BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề

Tài liệu tương tự
CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

ĐỀ CƯƠNG MÔ ĐUN KỸ THUẬT MAY 1

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ Quyển số 2: Nhóm Hàng Sắt Thép Thiết Bị QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ THÉP ỐNG THÉP HÌNH QTCNXD SỐ 1 I. PHÂN LOẠI HÀNG

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN

BỘ CÔNG THƯƠNG

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008

1

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

1

QUỐC HỘI

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG

Điều lệ Công ty CP Cấp thoát nước Ninh Bình UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

Gia sư Thành Được ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

MỤC LỤC

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 N

ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG o0o ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔN

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi

Việt Văn Mẫu Giáo B

QUỐC HỘI

SỔ TAY SINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN

HỘI ĐỒNG THI THPT CHUYÊN LONG AN BAN COI THI KỲ THI TS VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN Khóa ngày 4/6/2019 DANH SÁCH THÍ SINH TRONG PHÒNG THI Phò

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Microsoft Word - QCVN18_2011_BGTVT_ doc

Microsoft Word - Phan 8H

LÀNG BÈ CỘNG SINH 1 LÀNG BÈ CỘNG SINH Vị trí đƣợc chọn thực hiện dự án là cù lao Mỹ Hòa Hƣng, An Giang, Việt Nam, khu vực này có sông hậu chảy qua. Ng

Slide 1

ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU DYNAMICS OF STRUCTURES

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và L

Ebook miễn phí tại: Webtietkiem.com Page 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU –

Bé Y tÕ

MỐI GHÉP REN

MỤC LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƢƠNG THỊ YẾN NHI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6

Bài 1

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K

TRƢƠNG BỘI PHONG XOA BÓP CHỮA 38 BỆNH NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA

Điều lệ Hội Trái Tim Yêu Thương

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƢƠNG KHOA XÉT NGHIỆM QUY TRÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ Y TẾ Mã số: XN-QTQL-07 Phiên bản: 3.0 Ngày ban hành: 1

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 127/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI ĐHSG/NCKHSV_01 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, n

Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và

Hằng năm, cứ vào dịp sau Lễ Phục sinh là gia đình Ex Luro Saigon läi có cơ hüi qui tụ để mừng kính Lễ Thánh Giuse thợ và cũng để mừng Ngày Truyền Thùn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

TIỂU SỬ NHỊ THIÊN GIÁO CHỦ 1 Ổ ÂN Á ẾU N ỂU SỬ N Ị ÊN G Á Ủ - VÕ VĂN Ẩ ( )

MỤC LỤC

New Tour 2019 vip TOUR ĐÀ LẠT DU THUYỀN- XỨ SỞ THẦN TIÊN- WONDER RESORT 4 SAO NÔNG TRẠI HOA VẠN THÀNH : TẤT CẢ CÁC LOÀI HOA- & TRÁI : BÍ ĐỎ KHỔNG LỒ-

The Theory of Consumer Choice

Hướng dẫn sử dụng Mobile Service

Học Tiếng Anh theo phương pháp của người ngu nhất hành tinh

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 3148/QĐ-UBND Bình Định, ngà

SoŸt x¾t l·n 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VINCENT VAN GOGH

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CẤP ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM

CHƢƠNG TRÌNH TOUR 2019: ĐẢO NGỌC PHÖ QUỐC BAO TRỌN GÓI VÉ MÁY BAY Tặng Vé Cáp Treo Hòn Thơm KHÁM PHÁ ĐÔNG ĐẢO - NAM ĐẢO TẮM BIỂN BÃI SAO VIP TOUR: CHE

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY SẤY SFE 820CEA

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên

Phách SBD STT TRƢỜNG CĐSP TRUNG ƢƠNG - NHA TRANG HỘI ĐỒNG THI KẾT THÚC HOC PHẦN DANH SÁCH SINH VIÊN DỰ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN (LẦN 1) TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲ

CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free

DANH SÁCH SINH VIÊN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ "NÓI KHÔNG VỚI MA TÚY" THỜI GIAN: 8g30 NGÀY 29/10/2017 TẠI HỘI TRƯỜNG I STT MSSV HỌ TÊN Ngô Thị Phụng

CUỘC THI QUỐC GIA LÁI XE SINH THÁI TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU LẦN THỨ 31

Slide 1

Phong thủy thực dụng

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

PHẦN I

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA BAN QUẢN LÝ BẾN XE, TÀU BẠC LIÊU KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY VÀ QUY CHẾ BÁN ĐẤ

Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thƣơng Mại Du Lịch Marketing ---o0o--- Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG EVENT Giảng viên hƣớng dẫn: Tiế

Cúc cu

Bản ghi:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề

2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04

3 LỜI GIỚI THIỆU Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, nhằm nâng cao chất lƣợng lao động ở nông thôn, tạo thêm cơ hội việc làm, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nông dân; góp phần quan trọng cho việc xây dựng nông thôn mới. Dọc theo vùng duyên hải nƣớc ta, ngoài nhu cầu học các nghề nông nghiệp, diêm nghiệp,.. của bà con nông dân, còn có một nhu cầu lớn về học các nghề thủy sản nhƣ: nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, khai thác thủy sản. đặc biệt là nhu cầu học nghề thuyền trƣởng, máy trƣởng tàu cá, để bà con ngƣ dân có thể tham gia khai thác hải sản trên biển một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ biển, đảo quê hƣơng. Đƣợc sự phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề thuyền trƣởng tàu các của bà con ngƣ dân, chúng tôi biên soạn Giáo trình mô đun Điều động tàu của nghề Thuyền trƣởng tàu cá hạng tƣ. Trong quá trình biên soạn giáo trình, để đảm bảo chất lƣợng, chúng tôi luôn tuân thủ theo Thông tƣ 31/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ LĐTBXH về Hƣớng dẫn xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chúng tôi luôn tiếp cận với thực tế, kiểm chứng lại những vấn đề đƣợc trình bày trong giáo trình, để giáo trình phù hợp với thực tế, giúp ngƣời học có thể thực hiện đƣợc các công việc của nghề sau khi tốt nghiệp khóa học. Giáo trình này đề cập đến nội dung điều động tàu, một nhiệm vụ quan trọng của ngƣời làm thuyền trƣởng. Giáo trình này có quan hệ với tất cả các mô đun khác trong nghề Thuyền trƣởng tàu cá hạng tƣ. Giáo trình này gồm các bài: Điều động tàu cơ bản, điều động tàu quay trở, điều động tàu cập cầu, điều động tàu ra cầu, điều động tàu thả, thu neo, điều động tàu trong những tình huống đặc biệt, điều động tàu tránh va. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng công ty Hải sản Biển Đông; Quý bà con ngƣ dân, bạn bè đồng nghiệp.. đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp chúng tôi hoàn thiện Giáo trình mô đun này. Chúng tôi xin gửi lời xin phép và cảm ơn đến nhiều tác giả trên mạng vì chúng tôi đã có sử dụng tƣ liệu, hình ảnh của quý vị trong khi biên soạn. Trong quá trình biên soạn, mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhƣng chắc chắn không khỏi có thiếu sót, rất mong đƣợc sự góp ý của Quý đồng nghiệp và Quý đọc giả, chúng tôi rất biết ơn.

4 Biên soạn: 1. Chủ biên Lê Xuân Tài 2. Huỳnh Hữu Lịnh 3. Nguyễn Duy Bân 4. Trần Ngọc Sơn

5 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU... 1 MỤC LỤC... 3 BÀI MỞ ĐẦU... 9 Giới thiệu... 10 Mục tiêu... 10 A. NỘI DUNG... 10 1. Giới thiệu chung về tàu đánh cá... 10 2. Các thiết bị phục vụ điều động tàu... 11 2.1. Hệ thống lái... 11 2.2. Hệ thống neo... 13 2.3. Thiết bị buộc tàu... 15 2.4. Thiết bị bổ trợ công tác buộc tàu... 16 3. Đặc tính khai thác tàu... 17 3.1. Kích thƣớc chính của tàu... 17 3.2. Dung tải, trọng tải... 18 3.3. Chu kỳ chạy tàu... 18 4. Một số tính năng hàng hải cơ bản của tàu... 19 4.1. Quán tính... 19 4.2. Tính định hƣớng... 19 4.3. Tính quay trở... 19 4.4. Tính ổn định... 20 5. Ảnh hƣởng của bánh lái và chân vịt đến việc điều khiển tàu... 20 6. Các yếu tố khác có ảnh hƣởng đến việc điều khiển tàu... 20 6.1. Gió... 20 6.2. Dòng nƣớc... 21 6.3. Sóng... 21 6.4. Độ nghiêng... 21 7. Một số chú ý khác... 22 7.1. Xu hƣớng tàu dạt ngang khi quay tàu... 22 7.2. Tới-Lùi máy để giảm quán tính dạt ngang... 22

