ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC L

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC L"

Bản ghi

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội 2017

2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ KIM SA Hà Nội

3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN

4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Kim Sa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn, nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Và tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các Sở ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc: Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Quản lý các khu Công nghiệp, Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ, Cục thống kê đã hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp tài liệu, thông tin, số liệu để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè, và ngƣời thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình, hiểu biết và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận đƣợc những đóng góp của quý thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 2 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Thu Hƣơng

5 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT... i DANH MỤC CÁC BẢNG... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ... iii MỞ ĐẦU... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Tổng quan tình hình nghiên cứu Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, mô tả Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp so sánh, đối chiếu Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu Địa điểm Thời gian thực hiện nghiên cứu CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Điều kiện tự nhiên Điều kiện kinh tế Đặc điểm xã hội... 66

6 3.2. Cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Kết quả thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn Thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực Thu hút đầu tư theo hình thức đầu tư Thu hút đầu tư theo địa bàn đầu tư Thu hút phân theo đối tác đầu tư Tác động của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc Mặt tích cực: Mặt hạn chế CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÚC ĐẨY THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN Định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh mới Bối cảnh chung về thu hút FDI trong nước và quốc tế Quan điểm định hướng thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới Các giải pháp nâng cao khả năng thúc đẩy thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài để thu hút các tập đoàn tư bản lớn nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế thu hút, hỗ trợ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ... 96

7 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tăng cường thực hiện cải cách hành chính, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao kỹ năng và trình độ KẾT LUẬN CHUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2 DN Doanh nghiệp 3 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế 6 NS Ngân sách 7 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 8 TNCs, MNCs Công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia 9 TTXTĐT Trung tâm xúc tiến đầu tƣ 10 USD Đô la Mỹ 11 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới i

9 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1. Bảng 3.1 Cơ cấu vốn đầu tƣ ở Vĩnh Phúc qua các năm Bảng 3.2 Tổng vốn FDI vào công nghiệp trên tổng vốn đầu tƣ toàn tỉnh Bảng 3.3 Cơ cấu dự án và đầu tƣ trong KCN và ngoài KCN Bảng 3.4 Cơ cấu vốn đầu tƣ vào các ngành theo dự án FDI và DDI năm Bảng 3.5 Thu hút FDI phân theo đối tác đầu tƣ 78 ii

10 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1. Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 60 iii

11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới với mục tiêu đến năm 2020 đƣa đất nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn: kinh tế phát triển cùng theo đó là sự phát triển của văn hóa, giáo dục, y tế và đời sống xã hội; tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt từ 6-7%; chính trị ổn định, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng Trong điều kiện hiện nay, thành công của công cuộc đổi mới là kết quả của việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc và vận động, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài trong đó nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) có vai trò đặc biệt quan trọng. FDI không chỉ cung cấp nguồn vốn lớn mà còn là con đƣờng cung cấp công nghệ hiện đại, những bí quyết kỹ thuật đặc biệt, những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Chính vì thế, thu hút nguồn vốn FDI là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là với những nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế cho thấy, thời gian qua vốn FDI đã và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển và tăng trƣởng kinh tế. Những thành tựu đạt đƣợc trong việc thu hút nguồn vốn FDI thời gian qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du và miền núi phía Bắc thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, nằm trong vùng lan tỏa của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc bộ, có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Vốn là một tỉnh với đặc trƣng kinh tế nông nghiệp Vĩnh Phúc 1

12 có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn. Vì vậy việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong đó có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI là một trong những mục tiêu chiến lƣợc dài hơi của tỉnh. Đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, dựa trên cơ sở chính sách đầu tƣ cởi mở thông thoáng của Việt Nam, Vĩnh Phúc cũng nhƣ một số tỉnh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều biện pháp, chính sách thu hút các dự án FDI, tập trung phát triển kinh tế đối ngoại, ƣu tiên phát triển công nghiệp. Sau 19 năm tái lập, bằng sự nỗ lực phấn đầu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những tỉnh có kết quả thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với nguồn vốn lớn, mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, trở thành một mô hình đƣợc nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc học tập. FDI mang lại nhiều thuận lợi cho đất nƣớc nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên đi kèm với nó là những khó khăn thách thức đối với địa phƣơng trong việc duy trì và đẩy mạnh thu hút hiệu quả nguồn vốn này. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng các lý luận cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới, ở Việt Nam và tại địa phƣơng để làm rõ thế nào là thu hút FDI, thực trạng thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn ; phân tích làm rõ tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo các phƣơng diện kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trên cơ sở tổng kết những vấn đề lý luận về thu hút FDI phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh, phân tích thực trạng thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc, việc nghiên cứu đề tài này sẽ đƣa ra những giải pháp để thu 2

13 hút hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp trên điạ bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn , tầm nhìn Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên tác giả đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về thu hút FDI cho phát triển công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh. Phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI cho phát triển công nghiệp vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn trƣớc 2015; tác động của thu hút FDI đến kinh tế - xã hội của địa phƣơng; chỉ rõ những ƣu điểm cần phát huy, tồn tại cần khắc phục, thuận lợi và khó khăn, so sánh với một số địa phƣơng trong nƣớc. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút vốn FDI phục vụ phát triển công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn , tầm nhìn Câu hỏi nghiên cứu của Luận văn là: - Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc có thuận lợi và hạn chế gì cho hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài? - Những yếu tố nào tác động tới thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc? - Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tƣ và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở Vĩnh Phúc trong thời gian từ 2005 đến Cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh khả năng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn , tầm nhìn 2030? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài dƣới góc độ của khoa học kinh tế chính trị, cụ thể là thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 3

14 giai đoạn 2005 đến 2015, trong đó tập trung vào thực trạng thu hút qua các năm, sự chuyển biến cơ cấu FDI và ảnh hƣởng của chính sách thu hút FDI của tỉnh Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các chính sách quản lý nhà nƣớc trong việc thu hút FDI cụ thể là các cơ quan, đơn vị có liên quan đến FDI, các doanh nghiệp FDI, các nhà đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Thời gian: Từ năm 2005 đến Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể: phƣơng pháp kết hợp lôgic với lịch sử, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, phƣơng pháp tổng kết thực tiễn địa phƣơng và phƣơng pháp thu thập thông tin (sơ cấp, thứ cấp). Việc nghiên cứu tình hình hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc đƣợc thực hiện đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể và kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Luận văn sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. Phƣơng pháp thống kê - mô tả: tác giả sử dụng các số liệu thống kê, biểu đồ thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn FDI. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng thu hút FDI tại Vĩnh Phúc, tác giả đƣa ra các đánh giá chung có tính chất khái quát về mặt đƣợc, những hạn chế của hoạt động đầu tƣ trực tiếp 4

15 nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu để so sánh kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh, thành phố Đà Nẵng trong việc thu hút FDI. Từ đó, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Những đóng góp khoa học của luận văn - Về mặt lý luận. Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và những tác động của việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh. - Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc nâng cao nhận thức về thực trạng thu hút cũng nhƣ vai trò to lớn, lâu dài của việc thu hút vốn FDI đối với phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy việc thu hút FDI cho phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho lãnh đạo tỉnh và các cấp, ngành trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. - Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp làm sáng tỏ thêm lý luận về thu hút vốn đầu tƣ, vai trò của nó đối với đầu tƣ nói chung, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng. Nêu ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc nhanh và bền vững. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên đề kinh tế liên quan đến luận văn. - Luận văn có thể đƣợc dùng để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, 5

16 học viên quan tâm đến nội dung này. 6. Bố cục, kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung cơ bản của luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc. Chƣơng 4. Giải pháp nâng cao khả năng thúc đẩy thu hút vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn , tầm nhìn

17 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động nhƣ hiện nay, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đƣợc đánh giá là nguồn vốn không thể thiếu, là động lực hỗ trợ thúc đẩy phát triển ở tất cả các quốc gia, lãnh thổ từ nƣớc phát triển đến nƣớc đang phát triển. FDI không chỉ cung cấp cho nƣớc nhận một nguồn vốn độc lập dồi dào mà còn đem lại cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại, những kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng quản lý, bí quyết sản xuất Đây là những nguồn lực tiềm tàng cho mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu, chiến lƣợc phát triển bởi lẽ chỉ có đi trƣớc dẫn đầu về khoa học công nghệ, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất thì mới có thể nhanh chóng thành công và trở thành ngƣời đứng đầu. Do xuất phát điểm và khả năng tích lũy của nền kinh tế tƣơng đối thấp nên vốn cho đầu tƣ phát triển luôn là một trong những nguồn lực mà Việt Nam thiếu hụt và rất cần có sự bổ sung từ bên ngoài. Từ những lợi ích và hiệu quả mà vốn FDI đem lại, ngay từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã thẳng thắn thừa nhận tầm quan trọng của nguồn lực quý giá này và đánh giá vốn FDI là một trong các nguồn hỗ trợ bổ sung quan trọng nhất trong quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nƣớc. Những thay đổi từ nhận thức tƣ duy đến suy nghĩ hành động đã và đang tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ đƣợc đánh giá là ngày càng thông thoáng và minh bạch, nền kinh tế thị trƣờng đƣợc chấp nhận và đang trong lộ trình mở cửa hội nhập phù hợp với khả năng tiếp nhận của thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ theo các cam kết quốc tế và đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ ở Việt Nam. 7

18 Qua thực tiễn hơn gần 30 năm thực hiện Luật Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam, đề tài đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam cũng nhƣ tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2007) với sách chuyên khảo Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam, các hình thức FDI theo Luật Đầu tƣ ở nƣớc ta và thực trạng các hình thức FDI ở Việt Nam cùng với các đề xuất, kiến nghị các chính sách về FDI. Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2010) với sách chuyên khảo về đề tài Điều chỉnh chính sách đầu tƣ FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đã đƣa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng nhƣ chính sách FDI ở Việt Nam. Đánh giá về sự thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO... Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2013) với sách chuyên khảo về đề tài Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam: Lý luận và Thực tiễn. Tác giả đã tập trung phân tích các luận cứ khoa học và làm rõ thực trạng các chính sách cũng nhƣ kết quả hoạt động FDI ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, từ đó đƣa ra một số gợi ý điều chỉnh chính sách, biện pháp điều tiết các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. Các tác giả Võ Đại Lƣợc, Lê Bộ Lĩnh (2000) với sách chuyên khảo Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và phát triển kinh tế đề cập đến FDI trong khu công nghiệp, thời gian nghiên cứu dừng lại ở năm 2000 khi mà Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn còn hiệu lực. 8

19 Tác giả Nguyễn Văn Tuân (2005) với cuốn Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Tƣ pháp, Hà Nội. Tác giả Nguyễn Bích Đạt (2006) với sách: Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bên cạnh sách chuyên khảo, tham khảo còn có rất nhiều luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, các bài báo nghiên cứu về lĩnh vực FDI vào Việt Nam nhƣ: Luận án tiến sỹ Lê Công Toàn (2001) Các giải pháp tài chính nhằm tăng cƣờng thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam, đã nêu rõ về vai trò của các giải pháp tài chính trong thu hút và quản lý FDI, kinh nghiệm một số nƣớc trong việc sử dụng các công cụ tài chính để thu hút FDI, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong thu hút và quản lý FDI của Việt Nam giai đoạn , đã đề ra các giải pháp cụ thể và các điều kiện cần thiết để thu hút và tăng cƣờng quản lý FDI giai đoạn Luận án tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Nhã (2005) Giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở Việt Nam, đã mô tả toàn cảnh thu hút FDI ở Việt Nam trong giai đoạn , đánh giá đƣợc sự thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích nguyên nhân ảnh hƣởng tới thành công và hạn chế đó. Trên cơ sở đó nêu rõ những vấn đề cần phải giải quyết để tăng cƣờng thu hút FDI trong thời gian tới. Luận án tiến sỹ Hà Thanh Việt (2007) Thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn duyên hải miền trung, tác giả đã phân tích luận giải về các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI trên một vùng kinh tế của một quốc gia, khái quát đƣợc tình hình kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải miền trung, nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn FDI trên cơ sở đánh giá phân tích thực trạng về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng duyên hải miền trung và những nguyên nhân chủ 9

20 yếu dẫn đến tình trạng trên. Từ đó tác giả đề ra ba nhóm giải pháp và có những giải pháp đặc thù áp dụng riêng cho vùng duyên hải miền trung. Luận án tiến sỹ Đặng Thành Cƣơng (2012) Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Nghệ An, đã đƣa ra một số vấn đề lý luận về thu hút FDI vào địa phƣơng, phân tích đánh giá thực trạng thu hút và hiệu quả vốn FDI ở tỉnh Nghệ An, đánh giá đƣợc sự thành công và hạn chế. Từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể để tăng cƣờng thu hút FDI vào Nghệ An. Luận án tiến sỹ Tông Quốc Đạt (2005) Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về FDI, nghiên cứu và phân tích một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả đánh giá thực trạng FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam và xác định một số quan điểm, giải pháp chủ yếu thu hút FDI theo ngành kinh tế. Luận án tiến sỹ Đỗ Hoàng Long (2008) Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI vào Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI trên Thế giới vào Việt Nam. Nghiên cứu xu hƣớng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ Đỗ Hoàng Long Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dồng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam : Tác giả nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng FDI trên thế giới và dòng FDI vào Việt Nam. Nghiên cứu xu hƣớng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ Bùi Huy Nhƣợng (2005) Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam : Tác giả tập trung phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tìm những nguyên nhân về phía nhà nƣớc đang cản trở hoạt động triển khai dự án FDI tại Việt Nam. Đề xuất biện pháp 10

21 tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc, nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án FDI tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Nguyễn Huy Thám Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc ASEAN và vận dụng vào Việt Nam : phân tích, đánh giá về các chính sách thu hút FDI của các nƣớc Đông Nam Á, những thành công và hạn chế trong thực hiện chính sách. Trên cơ sở phân tích, đánh giá so sánh đƣa ra một số biện pháp nhằm vận dụng kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những năm tới. Luận án Tiến sỹ Hà Quang Tiến Tác động của đầu trực tiếp nƣớc ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc : làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tới phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh, chỉ rõ những tác động tích cực và hạn chế, đề xuất những giải pháp định hƣỡng nâng cao hiệu quả FDI theo hƣớng bền vững. Luận văn Thạc sĩ Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài Thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng FDI của các TNC S vào nền kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, triển vọng, phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu để phát triển thu hút FDI của các công ty TNCs vào Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Phạm Ngọc Anh (2009) với đề tài Sử dụng công cụ tài chính trong thu hút FDI tại Việt Nam. Tác giả đã đi sâu vào phân tích những công cụ tài chính linh hoạt nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi kích thích tăng cƣờng dòng FDI vào Việt Nam trong những bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới. Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Phƣơng Thảo Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Yên Bái : Tác giả đã nghiên cứu và đƣa ra những đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn

