LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Từ sau đổi mới nền kinh tế đất nước đã phát triển nhanh chóng, cùng với đó là sự tăng lên về số lượng của các

Tài liệu tương tự
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ BAN THƯ KÝ TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ 2 KHÓA VIII

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LU

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

Ũ HỊ THÚY NGÂN VẬN D NG D Y HỌC GIẢI QUYẾT VẤN Ề HƢƠN ÂN ẰNG VÀ CHUYỂN NG CỦA VẬT RẮN B Ƣ ƢƠ CÂN Ơ VINH, M 2012

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTCC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hư

MỤC LỤC

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN V Ề V I Ệ C T H O Á I V Ố N C Ổ P H Ầ N C Ủ A C Ô N G T Y T N H H M T V X Ổ S Ố K I Ế N T H I Ế T L Â M Đ Ồ N G Đ Ầ U T Ƣ T Ạ I

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN TRỖI =======o0o======= PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP NGUYỄ

Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Where your success determines ours INTERNAL NEWSLETTER 2013 THE SUNSHINE Số 02 Tháng

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

§Ò tµi

MỞ ĐẦU

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 ĐẦU TƯ HIỆN TẠI HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU –

1

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

IV. Thực hiện các thủ tục niêm yết và đăng ký lưu ký bổ sung số cổ phiếu phát hành thêm với Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Trung tâm lưu ký chứng

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG KHUYẾN CÁO CÁC

ch­ng1

Phô lôc sè 7

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐLVT SAFI

MỤC LỤC

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 3148/QĐ-UBND Bình Định, ngà

C«ng ty CP x©y dùng vµ C khÝ sè 1

PHẦN I

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ Nam Định, năm 2016

Điều lệ Hội Trái Tim Yêu Thương

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ĐIỆN THOẠI: (0257) FAX: (0257)

SỔ TAY SINH VIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG (Giấy chứng nhận ĐKDN

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2013 Quy Nhơn, tháng 03 năm

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q

Truyện ngắn Bảo Ninh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN NAM QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở CỤC THUẾ TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

doc.docx

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 504 Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT NET BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN

Luận văn tốt nghiệp

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA BAN QUẢN LÝ BẾN XE, TÀU BẠC LIÊU KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY VÀ QUY CHẾ BÁN ĐẤ

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ THỊ NGẦN CHƢƠNG TRÌNH TRUY

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI ĐHSG/NCKHSV_01 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, n

Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT N

Năm PHÂN TÍCH DANH MỤC TÍN DỤNG: XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ - PROBABILITY OF DEFAULT (PD) NGUYỄN Anh Đức Người hướng dẫn: Tiến sỹ ĐÀO Thị Th

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị

BaocaoThuongnien2009_KHPC_New.doc

Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐÀ NẴNG KHI

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CẤP ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - HP Port_Ban cong bo thong tin V3.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI

Bản ghi:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Từ sau đổi mới nền kinh tế đất nước đã phát triển nhanh chóng, cùng với đó là sự tăng lên về số lượng của các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển được bản sắc, văn hóa kinh doanh riêng. Những hoạt động vẫn còn mang tính hình thức, chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy được vai trò quan trọng trong việc xây dựng bản sắc văn hoá doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn chưa nhìn nhận văn hoá doanh nghiệp như một yếu tố tất yếu trong sự phát triển của doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp và tầm ảnh hưởng của nó mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp. Công ty Mua bán điện được thành lập với mục tiêu phát triển thị trường điện lực cạnh tranh. Tuy nhiên do Công ty mới được thành lập, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty chưa được quan tâm của Ban lãnh đạo và cán bộ công ty. Đối với bản thân tác giả, xuất phát từ mong muốn giúp Công ty Mua bán điện - Tác giả mong muốn nghiên cứu và sử dụng các kiến thức đã học được về ngành quản trị doanh nghiệp giúp Công ty nhìn nhận đúng đắn, quan tâm hơn về văn hoá doanh nghiệp. Chính vì những lý do trên mà tác giả đã chọn lựa đề tài: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho Công ty Mua bán điện làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn xác định 3 mục tiêu nghiên cứu: Một là, tìm hiểu và đưa ra tổng quan cơ bản về lý thuyết văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hai là, tìm hiểu về thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Mua bán điện tương lai của công ty. Ba là, đưa ra một số giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Công ty Mua bán điện trong tương lai theo mô hình mong muốn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của lụân văn là Văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là một vấn đề rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề của doanh nghiệp và liên quan đến nhiều lĩnh vực mà trong phạm vi của luận án tác giả không thể nghiên cứu hết được. Do đó, Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho Công ty Mua bán điện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: - Luận văn thu thập những thông tin, nguồn số liệu thứ cấp sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các luận văn tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các bài báo về văn hóa doanh nghiệp, các nguồn tài liệu được đăng tải trên internet; ngoài ra còn có các báo cáo tổng