6 7.3. Tát lái... 22 7.4. Chiều quay chân vịt và xu hƣớng ngã mũi của tàu... 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành... 22 1. Câu hỏi... 22 2. Bài tập thực hành... 22 C. Ghi nhớ... 23 Bài 1. ĐIỀU ĐỘNG TÀU CƠ BẢN... 24 Giới thiệu... 24 Mục tiêu... 24 A. Nội dung... 24 1. Tìm hiểu con tàu... 24 1.1. Tìm hiểu qua hồ sơ kỹ thuật của con tàu... 24 1.2. Tìm hiểu qua thực tế... 24 2. Sử dụng vô lăng, ga, số trong điều động tàu... 25 2.1. Vô lăng... 25 2.2. Đồng hồ chỉ thị góc lái... 25 2.3. La bàn lái... 25 2.4. Cần ga... 25 2.5. Cần số... 26 3. Điều động tàu tới thẳng... 26 4. Điều động tàu sang phải... 27 5. Điều động tàu sang trái... 28 6. Điều động tàu chạy lùi... 29 7. Điều động trên biển... 29 8. Điều động nhập bờ... 29 B. Câu hỏi và bài tập thực hành... 30 1. Câu hỏi... 30 2. Bài tập thực hành... 30 C. Ghi nhớ... 30 BÀI 2: ĐIỀU ĐỘNG TÀU QUAY TRỞ... 31 Giới thiệu... 31 Mục tiêu... 31

7 A. Nội dung... 31 1. Chuẩn bị cho tàu quay trở... 31 1.1. Xác định các yếu tố của gió... 31 1.2. Xác định các yếu tố của nƣớc... 33 1.3. Quan sa t đia hiǹh nơi quay trơ... 33 1.4. Xác định mục đích quay trơ... 34 1.5. Một số quy tắc có lợi cần tuân thủ để thực hiện quay trở tàu... 34 2. Điều động tàu quay trở chỗ rộng... 34 2.1. Điều động tàu quay trở khi tàu chạy xuôi nƣớc, quay lại ngƣợc nƣớc... 34 2.2. Điều động tàu quay trở khi tàu chạy ngƣợc nƣớc, quay lại xuôi nƣớc... 35 3. Điều động tàu quay trở chỗ hẹp... 35 3.1. Điều động tàu quay trở bằng cách tát lái... 35 3.2. Điều động tàu quay thuận chiều... 36 3.3. Điều động tàu quay nghịch chiều... 37 3.4. Quay trở tàu bằng phƣơng pháp tì mũi vào bờ... 38 3.5. Quay trở tàu bằng neo... 39 3.6. Quay trở khi có ảnh hƣởng của gió... 41 B. Câu hỏi và bài tập thực hành... 43 1. Câu hỏi... 43 2. Bài tập thực hành... 43 C. Ghi nhớ... 43 BÀI 4. ĐIỀU ĐỘNG TÀU CẬP CẦU... 44 Giới thiệu... 44 Mục tiêu... 44 A. Nội dung... 44 1. Chuẩn bị cập cầu... 44 2. Cập cầu cảng khi gió nƣớc êm... 44 2.1. Cập mạn trái... 44 2.2. Cập cầu mạn phải... 45 2.3. So sánh ƣu, nhƣợc điểm... 46 3. Cập cầu cảng khi có ảnh hƣởng của nƣớc, gió... 46 3.1. Cập cầu ngƣợc nƣớc (không gió)... 46