22 trên góc độ quản lý nhà nƣớc. Từ đó thấy đƣợc tác động tích cực và tác động tiêu cực trên ba góc độ: kinh tế, xã hội và môi trƣờng của tỉnh Yên Bái. Trên cơ sở đó luận văn đã chỉ ra những mặt làm đƣợc những hạn chế, khó khăn, nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trong quá trình thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, từ đó đề ra các giải pháp đối với việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại tỉnh Yên Bái. Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Thu Huyền Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Nam Định thực trạng và giải pháp : Tác giả đã nghiên cứu sự phát triển sau 7 năm thành lập của các khu công nghiệp của tỉnh Nam Định. Đƣa ra những đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trên cơ sở đó luận văn đã chỉ ra những mặt làm đƣợc những hạn chế và khó khăn, nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trong quá trình thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp đối với việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Ngoài ra có thể đề cập đến một số bài báo nghiên cứu về lĩnh vực FDI vào Việt Nam nhƣ: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI): Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam. Nguyễn Hồng Sơn, Những vấn đề Kinh tế Thế giới; 2006/Số Các giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Lê Thế Giới/Tạp chí Kinh tế và phát triển; 2004/Số Thực trạng và giải pháp phân bổ FDI theo cơ cấu vùng kinh tế ở Việt Nam. Trần Lan Hƣơng/Những vấn đề kinh tế thế giới; 2005/Số Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong bối cảnh hội nhập. Phan Hữu Thắng/Tạp chí Kinh tế và Dự báo; 2007/Số Bài toán FDI dành cho Việt Nam. Trung Việt/Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng; 2008/Số

23 Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững ở Đồng Nai. Nguyễn Đình Thành/Tạp chí Cộng sản; 2009/Số Những giải pháp cơ bản nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng phát triển bền vững. Trần Thị Tuyết Lan/Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng; 2009/Số Giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phan Ngọc Trung/Tạp chí Kinh tế và Dự báo; 2010/Số Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay. Nguyễn Văn Bình/Tạp chí Quản lý nhà nƣớc; 2010/Số Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay. Hà Thanh Việt/Tạp chí Quản lý kinh tế; 2011/Số Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Hải Dƣơng 5 năm qua thực trạng và kinh nghiệm. Chu Thị Thu Thuỷ/Tạp chí Thông tin đối ngoại; 2011/Số , 39. Ảnh hƣởng của FDI và chuyển giao công nghệ đến phát triển công nghiệp và xuất khẩu của các nƣớc khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Nguyễn Quang (2005) số 9, Tr.64-72, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Nguyễn Xuân Thắng (2006) số 106, Tr.54-56, Tạp chí Kinh tế và phát triển. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp FDI, Trần Xuân Hải (2006) số 2, Tr Tạp chí Kinh tế và dự báo. Những loại hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Khu vực Đông Á - Đông Nam Á và kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số quốc gia. Trà Ngọc Phong (2004) số 85, Tr , Tạp chí Kinh tế và phát triển... 13

24 Những nghiên cứu trên các tác giả đã đề cập tới những vấn đề về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ: lý luận về vốn FDI, đều có phân tích thực trạng về vốn FDI ở Việt Nam, vùng kinh tế và một số địa phƣơng, biện pháp thu hút sử dụng nguồn vốn này. Những tài liệu chuyên khảo, luận án, luận văn và các bài báo tạp chí nghiên cứu thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam khá phong phú. Tuy vậy, những nghiên cứu về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và ảnh hƣởng của nó đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây dƣới độ khoa học kinh tế chính trị chƣa có nhiều, mới chỉ đề cập tới những vấn đề nhƣ: cơ sở của FDI, các chính sách và biện pháp thu hút FDI, thực tiễn về tác động của FDI đối với kinh tế - xã hội, chƣa đi sâu tìm ra những giải pháp thoả đáng nhất hiệu quả nhất để tăng cƣờng thu hút FDI tại địa phƣơng... Vì vậy, luận văn này là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư Khái niệm về đầu tƣ: Hoạt động đầu tƣ (gọi tắt là đầu tƣ) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tƣ, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tƣ. Đầu tƣ theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho ngƣời đầu tƣ các kết quả nhất định trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt đƣợc các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí 14

25 tuệ. Các kết quả đạt đƣợc có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tƣ theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đƣợc các kết quả đó. Từ đây có khái niệm về đầu tƣ nhƣ sau: Đầu tƣ là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tƣơng đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Các đặc điểm của hoạt động đầu tƣ: - Phải có vốn: vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác nhƣ máy móc thiết bị, nhà xƣởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nƣớc, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nƣớc, vốn tƣ nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. - Thời gian tƣơng đối dài: thƣờng từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhƣng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không đƣợc gọi là đầu tƣ. Thời hạn đầu tƣ đƣợc ghi rõ trong quyết định đầu tƣ hoặc giấy phép đầu tƣ và còn đƣợc coi là đời sống của dự án. - Lợi ích do đầu tƣ mang lại đƣợc biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thƣờng đƣợc gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tƣ, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hƣởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: 15

26 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là hình thức xuất hiện vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tƣ bản, sau những cuộc xâm chiếm thuộc địa và trở thành hiện tƣợng phổ biến khi chủ nghĩa tƣ bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Theo V.I. Lênin, quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản trong điều kiện chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh đã dẫn tới sự hình thành, phát triển và trở thành thống trị của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế. Sự thống trị của độc quyền tƣ bản dƣới hình thái tƣ bản tài chính là cơ sở vững chắc cho việc thu lợi nhuận độc quyền cao, trở thành điều kiện quan trọng cho sự lớn lên của tƣ bản, và sự xuất hiện tình trạng tƣ bản thừa nhƣ là một tất yếu. Từ đó FDI với tƣ cách là xuất khẩu tƣ bản trực tiếp cũng trở thành tất yếu phổ biến. Ban đầu, đối với từng nhà tƣ bản, FDI hƣớng tới sử dụng nguồn lao động tại chỗ để khai thác khoáng sản, đồn điền nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành sản xuất ở chính quốc. Đối với chủ nghĩa tƣ bản, FDI chính là một trong những phƣơng thức tìm kiếm, khai thác các yếu tố cần thiết, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm về FDI và một trong những khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến nhất đƣợc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đƣa ra đó là: FDI là vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện ở các doanh nghiệp hoạt động ở đất nƣớc khác nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho nhà đầu tƣ và mục đích của nhà đầu tƣ là giành đƣợc tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Khái niệm này nhấn mạnh vào hai yếu tố là tính lâu dài của hoạt động đầu tƣ và động cơ chính của đầu tƣ đó là giành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp, điều hành và sử dụng vốn đầu tƣ mà nhà đầu tƣ bỏ ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nƣớc khác. Theo Điều 3, Luật Đầu tƣ 2005, Đầu tƣ trực tiếp là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ, Đầu tƣ trực tiếp 16

27 nƣớc ngoài là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tƣ. Nhƣ vậy, theo các tổ chức kinh tế thế giới cũng nhƣ các nguồn luật trong nƣớc, khái niệm về FDI về cơ bản là giống nhau và không có sự mâu thuẫn. Nói một cách khác, FDI là một loại hình di chuyển vốn quốc tế dài hạn trong đó, chủ sở hữu vốn đầu tƣ cũng đồng thời là ngƣời tham gia trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình, nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Việc hình thành vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chủ yếu là do các tổ chức kinh tế, cá nhân và công ty quốc tế đƣa vốn vào nƣớc sở tại để đầu tƣ theo các hình thức khác nhau, phù hợp với quy định trong Luật Đầu tƣ của nƣớc sở tại. FDI thƣờng đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập doanh nghiệp ở nƣớc sở tại. Bản chất của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Đối với nhà đầu tƣ: hoạt động đầu tƣ FDI là hình thức duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất của chủ đầu tƣ, tìm kiếm lợi nhuận; khai thác các nguồn lực và xâm nhập thị trƣờng của nƣớc nhận đầu tƣ; tranh thủ lợi dụng chính sách khuyến khích của nƣớc nhận đầu tƣ; thông qua hoạt động đầu tƣ trực tiếp để thực hiện các ý đồ kinh tế hoặc phi kinh tế mà các hoạt động khác không thực hiện đƣợc. Đối với nƣớc nhận đầu tƣ: hoạt động FDI thực chất là hoạt động thu hút vốn FDI do đó đây chính là hình thức lôi kéo mời chào hoặc tiếp nhận vốn FDI khi nhà đầu tƣ tìm đến thực hiện đầu tƣ. Tại Việt Nam, vốn FDI đóng vai trò là nguồn vốn bổ sung, là điều kiện cần thiết cho sự chuyển biến tích cực của một lĩnh vực sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề và là chất xúc tác làm phát huy tính hiệu quả của các tiềm năng phát triển. 17

28 Đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - Chủ đầu tƣ có quốc tịch nƣớc ngoài, tiến hành đầu tƣ tại một nƣớc khác vì vậy nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phải tuân thủ luật pháp của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. - Chủ đầu tƣ FDI là chủ sở hữu vốn. Chủ sở hữu vốn đầu tƣ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn, có nghĩa vụ và quyền lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tƣơng ứng với phần vốn góp đó. - Trƣờng hợp nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ dƣới hình thức 100% vốn thì có toàn quyền quyết định, nếu góp vốn thì quyền này phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Thu nhập từ hoạt động đầu tƣ phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ lãi đƣợc chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên, nếu bị lỗ thì trách nhiệm của các bên cũng tƣơng ứng với phần góp vốn đó. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tƣ ban đầu của chủ đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới hình thức vốn điều lệ hoặc vốn pháp định mà nó còn bao gồm vốn vay của các nhà đầu tƣ để triển khai và mở rộng dự án cũng nhƣ vốn đầu tƣ đƣợc trích lại từ lợi nhuận sau thuế từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là loại hình đầu tƣ dài hạn bởi hoạt động đầu tƣ này gắn liền với việc xây dựng các cơ sở, chi nhánh sản xuất, kinh doanh tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Vốn FDI có bản chất là dòng chu chuyển vốn có thời hạn tƣơng đối dài. Vốn FDI đi liền với công trình, dự án đầu tƣ ở một địa điểm cụ thể nên nó có tính ổn định tƣơng đối cao, dễ theo dõi, dễ kiểm soát, không biến động quá bất thƣờng nhƣ các dòng tiền ngắn hạn hoặc các khoản đầu tƣ gián tiếp. Vốn FDI là hình thức đầu tƣ trực tiếp của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, họ mang vốn đến nƣớc khác để đầu tƣ. Vì vậy, khác với các nguồn vốn vay, vốn FDI tại nƣớc sở tại không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo gánh nặng nợ quốc gia. Để đƣợc gọi là vốn FDI thì phía nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phải đóng góp một tỷ lệ nhất định, lƣợng vốn này tùy theo quy định của từng nƣớc và đƣợc thay đổi theo thời 18

29 gian. Vốn FDI là hình thức xuất khẩu tƣ bản nhằm thu lợi nhuận cao và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quyết định về quy mô và sử dụng vốn FDI. Do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài luôn hƣớng tới mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao nên có thể gây ra nhiều tổn thất gây ảnh hƣởng đến lợi ích quốc gia và mục tiêu thu hút vốn của nƣớc nhận đầu tƣ. - Trong thời kỳ đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nƣớc đang phát triển thấp, GNP và GDP tính theo đầu ngƣời thấp vì vậy khả năng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tƣ để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nƣớc công nghiệp phát triển lại rất lớn. FDI với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, giúp các nƣớc đang phát triển giải quyết đƣợc bài toán thiếu vốn. Trong các nguồn vốn từ nƣớc ngoài thì nguồn vốn FDI đƣợc đánh giá là rất quan trọng với nhiều nƣớc. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể (trung bình trên 30%) trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của các nƣớc đang và kém phát triển. - Ngoài ý nghĩa bổ sung một lƣợng vốn đáng kể cho đầu tƣ phát triển kinh tê, cần nói đến chất lƣợng của vốn FDI. Sự có mặt của nguồn vốn này đã góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nƣớc tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ƣu tiên (cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi.). Nguồn vốn này cũng góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các nguồn vốn trong nƣớc. Các doanh nghiệp nhà nƣớc phải đầu tƣ và chú ý đến hiệu quả đầu tƣ trong điều kiện phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra sự liên kết với các công ty trong nƣớc nhận đầu tƣ thông qua các mối quan hệ cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu. - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với tƣ cách là xuất khẩu trực tiếp có những đặc điểm chung của hoạt động đầu tƣ là mục tiêu lợi nhuận cao, song cũng có nét đặc thù: Thứ nhất: so với hình thức xuất khẩu tƣ bản gián tiếp, FDI có đặc điểm sau: 19

30 Một là, FDI gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp. Nguồn vốn và công nghệ của nƣớc ngoài đƣợc đem đến để xây dựng nhà máy, xí nghiệp do đó nguồn vốn bị chôn chặt và không dễ dàng dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ vùng, quốc gia này sang vùng, quốc gia khác. Trong khi đó đầu tƣ gián tiếp, đặc biệt là đầu tƣ tài chính, có thể cho phép các nhà đầu tƣ nhanh chóng thâm nhập cũng nhƣ rút vốn khỏi thị trƣờng của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Vì vậy, FDI thƣờng đƣợc đánh giá là nguồn vốn tƣơng đối ổn định, ít gây ảnh hƣởng xấu đối với tình hình kinh tế vĩ mô của các nƣớc tiếp nhận, do đó thƣờng đƣợc các nƣớc đang phát triển chú trọng quan tâm thu hút và sử dụng. Hai là, chủ thể của FDI là các thể tƣ nhân, mục tiêu đầu tƣ là lợi nhuận cao, do đó FDI thƣờng xuất hiện tại các nƣớc tiếp nhận sau hình thức đầu tƣ gián tiếp của chính phủ nƣớc xuất khẩu, khi các điều kiện sản xuất kinh doanh đã đƣợc xác lập tƣơng đối đồng bộ, thuận lợi. Đồng thời, FDI luôn tập trung vào những ngành, lĩnh vực, địa bản có môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. Do đó để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, các nƣớc tiếp nhận cần khai thông, củng cố, phát triển quan hệ đối ngoại với các quốc gia xuất khẩu FDI, đồng thời phải tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, hấp dẫn đối với FDI. Đặc điểm này cũng đòi hỏi việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI không phải chỉ cần quan tâm ở phạm vi toàn quốc. mà phải đƣợc chú trọng tại từng địa phƣơng. Thứ hai: nếu so với đầu tƣ trực tiếp trong nƣớc, FDI có những đặc điểm bao gồm: Một là, FDI thƣờng sử dụng công nghệ khác biệt nhằm tận dụng lợi thế trong phân công lao động quốc tế để giảm chi phí, giảm sức ép cạnh tranh từ phái các DN của nƣớc tiếp nhận FDI. Đối với các nƣớc đang phát triển, FDI thƣờng đƣợc sử dụng công nghệ với trình độ cao hơn so với các DN cùng 20

