Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

Tài liệu tương tự
BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

MUÏC LUÏC

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Luan an dong quyen.doc

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

1

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Public participation in formulating regulations for sustainable management, use, and conservation of natural resources handbook

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

Microsoft Word - Ēiễm báo

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Microsoft Word - Ēiễm báo

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Báo cáo việt nam

Quý IV/2018 TRONG SỐ NÀY: Cập nhật Hoạt động của các Nhóm công tác PPP ngành hàng nông nghiệp Các hoạt động của Ban thư ký PSAV Các hoạt động và sự ki

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Luận văn tốt nghiệp

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

1

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số: 2090 /QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Nam, ngày 27 tháng 6 năm 2019 QU

NguyenThiThao3B

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

DRAFT/FOR DISCUSSION

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

CÔNG BÁO/Số 10/Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NG

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Số 60 (7.408) Thứ Sáu ngày 1/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 106 (7.089) Thứ Hai, ngày 16/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM HUYỆN ỦY LÝ NHÂN * Số CV/HU V/v triệu tập dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, n

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

CƠ QUAN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Chuyên đê TTX 2018 VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn Chiến lược quốc gia v

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /TB-BNN-VP Hà Nội, ngày tháng năm THÔNG BÁO

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 01/2017 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019

CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam Dr. Chi Dung Nguyen is a

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TẾ QUY HOẠCH THỦY SẢN BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ðến NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Hà

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Bản ghi:

BẢN TIN THÁNG 10-2017 TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo bước đột phá mạnh Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế Thúc đẩy kinh doanh và thương mại nông sản KẾT QUẢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 9 THÁNG NĂM 2017 quý III tăng 7,46% đã GDP giúp tăng trưởng 9 tháng đầu năm lên mức 6,41%, tiến sát ngưỡng mục tiêu cả năm 2017 là 6,7%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,17%, đóng góp 2,45 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,25%, đóng góp 2,8 điểm phần trăm. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản đạt mức tăng cao nhất với 5,42% so với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành lâm nghiệp tăng 5%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành nông nghiệp có dấu hiệu chững lại so với 6 tháng đầu năm khi tốc độ tăng chỉ ở mức 1,96%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Tính chung 9 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất đạt 110,479 tỷ USD, chiếm khoảng 71,73% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Trong đó, thủy sản đứng thứ 6, gỗ thứ 7 và cuối là rau quả, hạt điều. Tháng 10/2017 Trang 1/8

NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: GIẢI PHÁP MẠNH, HIỆU QUẢ TRONG CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) đến năm 2020 quy định rõ: Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NNƯDCNC chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước; hình thành và phát triển khoảng 200 doanh nghiệp (DN) NNƯDCNC tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo huy động gói tín dụng thương mại 100 nghìn tỷ đồng, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh Phát biểu tại hội nghị Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng, kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, phát triển NNƯDCNC là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập, là giải pháp mạnh, hiệu quả trong cơ cấu lại nông nghiệp. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ vào nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu. Phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC thông qua thúc đẩy phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo. Chỉ có như vậy mới hình thành nông nghiệp tập trung, hàng nông sản mới ra thế giới được. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khâu then chốt tạo sự đột phá, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỪ LÂM ĐỒNG: KẾT QUẢ CỦA CHUYỂN BIẾN TƯ DUY LÀM KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Đánh giá về nền nông nghiệp Lâm Đồng, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định, có thể nói, Lâm Đồng tiếp tục tạo sự đột phá trong phát triển NNƯDCNC và đã trở thành vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị cao hàng đầu Đông - Nam Á. Đây là sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy làm kinh tế nông nghiệp của doanh nghiệp và nông dân Lâm Đồng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và những hình mẫu sản xuất NNƯDCNC tại địa phương. Hiện, Lâm Đồng có gần 50 nghìn ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 17% diện tích canh tác, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của tỉnh đạt 150 triệu đồng/ha/năm; 19 sản phẩm được đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu và đang phát huy uy tín thương hiệu, như: rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, trà B Lao, cà-phê Arabica Langbiang, cá nước lạnh Đà Lạt, tơ tằm Bảo Lộc... Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình Sản xuất hoa ƯDCNC tại Lâm Đồng NNCNC giai đoạn 2011-2016 hơn 22,5 nghìn tỷ đồng, phần lớn là vốn của doanh nghiệp và nông hộ, hơn 20,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 91,2%. Từ những cơ chế chính sách, Lâm Đồng đã thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư FDI, nguồn vốn tài trợ ODA cũng như nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm rót vốn đầu tư, trong đó có Tháng 10/2017 Trang 2/8

