LỜI MỞ ĐẦU

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "LỜI MỞ ĐẦU"

Bản ghi

1 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006, sau thành công của Đại hội Đảng X, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Kinh tế ngày càng phát triển với sự đóng góp của hàng nghìn dự án đầu tư lớn nhỏ. Sự ra đời của Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư đã làm cho môi trường đầu tư trở nên thông thoáng hơn. Các dự án xin vay vốn Ngân hàng ngày càng gia tăng về cả số lượng và quy mô. Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Để giảm nợ xấu đòi hỏi Ngân hàng phải nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả sinh lời và an tòan vốn của ngân hàng. Nếu như quyết định cho vay của ngân hàng không dựa trên chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro được bảo đảm tốt thì nguy cơ mất vốn là rất cao. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án luôn được coi trọng. Ban lãnh đạo cùng các cán bộ Ngân hàng luôn quan tâm và có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro dự án. Tuy nhiên công tác đánh giá rủi ro của dự án vẫn còn thiếu sót. Với những lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài: Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Kết cấu của chuyên đề gồm ba phần: Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng và công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Chương II: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Qua chuyên đề tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Trần Mai; Giám đốc NHĐT&PT Hà Tây cùng tòan thể các anh chị cán bộ phòng quan hệ khách hàng 1 đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 1

2 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1 NHĐT&PTVN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2 NHNNVN Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 3 BIDV Viết tắt bằng tiếng Anh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4 NH Ngân hàng 5 TCKT Tổ chức kinh tế 6 TCXH Tổ chức xã hội 7 TCTC Tổ chức tài chính 8 DPRR Dự phòng rủi ro 9 NHTM Ngân hàng thương mại 10 ATM Máy rút tiền tự động 11 NPV Giá trị hiện tại thuần 12 IRR Tỷ xuất hoàn vốn nội bộ 13 CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng 14 TSTC Tài sản thế chấp 15 ĐKKD Đăng ký kinh doanh 16 KHĐT Kế hoạch đầu tư 17 QĐ Quyết định 18 BXD Bộ xây dựng 19 HĐQT Hội đồng quản trị 20 CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức 21 QLDA Quản lý dự án 22 SXKD Sản xuất kinh doanh 23 TSCĐ Tài sản cố định 24 ĐTDH Đầu tư dài hạn 25 TSLĐ Tài sản lưu động 26 HTK Hàng tồn kho 27 LNST Lợi nhuận sau thuế 28 TNHH Trách nhiệm hữu hạn Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 2

3 29 XNK Xuất nhập khẩu 30 DA Dự án 31 DNNN Doanh nghiệp nhà nước Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 3

4 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây...9 Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Hà Tây giai đoạn Biểu đồ 1.1: Nguồn vốn huy động của BIDV Hà Tây giai đoạn Bảng 1.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Hà Tây giai đoạn Biều đồ 2.1: Tổng dư nợ của BIDV Hà Tây giai đoạn Bảng 3.1: Kết quả thu dịch vụ của BIDV Hà Tây Biều đồ 3.1: Tăng trưởng dịch vụ của BIDV Hà Tây giai đoạn Bảng 4.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Hà Tây giai đoạn Biêủ đô 4.1: Tăng trươ ng kê t qua kinh doanh cuả BIDV Ha Tây giai đoaṇ Bảng 5.1: Số lươṇg va quy mô cać dư ań đươ c thẩm định taị BIDV Ha Tây giai đoaṇ Ba ng 6.1: Cơ câú cho vay theo dư ań phân theo ngaǹh nghê cuả BIDV Ha Tây giai đoaṇ Biểu đồ 5.1: Cơ cấu cho vay theo dự án phân theo ngành nghể của BIDV Hà Tây giai đoạn Sơ đồ 1.2: Vị trí của bước đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây...32 Sơ đồ 2.2: Quy trình cụ thể về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại...33 Sơ đồ 3.2: Đánh giá tổng hợp rủi ro của dự án tại BIDV Hà Tây Bảng1.2: Bảng phân tích độ nhạy...54 Bảng 2.2: Tình hình SXKD của Công ty Cổ phần Xây dựng số Bảng 3.2: Cơ cấu Tài sản- Nguồn vốn Công ty Cổ phần xây dựng số Ba ng 4.2: Cać chi tiêu thanh toań cuả CTCP Xây dưṇg sô Bảng 5.2: Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn Công ty Cổ phần xây dựng số Bảng 6.2: Các chỉ tiêu khả năng hoạt động Công ty Cổ phần xây dựng Bảng 7.2: Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi Công ty Cổ phần xây dựng Bảng 8.2: Tình hình quan hệ tín dụng của CTCP Xây dựng số 9 với TCTD Bảng 9.2: Phân tích độ nhạy của dự án Bảng 10.2: Giá trị tài sản đảm bảo của CTCP Xây dựng số Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 4

5 Bảng 11.2: Tình hình cho vay theo dự án đầu tư của BIDV Hà Tây Biêù đô 1.2: Hoaṭ đôṇg cho vay đôí vơí dư ań đâù tư cuả BIDV Ha Tây giai đoaṇ Bảng 12.2: Tỷ lê nơ qua haṇ cuả cać dư ań đâù tư tại BIDV Hà Tây giai đoạn Biêủ đô 2.2: Ty lê nơ qua haṇ cuả cać dư ań đâù tư tại BIDV Ha Tây giai đoaṇ Bảng 1.3: Kế hoạch kinh doanh năm 2009 của BIDV Ha Tây...83 Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 5

6 Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng và công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 1.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Hà Tây Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lâp theo nghị định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của thủ tướng Chính Phủ, 52 năm qua ngân hàng đã có những tên gọi: - Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 Ngân hàng ĐT&PTVN là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng và một công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng. Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NHĐT&PTVN là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. NHĐT&PTVN không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới. NHĐT&PTVN là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 52 năm xây dựng và trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, với hành trang truyền thống 52 năm phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 6

7 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây là một chi nhánh của NHĐT&PT Việt Nam, được thành lập vào ngày 1/6/1990. Trong hoạt động kinh doanh, NHĐT&PT Hà Tây luôn theo sát sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành, đồng thời đặt mục tiêu hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất từ đó phát triển vững chắc chi nhánh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên. Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, trong những năm qua NHĐT&PT Hà Tây đã vượt qua những khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững, đổi mới, phát triển không ngừng. Qua đó, niềm tin và uy tín của NHĐT&PT Hà Tây ngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày càng được mở rộng, vốn huy động luôn đáp ứng được nhu cầu của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nhiều dự án và công trình do NHĐT&PT Hà Tây đầu tư và cho vay vốn đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự phát triển và đóng góp của NHĐT&PT Hà Tây đã được ghi nhận bằng Huân chương lao động Hạng Ba và Huân Chương lao động Hạng Nhì do Nhà nước trao tặng và nhiều bằng khen của Đảng, các Bộ, Ngành, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tây. Trụ sở chính của NHĐT&PT Hà Tây đặt tại 197 Quang Trung Thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 7

8 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức bộ máy NHĐT&PT Hà Tây gồm: Bam giám đốc, 10 phòng nghiệp vụ và 2 Điểm giao dịch, 6 Quỹ Tiết kiệm với trên 100 cán bộ công nhân viên. BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ khách hàng Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối nội bộ Phòng QHKH1 Phòng QHKH2 Phòng quản lý rủi ro Phòng QT tín dụng Phòng DV-KH DN Phòng DV-KH CN Phòng QL&DV KQ Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm Phòng TC-KT Phòng TC-HC Phòng KHTH Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm với pháp luật và Hội sở chính về toàn bộ hoạt động kinh doanh, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của NHĐT&PT Hà Tây. Phòng quan hệ khách hàng 1: Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao; làm công tác tiếp thị, phát triển quan hệ khách hàng và tín dụng. Phòng quan hệ khách hàng 2: Tham mưu đề xuất chính sách kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm. Chịu trách nhiệm đầy đủ về tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng, nâng cao hoạt động của Chi nhánh, tối ưu hóa doanh thu nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 8

9 Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh, duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi phòng hành chính kế toán để lập bảng cân đối kế toán theo quy định. Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp: bán quản lý tài khoản thu thập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng là cá nhân, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước. Quỹ tiết kiệm: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn do BIDV uy quyền hoặnc phân cấp cho chính quỹ tiết kiệm đó phát hành, cung cấp dịch vụ Ngân hàng. Phòng giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, huy động vốn, tín dụng, cho vay cầm cố bằng thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do bidv phát hành, trái phiếu chính phủ tín phiếu kho bạc. Cho vay đối với khách hàng theo quy định của pháp luật, của BIDV và trong hạn mức cho vay một khách hàng bằng VNĐ hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương. Phòng kế hoạch tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp. Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Giúp giám đốc quản lý đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Phòng tổ chức hành chính: Đầu mối tham mưu, đề xuất giúp giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh. Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, công văn đi đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. Thực hiện công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài sản cố định, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ lao động phương tiện vận tải phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 9

10 Phòng tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết. Thực hiện chế độc báo cáo kế toán, công tác quyết toán của Chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và của BIDV. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời hợp, trung thực của số liệu kế toán báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Phản ánh đúng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà nước và của BIDV. Đảm bảo an toàn tài sản tiền vốn của ngân hàng và khách hành thông qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính của đơn vị trong Chi nhánh. Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/ nhập quỹ. Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản xủa Chi nhánh/bidv và của khách hàng theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây trong giai đoạn Trong những năm qua, thị trường tài chính Việt Nam có rất nhiều biến động. Số lượng các Ngân hàng, chi nhánh văn phòng đại tăng lên làm cho cuộc chạy đua trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt, hay sự biến động của thị trường vào cuối năm 2007, năm 2008 với tình hình lạm phát khá nghiêm trọng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ thị trường cũng như từ phía chủ quan NH, song BIDV Hà Tây vẫn bám sát mục tiêu kinh doanh, phấn đấu không ngừng và đạt được kết quả kinh doanh như sau: Hoạt động huy động vốn Ban lãnh đạo NHĐT&PTVN Hà Tây luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm. Chi nhánh thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đổi mới tác phong giao dịch. Đồng thời, NHĐT&PT Hà Tây cũng luôn bám sát lãi suất của thị trường để điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp. Chi nhánh huy động vốn bằng nhiều hình thức như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang, phát hành kỳ phiếu, khuyến mại bằng hiện vật, tặng quà, tăng cường quảng cáo, tiếp thị Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 10

11 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi nhánh cũng đồng thời chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch. Năm 2004 mở 1 điểm giao dịch tại phường Thanh Xuân Bắc- quận Thanh Xuân. Năm 2007 mở mới 1 điểm giao dịch tại khu làng nghề Dương Nội La Phù. Nhờ thực hiện các biện pháp trên, nguồn vốn huy động của NHĐT&PT Hà Tây tăng trưởng đểu và ổn định. Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Hà Tây giai đoạn Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền trọng tiền trọng Nguồn vốn huy động Phân loại theo tiền a. VND , , , ,29 b. Ngoại tệ , , , ,71 2. Phân loại theo TPKT a. Tiền gửi TCKT , , , ,43 Dưới 12 tháng ,82 349,86 23, , ,22 Từ 12 tháng trở lên 25 2,20 106,14 7, , ,22 b. Tiền gửi dân cư , , , ,49 Dưới 12 tháng , , , ,37 Từ 12 tháng trở lên , , , ,12 c. Tiền gửi TCXH, TCTC 110 9, , , ,08 Dưới 12 tháng ,02 Từ 12 tháng trở lên 110 9, , , ,076 Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp chi nhánh BIDV Hà Tây Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 11

12 Biểu đồ 1.1: Nguồn vốn huy động của BIDV Hà Tây giai đoạn Đơn vị: tỷ đồng Qua bảng số liệu ta có thể thấy quy mô nguồn vốn huy động của NHĐT&PT Hà Tây không ngừng tăng của các năm. Tổng nguồn vốn cuối kỳ tăng từ 1140 tỷ đồng năm 2005 lên 2476 tỷ đồng năm Trong tổng nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế cả nguồn tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức tài chính đều tăng lên. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng từ 251 tỷ đồng năm 2005 lên 1224 tỷ đồng năm 2008; của dân cư là: 779 tỷ đồng năm 2005 lên 1052 tỷ đồng năm 2008, của tổ chức xã hội và tài chính là: 110 tỷ đồng năm 2005 lên 200 tỷ đồng năm Tốc độ tăng trưởng về nguồn tiền gửi của TCKT tăng mạnh hơn so với nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức tài chính, cho thấy Chi nhánh đang tích cực thu hút vốn từ các TCKT, tạo được uy tín để thu hút nhiều đơn vị kinh tế giao dịch với Ngân hàng, góp phần tăng cường vào nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa nguồn tiền ngắn hạn và trung hạn có sự khác nhau giữa các tổ chức kinh tế, dân cư, và tổ chức xã hội, tài chính. Các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nguồn tiền gửi dài hạn, do tính chất kinh doanh của doanh nghiệp cần vốn linh động khi cần thiết. Cụ thể, qua 4 năm, tỷ lệ nguồn ngắn hạn so với tổng nguồn tiền gửi của TCKT như sau: 19,82% năm 2005; 23,39% năm 2006; 38,64% năm 2007; 39,22% năm Còn đối với tiền gửi dân cư và các tổ chức xã hội, tài chính, do có tính chất nhàn rỗi hơn, nên dân cư gửi dài hạn nhiều để hưởng lãi suất tiết kiệm cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ nguồn tiền gửi ngắn hạn so với tổng Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 12

13 tiền gửi dân cư là: 23,77% năm 2005; 28,07% năm 2006; 22,42% năm 2007; 17,37% năm 2008, tỷ lệ nguồn tiền gửi dài hạn so với tổng tiền gửi của tổ chức xã hội và tài chính là: 9,56% năm 2005; 8,02% năm 2006; 7,25% năm 2007; 8,075% năm Trong tổng nguồn vốn phân theo loại tiền, ta thấy cả Việt Nam đồng và ngoại tệ đều tăng. Cụ thể nguồn tiền gửi Việt Nam đồng có sự gia tăng rõ rệt từ 915 tỷ đồng năm 2005 lên 2211 năm 2008, của ngoại tệ là 225 tỷ đồng năm 2005 lên 265 tỷ đồng năm Trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ mở rộng thêm việc huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Công tác huy động vốn của Ngân hàng có được những thành tựu trên là do: - BIDV Hà Tây luôn củng cố, tăng cường và phát huy mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống như bảo hiểm, quỹ hỗ trợ phát triển, hệ thống kho bạc trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn mở rộng quan hệ khách hàng mới. - Chi nhánh đã phát huy tối đa vai trò của công cụ lãi suất, luôn nắm bắt được sự biến động lãi suất trên thị trường, xây dựng biểu lãi suất một cách linh hoạt, phù hợp trong phạm vi quyền hạn được phép để vừa có thể thu hút được các khách hàng mới, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh. - Chi nhánh luôn có những kế hoạch tiếp thị, quảng cáo, mở rộng các sản phẩm huy động vốn, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo dựng hình ảnh và nâng cao vị thế của Chi nhánh như triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng, tặng quà khuyến mại, nạp tiền điện thoại qua ATM và SMS. - Chi nhánh còn chủ động mở rộng mạng lưới để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, từng bước chiếm lĩnh thị trường kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Hoạt động tín dụng Trong thời gian qua, chính sách tín dụng của Ngân hàng có nhiều thay đổi: - Ngân hàng xây dựng từng nhóm, từng đối tượng khách hàng đều được thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, phân loại để có những chính sách, định hướng quan hệ tín dụng phù hợp. - Từ chỗ ưu tiên cho vay trung dài hạn, cho vay các doanh nghiệp lớn thuộc thành phần kinh tế nhà nước, cho vay thi công xây lắp là chính, nay Ngân hàng chuyển sang tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 13

