JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: / Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp This paper is available online at ht

Tài liệu tương tự
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

Microsoft Word - 03-GD-HO THI THU HO(18-24)

Microsoft Word - Bai 4. GS.Tran Thi Minh Duc _ban cuoi _.doc

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 54 năm 2014 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG * TÓM TẮT Bài viết trình bày phương pháp sử

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Phụ lục 2: HỒ SƠ NĂNG LỰC NĂM 2014

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc 1. Thông tin về giáo viên ĐỀ CƯƠNG CHI T

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN DẠY KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TIẾP CẬN DƯỚI GÓC ĐỘ HỌC THUYẾT HÀNH VI Nguyễn Hữu Long 1

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Đề nghị về cấu trúc và xác nhận nhóm Đặc Nhiệm Ngày 4 tháng Năm 2019 Soạn thảo và đệ trình bởi: Mark Reiff Ron White Scott Roth Josh Meyer Edie Landis

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

PowerPoint Presentation

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

Đề cương ôn tập và hướng dẫn thi học phần “Lí luận dạy học đại học”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH Mã môn học: FIN306 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 18

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được cô

Chuyên đề

Microsoft Word - Toan roi rac

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ, CHẾ TẠO QUẠT TẢN NHIỆT CHO SMARTPHONE THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Hoàng Phước Muội 1 Tóm tắt Hoạt động thiết kế, chế tạo

Microsoft Word - Co so du lieu - cap nhat

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

Quản trị bán lẻ

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

TRƯỜNG ĐH KH XH& NV TRUNG TÂM TIN HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2013 ĐỀ CƯƠNG CH

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

Microsoft Word - 07_ICT101_Bai4_v doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Tên tiếng Anh: FINANCIAL MARK

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tập 14, Số 4b (2017): HO CHI MINH CITY UNIVER

TẠP CHÍ HÓA HỌC T. 53(3) THÁNG 6 NĂM 2015 DOI: / ẢNH HƯỞNG CỦA NANOCLAY ĐẾN TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU POLYME COMPOZIT

CHUYỂN THỂ KÍ HIỆU BIỂU THỊ THỜI GIAN TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐIỆN ẢNH TRONG TRƯỜNG HỢP TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH (Dưới góc nhìn liên văn bản và liên k

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH Mã môn học: FIN303 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 18

NGÔN NGƯ LÂ P TRIǸH Biên tập bởi: nguyenvanlinh

Preliminary data of the biodiversity in the area

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN THỨ 3 NĂM HỌC Môn: Ngữ Văn lớp 12 (Thời gian làm bà

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

ỨNG DỤNG INTERNET OF THINGS XÂY DỰNG NGÔI NHÀ THÔNG MINH APPLICATION OF INTERNET OF THINGS TO SMARTHOME NGUYỄN VĂN THẮNG (1), PHẠM TRUNG MINH (1), NGU

sylabus

Bài tiểu luận QHGTĐT GVHD: TS. Nguyễn Quốc Hiển

Mức độ stress trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Lê Ngọc Thạnh

PHẦN I

PHỤ LỤC 01 CHUYỂN ĐỔI TRONG THỜI ĐẠI SỐ * * * I. TÊN CÁC ĐỀ TÀI STT LĨNH VỰC ĐỀ TÀI CHUNG ĐỀ TÀI DÀNH CHO KHỐI ĐỀ TÀI DÀNH CHO KHỐI C

Microsoft Word - bai5.DOC

Kỹ thuật và Công nghệ 179 MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHO VÁCH CỨNG NHÀ CAO TẦNG HIỆN NAY SOME THOUGHTS ON THE CURRENT CALCULATION F

Draft 1

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐỌC CUỐN NHO GIÁO CỦA ÔNG TRẦN TRỌNG KIM Người dùng chữ chủ nghĩa duy dân đầu tiên đăng trên báo chí Việt Nam có lẽ là ông Phan Khôi. Ông Khôi dùng tr

