hoav Thứ Ba, ngày 16/04/2019 Tin nổi bật Tại Hội nghị triển khai CTHĐ của ngành Ngân hàng thực hiện CLPT ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định h

Tài liệu tương tự
hoav Thứ Ba, ngày 05/03/2019 Tin nổi bật Ngày 27/02/2019, Thống đốc đã ký ban hành Quyết định số 333 QĐ-NHNN về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Ch

hoav Thứ Năm, ngày 21/3/2019 Tin nổi bật Theo một khảo sát mang tính toàn cầu được PwC thực hiện mới công bố gần đây cho thấy, trong số các nền kinh t

hoav Thứ Hai, ngày 11/03/2019 Tin nổi bật Nhiều chuyên gia cho rằng, tiềm năng ở các vùng ngoại thành vẫn còn rất lớn. Trong khi các ngân hàng phải ch

hoav Thứ Sáu, ngày 31/05/2019 Tin nổi bật Việt Nam bị Mỹ đưa vào Danh sách giám sát trong Báo cáo tháng 5/2019 do thỏa mãn 2 tiêu chí về thặng dư thươ

hoav Thứ Năm, ngày 21/02/2019 Tin nổi bật Nếu căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ, Trung Quốc

hoav Thứ Sáu, ngày 26/04/2019 Tin nổi bật Để thực hiện tăng vốn cho ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu,

hoav Thứ Sáu, ngày 22/02/2019 Tin nổi bật Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cần xây dựng ngay các quy định để điều chỉnh riêng lẻ ở từng lĩnh vực có

hoav Thứ Tư, ngày 06/03/2019 Tin nổi bật Theo Quyết định phê duyệt Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định

Tin nổi bật Việc một số ngân hàng nước ngoài chuyển nhượng mảng bán lẻ cho ngân hàng trong nước là do muốn tập trung vào bán buôn. Tuy nhiên, thực tế

hoav Thứ Hai, ngày 03/06/2019 Tin nổi bật Nghị quyết số 03/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành điều 324 về tội rửa

hoav Thứ Hai, ngày 27/05/2019 Tin nổi bật Luật Chứng khoán sửa đổi chuẩn bị đưa ra Quốc hội thảo luận mấy ngày tới đang tạo kỳ vọng rất lớn đối với gi

hoav Thứ Năm, ngày 23/11/2017 Tin nổi bật Kể từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD có hiệu lực (từ 15/8/2017) đến nay x

hoav Thứ Ba, ngày 25/06/2019 Tin nổi bật Ngân hàng Nhà nước định hướng các ngân hàng thương mại không tăng lãi suất cho vay năm Tuy nhiên, do áp

hoav Thứ Sáu, ngày 14/06/2019 Tin nổi bật Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

hoav Thứ Tư, ngày 17/04/2019 Tin nổi bật Tại Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp sáng ngày 16/04, đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành ph

hoav Thứ Tư, ngày 10/01/2018 Tin nổi bật Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng, tổ chức ngày 9/01, Thống đốc nhấn mạnh, lãi suất

hoav Thứ Hai, ngày 22/04/2019 Tin nổi bật Ca c phân ti ch cho thâ y, P2P (cho vay ngang hàng) và mobile money sẽ là hai đối thủ nặng ký của ca c ngân

hoav Thứ Sáu, ngày 14/09/2018 Tin nổi bật Theo Fitch, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể thiếu nguồn vốn khoảng 20 tỷ USD, tương đương 9% GDP, để đáp

hoav Thứ Hai, ngày 01/04/2019 Tin nổi bật Chủ trương của Chính phủ là tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là nhà đầu tư có tiềm lực

hoav Thứ Tư, ngày 31/01/2018 Tin nổi bật Thực tiễn cho thấy, trong nhiều vụ án hậu quả rủi ro pháp lý đã bộc lộ từ những cấu trúc giao dịch của các bộ

hoav Thứ Tư, ngày 29/05/2019 Tin nổi bật Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip sẽ khiến các ngân hàng phải chấp nhận một khoản chi phí không nhỏ, có

