Microsoft Word - VID 09 - P128.doc

Tài liệu tương tự
Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Microsoft Word - VID 09 - P84.doc

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Layout 1

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

BỘ XÂY DỰNG

Microsoft Word - VID 09 - P56.doc

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

1

tomtatluanvan.doc

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Cúc cu

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Layout 1

NguyenThiThao3B

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Microsoft Word - TT_ doc

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

A

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

1

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Số 60 (7.408) Thứ Sáu ngày 1/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Thứ Ba Số 159 (6.411) ra ngày 7/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRƯƠNG HÒA BÌNH: Chú

MỞ ĐẦU

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

Số 148 (7.131) Thứ Hai, ngày 28/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sẽ c

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

TẬP ĐOÀN BRIDGESTONE Phiên bản 1.0 Tháng 12 năm TẬP ĐOÀN BRIDGESTONE CHÍNH SÁCH MUA SẮM BỀN VỮNG TOÀN CẦU

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

chuong_trinh_dao_tao_27_chuyen_nganh

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ

Microsoft Word - Ēiễm báo

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

World Bank Document

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

ENews_CustomerSo2_

Số 23 (7.006) Thứ Ba, ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG B

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

ptd PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÓ SỰ THAM GIA Hƣớng dẫn thực địa dành cho cán bộ khuyến nông và Câu lạc bộ nông dân Chương trình Khuyến nông PTD Phát triển k

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Phong thủy thực dụng

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

SỰ SỐNG THẬT

Báo cáo thường niên 2017

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Số 178 (7.526) Thứ Năm ngày 27/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

DRAFT/FOR DISCUSSION

Bản ghi:

Mã số đề án: Ngày nhận: Ngày Sáng Tạo Việt Nam 2009 1 Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng Mẫu đơn I. CHI TIẾT ĐỀ ÁN 1. Tên đề án (Viết ngắn gọn tên đề án trong một dòng) Mức độ hài lòng của nông dân đối với dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp 2. Địa điểm thực hiện đề án (Xin cho biết tên thôn, xã/phường, quận/huyện và tỉnh/ thành phố nơi đề án sẽ được tiến hành) Khu vực nông thôn tỉnh Nghệ An: 6 xã thuộc 3 huyện: Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Quỳ Châu. 3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan/tổ chức tác giả đề án: 122 Lê Hồng Phong, TP. Vinh, Nghệ An Email: lantranngoc56@gmail.com; cednust a@yahoo.com 4. Cơ quan thực hiện: Trung tâm M ôi trường và Phát triển (CED) Phối hợp với Khoa Nông Lâm N gư Trường Đại học Vinh 5. Tài khoản ngân hàng của cơ quan/tổ chức t ác giả đề án Trung tâm Môi trường và Phát triển (CED) Số tài khoản: 510.10.0009174 Ngân hàng: Đầu tư và Phát triển Nghệ An II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN (Mô tả sáng kiến bạn đề xuất) (1) Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng (Mô tả sơ bộ điều k iện kinh tế xã hội tại địa phương dự định thực hiện đề án, nêu rõ các khó khăn, thách thức mà đề án sẽ góp phần giải quyết và nêu rõ tầm quan trọng của những k hó khăn thách thức đó). 1 Chương trình tương tự ở các nước khác được gọi là Hội trợ Phát triển 1

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An Điều kiện tự nhiên Nghệ An là tỉnh lớn ở vùng miền Trung, có diện tích 16.487km 2, dân số 3.030.946 người (năm 2005), có các dân tộc Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu... Mật độ dân số trung bình 184 người /km 2. Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Nghệ An có 19 huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, N ghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. Nông nghiệp Nghệ An: Hiện trạng và giải pháp phát triển Nông nghiệp Nghệ An lấy mục tiêu là xây dựng nền sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững trên cơ sở các thành tựu khoa học công nghệ tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp N ghệ An có nhiều kết quả đáng khích lệ, như sản lượng lương thực đạt 1.143.852 tấn năm 2006/ 832.399 tấn năm 2000, tăng 137,42%; trong đó, sản lượng lúa đạt 911.267 tấn năm 2006/ 753.643 tấn năm 2000, tăng 120,92%, sản lượng ngô đạt 232.544 tấn năm 2006/ 78.672tấn năm 2000, tăng 295,59%. Ở Nghệ An đã hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khnu: diện tích chè tăng từ 3.728 ha năm 2000 lên 5.479 ha năm 2006 (tăng 146,97%), sản lượng chè tăng từ 11.984 tấn năm 2000 lên 32.098 tấn năm 2006 (tăng 267,84%). Diện tích cà phê giảm từ 2.988 ha năm 2000 xuống còn 1.853 ha năm 2006 (giảm 37,99%), sản lượng cà phê tăng từ 400 tấn năm 2000 lên 1.630 tấn năm 2006 (tăng 340%); Diện tích cao su tăng từ 3.564 ha năm 2000 lên 3.937 ha năm 2006 (tăng 110,47%), sản lượng cao su tăng từ 497 tấn năm 2000 lên 1.630 tấn năm 2006 (tăng 327,97%). Diện tích dứa tăng từ 1.250 ha năm 2003 lên 1.752 ha năm 2006 (tăng 140,16%), sản lượng dứa tăng từ 22.545 tấn năm 2003 lên 32.504 tấn năm 2006 (tăng 144,17%); Diện tích sắn tăng từ 11.284 ha năm 2003 lên 15.233 ha năm 2006 (tăng 135%), sản lượng sắn tăng từ 149.925 tấn năm 2003 lên 313.380 tấn năm 2006 (tăng 209,03%). Diện tích cam tăng từ 2.150 ha năm 2003 lên 3.005 ha năm 2006 (tăng 139,77%), sản lượng cam tăng từ 13.904 tấn năm 2003 lên 25.005 tấn năm 2006 (tăng 179,84%). Độ che phủ rừng không ngừng được nâng lên hằng năm, từ 41,9% năm 2000 đã đạt tới 49% năm 2007. 2

Kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2006, cho thấy sản xuất nông nghiệp phát triển đi lên, tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là đời sống của nông dân không những không tăng mà thậm chí còn giảm? Người nông dân phải sống chật vật với nông nghiệp, một thực tế đã xuất hiện và lan rộng là một số khá đông nông dân ít mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Họ bỏ ruộng ra thành phố để làm thuê. Xu thế này không chỉ diễn ra ở các huyện lân cận thành phố Vinh (Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc) mà còn phổ biến ở nhiều huyện khác trong tỉnh. Khó khăn đặc biệt nhất là giá vật tư phục vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc BVTV, thức ăn gia súc, gia cầm, xi măng, sắt thép tăng lớn kèm với tăng giá điện, giá thông tin, cước vận chuyển tăng, vì vậy nông dân bỏ ra nhiều công sức để làm ra sản lượng nông nghiệp lớn hơn nhưng thu nhập của họ thực tế lại không tăng mà thậm chí còn giảm! Người nông dân N ghệ An hiện có rất nhiều khó khăn: tăng giá nông sản luôn thấp hơn rất nhiều so với tăng các chi phí mua thuốc men, chữa trị y tế, giá dịch vụ, chi trả dịch vụ vật phnm và dịch vụ giáo dục cho con em. Hiện nay, phổ biến tình trạng khi giá nông sản xuống thấp, mất giá thì người nông dân là người đầu tiên chịu thiệt và t hiệt thòi nhất. Đặc biệt xảy ra phổ biến với các loại nguyên liệu chế biến mà người nông dân không hoặc khó có khả năng bảo quản như mía, sắn, dứa, cao su, chè. Tình trạng tồn tại thị trường nông sản phnm nông nghiệp độc quyền và các doanh nghiệp công ty trục lợi. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tự cung, tự cấp. Thậm chí có vùng người nông dân làm còn chưa đủ ăn. Khó khăn lớn hiện nay của người nông dân là đầu vào, vốn, công nghệ và thị trường. Các công trình thuỷ lợi chỉ mới đáp ứng được cơ bản là tưới cho cây lúa. Nhiều vùng, nhiều loại cây trồng còn thiếu nước. Hiện nay tỷ lệ tưới cho cây chè, mía, sắn, dứa gần như bằng không. Cam và cây ăn quả khác tỷ lệ thấp và gần như không đáng kể. Khi người nông dân nghèo thì chi tiêu quan trọng là ăn, uống, chi phí cho con em học hành. Chi phí dành cho sản xuất chỉ đủ để mua sắm tối thiểu vật tư nông nghiệp để tái sản xuất giản đơn. Ví dụ ở huyện lúa Yên Thành năng suất đặt 11-12 tấn/ha, trừ chi phí trực tiếp 35-40%, trừ 20% các khoản đóng góp khác thu nhập còn lại không được là bao. Nếu tính diện tích bình quân 1,5 sào/khnu, bình quân thu nhập là 370-400 tạ thóc/người/năm (21-24kg gạo/người/t háng) như vậy trừ giải quyết đủ ăn chỉ còn lại 6-10kg gạo/người /tháng. Người dân phát triển thêm chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ cầm và các loại thuỷ hải sản khác để có thêm nguồn thu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, con em ăn học,... Còn có một lý do phổ biến nữa hạn chế khả năng tích luỹ của nông dân là tài nguyên đất bị hạn chế không cho phép áp dụng cơ giới hoá và các kỹ thuật hiện đại nên năng suất, hiệu quả sản xuất không cao. Sản xuất nông nghiệp về khía cạnh nào đó mà nói có thể xem như đang dậm chân chỗ. Tỷ trọng nông sản được chế biến công nghiệp còn quá nhỏ. Hiện nay, có thể thấy công nghệ chế biến và công nghệ sau thu hoạch chưa theo kịp tốc độ phát triển sản xuất nguyên liệu và yêu cầu nâng 3

