ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN"

Bản ghi

1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ

2 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TÔN THẤT DỤNG TS. HÀ NGỌC HÕA HUẾ

3 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại Vào hồi:... giờ ngày... tháng... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại:......

4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thuật ngữ tiểu thuyết tự truyện (tiếng Pháp gọi là autofiction, tiếng Anh/ Mỹ gọi là autobiographical novel), đến nay không còn quá xa lạ trong đời sống văn học. Thuật ngữ này được biết đến lần đầu tiên vào năm 1977, khi Serge Doubrovsky đã sáng chế thuật ngữ ghép hai từ auto (chính mình) và fiction (hư cấu) dính liền với nhau [20, tr.34]. Trên thế giới, tiểu thuyết tự truyện bắt đầu nở rộ từ thế kỷ XX, gắn liền với những tên tuổi lớn như: Ch. Dickens (với David Copperfil), M. Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), L. Tolstoy (Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên), Aragon (Gã dân quê), Claude Simon (Điền viên, Cây keo), M. Duas (Người tình)... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó đã trở nên quen thuộc với mọi đối tượng độc giả cũng như được mọi người trong giới nghiên cứu, phê bình văn học thừa nhận. Vì, ngay trong cách định nghĩa về thể loại, giới nghiên cứu, phê bình cũng không đồng nhất: có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là tự truyện viết dưới dạng trần thuật qua bút pháp hư cấu; có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là Truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết [20, tr ]. Ở Việt Nam, đến nay, tiểu thuyết tự truyện vẫn chưa có được một danh xưng thể loại cụ thể. Tuy nhiên, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều nhà văn đã sử dụng yếu tố tự truyện làm chất liệu trong tiểu thuyết, từ những thử bút ban đầu của các nhà văn ở chặng đường nửa đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Lan Khai... cho đến những cây bút sáng tác ở đô thị miền Nam: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Duyên Anh, Võ Hồng, Túy Hồng Đặc biệt, từ sau thời kỳ đổi mới, con số những tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện khá đầy đặn trên văn đàn, tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ. Rất nhiều những cây bút đã sử dụng yếu tố tự truyện như một thủ pháp nghệ thuật để cách tân, làm mới tiểu thuyết Nhìn trên phương diện lý thuyết về tiểu loại cũng như thực tế sáng tác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, đòi hỏi cần phải có một sự tiếp tục. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi chọn Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra sự vận động, quá trình phát triển cũng như những thành tựu đạt được cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần làm rõ hơn diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại khá giàu tiềm năng đang trong quá trình vận động. 1

5 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của thế kỷ XX Nhiệm vụ Hệ thống hóa các hướng nghiên cứu, tiếp cận tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã có, phân tích, lý giải nhằm làm rõ hơn những chỗ còn bỏ ngỏ và xác định hướng nghiên cứu cụ thể; Xác định rõ tiền đề cơ sở cho sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện; Khái quát một cách thật ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan tổng thể đời sống văn học Việt Nam và các lý thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu; Phân tích quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên mối quan hệ giữa hiện thực cuộc đời tác giả và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm qua các chặng đường khác nhau nhằm tìm ra quy luật vận động của tiểu loại tiểu thuyết này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận án là những tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỉ XX Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX trên các phương diện cơ bản: Cách định danh tiểu loại; tiền đề cơ sở hình thành; sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện qua các chặng đường khác nhau; các phương thức thể hiện của tiểu loại tiểu thuyết này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp tiểu sử; Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp liên ngành; Phương pháp so sánh, đối chiếu. 5. Đóng góp của luận án Chúng tôi chọn lựa đề tài nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết. Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có giá trị thực tiễn, không trùng lắp với các công trình nghiên cứu khác. Khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam trong khoảng thời gian một thế kỷ, chúng tôi đã cố gắng xác lập những nét đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên cơ sở lý luận, những tiền đề hình thành cũng như sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong vòng một thế kỷ. Từ việc hệ thống hóa lý luận về tiểu thuyết có tính chất tự 2

6 truyện, luận án đưa ra những kiến giải có tính thực tiễn nghiên cứu để khái quát một số khái niệm mang tính đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Là một công trình nghiên cứu chuyên biệt, luận án cũng đã xác lập cái nhìn tổng thể về sự vận động, phát triển và diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. Luận án cũng góp phần khẳng định rõ vai trò, vị trí của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong quá trình và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. 6. Cấu trúc luận án - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; - Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX; - Chƣơng 3: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX Nhìn từ cảm quan hiện thực và con người; - Chƣơng 4: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - Nhìn từ phương thức thể hiện. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới đƣợc giới thiệu ở Việt Nam Những tác phẩm tự truyện đầu tiên trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, danh từ tự truyện chính thức được sử dụng phải đợi đến cuối thế kỉ XVIII, khi mà thể loại này bắt đầu nở rộ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Những tài liệu nghiên cứu đầu tiên về thể loại tự truyện xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX với những chuyên khảo của Anna Robson Burr (1909), Wayne Shumaker (1926). Nhưng phải đợi đến năm 1960, khi chuyên luận Phác thảo và Sự thật trong Tự truyện (Design and Truth in Auubiography) của Roy Pascal ra đời thì tự truyện mới bắt đầu được nghiên cứu như một hoạt động sáng tạo. Đến thập niên 70, nhà phê bình văn học người Mỹ James Olney trong một công trình nghiên cứu về tự truyện của mình đã viết: Chính sự chuyển hướng sang cái tôi khi đã có được nhận thức về sự tồn tại của nó sẽ định hình và quyết định bản chất của tự truyện và trong quá trình ấy sẽ vừa khám phá vừa sáng tạo lại mình - đã khởi đầu cho chủ đề tự truyện trong những cuộc tranh luận [155]. Trong ba thập niên cuối của thế kỉ XX, cùng với sự nở rộ của thể loại tự truyện, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học không còn xem tự truyện thuộc hàng ngoại biên nữa mà soi ngắm nó qua nhiều chiều kích khác nhau trong vai trò của một thể loại văn học. Chính nhờ thế mà 3

7 cả một hệ thống lí luận thể loại cũng được định hình rõ nét. Và một trong số đó phải kể đến Hiệp ước Tự thuật (Le Pacte Autobiographique) (1975) của Philippe Lejeune. Nhưng trong khoảng hai thập niên cuối thế kỉ XX, khi thể tự truyện ngày một thêm phong phú, vấn đề nghiên cứu về tự truyện lại được xuất hiện trở lại khá đầy đặn mà xem chừng như những lí thuyết về tự truyện từ trước đó và cả Hiệp ước tự thuật của Philippe Lejeune gần như không thể theo kịp đà phát triển đa dạng của tự truyện. Nhiều nhà nghiên cứu tập trung đi vào khám phá thế giới tự truyện từ lĩnh vực tâm lí sáng tạo và dân tộc học, từ văn hóa và tâm lí học nghệ thuật 1.2. Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, khi trang tiểu thuyết mang bóng dáng tự truyện xuất hiện với gương mặt đầy lạ lẫm, giới học thuật của Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến bước đi của nó. Trong số các công trình nghiên cứu, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan có lẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về tự truyện dưới góc nhìn thể loại. Dần về sau, đặc biệt là chặng đường sau năm 1986, khi mà quan niệm và tư duy nghệ thuật thay đổi, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của khuynh hướng tự truyện ngày một nhiều đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Có lẽ vì thế nên những công trình nghiên cứu về khuynh hướng này cũng ngày một nở rộ. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau: Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây (Phong Lê); Đổi mới của văn học Việt Nam từ sau 1975 (Nguyễn Văn Long); Truyện và tự truyện của Phan Bội Châu (Hoàng Đức Khoa); Tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (Bích Thu); Văn xuôi Việt Nam (Nguyễn Thị Bình); Văn học Việt Nam trong bước chuyển mình (Lã Nguyên); Văn học và nền kinh tế thị trường trong mười năm cuối thế kỷ (Nguyễn Phượng); Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (Mai Hải Oanh); Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế (Ma Văn Kháng); Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong thời kỳ đổi mới (Lý Hoài Thu); Thế kỷ tiểu thuyết (Nguyễn Vy Khanh); Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam (Đỗ Hải Ninh); Mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật khác trong văn học Việt Nam đương đại (Đỗ Hải Ninh); Một vài lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1900 đến nay (Hồ Khánh Vân); Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại (Trần Huyền Sâm) Tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở nước ta đã có cả 4

8 một chuỗi thời gian dài hình thành và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, so với các thể loại khác dường như nó vẫn chưa được nhiều sự ưu ái của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Theo khảo sát của chúng tôi, đã có nhiều tác giả chú ý khảo sát các tác phẩm tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng nhìn chung chỉ dừng lại ở việc kết hợp trong nhận định, đánh giá, hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở mức khảo sát một chặng đường ngắn (Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại của Đỗ Hải Ninh), chưa có một công trình thật sự chuyên sâu nào đi vào nghiên cứu về tự truyện và tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XX Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể Giai đoạn trước 1945 Khảo sát chặng đường một thế kỷ, từ lúc những dấu vết ban đầu của tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện cho đến khi tiểu loại này hợp vào dòng chủ lưu của tiểu thuyết Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, sự tồn tại của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là nhờ sự đọc của công chúng độc giả qua mọi thời đại, trong đó có sự góp mặt của những siêu độc giả, những người gần như là nhịp cầu nối để đưa tiểu loại này đến gần hơn với công chúng. Sau đây, chúng tôi điểm lược những bài viết, những công trình nghiên cứu về những tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945: Nhà văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan); Những ngày thơ ấu - cuốn hồi ký tự truyện đặc sắc (Nguyễn Ngọc Thiện); Sống nhờ của Mạnh Phú Tư (Bùi Huy Phồn); Hai không gian trong Sống mòn (Đỗ Đức Hiểu); Đọc lại và nhìn lại Sống mòn (Phong Lê); Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn (Nguyễn Ngọc Thiện) Có thể những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong chặng đường trước 1945 được viết ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, những nghiên cứu này thường thiên về tính khái quát, hoặc chỉ đi vào khai thác những nét đơn lẻ của tác phẩm cả trên phương diện nội dung lẫn nghệ thuật Giai đoạn từ 1945 đến 1975 Bẵng đi một thời gian dài, trong chặng đường từ 1945 đến 1954, tiểu thuyết có tính chất tự truyện gần như không xuất hiện trên văn đàn Việt Nam. Đến những năm sau 1954, dòng tiểu thuyết này bắt đầu xuất hiện trở lại trong lòng đô thị miền Nam và cả ở vùng kháng chiến, với các tác phẩm như: Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Người về đầu non và Hoa bươm bướm của Võ Hồng Sự xuất hiện của các tác phẩm này có thể được xem là những thành tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam chặng đường từ sau 1954 đến

