ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN H

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN H"

Bản ghi

1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ

2 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TÔN THẤT DỤNG TS. HÀ NGỌC HÕA HUẾ, 2019 i

3 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn TS. Tôn Thất Dụng và TS. Hà Ngọc Hòa - những người Thầy đã tận tâm giúp đỡ, dẫn dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Vô cùng biết ơn quý Thầy Cô khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học, Đại học Huế và Viện Văn học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa học Huế; Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên; Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian qua. Xin cảm tạ cha mẹ, những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã chia sẻ cùng tôi suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Nguyễn Văn Tổng ii

4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nguyễn Văn Tổng iii

5 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa... i Lời cảm ơn... ii Lời cam đoan... iii Mục lục... iv MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đóng góp của luận án Cấu trúc luận án... 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới được giới thiệu ở Việt Nam Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể Giai đoạn trước Giai đoạn từ 1945 đến Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX Đánh giá về tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài Đánh giá về tình hình nghiên cứu Hướng triển khai đề tài CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX Giới thuyết về thể loại Tiểu thuyết có tính chất tự truyện Quan niệm về tự truyện Quan niệm về tiểu thuyết tự truyện Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong mối quan hệ với các thể loại tương cận Cơ sở hình thành tiểu thuyết có tính chất tự truyện iv

6 2.2. Diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện thế kỷ XX Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến Giai đoạn từ 1945 đến Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX CHƢƠNG 3. TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI Hiện thực cuộc đời qua chiêm cảm của người trong cuộc Hiện thực được tái hiện theo dòng hoài niệm Hiện thực qua cái nhìn hồi cố, chiêm nghiệm Hiện thực qua góc nhìn phản tư Từ nguyên mẫu nhà văn đến nhân vật Từ con người thực đến nhân vật tự trình bày Từ con người thực đến nhân vật hồi cố, chiêm nghiệm Từ con người thực đến nhân vật phản tư CHƢƠNG 4. TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong và sự thay đổi điểm nhìn Người kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong Ngôn ngữ của tiểu thuyết có tính chất tự truyện Ngôn ngữ kể và sự hòa phối giữa kể - tả - bình luận Ngôn ngữ gián tiếp tự do (lời nửa trực tiếp) Giọng điệu trần thuật Giọng trữ tình, hoài niệm Giọng triết lý, chiêm nghiệm Giọng tự trào, giễu nhại KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ PHỤ LỤC v

7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thuật ngữ tiểu thuyết tự truyện (tiếng Pháp gọi là autofiction, tiếng Anh/ Mỹ gọi là autobiographical novel), đến nay không còn quá xa lạ trong đời sống văn học. Thuật ngữ này được biết đến lần đầu tiên vào năm 1977, khi Serge Doubrovsky đã sáng chế thuật ngữ ghép hai từ auto (chính mình) và fiction (hư cấu) dính liền với nhau [20, tr.34]. Trên thế giới, tiểu thuyết tự truyện bắt đầu nở rộ từ thế kỷ XX, gắn liền với những tên tuổi lớn như: Ch. Dickens (với David Copperfil), M. Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), L. Tolstoy (Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên), Aragon (Gã dân quê), Claude Simon (Điền viên, Cây keo), M. Duas (Người tình)... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó đã trở nên quen thuộc với mọi đối tượng độc giả cũng như được mọi người trong giới nghiên cứu, phê bình văn học thừa nhận. Vì, ngay trong cách định nghĩa về thể loại, giới nghiên cứu, phê bình cũng không đồng nhất: có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là tự truyện viết dưới dạng trần thuật qua bút pháp hư cấu; có tài liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là Truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết [20, tr ]. Ở Việt Nam, đến nay, tiểu thuyết tự truyện vẫn chưa có được một danh xưng thể loại cụ thể. Tuy nhiên, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều nhà văn đã sử dụng yếu tố tự truyện làm chất liệu trong tiểu thuyết. Từ những thử bút ban đầu của các nhà văn ở chặng đường nửa đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Lan Khai... cho đến những cây bút sáng tác ở đô thị miền Nam: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Duyên Anh, Võ Hồng, Túy Hồng Đặc biệt, từ sau thời kỳ đổi mới, con số những tiểu thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện khá đầy đặn trên văn đàn, tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ. Rất nhiều những cây bút đã sử dụng yếu tố tự truyện như một thủ pháp nghệ thuật để cách tân, làm mới tiểu thuyết. Như vậy, có thể nói, dù chưa thực sự trở thành thương hiệu cụ thể của một nhà văn nào, và trong sự nghiệp sáng tác của từng nhà văn, tiểu thuyết có tính 1

8 chất tự truyện cũng xuất hiện khá khiêm tốn, con số những tác phẩm được xếp vào hàng kết tinh nghệ thuật cũng chưa thể sánh bằng với sự lớn mạnh của tiểu thuyết. Song, tiểu thuyết có tính chất tự truyện thực sự là một thực thể đang hiện hữu trong đời sống văn học Việt Nam. Sự hiện diện của nó với tư cách là một tiểu loại tiểu thuyết là điều hoàn toàn không thể phủ nhận. Mặc dù đã hiện diện từ lâu trong đời sống văn học và nó vắt mình qua hai thế kỷ, nhưng vẫn còn đó tâm lý nghi ngại: liệu ở Việt Nam đã có tiểu loại tiểu thuyết có tính chất tự truyện? Đây cũng là vấn đề tạo không ít áp lực cho người nghiên cứu, nhưng đồng thời cũng kích thích sự hứng khởi khi đến với tiểu loại tiểu thuyết này. Bởi, chúng tôi đang khảo sát và nghiên cứu một tiểu loại rồi đây sẽ phát triển thế nào, biến hóa ra sao? Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này [20, tr. 40] Những thập niên gần đây, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời ngày một nhiều. Cùng với đó là những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng nhiều hơn. Song, dù có thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình nhưng xung quanh nó vẫn còn ngổn ngang nhiều vấn đề: từ cách định danh, tiêu chí nhận diện đến đặc điểm tiểu loại... vẫn còn là vấn đề chưa được giới nghiên cứu đi đến sự thống nhất. Ra đời vào những thập niên đầu thế kỷ XX, nhưng rõ ràng trong hệ thống thể loại tiểu thuyết Việt Nam, nó vẫn là đứa con sinh sau, và nhịp lưu chuyển của nó vẫn còn trong quá trình vận động không ngừng, huống hồ nó cũng chỉ mới được lưu tâm nhiều ở những năm gần đây. Những bài báo, tham luận, những nghiên cứu trực tiếp về tiểu loại, cùng với một số luận văn, luận án đi vào nghiên cứu một giai đoạn cụ thể nào đó vẫn chưa thể khái quát được toàn diện về tiểu loại này. Đây cũng là trở ngại lớn cho những người yêu thích tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Đọc một tác phẩm mà trong công trình nghiên cứu này thì xếp vào hàng tự truyện, hoặc tiểu thuyết, còn ở công trình kia thì lại cho là tự truyện bất thành, hoặc một hồi ký, giả tự truyện... khiến người đọc không khỏi phân vân. Nhìn trên phương diện lý thuyết về tiểu loại cũng như thực tế sáng tác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ, đòi hỏi cần phải có một sự tiếp tục. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi chọn Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX làm 2

9 đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra sự vận động, quá trình phát triển cũng như những thành tựu đạt được cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần làm rõ hơn diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại khá giàu tiềm năng đang trong quá trình vận động. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của thế kỷ XX. Mục tiêu cụ thể - Thông qua khảo sát tư liệu, nhận diện quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, bước đầu xác lập cơ sở lý thuyết về tiểu loại tiểu thuyết này. - Phân tích, lý giải đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên những nét đặc trưng cơ bản: từ nguyên mẫu nhà văn - đề tài - nhân vật, mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu trong tác phẩm. - Phân tích, lý giải những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên những phương thức thể hiện: người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu. Trên cơ sở đó, làm rõ hơn gương mặt tiểu loại cũng như những đóng góp của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết Nhiệm vụ - Hệ thống hóa các hướng nghiên cứu, tiếp cận tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã có, phân tích, lý giải nhằm làm rõ hơn những chỗ còn bỏ ngỏ và xác định hướng nghiên cứu cụ thể. - Xác định rõ tiền đề cơ sở cho sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. - Khái quát một cách thật ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan tổng thể đời sống văn học Việt Nam và các lý thuyết vận dụng trong quá trình nghiên cứu. 3