14 doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác có hiệu quả cao và giảm dư nợ theo chỉ định kế hoạch của nhà nước. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tiếp cận với những khách hàng có tiềm năng tốt. - Duy trì hệ thống lãi suất linh hoạt theo nguyên tắc lãi suất cho vay được dự phòng rủi ro và có lãi. quả sau: Nhờ có sự điều chỉnh về công tác tín dụng, Chi nhánh đã đạt được những kết Bảng 1.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Hà Tây giai đoạn Chỉ tiêu Năm 2005 Số tiền Năm 2006 Số tiền Năm 2007 Số tiền Năm 2008 Số tiền Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Đơn vị: tỷ đồng Chênh lệch 2008/2007 Tổng dư nợ , , ,09 1. Phân loại theo thời hạn CL TL (%) CL TL (%) CL TL (%) , , ,09 a. Ngắn hạn , , ,12 b. Trung và dài hạn , , ,18 2. Phân loại theo tiền , , ,09 a. Dư nợ VND , , ,08 b. Dư nợ ngoại tệ ,86 1 0, Phân loại theo thành phần kinh tế , , ,09 a.quốc doanh , , ,19 b.nqd , , ,10 Nguồn: PhòngKế hoạch Tổng hợp Chi nhánh BIDV Hà Tây Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 14

15 Biều đồ 2.1: Tổng dư nợ của BIDV Hà Tây giai đoạn Đơn vị: tỷ đồng Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ tăng trưởng đều qua các năm. Tổng dư nợ của Chi nhánh trong thời gian qua tăng 916 tỷ đồng năm 2005 lên 1647 tỷ đồng năm Tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua là 20,52% năm 2006; 21,2% năm 2007; 23;09% năm Có được sự tăng trưởng trên là do tăng cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Điều này cho thấy tình hình tín dụng của Chi nhánh tương đối tốt. Trong tổng dư nợ phân theo thời gian, ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ, cụ thể qua 4 năm: 54,80% năm 2005; 53,26 năm 2006%; 57,40% năm 2007; 63,69% năm Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vau dài hạn nhằm đảm bảo an toàn chính sách tín dụng, tăng tốc độ quay vòng của vốn và giảm rủi ro. Trong tổng dư nợ phân theo loại tiền ta thấy cả Việt Nam đồng và ngoại tệ đều tăng. Cụ thể dư nợ tín dụng Việt Nam đồng tăng từ 809 tỷ đồng năm 2005 lên 1536 tỷ đồng năm 2008, ngoại tệ tăng từ 107 tỷ đồng năm 2005 lên 111 tỷ đồng năm Trong tổng dư nợ phân theo thành phần kinh tế thì Ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm từ 156tỷ đồng năm 2005 lên 510 tỷ đồng năm Tuy nhiên cho vay quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ do mối quan hệ từ trước sẵn có. Mặc dù dư nợ quốc doanh tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm dần. Cụ thể năm Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 15

16 2006 tăng 22.63% so với năm 2005 nhưng năm 2007 chỉ tăng 1.5% so với năm 2006 và năm 2008 chỉ tăng 20,19% so với năm Đây là xu hướng tất yếu của Ngân hàng hiện nay trong cạnh tranh khi mà Ngân hàng muốn đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng khi nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới Hoạt động dịch vụ Hoạt động dịch vụ của Chi nhánh chủ yếu là bảo lãnh, thanh toán và một số dịch vụ khác như dịch vụ trả lương tự động, dịch vụ thấu chi, dịch vụ chuyển tiền Wester Union. Thu từ hoạt động dịch vụ hiện vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu của Ngân hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh nhận thấy tầm quan trọng của công tác phát triển dịch vụ và khơi tăng nguồn thu dịch vụ (phấn đấu chiếm 20% trong tổng thu nhập) và dần theo hướng mô hình, cơ cấu thu của một Ngân hàng hiện đại. Trong những năm gần đây, nhiều giải pháp và kế hoạch phát triển dịch vụ đã được triển khai như: - Phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ, các sản phẩm tiện ích ngân hàng theo chỉ đạo của NH ĐT&PTVN, phù hợp với thực tế khách hàng tại địa bàn - Từng bước mở rộng tín dụng truyền thống với phát triển dịch vụ Ngân hàng, chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ mới như thẻ, Phone Banking, Home Banking, dịch vụ kiều hối nhằm tăng doanh thu và thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi qua thanh toán. - Ứng dụng và triển khai chương trình hiện đại hóa giao dịch Ngân hàng để góp phần thúc đấy mở rộng các loại hình dịch vụ. Nhờ thực hiện các giải pháp trên, Chi nhánh đã thu được các kết quả về dịch vụ như sau: Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 16

17 Bảng 3.1: Kết quả thu dịch vụ của BIDV Hà Tây Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số Số Số Số TL TL TL CL CL CL tiền tiền tiền tiền (%) (%) (%) 1.Thu dịch vụ 5,3 7,8 17,39 21,5 2,5 47,17 9,59 122,95 4,11 23,63 2. Thu dịch vụ ròng 5,2 7,76 17,3 21,43 2,56 49,23 13,67 176,16 4,13 23,87 3.Cơ cấu thu dịch vụ ròng -Thanh toán 2,7 3,3 8,0 10,558 0,6 22,22 4,7 142,42 2,558 31,97 5 -Bảo lãnh 2 3,9 8,6 10,1 1,9 95 4,7 120,51 1,503 17,48 -Kinh doanh kinh doanh ngoại tệ 0,388 0,4 0,5 0,53 0,012 3,09 0,1 25 0,03 6 -Phát hành thẻ ATM 0,097 0,056 0,078 0,088-0,041-42,27 0,022 39,29 0,01 12,82 -Thu khác 0,015 0,102 0,122 0,154 0, ,02 16,61 0,032 20,78 Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây Biều đồ 3.1: Tăng trưởng dịch vụ của BIDV Hà Tây giai đoạn Qua bảng số liệu trên ta thấy thu dịch vụ ròng của thu dịch vụ ròng của Chi nhánh có sự gia tăng hàng năm, cụ thể từ 5,2 tỷ đồng năm 2005 lên 21,43 tỷ đồng năm Tuy năm 2006 sự tăng trưởng của dịch vụ nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng trong năm 2005, nhưng năm 2007 lại có sự tăng trưởng vượt bậc, hơn gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng năm Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 17

18 Về hoạt động phát hành thẻ, trong 2 năm , Chi nhánh đã lắp đặt mới 3 máy rút tiền tự động, phát hành được 9950 thẻ, vượt chỉ tiêu được giao 232%, thu phí phát hành thẻ ATM là 153 triệu đồng. Năm 2007 triển khai tiếp nhận và lắp thêm 3 máy ATM mới, nâng tổng số máy lên 6 máy ATM với số thẻ phát hành khoảng trên thẻ và thu phí phát hành được 78 triệu đồng. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: tuân thủ đúng các quy định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua bán ngoại tệ. Kết quả năm 2005 doanh số mua bán ngoại tệ đạt USD, thu lãi 434 triệu đồng, tăng 157% so với năm Năm 2006 doanh số mua bán ngoại tệ đạt USD, thu lãi gần 523 triệu đồng, tăng 110% so với năm Năm 2008 thu ngoại tệ đạt USD Kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây trong những năm qua đạt kết quả tốt, thể hiện ở lợi nhuận của Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Bảng 4.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Hà Tây giai đoạn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Chênh lệch thu chi (chưa trích DPRR) 27,3 39,9 54,7 77,1 2.Trích DPRR 8 17,7 28,82 37,8 3.Lợi nhuận trước thuế 19,3 22,2 25,88 39,3 4.Lợi nhuận sau thuế 13,896 15,984 18,634 28,296 5.Chênh lệch đầu vào- đầu ra 2,8 3,1 3,5 3,7 Nguồn : Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 18

19 Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng kết quả kinh doanh của BIDV Hà Tây giai đoạn Qua báo cáo kết quả kinh doanh trên ta thấy kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm đều có sự tăng gia tăng: năm 2005 tăng 17% so với năm 2004, năm 2006 tăng 46% so với năm 2005, năm 2007 tăng 37% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 42% so với năm Năm 2006 có sự tăng trưởng vượt bậc, trong hai năm 2007 và 2008 mặc dù vẫn có sự tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn so với năm 2007 là do sự cạnh tranh gay gắt, ngày càng có nhiều ngân hàng và chi nhánh ra nhập thị trường, bên cạnh đó là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Qua đây ta có thể thấy được sự nỗ lực, cùng các biện pháp hợp lý của ban lãnh đạo Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh, đưa kết quả kinh doanh tăng rõ rệt qua từng năm Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Số lượng và quy mô các dự án được thẩm định tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV Hà Tây là phục vụ đầu tư phát triển các dư án thư c hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Ngân hàng cũng đã thư c hiện rất thành công nghiệp vụ này. Trong nhưñg năm gần đây, hoạt động cho vay theo dư án tại Ngân hàng là một hoạt động mang lại nguồn lợi lớn của Ngân hàng. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 19

20 Bảng 5.1: Số lượng và quy mô các dư án được thẩm định tại BIDV Hà Tây giai đoạn Đɳn vˢ: t đ ng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dự án thẩm định Tổng mức đầu tư Số dự án chấp thuận Tổng dư nợ cho vay theo dư án Nguồn : Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây Qua bảng số liệu trên ta thấy số dư án thẩm định cũng như số dư án được tài trợ và dư nợ cho vay theo dư án liên tục tăng mạnh qua các năm. Trong đó có nhiều dư án lớn như dư án đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Nam An Khánh với số vốn đầu tư lên đến 300 tỷ đồng, dư án xây dưṇg nhà máy nước Nam Sách -Hải Dương với vốn đầu tư là 250 tỷ đồng Đặc điểm các dự án Trong số các dư án mà Ngân hàng thẩm định thì dư án trong lĩnh vư c xây lắp chiếm tỷ trọng lớn. Bảng 6.1: Cơ cấu cho vay theo dư án phân theo ngành nghề của BIDV Hà Tây giai đoạn Đɳn vˢ: t đ ng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cơ cấu cho vay theo dư án phân theo ngành nghề Nông nghiệp 24,84 25,8 28,65 32,35 2.Công nghiệp 120,06 154,8 171,9 207,04 3.Xây lắp 202, ,85 271,74 4.Lĩnh vư c khác 66,24 77,4 114,6 135,87 Nguồn : Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 20

21 Biểu đồ 5.1: Cơ cấu cho vay theo dự án phân theo ngành nghề tại BIDV Hà Tây giai đoạn Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: hiện tại, khách hàng chủ yếu của NHĐT&PT Hà Tây vẫn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Đây được xem là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao do các doanh nghiệp xây lắp hoạt động trên những địa bàn đa dạng, đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian sử dụng vốn dài; nhiều công trình thi công phức tạp cao về kỹ thuật, giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động và đặc biệt khả năng thất thoát vốn của lĩnh vực này cao. Sự thất thoát còn nhiều nguyên nhân như: Hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng chưa đồng bộ; công tác quản lý nhà nước thiếu chặt chẽ, phân công, phân cấp chưa rõ ràng; công tác thanh tra kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ chế đấu thầu thi công chưa mang lại hiệu quả thực chất; trình độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dư án là rất cần thiết Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các doanh nghiệp Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 21

22 phi tài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định. Bởi vì trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình, NHTM không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi loại hình doanh nghiệp khác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng. Từ đó cho thấy, việc phân tích và đánh giá rủi ro trong mỗi quyết địnhh cho vay của ngân hàng là rất cần thiết. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá rủi ro của các NHTM không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động quản lý của chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính bắt buộc của ngân hàng trung ương Phân tích rủi ro để từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp. Vòng đời của dự án đầu tư thường rất dài, có khi hàng chục năm. Khi đưa ra các quyết định đầu tư, doanh nghiệp thường dựa trên các số liệu giả định. Trong quá trình cho vay, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng được ngân hàng đáp ứng, ngân hàng chỉ cho vay khi đã biết chắc chắn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng sẽ yêu cầu người xin vay lập và nộp cho ngân hàng dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, cùng với các nguồn thông tin khác ngân hàng sẽ tiến hành tổng hợp và thẩm định dự án,và đánh giá các rủi ro của dự án một cách khách quan hơn. Việc thẩm định, và đánh giá rủi ro dự án đầu tư còn là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, thời điểm bỏ vốn cho dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong tương lai. Tóm lại, đối với ngân hàng, công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án đầu tư là rất quan trọng, nó giúp cho ngân hàng ra quyết định có bỏ vốn đầu tư hay không? Nếu đầu tư thì đầu tư như thế nào? Mức độ bỏ vốn là bao nhiêu? Điều này sẽ Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 22

23 giúp ngân hàng đạt được những chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn và nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng. Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, đảm bảo an toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án bởi nó có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng, đặc biệt là khi số dự án xin vay vốn ngày càng tăng lên về cả số lượng và quy mô vay vốn. Nếu Ngân hàng đánh giá rủi ro chính xác, từ đó có được quyết định cho vay chính xác, điều đó sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng không ngừng phát triển và nâng cao vị thế trên thị trường. Và ngược lại, nếu việc đánh giá rủi ro thiếu thận trọng sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và uy tín của Ngân hàng. Qua những lý do trên, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư đối với sự phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây, và khẳng định sự cần thiết phải tiến hành công tác này Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án Chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng chính là việc đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn của dự án có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và trả nợ của dự án, làm căn cứ cho ngân hàng ra quyết định cho vay hợp lý, góp phần hạn chế rủi ro của ngân hàng. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án: Thứ nhất: Tính đầy đủ, khoa học và chính xác của nội dung thẩm định rủi ro. Nội dung thẩm định rủi ro phải bao gồm đầy đủ từ việc nhận diện, đánh giá rủi ro, lượng hóa rủi ro và đề ra các phương án kiểm soát rủi ro. Việc nhận diện và đánh giá rủi ro được thực hiện trên mọi khía cạnh của dự án, việc lượng hóa rủi ro sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra kết luận về khả năng trả nợ của dự án, phương án kiểm soát rủi ro có tính thực tiễn sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro khi nó xảy ra. Nếu như nội dung thẩm định rủi ro không được thực hiện một cách đầy đủ và khoa học, các phương án kiểm soát rủi ro không có tính thực tiễn sẽ ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 23

24 Thứ hai: Giá trị của kết quả thẩm định rủi ro. Việc đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư giúp cho ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối diện khi quyết định cho dự án vay vốn. Mức độ rủi ro đó có tương xứng với mức thu nhập mà ngân hàng có được từ việc tài trợ cho dự án hay không. Việc đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án thực sự có chất lượng nếu như kết quả thẩm định rủi ro có các căn cứ giúp cho ngân hàng ra quyết định cho vay. Ngoài ra, kết quả thẩm định rủi ro còn giúp ngân hàng chủ động phòng ngừa rủi ro, có biện pháp xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra đối với dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu rủi ro xảy ra thì cũng không nằm ngoài những tính toán thẩm định rủi ro của ngân hàng, và các phương án kiểm soát rủi ro sẽ làm giảm thiểu giá trị tổn thất do rủi ro gây ra. Thứ ba: Mức độ xảy ra rủi ro khi cho vay theo dự án của ngân hàng. Chỉ tiêu này được thể hiện qua các chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng đối với việc cho vay theo dự án. Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng ở mức cao cũng một phần thể hiện khả năng xảy ra rủi ro cao đối với các dự án mà ngân hàng cho vay, từ đó cũng thể hiện chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được các rủi ro của dự án. Thứ tư: Thời gian và chi phí đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. Thời gian và chi phí là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. Trong quá trình thẩm định, nếu chi phí đánh giá rủi ro trong thẩm định được quan tâm một cách đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin, mời chuyên gia hỗ trợ thêm cho việc đánh giá rủi ro. Nhưng việc chi phí đánh giá rủi ro trong thẩm định tăng cũng chưa hẳn làm cho chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định tăng bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: trình độ chuyên môn, kinh nghiêm của đội ngũ cán bộ thẩm định, nhận thức về tầm quan trọng của công tác thẩm định rủi ro của dự án Và nếu thời gian đánh giá rủi ro trong thẩm định quá dài cũng ảnh hưởng đến quy trình cho vay và tiến độ thực hiện dự án. Ngược lại, nếu thời gian và chi phí thẩm định rủi ro bị hạn chế cũng ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tóm lại, cần phải có sự hài hòa giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại cho ngân hàng, nếu lợi ích tăng thêm không tương xứng với chi phí tăng thêm thì chất lượng thẩm định rủi ro cũng không được xem cao Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 24