8 3.2. Cập cầu nƣớc ngƣợc, gió trong cầu thổi ra... 47 3.3. Cập cầu nƣớc ngƣợc, gió từ ngoài thổi vào... 48 4. Cập cầu, trƣớc và sau có chƣớng ngại vật... 49 5. Kết thúc việc cập cầu... 49 B. Câu hỏi và bài tập... 50 1. Câu hỏi... 50 2. Bài tập thực hành... 50 C. Ghi nhớ... 50 BÀI 4: ĐIỀU ĐỘNG TÀU RỜI CẦU... 51 Mục tiêu... 51 A. Nội dung... 51 1. Công tác chuẩn bị trƣớc khi rời cầu... 51 2. Điều động tàu rời cầu... 51 2.1. Rời cầu mạn trái, mạn phải đi theo hƣớng đậu khi nƣớc, gió êm... 51 2.2. Rời cầu mạn trái, mạn phải đi ngƣợc hƣớng đậu khi nƣớc, gió êm... 52 3. Rời cầu khi có ảnh hƣởng của dòng nƣớc... 54 3.1. Rời cầu đi theo hƣớng đậu và ngƣợc lại hƣớng đậu khi có dòng nƣớc chảy từ mũi về lái... 54 3.2. Tàu đậu nƣớc xuôi, rời cầu đi theo hƣớng đậu và ngƣợc lại hƣớng đậu... 55 4. Rời cầu khi có ảnh hƣởng của nƣớc và gió... 56 4.1. Tàu đậu nƣớc ngƣợc, gió ngoài cầu thổi vào... 56 4.2. Tàu đậu nƣớc ngƣợc, gió trong cầu thổi ra... 58 5. Rời cầu trƣớc, sau có chƣớng ngại vật... 59 B. Câu hỏi và bài tập thực hành... 59 1. Câu hỏi... 59 2. Bài tập thực hành... 59 C. Ghi nhớ... 60 BÀI 5: ĐIỀU ĐỘNG TÀU THẢ, THU NEO... 61 Giới thiệu... 61 Mục tiêu... 61 A. Nội dung... 61 1. Chuẩn bị thả neo... 61

9 1.1. Chọn khu vực và tính toán vị trí neo... 61 1.2. Những điều chú ý khi thả neo... 61 2. Thả và thu một neo... 62 2.1. Công tác chuẩn bị... 62 2.2. Thả neo... 62 2.3. Thu neo... 62 3. Thả và thu hai neo... 63 3.1. Thả và thu neo chữ V... 63 4. Nguyên nhân tàu bị trôi neo và biện pháp xử lý... 66 4.1. Nguyên nhân tàu bị trôi neo... 66 4.2. Cách xác định neo bị trôi... 66 4.3. Biện pháp xử lý khi phát hiện neo trôi... 67 B. Câu hỏi và bài tập thực hành... 67 1. Câu hỏi... 67 2. Bài tập thực hành... 67 C. Ghi nhớ... 67 BÀI 6: ĐIỀU ĐỘNG TÀU TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT.. 68 Giới thiệu... 68 Mục tiêu... 68 A. Nội dung... 68 1. Điều động tàu trong luồng hẹp và vùng nƣớc cạn... 68 1.1.Ảnh hƣởng của luồng hẹp và nƣớc cạn đến tốc độ và mớn nƣớc của tàu.. 68 1.2. Điều động tàu trong luồng hẹp và vùng nƣớc cạn cần lƣu ý... 69 2. Điều động tàu trong sƣơng mù... 69 3. Điều động tàu khi có bão... 70 3.1. Các dấu hiệu đến gần của bão... 70 3.2. Hành động của thuyền trƣởng khi có dấu hiệu đến gần của bão... 70 3.3. Điều động tàu trong sóng to, gió lớn... 74 3.4. Neo đậu tàu thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới... 75 4. Điều động tàu cứu ngƣời bị rơi xuống nƣớc... 76 5. Điều động tàu khi trên tàu gặp hỏa hoạn... 77 5.1. Điều động khi tàu chạy ngƣợc gió... 77

10 5.2. Điều động khi tàu chạy xuôi gió... 78 B. Câu hỏi và bài tập thực hành... 79 1. Câu hỏi... 79 2. Bài tập thực hành... 79 C. Ghi nhớ... 79 BÀI 7: ĐIỀU ĐỘNG TÀU TRÁNH VA... 80 Giới thiệu:... 80 Mục tiêu:... 80 A. Nội dung... 80 1. Chuẩn bị điều động tàu theo Luật tránh va:... 80 1.1. Chuẩn bị đèn tín hiệu và dấu hiệu... 80 1.4. Chuẩn bị phƣơng tiện phát tín hiệu âm thanh... 82 2. Điều động tàu trong mọi điều kiện tầm nhìn:... 82 2.1. Quan sát tình hình mặt biển xung quanh tàu... 82 2.2. Chạy tàu với tốc độ an toàn:... 83 2.3. Xác định nguy cơ đâm va... 84 2.4. Thực hiện hành động tránh va chạm tàu... 84 3. Điều động tàu vƣợt nhau:... 85 3.1. Xác định tình huống vƣợt nhau... 85 3.2. Điều động tàu vƣợt tàu khác:... 85 4. Điều động tàu tránh va khi đối hƣớng với tàu khác:... 85 4.1. Xác định tình huống đối hƣớng:... 85 4.2. Điều động tàu khi đối hƣớng tàu khác... 86 5. Điều động tàu tránh va khi cắt hƣớng với tàu khác... 86 5.1. Xác định tình huống cắt hƣớng... 86 5.2. Điều động tàu khi cắt hƣớng tàu khác:... 87 6. Điều động tàu nhƣờng đƣờng... 87 6.1. Trách nhiệm nhƣờng đƣờng theo luật tránh va:... 87 6.2. Điều động tàu nhƣờng đƣờng... 87 B. Câu hỏi và bài tập thực hành... 88 1. Câu hỏi... 88 2. Bài tập thực hành:... 88