31 ngành của nƣớc tiếp nhận, do đó để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI các nƣớc, cũng nhƣ từng địa phƣơng tiếp nhận phải chuẩn bị đƣợc nguồn nhân lực phù hợp, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao nếu muốn thu hút đƣợc các dự án FDI các ngành công nghệ cao. Hai là, trong hệ thống phân công lao động, FDI thƣờng tập trung vào những khâu then chốt, công nghệ nguồn để chế tạo sản phẩm, do đó để thu hút sử dụng hiệu quả FDI, gia tăng thu nhập trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu đối với từng sản phẩm có sự tham gia của FDI, các nƣớc đang phát triển Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là áp dụng các biện pháp, chính sách để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đem vốn đến đầu tƣ trực tiếp bằng các hình thức khác nhau, phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tƣ và quốc gia, địa phƣơng tiếp nhận đầu tƣ Những nội dung cơ bản của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài * Hoạch định chính sách thu hút FDI Trên phạm vi quốc tế cũng nhƣ trong khu vực, cuộc cạnh tranh thu hút FDI đang diễn ra gay gắt do ngày càng nhiều quốc gia chuyển hƣớng theo kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, mở cửa để buôn bán và đầu tƣ với thế giới. Do vậy, Chính phủ các nƣớc thƣờng xuyên điều chỉnh các chính sách trực tiếp tác động và chính sách có liên quan đến FDI nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng quốc gia. Trong thế giới hiện đại, lợi thế so sánh của một nƣớc đã thay đổi. Tài nguyên thiên nhiên vẫn là một lợi thế, nhƣng không còn giữ vị trí trọng yếu nhƣ trong thời kỳ công nghiệp thâm dụng tài nguyên là phổ biến. Yếu tố địa - chính trị giữ vai trò quan trọng nhƣng đã thay đổi nhiều do tiến bộ trong công nghệ thông tin, giao thông, vận tải và viễn thông. Ngày nay, ổn định chính trị 21

32 và an ninh kinh tế, an toàn xã hội trở thành lợi thế nổi trội trong một thế giới đầy biến động cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tổ chức khủng bố quốc tế. Chi phí lao động vẫn là một yếu tố đƣợc nhiều nhà đầu tƣ coi trọng, nhất là trong lĩnh vực và ngành nghề sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên, năng suất lao động mới là yếu tố hàng đầu, gắn với trình độ lành nghề, năng lực tiếp cận công nghệ hiện đại, đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý, đƣợc đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng lao động của doanh nghiệp. Chính sách FDI có thể chia làm ba loại: Chính sách thu hút FDI, chính sách nâng cấp FDI và chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) với doanh nghiệp trong nƣớc. Chính sách thu hút FDI đƣợc hình thành bằng các ƣu đãi về thuế, đất đai, cơ chế thuận lợi trong việc chu chuyển vốn, xuất nhập khẩu, kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc và các bảo đảm bằng luật pháp quyền sở hữu vốn và tài sản, sở hữu trí tuệ của nhà đầu tƣ. Chính sách nâng cấp FDI đƣợc hình thành theo các định hƣớng ƣu tiên thu hút FDI nhƣ dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, xây dựng khu kinh tế đặc biệt với những ƣu đãi cao hơn so với các dự án FDI thông thƣờng. Trong một số trƣờng hợp, có nƣớc còn áp dụng hình thức trợ cấp của Chính phủ cho nhà đầu tƣ để họ thực hiện dự án có quy mô lớn, tác động lan tỏa rộng, thuộc danh mục ƣu tiên cao nhất. Chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa TNCs quốc tế với doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc hình thành nhƣ là một phần trong chính sách công nghiệp, dịch vụ của từng quốc gia, nhằm làm cho các doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc hƣởng lợi từ FDI nhờ vào mối quan hệ hợp tác và phân công về công nghệ và thị trƣờng tiêu thụ với các TNCs. Chính sách này cũng khuyến khích TNCs quốc tế hợp tác với các cơ sở đào tạo (nhất là bậc đại học và dạy nghề trình độ cao), tổ chức nghiên cứu khoa học trong nƣớc để nâng cao hơn nữa trình độ và năng lực của các cơ sở, tổ chức đó. 22

33 Trên thực tế, từ khi ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 đến nay, Việt Nam đã và đang theo đuổi cả ba loại chính sách trên. Tuy nhiên, tính nhất quán và ổn định trong các chính sách vẫn chƣa đƣợc bảo đảm, nhất là các luật thuế và hải quan, đôi khi đƣợc điều chỉnh không đồng bộ với các chính sách có liên quan đến thu hút FDI. Các nghiên cứu của thế giới đã cảnh báo về tình trạng cuộc chiến chào mời, khuyến khích đầu tƣ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến phúc lợi xã hội của nƣớc nhận đầu tƣ. Trong trƣờng hợp Chính phủ ban hành quy định ƣu đãi mới có tác động gia tăng cả số lƣợng và chất lƣợng FDI, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI thì tổng ảnh hƣởng đến phúc lợi xã hội là dƣơng. Ngƣợc lại, khi các ƣu đãi mới làm giảm hiệu quả của FDI thì tổng ảnh hƣởng là âm. Việc theo đuổi chính sách khuyến khích FDI đồng thời coi trọng chất lƣợng FDI là hai mặt có quan hệ hữu cơ trong chính sách của Việt Nam. Thời kỳ đầu mở cửa, để thu hút vốn đầu tƣ quốc tế trong điều kiện trình độ phát triển của nƣớc ta còn thấp, chính sách ƣu đãi FDI chủ yếu dành cho các dự án thâm dụng lao động dù quy mô nhỏ, chỉ từ vài triệu đến chục triệu USD. Từ đầu thế kỷ XXI, Chính phủ đã điều chỉnh chính sách thu hút FDI theo hƣớng gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trƣởng mới đã đƣợc Đại hội lần thứ IX của Đảng (năm 2001) đề ra. Đó là cùng với việc tiếp tục khuyến khích các dự án thâm dụng lao động thì coi trọng hơn các dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, đầu tƣ vào khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Năm 2007, tổng kết 20 năm thực hiện Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Chính phủ đã điều chỉnh theo hƣớng nâng cấp chính sách FDI, coi trọng hơn chất lƣợng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong suốt thập niên đầu của thiên niên kỷ mới, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế vẫn diễn ra chậm chạp, cơ cấu đầu tƣ của FDI cũng trong 23

34 tình trạng đó, các ƣu tiên đầu tƣ vào công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trƣờng, dịch vụ chất lƣợng cao, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng. Do vậy, làm giảm tác động của FDI đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2006, Chính phủ phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố quyền hạn lớn hơn đối với FDI, bên cạnh mặt tích cực là có nhiều sáng kiến trong thu hút FDI, đã xảy ra tình trạng xé rào trong ƣu đãi đầu tƣ mà các nhà kinh tế thế giới gọi là cuộc chiến chào mời, khuyến khích đầu tƣ gây tác động tiêu cực đến phúc lợi xã hội của dân cƣ do những ƣu đãi không cần thiết, chỉ nhằm mục đích để cạnh tranh với địa phƣơng lân cận. Trong 5 năm ( ), việc điều chỉnh chính sách FDI gắn với cải cách thủ tục hành chính đã làm cho hoạt động FDI khởi sắc, đặc biệt là từ 2013 đến nay, nhiều nhà đầu tƣ tiềm năng đang thực hiện những dự án công nghệ cao với quy mô vốn hàng tỷ USD nhƣ Samsung, LG, Microsoft - Nokia, Intel đã giúp Việt Nam dần trở thành địa điểm sản xuất hàng điện tử của thế giới. Trong điều kiện nƣớc ta đã là thành viên của WTO, Chính phủ cần hƣớng vào chính sách nâng cấp FDI, trong khi vẫn khuyến khích các nhà đầu tƣ vừa và nhỏ, cần khai thác thế mạnh của những tập đoàn kinh tế nằm trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới; trong khi vẫn quan tâm đến đầu tƣ từ các nƣớc châu Á, cần có giải pháp để gia tăng nhanh chóng dòng vốn FDI từ các nƣớc OECD, nhất là Mỹ, nƣớc có FDI đứng đầu thế giới và các nƣớc lớn trong EU nhƣ Đức, Pháp, Anh. Kinh nghiệm thực tế cũng đã chỉ ra rằng, yếu tố quan trọng hấp dẫn nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chính là tính ổn định trong chính sách thu hút FDI. Khi Chính phủ thay đổi chính sách thì cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, tránh làm thiệt hại lợi ích của nhà đầu tƣ. Trong trƣờng hợp bất khả kháng, Chính phủ áp dụng chính sách không có lợi cho nhà đầu tƣ thì cần thực hiện nguyên 24

35 tắc không hồi tố, hoặc bồi thƣờng thiệt hại cho nhà đầu tƣ do chính sách mới gây ra. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn luôn mong muốn Chính phủ Việt Nam có những cam kết rõ ràng nhƣ công khai, minh bạch về luật pháp, thực hiện đúng các quy định của WTO về đầu tƣ có liên quan đến thƣơng mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý tranh chấp và bảo đảm các cam kết đó đƣợc thực hiện trong suốt quá trình đầu tƣ và kinh doanh của họ. Hoạch định chính sách thu hút đầu tƣ FDI thông qua việc ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987, Luật Đầu tƣ năm 2005 Trong giai đoạn khởi đầu thời kỳ mở cửa với thế giới, khi Việt Nam còn xa lạ với dòng vốn FDI, đại bộ phận chuyên gia kinh tế và pháp lý không đủ trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh, chúng ta đã tìm đƣợc phƣơng thức có hiệu quả nhất để hình thành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài. Đó là dịch ra tiếng Việt hàng chục luật đầu tƣ nƣớc ngoài của nhiều nƣớc để tham khảo, lựa chọn những nội dung tốt nhất và thích hợp với điều kiện Việt Nam, mời một số chuyên gia nƣớc ngoài tham gia quá trình soạn thảo văn bản luật, tổ chức nhiều cuộc hội thảo từng chƣơng, từng điều luật. Đó cũng là quá trình tự học hỏi, nâng cao trình độ của cán bộ lãnh đạo các ngành và chính quyền địa phƣơng. Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 có 6 chƣơng, 42 điều, khá ngắn gọn nhƣng thể hiện minh bạch và nhất quán chính sách thu hút FDI. Điều 1 quy định: Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Nhà nƣớc Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tƣ và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi và định các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân đó đầu tƣ vào Việt Nam. 25

36 So với luật đầu tƣ nƣớc ngoài của một số nƣớc trong khu vực thì Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc dƣ luận quốc tế đánh giá là thông thoáng và hấp dẫn hơn, ví dụ không hạn chế tỷ lệ vốn tối đa trong xí nghiệp liên doanh, chỉ hạn chế tỷ lệ vốn tối thiểu không dƣới 30%, áp dụng hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, ƣu đãi thuế khá cao và thu tiền thuê đất khá thấp, các thủ tục hành chính rất đơn giản. Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 cũng có những nhƣợc điểm về chính sách, trong đó có vấn đề liên quan đến nhận thức và quan điểm nhƣ quy định tại khoản 2 Điều 2: Các tƣ nhân Việt Nam có thể chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam thành bên Việt Nam để hợp tác kinh doanh với bên nƣớc ngoài, có nghĩa là tƣ nhân không đƣợc tự hợp tác với bên nƣớc ngoài; hoặc có vấn đề do chƣa đạt đƣợc sự đồng thuận giữa các nhà hoạch định chính sách nhƣ quy định tại Điều 15: Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 20 năm. Trong trƣờng hợp cần thiết, thời hạn này có thể dài hơn, bởi vì vào thời điểm đó, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa đƣợc coi là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quốc dân. Sau 2,5 năm thi hành, ngày 30/6/1990, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam để khắc phục một số nhƣợc điểm của Luật ban hành năm Khoản 2 Điều 1 quy định: Bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tƣ cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế. Khoản 2 Điều 3 bổ sung thêm quy định: Các tổ chức kinh tế tƣ nhân Việt Nam đƣợc hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trong lĩnh vực và điều kiện do Hội đồng Bộ trƣởng quy định. Ngày 23/12/1992, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 2 tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam quy định thêm các hình thức và phƣơng thức đầu tƣ mới nhƣ khu chế xuất, xí nghiệp chế xuất, 26

37 hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); mua lại để tăng dần tỷ trọng vốn góp của bên Việt Nam hoặc mua lại từng phần trong một số xí nghiệp liên doanh quan trọng. Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phổ biến là 50 năm, có thể đến 70 năm (mức tối đa). Câu chuyện Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 đƣợc hình thành chỉ trong 9 tháng và hai lần sửa đổi trong vòng 5 năm đã cho thấy tầm quan trọng của luật này đối với kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, giai đoạn cũng là thời kỳ hoàng kim trong lịch sử phát triển đất nƣớc với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm 8,5%, FDI đóng góp khoảng 30% tốc độ tăng trƣởng kinh tế, 30% vốn đầu tƣ xã hội, 40% kim ngạch xuất khẩu, hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng nhƣ khai thác dầu khí, ô tô, xe máy, điện tử, dịch vụ cao cấp; đồng thời cũng giúp Việt Nam tích lũy thêm các bài học kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cơ chế kinh tế thị trƣờng và thông lệ quốc tế bằng cách phát hiện nhanh chóng nhƣợc điểm của các quy định hiện có, sửa đổi, bổ sung kịp thời để điều chỉnh mọi hành vi của hoạt động kinh tế. Ngày 12/11/1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam theo xu hƣớng giảm bớt ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đây là lần sửa đổi tạo ra tâm lý lo ngại đối với nhà đầu tƣ quốc tế và doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động. Những khiếm khuyết của lần sửa đổi này đã đƣợc khắc phục trong những lần sửa đổi sau đó. Năm 2005 đánh dấu cột mốc quan trọng trong tƣ duy chính sách đầu tƣ và kinh doanh trên nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài bằng sự ra đời của Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp (chung). Sau 9 năm thực hiện, cả hai Luật này đã bộc lộ 27

38 nhiều nhƣợc điểm, gây khó khăn cho hoạt động đầu tƣ và kinh doanh, do đó, từ đầu năm 2014, Chính phủ đã chủ trƣơng sửa đổi một cách cơ bản nội dung của Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp năm 2005, đã đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015. Mặc dù có những ngƣời chƣa thật hài lòng với một số nội dung trong hai luật này, nhƣng phải thừa nhận khách quan rằng, những quy định trong hai luật này đã thật sự đổi mới theo hƣớng coi đầu tƣ và kinh doanh là công việc của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ, họ có toàn quyền quyết định từ dự án đầu tƣ cho đến việc hình thành và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nƣớc chỉ hƣớng dẫn, tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng, có cơ chế và thủ tục thuận lợi, giám sát, kiểm tra thực thi luật pháp. Có thể dẫn ra vài ví dụ để minh chứng nhƣ: bỏ cơ chế cấp phép đầu tƣ và thành lập doanh nghiệp chuyển sang nhà đầu tƣ đăng ký dự án đầu tƣ, doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp; trừ một số ngành và lĩnh vực cấm thì không đƣợc đầu tƣ, những ngành, lĩnh vực có điều kiện (đã cắt giảm nhiều so với trƣớc) thì phải đáp ứng đủ điều kiện mới đƣợc đầu tƣ và kinh doanh; còn lại đƣợc tự do hoạt động mà không ghi ngành nghề cụ thể trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trƣớc đây khi thành lập doanh nghiệp, việc đầu tiên là chủ doanh nghiệp phải đến cơ quan công an xin khắc dấu và chờ khi đƣợc cấp dấu mới bắt đầu thực hiện các hoạt động khác; theo quy định mới thì việc khắc dấu thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp, con dấu phải đăng ký tại cơ quan đăng ký thành lập doanh nghiệp. Luật Đầu tƣ năm 2014 cũng có những quy định phù hợp với đặc điểm của FDI nhƣ trong khi một số dự án đầu tƣ trong nƣớc quy mô nhỏ không phải làm thủ tục đăng ký đầu tƣ thì tất cả dự án FDI đều phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ. Cùng với Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã điều chỉnh, bổ sung một số chính sách có liên quan đến FDI đƣợc quy định tại 28