9 Tuy nhiên, phần lớn các tác phẩm tiểu thuyết này được các nhà nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá trên phương diện tổng thể trong việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết đương thời như: Tiểu thuyết năm 1961 của Cô Phương Thảo đăng trên Bách khoa (121) ngày 15/1/1962; Nhận định về tiểu thuyết hiện đại của Nguyễn Ngu Í, đăng trên Bách khoa số 136, ngày 1/9/1962; Tiểu thuyết hiện đại (1963) của Tràng Thiên (Nxb Đời mới); Tình hình tiểu thuyết trong năm 1964 của Thu Thủy (Tin sách tháng 2/1965); Sinh hoạt tiểu thuyết một năm qua của Nhật Tiến đăng trên Bách Khoa số (15/1/1968) Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX Từ sau 1975, khi đất nước bắt đầu dần hồi sinh đó cũng là lúc mà những tiểu thuyết có tính chất tự truyện ngày một thêm nảy nở, trong số đó phải kể đến những tiểu thuyết: Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên và một số tác phẩm khác của nhà văn Ma Văn Kháng Chúng tôi điểm qua những bài viết và nhận xét về các tác phẩm cụ thể ra đời ở chặng đường này, bao gồm: Những bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975 (Lê Tiến Dũng); Văn xuôi Việt Nam (Thái Thị Mỹ Bình); Lê Lựu và giọng điệu trần thuật trong Thời xa vắng (Nguyễn Thị Như Trang, Ngô Thu Thủy); Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ Mỹ (Phạm Xuân Nguyên); Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp (Phạm Xuân Thạch); Người kể chuyện tự ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh (Cao Kim Lan); Những nét đặc sắc của nghệ thuật tiểu thuyết Phùng Quán (Vĩnh Mẫn); Chuyện kể năm Bản cáo trạng không được công bố (Lê Minh Hà); Đọc Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn (Nguyễn Thị Hải Hà); Sóng từ trường II (Thụy Khuê); Đọc Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn (Trần Bình Nam) Trong phạm vi khảo sát của mình, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu qua nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra những nhận định, đánh giá về tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên nhiều phương diện, từ tác giả, tác phẩm đến đề tài, nhân vật và cả ở góc nhìn thủ pháp nghệ thuật trần thuật Đây chính là nguồn tư liệu không chỉ mang tính chất gợi dẫn mà còn cung cấp những cơ sở lý luận rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX 6

10 2.1. Giới thuyết về thể loại Tiểu thuyết có tính chất tự truyện Sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong luận án này, chúng tôi muốn cụ thể hóa những tác phẩm mà ở đó tác giả sử dụng chất liệu tự truyện để hư cấu thành tiểu thuyết, trong đó bao gồm cả các tác phẩm tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện, tiểu thuyết có bóng dáng tự truyện, tính chất tự truyện trong tiểu thuyết. Trong các tiểu thuyết này, hầu như các tác giả đều chọn lựa thể loại tiểu thuyết để viết lại câu chuyện đời mình. Nhưng trong quá trình sáng tạo, mỗi một nhà văn đều có một phương cách xử lý chất liệu sự thật đời mình theo những cách thức riêng Quan niệm về tự truyện Theo một số tài liệu nghiên cứu về tự truyện của các nhà khoa học, những tác phẩm tự truyện đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Âu Tây. Nhưng mãi đến thế kỉ XVIII, danh từ tự truyện (autobiography) mới chính thức được sử dụng. Tuy nhiên, để có được một định nghĩa khá đầy đặn về tự truyện phải đợi đến khi Hiệp ước tự thuật (1975) của Philippe Lejeune ra đời. Trong hiệp ước này, Philippe Lejeune định nghĩa: Tự truyện là một thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại cuộc đời của chính mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách [154]. Từ điển Văn học Pháp từ A đến Z định nghĩa: Tự truyện là một thể loại văn học mà ở đó tác giả viết lại một câu chuyện về chính cuộc đời mình [94, tr.35]. Từ điển văn học của Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) định nghĩa tự truyện là một thể loại văn học trong đó tác giả kể chuyện về cuộc đời mình. Nhân vật chính của truyện chính là tác giả [94, tr.35]. Còn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán (đồng chủ biên) định nghĩa tự truyện là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình [34, tr.389]. Từ những định nghĩa trên, có thể thấy, điểm đáng lưu ý trong quan điểm của các tác giả là: đều công nhận tự truyện là một thể loại văn học, trong đó, chất liệu làm nên tác phẩm chính là từ cuộc đời thực của tác giả Quan niệm về tiểu thuyết tự truyện Trong cuộc Hội thảo về tiểu thuyết, tại trường Đại học Strasbourg (1970), đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề vai trò và con đường phát triển của tiểu thuyết tự truyện trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Rất nhiều tham luận cho rằng sự dung hợp và xâm nhập giữa tiểu thuyết và tự truyện đã mở ra một hướng phát triển đầy hứa hẹn ở tương lai cho thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, có nhiều tác giả không đồng tình với việc đưa yếu tố tự truyện vào trong một tác phẩm tiểu thuyết và không thể đổi mới tiểu thuyết bằng con 7

11 đường tự thuật (tự truyện). Trong hội thảo Autofiction & Cie (tiểu thuyết tự truyện và đồng loại) tổ chức tại Đại học Nanterre (1992), trong bài tham luận Tiểu thuyết tự truyện: một thể loại tồi? (L Autofiction: un mauvais genre?), Jacques Lecarme khẳng định: tiểu thuyết tự truyện (tự truyện hư cấu) là truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết [20, tr.35]. T.S. Eliot lại cho rằng: Sự tiến bộ của nghệ sĩ là sự từ bỏ không ngừng bản thân mình, là sự giảm thiểu không ngừng yếu tố cá nhân [94, tr.40]. Theo như Pierre Alexandre, tiểu thuyết tự truyện (tự sự hư cấu) là chuyện riêng tư, trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, còn văn bản và/ hay chung quanh văn bản thì chứng tỏ đó là hư cấu [20, tr. 35]. Có thể nói, tiểu thuyết tự truyện là những hư cấu nghệ thuật dựa trên phần nền tiểu sử của chính cuộc đời tác giả. Những chi tiết từ cuộc đời tác giả đều trở thành chất liệu để làm nên tác phẩm tiểu thuyết Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong mối quan hệ với các thể loại tương cận Mối quan hệ với hồi ký và nhật ký Đều là những thể loại gắn với câu chuyện đời tư, đều là những thể loại lý tưởng có khả năng cấp chứng chỉ để tả lại chân thật nhất những kinh nghiệm của thời đại, nhưng nếu như thể nhật kí thường gắn liền với thời gian mang tính thời sự, được thực hiện dưới dạng ghi chép những diễn biến, sự việc diễn ra hàng ngày, có đánh số ngày tháng cụ thể thì tiểu thuyết có tính chất tự truyện và hồi kí thường tác giả ngược dòng thời gian, tìm về quá khứ - kể lại những biến cố đã xảy ra trong đời mình. Nhật kí thường mang tính độc thoại, viết cho riêng mình, còn hồi kí và tiểu thuyết có tính chất tự truyện, người viết nhằm hướng đến giãi bày, trao gửi với người khác. Nhưng, giữa tiểu thuyết có tính chất tự truyện và hồi kí lại có địa hạt phân định tương đối rõ nét. Bởi, xét trên trục hệ thống thể loại văn học, bản chất của kí là ghi chép, đòi hỏi có sự chính xác về các sự kiện và đánh giá một cách khách quan của người viết. Những yếu tố hư cấu, nếu có, chỉ mang chức năng tựa như chất phụ gia để hỗ trợ cho những sự kiện khách quan. Còn bản chất của tiểu thuyết mang tính hư cấu để tạo nên những hình tượng văn học hoàn chỉnh. Hơn nữa, hồi kí thường cần có độ lùi thời gian đủ để đong đầy miền kí ức nên thường không tồn tại một cái tôi trong hiện tại. Ngược lại, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường tồn tại một cái tôi trong hiện tại ngoái nhìn về quá khứ như một hành trình tìm lại chính mình Mối tương quan với tự truyện Sự giống và khác nhau từ tính chất và đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện và tự truyện có thể được cụ thể hóa qua bảng tóm tắt sau: 8

