ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ THỊ NGẦN CHƢƠNG TRÌNH TRUY

Tài liệu tương tự
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ BAN THƯ KÝ TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ 2 KHÓA VIII

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MỞ ĐẦU

Luan an ghi dia.doc

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

MỞ ĐẦU

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ NGỮ

LỜI CAM ĐOAN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

QUỐC HỘI

MỞ ĐẦU

§¹i häc quèc gia hµ néi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DUNG BÁO CHÍ HÀ NỘI VỀ VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRON

Truyện ngắn Bảo Ninh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN

Luận văn tốt nghiệp

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

NguyenThiThao3B

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ QUỲNH THẾ GIỚI NGHỆ

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Phụ lục I: GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ Nam Định, năm 2016

Luan an dong quyen.doc

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

Gia sư Thành Được ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian:

Dạy học đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (trích "số đỏ" của Vũ Trọng Phụng, ngữ văn 11) dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

A

BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

QUỐC HỘI

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

1

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM KHOA ĐÔ THỊ HỌC NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP & NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA & HỘI NHẬP QU

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG Lô A2, Cụm Công nghiệp Nhơn Bình, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Đt: F

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ PHỤ LỤC II BIÊN BẢN KIỂM TRA THỰC TẾ ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, TRANG THIẾT BỊ,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 741/QĐ-UBND Quảng Ngãi, ngà

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG TÔ THỊ NHÀN VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TR

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Tóm tắt NGUYỄN THỊ HUỆ Dưới quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ

MỞ ĐẦU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Phạm Lê Thanh Thảo HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG MẠNG ĐIỆN TH

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN Biểu mẫu 20 THÔNG BÁO Công khai cam kết chất lƣợng đào tạo năm học I. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH

Mẫu trình bày chương trình đào tạo theo tín chỉ

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ĐIỆN THOẠI: (0257) FAX: (0257)

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

Layout 1

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

PHẦN I

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ di động tại Chi nhánh Viettel Phú Thọ

Ũ HỊ THÚY NGÂN VẬN D NG D Y HỌC GIẢI QUYẾT VẤN Ề HƢƠN ÂN ẰNG VÀ CHUYỂN NG CỦA VẬT RẮN B Ƣ ƢƠ CÂN Ơ VINH, M 2012

tomtatluanvan.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

SỔ TAY SINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

Microsoft Word - TT_ doc

Bản ghi:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HÀ THỊ NGẦN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:báo chí học Hà Nội-2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HÀ THỊ NGẦN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số:60.32.01.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương Hà Nội-2015

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do lựa chọn đề tài. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu.. 10 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu...11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.. 12 7. Kết cấu của luận văn...13 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ.. 14 1.1. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài.....14 1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc thiểu số & báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số...21 1.3.Đặc trƣng của truyền hình và vai trò của truyền hình đối với đồng bào dân tộc thiểu số...26 1.4. Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Kạn. 30 Tiểu kết chƣơng 1....37 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN.39 2.1. Vài nét về Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn và diện mạo các chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn...39 2.2. Khảo sát về số lƣợng, thời lƣợng, tần suất, thời điểm phát sóng của chƣơng trình truyền hình khoa giáo...46 2.3. Nội dung chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn.. 49 1

2.4. Hình thức thể hiện các chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn.. 60 2.5. Quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn.70 Tiểu kết chƣơng 2....75 Chƣơng 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO Ở ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN HIỆN NAY..76 3.1. Thành công và hạn chế của chƣơng trình.76 3.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế.86 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với chƣơng trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn...89 3.4. Mục tiêu, giải pháp đối với chƣơng trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn..93 Tiểu kết chƣơng 3.....101 KẾT LUẬN 103 2

