Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Luan an dong quyen.doc

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Layout 1

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a

tomtatluanvan.doc

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Layout 1

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

BÁO CÁO

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

QUỐC HỘI

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

Luận văn tốt nghiệp

Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Thứ Ba Số 159 (6.411) ra ngày 7/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRƯƠNG HÒA BÌNH: Chú

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Microsoft Word - 21_2011_ND-CP_12tr-1.doc

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -


a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

MUÏC LUÏC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số: 2090 /QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Nam, ngày 27 tháng 6 năm 2019 QU

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Dự báo hiệu quả của các đặc khu tại Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

1

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

QUỐC HỘI

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

Số 60 (7.408) Thứ Sáu ngày 1/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

Số 213 (6.831) Thứ Ba, ngày 1/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Bản ghi:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Đặt vấn đề Trần Hữu Hiệp (1) Từ sau năm 1975 đến trước giai đoạn Đổi mới (1996), vấn đề phân vùng kinh tế, phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long - ĐBSCL đã được đặt ra và triển khai thực hiện. Hệ thống cơ quan chức năng với tên gọi Ban phân vùng kinh tế cũng được thành lập từ Trung ương (nằm trong Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước) đến cấp tỉnh để thực hiện nhiệm vụ này. Đã có nhiều nghiên cứu, chủ trương, chính sách, qui hoạch thời kỳ này được tiếp cận và giải quyết theo vùng, là tiền đề cho các qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng (1998 và 2012), qui hoạch ngành xây dựng, giao thông, điện, đất đai, nông nghiệp được phê duyệt. Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về ĐBSCL sau năm 1975 cho đến nay vẫn còn giá trị là Chương trình điều tra cơ bản 60 và 60B (1986) do GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân làm chủ nhiệm. Ấn phẩm xuất bản năm 1990 với tiêu đề ĐBSCL: tài nguyên môi trường phát triển dài hơn 300 trang. Đề xuất của Chương trình là thành lập một Ban phát triển vùng do một Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) đứng đầu. Ban Chỉ đạo không phải là một cấp trung gian giữa Hội đồng Bộ trưởng và các tỉnh trong vùng, mà là một Ban Công tác, thực hiện chức năng chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội với yêu cầu phối hợp, hướng dẫn, điều phối, yểm trợ và giám sát. Nghiên cứu tiếp theo về ĐBSCL là một dự án được Liên Hiệp Quốc tài trợ: Qui hoạch tổng thể ĐBSCL, được bắt đầu từ tháng 11-1990 (2). Trong Lời mở đầu của ấn phẩm về dự án này được công bố tháng 3-1993 có đoạn viết: Hạ lưu sông Mê Kông là một vùng có tầm quan trọng lớn lao đối với các nước ven sông. Nhu cầu phải phối hợp qui hoạch phát triển các tiềm năng của vùng này đã sớm được nhận thấy từ năm 1970, khi Báo cáo qui hoạch chỉ đạo phát triển hạ lưu sông Mê Kông (QHCĐ) được Uỷ ban sông Mê Kông soạn thảo. Báo cáo QHCĐ sửa đổi năm 1987 đã xác định rõ sự cần thiết phải có một giải pháp qui hoạch tổng thể. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 2002, một thiết chế Ban Chỉ đạo có chức năng tương tự như các nghiên cứu được đề cập mấy mươi năm trước mới được thành lập theo Quyết định số 56-QĐ/TW ngày 09-12-2002 của Bộ Chính trị V/v thành lập Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Tiếp theo là Quy định số 89-QĐ/TW ngày 03/10/2007 của Bộ (1) ThS. Vụ trưởng Vụ Kinh tế, BCĐ Tây Nam Bộ, Thành viên BCĐ Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (2) Dự án này do WB làm cơ quan điều hành dự án, Ban Thư ký Sông Mê Kông là cơ quan đồng điều hành, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH&ĐT) điều phối chung các hoạt động dự án; Nedeco một Cty tư vấn kỹ thuật Hà Lan được WB chọn hỗ trợ dự án.

Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy, địa bàn hoạt động, quan hệ công tác, chế độ, chính sách cán bộ của các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Quy định số 96-QĐ/TW ngày 28/5/2012 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác của các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Theo đó, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ là cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ: chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương; nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách cùng các giải pháp; chỉ đạo và tổ chức phối hợp các lực lượng, cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị; liên kết vùng, ứng phó biến đổi khí hậu; tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của Ban Chỉ đạo. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tích cực triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ; đặc biệt là phát triển kinh tế vùng, đầu mối phối hợp các lực lượng chỉ đạo, triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, tham mưu, đề xuất nhiều cơ chế, chính sách như cơ chế, chính sách liên kết vùng phát triển các sản phẩm chủ lực vùng (lúa gạo, thuỷ sản, trái cây); cơ chế, chính sách phát triển giao thông, thuỷ lợi, giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực, phát triển Phú Quốc, ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng thông qua nhiều hoạt động liên kết như Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL tổ chức hằng năm, chương trình xúc tiến đầu tư, vận động an sinh xã hội; qui chế phối hợp về quốc phòng an ninh, thông tin tuyên truyền Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần hoàn thiện, đặc biệt là cần có cơ chế pháp lí về liên kết vùng hiệu quả, thiết thực. Phát triển kinh tế vùng, tăng cường liên kết dọc ngang theo hướng phát huy lợi thế của vùng, khắc phục tình trạng không gian kinh tế bị chia cắt theo địa giới hành chính, tình trạng mạnh ai nấy làm hay đầu tư theo phong trào, hướng trọng tâm vào việc phát huy thế mạnh của các sản phẩm chủ lực, đặc thù của vùng như lúa gạo, trái cây, thủy sản (tôm, cá tra), gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa là vấn đề quan trọng đang đặt ra, cần được quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả; là một trong những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL bền vững và nâng cao năng lực, thu nhập nông dân. Về vấn đề liên kết vùng ĐBSCL, thời gian qua, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng với Trường ĐH Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL và Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và 13 tỉnh, thành trong vùng xây dựng Chương trình với 5 dự án sản xuất và tiêu thụ: (1) Lúa gạo (2) Cây ăn trái (3) Thủy sản: tôm, cá tra (4) Đào tạo nghề cho nông dân trong 3 lĩnh vực trên (5) Cơ chế, chính sách để phát triển các sản phẩm chủ lực này và đào tạo nghề cho nông dân ĐBSCL. Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương Khuyến khích việc liên kết vùng ĐBSCL trong

việc triển khai các chương trình, đề án liên quan đến việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ĐBSCL chỉ đạo, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, đảm bảo gắn kết được sự phát triển của từng lĩnh vực, từng địa phương với phát triển của toàn vùng, nhằm phát huy lợi thế, hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng lĩnh vực (3). Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương thực hiện liên kết vùng ĐBSCL, song, từ chủ trương đến hiện thực là một quá trình đòi hỏi phải được quán triệt, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả. Trong khuôn khổ hội thảo, tham luận này trình bày phương pháp tiếp cận, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất những nội dung trọng tâm cần liên kết và các giải pháp thực hiện nhằm góp thêm định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà chủ đề hội thảo đã đề ra. 2. Phương pháp tiếp cận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế vùng, liên kết kinh tế vùng ĐBSCL Theo TS. Nguyễn Văn Huân (4), có nhiều quan điểm khác nhau về phân định vùng lãnh thổ phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm cực tăng trưởng của Gustav Ranis, Trauss, Hall lưu ý tính chất tăng trưởng kinh tế của các vùng có lợi thế so sánh, tập trung các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành bổ trợ, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp. Điểm đúng đắn của quan điểm này là tìm ra các điểm đột phá phát triển và tạo nên các tác động lan tỏa phát triển. Một số trường phái khác quan niệm vùng thiên về cấu trúc kinh tế, có tính đến các yếu tố địa chính trị, các nhóm xã hội, thể chế vận hành vùng. Từ một số quan điểm, các vấn đề l ý luận nêu trên, soi rọi vào thực tiễn ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, vùng (region) là một khái niệm tương đối phổ biến, nhưng được hiểu và phân chia có thể theo những cách thức khác nhau tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu và yêu cầu chỉ đạo phát triển. Tuy nhiên, yếu tố không gian lãnh thổ và địa kinh tế là tiêu chí quan trọng để phân vùng. Theo đó, vùng kinh tế (economic region) được coi là một thực thể khách quan, sự tồn tại của nó là do yêu cầu phát triển KT-XH của mỗi quốc gia trong những giai đoạn nhất định quyết định (5) hoặc dựa trên những lợi ích. Vùng ĐBSCL cũng được hiểu trong khuôn khổ lý luận đó. Theo cách phân vùng hiện nay, ĐBSCL bao gồm toàn bộ không gian lãnh thổ của 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm: TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương, các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm vùng (3) Công văn số 740/VPCP-KTN ngày 01-02-2010 về Chương trình liên kết vùng ĐBSCL (4) Liên kết vùng Từ l ý luận đến thực tiễn, TS. Nguyễn Văn Huân, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế vùng, Viện Kinh tế Việt Nam. (5) Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam, NXb Giáo dục, 2009.

