TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP LỰC NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG Phạm Thái Dũng 1 ; Nguyễ

Tài liệu tương tự
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HẠ ÁP ÍCH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ I Nguyễn Nhược Kim, Lại Thanh Hiền, Trần Thị Hải Vân Trường

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA VI PHẪU THUẬT U TỦY NGỰC TÓM TẮT Nguyễn Quang Huy 1 ; Nguyễn Văn Hưng 1 ; Lê Khắc Tần

Microsoft Word HC chuyen hoa_dot quy

T¹p chý y - d îc häc qu n sù sè chuyªn Ò ngo¹i bông-2018 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN KÍCH THƯỚC LỚN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Bs. Nguyễn Lưu Giang VẾT THƢƠNG SỌ NÃO Mục tiêu 1. Nắm được sơ lược về vết thương sọ não. 2. Hiểu được sinh lý cũng như cơ chế chấn thương. 3. Thăm kh

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ H TH T NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TRONG CHẬU H NG NHỎ TÓM TẮT Nguy

ĐẶT VẤN ĐỀ

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ HỒNG TRUNG NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH NATRICLORUA 3% TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ

LUAN VAN BSNT HỒ CHÂU ANH THƯ

Huyết khối tĩnh mạch não: điều trị và dự hậu (Cerebral venous thrombosis: Treatment and prognosis) Tài liệu lược dịch từ UpToDate 2018 Tác giả: José M

PowerPoint Presentation

NGHIÊN CỨU TIÊN LƯỢNG TỬ VONG BẰNG THANG ĐIỂM FOUR Ở BỆNH NHÂN HÔN MÊ Võ Thanh Dinh 1, Vũ Anh Nhị 2 TÓM TẮT Mở đầu: Năm 2005, Wijdicks và cộng sự đề x

TC so 6_2015

Guidelines điều trị xuất huyết não tự phát (Tài liệu lược dịch từ: guidelines for the management of spontaneous intracerebral hemorrhage from the Amer

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯÒI BỆNH TRƯỚC MỔ UNG THƯ DẠ DÀY Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương, Nguyễn Thanh Long ĐặT VấN Đề Tình

Microsoft Word - phuong phap nghien cuu dich te phan tich.doc

PBIOTROPIC EFFECT OF THE MAIN ANTIHYPERTENSIVE DRUGS: THE CASE OF ACE, ARBs AND BETA-BLOCKERS

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RUNG GIẬT NHÃN CẦU BẨM SINH CÓ HÃM LỆCH BÊN Nguyễn Đức Anh Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm đ

PHÂN LOẠI ĐAU SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Ca lâm sàng: Thai kỳ và bệnh van tim Bs Huỳnh Thanh Kiều PSG.TS Phạm Nguyễn Vinh Bệnh nhân nữ 18 tuổi, PARA I, mang thai con lần 1, thai 37 tuần. Bệnh

1003_QD-BYT_137651

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

Microsoft Word - Tom tat LA. Nguyen Canh Binh.Dia.doc

Introducing high blood pressure VI.qxp:BPA

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

MUÕI MAY B-LYNCH TRONG ÑIEÀU TRÒ BAÊNG HUYEÁT SAU SANH DO ÑÔØ TÖÛ CUNG

Slide 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

Microsoft Word - HEM-7300 manual Apr-2011.doc

ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN RUNG NHĨ: CẬP NHẬT 2015

PowerPoint Presentation

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Status epilepticus

TOURCare Plus

So saùnh moät soá yeáu toá aûnh höôûng ñeán söï tuaân thuû ñieàu trò cuûa beänh nhaân lao taïi An Giang giai ñoaïn vaø 1999 – 2001

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

Microsoft Word - HEM-7101 manual Apr-2011.doc

Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thƣơng Mại Du Lịch Marketing ---o0o--- Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG EVENT Giảng viên hƣớng dẫn: Tiế

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG A. Thỏa thuận sử dụng chung Bạn vui lòng đọc kỹ các Điều khoản & Điều kiện này trước khi truy nhập và sử dụng dịch vụ trên website

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

Microsoft Word - TOMTT~1.DOC

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

The Total Economic Impact™ Of IBM Resilient

Tóm tắt Bảo hiểm OSHC Cơ bản Để có sức khỏe tốt hơn Dưới đây là tóm tắt về bảo hiểm của bạn. Phần này chứa thông tin quan trọng và chúng tôi khuyên bạ