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Thông tin về khoa học, giáo dục là những thông tin rất cần thiết đối với con người ở mọi thời đại. Nó góp phần hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các chương trình tuyên truyền về khoa học - giáo dục (sau đây gọi tắt là khoa giáo) trên sóng phát thanh - truyền hình và internet truyền tải thông tin, kiến thức khoa học giáo dục sinh động với sự hỗ trợ của âm thanh, hình ảnh là các chương trình phổ biến ở cả Đài truyền hình Trung ương và các Đài địa phương, trong đó có Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn hiện vẫn đang còn nhiều vùng lõm về thông tin khoa học- giáo dục. Mặc dù trong thời đại bùng nổ các phương tiện truyền thông ở mọi lúc, mọi nơi với một lượng thông tin khổng lồ về các lĩnh vực trong đời sống xã hội nhưng hoạt động truyền thông về lĩnh vực khoa học giáo dục ở tỉnh Bắc Kạn vẫn thiếu thông tin phù hợp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây viết tắt là DTTS) nghèo khó, trình độ dân trí thấp. Không chỉ thiếu về lượng thông tin mà cách thức thông tin cũng chưa hiệu quả; có những thông tin cần thiết chưa được đưa đến công chúng; có những người rất cần được truyền thông nhưng chưa nhận được những thông tin mà họ cần. Đối với đồng bào DTTS ở các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Bắc Kạn hiện nay, việc tiếp nhận thông tin, kiến thức khoa học chủ yếu mới chỉ là thông tin khoa học trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp, qua hệ thống khuyến nông cơ sở, tại các buổi hội nghị tập huấn tập trung. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông còn thiếu và yếu, trình độ chuyên môn và hoạt động của họ chưa đồng đều. Điều kiện địa hình phức tạp, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn khiến cho nhiều người dân không có đủ khả năng tham dự các lớp tập huấn tập trung, dẫn đến còn rất nhiều đồng bào DTTS chưa được tiếp cận với thông tin khoa học. So với các bài giảng khan về vấn đề khoa học- giáo dục của các giảng viên tại hội trường, các thông tin bằng chữ và ảnh qua sách báo, áp phíc, tờ rơi thì thông tin khoa giáo bằng âm thanh trong các 3

chương trình phát thanh và thêm hình ảnh động trong các chương trình truyền hình có sức hấp dẫn và mang lại hiệu quả tốt hơn. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi ở tỉnh Bắc Kạn vẫn còn có biểu hiện chủ quan, thiếu quan tâm đến công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học cho người dân. Hoặc có tuyên truyền thì cũng chưa có cách thức triển khai phù hợp. Các thế lực thù địch, phản cách mạng đang lợi dụng những yếu kém, hạn chế này để chống phá Đảng và tuyên truyền những luận điệu sai trái, nội dung phản khoa học, gây ảnh hưởng xấu, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS. Công chúng của các Đài Phát thanh và truyền hình ở Bắc Kạn chủ yếu là đồng bào DTTS, trong đó có một bộ phận trình độ dân trí còn thấp. Số lượng khán giả là đồng bào DTTS quan tâm đến các chương trình của Đài địa phương chưa nhiều. Một trong những lí do chính là vì Đài chưa có nhiều chương trình hấp dẫn được đồng bào DTTS quan tâm. Nghiên cứu, tìm tòi sản xuất các chương trình phát thanh - truyền hình phù hợp, có tác dụng nâng cao dân trí cho bộ phận khán giả chiếm đa số ở địa phương là nhiệm vụ cần được Đài ưu tiên thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất, phát sóng và các vấn đề liên quan đến chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn hiện nay còn thể hiện nhiều bất cập. Từ việc tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực cho đến cách thức tổ chức sản xuất chương trình đều đang còn những hạn chế. Đặc biệt là đối với những chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho đối tượng công chúng là đồng bào dân tộc thiểu số. Những hạn chế này đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục kịp thời. Việc đổi mới phương thức sản xuất chương trình khoa giáo cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn là hoạt động cấp thiết cần quan tâm thực hiện. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn cần tổ chức sản xuất những chương trình tuyên truyền về khoa học- giáo dục có nội dung thiết thực, cách truyền tải phù hợp, phục vụ tốt hơn cho bộ phận công chúng vùng cao đang cần được quan tâm hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn đang thiếu những lý luận nền tảng làm cơ sở khoa học. Đến thời điểm hiện tại, chưa 4

