Chuyên đề

Tài liệu tương tự
ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ BÁN HÀNG Giảng viên: Th.S. Trần Thị Thập Điện thoại/ Bộ môn:

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA LUẬT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT (LƯU HÀNH NỘI BỘ) CẦN THƠ 2018

DANH MỤC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

QUỐC HỘI

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :..

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Microsoft Word - IP Law 2005 (Vietnamese).doc

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 851/HD-PGD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Đông, ngày 07 tháng 9

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Đề cương chương trình đại học

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT THANH NƯA HUYỆN ĐIỆN BIÊN- TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG BỐI C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du-Quận 1

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

quytrinhhoccotuong

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được cô

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

1

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC Giai đoạn 2 TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KỶ YẾU HỘI NGHỊ ĐỔI MỚI PPGD VÀ TÌM BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NCKH NHA TRANG 14/06/2013

Microsoft Word - BCTỰ ĒÆNH GIÆ 2017-Chuyen NTT

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 14/2018/TT-BGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ

PowerPoint Presentation

BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN DA LIỄU TW Số: 488/BVDLTW-HC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2018 PHƯƠNG ÁN V

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Nhà quản lý tức thì

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH HẰNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC LUẬN VĂN TH

CHƯƠNG 10

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Quy Tắc Đạo Đức Panasonic

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

1

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Đề cương chương trình đại học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

doc-unicode

Việc thiết kế và trình bày các nội dung trong ấn phẩm này không thể hiện bất kỳ quan điểm nào của UNESCO về tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, lã

Đánh giá kết quả học tập ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP (CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ SỰ TIẾN BỘ) Giới thiệu tóm tắt Đánh giá kết quả học tập là một quá trình ghi

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Đàm Loan và Đạo Xước

Nghị luận về thời gian

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Tài liệu hướng dẫn tập huấn DCAT Bài 3: Nội dung của bộ công cụ tập huấn DCAT có thể trả lời những mối quan tâm/câu hỏi ở buổi tiếp theo hoặc lên kế h

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA Y DƯỢC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc THÔNG BÁO CÔNG KHAI CAM KẾT CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH DƯỢC HỌC,

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

UBND TỈNH NINH BÌNH

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TÌM HIỂU “TẬN THẾ & HỘI LONG HOA”

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG KHU VỰC TƯ NHÂN Mr. Phạm Hoàng Hải Trưởng ban Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Phòng Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Bản ghi:

1/10 Chuyên đề ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TỰ HỌC I. Tự học và các dạng tự học 1. Tự học của SV - Tự học là một bộ phận của học, một thành phần của dạy học. - Đặc trưng của tự học là tính tự giác, độc lập và tự chủ cao. Do đó, dạy phát huy cao độ tính tự giác, tích cực độc lập của SV có nghĩa là đã phát huy khả năng tự học ở họ. 2. Các dạng tự học - Tự học không cần thầy - Tự học có thầy - Tự học không cần thầy Tự học của SV thuộc dạng tự học thứ 2 - tự học có thầy. Tự học của SV có thể diễn ra ở trên lớp - tự học giáp mặt thầy và diễn ra ở ngoài lớp - tự học không giáp mặt thầy. 3. Các dạng tự học cơ bản của SV - Xác định và ghi chép ý chính từ bài giảng ở trên lớp - Trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cho thầy và bạn cùng học. - Nghiên cứu tài liệu và ghi chép phục vụ nhiệm vụ tự học. - Giải bài tập, - Học nhóm, II. Đổi mới PPDh theo hướng tự học 1. Hoàn thiện các PPDH truyền thống như: - GV ddùng các kĩ thuật khi diễn giảng - GV đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi trong quá trình diễn giảng. - GV tạo điều kiện cho SV trả lời và đặt câu hỏi trong khi nghe giảng, 2. Sử dụng các PPDH tích cực 2.1. Dạy học giải quyết vấn đề a. Khái niệm vấn đề, dạy học giải quyết vấn đề - Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có qui luật sẵn cũng như những tri thức, kĩ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn cản trở cần vượt qua Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần Trạng thái xuất phát không mong muốn Trạng thái đích: Trang thái mong muốn Sự cản trở - Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kĩ năng, ) để giải quyết.

