MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Thời

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

1

Bia GV LDTE

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

CHƯƠNG 1

Cái Chết

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Phần mở đầu

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phần 1

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

Microsoft Word - 14-bi-quyet-tranh-luan.docx

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

PowerPoint Template

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài tập Bật tách, khép chân qua 7 ô. - Trẻ biết dùng sức của đôi chân để bật tách, khép chân qua cá

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN TIN HỌC 1. Cơ sở khoa học của đánh giá thường xuyên 1.1. Khái niệm đánh giá thường xuyên và phân biệt với đánh giá

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - SGV-Q4.doc

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

10 chu de lien mon

Microsoft Word - TT_ doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Moät soá bieän phaùp gaây höùng thuù hoïc taäp moân Sinh hoïc 7 Trang I. MỞ ĐẦU o ọn ề t M ề t m v ề t n p p n n u ề t

HỒ SƠ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA TINH THỂ KAl(SO4)2.12H2O I. NGƯỜI SOẠN GV: Phạm Thị Hiền Tổ Hóa Trường: Phổ t

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

doc-unicode

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Hỏi Đáp Thường Thức Về Chính Trị Thái Trí hỏi Thái Đạo đáp 1. Hỏi: Xin nhận xét đại cương về những nền dân chủ đã có? Đáp: Phê bình các chế độ chính t

JURGEN WOLFF TẬP TRUNG - SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY CÓ MỤC TIÊU FOCUS: THE POWER OF TARGETED THINKING, Bản quyền tiếng Việt 2009 Công ty Sách Alpha Phan Thu

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Nghị luận về sách

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Microsoft Word - SC_AT5_VIE.docx

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

1

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

1

Phần 1

Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao?: Toán Học Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phần 1

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ BÀI DỰ THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2019 Học sinh thực hiện: Nguyễn Lưu Thạch Thảo Lớp 6/1

LÔØI TÖÏA

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

Kinh Từ Bi

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Layout 1

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - 75-nguyen-tac-thanh-cong.docx

Phần 1

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sáng tác và phổ nhạc một số bài thơ, câu chuyện theo chủ đề nhằm

So tay luat su_Tap 3_ _file in.indd

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

MICHAEL WILKINSON ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BUYING STYLES Bản quyền tiếng Việt 2011 Công ty Sách Alpha Tùng Linh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Dự án 1.0

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

No tile

Microsoft Word - QUI CHE QUAN TRI NOI BO CTY.doc

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Hãy làm thành viên 3M Thực hiện tốt Trung thực Công bằng Trung thành Chính xác Tôn trọng Bộ Quy tắc Ứng xử Toàn cầu

Nhà quản lý tức thì

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

Bản ghi:

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát triển khả năng tư duy thuật toán, năng lực sử dụng các thành tựu của ngành khoa học này trong học tập và trong các lĩnh vực hoạt động của mình sau này. Với sự phát triển nhanh và bền vững của ngành tin học. Để truyền đạt kiến thức đến với học sinh là quá trình say mê nghiên cứu của giáo viên. Lượng kiến thức về lĩnh vực tin học ngày càng nhiều, các em tiếp cận từ rất nhiều kênh thông tin với nguồn tài liệu phong phú. Nên việc dạy học cũng phải đổi mới phương pháp sao cho phù hợp và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học Tin học là trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các khái niệm cơ bản nhất ở mức phổ thông. Học sinh bước đầu biết sử dụng máy tính, biết soạn thảo văn bản, biết sử dụng internet, khai thác được các phần mềm thông dụng, giải được các bài toán đơn giản bằng máy tính. Trên cơ sở đó rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học như sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động và say mê môn học. Vậy thì dạy học như thế nào để phát huy được tất cả các yếu tố cơ bản trên của học sinh. Mỗi một giáo viên đều cố gắng hết mình sao cho những giờ lên lớp với những phương pháp dạy học phù hợp nhất mà học sinh có thể nắm vững được kiến thức trọng tâm của bài học. Trong mỗi trọng tâm kiến thức, một chương thì luôn có một tiết ôn tập với mục đích là củng cố và khắc sâu kiến thức vừa được học. Dạy tiết ôn tập như thế nào để thực hiện được nhiệm vụ đặt ra là một vấn đề chúng ta cần quan tâm. Hiện nay, các tiết ôn tập môn tin học giáo viên dạy như thế nào, có đạt được mục tiêu đề ra là củng cố và khắc sâu được kiến thức cho học sinh không. Thực tế giáo viên chưa làm tốt vấn đề này, với suy nghĩ là nhắc lại những kiến thức mà các em đã học cho nên trong tiết học này giáo viên chưa thực sự đổi mới dạy học. Cho nên dễ gây nhàm chán cho học sinh, cả tiết học chỉ là những câu hỏi yêu câu học sinh nhắc lại (đọc lại) những kiến thức đã học, thậm chí giáo viên còn dạy lại những kiến thức đã được dạy ở các tiết trước đó. Vậy dạy tiết ôn tập chương như thế nào cho hiệu quả, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Chúng ta ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để đạt được mục tiêu là củng cố và khắc sâu được

