BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V"

Bản ghi

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1.TS. NGUYỄN DUY LẠC 2.TS. PHAN THỊ THÁI HÀ NỘI, 2018

3 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà nội, ngày.. tháng. năm.. Tác giả Phạm Thị Thúy

4 ii LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu luận án với đề tài Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường đại học Mỏ - Địa chất, Phòng Sau đại học, khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh; đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Duy Lạc và TS.Phan Thị Thái đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã góp ý cho tôi hoàn thiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế - Trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên, nơi tôi đang công tác và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các đồng chí lãnh đạo các sở, ban ngành của Tỉnh đã giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn và trao đổi về chủ trương chính sách và những thuận lợi và khó khăn trong việc đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội FDI tại Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân là những điểm tựa vững chắc để tôi học tập, nghiên cứu và phát triển chuyên môn nghề nghiệp. Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thúy

5 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...i LỜI CẢM ƠN... ii MỤC LỤC... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...vi DANH MỤC CÁC BẢNG... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ...ix MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với FDI Khoảng trống cho các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết luận chương CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Cơ sở lý luận hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài Lựa chọn chỉ tiêu phù hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI ở cấp địa phương Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương Thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương khác và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc... 65

6 iv Thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương khác Bài học rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc Kết luận chương CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc Sơ lược về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc Thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn FDI đóng góp vào GRDP FDI đóng góp vào ngân sách FDI đóng góp vào xuất nhập khẩu FDI đóng góp vào tạo việc làm FDI đóng góp vào mức độ cải thiện khoa học công nghệ FDI đóng góp vào mức độ cải thiện môi trường FDI đóng góp vào mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Nhân tố khách quan Những nhân tố chủ quan Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Những kết quả đạt được và nguyên nhân Những hạn chế và nguyên nhân Kết luận chương CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

7 v 4.1. Dự báo triển vọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới Xu hướng thay đổi dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới Tác động của bối cảnh trong nước Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước Phát triển công nghiệp phụ trợ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Giải pháp về quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và Bộ ban ngành Kiến nghị đối với Quốc Hội Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan Kết luận chương KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

8 vi Chữ viết tắt CCN CNH-HĐH DN ĐTNN FDI IMF KCN KKT MNEs ODA OEDC SXKD TNCs TNHH UNCTAD WTO XHCN R&D GRDP GDP VA GO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Cụm công nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) Khu công nghiệp Khu kinh tế Công ty đa quốc gia (Multinational Enterprises) Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) Sản xuất kinh doanh Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation) Trách nhiệm hữu hạn Ủy ban thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc Tổ chức Thương mại Thế giới Xã hội chủ nghĩa Nghiên cứu và phát triển (Research anh Development) Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) Tổng sản phẩm (Gross Domestic Product) Giá trị gia tăng (Value added) Giá trị sản xuất (Gross Output)

9 vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 1.1. Kết quả điều tra Bảng 2.1. FDI phân theo quốc gia tại tỉnh Phú Thọ Bảng 2.2. FDI phân theo ngành kinh tế tại tỉnh Phú Thọ Bảng 2.3. Vốn đầu tư thực hiện tỉnh Phú Thọ theo nguồn vốn Bảng 2.4. GRDP tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế Bảng 2.5. Thu ngân sách tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế Bảng 2.7. Lao động đang làm việc tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế Bảng 2.8. FDI phân theo quốc gia tại tỉnh Bắc Ninh (31/12/2016) Bảng 2.9. FDI phân theo ngành kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh Bảng Vốn đầu tư thực hiện tỉnh Bắc Ninh theo nguồn vốn Bảng Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế Bảng Thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế Bảng Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế Bảng Lao động đang làm việc tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế Bảng 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc theo đối tác đầu tư Bảng 3.2. Các dự án FDI đầu tư trên tỉnh Vĩnh Phúc phân theo lĩnh vực đầu tư Bảng 3.3. Tổng hợp các dự án FDI phân theo các khu công nghiệp (31/12/2016) Bảng 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế Bảng 3.5. Đóng góp của khu vực có vốn FDI vào cơ cấu vốn đầu tư thực hiện Bảng 3.6. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế Bảng 3.7. Đóng góp của FDI vào GDP của một số địa phương và toàn quốc Bảng 3.8. Tỷ trọng đóng góp của FDI từng tỉnh vào GDP và GDPFDI toàn quốc... 96

10 viii Bảng 3.9. Thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế Bảng Đóng góp của khu vực có vốn FDI tỉnh vào ngân sách nhà nước của một số địa phương Bảng Tỷ trọng đóng góp khu vực có vốn FDI tỉnh so với tổng FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước Bảng Xuất khẩu hàng hóa tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế Bảng Đóng góp của khu vực có vốn FDI của các tỉnh vào thặng dư xuất khẩu toàn quốc Bảng Lao động đang làm việc tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế Bảng Đóng góp của khu vực có vốn FDI vào tạo việc làm cho người lao động 103 Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ gia tăng việc làm gián tiếp tại địa phương Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện Khoa học, công nghệ của tỉnh Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện môi trường Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thuận lợi của các thủ tục hành chính đối với DN FDI Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ chuyên nghiệp của cán bộ quản lý Bảng Bảng tổng hợp kết quả một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của 3 tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc

11 ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TT Tên hình vẽ, biểu đồ Trang Hình 1.1. Quá trình nghiên cứu luận án Hình 2.1. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Phú Thọ Hình 2.2. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Phú Thọ Hình 2.3. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao động đang làm việc của tỉnh Phú Thọ Hình 2.4. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu vốn đầu tư thực hiện tỉnh Bắc Ninh Hình 2.5. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Bắc Ninh Hình 2.6. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh Hình 2.7. Thặng dư xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh Hình 2.8. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao động đang làm việc của tỉnh Bắc Ninh Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc Hình 3.2. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Vĩnh Phúc Hình 3.3. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc Hình 3.4. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao động đang làm việc của tỉnh Vĩnh Phúc Hình 3.5. Đánh giá tổng hợp môi trường kinh tế của Vĩnh Phúc Hình 3.6. Đánh giá tổng hợp khả năng khai thác và sử dụng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc

12 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đảm bảo đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Muốn có vốn đầu tư lớn và dài hạn đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm trong nước cũng như tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với các quốc gia đang phát triển, khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn khan hiến chưa đủ đáp ứng nhu cầu về vốn thì việc tiếp nhận vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) càng trở nên cần thiết mang lại những lợi ích to lớn cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao mức thu nhập và đời sống của dân cư. Với những ưu điểm nổi bật của mình, việc thu hút ngày càng nhiều FDI đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đồng hành với việc tăng cường thu hút FDI thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của sử dụng vốn FDI làm cơ sở để Chính phủ quốc gia cũng như chính quyền các địa phương có chiến lược thu hút đầu tư vào ngành nào, đề ra nhưng chính sách gì để sử dụng tốt nhất đồng vốn đầu tư này cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương là vấn đề rất cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên trong từng giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện thành công mục tiêu này chúng ta cần phải có một nguồn vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế. Nguồn vốn này có thể được huy động từ nhiều kênh khác nhau, trong đó có vốn FDI. Mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào quy mô và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Thời gian qua, FDI đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Đồng thời, FDI cũng có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thu hút FDI chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng và chuyển giao công nghệ. Chất lượng của dự án FDI nhìn chung

13 2 chưa cao, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, sự tham gia đầu tư theo chuỗi sản xuất của các tập đoàn xuyên quốc gia còn hạn chế. Một số doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; Một số doanh nghiệp FDI có biểu hiện sử dụng phương thức chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu ngân sách, không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động... Vì vậy Chính phủ đã đề ra Nghị quyết số 103/NĐ CP ngày 29/8/2013 về Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới. Một trong các yêu cầu của Nghị quyết số 103 đối với các địa phương là cần đánh giá hiệu quả FDI và đề ra phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng FDI phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Với phương châm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao. Ngay từ khi tái lập tỉnh (1997), lãnh đạo Tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Sự tham gia của FDI đã kích thích phát triển đồng bộ, hoàn thiện cấu trúc phát triển kinh tế và từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, gia tăng giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, tăng thu ngân sách cho tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được những mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết vì: Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng về tốc độ thực hiện và tính hiệu quả FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Trong thời gian vừa qua Vĩnh Phúc là một tỉnh có lượng dự án FDI đăng ký nhiều nhưng nguồn vốn giải ngân và thực hiện còn rất khiêm tốn, mặt khác có nhiều dự án FDI hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

14 3 Thứ hai, nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội FDI là cơ sở để đánh giá quản lý nhà nước với các dự án này. Quản lý vĩ mô các dự án FDI hiện nay đang phải đối mặt với bài toán chuyển giá và trốn thuế. Một hiện tượng khá phổ biến với các doanh nghiệp FDI trên cả nước cũng như các doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc như HJC Vina, Haesung Vina,... Thứ ba, dự án FDI tập trung không đồng đều ở các khu vực và ngành nghề. Phần lớn các dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp, may mặc, điện tử, cơ khí mà ít quan tâm tới ngành công nghệ cao. Số dự án tập trung chủ yếu ở các Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Phúc Yên. Do vậy sự phát triển kinh tế chưa đồng đều, nhiều huyện như Sông Lô, Lập Thạch, Yên Lạc vẫn nghèo khó và lạc hậu. Vì vậy cần có nghiên cứu tầm vĩ mô về tính hiệu quả kinh tế- xã hội của FDI mang lại cho tỉnh Vĩnh Phúc. Thứ tư, xuất phát từ những hạn chế về khía cạnh xã hội, môi trường đặt ra với các dự án FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc. Mặc dù khá nhiều dự án FDI đạt doanh thu, lợi nhuận cao nhưng vẫn còn tác động tiêu cực đến môi trường như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Một số doanh nghiệp không xây dựng hoặc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không sử dụng mà xả trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái và cuộc sống của những người dân xung quanh. Các doanh nghiệp FDI quá chú trọng đến hiệu quả kinh tế mà quên đi lợi ích của người lao động, bỏ qua tính hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung. Điều này đi ngược lại mục tiêu của Đảng và Nhà nước khi sử dụng dòng vốn FDI phải đảm bảo cân bằng giữa các mặt kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI đối với tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc, hứa hẹn sẽ có nhiều đóng góp tích cực đối với hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước và vấn đề hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm rõ những vấn đề cơ bản về lý

15 4 luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh tiếp nhận FDI. b. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI thì thường đứng trên các góc độ khác nhau: Góc độ của nhà đầu tư nước ngoài, góc độ quản lý nhà nước, của địa phương và của ngành. Luận án tập trung vào nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI đứng trên góc độ quản lý nhà nước và địa phương tiếp nhận FDI, với các nội dung cơ bản về hiệu quả, hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, các nhân tố ảnh hưởng, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. + Về thời gian và không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thu thập số liệu điều tra về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn và định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, hệ thống hóa, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để rút ra những vấn đề khoa học mà luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết. - Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn FDI nói chung và hiệu quả kinh tế xã hội của FDI nói riêng. Làm rõ nội hàm, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. - Thứ ba, nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh có điều kiện tương đồng với tỉnh Vĩnh Phúc những thành công và hạn chế của họ về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn FDI, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc.

16 5 - Thứ tư, làm rõ thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, chỉ ra hiệu quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân. - Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã hệ thống hóa và luận giải một số vấn đề lý luận hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI đứng từ góc độ nước, địa phương tiếp nhận đầu tư. Qua đó chỉ ra rằng, hiện nay chưa có bộ tiêu chuẩn nào được ban hành để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. Trên thế giới đang tồn tại 2 nhóm quan điểm khác nhau về đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI là (1) Đánh giá theo một chỉ tiêu duy nhất không đơn vị đo; (2) Đánh giá theo tổ hợp chỉ tiêu. Số lượng chỉ tiêu trong tổ hợp cần linh hoạt nhằm phản ánh được hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI theo các mục tiêu khác nhau đặt ra trong mỗi thời kỳ và thuận lợi trong thu thập và xử lý thông tin. - Luận án đưa ra quan điểm là để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI vào nền kinh tế địa phương của Việt Nam hiện nay cần dùng một tổ hợp các chỉ tiêu phù hợp với điều kiện thực tế, bao gồm 7 chỉ tiêu cả định tính và định lượng phản ánh mức đóng của FDI vào (1) Sự tăng trưởng kinh tế (GRDP); (2) Thu ngân sách nhà nước; (3) Cán cân xuất nhập khẩu; (4) Tạo việc làm cho người lao động; (5) Cải thiện khoa học công nghệ; (6) Cải thiện môi trường; (7) Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. - Luận án đánh giá khá toàn diện hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn , chỉ ra mức độ hiệu quả của nó ở mức thấp hơn tỉnh có điều kiện tương tự là Bắc Ninh theo nhiều khía cạnh và các nhân tố ảnh hưởng. Trong đó nhân tố cơ bản là: Môi trường pháp luật; Sự ổn định về chính trị - kinh tế -xã hội; Trình độ quản lý của địa phương; Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ; Quy hoạch phát triển các KCN... -Luận án đề ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể cần tập trung vào một số các giải pháp

17 6 như: (1) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; (2) Phát triển công nghiệp phụ trợ; (3) Phát triển nguồn nhân lực chất; (4) Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp. 6. Kết cấu nội dung của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, luận án được kết cấu gồm bốn chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh - tế xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

18 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment - FDI) không chỉ là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế mà còn là nhân tố có tác động lan tỏa đến rất nhiều khu vực khác. Cũng vì vậy và ở Việt Nam cũng như trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến FDI, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của FDI. Các nghiên cứu gần đây gồm: a. Các công trình nghiên cứu trong nước (1) TS Vương Thị Bảo Bình (2016), Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn , có tính đến 2025,[8] đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh. Công trình đã đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Nghệ An: làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế trong việc thu hút FDI trên địa bàn Nghệ An, làm rõ nguyên nhân của các hạn chế đó (tình hình môi trường đầu tư). Đánh giá thực trạng tác động vốn FDI đến tỉnh Nghệ An (bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực). Phân tích khả năng thu hút, phát huy hiệu quả vốn FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An giai đoạn , có tính đến Đề xuất giải pháp tăng cường thu hút và phát huy hiệu quả vốn FDI vào Nghệ An giai đoạn , có tính đến (2) Lê Hữu Nghĩa, Lê Văn Chiến, Nguyễn Viết Thống (2014), sách chuyên khảo Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam [48], NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng đầu tư trực

19 8 tiếp nước ngoài ở Việt Nam, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam. (3) TS Trương Thái Phương (2001), Chiến lược đôi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn [51], đề tài cấp Bộ, Bộ tài chính. Công trình đã đưa ra các giải pháp chủ yếu thu hút nguồn vốn FDI gồm có: Đối mới cơ cấu FDI nhằm thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch đối với FDI, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý nhằm cải thiện môi trường ĐTNN, mở rộng hợp tác ĐTNN theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến công tác tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp và cơ chế thu hút vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, xúc tiến FDI, tăng cường công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nước phục vụ có hiệu quả hoạt động FDI. (4) Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Đại học quốc gia Hà Nội. [44] Cuốn sách đã đề cập tới khái niệm, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều lý thuyết luận giải về nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm các lý thuyết truyền thống và các lý thuyết mới về quốc tế hóa sản xuất, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới FDI, các chính sách, biện pháp thu hút FDI tại Việt Nam. Qua phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn , trong cuốn sách đã trình bày những tác động của FDI tới sự phát triển của Việt Nam, biểu hiện thông qua những tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, bổ sung vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế, chuyển giao và phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, liên kết các ngành công nghiệp, các tác động khác, các tác động đặc biệt và tác động tới chủ quyền quốc gia. Trong phân tích về tác động của FDI, cuốn sách cũng đồng thời cũng chỉ ra một số ảnh hưởng không mong muốn như gia tăng tính phụ thuộc của nền kinh tế vào FDI, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái do sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn tới hình thành độc quyền, ngăn cản cạnh tranh, làm tăng khoảng cách giàu nghèo Cuốn sách cũng cho rằng, mức độ tác động tích cực hoặc tiêu cực của FDI phụ thuộc vào

20 9 chính sách và điều kiện phát triển của nước tiếp nhận FDI, từ đó đã đưa ra một số gợi ý về chính sách như tăng cường thu hút FDI khi khả năng tích lũy nội địa thấp, phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ, đào tạo, quy định chặt chẽ cụ thể đối với FDI trong các lĩnh vực dinh dưỡng, y tế, dược phẩm, quảng cáo, có chính sách phù hợp về khắc phục chảy máu chất xám, bóc lột lao động quá mức, bảo hộ thị trường (5) Đỗ Đức Bình (2005), Sách chuyên khảo Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam [5], đã trình bày từ quan niệm về đầu tư quốc tế đến khái niệm FDI, các TNCs, vai trò của TNCs trong nền kinh tế thế giới, kinh nghiệm thu hút đầu tư của TNCs tại một số nước. Qua nghiên cứu phân tích thực trạng thu hút FDI nói chung và từ TNCs nói riêng tại Việt Nam giai đoạn , trong cuốn sách đã khái quát một số đóng góp của FDI đến các mặt kinh tế - xã hội ở Việt Nam như tham gia tích cực vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, sản xuất và xuất khẩu, đa dạng hóa và nâng cấp thiết bị, công nghệ. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng chỉ ra một số tác động tiêu cực như mâu thuẫn với mục tiêu chiến lược chung và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng trong các liên doanh, cuốn sách cũng đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI của các TNCs cho Việt Nam. (6) Tổng cục thống kê (2016), Kỷ yếu hội thảo Đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp FDI giai đoạn [70], Kỷ yếu hội thảo bao gồm các bài tham luận, các báo cáo, các nghiên cứu của nhiều cơ quan chức năng, nhiều chuyên gia về đầu tư trực tiếp nước ngoài đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp FDI được dựa trên hai khía cạnh chính là: (1) Hiệu quả của bản thân các doanh nghiệp FDI và (2) Đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho nền kinh tế. Nhìn chung, các doanh nghiệp FDI được đánh giá cao hơn các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên xét về tổng thể, hiệu quả của các doanh nghiệp FDI còn thấp và có xu hướng giảm. Nguyên nhân của tình trạng này thuộc về cả hai phía là nhà nước và chính bản thân các doanh nghiệp.

21 10 (7) Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Hội thảo đề án Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam, đề án cấp bộ do Học viện chính sách và phát triển chủ trì [15]. Mục tiêu của đề án này là xây dựng ra bộ chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả FDI ở Việt Nam, tuy nhiên khi hội thảo đưa ra hệ thống chỉ tiêu thì đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, chính vì vậy bộ chỉ tiêu này cũng chưa được Bộ Kế hoạch và đầu tư chính thức ban hành. (8). Vũ Chí Lộc (1995), Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tự trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam [37], Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã trình bày những vấn đề lý luận về hiệu quả của FDI được biểu hiện ở 2 mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Về hiệu quả kinh tế tác giả quan niệm có bản chất như đánh giá hiệu quả tài chính, phân tích chi phí lợi ích của dự án đầu tư, còn hiệu quả xã hội là những tác động tích cực của dự án về mặt xã hội. Tác giả cũng đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của FDI. Trên cơ sở các đánh giá về hiệu quả KT-XH của FDI, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên, luận án được thực hiện vào năm 1995, sau 7 năm Luật đầu tư (1897) có hiệu lực, hầu hết các dự án FDI đang ở giai đoạn đầu triển khai thực hiện, nhiều dự án chưa thể hoạt động có hiệu quả, nên đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn hạn chế, chưa đủ số liệu thực tiễn, và không còn phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay. Mặt khác quan điểm về hiệu quả kinh tế của FDI của tác giả chưa xác định rõ đứng trên góc độ nước tiếp nhận đầu tư hay chủ đầu tư, vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa về hiệu quả kinh tế xã hội của FDI đứng trên góc độ quản lý của nước tiếp nhận FDI. (9) Nguyễn Thị Liên Hoa (2000), Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam [25], Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã trình bày và phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận thuộc phạm vi huy động vốn FDI, tổng hợp một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong lĩnh vực này, trên cơ sở đó rút ra những bài học có thể áp dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam. Luận án cũng phân tích thực trạng huy động và hiệu quả

22 11 sử dụng vốn FDI qua các giai đoạn khác nhau, phân tích những thành tựu và hạn chế trong hoạt động FDI tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. Luận án được thực hiện vào năm 2000, giai đoạn trước đây quan niệm về thu hút chỉ dừng lại ở việc quan tâm đến số lượng vốn, số lượng dự án, đối tác đầu tư, nhưng chưa coi trọng đến chất lượng của các dự án FDI. Bước vào giai đoạn mới, vấn đề thu hút FDI cần được nghiên cứu trên quan điểm phù hợp với thực tiễn hơn. Ngoài ra, quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn FDI được tác giả phân tích trên cả hai góc độ: chủ đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu sâu sắc và chi tiết hơn về hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước tiếp nhận vốn. (10) Nguyễn Trọng Hải (2008), Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam [22], Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa và hoàn thiện các khái niệm, các chỉ tiêu, quy trình phân tích thống kê về hiệu quả kinh tế của FDI. Điểm mới của luận án là đã sử dụng thành công các phương pháp: phương pháp đồ thị không gian ba chiều trong phân tích nhân tố, phân tích dãy số thời gian đa chỉ tiêu phương pháp chỉ số mở rộng trong phân tích hiệu quả kinh tế. Tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của công tác phân tích thống kê hiệu quả kinh tế FDI và tăng cường hiệu quả FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, hiệu quả sử dụng vốn FDI mới chỉ dùng lại ở góc độ hiệu quả kinh tế, chưa đề cập đến lý luận và thực trạng về hiệu quả xã hội của vốn FD1 đối với nước tiếp nhận đầu tư. (11) Hà Quang Tiến (2014), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc [69], Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trong luận án tác giả đã làm rõ những tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn thu ngân sách, việc làm, môi trường cùng với sự tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội các nguyên nhân có liên quan tới các tác

23 12 động đó. Trong công trình nghiên cứu này của tác giả cũng đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên trong luận án tác giả chưa phân tích và đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI đứng trên quan điểm quản lý nhà nước của địa phương tiếp nhận vốn đầu tư. (12) Nguyễn Đại Thắng (2016), Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc [64], Luận án tiến sỹ, Học viên tài chính. Trong luận án tác giả đã hệ thống hóa, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận và kiểm soát các hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI, đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra những thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế. Tác giả cũng đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc. (13) Nguyễn Ngọc Điệp (2015), Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh [20], Luận án tiến sỹ. Luận án đã phân tích và đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng môi trường đầu tư tại các KCN Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI. Luận án cũng đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp FDI tại các KCN Tp Hồ Chí Minh. b. Các công trình nghiên cứu nước ngoài (1) V.I. Lenin (2005), Toàn tập [35], NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nghiên cứu của Lenin trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Ông cho rằng trong chủ nghĩa đế quốc, tích tụ và tập trung sản xuất tới một mức độ nhất định sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Cùng với tích tụ và tập trung tư bản, xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh và trở thành cơ sở kinh tế quan trọng của sự mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của các TNCs được hình thành từ các tổ chức độc quyền từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thời đại tư bản tài chính, có