ĐBSCL hình thành nên Tứ giác động lực, bao gồm: Cần Thơ An Giang Kiên Giang và Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập vào tháng 4-2009. ĐBSCL có diện tích đất tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích, 22,8% về dân số, là địa bàn rộng và đông dân cư đứng thứ 2 trong tất cả các vùng kinh tế của cả nước (chỉ sau ĐB sông Hồng). Hằng năm, vùng này đóng góp khoảng 27% vào GDP cả nước, sản xuất 55% sản lượng lương thực, cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu; chỉ riêng năm 2010 xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 2,7 tỉ USD, góp 70% lượng trái cây, 58% sản lượng thủy sản, riêng tôm chiếm 80% và đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Việc hình thành các vùng kinh tế, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm (phía Bắc, miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế chung cả nước, tạo điều kiện cho các vùng cùng phát triển, đồng thời tạo liên kết giữa nội vùng và các vùng. Việc phân vùng ĐBSCL mặc dù chỉ có tính tương đối, nhưng thời gian qua cũng cho thấy, đã có những đóng góp quan trọng của nó trong việc qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch ngành: xây dựng, giao thông, thuỷ lợi vào sự phát triển chung của vùng. Tuy nhiên, việc phân vùng kinh tế hiện nay, với tính chất tương đối đó cho thấy, còn tồn tại một số vấn đề cần quan tâm, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách cũng như chỉ đạo phát triển vùng: (1) Khái niệm và cách phân vùng kinh tế ở nước ta thời gian qua cũng như hiện nay chưa thống nhất, còn mang tính tương đối, chủ yếu phục vụ yêu cầu chỉ đạo, định hướng chính sách và có ý nghĩa thống kê; việc phân vùng còn trùng lắp về địa bàn như trường hợp của 2 tỉnh Long An và Tiền Giang vừa nằm trong vùng ĐBSCL vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (2) Vùng kinh tế, trong đó có vùng ĐBSCL không phải là 1 đơn vị hành chính kinh tế, việc phân bổ ngân sách, nguồn lực đầu tư cho vùng hoàn toàn do Trung ương đảm nhiệm. Theo Luật Ngân sách hiện hành và các qui định về lập kế hoạch ngân sách hằng năm, vùng không phải là cấp ngân sách. Việc đầu tư cho vùng phụ thuộc vào sự đầu tư của Trung ương và các tỉnh, thành (chủ yếu là để phát triển địa phương, qua đó đóng góp cho vùng). Vì thế, vùng ĐBSCL không thể nào thực thi một cách chủ động các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển vùng. Theo một nghiên cứu của TS. Vũ Thành Tự Anh (6) thì Việt Nam không có nền móng khái niệm rõ ràng về chính sách vùng. Xu hướng hiện nay của chính sách vùng là sự pha trộn các ý tưởng tự do mới (với trọng tâm hướng vào hiệu quả, tính cạnh tranh về kinh tế và sự công bằng, ổn định chính trị - xã hội. Còn theo ông Lê Viết Thái, Trưởng ban Thể chế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thì: ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại 63 vùng kinh tế, tương ứng với 63 tỉnh, thành (7). Vì vậy, không gian kinh tế vùng bị chia (6) Vũ Thành Tự Anh, Nghiên cứu chính sách vùng của Việt Nam, 2008 (7) Lê Viết Thái, Báo cáo đề dẫn Hội thảo quốc tế Phát triển kinh tế vùng, CIEM, 2009.