39 nhiều luật thuế, luật kinh doanh bất động sản, luật nhà ở, nới room cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi thực hiện phƣơng thức mua bán & sáp nhập (M&A) tại Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, về cơ bản việc bổ sung, sửa đổi một số luật lần này đã đáp ứng đƣợc chuẩn mực quốc tế, hình thành hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch, nhất quán, tạo ra môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh tốt hơn, do đó thúc đẩy làn sóng FDI mới tại Việt Nam. Chính sách đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong giai đoạn mới Các cam kết về đầu tƣ đa phƣơng mà Việt Nam đã tham gia nhƣ Hiệp định khung về khu vực đầu tƣ ASEAN, Chƣơng trình hành động về xúc tiến đầu tƣ trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), quy định của WTO có liên quan đến đầu tƣ, cũng nhƣ những hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) mà nƣớc ta đã và sẽ ký kết trong năm 2015 đều áp dụng nguyên tắc phổ biến là tự do hóa đầu tƣ gắn liền với tự do hóa thƣơng mại. Hiện nay, các Bộ trƣởng Thƣơng mại các nƣớc thành viên WTO đã lập nhóm công tác để chuẩn bị thảo luận các vấn đề: (i) Mở rộng khái niệm đầu tƣ, không chỉ là hoạt động đầu tƣ trực tiếp mà còn bao gồm các khoản đầu tƣ dài hạn qua biên giới ; (ii) Áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử, các nƣớc thành viên phải dành cho đầu tƣ và nhà đầu tƣ các nƣớc khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với đầu tƣ và nhà đầu tƣ của nƣớc mình; (iii) Áp dụng điều kiện thành lập đầu tƣ theo nguyên tắc của Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS): Trên cơ sở đó, các nƣớc đang phát triển đƣợc áp dụng một cách chủ động và linh hoạt các điều kiện đối với việc thành lập đầu tƣ mới; (iv) Minh bạch hóa, các nƣớc thành viên phải công khai hóa luật pháp, thủ tục đầu tƣ và các quyết định của cơ quan có thẩm quyền; (v) Xóa bỏ các yêu cầu hoạt động, các nƣớc thành viên không đƣợc áp dụng yêu cầu về nội địa hóa, cân đối xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, sử dụng lao động 29

40 trong nƣớc, tỷ lệ góp vốn tối thiểu và những hạn chế đối với việc chuyển vốn, lợi nhuận vào hoặc ra khỏi nƣớc thành viên; (vi) Hạn chế hoặc cấm áp dụng các ƣu đãi đầu tƣ gây ra cạnh tranh bất bình đẳng giữa các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, mà việc loại bỏ sẽ tránh đƣợc tác động bóp méo đối với hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ; (vii) Tăng cƣờng các biện pháp bảo hộ đầu tƣ và hiệu lực của cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tƣ: Các nƣớc thành viên bảo hộ các khoản thanh toán và chuyển tiền qua biên giới, bồi thƣờng thiệt hại khi trƣng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tƣ và bảo hộ nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp xảy ra đình công. Đối chiếu với các cam kết quốc tế đa phƣơng và song phƣơng thì hệ thống luật pháp nƣớc ta còn phải sửa đổi, bổ sung nhiều, vẫn còn tình trạng không nhất quán về thể chế, chính sách, luật pháp, các văn bản đƣợc ban hành sau có một số nội dung khác, thậm chí đối lập với văn bản trƣớc. Tính minh bạch của luật pháp là một nhƣợc điểm lớn, khá nhiều nội dung điều luật không đủ rõ ràng để điều khiển các hành vi kinh tế, thậm chí có thể đƣợc hiểu theo các nghĩa khác nhau. Tình trạng phổ biến là sau khi đã ban hành luật lại phải chờ nghị định của Chính phủ, rồi thông tƣ của các bộ, thƣờng một luật có nhiều nghị định, thậm chí vài chục nghị định, mà nghị định do nhiều bộ khởi thảo, nên chậm, có những nội dung không phù hợp, thậm chí trái luật. Tình trạng phép vua thua lệ làng là hiện tƣợng đáng lƣu ý, một số cơ quan trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng tự ý ban hành các văn bản trái luật, hoặc chƣa thi hành nghiêm chỉnh luật pháp. Đặc biệt là, khi phát hiện những vi phạm cụ thể thì chƣa đƣợc cơ quan có thẩm quyền kịp thời ra quyết định đình chỉ thi hành văn bản trái luật hoặc xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tình trạng đó. Việc thực thi pháp luật chƣa nghiêm, những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật chƣa đƣợc xử lý kịp thời bằng hình thức kỷ luật hành chính hoặc truy tố trƣớc pháp luật nếu có các hành vi nghiêm trọng. 30

41 Rõ ràng, trong thời gian qua, việc thu hút FDI đã nảy sinh tình trạng đối lập giữa lợi ích cục bộ của từng ngành, từng địa phƣơng, từng doanh nghiệp với lợi ích của toàn dân tộc. Trong khi môi trƣờng đầu tƣ cần đƣợc cải thiện, cần giảm mạnh chi phí cơ hội cho các dự án FDI, thực hiện bình đẳng về luật pháp giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp FDI... thì lợi ích cục bộ đã trở thành lực cản lớn nhất cho quá trình thu hút FDI và phát triển kinh tế. Hoạt động FDI thƣờng xuyên đƣợc gắn với các vấn đề chính trị và an ninh quốc phòng. Việc đƣa ra quyết định đối với một số dự án FDI có quy mô lớn, ở những vùng kinh tế nhạy cảm, đôi khi gặp trở ngại do một vài ý kiến quá nhấn mạnh đến an ninh chính trị và quốc phòng của đất nƣớc, mà chƣa đứng trên lợi ích toàn cục theo phƣơng châm gắn kinh tế với an ninh và quốc phòng, trong đó phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là cần thiết đối với một nƣớc có dân số khá lớn nhƣ nƣớc ta. Nhƣng nếu nhấn mạnh nội lực đến mức ta có thể tự làm lấy các dự án lớn và hạn chế FDI trong một số ngành quan trọng thì sẽ dẫn đến tình trạng kìm hãm sự phát triển kinh tế nói chung và giảm sút số lƣợng vốn FDI cũng nhƣ hiệu quả của việc sử dụng vốn FDI. Kể cả khi Nhà nƣớc đã tạo đƣợc môi trƣờng luật pháp và lòng tin để khai thác tối đa mọi nguồn vốn trong nƣớc, thì cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển, Việt Nam phải giải quyết bài toán vốn đầu tƣ cho tăng trƣởng kinh tế trong điều kiện nguồn vốn trong nƣớc có hạn. Đó là chƣa nói đến một khía cạnh khác của đầu tƣ mà một số nhà kinh tế học đã khuyến nghị là nên gia tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế để đạt đƣợc mức cao hơn dự kiến, bởi vì nƣớc ta cần và có thể đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao trong thời gian vài thập niên để thu hẹp khoảng cách và dần đuổi kịp trình độ phát triển của các nƣớc trong khu vực. Bởi vậy, cách đặt vấn đề đúng nhất là huy động tối đa mọi nguồn lực 31

42 hƣớng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc, không phân biệt đó là nội lực hay ngoại lực. Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI toàn cầu có xu hƣớng hồi phục và dịch chuyển từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển. Theo Báo cáo Đầu tƣ toàn cầu của UNCTAD, sau 3 năm 2009, 2010 và 2011 giảm đáng kể so với mức đỉnh của năm 2007 là tỷ USD, FDI thế giới đƣợc hồi phục vào năm 2012 là tỷ USD, năm 2013 là tỷ USD và năm 2014 trên tỷ USD. Trong thời gian dài, 70% FDI thế giới là giữa các nƣớc phát triển với nhau và 30% vào các nƣớc đang phát triển và chuyển đổi. Năm 2010 đánh dấu xu hƣớng mới của đầu tƣ quốc tế, với dòng FDI vào các nƣớc đang phát triển và chuyển đổi đã chiếm hơn một nửa (52%) vốn FDI toàn cầu. Một xu hƣớng khác trong đầu tƣ quốc tế thời gian gần đây là việc các TNC ngày càng liên kết với các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi thông qua mô hình sản xuất và đầu tƣ mở rộng, là hình thức sản xuất quốc tế không nắm cổ phần (NEM), một dạng trung gian giữa FDI và thƣơng mại. NEM đã tạo ra trên tỷ USD doanh số bán hàng trong năm 2010, đƣợc xem là hình thức sắp xếp linh hoạt với doanh nghiệp bản địa do định hƣớng đầu tƣ nâng cao năng lực của các đối tác thông qua việc chuyển giao tri thức, công nghệ và kỹ năng. Từ năm 2010, UNCTAD đã đƣa ra thuật ngữ low carbon FDI hay green FDI gồm: Hàng hóa, dịch vụ có hàm lƣợng cacbon thấp và quy trình, công nghệ sản xuất phát thải ít khí CO 2. Theo đó, tiêu chuẩn môi trƣờng trở thành một yếu tố cấu thành của môi trƣờng kinh doanh, đƣợc Chính phủ các nƣớc coi là chính sách quốc gia trong thu hút đầu tƣ trong nƣớc và FDI. Các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ đòi hỏi các nƣớc đang phát triển phải thực hiện nghiêm túc hơn, phù hợp với cam kết trong các hiệp định thƣơng mại song phƣơng. 32

43 Trên cơ sở đó, chính sách thu hút FDI đƣợc điều chỉnh theo hƣớng: (i) Những địa phƣơng đã thu hút nhiều dự án FDI, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, đạt đƣợc trình độ phát triển tƣơng đối cao nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... thì ƣu tiên thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao nhƣ điện tử, thông tin, công nghệ sinh học, dịch vụ hiện đại để giảm thiểu tình trạng quá tải trong quá trình đô thị hóa tăng nhanh lao động nhập cƣ, gây áp lực cho hạ tầng cơ sở và các vấn đề xã hội. Những địa phƣơng này ƣu tiên các ngành thâm dụng lao động cho các doanh nghiệp trong nƣớc, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. (ii) Các địa phƣơng đã thu hút đƣợc một số dự án FDI quan trọng, có trình độ phát triển trung bình thì cần chọn lọc các dự án thâm dụng lao động, chú ý đến giá trị gia tăng đối với sản phẩm và công nghệ, đồng thời chuyển hƣớng thu hút FDI vào những ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại. (iii) Các địa phƣơng chƣa thu hút đƣợc nhiều dự án FDI thì cần coi trọng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút FDI vào những ngành thâm dụng lao động hoặc tiếp nhận chuyển dịch các dự án FDI từ các địa phƣơng, vùng lãnh thổ đã đạt đƣợc trình độ phát triển cao. Để tăng cƣờng thu hút các TNCs hàng đầu thế giới từ Mỹ, châu Âu và các nƣớc OECD khác vào Việt Nam, trong thời gian tới, chính sách thu hút FDI của Việt Nam cần có cách tiếp cận thích ứng với chính sách đối ngoại của từng nƣớc cũng nhƣ chiến lƣợc toàn cầu về thƣơng mại và đầu tƣ của từng tập đoàn kinh tế, thực hiện phƣơng thức BOT đối với dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật với vấn đề cốt lõi là xử lý đầu vào và đầu ra của sản phẩm, áp dụng các hình thức đầu tƣ mới. 33

44 Ngoài các chính sách ƣu đãi đang đƣợc áp dụng nhƣ ƣu đãi thuế, miễn giảm tiền thuê đất cần bổ sung: Chính sách ƣu đãi tài chính (ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài một khoản tiền để thực hiện dự án đầu tƣ hoặc ngân hàng thƣơng mại ƣu tiên cho vay đối với những dự án đầu tƣ thuộc ngành, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích FDI, bảo đảm ngoại hối khi chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang ngoại tệ phục vụ nhu cầu xuất khẩu, chuyển vốn và lợi nhuận về nƣớc) và chính sách ƣu đãi phi tài chính với các quy định về thƣơng quyền trong kinh doanh nội địa và trong hoạt động xuất khẩu. Trên cơ sở hệ thống ƣu đãi chuẩn, cần áp dụng linh hoạt đối với các nhà đầu tƣ, vùng lãnh thổ và địa phƣơng. Chính sách ƣu đãi đƣợc thực hiện theo nguyên tắc có điều kiện và có thời hạn. Các nhà đầu tƣ thực hiện tốt những mục tiêu kỳ vọng có thể đƣợc gia hạn hoặc tăng thêm ƣu đãi. Các nhà đầu tƣ không thực hiện đầy đủ cam kết về điều kiện ƣu đãi thì không đƣợc áp dụng các ƣu đãi, có thể buộc phải bồi hoàn các ƣu đãi đã đƣợc hƣởng. Những tín hiệu quốc tế cũng nhƣ trong nƣớc cho phép có những đánh giá lạc quan về triển vọng thu hút FDI mới với chất lƣợng cao hơn. Trong thời gian tới, cần sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng để làn sóng FDI lan tỏa rộng hơn và có hiệu quả cao hơn đối với sự phục hồi và phát triển doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp để biến những gì đang thuộc sở hữu của ngƣời nƣớc ngoài là vốn, công nghệ, nhân lực trình độ cao trở thành của doanh nghiệp Việt Nam nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp nội địa, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực và thế giới. Một số vấn đề đặt ra Bên cạnh các kết quả tích cực của FDI giai đoạn , còn có những vấn đề, cụ thể: 34