11 C. Ghi nhớ... 89 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC... 89 I. Vị trí, tính chất của mô đun... 89 II. Mục tiêu... 89 III. Nội dung chính của mô đun... 90 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành... 90 VI. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập... 94 VI. Tài liệu tham khảo... 96 BÀI MỞ ĐẦU Giới thiệu Điều khiển tàu thủy không nhƣ điều khiển xe vì nó chịu ảnh hƣởng rất nhiều của các yếu tố ngoại cảnh nhƣ gió, nƣớc, và đặc biệt là tàu thủy không có phanh (thắng) để dừng tàu lại ngay khi cần thiết. Bài này sẽ giới thiệu những hiểu biết chung nhất để ngƣời điều khiển tàu vận dụng trong quá trình điều khiển tàu.

12 Mục tiêu - Liệt kê các trang thiết bị phục vụ cho việc điều động tàu; - Trình bày đƣợc đặc tính khai thác của tàu; - Trình bày đƣợc các tính năng hàng hải cơ bản của tàu; - Mô tả đƣợc các yếu tố có ảnh hƣởng đến việc điều động tàu. 1. Giới thiệu chung về tàu đánh cá A. NỘI DUNG Tàu đánh cá là một loại tàu biển đƣợc dùng để đánh cá biển, vì vậy nó có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào loại nghề đánh bắt, chẳng hạn nhƣ: tàu lƣới kéo thì cần có tính giữ hƣớng cao, tàu lƣới vây thì cần có tính quay trở tốt, Theo khái niệm nói trên, ta có những loại tàu đánh cá nhƣ sau: tàu lƣới kéo, tàu lƣới vây, tàu lƣới rê, tàu câu cá ngừ, (Hình Mđ-1, Mđ-2, Mđ-3, Mđ-4) Ngoài ra nếu theo lƣợng giãn nƣớc của tàu, ta có: tàu đánh cá cỡ nhỏ có lƣợng giãn nƣớc dƣới 1.300 tấn, tàu đánh cá cỡ trung bình có lƣợng giãn nƣớc từ 1.300 đến 3.000 tấn, tàu đánh cá cỡ lớn có lƣợng giãn nƣớc trên 3.000 tấn. Ở Việt Nam, phân loại tàu đánh cá theo công suất máy chính thì có: tàu đánh cá hạng Nhỏ có công suất máy chính từ 45cv đến dƣới 90cv, tàu đánh cá hạng Năm có công suất máy chính từ 90cv đến dƣới 400cv, tàu đánh cá hạng Tƣ có công suất máy chính từ 400cv trở lên. Hình Mđ-1. Tàu lưới kéo Hình Mđ-2. Tàu lưới vó

13 Hình Mđ-3. Tàu lưới vây Hình Mđ-4. Tàu lưới rê 2. Các thiết bị phục vụ điều động tàu 2.1. Hệ thống lái Hệ thống lái đƣợc dùng để điều khiển tàu theo ý muốn của ngƣời điều khiển khi tàu: hành trình, quay trở, thả neo, cập cầu, khai thác thủy sản, Hệ thống lái bao gồm: bánh lái, máy lái và hệ thống truyền động. Theo quy định, trên tàu phải có 2 hệ thống lái là hệ thống lái chính và hệ thống lái dự phòng. 2.1.1. Bánh lái Hình Mđ-5. Kiểu bánh lái