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học quản trị học của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Giáo án cho các lớp K 12 tại Gwinnett được gọi là Kỹ Năng và Kiến Thức Học Đường (AKS) Và Kỹ năng (AKS) và phù hợp với Tiêu chuẩn Xuất sắc của Georgia

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Tổ chức sự kiện

THÔNG TIN TRƯỜNG HÈ TOÁN HỌC SINH VIÊN 2019 I. MỤC ĐÍCH: Mục đích của Trường hè là hỗ trợ các sinh viên giỏi toán phát huy được khả năng học tập và tậ

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

58 KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngày nhận bài: 23/07/2015 Bùi

ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC GIÁO DỤC Tập 15, Số 4 (2018): HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF E

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Microsoft Word - 11Truong Thanh Cuong.doc

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 55 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG TH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) THÔNG TIN Chương trình thực tập thực tế hiệu quả dành cho sinh viên ngành kế

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP I. Đọc hiểu (3,0 điểm) KỲ THI KHẢO SÁT KÌ I NĂM HỌC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 Thời gian làm bài:

DANH MỤC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Microsoft Word - SGV-Q4.doc

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

Phát triển văn hoá trường đại học phù hợp với yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Th

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

An Giang University Journal of Science 2017, Vol. 13 (1), NHỮNG YẾU TỐ CÁCH TÂN TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Nguy

Untitled

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Microsoft Word - T65178Vietnamese.doc

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Hướng dẫn sử dụng phần mềm ISPRING SUITE I. Giới thiệu ispring Suite: Bài giảng theo chuẩn e-learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

Phần mở đầu

Microsoft Word - 08_DCCT_SOIM420818_CongTrinhTrenNenDatYeu_R6

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

PowerPoint Presentation

Quản trị bán lẻ

50. Làm cách nào để người ta ngoan ngoãn bước vào trại tù mặc dù không biết trước ngày về? Đó là câu hỏi mà nhiều người không bị nếm mùi «học tập cải

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

13. CTK tin chi - CONG NGHE MAY - THIET KE THOI TRANG.doc

Chương trình dịch

Tựa

Bản ghi:

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0212 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 223-228 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI TẬP GIÁO DỤC HỌC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tác giả đề xuất quy trình xây dựng bài tập môn giáo dục học đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực giúp người giảng viên giảng dạy môn học này xây dựng được các bài tập phù hợp với khả năng, trình độ của sinh viên của mình cũng như với điều kiện hoàn cảnh cụ thể để sử dụng chúng nhằm hình thành và phát triển các năng lực nghiệp vụ cần thiết của sinh viên trong quá trình học tập môn học. Từ khóa: Bài tập giáo dục học, đánh giá kết quả học tập, đánh giá theo tiếp cận năng lực 1. Mở đầu Đánh giá kết quả học tập (KQHT) của người học theo tiếp cận năng lực là xu hướng đánh giá đang rất được quan tâm trên thế giới hiện nay [1], [2]. Để thực hiện loại đánh giá này thì các bài tập, nhiệm vụ là một công cụ quan trọng để đo lường năng lực của người học, bởi vì chỉ thông qua quá trình thực hiện các bài tập, nhiệm vụ và các sản phẩm người học tạo ra, giáo viên mới có thể đánh giá chính xác năng lực của họ. Các nghiên cứu về bài tập, xây dựng và sử dụng các bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn v.v... ở các môn học khác nhau gần đây đã được nhiều tác giả đề cập đến [3, 4, 5, 6] với tư cách là các công cụ đánh giá một số năng lực cụ thể của học sinh phổ thông. Tuy nhiên, mỗi môn học có những đặc trưng riêng nên hệ thống năng lực của từng môn là rất khác nhau. Với mỗi đối tượng người học khác nhau, việc đo lường mức độ năng lực người học đạt được cũng có những điểm khác nhau. Do đó, việc xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực ở từng môn học và từng đối tượng người học ở các bậc học là hoàn toàn không giống nhau. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng bài tập Giáo dục học (GDH) đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm (ĐHSP) theo tiếp cận năng lực. Gần với nghiên cứu của chúng tôi, có tác giả [3] đã nêu quy trình xây dựng bài tập thực tiễn dạy học ở môn học khác, cụ thể là môn hóa học cho đối tượng học sinh phổ thông. Tuy nhiên trong nghiên cứu đó, tác giả mới nêu lên các bước khái quát của quy trình mà thiếu đi sâu phân tích nội dung của từng bước một cách cụ thể, rõ ràng. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích chi tiết ở mặt lí luận nội dung từng bước của quy trình xây dựng bài tập Giáo dục học với mong muốn bất kì người giảng viên nào giảng dạy môn này cũng có thể sử dụng quy trình này áp dụng vào xây dựng hệ thống bài tập đánh giá cho riêng mình, không chỉ nhằm sử dụng các bài tập đó hình thành năng lực mà quan trọng hơn là dùng chúng để đánh giá các mức độ năng lực đạt được của sinh viên. Hơn nữa, các giảng viên các môn học khác, đặc biệt là các bộ môn nghiệp vụ có thể tham khảo để xây dựng hệ thống bài tập của bộ môn mình để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo tiếp cận năng lực. Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015. Liên hệ:, e-mail: tratlgd@gmail.com 223