cao chất lượng và hiệu quả nông sản phnm. Các sản phnm đều tiêu thụ dưới dạng thô hoặc sơ chế như cao su, chè, cà phê,... Để nông nghiệp nông thôn N ghệ An phát triển cần đny nhanh các nội dung: chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ, cơ sở hạ tầng nông nghiệp (thuỷ lợi, chế biến,...), thông t in thị trường khoa học công nghệ, nhất là chất lượng các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp Năm 2007, tỉnh Nghệ An tập trung củng cố hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phnm phục vụ sản xuất nông nghiệp, bao gồm các dịch vụ khuyến nông, vật tư bảo vệ thực vật, thú y, phân bón, giống cây trồng và cơ khí nông nghiệp. Theo đó, tỉnh tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm, thành lập bộ phận tư vấn, cung cấp miễn phí thông tin về các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp để nông dân lựa chọn. Riêng giống cây trồng muốn được kinh doanh trên địa bàn phải có chứng chỉ chất lượng của lô giống do cơ quan có thnm quyền cấp còn có hiệu lực thi hành và chứng nhận kiểm dịch thực vật của Chi cục Bảo vệ Thực vật nơi sản xuất giống. Theo số liệu của ngành nông nghiệp Nghệ An, hàng năm tỉnh có nhu cầu tiêu thụ trên 110 tấn thuốc bảo vệ thực vật, 1,7 triệu liều thuốc thú y; 216.527 tấn phân bón các loại; 2.000 tấn giống lúa lai Trung Quốc, 550 tấn giống lúa thuần, 400 tấn lạc giống, 150 tấn giống ngô lai; 250 máy cày nhỏ đa chức năng. Để việc cung ứng các loại hình dịch vụ đến được với nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, các địa phương trong tỉnh cần phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp mở rộng các hình thức bán hàng, trong đó có việc cho nông dân mua trả góp với lãi suất ưu đãi. Tuy các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp đảm bảo đủ số lượng, kịp thời gian, phương t hức cung ứng và t hanh toán có nhiều tiến bộ, nhưng chất lượng còn nhiều bất cập. Rõ nhất là tình trạng một số mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp bị giả nhãn mác, chất lượng không đúng như quy định; nhiều người chưa có chứng chỉ hành nghề nhưng vẫn kinh doanh các mặt hàng theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề, như thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Riêng lĩnh vực thuốc thú y, qua kiểm tra của Chi cục Thú y Nghệ An tại 134 cơ sở kinh doanh, phát hiện 34 cơ sở kinh doanh thuốc không đảm bảo chất lượng, 6 cơ sở có chứng chỉ hành nghề quá hạn, 23 cơ sở chưa niêm yết bảng giá,... Để xoá đói giảm nghèo, để công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt để Nghị quyết về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn vào thực tiễn cần phải có những đánh giá chất lượng hoạt động của các dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp. 4

2. Các khó khăn, thách thức mà đề án sẽ góp phần giải quyết Nghệ An là tỉnh nông nghiệp, những vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đặt ra cho Nghệ An cũng là những vấn đề đặt ra của Việt Nam. Theo thống kê, 70% dân số Việt Nam sinh sống dựa vào nông nghiệp, hàng năm đóng góp 20% GDP toàn quốc, nhưng đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, trong số đó có tới 80% được đầu tư vào thuỷ lợi. Có thể khẳng định ngành nông nghiệp và cộng đồng làm nghề nông chính là những trụ cột chính thúc đny sự phát triển của Việt Nam. Theo công bố Báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới (WB, 2008): Đổi mới nông nghiệp để giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực cho phát triển nông nghiệp nước ta có hạn, ngành nông nghiệp nước ta đã đuối sức trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Ngành nông nghiệp nước ta cần phải được phát triển bền vững hơn. Để làm được điều này thì chính sách Tam Nông phải được coi trọng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phục vụ cộng đồng nghề nông tốt hơn? Một trong số những việc chính cần phải làm là đổi mới thể chế, trong đó vấn đề chính yếu là dịch vụ công phục vụ nông nghiệp cần được cải thiện. Vấn đề đặt ra là sự hài lòng của nông dân đối với các loại dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp ở mức độ nào? Nông dân có nguyện vọng và đề xuất những gì để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ công trong nông nghiệp? Đề án góp phần trả lời câu hỏi trên, đưa ra sự đánh giá bằng chỉ số hài lòng của nông dân đối với dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp, phân tích những nguyên nhân, những đề xuất, nguyện vọng của nông dân để t hay đổi nhận thức, thái độ, thói quen của các cơ quan cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ công trong sản xuất nông nghiệp. Tầm quan trọng của những khó khăn thách thức Nhu cầu về các sản phnm nông nghiệp ngày càng tăng ở thị trường trong nước và quốc tế, trong khi đó nghèo đói vẫn còn đang phổ biến ở các vùng nông thôn. Do đó, nhu cầu về đổi mới dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết. Thực tiễn cho t hấy, có ba vấn đề chính để thoát khỏi nghèo đói khu vực nông thôn và tăng sức cạnh tranh là hệ thống dịch vụ công phục vụ nông nghiệp, vấn đề vốn và khoa học công nghệ tiến bộ. Đổi mới, cải tiến hoạt động của dịch vụ công t heo hướng coi trọng chất lượng và hiệu quả sẽ là yếu tố chìa khoá giảm đói nghèo, phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam. 5