10 - Phân tích quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên mối quan hệ giữa hiện thực cuộc đời tác giả và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm qua các chặng đường khác nhau nhằm tìm ra quy luật vận động và những đặc điểm cơ bản trong nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam thế kỷ XX. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận án là những tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. Đặc biệt, luận án sẽ đi vào khảo sát những tiểu thuyết có tính chất tự truyện hiện lên khá rõ nét. Cụ thể là những tác phẩm tiêu biểu sau: Giấc mộng lớn (Tản Đà), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Dã tràng (Thiết Can), Bốc đồng (Đỗ Đức Thu), Chiếc cáng xanh (Lưu Trọng Lư), Ngậm miệng, Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội (Nguyễn Bính), Mực mài nước mắt (Lan Khai), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Sống mòn (Nam Cao), Hoa bươm bướm và Người về đầu non (Võ Hồng), Trường cũ (Duyên Anh), Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Tôi nhìn tôi trên vách (Túy Hồng), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt Nam trong thế kỷ XX, bao gồm những tác phẩm ra đời từ đầu cho đến hết thế kỷ XX. Chọn mốc thời gian từ đầu cho đến hết thế kỷ XX, bởi chúng tôi nhận thấy rằng đây là một giai đoạn mà tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam theo hướng hiện đại. Luận án tập trung nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX trên các phương diện cơ bản: Cách định danh tiểu loại; tiền đề cơ sở hình thành; sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện qua các chặng đường khác nhau; các phương thức thể hiện của tiểu loại tiểu thuyết này. Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng hợp, đánh giá một cách khách quan những vấn đề chung, liên quan đến lý thuyết về tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học 4

11 Việt Nam. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chú trọng đến đặc điểm nổi bật nhất của tiểu loại tiểu thuyết này trong mối quan hệ với các thể loại văn học khác. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiểu sử Chúng tôi vận dụng phương pháp tiểu sử nhằm tìm hiểu tác phẩm thông qua mối quan hệ giữa tác giả và văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Đây là một trong những phương pháp quan trọng giúp cho luận án có thêm cơ sở để tìm hiểu dấu ấn tự truyện cũng như mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu trong tiểu thuyết Phương pháp thống kê, phân loại Chúng tôi chọn lựa phương pháp này để tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm thống kê, phân loại, hệ thống hóa và chọn lựa tài liệu Phương pháp liên ngành Nhằm để có một góc nhìn sâu hơn về tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX, chúng tôi sẽ vận dụng một số lí thuyết về văn hóa học, thi pháp học và tự sự học Phương pháp so sánh, đối chiếu Với phương pháp này, luận án hướng đến giải mã những đặc trưng của tính chất tự truyện trong tiểu thuyết và khu biệt giữa tự truyện trong tiểu thuyết với các loại hình tiểu thuyết khác. Qua đó, luận án chỉ ra những nét đặc sắc của đặc điểm tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX. 5. Đóng góp của luận án - Từ việc hệ thống hóa lý luận về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, luận án đưa ra những kiến giải có tính thực tiễn nghiên cứu để khái quát một số khái niệm mang tính đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. - Định rõ những đặc trưng về mặt lý luận của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, lấy đó làm nền tảng cơ sở để soi rọi vào tác phẩm nhằm thấy được những nét đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện. - Là một công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống về tiểu loại tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhằm hướng đến tái hiện toàn bộ gương mặt của tiểu loại này trong cả hành trình một thế kỷ (thế kỷ XX). 5

12 - Khẳng định rõ vai trò, vị trí của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận án sẽ được triển khai thành các chương cụ thể sau: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - Chương 3: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - Nhìn từ cảm quan hiện thực và con người - Chương 4: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - Nhìn từ phương thức thể hiện 6

13 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới đƣợc giới thiệu ở Việt Nam Tự truyện trong nguyên ngữ Hy Lạp là autos (chính mình), bios (cuộc đời), và graphein (viết), nghĩa là viết về chính cuộc đời mình. Cách kết hợp ba thành tố này tạo thành autobiography trong tiếng Anh và sau đó được sử dụng trong tiếng Pháp autobiographie, nhưng cách viết này trở thành một thuật ngữ thông dụng ở Châu Âu từ giữa thế kỷ XIX. Những tác phẩm tự truyện đầu tiên trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, danh từ tự truyện chính thức được sử dụng phải đợi đến cuối thế kỷ XVIII, khi mà thể loại này bắt đầu nở rộ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Những tài liệu nghiên cứu đầu tiên về thể loại tự truyện xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX với những chuyên khảo của Anna Robson Burr (1909), Wayne Shumaker (1926), A.M.Clark (1935). Dần về sau này, mặc dù tự truyện chưa tạo được sự lưu tâm của giới phê bình nhưng nó vẫn tồn tại với tư cách một thể loại độc lập và nhiều nhà nghiên cứu cũng đã phác thảo được những nét cơ bản, xem nó như một thể loại riêng biệt. Trong số đó, phải kể đến Những điều kiện và giới hạn của Tự truyện (1956) của Georges Gurdorf, Tự thú và Tự truyện (1955) của Stephen Spendes. Ở hai công trình này, nhà phê bình đã chú ý đến sự tồn tại độc lập của tự truyện với vai trò là một thể tài đứng bên cạnh những thể loại văn học khác. Nhưng phải đợi đến năm 1960, khi chuyên luận Phác thảo và Sự thật trong Tự truyện (Design and Truth in Auubiography) của Roy Pascal ra đời thì tự truyện mới bắt đầu được nghiên cứu như một hoạt động sáng tạo. Trong chuyên luận này, Pascal đã đặt ra vấn đề: khởi điểm một tự truyện, tác giả tự truyện liệu có đi theo đúng sự thật mà mình đã trải qua? Có hay không cái gọi là phác thảo trong trải nghiệm của con người nếu đây không phải là một sự áp đặt vô lí cho sự thật [164]. Đến thập niên 70, nhà phê bình văn học người Mỹ James Olney trong một công trình nghiên cứu về tự truyện của mình đã viết: Chính sự chuyển hướng sang cái tôi khi đã có 7

14 được nhận thức về sự tồn tại của nó sẽ định hình và quyết định bản chất của tự truyện và trong quá trình ấy sẽ vừa khám phá vừa sáng tạo lại mình - đã khởi đầu cho chủ đề tự truyện trong những cuộc tranh luận [163]. Từ những nghiên cứu về cái tôi trong tự truyện ấy, những năm về sau, đặc biệt là khoảng ba thập niên cuối của thế kỷ XX, thể loại tự truyện được giới phê bình chú ý nhiều và thể loại này gần như trở thành một trong những thể loại trung tâm, được soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong ba thập niên cuối của thế kỷ XX, cùng với sự nở rộ của thể loại tự truyện, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học không còn xem tự truyện thuộc hàng ngoại biên nữa mà soi ngắm nó qua nhiều chiều kích khác nhau trong vai trò của một thể loại văn học. Chính nhờ thế mà cả một hệ thống lí luận thể loại cũng được định hình một cách rõ nét. Và một trong số đó phải kể đến Hiệp ước Tự thuật (Le Pacte Autobiographique) (1975) của Philippe Lejeune. Hiệp ước này ra đời mang theo một định nghĩa về thể loại, kèm theo đó là những ranh giới và bảng biểu, sơ đồ cụ thể để phân biệt tự truyện với những thể loại khác. Tuy nhiên, cũng trong những năm cuối của thập niên 70, cùng với sự tuyên xưng cái chết của tiểu thuyết, và khi Michael Sprinker tuyên bố sự chấm dứt của tự truyện thì các nhà hậu cấu trúc luận khẳng định văn bản của tự truyện có đời sống riêng của nó, thoát ly khỏi tính quy chiếu và khi đó cái tôi chỉ còn là vấn đề của văn bản [64, tr. 23]. Nhưng trong khoảng hai thập niên cuối thế kỷ XX, khi thể tự truyện ngày một thêm phong phú, vấn đề nghiên cứu về tự truyện lại được xuất hiện trở lại khá đầy đặn mà xem chừng như những lí thuyết về tự truyện từ trước đó và cả Hiệp ước tự thuật của Philippe Lejeune gần như không thể theo kịp đà phát triển đa dạng của thể tự truyện. Nhiều nhà nghiên cứu tập trung đi vào khám phá thế giới tự truyện từ lĩnh vực tâm lí sáng tạo và dân tộc học, từ văn hóa và tâm lí học nghệ thuật 1.2. Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, khi trang tiểu thuyết mang bóng dáng tự truyện xuất hiện với gương mặt đầy lạ lẫm, thì giới học thuật của Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến bước đi của nó. Trong số các công trình nghiên cứu, Nhà văn hiện 8