cắt và thu hẹp, nhiều cụm ngành kinh tế (Cluster) và sản phẩm thế mạnh mà các tỉnh có lợi thế chung không được liên kết hoặc lợi thế so sánh của từng tỉnh không được phát huy mà còn cạnh tranh cục bộ lẫn nhau, chuỗi giá trị ngành hàng bị cắt khúc, đầu tư trùng lắp, tính gia tăng giá trị thấp, suất đầu tư cao do không tận dụng được lợi thế dùng chung trên cơ sở phân công trong nội bộ vùng và liên vùng. (3) Tổ chức quản trị vùng và cơ chế phối hợp còn nhiều hạn chế là một trong 3 yếu tố quan trọng phát triển vùng, bao gồm: chính sách vùng, công cụ - nguồn lực tài chính và cơ chế quản lý phối hợp. Để phát triển kinh tế vùng, Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành và hình thành hệ thống chủ trương, định hướng và chính sách phát triển vùng ĐBSCL qua việc ban hành các Nghị quyết, Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch phát triển và qui hoạch vùng ĐBSCL. Nhưng việc tổ chức thực hiện nó hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan Trung ương và địa phương. Những hoạt động tích cực gần đây của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng chỉ là sự phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các Bộ, ngành và địa phương trong 3 lĩnh vực đột phá của vùng như phát triển giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo và dạy nghề, cụm tuyến dân cư vượt lũ, các công trình trọng điểm trên địa bàn vùng... Do đó, việc hình thành một tổ chức chỉ đạo, quản lý điều hành cấp vùng đang là vấn đề cần được nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở hoàn thiện một số mô hình hiện hữu như Ban Chỉ đạo điều phối vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, một số hoạt động của BCĐ Tây Nam Bộ. Hoạt động của tổ chức này nên hướng vào việc điều phối, tập hợp được các dự án đang rải rác ở các Bộ, ngành, địa phương, có chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả các dự án cấp vùng. (4) Xét về cơ cấu kinh tế, các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL đều có đặc điểm chung là hoạch định chiến lược, các chương trình, kế hoạch đầu tư đều theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, giảm nông lâm ngư nghiệp, hướng theo một Cơ cấu đẹp nên hướng theo một cơ cấu kinh tế tương tự nhau hơn là dựa trên lợi thế chung (hợp tác) và khai thác lợi thế so sánh (đặc thù) của từng tỉnh. Dễ thấy nhất là tình trạng tỉnh nào cũng có khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, nhà máy đường, hoặc đang có xu hướng chạy đua xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm giống Kết quả là đầu tư trùng lắp, dàn trải, chậm phát huy hiệu quả. Tình trạng hiện nay là cấp tỉnh đang thực sự chi phối và quyết định sự phát triển kinh tế vùng. Do đó, kinh tế vùng ĐBSCL mặc dù đang có nhiều lợi thế về sản phẩm mũi nhọn và các yếu tố địa - kinh tế khác nhưng chưa thể phát triển như mong muốn, đòi hỏi một cơ chế liên kết hợp tác thực sự hiệu quả. Theo đánh giá của Báo cáo Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam công bố 11-2010 với sự tham gia của cha đẻ học thuyết cạnh tranh hiện đại GS. Michael E. Porter: Đầu tư hạ tầng được dùng để bù đắp cho các tỉnh có tăng trưởng kém hơn chứ không phải nhằm tạo ra hiệu quả và tác động cao nhất có thể. Điều đó cũng cho thấy, định hướng đầu tư hạ tầng đang nghiêng về góc độ xã hội hơn là kinh tế, nên trong điều kiện nguồn lực tài chính hạn hẹp, càng