(2) Mục tiêu (Đề án nhằm giải quyết vấn đề gì, tại sao cần phải tìm giải pháp cho vấn đề đó; nêu rõ mục đích chung v à mục tiêu cụ thể của đề án, phạm vi địa lý và cộng đồng dân cư mà đề án sẽ tác động, và các hoạt động/phương pháp đề án sẽ thực hiện để đạt được mục đích v à mục tiêu đề ra). Đề án nhằm giải quyết vấn đề gì? Với mục đích và phương thức tiếp cận, chỉ số hài lòng là một công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong các hoạt động dịch vụ công; góp phần cải thiện sự liêm chính trong hành chính sự nghiệp, nâng cao tính đáp ứng trong công vụ. Chỉ số hài lòng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc hoàn thiện các dịch vụ công và thoã mãn được nhu cầu của người dân trong việc nhận xét, đánh giá và đề xuất những nguyện vọng của mình đối với các cơ quan cung cấp dịch vụ công. Chỉ số hài lòng cũng là một công cụ lấy ý kiến phản hồi của người dân, tạo điều kiện nâng cao khả năng tương tác giữa người dân và chính quyền, người dân được nói tiếng nói của mình để qua đó các cơ quan và các nhà lãnh đạo đưa ra các định hướng thiết thực. Chỉ số hài lòng là sự đánh giá của người dân, vì vậy nó rất có ý nghĩa tác động đối với xã hội, có thể thấy sự thay đổi về chất của một loạt dịch vụ công ở thành phố Bangalore (Ấn Độ) sau 4 lần đánh giá 1994, 1999, 2003 và 2006 (Tawfique M. Haque, Abu Zayed M ohammad, Neeti Gobeshona K endro, 2006). Và phản ứng t ích cực của chính quyền (các sở) của thành phố Hồ Chí Minh về sự giảm sút của chỉ số hài lòng của 7 dịch vụ công sau 2 lần khảo sát (2006 và 2008) (Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2006, 2008). Trong điều kiện Việt Nam, dịch vụ công có thể được phân thành 5 lĩnh vực: dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích, dịch vụ pháp lý và dịch vụ công phục vụ sản xuất (thuỷ lợi, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp giống, t hông tin thị trường,...). Đề án tập trung khảo sát mức độ hài lòng của nông dân về dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn. Chỉ số hài lòng thăm dò về kinh nghiệm của người dân đã sử dụng dịch vụ công và yêu cầu đánh giá mức độ hài lòng của họ về cơ quan cung cấp dịch vụ công đó. Trên cơ sở dẫn liệu về mức độ hài lòng của nông dân, nguy ên nhân của những sự than phiền và những nhu cầu, nguyện vọng, đề xuất về mức độ và chất lượng của các dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đề án sử dụng chỉ số hài lòng của nông dân nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ công trong sản xuất nông nghiệp địa phương. Tại sao cần phải tìm giải pháp cho vấn đề đó Trong bối cảnh xã hội chưa có sự phân công cao, các cơ quan dịch vụ công thuộc về chính phủ và do chính phủ tổ chức điều hành. Một số cơ quan cung cấp dịch vụ công thực hiện nhiệm vụ được giao theo cách thức hành chính cứng nhắc, 6

dễ dẫn đến sách nhiễu với dân. Sự hoàn thành nhiệm vụ thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu: thời gian làm việc, hoàn thành kế hoạch, định mức khối lượng,... mà ít hoặc không quan tâm đến tính hiệu quả và chất lượng công việc, cũng như ít hoặc không quan t âm phản ứng của người dân sử dụng. Trong thực tế, hoạt động của các dịch vụ công thường bị người dân kêu ca, phàn nàn vì hoạt động ít/không hiệu quả, ít/không thiết thực, gây nhiều khó khăn cho người dân, cán bộ thừa hành hay có hành vi sách nhiễu, thực trạng này cũng đã được người dân, báo, đài phản ánh. Từ trước tới nay, thông thường các cơ quan cung cấp dịch vụ công không coi trọng ý kiến của người dân; và người dân cũng không t in tưởng là ý kiến của họ sẽ được lắng nghe, nhận xét đánh giá của mình sẽ được tôn trọng. Trên thực tế thường không có sự thấu hiểu và thông cảm giữa hai bên: người dân sử dụng dịch vụ công và bên cung cấp dịch vụ. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở dẫn liệu khoa học đánh giá mức độ hài lòng của người nông dân nhằm đưa ra các giải pháp để các dịch vụ công quan tâm đến chất lượng và hiệu quả công việc và trở nên thân thiện, thoã mãn các nhu cầu, nguyện vọng của nông dân. Mục đích của cuộc khảo sát mức độ hài lòng của nông dân đối với các dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm thu thập ý kiến, đánh giá, nguyện vọng của người nông dân, đảm bảo xem người nông dân có hài lòng về chất lượng dịch vụ được cung cấp, giúp bên cơ quan cung cấp dịch vụ và bên nông dân hiểu rõ nhu cầu của nhau, tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công để phát triển nông nghiệp, nông thôn. (i) Mục tiêu cụ thể Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân đối với từng loại dịch vụ công trong sản xuất nông nghiệp: thuỷ lợi, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... (ii) Thu thập các ý kiến đóng góp, nguyện vọng, đề xuất của nông dân để tìm ra những nguyên nhân, những khó khăn của nông dân khi sử dụng các dịch vụ công này. (iii) Cung cấp dẫn liệu về mức độ hài lòng của nông dân đối với các dịch vụ công trong nông nghiệp cho các cơ quan công quyền thuộc lĩnh vực nông nghiệp địa phương. Phạm vi địa lý và cộng đồng dân cư m à đề án sẽ tác động - Lĩnh vực đề án sẽ tác động đến các lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Cộng đồng nông dân khu vực nông thôn tỉnh N ghệ An 7

Hoạt động Hoạt động 1. Xác định, lựa chọn vấn đề và thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn Các loại hình dịch vụ công nông nghiệp: thuỷ lợi, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu mua nông sản, thông tin thị trường,... Thiết kế phiếu phỏng vấn: t hông tin về hộ nông dân, mức độ hài lòng/phiền lòng về từng loại, từng khâu của dịch vụ công nông nghiệp, nguyên nhân của sự không hài lòng, nguyện vọng và đề xuất của nông dân về dịch vụ công nông nghiệp,... Hoạt động 2. Lựa chọn ngẫu nhiên các xã và các hộ dân tham gia phỏng vấn Lựa chọn ngẫu nhiên 6 xã thuộc 3 huyện đại diện cho 3 vùng sinh thái kinh tế nông nghiệp: vùng đồng bằng lúa nước (huyện Nam Đàn), vùng đồng bằng ven biển (huyện Quỳnh Lưu), vùng núi (huyện Quỳ Châu). Lựa chọn ngẫu nhiên các thôn và hộ dân điều tra. Số hộ phỏng vấn: 200 hộ/xã x 6 xã = 1200 hộ nông dân Hoạt động 3. Điều tra phỏng vấn nông dân Khảo sát bằng phương pháp định lượng, định tính và phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cộng đồng. Thành lập các tổ điều tra: 3 tổ điều tra. Mỗi tổ có 1 tổ trưởng, 5 điều tra viên. Tổ chức tập huấn điều tra viên. ChuNn bị điều tra khảo sát. Tiến hành điều tra phỏng vấn (điều tra viên đến từng hộ dân, trực tiếp phỏng vấn chủ hộ): 1200 hộ nông dân. Phỏng vấn sâu: 60 hộ dân. Thảo luận nhóm hộ nông dân: 20 nhóm hộ dân. Hoạt động 4. Tổng hợp và phân tích các đánh giá của nông dân, viết báo cáo Xử lý số liệu định lượng. Xử lý dẫn liệu định tính. Phân tích và tổng hợp Viết báo cáo Hoạt động 5. Tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khảo sát chỉ số hài lòng của nông dân Báo cáo kết quả khảo sát chỉ số hài lòng của nông dân với các cơ quan cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 8