15 đại của Vũ Ngọc Phan có lẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về tự truyện dưới góc nhìn thể loại. Từ hướng tiếp cận này, Vũ Ngọc Phan đã có những phát hiện khá ấn tượng: Tự truyện là một loại văn tuy không mới ở nước người, nhưng rất mới ở nước ta. Gần đây có mấy nhà văn đem những việc của mình ra viết, nhưng họ chưa có can đảm đề là tự truyện, họ tiểu thuyết hóa ít nhiều cuộc đời của họ và đề là tiểu thuyết [103, tr. 95]. Dần về sau, đặc biệt là chặng đường sau năm 1986, khi mà quan niệm và tư duy nghệ thuật thay đổi, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của khuynh hướng tự truyện ngày một nhiều đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Có lẽ vì thế nên những công trình nghiên cứu về khuynh hướng này cũng ngày một nở rộ. Theo Phong Lê, Để nhớ về một quá khứ chưa xa, về một vùng hiện thực khuất nẻo, khó có ai biết, nhưng đã được viết với tư cách người trong cuộc, nên khó có ai viết thay, là Chuyện kể năm 2000, 2 tập (2000) của Bùi Ngọc Tấn, trong nối dài về trước với Tuổi thơ im lặng (1987) của Duy Khán, Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) của Tô Hoài Cũng có thể xếp vào đây Thượng đế thì cười (2003) của Nguyễn Khải - một tiểu thuyết gần như tự truyện. Với Tô Hoài, Nguyễn Khải - những tên tuổi quan trọng của văn học hiện đại, thì điều quan trọng không chỉ là chuyện được kể, mà còn là giọng kể, cách kể [66, tr. 52]. Cùng chung quan điểm với Phong Lê, Nguyễn Văn Long trong Đổi mới của văn học Việt Nam từ sau 1975 cho rằng, xuất phát từ tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật của văn học những năm cuối 80, đầu những năm 90 trong văn học Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ khuynh hướng nhận thức lại hiện thực. Đây chính là lúc văn học trở về với đời sống thường nhật và vĩnh hằng, vì thế, Trong văn xuôi những năm 90 và vài năm lại đây Hồi kí - tự truyện lên ngôi [73]. Nghiên cứu về truyện và tự truyện của Phan Bội Châu, khi luận bàn về sự phát triển của thể tự truyện, Hoàng Đức Khoa nhận thấy trong bối cảnh văn hóa trung đại vốn nặng quan phương, khép kín nên khả năng con người tự ý thức về mình và hướng tới khám phá, thể hiện từng số phận thực sự không dễ. Chính những thay đổi trong đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân nửa phong kiến, cùng với quá trình tư sản hóa những năm nửa đầu thế kỷ XX đã tác động mạnh mẽ đến đời 9

16 sống văn học. Đây chính là bối cảnh ra đời tự truyện của Phan Bội Châu. Theo tác giả, tự truyện là truyện do các nhà văn viết về cuộc đời mình nhằm những mục đích khác nhau Cũng chính trong thể loại này, tất cả những biến cố, sự việc, nhân vật đều được lấy từ cuộc đời thực của tác giả, không có sự hư cấu thêm, hoặc nói cách khác là không có sự hư cấu tự do [61, tr tr. 128]. Sự lưu tâm một cách nồng nhiệt cho thể tự truyện ngày một đậm đặc hơn trong những năm về sau, đặc biệt là khi thể tự truyện ngày một lấn sâu vào đời sống văn học từ sau Tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhà nghiên cứu Bích Thu đã trình bày ý kiến của mình về tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện. Với Bích Thu thì người đọc hôm nay muốn được tiếp xúc với những tiểu thuyết tâm lý mà ở đó, nhân vật tự bộc lộ tư tưởng, chính kiến qua dòng chảy của nhận thức, mọi hành vi, ứng xử và lời thoại ẩn sâu trong tâm trạng nhân vật và các tầng nghĩa. Hoặc các tiểu thuyết mang tính tự truyện, vừa thể hiện cái tôi lại vừa hư cấu, vừa mang tính tiểu sử lại vừa được nghệ thuật hóa, tiểu thuyết hóa, một đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại, có khả năng khai thác tiềm thức qua kỹ thuật dòng ý thức [134, tr. 6]. Ở bài viết này, Bích Thu thực sự chú ý đến nét đặc trưng mang tính khu biệt của tiểu thuyết mang tính tự truyện, đó là người đọc dễ dàng nhận thấy ở tiểu thuyết mang tính tự truyện vừa thể hiện cái tôi lại vừa hư cấu. Có thể nói, chính cuộc sống thực tại của con người Việt Nam sau 1986 đã mang lại cho nhà nghệ sĩ những quan niệm nghệ thuật về hiện thực với những khám phá mới. Và ở đây, Bích Thu rất có lí khi cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho tiểu thuyết có tính tự truyện ngày một xuất hiện nhiều trong văn học những năm trở lại đây là bởi xã hội hiện đại đề cao vai trò của cá nhân và thúc đẩy sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Cái tôi trỗi dậy đòi hỏi được quan tâm đúng mức. Tiểu thuyết trở về với con người, thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, bảo tồn giá trị của con người trước sự lãng quên của xã hội. Khi nghiên cứu về văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến 1995, Nguyễn Thị Bình cũng nhận ra những tác phẩm mang dáng dấp tự truyện như Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Cát bụi chân ai (Tô Hoài) Với những tác phẩm này, cái tôi của người viết hiện diện rất 10

17 sắc nét qua cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì đã trải nghiệm bằng điểm nhìn hiện tại. Từ những phát hiện ấy, Nguyễn Thị Bình đã lần tìm được dấu vết để làm nên phần cốt lõi của các tác phẩm mang bóng dáng tự truyện đó chính là cái tôi của người viết luôn gắn liền với cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì mà chính người viết đã từng trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống của mình [10]. Trong một công trình nghiên cứu khác, khi khảo sát một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới cho đến nay, căn cứ vào cách thức xử lí chất liệu hiện thực trong tác phẩm, Nguyễn Thị Bình cũng nhận ra được bên cạnh những tiểu thuyết theo phong cách lịch sử hóa, tiểu thuyết tư liệu - báo chí, tiểu thuyết hiện thực kiểu truyền thống, tiểu thuyết theo phong cách hiện thực còn có khuynh hướng tiểu thuyết theo phong cách tự thuật. Đây có thể được xem là một trong những khuynh hướng tiểu thuyết chính trong dòng văn học đương đại Việt Nam. Có thể nói, chính thời kì đổi mới của đất nước từ sau năm 1986 đã làm cho văn học Việt Nam thực sự có được sức sống mới. Gần như cảm hứng ngợi ca của những trang văn mang đậm khuynh hướng sử thi không còn là mảnh đất lí tưởng để các nhà văn hướng đến. Vì vậy, khi nhìn vào hiện thực của văn học chặng đường sau năm 1986, nhà nghiên cứu Lã Nguyên xem đây là cả một bước chuyển mình thật sự của văn học để tiến tới phá cái khoanh vùng hết sức hình thức của đề tài văn học trước kia. Và văn học hôm nay đang hướng tới những gì đang hiện hữu giữa cuộc sống đời thường. Nhà văn hôm nay đang nêu tấm gương về sự dám nghĩ, dám nói, dám thẳng thắn bày tỏ lập trường công dân của mình. Ta hiểu vì sao văn học trong những năm gần đây dám bất chấp cả những điều cấm kỵ xưa nay và phạm vi những vấn đề xã hội mà nó quan tâm lại rộng lớn đến như thế [87]. Nếu như trước năm 1975, vận mệnh sống còn của Tổ quốc luôn là lựa chọn đầu tiên của người cầm bút, thì chặng đường sau 1975, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân đã chiếm thế thượng phong trên bàn cân bút lực người viết: Việc nhận thức đúng đắn vị trí của nhân dân trong đời sống xã hội, buộc nhà văn tìm đến chỗ đứng phát ngôn bình đẳng với công chúng bạn đọc của mình. Đó là cơ sở nảy sinh hình thức văn học của ý thức đối thoại thấm nhuần tinh thần dân chủ [87]. Nhà văn, nhân vật trần thuật của văn học hôm nay không mấy khi xuất hiện trong tác 11