12 Đặc điểm Thể/Tiểu loại Tự truyện Tiểu thuyết có tính chất tự truyện Sự thật đời tƣ Đóng vai trò chủ yếu. -Nghiêng về chất tiểu thuyết. -Sự thật đời tư + Hư cấu. 9 Ngôi trần thuật Trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi. Có thể trần thuật ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Mối quan hệ giữa tác giả - nhân vật ngƣời kể chuyện Tác giả - nhân vật người kể chuyện là một, đồng nhất. Có thể tương đồng, trùng khít nhưng hoàn toàn không đồng nhất. Từ những gì khảo sát và nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, chúng tôi giới thuyết khái niệm về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, xem đây là cơ sở lý thuyết cho luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện là một tiểu loại tiểu thuyết mà tác giả đã sử dụng chất liệu đời tư của chính bản thân mình để hư cấu hóa thành thế giới nghệ thuật tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, bức chân dung tự họa của tác giả được cấu trúc lại thành một sáng tạo nghệ thuật Cơ sở hình thành tiểu thuyết có tính chất tự truyện Sự ra đời và phát triển của những thể loại mới Trước khi xuất hiện hệ thống thể loại nghệ thuật tự sự có nguồn gốc từ phương Tây như: tiểu thuyết, tự truyện, tiểu thuyết tự truyện, truyện ngắn thì văn học Việt Nam cũng đã có cả một hệ thống loại hình tự sự được định hình trong suốt chiều dài của nền văn học trung đại. Đến thế kỷ XX, trên cơ sở những thay đổi về văn hóa - xã hội, văn học Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới, chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ ( ), nhưng văn học Việt Nam đã sớm có được cả một hệ thống thể loại tương đối hoàn chỉnh. Điều đáng nói ở đây là, gần như tất cả các thể loại được hình thành và phát triển trong quá trình hiện đại hóa đều tồn tại trong trạng thái động, có sự dung hợp, xâm nhập lẫn nhau. Đây là một trong những yếu tố kích thích sự phát triển của văn học, đồng thời, nó cũng làm cho mỗi thể loại càng trở nên phong phú và đa dạng thêm. Cùng với sự vận động của hệ thống thể loại, một trong những hiện tượng đáng để lưu tâm nhất là quá trình hiện đại hóa văn học trên phương diện thể loại được khởi động từ thể tài văn xuôi mà trước hết là thể loại tiểu thuyết, một trong những thể loại mặc dù đã có mặt trong đời sống văn học trung đại nhưng thành tựu không nhiều. Tiểu thuyết, một thể loại mang đậm cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư... có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác [34, tr.330], cùng với tính năng chưa hề chịu ngưng kết, nó đã lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình nó làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và tính không

13 hoàn thành. Nó lôi cuốn chúng một cách đầy quyền lực vào quỹ đạo của mình [78, tr.27-30]. Chính nhờ những đặc tính ấy của tiểu thuyết đã tạo điều kiện cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại nằm trung gian giữa tiểu thuyết và tự truyện ra đời Sự xuất hiện con người cá nhân trong văn học Đầu thế kỷ XX, Pháp đẩy nhanh công cuộc khai thác thuộc địa, khiến cho cơ cấu xã hội Việt Nam có những thay đổi sâu sắc: từ một xã hội phong kiến trở thành một xã hội thực dân nửa phong kiến. Đặc biệt, sự du nhập ngày một sâu rộng của văn hóa phương Tây vào đời sống xã hội Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học. Chính hiện thực này đã tạo điều kiện cho con người cá nhân có dịp được bừng thức, nảy nở và nhanh chóng trở thành yếu tố trung tâm, làm thay đổi văn học Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Sự bùng nổ về ý thức cá nhân này được thai nghén trong suốt chiều dài của văn học trung đại và đến đầu thế kỷ XX, nhờ sự du nhập của văn hóa phương Tây đã tiếp sức cho nó để thoát thai, trở thành cái tôi tự thuật đầy tươi trẻ Diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện thế kỷ XX Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 Trên nền của đời sống văn học đang làm cuộc cách tân rầm rộ, những tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng bắt đầu định hình được gương mặt tiểu loại của mình trên văn đàn. Những ngày đầu khi Phan Bội Châu niên biểu hay Giấc mộng lớn ra đời, người đọc còn thấy bỡ ngỡ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, có đến hàng loạt tác phẩm tiểu thuyết như Bốc đồng, Mực mài nước mắt, Chiếc cáng xanh, Sống nhờ, Dã tràng, Ngậm miệng, Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, Sống mòn ra đời mang theo câu chuyện đời tư tự kể đã nhanh chóng trở nên quen thuộc và neo vào lòng người đọc niềm trăn trở, xót xa. Dẫu thế nhưng, đại từ nhân xưng tôi mang nghĩa tuyệt đối của cá nhân nhà văn trong tiểu thuyết vẫn còn có những giới hạn nhất định. Tuy nhiên, sự hiện diện của cái tôi tự thuật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng đã tạo nên được những thành tựu đáng kể cho văn học Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa Giai đoạn từ 1945 đến 1975 Từ bước chuyển ban đầu ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết có tính chất tự truyện lưu lại những dấu ấn đậm nét qua hàng loạt tác phẩm ra đời ngay giữa lòng đô thị miền Nam trong những năm kháng chiến. Khi Mười đêm ngà ngọc của Mai Thảo ra đời, dư luận công chúng độc giả thời bấy giờ đã thoáng thấy bóng dáng câu chuyện tình vượt ra ngoài khung nền văn hóa phương Đông ẩn trong tâm tình chuyện ba người tựa như chuyện tình một thời từng xôn xao giữa Mai Thảo và ca sĩ Thái Thanh. Cho đến Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng cũng đã 10

14 làm dấy lên làn sóng trong dư luận những ngờ vực rằng: liệu chăng đây là câu chuyện tình của chính nữ sĩ? Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một vài nét chấm phá về cuộc đời tác giả qua tác phẩm. Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết ở đô thị miền Nam chỉ thực sự in đậm dấu ấn của mình qua Hoa bươm bướm và Như cánh chim bay của Võ Hồng, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền... Ở những tác phẩm này, mức độ nhận biết về sự thật trong tác phẩm có phần khó hơn so với các tác phẩm ra đời ở giai đoạn trước. Vì, đa phần sự thật trong tác phẩm đã được làm mới lại qua nghệ thuật hư cấu, chất tiểu thuyết trong các tác phẩm này có phần đậm hơn và chất tự truyện khá mờ nhạt. Người đọc nếu như không có một vốn hiểu biết nhất định về tác giả sẽ khó mà nhận diện ra được đâu là cuộc đời, con người thật tác giả, đâu là nhân vật hư cấu trong tác phẩm. Nhân vật Luân (Hoa bươm bướm), Trâm (Vòng tay học trò), Khanh (Tôi nhìn tôi trên vách) đã không còn mang tấm thẻ căn cước cuộc đời tương khớp với nhà văn nữa mà họ chỉ còn là cái bóng, hao hao giống tác giả Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX Từ sau 1975, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới (1986), cùng với những thay đổi quan niệm hiện thực và con người đã tạo điều kiện cho nhà văn tự tìm lại chính mình, để một lần được trung thực với mình, chân thành bộc bạch, giãi bày những niềm suy tư, trăn trở ẩn sâu trong bể tâm hồn. Có lẽ vì thế mà công chúng độc giả hôm nay ít nhiều được bắt gặp bóng dáng cuộc đời nhà văn đổ bóng xuống trang tiểu thuyết qua: Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán). Và hiện tượng này còn kéo dài cho đến những năm đầu thế kỷ XXI qua các tác phẩm: Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Tấm ván phóng dao (Mạc Can) Ở các tác phẩm này, gần như phần tiểu sử đời tư tác giả cũng đã được viết lại bằng thủ pháp nghệ thuật theo dụng ý của tác giả. 11

15 CHƢƠNG 3 TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI 3.1. Hiện thực cuộc đời qua chiêm cảm của ngƣời trong cuộc Hiện thực được tái hiện theo dòng hoài niệm Đa phần các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong giai đoạn đầu thường mang tính chất tái hiện lại quãng đời tuổi thơ của tác giả khi mà phần lớn các tác giả ấy có tuổi đời chưa xa lắm với thời thơ ấu. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, khi viết về tuổi thơ thường hay đi vào khai thác mảng màu u tối trong cuộc sống. Cảm thức về thân phận, về những nỗi đau đớn, xót xa trước các bất hạnh trong cuộc đời mà tác giả phải luôn đối mặt trở thành tâm điểm nổi bật trong các tác phẩm này. Qua các tác phẩm Những ngày thơ ấu, Sống nhờ, Chiếc cáng xanh, Sống mòn, hay Mực mài nước mắt cùng với hình ảnh những đứa trẻ mồ côi, những người đàn bà góa, hay những gã trí thức nghèo là những số phận con người trong xã hội trước 1945 đang từng ngày đối mặt với nạn nghèo đói cùng những hủ tục lạc hậu. Nếu như sự bất hạnh và tình người rẻ rúng sớm đày đọa những đứa trẻ, những văn sĩ nghèo hay một thầy giáo khổ trong phận đời cơ cực trước miếng cơm manh áo thì những hủ tục lạc hậu lại dày vò những người đàn bà trẻ sớm chịu cảnh góa bụa trong nạn tam tòng tứ đức, chỉ cần bước chân họ nhích đi về miền khát vọng tự do, hạnh phúc thì lập tức sẽ bị vùi dập bởi dư luận và lễ giáo phong kiến hà khắc Hiện thực qua cái nhìn hồi cố, chiêm nghiệm Đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là kể lại cuộc đời đã qua của tác giả bằng nghệ thuật hư cấu. Vì vậy, tiểu loại này thường có xu hướng xây dựng lại con người trong hồi quang số phận. Nhân vật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường là những con người bình thường, nhỏ bé, luôn khắc khoải một nỗi đau thân phận về đời mình trong quá khứ. Tuy nhiên, vấn đề về thân phận con người hiện lên khá đậm nét trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời ở đô thị miền Nam trước Từ Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Hoa bướm bướm, Như cánh chim bay (Võ Hồng), đến Tôi nhìn tôi trên vách (Túy Hồng), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng) đều là những cảm nhận sâu sắc về thân phận con người trong hoàn cảnh chiến tranh. Ở các tác phẩm này, các tác giả đã đi vào đào sâu cái tôi nội cảm, cái bản ngã của những con 12