Lắng nghe ý kiến phản hồi của các cơ quan nông nghiệp (đây chỉ là hình thức ghi nhận, hoàn toàn không làm thay đổi kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ công). Công khai số liệu ngắn gọn. Phương pháp đề án sẽ thực hiện để đạt được mục đích và mục tiêu đề ra Người nông dân với vai trò là người sử dụng, họ có đủ tư cách để nói lên dịch vụ công mà họ được cung cấp (được phục vụ) có đáp ứng nhu cầu của mình không và cơ quan cung cấp dịch vụ công đó có đáng tin cậy, có nhiệt tình, có quan tâm đến hiệu quả và chất lượng dịch vụ không. Chỉ số dịch vụ công trong nông nghiệp do nông dân cho điểm đánh giá, là cách làm có ích, đưa ra đánh giá phản biện từ chính những người dân trực tiếp t ham gia dịch vụ. Phương pháp thực hiện đề án là đánh giá có sự tham gia của nông dân (PRA): phỏng vấn nông hộ, phỏng vấn sâu nông dân, thảo luận nhóm nông dân. (3) Tính sáng tạo của đề án (Ý tưởng của đề án có điểm gì đặc biệt khác với những đề án hoặc ý tưởng khác ở địa phương? đề án này có đưa ra hoặc áp dụng phương pháp tiếp cận mới hoặc cách làm nào mới k hông? ý tưởng, phương pháp tiếp cận hoặc cách làm tương tự đã được thử nghiệm hoặc áp dụng ở đâu chưa? (Lưu ý : tính sáng tạo của đề án có thể được xem xét qua v iệc xác định nhóm người được hưởng lợi, địa bàn thực hiện, phương thức thực hiện, phương thức hỗ trợ về tài chính hoặc kỹ thuật, hoặc có cách làm mới cho những phương pháp cũ,...). Ý tưởng của đề án có điểm gì đặc biệt khác với những đề án hoặc ý tưởng khác ở địa phương? Ở Việt Nam phương pháp truyền thống có các hình thức lấy ý kiến phản hồi từ người dân, như phản ánh qua thùng thư góp ý đặt tại các cơ quan, phản ánh qua thư khiếu nại, phản ánh qua các buổi tiếp xúc với đại biểu HĐND, Quốc hội; Và một số cơ quan tự thăm dò và tự công bố chỉ số hài lòng của cơ quan mình. Ví dụ như ở TP. Hồ Chí Minh, năm 2007, một số cơ quan đã tự công bố về chỉ số hài lòng do mình tự thăm dò lên tới 99-100% (!?), trong khi đó Viện Kinh tế TP. HCM khảo sát và công bố chỉ số hài lòng chỉ với các lĩnh vực ở mức rất thấp: cấp giấy chủ quyền nhà 39,2%, xe buýt 49,5%, thuế kinh doanh 49,5%, cấp giấy phép xây dựng 57,45%, công chứng 58,5%, thu gom rác 60,2%, y tế 68,9% (năm 2008). Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ công là hoạt động mới ở Việt Nam. Thành phố Hồ Chí M inh là địa phương đầu tiên tổ chức khảo sát chỉ số hài lòng của người dân thành phố về dịch vụ công trong 7 lĩnh vực (năm 2006) và 8 lĩnh vực (năm 2008). Điểm khác biệt của đề xuất này là đánh giá mức độ hài lòng của người nông dân về dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Như chúng t a đã biết, Việt Nam là nước đang phát triển, có tới hơn 70% dân số sinh 9