24 13 một số quốc gia đã tích lũy được một lượng tư bản lớn, một bộ phận tư bản trở nên thừa vì không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao trong nước nên buộc phải xuất khẩu tư bản như một tất yếu. Theo Lênin, xuất khẩu tư bản là đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích thu được lợi nhuận ở nước nhận đầu tư. Xuất khẩu tư bản thừa chính là hoạt động đầu tư nước ngoài. Ông đề cập đến hai hình thức xuất khẩu tư bản đó là: (i) xuất khẩu tư bản hoạt động, là hình thức chuyển tư bản sang các nước khác để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại các xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhập khẩu nhằm mục đích thu lợi nhuận cao, (ii) xuất khẩu tư bản cho vay, là hình thức chính phủ cho các nước nghèo, lạc hậu vay tư bản nhằm mục đích thu lợi tức. Qua nghiên cứu, ông cho rằng, xuất khẩu tư bản có tác động tích cực và tiêu cực đối với nước xuất khẩu cũng như đối với nước nhập khẩu. (2) Li and Liu (2005), "Foreign Direct Investment and Economic Growth: An Increasingly Endogenous Relationship", World Development [83]. Qua khảo sát 88 quốc gia có tiếp nhận FDI (bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển) đã chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo các tác giả FDI không những trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định. Nếu nước nhận FDI có trình độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ tác động tiêu cực đến nước nhận FDI. (3) Institute of International economics FDI in Developing Countries and Economies in Transition: Opportunities, Dangers, and New Changes, (Đầu tư nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi: Cơ hội, thách thức và những đổi mới) [82]. Khi phân tích về FDI đối với các nước đang phát triển đã chỉ ra những tác động trái chiều của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận. Từ phân tích một số điểm nổi bật của đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi như FDI có được sự tăng trưởng vượt bậc từ những năm 1990, vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tỉ lệ lớn nhất và là nguồn vốn ổn định nhất trong các dòng vốn tư nhân như dòng nợ, dòng vốn vay ngân

25 14 hàng thương mại, trái phiếu và các dòng vốn khác, sự phân phối của vốn đầu tư nước ngoài tới các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi là không đồng đều, đã đề cập đến vấn đề tác động của FDI tới phát triển, bao gồm: Thứ nhất, tạo ra dòng tài chính phụ thêm của các nhà đầu tư nước ngoài từ đó tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ tại nước nhập khẩu FDI. Thứ hai, có ảnh hưởng không tốt tới thị trường của nước nhập khẩu FDI do các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các thị trường quốc tế, nơi đang diễn ra cạnh tranh không hoàn hảo, từ đó gây ra những khó khăn, thách đố đối với doanh nghiệp (DN) của nước nhập khẩu FDI. Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài FDI góp phần thúc đẩy tiết kiệm nội địa và cung cấp thêm hiệu quả trong quản lý, marketing, và công nghệ để nâng cao năng suất lao động. Thứ tư, sử dụng hiệu quả FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đối với nước nhập khẩu. Mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Mô hình Maign của FDI và phát triển) được thể hiện thông qua sự gia tăng đầu tư sản xuất kinh doanh (SXKD) của các DN nước ngoài. Mặc dù FDI có thể có một tác động rõ ràng, tích cực tới sự phát triển của nước tiếp nhận, song cũng có thể tạo ra một số tác động tiêu cực như trở thành nhân tố thúc đẩy sự hình thành tình trạng độc quyền nhóm thông qua thiết lập và mở rộng DN kiểu gia đình, từ đó thu hẹp khả năng gia nhập thị trường của một số DN của nước tiếp nhận. Từ đó để phát huy vai trò tích cực của FDI, nước nhập khẩu FDI không những cần có chính sách tăng cường thu hút FDI, mà còn phải có chính sách chủ động định hướng FDI theo hướng hiệu quả. Lợi ích và cơ hội của các doanh nghiệp nước ngoài là kiểm soát công nghệ, quyền sở hữu thương hiệu, đạt được qui mô kinh tế nhờ hoạt động hợp tác trong đầu tư và một số tài sản vô hình khác nhận được từ các DN nước ngoài chuyên nghiệp trong quản lý và tổ chức. Tuy nhiên các DN nước ngoài cũng phải đối mặt với những rủi ro, bất lợi trong sử dụng lao động nội địa, chịu ảnh hưởng không nhỏ từ phía các mối quan hệ cộng đồng tại địa phương, thị hiếu và văn hóa truyền thống. Tài liệu này có phân tích tác động của FDI đến nền kinh tế của nước tiếp

26 15 nhận đầu tư nhưng chưa đề cập đến vấn đề đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả FDI. (4) UNCTAD (2013) [89], FDI có thể hỗ trợ phát triển cho địa phương bằng cách: (i) bổ sung nguồn lực tài chính cho phát triển; (ii) đẩy mạnh canh tranh xuất khẩu; (iii) tạo ra việc làm và phát triển kỹ năng làm việc cho người lao động; (iiii) tăng cường trình độ công nghệ (bao gồm chuyển nhượng, khuếch tán và tạo ra công nghệ) Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với FDI a. Các công trình trong nghiên cứu trong nước (1) Trần Văn Nam (2005), Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, [41] NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn về công cụ quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Tác giả đã nêu rõ thành tựu đạt được trò tổ chức và quản lý các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Thông qua những số liệu cụ thể, tác giả đã đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI. (2) Nguyễn Văn Hùng (2007), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội Thực trạng và giải pháp [29], Luận án tiến sĩ. Tác giả đã tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam, trong đó có trình bày về doanh nghiệp có vốn FDI, sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI và quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Hà Nội; trong luận án phân tích tác động của doanh nghiệp FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội và phân tích thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI ở Hà Nội. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thì luận án chỉ ra những thành công và hạn chế còn tồn tại trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hà Nội. (3) Nguyễn Thanh Nam (2009), Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Phú Thọ hiện nay [42], Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân.

27 16 Luận án đã phân tích, đánh giá về quản lý nhà nước đối với FDI ở tỉnh Phú Thọ trong đó có trình bầy tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội. Luận án đã chỉ ra những thuận lợi và những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về quản lý nhà nước đối với FDI ở tỉnh Phú Thọ. b. Các công trình nghiên cứu nước ngoài (1) Sengphaivanh Seng Aphone (2012), Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [58], Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích và làm rõ hơn về cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về thu hút FDI. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với thu hút FDI tại cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ 1988 đến 2012 từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với thu hút FDI của cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. (2) Xiaohua Lin and Richard Germain (2015), The impact FDI on Chinesen SOE performance: The role management decentralization [91], trong nghiên cứu các tác giả đã tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước đối với nguồn vốn FDI tại Trung Quốc, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI. (3) Phonesay Vilaysack (2013), Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Viêng Chăn - nước công hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân [52], Tác giả đã tổng hợp và phân tích vai trò của quản lý nhà nước đối với vốn FDI trên địa bàn thành phố Viêng Chăn của nước CHDNND Lào, trong bài của mình tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với FDI tại Thành phố Viêng Chăn - cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ 2012 đến 2016 từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với FDI của thành phố Viêng Chăn - cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Khoảng trống cho các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Những kết quả đã được khẳng định Qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về FDI rất phong phú, mỗi đề tài, bài báo, sách

28 17 chuyên khảo, hội thảo, đề án cấp tỉnh, cấp bộ đã luận giải các vấn đề về FDI và hiệu quả của FDI mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư ở những khía cạnh khác nhau, nhưng thống nhất một số các vấn đề sau: + Về mặt lý luận, các công trình đã đưa ra quan niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là loại hình đầu tư đặc thù do chủ thể nước ngoài trực tiếp thực hiện; đã luận giải khá rõ về sự cần thiết khách quan của việc thu hút, sử dụng FDI cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam; đã khái quát những hình thức chủ yếu và một số đặc điểm quan trọng của FDI nói chung và đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nói riêng. + Hiệu quả của FDI được các công trình đánh giá đứng trên hai góc độ chủ đầu tư và góc độ quản lý vĩ mô của nước hoặc địa phương tiếp nhận đầu tư. + Đứng từ góc độ nước tiếp nhận đầu tư, các công trình nghiên cứu đều khẳng định rằng, FDI là một bộ phận kinh tế quan trọng của địa phương, góp phần làm đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động... Song cũng chỉ ra những tác động tiêu cực của FDI đến môi trường, đến đời sống của người dân, đến chuyển giai công nghệ... + Về đánh giá thực tế và giải pháp quản lý của nhà nước liên quan tới FDI có thể khái quát thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn mới mở cửa ( ) nền kinh tế Việt Nam nói chung còn thiếu vốn đầu tư trầm trọng, vì vậy lúc đó các công trình nghiên cứu chỉ quan tâm tới số vốn đầu tư gia tăng chứ chưa quan tâm chú trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI mang lại ra sao. Trong những năm gần đây, đi cùng với việc gia tăng thu hút FDI, các nhà quản lý đã quan tâm và chú trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội do FDI mang lại cho nền kinh tế. + Nhiều công trình đã chỉ ra rằng, để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI cần có cơ chế chính sách phù hợp nhằm tạo lập môi trường, thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo kết hợp lợi ích giữa nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích của quốc gia, địa phương tiếp

29 18 nhận FDI, đồng thời định hướng việc thu hút, sử dụng FDI, kiểm soát, giảm thiểu tác động tiêu cực Một số vấn đề đặt ra và nhiệm vụ cần giải quyết Nhìn từ vấn đề hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI theo góc độ nước, địa phương tiếp nhận đầu tư, một số công trình đã bước đầu chú ý đến các chỉ tiêu phản ánh tác động hai mặt của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Đã có không ít luận giải về nguyên nhân của những tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của nước nhập khẩu FDI. Tuy nhiên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI của các công trình đưa ra đang có những sự khác nhau mà chưa sự thống nhất. Bởi vì, mục tiêu chủ yếu trong thu hút, sử dụng FDI đối với từng quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương là nhằm đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, thành tựu trong thu hút FDI có thể không đồng nhất với hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. Bên cạnh các yếu tố gây ra ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội, còn có rất nhiều nguyên nhân gây khó khăn cho việc phát huy vai trò tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề này cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và chưa thực sự được làm rõ, đòi hỏi phải có nghiên cứu đầy đủ mang tính hệ thống trên cơ sở phân tích các ưu nhược điểm của các chỉ tiêu, phân tích điều kiện thực tế của quốc gia cũng những mỗi địa phương để lựa chọn và xây dựng nên hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp. Đây là khoảng trống về lý luận của đề tài luận án. Bên cạnh việc nghiên cứu về FDI và tác động của FDI trên bình diện quốc gia, đã có một số công trình đề cập tới FDI ở phạm vi địa phương cấp tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cố gắng tập trung làm rõ tác động của FDI đến từng mặt riêng biệt của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề làm thế nào để tỉnh Vĩnh Phúc có thể vừa thu hút được nhiều vốn FDI, vừa sử dụng có hiệu quả vốn FDI để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI vẫn đang là khoảng trống về thực tiễn cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Từ khoảng trống của các công trình nghiên cứu liên quan, đề tài luận án hướng tới những nhiệm vụ cơ bản sau:

30 19 - Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn FDI nói chung và hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI nói riêng. Làm rõ nội hàm, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. - Thứ hai, đưa ra quan điểm và lựa chọn một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc. - Thứ ba, làm rõ thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, chỉ ra hiệu quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân. - Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu Luận án tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ góc độ quản lý nhà nước, tác giả đứng vai trò là cán bộ quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, tác giả đánh giá những tác động tích cực và những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế - xã hội của Tỉnh, sau đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhóm giải pháp của luận án sẽ hướng tới vai trò quản lý nhà nước để nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Quá trình nghiên cứu của NCS được mô tả như hình 1.1. Trong đó: Bước 1: Bắt đầu từ việc nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, bằng phương pháp phân tích tổng hợp, kết quả đạt được là chỉ ra những nội dung có thể kế thừa và khoảng trống nghiên cứu.

31 20 Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Kết quả đạt được Phân tích, tổng hợp Tổng quan nghiên cứu Khoảng trống cần nghiên cứu Phân tích, tổng hợp Cơ sở lý luận & Kinh nghiệm của một số tỉnh - Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp. - Bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc. Phân tích, so sánh, điều tra khảo sát Phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Những vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Phân tích, tổng hợp Quan điểm, nội dung và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Đề xuất quan điểm, giải pháp và kiên nghị Hình 1.1. Quá trình nghiên cứu luận án Bước 2: + Trên cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả, hiệu quả đầu tư, FDI và hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, NCS đưa ra quan điểm và lựa chọn, xây dựng khung lý thuyết về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI tại địa phương trên góc độ quản lý vĩ mô của địa phương tiếp nhận vốn đầu tư, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng.

32 21 + NCS tìm hiểu kinh nghiệm của một số tỉnh có điều kiện kinh tế tương đồng với tỉnh Vĩnh Phúc để rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI cho tỉnh Vĩnh Phúc. Bước 3: NCS tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bằng các phương pháp như thống kê, phân tích, điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, tổng hợp và so sánh một số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với một số tỉnh thành và với chỉ tiêu chung của cả nước để rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bước 4: NCS phân tích bối cảnh, định hướng phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư toàn tỉnh cũng như nhu cầu về vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc; kết hợp với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nghiên cứu ở các bước trên, NCS đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn Đồng thời, NCS còn đưa ra một số kiến nghị với các cấp các ngành liên quan Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở: Phương pháp luận chung duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tiếp cận vấn đề mang tính hệ thống và logic. Đồng thời, kết hợp hài hòa các phương pháp: Tổng hợp và phân tích; chuyên gia và kế thừa khoa học; thống kê và so sánh; điều tra khảo sát, thu thập và xử lý thông tin, cụ thể: + Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được thể hiện và quán triệt trong quá trình nghiên cứu. Theo đó, khi nghiên cứu một vấn đề cần đặt trong mối quan hệ tổng thể nhiều vấn đề, sự tương tác qua lại của nó với vấn đề khác. Khi đánh giá thành công hay hạn chế, cũng như đề xuất các giải pháp phải căn cứ vào thực tế, phù hợp với bối cảnh và điều kiện, thời điểm, địa phương cụ thể + Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu; đặc biệt, trong diễn giải và phân tích chi tiết thực trạng. Việc phát hiện những điểm mấu chốt và đưa ra các đề xuất, giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả

33 22 kinh tế xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng dựa trên kết quả của quá trình phân tích và tổng hợp nêu trên. Việc thu thập tài liệu được tiến hành thông qua khai thác các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo tổng kết 20, 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, các đề tài khoa học, các bài báo khoa học đăng ở các tạp chí chuyên ngành có liên quan làm cơ sở khoa học cho nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để so sánh và đưa ra các nhận định thực tế. + Phương pháp chuyên gia và kế thừa khoa học được sử dụng tích cực nhằm tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý về một số vấn đề lý luận và thực tế, tập trung vào ý kiến của các quản lý của doanh nghiệp FDI, chuyên gia kỹ thuật và lãnh đạo chuyên ngành, cũng như nhà quản lý chính quyền các cấp hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án sử dụng một số tài liệu, tư liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố về các vấn đề có liên quan, nhất là quá trình tiếp cận, khái quát hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, cung cấp thông tin nền tảng phục vụ triển khai nghiên cứu thực trạng về hiệu quả kinh tế xã hội của FDI Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành tổng hợp, sàng lọc thông tin định tính nhằm tham chiếu với kết quả phân tích thống kê, đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. + Phương pháp thống kê và so sánh chủ yếu được sử dụng trong chương 2 và chương 3 nhằm tập hợp, phân tích các lý thuyết và các số liệu cả thứ cấp và sơ cấp, phục vụ cho việc minh họa, luận giải các vấn đề, những kết quả trong quản lý FDI Khi thực hiện phương pháp thống kê so sánh tác giả sử dụng hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian từ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để so sánh và đưa ra nhận định thực tế. + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại phòng Quản lý đầu tư nước ngoài Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, các cán bộ thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, các cán bộ thuộc Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở

34 23 Khoa học và Công nghệ, các chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, một số hộ dân sinh sống gần các doanh nghiệp FDI có chịu sự ảnh từ các doanh nghiệp FDI thông qua hai loại phiếu với hệ thống các câu hỏi đóng. Đồng thời kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, quy nạp và tổng hợp để bổ sung và cụ thể hóa các dữ liệu nghiên cứu. + Xây dựng và gửi phiếu điều tra: tác giả đã xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra có nội dung cơ bản giống nhau, nhưng phân biệt một số chỉ tiêu, chi tiết phù hợp với đối tượng được khảo sát. Trong đó: - Phiếu khảo sát số 01: khảo sát với các đối tượng là các cán bộ quản lý nhà nước cấp địa phương và các cán bộ quản lý doanh nghiệp FDI như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, các cán bộ thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, các chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Phiếu khảo sát số 02: khảo sát với các đối tượng là dân cư sinh sống gần các doanh nghiệp FDI có chịu sự ảnh hưởng từ các doanh nghiệp này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tập trung chủ yếu vào các huyện, thị có nhiều doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn như thành phố Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên Nội dung điều tra được phân thành 2 nhóm vấn đề sau: (i) Thông tin về quản lý, điều hành các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan tới FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. (ii) Thông tin liên quan đến việc FDI đã đóng góp như thế nào đến hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong quá trình thực hiện điều tra, tác giả đã cố gắng giảm thiểu những rủi ro sai số bằng cách xây dựng bảng hỏi điều tra một cách kỹ lưỡng dựa trên cơ sở một số tiêu chí của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thực hiện kiểm tra bảng hỏi nhiều lần, phương pháp bài bản, chặt chẽ. Hơn nữa, trong quá trình điều tra, tác giả đã liên hệ nhiều lần qua điện thoại hoặc với các lãnh đạo ban ngành, các doanh nghiệp để có kết quả điều tra tin cậy và cần thiết. Kết quả điều tra trong bảng sau:

35 24 Bảng 1.1. Kết quả điều tra STT Tiêu thức Tỷ lệ đạt yêu Số phiếu Số phiếu Số phiếu cầu/ Tổng số đạt yêu phát ra thu về phiếu đạt yêu cầu cầu (%) 1 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ,67 2 Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc ,33 3 Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc ,00 4 Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc ,00 5 Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc ,67 6 Ban quản lý các khu công nghiệp ,00 7 Doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ,67 8 Dân cư sinh sống gần các KCN ,67 Tổng cộng Trong tổng số phiếu phát ra là 220 phiếu thu về 195 phiếu trong đó có 150 phiếu thu về hợp lệ và đủ thông tin cần thiết, tin cậy phân tích, đánh giá phục vụ trực tiếp cho nội dung luận án. + Xử lý và phân tích số liệu điều tra trên cơ sở các phiếu thu thập thông tin: Tác giả dùng pháp pháp thống kê, lập bảng tổng hợp tính các chỉ số trên phần mềm Excel để xử lý số liệu.

36 25 Kết luận chương 1 Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong chương 1 của luận án đã hệ thống được những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI và quản lý nhà nước đối với FDI của một số công trình nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã hội FDI và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. Trên cơ sở đánh giá kết quả của những nghiên cứu trước và những khoảng trống còn chưa có đề tài nào giải quyết, luận án xác định được mục tiêu và nhiện vụ nghiên cứu phù hợp để trả lời các câu hỏi đặt ra cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như: - Nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI và hiệu quả kinh tế xã hội của FDI. Làm rõ nội hàm, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. - Lựa chọn một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với điều kiện thực tế của Việt nam nói chung và các địa phương nói riêng. - Làm rõ thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra hiệu quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc. Để giải quyết được các nhiệm vụ trên, luận án đã thiết lập quá trình nghiên cứu, cách tiếp cận và lựa chọn phương pháp nghiên cứu đề tài là các phương pháp truyền thống được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kinh tế, xã hội.

37 26 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1. Cơ sở lý luận hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization WTO) đã đưa ra định nghĩa như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các hình thức đầu tư khác. Trong phần lớn các trường hợp, nhà đầu tư và tài sản họ quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty. Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1999 cũng đưa ra định nghĩa Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) đối với một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài. [89] Trong báo cáo cán cân thanh toán quốc tế hàng năm của Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý có hiệu quả doanh nghiệp.[81] Một số nhà kinh tế Trung Quốc coi FDI là sự sở hữu tư bản tại nước tiếp nhận đầu tư bằng cách mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước đó. Khoản đầu tư này phải đạt tỷ lệ cổ phần đủ lớn đề tạo ảnh hưởng quyết định, chi phối đối với thực

38 27 thể kinh tế đó. Như vậy, Trung Quốc đã chú trọng tới tỷ lệ vốn đầu tư phải đủ lớn để nắm giữ quyền chi phối, kiểm soát doanh nghiệp. [84] Theo Luật đầu tư được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành số 59/2005/QH 11 quy định: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh [54]. Như vậy khái niệm về đầu tư trực tiếp đã được rút gọn lại so với Luật đầu tư năm Theo Luật đầu tư được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành số 67/2014/QH13 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2015 quy định: Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thống qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông [56] Như vậy, trong Luật đầu tư 2014 không phân biệt rõ ràng giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh. Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà đầu tư nước của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nay theo Luật Đầu tư 2014 quy định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51 % vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Đây thực sự là một bước mở nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Theo giáo trình Quản trị Đầu tư quốc tế của PGS.TS Phan Duy Minh (2011) đưa ra khái niệm về đầu tư quốc tế trực tiếp như sau: Đầu tư quốc tế trực tiếp đó là việc nhà đầu tư đưa tiền và các nguồn lực cần thiết từ một quốc gia sang quốc gia khác và chuyển hóa chúng thành vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lời tối đa. Trong đầu tư quốc tế trực tiếp nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Nói chung, các hoạt động đầu tư này chủ

39 28 yếu được diễn ra trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, bao gồm cả sản xuất, thương mại và dịch vụ. [40] Tóm lại, bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia, đi kèm với đầu tư vốn là đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh, gắn liền với quyền điều hành và quản lý doanh nghiệp của chủ đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp toàn bộ hoặc một phần vốn đủ lớn tùy theo quy định của luật pháp từng nước nhằm giành quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Một là, FDI là hình thức mà các nhà ĐTNN tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, làm ăn lâu dài ở nước sở tại, hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như tiếp nhận ODA (Official Development Assistance - hỗ trợ phát triển chính thức), kể cả kèm theo những điều kiện về chính trị có ảnh hưởng đến công việc nội bộ, chủ quyền của nước đi vay. Còn vay thương mại thì lãi suất thường cao, chính phủ và các doanh nghiệp của nước đi vay thường không chịu đựng nổi, khó có khả năng trả nợ. FDI là hình thức được các nước đang phát triển rất quan tâm và sử dụng vì nó giúp họ khai thác được tối đa nguồn lực của đất nước về tài nguyên, con người Hai là, theo hình thức FDI, vốn của nhà ĐTNN nằm trực tiếp trong nhà xưởng, thiết bị trên đất nước tiếp nhận đầu tư. Trong trường hợp vì một lý do nào đó chẳng hạn như khủng hoảng tài chính - tiền tệ, nhà đầu tư phải chuyển đổi nó thành tiền bằng cách bán hoặc thanh lý nhà máy mới thu hồi vốn và chuyển về nước được. Ba là, các nước đang phát triển có đặc điểm là trình độ khoa học, công nghệ thấp. Để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển các nước này cần nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới, phương thức quản lý tiên tiến của các nước phát triển. Chính vì vậy, FDI có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghệ

40 29 Bốn là, chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới hiện nay là các Công ty xuyên quốc gia và Công ty đa quốc gia với mạng lưới toàn cầu. Thông qua tiếp nhận đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia và Công ty đa quốc gia, nước tiếp nhận FDI có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh với những thay đổi trên thị trường thế giới Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư Thứ nhất, FDI là nguồn vốn quan trọng giúp cho các nước phát triển khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài. Ở các nước đang phát triển, xuất hiện một vòng luẩn quẩn, thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp, tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở quá trình phát triển của vốn và làm cho tích tụ vốn thấp, không đủ vốn cho đầu tư sẽ làm cho năng lực sản xuất của quốc gia đó giảm, năng lực sản xuất giảm dẫn đến thu nhập thấp và lại quay trở về chu kỳ ban đầu. FDI giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn lực tài chính khan hiếm, phá vỡ vòng luẩn quẩn nói trên, tăng vốn cho đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhập tăng. Thứ hai, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có vai trò tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, bước đầu thông qua thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, chuyển đổi từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và sau cùng là sang ngành sản xuất dịch vụ, hoặc thay đổi cơ cấu bên trong của ngành sản xuất có năng suất thấp và công nghệ lạc hậu sang sản xuất có năng suất cao và công nghệ hiện đại hơn. Thứ ba, FDI tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế nước chủ nhà. Khái niệm tác động lan tỏa cũng được gọi là tác động tràn hay hiệu ứng lan tỏa. Tác động tràn của FDI có thể hiểu là tác động mang tính gián tiếp xuất hiện khi sự có mặt của doanh nghiệp FDI mang lại tác động đến nền kinh tế của nước sở tại nói chung và làm cho doanh nghiệp trong nước nói riêng thay đổi hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược kinh doanh. Tác động tràn có thể được coi là kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI diễn ra đồng thời với quá trình điều chỉnh hành vi của

41 30 các doanh nghiệp trong nước, đó là sự lan tỏa, chia sẻ về công nghệ, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, làm đòn bẩy cho sản xuất trong nước. Thứ tư, FDI góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo thêm việc làm cho người lao động. Trình độ, năng lực của người lao động có tác động không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Phần lớn các lao động trước khi vào làm việc tại khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được đào tạo lại, nâng cao tay nghề, tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Có thể nói, không chỉ đối với các nước đang phát triển, ngay cả ở những nước phát triển vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Như vậy, FDI đã trực tiếp góp phần hình thành đội ngũ lao động có đủ năng lực quản lý và kỹ thuật để điều hành sản xuất kinh doanh trong một môi trường có tính cạnh tranh cao. Thứ năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các nước tiếp nhận đầu tư chủ yếu thông qua các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoặc các TNCs. Các doanh nghiệp này có lợi thế xuất khẩu hơn về thị trường, thương hiệu sản phẩm đối với các doanh nghiệp trong nước. Thông qua hệ thống công ty mẹ và công ty con của các TNCs, sản phẩm được xuất khẩu thuận lợi từ quốc gia này sang quốc gia khác. FDI thể hiện sự gắn kết giữa quốc gia đi đầu tư và quốc gia nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu, từ đó góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia. Thứ sáu, hiệu ứng cán cân thanh toán: Dòng vốn chảy vào sẽ giúp nâng cao vị thế của cán cân thanh toán (cán cân vốn) và nâng cao năng lực xuất khẩu. Nếu khu vực xuất khẩu phản ứng tốt với dòng vốn này thì trong dài hạn cán cân thanh toán được kỳ vọng sẽ vững mạnh hơn thông qua thặng dư thương mại. FDI cũng nâng cao năng lực cho các nhà sản xuất địa phương thông qua việc nắm bắt công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại, khi các nhà sản xuất trong nước từng bước thay thế được đầu vào nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu thì cán cân thương mại sẽ được củng cố hơn nữa. Qua sự phân tích ở trên cho thấy, việc tiếp nhận vốn FDI mang lại những lợi ích to lớn cho nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với

42 31 những ưu điểm nổi bật của mình, việc thu hút ngày càng nhiều FDI đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài dù quan trọng đến đâu cũng không thể đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, bởi vì xét về lâu dài để xem xét nền kinh tế của một quốc gia có hùng mạnh hay không thì phải xem xét bản thân nội lực nền kinh tế của quốc gia đó Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, theo [56] gồm các dạng sau: a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC): BCC là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách pháp nhân. Hình thức này có đặc điểm: - Không ra đời một pháp nhân mới - Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau. - Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn - Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền kí. Trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư các pháp nhân của mình b. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép c. Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc doanh

43 32 nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Hình thức này có đặc điểm: - Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình. - Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không giảm vốn pháp định. - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quả trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng ít nhất phải là hai người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí. - Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên. - Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo dài nhưng không quá 20 năm. d. Hợp đồng PPP (Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư) Đây là hình hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thực hiện các quyền, nghĩa vụ trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư tại hợp đồng dự án. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.

44 33 e. Hình thức mua lại và sáp nhập (M & A) Khái niệm: M&A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Trong đó: Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới. Mua lại: là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới, nhưng không ra đời pháp nhân mới. Mục đích của thương vụ M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường. Các hình thức của M&A Cùng một tiêu chí mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhưng M&A được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như: Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần, Sáp nhập doanh nghiệp, Hợp nhất doanh nghiệp và chia, tách doanh nghiệp. Trong đó, hình thức góp vốn vào doanh nghiệp và mua góp vốn hoặc cổ phần doanh nghiệp là những hoạt động chính và phổ biến nhất. Các hình thức M&A khác chỉ là những hình thức được áp dụng với những hoạt động đầu tư đặc thù Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm FDI một hoạt động kinh tế đối ngoại, có thể được coi như là một bộ phận của nền kinh tế, đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Vì vậy,

45 34 để nghiên cứu hiệu quả của FDI, cần xuất phát từ việc nghiên cứu hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả gắn với điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau như sau: Nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh Adam Smith ( ) cho rằng: Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa. Ở đây hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu phản ánh kết quả, như vậy không hợp lý, bởi kết quả của sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất, không thể cùng một kết quả với hai mức chi phí khác nhau, hiệu quả lại bằng nhau. Khi nghiên cứu về quá trình tái sản xuất, theo Mác thì hiệu quả của hoạt động sản xuất được hiểu như là sức sản xuất của lao động hữu ích, hay đó là trình độ sử dụng lao động để tạo ra sản phẩm (ở đây hiệu quả lao động hữu ích là lao động xã hội cần thiết bao gồm cả lao động sống và lao động vật hóa). Hiệu quả lao động được đo bằng quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất ra và lao động hữu ích tương ứng, khi sức sản xuất tăng lên thì trình độ sử dụng lao động tốt hơn, hiệu quả lao động tăng lên và ngược lại. Hiệu quả của nền sản xuất xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội vào sản xuất, được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về kinh tế xã hội với các chỉ tiêu phản ánh chi phí hoặc nguồn lực đã được huy động vào sản xuất. Hay nói cách khác thì Hiệu quả của nền sản xuất xã hội được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào việc tạo ra các lợi ích vật chất nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội [38]. Cùng với quan điểm này, trong tác phẩm Managerial Econmics của Milton Spencer cho rằng Hiệu quả là khả năng sử dụng tốt nhất những thứ có được để đạt kết quả mong muốn [91]. Xét theo góc độ quản lý: hiệu quả đạt được khi đạt được mục tiêu của tổ chức đặt ra. Xét từ góc độ doanh nghiệp thì: hiệu quả của đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện

46 35 quan hệ so sánh kết quả kinh tế, xã hội đạt được với chi phí đầu tư bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. (Quan hệ lợi ích - chi phí). Xét từ góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả của đầu tư được thể hiện tổng hợp mức độ thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động của đầu tư. (Đó chính là hiệu quả kinh tế - xã hội). Xét theo phạm vi từng ngành, từng doanh nghiệp, từng giải pháp kinh tế kỹ thuật thì hiệu quả của đầu tư được thể hiện ở mức độ đáp ứng những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội đã đề ra cho ngành, cho doanh nghiệp, cho từng giải pháp kỹ thuật khi thực hiện đầu tư. Nhiều tác giả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội của FDI như Nguyễn Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Hường, Hoàng Thị Kim Thanh [20,32,63] Các quan điểm này dù được trình bày dưới các hình thức khác nhau, nhưng nội hàm của hiệu quả kinh tế xã hội của FDI theo các quan điểm của các tác giả lại tương đối thống nhất. Tác giả luận án sử dụng theo quan điểm này: Hiệu quả kinh tế- xã hội của FDI là chỉ tiêu tổng hợp đo lường toàn bộ những lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội trực tiếp và gián tiếp mà một nền kinh tế/khu vực nhận được thông qua hoạt động của FDI Phân loại hiệu quả FDI Hiệu quả kinh tế -xã hội của FDI cần được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau: - Những lợi ích kinh tế, xã hội của nhà nước, của địa phương nơi có dự án; - Những lợi ích kinh tế, xã hội trong ngắn hạn, trong dài hạn; - Những lợi ích kinh tế, xã hội được tạo ra trực tiếp hoặc gián tiếp từ FDI; - Những tác động tiêu cực của FDI mang lại cho nền kinh tế - xã hội... Dưới đây, luận án đưa ra một số cách phận loại hiệu quả kinh tế -xã hội của FDI: a. Theo phạm vi đánh giá: - Hiệu quả cấp vi mô: là hiệu quả của từng dự án FDI hay từng doanh nghiệp FDI. - Hiệu quả cấp vĩ mô: là hiệu quả FDI được xem xét trên phạm vi một ngành, một địa phương hay trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

47 36 Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào phạm vi nghiêu cứu. Chẳng hạn, khi đánh giá hiệu quả FDI trên địa bàn tỉnh, ngành thì hiệu quả FDI của tỉnh, ngành chính là hiệu quả vĩ mô còn hiệu quả của từng dự án, từng doanh nghiệp là hiệu quả vi mô. Trong khi đánh giá hiệu quả FDI trên phạm vi cả nước thì hiệu quả FDI của tỉnh, ngành lại được xem là ở cấp độ vi mô. b. Theo tính chất tác động: - Hiệu quả kinh tế: Biểu hiện ở mức độ thực hiện các mục tiêu kinh tế của vốn đầu tư nhằm chủ yếu thỏa mãn nhu cầu cơ sở vật chất của xã hội. Nó là hiệu số (hoặc tỷ số) giữa kết qủa thu được với chi phí đầu tư bỏ ra, được biểu hiện cụ thể ở: sự thay đổi khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, sự thay đổi cán cân thương mại, mức lợi nhuận thu được Hiệu quả kinh tế có thể được đo lường một cách định tính hoặc định lượng, thông qua hệ thông các chỉ tiêu hiệu quả. - Hiệu quả xã hội: thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Nhìn chung, các lợi ích xã hội do FDI mang lại khó có thể lượng hóa được mà chủ yếu được đánh giá một cách định tính, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: + Tạo thêm việc làm cho người lao động; + Góp phần phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng; + Chuyển giao công nghệ mới; + Dịch chuyển cơ cấu xã hội; + Góp phần xây dựng lối sống văn minh, hạnh phúc Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI Để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế, về hiệu quả xã hội. Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác giả hệ thống lại các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI như sau: (1) Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIv(GDP) [49] Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của vùng, địa phương, vùng và nền kinh tế:

48 37 HIv(GDP) = (2.1) Trong đó: GDP: Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của vùng, địa phương và nền kinh tế. IvPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Công thức này được sử dụng để tính hiệu quả đầu tư ở cấp độ địa phương, vùng và cho toàn bộ nền kinh tế. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu cho các địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. (2) Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu Hlv(GO)) [49] Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng trưởng của giá trị sản xuất với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. H lv( GO) GO (2.2) iv Trong đó: GO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. ivphtd: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Công thức này được sử dụng để tính hiệu quả đầu tư ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng trưởng của giá trị sản xuất trong kỳ nghiên cứu cho các ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. (3) Giá trị gia tăng thuần (NVA Net Value Added) [43] Giá trị gia tăng thuần là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư trên góc độ của nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết mức đóng PHTD

49 38 góp trực tiếp của của dự án cho tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Giá trị gia tăng thuần chính là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính tổng quát: NVA = O (MI + Iv) (2.3) Trong đó: NVA Là giá trị sản phẩm thuần túy tăng thêm do đầu tư đem lại. Đây là đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế. O (Output) là giá trị đầu ra của dự án (doanh thu). MI (Input of materials and services) là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây (như năng lượng, nhiên liệu, giao thông, bảo dưỡng, ); Iv (Investment) là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị. Giá trị gia tăng thuần (NVA) có thể được tính cho 1 năm hoặc cho cả đời dự án. + Công thức tính tại năm t như sau: NVAi = Oi (MIi + Di) (2.4) Trong đó: NVAi Là giá trị sản phẩm thuần túy gia tăng năm i của dự án Oi là giá trị đầu ra của dự án năm i. MIi là giá trị đầu vào vật chất dự án năm i. Di Khấu hao năm i. + Công thức tính cho cả đời dự án có chiết khấu: (1 r) (1 r) (1 r) n 1 n 1 NVA. (0 ).. 0 i MI i i i 1 i I i i (2.5) i Trong đó: n: số năm tồn tại của dự án. r: tỉ suất chiết khấu Ii: tổng vốn đầu tư tại năm i + Đối với các dự án đầu tư liên doanh, NVA gồm 2 bộ phận là:

50 39 - Thứ nhất, giá trị sản phẩm thuần túy gia tăng quốc gia (NNVA National Net Value Added). Giá trị này chính là phần giá trị tăng được sử dụng trong nước, NNVA là chỉ tiêu biểu thị sự đóng góp của chủ đầu tư đối với nền kinh tế của đất nước (1 r) (1 r) (1 r) n 1 n 1 NVA. (0 ).. 0 i MI RP i i i 0 i I i i (2.6) i - Thứ hai, giá trị tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài (RP Repatriated Payments) bao gồm tiền lương, thưởng, trả lãi vay vốn, lợi nhuận thuần, lãi cổ phần của người nước ngoài, các khoản thanh toán ngoại tệ khác không được dựa vào trong đầu vào nguyên vật liệu. + Về bản chất: NVA bao gồm 2 yếu tố: NVA =Wage + SS (2.7) Trong đó: Wage là tổng thu nhập của người lao động, phụ thuộc vào mức độ làm việc và mức lương bình quân của người lao động. SS là thu nhập của xã hội từ hoạt động dự án (bao gồm thuế gián thu, trả lãi vay, cổ tức, đóng bảo hiểm và tái bảo hiểm, thuế đất, tiền mua phát minh sáng chế và lợi nhuận không phân phối để lại cho cơ sở để lập quỹ). Một vấn đề cần lưu ý ở đây là khi phải so sánh NVA của các năm, khi tính tổng NVA của cả đời dự án phải tính chuyển O, MI, D của từng năm về cùng một mặt bằng thời gian (thường là đầu thời kỳ phân tích) với việc sử dụng tỷ suất chiết khấu xã hội (rs). Các tỷ suất chiết khấu xã hội cần định kỳ xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong và ngoài nước (tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, mức lãi suất, các chính sách kinh tế và các lợi thế, ). Khi khả năng thu hút vốn trong nước lớn hơn vay nước ngoài, rs phải cao hơn lãi suất thực tế trên thị trường vốn để hạn chế các dự án kém hiệu quả. (4) Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIv(VA)) [49] Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của từng ngành:

51 40 HIv(VA) = (2.8) Trong đó: VA: Mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành. IvPHTD: tương tự như trên. Công thức này được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng ngành. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành. (5) Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HF(GDP) ) [49] Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế: HF(GDP) = (2.9) Trong đó: F: là giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Công thức này được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Nó phản ánh 1 đơn vị TSCĐ huy động trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội cho các địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. (6) Mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HF(VA) ) [49] Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh giữa mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu của từng ngành. HF(VA) = (2.10) Công thức này được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng ngành. Nó phản ánh 1 đơn vị TSCĐ huy động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu mức tăng của giá trị tăng thêm.

52 41 (7) Hệ số huy động TSCĐ (HTSCĐ) [49] Chỉ tiêu này biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị TSCĐ huy động ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế trong kỳ nghiên cứu với tổng số vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu ở các cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế: HTSCĐ = (2.11) Trong đó: F: là giá trị TSCĐ huy động trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế. IvTH: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu của từng ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế hoặc toàn bộ vốn đầu tư thực hiện. Trị số của chỉ tiêu này càng cao phản ánh việc thi công dứt điểm xây dựng công trình, các công trình nhanh chóng được huy động vào sử dụng trong từng ngành, vùng, địa phương và toàn bộ nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, vùng, địa phương và toàn bộ nền kinh tế. (8) Hệ số sử dụng vốn (ICOR) Hệ số sử dụng vốn (Inceremental Captial Output Ratio ICOR) là một chỉ tiêu hiệu quả quan trọng cho biết trong từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Do vậy ICOR được sử dụng để xác định nhu cầu vốn đầu tư. Chỉ tiêu này được tính như sau: I (2.12) ICOR = GDP Trong đó: I: Vốn đầu tư Tuy nhiên vốn đầu tư thường không phát huy hiệu quả tức thời (có độ trễ), do đó ICOR thường được tính cụ thể như sau: ICOR = It-1 GDPt (2.13)

53 42 Khi tính ICOR, chúng ta cần xác định lượng GDP tăng thêm mà đầu tư mới tạo ra, chứ không phải là toàn bộ lượng GDP mà đầu tư tạo ra ở các năm tiếp theo sau. Hệ số ICOR cho một thời gian dài sẽ chính xác hơn là tính ICOR cho một giai đoạn ngắn bởi vì trong một thời gian ngắn thì có một lượng đầu tư mới chưa phát huy được tác dụng, tức là tác động của đầu tư tới tăng trưởng có một độ trễ nhất định. Tuy nhiên xét trên tổng thể nền kinh tế thì mặc dù đầu tư chưa mang lại doanh thu tức thì cho doanh nghiệp nhưng nó tạo ra một sản lượng nhất định cho nền kinh tế. Ví dụ, dự án đầu tư xây dựng khách sạn cần một số năm để xây dựng, tuy nhiên ngay tại năm đầu tư, người ta đã phải thuê nhân công, mua nguyên vật liệu sử dụng các dịch vụ tất cả những điều này đã làm sản xuất của nền kinh tế gia tăng vào chính năm đó mặc dù có thể không tăng vào đúng dự án hoặc ngành mà có khoản đầu tư mới phát sinh. Lao động có thêm thu nhập sẽ gia tăng chi tiêu và điều này sẽ kích thích các ngành khác phát triển; việc xây thêm khách sạn cần mua thép nên ngành thép sẽ tăng sản lượng, ngành này lại tăng khuyến khích ngành khai khoáng phát triển, lao động ngành thép, khai khoáng có thêm thu nhập sẽ gia tăng chi tiêu, điều này lại làm tăng sản xuất của các ngành sản xuất tiêu dùng Như vậy, khi xét trên tổng thể nền kinh tế, đầu tư mới trong năm cũng tạo ra sự gia tăng về sản lượng của nền kinh tế chính năm đó. Công thức trên phản ánh mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cùng với tỷ lệ đầu tư trong GDP, nước nào có hệ số ICOR thấp hơn sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn và ngược lại. Như vậy, hệ số ICOR càng thấp chứng tỏ hiệu quả của đầu tư càng cao. Khi hệ số ICOR được sử dụng để đánh giá hiệu quả cho từng ngành, từng khu vực sẽ giúp chúng ta xác định được hiểu quả của vốn đầu tư và vai trò của vốn trong tăng trưởng của ngành, khu vực đó. (9) Số lao động có việc làm [43] * Theo số tuyệt đối Số lao động có việc là ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do đòi hỏi của dự án đang được

54 43 xem xét. Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực hiện dự án như sau: + Xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt động bình thường của đời dự án. + Xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cả về đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờ thực hiện dự án đang xem xét. Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là tổng hợp lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án. Trong khi tạo việc làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với các sản phẩm của dự án mới, phải thu hẹp sản xuất. Trong số các lao động làm việc trong các dự án, có thể có một số người là người nước ngoài. Do đó, số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án sẽ chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao động bị mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án. *Theo số tương đối: Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư [43] Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư, cũng tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ). + Số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trước tiếp (Id) Id = (2.14) Trong đó: Ld - Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án Ivd - Số vốn đầu tư trực tiếp của dự án + Số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy đủ (Lr) IT = (2.15)

55 44 Trong đó: LT toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp: LT = Ld + Lind (2.16) IvT - Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và dự án liên đới: Ivt = Ivd + Ivind (2.17) Trong đó: Lind - Số lao động có việc làm gián tiếp; Lvind - Số vốn đầu tư gián tiếp. Nói chung, tiêu chuẩn đánh giá có giá trị càng cao thì dự án càng có tác động lớn đến nền kinh tế xã hội. (10) Chỉ tiêu tiết kiệm ngoại tệ [43] Một nhiệm vụ cơ bản khi xem xét lợi ích kinh tế xã hội của dự án là xem xét tác động của dự án đến cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. Xác định chỉ tiêu mức tiết kiệm ngoại tệ của dự án cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh toán của nền kinh tế đất nước. Trình tự xác định chỉ tiêu này như sau: Bước 1: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và của cả đời dự án đang xem xét (thu, chi ngoại tệ trực tiếp) Bước 2: Xác định các khoản thu, chi ngoại tệ từng năm và cả đời dự án liên đới (thu, chi ngoại tệ gián tiếp) Bước 3: Xác định tổng thu, tổng chi ngoại tệ (trực tiếp và gián tiếp) từng năm và cả đời dự án theo công thức sau đây: (2.18) Trong đó: PPE: Tổng chênh lệch thu, chi ngoại tệ cả đời dự án tính theo mặt bằng thời gian ở hiện tại; i = 0, 1, 2, n 1 : Các năm của cả đời dự án; j = 0, 1, 2, m : Tổ hợp các dự án đang xem xét và các dự án liên đới.