Các thủ thuật Đặt tĩnh mạch ngoại biên và cố định tĩnh mạch slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 303

QUỐC HỘI

PowerPoint Presentation

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XA SAU ĐIỀU TRỊ MẤT DA CẲNG TAY, BÀN TAY BẰNG VẠT DA CUỐNG BẸN TÓM TẮT Phạm Hiếu Liêm 1 ; V

595 MĂ T TRÁI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TT. Thích Nhật Từ 1. BẢN CHẤT CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Mùa an cư năm 2018, tôi trình bày ch

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 TRẦN THÁI PHÚC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG T

Mối Liên Quan Giữa CRT Và Tình Trạng Sốc Của Bệnh Nhân Nhập Khoa HSTC-CĐ BV Nhi Đồng 1

Slide 1

BIẾN CHỨNG TẠI CHỔ SAU RÚT ỐNG THÔNG ĐỘNG MẠCH Ở BN CHỤP-CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BV TIM MẠCH AN GIANG CNĐD Trần Quốc Dũng, CNĐD Nguyễn Hoài Nam

Microsoft Word PTDong et al-Nuoi sinh khoi artemia franciscana.doc

CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM GÂY MÊ HỒI SỨC 1. Gây mê cho bệnh nhân mổ bướu tân dịch vùng cổ cần lưu ý a. Chảy máu b. Tụt nội khí quản c. Phù nề thanh quản

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

1 ĐẶT VẤN ĐỀ UTBM khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, mô

Microsoft PowerPoint - Lecture 5 (Viet). Quantifying treatment effect.ppt

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

ÁP LỰC VÀ NỒNG ĐỘ OXY KHÍ HÍT VÀO CỦA CHẾ ĐỘ THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP SƠ SINH (Trích luận án nghiên cứu sinh: Các y

Ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Logo QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN KCB CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH MẠN (ĐAU THẮT NGỰC Ổ

Tóm tắt Bảo hiểm OSHC Toàn diện Để có sức khỏe tốt hơn Dưới đây là tóm tắt về bảo hiểm của bạn. Phần này chứa thông tin quan trọng và chúng tôi khuyên

SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là sự giảm thực sự áp l

CHÍNH PHỦ

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Lời khuyên của thầy thuốc KÊ ĐƠN STATIN LÀM GIẢM NGUY CƠ TIM MẠCH Người dịch: Lê Thị Quỳnh Giang, Lương Anh Tùng Điều chỉnh rối loạn lipid máu được xe

Mô hình thực hành của người bác sĩ gia đình trong bối cảnh mới

NH N XÉT K T QU L C MÁU LIÊN T C BẰNG QU L C OXIRIS TRONG PH I H P ĐI U TRỊ ARDS THS. LÊ H U NH H NG - BVQY 354 NG DẪN: TS. LÊ THỊ

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Print

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

U lành tính vùng miệng hàm mặt

Journal of Science 2015, Vol. 5 (1), An Giang University KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hoàng Thế Nhật 1 1 ThS

TỔNG HỢP BỘ CÂU HỎI VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NHÀ Ở THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 1 STT NỘI DUNG CÂU HỎI Tầng hầm của dự án có quy mô ra sao, có thông giữa t

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

Bảo hiểm tai nạn của học sinh giờ đây có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết! Năm học Mặc dù quý vị đã nỗ lực hết sức để bảo vệ con em mình,

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

CHUẨN THIẾT YẾU QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG Y TẾ VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH

QT bao hiem benh hiem ngheo

tomtatluanvan.doc

MỞ ĐẦU

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Liberty là công ty bảo hiểm phi nhân thọ 100% vốn sở hữu của Mỹ, thành viên của Tập đoàn bảo hiểm Liberty Mutual Insurance Group (

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO CHO BÉ CỦA BẠN BÀN CHÂN KHOÈO ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆT NAM!