sống ở nông thôn và hoạt động sinh kế chính là sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay, chưa có hoạt động nào quan tâm xem người nông dân Việt Nam có hài lòng với những gì mà các cơ quan cung cấp dịch vụ công mang đến cho họ. Đề án này có đưa ra hoặc áp dụng phương pháp tiếp cận mới hoặc cách làm nào mới không? Phương pháp tiếp cận của đề án là không mới, vì nhiều nước trên thế giới đã sử dụng phương pháp này, nhưng đề án có cách làm mới là áp dụng phương pháp tiếp cận về chỉ số hài lòng (CSI, RC) vào đối tượng mới (nông dân), lĩnh vực mới (dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp) và khu vực mới (nông thôn). Để có thể có được những dẫn liệu phản ánh thực chất chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đề án chọn cách làm có sự tham gia của người dân và phối hợp hai cơ quan độc lập với các cơ quan hành chính công là Trung tâm Môi trường và Phát triển (CED) và Trường Đại học Vinh (FAFF-VU). Ý tưởng, phương pháp tiế p cận hoặc cách làm tương tự đã được thử nghiệm hoặc áp dụng ở đâu chưa? (Lưu ý: tính sáng tạo của đề án có thể được xem xét qua việc xác định nhóm người được hưởng lợi, địa bàn thực hiện, phương thức thực hiện, phương thức hỗ trợ về tài chính hoặc kỹ thuật, hoặc có cách làm mới cho những phương pháp cũ,...). Đánh giá mức độ hài lòng của người dân bằng chỉ số hài lòng (CSI, RC) đã được nhiều nước sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ XX. Chỉ số mức độ hài lòng của khách hàng (CSI Customer Satisfaction Index) được phát triển lần đầu tiên ở Thuỵ Điển năm 1989, ở Đức năm 1992, Mỹ năm 1994, New Zealand năm 1996, Đài Loan năm 1996, 12 nước Cộng đồng EU năm 1999. Báo cáo đánh giá của người dân về dịch vụ công (RC Report Card) được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1993 tại t hành phố Bangalore của Ấn Độ. Tại Việt Nam, từ năm 2003, Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Sĩ (SDC) đã giới thiệu và đã thử nghiệm áp dụng chỉ số hài lòng ở 4 thành phố (TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Nam Định). Với sự đặt hàng của HĐND TP. Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế TP. HCM và Chi Cục Thống kê đã khảo sát chỉ số hài lòng của người dân về 7 dịch vụ công (2006) và 8 dịch vụ công (2008). Kết quả khảo sát năm 2008 cho thấy, chỉ số hài lòng của cả 7 dịch vụ công đều bị suy giảm trung bình 19,5% so với năm 2006. Kết quả này đã tạo nên phản ứng tích cực đối với chính quyền và các cơ quan cung cấp dịch vụ công và hy vọng sẽ có những giải pháp tác động đối với các dịch vụ công này để lần sau người dân hài lòng hơn. Trên thế giới, như ở Ấn Độ (thành phố Bangalore) và ở Việt Nam (như ở TP. Hồ Chí Minh), người ta chỉ quan tâm đến sự hài lòng hay than phiền của người dân thành phố, còn đối với người nông dân nông thôn (như ở Việt Nam có tới 70% dân số) thì cũng cần khảo sát xem mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp. 10

(4) Các kết quả cụ thể và các tác động trực tiế p (Ước tính số người hưởng lợi từ đề án; đề án sẽ góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng như thế nào?) Ước tính số người hưởng lợi từ đề án Nông dân của tỉnh Nghệ An. Đề án sẽ góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng như thế nào? Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công bằng chỉ số hài lòng là phương cách có ích góp phần thay đổi nhận thức và thái độ, thay đổi thói quen và hành vi của cả hai bên: cơ quan cung cấp dịch vụ và người dân. Đối với người dân: Người nông dân sẽ có ý thức tham gia trong tiến trình cải cách dịch vụ công. Đối với cơ quan cung cấp dịch vụ: chỉ số hài lòng của người dân là phướng cách tốt góp phần cải tiến thói quen quản lý của chính quyền và các cơ quan cung cấp dịch vụ chỉ chú trọng đầu vào, ít biết về kết quả và chất lượng. Giúp chính quyền địa phương tự đánh giá và phân tích nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ công. Giúp xây dựng một cơ chế giám sát và đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công thực sự có hiệu quả. Thay đổi nếp nghĩ và thói quen phục vụ theo kiểu ban phát xin cho sang thói quen phục vụ người dân. (5) Đánh giá kết quả (Anh chị dự định sẽ đánh giá kết quả về số lượng và chất lượng, tính hiệu quả của đề án so với các mục tiêu đã đề ra bằng cách nào?) Anh chị dự định sẽ đánh giá kết quả về số lượng và chất lượng, tính hiệu quả của đề án so với các mục tiêu đã đề ra bằng cách nào? Kết quả về số lượng và chất lượng của đề án là chỉ số hài lòng phản ánh đúng t hực chất chất lượng của từng dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và lâm nghiệp. Điều đó phụ thuộc vào việc làm sao để nông dân chịu nói thật. Có nhiều cách thức để người dân nói lên sự hài lòng hay phiền lòng của mình: đặt vấn đề và mục tiêu khảo sát, câu hỏi và cách hỏi,... Hiệu quả của đề án sẽ được thể hiện qua phản ứng tích cực của chính quyền và các cơ quan cung cấp dịch vụ công địa phương. (6) Tính bền vững về mặt tổ chức và tài chính (Hãy nêu rõ khả năng tổ chức, khả năng tài chính và k inh nghiệm của đơn vị/cá nhân thực hiện đề án. Liệu đề án sẽ gặp phải những khó k hăn thách thức nào khi triển khai và các giải pháp nếu có? Kết quả của đề án sẽ được duy trì như thế nào và trách nhiệm của đơn vị/các nhân thực hiện sau khi đề án kết thúc?) 11