45 Trong top 10 đối tác đầu tƣ lớn nhất (tính đến năm 2015), chiếm tới trên 80% tổng số vốn đăng ký, cho thấy sự mất cân đối trong đầu tƣ tại Việt Nam giữa đầu tƣ còn ít của các đối tác tiềm năng đến từ các nƣớc nhƣ: Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ, Canada, Nga... mà chủ yếu đến từ châu Á nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc... Các đối tác tiềm năng khác đều đầu tƣ ở vị trí khiêm tốn: Hoa Kỳ ở thứ tự 16 dự án, Australia 17 dự án, Pháp 22 dự án, Đức 24 dự án, Canada 34 dự án, Nga Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu đánh giá lại thực tế này, làm rõ nguyên nhân vì sao dòng vốn FDI từ các nƣớc: Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Nga... các nƣớc khác từ châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc đến Việt Nam còn khiêm tốn? Từ góc độ nhìn nhận về hiệu quả và an ninh kinh tế lâu dài, cần tiến hành nghiên cứu các giải pháp về chính sách, về xúc tiền đầu tƣ... để có đƣợc một tỷ lệ đầu tƣ của từng nƣớc tƣơng xứng với tiềm năng của nƣớc đó và giữa các nƣớc tại Việt Nam trong giai đoạn tới. Một tỷ lệ đầu tƣ FDI tại Việt Nam giữa các nƣớc đƣợc đề xuất nghiên cứu là: các nhà đầu tƣ đến từ châu Á sẽ giữ mức 35%, tƣơng ứng là châu Âu 25%, châu Mỹ 25%, châu Úc 10% và còn lại là từ các khu vực khác thay cho tỷ lệ hiện tại là: châu Á 70% trong đó đầu tƣ đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan là khá cao chƣa kể các dự án có yếu tố từ ngƣời Hoa khác. Việc tăng cƣờng thu hút FDI từ các nƣớc phát triển nhƣ: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... là yếu tố quan trọng để tiếp cận đƣợc công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, mức độ thu hút FDI từ Mỹ, châu Âu nhƣ hiện nay thực sự đã hạn chế khả năng tiếp cận, tiếp thu công nghệ từ các nƣớc này, trong khi hàm lƣợng công nghệ cao tại nhiều các dự án khác còn rất ít, hiệu quả thấp, sử dụng nhiều lao động... cho thấy là một vấn đề không nhỏ cần có giải pháp để cân bằng lại trong thời gian tới. 35

46 Mặt khác, việc ngƣời nƣớc ngoài thông qua ngƣời Việt Nam đứng tên mua bất động sản là một dạng đầu tƣ chui có vốn nƣớc ngoài, chứa đựng nhiều tiềm ẩn bất lợi về lâu dài. Công tác quản lý nhà nƣớc tại các địa phƣơng cần phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề này. Nói chung, đối với các dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp phép ở những vùng nhạy cảm về quốc phòng, và các dạng đầu tƣ chui cần đƣợc thu hồi. Các nhà đầu tƣ núp bóng hoặc cho núp bóng phải đƣợc xử lý nghiêm. Cũng trong năm 2015, vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chƣa khắc phục đƣợc các tồn tại từ năm 2014 chuyển sang. Điển hình nhƣ, số lƣợng doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chuẩn sản xuất, cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp FDI nhƣ Samsung, Canon... vẫn còn rất thấp so yêu cầu của các nhà đầu tƣ. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tham gia đƣợc vào các khâu gia công phụ kiện đơn giản. Nhìn vào hình thức đầu tƣ của các dự án FDI đƣợc cấp phép trong năm 2015 cho thấy, số dự án đầu tƣ theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài là chủ yếu chiếm tới trên 86% số dự án đầu tƣ. Đây cũng là một trong các vấn đề cần lƣu ý để có giải pháp khuyến khích, tăng cƣờng đầu tƣ theo hình thức thành lập công ty liên doanh (hoặc công ty cổ phần). Con đƣờng tiếp thu công nghệ cao thông qua đầu tƣ, sản xuất - kinh doanh trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam trong các liên doanh, các công ty cổ phần là con đƣờng ngắn hơn, ít chi phí hơn so với các con đƣờng khác. Tỷ lệ các doanh nghiệp FDI đƣợc thành lập theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài chiếm trên 86% (1.611 dự án/1.855 dự án ), là con số cao không phù hợp với mục tiêu tiếp nhận công nghệ và kinh nghiện quản lý thông qua FDI. Ngoài ra, số lƣợng dự án không triển khai vấn đề về chuyển giá, trốn thuế của các DN FDI còn diễn biến phức tạp; tiếp cận đất của các nhà đầu tƣ cũng còn nhiều khó khăn; Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao... 36

47 Cơ hội và thách thức mới Bƣớc vào năm 2016 và giai đoạn mới , thu hút FDI vào Việt Nam đứng trƣớc những thuận lợi và khó khăn đan xen. Các thuận lợi Việt Nam có đƣợc là: Nền kinh tế tiếp tục phát triển với khả năng tăng trƣờng GDP cao hơn, trên cơ sở các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giải phóng mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực đất nƣớc của Chính phủ đã và tiếp tục đƣợc ban hành trong thời gian tới; Các bộ ngành, địa phƣơng đang rất quyết tâm cải cách môi trƣờng kinh doanh thúc đẩy thu hút đầu tƣ. Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ, sẽ tác động tích cực mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế trong nƣớc nhƣ: Hiệp định FTA với Hàn Quốc đã có hiệu lực; Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Việt Nam đã kết thúc đàm phàn FTA với EU, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng... Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội trên, các khó khăn, thách thức cũng đặt ra rất rõ nhƣ: Dòng vốn FDI của các đối tác lớn trong toàn cầu có xu hƣớng giảm; Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc gia. Sức cạnh tranh của môi trƣờng đầu tƣ mỗi nƣớc sẽ quyết định thành tựu thu hút đầu tƣ của nƣớc đó. Đối với Việt Nam, những khó khăn nội tại của nền kinh tế đã tồn tại nhiều năm vần cần tiếp tục đƣợc khắc phục: Nguồn nhân lực cao, đã qua đào tạo còn thiếu; Cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn yếu kém so nhiều nƣớc trong khu vực; Công nghiệp hỗ trợ chƣa phát triển, còn có khoảng cách giữa chính sách và việc thực thi... Trên cơ sở nhận diện những cơ hội và thách thức có thể, dự kiến nguồn vốn FDI thực hiện trong 2016 tăng khoảng 10% so 2015, đạt khoảng 15 tỷ USD; vốn FDI đăng ký đạt tƣơng đƣơng mức đã đạt đƣợc 2015 khoảng 23 tỷ USD Đặc điểm của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Nếu FDI là một hình thức đầu tƣ quốc tế, thì thu hút FDI là những hoạt 37

48 động nhằm vận động, kích thích và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện FDI, trên cơ sở đó có thể nhận thấy nhƣ sau: Thu hút FDI là những hoạt động nhằm vận động các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào một nƣớc hoặc một địa phƣơng của nƣớc sở tại. Việc thu hút này phải gồm rất nhiều biện pháp và phải có những bƣớc đi thích hợp cũng nhƣ có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đó, từ công việc của các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp và nhà nƣớc. Thu hút FDI có các hình thái chủ động và bị động. Hình thái chủ động là hình thái khi các chủ thể ở nƣớc sở tại tích cực, chủ động tìm kiếm các đối tác, thuyết phục họ đầu tƣ vào nƣớc mình, địa phƣơng mình; tạo dựng hành lang pháp lý khuyến khích FDI vào các ngành, những lĩnh vực và những thành phần kinh tế cần thu hút đầu tƣ. Hình thái bị động là chờ các đối tác đến, giới thiệu và đề xuất với nhà đầu tƣ những lợi thế và địa điểm để nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đi đến quyết định đầu tƣ vào địa phƣơng và đất nƣớc mình. Hiện nay, đang xuất hiện rất nhiều phƣơng thức cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI. Do đó đòi hỏi phải có sự phân tích đúng tình hình và phải có các biện pháp sáng tạo, có những đổi mới trong xúc tiến đầu tƣ, phải chủ động thu hút FDI... thì mới có thể dành đƣợc những thuận lợi nhất trong thu hút FDI. Cả lý thuyết và thực tiễn đều chỉ ra FDI đƣợc coi là sự thay thế tốt hơn đối với thƣơng mại quốc tế. Hơn nữa, trong điều kiện tự do hóa thƣơng mại và toàn cầu hóa kinh tế, các quốc gia đều có xu hƣớng giảm thiểu các rào cản FDI, tăng cƣờng cạnh tranh để thu hút FDI. Do đó, dòng vốn FDI ngày càng gia tăng Tiêu chí đánh giá công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển công nghiệp: - Số vốn đầu tƣ, đóng góp cho nền kinh tế của một quốc gia hay là giá 38

49 trị vốn đầu tƣ vào một địa phƣơng, một ngành, một lĩnh vực nào đó. Sự đóng góp hay đầu tƣ một số lƣợng vốn càng nhiều, càng lớn thì thể hiện hiệu quả của công tác thu hút vốn đầu tƣ. - Việc giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động của địa phƣơng, của quốc gia nhận đầu tƣ. Giá trị nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các quốc gia hay địa phƣơng đầu tƣ vào các nghành các lĩnh vực giải quyết công ăn việc làm càng nhiều cho số lƣợng lao động tại quốc gia đó, hay địa phƣơng đó thì đó cũng là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của công tác thu hút. - Sự bền vững ổn định của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào một quốc gia, một địa phƣơng, một nghành, một lĩnh vực nào đó đánh giá sự thành công của công tác thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. - Yếu tố lan tỏa của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng có thể coi là một tiêu chí để đánh giá sự thành công của việc thu hút. Các dự án đầu tƣ ngoài trực tiếp nƣớc ngoài có thể có sức lan tỏa tới sự phát triển của các dự án khác hay có những tác động tích cực nhất định đời sống, kinh tế, xã hội của một quốc gia, một địa phƣơng nhận sự đầu tƣ. - Các cơ chế, chính sách của cấp tỉnh ban hành nhằm định hƣớng, thu hút các nguồn vốn FDI. Các cơ chế, chính sách liên quan đến việc hỗ trợ nhà đầu tƣ trên các lĩnh vực: Cung cấp thông tin về các lĩnh vực đầu tƣ nhà đầu tƣ quan tâm, các lợi thế, các thông tin liên quan đến công nghiệp phụ trợ, nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm; Các chính sách hỗ trợ về vốn, tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo lao động sau khi đƣợc tuyển dụng. Ban hành danh mục các dự án ƣu đãi, thu hút đầu tƣ; địa bàn thu hút đầu tƣ với các lĩnh vực, các mức ƣu đãi phù hợp với mức độ ƣu tiên khác nhau về lĩnh vực, địa bàn. - Công tác tổ chức, bộ máy quản lý và hỗ trợ các nhà đầu tƣ FDI vào địa bàn tỉnh: nhằm giảm bớt các thủ tục và các công việc liên quan đến nhiều sở, ngành, nhà đầu tƣ chỉ cần đến tại một địa chỉ để thực hiện các thủ tục 39

50 hành chính liên quan đến đầu tƣ, thành lập doanh nghiệp và các thủ tục sau thành lập. Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tƣ, cơ quan đầu mối thực hiện các thủ tục đối với các nhà đầu tƣ chỉ giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh. Cơ quan này sẽ thay mặt nhà đầu tƣ để thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan và sẽ thƣờng xuyên đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nội dung mà nhà đầu tƣ FDI quan tâm và lo ngại. - Công tác cải cách hành chính, thực thi các chính sách nhằm thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh: Hiệu quả của công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ nói riêng quyết định đến việc thu hút vốn đầu tƣ. Giảm bớt các thủ tục phiền hà, không cần thiết; giảm thời gian thụ lý, xử lý hồ sơ, năng lực chuyên môn và thái độ của cán bộ, công chức các cơ quan tiếp nhận hồ sơ và việc tạo điều kiện thuận lợi trong thực thi các chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tƣ, quảng bá trong và ngoài nƣớc cũng là yếu tố quan trọng để công tác thu hút vốn đầu tƣ đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. - Tác động của thu hút vốn FDI vào phát triển công nghiệp của tỉnh: thể hiện trong việc làm thay đổi bộ mặt nền công nghiệp của tỉnh, công nghiệp phát triển nhờ có lƣợng vốn FDI đầu tƣ theo định hƣớng thu hút, giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên đóng góp quan trọng vào GDP của công nghiệp nói riêng và GDP của tỉnh nói chung. Từ đó sẽ thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ: tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế tăng lên, giảm tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp. Thu hút vốn đầu tƣ FDI trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên sẽ kéo theo các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ phục vụ công nghiệp tăng lên, sử dụng nhiều lao động góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp và thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh theo hƣớng CNH, HĐH. 40

51 Vai trò của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, đặc biệt là phát triển công nghiệp Sự vận động của các luồng vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát triển đã tạo ra những thay đổi về chất và lƣợng các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng, thể hiện: Góp phần bổ sung nguồn vốn phát triển công nghiệp và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế: Đa số các quốc gia sử dụng FDI là nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế này, các nƣớc nghèo thƣờng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, thu nhập thấp và tích luỹ thấp. Để vƣợt lên có thể bắt đầu từ khâu tạo ra sản lƣợng và thu nhập ngày càng tăng, muốn nhƣ vậy cần phải có vốn, đây là khó khăn nhất của nƣớc nghèo. Để có vốn các nƣớc này chỉ tiến hành bằng con đƣờng tích luỹ nội bộ, nhƣng trong xu hƣớng phát triển nhƣ hiện nay nếu chỉ trông chờ vào quá trình tích luỹ nội bộ thì khó tránh khỏi tụt hậu. Bƣớc đi hiệu quả nhất cho các nƣớc phát triển là tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài trong đó nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Thực chất của việc làm này là tận dụng điều kiện khách quan thuận lợi mà thế giới đã tạo ra đi tắt, đón đầu, thay vì phải mất thời gian để tích luỹ. Vốn đầu tƣ nói chung là yếu tố có tính quyết định đối với tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia. Mục tiêu cơ bản của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là tìm kiếm lĩnh vực và địa bàn đầu tƣ có khả năng thu lợi nhuận cao. Do đó các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng lựa chọn những ngành sản xuất, những địa bàn thuận lợi để đầu tƣ vì vậy chính phủ cần phải dành một số vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ vào những vùng đặc biệt khó khăn, những ngành trọng điểm, những lĩnh vực thấy không nên có yếu tố nƣớc 41

52 ngoài,... nhằm tạo nên sự phát triển cân đối trong đầu tƣ. Vì vậy, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế và tiến tới phát triển bền vững. Tạo điều kiện để thực hiện chuyển giao công nghệ: Công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đối với các nƣớc đang phát triển thì vai trò của công nghệ lại càng khẳng định rõ. FDI đƣợc coi là kênh quan trọng để phát triển công nghệ của nƣớc chủ nhà, trong dài hạn đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Trong chuyển giao công nghệ, hai yếu tố cấu thành chủ yếu là công nghệ cứng (công nghệ kỹ thuật đƣợc nhập vào cùng với thiết bị máy móc) và công nghệ mềm (chuyên gia kỹ thuật, tri thức, bí quyết quản lý, năng lực tiếp thị...). Chuyển giao công nghệ thông qua con đƣờng FDI thƣờng đƣợc thực hiện bởi các công ty xuyên quốc gia. Tuy nhiên, việc chuyển giao những công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao thƣờng khó thực hiện, do yếu tố bảo đảm bí mật, chống xâm phạm bản quyền công nghệ. Đây chính là hạn chế cơ bản trong chuyển giao công nghệ thông qua FDI. Bên cạnh chuyển giao các công nghệ sẵn có, các dự án FDI còn tham gia nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ của nƣớc chủ nhà, nhờ đó mà năng lực công nghệ của nƣớc tiếp nhận FDI ngày càng phát triển hơn. Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ hiện đại của nƣớc ngoài đội ngũ chuyên gia cũng nhƣ công nhân trong nƣớc học đƣợc rất nhiều kinh nghiệm. Công nghệ của nƣớc tiếp nhận FDI đƣợc cải thiện làm cho năng suất lao động ngày càng đƣợc tăng lên, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Để công nghệ thực sự đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ năng lực công nghệ của ngành công nghiệp của các nƣớc tiếp nhận công nghệ cần có quyết tâm của Chính phủ, đội ngũ cán bộ (nguồn nhân lực), đàm phán, ràng buộc trong chuyển giao công nghệ và ngăn chặn hiện tƣợng chảy máu chất xám vào các doanh nghiệp FDI. 42