1

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học quản trị học của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Bản ghi:

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP LỰC NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG Phạm Thái Dũng 1 ; Nguyễn Ngọc Thạch 2 TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát một số yếu tố liên quan đến áp lực nội sọ trước và sau phẫu thuật trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Đối tượng và phương pháp: 32 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có chỉ định mở sọ giải áp theo dõi áp lực nội sọ liên tục. Kết quả: áp lực nội sọ có tương quan nghịch mức độ chặt với điểm Glasgow tại thời điểm sau phẫu thuật 1 ngày và 3 ngày với hệ số tương quan r = -0,672; p < 0,01. Áp lực nội sọ của nhóm có mức độ di lệch đường giữa trên phim cắt lớp vi tính 10 mm ở thời điểm phẫu thuật (35,3 7,7 mmhg) và 3 ngày sau phẫu thuật (23,1 11,6 mmhg) cao hơn nhóm có mức độ di lệch đường giữa < 10 mm (29,9 5,6 mmhg và 16,2 8,0 mmhg), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tại thời điểm trước phẫu thuật, áp lực nội sọ của nhóm bệnh nhân chấn thương sọ não có PaCO 2 máu 40 mmhg (32,5 6,8 mmhg) cao hơn so với nhóm có PaCO 2 máu < 40 mmhg (28,6 4,9 mmhg), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Áp lực nội sọ có tương quan thuận, mức độ vừa với PaCO 2 máu với hệ số tương quan r = 0,374; p < 0,05. Kết luận: điểm Glasgow, mức độ di lệch đường giữa trên phim cắt lớp vi tính và PaCO 2 máu có liên quan mật thiết với áp lực nội sọ trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. * Từ khóa: Chấn thương sọ não nặng; Áp lực nội sọ; Yếu tố liên quan. Survey some Factors Related to the Intracranial Pressure in Severe Traumatic Brain Injury Patients Summary Objectives: To survey some factors related to the intracranial pressure before and after surgery in severe traumatic brain injury patients. Subjects and method: 32 severe traumatic brain injury patients who needed a decompressive craniotomy surgery for continuous intracranial pressure mornitoring. Results: The intracranial pressure was inversely correlated with degree of tightness with Glasgow, at the time after surgery one day and three days with correlation coefficient (r = -0.672; p < 0.01). The intracranial pressure of the group with the midline deviation in computerized tomography 10 mm at the time of surgery (35.3 7.7 mmhg) and 3 days after surgery (23.1 11.6 mmhg) was higher than the group with the distance difference between < 10 mm (29.9 5.6 mmhg and 16.2 8.0 mmhg), the difference was statistically significant (p < 0.05). At the time of preoperative, intracranial pressure of patients with cranial trauma with blood PaCO 2 40 mmhg (32.5 6.8 mmhg) was higher than 1. Bệnh viện Quân y 103 2. Bệnh viện Bỏng Quốc gia Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thái Dũng (dzungdoctor@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/02/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/05/2019 Ngày bài báo được đăng: 28/05/2019 73

the group with PaCO 2 blood < 40 mmhg (28.6 4.9 mmhg), the difference was statistically significant with p < 0.05. Intracranial pressure was positively correlated with moderate levels of blood PaCO 2 with correlation coefficient r = 0.374; p < 0.05. Conclusion: The Glasgow score, the degree of midline shift on CT-scanner and the blood PaCO 2 were strongly related to the intracranial pressure before and after surgery in severe traumatic brain injury patients. * Keywords: Severe brain trauma; Intracranial pressure; Related factors. ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương sọ não (CTSN) là một cấp cứu ngoại khoa nặng thường gây tàn phế và tử vong cao cho người bệnh. CTSN là một quá trình bệnh lý phức tạp, trong đó phù não, tăng áp lực nội sọ (ALNS) luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bác sỹ lâm sàng. Nobl B (2008) cho rằng theo dõi kiểm soát ALNS rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân (BN) CTSN nặng [8]. Arash F (2011) theo dõi 388 BN CTSN nặng từ 2000-2008 nhận thấy nếu ALNS được kiểm soát, tỷ lệ tử vong là 14,7% so với nhóm BN không kiểm soát được ALNS (31,4%) [3]. Phẫu thuật giải áp cho BN CTSN là một trong những biện pháp điều trị quan trọng. Ngày nay, ngoài việc theo dõi ALNS một cách thường quy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ALNS kết hợp với phẫu thuật giải áp được xem như là điều kiện không thể thiếu giúp kiểm soát tốt ALNS, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế cho BN CTSN. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này còn chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến ALNS trước và sau phẫu thuật trên BN CTSN nặng. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 32 BN bị CTSN nặng được điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực Ngoại, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp Hải Phòng từ 7-2015 đến 7-2016. * Tiêu chuẩn lựa chọn: BN 16 tuổi bị CTSN có điểm Glasgow từ 3-8, có đặt catheter để theo dõi ALNS bằng monitor và phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp lấy máu tụ. * Tiêu chuẩn loại trừ: phụ nữ có thai, có bệnh nội khoa mạn tính, không theo dõi được ALSN liên tục. BN tử vong trước 3 ngày vào viện. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích tại 3 thời điểm (trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1, 3 ngày). Chia BN nghiên cứu làm 2 nhóm, Glasgow 5 điểm và Glasgow 6-8 điểm. - Đánh giá tình trạng ý thức theo điểm Glasgow tại 3 thời điểm (trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1, 3 ngày). - Đánh giá tổn thương thần kinh khu trú (liệt, giãn đồng tử ) tại 3 thời điểm (trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1, 3 ngày). 74

