UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Đà Lạt, ngày 28 tháng 02 năm 2013 QUY CHẾ TỔ CHỨC

Tài liệu tương tự
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Số: 2731 /QĐ-HVN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc H

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 27/2011/TT-BGDĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2011 THÔNG TƯ

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP PHƯỚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ Nam Định, năm 2016

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

QUỐC HỘI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NAM CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Microsoft Word - BCTỰ ĒÆNH GIÆ 2017-Chuyen NTT

MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ... 1 PHẦN II: TỔNG QUAN CHUNG Bối cảnh chung của Trường Những phát hiện chính trong quá trình TĐG... 8 PHẦN

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 14/2012/QH13 LUẬT Phổ biến, g

UBND TỈNH ĐỒNG NAI

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du-Quận 1

Microsoft Word - QL-Tam.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND HUYỆN Lộc NINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 2 ẮJ /PGDĐT Lộc Ninh, ngày 24 tháng 7

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 851/HD-PGD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Đông, ngày 07 tháng 9

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH LONG TRƢỜNG THCS NGUYỄN TRƢỜNG TỘ BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƢỜNG THCS NGUYỄN TRƢỜNG TỘ Vĩnh Long 2017

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

LOVE

OpenStax-CNX module: m tổng kết năm học yen nguyen This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative Commons Attr

QUY ĐỊNH

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

TRƯỜNG THCS ÂU LẠC HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ Số: 26/KH-AL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tân Bình, ngày 20 tháng 02 năm 201

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2015 SỔ TAY CHẤT L

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

MUÏC LUÏC

PHẦN I

HUYỆN UỶ LÝ NHÂN VĂN PHÒNG * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, ngày 30 tháng 11 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả công tác Tuần thứ 48 năm 2018 (Từ ngày 24/11 đế

TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 14/2018/TT-BGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

SỔ TAY NHÂN VIÊN SỔ TAY NHÂN VIÊN

LUẬT XÂY DỰNG

SỔ TAY SINH VIÊN

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Uû ban nh©n d©n

UBND HUYỆN ĐẦM HÀ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số 17/KH-PGD&ĐT Người ký: Phòng Giáo dục và Đào tạo angninh.gov.vn Cơ quan: Huyện

BỘ XÂY DỰNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT C u 1 : Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi A. Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn; C. Sử dụng chức vụ, quyền

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

32 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2011/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội,

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

UBND TỈNH AN GIANG

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

ĐỀ cương chương trình đẠi hỌc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NG

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 28 /SGDĐT-TTr Đồng Tháp, ngày 27 tháng 0

Layout 1

ĐẢNG BỘ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM HUYỆN ỦY LÝ NHÂN * Số CV/HU V/v triệu tập dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, n

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC TẠI TDTU NĂM 2019 Điều 4. Quyền của sinh viên: TRÍCH QUI CHẾ CÔNG TÁC SINH VIÊN 1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đ

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Số 171 (7.519) Thứ Năm ngày 20/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

UBND TỈNH NGHỆ AN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO LẦN 2 QUY ĐỊNH TẠM THỜI Về đá

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

NguyenThiThao3B

No tile

QUỐC HỘI

UBND TỈNH CAO BẰNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 140 /BC-SGD&ĐT Cao Bằng, ngày 23 tháng 8

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QBWACO CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC QUẢNG BÌNH (Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Qu

CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13 Số 1356/QĐ-LICOGI13-HĐQT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà nội, ngày 06 tháng 11 năm 2009 QUYẾT

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

PHÒNG GD&ĐT CÀ MAU

Số 276 (6.894) Thứ Ba, ngày 3/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phú

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - hop dong mua ban E6 (can ho).doc

- Minh bạch trong hoạt động của Petrolimex; - Lãnh đạo và kiểm soát Petrolimex có hiệu quả. 2. Trong Quy chế này, các tham chiếu tới một hoặc một số đ

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC Đề thi có 03 trang ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12 NĂM HỌC Bài thi: Khoa học xã hội; Mô

THINK QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TÍNH TRUNG THỰC CÁC ĐỒNG NGHIỆP THÂN MẾN, Tính Trung Thực là căn bản của tập đoàn SGS. Sự tin tưởng mà chúng ta t

Bản ghi:

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Đà Lạt, ngày 28 tháng 02 năm 2013 QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT (Ban hành kèm theo Quyết định số:211 /QĐ-SGDĐT- TCCB ngày 28/ 02 /2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng) Chương 1 QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Tên trường: TiếngViệt: TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT Tiếng Anh: Pedagogical College of Dalat Điều 2. Sứ mạng và tầm nhìn của trường CĐSP Đà Lạt 1. Sứ mạng: Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đà Lạt là một cơ sở chủ chốt đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục và một số ngành nghề khác để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác trong điều kiện hội nhập quốc tế và thị trường lao động của thế kỉ XXI. 2. Tầm nhìn: Từ nay đến năm 2020, Trường CĐSP Đà Lạt lấy việc đào tạo ngành sư phạm làm nòng cốt, tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo theo hướng đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực đến trình độ đại học, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho địa phương, đất nước phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế. Điều 3. Trường CĐSP Đà Lạt là đơn vị sự nghiệp nằm trong hệ thống giáo dục đại học, trực thuộc Sở Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT) Lâm Đồng, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT Lâm Đồng; đồng thời chịu sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT theo qui định; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Chương 2 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT Điều 4. Nhiệm vụ của trường CĐSP Đà Lạt 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học ngành sư phạm và ngòai sư phạm, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường Mầm non, Tiểu học, THCS có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp đáp ứng đào tạo theo nhu cầu của xã hội, phục vụ cho sự phát triển giáo dục và kinh tế xã hội của địa phương Lâm Đồng và các tỉnh trong khu vực. 2. Kết hợp đào tạo với nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục; thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao. 3. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính trên cơ sở thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở; quản lý giảng viên, cán bộ, công nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới theo quy định của Bộ GD&ĐT.

4. Có kế họach đăng ký, tiếp tục có kế họach tổ chức triển khai kiểm định chất lượng giáo dục giai đọan tiếp theo và chịu sự quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục theo qui định hiện hành. 5. Tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 6. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường; xây dựng môi trường học tập, cảnh quan sư phạm và an tòan cho người học; ngăn chặn các tội phạm và tệ nạn xâm nhập vào nhà trường. 7. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài sản của nhà trường theo quy định của pháp luật. 8. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục góp phần đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo dục. 9. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cán bộ, giảng viên nhà trường. 10. Thông qua hoạt động đào tạo để giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. 11. Thực hiện chế độ báo cáo Bộ GD&ĐT, cơ quan quản lý các cấp về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành. 12. Công khai những cam kết của trường về chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính hàng năm của trường. Trường CĐSP Đà Lạt có trang Website riêng, thường xuyên cập nhật thông tin về các họat động của trường. 13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh giao. Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của trường CĐSP Đà Lạt Trường CĐSP Đà Lạt được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể là: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh Lâm Đồng và quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng của Nhà nước, của ngành GD&ĐT, của địa phương Lâm Đồng. 2. Phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, lập kế hoạch giảng dạy và học tập phù hợp với trình độ và hình thức đào tạo cho từng ngành đào tạo của trường trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu được duyệt, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT. 3. Đăng ký, tham gia tuyển chọn, ký kết và thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ góp phần xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của địa phương Lâm Đồng, của đất nước và hội nhập quốc tế. 4. Huy động, quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục; hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. 5. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng và công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và 2

lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của trường. 6. Nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất của trường; tài trợ cho các hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi đối với con, em gia đình thuộc diện chính sách, các hoạt động xã hội nhân đạo và từ thiện. 7. Được Nhà nước giao quyền sử dụng đất; được thuê đất, vay vốn và được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật. 8. Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường; tuyển dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp khoa, phòng và tương đương trở xuống; quản lý và phân phối chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trong trường theo chỉ tiêu được cơ quan chủ quản giao hàng năm; quyết định các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ từ ngạch giảng viên, chuyên viên trở xuống. 9. Tổ chức các hoạt động của trường tại các cơ sở đã đăng ký và được Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT chấp thuận. Điều 6. Trách nhiệm dân sự của trường CĐSP Đà Lạt Trường CĐSP Đà Lạt chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với quy định pháp luật. 3 Chương 3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT Điều 7. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức trường CĐSP Đà Lạt bao gồm: 1. Hội đồng trường 2. Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng 3. Hội đồng khoa học và đào tạo và các Hội đồng tư vấn khác 4. Các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc: 4.1. Phòng Tổ chức cán bộ Công tác sinh viên 4.2. Phòng Đào tạo Khoa học và Công nghệ 4.3. Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng 4.4. Phòng Hành chính tổng hợp 4.5. Phòng Kế hoạch Tài chính 4.6. Phòng Thanh tra Pháp chế 4.7. Phòng Hợp tác quốc tế 4.8. Trạm Y tế 5. Các khoa và bộ môn trực thuộc: 5.1. Khoa đào tạo các môn khoa học Tự nhiên (gọi tắt là khoa Tự nhiên). 5.2. Khoa đào tạo các môn khoa học Xã hội và nhân văn (gọi tắt là khoa Xã hội). 5.3. Khoa đào tạo các môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật (gọi tắt là khoa Thể dục - Nhạc - Họa). 5.4. Khoa Ngọai Ngữ 5.5. Khoa đào tạo giáo viên Tiểu học (gọi tắt là khoa Tiểu học) 5.6. Khoa đào tạo giáo viên Mầm non (gọi tắt là khoa Mầm non) 5.7. Khoa đào tạo các lọai hình không chính qui và bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học (gọi tắt là khoa Tại chức & Bồi dưỡng cán bộ quản lý).