khó phát huy thế mạnh của địa phương và vùng. Theo TS. Trần Du Lịch (8) Đã đến lúc chúng ta cần xoá bỏ tư duy cơ cấu kinh tế tỉnh, tránh tình trạng đất đai là bờ xôi ruộng mật biến thành các KCN hoặc đô thị; thúc đẩy sự bố trí sản xuất và dân cư trên phạm vi các vùng kinh tế (5) Sự cạnh tranh giữa các tỉnh có thể phá vỡ qui hoạch vùng: Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình phi tập trung hóa, theo đó, chính quyền cấp tỉnh được chuyển giao quyền và có quyền chủ động hơn về qui hoạch và phân bổ các nguồn lực đầu tư trong phạm vi địa phương mình. Các tỉnh thường quan tâm đến 2 vấn đề: Một là, các nguồn lực (chủ yếu là phân bổ vốn đầu tư ngân sách từ Trung ương) được chuyển giao hơn là bản chất chính sách và cơ cấu kinh tế vùng. Hai là, làm thế nào để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư bằng cơ chế chính sách của địa phương. Kết quả là, nhiều tỉnh chạy đua khuyến khích làm nảy sinh những câu chuyện tương tự như ưu đãi đầu tư vượt rào hay tỉnh nào cũng đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực dẫn đến việc đãi ngộ không còn ý nghĩa đặc thù, nó cũng giống như tình trạng tất cả đều có quyền ưu tiên nên dẫn đến không ai có quyền ưu tiên cả. Trong khi đó, hiện chưa có một cơ chế hành chính theo vùng nào chịu trách nhiệm điều phối sự phát triển vùng và quá trình chuyển giao quyền từ các Bộ, ngành Trung ương nhiều hơn cho các tỉnh (thẩm quyền quyết định, cấp phép đầu tư, ban hành cơ chế, chính sách...). Một chính sách điều phối vùng (sát hợp hơn chính sách quốc gia) là cần thiết để điều phối vùng trong những tình trạng tương tự. Vì vậy, mặc dù đã có chủ trương định hướng và chính sách cơ bản về kinh tế vùng, Chính phủ đã ban hành các qui hoạch vùng ĐBSCL; nhưng để hiện thực hóa qui hoạch bằng các chương trình, dự án đầu tư phải được thông qua các đơn vị cấp Bộ hoặc cấp tỉnh làm chủ đầu tư, thì tình trạng chung là thường bị chia nhỏ cho các địa phương thực hiện như Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, một tuyến giao thông được chia xẻ đầu tư cho nhiều địa phương như đường nối Cần Thơ Vị Thanh, tuyến Bốn Tổng Một Ngàn, dự án thủy lợi Ô Môn Xà No Sự cần thiết liên kết vùng ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung 3 sản phẩm thế mạnh cấp vùng: lúa gạo, trái cây, thủy sản (tôm, cá tra) Từ thực trạng trên, cần thống nhất quán triệt chủ trương, xây dựng chương trình liên kết vùng, xây dựng cơ chế chính sách, khung hợp tác. Trước mắt, chương trình liên kết vùng ĐBSCL cần tập trung vào 3 sản phẩm mũi nhọn của vùng là: lúa gạo, cây ăn trái, thủy sản (tôm, cá tra) và liên kết vùng trong đào tạo nghề cho nông dân để phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm này. (8) Tham luận Hội thảo Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, Cần Thơ 12-2010

Ngoài nguồn vốn ngân sách đầu tư từ Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Tam Nông, thì các nguồn vốn tín dụng đầu tư và thương mại, huy động vốn doanh nghiệp tham gia là rất quan trọng. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện riêng lẻ các chương trình như Cùng nông dân ra đồng, Nhịp cầu nhà nông của Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (ngoài ra đơn vị này còn có đóng góp kinh phí tự nguyện rất quan trọng cho việc nghiên cứu xây dựng Chương trình liên kết vùng ĐBSCL và các dự án hợp thành, chủ động xây dựng Trung tâm thực nghiệm và huấn luyện nông dân ở An Giang). Các chương trình tương tự cần được liên kết lại để phát huy hiệu quả. Kênh huy động vốn cho Chương trình liên kết vùng ĐBSCL rất cần sự tham gia hoạch định chính sách tài chính - tiền tệ - tín dụng của Ngân hàng Nhà nước; sự hỗ trợ của WB và các tổ chức quốc tế quan tâm liên kết vùng trong lĩnh vực nông nghiệp (Phát biểu của bà Victoria KwaKwa Giám đốc WB tại Việt Nam tại Hội nghị đầu tư vùng ĐBSCL, Cần Thơ tháng 9-2010 thể hiện mối quan tâm này) và các chương trình tín dụng của các ngân hàng thương mại như: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BIDV, Viet Tin Bank, Liên Việt Bank... 3. Nội dung và giải pháp thực hiện liên kết kinh tế vùng ĐBSCL Trên cơ sở kết quả quá trình phát triển sản xuất kinh doanh trong nhiều thập kỷ qua và những điều kiện tự nhiên của Vùng ĐBSCL, có thể xác định một số sản phẩm mũi nhọn, tạo điều kiện hình thành và phát triển một số cụm liên kết (cluster) tiềm năng của Vùng ĐBSCL, đó là lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản (tôm, cá tra). Một số vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Trong khi người nông dân ĐBSCL là tác giả của công trình đưa Việt Nam trở thành và giữ vững vị trí thứ 2 thế giới của một cường quốc xuất khẩu gạo, thì đời sống của họ lại luôn bị đe dọa bởi những yếu tố bất ổn định như giá cả, thời tiết, dịch bệnh,. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là: + Vấn đề an ninh lương thực chưa được lý giải một cách thấu đáo, chưa có chính sách ưu đãi phù hợp làm ảnh hưởng đến lợi ích của người trồng lúa phục vụ cho mục tiêu quan trọng này. Chưa có sự phân biệt giữa người sản xuất lúa gạo cho mục tiêu an ninh lương thực - những chiến sĩ trên mặt trận bảo vệ an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng cho an ninh lương thực thế giới - với người sản xuất lúa gạo cho mục tiêu thương mại đã dẫn đến việc Nhà nước không đủ khả năng bao cấp cho toàn bộ nông dân sản xuất lúa. Đời sống của người sản xuất lúa gạo luôn thấp hơn những người nông dân khác trong Vùng. Chính vì vậy, cần phải tách bạch rõ ràng phạm vi và đối tượng những người chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh lương thực và những người trồng lúa để phục vụ mục tiêu kinh doanh để từ đó có những chính sách khác biệt cho những đối tượng này.