56 45 Nếu PPE > 0 là dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ của đất nước. Nếu PPE < 0 là dự án tác động tiêu cực làm giảm nguồn ngoại tệ của đất nước. Bước 4: Xác định số ngoại tệ tiết kiệm do sản xuất hàng thay thế nhập khẩu không phải là nhập hàng từ nước ngoài. Bước 5: Xác định số ngoại tệ tiết kiệm ở bước 3 và bước 4. Nếu kết quả là >0, dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Nếu kết quả là nhỏ hơn 0 thì dự án làm bội chi ngoại tệ. (11) Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế [43] Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế. Trình tự xác định chỉ tiêu này như sau: Bước 1: Xác định tổng số ngoại tệ tiết kiệm và thu được do thực hiện dự án đã tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại (NPFE). Bước 2: Tính đầu vào của dự án từ các nguồn trong nước (vốn đầu tư, nguyên vật liệu, dịch vụ kết cấu hạ tầng, tiền lương trả cho người lao động trong nước, ) phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu. Giá trị các đầu vào này tính theo giá trị thị trường trong nước điều chỉnh, ở mặt bằng thời gian hiện tại và tỷ giá hối đoái điều chỉnh. Bước 3: tính tỷ số IC thông qua so sánh số ngoại tệ tiết kiệm với giá trị các đầu tư trong nước. Nếu tỷ số này > 1 là sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh quốc tế. Công thức tính toán có dạng sau đây: (2.19) Trong đó: IC : khả năng cạnh tranh quốc tế. DRipv: các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu tại năm i đã quy về mặt bằng năm hiện tại. (12) Mức độ cải thiện khoa học, công nghệ: Là chỉ tiêu biểu thị mức độ gia tăng về giá trị khoa học, công nghệ được ứng

57 46 dụng tại quốc gia, địa phương tiếp nhận đầu tư, mức độ đồng bộ về khoa học, công nghệ hỗ trợ các ngành sản xuất phát triển và mức độ phù hợp về công nghệ so với chiến lược phát triển kinh tế -xã hội nói chung và chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Tiêu chí mức độ cải thiện khoa học, công nghệ từ hoạt động đầu tư được đánh giá càng cao thể hiện hiệu quả xã hội càng lớn. (13) Mức độ cải thiện môi trường: Hoạt động đầu tư sẽ có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các tác động này có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương, giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng công nghệ tiên tiến Các tác động tiêu cực có thể có bao gồm: ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Tiêu chí mức độ cải thiện môi trường từ hoạt động đầu tư được đánh giá càng cao thể hiện hiệu quả xã hội càng lớn. (14) Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng: Những ảnh hưởng của dự án đầu tư được triển khai tại các địa phương, tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương, tăng cường khả năng và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Tiêu chí mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương nơi dự án được thực thi được đánh giá càng cao thể hiện hiệu quả xã hội càng lớn. (15) Mức độ tác động tới kim ngạch xuất khẩu: Chỉ tiêu giá trị xuất khẩu của dự án đầu tư / tổng giá trị xuất khẩu cho biết mức độ xuất khẩu của dự án đầu tư đã đóng góp cho giá trị xuất khẩu là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức độ đóng góp của dự án đầu tư đối với xuất khẩu càng lớn. Qua đó đánh giá mức độ mở cửa của nền kinh tế. (16) Mức đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước: Chỉ tiêu này phản ánh, trong một đồng vốn ngân sách thì dự án đầu tư đóng góp bao nhiêu? Ngoài ra cũng có thể sử dụng chỉ tiêu: Thu ngân sách/vốn đầu tư, nếu chỉ

58 47 tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư tính theo mức đóng góp ngân sách càng lớn. Có thể so sánh chỉ tiêu này với giá trị trung bình tại địa phương đó qua các thời kỳ hoặc so sánh với các địa phương khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Nếu chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ mức độ đóng góp của dự án đầu tư vào ngân sách nhà nước càng lớn. (17) Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo [16] Một số phương pháp cụ thể của chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo: a. Phương pháp đơn giản Phương pháp đơn giản chỉ dựa vào thang điểm cho trước và các điểm số đo các chuyên gia thực hiện, các chỉ tiêu với các đơn vị đo cụ thể và trị số cụ thể vắng mặt (chỉ có tên các chỉ tiêu có mặt) b. Phương pháp Pattern Theo phương pháp này trình tự tính toán như sau: + Lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào so sánh Ở bước này cần chú ý không được đưa các chỉ tiêu trùng lập nhau vào so sánh. Ví dụ không nên đưa vào so sánh chỉ tiêu chi phí sửa chữa, nếu đã đưa vào so sánh chỉ tiêu giá thành sản phẩm, vì trong chỉ tiêu này đã có chi phí sửa chữa rồi. Tuy nhiên với một số chỉ tiêu về vật liệu hiếm quý ta vẫn có thể vừa tính trong chỉ tiêu giá thành và vừa có thể đưa vào thành một chỉ tiêu riêng dưới dạng đơn vị đo hiện vật. + Xác định hướng của các chỉ tiêu và làm cho các chỉ tiêu đồng hướng Ở bước này trước hết phải xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo (hàm mục tiêu) là cực đại hay cực tiểu thì tốt nhất. Nếu hàm mục tiêu là cực tiểu thì các chỉ tiêu về chi phí được để nguyên, còn các chỉ tiêu về hiệu quả và một số chỉ tiêu về giá trị sử dụng nói chung là phải đổi thành số nghịch đảo của chúng để đưa vào tính toán. Ví dụ như chỉ tiêu lợi nhuận, năng suất, mức cơ giới hóa phải thay bằng số nghịch đảo của chúng (đem 1 chia cho các trị số của các chỉ tiêu đó). + Làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu Hiện nay có nhiều phương pháp làm mất đơn vị đo như phương pháp Pattern và phương pháp giá trị nhỏ nhất, phương pháp giá trị lớn nhất, phương pháp trị định mức,

59 48 phương pháp dùng chỉ tiêu sai, phương pháp 0-1, phương pháp trị số tốt nhất hay tiêu chuẩn, phương pháp so sánh cặp đôi chỉ tiêu, trong đó phương pháp Pattern và phương pháp cặp đôi thường hay được dùng hơn cả. Theo phương pháp này ta làm mất đơn vị đo của chỉ tiêu Cij nào đó như sau: Trong đó: Pij: Trị số không đơn vị đo của chỉ tiêu Cij tức là của chỉ tiêu i của phương án j Cij: Trị số ban đầu có đơn vị đo của các chỉ tiêu i phương án j. +. Xác định tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu Hiện nay có nhiều phương pháp xác định tầm quan trọng của các chỉ tiêu đều bằng cách cho điểm của chuyên gia, như phương pháp ma trận vuông của Warkentin, phương pháp cho điểm theo thang điểm cho trước, phương pháp trị số bình quân, phương pháp nửa ma trận, phương pháp cây,.. trong đó phương pháp ma trận vuông của Warkentin được dùng hơn cả. + Xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của mỗi phương án để xếp hạng phương án Nên ký hiệu Vj là chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của phương án j ta có: (2.21) Với: Sij = Pij.Wi Trong đó: Wi: Trọng số chỉ tầm quan trọng của chỉ tiêu i được xác định ví dụ theo phương pháp ma trận vuông của Warkentin. Trị số Wi giống nhau cho mọi phương án. m: Là số lượng chỉ tiêu bị đưa vào so sánh. Tùy theo hàm mục tiêu là cực đại hay cực tiểu mà ta chọn trị số Vj nào là phương án tốt nhất. c. Phương pháp dựa trên cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu bằng so sánh cặp đôi Trình tự tính toán của phương pháp này cũng giống như ở phương pháp đã trình bày ở mục b Chỉ số cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu và cách lựa chọn phương

60 49 án cuối cùng là có điểm khác. Sau đây là cách tính cho từng cặp chỉ tiêu một (trong so sánh thường có nhiều cặp). * Cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu Nếu ký hiệu i là chỉ tiêu i, a và b là phương án a, b đại diện cho 2 chỉ tiêu phải so sánh cặp đôi với nhau, ta có công thức làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu như sau: Dia = (2.22) Dib = (2.23) Trong đó: Dia: Chỉ tiêu không đơn vị đo của chỉ tiêu i của phương án a với chỉ tiêu i của phương án b. Dib: Chỉ tiêu không đơn vị đo của chỉ tiêu i của phương án a với chỉ tiêu i của phương án a. Bia, Bib: Chỉ tiêu i ban đầu với một đơn vị đo cụ thể nào đó của phương án a, b. Ví dụ: Nếu có 3 chỉ tiêu bị đưa vào so sánh, thì ta phải: - So sánh chỉ tiêu 1 với chỉ tiêu 2; - So sánh chỉ tiêu 1 với chỉ tiêu 3; - So sánh chỉ tiêu 2 với chỉ tiêu 1; - So sánh chỉ tiêu 2 với chỉ tiêu 3; - So sánh chỉ tiêu 3 với chỉ tiêu 1; - So sánh chỉ tiêu 3 với chỉ tiêu 2. Mỗi một cặp chỉ tiêu như trên hình thành 2 phương án a và b như đã trình bày ở công thức trên. Theo ý kiến của một vài tác giả phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp hiện có là kết quả tính toán của nó bị thay đổi theo cách chọn trị số cơ sở làm mất đơn vị đo cũng như vào cách chọn hướng của chỉ tiêu.

61 50 * Cách xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án Chỉ tiêu tổng họp không đơn vị đo của phương án a và b khi so sánh từng cặp chỉ tiêu một được ký hiệu là Va và Vb tính theo công thức sau: Trong đó: Wi: Trọng số của chi tiêu; m: Số lượng các chỉ tiêu được đưa vào so sánh. Trong bài toán thực tế sẽ có nhiều phương án bị so sánh, do đó sẽ có nhiều cặp phương án bị so sánh a và b tính toán theo công thức trên. Hai trị số Va và Vb được xác định và sau đó sẽ được tính theo phần trăm so với nhau, trong đó phương án nào cho trị số V lớn hơn được cho là 100%. Ví dụ: Nếu có phương án a, b, c ta sẽ phải tính các cặp trị số % như sau: - Phần trăm của Va so với Vb cũng như của Va so với Vc. - Phần trăm của Vb so với Va cũng như của Vb so với Vc. - Phần trăm của Vc so với Va cũng như của Vc so với Vb. Nếu hàm mục tiêu là cực đại thì trước hết phải chọn ở ba tổ hợp so sánh kể trên một trị số % nhỏ nhất của mỗi phương án nào đó so với 2 phương án kia. Sau đó giữa các % nhỏ nhất này ta chọn lấy một % lớn nhất tương ứng với phương án tốt nhất, tức là lựa chọn phương án theo nguyên tắc minimax (hay quy tắc bi quan, tức là chọn trị số lớn nhất trong các trị số bé nhất) Lựa chọn chỉ tiêu phù hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI ở cấp địa phương Qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trên và qua nghiên cứu các tài liệu cho thấy, có thể phân chia thành 2 nhóm quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI như sau: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội theo hệ thống chỉ tiêu Đa số các nhà nghiên cứu kinh tế hiện nay ủng hộ quan điểm này. Họ cho rằng, hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và

62 51 đồng thời chúng tác động đến nhiều mục tiêu khác nhau của quá trình phát triển kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia cũng nhưng mỗi địa phương. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, các quốc gia và địa phương sẽ phân tích các điều kiện bên trong và bối cảnh bên ngoài để xác định mục tiêu kinh tế- xã hội của mình, theo đó, sẽ đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược, trong đó có giải pháp về đầu tư và huy động vốn cho đầu tư phát triển. Khi các giải pháp về đầu tư phát triển bằng các nguồn lực trong và ngoài nước được thực hiện sẽ tác động đồng thời tới nhiều mục tiêu như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách; tác động đến cán cân thanh toán và tỉ giá hối đoái, trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, môi trường... Vì vậy, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các yếu tố trên nên cần xem xét lựa chọn tập hợp các chỉ tiêu đánh giá một cách linh hoạt. Tổ hợp chỉ tiêu đó phải đảm bảo các yêu cầu: thuận lợi trong thu thập thông tin, phản ảnh được đầy đủ các tác động của đầu tư nói chung và FDI nói riêng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ đã đặt ra. Ví dụ, với các quốc gia đang và kém phát triển thì mục tiêu thúc đẩy tăng trường GDP là quan trọng nhất nhưng với các quốc gia phát triển thì lại chọn mục tiêu chất lượng môi trường và an sinh xã hội... Theo quan điểm của nhóm này, khi áp dụng vào thực tế có ưu và nhược điểm sau: * Ưu điểm Khi chọn được tổ hợp chỉ tiêu phù hợp, sẽ phản ánh được đầy đủ hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư phát triển nói chung và FDI nói riêng theo các mục tiêu đã đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ của quốc gia hoặc địa phương. * Nhược điểm: - Việc lựa chọn tổ hợp chỉ tiêu đòi hỏi sự linh hoạt và thường gặp khó khăn nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố. - Đôi khi kết quả tính toán các chỉ tiêu có hiện tượng mâu thuẫn nhau như: phương án này tốt hơn phương án kia ở một chỉ tiêu, nhưng lại kém thua ở một số chỉ tiêu khác. Ví dụ: một phương án có suất vốn đầu tư lớn nhưng lại có giá thành một sản

63 52 phẩm thấp; có mức cơ giới hóa cao hơn nhưng suất vốn đầu tư cũng lớn hơn và tạo được ít việc làm hơn cho người lao động Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội theo chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo Mặc dù ở các phương pháp đánh giá các phương án hiện hành thường dùng một hệ thống chỉ tiêu có các đơn vị đo khác nhau. Trong quá trình so sánh, khi dùng một hệ chỉ tiêu người ta thường gặp khó khăn. Do đó, có một số tác giả đã nảy ra ý nghĩ cần tìm một phương pháp tính gộp tất cả các chỉ tiêu cần so sánh có các đơn vị đo khác nhau vào một chỉ tiêu duy nhất để xếp hạng phương án. Muốn vậy thì các chỉ tiêu phải được làm mất đơn vị đo mới có thể tính gộp vào nhau được. Vì vậy, phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án đã ra đời. Theo quan điểm và một số phương pháp của nhón này, khi áp dụng vào thực tế có ưu và nhược điểm sau: * Ưu điểm - Có thể tính gộp tất cả các chỉ tiêu có các đơn vị đo khác nhau vào một chỉ tiêu duy nhất để xếp hạng các phương án nhờ một phương pháp làm mất đơn vị đo nhất định của các chỉ tiêu. Việc xếp hạng phương án ở đây sẽ đơn giản và thống nhất. - Có thể lôi cuốn nhiều chỉ tiêu vào so sánh, chỉ tiêu tổng hợp có thể phản ánh trực tiếp và hội tụ nhiều chỉ tiêu. - Có tính đến tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu bị đưa vào so sánh bằng cách hỏi ý kiến của chuyên gia. - Có thể biểu diễn các chỉ tiêu thường được diễn tả bằng lời (ví dụ các chỉ tiêu về thẩm mĩ, về tâm lý ) thông qua bình điểm của các chuyên gia để đưa vào so sánh. * Nhược điểm - Dễ mang tính chất chủ quan khi hỏi ý kiến của các chuyên gia, - Dễ che lấp mất chỉ tiêu chủ yếu nếu các chỉ tiêu đưa vào so sánh quá nhiều, - Dễ phản ánh trùng lặp các chỉ tiêu nếu việc lựa chọn các chỉ tiêu vào so sánh không hợp lý,

64 53 - Ít được dùng cho việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh thực tế, mà ở đây người ta chỉ cần quan tâm đến một vài chỉ tiêu chủ yếu như lợi nhuận, nhu cầu về vốn đầu tư và thời gian hoàn vốn - Việc xây dựng quyết bài toán theo một chỉ tiêu không đơn vị đo đôi khi trở nên quá phức tạp. Vì những ưu và nhược điểm trên mà phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp: Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, mà ở đây có nhiều chỉ tiêu quan trọng như: mức đóng góp cho ngân sách, giải quyết nạn thất nghiệp, bảo vệ môi trường. việc cân nhắc chúng để đánh giá phương án đều quan trọng như nhau; Khi đánh giá các dự án mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận; các dự án phúc lợi công cộng (nhà nghỉ, bệnh viện công, công trình bảo vệ môi trường...) mà ở đây chất lượng phục vụ được đề cao; Khi định giá dịch vụ dựa trên chất lượng phục vụ hoặc khi thi công các phương án thiết kế, để đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng hay nhà thầu mua sắm vật tư Quan điểm và tổ hợp chỉ tiêu lựa chọn của tác giả luận án về đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI từ góc độ địa phương tiếp nhận FDI Việc tiếp nhận FDI mang lại những lợi ích to lớn cho nước, địa phương tiếp nhận đầu tư trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với vai trò của FDI đối với nước, địa phương tiếp nhận đầu tư đã nêu trong tiểu mục cho thấy FDI đồng thời tác động tích cực vào nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như: FDI là nguồn vốn quan trọng giúp cho các nước phát triển khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài; Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa; Tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế nước chủ nhà, điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp trong nước, chia sẻ chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, làm đòn bẩy cho sản xuất trong nước; Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo thêm việc làm cho người lao động; Tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu; Nâng cao vị thế của cán cân thanh toán và nâng cao năng lực xuất khẩu... Đồng thời, kết hợp với những ưu và nhược điểm và khả năng áp dụng của 2 trường phái quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI đã trình bày trên, tác giả luận án cho rằng:

65 54 Đứng ở góc độ địa phương nơi tiếp nhận FDI, để phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội FDI, cần lựa chọn một tổ hợp chỉ tiêu đánh giá phù hợp đảm bảo yêu cầu: thuận lợi trong thu thập thông tin, phản ảnh được đầy đủ các lợi ích FDI đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cả trước mắt lần lâu dài. Các chỉ tiêu được lựa chọn và vận dụng vào địa phương gồm: (1) Mức đóng góp của FDI vào GRDP của địa phương Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng của GDP do khu vực FDI tạo ra và vốn FDI trong kỳ. Nó được tính theo công thức: GDPFDI H FDI = (2.25) IFDI Trong đó: HFDI: Hiệu suất vốn FDI trong kỳ, GDPFDI: Mức tăng GDP trong kỳ, IFDI: Vốn FDI trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ảnh tổng hợp hiệu quả vốn FDI, nhưng có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDPFDI và vốn FDI trong cùng một thời kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ càng ngắn thì nhược điểm này càng lộ rõ, do đó việc phản ánh hiệu quả vốn FDI trong kỳ cần lấy giai đoạn. (2) Mức đóng góp của FDI vào thu ngân sách nhà nước Chỉ tiêu này phản ánh, trong một đồng vốn ngân sách thì khu vực FDI đóng góp bao nhiêu? Ngoài ra cũng có thể sử dụng chỉ tiêu: Thu ngân sách/vốn FDI, nếu chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả của vốn FDI tính theo mức đóng góp ngân sách càng lớn. Có thể so sánh chỉ tiêu này với giá trị trung bình tại địa phương đó qua các thời kỳ hoặc so sánh với các địa phương khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Nếu chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ mức độ đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách càng lớn. (3) Mức đóng góp của FDI vào cán cân xuất nhập khẩu Chỉ tiêu giá trị xuất khẩu của đầu tư trực tiếp nước ngoài/giá trị xuất khẩu cho biết mức độ xuất khẩu của khu vực FDI đã đóng góp cho giá trị xuất khẩu là bao

66 55 nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức độ đóng góp của khu vực FDI đối với xuất khẩu càng lớn. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng chỉ tiêu: tỷ số giá trị xuất khẩu khu vực FDI/vốn FDI thực hiện, nó giúp đánh giá hiệu quả của vốn FDI trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả đầu tư vốn FDI tạo ra giá trị xuất khẩu càng cao. Qua đó đánh giá mức độ mở cửa của nền kinh tế. Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện mức độ đóng góp và hiệu quả khu vực FDI đối với xuất khẩu thì cần sử dụng một số chỉ tiêu bổ sung như: Giá trị xuất khẩu/1 lao động; Giá trị xuất khẩu /1đơn vị diện tích đất sử dụng (4) Mức đóng góp của FDI vào tạo việc làm Chỉ tiêu số lao động trong khu vực FDI/tổng lao động phản ánh mức độ thu hút lao động tại khu vực FDI, nếu khu vực FDI thu hút càng nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương càng tốt. Ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ tiêu: Tỷ suất vốn đầu tư/lao động để cho biết mức đầu tư bình quân cho 1 lao động khu vực FDI. Nếu chỉ xét trên phương diện vốn tạo việc làm thì tỷ suất vốn/lao động cao so với số liệu trung bình thì được xem như vốn đầu tư thực hiện thu hút được ít lao động và ngược lại. Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện việc sử dụng lao động ở khu vực này cần sử dụng thêm chỉ tiêu: Vốn FDI thực hiện/1 lao động khu vực FDI; 1 lao động khu vực FDI tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. (5) Mức đóng góp của FDI vào cải thiện khoa học, công nghệ của địa phương: Là chỉ tiêu biểu thị mức độ gia tăng về giá trị khoa học, công nghệ được ứng dụng tại địa phương, mức độ đồng bộ về khoa học, công nghệ hỗ trợ các ngành sản xuất phát triển và mức độ phù hợp về công nghệ so với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung và chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương nói riêng. Tiêu chí mức độ cải thiện khoa học, công nghệ của địa phương từ hoạt động FDI được đánh giá càng cao, hiệu quả xã hội của FDI càng lớn. (6) Mức độ FDI đóng góp vào mức độ cải thiện môi trường của địa phương Hoạt động FDI sẽ có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các

67 56 tác động này có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương, giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng công nghệ tiên tiến Các tác động tiêu cực có thể có bao gồm: ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Tiêu chí mức độ cải thiện môi trường của địa phương từ hoạt động FDI được đánh giá càng cao, hiệu quả xã hội của FDI càng lớn. (7) Mức độ đóng góp của FDI vào cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương Những ảnh hưởng của FDI được triển khai tại các địa phương trên, tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương. Tiêu chí mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương từ hoạt động FDI được đánh giá càng cao, hiệu quả xã hội của FDI càng lớn. Tổ hợp các chỉ tiêu đã được chọn này sẽ được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong chương 3 của Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương Những nhân tố khách quan a. Động cơ chiến lược của nhà đầu tư Đối với mỗi nhà đầu tư họ đều có chiến lược riêng của mình. Mỗi ngành công nghiệp khác nhau thường có lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa khác nhau nên động cơ đầu tư của nhà đầu tư sẽ khác nhau, do đó có thể phân chia FDI thành bốn loại: đầu tư tìm kiếm tài nguyên, thị trường, hiệu quả và tài sản chiến lược. Đối với FDI tìm kiếm tài nguyên: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực kỹ thuật, nguồn nhân lực sẵn có, các nhà đầu tư, các công ty xuyên quốc gia tận dụng lợi thế của mình để khai thác các tài nguyên này phục vụ cho sản xuất, sau đó xuất khẩu sang các thị trường khác. Do đó sự dồi dào tài nguyên, dễ tiếp cận, lao động chi phí thấp, trình độ cao, sự sẵn có của cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi sẽ hấp dẫn loại FDI này.