5.8. Bộ môn Lý luận Chính trị 5.9. Bộ môn Tâm Lý Giáo dục và Công tác đội. 6. Các tổ bộ môn, tổ công tác thuộc khoa, phòng (gọi chung là tổ chuyên môn): Mỗi khoa, phòng tùy theo tình hình thực tế, đề xuất thành lập các tổ chuyên môn, được tổ chức theo cơ cấu chuyên môn phù hợp. Việc thành lập tổ chuyên môn theo đề nghị của khoa, phòng và được lãnh đạo nhà trường phê duyệt. 7. Các trung tâm trực thuộc: 7.1. Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học. 7.2. Trung tâm Thông tin - Thư viện. 8. Các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học: 8.1. Các phòng thí nghiệm, các phòng thực hành bộ môn. 8.2. Các cơ sở thực nghiệm, các trường thực hành. 9. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam: Đảng bộ trường và các Chi bộ phòng, khoa, bộ môn trực thuộc. 10. Các đoàn thể và các tổ chức xã hội: 10.1. Công đoàn cơ sở trường CĐSP Đà Lạt và các Công đoàn bộ phận phòng, khoa, bộ môn trực thuộc. 10.2. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường CĐSP Đà Lạt, các Liên chi đoàn khoa và các chi đoàn. 10.3. Hội sinh viên trường CĐSP Đà Lạt và các Chi hội sinh viên. Chương 4 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỪNG TỔ CHỨC VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỪNG TỔ CHỨC Điều 8. Hội đồng trường 1. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng trường phải được Giám đốc Sở GD&ĐT công nhận. 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường: a) Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, qui họach, kế hoạch phát triển của trường bao gồm dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn; b) Quyết nghị về dự thảo quy chế mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của trường; xem xét phê chuẩn các kiến nghị liên quan đến việc thành lập, hoặc đình chỉ các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo trước khi Hiệu trưởng quyết định hoặc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt; c) Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu cơ quan quản lý có thẩm quyền những người có đủ khả năng làm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; lấy phiếu tín nhiệm đột xuất hoặc giữa nhiệm kỳ, đề xuất miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; quyết định những vấn đề về cơ cấu tổ chức của nhà trường; d) Thông qua danh sách Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các hội đồng tư vấn khác của nhà trường; đ) Quyết nghị chính sách tài chính, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ các nguồn kinh phí của trường; chính sách về hoạt động khoa học và công nghệ của trường; e) Chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về các hoạt động của nhà trường; xây dựng chính sách, cơ chế nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường; 4

g) Ban hành các quy định về hoạt động của Hội đồng trường; h) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. i) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên định kỳ hoặc đột xuất. 3. Hội đồng trường có số thành viên là 11 người, bao gồm các thành viên đương nhiên, thành viên cử và thành viên bầu: a) Thành viên đương nhiên là Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng; Bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn trường và Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường; b) Các thành viên cử là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tuyển dụng, gồm Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT; c) Các thành viên bầu là đại diện cán bộ quản lý các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc. 4. Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 05 năm và theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; các thành viên khác của Hội đồng trường do Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định. 5. Hội đồng trường họp ít nhất 1 lần trong một học kỳ, bao gồm các cuộc họp thường kỳ và cuộc họp bất thường; cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự; các quyết nghị của Hội đồng trường chỉ có giá trị khi có quá nửa tổng số thành viên Hội đồng nhất trí. 6. Thủ tục thành lập. Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường xác định rõ số lượng và cơ cấu thành viên: các thành viên đương nhiên, thành viên cử. Giới thiệu các thành viên bầu. Tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm các thành viên bầu, thành phần tham dự gồm: Đảng ủy; Ban giám hiệu; Trưởng, phó các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc; Trưởng các tổ chức đòan thể cấp trường. Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường thống nhất danh sách tham gia Hội đồng trường, trình Giám đốc Sở GD&ĐT phê duyệt. Hằng năm, khi có thay đổi về nhân sự, Hội đồng trường họp bầu bổ sung và trình Sở GD&ĐT phê duyệt. Điều 9. Chủ tịch Hội đồng trường 1. Chủ tịch hội đồng trường do Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận. 2. Tiêu chuẩn Chủ tịch hội đồng trường như tiêu chuẩn của Hiệu trưởng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Qui chế này. 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trường: a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng trường; b) Chủ trì chuẩn bị chương trình, nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng trường; c) Tổ chức việc thông qua quyết nghị của Hội đồng trường; d) Chỉ đạo việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường sau khi được thông qua; đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Điều lệ trường Cao đẳng và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường. 5. Chủ tịch Hội đồng trường được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường. Các văn bản, quyết nghị của Hội đồng trường do Chủ tịch Hội đồng trường ký. 5