16 người cảm thấy chới với, cố gắng vùng vẫy để vượt thoát khỏi kiếp sống vô nghĩa nhưng hầu như rơi vào bất lực trước hiện thực đời sống luôn như thảm kịch và hư vô. Các nhân vật: Luân (Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay - Võ Hồng), Tâm (Bếp lửa - Thanh Tâm Tuyền), đến cô giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm (Vòng tay học trò - Nguyễn Thị Hoàng), Khanh (Tôi nhìn tôi trên vách -Túy Hồng) đều mang đầy nỗi băn khoăn, hoài nghi trước cuộc đời tăm tối của những năm đất nước ngập chìm trong khói lửa chiến tranh. Trong bước chuyển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường 1945 đến 1975, một trong những điểm đáng để lưu tâm nhất có lẽ đó chính là sự góp mặt của những cây bút nữ. Với sự xuất hiện của Vòng tay học trò (1966), Tôi nhìn tôi trên vách (1970) đã đánh dấu bước đột phá mới của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Trước đây, dường như lối tự thú bằng tiểu thuyết chỉ là lãnh địa dành riêng cho nam giới, thì kể từ 1966, tình hình đã khác. Sự hiện diện những lời tự thú thành thật của các nữ văn sĩ đã mang đến cho đời sống văn học hiện đại chút nồng nàn, đầy táo bạo, mang đậm thiên tính nữ. Điều này đã cho thấy, người phụ nữ trong thời hiện đại không còn bị ràng buộc bởi những quan niệm phong kiến quá lỗi thời thuở trước. Người phụ nữ của thời hiện đại được giải phóng hoàn toàn về mặt tư tưởng, tình cảm. Họ lên tiếng, khẳng định cái tôi của mình bằng tiếng nói bình đẳng với nam giới, và việc bày tỏ quan điểm, tiếng nói riêng tư kể từ đây không còn chỉ là đặc quyền của nam giới. Bằng trái tim nhạy cảm, các nhà văn nữ đã cảm nhận một cách sâu sắc về nỗi đau thân phận con người, về sự mong manh, bé nhỏ của con người trong thế giới ngổn ngang những phi lý của xã hội hiện đại Hiện thực qua góc nhìn phản tư Cùng chung trong dòng chảy của tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng những tác phẩm ra đời từ những năm sau 1975 như Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) lại mang một sắc màu khác. Vấn đề đặt ra trong các tác phẩm này không chỉ đi vào khai thác số phận con người dưới góc nhìn hiện sinh, hay phảng phất chút sắc màu Phật giáo mà nó còn cho thấy một lối nhìn đầy soát xét của con người trong cuộc sống hôm nay, nhìn lại quá khứ để khám phá con người thật của mình như hòng tìm lời giải cho câu hỏi Tôi là ai?. Vì thế, quá trình viết của tác giả không còn là sự tái hiện lại quá khứ, hoặc làm sống lại quá khứ ấy qua góc nhìn hồi cố, chiêm nghiệm mà đó còn là cả một sự phản tỉnh, thức ngộ của mình trước cuộc đời. Bởi, chính tác giả cũng chưa hiểu và không thể hiểu hết được bản thân mình ở quá khứ, một quá khứ như mới vừa diễn ra nhưng để hiểu hết về nó, hiển 13

17 nhiền là điều không dễ. Cho nên, nhà văn không kể, trình bày lại thời đã qua mà chủ yếu là phân tích, lý giải, cắt nghĩa, soát xét để tìm ra sự thật về con người mình, một sự thật mà tác giả muốn hiểu hết về nó chứ không phải là sự thật tác giả đã từng biết/từng hiểu Từ nguyên mẫu nhà văn đến nhân vật Từ con người thực đến nhân vật tự trình bày Khi xây dựng nhân vật từ nguyên mẫu đời mình, mẫu nhân vật thường thấy trong các tiểu thuyết có tính chất tự truyện từ đầu thế kỷ XX đến 1945 đó là kiểu nhân vật tự trình bày, kiểu một người nhớ lại quãng đời đã qua của mình và tái dựng lại theo trình tự biên niên, gần như không có sự xáo trộn thời gian. Ở các tác phẩm này thường nghiêng về hướng tự trình bày nhằm tái hiện lại quãng đời đã qua của tác giả qua điểm nhìn của cái tôi trong hiện tại thấu suốt và nhất quán. Nhưng, mỗi một con người đều có một cuộc đời riêng, một tính cách, số phận khác nhau, không ai giống ai, cho nên, mỗi một tác giả lại có một cách tự trình bày khác nhau về thời quá khứ của mình. Tuy nhiên, trong chặng đường này cũng đã có một số tác giả đã khai thác lai lịch bản thân mình từ góc độ của một nhà văn ngẫm về nghề như Sống mòn của Nam Cao và Mực mài nước mắt của Lan Khai. Nhưng đây vẫn chỉ là điểm dự báo cho bước chuyển động ban đầu của tiểu thuyết có tính chất tự truyện theo hướng hiện đại Từ con người thực đến nhân vật hồi cố, chiêm nghiệm Mang nét đặc trưng của tiểu loại tiểu thuyết viết về cuộc đời cá nhân tác giả, tiểu thuyết có tính chất tự truyện giai đoạn khi xây dựng nhân vật cũng lấy từ chính chất liệu hiện thực cuộc đời nhà văn. Nhưng điểm khác biệt ở tiểu thuyết có tính chất tự truyện giai đoạn này so với giai đoạn trước đó chính là cấu trúc đơn tuyến, biên niên dần được thay thế bằng nhiều dạng cấu trúc đa tuyến, những sự việc trong quá khứ được tái cấu trúc lại, đan xen cùng với sự việc trong hiện tại theo dòng mạch của sự chiêm nghiệm. Đôi khi, tồn tại trong câu chuyện là cả một chuỗi đối thoại giữa hiện tại và quá khứ (Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay, Vòng tay học trò, tôi nhìn tôi trên vách). Vì vậy, nhân vật trong các tác phẩn ở giai đoạn này thường tìm về quá khứ, hồi cố, chiêm nghiệm lại để tìm ra con người thật của chính mình trong miền hồi ức. Khai thác số phận cá nhân qua cái nhìn hồi cố, đã không ít lần tiểu thuyết có tính chất tự truyện chạm đến cái tôi chứa đầy lạc lõng, cô đơn. Thậm chí, không ít những tác phẩm mà ở đó màu sắc hiện sinh hiện lên tương đối đậm nét: sự mong manh của kiếp người trước những cơn dư chấn của lịch sử, con người cảm thấy lạc loài, đánh mất niềm tin vào cuộc sống, con người được gì, mất gì trong một thế giới xô bồ, hỗn độn và phi lý Gần như không tìm thấy trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra 14

18 đời ở chặng đường 1945 đến 1975 một mẫu hình nhân vật có được cuộc sống đời tư đủ đầy, ấm êm và hạnh phúc. Họ phần lớn là những người sống trong tâm trạng bất an, hoài nghi, cùng cảnh vừa không gia đình, vừa thiếu quê hương. Nhân vật Tâm trong Bếp lửa, Trâm trong Vòng tay học trò, hay Luân trong Hoa bươm bướm, Khanh trong Tôi nhìn tôi trên vách tất cả đều mang tâm trạng rã rời, buồn nôn, đều hoài nghi chính sự hiện hữu của mình, sống giữa cuộc đời mà cứ ngỡ như giữa một hành tinh bằng cát bụi lơ lửng giữa không gian, bắt đầu hư không rồi chấm dứt ở đó. Sống như một di chuyển lạnh lùng [40]. Không những thế, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam, đặc biệt là trong các tác phẩm của nhà văn nữ, kiểu con người nổi loạn trong tâm hồn, nổi loạn trong hành động để chống đối, phản kháng lại thực tại đã được các nhà văn xây dựng thành công qua các tác phẩm Vòng tay học trò và Tôi nhìn tôi trên vách Từ con người thực đến nhân vật phản tư Trong những trang tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường sau 1975, người đọc sẽ rất khó tìm thấy mẫu nhân vật tự trình bày lai lịch cuộc đời mình theo trình tự biên niên, với hàng loạt những câu kể với điểm khởi đầu là: tôi sinh; tôi là; tôi đã; tôi còn nhớ rất nhiều; tôi còn biên nhiều lắm như trước đây đã từng hiện diện trong câu chuyện kể của tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường nửa đầu thế kỷ XX. Giai đoạn này nổi lên rất rõ mẫu hình nhân vật phản tư, tự phân tích, chất vấn để tìm lại con người rất thật của mình giữa cuộc sống đời thường thời hậu chiến, đan xen tốt - xấu, vui - buồn, hạnh phúc - đắng cay đầy phức tạp... Vẫn là câu chuyện đời tự kể nhưng ở những tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường sau 1975 đã tìm đến một lối ứng xử mới để tái tạo lại chất liệu hiện thực. Từ thành thật tự thú, đi sâu vào vùng hiện thực ẩn khuất đến phá vỡ tất cả những qui tắc phản ánh hiện thực để đi vào khai thác cả vùng mờ, vô thức cùng những giấc mơ và cả nhại, giả hiện thực, gây nhiễu, khiến cho người tiếp nhận khá hao tổn tâm trí trong việc đọc - hiểu tác phẩm khi phải đồng sáng tạo. 15