68 57 Đối với FDI tìm kiếm thị trường, động cơ của các công ty xuyên quốc gia là khai thác thị trường mới do suy giảm thị trường trong nước. Với năng lực và nguồn lực sẵn có, công ty thâm nhập thị trường mới bằng cách sản xuất tại chỗ thay vì xuất khẩu để giảm chi phí thâm nhập hoặc cung cấp dịch vụ còn rất nhiều tiềm năng tại thị trường này như: nước, điện, viễn thông. Do vậy, quy mô, triển vọng thị trường, đặc điểm người tiêu dùng, quy định liên quan đến rào cản nhập khẩu và ưu đãi đối với sản xuất tại chỗ của nước chủ nhà, lợi thế gắn liền với tiếp cận thị trường khu vực sẽ hấp dẫn loại FDI này, trong đó, quy mô và tiềm năng thị trường được xem là quan trọng nhất. Đối với loại FDI tìm kiếm hiệu quả, động cơ của nhà đầu tư là Cơ cấu lại danh mục đầu tư để đạt hiệu quả trong kinh doanh như: chuyên môn hóa sản xuất để tìm kiếm lợi nhuận do sự khác biệt về giá yếu tố đầu vào, đầu ra và đa dạng hóa rủi ro. Ngoài ra, công ty mong muốn cải thiện hiệu quả bằng cách hợp lý hóa cấu trúc hoạt động toàn cầu (thiết lập chuỗi giá trị toàn cầu). Với xu hướng chi phí sản xuất ở nước phát triển tăng, các nhà đầu tư là các công ty xuyên quốc gia chỉ giữ lại công đoạn quan trọng và dịch chuyển công đoạn còn lại của quá trình sản xuất kinh doanh sang quốc gia khác nhằm khai thác lợi thế chi phí như: lao động, nguyên liệu, thuê đất, chi phí tiếp cận thị trường. Do đó, yếu tố chi phí lao động, vị trí địa lý, tài nguyên, ưu đãi của nước chủ nhà sẽ hấp dẫn loại FDI này. Đối với FDI tìm kiếm tài sản chiến lược, động cơ của công ty là theo đuổi hoạt động chiến lược qua việc mua lại công ty (hay tài sản) đã tồn tại đề bảo vệ lợi thế sở hữu, duy trì vị trí cạnh tranh toàn cầu, hoặc đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm năng lực nghiên cứu và phát triển. Do đó, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, trình độ phát triển công nghệ là yếu tố hấp dẫn loại FDI này. Sự phát triển trung tâm nghiên cứu và phát triển Singapore, trung tâm phần mềm tại Ấn Độ là ví dụ điển hình đối với thu hút FDI nhờ thuận lợi về nguồn nhân lực chất lượng và hạ tầng viễn thông phát triển. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư, việc nắm bắt được chiến lược, mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút FDI, bởi mỗi động cơ hay chiến lược nhất định đều có những tác động tích cực hoặc tiêu

69 58 cực đến chất lượng đầu tư tại nước sở tại, nếu như nhà đầu tư chỉ tập trung vào những ngành thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên thiên nhiên, khai thác lao động rẻ, kém chất lượng của nước nhận đầu tư thì những dự án FDI đó ngoài khả năng giải quyết việc làm thì khó có nhiều đóng góp về mặt tiến bộ công nghệ và có giá trị gia tăng lớn. b. Năng lực của nhà đầu tư Những nhà đầu tư có quy mô hoạt động lớn, có tiềm lực vốn lớn và công nghệ tiên tiến sẽ khác rất nhiều so với các nhà đầu tư nhỏ lẻ về cả chiến lược đầu tư, quy mô các dự án đầu tư, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Tiềm lực của nhà đầu tư còn thể hiện ở khả năng công nghệ và trình độ quản lý, khó có thể thu hút được công nghệ gốc khi kêu gọi những nhà đầu tư đến từ Đông Nam Á, muốn có công nghệ gốc, nước nhận đầu tư phải cố gắng thu hút được những nhà đầu tư lớn, những công ty xuyên quốc gia đến từ những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản. Chính vì vậy, nước nhận đầu tư phải tìm hiểu khả năng, tiềm lực của các nhà đầu tư nước ngoài (lợi thế về công nghệ, vốn, quản lý...) để đưa ra chiến lược thu hút vốn đầu tư chọn lọc, định hướng nhà đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế. c. Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của nước chủ đầu tư Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của nước chủ đầu tư bao gồm: Các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, trợ giúp về tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, bảo hiểm đầu tư, cung cấp các thống tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài và chính sách đối ngoại của các nước đầu tư. Các hoạt động này tạo ra cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết cho các nhà đầu tư ở nước ngoài. Việc ký kết các hiệp định đầu tư với nước ngoài là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư ở nước ngoài. Hiệp định đầu tư song phương (BITs bilateral investment treaties) là hiệp định được ký kết giữa nước đầu tư với nước nhận đầu tư, và hiệp định đầu tư đa phương (MAI - mutibilateral agreement on investments) là hiệp định được ký kết giữa các chính phủ trong một nhóm nước với nhau. Nội dung của các hiệp định này quy định nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm tạo điều

70 59 kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và kinh doanh ở nước nhận đầu tư Những nhân tố chủ quan a. Sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiếu những rủi ro kinh tế chính trị của vốn FDI vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài. Những bất ổn về kinh tế chính trị không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp mà còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi trú ấn mới an toàn và hấp dẫn hơn. Tăng trưởng của doanh nghiệp FDI thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh ổn định luôn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có ổn định chính trị thì các cam kết của chính phủ nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, chính sách ưu tiên, định hướng phát triển mới được đảm bảo. Đây là những yếu tố được nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó có tác động rất mạnh đến yếu tố rủi ro trong đầu tư. Tóm lại, kinh tế - chính trị càng ổn định thì các quốc gia càng có nhiều khả năng hấp dẫn được các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và các cá nhân trong nước và quốc tế. Khi có nhiều nhà đầu tư biết đến và lựa chọn đầu tư vào địa phương thì địa phương lại có cơ hội để lựa chọn được những dự án FDI tốt. Khi dự án có nguồn vốn đầu tư tốt và nguồn công nghệ cao thì sẽ kéo theo tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, chuyển giao các công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý, tăng thu ngân sách b. Sự phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại là điều kiện vật chất hàng đầu để các để chủ đầu tư nhanh chóng thống qua các quyết định và triển khai các dự án đầu tư. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm hệ thống giao thống vận tải đồng bộ và hiện đại, một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện hiện đại, hệ thống điện nước dồi dào và phân bố tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh

71 60 cũng như đời sống và một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế, giáo dục...) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tốc độ chu chuyển đồng vốn, đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư cũng như trong quá trình thực hiện đầu tư. Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu thốn, lạc hậu sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu tư, gây ra các rào cản cho hoạt động đầu tư, trực tiếp ảnh hưởng tới sự vận hành các hoạt động sản xuất kinh doanh khiến tăng chi phí sản xuất. Trong các điều kiện và chính sách hạ tầng phục vụ FDI, chính sách đất đai và bất động sản có sức chi phối mạnh mẽ đến luồng FDI đổ vào quốc gia. Sản phẩm và dịch vụ thông tin đóng vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại, phục vụ chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt được những thông tin đầy đủ, tin cậy về môi trường đầu tư, giúp nhà đầu tư ra quyết định kịp thời, chính xác, hợp lý, do đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của, chiến thắng trong cạnh tranh và tránh được rủi ro thua lỗ. Sự phát triển của các ngành dịch vụ như tài chính, bưu chính viễn thông, khách sạn, vận tải...là rất cần thiết để giúp nhà đầu tư nước ngoài giảm được chi phí và phát triển quan hệ với các đối tác. Vậy sự phát triển về cơ sở hạ tầng là điều kiện tiền đề để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, bên cạnh đó, hệ thống các dịch vụ hỗ trợ đầu tư (tư vấn hỗ trợ thủ tục đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về thị trường, chương trình marketing, hỗ trợ với các dịch vụ tài chính, lao động) là cũng là yếu tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Khi có nhiều nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào thì nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội lựa chọn các dự án có tiềm lực tài chính tốt, công nghệ cao, năng lực và kinh nghiệm quản lý tốt. Khi các dự án này tiến hành vào đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển kéo theo các doanh nghiệp trong nước cũng phải tự thay đổi để bắt kịp công nghệ cao; đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp; đóng góp vào GDP; đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thu nhập của người lao động, khi doanh nghiệp hoạt động sẽ tăng thu ngân sách

72 61 c. Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài Hệ thống chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài là một bộ phận trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nó bao gồm hệ thống các chính sách, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư quốc tế trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt các mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chính sách đầu tư bao gồm chính sách tài chính và các khuyến khích tài chính, chính sách tiền tệ (tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất), chính sách về cơ cấu đầu tư, chính sách đất đai và chính sách lao động... Các chính sách tài chính thể hiện ở việc ưu đãi thuế như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cho phép chuyển lỗ sang năm tiếp theo, cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định, miễn giảm thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề về chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến dòng chảy của FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được. Nếu lãi suất càng tăng thì lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư càng giảm, đương nhiên sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái được điều hành một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở từng giai đoạn thì khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu càng lớn, sức hấp dẫn với vốn nước ngoài càng tăng. Chính sách về cơ cấu đầu tư: việc xác định rõ những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư, những ngành đầu tư có điều kiện cũng là một biện pháp nhằm điều chỉnh các hoạt động đầu tư theo hướng quản lý của nước tiếp nhận đầu tư. Việc quyết định cơ cấu đầu tư có liên quan mật thiết đến mở cửa thị trường, bảo hộ sản xuất cũng như các biện pháp liên quan đến thương mại quốc tế. Khi đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư luôn tìm cho mình những mảnh đất thuận lợi với sự

73 62 ưu đãi lớn nhất. Do vậy, họ mong nhận được một Cơ cấu đầu tư rõ ràng, lĩnh vực, ngành ưu đãi đầu tư nhất quán, chính sách ưu đãi thỏa đáng, minh bạch. Chính sách lao động: các quốc gia thường ưu tiên các doanh nghiệp FDI sử dụng nhiều lao động, cũng như Tuyển dụng lao động địa phương, doanh nghiệp có thể tự tuyển dụng hoặc thông qua công ty giới thiệu việc làm. Hầu hết các nước đang phát triển có số lượng lao động lớn, nhưng chất lượng lao động lại không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Do vậy, để có thể hấp dẫn được dự án FDI thì bản thân nước muốn tiếp nhận đầu tư phải nắm bắt được nhu cầu về lao động của các nhà đầu tư, bám sát định hướng phát triển và cơ cấu đầu tư trong tương lai để có thể có được chiến lược đào tạo đón đầu, đáp ứng nhu cầu về nhân lực có trình độ làm việc trong các dự án FDI. Về thủ tục hành chính của chính quyền địa phương về đầu tư và cấp phép đầu tư. Lực cản lớn nhất làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Do vậy, để doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời gian phê duyệt, quyết định cấp giấy phép đầu tư, cũng như thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định môi trường cho các dự án phải nhanh chóng. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến các thủ tục hành chính thì hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương cũng rất quan trọng, nhất là trong phân cấp quản lý bởi vì việc phân cấp trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt, thi công...hợp lý sẽ phát huy được quyền tự chủ của địa phương và doanh nghiệp. Ngược lại, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhưng không có các chế tài quản lý, kiểm tra, theo dõi...sẽ dẫn đến tình trạng thả nổi doanh nghiệp. Sự lẫn lộn giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng dẫn đến cơ chế xin cho, tiêu cực...cũng sẽ dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại địa phương. Do vậy, muốn có một bộ máy hành chính gọn nhẹ, sáng suốt, các thủ tục hành chính và những quy định pháp lý đơn giản, công khai và nhất quán đòi hỏi trình độ cán bộ, công chức phải không ngừng được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tinh thống pháp luật và ứng xử hợp lý linh hoạt

74 63 d. Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ trong nước Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Công nghiệp hỗ trợ được xem là một phần quan trọng của nền công nghiệp quốc gia, bên cạnh các ngành công nghiệp chính, giúp cho nền công nghiệp nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung không bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chính, góp phần hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu những nguyên phụ liệu, xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế biến thô. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là cơ sở cho doanh nghiệp tham gia vào hệ thống sản xuất của các công ty đa quốc gia, tiếp nhận công nghệ và tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp cho các doanh nghiệp FDI chủ động nguồn cung ứng, chi phí của các sản phẩm công nghiệp cũng giảm đáng kề do cắt giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng nhân công giá rẻ và nguồn nguyên liệu ngay tại nước tiếp nhận vốn đầu tư, từ đó làm tăng lợi nhuận. Khả năng cung ứng hỗ trợ cho các ngành công nghiệp là một trong những vấn đề được các TNCs cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào một quốc gia, bởi lẽ một doanh nghiệp FDI hoạt động tại một quốc gia sẽ có những lựa chọn cho việc tiếp nhận các yếu tố đầu vào bằng nhiều cách: sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, đặt mua từ các nhà cung cấp địa phương hay nhập khẩu. Nếu lựa chọn các nhà cung cấp địa phương sẽ giúp doanh nghiệp FDI linh hoạt và chủ động hơn trong việc điều chỉnh sản lượng, kiểm soát chất lượng kịp thời trước biến động của thị trường, tiết kiệm được chi phí vận chuyến, bảo hiểm, tránh rủi ro trong nhập khẩu yếu tố đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ nếu như được xây dựng tương thích với chiến lược thu hút đầu tư và chu kỳ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp FDI sẽ là điều kiện đế các doanh nghiệp FDI phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của các dự án FDI.

75 64 Khi các doanh nghiệp FDI sử dụng các sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước thì góp phần thúc đẩy nền kinh tế -xã hội cùng phát triển như: Tạo thêm rất nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, các doanh nghiệp phụ trợ cũng phải tự thay đổi nâng cao công nghệ và trình độ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI, tạo thêm giá trị sản xuất, tăng giá trị xuất khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế. e. Chất lượng nguồn nhân lực Nhân lực là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, do vậy chất lượng lao động và giá cả lao động sẽ quyết định hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư là vấn đề rất cấp bách. Thực tế chứng minh rằng, chất lượng nguồn nhân lực có tác động rất mạnh đến khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại. Thống thường với một địa phương có năng lực hấp thụ vốn cao và nguồn nhân lực chất lượng tốt, dòng vốn đầu tư đổ vào địa phương đó càng nhiều. Hơn nữa, quốc gia tiếp nhận vốn FDI cần có một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức hấp dẫn công nghệ chuyển giao và là đối tác bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống các doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất lẫn dịch vụ ở các lĩnh vực, ngành nghề, thành thạo nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đủ sức giữ thị phần thích đáng tại thị trường trong nước và có sức cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt, hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ về tài chính - ngân hàng có vai trò quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển vốn trong nước và quốc tế. Đây là điều kiện cần thiết để quốc gia và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn nước ngoài, cũng như giúp doanh nghiệp FDI sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI. Khi chất lượng nguồn nhân lực cao đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì cũng sẽ tạo thu nhập cao cho người lao động từ đó đóng góp thêm vào thu ngân sách, học hỏi được kinh nghiệm quản lý cũng như các công nghệ cao.

76 Thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương khác và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc Thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương khác Tỉnh Phú Thọ a. Khái quát tình hình FDI tại tỉnh Phú Thọ Sau hơn 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới và hơn 20 năm tái lập tỉnh Phú Thọ (năm 1997 tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc). Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐN, UBND tỉnh, cùng phối hợp với các cấp, ban, ngành, tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ổn định cơ cấu vượt qua khó khăn để giành được những kết quả nhất định. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư với tốc độ nhanh, hoạt động kinh tế đối ngoại được cải thiện và tăng cường, trong đó công tác thu hút các dự án FDI đã đạt được những kết quả nhất định và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như sau: Bảng 2.1. FDI phân theo quốc gia tại tỉnh Phú Thọ STT Dự án đã cấp phép Dự án đang hoạt động Tỷ lệ Quốc gia, vùng Vốn đăng Vốn thực Số VTH/VĐK lãnh thổ ký Số lượng hiện lượng (%) (Tr.USD) (Tr.USD) 1 Ấn độ 1 20, , ,06 2 I Rắc 1 15, ,1 100,00 3 Pháp 1 5, ,00 4 Cộng hòa Séc 1 1, ,00 5 Indonexia 1 5, ,00 6 Hàn Quốc , ,45 81,36 7 Đài Loan 3 5,43 3 3,85 70,86 8 Nhật Bản 7 23, ,2 80,20 9 Trung Quốc 3 16,78 3 7,3 43,50 Tổng cộng , ,91 82,89 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2016

77 66 Qua bảng 2.1 cho thấy, tính đến 31/12/2016, Phú Thọ đã có 108 dự án FDI được cấp phép với số vốn đăng ký là 745,4 triệu USD trong đó có 99 dự án đi vào hoạt động với số vốn thực hiện là 617,91 Triệu USD, số vốn thực hiện/ tổng vốn đăng ký đạt 82%. Hiện nay các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ chủ yếu là của Hàn Quốc trong 108 dự án đã được cấp phép tại Phú Thọ thì có đến 90 dự án của Hàn Quốc và hiện nay đang có 81 dự án đang hoạt động với số vốn thực hiện đạt 531,45 triệu USD chiếm đến 86% số vốn (bảng 2.2). FDI thực hiện tại Phú Thọ với các ngành nghề chủ yếu là công nghiệp chế biến với số dự án là 87 dự án đang hoạt động. Bảng 2.2. FDI phân theo ngành kinh tế tại tỉnh Phú Thọ Dự án đang hoạt Dự án đã cấp phép động Tỷ lệ STT Ngành kinh tế Vốn đăng Vốn thực VTH/VĐK Số Số ký hiện (%) lượng lượng (Tr.USD) (Tr.USD) 1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5 7,44 5 8,77 117,88 2 Công nghiệp chế biến , ,19 82,55 3 Bán buôn và bán lẻ 2 2,40 2 2,4 100,00 4 Vận tải và kho bãi 1 1,90 1 1,9 100,00 5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 1,50 2 1,8 120,00 6 HĐ Kinh doanh bất động sản 2 8,75 2 5,85 66,86 Tổng cộng , ,91 82,89 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2016 Qua bảng 2.3 cho thấy, FDI đóng góp vào vốn đầu tư phát triển cho tỉnh Phú Thọ chiếm tỷ trọng năm 2011 khoảng 7%, đến năm 2016 tỷ lệ này đã tăng lên 14% gấp đôi so với năm Chứng tỏ FDI đang dần nâng cao vai trò của mình trong đóng góp vào nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên con số vẫn còn rất khiêm tốn, thể hiện vai trò của FDI của tỉnh Phú Thọ chưa mạnh.

78 67 Bảng 2.3. Vốn đầu tư thực hiện tỉnh Phú Thọ theo nguồn vốn ĐVT: Tr đồng TT Thành phần kinh tế Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước Khu vực FDI Tổng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm b. Hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI tại tỉnh Phú Thọ b1. FDI đóng góp vào GRDP Qua bảng 2.4 và hình 2.1 ta thấy tỷ trong đóng góp của khu vực FDI vào GRDP của tỉnh chiếm khoảng chưa đến 10% trong tổng sản phẩm trên địa bàn. Mà lực lượng đóng góp chính vào GRDP của tỉnh Phú Thọ lại là khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng gần 70%. Bảng 2.4. GRDP tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế ĐVT: Tr đồng TT Thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực FDI Tổng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm Hình 2.1. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Phú Thọ

79 68 b2. FDI đóng góp vào ngân sách Khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh Phú Thọ: năm 2011 đạt triệu đồng, chiếm 4%; năm 2012 đạt triệu đồng chiếm 4%; năm 2013 đạt triệu đồng, chiếm 3%; năm 2014 đạt triệu đồng chiếm 3%; năm 2015 đạt triệu đồng chiếm 2%; năm 2016 đạt triệu đồng chiếm 3%; Như vậy, đóng góp vào ngân sách tỉnh Phú Thọ của khu vực có vốn FDI chưa lớn, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ từ 2-4% trong tổng thu ngân sách của địa phương. (Bảng 2.5 và hình 2.2) Bảng 2.5. Thu ngân sách tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế ĐVT: Tr đồng STT Thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực FDI Các khoản thu khác Tổng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm Hình 2.2. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Phú Thọ

80 69 b3. FDI đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu Bảng 2.6 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ của các khu vực kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước hầu hết đều có nhập lớn hơn xuất làm cho thặng dư xuất khẩu âm. Tuy nhiên khu vực FDI luôn có thặng dư xuất khẩu dương trong cả giai đoạn Nhờ khu vực kinh tế có vốn FDI, thặng dư xuất khẩu chung của tỉnh từ thâm hụt năm đã dần tăng lên và chuyển sang thặng dự bổ sung nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế địa phương. Với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Phú Thọ là hàng may mặc, vải, sợi và giầy bata.. Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu USD STT Thành phần kinh tế I Xuất khẩu 1 Kinh tế nhà nước 0,00 8,79 4,20 3,03 2,37 1,48 2 Kinh tế ngoài nhà nước 51,99 70,80 68,53 93,48 86,37 68,35 3 Khu vực FDI 288,75 458,74 528,88 638,18 845, ,43 II Tổng 340,74 538,33 601,60 734,69 934, ,26 Nhập khẩu 1 Kinh tế nhà nước 42,89 98,72 69,41 78,49 46,10 33,85 2 Kinh tế ngoài nhà nước 84,67 102,97 127,53 54,12 69,05 112,42 3 Khu vực FDI 257,21 345,61 404,87 565,54 771,35 733,92 III Tổng 384,76 547,29 601,80 698,16 886,50 880,19 Thặng dư xuất khẩu 1 Kinh tế nhà nước -42,89-89,93-65,21-75,47-43,73-32,38 2 Kinh tế ngoài nhà nước -32,68-32,17-59,00 39,36 17,32-44,07 3 Khu vực FDI 31,54 113,13 124,01 72,64 74,17 295,51 Tổng -42,89-89,93-65,21-75,47-43,73-32,38 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm

81 70 b4. FDI đóng góp vào tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Trong quá trình tiến hành đầu tư vào tỉnh Phú Thọ các doanh nghiệp FDI đã tạo ra việc làm cho lao động trực tiếp tại Tỉnh với số vị trí việc làm và tỉ trọng trong tổng số việc làm tăng dần lên trong giai đoạn nhưng con số rất khiêm tốn cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể, năm 2011 số lao động tại các doanh nghiệp FDI là 34,1 nghìn người chiếm tỷ trọng 4,8%; năm 2012 là 36,5 nghìn người chiếm tỷ trọng 5%; năm 2013 là 40 nghìn người chiếm tỷ trọng 5,5%; năm 2014 là 42,9 nghìn người chiếm tỷ trọng 6%; năm 2015 là 44,5 nghìn người chiếm tỷ trọng 6%; năm là 49,1 nghìn người chiếm tỷ trọng 6,5%/ tổng số lao động của Tỉnh (Bảng 2.7 và hình 2.3). Bảng 2.7. Lao động đang làm việc tỉnh Phú Thọ theo thành phần kinh tế ĐVT: 1000 người STT Thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước 60,7 61,3 61,4 61,4 61,8 59,5 2 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 620,2 625,3 626,8 630,9 637,5 643,1 3 Doanh nghiệp FDI 34,1 36,5 40,0 43,9 44,5 49,1 Tổng 715,0 723,1 728,2 736,2 743,8 751,7 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, năm Hình 2.3. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao động đang làm việc của tỉnh Phú Thọ

82 71 Nhìn chung trong thời gian qua, khu vực có vốn FDI đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất, hình thành các ngành nghề mới, công nghệ sản xuất, quản lý mới và các sản phẩm mới có tính cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo điều kiện khai thác các nguồn lực của địa phương mà trước đây còn dạng tiềm năng như đất đai, nhà xưởng, nguyên vật liệu. Tạo việc làm trực tiếp và thu nhập cho người lao động. Ngoài ra cũng tạo được thêm các việc làm cho những người hoạt động ở các dịch vụ hỗ trợ.tuy nhiên, những đóng góp của vốn FDI đối với nền kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ là chưa cao và chưa đạt hiệu quả như các nhà quản lý mong muốn Tỉnh Bắc Ninh a. Khái quát tình hình FDI tại tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh cũng giống tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ được tái thành lập vào năm 1997 (tách từ tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang). Bắc Ninh với lợi thế địa lý tiếp giáp quốc lộ 18A, quốc lộ 1A, Bắc Ninh được ví là cửa ngõ thủ đô, với vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn lực chất lượng. Phát huy lợi thế về địa lý thuận lợi, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, ngay sau khi tái lập, Bắc Ninh đã thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, coi đây là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Sau 19 năm xây dựng và phát triển, với hệ thống hạ tầng đồng bộ, các KCN Bắc Ninh đã chứng minh năng lực vượt trội, đó là sức hút FDI liên tục tăng, đưa Bắc Ninh từ một tỉnh nông nghiệp vươn lên đứng tốp đầu toàn quốc về thu hút đầu tư. Để tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trước hết các lãnh đạo Tỉnh đã chú trọng tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn, đặc biệt các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về tài chính, công nghệ nguồn đến từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc Tính đến hết 31/12/2016 đã có hơn 941 dự án FDI được cấp phép với tổng số vốn đăng ký lên đến hơn 12 tỷ USD, số dự án đang còn hiệu lực, đang hoạt động là 921 dự án với số vốn đầu tư thực hiện là 8,3 tỷ USD đạt tỷ lệ 67,77% VĐT thực hiện/ Vốn đăng ký (Bảng 2.8).