53 Góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu: Xuất nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Xuất nhập khẩu tăng hay giảm sẽ tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế, khi nền kinh tế tăng trƣởng ổn định là điều kiện tốt nhất thúc đẩy lĩnh vực ngoại thƣơng phát triển. Xuất khẩu cho phép chúng ta khai thác tối đa lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, năng suất cao nhờ chuyên môn hoá sản xuất... Nhập khẩu bổ sung đƣợc hàng hoá, dịch vụ khan hiếm đặc biệt là thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác, xuất nhập khẩu còn thúc đẩy trao đổi thông tin, dịch vụ, tìm kiếm thị trƣờng cho các doanh nghiệp nội địa. Vốn FDI vào các nƣớc đang phát triển chủ yếu tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ xuất khẩu mà nƣớc chủ nhà khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực trong nƣớc. Do đó, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài hƣớng vào xuất khẩu thƣờng là ƣu tiên hàng đầu trong chính sách thu hút FDI của nƣớc chủ nhà. Dòng vốn FDI thƣờng đi kèm là máy móc, thiết bị và công nghệ do vậy mà thúc đẩy nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu còn bổ sung nguồn nguyên liệu thiết hụt phục vụ cho sản xuất trong nƣớc. Tạo sự liên kết giữa các nghành công nghiệp: Các công ty trong nƣớc thƣờng nắm giữ nguồn nguyên liệu, hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho các công ty nƣớc ngoài trong lĩnh vực công nghiệp; Các ngành công nghiệp nào cũng cần các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp phụ trợ này phải do các công ty trong nƣớc đảm nhiệm; FDI thƣờng tập trung vào các khu công nghiệp nên xu hƣớng các công ty trong khu công nghiệp liên kết với nhau nhằm giảm chi phí đầu vào. Liên kết giữa các ngành công nghiệp đƣợc biểu hiện chủ yếu thông qua quá trình trao đổi trực tiếp giữa các công ty nội địa với các công ty nƣớc ngoài những hàng hoá (tƣ liệu sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào) và dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tiêu chí đo lƣờng cơ bản của 43

54 mối liên kết này là tỷ trọng giá trị trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các công ty nội địa với các công ty nƣớc ngoài trong tổng giá trị hàng hoá đƣợc trao đổi. Tốc độ tăng của tỷ trọng này là cơ sở để đánh giá mức độ liên kết giữa các công ty trong ngành công nghiệp với nhau. Sự liên kết này thông qua các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ giữa các công ty trong nƣớc và công ty nƣớc ngoài. Mối liên kết này sẽ tạo ra năng lực sản xuât mới cho các ngành công nghiệp nội địa và các công ty trong nƣớc. Sự liên kết trong ngành công nghiệp cao hay thâp hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện phát triển của nền kinh tế hoặc tính khả thi của những chính sách của nƣớc chủ nhà. Tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho xã hội: Sử dụng FDI của các nƣớc có nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Để các dự án của mình hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, các nhà đầu tƣ FDI buộc phải đào tạo đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý làm việc cho mình đã tiết kiệm cho nƣớc chủ nhà một phần ngân sách nhà nƣớc để đào tạo trong nƣớc nhƣ trợ giúp về tài chính mở các lớp đào tạo dạy nghề trung và dài hạn, mở các lớp huân luyện nâng cao nghiệp vụ quản lý,... Trong khi làm việc ở các doanh nghiệp FDI, các chuyên gia kỹ thuật, quản lý trong nƣớc có cơ hội tiếp cận với các chuyên gia nƣớc ngoài, học đƣợc các kinh nghiệm thực hành từ các chuyên gia này. Mặt khác, do sức ép cạnh tranh nên thị trƣờng lao động, ngƣời lao động trong nƣớc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình qua học tập và qua công việc, từ đó chât lƣợng nguồn nhân lực trong nƣớc đƣợc nâng lên. FDI là kênh quan trọng tạo việc làm cho ngƣời lao động của nƣớc chủ nhà. Qua việc tạo ra ngày các nhiều chỗ làm đã nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. Tiền lƣơng cao trong khu vực FDI đã tạo ra sức cạnh tranh trên thị 44

55 trƣờng lao động, nâng cao chât lƣợng nguồn nhân lực trong nƣớc. Điều kiện làm việc tốt hơn do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hệ thống quản lý khoa học,.. đây là những nguyên nhân làm cho năng suât lao động ở khu vực FDI cao hơn so với các khu vực khác trong nƣớc. Góp phần cải tạo và bảo vệ môi trƣờng: Một trong những lợi thế của việc thu hút FDI đó là việc thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ cao để xử lý vấn đề môi trƣờng. Các doanh nghiệp FDI với tiềm năng sẵn có về vốn, kinh nghiệm và công nghệ sản xuất cũng nhƣ xử lý môi trƣờng luôn quan tâm và đặt vấn đề đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải tập trung (nƣớc thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại). Xử lý chất thải tập trung cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí xử lý chất thải, vì công trình xử lý chất thải thƣờng yêu cầu đầu tƣ lớn, nếu xây dựng hệ thống xử lý chất thải đơn lẻ các doanh nghiệp thƣờng không sử dụng hết công suất. Ở nƣớc ta hiện còn rất thiếu loại hình xử lý tập trung này, việc thu hút vốn FDI sẽ góp phần vào việc đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải không những chỉ riêng do doanh nghiệp đó mà còn xử lý vấn đề môi trƣờng của các khu công nghiệp thông qua hệ thống xử lý chất thải tập trung. Từ phân tích trên, có thể thấy FDI đóng vai trò rất quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển nói chung. Việc thu hút đầu tƣ FDI sẽ góp phần cực kỳ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phƣơng trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Với cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và số lƣợng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chiếm đa số nên việc đầu tƣ FDI là nguồn lực từ nƣớc ngoài quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức đúng đắn vai trò của FDI và xây dựng đƣợc chiến lƣợc thu hút FDI khả thi trong thời gian tới sẽ cho phép tỉnh Vĩnh Phúc khai thác hiệu quả hơn nguồn lực này thúc đẩy công nghiệp phát triển và đạt đƣợc mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. 45

56 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển công nghiệp: Kết quả thu hút vốn FDI cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng phụ thuộc vào môi trƣờng đầu tƣ trong nền kinh tế nói chung và trong công nghiệp nói riêng. Môi trƣờng đầu tƣ có thể hiểu là tổng hoà các yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, bao gồm nhiều nhóm yếu tố nhƣ: chính trị; chính sách, pháp luật; điều kiện tự nhiên; trình độ phát triển kinh tế và đặc điểm văn hoá - xã hội. Tình hình chính trị, hiệu năng bộ máy nhà nƣớc Chính trị với tƣ cách là biểu hiện tập trung của kinh tế vừa chịu ảnh hƣởng quyết định của kinh tế, có vai trò tác động trở lại kinh tế: hoặc là tạo thuận lợi hoặc là có thể cản trở phát triển kinh tế. Hoạt động đầu tƣ trực tiếp là một trong những cơ sở quan trọng của phát triển kinh tế, nhƣng chỉ có thể phát huy hiệu quả khi nền chính trị ổn định. Mất ổn định về chính trị tất yếu kéo theo đƣờng lối phát triển kinh tế không nhất quán, do đó Chính phủ khó đảm bảo hoặc đảm bảo không hoàn toàn những cam kết trƣớc kia với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, điều này giải thích tại sao dòng vốn FDI ít vào các khu vực bất ổn về chính trị và các quốc gia tham nhũng trì trệ. Chính sách, pháp luật và sự công bằng Quá trình đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động đầu tƣ. Những hoạt động đó chịu ảnh hƣởng điều tiết của hệ thống pháp luật và chính sách của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Hệ thống pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý có vai trò định vị đối với hoạt động đầu tƣ, còn các chính sách thì có vai trò hƣớng dẫn. Vì vậy, hệ thống pháp luật và chính sách là căn cứ cho sự lựa chọn phƣơng hƣớng và địa điểm đầu tƣ. Hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, minh bạch, ổn định, hoàn chỉnh và công bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài 46

57 sản xuât kinh doanh, thu hút vốn đầu tƣ. Chính sách tài chính là một trong những công cụ vĩ mô của Chính phủ các nƣớc dùng để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút FDI. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên... Đây là những yếu tố tác động quan trọng có ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của các dự án đầu tƣ. Các yếu tố này thuận lợi sẽ cung cấp đƣợc các yếu tố đầu vào phong phú và giá rẻ cho các hoạt động đầu tƣ. Thuận lợi về giao thông là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tƣ, vị trí thông thƣơng thuận lợi ở nội địa cũng nhƣ các nƣớc khác, nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lƣợng lớn, nhiều danh lam thắng cảnh và dân số đông là một trong những thế mạnh để nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ. Trong lĩnh vực công nghiệp, thứ tự ƣu tiên của nhà đầu tƣ là nguồn nguyên liệu, số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực. Kết cấu hạ tầng hạn chế, nhất là hạ tầng giao thông đƣợc xác định là một trong những nguyên nhân tạo nên những rào cản vô hình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thu hút vốn đầu tƣ vào Vĩnh Phúc. Để tháo gỡ những rào cản này, tỉnh đã và đang tích cực triển khai thu hút mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tƣ tốt cơ sở hạ tầng, các tuyến đƣờng giao thông huyết mạch, có nhiều chính sách trong việc ứng nguồn ngân sách của tỉnh để cải tạo, nâng cấp, xây dựng các tuyến đƣờng liên xã, liên huyện, nối các khu công nghiệp; tập trung nguồn lực và kêu gọi đầu tƣ BOT để triển khai các dự án lớn. Trình độ phát triển của nền kinh tế Hoạt động kinh tế dựa trên cơ sở sử dụng các yếu tố kinh tế bao gồm tƣ liệu sản xuất và sức lao động để tạo ra sản phẩm thoả mãn các nhu cầu xã hội, thể hiện trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội 47

58 thông qua sự phát triển của các yếu tố cấu thành chúng cùng với những kết quả mà nền sản xuất xã hội đạt đƣợc. Đặc điểm văn hoá - xã hội Đặc điểm văn hoá - xã hội bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, trình độ dân trí, tinh thần dân tộc, thị hiếu... Các nhân tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Sự khác nhau về ngôn ngữ gây khó khăn trong công tác kinh doanh, dễ gây ra sự hiểu nhầm dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Tín ngƣỡng tác động mạnh đến quan niệm sống của ngƣời dân về các giá trị cá nhân và xã hội, từ đó ảnh hƣởng đến thái độ của nhà đầu tƣ nhƣ thói quen tiêu dùng và thuần phong mỹ tục có ảnh hƣởng đến quy mô thị trƣờng. Trình độ dân trí là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trình độ dân trí cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, điều này có ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí đầu vào Kinh nghiệm thu hút FDI tại một số tỉnh. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh Tận dụng nội lực - thu hút ngoại lực là một trong những chiến lƣợc đã đƣợc tỉnh Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh trong thời gian qua. Chiến lƣợc đó đã và đang phát huy hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo lãnh đạo tỉnh, Quảng Ninh đặc biệt coi trọng cải thiện toàn diện môi trƣờng đầu tƣ từ tƣ duy, cách tiếp cận, tổ chức xúc tiến đầu tƣ đến chính sách thu hút, góp phần thúc đẩy dòng vốn đầu tƣ FDI, ODA và vốn từ khu vực tƣ nhân vào Quảng Ninh một cách tích cực, hài hòa, hợp lý, khoa học và hiệu quả... Đây chính là nền tảng tạo sức bật mới trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Quảng Ninh trong thời gian tới./. 48

59 Đối với thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài (FDI), Quảng Ninh hiện đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố cả nƣớc thu hút vốn FDI, cùng nhóm với các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Theo thống kê, có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong đó điển hình là các nƣớc có vốn đầu tƣ lớn nhƣ: Trung Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Singapore. Loại hình 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và liên doanh chiếm đa số (trên 90%), hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh chiếm khoảng gần 10% tổng số dự án. Trong từng lĩnh vực đầu tƣ vào Quảng Ninh, ngành công nghiệp - xây dựng hạ tầng chiếm đa số với 53/97 dự án, chiếm 55%; du lịch - dịch vụ có 36/97 dự án, chiếm 37%; lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp 08 dự án, chiếm khoảng 8%. Địa bàn đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chọn đầu tƣ hầu hết tập trung ở các thành phố lớn, nhƣ: Hạ Long có 48/97 dự án, Móng Cái có 18/97 dự án, số còn lại thuộc địa bàn TP Cẩm Phả và một số địa phƣơng khác. Một điều đặc biệt là, các dự án đầu tƣ vào tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây có quy mô khá lớn. Nếu nhƣ những năm 2012 trở về trƣớc, quy mô dự án đầu tƣ chỉ đạt ở mức khá là 48 triệu USD/dự án, thì giai đoạn từ trung bình đạt 64,4 triệu USD/dự án, cao hơn mức trung bình chung của cả nƣớc là 14,5 triệu USD/dự án. Nhƣ vậy có thể khẳng định, môi trƣờng đầu tƣ vào tỉnh Quảng Ninh đang ngày một cải thiện đáng kể, thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Trong 02 năm qua, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn và biến động, ảnh hƣởng không nhỏ đến kinh tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc nhƣng Quảng Ninh vẫn đứng thứ 4 về vốn đầu tƣ trong số 11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Rút kinh nghiệm từ những kết quả đạt đƣợc và hạn chế còn tồn tại, tỉnh Quảng Ninh đã và đang hoàn thiện nhiều quy hoạch quan trọng của tỉnh, kết hợp ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ và triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh 49

