng hóa đạt tỷ đồng, riêng may mặc đạt 72 triệu sản phẩm quần áo may sẵn. - Sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông đạt 855 tỷ đồng. Ngành công nghiệp Thành phố năm 1997 đạt gia trị hơn tỷ đồng (tăng 6 lần so với năm 1976). Tuy nhiên, do thiết bị và công nghệ lạc hậu, chậm đƣợc đổi mới, sản phẩm của ngành công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chƣa đạt chất lƣợng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng và tiêu chuẩn khu vực cũng nhƣ quốc tế. Với 530 xí nghiệp quốc doanh và hàng vạn cơ sở sản xuất thủ công nhƣng sản phẩm của công nghiệp Thành phố chƣa đạt chứng chỉ chất lƣợng quốc tế ISO để cạnh tranh với hàng hóa nƣớc ngoài và nhất là cơ hội thành công trên thị trƣờng nƣớc ngoài. Khi thị trƣờng Afta xóa bỏ hàng rào thuế quan, cạnh tranh các nƣớc thành viên ASEAN vào năm 2003, trờ thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới,... Đòi hỏi ngành công nghiệp của Thành phố phải không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, rẻ hơn so với các nƣớc khác thì mới có khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trƣờng.

68 Nông nghiệp Nông nghiệp Thành phố rrong giai đoạn này đáng lƣu ý hơn cả là vấn đề phát triển kinh tế nghiệp ngoại thành. Bởi lẽ, đây là khu vực có hoạt dộng nông nghiệp sôi động, phát triển nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đại hội lần VI của Đảng đã quyết định đổi mới nền kinh tế theo kinh tế thị trƣờng, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế khác cùng tham giam vào sản xuất thay vì chỉ tập trung vào các quốc doanh. Cũng trong đại hội này thì vấn đề nông nghiệp đƣợc quan tâm và chú trọng nhiều nhất. Nghị quyết số 10 (ngày 5/4/1988) của Bộ Chính Trị về đổi mới quản lý trong nông nghiệp cho phép hộ nông dân trong hợp tác xã đƣợc nhận khoán đất lâu dài, tự chủ kinh doanh để khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp. Điều này giúp Việt Nam không tự cấp đƣợc lƣơng thực sang xuất khẩu gạo vào năm Điều kiện tự nhiên cho phát triển nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh có thể liệt kê nhƣ sau: đất tự nhiên tập trung ở 6 huyện ngoại thành (trƣớc năm 1997) khoảng ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng ha. Mặt thoáng nƣớc tự nhiên khoảng ha ở hai huyện Cần Giờ và Thủ Đức. Về trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng năm 1996 khoảng ha, chủ yếu là lúa nƣớc và các loại rau đậu, một số cây công nghiệp nhƣ mía, lạc, thuốc lá. Diện tích trồng lúa khoảng ha, đạt sản lƣợng cộng cả ba vụ mùa là tấn, năng suất bình quân 32 tấn/ha. Các giống lúa mới cũng đƣợc đƣa vào sản xuất với hơn 20 loại mới cho năng suất cao hơn, chất lƣợng hạt gạo tốt hơn so với các giống lúa truyền thống. Các giống lúa mới cao sản này đƣợc trồng với diện tích khoảng ha ở các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi. Sản lƣợng lúa đạt đƣợc năm 1997 tăng gấp 2,5 lần so với năm Rau đậu đƣợc trồng chuyên canh tại các vùng có truyền thống lâu đời ở huyện Hóc Môn, với hơn 80 loại thông dụng trên hơn ha đất. Sản lƣợng bình quân hàng năm khoảng tấn. Hình thành vùng vành đai xanh cung cấp rau quả ổn định trong

69 69 Thành phố. Các nghề trồng nấm cũng phát triển tƣơng đối mạnh, cung cấp thêm nguồn thu nhập cũng nhƣ công việc lao động cho ngƣời dân vùng ven Thành phố. Nông nghiệp Thành phố cung cấp hơn tấn lạc và tấn mía cho công nghiệp chế biến. Ngoài ra, ngành nông nghiệp Thành phố còn trồng 2000 ha cao su, các vƣờn điều, tiêu cũng đƣợc cung cấp cho thị trƣờng theo yêu cầu của ngƣời tiêu dùng. Hơn 450 ha trồng thuốc lá sợi vàng năng suất cao, mỗi năm cung cấp cho công nghiệp chế biến hơn 850 tấn. Về chăn nuôi, vào năm 1997, có hơn con lợn, khoảng 3 triệu gia cầm, hơn đại gia suc1m trong đó có hơn bò sữa. Các cơ sở chăn nuôi đang từng bƣớc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong các khâu chọn, lai giống, thức ăn, thú y,...nhằm tăng chất lƣợng thịt, sữa và thể trọng đàn gia súc. Đàn bò sữa chiếm hơn 60% tổng số bò sữa trên cả nƣớc, cung cấp cho các xí nghiệp chế biến mỗi ngày hơn 1200 tấn sữa tƣơi. Về thủy, hải sản, Thành phố có hệ thống kênh rạch chằng chịt, có 12 km bờ biển, có mặt thoáng nƣớc rộng khá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, hải sản trên cả ba vùng nƣớc ngọt, nƣớc mặn và nƣớc lợ. Sản lƣợng đạt đƣợc năm 1997 là 306,6 tỷ đồng. Về lâm nghiệp, Thành phố có ha rừng (năm 1996) ngập mặn tập trung tại huyện Cần Giờ vốn bị chiến tranh tàn phá nặng nề, sau ngày thống nhất đƣợc phục hồi, phát triển làm chức năng phòng hộ, cải tạo môi trƣờng và môi sinh cho thành phố, đồng thời giải quyết một phần chất đốt và vật liệu xây dựng. Từ tháng 4/1997, thaanh2 phố thành lập thêm 5 quận mới từ các vùng đất của huyện Thủ Đức (3 quận), Nhà Bè (1 quận), Hóc Môn (1 quận) với diện tích ha. Nhƣ vậy, trong quá trình đô thị hóa đã đƣợc Chính phủ phê duyệt thì diện tích đất nông nghiệp đã, đang và sẽ còn bị thu hẹp Dịch vụ *Giai đoạn Từ sau đại hội VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã có những nhìn nhận, đánh giá về những sai lầm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Với sự nhìn nhận, đánh giá về những sai lầm đó, Đảng ta đã có những chính sách thực hiện kinh tế thị trƣờng nhằm thúc

70 70 đẩy kinh tế phát triển. Đến năm 1996, tại Đại hội VIII (tháng 6/1996) Đảng ta đã nhận định một số thành tựu trong công cuộc CNH HĐH đất nƣớc, cụ thể trong ngành dịch vụ đã đạt đƣợc những thành tựu nhƣ sau: Khu vực dịch vụ - thƣơng mại xuất nhập khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ của Thành phố tăng nhanh: trong giai đoạn , Thành phố thu vào 2,7 tỷ USD, trung bình mỗi năm tăng hơn 20%, chỉ riêng năm 1996, Thành phố thu vào 1 tỷ USD, tăng 47,8%. Về nhập khẩu, Thành phố nhập khẩu hơn 43 tỷ USD, bình quân hàng năm tăng 33%. Du lịch không ngừng đƣợc mở rộng, quy mô ngày càng tăng, loại hình dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, cụ thể nhƣ sau: các khách sạn, phòng lƣu trú đƣợc mở rộng về số lƣợng (số phòng phục vụ cho khách du lịch vào năm 1996 đạt hơn phòng, tăng hơn 600 phòng so với mức 9989 phòng vào năm 1995); các doanh nghiệp trong hoạt động du lịch cũng tăng về số lƣợng (năm 1995 có 254 doanh nghiệp thì đến năm 1996 có 307 doanh nghiệp); du khách quốc tế đến Thành phố cũng khá đông ( lƣợt ngƣời); doanh thu ngành dịch vụ theo đó cũng có sự gia tăng đáng kể (năm 1995, doanh thu đạt 1334 tỷ đồng, đến năm 1996 con số đó là tỷ đồng), trong đó, đáng kể nhất là nguồn thu từ dịch vụ ăn uống (năm 1995, doanh thu từ ngành này đạt 615 tỷ đồng), các ngành khác cũng phát triển đáng kể. Đầu tƣ phát triển ngày càng tăng, bình quân hàng năm tăng 33%, cụ thể nhƣ sau: trong giai đoạn , Thành phố có trong tay tỷ đồng; về cơ cấu vốn thì Ngân sách nhà nƣớc chỉ chiếm 10%, còn lại thuộc các doanh nghiệp trong nƣớc, trong dân và đặc biệt là vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong đó, đáng kể nhất là vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài có sự tăng trƣởng mạnh (trong giai đoạn tăng trƣởng hàng năm là 77%, cá biệt vào năm 1996, tăng hơn 80%), chiếm tỷ trọng trong cơ cấu vốn khá lớn (hơn 38,3%). Nguồn thu ngân sách để phát triển đầu tƣ tăng trƣởng khá: vào năm 1991, Thành phố thu đạt tỷ đồng, năm 1996 thu hơn tỷ đồng.