có công trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số để Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn tham khảo, vận dụng thực hiện. Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc cần được nghiên cứu để đưa ra được những đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, đề xuất được những giải pháp để phát huy được hiệu quả của chương trình. Đó chính là lí do mà tác giả luận văn chọn nghiên cứu về vấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về chức năng nâng cao dân trí của báo chí Chương trình truyền hình khoa giáo là nhóm chương trình truyền hình chuyên sâu về khoa học, giáo dục, mang đến cho công chúng những kiến thức bổ ích góp phần nâng cao dân trí, phát triển xã hội. Đã có nhiều quan điểm lí luận của các nhà tư tưởng về vai trò to lớn của báo chí trong việc tham gia phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ xã hội tiến bộ. Nhà chính trị, phê bình Đức Bớcnơ Lútvích (1786-1837) cho rằng: Một mặt, báo chí là phương tiện nhận thức thực tiễn, mặt khác, báo chí là công cụ đấu tranh chính trị, ủng hộ và bảo vệ tiến bộ xã hội. Thời kỳ Mác- Ănghen, hai ông đề cao chức năng truyền bá tư tưởng và cổ vũ hành động của báo chí. Các Mác đã lợi dụng triệt để tự do báo chí tư sản nửa cuối thế kỷ XIX để truyền bá hệ tư tưởng mới chủ nghĩa xã hội khoa học do ông sáng lập. Các nhà lí luận báo chí Xô viết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến 1991 đã khái quát 3 nhóm chức năng của báo chí, trong đó có nhóm chức năng khai sáng- giải trí. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Chiến sỹ mà Bác nói ở đây là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Nhà báo thông qua các sự kiện của đời sống để giải thích, giải đáp và thuyết phục nhân dân. Người cũng căn dặn các nhà báo cần luôn nhớ mỗi khi cầm bút, đó là: Viết cho ai, viết như thế nào?. Ngay khi cách mạng vừa dành được chính quyền, điều mà Người quan tâm đầu tiên chính là 5

vận động toàn dân diệt giặc đói, giặc dốt. Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc nâng cao dân trí trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đề cập đến chức năng giáo dục tư tưởng, chức năng phát triển văn hóa và giải trí, nhóm tác giả Dương Xuân Sơn- Đinh Văn Hường- Trần Quang cho rằng: Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị- tư tưởng cho quần chúng. Hoạt động giáo dục tư tưởng của báo chí dựa trên sự tác động có tính thuyết phục bằng việc thông tin những sự kiện, hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội một cách trung thực và khách quan. Sự phản ánh kịp thời, phong phú các sự kiện, kết hợp với minh chứng chặt chẽ và khoa học là cơ sở tạo nên chất lượng mới trong nhận thức của công chúng- sự nhận thức có lý trí, tự giác những quan điểm về cuộc sống, những lý tưởng xã hội, những giá trị của hiện thực [32, tr 77]. Một trong những nội dung tuyên truyền của Báo chí được đề cập là: Truyền bá những tri thức lịch sử, khoa học tiên tiến nhằm xây dựng và phát triển lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực và tiến bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của xã hội [32, tr 81] Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: Khai sáng là làm cho dân được mở mang, có thể gắn liền hay gần gũi với khái niệm văn hóa. Trong khái niệm văn hóa, có nhiều yếu tố cấu thành nhưng hai thành tố có vai trò trung tâm là khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo [6, tr192]. Tác giả phân tích: Khi nói đến chức năng giáo dục của báo chí cũng có nghĩa là nên chú ý nhấn mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, trách nhiệm công dân; giáo dục, cung cấp kiến thức hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm ăn, cho mỗi cá nhân/ nhóm xã hội cũng như cho cộng đồng dân cư [6, tr 196] 2.2. Các công trình nghiên cứu về công tác khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác dân tộc, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và các công tác trong vùng đồng bào DTTS. Một số tài liệu liên quan đến các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc như: Các dân tộc thiểu số Việt Nam ( nhiều tác giả, NXB Văn hóa, 1959), Tìm hiểu 6