14 a) Bánh lái thường; b) Bánh lái cân bằng; c) Bánh lái nửa cân bằng Bánh lái đƣợc đặt ở sau chân vịt, trong mặt phẳng trục dọc tàu. Diện tích của bánh lái phụ thuộc vào kích thƣớc tàu, tốc độ tàu và đƣờng kính vòng quay trở mong muốn. Nói chung diện tích bánh lái tỷ lệ nghịch với tốc độ tàu, đƣờng kính vòng quay trở và tỷ lệ thuận với kích thƣớc tàu. Có 3 kiểu bánh lái là: bánh lái thƣờng, bánh lái cân bằng (bù trừ) và bánh lái nửa cân bằng (Hình Mđ-5). Góc lái (α): là góc hợp bởi đƣờng trục dọc tàu và mặt phẳng bánh lái. Thông thƣờng ngƣời ta chọn góc lái từ 35 0 đến 40 0 tính từ mặt phẳng trục dọc tàu sang mạn phải hoặc mạn trái. Nếu bánh lái nằm ở mạn phải của tàu, ta có góc lái phải, nếu bánh lái nằm ở mạn trái của tàu, ta có góc lái trái. Đồng hồ chỉ thị góc lái đặt ở buồng lái, cho ta biết vị trí của bánh lái và giá trị của góc lái. 2.1.2. Máy lái Có 3 loại máy lái thƣờng sử dụng trên tàu biển hiện nay là: máy lái đơn giản (truyền động cơ khí), máy lái thủy lực (truyền động thủy lực) và máy lái điện (truyền động điện). Trên các tàu cá hiện nay, máy lái đơn giản đƣợc sử dụng rộng rãi. Loại máy này dùng sức ngƣời để quay vô-lăng điều khiển tàu (Hình Mđ-6) Hình Mđ-6. Máy lái đơn giản 1. Trục lái; 2. Cung lái; 3. Lĩn; 4. Cáp; 5. Tay lái; 6. Giảm xóc; 7. Tăng-đơ, 2.1.3. Máy chỉ thị góc lái 8. Mấu hãm; 9. Ròng rọc chuyển hướng Máy chỉ thị góc lái có công dụng: cho ngƣời lái biết vị trí thực tế của bánh lái trong nƣớc thông qua đồng hồ chỉ góc lái. Đồng hồ chỉ góc lái đƣợc đặt trƣớc mặt ngƣời lái, trên mặt đồng hồ có thang chia độ từ 0 0 đến 40 0 về 2 phía: phải và

trái. Giá trị 0 0 ở giữa tƣơng ứng với vị trí bánh lái nằm trong mặt phẳng trục dọc tàu (α = 0 0 ). 2.2. Hệ thống neo Hệ thống neo đƣợc dùng để cố định vị trí tàu trên mặt nƣớc, để dừng tàu trong trƣờng hợp khẩn cấp, để phục vụ cho việc quay trở tàu trong chỗ hẹp, để cập cầu, ra cầu, Hệ thống neo bao gồm: neo, lĩn, tời neo và bộ hãm. 2.2.1. Neo 15 Hình Mđ-7. Một số loại neo 1. Neo hải quân; 2. Neo 4 cánh; 3. Neo Matơrôxôp; 4. Neo khôn Neo có nhiệm vụ bám đáy biển để cố định vị trí tàu. Neo phải có lực bám tốt, kích thƣớc gọn dễ thao tác. Trên tàu biển thƣờng có 3 neo gồm 2 neo mũi và 1 neo dự trữ. Các loại neo đƣơc sử dụng phổ biến là: neo hải quân, neo khôn, neo Matơrôxôp, 2.2.2. Lĩn Hình Mđ-8. Một đoạn lĩn neo 1. Ma ní thường; 2. Mắt đầu mút; 3. Mắt thô; 4. Mắt thường Lĩn là những mắt xích nối lại với nhau. Lĩn dùng để nối tàu với neo. Lĩn thƣờng dùng làm dây neo cho tàu lớn. Trên những tàu đánh cá ngƣời ta thƣờng dùng dây cáp hoặc dây thừng tổng hợp để làm dây neo (nối tàu với neo). Chiều