kết năm, báo cáo kết quả hoạt động của EPTC - Luận văn thực hiện những nghiên cứu sơ cấp về thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại EPTC bằng bảng câu hỏi khảo sát. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết - Phương pháp điều tra Dựa trên kết quả điều tra, tác giả đã phân tích và đưa ra các đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của những giá trị VHDN tại EPTC. Đồng thời trong phiếu điều tra tác giả cũng kết hợp sử dụng bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI để nhận dạng mô hình VHDN hiện tại và mô hình VHDN mong muốn tại EPTC. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 04 chương với kết cấu nội dung được trình bày trong mục lục. Chương 1: Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan Chương 2: Một số vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Mua bán điện. Chương 4: Một số đề xuất xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Mua bán điện. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. Các đề tài khoa học - PGS.TS. Đỗ Minh Cương - "Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh" NXB.Chính trị quốc gia, (2001). - PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân - "Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty" NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, (2011). - Dương Thị Liễu - Chủ nhiệm Đề tài (2010): Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khai thác, phát huy giá trị văn hoá kinh doanh trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015, Đề tài NCKH cấp Thành phố, mã số 01X-07-2008 1.2. Các sách, bài báo và hội thảo khoa học Dương Thị Liễu Bài giảng Văn hoá kinh doanh Trường đại học Kinh tế quốc dân. Hội thảo Phát triển VHDN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam sau khi ra nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO (2008) 1.3. Các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ Luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng phát triển Việt Nam của tác giả Vương Văn Lợi (2012) Đại học Kinh tế Quốc dân.

Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Chí Kiên (Đại học Kinh tế Quôc dân) Luận cứ khoa học xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH vận tải biển Ngôi Sao Xanh (2012). Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp nh m dựng văn hóa Doanh nghiệp công t C ph n am im của tác giả Thân Văn Khoa (2008) Đại học Kinh tế Quốc dân 1.4. Khoảng trống nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của luận văn Với mong muốn đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp mang tính đồng bộ, và có tính thực tiễn cao, để hoàn chỉnh vấn đề nghiên cứu, đồng thời tìm ra giải pháp có thể vận dụng vào thực tiễn tại doanh nghiệp, học viên đã lựa chọn đề tài: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho Công ty Mua bán điện CHƢƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp. 2.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp tạo hình ảnh riêng của doanh nghiệp, Văn hóa doanh nghiệp tạo lợi thế thu hút nguồn nhân lực, tăng cường sự gắn bó người lao động. Văn hóa doanh nghiệp tạo tiền đề cho quá trình đổi mới, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường và văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược 2.3 Các cấp độ và biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp Hình 2.1: Sơ đồ các cấp độ của Văn hóa doanh nghiệp

2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến Văn hóa doanh nghiệp Quá trình hình thành và phát triển của văn hoá doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Phân tích cụ thể, chúng ta thấy văn hóa doanh nghiệp chịu tác động trưc tiếp, mạnh mẽ của các yếu tố là: Người đứng đầu/ người chủ doanh nghiệp, lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, hình thức sở hữu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp, văn hóa vùng miền, các giá trị văn hóa học hỏi được. 2.5 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 2.5.1 Khái niệm: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là sử dụng các nhân tố văn hóa (thói quen, chuẩn mực, giá trị, triết lý, mục tiêu, bầu không khí tổ chức, quan niệm, tập quán, truyền thống ) vào việc hình thành và tổ chức vận hành một doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững. 2.5.2 Định hướng xây dựng VHDN Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người, và phải phù hợp với điều kiện bên trong, bên ngoài doanh nghiệp. Lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp, Văn hóa doanh nghiệp phải do tập thể doanh nghiệp tạo dựng nên, Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người, Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp 2.5.3 Các bước xây dựng VHDN Mọi tổ chức đều có văn hóa và những giá trị độc đáo riêng. Nhưng phần lớn các tổ chức chưa có ý thức về việc xây dựng một nền văn hóa của mình, do đó nó thường được tạo ra một cách vô thức, dựa trên tiêu chuẩn, mục tiêu của người lãnh đạo. Luận văn đã tham khảo quá trình xây dựng văn hóa tổ chức dựa trên 11 bước của hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg 2.6 Bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI Bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI (Organizational Culture Assessment Instrument) được khảo sát nhờ vào bảng câu hỏi. Bộ công cụ này bao gồm sáu câu hỏi tương ứng với sáu đặc tính nêu trên (đặc điểm nổi trội; sự lãnh đạo tổ chức; quản lý nhân viên; sự gắn kết dính cá cthành viên trong tổ chức, chiến lược trọng tâm của tổ chức, các tiêu chí thành công). Mỗi câu hỏi có 4 khả năng lựa chọn (A=Kiểu gia đình, B=Kiểu sáng tạo, C=Kiểu thị trường, D=Kiểu thứ bậc).