2/10 - Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lí thuyết nhận thức. Giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. Tu duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề (Rubinstein). Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ở người học. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp người học lĩnh hội tri thức kĩ năng và cả phương pháp nhận thức. - Nhiệm vụ và vấn đề. Nhiệm vụ khác vấn đề ở chỗ khi giải quyết đã có trình tự sẵn có cũng như những tri thức, kĩ năng đã có đủ để giải quyết. Nhiệm vụ Vấn đề Giải quyết theo trình tự các bước Giải quyết thông qua các chiến lược giải quyết vấn đế - Thử - sai - Cấu trúc lại - Tư duy hệ thống - Sáng tạo -. b. Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề Vấn đề Bước 1. Nhận biết vấn đề - Phân tích tình huống - Nhận biết, trình bày vấn đề cần giải quyết Bước 2. Tìm các phương án giải quyết - So sánh các nhiệm vụ đã giải quyết - Tìm các cách giải quyết mới - Hệ thống hoá, sắp xếp các phương án giải quyết Bước 3. Quyết định phương án giải quyết - Phân tích các phương án - Đánh giá các phương án - Quyết định chọn phương án giải quyết vấn đề Bước 4. Giải quyết vấn đề. 2.2. Dạy học theo tình huống a. Khái niệm dạy học theo tình huống Dạy học theo tình huống dựa trên quan điểm giáo dục Giáo dục là sự chuẩn bị cho người học vào việc giải quyết các tình huống của cuộc sống. (Soul B.Robinsohl 1967). Việc học cần được liên hệ với các tình huống hiện thực.

3/10 Dạy học theo tình huống dựa trên cơ sở lí thuyết kiến tạo: Việc học tập được tổ chức trong một môi trường học tập được cấu trúc hoá. Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực của cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối quan hệ xã hội của việc học tập. b. Đặc điểm của dạy học theo tình huống - Nội dung dạy học xuất phát từ một vấn đề phức hợp (không đơn giản và được cấu trúc tốt) - Sử dụng việc đặt vấn đề gắn với thực tế cuộc sống, nghề nghiệp - Tạo ra những khả năng vận dụng đa dạng, phong phú (vận dụng trong nhiều ví dụ khác nhau) - Tạo cho người học khả năng trình bày những điều đã học và suy nghĩ về điều đó (vận dụng trong nhiều ví dụ khác nhau) - Tạo điều kiện để người học có thể trao đổi lẫn nhau và trao đổi với giáo viên. c. Vận dụng dạy học theo tình huống Các hình thức Mức độ cao Mức độ thấp Người học được đặt mình trong các tình huống có vấn đề gắn với hiện thực, đòi hỏi những hành động cụ thể Dạy học dựa trên các tình huống có vấn đề gắn với hiện thực và được cấu trúc hoá Học theo các tình huống và viễn cảnh đa dạng Học theo các tình huống và trong các mối quan hệ mang tính xã hội Người học vận dụng những điều đã học trong các tình huống có vấn đề hoặc các viễn cảnh khác nhau Người học tiếp thu và vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua làm việc nhóm GV thông báo tri thức, liên hệ với các vấn đề, trường hợp thực tiễn, kinh nghiệm cá nhân GV thông báo tri thức, liên hệ các tình huống vận dụng khác nhau GV thông báo tri thức, kết hợp các giai đoạn làm việc theo nhóm 2.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study method) a. Khái niệm phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp nghiên cứu trường hợp (pp trường hợp, pp tình huống) là một pp dạy học, trong đó người học tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra. Phương pháp trường hợp là pp điển hình của dạy học theo tình huống, dạy học giải quyết vấn đề.