71 71 Chỉ số giá cả hàng hóa giảm dần: năm 1991 là 68,9%, năm 1994 là 9,15%, năm 1996 dƣới 10%. Đời sống nhân dân do đó mà tửng bƣớc đƣợc cải thiện. Về giao thông vận tải và kho bãi, có bƣớc chuyển mới, cụ thể nhƣ sau: - Tổng giá trị vận tải và kho bãi là triệu đồng so với triệu đồng năm Tổng số lƣợng phƣơng tiện vận chuyển tham gia hoạt động vào năm 1996 là phƣơng tiện, tăng gần hai lần so với năm 1995 (6.250 phƣơng tiện). - Trên địa bàn Thành phố có 3 cảng biển, 4 cảng sông; có 22 cầu cảng biển và 8 cầu cảng sông với diện tích mặt bằng là m2. Năng lực bóc xếp của cảng biển trên 8 triệu tấn, cảng sông là 2,4 triệu tấn. - Tổng khối lƣợng vận chuyển hàng hóa của Thành phố năm 1996 là tấn. Trong đó, có sự chênh lệch về khối lƣợng vận chuyển của các loại hình vận tải, cụ thể nhƣ sau: đƣờng bộ là tấn, đƣờng sông là 669 tấn, đƣờng biển là tấn. - Cùng với sự tăng trƣởng của ngành vận tải mà lao động trong ngành này cũng có sự biến động theo chiều hƣớng tăng. Năm 1995 là ngƣời, năm 1996 là ngƣời. - Ngành hàng không có sự tăng trƣởng tƣơng đối, cả về số lƣợng chuyến bay, khối lƣợng hành khách và hàng hóa vận chuyển. Theo đó, số lƣợng chuyến bay trong nƣớc năm 1996 là chuyến (năm 1995 là chuyến), khối lƣợng hàng hóa và hành khách vận chuyển vào năm 1996 lần lƣợt là tấn và hành khách (năm 1995 là tấn và hành khách; về bay Quốc tế, số chuyến bay ra ngoài lãnh thổ năm 1996 là chuyến, khối lƣợng hành hóa và hành khách lần lƣợt là tấn và hành khách.

72 72 Về ngành bƣu chính - viễn thông, đƣợc trang bị các trạm tiếp vận mặt đất vệ tinh, cho phép trực tiếp điện đàm, điện tín, telefax với mọi thành phố lớn trên thế giới [18; tr134]. Giai đoạn Đây là giai đoạn mà cả nƣớc nói chung và Thành phố nói riêng gặp vô vàng những khó khăn trong kinh tế, đặc biệt là khu vực dịch vụ - thƣơng mại. Nguyên nhân đƣợc xác định là do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nƣớc Đông Bắc Á và Đông Nam Á, bắt nguồn từ Thái Lan và lan rộng ra các nƣớc khác, trong đó có Việt Nam. Cùng với ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh tế trong nƣớc nhƣ Elnino và Lanina. Mức tăng trƣởng kinh tế bắt đầu chậm lại, đặc biệt là trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ: Giá cả năm 1997 chỉ tăng 2,45%, giá nông sản đƣợc nhích lên chút ít ở các tháng cuối năm, giá công nghệ phẩm, hàng tiêu dùng vẫn ổn định, vàng đứng giá; du lịch có sự giảm sút về nhiều mặt về nhiều mặt ở năm 1997 so với năm 1996, tuy nhiên thì số lƣợng các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch tăng thêm 26 công ty. Đến năm 1999, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển, theo đó mà ngành dịch vụ cũng có sự phục hồi khá tích cực. Nhìn chung trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện nhƣ sau: - Ngày 12/1/1999, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh công bố kết quả điều chỉnh quy hoạch Thành phố đến năm 2020 do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. - Tổng Công ty du lịch Sài Gòn (Saigon touris) đƣợc thành lập ngày 30/3/1999, có những hoạt động dịch vụ tƣơng đối nổi trội nhƣ: tổ chức cho khách nƣớc ngoài đón giao thừa năm 2000 tại khách sạn Rex Thành phố Hồ Chí Minh. - Với nguồn vốn 40 triệu đô la, Thành phố đã tiến hành cải tạo lại cảng Sài Gòn, nâng cao năng suất phục vụ nhu cầu bóc xếp hàng hóa. Năm 1999, càng Sài Gòn đã khai thác tốt nguồn hàng, đạt 8,3 triệu tấn, đạt 106,4% so với kế hoạch [18; tr.75].

73 73 - Ngày 31/12/1999, siêu thị Coopmark Nguyễn Đình Chiểu chính thức đi vào hoạt động phục vụ cho nhu cầu mua sắm của ngƣời dân Thành phố. Đây là siêu thị lớn nhất trong năm 1999 với số vốn đầu tƣ khoảng 7 tỷ đồng và là siêu thị thứ năm đƣợc khai trƣơng. - Tổng kiêm ngạch xuất khẩu của Thành phố đạt hơn 4,5 tỷ USD tập trung ở các mặt hàng dầu thô, hàng may mặc và nông thủy sản. Tuy có sự chuyển biến khá tích cực, Thành phố cũng gặp một số khó khăn, những khó khăn gặp phải đó đƣợc Thành phố nghiêm túc chỉnh sửa, đối phó làm cho nền kinh tế Thành phố nói chung và nền thƣơng mại nói riêng tiếp tục có sự chuyển biến, đột phá mới, đặc biệt là sau năm Sự chuyển biến về xã hội Chuyển biến về dân cƣ Dân số Thành phố Hồ Chí Minh có xu hƣớng tăng nhanh trong thời gian gần đây, đặc biệt từ sau năm Theo kết quả điều tra dân số, năm 1979 dân số Thành phố là 3,34 triệu ngƣời. Đến năm 1989, dân số là 3,99 triệu ngƣời. Nhƣng chỉ trong 10 năm, từ năm 1989 đến năm 1999, dân số Thành phố đã tăng thêm một triệu ngƣời [đối ngoại; tr16] và chƣa có bất kì dấu hiệu nào cho thấy dân số của Thành phố giảm tốc độ gia tăng. Đến năm 2010, theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và Nhà ở, Thành phố có hơn 7,2 triệu ngƣời, trong đó hơn 6 triệu thị dân. Với tốc độ đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng, dự báo trong thời gian tới, dân số Thành phố sẽ còn tăng nhanh hơn nữa, chủ yếu là gia tăng cơ học. Việc dân số tăng nhanh và quá trình đô thị hóa hóa diễn ra mạnh mẽ, Thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt với hai thách thức vô cùng to lớn. Một là, quy mô dân số quá lớn và ngày càng có khả năng tăng nhanh với tình trạng dân từ các tỉnh, thành khác trong cả nƣớc đổ về Thành phố một cách ào ạt, tỉ lệ gia tăng cơ học vƣợt lên trên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số Thành phố.

74 % 2.00% 1.50% 1.00% Gia tăng tự nhiên Gia tăng cơ học 0.50% 0.00% Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Biểu đồ về sự chênh lệch tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học qua các giai đoạn. (Nguồn:Trần Nam Tiến (2015), Hoạt động đối ngoại Thành phố Hồ Chí Minh ( ), Nxb Văn hóa Văn nghệ, trang 18) Tuy nhiên, mặc dù dân số đông nhƣng dân cƣ thành phố Hồ Chí Minh phân bố không đều theo lãnh thổ. Sự chênh lệch dân cƣ giữa nội thành và ngoại thành đƣợc thể hiện rất rõ. Khu vực nội thành chỉ chiếm 21,1% diện tích toàn thành phố nhƣng là nơi cƣ trú của 81,7% dân số. Các quận có số dân đông nhất là các quận Tân Bình (hơn 66 vạn ngƣời), Bình Thạnh (41 vạn), Gò Vấp (37 vạn), quận 8 (34 vạn),... Mật độ dân số ở các quận nội thành rất cao nhƣ: quận 5 (hơn 49 nghìn ngƣời/ km 2 ), quận 11 (hơn 47 nghìn ngƣời/ km 2 ),... Trong khi đó, mật độ dân số ở các huyện ngoại thành rất thấp, trung bình 600 ngƣời/ km 2, về mật độ, các huyện ngoại thành thấp hơn so với nội thành khoảng 16,7 lần.

75 75 Số lƣợng ngƣời dân ở các tỉnh, thành khác đổ xô vào Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ sự phát triển mạnh về kinh tế đƣa Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm đô thị lớn có sức hút mạnh đối với dân cƣ tạo nên hiện tƣợng nhập cƣ tự do. Thứ hai, việc dân tự do ồ ạt đổ vào Thành phố nhƣ vậy, gây sức ép rất lớn đến các vấn đề xã hội nhƣ: nghèo đô thị, tệ nạn xã hội cùng nhiều vấn đề phức tạp khác, cẳng hạn nhƣ gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính, tăng sức ép về cung úng các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ học tập, vui chơi, khám chữa bệnh,... Bên cạnh những yếu tố tích cực mà lƣợng lớn ngƣời dân nhập cƣ mang lại thì nó tạo ra sức ép vô cùng to lớn đến vấn đề phát triển bền vững của Thành phô Hồ Chí Minh Chuyển biến về văn hóa Từ năm 1986, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cả nƣớc bƣớc vào thời kì đổi mới toàn diện từ kinh tế, giáo dục, y tế,... cho đến văn hóa. Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hòa vào chung xu thế chung đó của đất nƣớc. Từ đó, đời sống văn hóa của ngƣời dân Thành phố có nhiều biến đổi toàn diện và sâu sắc. Những thay đổi đó từ đời sống cá nhân, gia đình, sinh hoạt xã hội. Về phương diện cá nhân, đi cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Thành phố, suy nghĩ, việc làm của ngƣời dân của địa bàn cũng có nhiều thay đổi (ăn, mặc, ở,...). Trƣớc năm 1986, việc ăn uống của ngƣời dân tƣơng đối khắc khổ do chính sách tập trung quan liêu bao cấp, chất lƣợng và số lƣợng thức ăn cũng, các hàng ăn trên địa bàn vắng bóng. Mọi ngƣời chỉ tập trung vào việc làm sao để có đƣợc lƣơng thực, thực phẩm để nuôi sống bản thân và gia đình trong mức sống tối thiểu. Từ sau năm 1986, mặc dầu điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhƣng vấn đề ăn uống của ngƣời dân Thành phố đã từng bƣớc đƣợc cải thiện đáng kể. Đặc biệt là từ sau năm 1995, chất lƣợng của bữa ăn hằng ngày không những đƣợc nâng lên mà còn có những thay đổi lớn trong văn hóa ăn uống của dân cƣ, các bữa ăn vì mục đích giao tiếp, các tiệc nhậu,... diễn ra thƣờng xuyên hơn, họ bắt đầu chuyển từ tự nấu ở nhà sang đãi các bữa tiệc ở các nhà hàng, hàng quán, kéo theo đó mà số lƣợng các hàng quán, nhà hàng ẩm thực không ngừng đƣợc tăng lên.