Hình 2.2: Mô hình OCAI CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY MUA BÁN ĐIỆN 3.1 Giới thiệu về Công ty Mua bán điện 3.1.1 Tổng quan Ngày 31/12/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (nay là Hội đồng thành viên EVN) đã ban hành quyết định số 1182/QĐ-EVN-HĐQT về việc thành lập Công ty Mua bán điện. 3.1.2 Mô hình tổ chức, quản lý của Công ty Mua bán Điện Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty gồm: Ban Giám đốc và 08 phòng chức năng, với tổng số CBCNV-LĐ là 165 người, trong đó CBCNV-LĐ có trình độ trên đại học là 48 người (chiếm tỉ lệ 29%), trình độ đại học là 110 người (chiếm tỉ lệ 66,7%), trình độ cao đẳng, trung cấp và CNKT là 7 người (chiếm 4,3%) với độ tuổi trung bình là 35,7. 3.1.3. Tình hình hoạt động tại Công ty Mua Bán Điện Thực hiện các Hợp đồng mua điện: Tới thời điểm tháng 10/7/2015, EPTC đang quản lý theo dõi 97 hợp đồng với tổng công suất là 26.039 MW Thực hiện các Hợp đồng bán điện: Hợp đồng bán điện cho các Tổng Công ty Điện lực Công ty thực hiện một số nghĩa vụ của Bên bán điện trong các hợp đồng với các Tổng Công ty Điện lực Đàm phán hợp đồng mua điện

3.2 Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Mua bán điện 2.1.1Các giá trị hữu hình Các giá trị hữu hình là: Trụ sở công ty Trang thiết bị bên trong,logo, khẩu hiệu, Đồng phục, Các dịp lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa, Các hoạt động từ thiện 2.1.2Các giá trị văn hóa vô hình Các giá trị văn hóa vô hình là : Những quan niệm chung, Những giá trị được tuyên bố, Chuẩn mực đạo đức 3.3 Phân tích và đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại công ty Mua bán điện 3.3.1 Đánh giá của CBCNV về các yếu tố văn hóa doanh nghiệp Hình 3.1: Các giá trị văn hóa hữu hình của EPTC Nhận xét: Từ kết quả thu được ta có thể thấy rằng các giá trị văn hóa hữu hình của EPTC được đánh giá ở mức độ khá cao. Các giá trị hữu hình được mọi người đánh giá cao như: Kiến trúc, Logo, khẩu hiệu, thẻ nhân viên, đồng phục, hoạt động từ thiện, các giá trị này đều có điểm cao từ 3.95 điểmđến 4.28 điểm.

Hình 3.2: Các giá trị văn hóa vô hình của EPTC Các tiêu chí thuộc giá trị văn hóa vô hình được đánh giá có mức điểm trung bình cao hơn các tiêu chí thuộc giá trị văn hóa hữu hình. Đa số các các giá trị văn hóa hữu hình được đánh giá ở mức độ trung bình với số điểm trên 3.27 điểm 3.3.2 Xây dựng mô hình văn hóa của EPTC Sử dụng bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI thông qua kết quả khảo sát nhờ vào bảng câu hỏi của tác giả đối với các CBCNV trong công ty. Bảng 3.4: Đánh giá của CBNV về mô hình VHDN của EPTC Hiện tại Mong muốn Chênh lệch Văn hóa gia đình 22 28 +6 Văn hóa sáng tạo 14 19 +5 Văn hóa thị trường 19 24 +5 Văn hóa thứ bậc 45 29-16 Tổng 100 100 (Nguồn kết quả điều tra của tác giả) Kết quả đánh giá cho thấy loại hình văn hóa chính của EPTC hiện tại là văn hóa cấp bậc. 3.4 Đánh giá chung về VHDN tại công ty Mua bán Điện 3.4.1 Những kết quả đạt được Văn hóa doanh nghiệp đƣợc xây dựng trên bản sắc, truyền thống ngành:trên cơ sở Văn hoá EVN, EPTC đã xây dựng được nét văn hóa mang nétđặc trưng của đơn vị; phong cách phục vụ, dịch vụ không ngừng đổi mới. Nhờ có văn hóa doanh nghiệp mà