- Đánh giá mức độ di lệch đường giữa dựa trên phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não tại 3 thời điểm (trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1, 3 ngày). - Xét nghiệm natri máu và PaCO 2 máu tại thời điểm trước phẫu thuật. - Đặt catheter PSO-EC20 đo ALNS của BN: + Thời điểm: trước phẫu thuật giải áp (khi vào viện), trước mở màng cứng trong khi phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 ngày, 3 ngày; thời điểm tử vong. + Phương pháp: theo dõi ALNS trên máy PRESSIO, PSO-300 (Hãng SOPHYSA, Pháp). ALNS được gọi là tăng khi trên máy đo ALNS là 20-24 mmhg trong 30 phút, hoặc 25-29 mmhg trong 10 phút hoặc 30 mmhg trong 1 phút. + Đánh giá phân độ tăng ALNS theo tiêu chuẩn của Hội Chấn thương Sọ não Hoa Kỳ (2007): ALNS bình thường 0-15 mmhg; ALNS bất thường > 15 mmhg; tăng ALNS trung bình 21-40 mmhg, tăng ALNS nguy hiểm > 40 mmhg. - Tỷ lệ sống và tử vong sau 3 ngày. - Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 16.0, p < 0,05 khác biệt được coi có ý nghĩa thống kê. Hệ số tương quan r đánh giá mối tương quan giữa hai biến định lượng với r có giá trị từ -1 đến +1, p < 0,05 được coi có ý nghĩa thống kê. r > 0: tương quan thuận; r < 0: tương quan nghịch; r từ 0,1-0,3: tương quan yếu; từ 0,3-0,6: tương quan vừa; từ 0,6-0,9: tương quan chặt; từ 0,9-1: tương quan rất chặt. Vẽ biểu đồ tự động bằng phần mềm SPSS. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Bảng 1: Liên quan điểm Glasgow và ALNS. Tri giác (điểm GCS) ALNS (mmhg) Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 1 ngày Sau phẫu thuật 3 ngày 5 điểm (A) 6-8 điểm (B) n 5 4 6 X SD 36,6 7,9 28,2 4,0 29,8 8,9 n 27 28 26 X SD 30,2 11,6 13,6 6,1 15,2 7,2 p A-B R = -0,245; p > 0,05 r = -0,672; p < 0,01 r = -0,672; p < 0,01 - Tại thời điểm nhập viện, ALNS của nhóm BN CTSN có điểm GCS 5 (36,6 7,9 mmhg) cao hơn so với nhóm có điểm GCS 6-8 điểm (30,2 11,6 mmhg), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Hệ số tương quan yếu (r = -0,245; p > 0,05). - Sau phẫu thuật 1 và 3 ngày, ALNS của nhóm BN CTSN có điểm GCS 5 điểm (28,2 4,0 và 29,8 8,9 mmhg) cao hơn so với nhóm có điểm GCS 6-8 (13,6 6,1 và 15,2 7,2 mmhg), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 75