18 phẩm ở ngôi thứ ba như con người tuy vô hình nhưng đầy quyền uy, biết hết, thấy tất, mà thường giấu mình sau hình thức tự thú, hình thức người kể chuyện ở ngôi thứ nhất - đó là một biểu hiện của ý thức đối thoại. Nhìn thẳng vào thực tại, tỉnh táo nhận ra mình, nói hết sự thật với người đọc, dù sự thật đó có xót xa, đau lòng đến bao nhiêu cũng không bưng bít, giấu giếm - đó cũng là một biểu hiện của ý thức đối thoại Con người với tư cách là cá nhân thường bị bỏ rơi trong thế giới của sử thi là vì thế. Sau 1975, nền văn học của chúng ta đã nhanh chóng chuyển từ thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô, từ thế giới của cộng đồng, dân tộc và lịch sử đến những câu chuyện về thế sự và đời tư con người. Cho nên, cá nhân con người đang từng bước, từng bước tiến vào vị trí trung tâm của văn học hôm nay. Cá nhân con người vừa là đối tượng nhận thức trung tâm, vừa là điểm xuất phát để văn học hôm nay nhìn ra thế giới. Nó soi ngắm thế giới và định giá lịch sử qua lăng kính và mực thước của cá nhân con người [87]. Quan sát văn học và nền kinh tế thị trường trong mười năm cuối thế kỷ XX, Nguyễn Phượng nhận thấy các giá trị từng một thời là niềm tin mãnh liệt của con người Việt Nam giờ đây đứng trước thời kì đổi mới, nó đang thực sự bị lung lay dữ dội - Điều này thể hiện rất rõ ở sự thay đổi về nhận thức về các giá trị cái thiêng liêng cao cả, cái lí tưởng mặc dù nó vẫn còn sức hấp dẫn nhưng nó không phải là đối tượng duy nhất mà người cầm bút hôm nay hướng tới. Từ hướng tiếp cận khái quát văn học Việt Nam khoảng 10 năm cuối thế kỷ XX, trong xu hướng giải ảo, giải thiêng - nảy sinh từ cái nhìn tỉnh táo, duy thực đầy can đảm của các nhà văn trong hoàn cảnh đất nước trở lại nhịp sống đời thường, con người trở về với cuộc sống thường nhật hằng ngày, Nguyễn Phượng đã thấy được thể loại hồi ký, tự truyện và tiểu thuyết tự truyện lại gần như chiếm thế thượng phong trong giai đoạn này. Công chúng dành một sự quan tâm khá đặc biệt với một số tiểu thuyết tự truyện và hồi ký xuất hiện trong giai đoạn này như Cát bụi chân ai (1992 ) và Chiều chiều (1999 ) của Tô Hoài, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn [110]. Đánh giá về tiểu thuyết trong văn học thời kì đổi mới, Mai Hải Oanh đã không ngần ngại khi đưa ra nhận định: Ra đời trong không khí dân chủ, tiểu thuyết tự thuật thời kì đổi mới khá đa dạng. Có loại đậm chất giễu nhại như Thượng đế thì 12

19 cười, Ba người khác; có loại nói về những chua chát đời người (Chuyện kể năm 2000), có loại nói đến những cảm nhận cá nhân về điều đã trải nghiệm trong đó có những đoạn gần với nhật kí (Chuyện của thiên tài) [100, tr. 112]. Cách định dạng, gọi tên tiểu thuyết tự thuật thời kì đổi mới của Mai Hải Oanh cần phải bàn luận thêm, nhưng trong nhận định này người viết đã có một cái nhìn khá chuẩn xác khi cho rằng chính thời kì đổi mới đã mang đến cho thể tiểu thuyết những diện mạo mới, đầy sức hấp dẫn. Trong cuộc Hội thảo Đổi mới tư duy tiểu thuyết (2002), Ma Văn Kháng đã từng nói: Cùng với tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết tự thuật sẽ là một thể loại được phát triển. Đây phải chăng là sự tiên liệu thể hiện góc nhìn đầy lạc quan của một người trong cuộc? Người mà gần như hành trình viết của ông ở chặng đường từ sau thời kì đổi mới, từ Mùa lá rụng trong vườn, đến Ngược dòng nước lũ hay Một mình một ngựa người đọc đều có thể nhận thấy đâu đó chất liệu đời tư của ông gần như ngồn ngộn trên trang tiểu thuyết [57, tr. 67]. Nghiên cứu về sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kì đổi mới, Lý Hoài Thu cũng có quan điểm tương đồng với nhà văn Ma Văn Kháng khi cho rằng: Nhìn vào sự vận động và phát triển của hệ thống thể loại trong văn học thời kì đổi mới sự thâm nhập của thể ký vào lãnh địa của tiểu thuyết đã tạo nên một dòng tiểu thuyết tự truyện có sức hút lớn trong đời sống văn học đương đại. Chính từ những vùng này, các thể loại cũ đã có thêm nhiều tố chất mới [136]. Trong Thế kỷ tiểu thuyết, khi bàn về hiện tượng tự truyện, Nguyễn Vy Khanh đã viết: Ngay từ đầu thế kỷ XX đã có tự truyện với cuốn đầu tiên là Chồn cáo tự sự của Michel Tính xuất bản năm 1910 tại Sài Gòn. Sau đó là Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu (1938) và Thiết Can với Dã Tràng (1939). Trong bài viết này, Nguyễn Vy Khanh viết: Thế kỷ XX, ít tác giả đưa cái Tôi thật vào văn chương, có chăng cũng phải văn chương hóa, tiểu thuyết hóa Vào giai đoạn cuối thế kỷ mới thật sự bành trướng thể loại tự truyện nhưng vẫn tương đối ít tác phẩm lớn vì đa phần chỉ là những hồi ký nhẹ tính văn chương [56]. Sự đầy đặn của tiểu thuyết có tính tự truyện ngày thêm bồi đắp trong văn học Việt Nam đương đại đã tạo thành một khuynh hướng. Nhờ thế nên tiểu thuyết 13

20 Việt Nam mang nhiều hương sắc mới. Trong bài viết Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Đỗ Hải Ninh cho rằng nền văn học Việt Nam bắt đầu từ sau thời kì đổi mới đã thực sự có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực và con người, quan niệm về nhà văn trong mối quan hệ với tác phẩm, với công chúng và với chính mình. Đây chính là tiền đề cơ sở để khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trở nên khá phổ biến so với văn học giai đoạn Theo Đỗ Hải Ninh, Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết giúp người đọc không chỉ giải mã con người tác giả và thời đại qua những chi tiết gắn với tiểu sử, cuộc đời thật mà qua những trải nghiệm sống và sự tự thú chân thành [97]. Với Đỗ Hải Ninh thì mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ cái tôi cá nhân. Vì vậy, có thể tìm thấy ở mỗi trang viết những trải nghiệm, suy ngẫm và cái tôi rất riêng. Và mục đích của tự truyện là tìm hiểu một con người có thật với lịch sử hình thành nhân cách, còn tiểu thuyết, mặc dù cũng sử dụng nhân vật, cốt truyện đó nhưng được hư cấu hóa, hoặc được cấp cho một lớp vỏ hư cấu. Căn cứ từ thực tiễn ấy, Đỗ Hải Ninh khẳng định: Văn học Việt Nam từ sau đổi mới đã có những thay đổi đáng kể trong quan niệm về hiện thực và con người, quan niệm về nhà văn trong mối quan hệ với tác phẩm, với công chúng và với chính mình. Đó chính là cơ sở để khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trở nên khá phổ biến [97]. Trong một bài viết khác, khi đi sâu vào khai thác mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại, dù biết rằng quy luật giao thoa thể loại và những nỗ lực cách tân nghệ thuật khiến cho việc phân biệt tự truyện và tiểu thuyết tự thuật ngày càng trở nên khó khăn hơn, nhưng Đỗ Hải Ninh cũng đã cố gắng luận giải vấn đề này một cách rành mạch: Trong tự truyện, cuộc đời tác giả và bức chân dung tinh thần của ông ta trở thành đối tượng chính, tham gia trực tiếp vào tác phẩm như một bộ phận hữu cơ. Còn ở tiểu thuyết tự truyện, những chi tiết tiểu sử được nhào nặn lại, câu chuyện cuộc đời được cấu trúc và sắp xếp lại, tức là tác giả tách khỏi những yếu tố đời tư để thể hiện với một độ gián cách nhất định [99]. Vì nếu như tự truyện là dạng văn bản có tính quy chiếu, thì những tiểu thuyết 14