Hãy nêu rõ khả năng tổ chức, khả năng tài chính và kinh nghiệm của đơn vị/cá nhân thực hiện đề án. Trung tâm Môi trường và Phát triển (CED) (Phụ lục) Liệu đề án sẽ gặp phải những khó khăn thách thức nào khi triển khai và các giải pháp nếu có? Người dân có chịu nói thật không? giải pháp khắc phục là tạo điều kiện thuận lợi để người dân nói lên sự hài lòng hay phiền lòng của mình: đặt vấn đề và mục tiêu khảo sát, câu hỏi và cách hỏi,... Chính quyền địa phương có đồng thuận và ủng hộ không? có. Đây là chủ trương của Đảng và Chính phủ nước ta: cải cách hành chính công và Nghị quyết về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Kết quả của đề án sẽ được duy trì như thế nào và trách nhiệm của đơn vị /các nhân thực hiện sau khi đề án kết thúc? (7) Khả năng nhân rộng (Đề án có khả năng được mở rộng sang các nhóm đối tượng khác hoặc địa phương khác không, đề án sẽ được đánh giá cao nếu ý tưởng có thể áp dụng trên quy mô lớn ; có kế hoạch cụ thể để nhân rộng mô hình của đề án k hông?) Nếu được chấp nhận thực hiện, kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của nông dân về dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An sẽ là một hoạt động hữu ích. Không có gì khó khăn, mẫu hình hoạt động đánh giá mức độ hài lòng của người dân sẽ có thể được áp dụng sang các tỉnh khác của vùng Bắc Trung Bộ và nhiều tỉnh ở Việt Nam, vì 70% dân số nước ta sinh sống ở khu vực nông thôn và hoạt động sinh kế chính của của họ là nông nghiệp. Kiểu hoạt động của đề án này cũng có thể được áp dụng sang các lĩnh vực khác ở các thành phố, đô thị ở các tỉnh phía Bắc (như TP Hồ Chí M inh đã làm). Kết quả của đề án sẽ là minh chứng để chúng tôi đề xuất, thuyết phục với HĐND tỉnh Nghệ An mở rộng hoạt động này sang các lĩnh vực khác (y tế, giáo dục, giao thông, nhà đất,...) và cho phép tiến hành khảo sát định kỳ 2-3 năm 1 lần, với kinh phí của địa phương. Kết quả của đề án cũng sẽ là kinh nghiệm để chúng tôi đề xuất, thuyết phục với các tổ chức NGOs (như Worldbank Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ sĩ, Thuỵ Điển,,...) hỗ trợ t ài chính để chúng tôi có thể thực hiện hoạt động này ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ hoặc các tỉnh khác, nơi có điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế xã hội tương tự như của tỉnh Nghệ An. (8) Tính khả thi (Đề án phải có khung thời gian thực hiện và kinh phí có tính thực tế và khả thi. Những đề án yêu cầu khoản k inh phí quá lớn so với tài trợ của chương trình sẽ không được coi là không phù hợp). Thời gian thực hiện đề án: 12 tháng (6/2009 6/2010) Kinh phí xin tài trợ: 262.880.000,0 đồng 12

(9) Các chi tiết khác bạn muốn trình bày thêm để giúp chúng tôi hiểu hơn sáng kiến và đề án của bạn. Logic phản hồi (sơ đồ) Qui trình đánh giá (sơ đồ) III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Xin cho biết kế hoạch hoạt động và khung thời gian của các hoạt động: kế hoạch hoạt động cần thể hiện chính xác dự định thực hiện các hoạt động trong các giai đoạn khác nhau của đề án. Các hoạt động này cần được hoàn thành trong một khung thời gian nhất định. Hoạt động / Tháng thứ 1 Hoạt động 1. Xác định, lựa chọn vấn đề và thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn. 2 Hoạt động 2. Lựa chọn ngẫu nhiên các xã và các hộ dân tham gia phỏng vấn 3 Hoạt động 3. Điều tra phỏng vấn nông dân 4 Hoạt động 4. Tổng hợp và phân tích các đánh giá của nông dân, viết báo cáo 5 Hoạt động 5. Tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khảo sát chỉ số hài lòng của nông dân. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2009 Năm 2010 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 x x x x x x x x x x x x 13

IV. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ C ÁC BÊN THAM GIA 1. Xin cho biết ai là người hưởng lợi từ đề án, được hưởng những lợi ích gì và như thế nào? Liệt kê nhóm đối tượng mục tiêu và/hoặc đối tượng hưởng lợi, bao gồm các nhóm đối tượng xã hội hay cộng đồng, hoặc số lượng nam, nữ và trẻ em. Nhóm đối tượng mục tiêu và cũng là đối tượng hưởng lợi ích của đề án là nông dân, các cơ quan cung cấp dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp và chính quyền địa phương. Nông dân Nông dân nói lên sự hài lòng hay phiền lòng, những đề xuất, nguyện vọng của họ đối với các dịch vụ công trong nông nghiệp là việc làm trước hết họ sẽ là nhóm người được hưởng lợi chính, vì các cơ quan cung cấp dịch vụ và chính quyền địa phương sẽ có những phản ứng tích cực theo hướng cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp hoạt động sinh kế chính của hộ nông dân. Cơ quan cung cấp dị ch vụ công Qua chỉ số hài lòng, mỗi cơ quan hành chính cung cấp dịch vụ có thể thấy rõ mình đang ở vị trí nào để cải tiến chất lượng phục vụ, giảm thủ tục, giảm phiền hà cho dân; và để hoàn thiện mình hơn. Chính quyền địa phương Kết quả khảo sát sẽ là dẫn liệu quan trọng giúp các cơ quan quản lý cấp trên đánh giá các cơ quan thuộc mình quản lý, giúp chỉ đạo. Chỉ số hài lòng sẽ tạo cho cơ quan công quyền được hưởng lợi nhiều hơn vì sẽ biết rõ hơn thực trạng, điều chỉnh kịp thời trong chỉ đạo điều hành và thông tin cho người dân những điều chưa thấu đáo. Đây là một kênh thông tin rộng lớn, bổ ích cùng với những kênh thông tin khác giúp cho việc cải cách hành chính công và nâng cao chất lượng dịch vụ công tốt hơn. 2. Có ai trong số đối tượng hưởng lợi tham gia vào quá trình xin tài trợ, lập kế hoạch và thiết kế đề án? Nếu có thì xin cho biết cụ thể như t hế nào?. 3. Sự tham gia của đối tượng hưởng lợi trong quá trình thực hiện đề án như thế nào? Mức độ tham gia? Người nông dân, hộ nông dân là những người được hỏi ý kiến. Họ tham gia trong suốt quá trình khảo sát : phỏng vấn nông dân, nông hộ, phỏng vấn sâu nông dân tiến tiến, thảo luận nhóm hộ nông dân. 4. Sự tham gia của đối tượng hưởng lợi trong tương lai sau khi đề án đã hoàn thành. 5. Có thành viên nào của chính quyền địa phương tham gia vào quá trình thiết kế đề án không? Nếu có, xin cho biết tên và chức danh? 14