6. Trong quá trình hoạt động, nếu Chủ tịch Hội đồng trường có hành vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thiếu năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, Giám đốc Sở GD&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định chấm dứt hiệu lực quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường. Điều 10. Hiệu trưởng 1. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường cao đẳng, các quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. 2. Hiệu trưởng trường CĐSP Đà Lạt phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây: a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng ít nhất 05 năm; b) Có trình độ từ thạc sĩ trở lên; c) Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ; d) Tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ. Trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thống nhất với Bộ GD&ĐT để quyết định. Điều 11. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng 1. Tổ chức xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lấy ý kiến thông qua của Hội đồng trường, trình Sở GD&ĐT phê duyệt. 2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường cao đẳng được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8; các quyết nghị, kết luận của Hội đồng trường, được quy định tại Điều 9 của Qui chế này. 3. Hiệu trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch hoạt động hàng năm; thông qua Hội đồng trường trình cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt; quản lý tài chính, tài sản và các hoạt động của trường; quyết định sử dụng nguồn vốn vào công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xây dựng và phát triển trường theo kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ Trưởng khoa, Trưởng phòng hoặc tương đương trở xuống; thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền trong tuyển dụng giảng viên, cán bộ, nhân viên và ký kết các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. 5. Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển trường và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh. 6. Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của đơn vị. 7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản và các quy định của Nhà nước về lao động - tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học của trường. 8. Quyết định mức chi phí quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, tuỳ theo nội dung, hiệu quả công việc và thực tế của nhà trường. 6

9. Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và cung ứng dịch vụ, nhận tài trợ và tiếp nhận viện trợ của nước ngoài theo quy định của pháp luật để bổ sung kinh phí hoạt động và đầu tư phát triển nhà trường. 10. Bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động của trường. 11. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trong nhà trường. 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 12. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức Hiệu trưởng 1. Hiệu trưởng được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp; miễn nhiệm khi hết nhiệm kỳ hoặc có lý do chính đáng; bãi nhiệm, cách chức nếu có hành vi vi phạm pháp luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thiếu năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ. 2. Cá nhân, người được Hội đồng trường giới thiệu, có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 của Qui chế này có quyền đăng ký vào vị trí Hiệu trưởng. 3. Căn cứ tiêu chuẩn năng lực; kết quả thăm dò và đề nghị của Hội đồng trường, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng nhà trường. 4. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng trường có thể tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đánh giá, miễn nhiệm, cách chức Hiệu trưởng, giới thiệu Hiệu trưởng mới đề nghị cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm. Điều 13. Phó Hiệu trưởng 1. Trường CĐSP Đà Lạt có từ 2 đến 3 Phó Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng phải có học vị từ thạc sĩ trở lên, có đủ sức khoẻ. Tuổi bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ. Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và nghiên cứu khoa học phải có đủ tiêu chuẩn như Hiệu trưởng. Trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thống nhất với Bộ GD&ĐT để quyết định. 2. Phó Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: a) Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao; b) Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao. 3. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và có thể được bổ nhiệm lại. 4. Trong quá trình hoạt động, Hiệu trưởng đề nghị, Hội đồng trường tổ chức lấy phiếu đánh giá miễn nhiệm, cách chức Phó hiệu trưởng và lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu Phó Hiệu trưởng mới, đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm. Điều 14. Hội đồng Khoa học và Đào tạo 1. Hội đồng Khoa học và Đào tạo là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về: a) Mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ của trường; b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên. 2. Các thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo của trường được quyền kiến nghị về kế hoạch và nội dung công việc của Hội đồng. 3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, các Trưởng khoa, một số Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm, một số Trưởng bộ môn, giảng viên, cán bộ hoạt động khoa học công nghệ của trường, một số nhà khoa học và đại diện một số tổ chức kinh tế- xã hội ở ngoài nhà trường. 7

4. Hội đồng Trường giới thiệu thành viên và tổ chức bầu thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường. Các thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo bầu Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo theo nguyên tắc đa số phiếu. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng Khoa học và Đào tạo. Nhiệm kỳ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. 5. Hội đồng Khoa học và Đào tạo họp ít nhất 6 tháng một lần và do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Điều 15. Các Hội đồng tư vấn khác Các Hội đồng tư vấn khác như: Hội đồng đời sống, Hội đồng thi đua, Hội đồng kỷ luật v.v... được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian hoạt động, cơ cấu, thành viên của các Hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quyết định. Điều 16. Các phòng chức năng 1. Nhiệm vụ chung của các phòng chức năng: 1.1. Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác của trường. 1.2. Quản lý cán bộ, nhân viên của đơn vị mình theo sự phân cấp của Hiệu trưởng. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các trưởng phòng: 2.1. Thừa lệnh Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của phòng theo chức năng. Trực tiếp phụ trách một số mặt công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao. 2.2. Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, các trưởng phòng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao. 2.3. Các phó trưởng phòng giúp trưởng phòng trong việc quản lý và điều hành các họat động của phòng; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của trưởng phòng và giải quyết các công việc do trưởng phòng giao. 3. Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó phòng thực hiện theo điều 45 của Điều lệ trường cao đẳng. Điều 17. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng 1. Phòng Tổ chức cán bộ - Công tác Sinh viên 1.1. Chức năng, nhiệm vụ : Tham mưu tổng hợp đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác sinh viên. Cụ thể là : - Tổ chức tiến hành các đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng, báo cáo thời sự, thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong cán bộ viên chức và SV theo các chủ đề tư tưởng chính trị trong từng thời gian, theo kế hoạch của nhà trường và hướng dẫn của cấp trên kết hợp với tình hình nhiệm vụ của nhà trường. - Tổ chức và theo dõi việc học tập, bồi dưỡng về lý luận Mác-Lênin về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ viên chức; đồng thời theo dõi nắm vững tình hình tư tưởng chính trị trong cán bộ viên chức và sinh viên để đề xuất các chủ trương, kế hoạch, biện pháp giáo dục. - Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động: Câu lạc bộ, phòng tuyên truyền, triển lãm, báo tường, bản tin, các hoạt động văn hóa thể thao, văn nghệ, quần chúng... - Phối hợp với phòng HCTH tổ chức việc kỷ niệm các ngày lễ lớn ở trong nhà trường. - Sắp xếp tổ chức bộ máy xây dựng nhiệm vụ cụ thể, xác định chức trách, quan hệ công tác, cải tiến lề lối làm việc cho các tổ chức và cá nhân trong trường theo các quy định của pháp luật. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chế độ công tác và lề lối làm việc đã được quy định. 8