21 tự thuật là những hư cấu nghệ thuật dựa trên nền tiểu sử tác giả, chính đời tư của tác giả là nguồn chất liệu cơ bản để giúp tác giả viết thành những trang tiểu thuyết. Khi tiến hành khảo sát văn xuôi Việt Nam trong chặng đường từ sau 1990 để lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ, Hồ Khánh Vân đã chỉ ra nguyên nhân khiến cho khuynh hướng viết tự truyện ngày một xuất hiện nhiều trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong sáng tác của những cây bút nữ là vì tự thuật vừa là điểm nhìn, là vị trí mà từ đây, các cây bút khái quát hóa và tái hiện đời sống hiện thực, là cảm hứng sáng tác hình thành nên thế giới của tác phẩm từ khuynh hướng tư tưởng, nội dung phản ánh cho đến bút pháp nghệ thuật, là hệ sinh thể hình tượng hiện hữu trên bề mặt tác phẩm [160]. Theo Hồ Khánh Vân, các tác phẩm viết theo lối tự truyện có mật độ tự thuật dày đặc, gần như là một bản dập của cuộc đời nhà văn. Ở đó, không khí của tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, tình tiết, đều sát với cuộc đời thực của tác giả và người đọc có thể nhận ra, kiểm chứng được. Ở đó, bóng dáng nhà văn và nhân vật trung tâm như hai vòng tròn đồng tâm và có cùng bán kính [160]. Cùng chung hướng tiếp cận của Hồ Khánh Vân, nhưng Trần Huyền Sâm lại tiếp cận những tác phẩm tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại dưới góc nhìn nữ quyền. Ở góc tiếp cận này, Trần Huyền Sâm đã có những kiến giải khá thỏa đáng khi cho rằng: Tự thuật không phải là đặc tính riêng của nữ giới, nhưng đây là nét ưu trội nhất làm nên bản mặt của văn phong nữ giới. Tự thuật vừa là phương tiện vừa là đối tượng phân tích trong sáng tác nữ giới [116]. Trần Huyền Sâm cũng khẳng định: Đó là phương thức để nữ giới thể hiện sự nếm trải giới tính, đồng thời là mục đích để giải phóng những kìm hãm của bản thân [116]. Tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở nước ta đã có cả một chuỗi thời gian dài hình thành và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, so với các thể loại khác dường như nó vẫn chưa được nhiều sự ưu ái của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Theo khảo sát của chúng tôi, đã có một số tác giả chú ý khảo sát các tác phẩm tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng nhìn chung chỉ dừng lại ở việc kết hợp trong nhận định, đánh giá. Hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở mức khảo sát một chặng đường ngắn (Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn 15

22 học Việt Nam đương đại của Đỗ Hải Ninh), chưa có một công trình thật sự chuyên sâu nào đi vào nghiên cứu về tự truyện và tính chất tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể Giai đoạn trước 1945 Khảo sát chặng đường một thế kỷ, từ lúc những dấu vết ban đầu của tiểu thuyết có tính tự truyện xuất hiện cho đến khi tiểu loại này hợp vào dòng chủ lưu của tiểu thuyết Việt Nam, chúng tôi nhận thấy sự tồn tại của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là nhờ sự đọc của công chúng độc giả qua mọi thời đại, trong đó có sự góp mặt của những siêu độc giả, những người gần như là nhịp cầu nối để đưa tiểu loại này đến gần hơn với công chúng. Sau đây, chúng tôi điểm lược những bài viết, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam giai đoạn trước Từ những năm đầu thế kỷ XX, khi Nguyên Hồng viết cuốn Những ngày thơ ấu, Thạch Lam, một trong những cây bút chủ lực của nhóm bút Tự lực văn đoàn đã không ngần ngại hạ bút đánh giá về Những ngày thơ ấu như sau: nó là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tàn [62]. Và khi chọn đưa Nguyên Hồng vào Nhà văn hiện đại, trong phần nhận xét về Nguyên Hồng, Vũ Ngọc Phan cũng đã quả quyết rằng Nguyên Hồng chính là người Việt Nam thứ nhất dám kể về gia đình mình bằng những dòng tự bạch chân thành: Thầy tôi làm nghề cai ngục, mẹ tôi con nhà buôn bán. Ông viết: Trong Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng đã cho ta biết rõ hẳn một quãng đời quá khứ của ông. Lối tự truyện này, ở Anh, ở Mỹ, ở Nga, rất thịnh hành; nhưng ở Việt Nam ta, viết được, tôi cho là can đảm lắm [104, tr. 126]. Đánh giá về tác phẩm này, chủ yếu Vũ Ngọc Phan bàn về tính tự truyện như là bản chất thể loại của tác phẩm qua góc nhìn so sánh. Và Vũ Ngọc Phan, một người khá thận trọng cũng phải thốt lên: Mới đọc tập tự truyện của Nguyên Hồng, tôi đã tưởng có dưới mắt một quyển sách của một nhà văn Anh hay một nhà văn Nga. [104, tr. 126]. Phải chăng Vũ Ngọc Phan đang muốn nói đến sự dũng cảm của một con người dám thành thật trong việc tự thú trần trụi về cuộc đời mình? Cho đến những năm về 16

23 sau, và cả đến hôm nay, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng vẫn được công chúng độc giả luôn quan tâm bằng cả niềm trân trọng. Phan Cự Đệ, một chuyên gia nghiên cứu về Nguyên Hồng, trong phần giới thiệu về Tuyển tập Nguyên Hồng từng bộc bạch: Tôi nhớ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường trung học, một lần phải dịch ra Pháp văn một đoạn trong Những ngày thơ ấu, cái đoạn nói về tiếng kèn. Đã bao năm qua rồi mà tôi vẫn không thể quên được cái tiếng kèn náo nức, dồn dập, rung vang đó [21, tr. 2]. Và khi đánh giá về ngòi bút Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu, Phan Cự Đệ đã đặc biệt chú ý đến văn phong, yếu tố làm nên nét đặc trưng của ngòi bút Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu, đó là lối miêu tả không những tinh tế mà còn có khả năng làm thức dậy mọi giác quan của người đọc. Trong tập tiểu thuyết - tự truyện rất xúc động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận được những cảm giác tinh tế tự bên trong, miêu tả một thiên nhiên đầy thanh sắc và tất cả đều được thể hiện qua màu sắc chủ quan của cái tôi trữ tình hồn nhiên, trong sáng [21, tr. 2]. Nhà phê bình Nguyễn Ngọc Thiện lại có một cách nhìn nhận khác. Ông cho rằng Những ngày thơ ấu là một cuốn Hồi kí tự truyện đặc sắc. Ông viết: Nếu như trong văn học thế giới, người ta ghi nhận J.J.Rutxô với Những lời bộc bạch mở đầu cho thể tài tự truyện, thì trong văn học Việt Nam hiện đại, phải chăng chúng ta cần ghi nhận Nguyên Hồng với Những ngày thơ ấu đã mở đầu cho thể tài hồi ký - tự truyện. Về phần định danh Những ngày thơ ấu là cuốn hồi kí tự truyện của Nguyễn Ngọc Thiện cần phải bàn luận thêm. Tuy nhiên, bài viết đã chạm đến phần cốt lõi, phần làm nên sức sống vững bền của Những ngày thơ ấu trong lòng độc giả chính là: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của tác phẩm đã khiến tác phẩm tồn tại bền vững qua thử thách của thời gian [132]. Tiểu thuyết Dã tràng của Thiết Can tuy không tạo nên làn sóng bất ngờ trong đời sống văn học đương thời, nhưng nó cũng được Vũ Ngọc Phan lưu tâm đến. Theo như Vũ Ngọc Phan, trong Dã tràng, Thiết Can cũng cho ta biết cái phần đời đầy tội lỗi nhỏ nhen của ông ta, nhưng ông cho biết một cách kín đáo ở tên 17