tính cách dân tộc, tác giả Nguyễn Hồng Phong ( NXB Khoa học, 1963), Miền núi và con người, tác giả Lê Bá Thảo( NXB Khoa học và kỹ thuật, 1971), Người Dao ở Việt Nam, nhiều tác giả ( NXB Khoa học xã hội, 1971), Các dân tộc ít người ở Việt Nam ( các tỉnh phía Bắc, nhiều tác giả ( NXB Khoa học xã hội, 1978), Các dân tộc Tày- Nùng ở Việt Nam( Nhiều tác giả, Viện Dân tộc và NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1992), Phong tục tập quán dân tộc Tày Việt Bắc của hai tác giả Hoàng Quyết Tuấn Dũng (NXB Văn hóa thể thao xuất bản năm 1994), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Chí Huyên- Hoàng Hoa Toàn- Lương Văn Bảo ( NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2000), Các dân tộc ở Bắc Kạn ( NXB Thế giới, 2003), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn( NXB Văn hóa dân tộc, 2004) Năm 2006, Ban Khoa giáo Trung ương xuất bản cuốn Công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (tài liệu lưu hành nội bộ). Tài liệu này hệ thống toàn bộ quan điểm và định hướng của Đảng về công tác khoa giáo đối với đồng bào DTTS; Vấn đề đẩy mạnh hơn nữa công tác khoa giáo vùng đồng bào DTTS và Công tác khoa giáo vùng đồng bào DTTS phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tài liệu cũng đã phản ánh kết qua công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với từng lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, Khoa học công nghệ và môi trường, Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Dân số, gia đình và trẻ em, Thể dục thể thao. 2.3. Các công trình nghiên cứu về thông tin khoa học, chỉ dẫn và truyền thông cho đồng bào DTTS Cùng với các công trình nghiên cứu đã xuất bản, còn có những đề tài nghiên cứu về vai trò của báo chí; chức năng khai sáng của báo chí; việc tổ chức sản xuất tác phẩm báo chí cho đồng bào dân tộc thiểu số được bảo vệ thành công trước các hội đồng khoa học như: Năm 2007, tác giả Trần Bảo Khánh đã bảo vệ thành công Luận án tiến sỹ với đề tài Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên trong luận án này tác giả chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ và khá chung về công 7

chúng truyền hình khu vực miền núi phía Bắc. Một số khóa luận, luận văn của một số sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội như: Các ấn phẩm báo chí của TTXVN phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới của Trương Văn Quân; Vấn đề chỉ dẫn-tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam của tác giả Bùi Thị Hồng Vân; Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía bắc của tác giả Hoàng Chung Thảo; Công tác đào tạo nghiệp vụ báo hình trong xu thế xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình -Lê Thu Hà; Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay - Ngô Thị Yến; Báo chí với việc tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên - Trần Thanh Huyền ; Báo chí địa phương với vấn đề hội nhập kinh tế thế giới - Bạch Thị Thanh; Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở - Trần Thị Thu Thuỷ; Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay: Vấn đề và thảo luận - Bùi Thị Thu Thủy; Vai trò của báo chí ngành giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới - Nguyễn Xuân Đức Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sỹ báo chí của tác giả Nguyễn Đức Thành mang tên Chương trình truyền hình tiếng H Mông của Đài Phát thanh Truyền hình Bắc Kạn đã nêu khái quát quá trình hình thành, phát triển của chương trình truyền hình tiếng H Mông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Đề tài này mặc dù đã nghiên cứu về truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nhưng mới chỉ nghiên cứu sâu về chương trình truyền hình đối với riêng đồng bào dân tộc H Mông ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu các chương trình khoa giáo dành cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Những công trình nghiên cứu, những luận văn hay khóa luận của các tác giả trên đây đều là những tài liệu quý. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về chương trình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở những tài liệu và thực tiễn trên, tác giả đề tài Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và 8

Truyền hình tỉnh Bắc Kạn sẽ tham khảo thông tin, vận dụng kinh nghiệm của những người nghiên cứu trước để tập trung nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đài PT&TH tỉnh Bắc Kạn nhằm hệ thống lại các khái niệm nền tảng, đưa ra những đánh giá chính xác, khách quan về các chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Phân tích điểm mạnh, những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn. 3.2.Nội dung nghiên cứu Để nghiên cứu về chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, tác giả luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Thứ nhất: Hệ thống lại cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu. Đó là các khái niệm về truyền hình, chương trình truyền hình, chương trình truyền hình khoa giáo và những khái niệm liên quan đến đề tài như: công chúng, truyền thông cho đồng bào DTTS, những ảnh hưởng của chương trình truyền hình khoa giáo đối với đời sống đồng bào DTTS. Thứ hai, làm rõ chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và tỉnh Bắc Kạn về vấn đề nâng cao dân trí, đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng cao. Làm rõ chủ trương, quan điểm của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn đối với việc sản xuất chương trình truyền hình khoa giáo cho đồng bào DTTS ở địa phương. Thứ ba: Phân tích đặc điểm của chương trình truyển hình khoa giáo ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, đưa ra được những nhận xét chính xác, khách quan về chương trình, đánh giá được thực tế hoạt động sản xuất chương trình 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Ban Khoa giáo Trung ương( 2006), Công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội 2. Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2014), Báo cáo thực hiện các chính sách giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2009-2013. 3. Báo chí truyền hình (2004) Tập 1+2, G.V. Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.La. Iurôpxki, Nxb Văn hóa Thông tin,hà Nội 4. Bộ Chính trị ( 1989) Nghị quyết số 22 NQ-TW về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. 5. Bộ Giáo dục và đào tạo ( 2006), Giáo trình triết học Mác Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Dững ( 2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Dững ( 2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, 9. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2007) Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới 10. Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn( 2015), Báo cáo công tác PT-TH năm 2014. 11. Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn( 2013), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ/PT&TH ngày 30/5/2013 của Chi bộ về đưa sóng TBK lên vệ tinh vào năm 2014. 12. Vũ Quang Hào( 2012), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