76 76 Bên cạnh đó, việc giờ giấc làm việc ảnh hƣởng không nhỏ đến giờ ăn của họ, việc họ phải ăn nhanh để đến nơi làm việc đúng giờ giúp các cửa hàng thức ăn nhanh mọc lên nhiều nơi để phục vụ. Sự du nhập văn hóa ăn uống từ các nƣớc trên thế giới cũng đƣợc ngƣời dân Thành phố tiếp thu, các hình thức ăn uống mới nhƣ: ăn nhanh (Fasfood) đƣợc du nhập từ Pháp và Mĩ đƣợc ngƣời dân áp sử dụng nhiều hơn vì tiết kiệm thời gian, chi phí và hợp vệ sinh; ăn tự chọn (Buffet), loại hình này đƣợc phổ biến vì nhanh, tiện, chủ động, phần lớn những ngƣời sử dụng hình thức này là ngƣời có trình độ trong xã hội. Bên cạnh những sự du nhập mới từ bên ngoài, ngƣời dân Thành phố vẫn giữ các thói quen truyền thống của mình nhƣ ăn khuya, ăn chay, uống cafe sáng,... Về trang phục, trƣớc năm 1986, với điều kiện kinh tế khó khăn, việc mặc cũng ít đƣợc ngƣời dân quan tâm. Trong thời gian này, họ thƣờng chỉ có hai loại trang phục cơ bản là đồ mặc ở nhà và đồ đi làm, việc chạy theo thời trang với họ là sự sa sỉ. Nhƣng từ sau năm 1986, thị hiếu về trang phục của ngƣời dân Thành phố có nhiều thay đổi theo chiều hƣớng mới. Các mặt hàng quần áo may sẵn chiếm ƣu thế vì nó vừa tiện lợi, giá cả thấp. Quần áo đƣợc chia thành nhiều loại nhằm phục vụ với nhiều mục đích khác nhau nhƣ đi du lịch, đi làm,... Họ cũng không còn chọn trang phục theo hƣớng độ bền mà xu hƣớng thẩm mĩ, giá cả, sự tiện lợi. Những đồng phục dùng trong trƣờng học và làm việc cũng có nhiều thay đổi, các công ty sử dụng đồng phục của mình nhƣ một hình thức quản cáo và thể hiện cấp bậc trong cơ quan; đồng phục còn thể hiện mức thu nhập của cá nhân và đẳng cấp của họ trong xã hội. Lễ phục trong giai đoạn này cũng có nhiều biến đổi, phù hợp cho nhiều hoạt động khác nhau nhƣ giao tiếp, lễ cƣới hỏi, sinh nhật,... Ví dụ trong tiệc cƣới khi chƣa có điều kiện thì họ dùng áo dài, soire, veston đi thuê,... ngày nay, họ thƣờng nay sẵn cho mình, thậm chí còn chọn những thƣơng hiệu nổi tiếng. Ngƣời dự lễ, nếu là nam giới thì đon giản hơn so với nữ giới, họ thƣờng chọn cho mình bộ áo sơ mi, quần tây và đôi giày, chỉ những ngƣời có vị thế quan trọng trọng buổi lễ mới dùng đến cavat. Còn nữ giới, họ thƣờng không sử dụng một bộ đồ trong hai buổi tiệc liên tiếp, đến mức khi than vãn không có đồ mặc đi tiệc thì trên thực tế trong tủ đồ của họ có cả đến sáu bộ [6; tr.155]. Sự du nhập của các trang phục bên ngoài cũng diễn ra mạnh mẽ, các

77 77 trang phục theo xu hƣớng của các diễn viên ca sĩ trong và ngoài nƣớc cũng đƣợc họ sử dụng nhƣ một xu hƣớng thời trang. Những thay đổi trong đời sống gia đình, xuất hiện nhiều gia đình chỉ chó hai thế hệ (cha mẹ và con cái) thay cho gia đình ba thế hệ (thêm ông bà), cách đối xử trong các quan hệ trong gia đình cũng thay đổi theo (ở một số bộ phận), ngƣời ta sống nhƣ một cách vô thức, từ việc nuôi dạy con cái, quan hệ vợ chồng, chi tiêu trong gia đình, giúp đỡ anh chị em, phụng dƣỡng cha mẹ già theo kiểu thị trƣờng [6; tr.127]. Và hầu nhƣ cũng không còn thấy hình ảnh ngƣời ta đèo bồng cả cha mẹ, con cái về quê ăn giỗ, gặp ai cũng chào, gặp ai cũng cƣời mà thay vào đó, họ chỉ cử đại diện, về quê đƣa cho cha mẹ sắp phong bì, nhƣ vậy đƣợc đánh giá là hiếu thảo lắm rồi. Sự phát triển nhanh của kinh tế, khoa học công nghệ, những giá trị ngoại bang làm cho những hệ giá trị trong xã hội có sự biến đổi, hiện tượng ly hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân đã nói lên điều đó. Trong giai đoạn , hiện tƣợng ly hôn ngày trở nên phổ biến, số vụ ly hôn không ngừng tăng cao, theo thống kê của tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì giai đoạn có vụ ly hôn, giai đoạn con số đó tăng lên vụ ly hôn [6; tr.237]. Số vụ ly hôn trong đó, chủ yếu là trong độ tuổi 18 34, điều đó có nghĩa là hiện tƣợng ly hôn tập trung ở giới trẻ rất nhiều. Tỉ lệ ly hôn ở nhóm có trình độ cao rất ít so với nhóm còn lại. Bên cạnh việc ly hôn, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng diễn biến phức tạp. Theo khảo sát của Nguyễn Minh Hòa với 500 nam nữ thanh niên độc thân ở Thành phố thì 60,2% cho rằng sẵn sàng hiến thân cho nhau miễn quan hệ đó là kết quả của tình yêu dù trong hôn nhân hay ngoài hôn nhân, 25,6% cho rằng quan hệ thoáng qua là có thể chấp nhận đƣợc, 18,6% cho rằng họ ít nhất một lần quan hệ với ngƣời khác giới. Còn theo diễn đàn VnExpress.net thì con số có hành vi quan hệ tình dục lần đầu tiên trƣớc 18 tuổi chiếm tỷ lệ 25,3% đối với nữ và 21,5% đối với nam, đây là con số khá đáng lo ngại. Vì thế, tầm quan trọng của chữ trinh ở ngƣời phụ nữ cũng không còn đƣợc mọi ở đây xem trọng nhiều nhƣ trƣớc. Với việc quan hệ tình dục diễn ra nhƣ vậy mà hệ quả

78 78 của nó là quan hệ không an toàn làm kéo theo tình trạng nạo phá thái đáng báo động, gây ảnh hƣởng rất xấu đến cơ thể ngƣời phụ nữ, với việc quan hệ tình dục không an toàn cũng làm cho các bệnh lây qua đƣờng tình dục có dịp bùng phát mạnh mẽ, khó kiểm soát Về các món ăn tinh thần của ngƣời dân Thành phố, đặc biệt là văn học, âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn sân khấu đã có thay đổi nhanh chóng, ngoài những dòng thuộc âm kinh viện, mà tiêu biểu là các buổi biểu diễn ở Nhạc viện Thành phố, Nhà hát giao hƣởng va vũ kịch Thành phố thì các hoạt động âm nhạc đại chúng và âm nhạc cổ truyền đã góp phần trong việc xác lập diện mạo của đời sống âm nhạc của Thành phố thời gian Về sinh hoạt văn học nghệ thuật sân khấu, từ sau Đại hội Đảng lần VI (năm 1986), bên cạnh những bƣớc tháo gỡ khó khăn về kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, các khía cạnh khác cũng đƣợc Đảng quan tâm nhƣ trong lĩnh vực văn học, sân khấu, âm nhạc. Sự chuyển biển này diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là từ sau nghị quyết Trung ƣơng 5. Trong lĩnh vực văn học, ngay sau Đại hội Đảng lần VI đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho những tác giả tại Thành phố, đặc biệt là buổi phổ biến về nghị quyết Trung ƣơng 5 thì văn học Thành phố có bƣớc phát triển rất sôi động. Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, trên Thành phố xuất hiện ba xu hƣớng sáng tác văn học. Thứ nhất, trào lƣu văn chương cải tổ, trào lƣu này cho rằng văn chƣơng Cách Mạng đã đi lệch hƣớng, chỉ có tội, nó phủ nhận sạch trơn văn chƣơng Cách Mạng. Thứ hai, xu hƣớng văn chương thị trường, xu hƣớng này bị đánh giá là những tác phẩm văn chƣơng rẻ tiền, viết ngay trong vài ngày, đó là những sản phẩm của những nhà văn không tên tuổi, viết nhầm đánh vào thị hiếu của ngƣời trẻ tuổi hay những ngƣời ít học có nhiều thời gian rãnh rỗi, là những cau chuyện cổ tích hoang đƣờng, trinh thám bịa đặt hay thậm chí là những tác phẩm mang nặng hơi hƣớng tình dục. Thứ ba, xu hướng đổi mới sự thật, xu hƣớng này bị cải tổ và thị trƣờng lấn át, tuy nhiên sau khi hai xu hƣớng kia có sự lắng