25 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án Nhóm nhân tố chủ quan Đội ngũ cán bộ thẩm định Trong công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng đội ngũ cán bộ thẩm định là người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng thẩm định. Việc thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án đầu tư không phải là nghiệp vụ đơn giản, nó đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ, có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, về kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính và khả năng trả nợ của dự án; am hiểu kiến thức, phương pháp thẩm định hiện đại để ứng dụng vào thực tế các dự án cụ thể. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải có khả năng đánh giá tổng hợp và nhạy bén với các yêu cầu đòi hỏi của công tác thẩm định; có kỹ năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư. Sự hiểu biết và toàn bộ những kiến thức về khoa học, kinh tế, xã hội mà người thẩm định có được đều phải thông qua đào tạo hay sự bồi dưỡng kiến thức mà có; kinh nghiệm, kỹ năng là những gì tích luỹ được thông qua hoạt động thực tiễn; năng lực là khả năng nắm bắt, xử lý công việc trên cơ sở các tri thức, kiến thức đã được tích luỹ. Bên cạnh đó cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức tốt của cán bộ thẩm định là điều kiện để đảm bảo cho chất lượng thẩm định và ngược lại, người thẩm định không có kỷ luật, đạo đức không tốt sẽ phá hỏng mọi việc, không đánh giá đúng được tính khả thi của dự án. Như vậy cán bộ thẩm định là một trong những nhân tố quyết định chất lượng thẩm và đánh giá rủi rui của dự án đầu tư. Lấy thông tin gì? Ở đâu? Áp dụng chỉ tiêu nào để đánh giá đều được tiến hành bởi cán bộ thẩm định. Do vậy muốn nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trước hết bản thân trình độ kiến thức, năng lực đạo đức của cán bộ thẩm định phải cao. Quy trình và phương pháp đánh giá rủi ro Phương pháp đánh giá rủi ro là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. Với nguồn thông tin đã có được, vấn đề đặt ra Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 25

26 với ngân hàng là làm thế nào? Lựa chọn phương pháp nào, chỉ tiêu nào để đánh giá rủi ro của dự án có hiệu quả tốt nhất. Mỗi dự án có một đặc trưng nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng cần phải áp dụng và tính toán tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống đánh giá rủi ro. Việc sử dụng phương pháp nào, chỉ tiêu nào để đánh giá rủi ro phụ thuộc vào quyết định của mỗi ngân hàng. Với mỗi dự án, phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp nhất nhưng chưa chắc chắn rằng phương pháp đấy là hiện đại nhất. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, những phương pháp đánh giá rủi ro của dự án hiện đại đã giúp cho việc phân tích, đánh giá rủi ro được toàn diện, chính xác và hiệu quả hơn. Song điều quan trọng là ngân hàng phải biết áp dụng đồng bộ các chỉ tiêu đảm bảo tính toàn diện và cũng phải lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất phù hợp với tình hình thực tế của ngành, dự án cũng như khả năng điều kiện cụ thể của ngân hàng. Khi dùng một phương pháp, một chỉ tiêu để đánh giá rủi ro cán bộ thẩm định phải hiểu rõ phương pháp ấy có những ưu nhược điểm gì, có phù hợp để đánh giá rủi ro dự án không? Ví dụ như lạm phát là yếu tố bất định ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian, do vậy nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố: quy luật cung cầu, tâm lý người tiêu dùng, sức mạnh nền kinh tế. Do vậy để đánh giá rủi ro của một dự án nào đó cần phải xác định một quy trình và phương pháp đánh giá rủi ro một cách hợp lý. Một quy trình hướng dẫn đánh giá rủi ro hợp lý sẽ giúp cán bộ thẩm định thực hiện công tác thẩm định và phân tích rủi ro của dự án một cách chính xác, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó đưa đến quyết định đúng đắn. Chất lượng thẩm định các nội dung khác Khi thẩm định một dự án đầu tư, bên cạnh việc thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án, ngân hàng còn phải thẩm định tất cả các khía cạnh của dự án như thẩm định thị trường, yếu tố đầu vào, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tài chính.. của dự án. Việc thẩm định yếu tố kỹ thuật của dự án giúp cho ngân hàng nhận diện được rủi ro về kỹ thuật, thẩm định thị trường và các yếu tố đầu vào nhằm nhận diện được rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán của dự án. Thẩm định tài chính của dự án để trong điều kiện các Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 26

27 yếu tố của dự án không thay đổi để làm cơ sở so sánh với các kết quả tính toán khi các yếu tố của dự án có sự thay đổi, từ đó xác định được dự án nhạy cảm với yếu tố nào nhất và có phương án phòng kiểm soát rủi ro. Qua việc phân tích trên, ta có thể thấy chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án còn phụ thuộc vào chất lượng thẩm định các nội dung khác, việc thẩm định các nội dung khác không đầy đủ và thiếu sự chính xác sẽ không có đủ cơ sở và dự liệu để đánh giá rủi ro của dự án một cách đầy đủ và chính xác. Thông tin và trang thiết bị kỹ thuật Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định nói chung và đánh rủi ro của dự án nói riêng là rất quan trọng của các ngân hàng. Ví dụ, các thông tin liên quan đến dự án Vật liệu xây dựng như thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu; giá cả thực tế của các yếu tố đầu vào, các chỉ tiêu đánh giá hịêu quả sử dụng vốn của dự án vật liệu xây dựng ở các nước phát triển; xu hướng biến động của các yếu tố bất ổn định ở Việt Nam và trên thế giới sẽ giúp công tác thẩm định và đánh giá rủi ro dự án đạt chất lượng tốt hơn, các đánh giá và kết luận thẩm định mang tính đúng đắn cao, phù hợp với tình hình thực tế hơn. Vấn đề đặt ra là cần phải thiết lập hệ thống thông tin nhằm thu thập, phân loại, xử lý và đánh giá được tính đúng đắn của từng loại thông tin. Để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin trái ngược) để phân tích, đánh giá. Từ đó có những kết luận thẩm định dự án đầu tư một cách khách quan, toàn diện về các nội dung của dự án. Các nguồn thông tin có thể và cần phải thu thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu nhập từ bên ngoài. Thông tin do điều tra trực tiếp xuất phát từ nguồn thông tin do báo cáo, xây dựng để vay vốn thường có nhiều thiếu sót. Họ thường dấu những thông tin bất lợi cho phía họ. Vì vậy, ngân hàng chỉ có thể nắm bắt được những thông tin này bằng cách điều tra thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với khách hàng vay vốn. Nhờ tính chất linh hoạt của việc phỏng vấn, cán bộ thẩm định có thể tìm ra những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án mà trong hồ sơ Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 27

28 vay vốn khách hàng không đề cập đến, hay có thể phát hiện ra những thông tin thiếu chính xác để có biện pháp xử lý. Thông tin thu thập từ bên ngoài bao gồm: thông tin từ các công ty kiểm toán (nguồn số liệu chính xác về hoạt động tài chính của khách hàng giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá đúng về khả năng tài chính trong việc vay, trả, khả năng cạnh tranh của khách hàng và xu hướng phát triển của khách hàng trong tương lai...), thông tin từ cơ quan thuế, thông tin từ báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng thông tin điện tử,.. đây là những nguồn cung cấp thông tin hàng ngày rất quan trọng và có giá trị đối với công tác thẩm định và đánh giá rủi ro. Thông tin càng đầy đủ chính xác, thì việc thẩm định dự án nói chung và đánh giá rủi ro của dự án nói riêng càng thuận lợi và có chất lượng cao. Để cập nhật và xử lý thông tin, ngân hàng cần phải có hệ thống trang thiết bị, công nghệ thẩm định hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán hiện đại để xử lý thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác và có hiệu quả. Thông qua việc nối mạng vi tính giữa các Phòng, Ban trong toàn hệ thống của ngân hàng và với bên ngoài, cán bộ thẩm định có thể trao đổi, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Việc xây dựng kho dữ liệu này là rất cần thiết để ngoài chức năng lưu trữ, cập nhật, truy nhập thông tin, còn xử lý tính toán kiểm tra và phân tích các dự án. Bên cạnh đó, thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin giữa cán bộ thẩm định nhằm đánh giá chính xác xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế Nhóm nhân tố khách quan Chủ đầu tư Công tác thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án phần lớn dựa vào các thông tin mà chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng. Các thông tin và chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí để thu thập và xử lý thông tin, từ đó công tác đánh giá rủi ro được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, nếu chủ đầu tư thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro và ngân hàng tư vấn sẽ làm tăng tính hiệu quả của dự án, chính điều đó cũng góp phần làm cho công tác đánh giá rủi ro của ngân hàng thực sự có hiệu quả. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 28

29 Môi trường pháp lý Việc đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án của ngân hàng phải tuân theo các văn bản pháp luật và các quy phạm, sự quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước. Môi trường pháp lý ổn định, thông thoáng, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định thu thập và xử lý thông tin trong quá trình đánh giá rủi ro của dự án. Ngược lại nếu như các văn bản pháp luật, các quy phạm chồng chéo và mâu thuẫn sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro và hiệu quả của dự án. Môi trường kinh tế- xã hội Sự ổn định của chính trị và kinh tế trong nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Môi trường kinh tế xã hội ổn định, hệ thống pháp luật phát triển toàn diện và đồng bộ thì thông tin trên thị trường càng minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu thập và xử lý thông tin để đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. Trái lại, nếu nền kinh tế bất ổn định, sẽ gây ra hiện tượng các thông tin trên thị trường không chính xác phản ánh sai lệch mối quan hệ cung cầu, giá cả thị trường điều đó dẫn tới việc đánh giá rủi ro của dự án không chính xác. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 29

30 Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 2.1. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây Quy trình đánh giá rủi ro của các Ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV Hà Tây nói riêng bao gồm 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro. - Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương trình đánh giá rủi ro hiệu quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động - Định lượng rủi ro: là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp ban điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát. - Theo dõi rủi ro: là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm soát, nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi được mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh. - Kiểm soát rủi ro: Rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp. Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi Ngân hàng vận dụng hay cụ thể hóa quy trình nói trên khác nhau. Khi chấp nhận cho dự án vay vốn, ngân hàng đối mặt với hai loại rủi ro đó là: rủi ro đầu tư của dự án và rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay. Vì vậy khi thẩm định rủi ro, ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định rủi ro đầu tư và rủi ro tín dụng. Rủi ro đầu tư chính là các rủi ro tiềm ẩn của dự án như rủi ro cơ chế chính sách; rủi ro xây dựng hoàn tất; rủi ro thị trường, thu nhập thanh toán; rủi ro cung cấp; rủi ro kỹ thuật vận hành; rủi ro môi trường, xã hội; rủi ro kinh tế vĩ mô Các rủi ro này ảnh Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 30

31 hưởng đến tính khả thi của dự án. Đánh giá rủi ro đầu tư nhằm xem xét dự án có an toàn hay không, có nên đầu tư vào dự án hay không. Rủi ro tín dụng là rủi ro sau khi quyết định cho dự án vay vốn. Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản đảm bảo. Rủi ro tín dụng làm mất mát nguồn vốn của Ngân hàng. Đánh giá rủi ro tín dụng nhằm xem xét khả năng trả nợ của dự án. Các sơ đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây Sơ đồ 1.2: Vị trí của bước đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây Đánh giá chung về khách hàng Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng Chấm điểm tín dụng khách hàng Phân tích, đánh giá về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định mức cấp tín dụng phù hợp Đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV Đánh giá rủi ro của dự án Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 31

32 án. Như vậy, đánh giá rủi ro nằm trong giai đoạn cuối của quy trình thẩm định dự Sơ đồ 2.2: Quy trình cụ thể về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây Phòng quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ tài liệu về dự án và khách hàng vay vốn Phòng quản lý rủi ro Thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng vay vốn và dự án (chưa bao gồm thẩm định rủi ro của dự án) Tiếp nhận kết quả thẩm định rủi ro dự án từ phòng thẩm định Đánh giả rủi ro dự án đầu tư và rủi ro tín dụng Thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án dựa vào kết quả thẩm định ở bước trên Quyết định cho vay Kết quả thẩm định rủi ro dự án Phòng quan hệ khách hàng Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu về dự án và khách hàng vay vốn Hồ sơ, tài liệu về dự án và khách hàng vay vốn bao gồm: dự án đầu tư; các giấy phép, hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án; năng lực pháp lý của khách hàng; ngành nghề kinh doanh; sản xuất của khách hàng; mô hình tổ chức; bố trí lao động, quản trị Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 32

33 điều hành; quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng; báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo kết quả kinh doanh (bắt buộc), bổ sung báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) và một số nguồn thông tin khác như: số lượng lao động, bảng thanh toán lương, nhân công Ngoài ra cán bộ quan hệ khách hàng phải tiến hành thu thập các thông tin khác liên quan đến dự án như các quy định pháp luật về ngành, lĩnh vực mà dự án đầu tư, thị trường của dự án, máy móc, thiết bị, công nghệ của dự án để có thể nhận diện được đầy đủ các rủi ro của dự án. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành tổng hợp hồ sơ, nếu thấy thiếu hồ sơ liên quan đến dự án và khách hàng, thì cán bộ quan hệ khách hàng sẽ nhanh chóng thông báo cho khách hàng biết để bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. Bước 2: Thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng vay vốn và dự án (chưa bao gồm rủi ro của dự án) Sau khi có đầy đủ hồ sơ liên quan đến dự án và khách hàng vay vốn, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung liên quan đến khách hàng bao gồm: thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng, ngành nghề kinh doanh của khách hàng, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác, thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Thẩm định các nội dung liên quan đến dự án bao gồm: Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án: - Mục tiêu của dự án - Sự cần thiết phải tiến hành dự án - Quy mô sản xuất kinh doanh của dự án - Quy mô, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án: vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng - Cách thức tiến hành dự án Phân tích tính khả thi của dự án - Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu, sản phẩm và các yếu tố đầu vào của dự án. + Trường hợp doanh nghiệp sản xuất để bán: doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất? Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 33

34 cung ứng và mức độ tín nhiệm như thế nào? Chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào (nếu có). Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. + Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại: có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả như thế nào? Mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp? Cơ chế chính sách đối với sản phẩm, biến động về giá cả sản phẩm. - Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hóa và các yếu tố đầu ra của dự án của dự án + Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến, tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra + Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về nguyên vật liệu, hàng hóa của dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có nhu ưu thế cạnh tranh hơn. + Sản lượng nhập khẩu trong thời gian qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới + Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thay thế tại thời điểm hiện tại + ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội tại và khả năng xuất khẩu sản phẩm + Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác nhau, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của dự án. - Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối + Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không? + Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường hay không? + Dự án sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả nợ ngay + Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không? Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 34

35 - Chính sách bán hàng, chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán trả ngay, trả chậm) Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án Bước 3: Thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án dựa vào kết quả của bước 2 Dựa vào các kết quả thẩm định của bước trên, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án. Việc thẩm định rủi ro được tiến hành sau các nội dung thẩm định trên vì khi tiến hành thẩm định các nội dung trên, cán bộ quan hệ khách hàng có thể nhận diện được rủi ro tiềm ẩn trong từng nội dung từ đó tổng hợp được các rủi ro của dự án. Sau khi nhận diện được các loại rủi ro, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành phân tích rủi ro dựa vào phương pháp định tính và định lượng nhằm lượng hóa cụ thể và chính xác rủi ro của dự án Sơ đồ 3.2: Đánh giá tổng hợp rủi ro của dự án tại BIDV Hà Tây Thẩm định cơ sở pháp lý Rủi ro cơ chế, chính sách Thẩm thị trường, sản phẩm Thẩm định phương án tổ chức, quản lý thực hiện dự án Thẩm định hiệu quả tài chính dự án Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán Rủi ro thi công, xây dựng Rủi ro kinh tế vĩ mô Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án Rủi ro tổng hợp của dự án Thẩm định các yếu tố kinh tế vĩ mô Thẩm định kỹ thuật Rủi ro về kỹ thuật, công nghệ Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 35