- ALNS có tương quan nghịch với điểm GCS: tại thời điểm trước phẫu thuật có tương quan yếu với hệ số r = -0,245; p > 0,05; Sau phẫu thuật 1 ngày và 3 ngày, có tương quan chặt với hệ số tương quan r = -0,672; p < 0,01; r = -0,672; p < 0,01. Nghiên cứu của Farahvar (2012) trên 1.446 BN CTSN có GCS < 9 điểm, trong đó 1.202 BN được theo dõi ALNS và 244 không theo dõi ALNS và đánh giá tỷ lệ tử vong sau 2 tuần đã thể hiện vai trò theo dõi ALNS, khi BN CTSN nặng được theo dõi ALNS, tỷ lệ tử vong thấp hơn BN không theo dõi. Do đó, tác giả đề nghị điều trị tăng ALNS phải có hướng dẫn trực tiếp theo dõi ALNS [5]. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Nguyễn Sĩ Bảo [1] ở BN xuất huyết não tự phát khi phân tích mối tương quan giữa các biến gồm GCS nhập viện, thể tích ổ xuất huyết, ALNS ban đầu, ALNS và áp lực tưới máu não trung bình. Tác giả nhận thấy có mối tương quan thuận mức độ trung bình giữa ALNS trung bình và kết quả GCS (xuất viện, 3 tháng, 6 tháng) với hệ số tương quan r = 0,404. Ở những BN xuất huyết não tự phát, tăng ALNS liên quan có ý nghĩa thống kê với tình huống lâm sàng nặng nhất cũng như tiên lượng nặng nhất, bao gồm BN trải qua phẫu thuật cũng như điều trị bảo tồn. Do đó, vai trò bất lợi của tăng ALNS đã được xác nhận và cần tìm biện pháp để đối phó. Bảng 2: Liên quan mức độ di lệch đường giữa trên hình ảnh CLVT và ALNS. Mức độ di lệch Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 1 ngày Sau phẫu thuật 3 ngày < 10 mm (n = 24) (A) 30,2 12,2 14,7 6,7 16,2 8,0 10 mm (n = 8) (B) 34,1 7,7 17,8 9,9 23,1 11,6 p A-B > 0,05 > 0,05 < 0,05 - Tại các thời điểm theo dõi, ALNS của nhóm có mức độ di lệch đường giữa trên phim CLVT 10 mm đều cao hơn nhóm có mức độ di lệch đường giữa < 10 mm. - Chỉ duy nhất ở thời điểm 3 ngày sau phẫu thuật, ALNS của nhóm BN có mức độ di lệch đường giữa trên phim CLVT 10 mm (23,1 11,6 mmhg) cao hơn nhóm có mức độ di lệch đường giữa < 10 mm (16,2 8,0mmHg), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Một nghiên cứu đa trung tâm của Chesnut (2012) gồm 324 BN CTSN nặng, tuổi > 13. Một nhóm điều trị có theo dõi ALNS và một nhóm điều trị dựa trên triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Tác giả kết luận, đối với BN CTSN nặng, kết quả điều trị với mục tiêu duy trì ALNS 20 mmhg không tốt hơn kết quả điều trị dựa trên lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh [11]. 76