19 CHƢƠNG 4 TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XX - NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN 4.1. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong và sự thay đổi điểm nhìn Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện có rất nhiều tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ nhất, từ Những ngày thơ ấu, Sống nhờ, đến Người về đầu non, Trường cũ, Miền thơ ấu. Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi ở đây đồng nhất với nhân vật chính, nhân vật xưng tôi để kể lại câu chuyện về đời mình theo trình tự biên niên của thời gian tuyến tính. Chọn ngôi thứ nhất, người trần thuật lúc bấy giờ đóng vai trò là nhân chứng - người chứng kiến tất cả mọi diễn biến xảy ra trong đời mình và thuật lại bằng những dòng hồi tưởng kiểu như: tôi không thể nói rõ là bao nhiêu, tôi cũng không thể nhớ rõ Ở hình thức trần thuật này, điểm nhìn trần thuật thường hướng vào diễn biến tâm lý bên trong cái tôi đóng vai trò là người kể chuyện. Phương thức trần thuật này có đường biên sát với các dạng tự thuật khác với kiểu nhân vật trải nghiệm tự thú. Trần thuật ở ngôi thứ nhất, cái tôi tự thuật hiển lộ rõ trên bề mặt tác phẩm. Tất cả những sự kiện, hành động, những trạng thái cảm xúc, yêu ghét, hờn giận đó có thể là của nhân vật nhưng đồng thời nó cũng chính là những sự kiện, hành động, những trạng thái xúc cảm mà tác giả từng trải qua. Và khi hồi tưởng lại những gì đã qua trong quá khứ, lẽ dĩ nhiên, nó có một khoảng cách nhất định về thời gian. Hơn nữa, quá khứ ấy hiện về trong hoài niệm, nên đôi lúc mức độ xác thực chưa hẳn đã là trọn vẹn. Tuy nhiên, dẫu thế nào thì người đọc vẫn có cơ hội được sống trong miền hiện thực mà từ lâu từng ẩn giấu trong tâm hồn tác giả. Khi chọn ngôi kể thứ nhất, các tác giả đã đứng trên lập trường của cái tôi chính mình nên đã gọi ra được tất cả niềm trăn trở, cùng những cay đắng, đau đớn, đến những kỷ niệm êm đềm của đời mình... Ưu thế của lối trần thuật ở ngôi thứ nhất đó chính là việc thể hiện cái tôi cá nhân một cách trực tiếp. Với ngôi kể này, nhà văn dễ dàng xác lập được điểm nhìn trần thuật bên trong, nhờ vậy mà nhà văn dễ đi sâu vào khai thác những diễn biến tâm lý đầy phức tạp nhằm thỏa được niềm suy tư, cùng những giãi bày tâm trạng của nhân vật - tác giả - người kể chuyện. Tuy nhiên, truyện được kể ở ngôi thứ nhất cũng bị giới hạn bởi tính cá nhân, chủ quan và hạn chế điểm nhìn. Những giới hạn của việc trần thuật ở ngôi thứ nhất đã được khắc phục một cách đáng kể khi điểm nhìn đơn tuyến đã được thay thế bằng việc trần thuật ở ngôi thứ 16

20 nhất với điểm nhìn đa tuyến. Trong Tôi nhìn tôi trên vách của nữ văn sĩ Túy Hồng chủ yếu được kể ở ngôi thứ nhất. Cái tôi trải nghiệm - Tôi - cô Khanh vừa là người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. Ở tác phẩm này, Túy Hồng đã tránh lối sử dụng kể chuyện với điểm nhìn đơn tuyến, hạn định điểm nhìn. Mặc dù trong tác phẩm nhân vật tôi - cô Khanh - người kể chuyện vẫn giữ vai trò trung tâm, nhưng toàn bộ câu chuyện không phải duy nhất một mình tôi kể với duy chỉ có một điểm nhìn của tôi - người kể chuyện. Trong tác phẩm đã có sự trao chuyển vai kể chuyện cho nhiều người khác nhau với nhiều điểm nhìn khác nhau. Ở Bếp lửa, nhà văn Thanh Tâm Tuyền cũng sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong suốt cả từ đầu đến cuối tác phẩm. Mặc dù truyện được kể lại thông qua nhân vật tôi - Tâm với lối kể gần như đơn tuyến theo một mạch chảy mà không hề xuất hiện sự đảo tuyến xảy ra trong tác phẩm, nhưng trong tác phẩm, tác giả đã vận dụng khá khéo léo điểm nhìn đa tuyến. Chính yếu tố này tạo cho tác phẩm một sắc diện mới, đậm chất hiện đại Người kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong Là sản phẩm của quá trình lai ghép, dung hợp giữa tự truyện và tiểu thuyết, một mặt, tiểu thuyết có tính chất tự truyện vẫn giữ được nét đặc trưng của tự truyện, nhưng mặt khác, nó cũng chịu sự ảnh hưởng tính chất hư cấu của tiểu thuyết nên tiểu loại này hoàn toàn tự do trong cách chọn lựa bút pháp, cũng như việc tổ chức trần thuật. Đã có không ít tiểu thuyết có tính chất tự truyện khước từ lối trần thuật ở ngôi thứ nhất - tôi bằng cách chọn lối trần thuật ở ngôi thứ ba nhằm tạo nên tính khách quan hóa cho câu chuyện kể. Trong văn học trên thế giới (cả ở thế kỉ XX và XXI) cũng có nhiều tác phẩm tiểu thuyết giàu chất tự truyện đã tìm đến ngôi kể thứ ba làm yếu tố trung tâm cho câu chuyện kể (như Người tình của M. Duras, Một mùa đông ở Stockholm của Agneta Pleife). Ở Việt Nam, vào những năm đầu thập niên 40 (thế kỷ XX), lối kể chuyện ngôi thứ ba cũng đã được nhà văn Nam Cao và Lan Khai sử dụng khá thành công trong Sống mòn và Mực mài nước mắt. Từ sau 1945, trong số những tiểu thuyết có tính chất tự truyện mà chúng tôi khảo sát, có đến 2/3 tác phẩm sử dụng ngôi thứ ba để trần thuật. Tuy nhiên, mỗi một chặng đường khác nhau, cùng với những thay đổi quan niệm và tư duy nghệ thuật, các nhà văn đã không ngừng làm mới phương thức trần thuật ở ngôi thứ ba. Phương thức trần thuật ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết có tính chất tự truyện khi bước vào quỹ đạo mới ở những năm sau 1945 đã phát huy tối đa tác dụng của nó khi được các nhà văn kết hợp với điểm nhìn đa tuyến. Sự kết hợp này đã làm tăng thêm độ thông thoáng và tính mở cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện. 17

21 4.2. Ngôn ngữ của tiểu thuyết có tính chất tự truyện Ngôn ngữ kể và sự hòa phối giữa kể - tả - bình luận Thông thường, ngôn ngữ người kể chuyện tồn tại dưới hai hình thức: ngôn ngữ của người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mặt, khách quan và ngôn ngữ người kể chuyện ngôi thứ nhất nếm trải, chứng nhân, người trong cuộc mang tính chủ quan. Nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam trong vòng một thế kỷ, chúng tôi nhận thấy, nảy sinh từ đặc trưng tiểu loại, tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường lựa chọn hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất, mang tính chủ quan: Chiếc cáng xanh (Lưu Trọng Lư), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Tôi nhìn tôi trên vách (Túy Hồng), Người về đầu non (Võ Hồng), Miền Thơ ấu (Vũ Thư Hiên). Bên cạnh đó, vẫn có những tác phẩm được các tác giả lựa chọn hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba mang lại không ít sự thú vị như: Sống mòn (Nam Cao), Mực mài nước mắt (Lan Khai), Hoa bươm bướm (Võ Hồng), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng), Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)... Điều này có thể dễ dàng lí giải bởi những ưu thế về sự năng động, sức bao quát rộng lớn của người kể chuyện ở ngôi thứ ba, điều mà thể loại tiểu thuyết cũng như tiểu thuyết có tính chất tự truyện cần hơn bất kì thể loại nào khác. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, các nhà văn hay vận dụng linh hoạt giữa lời kể và tả làm cho câu chuyện kể được tái sinh từ quá khứ cuộc đời tác giả thêm phần sinh động. Ngay cả những tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời giữa lòng đô thị miền Nam chặng đường trước 1975, mặc dù các tác giả đã cố gắng gia tăng thêm lời thoại trực tiếp, nhưng bên cạnh lời kể, sự xuất hiện của ngôn ngữ tả trong truyện cũng đã phát huy được tối đa khả năng mô tả sự vật, hiện tượng một cách cụ thể chi tiết. Trong một số trường hợp, để tăng thêm hiệu quả cho câu chuyện kể, nhà văn đã hòa kết giữa lời kể - tả và có cả sự xâm nhập của lời bình luận trong lời kể. Sự kết hợp này diễn ra khá nhiều trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời từ sau Sự kết hợp các lớp ngôn ngữ trong cùng một câu chuyện kể không chỉ đem lại sức hấp dẫn cho câu chuyện mà nó còn giúp cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện vượt thoát mô hình truyện kể truyền thống. Giờ đây, tiểu loại này đã mang đúng đặc tính đa thanh, đa âm, phức điệu đặc trưng vốn có. Các nhà văn đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo những nguyên tắc mới trong việc tiếp cận, thể hiện, luận giải có chiều sâu về lịch sử chính bản thân mình. Từ câu chuyện về cá nhân, mang tính riêng tư trở thành câu chuyện về thế sự cuộc đời, về những vấn đề của ngày hôm nay và cả tương lai trong sự nối kết với quá khứ. Nhờ vậy, tiểu thuyết có tính chất tự truyện mang một hình hài, một sức sống 18