83 72 Bảng 2.8. FDI phân theo quốc gia tại tỉnh Bắc Ninh (31/12/2016) Dự án đang hoạt Dự án đã cấp phép động Tỷ lệ Quốc gia, vùng STT Vốn thực VTH/VĐK lãnh thổ Số Vốn đăng Số hiện (%) lượng ký (tr.usd) lượng (Tr.USD) 1 Trung Quốc , ,144 52,00 2 Nhật Bản , ,00 3 Đài Loan , ,00 4 Hàn Quốc , ,964 63,00 5 Mỹ 4 415, , ,00 6 Singapore , ,009 81,00 7 Thái Lan 4 131, ,648 79,00 8 Hồng Kông , ,00 9 Malaysia 8 46,8 8 42,588 91,00 10 Indonesia 1 2,4 1 2, ,00 11 Brunei 4 99,7 4 99, ,00 12 Vương Quốc Anh 7 15,3 7 15, ,00 13 Italy 3 47,7 3 47, ,00 14 Samoa 6 17,5 6 17, ,00 15 Belize 2 25,5 2 25, ,00 16 Cộng hòa Mauritius 1 22,0 1 22, ,00 17 Quần đảo Virgin 2 101, ,000 98,43 18 Quần đảo Cayman 7 89,0 7 90, ,12 19 Ấn độ 3 309, ,000 97,09 20 Hà Lan 2 1,90 2 2, ,26 Tổng cộng , ,645 67,77 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2016 Tính đến 31/12/2016 thì đã có 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đăng ký và được tỉnh cấp phép đầu tư vào tỉnh dẫn đầu là Hàn Quốc với 645 dự án, tổng số vốn đăng ký là hơn 8 tỷ USD chiếm 65% trong tổng vốn FDI đăng ký tại tỉnh Bắc Ninh, đứng thứ 2 là Trung Quốc với số dự án là 85, tổng vốn đăng ký là 427 triệu USD, đứng thứ 3 là các nhà đầu tư Nhật Bản với 71 dự án, tổng số vốn đăng ký là 1,1 tỷ USD, tiếp theo

84 73 Đài Loan.. Dự án lớn nhất đầu tư vào Bắc Ninh thời điểm hiện nay là dự án Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh (của Hàn Quốc), cấp phép 21/06/2007, với vốn đầu tư đạt 1 tỷ USD. Dự án này chuyên sản xuất, lắp giáp gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình smartphone Đến tháng 8/2015, công ty Công ty TNHH SamSung Display tiếp tục đầu tư thêm dự án mới với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD, nâng quy mô vốn đầu tư của SamSung Display tại Bắc Ninh lên 4 tỷ USD, trở thành dự án có quy mô lớn vốn đầu tư lớn hàng đầu của tập đoàn SamSung tại Việt Nam và đưa SamSung trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam [50]. FDI đầu tư vào Bắc Ninh được phân theo các ngành nghề kinh tế (bảng 2.9). Lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm đến 91,34% vốn thực hiện/ tổng vốn thực hiện, các ngành nghề lĩnh vực khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Bảng 2.9. FDI phân theo ngành kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh Dự án đã cấp phép Dự án đang hoạt động Tỷ lệ STT Ngành kinh tế Vốn đăng Vốn thực VTH/Tổng Số Số ký hiện VTH(%) lượng lượng (Tr.USD) (Tr.USD) 1 Công nghiệp chế biến , ,85 91,34 2 Cung cấp nước, xử lý rác 2 3,70 2 3,33 0,04 3 Xây dựng , ,95 1,53 4 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa oto, xe máy 40 53, ,76 0,59 5 Vận tải và kho bãi , ,19 1,36 6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 13 35, ,60 0,43 7 Thông tin và truyền thông 4 1,10 4 1,10 0,01 8 HĐ Kinh doanh bất động sản , ,81 4,52 9 HĐ chuyên môn, KHCN 4 0,70 4 0,70 0,01 10 HĐ Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 13 14, ,75 0,15 11 Giáo dục và đào tạo 2 0,20 2 0,20 0,00 12 HĐ nghệ thuật, vui chơi, giải trí 1 0,50 1 0,50 0,01 13 HĐ dịch vụ khác 3 0,90 3 0,90 0,01 Tổng cộng , ,64 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm 2016

85 74 Đối với tỉnh Bắc Ninh thì vốn đầu tư phát triển từ khu vực FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Cụ thể : năm 2011 vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI là tỷ đồng chiếm tỷ trọng 53% là năm thấp nhất, các năm cả số tuyệt đối và số tương đối đều tăng lên, riêng năm 2013 là năm đạt cao nhất, với vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI là tỷ đồng chiếm tỷ trọng 66% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội; (Bảng 2.10 và hình 2.4) Bảng Vốn đầu tư thực hiện tỉnh Bắc Ninh theo nguồn vốn ĐVT: Tỷ đồng STT Thành phần kinh tế Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước Khu vực FDI Tổng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm Hình 2.4. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu vốn đầu tư thực hiện tỉnh Bắc Ninh b.hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh b1. FDI đóng góp vào GRDP Khu vực kinh tế có vốn FDI của tỉnh Bắc Ninh đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào tăng trưởng GRDP trong những năm gần đây (bảng 2.11).

86 75 Bảng Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế ĐVT: Tỷ đồng STT Thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực FDI Tổng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào GRDP của tỉnh tăng dần qua các năm, năm 2011 là 55% thì các năm sau đã tăng lên hơn 60%, riêng năm 2013 đã tăng lên hơn 65% (hình 2.5). Đóng góp của khu vực kinh tế FDI đã trở thành chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương trong khi đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước rất chiếm tỉ trọng rất nhỏ và ngày càng đi xuống. Qua đó đã khẳng định vai trò quan trọng của FDI đối với hiệu quả kinh tế - xã hội của Tỉnh. Hình 2.5. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Bắc Ninh b2. FDI đóng góp vào ngân sách FDI đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách của tỉnh Bắc Ninh và có xu hướng tăng dần trong giai đoạn Cụ thể: năm 2011 đạt triệu đồng

87 76 chiếm 32% trong tổng thu ngân sách của tỉnh và đến năm 2016 đạt triệu đồng chiếm 57% trong tổng thu ngân sách của tỉnh (Bảng 2.12 và hình 2.6) STT Bảng Thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế Thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3 Doanh nghiệp FDI Các khoản thu khác Tổng Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm Hình 2.6. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh b3. FDI đóng góp vào xuất nhập khẩu Tại Bắc Ninh sự gia tăng FDI đã làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới, đóng góp trực tiếp đến dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu ví dụ như các sản phẩm thiết bị điện tử, linh kiện. Xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn FDI tăng nhanh, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 12 tỷ USD, chiếm 93,43% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 14 tỷ USD, chiếm 93,43% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn

88 77 25 tỷ USD, chiếm 96,05% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 21,1 tỷ USD, chiếm 96,75% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 21,5 tỷ USD, chiếm 98,43% tổng xuất khẩu của tỉnh; năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 22 tỷ USD, chiếm 96,6% tổng xuất khẩu của tỉnh. (Bảng 2.13). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bắc Ninh là hàng điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt may, dây điện, dây cáp điện, trong đó hàng điện tử chiếm giá trị lớn nhất trong các hàng hóa xuất khẩu. Bảng Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu USD STT Thành phần kinh tế I Xuất khẩu hàng hóa 1 Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp FDI Tỷ trọng xuất khẩu FDI/ Tổng xuất khẩu (%) 93,43 93,43 96,05 96,75 98,43 96,60 Tổng II Nhập khẩu hàng hóa Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp FDI Tỷ trọng nhập khẩu FDI/ Tổng nhập khẩu (%) 93,98 93,98 97,43 96,52 98,23 91,15 Tổng III Thặng dư xuất khẩu 2 Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp FDI Tổng Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, năm FDI đã giúp tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh có thặng dư xuất khẩu dương (+), mang lại nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế (Hình 2.7)

89 78 Hình 2.7. Thặng dư xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh b4. FDI đóng góp vào tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Bắc Ninh hầu hết là các doanh nghiệp lắp giáp linh kiện điện tử, gia công lắp giáp cho các công ty mẹ tại chính quốc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo ra việc làm cho các lao động trực tiếp tại Bắc Ninh (Bảng 2.14 và hình 2.8). Tuy nhiên hầu hết các đều nhắm vào lao động nhân công giá rẻ, lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Việc hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp phụ trợ trong nước phát triển theo và cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp FDI rất ít. Bảng Lao động đang làm việc tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế ĐVT: 1000 người STT Thành phần kinh tế Nhà nước 41,0 37,3 37,8 38,4 39,2 39,8 2 Ngoài nhà nước 428,2 481,1 473,1 462,1 447,0 453,0 3 Khu vực FDI 89,4 97,2 121,2 145,2 162,4 163,9 Tổng 558,7 615,6 632,1 645,7 648,6 656,7

90 79 Hình 2.8. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao động đang làm việc của tỉnh Bắc Ninh Bài học rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn tiếp tục khẳng định FDI là một thành phần kinh tế được khuyến khích phá triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Qua nghiên cứu kinh nghiệm hiệu quả kinh tế - xã hội FDI của Phú Thọ và Bắc Ninh, có thể rút ra một số bài học cho Vĩnh Phúc trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI như sau: Thứ nhất: cần khuyến khích các dự án FDI vào các ngành công nghiệp hoặc dịch vụ (Các dự án công nghệ cao, dự án xanh). Đây là các ngành công nghiệp mũi nhọn giúp cho đất nước ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một dự án công nghiệp hoặc dịch vụ sử dụng rất ít đất nhưng giá trị tạo ra lớn như hàng xuất khẩu, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động, tạo ra hàng trăm triệu USD xuất khẩu, tạo hiệu quả cho các công nghiệp phụ trợ trong nước, tỉnh Vĩnh Phúc phát triển Thứ hai: Chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu nước ngoài và công nghệ phù hợp. Vĩnh Phúc cần chủ động lựa chọn các dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tin tưởng và lời hứa hẹn của các nhà đầu tư mà buộc phải có thiết kế dự án cụ thể mang tính khả

91 80 thi và đầu tư xử lý môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án. Định hướng đầu tư, kiên quyết từ chối cấp phép cho những ngành chưa khuyến khích, hướng vào những ngành mà địa phương cần vốn và công nghệ phát triển, không chấp nhận các dự án đầu tư sử dụng kỹ thuật trung bình, công nghệ lạc hậu, sử dụng nhân công giá rẻ nhưng lại gây ô nhiễm môi trường. Vĩnh Phúc nên tập trung vào các đối tác tiềm năng lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu vì các đối tác này không chỉ lượng vốn lớn mà còn cả công nghệ hiện đại, tiên tiến mà các đối tác khác chỉ cung cấp cho chúng ta công nghệ cũ hoặc lạc hậu so với thế giới vô hình chung biến chúng ta thành bãi rác thải công nghệ cho thế giới. Thứ ba: nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu lực điều hành của Nhà nước. Nâng cao năng lực của các cán bộ lãnh đạo quản lý FDI nhằm tránh bị thất thoát nguồn thu ngân sách từ các hoạt động FDI. Thứ tư: nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo và bằng các hình thức lựa chọn các dự án phải sử dụng các lao động đã qua đào tạo nghề thay vì các dự án FDI sử dụng nhân công lao động phổ thông với giá rẻ mạt. Như vậy cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như thu nhập cho người lao động đồng thời cũng góp phần ổn định các trường đào tạo nghề.

92 81 Kết luận chương 2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI có ý nghĩa quan trọng không chỉ với nước đi đầu tư mà đối với cả nước nhận đầu tư. Chính vì vậy, làm rõ nội hàm, khái niệm hiệu quả kinh tế -xã hội của FDI và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội của FDI để từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI của từng địa phương, từng quốc gia tiếp nhận đầu tư FDI là điều thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chương 2 của luận án đã làm rõ nội hàm của hiệu quả kinh tế - xã hội FDI gắn với nước nhận đầu tư, xác định vai trò của FDI đối với nước đang phát triển, hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. Qua quá trình hệ thống hóa đó đã chỉ ra rằng, trên thế giới đang tồn tại các quan điểm khác nhau về đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI là (i) Đánh giá theo hệ thống chỉ tiêu (ii) Đánh giá theo 1 chỉ tiêu không đơn vị đo. Qua phân tích những ưu điểm và nhược điểm của từng quan điểm, Tác giả theo quan điểm (i). Từ đó đề xuất tổ hợp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội một cách đầy đủ, hệ thống và khoa học và phù hợp với thực tế, làm cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế- xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung. Đồng thời, nội dung của chương còn hệ thống hóa được những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI. Bên cạnh đó, chương 2 của luận án còn tìm hiểu thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội FDI của các địa phương khác có nhiều điều kiện giống tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh Phú Thọ và tỉnh Bắc Ninh để rút ra các bài học kinh nghiệm, làm cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ở chương 3.

93 82 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc Sơ lược về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập 1997, có ví trí địa lý thuận lợi, phía đông và phía nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ (qua Sông lô), phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Việt Nam. Dân số 1,020 triệu người, diện tích hơn km 2. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Sông Lô. trong đó thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25km, cách Cảng biển: Cái Lân -Tỉnh Quảng Ninh, cảng Hải Phòng- Thành phố Hải Phòng khoảng 150 km. Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi: đường bộ có các tuyến Quốc lộ chạy qua như Quốc lộ 2A (Hà Nội - Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23, Đường cao tốc xuyên á, Cảng Cái lân - Nội Bài - Nam Ninh (Trung Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); hệ thống giao thông đường bộ đường sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; đường thuỷ phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và Sông Phó Đáy.

94 83 Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông Quốc tế và Quốc gia liên quan, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của Quốc gia và Quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV Thành phố Hà Nội. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội

95 84 thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội Điều kiện tự nhiên và tài nguyên khoáng sản a. Về điều kiện tự nhiên - Do đặc điểm vị trí địa lý nên điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Vùng núi có diện tích tự nhiên ha (đất nông nghiệp: ha, đất lâm nghiệp ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô (25 xã), huyện Tam Đảo 7 xã và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước - Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng ha (đất nông nghiệp ha), chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), thị xã Vĩnh Yên (6 phường xã), một phần huyện Lập Thạch (11 xã), thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch. b. Về tài nguyên khoáng sản - Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù - Tam Đảo; than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông lô), trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt. - Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... Các loại khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển kinh tế của tỉnh.

96 85 - Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn. - Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng 51,8 triệu m 3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m 3, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m 3, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m 3 ; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng Nguồn nhân lực Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 67,8% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động. Toàn tỉnh có 29 trường Phổ thông trung học, 15 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Hàng năm có trên người tốt nghiệp trung học phổ thông, người tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Nhờ vị trí cận kề với Hà Nội, nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề nên Vĩnh Phúc có điều kiện đào tạo và thu hút nguồn lao động Cơ sở hạ tầng a. Khả năng cấp điện Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, lưới điện Vĩnh Phúc đã không ngừng được đầu tư và phát triển. * Về nguồn điện 110KV: Đã mở rộng trạm 110KV Vĩnh Yên, nâng công suất trạm này lên ( ) KVA.

97 86 Xây dựng trạm 110KV Phúc yên: Trạm này đóng điện tháng 5 năm 2001 với công suất lắp đặt là KVA. Các trạm biến áp trung gian 35/6(10) kv gồm: 10 trạm với tổng công suất lắp đặt: 65,900 KVA. Hệ thống các trạm biến áp phân phối 35;10;6/0,4 kv gồm: 720 trạm biến áp với tổng công suất lắp đặt là: 395,099 KVA. * Về khả năng cấp điện: Cùng với lưới điện, hàng năm Tổng công ty Điện lực Việt nam đã đầu tư vốn sửa chữa lớn 3-3,5 tỷ VND để cải tạo, nâng cấp lưới điện như: Thay sứ tăng độ an toàn, tăng thiết diện dây mở rộng khả năng tải, xây dựng các mạch vòng khép kín tăng độ an toàn cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất (dự kiến đến năm 2005 còn 5,5-6%/năm). Vĩnh Phúc đã và đang cho xây dựng thêm các công trình điện ở trong Tỉnh với tổng trị giá đầu tư khoảng 15 tỷ VND nhằm tăng khả năng cấp điện như: - Xây dựng đường dây 22 kv mạch kéơ đi Khai Quang và Quang Minh cấp cho các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) mới với lưới điện 22 kv. - Mở rộng trạm biến áp trung gian 110 kv Vĩnh yên lên hai máy KVA; Trung gian Phúc Yên lên hai máy KVA. xây dựng mới hai trạm biến áp 110 kv (Vĩnh Tường 1 máy KVA, Lập Thạch 1 máy KVA). - Xây dựng các trục 35 kv, 22 kv khép kín giữa các trạm 110 kv đảm bảo ổn định cấp điện trê địa bàn Vĩnh Phúc ngày một cao hơn. Với sự đầu tư trên đây, lưới điện khu vực tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đảm bảo an toàn cung cấp điện ở mức cao nhất, vì kết cấu lưới là chắc chắn hợp lý lại được nhận điện lưới quốc gia từ ba khả năng sau: Từ trạm 220 kv Việt Trì, 220 kv Đông Anh và trạm 220 kv Phủ Lỗ hình thành thế cấp điện từ ba phía. b. Khả năng cấp nước Vĩnh Phúc có hai nhà máy nước lớn xây dựng bằng nguồn vốn ODA cảu chính phủ Đan Mạch và chính phủ Italia: nhà máy nước Vĩnh Yên công suất m 3 /ngày đêm và nhà máy nước Mê Linh công suất m 3 /ngày đêm.

98 87 Ngoài ra còn có các dự án nhỏ: Cấp nước sạch thị trấn Yên Lạc 3.000m 3 /ngày đêm; cấp nước sạch thị trấn Lập Thạch 3.000m 3 /ngày đêm. Các nhà máy này đảm bảo đủ nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất tại các khu đô thị, khu công nghiệp và các cụm công nghiệp. c. Điều kiện thông tin liên lạc Toàn tỉnh hiện có 26 bưu cục, trong đó có 7 bưu cục ở các trung tâm huyện thị và 19 bưu cục khu vực. Bình quân người trên một điểm phục vụ. Tổng số máy điện thoại máy, bình quân 2,28 máy trên 100 người dân. Hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, đồng bộ với 23 tổng đài số, dung lượng trên số. mạng cáp gốc được xây dựng bằng cáp quan. Hiện tại đang xây dựng mạng cáp quang nội tỉnh. Mạng cáp ngọn (cáp đồng) đã vươn tới 100% số xã, phường trong tỉnh. 5/7 huyện, thị xã được phủ sóng di động phục vụ các công tác phòng chống bảo lụt và du lich. Các KCN, CCN trên địa bàn được ngành bưu điện quan tâm với chất lượng đường chuyền tốt. Với chiến lực tăng tốc của ngành bưu điện, hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh đã được nâng cấp, hiện đại hoá đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế được nhanh chóng chất lượng cao. d. Giao thông - vận tải Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông đa dạng, phân phối trên toàn tỉnh, bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông quan trọng của quốc gia chạy qua. Vĩnh Phúc liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, do vậy việc đi lại, vận chuyển hàng hoá đến mọi miền đất nước, đến các sân bay, bến cảng trên thế giới khá thuận tiện. Hiện tại, một tuyến đường cao tốc mới nối từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đi cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) đã được chính phủ xây dựng xong (đường 18). Đây sẽ là tuyến đương quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hoá của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ 2008, một số công trình giao thông vận tải (GTVT) khác cũng được xây dựng mới hoặc nâng cấp Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc Ngoài những ưu đãi đầu tư của Chính Phủ thì tỉnh Vĩnh Phúc có những ưu đãi riêng đối với các hoạt động đầu tư như sau:

99 88 1. Ưu tiên cung ứng lao động và hỗ trợ tiền đào tạo nghề theo yêu cầu từng loại lao động của dự án, phù hợp với quy định của tỉnh. (Chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề và giải quyết việc làm áp dụng theo Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh và Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh); 2. Tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào khu công nghiệp và áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất trong khung quy định của Nhà nước, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm; 3. Đối với nhà đầu tư hạ tầng khi thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND ngày 22/7/2010 và được UBND tỉnh cụ thể hóa bằng Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 04/10/2010) mức hỗ trợ như sau: - Hỗ trợ 100% kinh phí: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp; rà, phá bom, mìn trong cụm công nghiệp. - Hỗ trợ những hạng mục kỹ thuật trong hàng rào gồm: Hệ thống thu gom rác thải, xử lý nước thải tập trung, đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, mức cụ thể theo quy mô diện tích cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp có diện tích nhỏ hơn 10ha: Hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng. Cụm công nghiệp có diện tích từ 10 đến 20ha: Hỗ trợ không quá 7 tỷ đồng. Cụm công nghiệp có diện tích trên 20ha đến 75ha: Hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng. - Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh khi thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, được hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là đồng/người (đối với người chưa được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề theo nghị quyết của HĐND tỉnh). 4. Tỉnh có chính sách bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án mang tính ưu tiên khuyến khích đầu tư gồm: Dự án Giáo dục - đào tạo, dạy nghề; Y tế; Thể thao; Xử lý môi trường. 5. Phối hợp cùng doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hình thành dự án cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

100 89 Tiếp nhận phản ánh kiến nghị, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp bằng việc thiết lập, duy trì hoạt động Cổng thông tin đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc vinhphuc.gov.vn (Kể từ khi nhận được câu hỏi, kiến nghị phản ánh của doanh nghiệp, các cơ quan của tỉnh có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp sau thời gian không quá 5 ngày làm việc). 6. Về thủ tục hành chính: công khai về quy trình, thành phần hồ sơ, mẫu biểu, giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông, doanh nghiệp, tổ chức được giám sát giải quyết thông qua phần mềm điện tử Nhà đầu tư chỉ tiếp xúc với cơ quan đầu mối là Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA Vinh Phuc) để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư, với thời gian giảm từ 1/3 đến một nửa so quy định chung của Việt Nam. 7. Nhà đầu tư có thể tìm hiểu thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chính sách ưu đãi đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư thông qua website của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA Vinh Phuc): (Được hỗ trợ bằng 5 ngôn ngữ: Việt, Anh, Nhật, Hàn, Trung) 8. Đối với dự án lớn, tùy theo từng dự án cụ thể, tỉnh có thể xem xét, quyết định các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc Trong thời gian vừa qua, hoạt động FDI của Vĩnh Phúc đã có những kết quả khả quan, không chỉ thể hiện thông qua số lượng các dự án được đầu tư FDI mà còn được thể hiện thông qua giá trị và kết cấu dự án đầu tư FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư Số liệu trong bảng 3.1. cho thấy: các nhà đầu tư tại Vĩnh Phúc đứng tốp đầu là Đài Loan (Trung Quốc) với số dự án là 37 với số vốn đăng ký là triệu USD, tuy nhiên đây là các nhà đầu tư thực hiện không nghiêm túc cam kết đầu tư nhất với số vốn thực hiện chỉ đạt 22,15%, vốn đăng ký nhiều nhưng tỷ lệ vốn đầu tư từng quốc gia/ tổng vốn đầu tư cũng chỉ đạt 32,8%. Các nhà đầu tư đến từ đại lục Trung Quốc cũng vậy, tại Vĩnh Phúc có 14 dự án với số vốn đăng ký là 100 triệu USD tuy nhiên vốn thực hiện chỉ đạt 17,12% (17 triệu USD). Các nhà đầu tư Nhật Bản là các nhà đầu