36 công nghệ Bước 4: Kết quả thẩm định rủi ro dự án Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tổng hợp rủi ro dự án trong báo cáo thẩm định dự án đầu tư và chuyển qua phòng quản lý rủi ro để đánh giá rủi ro tín dụng sau khi cho dự án vay vốn. Phòng quản lý rủi ro Bước 1: Tiếp nhận kết quả thẩm định rủi ro dự án từ phòng thẩm định Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng quan hệ khách hàng và phòng giám đốc trực thuộc chi nhánh. Bước 2: Đánh giá rủi ro tín dụng Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro Bước 3: Quyết định cho vay Trên cơ sơ các rủi ro đã được lượng hóa, cán bộ quản lý rủi ro sẽ đề xuất cho vay với số lượng là bao nhiêu, thời hạn cho vay, cách thức và mức độ kiểm soát khoản vay Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát đề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây Đối với rủi ro về chủ đầu tư Việc đánh giá rủi ro của khách hàng vay vốn là rất cần thiết. Cần phải đánh giá khách hàng đó là ai và họ có nhưñg điều kiện cơ bản nào để trở thành khách hàng của Ngân hàng. Các loại rủi ro đối với chủ đầu tư đó là: Rủi ro về năng lư c pháp lý của chủ đầu tư Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra và đánh giá các nội dung: - Khách hàng vay vốn có tư cách pháp nhân và năng lư c pháp luật dân sư hay không. - Điều lệ, quy chế tổ chưć của khách hàng - Giấy phép đầu tư, giấy chưńg nhận đăng ký kinh doanh Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 36

37 - Biên bản bầu thành viên hội đồng quản trị, Chủ tịch, văn bản bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng. - Quyết định của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc ủy quyền cho người đại diện vay vốn Ngân hàng. Rủi ro về năng lư c quản lý điều hành của chủ đầu tư. Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra và đánh giá các nội dung: - Ngành nghề kinh doanh của khách hàng có được phép hay không, có phù hợp với ngành nghề đăng ký trong giấy phép hay không - Xem xe t tình hình sản xuất kinh doanh có ổn định không, xu hướng đi lên hay đi xuống. Kế hoạch sản xuất kinh doanh đã hợp lý chưa. - Môi trường sản xuất kinh doanh có thuận lợi không. - Năng lư c chuyên môn của người lãnh đạo doanh nghiệp - Mô hình tổ chưć, bố trí lao động, các phòng ban có phối hợp nhịp nhàng không Rủi ro về năng lư c tài chính của chủ đầu tư Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh : tổng tài sản/nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và khả năng sư dụng vốn, tình trạng tài sản, các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư, khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển của vốn, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, khả năng hoạt động... Các chỉ tiêu trên nếu được phân tích một cách chính xác và rõ ràng sẽ giúp Ngân hàng có cái nhìn chân thư c và đầy đủ về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tư đó Ngân hàng sẽ đánh giá rủi ro về năng lư c tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ quan hệ khách hàng còn xem xét cả quan hệ của khách hàng với các tổ chưć tín dụng khác trên các khía cạnh : - Xem xét tình hình dư nợ ngắn, trung dài hạn và nợ quá hạn, mục đích vay vốn của các khoản vay. - Doanh số cho vay, thu nợ của các Ngân hàng - Số dư tiền gưỉ bình quân trên tài khoản của khách hàng - Mưć độ tín nhiệm của khách hàng. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 37

38 Đối với rủi ro dư án đầu tư Các loại rủi ro của dự án đầu tư Một dự án đầu tư, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện hoạt động đầu tư và đi vào sản xuất có thể xảy ra nhiều loại rủi ro khác nhau (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan), việc tính toán khả năng tài chính của dự án chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các loại rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Dưới đây là phân tích một số rủi ro chủ yếu bao gồm: Rủi ro về cơ chế chính sách Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn về tài chính và chính sách của nơi hoặc địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế và chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án. - Rủi ro thuế: sự thay đổi về thuế sẽ làm cho dòng tiền hàng năm của dự án bị thay đổi từ đó NPV và IRR của dự án cũng thay đổi theo làm giảm tính khả thi về mặt tài chính của dự án. - Rủi ro về hạn ngạch thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm giảm sản lượng hoặc tăng chi phí của các dự án từ đó NPV và IRR của dự án cũng thay đổi theo làm giảm tính khả thi về mặt tài chính của dự án. - Kiếm soát ngoại hối: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án - Môi trường, sức khỏe và an toàn: những quy định liên quan đến kiểm soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng làm tăng chi phí của dự án, ảnh hưởng đến NPV và IRR của dự án. - Rủi ro quốc hữu hóa, tư hữu hóa: khi lĩnh vực mà dự án đầu tư bị quốc hữu hóa sẽ làm thay đổi các chính sách và cơ chế áp dụng đối với dự án, từ đó làm thay đổi các chi tiêu tài chính của dự án. - Rủi ro về chính sách tuyển dụng lao động: sự thay đổi về chính sách quản lý lao động như tăng mức lương tối thiểu, sử dụng lao động địa phương, chế độ bảo Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 38

39 hiểm cho người lao động, chính sách đối với lao động nữ, hạn chế sử dụng lao động nước ngoài đều ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án. Rủi ro xây dựng, hoàn tất Rủi ro này được xem là việc hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các tiêu chuẩn và thông số thực hiện. - Rủi ro chi phí xây dựng vượt quá dự toán: khi chi phí xây dựng tăng lên làm tăng chi phí của dự án từ đó ảnh hưởng đến NPV, IRR dẫn đến việc làm giảm hiệu quả tài chính của dự án. - Rủi ro công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án: rủi ro này làm giảm chất lượng dự án và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của dự án từ đó làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của dự án. - Rủi ro hoàn thành dự án không đúng thời hạn: nếu hoàn thành dự án không đúng thời hạn sẽ làm làm phát sinh nhiều chí phí khác như chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí lưu kho bãi, chi phí cơ hội ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân dự án Các chi phí phát sinh này sẽ làm giảm hiệu quả tài chính của dự án. - Rủi ro không giải tỏa được dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án: khi thực hiện dự án, khâu giải phóng mặt bằng luôn gặp khó khăn do phải đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ đầu tư và người dân địa phương. Khi việc giải phóng mặt bằng kéo dài, sẽ làm tăng chi phí giải tỏa, kéo dài thời gian thực hiện dự án, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của chủ đầu tư, không giải phóng mặt bằng có thể dẫn đến việc phải hủy bỏ dự án. Rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán Rủi ro này bao gồm: Thị trường không chấp nhận sản phẩm của dự án hoặc không đủ đển bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Khi sản phẩm của dự án không được thị trường chấp nhận do chất lượng kém, có nhiều sản phẩm thay thế của các đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh về giá, công suất của dự án lớn hơn lượng cầu của thị trường những rủi ro trên sẽ làm cho sẩn phẩm của dự án không tiêu thụ được, làm giảm doanh thu của dự án từ đó dẫn tới việc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Rủi ro về cung cấp Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 39

40 Đây là rủi ro khi dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay để đầu tư. - Rủi ro giá cả nguyên vật liệu thay đổi: khi giá nguyên vật liệu tăng, làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến doanh thu của dự án - Rủi ro về số lượng nguyên vật liệu: khi nguyên vật liệu không đủ để sản xuất sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án, làm phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí quản lý hành chính, chi phí bảo dưỡng máy móc, chi phí nhân công và bỏ lỡ cô hội kinh doanh. Những chi phí này làm giảm hiệu quả tài chính của dự án - Rủi ro về chất lượng nguyên vật liệu: khi nguyên vật liệu đầu vào không đúng chất lượng như mong muốn sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm của dự án điều đó có nghĩa là dự án sẽ phải đối mặt với sự giảm thị phần của sản phẩm và giảm doanh thu. Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Khi các dây chuyền, thiết bị, máy móc, công nghệ hệ thống điều hành của dự án không thể vận hành và bảo dưỡng ở mức phù hợp với thiết kế ban đầu sẽ ảnh hưởng đến công suất của dự án, đến chất lượng và số lượng của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án. Rủi ro về môi trường, xã hội Rủi ro này thể hiện những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh như gây ô nhiễm nguồn nước, nguồn không khí, mất cân bằng sinh thái gây ra hạn hán lũ lụt, phá hoại cảnh quan thiên nhiên Những rủi ro này sẽ làm tăng chi phí xử lý nước thải, chí phí bồi thường thiệt hại cho người dân xung quanh do tác động tiêu cực của dự án gây ra từ đó làm giảm hiệu quả tài chính của dự án. Rủi ro về kinh tế vĩ mô Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 40

41 - Rủi ro lãi suất: lãi suất chính là chí phí vốn vay của dự án, khi lãi suất trên thị trường tăng sẽ làm tăng chí phí sử dụng vốn vay từ đó làm thay đổi dòng tiền và hiệu quả tài chính của dự án. - Rủi ro tỷ giá hối đoái: rủi ro này ảnh hưởng lớn đến các dự án xuất nhập khẩu. Khi nguyên liệu của dự án chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài và đối với các hợp đồng với đối tác nước ngoài, việc thanh toán bằng ngoại tệ nên tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả của dự án. - Rủi ro lạm phát: lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh nghĩa của dự án từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và hiệu quả tài chính của dự án. Rủi ro tỷ giá: Sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra sẽ gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án. Đối với các nước đang phát triển, đồng nội tệ ít có khả năng chuyển đổi trên thị trường thế giới, do đó các giao dịch thương mại quốc tế (mua sắm thiết bị, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, ) hầu như được thực hiện thông qua các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, hoặc sử dụng đồng tiền của bên bán làm đồng tiền thanh toán. Như vậy, nếu không thực hiện các biện pháp bảo hiểm tỷ giá, sẽ có nguy cơ rủi ro về tỷ giá trong quá trình thực hiện dự án. Để hạn chế những rủi ro này cần thực hiện biện pháp bảo hiểm như: mua ngoại tệ kỳ hạn, hoặc sử dụng các công cụ phái sinh cần thiết khác. Các loại rủi ro khác: ngoài các rủi ro nói trên tùy vào từng lĩnh vực, ngành cụ thể mà dự án đầu tư còn tiềm ẩn rủi ro mang tính đặc thù riêng biệt của ngành và lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, khi phân tích rủi ro của dự án thì cần phải phân tích tất cả các kía cạnh của dự án để có thể nhận diện và đo lường được các rủi ro tiềm ẩn của dự án Các biện pháp giảm thiểu rủi ro dự án đầu tư Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu. Những biện pháp này có thể do chủ đầu tư thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc do ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện đối với những vấn đề mà ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu. Tùy từng dự án cụ thể với đặc điểm khác nhau mà cán bộ quan hệ khách hàng cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với khoản với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Sau đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho tùng loại rủi ro nêu trên. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 41

42 Đối với rủi ro về cơ chế chính sách Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: - Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (theo hồ sơ dự án), để đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh các luật và quy định hiện hành có liên quan tới dự án. - Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về vấn đề này (bất khả kháng do chính phủ) - Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án. - Bảo hiểm tín dụng, xuất khẩu Rủi ro về tiến độ xây dựng, hoàn tất Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của ngân hàng, tuy nhiên nó có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau: - Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm. - Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình. - Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng. - Hỗ trợ của cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán. - Quy định rõ trách nhiệm, vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng. - Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của mỗi bên. Rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: - Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận. - Dự kiến cung cầu thận trọng, không nên có những dự báo quá lạc quan. - Phân tích khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng - Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính. - Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 42

43 - Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Rủi ro về cung cấp Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: - Trong quá trình xem xét dự án, cán bộ quan hệ khách hàng phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên nhiên liệu vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án. - Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu. - Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào. - Những thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng. - Những hợp đồng cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín. Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua thực hiện một số biện pháp sau: - Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng - Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm. - Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng. - Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh - Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành. - Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Rủi ro về môi trường, xã hội Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng một số biện pháp sau: - Báo cáo đánh giá tác động của môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản. - Nên có sự tham gia của các bên liên quan như cơ quan quản lý môi trường và chính quyền địa phương, từ khi bắt đầu triển khai dự án. - Tuân thủ các quy định về môi trường. Rủi ro về kinh tế vĩ mô Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 43

44 Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: - Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản. - Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm. - Bảo vệ trong các hợp đồng như chỉ số hoá, giá cả leo thang, bất khả kháng - Đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu được). Rủi ro về tỷ giá Để hạn chế rủi ro này cần thực hiện biện pháp bảo hiểm như: mua ngoại tệ kỳ hạn, hoặc sử dụng các công cụ phái sinh cần thiết khác. Như vậy, những yếu tố không chắc chắn, yếu tố rủi ro cần được nhận định, phân tích và định hướng ngay từ các nội dung phân tích dự án, định lượng để trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nội dung đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đặc biệt là kết quả phân tích/khảo sát độ nhạy với các yếu tố được đánh giá là không chắc chắn/ rủi ro sẽ là cơ sở để cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro đưa ra hình thức/biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như các điều kiện tín dụng khác trong trường hợp chấp thuận tham gia tài trợ vốn cho dự án Đối với rủi ro tín dụng Các loại rủi ro tín dụng Bên cạnh việc đánh giá rủi ro của dự án đầu tư, Ngân hàng còn đánh giá rủi ro tín dụng khi đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư. Đánh giá rủi ro tín dụng cho Ngân hàng biết khả năng trả nợ của dự án. Rủi ro tín dụng là tất cả những khả năng mà theo đó ngân hàng sẽ không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản tín dụng đã cấp. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là việc khách hàng không trả đầy đủ những khoản nợ đối với ngân hàng theo đúng cam kết, dù với bất kì lí do gì. Rủi ro tín dụng sẽ gây nên những thiệt hại đối với ngân hàng, làm mất mát nguồn vốn và suy giảm khả năng chi trả và khả năng thanh toán các khoản nợ. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan: những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh..; môi trường kinh tế không ổn định, Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 44

45 sự thay đổi về chính sách kinh tế, thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái... nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và khách hàng vay. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến khách hàng vay. Khi tác động của ảnh hưởng tiêu cực quá lớn sẽ làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng vay. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các khách hàng khác. Khả năng quản lý kinh doanh kém Khi khách hàng vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít khách hàng nào dám mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Tình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé là đặc điểm chung của hầu hết các khách hàng vay vốn Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các khách hàng tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các khách hàng cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các khách hàng cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 45

46 Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống thắng của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới. Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này do một phần yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của các khách hàng quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 46

47 Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) chưa thật sự hiệu quả: Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể trách khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do yêu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng - Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng không để nợ xấu gia tăng. - Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế. - Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 47

48 - Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng. - Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng. + Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu. + Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay đối với thời hạn của nguồn vốn huy động. + Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh. - Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý TSTC, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án. - Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ. - Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp. - Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro. Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biệp pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Trong tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của cán bộ tín dụng trong việc phát triển và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và các nguồn lực của Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 48