22 mới, tiếng nói mới, lạ mà quen Ngôn ngữ gián tiếp tự do (lời nửa trực tiếp) Không đơn nghĩa như lời gián tiếp hay lời trực tiếp, lời gián tiếp tự do thường mở ra nhiều hướng tiếp nhận, trở thành kiểu lời nói đặc trưng cho ngôn ngữ trần thuật đa thanh trong tiểu thuyết. Đây là kiểu lời nói có sự hòa trộn giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, giọng người kể và giọng nhân vật xen lẫn vào nhau. Trong một số tác phẩm ở chặng đường đầu thế kỷ XX đến 1945, kiểu lời trần thuật nửa trực tiếp cũng đã xuất hiện qua một số tác phẩm như: Sống mòn, Mực mài nước mắt... Từ sau 1945, lời gián tiếp tự do được sử dụng khá rộng rãi trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Có thể nói, đây là một trong những phương thức thể hiện tính hiện đại trong việc khai mở kiểu tư duy phức hợp của con người trước cuộc sống đa chiều, đa diện. Đây là một trong những nét cơ bản nhất, đánh dấu sự đổi mới của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Sự xâm nhập lẫn nhau của các kiểu diễn ngôn và đặc biệt là sự hiện diện của lời gián tiếp tự do đã cho thấy sự cách tân trong cách sử dụng ngôn ngữ, góp phần làm mới nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện Giọng điệu trần thuật Giọng trữ tình, hoài niệm Thường trong một tiểu thuyết có tính chất tự truyện hay có khuynh hướng hướng nội, lấy tình cảm, cảm xúc cá nhân làm điểm tựa cho lời văn nghệ thuật. Vì vậy, giọng điệu trong tác phẩm tựa hồ là tiếng nói tâm hồn đầy khắc khoải, vô cùng nhạy cảm nhưng cũng mang đậm nét hồn nhiên của tâm hồn thơ trẻ. Trong Sống nhờ (Mạnh Phú Tư) là cả những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại lắng trong dòng hoài niệm xót xa đã tạo nên giọng điệu chính bao trùm toàn bộ tác phẩm. Mỗi một lần kỉ niệm tuổi thơ ùa về là một lần cảm xúc như dòng chảy cuộn trào bao nỗi niềm day dứt. Ở Sống nhờ, những cụm từ chỉ thời quá khứ như: buổi chiều đông ấy, mùa đông năm ấy, trong hồi thơ ấu ấy, năm ấy luôn hiện diện với tần suất khá nhiều. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho giọng trữ tình, hoài niệm phát huy được tối đa tác dụng của nó trong việc tìm lại những gì xa nhất của những ngày thơ ấu. Khảo sát các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong suốt chiều dài nửa sau thế kỷ XX, từ Hoa bướm bướm, Như cánh chim bay (Võ Hồng), Tôi nhìn tôi trên vách (Túy Hồng), cho đến Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), và cả trong Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) chúng tôi đều nhận thấy, yếu tố không thể thiếu để làm nên những giá trị nghệ thuật cho tác phẩm đó chính là giọng trữ tình hoài niệm. Ở những tác phẩm này, mặc dù độ lùi thời gian có khoảng 19

23 cách khá gần so với những sự kiện từng diễn ra trong đời tác giả, đôi khi có những câu chuyện cứ ngỡ rằng chỉ mới vừa diễn ra, chưa xa lắm so với thời gian nhà văn đặt bút viết tác phẩm (như Hoa bươm bướm, Tôi nhìn tôi trên vách), nhưng thời gian ấy vẫn là khoảng thời gian đã diễn ra trong quá khứ. Và một khi tái dựng lại, lẽ dĩ nhiên, con đường hoài niệm trở thành nẻo đường dẫn về nhanh nhất để hướng đến những gì đã, từng diễn ra. Dù rằng câu chuyện được kể ở thì hiện tại nhưng nhờ vào giọng hoài niệm nên nó vẫn luôn có mối quan hệ gắn kết với quá khứ Giọng triết lý, chiêm nghiệm Bên cạnh giọng trữ tình, hoài niệm, giọng triết lý, chiêm nghiệm cũng là một trong những giọng điệu được nhà văn sử dụng trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Bởi, khi nhà văn đặt bút viết những dòng tiểu thuyết có tính chất tự truyện, đó cũng là lúc họ bắt đầu bước đi trên hành trình khám phá con người thật của mình trong quá khứ bằng chính cái nhìn đầy nếm trải của người trong cuộc. Sau 1945 cho đến hết thế kỷ XX, đây là khoảng thời gian ghi nhận sự gia tăng đáng kể của giọng triết lý, chiêm nghiệm trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Có thể nói, khi đồng hành cùng với cuộc sống của con người thời hiện đại, cuộc sống mà ở đó con người đang từng ngày đối diện với hiện thực ngổn ngang, những điều ngẫu nhiên, phi lý, đầy rẫy những điều mà lâu nay tưởng đã biết, đã rõ - giờ lại thấy mông lung, phải định nghĩa lại từ đầu [16, tr.93]. Sống giữa thực tại luôn đối mặt với những bất an mà gần như nếu dựa vào tư duy duy lý để nhận thức và lý giải thực tại thì con người không thể nào lý giải được, nên con người phải chạy đua với thực tại bằng con đường sống với tận cùng bản thể của mình, đôi khi rút sâu vào cái tôi nội cảm để phản ứng lại với đời. Vì vậy, giọng triết lý, chiêm nghiệm trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng mang sắc thái riêng. Sắc thái ấy được hình thành từ cái tôi của con người luôn cố gắng đi tìm, cắt nghĩa và lý giải sự hiện tồn của mình trước thực tại đầy phi lý, khác hoàn toàn so với giọng triết lý được làm nên từ cái tôi tự trình bày trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường trước Từ Hoa bươm bướm đến Tôi nhìn tôi trên vách, Vòng tay học trò đều là những nghiệm sinh về đời sống, về tình yêu, hạnh phúc, về con người trong cái thế giới hằng thường như nó vốn có Giọng tự trào, giễu nhại Cảm hứng tự trào, giễu nhại trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện khởi nguồn từ cái hài, nhưng cái hài ở đây là cái hài do chính bản thân nó tự gây ra. Giọng điệu tự trào, giễu nhại trong các tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất phát từ kiểu con người tự ý thức được thời cuộc, ý thức được những mặt tốt - xấu đang hiện hữu trong bản thân mình, luôn 20

24 có tinh thần phản tỉnh, đấu tranh để dần hoàn thiện nhân cách. Và thông qua lớp vỏ của nhân vật cùng ngôi kể trong tác phẩm, nhà văn dần tự lật tẩy bản thân mình, tự đem mình ra để làm đối tượng để giễu cợt. Câu chuyện đời, chuyện nghề nghiệp của Nam Cao được ông thuật lại trong lớp vỏ hư cấu của tiểu thuyết Sống mòn với nụ cười chua chát thường xuyên xuất hiện qua lời của nhân vật Thứ. Cái hài trong Sống mòn nảy sinh từ sự đau đớn của của con người trước tình trạng nhân tính đang bị bào mòn vì miếng cơm manh áo giữa xã hội tối ư vô nghĩa lý. Với Lan Khai, nụ cười tự trào, giễu nhại trong tác phẩm Mực mài nước mắt đôi khi là tiếng thở dài ngao ngán, đầy cám cảnh cho kiếp sống thực tại của một kẻ viết văn kiếm gạo nuôi thân mình chật vật. Sau 1975, khi khuynh hướng sử thi và thời đại văn chương viết để cổ vũ cho tinh thần chiến đấu nhạt dần trong đời sống văn học, tiểu thuyết bắt đầu áp sát và tiếp xúc suồng sã đến thô bạo hiện thực. Những mặt trái của cuộc sống được lột trần, cái chất bi một thời từng bị lên án và né tránh cũng được đề cập khá nhiều trong tiểu thuyết, chất hài cũng được gia tăng đã mang đến cho tiểu thuyết Việt Nam một luồng sinh khí mới. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở chặng đường này cũng đã có một số tác phẩm sử dụng khá thành công chất giọng hài hước qua nụ cười tự trào, giễu nhại để khắc họa bức chân dung tinh thần của tác giả. Trong Chuyện kể năm 2000, tuy giọng tự trào, giễu nhại chỉ xuất hiện ở một vài chi tiết khá rời rạc, nhưng sự hiện diện của nó cũng đã thể hiện thấm thía nỗi đau thân phận của tác giả: Vào tù hắn đã học được hai điều: ăn cắp và nói dối. Không ăn cắp vẫn sống được đấy. Nhưng khổ. Và buồn nữa. Nếu không có cái lo lắng hồi hộp của việc ăn cắp và bồng của ăn cắp được về trại, thì buồn lắm, buồn không chịu nổi. Sung sướng biết bao khi mình vẫn lấy cắp và mang được về trại tất cả, vượt qua vòng kiểm soát nghiêm ngặt của các ông quản giáo. Ăn cắp với hắn còn có nghĩa phản kháng, tuy sự phản kháng đó hơi nguy hiểm. Nó dẫn tới kỷ luật, cùm xà lim, ăn cháo loãng [119, tr.9]. Nhà văn Lê Lựu khi nhìn lại quá khứ của một thời xa vắng cũng đã sử dụng tiếng cười như một phương tiện để giễu nhại lại cả quá khứ một thời được xem là lý tưởng cho mọi chuẩn mực của con người khi đứng chân trong cộng đồng tập thể. Nét độc đáo trong giọng văn tự trào của Lê Lựu trong Thời xa vắng là nhà văn không cần dùng đến bất kỳ yếu tố cường điệu, phóng đại, hay lạ hóa mà chỉ kể những chuyện thật như đùa, lúc giễu cười, khi xót xa, ưu tư nên trong cái hài lại trộn lẫn chất bi. 21