13. PGS,TS Đặng Thị Thu Hương ( 2015) Văn hóa truyền thông đại chúng sức mạnh mềm trong kỷ nguyên kỹ thuật số, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông ( số 1) 14. PGS,TS Đặng Thị Thu Hương ( 2010) Chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Hội thảo Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng, chuyên nghiệp, Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo VN, Học viện Báo chí tuyên truyền 15. Hội đồng Bộ trưởng ( 1990), Quyết định 72 HĐBT ngày 13-3-1990 16. Hội Nhà báo Việt Nam ( 1994), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Nhiều tác giả, Hà Nội 17. Nguyễn Thế Kỷ ( 2012), Công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Trần Bảo Khánh(2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 19. Trần Bảo Khánh (2007), Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sỹ. 20. Nguyễn Thành Lợi(2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Nxb Thông tin và truyền thông. 21. Lữ Thị Ngọc ( 2011), Nâng cao chất lượng thông tin báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, Luận văn cao học báo chí, ĐHQG, Hà Nội 22. Nhiều tác giả (1994), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội 23. Nhiều tác giả ( 1993) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội

24. Nhiều tác giả ( 1995)Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội 25. Nhiều tác giả ( 1997) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 3, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 26. Nhiều tác giả ( 2000)Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 4, Nxb ĐHQG Hà Nội 27. Nhiều tác giả ( 2005) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 5, Nxb ĐHQG Hà Nội 28. Nhiều tác giả ( 2005) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 6, Nxb ĐHQG Hà Nội 29. Nhiều tác giả ( 2013) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 8, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 30. Nhiều tác giả ( 2003) Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 31. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb ĐHQG Hà Nội. 32. Trương Văn Quân ( 2008), Các ấn phẩm báo chí của Thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc miền núi, Luận văn cao học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. 33. Dương Xuân Sơn ( 2011) Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 34. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang ( 2011), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 35. Tạ Ngọc Tấn (2011) Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Lê Mai Hương Trà ( 2011) Xu hướng phát triển của chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (dựa trên những khảo sát trên kênh VTV6 từ năm 2008 đến năm 2010), Luận văn cao học báo chí, ĐH KHXH & NV, Hà Nội 37. Nguyễn Đức Thành ( 2014), Chương trình truyền hình tiếng H Mông của Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn, Luận văn cao học báo chí, ĐH KHXH & NV, Hà Nội 38. Hoàng Chung Thảo ( 2012) Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía bắc, Luận văn cao học báo chí, ĐHQG, Hà Nội 39. Nguyễn Thị Lệ Thủy ( 2014) Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Luận văn cao học Báo chí, Học viện BCTT 40. Tỉnh ủy Bắc Kạn( 2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 41. Tỉnh ủy Bắc Kạn (2010) Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 42. Trần Ngọc Thêm ( 2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. R. Walter( Đoàn Minh Tuấn và Đặng Minh Liên dịch) ( 1995), Kỹ thuật viết kịch bản điện ảnh và truyền hình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 44. http://backantv.vn/ 45. http://vtv.vn/ 46. http://nguoilambao.vn/ 47. http://vi.wikipedia.org 48. http://www.vja.org.vn

49. http://www.songthu.net/categoryblog/389-kenh-vtv2-voi-cac-chuong-trinhmoi.html 50. http://baochinhphu.vn/dua-nq-dai-hoi-xi-cua-dang-vao-cuoc-song/toanvan-cac-van-kien-dai-hoi-xi-cua-dang/70447.vgp 51. http://baochinhphu.vn/home?hoi-nghi-toan-quoc 52. http://blogs.worldbank.org/eastasiapacific/vi/vn-why-ethnic-minoritypoverty-persistent-vietnam 53. http://baochinhphu.vn/tin-noi-bat/dat-truyen-thong-ve-khoa-hoc-cong-nghevao-dung-vi-tri/158829.vgp