79 79 xuống thì ngay lập tức xu hƣớng này trỗi dậy mạnh mẽ, các tác phẩm nổi tiếng của xu hƣớng văn học này có thể kể đến nhƣ: Bàn thờ tổ một cô đào của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Chân dung một quản đốc của Trần Bạch Đằng,... những tác phẩm này tập trung khai thác các khía cạnh mới, những góc nhìn mới về đề tài chiến tranh. Bƣớc vào thời kỳ những năm cuối cùng của thập niên 90, thế kỷ XX, những nhà văn ở Thành phố từ sau năm 1975 nhƣ Nguyễn Nhật Ánh, Ngô Thị Kim Cúc,... dần khẳng định đƣợc chỗ đứng của mình trong giới văn học, tập trung viết về các đề tài về những khía cạnh trong đời sống xã hội thƣờng nhật; các nhà văn lớp trƣớc năm 1975 cũng cho ra đời những tác phẩm hay, đó là những tác giả đã ngoài bảy mƣơi tuổi nhƣ Trang Thế Hy, Nguyên Hùng,... Những tác giả Thành phố có sáng tác hay, đạt đƣợc giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam, góp phần khẳng định vị thế của văn học Thành phố có thể kể đến nhƣ: Một ngày và một đời của Lê Văn Thảo (Nxb Trẻ, 1997), tập thơ Cõi lạ (Nxb Thanh niên, 2000),... Về sân khấu, các đoàn kịch sau khi bị ảnh hƣởng từ chế độ cũ đã nhanh chóng hồi sinh nhƣ Hƣơng Mùa Thu, Thanh Minh Thanh Nga, Kim Cƣơng, cùng các nhà hát, các đoàn nghệ thuật cách mạng tập hợp trong Hội sân khấu chiếm lĩnh toàn bộ sân khấu Sài Gòn. Còn với sân khấu chuyên nghiệp, phong trào ca hát quần chúng phát triển rộng rãi từ các quận nội thành đến các huyện ngoại thành. Nhiều giọng hát hay trở thành ca sĩ đƣợc yêu mến trƣởng thành từ phong trào ca hát quần chúng rộng rãi này. Sân khấu kịch nói có đoàn kịch nói Sân khấu nhỏ vào thời gian này đã có chỗ đứng trong lòng ngƣời hâm mộ thành phố. Ngành phim và chiếu bóng có các hãng phim Giải Phóng, hãng phim Thời sự - Tài liệu. Trong thập niên 90, một số hãng phim mới đƣợc cấp phép hoạt động: hãng phim Bến Nghé, hãng phim Hội nhà văn, hãng phim Truyền hình,... phim của các hãng phim thành phố đạt nhiều giải tại liên hoan phim Việt Nam, trở thành món ăn tinh thần bổ ích cho khán giả đấn rạp cũng nhƣ qua màn ảnh nhỏ của các kênh truyền hình thành phố cũng nhƣ là của Trung ƣơng. Hãng phim Giải Phóng từng đoạt giải Quả cầu vàng tại

80 80 liên hoan phim Mát cơ va với tác phẩm Cánh đồng hoang cùa cố nghệ sĩ nhân dân Hồng Sển. Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống Nhà văn hóa rộng khắp các quận, huyện. ở khu vực nội thành có các Nhà văn hóa hoạt động sôi nổi và hiệu quả nhƣ: Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà Văn hóa Lao động, Nhà Văn hóa Khoa học tổng hợp và Nhà Văn hóa Phụ nữ. Các Nhà Văn hóa thực hiện rất nhiều các chƣơng trình giao lƣu quần chúng, đáng kể nhất là Tiếng hát truyền hình đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và có lực lƣợng hâm mộ đáng kể từ ngƣời hâm mộ ở thành phố và lan tỏa sang cả những tỉnh, thành khác trong cả nƣớc. Thông qua cuộc thi này, những nhân tố tài năng sẽ đƣợc tiếp tục bồi dƣỡng để tiếp tục niềm đam mê của mình và phục vụ cho ngƣời hâm mộ. Các hội chuyên ngành ra đời thực hiên chức năng tập hợp lực lƣợng đông đảo văn nghệ sĩ từ chiến khu về, từ miền Bắc về, văn nghệ sĩ sống và sáng tác tại thành phố Hồ Chí Minh từng tích cực tham gia phong trào yêu nƣớc, sâu sát tâm tƣ và nguyện vọng của quần chúng, văn nghệ sĩ trẻ trƣởng thành sau ngày giải phóng. Các hội có nhiệm vụ định hƣớng nghiệp vụ chuyên môn, đào tạo và bồi dƣỡng tài năng trẻ. Hội nhiếp ảnh đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm ảnh lớn với liên hoan ảnh màu mùa Xuân. Hội viên của Hội nhiếp ảnh thành phố đoạt đƣợc nhiều giải thƣởng quốc gia và quốc tế tại các liên hoan triển lãm. Sáu nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đầu tiên đƣợc Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế (FIAP) phong tƣớc hiệu của Liên đoàn đều là thành viên Hội nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh. Hội Mỹ thuật tập hợp đƣợc số lƣợng đông đảo giới nghệ sĩ thuộc các nganh2hoi65 họa, điêu khắc, trang trí mỹ nghệ thành một hội chuyên môn mạnh. Trong số hội viên có nhiều gƣơng mặt nghệ sĩ trẻ tốt nghiệp và trƣởng thành sau ngày giải phóng. Hội đã tổ chức đƣợc 500 cuộc triển lãm mỹ thuật tại thành phố và các tỉnh thành trong cả nƣớc và 60 cuộc triển lãm ở nƣớc ngoài. Hội kiến trúc tập hợp cho mình một hàng ngũ lực lƣợng đông đảo hơn 1000 thành viên. Hội ý thức rất rõ nhiệm vụ của mình là tạo cho thành phố quê hƣơng dáng vẻ và

81 81 kiến trúc tiên tiến mà vẫn giữ đƣợc nét đặc thù, bản sắc dân tộc trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ ở thành phố. Về hệ thống thƣ viện, lan tỏa khắp thành phố, ban đầu hoạt động dƣới nguồn vốn của nhà nƣớc. Tuy nhiên từ sau năm 1986, khi đất nƣớc tiến hành thay đổi cơ chế, chuyển sang cơ chế thị trƣờng thì các thƣ viện cũng nằm trong nhóm chung đó. do đó mà hệ thống thƣ viện cũng giảm dần số lƣợng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 2 thƣ viện lớn là thƣ viện Khoa học tổng hợp và thƣ viện Khoa học xã hội. Số nhỏ còn lại thuộc chủ yếu ở các trƣờng đại học và các địa phƣơng trong thành phố. Sau ngày đất nƣớc thống nhất, trên đại bàn thành phố có các Nhà xuất bản uy tín nhƣ: Nhà xuất bản Tổng hợp, Nhà xuất bản Trẻ và Nhà xuất bản Văn nghệ. Suốt 20 năm sau Giải phóng, những nhà xuất bản này hoạt động sôi nổi, có hiệu quả, đáp ứng đƣợc nhu cầu của bạn đọc. Năm 1997, thành phố có hơn 40 tờ báo, tạp chí, tuần san,... cung cấp ra bản mỗi ngày phục vụ cho nhu cầu nhân dân thành phố. Sách xuất bản năm 1997 đạt hơn 6,8 triệu bản, gấp 4 lần năm Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định trong công tác kiểm duyệt xuất bản, nhiều sách không có giá trị hay những sách mang hơi hƣớng tầm thƣờng, đặt nặng vấn đề tình dục đƣợc in một cách tràn lan gây khó khăn cho ngƣời đọc cũng nhƣ làm ảnh hƣởng đến một bộ phận ngƣời trẻ thành phố. Là thành phố hiện đại bật nhất cả nƣớc, tuy nhiên thành phố Hồ Chí minh avn64 giữ đƣợc những nét mang giá trị lịch sử của dân tộc. Biểu hiện một cách cụ thể là các hoạt động lễ hội dân gain đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nhƣ: Lễ cúng đình (vào tháng 2 và tháng 8 hằng năm), lễ Nghinh Ông ở huyện Cần Giờ,... Về công tác lƣu trữ những giá trị lịch sử thì thành phố có mạng lƣới bảo tàng khá quy mô: Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng cách mạng, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Quân khu 7, Bỏa tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng miền Đông. Những bảo tàng này không những phục vụ cho khách tham quan trong và ngoài nƣớc mà còn là điểm đến hấp dẫn cho