77 doanh nghiệp FDI, với tổng vốn đầu tư hơn 250 triệu USD, 1.425 doanh nghiệp trong nước, với tổng vốn đầu tư sáu nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2016 đến 2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đã có chủ trương về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại. Mục tiêu đến năm 2020, giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đạt 170 triệu đồng/ha/năm, có 20% diện tích đất canh tác ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí mới, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng ụng công nghệ cao đạt 35 đến 40% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Định hướng đến năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 220 triệu đồng/ha/năm, có ít nhất 70% diện tích được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn và bền vững; gắn việc phát triển nông nghiệp toàn diện với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện, tỉnh đang xây dựng thương hiệu cho nông sản: Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ XU THẾ TẤT YẾU Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị 6524/CT-BNN-KHCN về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa-vật lý-sinh học với sự đột phá của internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Vậy nếu không có những thay đổi mạnh mẽ về khoa học và công nghệ, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và tác động tiêu cực như tụt hậu về công nghệ, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm sản xuất kinh doanh Sản phẩm tạo ra sẽ không thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Làn sóng đổi mới công nghệ tốc độ cao song hành với hội nhập và tự do hóa thương mại toàn cầu sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp 4.0 còn được coi là hàm số của Nông nghiệp thông minh x Công nghệ thông minh x Thiết kế thông minh x Doanh nghiệp thông minh. Cà chua ứng dụng công nghệ điện toán đám mây Akisai có độ ngọt tự nhiên và hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 3 lần so với sản phẩm thông thường, Viện nghiên cứu rau quả Tại diễn đàn Nông dân lần thứ 2 với chủ đề Nông dân sẵn sàng với nông nghiệp 4.0, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Nghị quyết Đại hội Đảng XII cũng đã chỉ rõ Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu tạo tiền đề cho cách mạng 4.0. Phó Thủ tướng cho rằng bản chất của cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 là áp dụng thành tựu công nghệ, thay Tháng 10/2017 đổi phương thức sản xuất, làm việc trên những cánh đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa để tối ưu hoá quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống và làm giàu cho người nông dân. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Nông dân sẵn sàng cho nông nghiệp 4.0. Trên thế giới, nông nghiệp 4.0 đã giúp nền nông nghiệp của nhiều quốc gia phát triển và đạt những thành tựu quan trọng. Do đó, Phó Thủ tướng khẳng định, ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp để có nền sản xuất nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu. Việt Nam không đứng ngoài làn sóng này. Tuy nhiên, để thành công thì cần sự nỗ lực, phối hợp của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự phối hợp một cách nhịp nhàng, hiệu quả của cả nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước. Tại Diễn đàn này, Phó Thủ tướng yêu cầu đại diện các bộ, ngành có liên quan cần phân tích, đánh giá, làm rõ hiệu quả và những khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, lắng nghe ý kiến và giải đáp những thắc mắc rất cụ thể cho người nông dân; giải quyết các vướng mắc về vốn, nhân lực, về thị trường, công nghệ; đề xuất xây dựng các chính sách rõ ràng, cụ thể để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao; phát triển nông nghiệp 4.0... Về định hướng chiến lược, Phó Thủ tướng yêu cầu phải coi phát triển nông nghiệp công nghệ cao là khâu then chốt, giải pháp xuyên suốt, là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn...

HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẦU TƯ CHO AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỂ THAY ĐỔI XU HƯỚNG DI CƯ TRONG TƯƠNG LAI Đầu tư cho an ninh lương thực và phát triển nông thôn để thay đổi xu hướng di cư trong tương lai là chủ đề của Ngày Lương thực Thế giới (WFD) 2017. Lễ kỷ niệm lần thứ 37 WFD (16/10/1980 16/10/2017) và 72 năm thành lập tổ chức Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) được tổ chức tại Bắc Cạn. Ông Jongha Bae cho biết: FAO cam kết sẽ hỗ trợ các đối tác tại Bắc Cạn phá vỡ vòng luẩn quẩn khiến người dân phải di cư bằng cách tạo nhiều cơ hội kinh doanh, tăng cường khả năng chống chịu cho các loại hình sinh kế và thúc đẩy nông nghiệp bền vững thành cơ hội lập nghiệp khả thi cho thanh niên. Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Phát triển nông thôn phải được xem xét một cách tổng thể, toàn diện. Nếu chỉ phát triển nông nghiệp không thôi thì không đủ. Cần xem xét đến các khía cạnh khác như các dịch vụ xã hội, môi trường, văn hóa. Phát triển nông thôn là quá trình lâu dài cần có những ưu tiên cụ thể trong từng giai đoạn phát triển trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. Cần nâng cao vai trò của người dân, cộng đồng địa phương và khuyến khích tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển nông thôn. Theo số liệu của FAO, bình quân giai đoạn 2008-2018 mỗi năm có khoảng 26,4 triệu người phải dời bỏ chỗ ở của mình do biến đổi khí hậu và thiên tai. Đói nghèo HỘI NGHỊ LÚA GẠO TOÀN CẦU: THÚC ĐẨY SẢN XUẤT LÚA THÔNG MINH VỚI THỜI TIẾT, PHÁT THẢI CARBON THẤP Canh tác lúa phát thải carbon thấp và thu nhập bền vững cho nông dân trồng lúa tại các nước đang phát triển là trọng tâm các cuộc thảo luận tại Hội thảo và triển lãm Gạo bền vững toàn cầu tổ chức ngày 4/10/2017 vừa qua tại Bangkok. Cuộc họp 2 kéo dài 2 ngày với sự tham gia của 300 tác nhân ngành gạo toàn cầu từ 30 nước để thảo luận về các thách thức ngành gạo toàn cầu đang đối mặt, và đề xuất các cách tiếp cận mang tính hợp tác, đổi mới nhằm tăng cường tính bền vững của ngành gạo. Các cuộc thảo luận nhằm dẫn đến các khuyến nghị về hợp tác hành động và đầu tư của các chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng phát triển. Các mối quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo rất cần thiết để chuyển đổi ngành gạo toàn cầu theo hướng bền vững, phát thải carbon thấp và đóng góp vào Chương trình và Các mục tiêu phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc (UN) đến năm 2030. Phát biểu tại phiên khai mạc, giám đốc khu vực và đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương về môi trường Ông Jongha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ cũng là nguyên nhân quan trọng góp phần tạo ra thách thức cho nhiều nước trong vấn đề di cư. Tại Bắc Cạn, FAO đã triển khai một số dự án với mục tiêu xóa bỏ đói nghèo, mất an ninh lương thực, bất bình đẳng, thất nghiệp và suy giảm tài nguyên ở nông thôn. Đơn cử như dự án UN- REDD đã có một số hoạt động can thiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp, phi lâm nghiệp, từ đó giảm phá rừng và suy thoái rừng, cải thiện chất lượng rừng và hỗ trợ sinh kế bền vững. Dự án Tăng cường liên kết với thanh niên để phát triển nông nghiệp bền vững tạo cơ hội cho thanh niên chuyển đổi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển bền vững bằng cách áp dụng nhiều kỹ thuật mới và ý tưởng sáng tạo. của UN đã kêu gọi hành động hợp tác khẩn cấp giữa khu vực công và tư nhân, cũng như các tổ chức nghiên cứu và các nhóm xã hội dân sự. Gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu và phúc lợi của khoảng 800 triệu người sống trong cảnh bần cùng trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đang phải trả cái giá cao về môi trường trong sản xuất gạo và chúng ta cần một sự chuyển đổi trong ngành gạo toàn cầu nếu muốn vừa đáp ứng nhu cầu toàn cầu trong tương lai và thúc đẩy sinh kế của nông dân theo cách bền vững. Nền tảng lúa gạo bền vững -Sustainable Tháng 10/2017