hoav Thứ Ba, ngày 06/8/2019 Tin nổi bật Lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ qua, đồng CNY trượt xuống mức hơn 7 CNY/USD. Điều này khiến người ta lo sợ rằ

hoav Tin nổi bật N hiều nỗ lực của Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã được thực hiện để thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến tiêu chuẩn của th

hoav Thứ Năm, ngày 30/05/2019 Tin nổi bật Năm 2019 đa đi gâ n nư a chă ng đươ ng, mă t bằng la i suất vẫn giữ được sự ổn định câ n thiết nhưng với bối

hoav Thứ Tư, ngày 05/06/2019 Tin nổi bật Ngân hàng Nhà nước phối hợp với IFC đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo hướng dẫ

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

VIETNAM MACRO OUTLOOK 2019

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBGSTCQG Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2018 B

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBGSTCQG Hà Nội, ngày tháng năm 2017 BÁO CÁO

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

BÁO CÁO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng VP5 (18T1-18T2), Lê Văn BÁO CÁO TIỀN TỆ dầu Petrolimex Lương, Tháng / Số 06 Tóm tắt nội dung Ngân hàng Nhà

MergedFile

Microsoft Word - Ban tin lai suat ty gia thang

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

World Bank Document

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Microsoft Word Tong hop ket qua dot khao sat KTVM 6 thang cuoi nam 2014

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

Microsoft Word - BCB OC_CW_FPT x1

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx

KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng VP5 (18T1-18T2), Lê Văn BÁO CÁO TIỀN TỆ dầu Petrolimex Lương, Tháng / Số 30 Tóm tắt nội dung Vụ Tín dụng cá

Báo cáo kinh tế vĩ mô 04 tháng 04, 2019 Nguyễn Phi Long Chuyên viên phân tích Kinh tế Việt Nam Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phậ

Microsoft Word Ban tin lai suat ty gia thang

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2019 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Địa chỉ TSC: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội Mã DN: , cấp đổi lần

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Microsoft Word - NAB - BAN CAO BACH final

Bao Cao Thuong Nien Quy Lien Ket Chung 2018

ĐỀ cương chương trình đẠi hỌc

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

FX Insights

Microsoft Word - Báo Cáo FI June.docx

Báo cáo việt nam

DỰ THẢO NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số: /BC-BIDV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 04

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CẤP ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Bài giảng Kế toán thuế Chương 4 KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU HỌC TẬP Khi nghiên cứu chƣơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 10 tháng 7 năm 2018

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

(84.28) CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH (84.28) BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BRC CÔNG TY

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

BaoCaoTNQuyHuuTriTuNguyen2018.indd

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

BÁO CÁO LẦN ĐẦU VIB

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Microsoft Word - PHAN TICH NGANH NGAN HANG.doc

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiết kiệm, đầu tư, và hệ thống tài chính Niên khóa Ghi chú Bài giảng 9 Ghi chú Bài gi

LỜI MỞ ĐẦU

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

BÁO CÁO KINH TẾ VÀ TTCK QUÝ II 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀN

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 1

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 2018 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 1

CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU - BTC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 4 năm 2013 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN Năm 2012 I. Thông tin chung 1. Thôn

LUẬT XÂY DỰNG

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH Tây Ninh, ngày 02 tháng 09

Bản ghi:

hoav Thứ Ba, ngày 16/04/2019 Tin nổi bật Tại Hội nghị triển khai CTHĐ của ngành Ngân hàng thực hiện CLPT ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030, NHNN cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của người dân; Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công; Xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia làm nền tảng kết nối tới các ngân hàng và tạo cơ sở để triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới. BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) [e] kehoach@sacombank.com Lợi tức trái phiếu Chính phủ quay đầu tăng, thị trường sơ cấp kém sôi động Sẽ có nhiều cơ chế để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Chiến tranh thương mại: Cú hích cho doanh nghiệp nước ngoài mở rộng sản xuất ở VN Thủ tướng: TP.HCM cần tiếp tục bứt phá, đóng góp 23-25% GDP cả nước IMF cảnh báo những nguy cơ đối với kinh tế châu Á Chứng khoán (ngày 12/04) BẢNG CHỈ SỐ VN - Index 982,90 0,31% HNX - Index 107,70 0,12% D.JONES CK Mỹ 26.384,77 0,10% STOXX CK C.Âu 3.450,46 0,08% CSI 300 CK TQ 3.975,52 0,33% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 16/04) SJC Ng.đ/L 36.480 0,03% Quốc tế USD/Oz 1.286,80 0,29% Tỷ giá USD/VND BQ LNH 22.990 0,03% EUR/USD 1,1304 0,12% Dầu WTI USD/th 63,46 0,49% 6 1

Tài chính Ngân hàng Lợi tức trái phiếu Chính phủ quay đầu tăng, thị trường sơ cấp kém sôi động Sẽ có nhiều cơ chế để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Theo Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 3 của SSI Retail Research, tháng 3 có nhiều hơn tháng trước 1 phiên đấu thầu nhưng tổng khối lượng trúng thầu TPCP lại thấp hơn, chỉ đạt 14.275 tỷ đồng #76% lượng trúng thầu của tháng 2. Tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu giảm mạnh từ mức 86-87% của 2 h trước xuống 52%. Sau 2 th đầu năm khá sôi nổi, thị trường sơ cấp giảm nhiệt dần khi chủ thể lớn nhất trên thị trường là NHTM kém tích cực hơn. Thanh khoản của NHTM bớt dồi dào và NHNN phát hành trở lại tín phiếu, hút bớt tiền khỏi hệ thống khiến cho kỳ vọng LS tăng lên. LS trúng thầu các kỳ hạn 2-6 điểm cơ bản (bps), hiện ở mức 4,72% kỳ hạn 10 năm, 5,06% kỳ hạn 15 năm và 5,85% kỳ hạn 30 năm Kỳ hạn 10 và 15 năm là 2 kỳ hạn được chào thầu nhiều nhất nhưng khối lượng đăng ký và trúng thầu tính trên khối lượng gọi thầu đều giảm mạnh từ mức hơn 400% và 100% của 2 th trước xuống #200% và #57% với 5.780 tỷ đồng TPCP 10 năm và 6.805 tỷ TPCP 15 năm được phát hành. Tính chung Q.I, KBNN đã phát hành 69.469 tỷ đồng, #94,5% kế hoạch quý và 26,7% kế hoạch năm trong đó kỳ hạn 10 và 15 năm phát hành lần lượt là 31.180 tỷ đồng và 28.205 tỷ đồng, vượt kế hoạch quý và #44,5% và 36,2% kế hoạch cả năm Trên thị trường thứ cấp, lợi tức trái phiếu tăng ở tất cả các kỳ hạn trong đó nhiều nhất là kỳ hạn 1 năm, 28bps sv cuối tháng trước, lên 3,14%/năm. Các kỳ hạn còn lại 7-13bps, hiện lợi tức kỳ hạn 3, 5, 10 và 15 năm lần lượt ở mức 3,42%/năm, 3.83%/năm, 4,78%/năm và 5,08%/năm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh, tổng giá trị giao dịch tháng 3 là 200.400 tỷ đồng, 38% sv tháng 2 và là mức giao dịch theo tháng lớn nhất từ 5/2018 đến nay, diễn biến thường thấy khi LS đạt đáy. NĐTNN tiếp tục mua ròng tháng thứ 5 liên tiếp nhưng tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 2.623 tỷ đồng, sụt giảm mạnh sv mức 7-8.000 tỷ đồng của 2 tháng trước đó. Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của ngành NH thực hiện Chiến lược phát triển ngành NH VN đến năm 2025, định hướng đến 2030 diễn ra mới đây, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, mục tiêu về lĩnh vực thanh toán là đẩy mạnh phát triển thanh toán không 2