49 ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa Phương pháp đánh giá rủi ro Phương pháp định tính Phương pháp định tính được sử dụng để xác định, đánh giá các rủi ro khó lượng hóa như: rủi ro cơ chế chính sách; rủi ro xây dựng hoàn tất; rủi ro thị trường, thu nhâp, thanh toán; rủi ro về cung cấp; rủi ro kỹ thuật, vận hành; rủi ro môi trường xã hội; rủi ro kinh tế vĩ mô. Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ đặt ra các câu hỏi để xác định rủi ro tiềm ẩn của dự án đầu tư. Rủi ro cơ chế, chính sách Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định: - Dự án có tuân thủ, chấp hành nghiêm ngặt các luật và quyết định hiện hành có liên quan tới dự án không - Những thay đổi về thuế, giới hạn thương mại, kiểm soát ngoại hối, quốc hữu hóa có ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án không và mức độ ảnh hưởng như thế nào. - Chính sách về lãi suất mà chính phủ đưa ra nhằm kiểm soát lạm phát sẽ ảnh hưởng như thế nào đến IRR của dự án. - Sự thay đổi về chính sách lao động của Chính phủ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dự án. Rủi ro xây dựng hoàn tất Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định: - Công tác giải phóng mặt bằng có hoàn thành đúng tiến độ hay không, dự án có nguy cơ bị thu hẹp hay hủy bỏ hay không. - Dự án có tính tới các yếu tố có thể làm cho chi phí xây dựng vượt quá dự toán chưa. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 49

50 - Các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án có khả năng thực hiện được theo đúng yêu cầu hay không. - Dự án có thể được hoàn thành đúng thời hạn hay không. - Nhà thầu xây dựng có uy tín, sức mạnh tài chính và kinh nghiệm hay không. - Công tác giám sát dự án trong quá trình xây dựng có được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hay không. - Việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo hiểm chất lượng công trình có được thực hiện nghiêm túc hay không. - Dự án có hợp đồng về cố định giá và chìa khóa trao tay hay không. Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định: - Sản phẩm của dự án có được thị trường chấp nhận hay không. - Đánh giá về nhu cầu hiện tại và dự kiến tương lai của dự án đã hợp lý chưa. - Năng lực về sản xuất và cung cấp sản phẩm của dự án có đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường hay không, và nếu như công suất vượt quá lượng cầu thì dự án đã có các biện pháp để kích cầu hay không. - Dự án đã dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường chưa. - Phương án tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án có hợp lý không. - Chính sách bán hàng, chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá của dự án có hơp lý không. - Dự án có hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn hay không. Rủi ro về cung cấp Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định: - Dự án có được nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chất lượng và giá cả như dự kiến hay không. - Sự thay đổi về giá cả nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng như thế nào đến dòng tiền của dự án. - Dự án có hợp đồng về cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín hay không. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 50

51 Rủi ro về kỹ thuật vận hành Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định: - Dự án có thể được vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu hay không. - Công nghệ mà dự án sử dụng có phù hợp và đã được kiểm chứng chưa. - Bộ phận vận hành dự án có được đào tạo tốt và phù hợp với công nghệ mà dự án sử dụng không. - Dự án có hợp đồng về vận hành và bảo trì không - Dự án có bảo hiểm đối với các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, động đất, chiến tranh, hỏa hoạn hay không. Rủi ro về môi trường, xã hội Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định: - Dự án có gây tác động tiêu cực đối với môi trường và người dân xung quanh không. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường có khách quan toàn diện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không. - Dự án có tuân thủ các quy định về môi trường hay không. - Các chi phí xử lý nước thải, giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường và người dân xung quanh do các tác động tiêu cực của dự án gây ra ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của dự án. Rủi ro kinh tế vĩ mô Cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định: - Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát gia tăng ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính của dự án. - Dự án có mua bảo hiểm trong các hợp đồng như chỉ số hóa cơ chế chuyển quả qua, giá cả leo thang, bất khả kháng hay không. Qua việc trả lời các câu hỏi trên, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ xác định được các rủi ro tiềm ẩn của dự án đầu tư. Tuy nhiên, để trả lời được hết các câu hỏi thì cần phải có đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến tất cả các mặt của dự án. Và do sự hạn chế về thời gian thẩm định, thiếu thông tin, tài liệu mà đôi khi cán bộ quan hệ khách hàng không thể trả lời hết được các câu hỏi. Để đảm bảo đúng yêu cầu và thời gian Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 51

52 thẩm định mà cán bộ quan hệ khách hàng cần có sự linh hoạt trong việc đánh giá đối với từng dự án đầu tư Phương pháp định lượng Ngoài việc sử dụng phương pháp định tính để xác định các rủi ro của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng còn sử dụng phương pháp định lượng để lượng hóa các rủi ro. Việc lượng hóa các rủi ro giúp cho ngân hàng đánh giá chính xác hơn hiệu của tài chính của dự án. Các phương pháp lượng hóa mà BIDV Hà Tây sử dụng đó là phân tích độ nhạy dự án, phân tích kịch bản và phân tích xác suất, phân tích mô phỏng Monte Carlo. Phân tích độ nhạy dự án Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố có tính bất định như chi phí, thu nhập, tuổi thọ dự án đến hiệu quả tài chính của dự án. Nói một cách khác, phân tích độ nhạy là xem xét mức độ nhạy cảm của các kết quả khi có sự thay đổi giá trị của một hay một số tham số đầu vào. Phân tích độ nhạy cung cấp cho Ngân hàng một bức tranh dễ hiểu về các kết quả có thể xảy ra. Các biến số mà nó được xem là chính yếu tác động đến thành công hay thất bại của dự án được xác định cũng như mức độ cần thiết của các biến số này trong sự thành công của dự án. Ngân hàng dựa trên những kết quả này để quyết định rằng rủi ro có thể chấp nhận hay không. Các bước thực hiện phân tích độ nhạy: - Thực hiện phân tích tài chính hoàn chỉnh cho phương án cơ sở (tình huống bình thường). - Xác định các biến chính xác định các biến chính là chìa khoá để có được một phân tích độ nhạy tốt. Việc này cần kết quả của đánh giá rủi ro. Các biến mà giá trị của nó không chắc chắn hay dự án nhạy cảm đối với nó được nhận diện là các biến chính ở giai đoạn này (ví dụ chi phí vốn, chi phí nhiên liệu, thay đổi biểu giá điện, thay đổi thuế nhập khẩu, thay đổi giá hàng hoá trên thế giới, nhu cầu đối với sản phẩm đầu ra) - Lựa chọn các chỉ tiêu chính đánh giá kết quả dự án (lợi nhuận, tạo dòng tiền, NPV, các tỉ suất) Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 52

53 (Để thuận tiện, dùng cả các tiêu chuẩn đo kết quả và các biến được chọn trong một bảng tính) - Thay đổi các biến + 10%, + 25% hay các khoảng dao động hợp lý khác. Những khoảng dao động này được xác định dựa theo hành vi trong quá khứ, dự báo của các chuyên gia - Tính toán lại các chỉ tiêu kết quả bằng cách làm lại toàn bộ bảng tính đối với mỗi một thay đổi. - Lập bảng phân tích độ nhạy Bảng1.2: Bảng phân tích độ nhạy Các mục Thay đổi NPV IRR Phương án cơ sở Chi phí đầu tư +10% Chi phí vận hành/ bảo dưỡng +10% Thay đổi tỷ giá -20% Xây dựng chậm 1 năm... ưu điểm của phương pháp phân tích độ nhạy: - Dễ tính toán và giải thích - Không đòi hỏi ước tính xác suất - Tập trung vào một hoặc hai biến. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế đó là: - Không trình bày được xác suất xuất hiện của các tham số và xác suất xảy ra của các kết quả. - Giới hạn trong sự tương tác của các biến số - Khó khăn đối với các chuỗi quyết định. Phương pháp phân tích kịch bản và xác suất Việc phân tích độ nhạy cho chúng ta bức tranh về tác động của nhân tố nào đó đến kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư. Nếu sự thay đổi của nhân tố đó làm cho sự thay đổi của kết quả và hiệu quả của dự án lớn (ví dụ: nhân tố đó thay đổi 1% mà kết quả và hiệu quả của dự án thay đổi lớn hơn 1% ) thì nhân tố đó là nhân tố cần được quan tâm nhiều trong quá trình quản lý đầu tư. Tuy nhiên, phân tích độ nhạy có những hạn chế nhất định mà hạn chế lớn nhất của nó là coi một nhân tố thay đổi và các nhân Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 53

54 tố khác không thay đổi. Điều này là không thực tế vì giữa các nhân tố có mối quan hệ với nhau. Ví dụ giữa giá cả hoặc sản lượng, khi giá tăng thì sản lượng giảm, nhưng theo phân tích độ nhạy thì khi giá tăng hoặc giảm sản lượng hoàn toàn không thay đổi. Việc phân tích kịch bản sẽ khắc phục được nhược điểm này. Theo cách phân tích kịch bản, ngân hàng sẽ xây dựng bài toán cơ sở, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố đầu vào của bài toán. Sau đó tiến hành phân tích độ nhạy để xác định nhân tố quan trọng nhất tác động đến kết quả và hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp kịch bản là số lượng kịch bản luôn bị hạn chế, không phản ánh khách quan chân thực tương lai của dự án. Một phương pháp hiện đại được sử dụng là phương pháp phân tích xác suất được để xuất theo phương pháp này. Ngân hàng tiến hành chọn ngẫu nhiên từng nhân tố giá trị và xác suất kèm theo. Từ kết quả này sẽ có một kết quả về kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư. Số lần chọn ngẫu nhiên tùy theo yêu cầu về mức độ chính xác của phân tích. Từ việc phân tích xác suất sẽ cho chúng ta những kết quả sau đây: - Giá trị kỳ vọng của dự án EV= Trong đó: EV là giá trị kỳ vọng Pi là xác suất của biến cố i Xi là giá trị của biến cố i n là số biến cố - Độ lệch tiêu chuẩn δ = 2 Trong đó Xi giá trị của biến cố i Pi là xác suất của biến cố i µ là giá trị mong đợi thường được xác định bằng giá trị kỳ vọng Độ lệch tiêu chuẩn càng lớn thì mức độ rủi ro của dự án càng lớn. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 54

55 - Xác suất thành công của dự án - Giá trị kỳ vọng khi dự án thành công - Giá trị kỳ vọng khi dự án thất bại Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần phải có phần mềm chuyên dụng và đội ngũ có khả năng sử dụng phần mềm, có hệ thống cơ sở dữ liệu tốt. Đây chính là lý do mà phương pháp này ít được ứng dụng. Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo Mô phỏng Monte Carlo là một công cụ để phân tích các hiện tượng có chứa yếu tố rủi ro nhằm rút ra lời giải gần đúng. Nó còn được gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê. Mô phỏng Monte Carlo thường được sử dụng khi việc thực hiện các thí nghiệm hoặc các phương pháp tính toán bằng giải tích gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được, đặc biệt là khi sử dụng các máy tính số và không yêu cầu những công cụ toán học phức tạp. Thực chất của mô phỏng này là lựa chọn một cách ngẫu nhiên của các biến đầu vào (risk variables) ngẫu nhiên để có một kết quả thực nghiệm của đại lượng tổng hợp cần phân tích. Quá trình đó được lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn các kết quả thực nghiệm. Cuối cùng xử lý thống kê để có các đặc trưng thống kê của đại lượng tổng hợp đó. Các bước tính toán, thực hiện có thể tóm tắt như sơ đồ dưới đây Bước 1: Mô hình toán học Mô hình này xác định các mối quan hệ đại số giữa các biến số hàm số. Nó là một tập hợp các công thức cho một vài biến số mà các biến này có ảnh hưởng đến kết quả. Bước 2: Xác định biến rủi ro (risk variables) Phân tích độ nhạy sẽ được sử dụng trước khi áp dụng phân tích rủi ro để xác định những biến số quan trọng nhất trong mô hình đánh giá dự án và giúp người phân tích lựa chọn các biến số rủi ro quan trọng (những biến số này giải thích hầu hết các rủi ro của dự án). Bước 3: Xác định các dạng phân phối của các biến số Khi lựa chọn dạng phân phối, người ta sử dụng dạng phân phối xác suất đa trị. Các dạng phân phối xác suất cơ bản như: phân phối đều, phân phối tam giác, phân phối chuẩn, phân phối dạng bậc thang. Phân phối dạng bậc thang có ích cho những Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 55

56 trường hợp có nhiều ý kiến chuyên gia. Một loại phân phối bậc thang đặc biệt là phân phối bậc thang - rời rạc, nó được dùng khi giá trị của một biến số có thể chỉ giả thiết những con số phân biệt trong một phạm vi nào đó. Bước 4: Xác định giới hạn phạm vi của hàm phân phối xác suất Các giới hạn phạm vi được xác định bởi các giá trị nhỏ nất và lớn nhất. Đó là các giá trị biến mà các biến số không được vượt qua. Với những phân phối dạng tam giác hay bậc thang cũng cần xác định cụ thể những phạm vi phụ nằm bên trong hai giới hạn. Xác định các giới hạn phạm vi cho các biến số dự án là một quá trình đơn giản bằng cách thu thập và phân tích những dữ liệu có sẵn từ quá khứ của các biến rủi ro, từ đó chúng ta có thể tìm được dạng phân phối xác suất phù hợp của nó. Bước 5: Tạo ra các số ngẫu nhiên Tìm cách phát ra hay lựa chọn một cách ngẫu nhiên kết cục của các biến ngẫu nhiên với yêu cầu việc lựa chọn phải đảm bảo cho các kết cục có thể có phân phối xác suất giống như phân xác suất ban đầu của các biến ngẫu nhiên. Trong thực tế, người ta thường sử dụng sẵn bảng số ngẫu nhiên hay có thể lập các chương trình phát số ngẫu nhiên để tạo ra các số đó. Bước 6: Vận hành mô phỏng Giai đoạn vận hành mô phỏng là công việc khó khăn nhất, mất nhiều thời gian nhất, vì thế nó được dành cho máy tính. Quá trình trên được lặp đi lặp lại cho đến khi đủ những kết quả cần thiết, cần phải thực hiện một số khá lớn những phép thử Monte Carlo, có khi đến hàng trăm lần. Nói chung, số phép thử càng lớn, các kết cục trung bình càng ổn định. Chọn số lần mô phỏng bao nhiêu là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên thông thường số lần mô phỏng thường nằm trong khoảng lần. Bước 7: Phân tích các kết quả Cuối cùng là phân tích và giải thích các kết quả thu được trong giai đoạn vận hành mô phỏng. Sử dụng các phép tính thống kê để xác định các đặc trưng thống kê như kỳ vọng (mean), phương sai (variance)... của đại lượng tổng hợp cần phân tích. Từ hàm phân phối xác suất tích luỹ của các kết quả, người ta có thể quan sát mức độ mong đợi của kết quả dự án với từng giá trị đã cho bất kỳ. Vì vậy rủi ro của dự án thường được biểu thị qua hàm phân phối xác suất tích luỹ. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo có ưu điểm đó là: Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 56

57 - Cung cấp kết quả trong điều kiện xác suất - Xem xét những rủi ro khác nhau Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế đó là: - Đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian - Phải có xác suất của các biến đầu vào - Khả năng giới hạn trong sự tương tác giữa các biến - Phụ thuộc vào mô hình mô phỏng Mỗi một phương pháp trình bày ở trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tùy từng dự án mà cán bộ quan hệ khách hàng lựa chọn phương pháp thích hợp để lượng hóa rủi ro Minh họa công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định tại BIDV Hà Tây bằng một dự án Giới thiệu về dự án Tên dự án: Đầu tư xây dựng bê tông 150 m 3 /h Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng số 9 Loại hình dự án: Đầu tư thiết bị thi công Sản phẩm dự án: Bê tông xi măng Tổng mức đầu tư: đ trong đó: + Vốn tự có 30%: đ + Vốn TDTM: đ Hình thức đầu tư: đầu tư mới Quy mô công suất: 150 m 3 /h Giới thiệu về chủ đầu tư Tên đơn vị: Công ty cổ phần Đại diện theo pháp luận: Ông Phạm Văn Hải- chức vụ: Giám đốc Trụ sở chính: Tầng 6&7, Nhà D9 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cổ phần nhà nước chi phối Vốn điều lệ: triệu đồng Trong đó vốn nhà nước chiếm 60% tương ứng với triệu đồng Ngành nghề kinh doanh: xây dựng Nhu cầu vay: Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 57