Rice Platform- là sáng kiến nhiều bên với 80 thể chế thành viên, do bộ phận Môi trường của UN và Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (International Rice Research Institute-IRRI) đã mang lại cho đối tác cơ hội tham gia vào quá trình chuyển đổi này. Đáp ứng các nhu cầu thực phẩm và dinh dưỡng của toàn thế giới trong tương lai theo cách bền vững đặt ra nhiều thách thức phát triển quan trọng, nhấn mạnh sự khẩn thiết của hành động nhằm thúc đẩy sản xuất trong khi tối thiểu hóa tác động môi trường của các hệ thống sản xuất lúa gạo và tính dễ tổn thương của hoạt động này trước biến đổi khí hậu. Năm 2015, tiêu chuẩn canh tác lúa gạo bền vững (Standard for Sustainable Rice Cultivation) lần đầu tiên được ra mắt cùng với bộ chỉ số đánh giá hiệu quả (Performance Indicators) để có thể giám sát quá trình diễn ra và tác động của sản xuất lúa, đồng thời đánh dấu những cam kết của hàng loạt đối tác tư nhân để đạt 100% nguồn lực hiệu quả trong các chuỗi cung ứng toàn cầu đến năm 2020. MỞ RỘNG HỢP TÁC VIỆT - NHẬT Ở CẤP ĐỊA PHƯƠNG Sự trao đổi và hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương Nhật Bản và các tỉnh của Việt Nam là một xu hướng mới từ năm 2007. Chính phủ hai nước đã có nhiều thoả thuận hợp tác, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam năm 2013. Việc mở rộng trao đổi và hợp tác ở cấp địa phương sẽ mở rộng phạm vi hợp tác song phương và giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước. Hợp tác cùng có lợi có thể góp phần khôi phục nền kinh tế địa phương và thúc đẩy văn hoá. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc để kết nối giữa các quận của Nhật Bản và các tỉnh của Việt Nam, dựa trên đặc điểm, tiềm năng của từng vùng. Một trong những kết quả quan trọng của Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản khu vực Nam Trung Bộ 2017 là đã thu hút thành công hơn 100 đại biểu Nhật Bản tham dự với nhận thức rõ ràng về tiềm năng mà mỗi tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ sở hữu. Theo Đại sứ, khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó bao gồm việc Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio phát biểu tại Hội nghị: Gặp gỡ Nhật Bản - Khu vực Nam Trung Bộ, ngày 6/10/2017 thúc đẩy đầu tư nước ngoài và phát triển công nghiệp trong Khu kinh tế đặc biệt Vân Phong, Khánh Hòa; hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm nghề cá ngừ; tăng cường hợp tác quốc phòng ở vịnh Cam Ranh để thúc đẩy an ninh hàng hải; thu hút lượng du khách Nhật Bản đến Nha Trang, một trong những điểm tham quan hàng đầu thế giới. Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ các công ty tư nhân để tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam trong các lĩnh vực trên. THÚC ĐẨY KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN ĐƠN GIẢN HÓA NHIỀU THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH NÔNG NGHIỆP Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 23/10/2017của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư theo Đề án 896 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, nội dung phương án đơn giản hóa thuộc 3 lĩnh vực: Thủy sản; thú y; bảo vệ thực vật. Lĩnh vực thủy sản bao gồm 8 thủ tục: (i) Cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, khảo nghiệm, thử nghiêm; Tháng 10/2017 Trang 5/8