Bảng 3: Liên quan tổn thương thần kinh khu trú và ALNS. Tổn thƣơng thần kinh khu trú Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 1 ngày Sau phẫu thuật 3 ngày Liệt nửa người Có (n = 3) (A) 25,0 5,0 19,0 10,4 21,3 11,8 Không (n = 29) (B) 31,8 11,6 15,1 7,4 17,6 9,2 p A-B > 0,05 > 0,05 > 0,05 2 bên (n = 50 (A) 37,0 7,0 21,6 6,9 24,2 10,5 Giãn đồng tử 1 bên (n = 7) (B) 30,1 6,1 14,1 5,3 18,1 8,3 Không (n = 20)(C) 30,1 13,2 14,4 7,9 16,4 9,2 p A- B,C > 0,05 > 0,05 > 0,05 - Tại các thời điểm theo dõi, ALNS của nhóm liệt nửa người và không liệt nửa người khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). - ALNS của nhóm BN giãn đồng tử hai bên tại thời điểm theo dõi đều cao hơn so với nhóm giãn đồng tử 1 bên và không giãn đồng tử, nhưng khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Năm 2011, Haddad và CS [6] tìm mối liên quan giữa theo dõi ALNS với kết quả điều trị ở BN CTSN. Nhóm có theo dõi ALNS gồm 52 BN và nhóm không theo dõi ALNS gồm 425 BN. Kết quả nghiên cứu cho thấy theo dõi ALNS không làm giảm tỷ lệ tử vong tại bệnh viện, lý do: BN được theo dõi ALNS có mức độ CTSN nặng hơn BN không theo dõi ALNS và phải hồi sức kéo dài hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Yuan và CS (2013) quan sát trên 107 BN CTSN nặng có theo dõi ALNS, tác giả đã tìm thấy giá trị ALNS ban đầu là yếu tố tiên lượng độc lập gây tăng ALNS đề kháng. Badri và CS (2012) nghiên cứu tương quan giữa ALNS với tỷ lệ tử vong và chức năng thần kinh lâu dài sau CTSN đã phát hiện ALNS trung bình trong 48 giờ đầu là yếu tố tiên đoán độc lập tử vong và phục hồi chức năng thần kinh ở BN CTSN mức độ trung bình và nặng [4]. Bảng 4: Liên quan PaCO 2 máu tại thời điểm trước phẫu thuật và ALNS. PaCO 2 máu < 40 mmhg (n = 10) 28,6 4,9 40 mmhg (n = 22) 32,5 6,8 p r = 0,374; p < 0,05 - Tại thời điểm trước phẫu thuật, ALNS của nhóm BN CTSN có PaCO 2 máu 40 mmhg (32,5 6,8 mmhg) cao hơn so với nhóm có PaCO 2 máu < 40 mmhg (28,6 4,9 mmhg), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 77

- ALNS có tương quan thuận, chặt với PCO 2 máu (hệ số tương quan r = 0,374; p < 0,05). Bảng 5: Liên quan giữa natri máu tại thời điểm trước phẫu thuật và ALNS. Natri máu tại thời điểm phẫu thuật < 135 mmol/l (n = 14) 31,2 7,6 135 mmol/l (n = 18) 31,3 5,8 p > 0,05 Tại thời điểm trước phẫu thuật, ALNS của nhóm BN CTSN có natri máu < 135 mmol/l (31,2 7,6 mmhg) không khác biệt so với nhóm có natri máu 135 mmol/l (31,3 5,8 mmhg) (p > 0,05). Bảng 6: Liên quan kết quả sớm sau phẫu thuật và ALNS. Kết quả sớm Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 1 ngày Sau phẫu thuật 3 ngày Sống (n = 28) (A) 29,1 4,7 13,6 5,9 15,6 7,4 Tử vong (n = 4) (B) 46,0 28,0 28,7 3,4 34,2 3,3 Tại các thời điểm theo dõi, ALNS của nhóm tử vong đều cao hơn so với nhóm sống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Hiệp hội CTSN khuyến cáo theo dõi ALNS cho tất cả BN CTSN nặng có khả năng cứu sống là một biện pháp theo dõi chuẩn và được sử dụng rộng rãi trong điều trị BN CTSN nặng. Talving và CS (2013) nghiên cứu trên 216 BN CTSN nặng, một nhóm có theo dõi ALNS và nhóm khác không theo dõi ALNS. Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện là 32,7% và 53,9% tương ứng với nhóm theo dõi và không theo dõi ALNS. Tỷ lệ BN tử vong do thoát vị não cao hơn có ý nghĩa ở nhóm không được theo dõi ALNS [9]. Theo Kostic (2011), tỷ lệ tử vong của nhóm được theo dõi ALNS tương đương với nhóm không được theo dõi. Những BN tử vong có ALNS trung bình 27 mmhg và BN không tử vong có ALNS trung bình 18 mmhg. Như vậy, ALNS là một yếu tố tiên lượng kết quả điều trị [7]. Nghiên cứu của Phạm Văn Hiếu trên BN CTSN được an thần với propofol có kiểm soát nồng độ đích và an thần với propofol bằng bơm tiêm điện truyền liên tục cho thấy tỷ lệ tử vong của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tử vong chung của hai nhóm trong thời gian điều trị tại hồi sức là 27,7% [2]. Năm 2013, Talving và CS so sánh kết quả điều trị có hoặc không theo dõi ALNS ở BN CTSN nặng. Kết quả cho thấy nhóm theo dõi ALNS có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhóm BN không theo dõi ALNS (32,7% so với 53,9%) [9]. Tương tự, Farahvar (2012) so sánh kết quả điều trị có hoặc không theo dõi ALNS ở BN CTSN nặng. Tỷ lệ tử vong sau 2 tuần điều trị ở nhóm không theo dõi ALNS là 33,2% và 19,2% ở nhóm có theo dõi ALNS [5]. 78