tinh thần, thái độ làm việc, sự đoàn kết, kỷ luật và đồng tâm đã được khẳng định trong kết quả sản xuất - kinh doanh của Công ty. Các yếu tố văn hóa hữu hình nổi bật :Trang thiết bị, vật chất được trang bị đầy đủ và hiện đại. Áp dụng các giải pháp công nghệ vào trong quản lý và xử lý công việc hàng ngày Các yếu tố văn hóa vô hình đƣợc đánh giá cao: Bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức được ban hành đầy đủ và ngày càng hoàn thiện. Bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức được ban hành đầy đủ và ngày càng hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ quản trị của EPTC là những người có kiến thức và kỹ năng, có hành vi đúng đắn trong công việc cũng như trong cuộc sống. 2.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp chƣa đồng đều: do thành phần CBCNV từ các đơn vị khác nhau trong ngành với các vị trí công việc khác nhau nên cũng mang theo những nét văn hóa riêng của từng đơn vị trước như những người làm công tác quản lý thì nặng về văn bản, giấy tờ, pháp lý trong khi những người tham gia công tác thực tế tại hiện trường luôn muốn giải quyết công việc nhanh chóng Một số giá trị văn hóa chƣa đƣợc đánh giá cao: Hiện nay, Công ty chưa có ấn phẩm do đó nhiều thông tin về công ty chỉ được biết đến thông qua trang web chính thức của Công ty (www.eptc.vn). Các nghi lễ, các hoạt động ngoài giờ của EPTC chưa được tổ chức thường xuyên. Chỉ tiêu Giai thoại đạt mức điểm rất thấp, các câu truyện và giai thoại hầu như CBNV không quan tâm và biết đến. Nguyên nhân là do thời gian thành lập còn quá ngắn nên công tác sưu tầm câu truyện về Công ty còn hạn chế Công tác đào tạo về VHDN còn chƣa đƣợc chú trọng. Hiện nay, công ty chưa có một chương trình đào tạo bài bản dành cho các nhân viên, nhân viên chỉ biết đến VHDN thông qua bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức được gửi đến từng phòng ban. CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY MUA BÁN ĐIỆN 4.1 Các mục tiêu và phƣơng châm xây dựng VHDN tại Công ty mua bán điện Bên cạnh mục tiêu hoạt động sản xuất - kinh doanh, EPTC không ngừng xây dựng VHDNhướng đến sự phát triển bền vững Định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, khai thác các giá trị thích hợp cho xây dựng VHDN, thực hiện các cam kết trong kinh doanh của Công ty 4.2 Các bƣớc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại EPTC Theo cơ sở lý thuyết về xây dựng VHDN đã trình bày trong chương 2, để xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại EPTC sẽ cần thực hiện qua 3 bước: Bƣớc 1: Đánh giá văn hóa công ty Bƣớc 2: Triển khai các giải pháp xây dựng văn hóa

Bƣớc 3: Giám sát, kiểm tra công tác triển khai 4.3 Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại EPTC Sau khi thực hiện đánh giá hiện trạng văn hóa doanh nghiệp, tác giả nhận thấy những tồn tại một số hạn chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện VHDN tại công ty Mua bán điện. Để có thể xây dựng được môi trường văn hóa doanh nghiệp mạnh, trong thời gian tới công ty cần tập trung các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại đã nêu. Bảng 4.1: Bảng phân tích khoảng chênh lệch trong đánh giá VH hiện tại và VH mong muốn của lãnh đạo và CBNV EPTC Hiện tại Mong muốn Chênh lệch Khoảng Văn hóa gia đình 22 28 +6 >5 và <10 Văn hóa sáng tạo 14 19 +5 >5 và <10 Văn hóa thị trường 19 24 +5 5 Văn hóa thứ bậc 45 29-16 >10 Tổng 100 100 (nguồn thu thập qua khảo sát) Qua bảng phân tích khoảng chênh lệch trong đánh giá VH hiện tại và VH mong muốn của cán bộ nhân viên EPTC, tác giả tiến hành xác định khoảng chênh lệch để biết thứ tự ưu tiên của giải pháp khi tiến hành thực hiện giải pháp xây dựng văn hóa của công ty. Phân tích khoảng chênh lệch: - Mức chênh lệch <5: Mức độ cần thiết điều chỉnh thấp và mức độ cấp thiết thấp. - Mức chênh lệch >5 và <10: Mức độ cần thiết điều chỉnh cao nhưng mức độ cấp thiết thấp. - Mức chênh lệch >10: Mức độ cần thiết rất cao và mức độ cấp thiết cao. 4.3.1 Giải pháp để bớt những đặc tính của VH cấp bậc Cần điều chỉnh các qui định trách nhiệm và bảng mô tả công việc theo hướng xác định rõ yêu cầu công việc, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm với từng cán bộ, nhân