4/10 - Trường hợp là những tình huống điển hình trong thực tiễn. Nghiên cứu trường hợp nhằm hiểu và vận dụng tri thức. - Các trường hợp trở thành đối tượng chính của quá trình dạy học. - Làm việc nhóm là hình thức làm việc chủ yếu. - Giảng viên trở thành người điều phối. b.. Khái niệm tình huống - Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác nhau. - Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt chuyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp. - Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có giải pháp duy nhất đúng. - Tình huống trong dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hoá nhằm mục đích dạy học. c. Các loại trường hợp - Trường hợp quyết định: Trọng tâm là trên cơ sở thông tin đã có đưa ra các quyết định và lập luận cho các quyết định đó. - Trường hợp tìm thông tin: Thông tin chưa được đưa ra đầy đủ. Trọng tâm là thu thập thông tin cho việc giải quyết vấn đề. - Trường hợp phát hiện vấn đề: Các vấn đề chưa được nêu rõ trong mô tả trường hợp. Trọng tâm là phát hiện vấn đề. - Trường hợp tìm phương án giải quyết: Trọng tâm là tìm phương án giải quyết vấn đề. - Trường hợp đánh giá: Trọng tâm là đánh giá các phương án giải quyết đã cho. - Trường hợp khảo sát, nghiên cứu: Thu thập thông tin, nghiên cứu giải quyết nhiệm vụ, vấn đề. d. Những yêu cầu đối với trường hợp - Trường hợp cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như tình huống cuộc sống, nghề nghiệp trong tương lai của người học. - Trường hợp cần diễn giải theo các nhìn của người học và để mở nhiều hướng giải quyết. - Trường hợp cần chứa đựng mâu thuẫn và vấn đề và có thể liên quan nhiều phương diện. - Trường hợp cần vừa sức và có thể giải quyết trong điều kiện cụ thể. - Trường hợp cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau. e.. Ưu và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu trường hợp - Tính mô phỏng của trường hợp loại trừ rủi ro, trong khi đảm bảo liên hệ với thực tiễn - Những ví dụ trường hợp được tinh giản, cấu trúc, cho phép tính tự lực ở mức cao nhất. - Là phương pháp phức hợp, tích hợp nhiều hình thức dạy học. - Phát triển năng lực xã hội, khả năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng quyết định.

5/10 - Giúp người học xem xét tình huống thực tiễn có nhiều phương diện khác nhau, nhiều cách giải quyết khác nhau, không có cách giải quyết duy nhất. Phương pháp nghiên cứu trường hợp có hạn chế - Không thực sự tạo ra kinh nghiêm thực tiễn. - Đòi hỏi nhiều thời gian. - Không thích hợp với việc truyền thụ tri thức hệ thống, sự kiện. - Quá nhấn mạnh việc đưa ra quyết định mà không chú ý thu thập thông tin và phân tích cơ sở của quyết định. - Nếu không điều phối tốt, có thề có những thành viên quá tích cực số khác thụ động. 2.4. Dạy học theo dự án a. Khái niệm dự án - Thuật ngữ dự án (project) được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo, một kế hoạch được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. - Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế - xã hội vào lĩnh vực giáo dục đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học. Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. b.khái niệm dạy học theo dự án Dạy học theo dự án (DHDA) có nguồn gốc từ châu Âu (thế kỉ 16, ở Ý và Pháp). Đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho DHDA (Richard, J.Dewey,.v.v.), và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi GV là trung tâm. Ban đầu phương pháp dự án được sử dụng trong dạy học thực hành các môn học kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn học khác, cả các môn khoa học xã hội. Hiện nay phương pháp dự án được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông và đại học trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển. Dạy học dự án (DHDA) được hiểu như một phương pháp hay hình thức dạy học, trong đó người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Hay có thể hiểu: DHDA là phương pháp trong đó cá nhân hay nhóm người học thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội dung học tập. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùng với tài liệu, phương tiện, NGƯờI HọC đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án. c. Một số đặc điểm của DHDA * Định hướng vào người học: Trong DHDA, người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Thể hiện:

6/10 - DHDA phải chú ý đến hứng thú người học, người học được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với hứng thú cá nhân. Người học phải quyết định làm sao tiếp cận vấn đề và những hoạt động nào phải theo đuổi để giải quyết vấn đề. - Ngưòi học làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề có thực mang tính thách đố, dựa trên bài học và thường có tính liên môn. Vì vậy, đặc điểm này còn được gọi là học tập mangtính xã hội. + Người học thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra tri thức cho mình. *Đinh hướng hoạt động thực tiễn: Trong quá trình thực hiện dự án, có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành. Chủ đề dự án gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, với những tình huống của thực tiễn xã hội, nghề nghiệp, đời sống Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội và có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. * Định hướng sản phẩm: Các sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà trong đa số trường hợp, các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu rộng rãi. d.cấu trúc của DHDA Giai đoạn : Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án - GV và người học cùng nhau đề xúât, xác định đề tài và mục đích của dự án: đó là một tình huống có vấn đề chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn hoặc đề tài có thể xuất phát từ phía người học. Giai đoạn 2: Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện Trong giai đoạn này người học với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phân công công việc trong nhóm. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án Trong giai đoạn này, các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại với nhau. Kiến thức lí thuyết, phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Sản phẩm được tạo ra. Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn Ứng dụng CNTT vào QTDH, sản phẩm của dự án có thể được trình bày trên Power Point, dạng ấn phẩm (bản tin, báo, áp phích) hoặc thiết kế trang Web. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm NGƯờI HọC, giới thiệu trong trường hay ngoài XH. Giai đoạn 5: Đánh giá dự án GV và người học đánh giá quá trình thực hiện và kết quả. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo * Một bản dự án có các phần chính: I. Phần tóm tắt - Tên dự án

7/10 - Người thực hiện - Thời gian - Mô tả tóm tắt - Ngân sách II. Phần chi tiết - Hiện trạng - Lí do hình thành dự án - Phạm vi nghiên cứu dự án - Mục tiêu của dự án - Các hoạt động và sản phẩm - Nguồn lực - Giám sát, báo cáo, đánh giá - Ngân sách (chi tiết) III. Phần phụ lục - Kế hoạch hoạt động - Các chương trình đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ - Các thiết bị và cơ sở vật chất - Các chuyên gia, cố vấn e. Phân loại DHDA -Phân loại theo chuyên môn: - Dự án trong một môn học: trọng tâm nôi dung nằm trong một môn học; - Dự án liên môn: trọng tâm nội dung ở nhiều môn khác nhau; - Dự án ngoài chuyên môn: DA không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học (DA chuẩn bị cho các lễ hội trong trường ) - Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cá nhân NGƯờI HọC, dự án cho nhóm (chủ yếu), dự án cho lớp, khối lớp, toàn trường -. Phân loại theo sự tham gia của nhiều GV: DA dưới sự hướng dẫn của một GV, nhiều GV. - Phân loại theo qũy thời gian: - DA nhỏ (thực hiện từ 2-6 giờ học; - DA trung bình (một tuần hay 40 giờ học); DA lớn (nhiều tuần). - Phân loại theo nhiệm vụ: + DA tìm hiểu: là DA khảo sát thực trạng đối tượng; + DA nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình ; + DA kiến tạo: tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn (trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác ). => Các loại DA trên có thể kết hợp với nhau. e. Ưu và hạn chế của DHDA * Ưu điểm - Đây là một kiểu dạy học lấy hoạt động học của người học làm trung tâm, kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, phát huy tính độc lập, khả năng sáng tạo. Người học tự định hướng hoạt động học tập, tự khám phá, tích hợp, trình bày, tự chủ động tổ chức hoạt động học tập, dám chịu trách nhiệm