dùng tiền mặt (TTKDTM), tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng Tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở mức <10%; đến cuối năm 2025, tỷ trọng Tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở mức <8%. Mong muốn trong tương lai, tất cả giao dịch thanh toán sẽ được thực hiện chỉ trên 1 chiếc ĐTDĐ. Nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, năm 2018, lĩnh vực thanh toán đã trải qua một năm đầy sôi động và nhiều thách thức, lĩnh vực này đã được NHNN chỉ đạo, điều hành chủ động, quyết liệt, lấy việc cung cấp DV cho khách hàng làm trọng tâm, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm nhân tố quyết định. Trên cơ sở đó, trong giai đoạn tới, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách phát triển TTKDTM, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được y/c sử dụng DV thanh toán của người dân; Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM tại VN 2016-2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua NH đối với việc thu phí các DV công; XD, hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia làm nền tảng kết nối tới các NH và tạo cơ sở để triển khai SPDV thanh toán mới. Đồng thời, NHNN sẽ đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS); áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại như mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (mobile payment), thanh toán phi tiếp xúc (contactless)...; Triển khai các mô hình thanh toán tại KV nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với Chiến lược Quốc gia về Tài chính Toàn diện tại VN và Thúc đẩy thanh toán điện tử trong KV Chính phủ; Giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, giáo dục tài chính... Các công ty Bảo hiểm nhân thọ hy vọng giảm lỗ Trong 2018, có 10/18 DN bảo hiểm nhân thọ (BHNT) thua lỗ, bởi chi phí trích lập dự phòng tăng. Cụ thể, tổng dự phòng nghiệp vụ toàn khối trích lập là 20.258 tỷ đồng, 30,07% sv 2017. CQQL đã có công văn y/c DN BHNT chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng thanh toán, bổ sung vốn, quản lý dòng tiền, XD KHKD phù hợp, bảo đảm quyền lợi và cam kết với khách hàng, rà soát hoạt động đầu tư, tính toán mức LS. Đến cuối năm 2018, có 13/18 DN BHNT thực hiện tăng VĐL, đảm bảo khả năng thanh toán, tăng năng lực tài chính 3

Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề lớn của thị trường BHNT 2018 là LS TPCP giảm nên phải tăng trích lập dự phòng, dẫn đến không đáp ứng được y/c về vốn, buộc không ít công ty xoay xở tăng vốn. Năm nay, các DN BHNT kỳ vọng, từ nay đến cuối năm, LS TPCP sẽ có diễn biến đi lên. Trong khi đó, Thông tư số 01/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 16/2/2019, sửa đổi Thông tư số 50/2017/TT-BTC, sẽ giúp tình hình về vốn, về lãi của DN BHNT được cải thiện Theo nhìn nhận của Hiệp hội BH VN, LS NH và TPCP nhiều khả năng sẽ tăng trong 2019, Bộ Tài chính đã sửa đổi Thông tư 50 về trích lập dự phòng nên gánh nặng dự phòng toán học của công ty BHNT sẽ giảm. 4