2. Nội dung nghiên cứu Môn giáo dục học là môn nghiệp vụ quan trọng của sinh viên ĐHSP. Môn học này không chỉ trang bị cho sinh viên những tri thức lí luận cơ bản, hiện đại về quá trình dạy học, giáo dục và công tác tổ chức, quản lí giáo dục trong nhà trường mà còn từng bước hình thành cho sinh viên những năng lực chung và năng lực dạy học và giáo dục cần thiết, không thể thiếu cho nghề nghiệp tương lai. Trong quá trình dạy học môn giáo dục học, người giáo viên phải giúp sinh viên phát triển các năng lực đó thông qua các biện pháp khác nhau, đặc biệt là các bài tập về môn giáo dục học để họ có thể vận dụng tri thức, kĩ năng đã học giải quyết chúng, qua đó để đánh giá mức độ đạt được về các năng lực chung và năng lực dạy học - giáo dục của họ. Quá trình xây dựng các bài tập đánh giá năng lực của môn giáo dục học tương đối phức tạp, không phải ngay lập tức xây dựng được một bài tập đánh giá năng lực có chất lượng một cách dễ dàng. Việc xây dựng các bài tập giáo dục học để đánh giá năng lực được tiến hành theo các bước sau: Sơ đồ quy trình xây dựng bài tập Giáo dục học đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực Quy trình khái quát trên được triển khai cụ thể như sau: 1. Xác định mục tiêu đánh giá của bài tập giáo dục học Để xây dựng các bài tập đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn giáo dục học, việc trước tiên là cần xác định các mục tiêu nào là trọng tâm của quá trình đánh giá. Việc xác định mục tiêu đánh giá của bài tập được thực hiện thông qua việc trả lời câu hỏi: Môn giáo dục học cần hình thành và phát triển ở sinh viên những năng lực gì? Năng lực nào là quan trọng mà sinh viên phải đạt được sau khi kết thúc môn học và góp phần nâng cao kết quả học tập các môn nghiệp vụ tiếp sau. 224