- Xây dựng quy hoạch bổ sung, quản lý, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ viên chức hàng năm và lâu dài nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh và Bộ Giáo dục & Đào tạo. - Theo dõi quản lý quân dự bị, quản lý hồ sơ cán bộ công chức, viên chức và sinh viên. - Phối hợp với phòng ĐT- KH&CN để quản lý cán bộ viên chức về mặt chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đề xuất việc sắp xếp sử dụng, bồi dưỡng, thực hiện các chế độ chính sách, đáng giá nhận xét định kỳ cán bộ...theo đúng qui định hiện hành về quản lý và sử dụng cán bộ công chức, viên chức. - Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ viên chức. - Phối hợp chặt chẽ với phòng Đào tạo KH&CN, các khoa trong việc tuyển sinh và tổ chức thi cử. - Tổ chức tiếp nhận SV trúng tuyển vào học. Cấp thẻ sinh viên, thẻ KTX cho sinh viên. - Quản lý sinh viên về học tập, rèn luyện tu dưỡng theo đúng chương trình, kế hoạch và các quy chế của Bộ GD&ĐT hiện hành và các quy định của nhà trường. - Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước qui định đối với SV về học bổng, học phí, bảo hiểm xã hội, vay vốn học tập và các chế độ khác có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của sinh viên. - Phối hợp với phòng Đào tạo-kh&cn, phòng Khảo thí & ĐBCL và các khoa trong việc tổ chức cấp phát bằng tốt nghiệp, các lọai chứng chỉ cho người học. - Tổ chức và quản lý KTX sinh viên theo đúng Qui chế công tác học sinh, sinh viên nội trú do Bộ GD&ĐT ban hành. Tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên, bao gồm các họat động về công tác chính trị tư tưởng, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác của sinh viên. - Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương nơi trường đóng để xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn, giải quyết kịp thời, đúng đắn các vụ việc, các vấn đề liên quan đến sinh viên và quản lý sinh viên ngọai trú theo đúng Qui chế công tác học sinh, sinh viên ngọai trú do Bộ GD&ĐT ban hành. Hướng dẫn sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế. - Biểu dương, khen thưởng sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện, NCKH, trong các hoạt động xã hội, xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm pháp luật và nội quy quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT và của nhà trường. - Phối hợp với các phòng có liên quan trong việc thực hiện chế độ BHXH cho cán bộ viên chức trong nhà trường. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. 1.2. Biên chế: 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và một số cán bộ, nhân viên. 2. Phòng Đào tạo Khoa học & Công nghệ 2.1. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, khoa học và công nghệ. Cụ thể là : - Xây dựng biên chế năm học, lập kế họach giảng dạy, học tập, NCKH đồng thời cụ thể hóa, theo dõi hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu phương thức đào tạo, bồi dưỡng, NCKH của các khoa trong nhà trường (kể cả tập trung, tại chức...) - Điều tiết kế họach giảng dạy, học tập giữa các khoa. - Tổ chức hướng dẫn và theo dõi việc biên soạn đề cương chi tiết học phần, giáo trình, tập bài giảng ở các khoa; tổ chức thực hiện các quy chế đảm bảo chất lượng đào tạo và bồi dưỡng tại trường. 9