kiến thức cho học sinh. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên nhân, những khó khăn mắc phải để có biện pháp khắc phục phù hợp. Dạy tiết ôn tập có dễ không? Chúng ta sẽ dễ dàng có câu trả lời là không khó tí nào. Bởi học sinh đã có sẵn các kiến thức đã học, giáo viên chỉ việc hệ thống lại dưới hình thức các bảng hệ thống là xong nhiệm vụ. Thế nhưng, để dạy các tiết ôn tập chương sao cho tốt để khắc sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh là vấn đề khó của giáo viên trước khi lên lớp. Dạy làm sao để không lặp lại những gì mình đã giảng ở các bài học trước một cách máy móc, dễ gây nhàm chán cho học sinh và cho cả chính bản thân mình? Đó là điều không dễ chút nào. Mục tiêu của các bài ôn tập nói chung là vừa củng cố các kiến thức đã học của một chương hay một phần nào đó, vừa mở rộng, vừa nâng cao, so sánh đối chiếu với các kiến thức có liên quan, vừa góp phần bồi dưỡng một số kỹ năng nhất định cho học sinh. Đặc biệt là học sinh đón nhận các tiết học ấy một cách thích thú nhất. Các vấn đề khó khăn cơ bản khi dạy các tiết ôn tập chương mà giáo viên thường gặp đó là: Tiết ôn tập không phải là để nhắc lại những kiến thức đã học mà là để giúp học sinh tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung được học. Cho nên phải dạy học như thế nào để giúp cho học sinh chủ động, tích cực trong việc tìm ra được mạch kiến thức để có thể khắc sâu được kiến thức. Hệ thống kiến thức cơ bản như thế nào cho hợp lý, khoa học và nổi rõ được kiến thức trọng tâm của chương, phần. Chọn các dạng bài tập, câu hỏi củng cố kiến thức như thế nào để mang tính chất đặc trưng nhất, cơ bản nhất của chương và phương pháp rèn luyện kĩ năng giải bài tập, kĩ năng tổng hợp kiến thức đã học. Vậy để khắc phục những hạn chế và khó khăn gặp phải ta có thể tìm hiểu một số vấn đề cần thiết khi giảng dạy các tiết ôn tập chương: 1. Hệ thống kiến thức cơ và làm rõ kiến thức trọng tâm của chương: Trong giảng dạy các tiết học trong một chương, chúng ta đã truyền đạt cung cấp cho học sinh từng đơn vị kiến thức trong chương. Như vậy vấn đề đặt ra là: Chúng ta phải hệ thống kiến thức cơ bản của chương như thế nào một cách logic, khoa học và nổi bật được kiến thức trọng tâm của toàn chương. Các kiến thức cơ bản của chương có mối liên hệ chặt chẽ trong tổng thể hoàn chỉnh nhằm giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, củng cố và khắc sâu kiến thức trong chương. Điểm quan trọng là phát huy được tính tích cực của động trong học tập của học sinh. Cần phát huy hết khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Tùy theo hàm lượng kiến thức trong mỗi chương để ta có thể hệ thống kiến thức của chương theo từng đơn vị kiến thức trọng tâm: Kiến thức trọng tâm 1, Kiến thức trọng tâm 2, Công việc hệ thống kiến thức phải làm nổi bật được kiến thức trọng tâm, mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức trọng tâm và các đơn vị kiến thức chung quanh nó. Trên cơ sở các kiến thức trọng tâm của chương ta tiến hành chọn phương pháp hệ thống kiến thực phù hợp nội dung kiến thức cần hệ thống như: Phương pháp hệ thống bằng sơ đồ; Phương pháp hệ thống bằng bản đồ tư duy, Phương pháp hệ thống hình vẽ minh họa kiến thức chọn lọc Việc lựa chọn phương pháp hệ thống kiến thức trọng tâm của chương phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn mới nâng cao được hiệu quả, chất lượng học tập của học sinh thông qua tiết ôn tập chương. Nếu lựa chọn phương pháp hệ thống kiến thức một cách máy móc không những không củng cố được kiến thức cho học sinh mà còn làm cho giờ học của học sinh sẽ lúng túng và học tập kém hiệu quả. Do vậy việc hệ thống kiến thức một chương cần chuẩn bị chu đáo: Giáo viên cần chọn lựa phương pháp hệ thống kiến thức và chuẩn bị cho học sinh ôn lại kiến thức của chương, hoàn thành một số biểu bảng, chuẩn bị nội dung trả lời một số câu hỏi giáo viên đưa ra và các dạng bài tập đa dạng. Một vấn đề không kém phần quan trọng là trong quá trình giảng dạy các tiết học của chương, giáo viên cũng nên định hướng nội dung củng cố ở tiết ôn tập chương bằng cách đưa ra các câu hỏi và bài tập trọng tâm giao cho các em hoàn thành ở nhà. 2. Chọn phương pháp lên lớp sao cho phù hợp, không gây nhàm chán mà kích thích hứng thú học tập cho học: Tùy vào kiến thức trọng tâm của chương cần ôn tập để ta có thể xây dựng một kịch bản lên lớp sao cho các hoạt động dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, khơi gợi được niềm đam mê, hứng thú học tập và làm cho tiết học sôi nổi đạt chất lượng hiệu quả mong muốn. Có rất nhiều hoạt động dạy học trong tiết ôn tập chương như: Hoạt động dạyhọc thông qua các trò chơi; Hoạt động dạy-học thông qua việc tổ chức nhóm học tập Hoạt động dạy-học thông qua trò chơi: Trước hết, ta tìm một trò chơi có tính chất khởi động. Chọn trò chơi nào là tuỳ vào sự nhạy bén của giáo viên, tuỳ đối tương học sinh mà mình phụ trách và nhất là