24 Đông, trong tập Dã tràng, một tập văn chưa dám mang rõ hẳn cái danh là tự truyện. [103, tr. 96]. Cùng thời với Dã tràng của Thiết Can, còn có tiểu thuyết Bốc đồng của nhà văn Đỗ Đức Thu. Đây cũng là một trong những tác phẩm mà tính chất tự truyện nhuốm tràn lên cả trang tiểu thuyết. Khi đánh giá về Bốc đồng của Đỗ Đức Thu, Vũ Ngọc Phan viết: Bốc đồng mà đặt vào loại tiểu thuyết thì chỉ là một tiểu thuyết rất tầm thường. Tác giả dựng truyện đã bừa bãi, rặt những chuyện con con, nối với nhau một cách sơ sài, kết cấu cũng lại không được khéo [104, tr. 172]. Đi vào khám phá tác phẩm Bốc đồng, Vũ Ngọc Phan cũng nhận ra được những hạn chế nhất định của cuốn tiểu thuyết này và dường như nhà văn Vũ Ngọc Phan không mấy có thiện cảm với lối viết của Đỗ Đức Thu trong Bốc đồng. Có lẽ vì thế nên Vũ Ngọc Phan mới viết những dòng như sau: Đọc xong Bốc đồng, người ta có cái cảm tưởng như vừa mới duyệt qua một nhóm người đứng lộn xộn, một bọn người trông không rõ hình thù, hầu hết đứng thập thò, không nhận hẳn được vẻ mặt một ai [104, tr. 172]. Cùng chung trong dòng chảy của văn học hiện thực, sự xuất hiện của Mạnh Phú Tư với những trang tiểu thuyết có tính cách đặc Việt Nam của ông qua Sống nhờ vẫn kịp lưu lại dấu ấn trong lòng công chúng. Ở tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan nhận thấy một Mạnh Phú Tư tiến bộ một cách lạ. Phải chăng sự tiến bộ ấy nảy sinh từ những điều quan sát tỉ mỉ, những sự xét nhận tinh tế và ở cả giọng thành thật mà nhà phê bình nhìn thấy trong Sống nhờ [103, tr.74]. Bùi Huy Phồn với bài Sống nhờ của Mạnh Phú Tư đã đi vào phân tích khá tỉ mỉ những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, để rồi từ đó, ông đi đến khẳng định những thành công và giá trị của tác phẩm là ở chỗ: thông qua tác phẩm này, Mạnh Phú Tư đã lột tả được bộ mặt trái của xã hội cũ ở nông thôn Việt Nam thối nát, lọc lừa, kèn cựa tàn nhẫn với cái luân lí vô đạo đức không còn chút gì nhân đạo [107]. Năm 1983, khi nhà xuất bản Văn học cho tái bản lại tác phẩm Sống nhờ, trong phần giới thiệu về tác phẩm, có đoạn viết: Sống nhờ khai thác những mâu thuẫn dai dẳng bên trong những gia đình nông dân do chế độ tư hữu và tâm lí cổ hũ 18

25 của người sản xuất nhỏ gây ra. Qua Sống nhờ, một vấn đề khác đang nổi lên khá đậm là tình cảm người phụ nữ đày ải bởi những hủ tục phong kiến [152]. Trong các tiểu thuyết có tính chất tự truyện của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Mực mài nước mắt của Lan Khai cũng là một trong những hiện tượng văn học tạo sự chú ý đáng kể trong công chúng độc giả thời bấy giờ. Bàn về tác phẩm Mực mài nước mắt của Lan Khai, nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét: Mực mài nước mắt tuy là một tiểu thuyết mà kỳ thật như một chuyện tâm sự, người đọc phải ngờ tác giả đã trút bỏ một phần của mình để tạo nên Khải, vai chính trong truyện, vì tác giả đã không ngần ngại đem cả Vũ Trọng Phụng, người bạn của mình vào [103, tr. 221]. Đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan cũng tìm ra được những mảng hiện thực của người nghệ sĩ sống về nghề văn ở đất nước Việt Nam là sống một cảnh khổ nhục, tinh thần không những phải làm nô lệ vì những cái vật chất, mà rồi những cái cao cả mà nhà văn muốn đi tới cũng phải tàn tạ với những cảnh khốn cùng. Theo Vũ Ngọc Phan, Mực mài nước mắt của Lan Khai thuộc loại tiểu thuyết tâm tưởng. Ông viết: Ở nước ta, đến nay loại tiểu thuyết tâm tưởng chưa có mấy người viết. Loại ấy là loại khó, vì hơi hờ hững về động tác, giọng văn đã ngả về bút kí ngay [103, tr. 221]. So với những cây bút trong dòng văn học hiện thực phê phán, sự xuất hiện của Nam Cao có vẻ như là người đến sau, nhưng bằng những tác phẩm của mình, ông cũng đã kịp góp mặt vào dòng văn học hiện thực đương thời những trang văn có thể được xếp vào hàng tuyệt bút. Trong số những trang văn ấy phải kể đến Sống mòn. Đến với Sống mòn, người đọc như chạm vào cả một hiện thực đời tàn trong ngõ hẹp của người trí thức nghèo trước Cách mạng Tháng 8. Đỗ Đức Hiểu từng xem tiểu thuyết Sống mòn là một quyển tiểu thuyết kiểu tự thuật, khi viết ở ngôi thứ ba, nó như một độc thoại dài, với những dằn vặt, day dứt, với những câu hỏi lớn về cuộc sống, gợi đến Sống hay không sống ; từ chương này đến chương khác, Thứ, nhân vật trung tâm, khao khát sống cho ra sống, lùi lại, hèn nhát, lại ước mơ, hi vọng một cuộc đời có ý nghĩa [39, tr. 337]. Dõi theo từng dòng, từng trang trong suốt chiều dài 20 chương của truyện, Đỗ Đức Hiểu cũng đã thấy được một Nam Cao có cái nhìn thấu suốt vào con người, vào những uẩn khúc rối ren của một tình 19

26 cảm, một hành động và biểu đạt cái nhìn ấy bằng một văn phong điềm đạm, trở đi, trở lại nhiều lần một vấn đề, bằng cấu trúc truyện khi lan tỏa, khi tập trung, tất cả xoay quanh một quãng đời day dứt, ngày càng xuống cấp [39, tr. 337]. Phong Lê khi đánh giá về Sống mòn của Nam Cao cũng đã từng xem Sống mòn như một kiểu tự truyện của Nam Cao. Với Phong Lê, Sống mòn tựa như tấm gương phản chiếu hiện thực đời tư của Nam Cao: đó là một tiểu thuyết có thể đọc nhiều lần. Đọc lại rồi lại đọc. Đọc để hiểu Nam Cao, hiểu một thế hệ trí thức kiểu Nam Cao và hiểu một thời thanh niên Nam Cao đã sống. Đồng thời cũng như một cách tự soi lại con người mình, thế hệ mình [67, tr. 343]. Ông cũng quả quyết: có lẽ Nam Cao là người đầu tiên, và cũng là người cuối cùng của văn học hiện thực Việt Nam cho ta cảm nhận được một cách đầy đủ hơn bất cứ ai cái dư vị nhạt phèo mà thật mặn chát của một sự sống mòn [67, tr. 343]. Trong bài Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn, Nguyễn Ngọc Thiện cũng đánh giá rất cao về bút pháp hiện thực của Nam Cao trong Sống mòn bằng những dòng viết thổ lộ nỗi đồng cảm sâu sắc với Nam Cao: Hơn hai trăm trang tiểu thuyết trình bày, trong một nỗi ám ảnh da diết, một cuộc sống bế tắc, quẩn quanh như bị ngưng đọng, tự hủy hoại trong sự mòn rỉ, mục rữa, mốc meo. Hay nói cách khác một cuộc sống không ra sống, vô nghĩa, bất lực, nhọc nhằn, chết ngay trong lúc sống [133, tr. 330]. Có thể những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời trong chặng đường trước 1945 được viết ở những thời điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, những nghiên cứu này thường thiên về tính khái quát, hoặc chỉ đi vào khai thác những nét đơn lẻ của tác phẩm cả trên phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Tuy nhiên, đây cũng là những dầu hiệu cho thấy sự lưu tâm của các nhà nghiên cứu về tiểu loại này bắt đầu ngay từ khi nó được hình thành Giai đoạn từ 1945 đến 1975 Bẵng đi một thời gian, từ 1945 đến 1954, tiểu thuyết có tính chất tự truyện gần như không xuất hiện trên văn đàn. Đến những năm sau 1954, dòng tiểu thuyết này mới trở lại trong lòng đô thị miền Nam và cả ở vùng kháng chiến, với các tác phẩm như: Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, Bếp lửa của Thanh Tâm 20