viên. Xây dựng hệ thống cấp trên ủy quyền cho cấp dưới như là khuyến khích cấp dưới không quá phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên 4.3.2 Giải pháp để xây dựng những đặc tính của VH sáng tạo Để thực hiện được điều này, công ty cần tập trung vào những điểm sau: Trên cơ sở thúc đẩy sự sáng tạo, ban lãnh đạo công ty nên tăng cường đối thoại và quan tâm chăm sóc nhân viên nhiều hơn, khuyến khích nhân viên thoải mái chia sẻ ý kiến một cách thẳng thắn và cởi mở, mang tính xây dựng. Công ty nên tổ chức các cuộc thi sáng kiến, sáng tạo nâng cao hiệu quả làm việc trong toàn thể nhân viên 4.3.3 Giải pháp để xây dựng những đặc tính của VH gia đình Ban lãnh đạo cần kích thích tinh thần làm việc của nhân viên thông qua các hoạt động VH cụ thể hướng vào con người như các lễ hội truyền thống, thiết kế những cuộc họp, những chương trình giải trí, những cuộc thi để quảng bá đến toàn bộ nhân viên những yếu tố thuộc lớp VH hữu hình như logo, khẩu hiệu của công ty và những yếu tố thuộc lớp thứ hai của VHDN như triết lý kinh doanh, logo, các mục tiêu chiến lược. 4.3.4 Giải pháp để xây dựng những đặc tính của VH thị trường - Xây dựng hệ thống cán bộ công nhân viên làm theo chỉ tiêu công ty giao bàn, với các công cụ hỗ trợ hợp lý cho các phòng ban đơn vị kinh doanh. - Công ty cần thiết phải xây dựng nét văn hóa cạnh tranh lành mạnh, nâng cao uy tín và sự tin cậy trong mắt đối tác. - Tập trung những yếu tố như: lịch sự, kiến thức và sự phản hồi nhanh chóng đến với đối tác. 4.3.5 Một số giải pháp hoàn thiện của các giá trị văn hóa hiện có Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo về sự cần thiết xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nâng cao ý thức về VHDN cho toàn thể thành viên trong công ty. Hoàn thiện các giá trị khác của văn hóa doanh nghiệp trong công ty

4.3.6 Giám sát, kiểm tra công tác triển khai Sau khi có các giải pháp để xây dựng VHDN, việc thực hiện các giải pháp này cần phải lập kế hoạch cụ thể và có các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc thực hiện đó. Do đó cần thường xuyên thực hiện các khảo sát nhằm tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại công ty và thiết lập các chuẩn mực mới phù hợp 4.4 Một số kiến nghị với EVN Cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tuyên truyền về vai trò của văn hóa doanh nghiệp, thường xuyên mở các lớp tập huấn để truyền bá các giá trị văn hóa cũng như cập nhật những thay đổi cho các đơn vị thành viên của mình, dùng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, quảng bá vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Phải xây dựng một hệ thống các chính sách văn hóa, các giá trị văn hóa cùng với thương hiệu để tạo lập hình ảnh, vị thế, niềm tin trong cộng đồng về tập đoàn và các đơn vị thành viên KẾT LUẬN Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để tạo nên lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Với mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Mua bán điện, tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty trong tương lai Thị trường điện cạnh tranh. Luận văn đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Mua bán Điện. Thông qua bảng khảo sát, luận văn đã đánh giá những mặt đã đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty; mô hình hóa được mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại của công ty Mua bán điện cũng như mô hình văn hóa doanh nghiệp cần hướng tới trong tương lại. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những hạn chế đang tồn tại, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu và văn hóa doanh nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn, luận văn chắc không thể tranh được những thiếu xót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận sự góp ý chân thành của quý thầy, cô để có thể hoàn thiện luận văn và nâng cao tính khả thi khi áp dụng vào thực tế.