8/10 - Rèn luyện cho người học năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức lý thuyết, năng lực thiết kế, tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực đánh giá, kỹ năng ứng dụng CNTT. Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn - Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. * Hạn chế - Tốn nhiều thời gian - Hạn chế việc nắm vững tri thức lý thuyết một cách hệ thống. - PP này không hữu hiệu trong dạy học sinh tính tóan, giải mã - Không phải bất kỳ bài học nào cũng áp dụng được PP dự án. - Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. 2.5. Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ a. Khái niệm dạy học theo nhóm nhỏ A.T. Francisco (1993): Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ, và hợp tác với nhau trong học tập. b. Cách thành lập nhóm Việc phân chia nhóm thường dựa trên: + Số lượng học viên + Chủ đề bài học + Đặc điểm của học viên Cách chia nhóm, có thể hoàn toàn ngẫu nhiên, hoặc tùy theo tiêu chuẩn của giáo viên. Cấu trúc của các nhóm có thể được giữ nguyên hoặc thay đổi. Số lượng thành viên trong nhóm: + Số lượng thành viên tối ưu : 5-7 người. + Điều kiện thực tế : 4 người. + Trong các lớp tập huấn dành cho người lớn: 6-15 người. c. Vai trò của nhóm trưởng Chuẩn bị nội dung + Xác định mục tiêu. + Cung cấp tư liệu cho từng nhóm viên. + Phân công nhiệm vụ cho từng người. + Bố trí chỗ ngồi hợp lý. Khởi động buổi thảo luận

9/10 + Tạo bầu không khí bằng cách vào đề một cách sinh động (chân tình, thoải mái). Trong buổi thảo luận + Điều động mọi thành viên tham gia tích cực bằng cách: Lắng nghe, khuyến khích, đảm bảo an toàn cho người rụt rè, khéo ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi quan sát phản ứng của từng người. + Khai thác nội dung bằng cách bản thân hay nhờ người khác đặt câu hỏi kích thích tư duy của mọi người. + Phát hiện những khác biệt hay mâu thuẫn trong các phát biểu. + Nối kết những ý rời rạc thành một hệ thống. + Chưa kết luận khi chưa phân tích, chưa phân tích khi chưa biết hết dữ kiện d. Các bước tiến hành hoạt động nhóm Bước 1 : Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp một số thông tin để định hướng cho hoạt động nhóm. Nên giới thiệu mục tiêu và nội dung theo cách nhìn của học viên để họ có thể hiểu ngay yêu cầu và lý do cho hoạt động của họ. Sau đó đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. Bước 2 : Thảo luận nhóm: Từng nhóm ngồi từng cụm với nhau để dễ dàng trao đổi ý kiến, để giáo viên dễ dàng quan sát, động viên hoặc gợi ý nếu cần trong quá trình hoạt động của nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trong nhóm để báo cáo trước lớp. Bước 3 : Thảo luận lớp: Các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể thảo luận với nhau để đi đến kết luận. Bước 4 : Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học e. Nhiệm vụ của giáo viên khi các nhóm nhỏ làm việc Điều động Đi khắp các nhóm theo dõi công việc nhằm xem các nhóm có tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất hay không. Tìm những sai lầm mà các nhóm mắc phải, sai lầm điển hình, sai lầm chưa được sửa chữa. Đặt câu hỏi bổ sung. Nhắc lại các ý kiến. Nhấn mạnh các khái niệm, ý quan trọng. Tóm tắt, liên kết các báo cáo của nhóm trong nội dung bài học. Nếu có nhóm nào đó gặp khó khăn giáo viên có thể tham gia vào với tư cách chỉ đạo thảo luận nhằm giải quyết khó khăn đó f. Ưu và hạn chế của PP dạy học theo nhóm nhỏ

10/10 * Ưu điểm Các thành viên cùng có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm. Có thể thay đổi cấu trúc của các nhóm, tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Tạo cơ hội để hội họp các ý kiến và quan điểm khác nhau, giúp quá trình giải quyết vấn đề. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm. * Khuyết điểm Một hoặc hai thành viên của nhóm có thể trội hơn thì các thành viên khác có thể bị co lại và bớt tham gia vào hoạt động của nhóm. Phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn để có sự tham gia của tất cả các thành viên. Không phù hợp với lớp đông sinh viên, nên đòi hỏi số lượng sinh viên trong lớp và số giảng viên \ số sinh viên (1 \ 25)