27 Tuyền, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Người về đầu non và Hoa bươm bướm của Võ Hồng Sự xuất hiện của các tác phẩm này có thể được xem là những thành tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam chặng đường từ sau 1954 đến Tuy nhiên, việc nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở giai đoạn này còn khá khiêm tốn, chưa có những công trình chuyên sâu. Phần lớn các tiểu thuyết này, được các nhà nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá trên phương diện tổng thể trong việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết đương thời như: Tiểu thuyết năm 1961 của Cô Phương Thảo đăng trên Bách khoa (121) ngày 15/1/1962; Nhận định về tiểu thuyết hiện đại của Nguyễn Ngu Í, đăng trên Bách khoa số 136, ngày 1/9/1962; Tình hình tiểu thuyết trong năm 1964 của Thu Thủy (Tin sách tháng 2/1965); Sinh hoạt tiểu thuyết một năm qua của Nhật Tiến đăng trên Bách Khoa số (15/1/1968) Những nghiên cứu này đã có cái nhìn tổng thể về tiểu thuyết của các tác giả ở đô thị miền Nam từ những thành công cũng như hạn chế trong từng tác giả qua các tác phẩm cụ thể. Nghiên cứu về văn học đô thị miền Nam, khi nói về tác phẩm Người về đầu non, tác giả Trần Xuân An viết: Đó là chuyện kể về cuộc đời ông bác ruột của nhân vật tôi Suốt cả một trăm trang sách, cuộc đời ông bác được nhân vật tôi hồi ức, viết lại với giọng văn biết bao là trìu mến, nhưng không vì thế mà chất hiện thực của câu chuyện bị mờ lấp câu chuyện chứa đựng biết bao chi tiết của một thôn làng thuộc tỉnh Phú Yên được ghi nhận, tái hiện sinh động, với một giọng văn trong sáng, đôn hậu và giàu chất hoài niệm, khiến Người về đầu non trở thành một truyện vừa cứ mãi mời gọi tìm về một thời quá khứ của nông thôn Nam Trung bộ xưa, vừa cứ mãi ngân nga trong lòng người đọc [1]. Trong bài viết này, tuy tác giả không trực tiếp xác định đây là một tiểu thuyết có tính chất tự truyện, nhưng bài viết cũng đã phát hiện được chất hiện thực của câu chuyện bị mờ lấp, cùng những chi tiết đời thực thấp thoáng ẩn hiện trong lớp ngôn từ của chuyện. Chính những chi tiết này đã tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Trong một bài viết khác của tác giả Nguyễn Vy Khanh, khi bàn về Người về đầu non của Võ Hồng trong Văn học miền Nam, Nguyễn Vy Khanh cũng có cách 21

28 nhìn về tác phẩm này khá tương đồng so với Trần Xuân An: Người về đầu non kể chuyện quê hương thời thơ ấu, thời học trò và người bác trong thực tế là cha nuôi. Từ thời thuộc Pháp những biến cố kháng chiến, tổng động viên, thuế nông nghiệp. Ðời sống dân dã mộc mạc, trong cách đặt tên, khai sinh theo ngày tháng An-Nam. Cảnh đi coi gặt lúa vào ngày mùa. Hình ảnh học đường ngày xưa. Bao trùm là những tiếc nuối và đau thương về người thân [56]. Trong di sản văn xuôi mà Võ Hồng để lại cho đời, có nhiều tác phẩm được tác giả xây dựng dựa trên chất liệu lấy từ mảnh đất quê hương nơi ông sinh ra, hoặc lấy từ những chi tiết từng diễn ra trong đời của bản thân mình để viết thành truyện. Ngoài tác phẩm Người về đầu non thì Hoa Bươm Bướm cũng được Võ Hồng tái hiện dựa trên đoạn đời thực mà ông đã từng trải qua trong những năm Pháp thuộc. Đánh giá về tác phẩm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vy Khanh viết: khởi từ thời Pháp thuộc, thời Nhật chiếm, đến thời kháng chiến, Võ Hồng muốn qua bộ truyện này vẽ lại một giai đoạn hào hùng và những nếp sống đã qua đi. Viết về chiến tranh, Võ Hồng đã nói lên tiếng nói phẫn nộ của một người công dân bình thường, bất lực trước chiến tranh và thảm cảnh [55]. Vấn đề mà Nguyễn Vy Khanh bàn luận đến khi nói về tác phẩm Võ Hồng có lẽ đây cũng là một trong những tiếng nói chung được viết lên từ nỗi đau thân phận của những con người đang từng ngày, từng giờ chứng kiến cảnh quê hương bị bom đạn chiến tranh cày xới và tàn phá. Ra đời trong thập niên 60 (thế kỷ XX), Vòng tay học trò của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa nhanh chóng tạo nên một làn sóng dư luận khá lớn. Mối tình phi chính thống, thậm chí có phần lệch chuẩn giữa cô giáo và cậu học trò trong tác phẩm được Nguyễn Vy Khanh đánh giá mang đậm chất hiện sinh, đồng thời đây cũng là một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất thời kỳ này. Điều gây tranh cãi ở đây phải chăng xuất phát từ mối tình cô - trò mà gần như trong truyền thống văn hóa của người Việt xem là tối kỵ. Từ góc nhìn nữ quyền luận, Nguyễn Thị Hải Hà đánh giá tác phẩm Vòng tay học trò là một trong những tác phẩm có ý thức nữ quyền có thể nói là đầu tiên ở Việt Nam khi chủ nghĩa nữ quyền chưa được biết đến một cách sâu rộng. [33]. 22

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC (1975 1988) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dưới đây là một trả lời cho câu hỏi ấy. Nó đã được những

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Truyện ngắn Bảo Ninh

Truyện ngắn Bảo Ninh i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------***--------- NGUYỄN THỊ CHIẾN TRUYỆN NGẮN BẢO NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Bạn Tý của Tôi

Bạn Tý của Tôi Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word - Ban  tom tat.doc VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --- --- THÁI PHAN VÀNG ANH NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyện ngành : Lý luận văn học Mã số : 62.22.32.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : Ngân Bình Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Hướng dẫn Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ có tâm hồn trong sáng, cao thượng. Những bài thơ của bà thường rất đằm

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Bài làm 1 Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản

Chi tiết hơn

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM LỜI NGUYỆN THỨ MƯỜI TÁM CỦA ĐỨC PHẬT A ĐI ĐÀ TỲ KHEO THÍCH TUỆ HẢI Viet Nalanda Foundation 2563 PL 2019 DL 1 MỤC LỤC I. DẪN KHỞI... 7 II. ĐI TÌM ĐÚNG ĐỊA CHỈ CỦA TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC... 13 1. Mười tập nhân

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Author : elisa Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du - Bài số 1 "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh). Kiệt tác Truyện

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ PHAN QUỲNH TRANG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ LIÊN TƢỞNG VÀ TƢ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA BA TẬP DI CẢO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chi tiết hơn

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Author : vanmau Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Microsoft Word - Ð?  NV9.I.1.doc ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 9 Đề số 1 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Văn

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm kê bước đầu về đạo Cao Đài ở Hội An Tên thường gọi:

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 15 Chương 71 Xe Két một tiếng thắng gấp lại. Lam Nhi, em nói cái gì? Anh khó có thể tin nhìn cô, anh chưa từng nghĩ tới sẽ buông tha cô, mà chính cô cũng đã đồng ý với Đóa Nhi là người một nhà sẽ

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

LÔØI TÖÏA

LÔØI TÖÏA ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT Nguyên tác Don t Sweat the Small Stuff with Your Family RICHARD CARLSON Nguyễn Minh Tiến dịch Những bí quyết đơn giản giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc trong

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 1 1990 Ngày 5 tháng 1 năm 1990 Chúa ơi? Cha đây; con hãy nương tựa vào Cha; con phải hiểu rõ con yếu đuối như thế nào; hãy cho Cha được hướng dẫn con, vì nếu không có Cha,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần: - Phần 1: Đọc - hiểu văn bản:

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : vanmau Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm 1 Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Author : Ngân Bình Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt

Chi tiết hơn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo binh nghiệp cả. Từ cụ cố, cụ nội đến ông thân sinh tôi

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò - Bài làm 1 Tình yêu là vấn đề của muôn đời. Từ xa xưa đến mai sau, có lẽ nhịp đập

Chi tiết hơn

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực --o0o-- LỜI DỊCH GIẢ Triệu Luận là một tuyệt tác của ngài Tăng Triệu, từ xưa rất nổi tiếng tại

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9 Phân tích bài thơ Ánh trăng - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích bài thơ Ánh trăng - Bài số 1 Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc HỒNG VŨ CẤM THƯ Dạy về thuật Phong thủy có phụ họa đồ Lập minh để truyền thụ cho học trò gồm có bốn mục: 1. Truyền thụ luận 2. Định minh thệ 3. Nghi thức lập minh 4. Tựa truyền phái Truyền phái tiết lậu

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu Bình giảng đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu Author : vanmau Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: Tôi muốn tắt nắng đi Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Bài làm 1 Vội vàng

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Công tác Dịch thuật: Tháng 6 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000 Hiệu đính: Tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 In lần thứ nhất 650 bản tại

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Câu 2: (0,5 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành

Chi tiết hơn

Tập san Hừng Sáng 11

Tập san Hừng Sáng 11 Bước đi của thời gian khẽ khàng nhưng vô cùng nghiệt ngã. Một mai, tất cả sẽ thay đổi, còn lại gì của chúng ta hôm nay? Giữa bề bộn ưu tư, tất bật của dòng đời, những bất chợt buồn vui, khát khao, ước

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Author : vanmau Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Bài làm 1 Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : elisa Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài số 1 Hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc MẢNG VĂN HỌC TRÊN BÁO SỐNG Nguyễn Thị Phương Thúy Sự sinh thành và phát triển của văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với một nền báo chí non trẻ mà sôi động. Báo chí khép lại một thời kì

Chi tiết hơn

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những năm 50-60 của thế kỷ XX, có thể xem Thanh Tâm Tuyền

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Author : Hà Anh Đề bài: Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Bài làm Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 TẠI SAO PHẢI THIỀN ĐỊNH Từ những người sơ cơ cho đến cả những thiền sinh thâm niên vẫn thường có một câu hỏi cho chính mình về lý tưởng của đời sống thiền định, hay nói rõ hơn là hầu hết vẫn chưa

Chi tiết hơn

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, Việt Nam Cộng Hòa Bác Sĩ sinh ngày

Chi tiết hơn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Author : vanmau Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn - Bài làm 1 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc văn võ toàn tài.tên tuổi ông

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 385 Ngày 1 tháng 10 năm 1987 (Buổi sáng: Suốt cả buổi sáng tôi bận tiếp một người cố thuyết phục tôi mua mỹ phẩm. Thật là phí thì giờ cho những thứ không cần thiết. Nhưng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - V doc TRẦN THÁI TÔNG KHÓA HƯ LỤC Giảng Giải THÍCH THANH TỪ THƯỜNG CHIẾU Ấn hành - P.L : 2540-1996 1 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam

Chi tiết hơn

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Thích Thái Hòa -----{----- LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Chùa Phước Duyên, Huế - 2016 - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Mục lục Hưng và cá...7 Giọt nắng chiều và mướp...10 Cái đẹp từ bên trong...13 Lời

Chi tiết hơn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 3 Chương 9 Chú Mèo Nhỏ Dường như con tim bị điều gì đó khẽ chạm vào. Rớt nửa nhịp. Tạ Liễu Liễu cúi người xuống, nhẹ nhàng che lỗ tai lại. Hình như nơi đó có một cảm giác rất ngột ngạt, mỗi một cái

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 16 Bình Yên Bên Trong Ấm Áp Nhóc con hư hỏng! Người đàn ông gầm nhẹ một tiếng, liền nói, Thu thập hành lý xong cho ba, ngày mai ba sẽ gọi người mang con đi, không, hôm nay sẽ đưa con ra ngoài.

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Thạch Lam Author : elisa Thạch Lam - Bài số 1 Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là

Chi tiết hơn

Thuyết minh về truyện Kiều

Thuyết minh về truyện Kiều Thuyết minh về truyện Kiều Author : binhtn Thuyết minh về truyện Kiều - Bài số 1 Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỷ XIX. Truyện Kiều của ông là đỉnh cao chói lọi và niềm tự hào lớn của

Chi tiết hơn

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chừng mỏi mệt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kỳ diệu trên

Chi tiết hơn

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ PHẨM MỘT PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG Tôi nghe như vầy: Một thời

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến và Huệ Trang PHẦN BA 28. THƯ TRẢ LỜI CƯ SĨ X Ở VĨNH GIA Thư thứ hai Sách Di Đà Trung Luận, dù

Chi tiết hơn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới đến, không gì cản nổi. Giàn giáo, gỗ, sơn và những vật dễ bắt lửa bày la liệt trong căn hộ đang được trang trí, chẳng

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều Author : Kẹo ngọt Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều Những vần thơ của Tố Hữu đã gợi ta nhớ tới Nguyễn Du- đại thi hào

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Author : elisa Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương - Bài số 1 Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 9 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 9. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chỗ của Chúa trong đời con... 5 2. Đức ái nhẫn nại...

Chi tiết hơn

Nghị luận về thời gian

Nghị luận về thời gian Nghị luận về thời gian Author : elisa Nghị luận về thời gian - Bài số 1 Đoạn thơ này là những dự cảm về sự tàn phai của thời gian, tuổi trẻ, đời người: "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về Nguyễn Du Thuyết minh về Nguyễn Du Author : binhtn Thuyết minh về Nguyễn Du - Bài số 1 Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca

Chi tiết hơn

 Phần 3 Lam Huyên vui chân trên phố, trời chiều hôm nay trong xanh và phố phường dường như đông đúc hơn. Được một đoạn đường ngắn, Huyên nhận ra bên kia đường, Văn ngồi trên xe, môi thấp thoáng nụ cười.

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01 Lịch sử Việt Nam Chủ đề: Đệ I VNCH Tác giả: Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ: Miền Nam Tự Do Sụp Đổ Tứ Bất Tử là lời của cổ nhân đã dạy, từ thuở xa xưa, tất cả nhân loại ở trên mặt địa

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

HỒI I:

HỒI I: MỞ ĐẦU TÓM LƯỢC CỐT TRUYỆN XÁC CHẾT LOẠN GIANG HỒ Tiêu Lĩnh Vu, con một vị quan hồi hưu mắc phải tuyệt chứng Ngũ Âm Tuyệt Mạch, đáng lẽ chỉ sống đến hai mươi tuổi là cùng. Phụ thân chàng đi chơi thuyền

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Author : vanmau Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Mở bài: Hướng dẫn Bài thơ Tiếng hát con tàu in trong tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960)

Chi tiết hơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sá Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY VĂN MẪU LỚP 12: TÂY TIẾN QUANG DŨNG 5 BÀI PHÂN TÍCH KHỔ THƠ CUỐI TRONG BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG BÀI MẪU SỐ 1: Khổ cuối bài thơ, âm điệu trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi. Vẫn là tiếng lòng rung

Chi tiết hơn

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng 12 13 năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên Mỹ, có gửi cho tôi 200 đôla Mỹ nhờ tôi chuyển giùm

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : Kẹo ngọt Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài làm 1 Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1766 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình

Chi tiết hơn