+ Hiện tượng được mùa mất giá liên tục diễn ra, khâu trung gian kết nối giữa người sản xuất lúa gạo và thị trường tiêu thụ (cả nội địa lẫn xuất khẩu) đều còn tồn tại quá nhiều vấn đề nên thiệt hại trong việc kinh doanh lúa gạo luôn trút lên vai người nông dân. + Việc bảo quản sau thu hoạch, đóng gói và thương hiệu gạo còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khâu xay xát và lưu trữ gạo trước khi đưa ra thị trường. Để lúa gạo có thể trở thành sản phẩm hạt nhân trong một Cụm liên kết, ngoài các mục tiêu, giải pháp được nêu trong dự án Phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ĐBSCL, cần lưu ý một số quan điểm cũng như giải pháp cho một số vấn đề sau: + Mục tiêu xuất khẩu gạo chỉ có ý nghĩa khi đời sống của người nông dân sản xuất gạo được cải thiện và Nhà nước không phải hỗ trợ nhiều hơn nông dân ở những ngành khác. + Hỗ trợ nghiên cứu một số giống lúa mới, đảm bảo quản lý chất lượng giống lúa theo hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường, ổn định chất lượng và giá trị của sản phẩm gạo. + Hỗ trợ nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch và chuyển giao công nghệ cho người nông dân. + Hỗ trợ các dự án xây mới hoặc mở rộng, nâng cấp các kho trữ gạo, như hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ tạo mặt bằng. + Cải thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa. + Đổi mới cơ chế quản lý xuất khẩu gạo. Các chính sách tín dụng ngân hàng cần công bố rõ ràng khoản tín dụng ưu đãi, lộ trình ít nhất là 5 năm cho các hỗ trợ trên. Một số vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả ĐBSCL là vùng có truyền thống trồng cây ăn trái và diện tích, sản lượng lớn nhất nước với diện tích chiếm 38% và sản lượng chiếm 70%. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả (CAQ), như: + Đến nay, trên phạm vi cả nước và cấp vùng vẫn chưa có qui hoạch CAQ, việc xây dựng vùng chuyên canh chưa được chú ý, quy mô nông hộ nhỏ và trồng tạp, hình thức tổ chức sản xuất chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. + Công tác giống và quản lý giống còn nhiều bất cập. + Việc sản xuất CAQ chưa được các nhà vườn quan tâm theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP).