60 cũng đặc biệt quan tâm giảm các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp vào tìm hiểu, kinh doanh; quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và nâng cao hiệu quả quảng bá, xúc tiến đầu tƣ Với cách làm bài bản, khoa học và tƣ duy chiến lƣợc của tỉnh Quảng Ninh, rất nhiều dự án lớn đang đƣợc tích cực nghiên cứu và triển khai nhƣ: Dự án sân golf Hoàng Tân của Tập đoàn Xi măng Hạnh Phúc (Đài Loan); dự án đầu tƣ khu nghỉ dƣỡng biển cao cấp tại đảo Rều của Tập đoàn Vingroup; dự án sân golf, khách sạn 5 sao tại TP Hạ Long của Tập đoàn Charm Vit (Hàn Quốc); dự án đầu tƣ xây dựng khu đô thị, công nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn Amata (Thái Lan). Kết quả đó là nhờ vào thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh năm 2012 đƣợc tổ chức vào cuối tháng 2 vừa qua mà hiệu quả của nó là hàng chục đoàn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ Mỹ, Pháp, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc...đến Quảng Ninh tìm hiểu đầu tƣ. Kế tiếp, một dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp phép chỉ sau 24 giờ đồng hồ nhà đầu tƣ nộp hồ sơ và sau 8 giờ làm việc. Đó là dự án Nhà máy sợi tại khu công nghiệp Hải Yên, thành phố Móng Cái cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long (Hong Kong). Đây là dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hiện nay với tổng vốn đầu tƣ 300 triệu USD, quy mô gồm 6 xƣởng sợi với tổng công suất gần tấn/năm. Nhờ cải thiện tốt môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cung cách làm việc và đề ra những cơ chế chính sách ƣu đãi bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả đáng mừng trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài ở Quảng Ninh. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch Đầu tƣ tỉnh, 6 tháng đầu năm 2015, tỉnh Quảng Ninh đã cấp mới 12 giấy chứng nhận đầu tƣ FDI với tổng vốn đầu tƣ 50

61 703,9 triệu USD và giấy chứng nhận đầu tƣ điều chỉnh tăng vốn cho 1 dự án; tổng vốn đầu tƣ tăng thêm đạt 909,8 triệu USD, số dự án và tổng vốn đăng ký. Nhiều dự án xây dựng hạ tầng tại Vân Đồn đang đƣợc thực hiện việc giải phóng, bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tƣ. Quảng Ninh kêu gọi đầu tƣ vào tỉnh đến năm 2020 gồm 18 dự án tập trung vào 5 lĩnh vực chính: du lịch và dịch vụ giải trí; cảng biển, cửa khẩu và hệ thống logictics; thƣơng mại; cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Để mời gọi các nhà đầu tƣ, chính quyền tỉnh đã cam kết: áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ƣu đãi là 10% trong thời hạn 15 năm và đƣợc miễn 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo cho phần thu nhập từ dự án đầu tƣ mang lại. Bên cạnh đó, ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại dự án cũng sẽ đƣợc giảm 50% thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập. Quảng Ninh còn cam kết sẽ chịu trách nhiệm tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng bằng tiền thuê đất do nhà đầu tƣ ứng trƣớc cũng nhƣ tạo điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, lao động, thủ tục hành chính... Với phƣơng châm đồng hành cùng doanh nghiệp, tỉnh đã hỗ trợ, tƣ vấn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ kinh doanh ngày càng đơn giản hoá, rõ ràng, công khai, minh bạch. Đạt đƣợc kết quả trên là bởi Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thông thoáng và cạnh tranh bình đẳng. Là địa phƣơng đầu tiên thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ trực thuộc UBND tỉnh; đổi mới quy trình giải quyết các thủ tục đầu tƣ theo hƣớng minh bạch và thuận lợi hơn cho nhà đầu tƣ, đã rút ngắn 2/3 thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ; đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo cấp quốc gia, quốc tế; xác định địa bàn trọng điểm, nhà đầu tƣ chiến lƣợc, dự án động lực để tập trung thu hút; có cơ 51

62 chế, chính sách, chỉ đạo, điều hành cụ thể đối với từng dự án. Quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi các dự án treo tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tƣ; thƣờng xuyên đối thoại, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua việc tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tƣ với phƣơng châm Hiệu quả của doanh nghiệp là sự thành công của tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc. Từ việc làm thiết thực và cụ thể này đã củng cố niềm tin của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn đang đầu tƣ trên địa bàn tỉnh, tạo hiệu ứng tích cực thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ mới, góp phần quan trọng giúp Quảng Ninh thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp; thực sự là địa bàn động lực, một cực tăng trƣởng của miền Bắc. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh Đến năm 2015 tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản hoàn thành mục tiếu phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp. Tỉnh chủ trƣơng đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong đó thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một mục tiêu trọng tâm. Lãnh đạo tỉnh đã nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn để thu hút FDI, đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc... Đến nay, đã có nhiều Tập đoàn đa quốc gia có danh tiếng trên thế giới đầu tƣ vào tỉnh nhƣ: Tập đoàn Samsung với dự án Khu tổ hợp công nghệ Samsung tại khu công nghiệp Yên Phong với tổng vốn đầu tƣ 670 triệu USD và cong gia tăng thêm trong những năm tiếp theo; Tập đoàn Nokia đến từ Phần Lan với dự án Nhà máy sản xuất điện thoại di động tại khu công nghiệp VISIP với tổng vốn đầu tƣ 302 triệu USD; Tập đoàn Canon với 2 dự án sản xuất máy in và linh kiện điện tử tại khu công nghiệp Quế Võ và Tiên Sơn với tổng mức đầu tƣ 130 triệu USD Bắc Ninh đƣợc coi là Thánh địa sản xuất điện thoại di động của khu vực và thế giới. Nhìn một cách tổng thể, thì vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm chủ yếu cả về tỷ trọng và lƣợng vốn đầu 52

63 tƣ; phần vốn góp từ phía Việt Nam chiếm một phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tƣ của khu vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Thành tựu đáng kể của Bắc Ninh là đã bắt đầu thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ lớn. Năm 2005, Canon đã quyết định đầu tƣ xây dựng một nhà máy sản xuất máy ảnh với tổng mức đầu tƣ trị giá 60 triệu USD. Với việc xuất khẩu 100% sản phẩm ra nƣớc ngoài, Canon đã đem đến một nguồn thu đáng kể cho địa phƣơng và kinh nghiệm quí báu về công tác quản lý, đào tạo công nhân trình độ cao. Thành công của giai đoạn 1 đã mở ra một bƣớc triển khai mới. Giai đoạn 2 của Canon tại Bắc Ninh với nguồn vốn đầu tƣ hơn 100 triệu USD, khi đi vào hoạt động đem lại trị giá xuất khẩu hàng năm lên tới 1,6 tỷ USD. Những thành công trong thu hút FDI của Bắc Ninh đã tạo ra bƣớc phát triển mới cho kinh tế của tỉnh nói chung và công nghiệp của tỉnh nói riêng, đem lại diện mạo mới cho kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn nhƣ: công nghiệp điện tử, sản xuất linh kiện công nghệ cao và phát triển cơ sở hạ tầng. Nguồn thu ngân sách tăng nhanh, giải quyết công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bắc Ninh đựoc quy hoạch phát triển thành đô thị vệ tinh của khu vực Hà Nội. Có thể rút ra một số điểm dẫn tới thành công của Bắc Ninh: - Tỉnh đã tập trung đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng đối hoàn chỉnh; thúc đẩy sự hình thành và phát triển các trung tâm thƣơng mại, các khu công nghiệp, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ nhằm tạo điều kiện giảm chi phí cho các nhà đầu tƣ. - Trên cơ sở những quy định chung của Chính phủ về ƣu đãi đầu tƣ, UBND tỉnh đã ban hành những chính sách và cơ chế thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ nhƣ: ƣu đãi về thuê đất, hỗ trợ vốn xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, hỗ trợ đền bù thiệt hại trong giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo thuận lợi cho các 53

64 doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc, giao lƣu thƣơng mại, xúc tiến đầu tƣ, khai thác thị trƣờng... - Thực hiện cải cách hành chính áp dụng cơ chế một cửa, nhƣ tại Sở Kế hoạch Đầu tƣ và Ban Quản lý các Khu công nghiệp. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng đứng đầu PCI năm thứ 2 liên tiếp. Theo Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, để giữ vững ngôi quán quân, chính quyền Đà Nẵng đã đặt mình vào vị thế doanh nghiệp, chủ động chỉ đạo khảo sát các DN nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chỉ số PCI ngay từ đầu năm Trên thực tế, Đà Nẵng đã thực hiện các công việc theo quan điểm đặt mình vào vị thế của DN. Ngay đầu năm 2009, UBND thành phố đã trực tiếp chỉ đạo Trung tâm xúc tiến Đầu tƣ Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội dựa vào các chỉ tiêu cơ bản của chỉ số PCI năm 2008, khảo sát các DN về các chỉ số năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng để xây dựng kế hoạch quyết tâm giữ vững ngôi vị số 1 trong năm Kết quả cho thấy, nổi bật nhất là chỉ số tính năng động của chính quyền thành phố, có tới 82,87% DN cho rằng thành phố luôn linh động trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng DN; 92,34% DN cho rằng thành phố triển khai tốt trong khuôn khô các quy định của Trung ƣơng. Thời gian chờ đợi thực sự để có mặt bằng kinh doanh từ 75 ngày năm 2008 sang năm 2009 còn 60 ngày; Tỷ lệ DN khó khăn có đủ giấy phép cần thiết tăng từ 2,8% năm 2008 lên 10,98% năm Tuy nhiên, một số chỉ số cấu thành PCI biến động đáng lo ngại nhƣ: Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất năm 2008 Đà Nẵng xếp vị trí 58/64 (cách Bình Dƣơng khá xa là 2,2 điểm); Chỉ số chi phí không chính thức Đà Nẵng xếp hạng thấp trên bảng xếp hạng 63 tỉnh thành năm 2008 và đứng sau Bình Dƣơng với cách biệt 0,40 điểm. Nắm đƣợc các hạn chế đó, UBND thành phố chỉ đạo cho các sở, ban 54

65 ngành liên quan thực hiện tốt kế hoạch một cửa liên thông. Chỉ đạo tổ chức Hội thảo Nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng và mời TS Jim Winkler Giám đốc Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh VN (VNCI) tham dự để tƣ vấn cho chính quyền Đà Nẵng đƣa ra những giải pháp tốt nhất nâng cao chỉ số PCI. Từ đó UBND thành phố đã chính thức chỉ đạo các đơn vị tập trung tăng cƣờng hơn nữa tính công khai minh bạch về chủ trƣơng chính sách, mở rộng dân chủ, đi kèm một sô định hƣớng mang tầm chiến lƣợc nhƣ lựa chọn mô hình phát triển thân thiện với môi trƣờng, cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các loại hình dịch vụ, quy hoạch, xúc tiến đầu tƣ...đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế mũi nhọn tập trung vào du lịch, dịch vụ. Lý giải cho sự thành công của Đà Nẵng, theo Ông Lâm Quang Minh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tƣ thành phố Đà Nẵng, đó là nhờ việc chế độ một cửa liên thông đã đƣợc thực hiện từ năm Ngay từ thời điểm đó, UBND thành phố điều cán bộ đi nhiều nƣớc trên thế giới để học tập cách quản lý hành chính theo chế độ một cửa liên thông. Tiếp đó, UBND thành phố chỉ đạo Trung tâm xúc tiến đầu tƣ (TTXTĐT) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố, chứ không thuộc sự quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ nhƣ các tỉnh thành khác. Từ đây, tất cả các dự án đầu tƣ vào Đà Nẵng đều thông qua TTXTĐT. Những dự án lớn chủ đầu tƣ sẽ làm việc trực tiếp với UBND thành phố. TTXTĐT chuyên hồ sơ liên quan đến từng sở, ban ngành để hợp thức hóa hồ sơ cấp phép đầu tƣ. Nhƣ vậy, các nhà đầu tƣ đến Đà Nẵng không phải chạy đi xin con dấu bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ cần đến làm thủ tục tại TTXTĐT. Năm 2003, chế độ một cửa đƣợc đẩy mạnh, mở rộng đến các sở, ban ngành. Mỗi sở có 3 phòng một cửa liên thông (một bộ phận tổng hợp hồ sơ). Từ đó, TTXTĐT chỉ cần mang hồ sơ dự án nộp cho bộ phận duy nhất của các sở. Bộ phận tổng hợp đó chịu trách nhiệm thực hiện theo 55

66 trình tự quy định. Đến nay, có nhiều sở đã lắp camera ngay tại cơ quan để lãnh đạo sở theo dõi cụ thể về quy trình một cửa liên thông của sở. Từ thành công từ mô hình chế độ một cửa liên thông đẩy mạnh thu hút đầu tƣ của thành phố Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã thành lập TTXTĐT miền Trung theo mô hình này để hỗ trợ các TTXTĐT các tỉnh miền Trung và chính TTXTĐT nhiều tỉnh thành nhƣ Hà Nội, Đồng Nai, Đắk Lắk đã đến tham quan, học tập, tìm hiểu mô hình, cách làm. Chính nhờ sự thông thoáng ấy, năm 2009, thành phố Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho khoảng DN, tổng vốn đăng ký ƣớc đạt tỷ đồng. Lũy kế đến nay, trên địa bàn thành phố có trên 800 DN, tổng vốn đăng ký đạt 28,5 ngàn tỷ đồng, tăng 21,6% về số DN và 12,3% về vốn đăng ký so với cuối năm Tiếp tục triển khai hiệu quả việc đăng ký kinh doanh trực tuyến và thực hiện mô hình một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuê, khắc dấu, triển khai áp dụng một mã số cho đăng ký kinh doanh và đăng ký thuê, tạo môi trƣờng thông thoáng, thuận tiện cho nhà đầu tƣ trong việc thành lập, khởi sự. (Nguồn: Tâm Vũ, Đà Nẵng đứng đầu PCI năm thứ 2 liên tiếp: Chúng tôi đặt mình vào vị thế của doanh nghiêp.địa chỉ: 56

67 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, mô tả Tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm đây mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn FDI Phương pháp phân tích, tổng hợp Nghiên cứu vận dụng các lý luận cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới, ở Việt Nam và tại địa phƣơng để làm rõ thế nào là thu hút FDI, thực trạng thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn ; phân tích làm rõ tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo các phƣơng diện kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trên cơ sở tổng kết những vấn đề lý luận về thu hút FDI phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh, phân tích thực trạng thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc, việc nghiên cứu đề tài này sẽ đƣa ra những giải pháp để thu hút hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp trên điạ bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn , tầm nhìn 2030 Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đƣa ra các đánh giá chung có tính chất khái quát về mặt đƣợc, những hạn chế của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc Phương pháp so sánh, đối chiếu Tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu để so sánh kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh, thành phố Đà Nẵng trong việc thu hút FDI. Từ đó, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc. 57

68 Phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI cho phát triển công nghiệp vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn trƣớc 2015; tác động của thu hút FDI đến kinh tế - xã hội của địa phƣơng; chỉ rõ những ƣu điểm cần phát huy, tồn tại cần khắc phục, thuận lợi và khó khăn, so sánh với một số địa phƣơng trong nƣớc Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu Địa điểm Quá trình thực hiện nghiên cứu đƣợc tiến hành ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời để có cơ sở thực tiễn nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, tác giả có khảo sát ở một số tỉnh khác của Việt Nam Thời gian thực hiện nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm

69 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Điều kiện tự nhiên Vị trí Địa lý - Vĩnh Phúc là thuộc vùng quy hoạch Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km. Theo Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, Vĩnh Phúc có diện tích 1.237,52 km2 với dân số khoảng ngƣời, mật độ dân số khoảng 832 ngƣời/km2. Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trị địa lý hết sức thuận lợi cho quá trình phát triển, có hệ thống giao thông hết sức thuận lợi: nằm trên Quốc lộ số 2, đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai và đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đƣa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam. 59

70 Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch Vĩnh Phúc Địa hình Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái đặc trƣng: đồng bằng, trung du và vùng núi. Địa hình đựoc đánh giá là đẹp, phong phú. Vùng đồng bằng diện tích tự nhiên ha, là vùng phù sa đƣợc sông Hồng bồi đắp, độ màu mỡ cao, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam diện tích tự nhiên ha, là vùng phù sa cổ đƣợc nâng lên, có tầng đất sét pha cát lẫn cuội sỏi với chiều dày lớn, rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và cây hoa mầu kết hợp với chăn nuôi gia súc. Vùng núi diện tích tự nhiên ha, địa hình tƣơng đối phức tạp, chia cắt mạnh 60

MỤC LỤC

MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG MINH P DôNG PH P LUËT TRONG GI I QUYÕT TRANH CHÊP ÊT AI T¹I TßA N NH N D N QUA THùC TIÔN CñA TßA N NH N D N TèI CAO Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY (Khảo sát tin, bài

Chi tiết hơn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- --------- NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT VIỆTNAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬTHỌC HÀ NỘI, 2016 ĐẠI HỌC

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG

Chi tiết hơn

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU... 7 1. Lý do chọn đề tài... 7 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài... 8 3. Đối tƣợng nghiên cứu... 10 4. Phạm vi nghiên cứu... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu...