phải có chủ ý. Trò chơi khởi động không nên quá dài bởi nó chỉ có tác dụng làm nóng tiết học mà thôi. Hãy để dành thời gian cho phần trọng tâm bài học. Đặt tên các trò chơi sao cho hấp dẫn tạo hứng thú cho học sinh. Phải có hình thức khen thưởng điểm số để tất cả các em phải có sự chuẩn bị tốt nhất cho tiết học. Hoạt động dạy-học thông qua việc tổ chức nhóm học tập: Trong việc dạy-học theo nhóm ta có thể tổ chức các hình thức thi đua theo từng nhóm học sinh. Đây là trọng tâm ôn tập nên phải sắp xếp sao cho thật khéo léo, chặt chẽ, đáp ứng tốt mục tiêu bài học. Khi tổ chức dạy học theo nhóm chúng ta cẩn lưu ý một số điểm quan trọng cần làm như sau : - Chia học sinh thành từng nhóm sao cho cân đối về chất lượng để học sinh hỗ trợ nhau trong thi đua học tập, các em giỏi sẽ lôi kéo các bạn yếu hơn hoà mình vào trả lời các nội dung giáo viên đặt ra mà không mang mặc cảm tự ti. - Tùy vào nội dung trọng tâm cần ôn tập để chọn hình thức hoạt động nhóm cho phù hợp. Có thể các nhóm điền các kiến thức vào các bảng thu hoạch thông qua hệ thống các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn của giáo viên. Có thể tổ chức tiếp các trò chơi với nhiều hình thức phong phú và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh của các nhóm. - Cần chú ý phân bố thời gian thật hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Cần có sự quan sát tốt nhất để đánh giá, nhận xét các nhóm thật khách quan, công bằng. - Hệ thống câu hỏi, câu gợi ý cần rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, cần có một số câu hỏi khó dành cho những học sinh khá giỏi phát huy tốt năng lực của mình. - Phải tìm cách kích thích cho học sinh tự thân vận động giải quyết vấn đề, giáo viên không nên làm thay sẽ tạo cho học sinh có thói quen thụ động, không tích cực trong học tập. - Cuối cùng, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm, cần có những lời khen thích hợp cho các nhóm và thành viên tích cực trong mỗi nhóm để tạo ra niềm đam mê học tập ở các tiết học tiếp theo. Kết thúc tiết học cần đánh giá tổng thể tiết học, cho bài tập về nhà và hướng dẫn nội dung sẽ học trong bài học mới. Mục đích chủ yếu của các tiết ôn tập chương là vừa ôn tập các kiến thức trọng tâm đã học, vừa nâng cao mở rộng vấn đề bằng việc kích thích trí tưởng tượng vốn dĩ rất phong phú đa dạng của học sinh, vừa bồi dưỡng một số kỹ năng cần thiết cho việc tổng hợp, sắp xếp các kiến thức trọng tâm một cách khoa học, hợp lý để học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng.