82 82 những nhà nghiên cứu, học sinh sinh viên đến để trao dồi kiến thức, thực tế chuyên môn. Đây là nét văn hóa khá đặc biệt tại thành phố trẻ Chuyển biến về giáo dục, y tế *Về giáo dục Những ngày đầu giải phóng, thành phố có hơn ngƣời thất nghiệp, thƣơng phế binh, khoảng gái mại dâm, lính ngụy tan rã tại chỗ, ngƣời từ các nơi khác đổ về thành phố sống vất vƣởng nơi gầm cầu, bến xe, bãi chợ. Khoảng ngƣời nghiện ma túy, ngƣời bệnh lao, ngƣời bệnh hoa liễu, thanh thiếu niên bụi đời, lƣu manh, trộm cƣớp, du thủ du thực và ngƣời mù chữ. Chính sách thực dân mới của Mỹ - Ngụy đã tạo ra ở thành phố một nền kinh tế dịch vụ lệ thuộc nƣớc ngoài, phục vụ nhu cầu chiến tranh xâm lƣợc, tạo ra một loại công dân lƣời biếng, ăn bám, cờ bạc, ăn chơi sa đọa. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của thành phố là khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục sản xuất, thực hiện bƣớc chuyển cách mạng từ một thành phố dịch vụ sang thành phố sản xuất, từng bƣớc nâng cao đời sống văn hóa, nâng cao dân trí cho ngƣời dân. Ngay từ sau giải phóng, thành phố đã có những chƣơng trình, biện pháp cải tạo, đổi mới và phát triển giáo dục đã đƣợc triển khai. Bắt đầu là việc cải cách, tiếp đến là đa dạng hóa loại hình trƣờng lớp và các hình thức giáo dục, cải tiến nội dung cho phù hợp với mọi đối tƣợng và tiến hành triển khai quá trình xã hội hóa giáo dục đào tạo. Thành phố đã thực sự chăm lo cho sự nghiệp quan trọng này nhằm đào tạo con ngƣời từ thuở thơ ấu đến khi trƣởng thành. Giáo dục toàn diện cho con ngƣời ở các cấp học đƣợc xem là nội dung nhất quán của sự nghiệp giáo dục đào tạo hai mƣơi ba năm. Giáo dục mầm non : quy mô trƣờng lớp, tốc độ phát triển của hệ thống giáo dục này đƣợc thể hiện qua các số liệu sau đây: Năm Nuôi dạy trẻ Mẫu giáo Nhà trẻ Cô nuôi Số cháu Trƣờng Số lƣợng Học sinh Chỉ số so

83 83 dạy trẻ ở nhà trẻ giáo viên với năm trƣớc ,3% ,8% ,0% ,1% ,5% (Nguồn: Lược sử 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh) Giáo dục mầm non năm 1985 tăng cao, nhƣng đến năm 1990 giảm sút nghiêm trọng do hậu quả không tránh khỏi từ khủng hoảng kinh tế - xã hội của thập niên 80 tác động vào. Mặt khác, từ năm 1986, nƣớc ta chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣợng, các mặt tiêu cực của cơ chế cũ vẫn còn tác động mạnh, trong khi cơ chế mới chƣa phát huy tác dụng. Từ năm 1991, khủng hoảng đƣợc chặn lại, giáo dục cũng bắt đầu thời kì củng cố và phát triển cả hệ thống công lập, dân lập và tƣ thục. Chất lƣợng giáo dục mầm non tăng lên ở cả khâu nuôi dạy trẻ. Trẻ em rời mẫu giáo có đủ tự tin, lễ phép, bản lĩnh bƣớc vào lớp 1. Giáo dục phổ thông : đến năm 1997, thành phố có 699 trƣờng phổ thông công lập, bên cạnh đó còn có các trƣờng bán công (33 trƣờng), dân lập (9 trƣờng). Việc xã hội hóa giáo dục mang lại hiệu quả thiết thực. Hầu hết các trƣờng có cơ sở vật chất kỹ thuật khá nhƣ thƣ viện, phòng thí nghiệm, vi tính, phòng nghe nhìn,... Đang từng bƣớc chuyển phƣơng pháp thầy giảng trò nghe sang phƣơng pháp thầy hƣớng dẫn, trò chủ động tiếp cận kiến thức mới và rèn luyện tƣ duy khoa học. Hoạt động hƣớng nghiệp và dạy nghề phát triển. Hoạt động ngoại khóa và hoạt động xã hội đƣợc coi trọng và tăng cƣờng. Các phong trào rèn luyện thể lực, hoạt động thể thao, văn nghệ diễn ra sôi nổi hơn. Chất lƣợng toàn diện ở ban cấp học phổ thông đều

84 84 có bƣớc phát triển ngày càng tốt. Hiệu suất đào tạo tăng từ 50% lên 80%. Tỷ lệ trung bình học sinh lớp 12 thi đỗ đại học, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng là 35%. Bảng số liệu về hệ thống giáo dục phổ thông công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm 1980, 1985, 1990, 1995, 1997 Năm Trƣờng Lớp Giáo viên Học sinh Số học sinh/1 vạn dân (Nguồn: Lược sử 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh) Đào tạo trung học và dạy nghề : Thành phố Hồ Chí Minh có 9 trƣờng trung học chuyên nghiệp, tuyển sinh hàng năm hơn học sinh. Một hệ thống trƣờng sƣ phạm tƣơng đối hoàn chỉnh, đào tạo cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên từ nhà trẻ, mẫu giáo đến trung học cơ sở tất cả các bộ môn. Tính đến năm 1997, ngành sƣ phạm đã đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo nâng lên trình độ đại học cho giáo viên, bồi dƣỡng chuẩn hóa giáo viên các cấp và bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho hơn giáo viên khác. Hệ thống trƣờng đào tạo nghề phát triển đa dạng nhiều loại hình: công lập, bán công, dân lập, tƣ thục. Ngành nghề đào tạo cũng vô cùng phong phú. Năm 1997, Thành phố có 21 trƣờng công nhân kỹ thuật, 26 trung tâm dạy nghề và 173 trƣờng lớp dạy nghề dân lập, tƣ thục. Hàng năm, hệ thống này đào tạo cho hơn ngƣời. Từ năm 1986 đến năm 1997, ngành dạy nghề đã đào tạo nghề cho ngƣời.

85 85 Đào tạo cao đẳng, đại học : Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo cho Nam bộ với 15 trƣờng đại học, cao đẳng (năm 1996). Mƣời năm sau đổi mới ( ), thành phố đã cung cấp cho các trƣờng đại học, cao đẳng học sinh. Một số lớn đã tốt nghiệp, bổ sung vào cơ cấu lao động và tạo cho mặt bằng học vấn trình độ đại học, cao đẳng là 7,32%. Bảng số liệu về tình hình đào tạo đại học, cao đẳng của thành phố qua các năm 1987, 1990, 1995, 1997 Năm Học sinh đang học ĐH CĐ Số đã tốt nghiệp (Nguồn: Lược sử 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh) Số lƣợng sinh viên theo học tại các trƣờng cao đẳng, đại học tăng lên nhanh chóng, đột phá mạnh mẽ từ giai đoạn và , tăng lên gần gấp đôi số sinh viên tốt nghiệp và đang theo học. Có sự gia tăng mạnh mẽ này bắt nguồn từ số lƣợng lớn học sinh các địa phƣơng khác theo học tại các trƣờng trên địa bàn thành phố, cộng với tâm lý trọng bằng cấp trong ngƣời dân. Điều này kéo theo hệ quả hàng loạt cử nhân, thạc sĩ ra trƣờng bị thất nghiệp. Thành phố cần hơn những hoạt động hƣớng nghiệp đúng đắn nhằm giúp học sinh định hƣớng rõ nghề nghiệp mình hƣớng tới, hạn chế việc đổ xô ào ạt vào các trƣờng đại học, cao đẳng. Giáo dục thường xuyên : rừ sau năm 1975, với những hệ quả tiêu cực mà Mỹ - Ngụy để lại làm cho hơn nửa triệu ngƣời dân thành phố mù chữ, vấn đề phổ cập giáo dục đƣợc thành phố rất quan tâm. Xóa mù chữ, nâng cao dân trí là hai trong những mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục thành phố.

86 86 Bằng những hoạt động cụ thể, ngành giáo dục thành phố đã đạt đƣợc những thành công đáng đƣợc ghi nhận. Năm 1989, có 90% dân trong độ tuổi phải xóa mù chữ biết đọc, viết đạt yêu cầu quy định; năm 1995, thành phố đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học (18/18 quận huyện và 281/282 phƣờng xã); thành phố có 3 trƣờng cấp thành, 9 trung tâm, 21 trƣờng cấp quận, huyện chuyên đào tạo bổ túc văn hóa, xóa mù chữ,... [7; tr.172]. Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho giáo dục một khoản khá lớn và ngày càng tăng lên. Tỷ lệ chi cho giáo dục chiếm từ 15 19% ngân sách Thành phố. Trong hai mƣơi năm qua Thành phố đã xây mới phòng học và sủa chữa phòng học, trong đó có những trƣờng đạt yêu cầu về cơ sở vật chất trang thiết bị theo mô hình chuẩn trung tâm chất lƣợng cao của Bộ [13; tr.166]. Bên cạnh những thành tựu nhƣ trên thì công tác giáo dục đào tạo cũng còn nhiều mặt hạn chế: mặt bằng học vấn của ngƣời dân thành phố đƣợc nâng lên nhƣng vẫn còn thấp, sự chênh lệch giữa ngoại thành và nội thành khá cao; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi vào học mẫu giáo chƣa cao (5/,51%) làm ảnh hƣởng đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học;... *Về y tế Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất cả nƣớc, kinh tế ngày càng phát triển,... kéo theo đó là hàng loạt mầm móng của những loại bệnh đặc trƣng mà thành phố luôn phải đối mặt nhƣ: bệnh nhiễm khuẫn, bệnh dịch mang đặc trƣng vốn có ở nhiều nƣớc đang phát triển vùng nhiệt đới (sốt rét, dịch tả, dịch hạch, sốt xuất huyết, nhiễm HIV,...; bệnh vốn có ở các nƣớc công nghiệp phát triển(tim mạch, huyết áp cao, ung thƣ, tâm thần, bệnh nghề nghiệp, dị ứng do môi trƣờng ô nhiễm, hóa chất độc hại, bệnh đƣờng hô hấp,...). Trƣớc thực tế đó, ngành y tế thành phố đã đề ra một chƣơng trình chăm sóc, chữa bệnh, diều dƣỡng sức khỏe cho ngƣời dân trong và ngoài thành phố. Sau ngày giải phóng chúng ta tiếp nhận một hệ thống bệnh viện, phòng khám cho nhân dân, cho quân đội, một số trung tâm lớn về y học dự phòng nhƣ Viện Quốc gia y tế công cộng, Nha Y tế cộng đồng, Viện Pasteur, trung tâm bài Lao Hồng Bàng, một hệ