Quy trình xây dựng bài tập giáo dục học đánh giá kết quả học tập của sinh viên... Để trả lời cho câu hỏi trên, người giảng viên cần: - Nghiên cứu chương trình môn Giáo dục học và liệt kê các năng lực dạy học - giáo dục cần hình thành, phát triển và đánh giá của sinh viên trong môn học như nhóm năng lực nghiên cứu văn kiện, tài liệu dạy học, giáo dục và nghiên cứu người học; nhóm năng lực thực hiện hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục; nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập, kết quả giáo dục của học sinh... - Xác định các năng lực chung cần được phát triển ở sinh viên trong quá trình học môn học như các năng lực tư duy liên quan đến sự lập luận, phân tích, tổng hợp, vận dụng, sáng tạo... ; năng lực hợp tác làm việc nhóm; năng lực thu thập, xử lí thông tin; năng lực trình bày, giao tiếp... Sau khi liệt kê sẽ có một hệ thống các năng lực rất phong phú, không chỉ gồm hệ thống năng lực dạy học và giáo dục mà còn cả các năng lực chung cần hình thành và phát triển ở sinh viên trong quá trình học tập môn giáo dục học. Trên cơ sở những năng lực đã liệt kê đó, giảng viên sẽ lựa chọn những năng lực chung, năng lực dạy học hoặc năng lực giáo dục cần đánh giá để xây dựng bài tập. Lúc này cần xác định rõ bài tập được xây dựng dùng để đánh giá cho năng lực gì? Xác định được năng lực cần đánh giá sẽ là cơ sở để xây dựng nội dung đánh giá. Khi xác định mục tiêu đánh giá của bài tập cần lưu ý những điểm sau: - Không phải tất cả các mục tiêu năng lực đã liệt kê đều có thể đánh giá bằng các nhiệm vụ hay bài tập cụ thể. Do đó khi xây dựng các bài tập, cần lựa chọn và chỉ nên tập trung vào những mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực quan trọng và có thể thực hiện được. - Không nên đưa tất cả các năng lực đã xác định vào trong một nhiệm vụ, nếu không thì nhiệm vụ sẽ trở nên phức tạp và khó khăn đối với sinh viên. Mỗi nhiệm vụ chỉ nhằm đánh giá một hoặc vài năng lực, trong đó cần tập trung ưu tiên cho đánh giá các năng lực dạy học - giáo dục và các năng lực tư duy là những năng lực chính, còn các năng lực khác sẽ là những năng lực bổ trợ. 2. Xây dựng bài tập giáo dục học đánh giá năng lực Trên cơ sở xác định các năng lực cần đánh giá, giảng viên cần xây dựng được các bài tập đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn giáo dục học. Việc xây dựng các bài tập đánh giá năng lực được tiến hành cụ thể như sau: + Phát triển ý tưởng về bài tập cần đánh giá Ý tưởng về các bài tập đánh giá năng lực của sinh viên ĐHSP ở môn Giáo dục học có thể nảy sinh trong quá trình giảng viên tiếp nhận các thông tin trên báo chí, qua sách báo và các bản tin trên đài, tivi mà chúng có liên quan đến nội dung dạy học, qua việc xem các sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách hướng dẫn giáo viên, hoặc tự suy nghĩ xem những công việc mà một giáo viên phổ thông trong quá trình dạy học thường thực hiện là gì. Tùy thuộc vào số lượng mục tiêu cần đánh giá và mức độ phức tạp của bài tập mà có thể phân ra hai loại bài tập: - Các bài tập có giới hạn là các nhiệm vụ tập trung đánh giá một năng lực xác định. Đặc điểm của loại bài tập này là có cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Các câu trả lời cho bài tập tương đối ngắn và cần ít thời gian để thực hiện. - Các bài tập mở rộng là loại bài tập phức tạp đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều tri thức, kĩ năng khác nhau, kết hợp giữa mục tiêu đánh giá năng lực dạy học, giáo dục với các năng lực chung như năng lực tư duy, năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác làm việc nhóm v.v... Các nhiệm vụ mở rộng có cấu trúc phức tạp và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Có những nhiệm vụ có thể mất vài ngày hay thậm chí hàng tuần. Để thực hiện nhiệm vụ này người học phải tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau và có thể tiến hành độc lập hoặc theo nhóm. Tóm lại, một năng lực có thể được đánh giá bằng một hoặc nhiều bài tập, nhiệm vụ khác nhau. Còn một bài tập, nhiệm vụ có thể đánh giá cho một năng lực đơn nhất hoặc nhiều năng lực. 225