3. Một số điểm lưu ý quan trọng khi dạy các tiết ôn tập chương: Để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập, yêu cầu học sinh làm việc ở nhà: trả lời các câu hỏi và chuẩn bị các bài tập. Mục "Tóm tắt những kiến thức cần nhớ" trong SGK nhằm mục đích để cho học sinh tra cứu nếu cần thiết, không nên giảng lại cho học sinh trong giờ học ôn tập. Tiết ôn tập không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học, mà là để giúp học sinh nhớ lại, làm lại và tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung được học. Nên có các bảng hệ thống thể hiện mối liên quan hệ thống của kiến thức trọng tâm đã được học trong chương. Trong tiết ôn tập trên lớp, giáo viên chọn một vài bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập và cùng làm việc với học sinh, qua đó nhắc lại, khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cần nhớ. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả khoảng 15/20 phút cho mỗi hình thức. Trong bất kì hình thức nào, học sinh cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức. Trong các tiết dạy ôn tập chương, dù tổ chức học sinh hoạt động dưới hình nào thì giáo viên cũng phải sử dụng tối đa và phát huy hết tác dụng các thiết bị công nghệ thông tin hiện có. 4. Một số ví dụ khi day các tiết ôn tập chương (tham khảo) 4.1. Tiết ôn tập chương soạn thảo văn bản: + Xác định kiến thức trọng tâm của chương: - Các chức năng chung của mọi hệ soạn thảo văn bản: Tạo và lưu trữ văn bản, biên tập, định dạng văn bản, các công cụ trợ giúp soạn thảo văn bản. - Các quy ước chung trong soạn thảo văn bản, cách gõ văn bản chữ việt. - Những chức năng cơ bản nhất của phần mềm ứng dụng soạn thảo văn bản Microsof Word. + Những điểm cần lưu ý khi dạy tiết ôn tập chương soạn thảo văn bản: - Có nhiều phần mềm ứng trong việc soạn thảo văn bản, nhưng thông dụng nhất là phần mềm Microsof Word, mặc dù được nâng cấp với nhiều phiên bản khác nhau nhưng những tính năng cơ bản nhất thì không thay đổi. - Cần nhấn mạnh cho học sinh là bản chất của các lệnh và ý nghĩa của chúng, không quá lệ thuộc vào sự khác biệt của một vài thao tác, một số hộp thoại trong các phiên bản Word khác nhau.

- Vì là tiết ôn tập chương nên ta nhấn mạnh các nhóm chức năng (thanh bảng chọn), tức là khi cần thao tác chức năng gì thì tìm ở đâu chứ không đi sâu vào chức năng của từng lệnh (đã học ở các tiết trước đó). + Định hướng kịch bản giảng dạy: - 15 phút đầu: Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nhiều phương án trả lời. Đây là những câu hỏi trọng tâm giúp các em cũng cố các kiến thức chung về soạn thảo văn bản. Các câu hỏi được soạn và trình diễn bằng các phần trình chiếu. - 25 phút tiếp theo: Cho học sinh hoạt động nhóm, chia các nhóm học sinh sao cho trong mỗi nhóm đều có học sinh khá, giỏi để giúp đỡ các học sinh khác trong nhóm củng cố, tiếp thu được kiến thức. Nội dung: tập trung vào việc củng cố kiến thức về các chức năng trong soạn thảo văn bản. Ở đây không dạy lại kiến thức đã học mà để cho học sinh liệt kê các chức năng, thao tác theo yêu cầu của giáo viên trong phiếu học tập. Ví dụ: Ta có thể thiết kế phiếu học tập như sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Yêu cầu: Hãy liệt kê các chức năng cơ bản trong nhóm chức năng định dạng văn bản. Thời gian: 5 phút TT Chức năng Thao tác 1 2 3 4 5 Tổ hợp phím tắt (nếu có) Hoạt động dạy học: Giáo viên phát phiếu học tập, cho các nhóm làm bài, sau khi hết thời gian giáo viên thu kết quả của các nhóm, tổng hợp kết quả, cho nhận xét và kết luận. Khen thưởng động viên nhóm làm việc có kết quả tốt nhất, khuyến khích các nhóm làm chưa được tốt cố gắng hơn ở những nội dung học tập tiếp theo. Các phiếu học tập của các nhóm cần chiếu lên màn chiếu (Sử dụng máy OverHead, Webcam,...)