dài và độ lớn của dây neo phụ thuộc vào độ sâu vùng nƣớc mà tàu hoạt động và kích thƣớc của tàu. Để nối dây neo với neo ngƣời ta dùng ma ní thƣờng và ma ní xoay. Trên dây neo cần đánh dấu để biết đƣợc chiều dài dây neo đã thả. Chiều dài dây neo phải thả thông thƣờng gấp 3 lần độ sâu là tốt nhất. Tuy nhiên, khi ở trên biển có sóng to, gió lớn, cần thả dài thêm dây neo để tránh rê neo (neo không bám cố định vào đáy biển). 2.2.3. Tời neo và bộ hãm Tời neo đƣợc dùng để thu neo, thƣờng sử dụng tời có trục quay nằm ngang. Để cho tời hoạt động, ngƣời ta có thể trích lực từ máy chính, dùng động cơ điện, sức ngƣời, Tời gồm có các bộ phận nhƣ ly hợp, trống tời, cơ cấu cóc, phanh hãm, Trên tàu cá chủ yếu sử dụng tời thu neo trích lực từ máy chính hoặc dùng sức ngƣời. Để ngƣng hoặc hạn chế tốc độ thu, thả dây neo, ngƣời ta sử dụng phanh hãm trên tời hoặc các bộ hãm đặt bên ngoài nhƣ hình vẽ. 16 Hình Mđ-9. Bộ hãm xích neo kiểu thanh chắn 2.3. Thiết bị buộc tàu Thiết bị buộc tàu có nhiệm vụ buộc tàu vào cầu cảng, phao, cập mạn tàu khác, Các thiết bị buộc tàu phải đảm bảo làm việc chắc chắn, kịp thời và thông suốt. Thiết bị buộc tàu gồm: dây buộc tàu, cọc bích, tời, và những dụng cụ bổ trợ nhƣ: quả đệm, dây ném, ma ní, dây hãm, 2.3.1. Dây buộc tàu Dây buộc tàu thƣờng là dây thừng tổng hợp hoặc dây cáp, có một đầu đƣợc chầu khuyết (thƣờng là đầu dây đƣợc ném lên cảng hoặc tàu khác). Đối với tàu cá thƣờng dùng dây thừng tổng hợp có đƣờng kính 20mm hoặc cáp có đƣờng kính 10mm. Dây buộc tàu có các tên gọi nhƣ Hình Mđ-10

17 Hình Mđ-10. Các loại dây buộc tàu 1. Dây dọc mũi; 2. Dây ngang mũi; 3. Dây chéo mũi; 4. Dây chéo lái; 5. Dây ngang lái; 6. Dây dọc lái 2.3.2. Cọc bích Hình Mđ-11. Cọc bích đôi và cọc bích đơn Hình Mđ-12. Các thiết bị dẫn cáp 1. Lỗ mống; 2. Cọc sừng bò; 3. Tấm tì dây Cọc bích là cọc thép có dạng nhƣ Hình Mđ-11, đƣợc gắn trên boong ở 2 bên mạn tàu. Cọc bích dùng để quấn dây buộc tàu khi buộc tàu. Ngoài ra còn có các thiết bị dẫn cáp hỗ trợ nhƣ: lỗ mống, sừng bò, tấm tì dây, (Hình Mđ-12), 2.3.3. Tời Tời đƣợc dùng để thu dây buộc tàu khi đầu kia của dây buộc tàu đã liên kết với cọc bích trên cầu cảng hay với cọc bích của tàu sẽ cập mạn.

18 Hình Mđ-13. Tời kéo neo trục đứng 1. Tang ma sát trục đứng 2. Tang ma sát trục ngang Hình Mđ-14. Tời kéo neo trục ngang 1. Tang thanh cao; 2. Tang ma sát 2.4. Thiết bị bổ trợ công tác buộc tàu 2.4.1. Dây ném Dây ném có nhiệm vụ làm dây mồi để chuyển dây buộc tàu lên cầu cảng hoặc sang tàu khác khi khoảng cách quá xa. Dây ném thƣờng làm bằng dây mềm có chu vi khoảng 35 30 mm và chiều dài khoảng 30 35 m. Một đầu dây ném đƣợc buộc với dây buộc tàu, đầu còn lại buộc với quả ném. Quả ném là một túi nhỏ đựng đầy cát hoặc hạt kim loại. 2.4.2. Súng bắn dây Súng bắn dây có nhiệm vụ bắn dây ném trong khoảng cách lớn từ 100 150 m. Súng bắn dây có các bộ phận chính nhƣ sau: thân súng, đầu đạn và dây ném. 2.4.3. Dây hãm Dùng để giữ chặt dây khi dây đang căng (chịu lực) và chuyển vị trí của dây chẳng hạn nhƣ chuyển dây buộc tàu từ tời sang cọc bích, Dây hãm là 1 đoạn lĩn (dây xích) dài từ 2 4 m có đƣờng kính từ 5 10 mm. Một đầu của lĩn đƣợc cố định vào cọc bích, một đầu để tự do. 2.4.4. Quả đệm Quả đệm đƣợc dùng để bảo vệ thân tàu phòng khi có va chạm với cầu cảng, với tàu khác, khi tàu cập cầu hoặc cập với tàu khác. Trên các tàu đánh cá, quả đệm đƣợc sử dụng phổ biến là vỏ xe ô-tô hƣ, cũ. Quả đệm thƣờng buộc dọc theo 2 bên mạn tàu, ở những vị trí thƣờng bị va chạm.