Kinh tế Việt Nam Vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn cho kiểm soát lạm phát Chiến tranh thương mại: Cú hích cho doanh nghiệp nước ngoài mở rộng sản xuất ở Việt Nam Theo chuyên gia KT Ngô Trí Long, kiểm soát lạm phát không phải chỉ điều hành về giá cả hàng hóa trực tiếp, mà tác động trực tiếp đầu tiên là (i) tác động của CSTT, (ii) chính sách tài chính, (iii) chính sách thương mại và (iv) công tác quản lý và điều hành giá. Lạm phát biểu hiện ở 2 vấn đề là sức mua đối nội (thể hiện chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng) và sức mua đối ngoại (biểu hiện ở chính sách tỷ giá) Để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% có rất nhiều thách thức. Thách thức từ nội tại bên trong nền KT của VN, khi mà KTVM đã ổn định rồi nhưng chưa có cơ sở vững chắc. Những thách thức phía trước vẫn còn rất nhiều, chủ yếu là năng suất, chất lượng, hiệu quả của mình chưa còn cao, ví dụ như so với phát triển của các nước hiện nay thì trình độ phát triển của ta còn rất thấp. Đấy là yếu tố cốt lõi cực kỳ quan trọng làm cho lạm phát có khả năng tăng nhanh. Thứ hai là do yếu tố bên ngoài, tình hình thế giới luôn bất ổn, chúng ta đang trong hội nhập, độ mở nền KT rất cao, ở mức 230%. Với độ mở cao như vậy, nếu có những biến động bên ngoài mà nội tại nền KT chưa có sự phát triển ổn định thì chắc chắn tác động là rất lớn. Chúng ta nên hiểu, mục tiêu của chúng ta là ổn định KTVM, mà trụ cột quan trọng của KTVM là kiểm soát lạm phát. Trụ cột thứ 2 là chính sách tỷ giá và trụ cột thứ 3 là giải quyết công ăn việc làm. Đó là 3 nội dung chủ yếu mà chúng ta phải hết sức cảnh giác đề phòng đối với vấn đề lạm phát, ổn định KTVM. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội KD. Ngày càng có nhiều công ty liên lạc với chúng tôi để mua sản phẩm thay vì mua từ Trung Quốc, ông Lê Duy Anh, GĐ của Công ty CP Xuân Hoa VN cho biết. Nói về việc chuyển hướng thị trường, ông Mattias Hennius, phát ngôn viên của Ikea tại Thụy Điển, cho biết: Giống như các công ty đa quốc gia đang trong thời kỳ phát triển, Ikea luôn tìm kiếm cơ hội để tối ưu hóa nguồn cung, đảm bảo chi phí thấp cho khách hàng". VN lâu nay vẫn được xem là một quốc gia có chi phí SX thấp. Lương công nhân ở VN chỉ bằng khoảng một nửa so với ở Trung Quốc, đồng thời giá điện cũng khá rẻ vì được Chính phủ trợ cấp. 5

Hơn nữa, VN và Trung Quốc sát nhau nên các nhà máy dễ dàng tìm kiếm được nguồn nguyên vật liệu cho SX. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở thành cú hích cho các DN thực hiện kế hoạch mở rộng tại VN. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng ổn định của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). FDI vào VN đặc biệt tăng mạnh sau Samsung Electronics tuyên bố kế hoạch chuyển dây chuyền SX điện thoại thông minh từ Trung Quốc trong năm 2014. Năm 2017, FDI vào VN đạt 14,1 tỷ USD, chiếm 1/5 tổng vốn đầu tư vào KV ASEAN, trừ Singapore, theo số liệu của công ty nghiên cứu Maybank Kim Eng. Cùng với đó, VN có những bước tiến đáng kể trong Chỉ số thuận lợi KD của Ngân hàng Thế giới và Chỉ số Cạnh tranh của Diễn đàn KT Thế giới. Hiện VN cũng đang đứng ở vị trí thứ 60 về Chỉ số Đổi mới của Bloomberg. Xu hướng dịch chuyển cũng được thể hiện thông qua con số XK. Theo HSBC, XK của VN 12,4% trong ½ cuối 2018, vượt mặt 5 nền KT lớn nhất tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng VN vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện môi trường KD, như cải thiện và mở rộng cơ sở hạ tầng, đặc biệt cho hoạt động vận tải, Thủ tướng: TP.HCM cần tiếp tục bứt phá, đóng góp 23-25% GDP cả nước Lãnh đạo TP.HCM cho biết về tình hình KT-XH Q.I/2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 7,64%, tương đương cùng kỳ 2018. Thu ngân sách ước đạt 98.365 tỷ đồng, 7,18%. Lượng khách quốc tế đến TP đạt hơn 2,2 triệu lượt, 14%. Đến nay, TP.HCM đã ngăn chặn được dịch tả lợn châu Phi lây lan vào địa bàn. Về cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng, TP kiến nghị được chủ động ban hành hệ số điều chỉnh giá đất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hằng năm để làm cơ sở lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho những người dân đồng thuận theo quy định Khoản 2, Điều 67 Luật Đất đai 2013. Thủ tướng đề nghị TP.HCM triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 54 của Quốc hội, Nghị quyết 48 của Chính phủ, các kết luận của Trung ương để tiếp tục bứt phá, đóng góp 23-25% GDP và 27-28% tổng thu ngân sách cả nước. Vì vậy, TP cần phân công cụ thể, tăng cường giám sát, đôn đốc việc thực hiện 7 chương trình đột phá, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tiếp tục khơi dậy và phát huy hơn nữa truyền thống, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của Đảng bộ, nhân dân TP trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH. 6