- 5 phút cuối cùng: Giáo viên chốt lại những kiến thức học sinh cần nắm của chương, hướng dẫn bài tập về nhà, chuẩn bị bài học cho tiết tiếp theo. Đánh giá tiết học, có thể cho điểm những học sinh, nhóm học sinh tích cực, sôi nổi và có kết quả tốt trong các phiếu học tập. 4.2. Tiết ôn tập chương về các câu lệnh cơ bản của ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal: Xác định kiến thức trọng tâm của chương: - Cấu trúc của một chương trình Turbo Pascal; - Các kiểu dữ liệu đơn giản; - Các câu lệnh đơn giản: Câu lệnh gán, câu lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím, câu lệnh in dữ liệu ra màn hình - Các câu lệnh có cấu trúc: Cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp (Lặp với số lần xác định, Lặp với số lần không xác định). Những điểm cần lưu ý khi dạy tiết ôn tập chương: - Đối với tiết này chúng ta không dạy lại các câu lệnh (cú pháp câu lệnh, chức năng của từng câu lệnh và hoạt động của mỗi câu lệnh, ) mà chúng ta xác định rõ kiến thức trọng tâm là củng cố việc viết một chương trình hoàn thiện với việc sử dụng các câu lệnh đã được học trong chương. - Giáo viên cần tìm những bài tập cơ bản nhất để có thể sử dụng và phối hợp các câu lệnh đã được học để viết chương trình. - Điểm quan trọng nhất của tiết này không phải hướng tới là học sinh viết chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được mà điều quan trọng nhất là phải chỉ ra được các lỗi mà học sinh thường gặp nhất khi sử dụng và phối hợp các câu lệnh đã được học. + Định hướng kịch bản giảng dạy: - Bài này chúng ta nên dạy ở phòng máy có hỗ trợ của máy chiếu. - 15 phút đầu: Giáo viên soạn ra những chương trình giải các bài toán cụ thể hoặc những đoạn chương trình thực hiện một nội dung nào đó. Hiển thị chương trình lên máy chiếu và cho học sinh phát hiện lỗi. Gọi các học sinh trả lời, chạy thử chương trình khi còn lỗi để các học sinh thấy rõ lỗi rồi cho học sinh lên chỉnh sửa và thực hiện lại chương trình khi đã đúng để tất cả cùng thấy. Qua các đoạn chương trình này giáo viên tổng hợp và nhẫn mạnh với cả lớp những lỗi cơ bản thường mắc phải khi viết chương trình để củng cố lại cú pháp các câu lệnh cho học sinh. Loại chương trình thứ hai là cho học sinh đọc chương trình và bộ giữ liệu vào. Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết kết quả in ra sau khi thực hiện chương trình. Mục