- Tổ chức chỉ đạo các tổ chức chuyên môn, các giảng viên và nhân viên phục vụ giảng dạy trong việc quản lý, hướng dẫn sinh viên học tập và rèn luyện trong mọi hoạt động: Học trên lớp, thực hành thực tập sư phạm, đi thực tế và các họat động chuyên môn khác. - Xây dựng và tham mưu triển khai thực hiện kế họach TTSP, thực tập nghề; thường xuyên phối hợp với các trường thực hành, các trường THCS, Tiểu học, Mầm non của địa phương để tổ chức cho sinh viên đi TTSP, thực tập nghề. - Phối hợp với khoa Tại chức xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hợp tác liên kết đào tạo với các trường Đại học, các cơ sở đào tạo khác. - Phối hợp với các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc trong trường và các tổ chức ngoài nhà trường để điều hòa, cân đối các mặt hoạt động như: Giảng dạy, học tập, NCKH, lao động sản xuất, sinh hoạt tập thể, thực tế, TTSP, tham gia các hoạt động xã hội... của giảng viên và SV đồng thời phối hợp cùng với phòng TCCB CTSV quản lý việc giảng viên và sinh viên tham gia các hoạt động ngoài nhà trường. - Thực hiện công tác tuyển sinh các hệ đào tạo. Phối hợp với phòng Khảo thí&đbcl để tổ chức thi tuyển sinh các hệ; Phối hợp với phòng TCCB-CTSV trong công tác triệu tập và quản lý sinh viên trúng tuyển. - Tổ chức hướng dẫn các tổ chức chuyên môn, các giảng viên và sinh viên đăng ký nghiên cứu các chuyên đề về khoa học và công nghệ đồng thời giúp đỡ tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành tốt các chuyên đề NCKH đã được đăng ký. - Tổ chức việc bảo vệ, đánh giá và xét duyệt các công trình nghiên cứu khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị trong giảng dạy và học tập. - Phổ biến và theo dõi việc áp dụng, đánh giá hiệu quả và đề nghị khen thưởng các công trình nghiên cứu khoa học, các kinh nghiệm sáng kiến có giá trị, đề xuất các chủ trương, biện pháp, nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua 2 tốt, phong trào NCKH, phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, học tập và NCKH. - Đề xuất các chủ trương biện pháp nhằm đẩy mạnh việc bồi dưỡng về các mặt văn hóa chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học để hoàn chỉnh đội ngũ cán bộ viên chức phục vụ giảng dạy trong nhà trường. - Làm tốt công tác hành chính giáo vụ (nội quy, quy chế học tập, giảng dạy, thời khóa biểu, sổ sách, phiếu điểm ). - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. 2.2. Biên chế: 01 trưởng phòng, từ 01 đến 02 phó trưởng phòng và 1 số cán bộ, nhân viên. 3. Phòng Hành chính tổng hợp 3.1. Chức năng, nhiệm vụ : - Tham mưu tổng hợp đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng quản lý và thực hiện công tác hành chính tổng hợp, quản trị đời sống. Cụ thể là : - Tiếp nhận, phân phối, quản lý và theo dõi việc thực hiện các công văn, giấy tờ gửi đến, gửi đi các nơi trong và ngoài nhà trường, bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, đúng thủ tục hành chính, lưu trữ các văn bản chung, đảm bảo tính bảo mật; hướng dẫn các tổ chức trong nhà trường xây dựng hồ sơ lưu trữ và bảo quản hồ sơ. - Cấp và chứng nhận các loại giấy tờ: Giấy giới thiệu, giấy đi công tác,... - Quản lý con dấu của nhà trường. - Tổ chức và tiến hành những công việc xã hội của nhà trường đối với địa phương nơi trường đóng như: họp hành, bầu cử, lao động nghĩa vụ, - Phối hợp với phòng TCCB CTSV trong việc tổ chức khánh tiết, ngày lễ, tết... - Tổ chức và thực hiện các việc: In ấn loát, đánh máy, điện thoại, thường trực bảo vệ, giao dịch, tiếp khách (kể cả khách nước ngoài) bảo đảm hiệu lệnh giờ giấc và theo dõi đôn đốc toàn trường thực hiện đúng thời gian lao động đã quy định. 10