Thông thường trong đánh giá năng lực, do các năng lực có quan hệ mật thiết và hòa quyện với nhau nên một bài tập thường được thiết kế để đánh giá vài năng lực khác nhau, chẳng hạn như vừa đánh giá năng lực tư duy, vừa đánh giá năng lực thu thập xử lí thông tin, vừa đánh giá được năng lực làm việc nhóm v.v... + Phác thảo nội dung bài tập Sau khi có ý tưởng về bài tập, nhiệm vụ đánh giá, giảng viên sẽ phác thảo nội dung bài tập để xác định xem sinh viên sẽ thực hiện bài tập như thế nào. Việc phác thảo bài tập bao gồm cả nội dung và hình thức của bài tập: - Xác định nội dung của bài tập cần đánh giá: Bài tập đánh giá năng lực của sinh viên ở môn Giáo dục học cần xây dựng đòi hỏi sinh viên phải thể hiện một quá trình thực hiện, một sản phẩm cụ thể hay cả quá trình cùng với sản phẩm tạo ra. Điều đó có nghĩa kết quả cuối cùng mà giáo viên muốn nhận được sau khi sinh viên hoàn thành nhiệm vụ là gì? Bài tập đó đề cập đến việc giải quyết nội dung, vấn đề gì? - Xác định hình thức thể hiện của bài tập: Từ yêu cầu về đánh giá quá trình hay đánh giá sản phẩm sẽ dẫn đến hình thức thể hiện của bài tập. Hai hình thức thể hiện cơ bản thường được đề cập đến là trình bày miệng và trình bày bằng văn bản. Tuy nhiên, nhiệm vụ đánh giá năng lực có thể thể hiện bằng nhiều hình thức khác rất đa dạng và phong phú. Nếu là nhiệm vụ yêu cầu tiến hành một hoạt động thì hình thức thể hiện có thể dưới dạng như: thảo luận nhóm, giảng một nội dung dạy học... Nếu bài tập yêu cầu một sản phẩm thì hình thức thể hiện của nó có thể là một bài viết về một vấn đề, xây dựng một bản kế hoạch dạy học hoặc giáo dục, soạn một giáo án trên giấy hoặc bằng phần mềm power point v.v... Cũng có những bài tập vừa đòi hỏi quá trình thực hiện, vừa đòi hỏi cả sản phẩm, chẳng hạn như quá trình thảo luận nhóm và sản phẩm sau khi thảo luận nhóm. Vì vậy giảng viên cần xác định cách thức thể hiện bài tập theo một cách duy nhất hay theo nhiều cách. Có thể yêu cầu sinh viên trình bày bài tập chỉ giới hạn theo một cách duy nhất như thuyết trình hay viết báo cáo về một vấn đề dạy học hoặc giáo dục; nhưng cũng có thể yêu cầu họ thực hiện nhiệm vụ theo nhiều cách khác nhau như cả trình bày bằng miệng, cả bằng văn bản. Bên cạnh đó, các yêu cầu khác cũng cần được làm rõ trong bài tập như: - Xác định cụ thể bài tập nên để sinh viên làm theo nhóm, theo cặp hay cá nhân. - Xác định nguồn thông tin cần thiết để giải quyết bài tập. Trong những bài tập phức tạp, nội dung bài tập cần nêu rõ sinh viên phải tìm những nguồn thông tin nào, ở đâu. Chẳng hạn cần tìm thông tin trong sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo trình, các sách báo tạp chí, các trang web có liên quan đến dạy học và giáo dục hay tham khảo ý kiến chuyên gia... - Xác định các phương tiện, thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. - Định rõ thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu nhiệm vụ đơn giản, cần ít thời gian thì có thể cho sinh viên thực hiện trên lớp. Nếu nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian thì yêu cầu sinh viên làm ở nhà hoặc thực hiện ngoài giờ học. + Hoàn chỉnh bài tập đã phác thảo Sau khi đã phác thảo những bài tập mà người học cần thực hiện, giảng viên phải sửa chữa và hoàn chỉnh nó. Để có được một bài tập tốt và có thể sử dụng nhiều lần, có thể cho người học làm thử để rút kinh nghiệm trước khi sử dụng nó một cách chính thức. Một bài tập đánh giá năng lực của sinh viên ở môn Giáo dục học hoàn chỉnh có thể có cấu trúc như sau: - Mục tiêu của bài tập. - Nội dung của bài tập. - Tiêu chí đánh giá bài tập. Các yêu cầu đối với việc xây dựng bài tập đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học 226