đích những đoạn chương trình này nhằm để củng cố lại kiến thức về hoạt động của từng câu lệnh và cũng qua đây để nhấn mạnh với học sinh về việc gặp lỗi trong quá trình thực hiện chương trình. - 25 phút tiếp theo: Giáo viên đưa ra bài tập tổng hợp, vận dụng tất cả các câu lệnh cơ bản đã được học. Giáo viên quan sát học sinh làm bài, phát hiện ra các lỗi học sinh gặp phải và trao đổi với toàn thể lớp. Giáo viên gọi học sinh sửa lỗi cho nhau sau khi các em làm bài được 20 phút. Như vậy học sinh sẽ được cũng cố một lần nữa về các câu lệnh đã được học, khắc sâu những lỗi thường mắc phải để trách khi viết các chương trình sau này. Tùy theo điều kiện của phòng máy, nếu được giáo viên nên trình chiếu các bài làm gặp lỗi lên bảng để cả lớp cùng thảo luận. Chiếu các bài làm tốt để các em cùng tham khảo, học tập và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - 5 phút cuối: Giáo viên đánh giá giờ học, cho điểm các thành viên tích cực, hướng dẫn bài tập về nhà và định hướng chuẩn bị nội dung cho tiết học tiếp theo. 4.3. Tiết ôn tập chương phầm mềm trình chiếu: + Xác định kiến thức trọng tâm của chương: - Nắm bắt được các chức năng chung và một vài lĩnh vực của phần mềm trình chiếu. - Các dạng thông tin có thể đưa vào các trang chiếu. - Khả năng tạo các hiệu ứng và nguyên tắc cơ bản khi tạo một bài trình chiếu. + Những điểm cần lưu ý khi dạy tiết ôn tập chương: - Với chương này thì chung ta lưu ý trong quá trình ôn tập luôn bám sát yêu cầu cơ bản là các em đạt chuẩn kiến thức kỹ năng là "Biết" và "Thực hiện được". - Phải nhấn mạnh với học sinh đây là một chương khó, muốn tạo được một bài trình chiếu thì cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng tư liệu (Hình ảnh, âm thanh, phim, ). - Mục tiêu cuối cùng: Học sinh tạo được sản phẩm phục vụ học tập, chưa cần hiểu biết sâu sắc về lý thuyết. - Củng cố và nhấn mạnh với học sinh đây là công cụ hỗ trợ trình bày chứ không phải là phần mềm soạn thảo cho nên nội dung trong tiết ôn tập không đi sâu vào chi tiết giao diện của chương trình mà hướng dẫn các em tự khám phá và tạo ra sản phẩm riêng cho mình. + Định hướng kịch bản giảng dạy: - Bài này cần thực hiện lên lớp ở phòng máy thực hành có máy chiếu. - Mục tiêu của chương là học sinh biết và làm được cho nên với tiết ôn tập chương này ta không tổ chức hoạt động nhóm mà cho từng cá nhân tạ thực hiện.

- Cần phân tích được ít nhất là 03 bài của học sinh, các bài này phải thể hiện được những mặt ưu điểm, nhược điểm để phân tích trước lớp từ đó các em tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - 5 phút đầu: Hướng dẫn nội dung, yêu cầu của bài học, đưa ra bài tập tiêu biểu để học sinh tự thiết kế. - 30 phút tiếp theo: học sinh thực hành trên máy, giáo viên theo dõi quá trình thực hiện của học sinh. Quan sát những mặt ưu, và han chế của học sinh để phần cuối có những nhận xét sâu sắc giúp các em củng cố tốt những kiến thức đã được học. - Chọn bài làm tốt, chưa tốt của học sinh đề chuẩn bị cho việc nhận xét ở phần sau. - 10 phút cuối: Giáo viên chiếu bài của học sinh, cho các bạn trong lớp nêu ý kiến nhận xét về những điểm trình bày tốt, những hạn chế còn gặp phải khi soạn bài trình chiếu. - Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhấn mạnh thêm một lần nữa trước học sinh và đưa ra những nhận xét của mình để giúp cho học sinh nắm củng cố lại kiến thức của chương vừa học. - Giao bài tập về nhà, yêu cầu chuẩn bị những nội dung cho bài học mới, chương mới. 5. Kết luận Tiết ôn tập chương là một tiết rất khó dạy bởi vì lượng kiến thức rất rộng, nếu không chuẩn bị tốt thì giáo viên rất dễ bị cuốn và việc dạy lại những kiến thức mà mình đã dạy ở những bài trước đó. Do đó, để có một tiết ôn tập chương đạt yêu cầu là củng cố được kiến thức của chương vừa học thì giáo viên cần phải có sự đầu tư thực sự, phải có sự chuẩn bị trong suốt quá trình dạy kiến thức của chương thông qua hệ thống các câu hỏi và bài tập cho học sinh chuẩn bị ở nhà. Việc triển khai một tiết dạy ôn tập chương tùy thuộc vào nghiệp vụ sư phạm của mỗi giáo viên, phụ thuộc vào khả năng quản lý học sinh và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo từ học sinh của mỗi giáo viên. Nội dung của phần này chỉ nhằm giúp giáo viên thể tham khảo. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn nội dung này không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được đón nhận từ quý bạn đọc những góp ý quý báu để nội dung sát với thực tiễn và ngày một hoàn thiện hơn. Trần Lương Vương