(ii) Cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, khảo nghiệm, thử nghiệm, kinh doanh xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; (iii) Cấp phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng máy trưởng tàu cá; (iv) Đăng ký thuyền viên; (v) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đóng mới; (vi) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu; (vii) Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; (viii) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký an toàn tàu cá. Lĩnh vực thú ý bao gồm 2 thủ tục: (i) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập, xuất kho ngoại quan; (ii) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Lĩnh vực bảo vệ thực vật bao gồm 4 thủ tục: (i) Đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu; (ii) Đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu; (iii) Đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh; (iv) Cấp phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật. Tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ 6 Thông tư và 01 Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thời điểm hoàn thành, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỬA ĐỔI, BÃI BỎ 34,2% ĐIỀU KIỆN KINH DOANH Bộ Nông nghiệp &PTNT đã đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điều kiện (chiếm 34,2%), trong đó bãi bỏ 65 điều kiện, sửa đổi theo hướng rút gọn 53 điều kiện. Theo Kế hoạch hành động, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung 04 Nghị định, sẽ hoàn thành vào quý II/2018. Đối với 2 pháp lệnh, 3 nghị định có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh sẽ được sửa đổi, bổ sung theo tiến độ của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Tiếp tục tổ chức rà soát sâu hơn đối với 508 thủ tục hành chính còn hiệu lực và đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 287 thủ tục hành chính (chiếm 56,5 %), gồm: bãi bỏ 81 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 205 thủ tục hành chính; bổ sung 13 văn bản quy phạm pháp luật dự kiến sẽ hoàn thành vào quý III/2018. Đối với hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ, hiện nay, các cơ quan thuộc Bộ thực hiện 40 thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành gồm 32 thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa nhập khẩu và 8 thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất khẩu. Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã chỉ đạo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải quy định rõ về thời gian, hồ sơ, trình tự, thủ tục theo hướng tinh gọn, giảm thiểu chi phí, thời gian thực hiện. Về cơ bản, các thủ tục hành chính liên quan kiểm tra chuyên ngành từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp thông lệ quốc tế. Đối với kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu, thời gian rút ngắn từ 5-7 ngày làm việc xuống còn 8 giờ/1 lô hàng; thực tế nhiều lô hàng được cấp Giấy chứng nhận trong 2-3 giờ, tiết kiệm cho doanh nghiệp từ 15%-20% chi phí. Đối với kiểm dịch thực vật, theo quy định của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, thời gian giải quyết là 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch; thực tế đã rút ngắn xuống còn không quá 4 giờ đối với hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường hàng không và không quá 10 giờ đối với đường biển. Hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật giúp doanh nghiệp giảm khoảng 654,4 tỷ đồng, (ước tính cắt giảm 108.524 ngày công, chiếm tỷ lệ cắt giảm là 66,7%); kiểm dịch thực vật giảm khoảng 178,1 tỷ đồng. Để tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thiểu kiểm tra chuyên ngành, Bộ đã rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa 18/40 thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành (đạt tỉ lệ 45%) theo hướng hợp nhất thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm và thủ tục kiểm dịch đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; nhập 2 thủ tục đăng ký kiểm dịch và khai báo kiểm dịch đối với đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch có nguồn gốc động vật và áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, quy định tần suất kiểm tra đối với các mặt hàng đang thực hiện kiểm tra 100% lô hàng. Đối với 7 loại hàng chịu sự kiểm tra chuyên ngành của 2 bộ, đề nghị Chính phủ xem xét giao một bộ đầu mối chủ trì, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo hướng một cơ quan kiểm tra chuyên ngành có lực lượng, điều kiện tại cửa khẩu, nên giao cả kiểm tra về kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Đối với 6 nhóm hàng chịu sự kiểm tra chuyên ngành của 2 đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT sẽ kiên quyết bố trí hợp lý trong quý IV/2017. Tháng 10/2017 Trang 6/8

XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN 10 THÁNG ƯỚC ĐẠT GẦN 30 TỶ USD Theo Bộ Nông nghiệp &PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10 ước đạt 2,74 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng của năm nay đạt 29,76 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 15,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2016; xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,73 tỷ USD, tăng 17,6%; và các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,44 tỷ USD, tăng 9,9%. Kết quả xuất khẩu một số ngành hàng chính trong 10 tháng 2017 và so với cùng kỳ năm 2016: - Gạo đạt 5,05 triệu tấn với 2,25 tỷ USD, tăng 22,3% về khối lượng và tăng 21,1% về giá trị - Cao su đạt 1,05 triệu tấn với 1,77 tỷ USD, tăng 5,7% về khối lượng và tăng 40,6% về giá trị - Điều đạt 289.000 tấn với 2,87 tỷ USD, giảm 0,4% về khối lượng nhưng tăng 23,1% về giá trị. - Càphê đạt 1,17 triệu tấn với 2,69 tỷ USD. - Tiêu ước đạt 192.000 tấn với 1,02 tỷ USD, tăng 20,7% về khối lượng nhưng giảm 21% - Rau quả đạt 2,84 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam. Trong tháng 10, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 1,86 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 10 tháng đạt 22,93 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU BỀN VỮNG GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU Hội thảo Phát triển ngành điều bền vững gắn với chuỗi giá trị toàn cầu, nhằm tái cơ cấu ngành kinh tế điều và đạt mục tiêu xuất khẩu điều 3 tỷ USD vào năm 2020. Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, ngành điều Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển lớn khi nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng, trong khi nguồn cung duy trì ở mức thấp. - Bộ trưởng yêu cầu: - Các cơ quan nhà nước cần rà soát tổng thể phát triển ngành điều nhằm xác định chương trình khoa học, khuyến nông, sau đó đề xuất các yêu cầu trên tinh thần thực tiễn. - Tập trung phát triển mô hình sản xuất tại Bình Phước, nơi có diện tích trồng điều và năng suất lớn nhất cả nước. Tiến hành tái canh dần dần 180.000 ha trồng điều, với 30% diện tích cây điều già cỗi tại Bình Phước. Mỗi địa phương trồng điều cần xây dựng mô hình thí điểm để phát triển ngành, mang lại giá trị cho người nông dân. - Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vì tiềm năng phát triển của ngành điều còn rất lớn. CHÍNH SÁCH MỚI BAN HÀNH VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁNG 10/2017 Ngày ban hành Nội dung Thủ tướng Chính phủ 25/10/2017 Quyết định 1621/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 24/10/2017 Quyết định 1618/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường. 19/10/2017 Chỉ thị số 38/CT-TTg Về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực Tháng 10/2017 Trang 7/8

17/10/2017 Quyết định 1598/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 13/10/2017 Quyết định 1582/QĐ-TTg về việc công nhận Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2016. 13/10/2017 Quyết định 1579/QĐ-TTg về việc công nhận Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2017. Chính phủ 23/10/2017 Nghị quyết 111/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư theo Đề án 896 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 19/10/2017 Nghị định 117/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại 10/10/2017 Nghị quyết số 106/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2017 03/10/2017 Nghị quyết số 98/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/06/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn phòng Chính phủ 25/10/2017 Công văn 11346/VPCP-TH về việc triển khai Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. 20/10/2017 Công văn 11181/VPCP-KGVX về việc báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017 và kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2018. 18/10/2017 Công văn 11136/VPCP-NN về việc ủy quyền báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 05/10/2017 Công văn 10543/VPCP-KTTH về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 20/10/2017 Công văn 8857/BNN-PCTT về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 66/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai. 18/10/2017 Quyết định 4184/QĐ-BNN-TCTS V/v phê duyệt đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia tôm nước lợ (tôm sú tôm thẻ chân trắng) 16/10/2017 Quyết định 4154/QĐ-BNN-BVTV về việc loại các thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Trichlorfon khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và bổ sung 02 hoạt chất Trichlorfon và Carbonfuran vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. 16/10/2017 Quyết định 4150/QĐ-BNN-KH về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án Nâng cao năng lực về giám sát và đánh giá thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (MECARP) do Quỹ PHRD của Chính phủ Nhật Bản tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới. 9/10/2017 Quyết định 4071/QĐ-BNN-KH Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thống kê đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 09/10/2017 Thông tư 18/2017/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. 04/10/2017 Quyết định 3955/QĐ-BNN-TCTL Về việc Ban hành Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Tả Trạch tỉnh Thừa Thiên Huế 02/10/2017 Công văn 8210/BNN-QLDN về việc xây dựng Danh mục các dự án khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 06/10/2017 Công văn 4209/LĐTBXH-PC về việc báo cáo sơ kết tình hình triển khai thực hiện Quyết định 2528/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện và đề xuất gia nhập các công ước của Liên hợp quốc và của Tổ chức Lao động quốc tế trong lĩnh vực lao động - xã hội giai đoạn 2016-2020. Bộ Công thương 27/09/2017 Quyết định 3705/QĐ-BCT về việc bổ sung chợ đầu mối, chợ hạng I thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Bộ Tài nguyên và Môi trường 28/09/2017 Quyết định 2311/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2016. Bộ Tài chính 16/10/2017 Quyết định 2071/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Văn phòng ISG, Phòng 102-104 - Nhà B4 Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội Tel: 04 37711 736 v Email: isgmard@mard.gov.vn v Website: www.isgmard.org.vn Tháng 10/2017 Trang 8/8