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 32 BN CTSN nặng được phẫu thuật giải áp và theo dõi ALNS, chúng tôi nhận thấy các yếu tố sau có liên quan đến ALNS ở BN CTSN nặng: - Tại thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 01 ngày và 3 ngày, ALNS của nhóm BN CTSN có điểm GCS 5 (36,6 7,9 mmhg; 28,2 4 mmhg và 29,8 8,9 mmhg) cao hơn so với nhóm có điểm GCS 6-8 (30,2 11,6 mmhg; 13,6 6,1mmHg và 15,2 7,2 mmhg). ALNS tương quan nghịch với điểm GCS: tại thời điểm trước phẫu thuật, có tương quan yếu với hệ số r = -0,245; p > 0,05; sau phẫu thuật một ngày và ba ngày, có tương quan chặt với hệ số tương quan r = -0,672; p < 0,01; r = -0,672; p < 0,01. - Áp lực nội sọ của nhóm BN có mức độ di lệch đường giữa trên phim CLVT 10 mm ở thời điểm phẫu thuật (35,3 7,7 mmhg) và 3 ngày sau phẫu thuật (23,1 11,6 mmhg) cao hơn nhóm có mức độ di lệch đường giữa < 10 mm (29,9 5,6 mmhg và 16,2 8 mmhg), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Áp lực nội sọ tương quan thuận, mức độ vừa với PaCO 2 máu, hệ số tương quan r = 0,374 (p < 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Sĩ Bảo, Chu Tấn Sĩ, Nguyễn Văn Tuấn, Lê Trung Thứ. Ứng dụng đo ALNS trong CTSN nặng tại Bệnh viện Nhân dân 115. Tạp chí Y học Thực hành. 2009, 687 (11), tr.47-49. 2. Phạm Văn Hiếu. Nghiên cứu hiệu quả an thần của propofol có kiểm soát nồng độ đích kết hợp với fentanyl trong điều trị CTSN nặng. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên cứu Khoa học y dược lâm sàng 108. 2016. 3. Arash F, Linda M.G, Ya Lin C et al. Repondse to intracranial hypertension treatment as a predictor of death in patients with severe traumatic injury. J Neurosurg. 2011, 144, pp.1471-1478. 4. Badri S, Chen J, Barber J et al. Mortality and long-term functional outcome associated with intracranial pressure after traumatic brain injury. Intensive Care Med. 2012, 38 (11), pp.1800-1809. 5. Farahvar A, Gerber L.M, Chiu Y.L et al. Increased mortality in patients with severe traumatic brain injury treated without intracranial pressure monitoring. J Neurosurg. 2012, 117 (4), pp.729-734. 6. Haddad S, Aldawood A.S, Alferayan A et al. Relationship between intracranial pressure monitoring and outcomes in severe traumatic brain injury patients. Anaesth Intensive Care. 2011, 39 (6), pp.1043-1050. 7. Kostic A, Stefanovic I, Novak V et al. Prognostic significance of intracranial pressure monitoring and intracranial hypertension in severe brain trauma patients. Med Pregl. 2011, 64 (9-10), pp 461-465. 8. Nobl B, Hemphill J.C. Avanced cerebral monitoring in neurocritical care. Neurology India. 2008, 56 (4), pp.405-413. 9. Talving P, Karamanos E, Teixeira P.G et al. Intracranial pressure monitoring in severe head injury: compliance with brain trauma foundation guidelines and effect on outcomes: A prospective study. J Neurosurg. 2013, 119 (5), pp.1248-1254. 10. Yuan Q, Liu H, Wu X et al. Predictive value of initial intracranial pressure for refractory intracranial hypertension in persons with traumatic brain injury: A prospective observational study. Brain Inj. 2013, 27 (6), pp.664-670. 11. Chesnut R.M, N. Temkin, N. Carney et al. A trial of intracranial- pressure monitoring in traumatic brain injury. N Engl J Med. 2012, 367 (26), pp.2471-2481. 79