Kinh tế Quốc tế Chủ tịch ECB bỗng lo ngại về tính độc lập của FED IMF cảnh báo những nguy cơ đối với kinh tế châu Á Trao đổi với phóng viên tại các cuộc họp của IMF ngày 13/04, Chủ tịch ECB cho biết ông thật sự lo ngại về tính độc lập của NHTW và nhất là ở cơ quan tài phán quan trọng nhất thế giới. Sự can thiệp của ông vô cùng đáng chú ý khi các lãnh đạo NHTW thường không muốn nhận định về bức tranh chính trị hoặc sự kiện ở nền KT khác ngoài họ. Các NHTW độc lập với sự can thiệp chính trị như thế nào đã là chủ đề chính bên lề của các cuộc họp IMF. Điều này diễn ra trong bối cảnh ông Trump muốn đề cử 2 nhân vật trung thành về chính trị vào Ban thống đốc FED. Theo Chủ tịch ECB: Nếu NHTW không độc lập thì nhiều người có thể nghĩ rằng các quyết định CSTT đều xuất phát từ yếu tố chính trị thay vì là các đánh giá khách quan về triển vọng KT. Các NHTW nên được tự do chọn lựa cách nào là tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ của họ. Ngày 12/04, IMF nhận định triển vọng tăng trưởng của các nền KT châu Á-Thái Bình Dương vẫn "tương đối ổn định" nhưng nguy cơ giảm tốc độ tăng trưởng đã gia tăng, do giảm sút giao thương, giá dầutăng cao và sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng KT KV này rõ ràng sẽ chịu ảnh hưởng nếu xảy ra tình trạng giảm sút các hoạt động giao thương kéo dài. Do vậy, các nền KT châu Á cần đưa ra các chính sách KT thận trọng và nhanh chóng để định hướng nền KT vượt qua các cơn "gió xoáy". Chính sách KTVM cần tập trung vào việc đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, tính bền vững và tăng khả năng phục hồi. Chính sách tài chính phải hướng tới việc giải quyết những yếu tố dễ bị tổn thương và thiết lập các biện pháp giảm xóc để phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, châu Á cần tập trung vào chính sách nhằm duy trì đà tăng trưởng "dài hơi" trước sự giảm sút của năng suất và tình trạng lão hoá dân số nhanh chóng. Hiệp định thương mại Mỹ-Trung sau khi ra đời sẽ đặt dấu chấm hết cho những quy tắc điều phối hoạt động giao thương quốc tế hiện hành. Việc hàng hóa Mỹ được ưu đãi tiếp cận thị trường TQ theo thỏa thuận này có thể làm phát sinh những quan ngại to lớn hơn về tương lai của hệ thống thương mại đa phương. 7