58 - Số tiền vay: đồng - Thời hạn vay: 54 tháng - Mục đích vay: đầu tư thiết bị thi công - Hình thức trả nợ: trả nợ gốc 2 lần/năm vào 25/06 và 25/12 hàng năm, lãi trả vào 25 hàng tháng Tài sản đảm bảo: Tài sản hình thành từ vốn vay là toàn bộ thiết bị xe bơm bê tông của doanh nghiệp nêu trên để thế chấp vay vốn tại ngân hàng, giá trị tạm tính: đồng Đánh giá rủi ro Rủi ro từ khách hàng Rủi ro năng lực pháp lý của chủ đầu tư Công ty Cổ phần xây dựng số 9 là doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, hồ sơ pháp lý đầy đủ theo quy định của pháp luật. - Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 129/BXD-TC ngày 15/11/1977 và Quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước số 050A/BXD-TCLĐ ngày 12/2/1993 của Bộ Xây dựng. - Quyết định số 1737/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 04/11/2004 về việc chuyển Công ty Xây dựng số 9 thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam thành Công ty Cổ phần. - Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty ngày 16/11/ Biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng số 9 - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 9 - Quy chế tài chính Công ty. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ngày 12/09/2006 do Phòng ĐKKD- Sở KHĐT thành phố Hà Nội cấp. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc số 833 QĐ/CC9-TCHC ngày 27/07/2006 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng số 9 - Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng số 272 QĐ/CC9 ngày 19/03/2005 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng số 9 - Các tài liệu liên quan khác. - Hội đồng quản trị: Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 58

59 + Ông : Hoàng Hợp Thương - Chủ tịch HĐQT + Ông : Phạm Văn Hải - Ủy viên HĐQT + Ông : Lê Văn Cầu - Ủy viên HĐQT + Ông : Bùi Minh Tường - Ủy viên HĐQT + Ông : Lại Văn Thăng - Ủy viên HĐQT - Ban điều hành: + Ông: Phạm Văn Hải - Giám đốc điều hành. + Ông: Nguyễn Trường Hưng - Phó giám đốc + Ông: Cao Văn Nam - Phó giám đốc + Ông: Lê Văn Cầu - Phó giám đốc + Ông: Bùi Minh Tường - Phó giám đốc + Ông: Lại Văn Thăng - Kế toán trưởng. - Ban kiểm soát: + Ông : Đặng Thanh Huân - Trưởng Ban. + Ông : Nguyễn Khắc Đạt - Thành viên. + Ông: Hoàng Tùng Lâm - Thành viên. Như vậy, Công ty Cổ phần xây dựng số 9 có đầy đủ tư cách pháp nhân để tham gia vào các quan hệ kinh tế và dân sự. Rủi ro về năng lực pháp lý của công ty là rất thấp. Rủi ro về năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của Công ty: nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng, các khu đô thị và khu công nghiệpm thi công các loại nền máy, công trình có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng và phát triển nhà... Mô hình tổ chức: tổng số CBCNVC của Công ty là 992 người. Các phòng ban và các đơn vị trực thuộc: Phòng Tài Chính- Kế Toán, Phòng Đầu Tư, Phòng Kỹ thuật và QLDA, Phòng Thiết bị- Công nghệ, Phòng Tổ chức lao động, 2 Chi nhánh và 1 Xưởng cơ khí trực thuộc Công ty: - Chi nhánh Ninh Bình: Phường Bích Đào Ninh Bình - Chi nhánh Hồ Chí Minh: Phường Phú Nhuận HCM - Các đội công trình: Phân trải biến động theo yêu cầu SXKD Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 59

60 Công ty Cổ phần xây dựng số 9 là đơn vị chuyên ngành thi công bê tông cốt thép bằng phương pháp cốp pha trượt, trong suốt hơn 30 năm qua, tập thể CBCNV Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 đã và đang tham gia thi công hàng trăm công trình xây dựng trên cả nước như: Hệ thống Silô, ống khói của các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai, Hà Tiên, Sao Mai, Hải Phòng, Sông Gianh, Cẩm Phả, Yên Bình, Thăng Long...; ống khói các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Phú Mỹ, Uông Bí...; các đài nước Bắc Giang, Việt Trì, Vĩnh Long, An Giang... Đến nay Công ty tự hào là nhà ứng dụng công nghệ cốp pha trượt hàng đầu Việt Nam và là đơn vị độc quyền sáng chế về phương pháp nâng vật nặng trong thi công xây lắp cùng với hệ thống ván khuôn trượt. Trong bối cảnh thị trường thi công truyền thống bị thu hẹp, từ năm 2000 Công ty đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ tiên tiến thi công các công trình giao thông và được đánh giá là đơn vị có uy tín trong thi công các cầu đường bộ như: Cầu Quý Cao, cầu vượt Nam Định, cầu Bàn Thạch, cầu Đà Rằng, các cầu trung thuộc dự án Đường Hồ Chí Minh... Đồng thời, Công ty đã hợp tác với hãng Gleitbau để ứng dụng công nghệ cốp pha trượt vào thi công các nhà cao tầng tại Khu đô thị mới Trung Hoà-Nhân Chính, Hà Nội. Công nghệ này đã được tặng Huy chương vàng chất lượng tại Hội chợ Ngành Xây dựng Việt Nam (CONEXPO) năm Hiện nay công nghệ này đang được Công ty áp dụng thi công nhiều công trình nhà cao tầng tại các Khu đô thị ở Hà Nội và đang triển khai sang các tỉnh thành trên cả nước. Theo định hướng phát triển đa dạng ngành nghề SXKD của Tổng công ty và Công ty, từ năm 2000 đến nay, Công ty đã tiến hành triển khai 2 dự án đầu tư xây dựng: Khu đô thị mới tại Nghi Phú-Vinh- Nghệ An và Hạ tầng kỹ thuật Khu Đô thị Chi Đông-Quang Minh-Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, Công ty còn triển khai các dự án đầu tư xe máy, thiết bị thi công và xây dựng Xưởng gia công kết cấu thép tại Ninh Bình để tăng cường năng lực SXKD của Công ty. Với việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong tất cả các lĩnh vực hoạt động SXKD, các sản phẩm của Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 không ngừng được hoàn thiện về chất lượng và giá thành, góp phần tăng sức cạnh tranh của Công ty trong xu thế hội nhập hiện nay. Như vậy, năng lực quản lý điều hành của ban lãnh đạo công ty là khá chặt chẽ. Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 (VINACONEX-9) là một doanh nghiệp hạng I Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 60

61 chuyên thi công các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông trên khắp lãnh thổ Việt Nam và đang hướng ra thị trường quốc tế. Tiềm năng mở rộng thị phần của công ty rất khả quan. Rủi ro về năng lực và quản lý điều hành của công ty là rất thấp. Rủi ro năng lực tài chính chủ đầu tư - Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 2.2: Tình hình SXKD của Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 31/12/ /12/2006 Tăng trưởng 1 Giá trị tổng sản lượng ,62% 2 Doanh thu ,48% 3 Doanh thu thuần ,57% 4 Tổng lợi nhuận trước thuế ,99% 5 Lợi nhuận sau thuế ,08% Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9 Nhận xét: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 tăng trưởng mạnh, giá trị sản lượng tăng 13,62% trong khi doanh thu tăng 53,38%, chứng tỏ nỗ lực trong sản xuất. Bên cạnh đó lợi nhuận tăng 16,99% với mức tuyệt đối đạt 563 triệu đồng. - Tình hình tài chính doanh nghiệp Bảng 3.2: Cơ cấu Tài sản- Nguồn vốn Công ty Cổ phần xây dựng số 9 Đơn vị: triệu đồng KH Khoản mục Thời điểm 31/12/ /12/2005 TÀI SẢN A TÀI SẢN LưU ĐỘNG VÀ ĐẦU Tư NGẮN HẠN I Tiền Tiền mặt tại quỹ II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III Các khoản phải thu Phải thu của khách hàng Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 61

62 2 Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 0 IV Hàng tồn kho Hàng tồn kho Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 V Tài sản lưu động khác Chi phí trả trước Thuế và các khoản phải thu Nhà nước Tài sản ngắn hạn khác B TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU Tư DÀI HẠN I Tài sản cố định Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế (*) Tài sản cố định vô hình Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế (*) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III Tài sản dài hạn khác Tổng tài sản NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ I Nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 62

63 4 Thuế và các khoản phải trả nộp Nhà nước Phải trả công nhân viên Chi phí phải trả Phải trả cho các đơn vị nội bộ Các khoản phải trả, phải nộp khác II Nợ dài hạn Vay và nợ dài hạn Dự phòng trợ cấp mất việc làm B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HŨU I Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu Quỹ đầu tư phát triển Qũy dự phòng tài chính Lợi nhuận chưa phân phối II Nguồn kinh phí, quỹ khác Quỹ khen thưởng và phúc lợi 0 11 Tổng nguồn vốn Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9 Nhận xét: Năm 2006 quy mô tổng tài sản tăng mạnh, số tăng tuyệt đối triệu đồng, các khoản mục có sự biến động lớn nhất phải kể đến là: + Trong năm có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn: triệu đồng, thực chất là tiền về từ các công trình được dùng làm tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng. + Các khoản phải thu tăng 18,18 triệu đồng, chủ yếu là phải thu từ khối lượng xây lắp hoàn thành. + Hàng tồn kho cũng tăng 17,034 triệu đồng là do chi phí sản xuất dở dang chưa quyết toán hình thành nên trong năm do khối lượng hợp đồng thi công lớn và tốc độ triển khai thi công nhanh chóng. + Ngoài ra trong năm doanh nghiệp cũng đầu tư thêm một số tài sản cố định bằng vốn vay nhưng mức tăng không đáng kể. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 63

64 + Có được quy mô tài sản tăng nhanh như vậy là do trong năm đơn vị đã huy động được một nguồn vốn dồi dào từ các khoản ứng trước của người mua, số tuyệt đối tăng 66,996 triệu đồng. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho bảng cân đối kế toán năm 2005 và 2006 có sự chênh lệch đáng kể, Vốn lưu động thường xuyên<0, số chênh lệch tuyệt đối là triệu đồng. Thực tế, nợ ngắn hạn tăng cao do khoản mục nhận ứng trước của người mua ở các công trình kinh doanh nhà ở tại khu ĐTM Nghi Phú - thành phố Vinh và khu ĐTM Chi Đồng Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, các công trình lại không hoàn thành đúng tiến độ nên chưa quyết toán chuyển trả cho người mua được. Công ty đã sử dụng nguồn ngắn hạn nói trên để đầu tư TSCĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong năm tới, công ty sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành và bàn giao công trình cho người ứng trước. - Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình SXKD của Công ty + Các chỉ tiêu khả năng thanh toán Bảng 4.2: Các chỉ tiêu thanh toán của CTCP Xây dưṇg số 9 TT Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9 0,98 0,99 0,485 0,36 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán cho thấy tính thanh khoản trong năm 2006 được nâng cao, trong đó hệ số khả năng thanh toán nhanh được cải thiện đáng kể. + Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn Bảng 5.2: Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn Công ty Cổ phần xây dựng số 9 TT Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm Hệ số tự tài trợ TSCĐ 68,3% 75,2% 2 Hệ số nợ 94,7% 95% 3 Hệ số vốn chủ sở hữu 5,2% 5% Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9 Trong năm, nhờ tăng vốn chủ nên Doanh nghiệp đã thanh toán được các khoản Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 64

65 nợ ngắn hạn, giảm bớt đáng kể hệ số nợ xuống còn 94,7%. Đây là một dấu hiệu tốt đối với Ngân hàng về khả năng thanh toán nợ của Doanh nghiệp. + Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động Bảng 6.2: Các chỉ tiêu khả năng hoạt động Công ty Cổ phần xây dựng 9 TT Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm Vòng quay hàng tồn kho 1,15 1,14 2 Vòng quay vốn lưu động 0,65 0,6 3 Vòng quay các khoản phải thu Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9 2,2 1,61 Vòng quay các khoản phải thu năm 2006 đã tăng nhiều so với năm 2005, điều đó làm tăng hệ số thanh toán của doanh nghiệp. + Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Bảng 7.2: Các chỉ tiêu khả năng sinh lợi Công ty Cổ phần xây dựng 9 TT Chỉ tiêu Công thức Năm 2006 Năm Tỷ suất lợi nhuận/ tài sản ROA% Tỷ suất lợi nhuận/ vốn ROE% Tỷ suất lợi nhuận gộp Doanh thu từ tổng tài sản Thời gian chuyển đổi HTK thành doanh thu Thu nhập sau thuế Tổng tài sản Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận gộp từ bán hàng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản bình quân Hàng tồn kho bình quân Doanh thu trung bình tháng 0.9% 0,69% 17,11% 13,85% 7,5% 9,2% 65,34% 58,2% 9,6 9,6 6 Tốc độ tăng trưởng doanh thu DT kỳ hiện tại- DT kỳ trước Doanh thu kỳ trước 25,56% 18,32% 7 Tốc độ tăng Lợi nhuận kỳ hiện tại- lợi nhuận kỳ trước Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 65

66 trưởng lợi nhuận Lợi nhuận kỳ trước 55,09% 40,95% Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đều tăng cho thấy trong năm 2006, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được cao. Đánh giá chung về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trong năm 2006 doanh thu của công ty tăng 25,56%; lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng lên nhiều so với lợi nhuận sau thuế năm 2005 với tốc độ tăng 55,09%. Có được kết quả này là do trong năm 2006 công ty đã hoàn thành đúng kế hoạch những công trình trọng điểm góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị như: Hầm chui trung tâm hội nghị quôc gia (khối lượng hoàn thành 33 tỷchờ quyết toán); Nhà máy xi măng Cẩm Phả (khối lượng hoàn thành 95 tỷ); Nhà máy xi măng Yên Bình (khối lượng hoàn thành 44 tỷ); Nhà máy xi măng Thăng Long (khối lượng hoàn thành 33,5 tỷ). Như vậy, rủi ro về năng lực tài chính của công ty là rất thấp. - Quan hệ tín dụng Công ty có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng Công thương Nguyễn Trãi và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. Trong đó hạn mức tín dụng duyệt tháng 04/2007 của đơn vị là 70 tỷ đồng. Bảng 8.2: Tình hình quan hệ tín dụng của CTCP Xây dựng số 9 với TCTD Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm /05/ Dư nợ ngắn han: - Doanh số vay - Doanh số trả Doanh số trung, dài han: - Doanh số vay - Doanh số trả Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số Qua kiểm tra sử dụng vốn, các khoản vay tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây được sử dụng đúng mục đích, có vật tư đảm bảo. Kết luận: Qua các bảng số liệu và phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu giá trị sản lượng, quan hệ tín dụng của đơn vị cho thấy Công ty Cổ phần xây dựng số 9 là doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 66

67 trưởng đều qua các năm và có hiệu quả, tình hình tài chính ổn. Vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng so với đầu năm thực hiện, khả năng tự chủ về tài chính của Công ty khá tốt Rủi ro của dự án đầu tư Đánh giá định tính rủi ro đầu tư của dự án - Rủi ro cơ chế, chính sách Ngành nghề kinh doanh mà dự án hướng tới là xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình hạ tầng, các khu đô thị và khu công nghiệp... Hiện nay, Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp xây lắp phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao thị phần. Việc đầu tư mua xe bê tông mới phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của ngành. Dự án tuân thủ, chấp hành nghiêm ngặt các luật và quyết định hiện hành có liên quan tới dự án. Dự án chịu thuế suất thu nhập là 28%/năm. Cần phải xác định xem nếu thuế thu nhập tăng lên 32% thì dự án có còn hiệu quả không. Như vậy, dự án có mức rủi ro về cơ chế chính sách thấp, có thể chấp nhận được. - Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán Trong năm 2007, Công ty sẽ tham gia nhiều công trình lớn như xi măng Bình Phước, xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn, Chifon, Bình Phước... và trụ sở công ty kết hợp văn phòng cho thuê. Công ty đã ký và cam kết thực hiện tối thiểu giá trị xây lắp các công trình là triệu đồng. Như vậy có thể đảm bảo về đầu ra của dự án, rủi ro về thị trường, thu nhậ, thanh toán của dự án thấp. - Rủi ro về kỹ thuật và vận hành Công ty lựa chon loại xe bơm bê tông HCP 36-III Nhãn hiệu: DAEWO- Hàn Quốc Bơm của hãng: REXROTH- CHLB Đức Sản xuất năm 2006 Công suất lý thuyết: 150cm 3 /h, công suất bơm bê tông thực đạt 130cm 3 /h Tầm với cao 35,7m, với ngang 32m, với sâu 24,1m Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 67