- Tổng hợp tình hình các mặt công tác xây dựng chương trình kế hoạch công tác, theo dõi đôn đốc việc thực hiện và tổ chức việc phối hợp làm việc giữa các phòng, ban, tổ công tác trong nhà trường. - Đầu mối trong công tác báo cáo thống kê chung của nhà trường. Tổng hợp làm báo cáo thường kỳ và bất thường kỳ, đồng thời quản lý các loại kế hoạch, các loại thống kê theo yêu cầu của cấp trên và của nhà trường. - Theo dõi tổng hợp phong trào thi đua trong nhà trường, tổ chức việc xét duyệt sơ kết, tổng kết thi đua, phối hợp với phòng ĐT-KH&CN đề xuất các chủ trương biện pháp nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua 2 tốt. - Làm nhiệm vụ thường trực và thư ký hội đồng thi đua của nhà trường. - Tổ chức thực biện các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng. - Sắp xếp theo dõi lịch sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng của nhà trường. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiến hành việc mua sắm phân phối sử dụng, tu bổ, sửa chữa và bảo quản CSVC, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho họat động dạy và học, làm việc của nhà trường bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu giảng dạy, học tập, NCKH, sinh hoạt vật chất và tinh thần của toàn trường. - Quản lý hoạt động của hệ thống trang thiết bị phục vụ dạy học và nghiên cứu khoa học, hội thảo của nhà trường; quản lý các kho tài sản, văn phòng phẩm, trang phục và một số vật rẻ tiền mau hỏng. -Tổ chức việc kiểm kê, đánh giá tài sản theo kế hoạch chung của nhà trường và chế độ quản lý tài sản của nhà nước quy định. Sắp xếp, điều động xe ôtô phục vụ công tác theo kế họach chung của nhà trường và đột xuất. - Tổ chức công tác bảo vệ trật tự trị an, việc đăng ký hộ khẩu, lập hộ tịch theo dõi tạm trú, tạm vắng. - Tổ chức thực hiện việc phòng chóng chữa cháy và phòng chống lụt bão. - Quản lý và làm vệ sinh khu vực công cộng của nhà trường (phối hợp với Y tế). - Quản lý hội trường, phòng họp, nhà khách, lo việc ăn uống cho khách lưu trú tại trường..., cung cấp nước uống ở nơi làm việc, học tập hội họp của cán bộ viên chức và sinh viên. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. 3.2. Biên chế: 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và một số cán bộ, nhân viên. 4. Phòng Kế hoạch - Tài chính 4.1. Chức năng, nhiệm vụ : Tham mưu tổng hợp đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác kế họach tài chính. Cụ thể là: - Xây dựng kế hoạch tài chính, lập dự toán ngân sách dự trù phân bổ kinh phí và các thủ tục tài chính của nhà nước và Bộ GD&ĐT quy định, bảo đảm phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập, NCKH và sinh hoạt của nhà trường. - Tiến hành việc thu chi, cấp phát và thanh toán kịp thời các khoản chi tiêu cho mọi mặt hoạt động của nhà trường, bảo đảm việc cấp phát lương, học bổng và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ viên chức và sinh viên theo đúng kỳ hạn và đúng tiêu chuẩn chế độ đã quy định. - Lập sổ sách, chứng từ, làm báo cáo các quyết toán theo đúng nguyên tắc thể lệ tài chính quy định. - Có biện pháp quản lý và kiểm soát việc thu chi các nguồn vốn của nhà trường tự thu, hướng dẫn kiểm tra các tổ chức trong nhà trường chi tiêu thanh toán mua sắm phân phối và sử dụng bảo quản các loại tài sản của nhà trường, tránh tình trạng tham ô, lãng phí. - Tổ chức tiến hành và tổng hợp chung việc kiểm kê vốn bằng tiền, các khoản thanh toán, thanh lý các tài sản vật tư của nhà trường theo đúng thời hạn và chế độ đã quy định. 11

- Phối hợp với phòng Hành chính tổng hợp tổ chức và quản lý các kho vật liệu, nhập kho những thiết bị tài sản và vật liệu chưa đưa ra sử dụng, chưa phân cho các tổ chức khác quản lý. - Căn cứ vào các kế hoạch, quyết định, Phòng KH-TC phải xây dựng kế hoạch, các bản thanh toán cụ thể cho các hoạt động có thu, chi. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. 4.2. Biên chế : 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và một số cán bộ, nhân viên. 5. Phòng Thanh tra Pháp chế 5.1. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng thực hiện quyền thanh tra nội bộ về GD&ĐT trong phạm vi nhà trường nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của trường. Tổ chức việc tự kiểm tra, thanh tra thuộc phạm vi quản lý của nhà trường theo qui định của pháp luật về thanh tra. Bảo đảm cho nhà trường hoạt động theo pháp luật và thực hiện nguyên tắc pháp chế. a) Nhiệm vụ công tác thanh tra - Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục. - Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi, cấp văn bằng chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục. - Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng. - Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục, đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của nhà nước về giáo dục. - Thanh tra công tác tài chính (chế độ, sử dụng, quản lý sử dụng ngân sách, thanh quyết toán ngân sách...). - Thanh tra về việc mua sắm, sử dụng cơ sở vật chất. - Thanh tra về việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ viên chức và sinh viên. - Thanh tra việc tuyển dụng cán bộ viên chức; quy trình bổ nhiệm phân công Cán bộ viên chức. b) Nhiệm vụ công tác pháp chế - Tham mưu giúp Hiệu trưởng về tính pháp lý của các văn bản hành chính. - Tuyên truyền, triển khai, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đào tạo. - Giúp Hiệu trưởng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trường, của cán bộ viên chức và người học của trường. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nội qui qui chế cho cán bộ viên chức, sinh viên của trường. Phối hợp với các phòng ban chức năng kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội qui, qui chế và kiến nghị những biên pháp xử lý vi phạm. - Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản qui phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước gởi xin ý kiến; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc sửa đổi bổ sung văn bản qui phạm pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. 5.2. Biên chế : 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và có từ 01 đến 02 cán bộ, nhân viên. 6. Phòng Quan hệ quốc tế 6.1. Chức năng, nhiệm vụ: 12