6. Ai là người nắm vai trò chủ chốt trong việc thực hiện đề án. Khoa Nông Lâm N gư Trường Đại học Vinh: ông Trần N gọc Lân Trung tâm Môi trường và Phát triển: ông N guyễn Xuân Trường 7. Đề án này có nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương không? - Có V. NGÂN SÁCH DỰ ÁN (Xin cho biết cụ thể dự toán kinh phí bằng tiền đồng) 1. Ước tính tổng kinh phí đề án: 262.880.000,0 đồng 2. Số kinh phí lấy từ giải thưởng Cuộc thi N gày Sáng Tạo Việt Nam là 262.880.000,0 đồng. 3. Lập kế hoạch kinh phí: Sử dụng bảng gợi ý sau đây để liệt kê các hoạt động chính của đề án và kinh phí cho từng hoạt động Các khoản chi phí Nguồn kinh phí từ (đơn vị tính: đồng) Đóng góp Tài trợ từ Nguồn Tổng cộng tư tổ chức Ngân hàng tài trợ xin tài trợ Thế giới (*) khác (**) Chi phí liên quan đến quản lý, chuyên gia (nêu chi t iết) (10% tổng số kinh phí) Chi phí quản lý (5%) 13.000.000 13.000.000 Chi phí chuyên gia (5%) x Chi phí các hoạt động Hoạt động 1. Xác định, lựa chọn vấn đề, thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn. Tham vấn sở NN&PTNT 1.290.000 1.290.000 Học tập kinh nghiệp ở Viện 10.540.000 10.540.000 Kinh tế TP. HCM Khảo sát sơ bộ, xác định các 16.800.000 16.800.000 loại hình dịch vụ và các vấn đề. Thu t hập số liệu, thông tin thứ cấp. Thiết kế phiếu điều tra 7.300.000 7.300.000 Điều tra t hử 6.800.000 6.800.000 Hoàn thiện phiếu điều tra 4.300.000 4.300.000 Hoạt động 2. Lựa chọn ngẫu nhiên các xã và các hộ dân tham gia phỏng vấn 15

Lựa chọn các xã 1.400.000 1.400.000 Lựa chọn các hộ dân Hoạt động 3. Điều tra phỏng vấn nông dân Điều tra huyện Quỳnh Lưu 29200000 29200000 Điều tra huyện Nam Đàn 29200000 29200000 Điều tra huyện Quỳ Châu 35500000 35500000 Hoạt động 4. Tổng hợp và phân tích các đánh giá của nông dân, viết báo cáo Xử lý số liệu 6000000 6000000 Phân tích số liệu 4300000 4300000 Tổng hợp. Viết báo cáo 13750000 13750000 Hoạt động 5. Tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khảo sát chỉ số hài lòng của nông dân. Hội thảo báo cáo 15000000 15000000 Hoạt động Thiết kế đề án, dự thi ở H à Nội Thiết kế đề án 26500000 26500000 Dự thi ở Hà Nội 6500000 6500000 M ua sắm thiết bị (máy ảnh, máy ghi âm,...) M áy ảnh (01 cái) 7000000 7000000 M áy ghi âm (03 cái) 6000000 6000000 Văn phòng phnm, in ấn, photocopy, điện thoại, fax Văn phòng phnm, in ấn, 12000000 12000000 photocopy Điện thoại, fax 10000000 10000000 Tổng cộng 262.880.000 262.880.000 Chú ý: Ước tính ngân sách theo các khoản càng chi tiết càng tốt. Chỉ rõ ngân sách theo hoạt động và nguồn tài chính cho từng hoạt động. * Chỉ rõ loại hình tổ chức được tài trợ: phi chính phủ, nhà nước, tư nhân ** Xin cho biết các nguồn khác là gì và mục đích cấp vốn từ các nguồn khác 16

Chương trình năm 2009 có 4 chủ đề nhỏ, xin đánh dấu vào chủ đề nhỏ mà đề án của ban tập trung vào: Tính trách nhiệm Tính minh bạch Quyền tiếp cận thông tin Nâng cao chất lượng dịch vụ công [x] Chủ đề khác (xin ghi rõ) Bạn biết về cuộc thi qua nguồn thông tin nào? www.worldbank.org Nếu cần thêm chỉ dẫn, xin liên hệ với chị Nguyễn Hương Gi ang, Vụ Hợp tác Quốc tế, Thanh tra Chính phủ, ĐT : 080.48070, Fax: 080.48109, Email: giang.htqt@ gmail.com hoặc chị Nguyễn Thị Phương Loan, Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà nội, ĐT : (04) 3934-6600 (số lẻ 335); Fax: (04) 934-6597, Email: lnguyen1@worldbank.org, Vietnam@worldbank.org NGÀY: 07 tháng 03 năm 2009 NGƯỜI SOẠN THẢO KÝ TÊN 1. PG S TS. Trần Ngọc Lân, Trưởng khoa Nông Lâm Ngư Trường Đại học Vinh 2. KS Hoàng Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Môi trường và Phát triển 17