25 KẾT LUẬN 1. Hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XX đầy biến động, tiểu thuyết có tính chất tự truyện thực sự đã mang đến một luồng gió mới cho văn học Việt Nam. Từ bước đầu xuất hiện với cái tôi tự thuật bỡ ngỡ bên cạnh những qui phạm của thời tiền hiện đại đã tạo đà để cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện được dịp cơi nới vùng không gian nghệ thuật trong đời sống thể loại tiểu thuyết. Sự kết hợp giữa yếu tố sự thật đời tư và hư cấu trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết đã mở ra cho thể loại tiểu thuyết những hình thức biểu đạt mới, vừa lạ vừa quen, vừa gần gũi, vừa xa xôi gợi sự tò mò, thích thú cho người đọc khi đến với tác phẩm. 2. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện liệu chăng có phải là một tiểu loại của thể loại tiểu thuyết hay không? Hay đó chỉ là một lối viết tự truyện bất thành, vụt hiện theo kiểu tự yêu mình trong quá trình sáng tạo của tác giả? Có thể nói, tiểu thuyết có tính chất tự truyện là một tiểu loại của tiểu thuyết, một loại tự sự mà tác giả đã sử dụng chất liệu hiện thực đời tư của bản thân mình để hư cấu thành thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết. Là một tiểu loại nghiêng về cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, cho nên, đường biên của tiểu thuyết có tính chất tự truyện khá sát với một số thể loại tương cận như: tự truyện, hồi ký, nhật ký Vậy, để phân định và nhận diện ra đâu là một tiểu thuyết có tính chất tự truyện cần phải dựa trên ba tiêu chí: mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu; ngôi kể; mối quan hệ giữa tác giả - nhân vật chính - người kể chuyện trong tác phẩm. So với các thể loại khác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam có tuổi đời còn khá trẻ. Sự ra đời của tiểu loại này gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Nó chính là sản phẩm của sự cộng sinh giữa nội lực truyền thống văn hóa dân tộc và sự tiếp biến một cách có chọn lọc văn hóa phương Tây. Đặc biệt, sự ra đời của tiểu thuyết có tính chất tự truyện còn là kết quả của quá trình vận động, phát triển trong trạng thái dung hợp giữa tiểu thuyết và tự truyện. Chính điều này giúp cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện dung chứa một số đặc điểm của hai thể loại gốc là tiểu thuyết và tự truyện. Song, với tư cách là một tiểu loại, nó cũng có những đặc điểm riêng, rất khó trộn lẫn trong đời sống thể loại văn học. 3. Khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam trong khoảng thời gian một thế kỷ, chúng tôi đã cố gắng xác lập những nét đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên cơ sở lý luận, những tiền đề hình thành cũng như sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong vòng một thế kỷ. So với các tiểu loại khác, mặc dù thành tựu của tiểu loại này chưa nhiều, 22

26 song, những nét cách tân táo bạo của nhà văn là điều đáng ghi nhận. Ý thức cách tân, khát vọng đổi mới nghệ thuật vốn là lẽ thường trong văn học nhưng khi đặt vấn đề trong đời sống sáng tác của các nhà văn thì đó lại là điều rất đáng trân trọng. Nó thể hiện khát vọng muốn giải phóng bản thân khỏi những giá trị đã tồn tại để vươn lên làm chủ nghệ thuật. Điều đó đã khẳng định rõ vai trò cũng như vị trí của con người đời tư trong đời sống văn học. Hơn thế nữa, sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện hơn một thế kỷ qua cũng là một minh chứng cho sự thay đổi đáng kể trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Tuy nhiên, qua mỗi chặng đường khác nhau, tùy thuộc vào dụng ý sáng tạo mà mỗi nhà văn lại chọn những phương thức khác nhau trong việc viết lại câu chuyện đời mình. Ở chặng đường nửa đầu thế kỷ XX, cùng với sự thay đổi hệ hình tư duy theo hướng hiện đại, tiểu thuyết có tính chất tự truyện bước đầu cũng đã xác lập gương mặt tiểu loại của mình qua những câu chuyện đời tự kể dưới lớp vỏ tiểu thuyết. Phần lớn các tác phẩm ra đời ở chặng đường này thường mang tính chất tái hiện lại những gì từng diễn ra trong đời tác giả, theo kiểu: một người hoài niệm, nhớ và kể lại đời mình theo trình tự biên niên, chuyện trước kể trước, chuyện sau kể sau. Tất cả những gì thuộc về con người của mình trong quá khứ đều được tác giả thấu hiểu một cách rành mạch, cụ thể. Điều mà tác giả cần làm là chỉ việc xâu chuỗi, nối kết lại để tạo nên những đường nét mạch lạc cho câu chuyện. Và hệ quả tất yếu là hầu như trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở giai đoạn đầu chỉ thuần túy kể về quá khứ mà không có sự kết nối với hiện tại. Mặc dù còn có những giới hạn nhất định, nhưng các tác phẩm ra đời ở giai đoạn đầu cũng đã có những thể nghiệm đầu tiên trong việc lý giải tính cách con người bằng hoàn cảnh chứ không phải là sản phẩm của tự nhiên. Đến chặng đường , cùng với sự ảnh hưởng của những luồng tư tưởng khác nhau trên thế giới: cả phương Đông và phương Tây, đã giúp cho ý thức cá nhân được dịp trỗi dậy mạnh mẽ. Mỗi nhà văn luôn cố gắng tìm tòi, khơi mở những hướng tiếp cận khác nhau để quay trở về khám phá chính con người mình dưới cái nhìn hồi cố, chiêm nghiệm. Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, trên tình thần nhìn thẳng và nói rõ sự thật, các nhà văn đã đi vào khai thác hiện thực cuộc đời dưới góc nhìn phản tư, nhận thức lại. Những sự kiện trong quá khứ, hiện tại được sắp xếp theo dòng mạch của sự tự nhận thức lại chính mình của tác giả. Vì vậy, người đọc sẽ rất khó tìm thấy mẫu nhân vật tự trình bày lai lịch cuộc đời mình theo trình tự biên niên. Giai đoạn này nổi lên rất rõ mẫu hình nhân vật phản tư, tự phân tích, chất vấn để tìm lại con người rất thật của mình bằng cái nhìn đầy soát xét để trả lời cho câu hỏi Tôi là ai? : 23

27 4. Nhìn từ phương thức thể hiện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, chúng tôi nhận thấy, sự cách tân thể hiện rõ qua cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trần thuật cũng như ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết. Câu chuyện đời tư của mỗi nhà văn khi đi vào tác phẩm tiểu thuyết đã được làm mới nhờ vào kỹ thuật hư cấu. Các nhà văn đã biết khai thác triệt để tính chủ quan hóa trong việc sử dụng ngôi kể và điểm nhìn trần thuật cũng như trong ngôn ngữ và giọng điệu. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện được các tác giả sử dụng rất linh hoạt và có sự chuyển đổi trong việc thực hiện những điểm nhìn khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn hướng nội quen thuộc của tiểu loại, cũng đã có không ít những tác phẩm được nhà văn sử dụng ngôi kể thứ ba với điểm nhìn bên trong kết hợp với điểm nhìn đa tuyến, trao vai trần thuật cho nhiều nhân vật khác nhau nhằm làm tăng tính khách quan cho câu chuyện kể. Sự thành công của tiểu thuyết có tính chất tự truyện còn được thể hiện qua ngôn ngữ người kể chuyện. Tiểu loại tiểu thuyết này đã khai thác những mặt tích cực của ngôn ngữ thông qua việc kết hợp giữa lớp ngôn ngữ kể - tả - bình luận. Đặc biệt là ngôn ngữ gián tiếp tự do được sử dụng với tầng suất khá cao trong mỗi câu chuyện kể. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong việc đổi mới nghệ thuật của tiểu thuyết. Sự đổi mới trên phương diện nghệ thuật còn được thể hiện qua giọng điệu trần thuật. Giọng điệu trần thuật chủ âm trong tiểu loại này thường được tác giả sử dụng đó là giọng trữ tình hoài niệm, giọng triết lý, chiêm nghiệm và giọng tự trào. Chính những yếu tố này không chỉ làm nên giá trị cho tác phẩm mà nó còn là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc phiêu lưu trong thế giới đời tư với muôn vàn nẻo khuất lấp để cùng đồng sáng tạo với tác giả. Trong bảng xếp danh sách thể loại của văn học Việt Nam, gương mặt tiểu thuyết có tính chất tự truyện không còn là một nhân vật vô nhân xưng, hay chỉ là một nhánh phụ trong đời sống thể loại tiểu thuyết. Sự hiện diện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện như một bằng chứng minh định nhịp chuyển của thể loại tiểu thuyết trên con đường chiếm lĩnh tầm đón đợi của công chúng. 24

28 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Văn Tổng (2017), Tính chất tự truyện qua một số tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia, Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 3/2017, tr Nguyễn Văn Tổng (2017), Tính chất tự truyện qua một số tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, số 2 (06/2017), tr Nguyễn Văn Tổng (2017), Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 6A, 2017,tr Nguyễn Văn Tổng - Nguyễn Quang Minh (2017), Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn dưới góc nhìn tự truyện, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Nai, số 7/2017, tr Nguyễn Văn Tổng (2017), Sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 31(56)/2017, tr Nguyễn Văn Tổng (2017), Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Hoa bươm bướm và Người về đầu non của Võ Hồng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, số 25 (04)/2017, tr Nguyễn Văn Tổng (2018), Người kể chuyện trong một số tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 6A/

29 HUE UNIVERSITY SCIENCE UNIVERSITY NGUYEN VAN TONG THE CHARACTERISTICS OF AUTOBIOGRAPHICAL NOVELS IN VIETNAMESE LITERATURE IN THE TWENTIETH CENTURY PhD THESIS OF VIETNAMESE LITERATURE HUE 2019

30 HUE UNIVERSITY SCIENCE UNIVERSITY NGUYEN VAN TONG THE CHARACTERISTICS OF AUTOBIOGRAPHICAL NOVELS IN VIETNAMESE LITERATURE IN THE TWENTIETH CENTURY MAJOR: VIETNAMESE LITERATURE Cod: PhD THESIS OF VIETNAMESE LITERATURE Science instructure: Dr. TON THAT DUNG Dr. HA NGOC HOA HUE

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN H

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN H ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ PHAN QUỲNH TRANG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ LIÊN TƢỞNG VÀ TƢ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA BA TẬP DI CẢO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word - Ban  tom tat.doc VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --- --- THÁI PHAN VÀNG ANH NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyện ngành : Lý luận văn học Mã số : 62.22.32.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