Chi tiết hơn

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ và nội dung của PPDH vật lý. Mối quan hệ giữa môn PPDH

Chi tiết hơn

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG * Số 04-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN

Chi tiết hơn

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 45/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013 THÔNG TƯ HƢỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI --------- Luật số: 17/2012/QH13 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HÀ QU N Lý µo T¹O CñA TR êng ¹I HäC KINH TÕ - Kü THUËT C NG NGHIÖP P øng NHU CÇU NH N LùC VïNG ång B»NG S NG HåNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA

Chi tiết hơn

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đang đứng trƣớc nhiều cơ hội nhƣng

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH Đối thoại về Các Vấn đề Chính sách trong Quản lý Môi trƣờng Làng Nghề Tỉnh Bắc Ninh ĐỐI THOẠI NƯỚC MÊ KÔNG Việc xác định các thực thể địa lý trong ấn phẩm này và cách trình bày các số liệu không phản ánh

Chi tiết hơn

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luận án Tiến sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: Kinh tế Thẩm định giá ĐỀ CƢƠNG

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam 1 TÁC GIẢ 1. Vƣơng Xuân Tình (Chủ biên) 2. Lê Minh Anh 3. Phạm Thu Hà 4. Trần Hồng Hạnh 5. Nguyễn Văn Toàn 6. Đoàn Việt VÀ CỘNG TÁC VIÊN 2 Lời

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ VIỆC THOÁI VỐN CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY LƢƠNG THỰC MIỀN BẮC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC NINH BÌNH THÔNG QUA ĐẤU GIÁ (Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014

Chi tiết hơn

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website:   Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: http://lapduan.com.vn Hotline: 08.39118552-0918755356 THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘNG QUY MÔ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ABC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chi tiết hơn

Slide 1

Slide 1 CẤP BÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGƯT. TS. Nguyễn Tùng Lâm Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội Cấp bách nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Để nâng cao chất lượng

Chi tiết hơn

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019-2020 Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức và năng lực; yêu nghề, sáng

Chi tiết hơn

1

1 1 2 CỨ LÀM THEO SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ MARIA SỐ THÁNG 5.2017 MẸ MARIA CỰC THANH CỰC TỊNH LƯU HÀNH NỘI BỘ 3 Ý CẦU NGUYỆN Xin ơn cho Kitô hữu ở Phi Châu. Để các Kitô hữu ở Phi Châu, theo gƣơng của Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU –

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHÃN HIỆU VIỆT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHÃN HIỆU VIỆT I. Thông tin chung Năm 2018 1. Thông tin khái

Chi tiết hơn

ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU DYNAMICS OF STRUCTURES

ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU DYNAMICS OF STRUCTURES CÔNG TÁC KỸ SƢ NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG T S. T R Ầ N T U Ấ N N A M ( t t. n a m @ h u t e c h. e d u. v n ) 2 GIỚI THIỆU MÔN HỌC o Ý NGHĨA & MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC o PHƢƠNG PHÁP HỌC & ĐIỂM ĐÁNH GIÁ o CẤU

Chi tiết hơn

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.6-B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên cứu 2009-2010 Đơn vị thực hiện Tổng cục Thống kê Chủ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

SỔ TAY SINH VIÊN

SỔ TAY SINH VIÊN 1 SỔ TAY SINH VIÊN LỜI NÓI ĐẦU Các bạn sinh viên thân mến! Để hoàn thành tốt việc học tập tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải Phòng, ngoài việc nhận đƣợc sự hƣớng dẫn từ giảng viên, các phòng ban chức năng và

Chi tiết hơn

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản trị kinh

Chi tiết hơn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Mã số............ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2 RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG TRƢỜNG HỌC

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

Chi tiết hơn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI ĐHSG/NCKHSV_01 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, n

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI ĐHSG/NCKHSV_01 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, n TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 06 năm 2016 THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH

Chi tiết hơn

Điều lệ Công ty CP Cấp thoát nước Ninh Bình UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc

Điều lệ Công ty CP Cấp thoát nước Ninh Bình UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC NINH BÌNH Ninh Bình, tháng 12 năm

Chi tiết hơn

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chi tiết hơn

Phô lôc sè 7

Phô lôc sè 7 BỘ Y TẾ CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NAM vinamed PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NAM Hà Nội, tháng 10 năm 2015 MỤC LỤC PHẦN I: THỰC TRẠNG DOANH

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN PHẦN MỞ ĐẦU

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHÂU ÂU VIỆT NAM (EUROVN) VỚI SẢN PHẨM BOURJOIS

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ------------------------------- ISO 9001-2008 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi Thị Hạnh Msv : 121458 Ngƣời hƣớng dẫn: KTS. Nguyễn

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 N

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 N CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Căn cứ Luật Tổ chức

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên

Chi tiết hơn

C«ng ty CP x©y dùng vµ C khÝ sè 1

C«ng ty CP x©y dùng vµ C khÝ sè 1 BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ CMC THÁNG 4 NĂM 2019 1 MỤC LỤC I. THÔNG TIN CHUNG... 3 1. Thông tin khái quát:... 3 2. Quá trình hình thành và phát triển:... 3 3. Ngành nghề và địa

Chi tiết hơn

PHẦN I

PHẦN I UBND TỈNH BÌNH PHƢỚC CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƢỚC PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƢỚC BÌNH PHƢỚC Bình Phước, tháng 12 năm 2015 MỤC LỤC PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP... 5

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG o0o ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔN

Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG o0o ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG -------o0o------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HẢI PHÒNG 2013 Sinh viên: Nguyễn Văn Du Lớp: CT1301 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC VỀ VIỆC THOÁI VỐN CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY LƢƠNG THỰC MIỀN BẮC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC VÀ THƢƠNG MẠI VĨNH PHÖC THÔNG QUA ĐẤU GIÁ (Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ

Chi tiết hơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐIỀU CHỈNH Ổ SUNG ĐỀ ÁN QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2022 Cơ quan Chủ trì: Trƣờng Đại học Cần Thơ

Chi tiết hơn

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA BAN QUẢN LÝ BẾN XE, TÀU BẠC LIÊU KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY VÀ QUY CHẾ BÁN ĐẤ

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA BAN QUẢN LÝ BẾN XE, TÀU BẠC LIÊU KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY VÀ QUY CHẾ BÁN ĐẤ BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO NÀY VÀ QUY CHẾ BÁN ĐẤU GIÁ TRƢỚC KHI QUYẾT ĐỊNH ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ. VIỆC CHÀO BÁN CỔ PHẦN NÀY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỢT CHÀO BÁN

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008 ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008 LỜI NÓI ĐẦU Tập sách này gồm có hai phần: Phần thứ nhứt: Thiền niệm Tam Giáo. Vì Thánh Ngôn Hiệp Tuyển dạy trân trọng Lục

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

Gia sư Thành Được ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian:

Gia sư Thành Được   ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1

Chi tiết hơn

DANH SÁCH SINH VIÊN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ "NÓI KHÔNG VỚI MA TÚY" THỜI GIAN: 8g30 NGÀY 29/10/2017 TẠI HỘI TRƯỜNG I STT MSSV HỌ TÊN Ngô Thị Phụng

DANH SÁCH SINH VIÊN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ NÓI KHÔNG VỚI MA TÚY THỜI GIAN: 8g30 NGÀY 29/10/2017 TẠI HỘI TRƯỜNG I STT MSSV HỌ TÊN Ngô Thị Phụng DANH SÁCH SINH VIÊN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ "NÓI KHÔNG VỚI MA TÚY" THỜI GIAN: 8g30 NGÀY 29/10/2017 TẠI HỘI TRƯỜNG I STT MSSV HỌ TÊN 1 1314046 Ngô Thị Phụng Chi 2 1314512 Nguyễn Thụy Kiều Vân 3 1411268 Nguyễn

Chi tiết hơn

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc Trƣởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Tập 4 (Chánh Pháp Của Đức Thế Tôn) (Đức Trƣởng Lão tiếp khách ở BĐDTHPG Tây Ninh) KINH SÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA MỌI NGƢỜI (Các Nhóm Nguyên Thủy Sài Gòn Sƣu Tập) - 1 - Thành Kính Tri

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016

CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016 CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN NAM QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở CỤC THUẾ TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN NAM QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở CỤC THUẾ TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN NAM QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở CỤC THUẾ TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN

Chi tiết hơn

Phụ lục I: GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010

Phụ lục I: GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010 Phụ lục 1 GIÁ ĐẤT Ở THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) Đơn vị tính: đồng/m 2 1 23 tháng 8 Lê Huân

Chi tiết hơn

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và L

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và L CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN [Truy cập tab: Ngữ Văn Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN] I. ĐỌC HIỂU

Chi tiết hơn

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU VỰC FDI TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN

Chi tiết hơn

Luan an ghi dia.doc

Luan an ghi dia.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH & LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 45/2013/QH13 Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013 LUẬT ĐẤT ĐAI Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc

Chi tiết hơn

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015- xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG vthong@hcmuaf.edu.vn. 1/ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ TÀI SẢN TINH THẦN VÔ

Chi tiết hơn

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM 2.1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẾ 2.2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA MỘT SẮC THUẾ 2.3. CẢI CÁCH THUẾ TẠI VIỆT NAM 2.4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ THUẾ

Chi tiết hơn

1

1 QUY TẮC VÀ ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM LINH HOẠT 3 TRONG 1 (Được phê chuẩn theo Công văn số 12807 /BTC-QLBH ngày 26/09/2011, Công văn sửa đổi bổ sung số 4866/BTC-QLBH ngày 18/04/2013 của Bộ Tài Chính và Công văn

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CHU THỊ PHƢƠNG THẢO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH CHO SIÊU THỊ CO.OPMART ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chi tiết hơn

BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN

BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN 2018 www.xaydung47.vn MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG 3 TỔNG QUAN CÔNG TY 3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4 NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH 5 CÁC THÀNH TÍCH NỔI BẬT 6 MÔ HÌNH QUẢN TRỊ VÀ

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chi tiết hơn

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI *********** NguyÔn H u toµn TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ------------------------------- ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Sinh viên : Phạm Thuỳ Nhung Giảng viên hƣớng dẫn:

Chi tiết hơn

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Nghị định số 36/2016/NĐ-CP

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VĂN PHÒNG * Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013 Số 29-QĐ/VPTW QUY ĐỊNH về công tác văn thƣ trong các tỉnh uỷ, thành uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ƣơng

Chi tiết hơn

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20 CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010 đã đƣợc kiểm toán Lô B1 DN 14/3 Nguyễn Khánh Toàn - Cầu Giấy - Hà Nội NỘI DUNG Trang Báo cáo của

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày

CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG 3 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày 25 tháng 01 năm 2017 BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CHU THỊ DUYÊN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CHU THỊ DUYÊN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CHU THỊ DUYÊN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 3148/QĐ-UBND Bình Định, ngà

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 3148/QĐ-UBND Bình Định, ngà ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 3148/QĐ-UBND Bình Định, ngày 30 tháng 8 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ

Chi tiết hơn

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA (1975 2005) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KHÁNH HÕA - 2007 - 2 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Chi tiết hơn

ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016

ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016 ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU... 4 I. ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐIỀU LỆ... 4 Điều 1. Định nghĩa... 4 II. TÊN, HÌNH THỨC, TRỤ SỞ, CHI

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 1:     TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mục lục CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...3 1.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG:... 3 1.1.1. Khái niệm:... 3 1.1.2. Hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam:... 3 1.2. CÁC

Chi tiết hơn

Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và

Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và gián tiếp của tập đoàn (gọi chung là Công ty ) cùng

Chi tiết hơn

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN V Ề V I Ệ C T H O Á I V Ố N C Ổ P H Ầ N C Ủ A C Ô N G T Y T N H H M T V X Ổ S Ố K I Ế N T H I Ế T L Â M Đ Ồ N G Đ Ầ U T Ƣ T Ạ I

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN V Ề V I Ệ C T H O Á I V Ố N C Ổ P H Ầ N C Ủ A C Ô N G T Y T N H H M T V X Ổ S Ố K I Ế N T H I Ế T L Â M Đ Ồ N G Đ Ầ U T Ƣ T Ạ I V Ề V I Ệ C T H O Á I V Ố N C Ổ P H Ầ N C Ủ A C Ô N G T Y T N H H M T V X Ổ S Ố K I Ế N T H I Ế T L Â M Đ Ồ N G Đ Ầ U T Ƣ T Ạ I C T C P D Ị C H V Ụ D U L Ị C H T H U N G L Ũ N G V À N G Đ À L Ạ T T H Ô

Chi tiết hơn

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG GTC KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG GTC KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG GTC KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ ĐẤU GIÁ TRƢỚC KHI ĐĂNG KÝ THAM DỰ ĐẤU GIÁ. BẢN CÔNG

Chi tiết hơn

ÑEÀ CÖÔNG CHI TIEÁT MOÂN HOÏC

ÑEÀ CÖÔNG CHI TIEÁT MOÂN HOÏC TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƢƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: Giáo dục Thể chất Quốc phòng BỘ MÔN: Giáo dục quốc phòng CHƢƠNG TRÌNH HỌC PHẦN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH HỆ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP 1. Tên học

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2013 Quy Nhơn, tháng 03 năm

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2013 Quy Nhơn, tháng 03 năm CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2013 Quy Nhơn, tháng 03 năm 2014 1 MỤC LỤC THÔNG ĐIỆP CỦA LÃNH ĐẠO... 3 Phần I. Thông tin chung... 4 I. Thông tin khái quát...

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG TÔ THỊ NHÀN VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TR

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG TÔ THỊ NHÀN VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TR ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG TÔ THỊ NHÀN VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH CÁP CỦA ĐÀI PHÁT

Chi tiết hơn