Quy trình xây dựng bài tập giáo dục học đánh giá kết quả học tập của sinh viên... Để đánh giá đúng năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học cần phải thật thận trọng khi lựa chọn những bài tập đánh giá. Do đó việc xây dựng các bài tập đánh giá năng lực của môn học này cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Các bài tập, nhiệm vụ đòi hỏi sinh viên phải vận dụng tri thức, kĩ năng của môn Giáo dục học ở mức độ cao để thực hiện một công việc, làm một cái gì đó, tức là đòi hỏi người học kiến tạo câu trả lời chứ không phải chỉ là nhớ lại tri thức hay lặp lại các kĩ năng đã học. Các nhiệm vụ, tình huống mà sinh viên cần thực hiện càng giống với công việc thực tế mà người giáo viên phổ thông phải thực hiện càng tốt. - Các bài tập phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Nhiệm vụ cần có những hướng dẫn rõ ràng, chi tiết về những gì người học phải làm. Tránh hướng dẫn chung chung, thiếu rõ ràng sẽ gây khó khăn cho người học khi thực hiện. Vì thế, các yêu cầu về thời gian tiến hành, nguồn thông tin cần sử dụng, phương tiện thiết bị cần sử dụng, cách thức thể hiện nhiệm vụ, thực hiện theo nhóm hay cá nhân... càng cụ thể, chi tiết càng tốt. - Các bài tập phải khả thi, tức là nhiệm vụ phải phù hợp với khả năng của sinh viên để họ có thể thực hiện được. Nhiệm vụ đề ra nên có độ khó nhất định để kích thích sinh viên tham gia tích cực, nhưng cũng không nên khó quá. Có thể kết hợp giữa yếu tố quen thuộc và những yếu tố mới lạ trong nhiệm vụ để kích thích hứng thú cho người học. - Hình thức thể hiện bài tập đa dạng, phong phú. Không giống như các bài tập đánh giá tri thức, kĩ năng, các bài tập đánh giá năng lực không đòi hỏi một cách thực hiện nhiệm vụ duy nhất, mà người học có thể thực hiện nhiệm vụ bằng nhiều hình thức khác nhau như tự luận, làm việc nhóm, trình bày trước lớp v.v... Thậm chí một bài tập có thể yêu cầu thực hiện 2 3 hình thức. Hơn nữa, do đặc trưng của dạy học của các trường ĐHSP hiện nay là theo tín chỉ nên hệ thống bài tập môn giáo dục học không thể đi sâu cụ thể vào lĩnh vực chuyên khoa nào cả mà giảng viên phải yêu cầu sinh viên sẽ tự vận dụng các năng lực cần đánh giá vào từng bộ môn cụ thể mà họ sẽ giảng dạy. 3. Xác định các tiêu chí đánh giá bài tập Sau khi đã hoàn chỉnh bài tập, cuối cùng cần xác định các tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá kết quả của người học. Cần nêu rõ các tiêu chí sẽ dùng để chấm điểm khi giao nhiệm vụ cho sinh viên. Trong đánh giá theo tiếp cận năng lực, sinh viên cần biết về các tiêu chí đánh giá trước khi bắt đầu làm bài. Tuy nhiên, đây chỉ là những tiêu chí chung, ở dạng khái quát chứ chưa phải là rubric (bản hướng dẫn chấm điểm) chi tiết, cụ thể mà giáo viên sử dụng khi chấm điểm. Những tiêu chí này được giáo viên đề xuất hoặc cùng sinh viên xây dựng cần được gắn vào phần cuối của bài tập để người học có thể hình dung được họ cần làm những gì và tập trung vào điều gì để giải quyết bài tập. Đây là điều có phần khác với đáp án lâu nay thường làm. Sở dĩ như vậy vì chúng tôi có ý định qua đánh giá KQHT của sinh viên còn hình thành năng lực tự đánh giá của họ. Dưới đây là một ví dụ minh họa cho bài tập đánh giá năng lực của môn giáo dục học. Mục tiêu bài tập: Nhằm phát triển năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện, HTTC dạy học; năng lực làm việc nhóm; năng lực trình bày bằng ngôn ngữ nói Nội dung bài tập: Chọn một nội dung dạy học cụ thể thuộc môn anh/chị sẽ giảng dạy và tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm cho nội dung đó. Yêu cầu: Làm việc theo nhóm 3-4 người cùng chuyên ngành, sau khi thảo luận về nội dung và cách thức thực hiện, mỗi cá nhân trong nhóm sẽ soạn bài về nội dung đó. Dựa trên sự chuẩn bị của từng cá nhân, nhóm của anh/chị sẽ họp để chọn ra bài làm tốt nhất và bổ sung hoàn thiện cho bài đó. Nhóm sẽ đóng vai giáo viên và học sinh để thể hiện kết quả làm việc của mình trước lớp vào buổi học tuần sau. Các nhóm cũng sẽ nộp lại bài làm của từng cá nhân đã thực hiện. 227