87 87 thống trƣờng y, nha, dƣợc, điều dƣỡng, nữ hộ sinh, nha học đƣờng. Số này khá tập trung ở đô thị Sài Gòn Chợ Lớn, Quận 1, Quận 10 đến Quận 5. Nhƣng thiếu hẳn một hệ thống y tế cơ sở gần dân [7; tr172]. Từ tài chính chế độ cũ, chủ yếu từ nguồn viện trọ của Hoa Kỳ chuyển qua chế độ chủ yếu do nhà nƣớc bao cấp đã gây ra những trở ngại không nhỏ đối với ngành y tế. Thứ nhất là không đảm bảo đủ lực lƣợng đội ngũ Y tế để phục vụ ngƣời dân, thứ hai là cơ sở vật chất kỹ thuật Y tế hạn chế, thứ ba là đời sống cán bộ Y tế rất khó khăn, mức lƣơng cho lao động Y tế giai đoạn này thấp hơn 4 đến 5 làn so với trƣớc năm Tuy nhiên, Đảng bộ Thành phố đã có những động thái cụ thể giúp cải thiện ngành Y tế Thành phố, đến sau năm 1986 đã thu đƣợc những thành tựu nhƣ sau: Trƣớc tiên là tập trung các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho ngành y tế, đáp ứng đủ cho nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân. Nguồn vốn đầu tƣ cho y tế tăng không ngừng (năm 1990 là 18 tỷ đồng, sang năm 1995 số vốn là 23,3 tỷ đồng). Thành phố không ngừng mua sắm các trang thiết bị y tế hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của ngƣời dân, góp phần hoàn hiện hệ thống cơ sở vật chất cho khám và chữa bệnh. 35 Tỷ đồng Tỷ đồng

88 88 Biểu đồ vốn đầu tƣ cho thiết bị y tế của thành phố (Nguồn: Lược sử 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh) Tính đến hết năm 1997, thành phố có 1 viện nghiên cứu, 35 bệnh viện, 43 phòng khám khu vực, 1 nhà điều dƣỡng, 16 nhà hộ sinh, 282 tạm y tế, 1 trạm vệ tinh phòng dịch, 6 trạm chuyên khoa khác, 1 trại phong, giƣờng bệnh, 242 giƣờng điều dƣỡng và 591 giƣờng tại các trạm y tế[7; tr.213]. Bên cạnh nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, thành phố cũng đi đầu trong việc xã hội hóa y tế. Y tế tƣ nhân có bƣớc phát triển mới, đến năm 1997, có 1591 phòng mạch, nhà thuốc, 8 nhà hộ sinh và 381 phòng răng đƣợc phép hoạt động. Mạng lƣới xã phƣờng phủ rộng toàn Thành phố với 282 trạm y tế phƣờng, xã (182 phƣờng và 100 xã). Cán bộ y tế trạm hƣợng lƣơng từ ngân sách quận, huyện, lƣơng tuy có thấp nhƣng ổn định hơn so với toàn quốc. Đã có 175 bác sĩ ở phƣờng, 93 bác sĩ ở xã (90% phƣờng có bác sĩ, 90% xã có bác sĩ). Chủ trƣơng có bác sĩ ở các y tế cơ sở, mơ ƣớc của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đã trở thành hiện thực ngay trong năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh [13; tr173]. Vấn đề tiếp theo là nâng cao chất lƣợng, đào tạo nhân viên ngành y tế để phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng. Trƣờng Đại học Dƣợc Sài Gòn cũ trƣớc năm 1975, từ năm 1975 đến năm 1995 đã đào tạo ra dƣợc sĩ. Cán bộ, nhân viên y tế Tổng số Ngành y Bác sĩ, nha sĩ Y sĩ

89 89 Y tá Hộ sinh Ngành dƣợc Dƣợc sỉ cao cấp Dƣợc sỉ trung cấp Dƣợc tá Cán bộ Đông y Bảng số liệu nhân viên ngành y tế qua các năm (Nguồn: Lược sử 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh) Số lƣợng cán bộ y tế nhìn chung tăng đều qua các năm, luôn giữ số lƣợng lớn, tuy nhiên vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu khám và chữa bệnh của ngƣời dân, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, dân số tăng lên không ngừng. Mặt khác, hạn chế về biên chế của ngành y tế khiến cho nhiều sinh viên ra trƣờng, thậm chí là bác sĩ không có nơi làm việc. Về sản xuất thuốc, đã có nhiều xí nghiệp ăn nên làm ra nhƣ xí nghiệp 24, 25. Yteco và Sapharo chịu trách nhiệm phân phối là lƣu thông thuốc có doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi ngày. Việc điều trị bệnh truyền nhiễm thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Bệnh truyền nhiễm Dịch tả Dịch hạch 8 3 1

90 90 - Sốt xuất huyết Ho gà Sởi Bảng thống kê số lược bệnh truyền nhiễm (đơn vị: người) Ngành y tế thành phố đã thực hiện tốt các chƣơng trình hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, khám và chữa bệnh: chƣơng trình nghiên cứu các bệnh nhiệt đới hợp tác với Wellcome Struck, đại học Oxfoxd đem lại kết quả khả quan, góp phần giảm tỉ lệ tử vong ở những bện nhân sốt ác tinh ở thành phố và các tỉnh Nam bộ. Bên cạnh đó, thành phố cũng rất chú tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản và trẻ em, chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo, tăng tỉ lệ tiêm chủng cho trẻ em (trên 95%), giúp các bệnh gây tử vong ở trẻ cao giảm mạnh. Các chỉ số Tỉ lệ phát sinh dân số tự nhiên 1,71% 1,53% 1,05% 1,57% - Tỉ lệ sinh 2.06% 2,05% - Tỉ lệ tử vong mẹ 0,3% 0,3% - Tỉ lệ trẻ dƣới 2,5kg 0,44% 6,5% Tình hình chăm sóc sức khỏe mẹ và trẻ em (Nguồn: Lược sử 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh)

91 91 - Khám phụ khoa Khám thai Sinh Ngƣời sinh chết Chiếm tỉ lệ Nạo thai Mới đặt vòng Sử dụng thuốc ngùa thai Số ngƣời triệt sản Chƣơng trình chăm sóc sức khỏe cho ngƣời nghèo đƣợc thực hiện với hơn 20% giƣờng bệnh miễn phí, trên sổ khám chữa bệnh miễn phí và thành lập 3 bệnh viện miễn phí: An Bình, Cần Giờ và An Nhơn Tây. Về bảo hiểm y tế và cong tác xã hội, đến năm 1994 đã cấp thẻ và thanh toán chi phí điều trị cho lƣợt ngƣời khám bệnh và bệnh nhân điều trị nội trú. Ngoài ra còn cấp 514 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Công tác phòng chóng bệnh xã hội và bệnh dịch là nhiệm vụ không chỉ của ngành y tế mà cần có sự tham gia phối hợp của nhiều ngành và phải trở thành phong trào trong nhân dân một cách rộng rãi mới có thể ngăn chặn đƣợc những bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt là bệnh AIDS. Tuy nhiên, những thành tựu đáng đƣợc ghi nhận đó vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển, vẫn còn rất nhiều bất cập, hạn chế cần phải đƣợc nghiêm túc nhìn nhận vả giải quyết. Thứ nhất, vấn đề chăm sóc y tế có hệ thống cho ngƣời nghèo, tiến tới thiết lập đƣợc bảo hiểm y tế nhân đạo cho hộ nghèo và nêu gƣơng y tế cơ sở có phong cách phục vụ phù hợp với ngƣời nghèo, để những hộ này thực sự có vốn về sức khỏe để xóa

92 92 đói, giảm nghèo; thứ hai, vấn đề kiện toàn tổ chức quản lý Nhà nƣớc về y tế trên địa bàn quận, huyện và thành phố để ngành y tế phối hợp với chính quyền lập lại trật tự thị trƣờng tân dƣợc cũng nhƣ đông dƣợc, lập trung tâm quản lý không để thuốc giả, thuốc gây hại cho sức khỏe có cơ hội đƣợc đƣa ra thị trƣờng; cuối cùng, cần sự công bằng trong giải quyết trả lƣơng cho cán bộ ngành y tế.