+ Trái cây chưa hấp dẫn người tiêu dùng nội địa và nước ngoài, do năng suất, chất lượng kém, công nghệ sản xuất và chế biến, đóng gói còn lạc hậu, dẫn tới giá thành cao nên rất khó cạnh tranh. + Trái cây Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất gắt gao với trái cây nhập khẩu khi hàng rào bảo hộ thuế giảm xuống. + Thất thoát sau thu hoạch còn khá lớn, công nghệ đóng gói, chế biến chưa phát triển và lạc hậu so với nhiều đối tác cạnh tranh trong khu vực. + Cơ sở hạ tầng còn yếu kém làm tăng chi phí sản xuất, lưu thông sản phẩm nông nghiệp. + Hệ thống dịch vụ nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, bất cập. + Sự liên kết giữa những người sản xuất với nhau, giữa người sản xuất và nhà phân phối giữa các địa phương có vùng chuyên canh CAQ còn rất lỏng lẻo. Một số vấn đề liên quan đến phát triển và tiêu thụ thủy sản Mặc dù đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước với diện tích chiếm 70%, 58% sản lượng, riêng tôm chiếm 80% và đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Song, việc phát triển nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản một cách tự phát quá nóng, thiếu đồng bộ; đầu tư cho phát triển còn thấp, chậm; cơ sở hạ tầng yếu kém, rõ nhất là ngành nuôi tôm, cá tra ĐBSCL... Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cụm liên kết thủy sản, cần chú ý một số vấn đề sau: + Đảm bảo giống: việc cung ứng giống tôm và cá trong Vùng vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ; chưa có sự liên kết mật thiết giữa các đơn vị cung ứng giống với các đơn vị nuôi thủy sản. + Dịch bệnh: vẫn luôn là nguy cơ lớn đối với tất cả các đơn vị nuôi trồng thủy sản, do giống chưa được đảm bảo, sự lan truyền của dịch bệnh còn do việc đầu tư sản xuất cũng như hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản chưa được chú ý đúng mức. + Giá cả bất ổn định: giá đầu vào lẫn đầu ra đều biến động lớn trong những năm gần đây theo hướng gây thiệt hại cho người sản xuất. Ngoài ra, các biện pháp hạn chế như hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và các chế tài bằng thuế chống bán phá giá phi lý của một số quốc gia đã gây thiệt hại chủ yếu cho người nuôi. + Chế biến: mặc dù đã hình thành các cụm nhà máy chế biến ở Sóc Trăng, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang và Cần Thơ nhưng vấn đề nổi lên thời gian qua là chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của thủy sản Việt Nam. + Thủy sản Việt Nam, nhất là 2 mặt hàng tôm, cá tra cũng đang chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt do cách áp đặt thuế chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm hay môi trường của một số quốc gia hay tổ chức mà việc Quỹ Quốc tế

bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa cá tra VN vào danh sách Đỏ để khuyến cáo hạn chế sử dụng vào đầu 12.2010 là một thí dụ. Đào tạo nghề cho nông dân ĐBSCL phát huy 3 sản phẩm mũi nhọn của vùng Mục tiêu của dự án Đào tạo nghề cho nông dân ĐBSCL phát huy 3 sản phẩm mũi nhọn của vùng (lúa gạo, trái cây và thủy sản) là trong 10 năm (2011-2020) đào tạo và tư vấn nghề (chủ yếu là đào tạo máy cái) cho khoảng 30.000 lượt người và tư vấn nối kết doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề ở địa phương, với tổng kinh phí 155 tỉ đồng, trong đó gần 135 tỉ đồng dành cho việc nghiên cứu, hơn 20 tỉ đồng xây dựng nâng cấp một Trung Tâm Nghiên cứu và Đào tạo nghề nông thôn cho toàn vùng đặt tại Đại học Cần Thơ (trên cơ sở hiện có của Trung Tâm Nghiên cứu và Đào tạo Nghề Nông thôn thuộc Viện NCPT ĐBSCL ĐHCT); chương trình sẽ tận dụng, lồng ghép với hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ của Viện lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả Miền Nam. Về đào tạo nghề cho nông dân, mặc dù Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang triển khai đề án đào tạo nghề cho nông dân cả nước trong 5 năm với kinh phí hơn 32.000 tỉ đồng. Việc triển khai đề án được thực hiện qui mô, nhưng đang là vấn đề cần được quan tâm chỉ đạo sát sao với cách làm mới để đạt hiệu quả tốt hơn hơn là việc phân bổ nguồn vốn đào tạo về cho các tỉnh. Nhiều người lo ngại, với những trợ cấp cho người học nghề cả chi phí đi lại, ăn ở, với hệ thống các trường nghề địa phương và năng lực đào tạo còn nhiều hạn chế như hiện nay, có khả năng hệ thống sẽ cho ra những sản phẩm đào tạo không có địa chỉ, trong đó có lý do là nhiều học viên đi học nghề cho chỉ đủ chỉ tiêu. Cần phát huy vai trò các trung tâm đào tạo nghề cấp vùng trong việc cho ra đời các máy cái để đào tạo lại các kỹ năng nghề cho nông dân thật sự có nhu cầu và liên kết chặt chẽ các chương trình đào tạo nghề đang có xu hướng rải ra ở các địa phương. Ngoài ra, một chủ trương lớn như vậy cũng rất cần được Chính phủ chọn ĐBSCL từ những đặc điểm, yếu tố mang tính quyết định của vùng này để làm điểm chỉ đạo. Hỗ trợ tín dụng để phát triển các sản phẩm mũi nhọn vùng ĐBSCL Đề nghị các ngân hàng, tổ chức tín dụng quan tâm, có chương trình hỗ trợ tín dụng cho Chương trình liên kết vùng tập trung vào các sản phẩm chủ lực với các nội dung sau: - Đối tượng được thụ hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng, bao gồm các doanh nghiệp và các dự án sau: + Các doanh nghiệp, dự án liên quan đến sản xuất và chế biến nông thủy sản. + Các đơn vị cung ứng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. + Các cơ sở dạy nghề theo danh mục dự án đào tạo nghề. + Các dự án xây dựng kho trữ nông sản, thủy sản.