Tiêu chí đánh giá: Bài làm của anh/chị được đánh giá theo những tiêu chí sau: - Vận dụng phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học: Thể hiện dạy học nội dung bài học bằng hoạt động nhóm có hiệu quả - Làm việc nhóm: Sự phối hợp làm việc giữa các cá nhân trong nhóm - Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói: Thể hiện sự trình bày bằng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra. 3. Kết luận Việc đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực hiện nay mới bước đầu được quan tâm. Để việc dạy học và đánh giá KQHT môn giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực có chất lượng thì việc xây dựng hệ thống bài tập phù hợp là hết sức cần thiết. Hy vọng với quy trình xây dựng các bài tập đánh giá năng lực được giới thiệu trên đây sẽ giúp các giảng viên giảng dạy môn giáo dục học dễ dàng xây dựng các bài tập đánh giá năng lực dạy học - giáo dục phù hợp với khả năng, trình độ của sinh viên của mình cũng như phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể để sử dụng chúng nhằm hình thành và phát triển các năng lực cần thiết của sinh viên trong quá trình học tập môn học. Đồng thời thông qua sử dụng các bài tập đánh giá năng lực môn giáo dục học và các tiêu chí đánh giá được xây dựng dưới dạng rubric còn giúp hình thành ở sinh viên năng lực tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, qua đó sinh viên có thể sử dụng kết quả đánh giá hỗ trợ cho hoạt động học tập mà tự hoàn thiện bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Airasian, P. W, 2005. Classroom assessment: concepts and applications (5 th edition). McGraw - Hill Higher Education, USA. [2] Nitko, A. J, Brookhart, S.M, 2007. Educational Assessment of Students, 5 th Ed. Pearson Education, Inc, Upper Saddle River, New Jersey. Merrill Prentice Hall. [3] Phạm Thị Kiều Duyên, 2015. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 118, trang 33-34, 43. [4] Nguyễn Thị Hương Lan, 2015. Đề mở và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Ngữ văn. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 117, tr. 42-44. [5] Trần Thị Bích Liễu, 2015. Công cụ phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh: Chìa khóa quyết định sự đổi mới của giáo dục Việt Nam. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 114, tr. 4-6. [6] Nguyễn Thị Lan Phương, Đặng Xuân Cương, 2015. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 114, tr. 21-24. ABSTRACT Using competence-based assessment to evaluate student learning results in the subject of Pedagogy at universities of education The author proposes the use of competence-based assessment to evaluate student learning results in the subject of Pedagogy using competence-based assessment, helping lecturers of the subject design exercises that suit the ability and level of their students as well as the conditions and circumstances in which they are to be used. Keywords: Pedagogy exercises, learning outcome assessment, competence-based assessment. 228