93 93 KẾT LUẬN Đô thị hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội, nó diễn ra cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Nhịp độ đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng đồng thời quá trình đô thị hóa có tác động trở lại quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Đô thị hóa không chỉ tác động đến quá trình phát triển các ngành và nền kinh tế mà còn tác động đến các vấn đề xã hội, môi trƣờng và cuộc sống của con ngƣời. Quyết định số 1570/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nƣớc và sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá và bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hƣớng liên kết vùng để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại. Dƣới góc độ lịch sử của một đô thị, để giải quyết vấn đề đô thị hóa trong phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh cần dựa trên cơ sở xem xét quan hệ giữa đô thị hóa với tăng trƣởng kinh tế, với các nội dung phát triển xã hội và với vấn đề cải thiện và bảo vệ môi trƣờng. Nghiên cứu quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn có thể rút ra những đặc điểm nhƣ sau: Thứ nhất, quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh tuân theo những quy luật chung của quá trình độ thị hóa, đó là sự tiếp diễn liên tục trên cơ sở kế thừa những cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng trước đó. Năm 1698, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, xác lập địa giới hành chính, dinh Phiên Trấn. Qua nhiều giai đoạn, vùng đất này luôn giữ vai trò quan trọng, là tâm điểm giai thông trong vùng và quốc tế, nhất là giao thông đƣờng thủy. Yếu tố thuận lợi về địa lý cũng nhƣ lịch sử đã đƣợc chúa Nguyễn, triều Nguyễn khai thác có hiệu quả góp phần làm cho Thành phố Hồ Chí Minh sớm trở thành trung tâm buôn bán với nhiều vùng khác. Có thể nói, chính sách khai hoang của

94 94 chúa Nguyễn, nhà Nguyễn đã đặt nền móng cho sự ra đời của đô thị. Ngoài ra, dƣới thời Pháp thuộc,ngƣời Pháp đã dựng hàng loạt nhà máy, xí nghiệp phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa. Mặc dù, giai đoạn này, quá trình đô thị hóa diễn ra mang tính tự phát nhƣng những hoạt động ngƣời Pháp đƣa đến việc hình thành, xuất hiện nhiều phố xá, hiệu buôn, trƣờng học, chợ.xuất hiện những thị tứ sầm uất. Dƣới thời Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, với nguồn viện trợ lớn từ Mỹ, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thủ đô chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã làm cho dân số tập trung đông đúc, mật độ dân cƣ cao. Sau khi hòa bình lập lại, đất nƣớc thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, đƣợc Đảng, chính quyền, nhân dân quan tâm bắt tay vào xây dựng kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội. Các khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời giúp cho nền công nghiệp Thành phố phát triển mạnh hơn, chính điều này làm số lƣợng dân nhập cƣ từ các tỉnh đổ về đây một cách ào ạt, đô thị hóa ở Thành phố càng diễn ra một cách mạnh mẽ, nhanh chóng, đặc biệt là khu vực vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai, quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Vấn đề phân hóa giàu nghèo trong xã hội đô thị là một quy luật, đây là vấn đề luôn đƣợc Thành phố rất quan tâm trong các kỳ đại hội. Do là một đô thị phát triển theo bố cục đƣợc hoạch định nên mọi hoạt động đều có chủ trƣơng đúng đắn của Thành phố. Trong đó việc hạn chế khoảng cách giàu nghèo luôn đƣợc quan tâm hàng đầu. Thành phô đã đầu tƣ, chăm lo cho nhân dân các vấn đề an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xây dựng gia đình văn hóa, chăm lo giáo dục y tế.góp phần giảm thiểu tối đa hộ nghèo. Tập trung đầu tƣ xây dựng và trang bị cho các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và quá đó đã đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập và hƣởng thụ ngày càng tăng của nhân dân địa phƣơng về văn hóa xã hội, qua đó đã nâng trình độ dân. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng chu đáo. Hệ thống y tế từ phƣờng đến quận và đến Thành phố từng bƣớc đƣợc hoàn đƣợc hoàn chỉnh. Thứ ba, quá trình đô thị hóa làm chuyển biến trong lối sống dân cư. Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nƣớc ta mà còn đối với các nƣớc trên thế giới, nhất là các nƣớc châu Á. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với

95 95 tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất, họ phải chuyển sang kinh doanh những ngành nghề khác, lối sống, cách suy nghĩ cũng có nhiều thay đổi. Quá trình đô thị hóa đã mang lại những sắc thái mới so với vùng nông thôn trƣớc đây, nhiều khu chế xuất, xí nghiệp, nhà máy đƣợc thành lập, đƣờng sá đƣợc mở rộng, cầu cống đƣợc xây dựng, nhiều trung tâm thƣơng mại, khu dân cƣ hiện đại hình thành. Quá trình đô thị hóa đã tạo ra nhiều hiện tƣợng xã hội với mặt tích cực và mặt trái đó là sự xuống cấp của môi trƣờng sống - trở ngại của sự phát triển của đô thị. Thứ năm, quá trình đô thị hóa cũng là quá trình chuyển hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh thành nơi đất lành cho nhiều tầng lớp dân cư tụ về sinh cơ lập nghiệp. Dân số của Thành phố Hồ Chí Minh tăng liên tục, quan trọng nhất là sự gia tăng dân số cơ học. Dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn ở mức cao và luôn đứng đầu cả nƣớc về số dân, mặc dù, có thời thời Đảng và Thành phố thực hiện chính sách di dân về nông thôn, dân số tuy có giảm nhƣng luôn ở mức cao. Sau đổi mới thì tình trạng dân nhập cƣ ở các tỉnh, thành khác đổ về Thành phố một cách mạnh mẽ. Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn ( ), chúng tôi nhận thấy Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn cần giải quyết để phát triển đô thị bền vững, nhƣ sau: cần quy hoạch, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh một cách bài bản; phát triển kinh tế một cách ổn định và lâu dài, phải duy trì đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế cao, vững đƣợc vai trò là đầu tàu kinh tế của Việt Nam; cần phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhanh chóng; cân đối đƣợc lƣợng ngƣời dân nhập cƣ một cách ào ạt nhƣ hiện nay; đảm bảo đƣợc đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tôn tạo, gìn giữ và bảo vệ môi trƣờng đô thị xanh, sạch, đẹp với đầy đủ ý nghĩa vật thể và phi vật thể đô thị... Để khắc phục đƣợc những khó khăn trên, Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện:

96 96 1. Chuyển dịch cơ cấu và duy trì tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp. Thay đổi mô hình sản xuất và thói quen tiêu dùng theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch. 2. Phân bố hợp lí dân cƣ, lao động và hệ thống đô thị theo nguồn lực, tiềm năng, tập trung nỗ lực để giảm nghèo đô thị, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm mức tăng dân số và tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động. Nâng cao chất lƣợng giáo dục để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của quá trình đô thị hóa, phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng của dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động và vệ sinh môi trƣờng sống; 3. Tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đai, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất phát triển đô thị, bảo vệ môi trƣờng nƣớc và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc, giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn, đất, nƣớc ở các đô thị và khu công nghiệp, quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại, Thực hiện các biện pháp giảm sự gia tăng biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hƣởng có hại của biến đổi khí hậu (nhất là ảnh hƣởng của mực nƣớc biển dâng, triều cƣờng...), phòng và chống thiên tai, phát triển đô thị xanh, kiến trúc xanh. 4. Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với trình độ thích hợp hoặc hiện đại, tuỳ thuộc vào yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lƣợc phát triển của đô thị. 5. Tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc trong kiểm soát phát triển đô thị, đổi mới cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực vào mục đích cải tạo và xây dựng đô thị, đảm bảo cho các đô thị phát triển theo quy hoạch và pháp luật. 6. Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào mục đích cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đô thị, xây dựng chính quyền đô thị điện tử. 7. Tăng cƣờng giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cƣ dân đô thị, hạn chế những hành vi xấu làm ảnh hƣởng đến lối sống văn minh lịch sự của cƣ dân

97 97 đô thị. Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cƣ, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. 8. Cần có chiến lƣợc, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và phát triển mạng lƣới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đƣờng bộ thuận tiện, không ách tắc và ít gây ô nhiễm môi trƣờng. 9. Ƣu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phƣơng tiện giao thông công cộng hiện đại, không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phƣơng tiện vận chuyển công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trƣờng đô thị. Các chiến lƣợc, chính sách quy hoạch đô thị cần phải tiến hành với tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài 5, 10 năm và thậm chí có thể lên tới 50 hoặc 100 năm. Có nhƣ vậy, mới tránh đƣợc việc phải giải quyết hậu quả nặng nề từ những tác động xấu của quá trình đô thị hoá đem lại. 10. Bên cạnh đó, vấn đề thay đổi cơ cấu mục đích sử dụng đất đai cũng cần có tỷ lệ hợp lý giữa đất xây dựng công nghiệp, đất dân dụng, đất sản xuất nông nghiệp nhằm bảo đảm sự cân bằng.

98 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Bá (1999), Quy hoạch xây dụng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 2. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 3. Trần Ngọc Chính (1999), Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam, tập 1, Nxb Xây dựng. 4. Nguyễn Minh Hòa (2008), Tiềm năng cho kỳ tích sông Sài Gòn, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nhiều tác giả, 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 6. Hoàng Hƣơng, Cao Tự Thanh (2015), Những thay đổi trong đời sống văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian , NXB Văn hóa Văn nghệ. 7. Đoàn Thanh Hƣơng, Hồ Hữu Nhựt (1998), Lược sử 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh , Nxb Trẻ. 8. Nguyễn Đức Hòa, Đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Mình từ góc nhìn lịch sử và văn hóa.

99 99 9. Lê Hồng Liêm (1995), Xu hướng đô thị hóa ở vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu lý luận. 10. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây dựng và phát triển ( ), Nxb TPHCM 11. Thành phố Hồ Chí Minh tự giới thiệu (1998), Các quận huyện trên đường đổi mới và phát triển, tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Phân viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại TPHCM (2015), Những thay đổi trong đời sống văn hóa TPHCM thời gian 1986 đến 2006, Nxb Văn hóa -Văn nghệ. 13. Ban Thƣờng vụ Thành ủy Đảng Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Thành phố Hồ Chí Minh hai mươi năm ( ), Nxb TPHCM. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội. 16. Lê Văn Năm (2015), 40 năm quy hoạch và kiến trúc TP.HCM - thành tựu, kinh nghiệm, vấn đề và giải pháp, Nxb Hồng Đức 17. Đàm Trung Phƣờng (1995), Đô thị Việt Nam, tập I, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 18. Trƣơng Thị Minh Sâm (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 19. Nguyễn Thị Thủy (2003), Quá trình đô thị hóa ở ven đô Thành phố Hồ Chí Minh , Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănthành phố Hồ Chí Minh.