Các NHTW tại châu Á xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ trong 2019 Tân Chủ tịch World Bank cảnh báo Trung Quốc "có quá nhiều nợ trên thế giới" Do sự bất ổn xoay quanh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng từ sức mạnh của TQ, các NHTW châu Á đang phải đối mặt với thách thức điều chỉnh chính sách nhằm điều hướng tình trạng KT hỗ loạn tốt hơn. "Bối cảnh thương mại đáng thất vọng (xuất phát từ căng thẳng Mỹ - Trung) vốn đang gây ra những lo ngại về tăng trưởng, cùng sự sụt giảm của lạm phát cốt lõi gần đây, có thể thúc đẩy nhiều người ủng hộ NHTW Singapore giữ vững chính sách trong tháng 4/2019" Singapore, Philipines và một số nước khác có khả năng nâng LS vào cuối năm "Nhiều khả năng các thiết lập CSTT sẽ được giữ nguyên trong tháng 4 này. Tuy nhiên, nếu nền KT tiếp tục yếu đi, chúng tôi nghĩ rằng NHTW Singapore sẽ đảo ngược tiến trình và nới lỏng chính sách tại cuộc họp vào tháng 10 tới". Philipines cũng có thể nới lỏng CSTT vào cuối năm do tốc độ tăng trưởng CPI hàng đầu của nước này đã giảm trong 6 th liên tiếp kể từ mức cao nhất vào tháng 9/2018. "Chúng tôi duy trì dự báo rằng Philipines sẽ cắt giảm tỷ lệ chính sách xuống 25 điểm cơ bản trong Q.IV/2019 và Q.I/2020" Mặc dù các NHTW châu Á đã thắt chặt chính sách vào 2018, triển vọng KT vẫn dần tối đi do sự suy yếu ở TQ, xung đột thương mại Mỹ-Trung và khủng hoảng ngành công nghiệp bán dẫn. Những điều này đã tác động mạnh đến DN, khiến nhu cầu XK và sản lượng công nghiệp chậm lại ở nhiều thị trường. Nới lỏng CSTT sẽ giúp DN vay vốn và mở rộng. Ấn Độ đã trở thành nước đầu tiên thay đổi CSTT (tháng 2), hạ LS từ 6,5% xuống 6,25%. Ngày 11/04, tân Chủ tịch WB David Malpass nhận định: "Có nhiều thách thức mà thế giới đang phải đối mặt v/v làm thế nào để có những dự án minh bạch với chất lượng cao, trong đó các khoản nợ là minh bạch. TQ đã tiến nhanh đến nỗi ở một số KV của thế giới, mức nợ đã trở nên quá lớn. Đó là một việc mà chúng tôi có thể hợp tác với TQ để giải quyết". TQ đã cho các quốc gia thế giới, trong đó có Mỹ, vay hàng ngàn tỷ USD. Vào thời điểm tháng 1/2019, TQ nắm 1.120 tỷ USD TPKB Mỹ. Ông Malpass vốn là một người có quan điểm chỉ trích hoạt động cho vay của TQ đối với các quốc gia tham gia sáng kiến hạ tầng mang tên "Vành đai và Con đường" của TQ. Năm 2018, ông cho rằng những khoản vay mà chương trình này cung cấp đặt các nước nghèo vào tình trạng "nợ nần chồng chất và những dự án chất lượng thấp". 8