Truyện ngắn Bảo Ninh

Truyện ngắn Bảo Ninh i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------***--------- NGUYỄN THỊ CHIẾN TRUYỆN NGẮN BẢO NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Chương 7 Hiên Mặc Lâu vốn không gọi Hiên Mặc Lâu, tên là Văn Hiên Lâu, ông chủ của họ đúng là họ Văn tên Hiên. Nói tới cái tên Văn Hiên này, cũng là có chút địa vị. Phụ thân hắn Văn Như Cảnh đã từ làm

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những năm 50-60 của thế kỷ XX, có thể xem Thanh Tâm Tuyền

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Câu 2: (0,5 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Thạch Lam Author : elisa Thạch Lam - Bài số 1 Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 15 Chương 71 Xe Két một tiếng thắng gấp lại. Lam Nhi, em nói cái gì? Anh khó có thể tin nhìn cô, anh chưa từng nghĩ tới sẽ buông tha cô, mà chính cô cũng đã đồng ý với Đóa Nhi là người một nhà sẽ

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Author : elisa Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du - Bài số 1 "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh). Kiệt tác Truyện

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca

Chi tiết hơn

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM LỜI NGUYỆN THỨ MƯỜI TÁM CỦA ĐỨC PHẬT A ĐI ĐÀ TỲ KHEO THÍCH TUỆ HẢI Viet Nalanda Foundation 2563 PL 2019 DL 1 MỤC LỤC I. DẪN KHỞI... 7 II. ĐI TÌM ĐÚNG ĐỊA CHỈ CỦA TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC... 13 1. Mười tập nhân

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

VINCENT VAN GOGH

VINCENT VAN GOGH 1 VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT (Bài 58) Thôi, dẹp quách ba cái chuyện nhức đầu ấy! Đọc vài bài thơ của anh Ma Xuân Đạo để tìm thú vị. Chữ nghĩa ngƣời thiên cổ nói lên giùm tấm lòng của vô số ngƣời hiện đại.

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về Nguyễn Du Thuyết minh về Nguyễn Du Author : binhtn Thuyết minh về Nguyễn Du - Bài số 1 Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của

Chi tiết hơn

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, Việt Nam Cộng Hòa Bác Sĩ sinh ngày

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc LỜI NÓI ĐẦU Trước đây chúng tôi đã cho ra tập Thiền Căn Bản, do các Thiền sư y trong kinh rút ra phương pháp tu thiền theo thứ lớp từ thấp lên cao. Đến tập này để tên là Thiền Đốn Ngộ, căn cứ vào các tác

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 4 NHỮNG MA CHƯỚNG VÀ TRỞ LỰC CỦA THIỀN ĐỊNH Trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy vẫn thường nhấn mạnh đến những trở lực có nguy cơ phương hại cho hành trình tu tập mà gần như không một ai chẳng

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Author : vanmau Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chi tiết hơn

Thuyết minh về truyện Kiều

Thuyết minh về truyện Kiều Thuyết minh về truyện Kiều Author : binhtn Thuyết minh về truyện Kiều - Bài số 1 Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỷ XIX. Truyện Kiều của ông là đỉnh cao chói lọi và niềm tự hào lớn của

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Bài làm 1 Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC (1975 1988) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dưới đây là một trả lời cho câu hỏi ấy. Nó đã được những

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9 Phân tích bài thơ Ánh trăng - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích bài thơ Ánh trăng - Bài số 1 Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại :   Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuyện của bạn với người thân, bạn bè đều xoay quanh anh

Chi tiết hơn

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc Trƣởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Tập 4 (Chánh Pháp Của Đức Thế Tôn) (Đức Trƣởng Lão tiếp khách ở BĐDTHPG Tây Ninh) KINH SÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA MỌI NGƢỜI (Các Nhóm Nguyên Thủy Sài Gòn Sƣu Tập) - 1 - Thành Kính Tri

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN KHÔNG GIAN TINH THẦN Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group Khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : elisa Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài số 1 Hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

mộng ngọc 2

mộng ngọc 2 PHẦN BA Bỗng dưng thật yên ắng, Lam Phương rúc vào cái vỏ của cô, cô đang học thi, thỉnh thoảng mới đi tìm Phú Quang hỏi anh những chỗ khó hiểu. Phú Quang vừa đỡ phiền phức vừa không bận tâm. Nhưng chiều

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Author : vanmau Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Mở bài: Hướng dẫn Bài thơ Tiếng hát con tàu in trong tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960)

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc HỒNG VŨ CẤM THƯ Dạy về thuật Phong thủy có phụ họa đồ Lập minh để truyền thụ cho học trò gồm có bốn mục: 1. Truyền thụ luận 2. Định minh thệ 3. Nghi thức lập minh 4. Tựa truyền phái Truyền phái tiết lậu

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái đinh đóng vô đầu, vui ít buồn nhiều. Vui, là gặp được

Chi tiết hơn

Con Đường Khoan Dung

Con Đường Khoan Dung THÍCH THÁI HÒA MỞ LỚN CON ĐƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - 2018 - Mở lớn con đường 1 MỤC LỤC Con Đường Khoan Dung... 5 Con Đường Giáo Dục... 11 Kho Báu Vô Tận... 27 Ma Tử... 31 Mở Rộng Không Gian... 34 Hiếu

Chi tiết hơn

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương Sen, tiểu bang California, Hoa Kỳ NGUYỄN HIỀN-ĐỨC Cách

Chi tiết hơn

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Quyển Một...01 - Quyển Hai...11 - Quyển Ba...23 - Quyển Bốn...37 - Quyển Năm...50 - Quyển Sáu...62 - Quyển Bảy...81 - Quyển Tám...90 - Quyển Chín..102 - Quyển Mười..113 KINH THỦ LĂNG NGHIÊM Thích Duy

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu: Biểu Tượng Của Niềm Tin, Tình Yêu Và Hy Vọng - Nghiêm Xuân Cường Nhắc đến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, ngươi ta nhớ đến ngay bản nhạc bất hủ của anh mang tựa đề: "Gọi Người Yêu Dấu".

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc CHÂN LÝ LÀ ĐẤT KHÔNG LỐI VÀO VIỆC GIẢI TÁN DÒNG TU NGÔI SAO Dòng tu Ngôi Sao Phương Đông thành lập năm 1911 nhằm công bố sự giáng lâm của Đạo Sư Thế Giới. Krishnamurti được phong làm thủ lãnh của dòng

Chi tiết hơn

LÔØI TÖÏA

LÔØI TÖÏA ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT Nguyên tác Don t Sweat the Small Stuff with Your Family RICHARD CARLSON Nguyễn Minh Tiến dịch Những bí quyết đơn giản giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc trong

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 13 Chương 61 Xúc Nghịch Lân Giả Tử Nâng chân nhỏ lên, một cước đá văng ra, người phụ nữ kia ngã trên mặt đất, trong miệng phun ra một ngụm máu. Không ngó ngàng tới bà ta, bàn tay nhỏ nhấc thằng nhóc

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THU HÀ KHẢO SÁT THÀNH NGỮ TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Bài làm Làng quê chìm trong ko

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 5 Chương 17 L Lúc ăn cơm chiều, chị dâu anh cứ luôn luôn trừng mắt với em á!" Tư Đồ Tĩnh bước vào phòng, Hồng Diệp liền mãnh liệt lay lay cánh tay anh, bắt đầu lải nhải tố cáo, muốn anh tin lời mình

Chi tiết hơn

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu như không thể tính đếm vì Ái là cội nguồn của sinh

Chi tiết hơn

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 2015 117 PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩnh Phúc) chủ trương: Xây dựng một công trình văn hóa

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 TẠI SAO PHẢI THIỀN ĐỊNH Từ những người sơ cơ cho đến cả những thiền sinh thâm niên vẫn thường có một câu hỏi cho chính mình về lý tưởng của đời sống thiền định, hay nói rõ hơn là hầu hết vẫn chưa

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha Mưa Xuân Về Muộn Truyện Ngắn Trần Đan Hà Lâm trở về quê sau một biến động của đất nước, một khúc quanh lịch sử đã trôi qua, nhưng thảm cảnh chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Từ những ngày triệt thoái cao nguyên,

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BA Xin mở cuốn Hạ của bộ Kinh,

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : Kẹo ngọt Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài làm 1 Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1766 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình

Chi tiết hơn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH  THUYẾT  VÔ  CẤU  XỨNG KINH THUYẾT VÔ CẤU XƯNG Hán dịch: Ðại Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh. --- o0o --- Quyển thứ nhất. 1- PHẨM

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam (1910-1942) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc điểm con người: Sống trầm tĩnh và điềm đạm, rất tinh

Chi tiết hơn

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Author : vanmau Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Bài làm 1 Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai  Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một Dụ củ khoai Âm âm u Ẩn ẩn dấu Ảnh cái bóng Nhuệ nhọn, sắc Việt vượt qua Viện chi viện Yên khói

Chi tiết hơn

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Công tác Dịch thuật: Tháng 6 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000 Hiệu đính: Tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 In lần thứ nhất 650 bản tại

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần: - Phần 1: Đọc - hiểu văn bản:

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Author : Hồng Thắm Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên - Bài làm 1 Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - V doc TRẦN THÁI TÔNG KHÓA HƯ LỤC Giảng Giải THÍCH THANH TỪ THƯỜNG CHIẾU Ấn hành - P.L : 2540-1996 1 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam

Chi tiết hơn

TT TranPVu NChi Thien

TT TranPVu NChi Thien 1 Tôi đọc Tuyển tập Trần Phong Vũ Nguyễn Chí Thiện (Bài đọc sách duy nhất và cũng là bài viết sau chót của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trước khi ông giã từ đời sống lúc 7 giờ 17 phút sáng Thứ Ba 02-10-2012

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu Author : Ngân Bình Phân tích bài thơ giục giã của nhà thơ Xuân Diệu Hướng dẫn Sinh ra trên đời là một việc hết sức đơn giản nhưng sống trên đời lại là một

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 10

CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 10 KIẾN GIẢI VỀ NGHIỆP LÝ QUY LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG Quy luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được nghiệp lý, sống trong

Chi tiết hơn