101 90 tư nghiêm túc khi thực hiện đăng ký đầu tư vào Vĩnh Phúc, tuy số dự án chỉ có 23 dự án nhưng số vốn thực hiện của họ đạt 544 triệu USD đạt tỷ lệ 69% vốn thực hiện/ vốn đăng ký. Tại Vĩnh Phúc chưa có nhiều các dự án FDI của Châu Âu. Các nước Châu Âu mới chỉ có Pháp và Hà Lan đầu tư dự án FDI vào Vĩnh Phúc mỗi nước có 1 dự án và họ thực hiện đúng với các cam kết đầu tư. Thông qua bảng tính 3.1 ta thấy khi lựa chọn các nhà đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc nên cân nhắc lựa chọn các nhà đầu tư có uy tín, có nguồn lực tài chính thật sự và chắc chắn thực hiện các cam kết đầu tư. Bảng 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc theo đối tác đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2016) Tổng vốn đầu Vốn thực hiện Tỷ lệ Tỷ lệ VĐT theo Số Quốc gia và Số dự tư lũy kế (Tr. VTH/VĐT từng quốc gia/ TT vùng lãnh thổ án ( Tr. USD) USD) (%) tổng VĐT (%) 1 Đài Loan ,4 236,4 22,15 32,80 2 Nhât Bản ,0 544,4 69,00 24,25 3 Hàn Quốc ,6 500,1 62,00 24,79 4 Ý 2 9,0 92,1 102,37 2,77 5 Trung Quốc ,5 17,1 17,00 3,09 6 Ấn Độ 3 8,0 6,5 81,08 0,25 7 Samoa 2 7,7 6,3 81,65 0,24 8 Malaysia 1 4,0 4,0 100,00 0,12 9 Thái Lan ,2 83,9 54,42 4,74 10 Pháp 1 0,7 0,9 139,64 0,02 11 Hà Lan 1 30,0 18,6 61,98 0,92 12 Singapore 5 159,1 36,6 23,02 4,89 13 HongKong 3 25,8 25, ,79 Cộng hòa 14 Seychelles 2 7,0 3,9 56,79 0,22 15 Các nước khác 3 4,1 4, ,13 Tổng cộng: , ,8 100 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016

102 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực đầu tư Bảng 3.2. Các dự án FDI đầu tư trên tỉnh Vĩnh Phúc phân theo lĩnh vực đầu tư STT Lĩnh vực (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016) Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn thực hiện lũy kế (USD) Tỷ lệ % Vốn theo Lĩnh vực/tổng VĐT Tỷ lệ % DA theo Lĩnh vực/tổng DA 1 Công nghiệp , ,7 50,84 95,19 2 Dịch Vụ 8 308,9 78,6 25,56 4,28 3 Nông nghiệp 1 5,0 3, ,53 Tổng cộng , ,5 100,00 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016 Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp như Công nghiệp ô tô, xe máy, cơ khí chính xác, các doanh nghiệp Điện - Điện tử, Công nghiệp may gia công xuất khẩu. Đây cũng là những nhân tố giúp tỉnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên các lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận hoặc sử dụng công nghệ cao thì còn rất hạn chế. Toàn tỉnh chỉ có 8 dự án dịch vụ với tỉ lệ rất nhỏ chỉ chiếm có 4,28%, vì vậy cũng cần phải chú trọng hơn về các dự án dịch vụ. Là một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp phong phú, nguồn nguyên liệu rất dồi dào, tuy nhiên mới chỉ có 1 dự án đăng ký và đã triển khai đi vào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây thể hiện sự mất cân đối trong đầu tư FDI vào tỉnh Vinh Phúc. Cần phải định hướng đầu tư làm sao thu hút được nhiều dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn, dự án xanh về nông nghiệp góp phần thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều đầu mối thu mua, sử dụng sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người nông dân và giảm nỗi lo của nông dân mỗi khi được mùa thì mất giá Tình hình các dự án FDI phân bố tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Tại Vĩnh Phúc hiện nay có 187 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư trong đó: 162 dự án đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, 10 dự án đang ở giai đoạn đầu tư xây dựng, 12 dự án mới được cấp phép năm 2016 chưa tiến

103 92 hành triển khai, 3 dự án đã cấp phép lâu nhưng chưa tiến hành triển khai đây là các dự án treo rất có thể sau thời gian quy định mà dự án không tiến hành sẽ bị tỉnh tiến hành ra quyết định thu hồi dự án. Hiện nay tại Vĩnh Phúc đang có 7 KCN đã tiến hành đầu tư xong hạ tầng và bắt đầu đưa vào sử dụng. Như bảng 3.3 cho thấy các dự án FDI phân bố tại các khu công nghiệp không đồng đều. KCN Khai Quang với mặt bằng là 126ha có số dự án lớn nhất là 69 dự án với số vốn thực hiện là 530 triệu USD. Đây chưa xứng tầm với một KCN hiện đại. KCN Bá Thiện là một KCN đã được tỉnh Vĩnh Phúc trải thảm cho san sẵn đất nền trên cánh đồng màu mỡ cấy lúa nông nghiệp của tỉnh với diện tích 144ha, nhưng sau khi san lấp mặt bằng năm 2007 thì đến 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, có rất nhiều dự án tiến hành xúc tiến đầu tư vào Vĩnh Phúc đã dừng lại không thể triển khai. Đây cũng là một bất cập để lại cho tỉnh Vĩnh Phúc. Bảng 3.3. Tổng hợp các dự án FDI phân theo các khu công nghiệp (31/12/2016) Stt Vốn thực hiện Tình hình triển khai Diện Tên Khu công Số Tổng vốn đầu lũy kế hết tích nghiệp DA tư ( tr. USD) tháng 12/2016 SX XD Mới Chưa (ha) CP TK (Tr. USD) 1 KCN Kim Hoa 1 410,0 379, KCN Khai Quang ,0 530, KCN Bình Xuyên ,2 338, KCN Bình Xuyên 4 II ,9 30, KCN Bá Thiện ,1 122, KCN Bá Thiện II ,2 71, KCN Thăng Long 7 VP 1 70,1 30, Ngoài KCN ,4 73, Tổng cộng , ,8 692, Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016

104 FDI đóng góp vào vốn đầu tư thực hiện Tỷ trọng của khu vực kinh tế FDI trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh ngày càng tăng dần thể hiện qua bảng 3.4. TT 1 2 Bảng 3.4. Cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế Thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Tổng Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước Khu vực FDI Cơ cấu (%) Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực FDI Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm Qua bảng cho thấy, năm 2011 mới chỉ có 12%/ tổng đầu tư toàn tỉnh nhưng đến 2016 thì tỷ trọng này đã chiếm đến 26%/ tổng vốn đầu tư toàn Tỉnh. Chứng tỏ rằng nguồn vốn FDI ngày càng chiếm ưu thế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên con số này đạt mức độ như thế nào, có thể thấy rõ hơn khi so sánh với các tỉnh khác trong bảng 3.5.

105 94 Bảng 3.5. Đóng góp của khu vực có vốn FDI vào cơ cấu vốn đầu tư thực hiện ĐVT: Triệu đồng Địa phương Giá trị đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư thực hiện Tỉnh Phú Thọ Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Vĩnh Phúc Toàn quốc Cơ cấu vốn FDI trong tổng vốn đầu tư thực hiện Tỉnh Phú Thọ 0,76 0,82 0,99 0,99 0,86 0,87 Tỉnh Bắc Ninh 6,40 8,20 12,98 8,70 10,99 12,98 Tỉnh Vĩnh Phúc 0,91 1,04 1,45 1,76 1,90 1,83 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm So sánh tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn FDI tỉnh vào cơ cấu vốn đầu tư thực hiện toàn quốc giai đoạn cho thấy: Phú Thọ đạt rất thấp trong toàn giai đoạn chưa năm nào đạt được 1%, trong khi Vĩnh Phúc có khá hơn Phú Thọ một chút đóng góp được khoảng từ 1% đến sấp xỉ 2% còn Bắc Ninh là một tỉnh có đóng góp cao nhất từ khoảng 7 13%. Bắc Ninh đứng thứ 2 toàn quốc về tỷ trọng vốn đầu tư FDI tỉnh đóng góp vào cơ cấu vốn đầu tư toàn quốc Thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn FDI đóng góp vào GRDP Khu vực kinh tế có vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào điểm phần trăm tăng trưởng GDP trong những năm gần đây cụ thể số liệu qua bảng 3.6 và hình 3.2. Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào GRDP của tỉnh dao động trong khoảng từ 45% đến 49%.

106 95 Bảng 3.6. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế ĐVT: Tr đồng STT Thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực FDI Tổng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm Hình 3.2. Tỷ trọng FDI trong GRDP tỉnh Vĩnh Phúc Để thấy rõ hơn đóng góp của khu vực FDI Vinh Phúc vào tăng trưởng kinh tế, tác giả luận án đưa ra bảng số liệu phân tích 3.7; 3.8. Qua đó cho thấy: - So sánh về sự đóng góp của khu vực có vốn FDI vào GDP của một số địa phương khác trong giai đoạn cho thấy: Bắc Ninh vẫn là một tỉnh dẫn đầu với khoản đóng góp từ nhiều năm nay đạt từ 1,33% đến 2,24% tổng GDP lớn gấp từ 2-2,5 lần tỉnh Vinh Phúc, trong khi đó Phú Thọ là một tỉnh cũng tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú nhưng so với Vĩnh Phúc thì vẫn còn thua kém rất nhiều, Vĩnh Phúc lúc nào cũng hơn Phú Thọ gấp khoảng 10 lần cả số tuyệt đối lẫn tương đối. - So sánh về mức đóng góp của FDI từng tỉnh với toàn bộ giá trị tổng sản phẩm do khu vực FDI tạo ra trên toàn quốc (GDPFDI) trong giai đoạn cho thấy:

107 96 Tỉnh Vĩnh Phúc chiếm trên 3% năm, gấp khoảng 30 lần tỉnh Phú Thọ những chỉ bằng khoảng 1/3 của tỉnh Bắc Ninh. Từ những kết quả này cho thấy, hiệu quả kinh tế - xã hội FDI phản ánh qua chỉ tiêu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương cũng như quốc gia trong giai đoạn của tỉnh Vĩnh Phúc chưa mạnh, đòi hỏi phải nâng cao lên hơn nữa. Bảng 3.7. Đóng góp của FDI vào GDP của một số địa phương và toàn quốc ĐVT: Triệu đồng Địa phương Tỉnh Phú Thọ Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Vĩnh Phúc GDP FDI toàn quốc GDP toàn quốc Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, Bảng 3.8. Tỷ trọng đóng góp của FDI từng tỉnh vào GDP và GDPFDI toàn quốc ĐVT: % Địa phương Tỉ trọng đóng góp của FDI vào GDP toàn quốc Tỉnh Phú Thọ 0,07 0,06 0,07 0,07 0,07 0,07 Tỉnh Bắc Ninh 1,42 1,33 2,24 1,84 1,99 1,87 Tỉnh Vĩnh Phúc 0,61 0,67 0,72 0,69 0,64 0,65 GDP FDI toàn quốc 17,69 17,81 19,32 19,88 20,08 20,67 Tỉ trọng đóng góp của FDI vào GDPFDI toàn quốc Tỉnh Phú Thọ 0,40 0,35 0,38 0,37 0,36 0,36 Tỉnh Bắc Ninh 8,01 7,45 11,57 9,27 9,92 9,06 Tỉnh Vĩnh Phúc 3,44 3,75 3,72 3,49 3,21 3,13

108 FDI đóng góp vào ngân sách Qua số liệu tập hợp trong bảng 3.9 và hình 3.2 cho thấy: Khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp ngày vào ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn trung bình chiến khoảng 50% nguồn thu ngân sách của tỉnh, trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm từ 33 42%, còn doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm từ 3% đến 7%. Qua đó khẳng định vai trò của FDI đến chỉ tiêu đóng góp vào ngân sách nhà nước của tỉnh là rất mạnh. Về số tuyệt đối ngày càng tăng lên, đạt triệu đồng năm 2011 lên triệu đồng năm 2016 nhưng về số tương đối thì đang có xu hướng đi xuống nhẹ, năm 2011 chiếm 53%, năm 2012 chiếm 58% nhưng đến năm 2016 chỉ chiến 51,5%. Bảng 3.9. Thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng STT Thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3 Doanh nghiệp FDI Các khoản thu khác Tổng Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm Hình 3.3. Tỷ trọng FDI trong cơ cấu thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc

109 98 Bảng 3.10 cho thấy, Vĩnh Phúc và Phú Thọ năm 1997 được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú đều là một tỉnh thuần nông nghiệp với ngân sách phụ thuộc đều vào trung ương cấp nhưng nguồn đóng góp vào thu ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc cao hơn rất nhiều so với tỉnh Phú Thọ. Bắt đầu từ năm 2013 thì Vĩnh Phúc đã thu ngân sách đủ bù chi, ngoài ra còn nộp thêm về ngân sách trung ương, nên kinh tế cũng đã và đang dịch chuyển dần sang công nghiệp. Có được kết quả trên cũng nhờ vào có sự đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế có vốn FDI, đã giúp Vĩnh Phúc vươn lên thành một tỉnh phát triển mạnh mẽ về công nghiệp trong khi đó Phú Thọ vẫn là một tỉnh dựa vào ngân sách trung ương cấp. Bảng Đóng góp của khu vực có vốn FDI tỉnh vào ngân sách nhà nước của một số địa phương ĐVT: triệu đồng Địa phương Tỉnh Phú Thọ Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Vĩnh Phúc Toàn Quốc Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của FDI Vĩnh Phúc so với tổng đóng góp FDI vào ngân sách của FDI từ 8,38% đến 11,65% cao hơn 2 lần tỉnh Bắc Ninh và gần 10 lần tỉnh Phú Thọ (Bảng 3.11). Đây là đóng góp không nhỏ của FDI vào phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc. Bảng Tỷ trọng đóng góp khu vực có vốn FDI tỉnh so với tổng FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước ĐVT: % Địa phương Tỉnh Phú Thọ 0,16 0,17 0,15 0,12 0,09 0,11 Tỉnh Bắc Ninh 2,75 4,63 4,08 4,87 4,91 4,98 Tỉnh Vĩnh Phúc 11,65 9,47 8,38 8,79 9,76 10,25

110 99 So sánh kết quả phân tích theo tiêu này với chỉ tiêu đóng góp vào GDP trên cho thấy có sự khác nhau nhất định. Trong 3 tỉnh đem so sánh, theo chỉ tiêu FDI đóng góp GDP của tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu vào giá trị đóng góp cao gấp từ 2,5 đến gần 3 lần của tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng theo chỉ tiêu FDI đóng góp vào nguồn thu ngân sách thì tỉnh Vĩnh Phúc lại dẫn đầu và giá trị đóng góp cao gấp hơn 2 lần tỉnh Bắc Ninh. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là vì những doanh nghiệp đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hầu như đều là những doanh nghiệp mới hiện nay vẫn còn đang hưởng các chế độ ưu đãi về thuế cũng như các chế độ ưu đãi đầu tư. Chính vì vậy tuy nguồn vốn FDI đầu tư vào Bắc Ninh rất lớn nhưng nguồn thu chưa đạt hiệu quả như mong muốn FDI đóng góp vào xuất nhập khẩu Để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo chỉ tiêu này, tác giả tập hợp số liệu bảng Qua bảng cho thấy: - Về xuất khẩu, sự gia tăng FDI đã làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới, đóng góp trực tiếp đến dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu ví dụ như các sản phẩm thiết bị điện tử, linh kiện, hàng may mặc, giầy da... Xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn FDI tăng nhanh trong giai đoạn cả về số tuyệt đối lẫn tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể: năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 529,06 triệu USD, chiếm 89,0% tổng xuất khẩu của tỉnh thì đến năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn triệu USD, cao gấp hơn 3 lần năm 2011 và chiếm 96,27% tổng xuất khẩu của tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Vĩnh Phúc là hàng điện tử, linh kiện, hàng dệt may, giầy da, trong đó hàng điện tử chiếm giá trị lớn nhất trong các hàng hóa xuất khẩu. - Về nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh có sự nhập khẩu hàng hóa dịch vụ rất lớn, chủ yếu là nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ cho lắp ráp oto, xe máy, gia công may mặc, giầy da... Cùng với xu hướng tăng lên của xuất khẩu, giai đoạn xu hướng nhập khẩu cũng tăng lên rất mạnh. Cụ thể năm 2011 kim ngạch nhập khẩu đạt triệu USD chiếm 73,8% tổng nhập khẩu của tỉnh thì đến năm 2016 kim ngạch nhập khẩu tăng lên triệu USD, tăng gấp gần 2 lần năm 2011 và chiếm tỉ trọng 93,9% tổng nhập khẩu của tỉnh.

111 100 - So sánh giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm cho thấy, trong cả giai đoạn thặng dư xuất khẩu của tỉnh luôn mang giá trị âm và của riêng khu vực FDI cũng luôn mang giá trị âm thể hiện nhập khẩu luôn cao hơn xuất khẩu. Tuy nhiên giá trị này đang có xu hướng được cải thiện, năm 2011 là -791 triệu USD đã giảm xuống còn -696 triệu USD vào năm Qua đánh giá trên cho thấy, đóng góp của khu vực FDI vào hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh rất mạnh nhưng lại tác động chưa tốt đến cán cân thanh toán và tỉ giá hối đoái chung. Bảng Xuất khẩu hàng hóa tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu USD STT Thành phần kinh tế I Xuất khẩu 1 Doanh nghiệp trong nước 65,39 129,60 87,97 119,80 51,00 66,00 2 Doanh nghiệp FDI 529,06 734,40 949, , , ,00 Tổng Tỉ trọng (%) 1 Doanh nghiệp trong nước 11,0 15,0 8,5 8,5 3,2 3,7 2 Doanh nghiệp FDI 89,0 85,0 91,5 91,5 96,8 96,3 II Nhập khẩu 1 Doanh nghiệp trong nước 468,30 754,22 241,80 155,90 168,50 156,40 2 Doanh nghiệp FDI 1.320,00 958, , , , ,00 Tổng Tỉ trọng (%) 1 Doanh nghiệp trong nước 26,2 44,0 13,5 7,8 7,2 6,1 2 Doanh nghiệp FDI 73,8 56,0 86,5 92,2 92,8 93,9 III Thặng dư xuất khẩu 1 Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp FDI Tổng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm

112 101 So sánh chỉ tiêu thặng dư xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Phúc với 2 tỉnh Phú Thọ và Bắc Ninh thì thấy có vấn đề trái ngược nhau (Bảng 3.13). Chỉ tiêu này của tỉnh Vĩnh Phúc mang giá trị âm còn 2 tỉnh Phú Thọ và Bắc Ninh mang giá trị dương, đặc biệt là Bắc Ninh mang giá trị dương rất lớn và đóng góp rất lớn vào thặng dư xuất khẩu toàn quốc, đạt trên 10% và cao nhất là 27,65% vào năm Nguyên nhân do các doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc hầu như chỉ là những doanh nghiệp ở khâu cuối cùng của chuỗi sản xuất chính, đó là lắp ráp máy móc thiết bị, gia công hàng may mặc, giầy da...bên cạnh đó do ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, chưa đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp FDI, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu. Điều này gây nên thặng dư xuất khẩu mang giá trị âm. Theo số liệu thống kê từ , năm nào Vĩnh Phúc cũng nhập siêu, đây là một vấn đề cần phải học hỏi kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển rất tốt nên năm nào Bắc Ninh cũng xuất siêu đóng góp vào cán cân thanh toán toàn quốc số ngoại tệ không nhỏ và góp phần ổn định tỷ giá hối đoái. Bảng Đóng góp của khu vực có vốn FDI của các tỉnh vào thặng dư xuất khẩu toàn quốc ĐVT: Triệu USD Địa phương Tỉnh Phú Thọ Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Vĩnh Phúc Toàn quốc Tỉ trọng (%) Tỉnh Phú Thọ 0,47 0,92 0,90 0,43 0, ,76 Tỉnh Bắc Ninh 10,66 7,93 23,68 19,49 17,84 27,65 Tỉnh Vĩnh Phúc -11,74-1,82-4,40-3,23-3,69-2,92 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm

113 FDI đóng góp vào tạo việc làm Tại Vĩnh Phúc thì lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng không nhiều chỉ khoảng từ 5% đến 10% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh (bảng 3.14 và hình 3.4). Bảng Lao động đang làm việc tỉnh Vĩnh Phúc theo thành phần kinh tế ĐVT: người ST Thành phần kinh tế T 1 Lao động trong Nhà nước Lao động ngoài nhà nước Lao động tại doanh nghiệp FDI Tổng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm Hình 3.4. Tỷ trọng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp FDI trong tổng số lao động đang làm việc của tỉnh Vĩnh Phúc So sánh chỉ tiêu tạo việc làm cho người lao động của khu vực kinh tế FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ và toàn quốc cho thấy con số rất khiêm tốn. Tỉ trọng tạo việc làm cho người lao động của khu vực kinh tế có vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ chiếm từ 1,75 3,24% số việc làm do FDI tạo ra trên toàn quốc và thấp

114 103 hơn nhiều so với Bắc Ninh, xấp xỉ Phú Thọ (Bảng 3.15). Có thể nói đây chính là những hạn chế nguồn nhân lực của tỉnh, do chất lượng nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc đã nhập khẩu lao động chất lượng cao từ các quốc gia khu vực vào làm việc tại các doanh nghiệp này. Bảng Đóng góp của khu vực có vốn FDI vào tạo việc làm cho người lao động ĐVT: người Địa phương Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỉnh Phú Thọ 34,10 36,50 40,00 43,90 44,50 49,10 Tỉnh Bắc Ninh 89,45 97,23 121,24 145,20 162,40 163,90 Tỉnh Vĩnh Phúc 29,75 30,66 32,27 52,14 66,76 75,42 Toàn quốc 1.700, , , , , ,20 Tỉ trọng (%) Tỉnh Phú Thọ 2,01 2,14 2,24 2,13 2,02 2,11 Tỉnh Bắc Ninh 5,26 5,71 6,79 7,06 7,37 7,04 Tỉnh Vĩnh Phúc 1,75 1,80 1,81 2,54 3,03 3,24 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, năm Tuy so sánh về việc tạo việc làm, chỗ làm trực tiếp tại địa phương thì Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng không lớn nhưng theo khảo sát của tác giả thì cho thấy những người được khảo sát đều đánh giá cao mức độ mức độ cải thiện việc làm của FDI, đạt điểm trung bình là 4,40/5 theo thang đo từ 1-5. Trong 150 phiếu thu về hợp lệ thì có đến ½ (75 người) đánh giá ở mức tối đa về việc FDI có cải thiện về việc làm và có 64 người đánh giá ở mức 4 điểm, điều này có nghĩa là tuy FDI có thể không mang lại cơ hội việc làm lao động trực tiếp tại trong các doanh nghiệp FDI nhưng có khả năng việc có các doanh nghiệp FDI có tác động lan tỏa tới các doanh nghiệp phụ trợ có thể nó tạo ra rất nhiều việc làm cho các doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp phụ trợ giúp làm tăng thu nhập cho người lao động và cư dân sinh sống gần các khu vực có doanh nghiệp FDI đóng và hoạt động.