Giao dịch bằng đồng nội tệ đang được thúc đẩy trong ASEAN Philippines đã đồng ý tham gia khuôn khổ thanh toán tiền tệ địa phương (LCS) trong nỗ lực mở rộng thương mại và đầu tư nội khối ASEAN cũng như tăng cường hội nhập KT KV. Thỏa thuận giữa các NHTW là Bangko Sentralng Pilippines (BSP) của Philippines, NHTW Indonesia (BI), NH Negara Malaysia (BNM) và NHTW Thái Lan (BoT) được ký kết bên lề cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMM) diễn ra ở Thái Lan vào 5/4/2019. Sáng kiến này là một phần của những nỗ lực liên tục nhằm thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn các loại đồng nội tệ để tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại, cũng như đầu tư tại các quốc gia ASEAN. Việc thúc đẩy, sử dụng đồng nội tệ sẽ chỉ hoạt động hiệu quả nếu chi phí giao dịch liên quan đến việc đổi một loại tiền của nước này sang loại tiền nước khác đủ thấp để có giá trị. Điều này liên quan đến việc thiết lập thị trường trao đổi trực tiếp giữa các loại tiền tệ với nhau, cũng như đảm bảo rằng có đủ thanh khoản. Quan trọng nhất là một thị trường trao đổi tiền tệ hiệu quả trong số 4 loại tiền tệ phải được phát triển để khuyến khích các DN sử dụng khuôn khổ LCS. 10 quốc gia ASEAN đã hội nhập nhiều hơn về thương mại và tỷ trọng thương mại nội khối đã tăng đều đặn trong KV nhưng các giao dịch thương mại và đầu tư vẫn phụ thuộc rất nhiều vào USD. Đây là loại tiền không chỉ để lập hóa đơn và thanh toán trong các giao dịch nội bộ, mà còn dùng để tham chiếu cho các chính sách tỷ giá hối đoái và sử dụng như một loại tiền tệ dự trữ. Điều này là do ASEAN không có một loại tiền tệ chung như EUR. Mặt khác, khi tham gia các giao dịch thương mại, mọi người không bắt buộc phải quy đổi ra USD nhưng vì USD có rủi ro thấp hơn và chi phí giao dịch thấp. Đáng chú ý là chênh lệch tỷ giá hối đoái thấp hơn nhiều đối với chuyển khoản NH giữa USD và hầu hết các loại tiền nội tệ trong KV Việc thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ có thể là bước đầu tiên trong việc nâng cao vai trò của tiền tệ ASEAN và giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào USD trong giao dịch KT. 9

Tài liệu tham khảo: Bảng chỉ số Tin Tài chính - NH Tin KT vĩ mô Tin KT Quốc tế https://www.hsx.vn/modules/cms/web/viewarticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06 https://hnx.vn/ https://www.bloomberg.com/markets/stocks http://www.sjc.com.vn/ https://goldprice.org/vi/index.html https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrloop=515501331129000 http://cafef.vn/moi-giao-dich-thanh-toan-se-thuc-hien-tren-mot-chiec-dien-thoai- 20190415212119734.chn http://cafef.vn/loi-tuc-trai-phieu-chinh-phu-quay-dau-tang-thi-truong-so-cap-kem-soi-dong- 20190415195129765.chn https://tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem/bao-hiem-nhan-tho-hy-vong-giam-lo-262916.html http://cafef.vn/van-con-nhieu-thach-thuc-kho-khan-cho-kiem-soat-lam-phat- 20190415090330186.chn https://www.stockbiz.vn/news/2019/4/12/713654/chien-tranh-thuong-mai-cu-hich-cho-doanhnghiep-nuoc-ngoai-mo-rong-san-xuat-o-viet-nam.aspx https://vietstock.vn/2019/04/thu-tuong-tphcm-can-tiep-tuc-but-pha-dong-gop-23-25-gdp-ca-nuoc- 761-669380.htm https://vietstock.vn/2019/04/chu-tich-nhtw-chau-au-bong-lo-ngai-ve-tinh-doc-lap-cua-fed-775-669428.htm https://vietnambiz.vn/quy-tien-te-quoc-te-canh-bao-nhung-nguy-co-doi-voi-kinh-te-chau-a- 20190414142642698.htm https://vietnambiz.vn/cac-ngan-hang-trung-uong-tai-chau-a-xem-xet-noi-long-chinh-sach-tien-tetrong-nam-nay-20190412155732783.htm https://vietstock.vn/2019/04/tan-chu-tich-wb-canh-bao-trung-quoc-co-qua-nhieu-no-tren-the-gioi- 775-669417.htm https://vietnambiz.vn/giao-dich-bang-dong-noi-te-dang-duoc-thuc-day-trong-asean- 20190415153706816.htm 10

Danh mục viết tắt Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A Bất động sản BĐS Ngân hàng NH Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg Doanh nghiệp tư nhân/ Doanh nghiệp DNTN/ DN Ngân sách nhà nước NSNN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng tín dụng TTTD Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD Nhả đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL Khu vực KV Vốn tự có VTC Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK) 11