68 Về mặt kỹ thuật đây là loại xe bơm có thông số kỹ thuật cho thấy công suất phù hợp với nhu cầu và năng lực thi công, độ bền tương đối cao, phụ tùng dễ thay thế, tiêu hao ít nhiên liệu và giá cả hợp lý so với một số loại xe của Ý, Đức đồng thời chất lượng lại cao hơn các loại xe của Trung Quốc. Tuy nhiên, thiết bị cấu tạo tương đối phức tạp, khả năng xảy ra hư hỏng nhỏ ở các bộ phận là có thể. Thiết bị cũng có thể phải di chuyển tới các địa điểm thi công khác nhau, nên có thể gặp rủi ro. Để hạn chế rủi ro này, Công ty phải mua bảo hiểm cho thiết bị đầu tư. Thết bị nhập khẩu phải được các cơ quan chức năng khẳng định về chất lượng. Như vậy, rủi ro về kỹ thuật của dự án ở mức thấp - Rủi ro về môi trường xã hội Mức tiêu hao nhiên liệu của thiết bị thấp nên ô nhiễm không khí do xe bơm gây ra ở mức chấp nhận được. Các thiết bị đầu tư của dự án chủ yếu phục vụ thi công các công trình có địa thế cao, khu đông dân cư do đó vấn đề an toàn trong thi công và mua bảo hiểm an toàn khi vận hành. - Rủi ro về kinh tế vĩ mô Do thiết bị phục vụ dự án là nhập khẩu do đó dự án có thể gặp rủi ro tỷ giá hối đoái, khi đồng USD lên giá sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền và lợi nhuận của dự án. Trong năm 2006, giá xăng dầu trong nước và trên thế giới đang tăng và trong năm 2007 còn tăng cao hơn, làm cho giá nhiên liệu để chạy máy bơm tăng lên, ảnh hưởng đến chi phí và làm giảm lợi nhuận của dự án. Như vậy, rủi ro về kinh tế vĩ mô của dự án có thể chấp nhận được, tuy nhiên những rủi ro này có thể thay đổi trong dài hạn. Kết luận: Qua việc phân tích định tính các rủi ro cho thấy dự án có mức rủi ro có thể chấp nhận được và không có rủi ro đặc thù. Tuy nhiên, cần phải tiến hành phân tích độ nhạy đối với các chỉ tiêu tài chính để có kết luận cuối cùng. Đánh giá định lượng rủi ro của dự án. Sau khi đã tổng hợp chi phí, doanh thu, và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tiến hành phân tích độ nhạy để đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án. Bảng 9.2: Phân tích độ nhạy của dự án Các mục Thay đổi NPV IRR Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 68

69 Phương án cơ sở đ 15,5% Chi phí đầu tư +10% đ 13,27% Doanh thu -10% đ 12,94% Thay đổi tỷ giá +20% đ 14,81% Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9 Kết luận: Khi doanh thu của dự án giảm 10% hoặc chi phí tăng 10% hay tỷ giá hối đoái tăng 20% thì dự án vẫn đảm bảo hiệu quả tài chính, Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đối với Ngân Hàng. Như vậy dự án được Ngân hàng chấp nhận vay vốn Rủi ro cho vay của Ngân hàng. Hiện tại, Công ty đang được Ngân hàng cho vay, bảo lãnh trên cơ sở thế chấp tối đa tài sản kết hợp tín chấp trên cơ sở năng lực tài chính và toàn bộ các nguồn thu hợp pháp, giá trị tài sản bảo đảm nợ vay của công ty là triệu đồng bao gồm: Bảng 10.2: Giá trị tài sản đảm bảo của CTCP Xây dựng số 9 TT Đối tượng Loại tài sản Giá trị TSĐB 1 Thiết bị thi công Máy móc đ 2 Máy thi công Máy móc đ 3 Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất Đất và nhà đ 4 Dự án nhà điều hành D9 Nhà 6 tầng đ 5 Quyền đòi nợ các công trình Tổng Khối lượng xây lắp hoàn thành đ đ Nguồn: Hồ sơ vay vốn Công ty Cổ Phần xây dựng số 9 Tài sản đảm bảo tiền vay tại thời điểm hiện tại được đánh giá là có tính thị trường cao đảm bảo cho số tiền vay của Công ty tại Ngân hàng. Nguồn trả nợ vay Ngân hàng từ khấu hao cơ bản TSCĐ sau đầu tư và lợi nhuận sau thuế của dự án hàng năm bao gồm: - Máy móc thiết bị dự kiến trích khấu hao cơ bản trong 5 năm đ/ 5năm = đ - Dùng 70% giá trị khấu hao cơ bản để trả nợ Ngân hàng Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 69

70 *70% = đ - Dùng LNST trong 4 năm đầu của dự án Để đánh giá rủi ro cho vay, Ngân hàng đã chấm điểm doanh nghiệp theo hệ thống định hạng tín dụng, doanh nghiệp đạt số điểm như sau: - Điểm cho thông tin tài chính: 19,8 - Điểm cho thông tin phi tài chính: 57,42 Tổng điểm đạt được: 77,22 Xếp loại doanh nghiệp: A Nhóm nợ: nhóm nợ 1 Kết luận: Phân tích dự án đầu tư cho thấy dự án có hiệu quả, có khả năng trả đủ nợ gốc và lãi tiền vay Nhận xét về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án: Đầu tư xe bê tông 150m 3 /h Mặt đạt được - Cán bộ quan hệ khách hàng đã tiến hành phân tích và đánh giá rủi ro theo đúng quy trình do NHĐT&PTVN quy định với đầy đủ các bước từ khi nhận hồ sơ, thu thập thông tin và đánh giá rủi ro doanh nghiệp và dự án đầu tư. - Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ đã độc lập phân tích các chi tiêu tài chính, có so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời có đánh giá cả những chỉ tiêu phi tài chính như tín nhiệm trong quan hệ với ngân hàng, năng lực quản lý điều hành... để xếp hạng doanh nghiệp theo hệ thống chẩm điểm tín dụng của NHĐT&PTVN từ đó đề xuất mức tín dụng hợp lý - Cán bộ quan hệ khách hàng đã phân tích và đánh giá toàn diện rủi ro của dự án cả định tính và định lượng, rủi ro tín dụng, việc đánh giá rủi ro kỹ thuật có tham chiếu tới các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng ban hành Điểm thiếu sót - Trong việc định lượng rủi ro của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng mới chỉ thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy chưa sử dụng phương pháp phân tích kịch bản và xác suất để xác định xác suất xảy ra các rủi ro của dự án. - Cán bộ chưa đề cập đến các yếu tố bên trong tác động đến ngành kinh doanh của người vay như nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 70

71 Như vậy, có thể khẳng định công tác phân tích và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tưu xe bê tông 150 cm 3 /h có nhiều ưu điểm nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Những thiếu sót này xuất phát từ cả khách quan và chủ quan của Ngân hàng. Do vậy, để chất lượng đánh giá rủi ro cao hơn thì cán bộ quan hệ khách hàng NHĐT&PT Hà Tây cần khắc phục những thiếu sót trên để dần đưa công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án lên một hiệu quả cao hơn Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây Những kết quả đạt được Trên địa bàn tỉnh Hà Tây, BIDV Hà Tây là ngân hàng có bề dày thành tích trong công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và những cơ hội phát triển của tỉnh Hà Tây nói riêng, ngày càng có nhiều dự án được hình thành với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp hơn. Do đó, việc đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Hiện nay, với việc áp dụng quy trình quản lý mới, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đã được thống nhất, khoa học, góp phần hạn chế rủi ro trong đầu tư. Chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Hà Tây đã được nâng lên, thể hiện qua các mặt: -Về quy trình đánh giá rủi ro Có thể nói, quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án ở BIDV Hà Tây khá hợp lý và khoa học. Sự sắp xếp các khâu trong quy trình rất mạnh lạc và có sự phối hợp cao giữa các bộ phận, là cơ sở để kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc đối với từng cán bộ quan hệ khách hàng và phát hiện ra sai sót một cách dễ dàng hơn, đồng thời giúp Ngân hàng có thể đưa ra kết quả đánh giá chính xác hơn về dự án, có được sự thống nhất trước khi lập tờ trình Ban lãnh đạo Ngân hàng. Cách làm việc tập thể này cũng giúp Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, góp phần vào việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án nói chung. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án luôn được cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện nghiêm túc theo trình tự và phương pháp đã nêu ở trên. Một quy trình hợp lý kết hợp với sự tuân thủ nghiêm túc và linh hoạt của cán bộ đã góp Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 71

72 phần tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án. -Về nội dung đánh giá rủi ro Nội dung đánh giá rủi ro được BIDV Hà Tây xây dựng chi tiết, đầy đủ đảm bảo sự logic. Khi đánh giá rủi ro của dự án đầu tư, cán bộ quan hệ khách hàng đã đề cập đến tất cả các khía cạnh của dự án. Bên cạnh đó, cán bộ còn đề cập đến rủi ro đặc thù của dự án. Ngoài việc đánh giá rủi ro của dự án, cán bộ còn đánh giá rủi ro của chủ đầu tư và rủi ro tín dụng. Nhờ có sự phân tích và đánh giá rủi ro trên tất cả các mặt mà các rủi ro của dự án đã được nhận diện, từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro của Ngân hàng khi cho các dự án đầu tư vay vốn. -Về phương pháp đánh giá rủi ro Khi đánh giá rủi ro của dự án, Ngân hàng đã áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng nhằm xác định một cách chính xác nhất các rủi ro tiềm ẩn của dự án. Thông qua phương pháp định tính, bằng cách xác định rủi ro xảy ra trong trường hợp nào, ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của dự án mà cán bộ quan hệ khách hàng có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro. Bằng việc phân tích độ nhạy của dự án, mà cán bộ quan hệ khách hàng xác định được dự án nhạy cảm với yếu tố nào và mức rủi ro có thể chấp nhận được. Dựa vào việc phân tích kịch bản và xác suất, cán bộ đã xác định được xác suất xảy ra rủi ro của các dự án đầu tư. Dựa vào phương pháp mô phỏng Monter Calo mà cán bộ quan hệ khách hàng xem xét các rủi ro trong điều kiện xác suất và đánh ra được các rủi ro khác nhau. -Về thời gian đánh giá rủi ro Thời gian thẩm định trung bình là 15 ngày kể từ khi cán bộ quan hệ khách hàng nhân được đầy đủ hồ sơ, trong đó thời gian giành cho công tác đánh giá rủi ro chiếm từ 1-2 ngày. Lượng thời gian này luôn được cán bộ quan hệ khách hàng của BIDV Hà Tây đảm bảo đúng quy định tạo điều kiện cho dự án đi vào hoạt động đúng kế hoạch. Như vậy, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư đã đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian không gây chậm trễ chung cho tiến độ thẩm định, cũng như tiến độ thực hiện dự án. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng. -Về đội ngũ cán bộ Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 72

73 Năm 2007 trước yêu cầu củng cố đội ngũ cán bộ nhân viên để đáp ứng nhu cầu phát triển, công tác tổ chức cán bộ đã được quan tâm đúng mức. Hiện nay BIDV Hà Tây đã có một đội ngũ nhân sự với 142 người (tính đến hết 31/12/2008). Trong đó độ tuổi bình quân của chi nhánh là 32,8 tuổi; tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi dưới 30 là 52,65% đã được đào tạo cơ bản về tài chính ngân hàng, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt 81,45%; 15 cán bộ được đào tạo chính trị cao cấp và cử nhân. Đội ngũ cán bộ của BIDV Hà Tây thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, đào tạo cả trong nước lẫn nước ngoài, thường xuyên cập nhật kiến thức kinh doanh mới, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để mỗi nhân viên đều trở thành lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh trong thời đại mới. Công tác đào tạo bài bản được tiến hành đã tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng một đội ngũ nhân viên thực sự năng động, chuyên nghiệp, nhạy bén, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập sâu rộng hơn của Chi nhánh. -Về trình độ công nghệ, thông tin Hiện tại, Ngân hàng đã cung cấp được hệ thống máy tính nối mạng, trong đó có các phần mềm chuyên dụng phụ vụ cho công tác đánh giá rủi ro. Các thiết bị máy móc hiện đại, các phương tiện làm việc thuận tiện cho các cán bộ đã được Ngân hàng quan tâm một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Những công việc tính toán, soạn thảo, lưu trữ ngày càng được thực hiện chính xác, nhanh chóng và khoa học hơn, các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, điện thoại, máy fax, mạng nội bộ, mạng Internet... giúp cán bộ quan hệ khách hàng thu thập, khai thác các nguồn thông tin có hiệu quả và chính xác hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng thẩm định dư án nói chung và đánh giá rủi ro trong thẩm định dư án nói riêng. Cán bộ quan hệ khách hàng đã thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng và dư án đầu tư. Thông tin thu thập được cán bộ quan hệ khách hàng xem xét kỹ càng để xác định xem thông tin có đáng tin cậy hay không. Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu của dư án và chủ đầu tư, cán bộ còn so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu của ngành nhằm xem các chỉ tiêu của dư án có phù hợp với chiến lược phát triển của ngành không. - Những kết quả đạt được thông qua hoạt động cho vay đối với dự án đầu tư của BIDV Hà Tây Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 73

74 Bảng 11.2: Tình hình cho vay theo dự án đầu tư của BIDV Hà Tây Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền CL TL% CL TL% CL TL% , , ,91 Thu nợ gốc ,8 486,62 621,32 75,8 24,61 102,82 26,79 134,7 27,68 Thu lãi 9,98 16,36 23,78 43,77 6,38 63,93 7,42 45,35 19,99 84,06 Nguồn: Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây Biều đồ 1.2: Hoạt động cho vay đối với dư án đầu tư tại BIDV Hà Tây giai đoạn Đɳn vˢ: t đ ng Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay theo dự án tăng từ 414 tỷ đồng năm 2005 lên 647 tỷ đồng năm Có sự gia tăng cả về thu nợ gốc và thu nợ lãi, cụ thể: thu nợ gốc tăng từ 308 tỷ đồng năm 2005 lên 621,32 tỷ đồng; thu lãi tăng từ: 9,98 tỷ đồng năm 2005 lên 43,77 tỷ đồng năm Điều đó cho thấy, các dự án do Bùi Thị Thái Hà- Lớp KT Đầu tư 47D 74

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành:

Chi tiết hơn

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT Khái quát Các chỉ số tài chính chủ yếu giai đoạn 2003 2007 Bài phát biểu của Chủ tịch HĐQT NHCTVN 04

Chi tiết hơn

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QBWACO CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC QUẢNG BÌNH (Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Qu

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QBWACO CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC QUẢNG BÌNH (Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Qu THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QBWACO CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC QUẢNG BÌNH (Giấy chứng nhận ĐKKD số 3100130287 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp lần đầu ngày 28/03/2006 và đăng ký thay

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NAB - BAN CAO BACH final

Microsoft Word - NAB - BAN CAO BACH final NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á (Giấy chứng nhận ĐKKD số 059027 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 01 tháng 09 năm 1992, đăng ký thay đổi lần thứ 23 vào ngày 08 tháng 05 năm 2008) Tên

Chi tiết hơn

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 504 Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 504 Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 504 Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chi tiết hơn

Microsoft Word - bcb doc

Microsoft Word - bcb doc UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM

Chi tiết hơn

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng CÔNG BÁO/Số 215 + 216/Ngày 24-04-2013 69 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ngày 03 tháng 4 năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