19 Hình Mđ-15. Đệm chống va thường làm bằng vỏ xe ô tô cũ Hình Mđ-16. Dây hãm 3. Đặc tính khai thác tàu 3.1. Kích thƣớc chính của tàu Lmn : Chiều dài của tàu đo trên đƣờng mớn nƣớc L : Chiều dài toàn bộ, đo từ mép trƣớc mũi tàu đến mép sau đuôi tàu Hình Mđ-17a. Các kích thước chính của tàu Hình Mđ-17b. Các kích thước chính của tàu B : Chiều rộng, là khoảng cách lớn nhất theo chiều ngang D : Chiều sâu, là khoảng cách thẳng đứng đo từ mặt boong đến la ký T : Mớn nƣớc, là khoảng cách thẳng đứng đo từ mặt nƣớc đến la ký

20 D T : Mạn khô Ảnh hƣởng của kích thƣớc tàu đến việc điều khiển nhƣ sau: L/B càng lớn thì tính định hƣớng càng tăng, nhƣng càng khó quay trở, thông thƣờng L/B= 2,3 3,2 B/T càng lớn thì tính ổn định càng tăng, nhƣng không có lợi về tốc độ, thông thƣờng B/T = 2,5 4 H/T càng lớn thì càng chịu ảnh hƣởng của gió, thông thƣờng H/T = 1,2 3 (H là chiều cao con tàu, gồm chiều cao mạn khô và chiều cao cabin). Tàu có kích thƣớc càng lớn thì càng khó điều khiển. 3.2. Dung tải, trọng tải Trọng tải: là khả năng chuyên chở của con tàu. Đơn vị tính trọng tải là tấn (1.000 kg) Dung tải: dùng để biểu thị dung tích của tàu, hay mức độ to nhỏ của tàu. Dung tải đăng ký (RT) là thể tích khoang hàng dùng để trữ hàng hóa. 1 RT = 2,83 m 3. 3.3. Chu kỳ chạy tàu Chu kỳ chạy tàu là thời gian mà tàu có thể hoạt động đƣợc khi chỉ lấy nhiên liệu, lƣơng thực, thực phẩm dự trữ cho chuyến đi, có một lần. 4. Một số tính năng hàng hải cơ bản của tàu 4.1. Quán tính Quán tính còn đƣợc gọi là trớn. Có 2 loại quán tính là quán tính lấy đà và quán tính hãm đà. Quán tính lấy đà: đƣợc xác định bằng quãng đƣờng và thời gian kể từ khi tàu đứng yên cho đến khi tàu chạy đạt một tốc độ nhất định nào đó. Quán tính hãm đà: đƣợc xác định bằng quãng đƣờng và thời gian kể từ khi tàu đang chạy với một tốc độ nhất định nào đó cho đến khi tàu dừng hẳn. Có 2 loại quán tính hãm đà là: quán tính hãm đà bắt buộc (có dùng máy lùi) và quán tính hãm đà tự do (không dùng máy lùi, chỉ dừng hoạt động của chân vịt). Tàu có quán tính càng lớn thì càng khó điều khiển. Ngƣời điều khiển tàu phải biết rõ quán tính lầy đà và quán tính hãm đà để điều khiển tàu đƣợc an toàn, hiệu quả. Trớn tàu luôn đƣợc lƣu ý, nhất là khi điều động ra vào cầu nhằm phòng ngừa va chạm. Dấu hiệu tàu hết trớn tới: Khi bọt nƣớc chân vịt di chuyển về phía trƣớc, vừa ngang buồng lái, nơi ngƣời lái đứng, là lúc nó cảnh báo tàu sắp hết trớn tới. Đặc tính này đƣợc chú ý khi điều động tàu cập cầu hay khi lùi máy thả neo.