115 104 Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ gia tăng việc làm gián tiếp tại địa phương Điểm đánh giá Số phiếu Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 0 Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 4 Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 7 Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 64 Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 75 Điểm trung bình chung 4,40 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Chỉ tiêu này cũng là chỉ tiêu được đánh giá cao nhất trong số các chỉ tiêu biểu thị hiệu quả xã hội của FDI. Nguyên nhân cơ bản là do trong thời gian vừa qua, Tỉnh đã triển khai được một số giải pháp thu hút FDI, trong đó có giải pháp nâng cao chất lượng lao động. Tỉnh cũng đã đặt quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, đầu tư, thương mại với một số tỉnh của Hàn Quốc và Nhật Bản... Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo thường xuyên cho người lao động, đặc biệt là lao động thuộc khối quản lý ở Liên doanh Toyota, Honda hoặc người lao động trực tiếp ở những liên doanh gia công linh kiện điện tử, giày dép Xuất phát từ hoạt động đó, trong thời gian vừa qua, FDI tại Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra việc làm cho trên 66 nghìn lao động trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng [43], góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư. Từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

116 FDI đóng góp vào mức độ cải thiện khoa học công nghệ Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm sát thủ đô Hà Nội, nhưng trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài, ở tỉnh hầu như không có nhà máy sản xuất lớn, nền công nghiệp manh mún, hơn nữa công nghệ sản xuất lạc hậu và cũ kỹ. Để thoát khỏi tình trạng này nhằm phát triển kinh tế của Tỉnh thì phải có công nghệ hiện đại mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Con đường phát triển công nghệ bằng cách nghiên cứu để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật bắt kịp với các nước trên thế giới đang có trình độ phát triển công nghệ như vũ bão là hết sức khó khăn và tốn kém và không thể thực hiện được. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, con đường nhanh nhất để phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ và trình độ sản xuất là biết tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ. Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức cho phép nước ta tiếp cận được với những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới. Qua đánh giá cho thấy, đối với tỉnh Vĩnh Phúc, FDI đã làm thay đổi lớn nền công nghệ cũng như trình độ công nghệ của tỉnh. Bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào tỉnh họ không chỉ chuyển vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn bằng hiện vật thông qua máy móc, thiết bị (công nghệ phần cứng) và vốn mô hình như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, kiến thức khoa học, bí quyết làm quản lý, bí quyết quản lý. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, mức độ cải thiện công nghệ từ hoạt động FDI tại Tỉnh được đánh giá chưa cao so với mức độ đầu tư cũng như kỳ vọng của nền kinh tế, theo khảo sát của tác giả thì những chuyên gia được phỏng vấn đều đánh giá thấp việc đóng góp vào mức độ cải thiện khoa học, công nghệ của tỉnh. Các chuyên gia cho rằng FDI có đóng góp rất nhỏ vào mức độ cải thiện thậm chí có người còn cho rằng FDI không có đóng góp gì cho việc cải thiện khoa học - công nghệ. Chính vì vậy, kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện Khoa học Công nghệ đạt mức điểm 2,65/5 theo thang đo Likert, mức này là rất thấp, không đạt mức trung bình.

117 106 Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện Khoa học, công nghệ của tỉnh Điểm đánh giá Số phiếu Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 10 Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 55 Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 64 Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 19 Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 2 Điểm trung bình chung 2,65 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Mặc dù Tỉnh cũng đã có những chú trọng phát triển công nghệ kỹ thuật của địa phương thông qua FDI nhưng do Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có điều kiện vị trí thuận lợi, hoạt động thu hút FDI đã được thực hiện từ rất sớm. Mặc khác, do đặc thù nguồn lao động dồi dào, giá rẻ của Tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung thì Tỉnh là nơi thu hút được các nhà đầu tư gia công hàng hóa là chính, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa một số khâu còn thấp, việc thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao là tương đối khó khăn FDI đóng góp vào mức độ cải thiện môi trường Tác động môi trường là một phạm trù phản ánh tính hai mặt của FDI. Việc thay đổi công nghệ tiên tiến, có thể giúp cải thiện được ô nhiễm môi trường do công nghệ lạc hậu, đặc biệt là với quốc gia đang phát triển như nước ta. Tuy nhiên, việc thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động tại địa phương lại là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Các chuyên gia về môi trường đã chỉ ra, các ngành kinh tế thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng có tỷ trọng gây ô nhiễm nước và không khí là cao nhất, còn các ngành kinh tế thuộc khu vực dịch vụ, thương mại có tỷ trọng chất thải rắn cao nhất; Tuy nhiên thành phần chất độc hại trong các ngành kinh tế khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngành kinh tế dịch vụ, thương mại. Theo số liệu trong bảng kết quả khảo sát cho thấy, ở Vĩnh Phúc hai đối tượng kinh tế trên thuộc những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất của Tỉnh. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, trong

118 107 thời gian vừa qua, mức độ cải thiện môi trường từ hoạt động FDI được đánh giá tương đối cao, đạt giá trị 3,5/5 theo thang đo Likert.( bảng 3.18) Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện môi trường Điểm đánh giá Số phiếu Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 4 Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 11 Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 58 Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 60 Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 17 Điểm trung bình chung 3,50 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Nguyên nhân cơ bản đạt được kết quả trên là do Tỉnh đã có những quan tâm đặc biệt tới cải thiện môi trường, khắc phục những tác động xấu từ FDI đến môi trường. Tỉnh đã đề ra các chính sách, giải pháp kỹ thuật để bảo vệ môi trường, đặc biệt trong quản lý các nhà đầu tư trong thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường FDI đóng góp vào mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của Tỉnh từ hoạt động FDI trong giai đoạn vừa qua được đánh giá tương đối cao (bảng 3.19) Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng Điểm đánh giá Số phiếu Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 0 Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 0 Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 0 Số phiếu đánh giá đạt điểm Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 11 Điểm trung bình chung 4,07 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Trong 150 người trả lời thì cả 150 người đều đánh giá nhờ có FDI mà cơ sở hạ tầng tại tỉnh Vĩnh Phúc được cải thiện rõ rệt, nhiều chuyên gia đánh giá FDI đã làm thay đổi bộ mặt của cơ sở hạ tầng chính vì vậy điểm trung bình đánh giá qua khảo sát

119 108 về mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng đạt 4,07/5 cho thấy tác động tích cực vào phát triển kinh tế nói chung và cải thiện cơ sở hạ tầng của Tỉnh nói riêng. Nguyên nhân cơ bản đạt được thành tựu trên là do trong thời gian vừa qua, FDI của Vĩnh Phúc đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh công tác thu hút FDI, Vĩnh Phúc đã từng bước hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tương đối đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong các khu công nghiệp vì vậy, thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển trong khu vực dịch vụ và xây dựng [43], góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư. Từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Nhân tố khách quan a. Động cơ chiến lược của nhà Đầu tư Đối với mỗi nhà đầu tư họ đều có chiến lược riêng của mình. Mỗi ngành công nghiệp khác nhau thường có lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa khác nhau nên động cơ đầu tư của nhà đầu tư sẽ khác nhau, do đó có thể phân chia FDI thành bốn loại: đầu tư tìm kiếm tài nguyên, thị trường, hiệu quả và tài sản chiến lược. Hiện tại nguồn thu ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc đang chịu tác động rất lớn từ chính động cơ chiến lược của nhà Đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp oto. Hiện nay 2 nhà máy chính của Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam gần như ngừng sản xuất, lắp ráp oto, xe máy trong nước và tiến hành nhập khẩu nguyên chiếc từ thị trường Ấn độ hoặc thị trường Indonexia về để bán thương mại, những động thái như vậy của nhà đầu tư sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề như doanh nghiệp giảm lượng công nhân lao động trực tiếp gây thất nghiệp, không sử dụng các vật tư vật liệu nội địa phục vụ cho lắp ráp và sản xuất gây cho các doanh nghiệp vệ tinh các doanh nghiệp phụ trợ cũng thất nghiệp theo, chính những thay đổi về động cơ hoạt

120 109 động đầu tư của nhà đầu cũng gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội của địa phương nơi doanh nghiệp đặt địa điểm. b. Năng lực của nhà đầu tư Năng lực của nhà đầu tư đóng góp vai trò lớn đến hiệu quả kinh tế xã hội của nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Những nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế mạnh đến từ các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Châu Âu, Mỹ là các nhà đầu tư có sức ảnh hưởng rất lớn, khi nguồn lực kinh tế của họ Vững mạnh họ thực hiện đúng các cam kết khi họ tiến hàng đầu tư, xây dựng các chế độ phúc lợi cho người lao động một cách đầy đủ, thực hiện tốt các cam kết về bảo vệ môi trường, ngoài ra họ còn mang đến công nghệ cao, năng lực quản lý tiên tiến để chúng ta có thể nhận chuyển giao và học tập. Những cũng nhiều nhà đầu tư đến từ Trung Quốc do đem công nghệ lạc hậu từ đất nước họ chuyển giao qua Việt Nam do năng lực cán bộ thẩm định công nghệ của Việt Nam còn yếu nên để lọt những công nghệ lạc hậu vào gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.. ngoài ra năng lực tài chính không tốt của nhà đầu tư gây nên chậm tiến độ giải ngân, kinh doanh không tốt, nợ lương của người lao động, hoặc nhà đầu tư ép người lao động lao động quá mức mà trả với mức thù lao không tương xứng gây nên những cuộc đình công điều đó ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả xã hội Những nhân tố chủ quan a. Sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có nền kinh tế - chính trị - xã hội hết sức hài hòa và hòa bình không có sự xung đột, bất ổn chính trị nào. Đây chính là điều mà các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài trước khi đầu tư vào địa phương nào cũng rất quan tâm. Vì sự ổn định chính trị sẽ giúp cho họ yên tâm trong công tác đầu tư, chính vì FDI đầu tư vào Vĩnh Phúc ngày càng gia tăng, nó mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố về chiến lược và chính sách phát triển kinh tế đến hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn FDI được đánh giá theo 5 tiêu chí. Kết quả đánh giá của các chuyên gia về nhóm nhân tố về chiến lược và chính sách phát triển kinh tế được trình bày trong hình 3.5.

121 110 Theo kết quả khảo sát, có 3 tiêu chí đều được đánh giá tương đối cao với mức điểm trung bình từ 4,0-4,04/5 cho thấy sự cố gắng của Tỉnh trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trong những năm gần đây. Nguồn: Kết quả khảo sát và có tính toán của tác giả Hình 3.5. Đánh giá tổng hợp môi trường kinh tế của Vĩnh Phúc Tuy nhiên, có 2 tiêu chí bị đánh giá thấp là tiêu chí mức độ nhất quán của các chính sách phát triển kinh tế với số điểm trung bình là 2,81/5 và mức độ phổ biến các thông tin liên quan đến chính sách phát triển kinh tế với mức điểm là 3,05/5 cho thấy đây là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI của Tỉnh trong thời gian gần đây. Với các dự án FDI thường gắn với thời gian đầu tư dài, nếu các chính sách kinh tế không nhất quán, thông tin về chính sách không được phổ biến sẽ là một trở ngại lớn trong việc thu hút đầu tư, hạn chế các cơ hội tìm được những nhà đầu tư tiềm năng, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng và chuyển giao công nghệ. b. Sự phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư Cơ sở hạ tầng của Vĩnh Phúc phát triển rất đồng bộ với các tuyến giao thông quốc lộ có Đường quốc lộ 2, Đường cao tốc Hà Nội Lào Cai ( Đường Xuyên Á) được đầu tư mới đẹp thuận tiện. Với hệ thông giao thông nội tỉnh được nâng cấp. Vĩnh Phúc có lợi thế là tiếp giáp với Hà Nội gần cảng hàng không Nội Bài. Dịch vụ hỗ trợ đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được đánh giá cao thông qua chỉ số PCI năm 2016 Vĩnh Phúc được đánh giá đứng 9/63 tỉnh thành. Đây là đánh giá của các doanh nghiệp về các cơ quan quản lý nhà nước về chi

122 111 phí không chính thức và thủ tục hành chính đã được cải thiện, phản ánh những kết quả tích cực của nỗ lực phòng chống tham nhũng và cải cách thủ tục hành chính mà Đảng và Nhà nước, lãnh đạo Tỉnh đang nỗ lực thực hiện. c. Sự phát mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Bình thường thủ tục hành chính của chính quyền địa phương về đầu tư và cấp phép đầu tư là lực cản lớn nhất của nhà đầu tư vì thủ tucr hành chính rườm ra,phức tạp, gây tốn kém về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, tại Vĩnh Phúc thì đây lại là một điểm sáng vì theo khảo sát của tác giả thì các chuyên gia đánh giá rất cao về thủ tục hành chính của chính quyền địa phương đối với các doanh nghiệp FDI. Mọi thủ tục hết sức tạo điều kiện, giải quyết thông thông thoáng. Bảng Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thuận lợi của các thủ tục hành chính đối với DN FDI Điểm đánh giá Số phiếu Số phiếu đánh giá đạt điểm 1 2 Số phiếu đánh giá đạt điểm 2 10 Số phiếu đánh giá đạt điểm 3 66 Số phiếu đánh giá đạt điểm 4 55 Số phiếu đánh giá đạt điểm 5 17 Điểm trung bình chung 3,50 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Trong quá trình khảo sát thì có đến 17/150 người đánh giá điểm tuyệt đối (5 điểm), 55/150 người đánh giá điểm cao (4 điểm) về mức độ thuận lợi của thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp FDI. Chỉ có 12/120 chiếm tỷ lệ 8% trong tổng số người được khảo sát đánh giá mức độ tạo điều kiện thuận lợi ở mức thấp hoặc rất thấp. Việc này đánh giá sự nỗ lực của lãnh đạo Tỉnh về việc cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hơn nữa về hiệu quả thu hút đầu FDI cũng như khi thu hút được các nhà có chất lượng cao về công nghệ cũng như tiềm lực tài chính tốt thì sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Điều này không chỉ khẳng định qua việc khảo sát của tác giả mà còn được đánh giá thông qua xếp hạng của chỉ tiêu PCI (sự đánh giá của các doanh

123 112 nghiệp về thủ tục hành chính công), Vĩnh Phúc trong năm 2016 được đánh giá 9/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. d. Ngành công nghiệp hỗ trợ của địa phương Mức độ phù hợp của ngành công nghiệp hỗ trợ cho hoạt động FDI được đánh giá thấp nhất, đạt 2,79/5 điểm (hình 3.6). Nguồn: Kết quả khảo sát và có tính toán của tác giả Hình 3.6. Đánh giá tổng hợp khả năng khai thác và sử dụng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc Nguyên nhân cơ bản là do trong thời gian vừa qua, Tỉnh tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập các khu công nghiệp để thu hút FDI và chưa triển khai các giải pháp đồng bộ vừa thu hút FDI và thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh, các DN FDI tự phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như Công ty Toyota, Honda đầu tư vào tỉnh, đã kéo theo các dự án vệ tinh, các nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 24 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, xe máy, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trên địa bàn (tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô đạt khoảng 30% và xe máy đạt trên 80%). d. Chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực ở đây được phân tích ở 2 khía cạnh khác nhau: Thứ nhất: Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu làm việc cho doanh nghiệp FDI. Vĩnh Phúc là một tỉnh xuất phát điểm là thuần nông, người lao động với

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201 Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/2015 - Duyệt đăng: 31/07/2015 Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế thế giới, đặc biệt là

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHÂU ÂU VIỆT NAM (EUROVN) VỚI SẢN PHẨM BOURJOIS

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - Noi dung tom tat BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI 2019

Chi tiết hơn

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - LV _ _.doc

Microsoft Word - LV _ _.doc 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TĂNG HUY THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH Bài 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1. Khái niệm và đặc điểm quản lý.

Chi tiết hơn

Dự báo hiệu quả của các đặc khu tại Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam

Dự báo hiệu quả của các đặc khu tại Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM TRƯỜNG CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGUYỄN TRANG NHUNG DỰ BÁO HIỆU QUẢ CỦA CÁC ĐẶC KHU TẠI VIỆT NAM NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC, HÀN QUỐC VÀ VIỆT

Chi tiết hơn

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ 1+2 - Tháng 01/2018 (672+673) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2017 Bộ trưởng

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

1

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐỖ HỒNG ĐỨC QUẢN LÝ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 4 (2015-2017)

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG Chuyên ngành:

Chi tiết hơn

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Luan an.doc

Microsoft Word - Luan an.doc i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRẦN THỊ ANH THƯ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Chi tiết hơn

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040 xd BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI ĐINH THỊ THANH HÀ HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BẢO VỆ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ BẢO VỆ THÁI HÒA

Chi tiết hơn

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

Chi tiết hơn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc)

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc) HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM ĐỨC HOÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại họ

1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại họ 1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Lí Hạ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018 Bộ, ngành 1. Nhiệm vụ trọng tâm 2. Quy định bất hợp lý 3 năm mới sửa xong: Trên thúc giục, dưới từ từ 3. Phó Thủ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH THỊ HỒNG TRUNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN & THƯƠNG MẠI MUỐI MIỀN TRUNG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.05

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Bia trong.doc

Microsoft Word - Bia trong.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ ANH TUẤN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HOÀI THANH CHÍNH SÁCH MARKETING CHO SẢN PHẨM NƯỚC BỔ DƯỠNG SÂM NGỌC LINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC- SÂM NGỌC LINH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ----- ----- PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838 01 07 TÓM

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2018 Nội Luật

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THU HÀ KHẢO SÁT THÀNH NGỮ TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà

Chi tiết hơn

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN 2018 1 MỤC LỤC 1 Thông tin chung 2 Tình hình hoạt động trong năm 3 Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc 4 Báo cáo Hội đồng quản trị 5 Quản trị Công ty 6 Báo cáo tài

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY (Khảo sát tin, bài

Chi tiết hơn

luan van tom tat.doc

luan van tom tat.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN DŨNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc Những tư tưởng của Đổi mới I * Nguyễn An Nguyên 1 Nghiên cứu sinh Kinh tế học Rice University nguyenannguyen@gmail.com Đã có một dòng sông ngầm chảy bên dưới các cuộc cải cách thời kì Đổi mới I: sự đổi

Chi tiết hơn

Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ QUỐC VIỆT PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: QUẢN MÃ SỐ : 62.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH

Chi tiết hơn

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese) Thông Cáo Thông Tin Chung (PINs) số. 03/140 PHÁT HÀNH NGAY Ngày 1 tháng 12 năm 2003 Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Số 700 phố 19, NW Washington, D. C. 20431 USA IMF Kết Thúc Tham Vấn Theo Điều IV Năm 2003 với Việt

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam LỊCH SỬ 85 NĂM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lê Hữu Lưu * Tóm tắt nội dung: Được soi sáng bởi Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Tháng 11-2016 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Cuốn

Chi tiết hơn

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TRẦN QUẾ ANH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HÀ QU N Lý µo T¹O CñA TR êng ¹I HäC KINH TÕ - Kü THUËT C NG NGHIÖP P øng NHU CÇU NH N LùC VïNG ång B»NG S NG HåNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA

Chi tiết hơn

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình Niên khoá 2011 2013 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Xuân, 2012 KINH TẾ HỌC KHU VỰC CÔNG CẢI CÁCH THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM I. Giới thiệu Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá VIII (1990) đã quyết định

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 194 201 Thu hút các nguồn vốn để phát triển tỉnh Hà Giang PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn 1, *, ThS. Phạm Sỹ An 2 1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc

Chi tiết hơn

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b BẢN TIN THÁNG 10-2017 TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo bước đột phá mạnh Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế Thúc đẩy kinh doanh

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư công là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư công là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư công là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Đầu tư công được tập trung chủ yếu vào xây dựng kết

Chi tiết hơn

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018-1 2 - Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018 SÖÏ KIEÄN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2018), KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÕA ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã

Chi tiết hơn

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ Thứ http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 Pháp lý phải đi cùng cuộc sống QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM: Đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/2017 http://phapluatplus.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ tại Việt Nam Sáng 5/3, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa lãnh

Chi tiết hơn

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 1 3 VỚI TÂM HUYẾT DẪN ĐẦU BẰNG CHẤT LƯỢNG, HÒA PHÁT VƯƠN CAO TẦM VÓC MỚI 4 5 MỤC LỤC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 1 2 3 Định hướng phát triển Thông điệp của

Chi tiết hơn

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CAO BẰNG: Kỷ luật một vài

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx Thông điệp chính Báo cáo Phát triển Thế giới 2010 Giảm nghèo và tăng trưởng bền vững tiếp tục là những ưu tiên cơ bản mang tính toàn cầu. Một phần tư dân số thế giới vẫn đang sinh sống với mức thu nhập

Chi tiết hơn

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng CÔNG BÁO/Số 215 + 216/Ngày 24-04-2013 69 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ngày 03 tháng 4 năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63) SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT NHẰM TÌM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT - NHẬP KHẨU NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BẮC NINH Khổng Văn Thắng 1 1 Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh Thông tin chung: Ngày nhận: 10/06/2013

Chi tiết hơn

QT04041_TranVanHung4B.docx

QT04041_TranVanHung4B.docx BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI TRẦN VĂN HÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

Chi tiết hơn

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU VỰC FDI TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

Dự thảo CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH MIỀN TRUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN NĂM 2012

Dự thảo CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH MIỀN TRUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN NĂM 2012 Dự thảo CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH MIỀN TRUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN NĂM 2012 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang BÁO CÁO CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC 2 5 BÁO CÁO KIỂM TOÁN 6 BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành:

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 Bộ, ngành 1. Bỏ thủ tục rườm rà, xử nghiêm trang tin điện tử đội lốt báo chí 2. Ban hành 15 văn bản QPPL trong tháng

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

BÀI TẬP TÃŒNH HUỐNG Bài 1. Thế nào là quản trị BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG I. KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ Tại một đợt tập huấn cho giám đốc bệnh viện trực thuộc sở y tế thành phố X, một giáo sư quản trị được mời đến để trình bày

Chi tiết hơn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KIN

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KIN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ : 62 31 01 05 HÀ NỘI - 2018 Công

Chi tiết hơn

L

L L MỤC LỤC THÔNG ĐIỆP CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC PRUDENTIAL VIỆT NAM 05 TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 2018 06-07 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ LIÊN KẾT CHUNG NĂM 2018 Phân bổ tài sản và hoạt động Quỹ Kết quả hoạt động BÁO

Chi tiết hơn

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CEB Ngày: 2/7/217 (*) C-VALUE không đại diện hoặc đảm bảo bất cứ lời khuyên, ý kiến, hay báo cáo về tính chính xác cũng như mức

Chi tiết hơn

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều hiểu rằng xác định cách thức đối phó với Trung Quốc là một thách thức nghiêm

Chi tiết hơn

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT Khái quát Các chỉ số tài chính chủ yếu giai đoạn 2003 2007 Bài phát biểu của Chủ tịch HĐQT NHCTVN 04

Chi tiết hơn

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013 GIỚI THIỆU Bước vào thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến những thay đổi ấn tượng trong môi trường kinh doanh: các công nghệ cao, công nghệ mới đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI PHÙNG THỊ THÌN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN EVD LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN Hà Nội - 2017

Chi tiết hơn

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Không thể khoan nhượng Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp xứng tầm trong thời kỳ mới Hôm qua (30/10),

Chi tiết hơn