Chi tiết hơn

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRỊNH NGÂN HÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán MỤC LỤC Trang Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc 2-3 Báo cáo kiểm toán 4 Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 5 27

Chi tiết hơn

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỐNG THỊ VIỆT HÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Tài chính -

Chi tiết hơn

Phụ lục số 01

Phụ lục số 01 ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 Bộ, ngành 1. Ngành Y tế đã cắt giảm gần 73% điều kiện đầu tư, kinh doanh 2. Vẫn còn tình trạng bỏ cũ, thêm mới

Chi tiết hơn

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢ O BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY TRƯỚC

Chi tiết hơn

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là sự so sánh giữa chí phí sử dụng vốn và những lợi ích mà đồng

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Microsoft Word May Phu Thinh _NTHP

Microsoft Word May Phu Thinh _NTHP BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC KIỀM TOÁN Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 Tp. Hồ Chí Minh - Tháng 03 năm 2014 MỤC LỤC Trang BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC 1-2 BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 3-4 BÁO

Chi tiết hơn

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG 05 Thông tin khái quát 05 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 08 Mô hình quản trị 10 Định hướng phát

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201 QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Hiến pháp nước

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu

Chi tiết hơn

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh... MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN... 1 1.1. Thông tin chung về BAC A BANK... 1 1.2. Quá trình hình thành - phát triển... 2 1.3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh... 3 1.4. Mô hình tổ chức quản lý... 5 1.5. Định hướng

Chi tiết hơn

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ 2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có báo cáo tài chính riêng, có con dấu, được

Chi tiết hơn

BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH ---------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 48/2006/QĐ-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính 12 năm 2010 đã được kiểm toán

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính 12 năm 2010 đã được kiểm toán BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính 12 năm 2010 đã được kiểm toán MỤC LỤC Trang Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc 2-3 Báo cáo kiểm toán 4 Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 5-24 Bảng cân đối kế toán 5-8 Báo

Chi tiết hơn

AC401VN Du thao BCTC da kiem toan Portcoast_sent

AC401VN Du thao BCTC da kiem toan Portcoast_sent CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 MỤC LỤC Trang BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 1 3 BÁO CÁO KIỂM

Chi tiết hơn

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Thương mại (NHTM) hoạt động như thế nào chúng ta phải xem xét đến bản quyết toán tài sản của Ngân hàng

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận 11, TP.HCM STT Nội dung Đón tiếp cổ đông và đại biểu

Chi tiết hơn

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP... 3 1.1. Khái quát về vốn kinh doanh... 3 1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh... 7 1.1.2. Phân

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 MỤC LỤC Trang Báo cáo của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc 1-3 Báo cáo kiểm toán độc

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỈNH

Chi tiết hơn

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ðào TẠO ðại HỌC ðà NẴNG HOÀNG THỊ KIỀU NGA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ðối VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK ðăk LĂK Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN

Chi tiết hơn

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN Công ty cổ phần thương mại dịch vụ tổng hợp Cảng Hải Phòng Năm báo cáo: Năm tài chính 2018 I. Thông tin chung 1. Thông tin khái quát - Tên giao dịch : Công ty cổ phần thương mại dịch

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN NICOTEX Số 114 phố Vũ Xuân Thiều, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Báo cáo của Ban Giám đốc BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công

CÔNG TY CỔ PHẦN NICOTEX Số 114 phố Vũ Xuân Thiều, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Báo cáo của Ban Giám đốc BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công Báo cáo của Ban Giám đốc BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Nicotex trình bày báo cáo của mình và báo cáo tài chính riêng của Công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thường niên năm 2018 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chi tiết hơn

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT PHÁT

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT PHÁT 2 0 18 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT PHÁT 2 Việt Phát 3 THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN Kính thưa Quý cổ đông, Nhà

Chi tiết hơn

(84.28) CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH (84.28) BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BRC CÔNG TY

(84.28) CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH (84.28) BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BRC CÔNG TY (84.28) 3790 8068 CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH (84.28) 3790 7461 berubco@yahoo.com http://www.berubco.com.vn BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BRC CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH Lô B3-1 - KCN Tây Bắc Củ Chi

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ------------------------------- ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Phạm Thị Quỳnh Châm Giảng viên hƣớng

Chi tiết hơn

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20 CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010 đã đƣợc kiểm toán Lô B1 DN 14/3 Nguyễn Khánh Toàn - Cầu Giấy - Hà Nội NỘI DUNG Trang Báo cáo của

Chi tiết hơn

Microsoft Word QTOAN HOP NHAT theo mau.doc

Microsoft Word QTOAN HOP NHAT theo mau.doc BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Tại ngày 31 tháng 03 năm 2013 MẪU SỐ B 01-DN Đơn vị tính : VNĐ TÀI SẢN Mã số Số cuối kỳ Số đầu năm A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 766.355.749.376 717.993.860.428 I. Tiền và các khoản

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng trình bày báo cáo của mình cùng với Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Copy of BCTC doc

Microsoft Word - Copy of BCTC doc Báo cáo của Ban Giám đốc Báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán VN và chế độ kế toán DN Việt Nam đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2007 Địa chỉ: Quốc lộ 13 - Ấp Bình Giao

Chi tiết hơn

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giữ vai trò quan trọng và nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong công cuộc Đổi mới, Đảng và Nhà nước

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - Noi dung tom tat BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 Bộ, ngành 1. Hợp nhất mã số hợp tác xã: Giảm thủ tục đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã 2. Áp dụng mô hình quản lý

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRẦN THỊ ANH THƯ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

BẢN THÔNG TIN TÓM TẮT CÔNG TY BDCC THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - CTCP Giấy chứng nhận ĐKKD số 02001

BẢN THÔNG TIN TÓM TẮT CÔNG TY BDCC THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - CTCP Giấy chứng nhận ĐKKD số 02001 THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - CTCP Giấy chứng nhận ĐKKD số 0200157840 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01 tháng 10 năm 2010,

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2018 Nội Luật

Chi tiết hơn

Untitled

Untitled ðơn vị báo cáo: CÔNG TY CP PIN ẮC QUY MIỀN NAM ðịa chỉ: 321 Trần Hưng ðạo, Q.1, Tp.HCM Mẫu số B 01 -DN/HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ-BTC BẢNG CÂN ðối KẾ TOÁN HỢP NHẤT Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011

Chi tiết hơn

KT02031_NguyenXuanThanhK2-KT.doc

KT02031_NguyenXuanThanhK2-KT.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI --------------- NGUYỄN XUÂN THÀNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Chi tiết hơn

PHẦN VIII

PHẦN VIII MỤC LỤC 1 PHẦN VIII.THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY PHẦN VIII.THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY...1 NỘI DUNG CHI TIẾT...7 I.MỤC TIÊU CỦA MỘT KHOẢN VAY...7 II.6 NGUYÊN TẮC THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY...8 1.Thẩm định tư cách

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG Lô A2, Cụm Công nghiệp Nhơn Bình, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Đt: F

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG Lô A2, Cụm Công nghiệp Nhơn Bình, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Đt: F CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG Lô A2, Cụm Công nghiệp Nhơn Bình, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Đt: 056.3848488 Fax: 056.3848588 Website: www.pce.vn BÁO CÁO THƢỜNG

Chi tiết hơn

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040 xd BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI ĐINH THỊ THANH HÀ HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BẢO VỆ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ BẢO VỆ THÁI HÒA

Chi tiết hơn

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC SOÁT XÉT Của: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ NỘI Cho kỳ kế toán từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/06/2014

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC SOÁT XÉT Của: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ NỘI Cho kỳ kế toán từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/06/2014 BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC SOÁT XÉT Của: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ NỘI Cho kỳ kế toán từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/06/2014 Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội Địa chỉ: Tầng 5 Tòa

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Vinamilk-FS Separate-VN-Final sign.doc

Microsoft Word - Vinamilk-FS Separate-VN-Final sign.doc Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2014 Thông tin về Công ty Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 4103001932 ngày 20 tháng 11 năm 2003 0300588569

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- ---------- BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG

Chi tiết hơn

BTT truong an.doc

BTT truong an.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TRƯỜNG AN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số:

Chi tiết hơn

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN TỪ DŨ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do- Hạnh phúc quy chế quản lý, sử dụng tài sản của bệnh viện từ dũ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3678/QĐ-BVTD

Chi tiết hơn

B312 M?U BCKT

B312 M?U BCKT CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC T H À N H V I Ê N C Ủ A P R I M E G L O B A L Trụ sở chính Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Lô 78-80 Đường 30 tháng 4, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng 47-49 Hoàng Sa (Tầng

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008651 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 13 tháng 10 năm 2016 với số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Chi tiết hơn

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 n

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 n Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2015 Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn Thông

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2013 Quy Nhơn, tháng 03 năm

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2013 Quy Nhơn, tháng 03 năm CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2013 Quy Nhơn, tháng 03 năm 2014 1 MỤC LỤC THÔNG ĐIỆP CỦA LÃNH ĐẠO... 3 Phần I. Thông tin chung... 4 I. Thông tin khái quát...

Chi tiết hơn

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản trị kinh

Chi tiết hơn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT T heo thông báo Kết luận của Thủ tướng

Chi tiết hơn

Phuong an CPH CAO SU 1-5 TÂY NINH_V10 final

Phuong an CPH CAO SU 1-5 TÂY NINH_V10 final PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU 1 5 TÂY NINH MỤC LỤC KHÁI NIỆM... 1 1. Trong phương án này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:... 1 2. Các từ hoặc nhóm từ được viết tắt trong Phương án

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ēiễm báo

Microsoft Word - Ä’iá»…m báo a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 11 tháng 12 năm 2018 Bộ, ngành 1. Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới 2. Ngăn chặn tình trạng hướng dẫn viên du lịch

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 1 năm 2019

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 1 năm 2019 CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 1 năm 2019 363 Hưng Phú, Phường 9, Quận 8, TP Hồ Chí Minh Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015 MỤC LỤC Trang Báo cáo

Chi tiết hơn

CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU - BTC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 4 năm 2013 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN Năm 2012 I. Thông tin chung 1. Thôn

CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU - BTC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 4 năm 2013 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN Năm 2012 I. Thông tin chung 1. Thôn CÔNG TY CP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG BÌNH TRIỆU - BTC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 4 năm 2013 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN Năm 2012 I. Thông tin chung 1. Thông tin khái quát Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Cơ khí

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ēiễm báo

Microsoft Word - Ä’iá»…m báo a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 05 tháng 12 năm 2018 Bộ, ngành 1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch 2. Giải quyết 10 triệu đối tượng thực hiện thủ

Chi tiết hơn

Microsoft Word Bia va muc luc.doc

Microsoft Word Bia va muc luc.doc CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009 MỤC LỤC Trang Báo cáo của Ban Giám đốc 1-3 Báo cáo kiểm toán 4 Các Báo cáo tài chính Bảng

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTCC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hư

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTCC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hư CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTCC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán)

Chi tiết hơn

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số:.. /BC-BIDV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số:.. /BC-BIDV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019 NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số:.. /BC-BIDV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019 DỰ THẢO BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2018, KẾ HOẠCH

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGÔ THỊ KIM HÒA QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGÔ THỊ KIM HÒA QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGÔ THỊ KIM HÒA QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Tháng 11-2016 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Cuốn

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 Đã được kiểm toán

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 Đã được kiểm toán Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 Đã được kiểm toán Số 164 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội NỘI DUNG Trang Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc 0204 Báo cáo Kiểm toán độc lập 0506

Chi tiết hơn

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201 Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/2015 - Duyệt đăng: 31/07/2015 Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế thế giới, đặc biệt là

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Ban tổ chức - Tài liệu phục vụ cho họp Đại hội đồng cổ đông Năm 2017 DANH MỤC TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG NĂM 2017 NỘI DUNG Trang 1. Thư mời họp 1 2

Ban tổ chức - Tài liệu phục vụ cho họp Đại hội đồng cổ đông Năm 2017 DANH MỤC TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG NĂM 2017 NỘI DUNG Trang 1. Thư mời họp 1 2 DANH MỤC TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG NĂM 2017 NỘI DUNG Trang 1. Thư mời họp 1 2. Báo cáo thẩm tra tư cách cổ đông 2 3. Giới thiệu danh sách chủ tọa đại hội, thư ký đại hội và ban bầu cử - kiểm phiếu

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số

Chi tiết hơn

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software   For evaluation only. BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2009 CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ MỤC LỤC Trang 1. Mục lục 1 2. Báo cáo của Ban Giám đốc 2-4 3. Báo cáo kiểm toán 5 4. Bảng cân đối kế tổng hợp toán tại ngày

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG (Giấy chứng nhận ĐKDN

CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG (Giấy chứng nhận ĐKDN CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG (Giấy chứng nhận ĐKDN số 5100306079 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA DU LỊCH GIA LAI Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA DU LỊCH GIA LAI Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA DU LỊCH GIA LAI Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 MỤC LỤC Trang Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc 1-4 Báo cáo kiểm toán 5 Các Báo cáo tài chính hợp

Chi tiết hơn

1

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐỖ HỒNG ĐỨC QUẢN LÝ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 4 (2015-2017)

Chi tiết hơn

PHẦN I

PHẦN I ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC PHÚ YÊN Phú Yên, tháng 05 năm 2015 MỤC LỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT...4 PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP...5

Chi tiết hơn

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019 TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 MỤC LỤC TÀI LIỆU ĐẠI HỘI TT DANH MỤC TÀI LIỆU TRANG 01 Nội dung

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BCTC Quy IV_ phat hanh

Microsoft Word - BCTC Quy IV_ phat hanh CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SÀI GÒN VIỄN ĐÔNG 102A Phó Cơ Điều, Phường 4, Quận 11, TP.HCM Mẫu số B 01a DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA

Chi tiết hơn

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 (đã được kiểm toán)

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 (đã được kiểm toán) BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (đã được kiểm toán) Lô II3, Nhóm CN 2, Đường số 11, KCN Tân Bình, NỘI DUNG Trang Báo cáo của Ban Điều hành 0203 Báo cáo kiểm toán độc lập 0405 đã được kiểm toán 0643 Bảng cân

Chi tiết hơn

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 201

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 201 CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2018 CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM Địa chỉ: P

Chi tiết hơn

BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 tháng 2 năm 2015 kpmg.com.vn BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 tháng 2 năm 2015 kpmg.com.vn BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 tháng 2 năm 2015 kpmg.com.vn 1 THÔNG TƯ SỐ 200/2014/TT-BTC CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 200/2014/

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật

Chi tiết hơn

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th BỘ TÀI CHÍNH ------------ Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------- Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2019 THÔNG TƯ Hướng dẫn kế toán áp dụng

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Biên soạn TS. TRỊNH VĂN SƠN ÐÀO NGUYÊN PHI

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Biên soạn TS. TRỊNH VĂN SƠN ÐÀO NGUYÊN PHI ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH ------- ------- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Biên soạn TS. TRỊNH VĂN SƠN ÐÀO NGUYÊN PHI Huế, 2006 Chương I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH

Chi tiết hơn

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ Thứ http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 Pháp lý phải đi cùng cuộc sống QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM: Đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự

Chi tiết hơn

02-03.Menu

02-03.Menu 06 07 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN THƯỜNG NIÊN BÁO CÁO THÔNG TIN KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tên giao dịch: Tên giao dịch tiếng Việt : Công ty Cổ phần Viễn thông VTC Tên giao dịch quốc tế : VTC

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 5 Thuyet minh BCTC - Van phong

Microsoft Word - 5 Thuyet minh BCTC - Van phong BẢN THUYẾT MINH I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1. Hình thức sở hữu vốn: Công ty Cổ phần 2. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất - chế biến, dịch vụ, thương mại. 3. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm

Chi tiết hơn

Microsoft Word - VCB-2010-Review-Separate-QuyIII_Final

Microsoft Word - VCB-2010-Review-Separate-QuyIII_Final Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ cho giai đoạn từ ngày 01 tháng 07 năm 2010 đến ngày 30 tháng 09 năm 2010 Bảng cân đối kế toán riêng tại ngày 30 tháng

Chi tiết hơn