+ Các dự án chuyển giao công nghệ. + Các dự án phát triển du lịch trên cơ sở liên kết trong vùng và với vùng khác. + Các dự án mở rộng sản xuất hoặc di dời đến ĐBSCL của các doanh nghiệp ở vùng khác. + Các dự án liên quan đến dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề phục vụ liên quan đến 3 sản phẩm chủ lực. - Ban hành chính sách tín dụng ưu đãi với những hình thức khác nhau: lãi suất thấp hoặc không lãi, thời gian ân hạn phù hợp, hình thức thế chấp đơn giản, bảo lãnh tín dụng - Hỗ trợ tín dụng cho dự án nâng cấp các cơ sở dạy nghề công lập, đầu tư thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập và khuyến khích các doanh nghiệp cùng phối, kết hợp trong quá trình dạy nghề liên quan đến 3 sản phẩm chủ lực; hỗ trợ việc hợp tác viện, trường - doanh nghiệp trong công tác dạy nghề và nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới, công nghệ mới, đặc biệt những công nghệ liên quan đến các sản phẩm chủ lực. 4. Kết luận kiến nghị 1. Việc xây dựng và triển khai Chương trình liên kết vùng ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung các sản phẩm mũi nhọn và đào tạo nghề thiết thực cho nông dân là vô cùng cần thiết để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết TW 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình hành động của Chính phủ ở một địa bàn trọng điểm nông nghiệp của cả nước. Nó cũng tạo ra cốt vật chất và con người cho xây dựng nông thôn mới, là một trong những giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững mà hội thảo này chọn thảo luận. Chủ trương liên kết vùng ĐBSCL cần một cơ chế pháp lý rõ ràng và mạnh mẽ hơn là sự khuyến khích bằng một văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ. (9) Một Chiếc áo pháp lý tương xứng cho liên kết vùng là rất cần thiết cho một nhu cầu bức xúc từ vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn nhất, lực lượng nông dân đông đảo nhất và trình độ sản xuất hàng hóa nông nghiệp vào loại bậc nhất cả nước. 2. Cần tiếp tục nghiên cứu hình thành tổ chức quản trị - điều hành cấp vùng phù hợp, đủ sức đảm đương và điều tiết các nhu cầu cấp vùng. Trước mắt cần nghiên cứu, hoàn thiện mô hình hoạt động của Ban Chỉ đạo điều phối Vùng kinh tế trọng điểm để thử nghiệm cho Chương trình liên kết vùng ĐBSCL, hình thành Ban Chỉ đạo phát triển vùng trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ thời gian qua. 3. Đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào 3 sản phẩm mũi nhọn của vùng ĐBSCL, tập trung hoàn thiện CSHT kinh tế, khai thông (9) Công văn số 740/VPCP-KTN ngày 01-02-2010 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng về Chương trình liên kết vùng ĐBSCL

các kênh tín dụng (vốn ngân sách, OAD, FDI, vốn doanh nghiệp tham gia và vốn tín dụng ngân hàng) và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển các sản phẩm mũi nhọn này. (10) 4. Tăng cường hơn nữa các hình thức liên kết, hợp tác theo nhu cầu và thực chất hơn các hình thức ký kết hợp tác kinh tế chủ yếu mang tính cam kết, còn nặng hình thức và theo phong trào giữa chính quyền các tỉnh, thành trong vùng với nhau và với TP HCM thời gian qua. Cần phát huy hơn nữa kết quả của Diễn đàn hợp tác Kinh tế ĐBSCL đã được Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập. (10) Bộ KH&ĐT đang nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ đề án đặc thù thu hút đầu tư vào vùng ĐBSCL.