100 Nguyễn Tấn Tự (2008), Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh ( ), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trƣờng Đại học Sƣ phạmthành phố Hồ Chí Minh. 21. Trần Nam Tiến (2015), Hoạt động đối ngoại Thành phố Hồ Chí Minh ( ), Nxb Văn hóa Văn nghệ. 22. Lê Thông (2004), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt nam, tập 5, Nxb Giáo dục. 23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, NXB Giáo dục.

101 101 PHỤ LỤC Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn:

102 102 Bản đồ về phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn:

103 103 Bản đồ quy hoạch vùng đất Nam Sài Gòn (Nguồn:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY (Khảo sát tin, bài

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG

Chi tiết hơn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian

Chi tiết hơn

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website:   Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: http://lapduan.com.vn Hotline: 08.39118552-0918755356 THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘNG QUY MÔ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ABC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI --------- Luật số: 17/2012/QH13 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG MINH P DôNG PH P LUËT TRONG GI I QUYÕT TRANH CHÊP ÊT AI T¹I TßA N NH N D N QUA THùC TIÔN CñA TßA N NH N D N TèI CAO Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà

Chi tiết hơn

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG * Số 04-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN

Chi tiết hơn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Mã số............ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2 RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG TRƢỜNG HỌC

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH Đối thoại về Các Vấn đề Chính sách trong Quản lý Môi trƣờng Làng Nghề Tỉnh Bắc Ninh ĐỐI THOẠI NƯỚC MÊ KÔNG Việc xác định các thực thể địa lý trong ấn phẩm này và cách trình bày các số liệu không phản ánh

Chi tiết hơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐIỀU CHỈNH Ổ SUNG ĐỀ ÁN QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2022 Cơ quan Chủ trì: Trƣờng Đại học Cần Thơ

Chi tiết hơn

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA (1975 2005) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KHÁNH HÕA - 2007 - 2 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Chi tiết hơn

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1] PHỦ GIA ĐỊNH CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM VÀ NÉT VĂN HÓA ĐẶC THÙ NAM KỲ Nguyễn Minh Triết Gia-Định, một địa danh kỳ cựu nhứt của vùng đất phương nam đã bị xóa tên trên bản đồ địa lý Việt Nam kể từ khi

Chi tiết hơn

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc Trƣởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Tập 4 (Chánh Pháp Của Đức Thế Tôn) (Đức Trƣởng Lão tiếp khách ở BĐDTHPG Tây Ninh) KINH SÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA MỌI NGƢỜI (Các Nhóm Nguyên Thủy Sài Gòn Sƣu Tập) - 1 - Thành Kính Tri

Chi tiết hơn

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ và nội dung của PPDH vật lý. Mối quan hệ giữa môn PPDH

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

1

1 1 2 CỨ LÀM THEO SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ MARIA SỐ THÁNG 5.2017 MẸ MARIA CỰC THANH CỰC TỊNH LƯU HÀNH NỘI BỘ 3 Ý CẦU NGUYỆN Xin ơn cho Kitô hữu ở Phi Châu. Để các Kitô hữu ở Phi Châu, theo gƣơng của Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

I

I ĐỀ CƢƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015) I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƢỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh ra đời

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ VIỆC THOÁI VỐN CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY LƢƠNG THỰC MIỀN BẮC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC NINH BÌNH THÔNG QUA ĐẤU GIÁ (Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008 ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008 LỜI NÓI ĐẦU Tập sách này gồm có hai phần: Phần thứ nhứt: Thiền niệm Tam Giáo. Vì Thánh Ngôn Hiệp Tuyển dạy trân trọng Lục

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội

Chi tiết hơn

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free NHÂN TƢỚNG HỌC LỜI MỞ ĐẦU QUYỂN I PHẦN I. CÁC NÉT TƢỚNG TRONG NHÂN TƢỚNG HỌC CHƢƠNG I. TỔNG QUÁT VỀ KHUÔN MẶT I. TAM ĐÌNH Vị trí của Tam Đình Ý nghĩa của Tam Đình II. NGŨ NHẠC Vị trí của Ngũ Nhạc Điều

Chi tiết hơn

Gia sư Thành Được ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian:

Gia sư Thành Được   ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019-2020 Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức và năng lực; yêu nghề, sáng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH   1 HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN 2010-2013 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1 Kim Oanh và hành trình Chắp cánh ước mơ inh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại Thừa Thiên Huế, tuổi

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU –

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHÃN HIỆU VIỆT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHÃN HIỆU VIỆT I. Thông tin chung Năm 2018 1. Thông tin khái

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 45/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013 THÔNG TƯ HƢỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ------------------------------- ISO 9001-2008 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi Thị Hạnh Msv : 121458 Ngƣời hƣớng dẫn: KTS. Nguyễn

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luận án Tiến sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC VỀ VIỆC THOÁI VỐN CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY LƢƠNG THỰC MIỀN BẮC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC VÀ THƢƠNG MẠI VĨNH PHÖC THÔNG QUA ĐẤU GIÁ (Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI ĐHSG/NCKHSV_01 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, n

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI ĐHSG/NCKHSV_01 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, n TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 06 năm 2016 THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CAM ĐOAN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƢƠNG VĂN THỊNH TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã

Chi tiết hơn

Phụ lục I: GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010

Phụ lục I: GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010 Phụ lục 1 GIÁ ĐẤT Ở THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) Đơn vị tính: đồng/m 2 1 23 tháng 8 Lê Huân

Chi tiết hơn

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.6-B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên cứu 2009-2010 Đơn vị thực hiện Tổng cục Thống kê Chủ

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG CHÙA LIÊN SƠN

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam 1 TÁC GIẢ 1. Vƣơng Xuân Tình (Chủ biên) 2. Lê Minh Anh 3. Phạm Thu Hà 4. Trần Hồng Hạnh 5. Nguyễn Văn Toàn 6. Đoàn Việt VÀ CỘNG TÁC VIÊN 2 Lời

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN

BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN 2018 www.xaydung47.vn MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG 3 TỔNG QUAN CÔNG TY 3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4 NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH 5 CÁC THÀNH TÍCH NỔI BẬT 6 MÔ HÌNH QUẢN TRỊ VÀ

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

C«ng ty CP x©y dùng vµ C khÝ sè 1

C«ng ty CP x©y dùng vµ C khÝ sè 1 BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ CMC THÁNG 4 NĂM 2019 1 MỤC LỤC I. THÔNG TIN CHUNG... 3 1. Thông tin khái quát:... 3 2. Quá trình hình thành và phát triển:... 3 3. Ngành nghề và địa

Chi tiết hơn

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI   TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ: A. 23 23'B. B. 23 24'B. C. 23 25'B D. 23 26'B

Chi tiết hơn

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015- xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG vthong@hcmuaf.edu.vn. 1/ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ TÀI SẢN TINH THẦN VÔ

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Slide 1

Slide 1 CẤP BÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGƯT. TS. Nguyễn Tùng Lâm Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội Cấp bách nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Để nâng cao chất lượng

Chi tiết hơn

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- --------- NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT VIỆTNAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬTHỌC HÀ NỘI, 2016 ĐẠI HỌC

Chi tiết hơn

Ebook miễn phí tại: Webtietkiem.com Page 1

Ebook miễn phí tại: Webtietkiem.com Page 1 Ebook miễn phí tại: Webtietkiem.com Page 1 THÔNG TIN EBOOK Original title: How to Simplify Your Life: Einfacher und glücklicher leben by Werner Tiki Küstenmacher and Lothar Seiwert HOW TO SIMPLIFY YOUR

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HÀ QU N Lý µo T¹O CñA TR êng ¹I HäC KINH TÕ - Kü THUËT C NG NGHIÖP P øng NHU CÇU NH N LùC VïNG ång B»NG S NG HåNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA

Chi tiết hơn

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

NHÂN-QUẢ & ĐẠO ĐỨC 76 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) TRẦN THỊ

Chi tiết hơn

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đang đứng trƣớc nhiều cơ hội nhƣng

Chi tiết hơn

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua

Chi tiết hơn

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH HỌ VÀ TÊN: Lớp: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN GDCD KHỐI 9 NĂM 2017-2018 Câu 1: Hùng 14 tuổi, là học sinh lớp 9 lấy xe máy của bố để đi chơi. Qua ngõ cua, Hùng không chạy chậm lại, không

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 Số trang 94 tr. + Nguyễn Thị Huyền Khoa Luật Luận văn

Chi tiết hơn

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH     Số 08 - Thứ Hai, SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH http://binhduong.edu.vn/phapche http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche Số 08 - Thứ Hai, ngày 31/7/2017 Xây dựng văn bản hướng dẫn luật: Nỗi

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Con Đường Dẫn Tới Thành Công 50 Thói Quen Của Các Nhà Giao Dịch Thành Công 1 / 51 ĐẦU TƯ VÀO CHÍNH BẠN TRƯỚC KHI BẠN ĐẦU TƯ VÀO THỊ

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH

Chi tiết hơn

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ BAN THƯ KÝ TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ 2 KHÓA VIII

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ BAN THƯ KÝ TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ 2 KHÓA VIII HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG *** Số: 164 BC/TWHSV Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2013 BÁO CÁO Tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2012-2013 --------------------- Thực

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư 1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trường, đôi khi vì lợi ích trước mắt hay sự thờ ơ của

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch LỜI CẢM Ơ

Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch LỜI CẢM Ơ LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học tập và tu dƣỡng tại mái trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng, ngoài sự cố gắng nỗ lực học tập của bản thân, em đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Microsoft Word - vanhoabandia (1) Đây là bản nháp-- Xin TUYỆT ĐỐI không trích dẫn, đăng lại nếu không có sự đồng ý của tác giả VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU VIỆT HÓA : ĐIỀU KIỆN, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Trần Ngọc Vương

Chi tiết hơn