Tham mưu tổng hợp đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác quan hệ quốc tế. Cụ thể là: - Chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác, ký các văn bản ghi nhớ thỏa thuận về đào tạo khoa học và công nghệ với các trường đại học, các tổ chức giáo dục khoa học và công nghệ nước ngòai, mời chuyên gia nước ngòai, người Việt Nam định cư ở nước ngòai đến giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm theo các quy định của nhà nước. - Xây dựng các dự án có vốn đầu tư nước ngòai trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; huy động nguồn lực để thực hiện tốt các thỏa thuận, các dự án phù hợp với các quy định của nhà nước. - Tiếp nhận các dự án quốc tế, tiếp nhận giáo viên tình nguyện, khuyến khích và tạo điều kiện để giảng viên, cán bộ, nhân viên ra nước ngòai học tập giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm học thuật theo kinh phí của nhà nước, của nhà trường hoặc tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngòai tài trợ. - Tổ chức Hội nghị, Hội thảo quốc tế theo các quy định của nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. 6.2. Biên chế: 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và và có từ 01 đến 02 cán bộ, nhân viên. 7. Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng: 7.1. Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác khảo thí và kiểm định chất lượng. Cụ thể là: - Quản lý ngân hàng đề thi của các học phần và tổ chức thi học phần của các hệ đào tạo; tổ chức thi tốt nghiệp cuối khóa các hệ đào tạo; Phối hợp với phòng ĐT-KH&CN để tổ chức thi tuyển sinh các hệ đào tạo. - Xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng của trường. - Thiết kế mô hình đảm bảo chất lượng phù hợp với nhà trường theo quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 10/11/2007 ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng. - Tổ chức hội thảo tập huấn công tác đảm bảo chất lượng cho cán bộ, giảng viên trong trường trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp tự đánh giá của các khoa. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc tự đánh giá cuối năm học của toàn trường. - Triển khai việc đánh giá giảng viên, chương trình giảng dạy các môn học. - Thường xuyên giám sát các hoạt động đảm bảo chất lượng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của trường. - Lập báo cáo tự đánh giá của toàn trường hàng năm. - Thực hiện các đề tài nghiên cứu về đảm bảo chất lượng của trường và liên kết hoạt động đảm bảo chất lượng giữa các trường cao đẳng. - Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT và các cơ quan chủ quản. - Hỗ trợ việc cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá học tập của sinh viên. - Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận cho người học theo quy định của Bộ Gíao dục và Đào tạo. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. 7.2. Biên chế: 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và một số cán bộ, nhân viên. 8. Trạm Y tế: 8.1. Chức năng, nhiệm vụ : Trạm Y tế có chức năng tham mưu, giúp hiệu trưởng trong việc bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ viên chức và sinh viên nhà trường. 13

Trạm Y tế có các nhiệm vụ chính: - Xây dựng nội dung, kế họach họat động và kinh phí hoạt động của Trạm Y tế cho từng năm học, từng khóa học. - Tổ chức thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho sinh viên, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường, cụ thể: +Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm và phân loại sức khỏe sinh viên; +Quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe sinh viên; +Sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe ban đầu, cấp thuốc thông thường; chuyển bệnh nhân lên cơ sở y tế tuyến trên trong những trường hợp cần thiết. - Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe; vận động sinh viên tham gia bảo hiểm y tế. - Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh dịch, bệnh, tật học đường, kiểm tra bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại căn tin, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV và AIDS, các bện xã hội và các hoạt động khác về y tế trường học. - Phối hợp với cơ sở y tế tại thành phố Đà Lạt, các ngành liên quan trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động y tế trường học và các hoạt động y tế khác. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị phòng ban, khoa, các tổ chức đoàn thể trong trường thực hiện công tác y tế trường học; xây dựng môi trường, trường học lành mạnh, an toàn, đảm bảo môi trường sư phạm trong nhà trường. - Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả triển khai công tác y tế trong trường học theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. 8.2. Biên chế: 01 Trạm trưởng, 01 Phó Trạm trưởng và có từ 1 đến 2 cán bộ là y sĩ. Điều 18. Chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm trực thuộc trường 1. Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học: 1.1. Chức năng, nhiệm vụ: - Bồi dưỡng nâng cao trình độ về ngọai ngữ, tin học cho cán bộ viên chức và SV. - Đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin và trình độ ngọai ngữ cho người học. - Giúp cán bộ viên chức của trường cũng như các CBCC, viên chức của địa phương ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và quản lý của mình. - Trung tâm họat động độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khỏan và qui chế chi tiêu nội bộ; đảm bảo nguyên tắc tài chính và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng nhà trường. - Giám đốc, phó giám đốc trung tâm do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm 1.2. Biên chế: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc, 1 kế tóan và 1 cán bộ giáo vụ. 2. Trung tâm Thông tin - Thư viện: 2.1. Chức năng, nhiệm vụ: - Quản lý hệ thống mạng Internet và quản lý trang Website của nhà trường. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của trường phục vụ công tác quản lý và các họat động đào tạo của cán bộ viên chức; quản lý kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên nhà trường. 14

- Là nơi được trang bị các phương tiện máy móc, trang thiết bị về công nghệ thông tin nhằm cung cấp thông tin, truy cập internet phục vụ công tác đào tạo, NCKH trong cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. - Xây dựng nội dung kho sách, lập danh mục sách cần bổ sung, tổ chức việc mua sắm, bảo quản, phân phối các giáo trình, sách giáo khoa tài liệu tham khảo, các loại sách báo, tạp chí trong và ngoài nước theo kế họach đã được duyệt. - Tổ chức triển khai phòng đọc, phòng mượn phục vụ yêu cầu của bạn đọc hàng ngày; quản lý, theo dõi việc mượn, trả sách và xử lý đền bù các thiệt hại về sách, tài liệu tham khảo... - Sắp xếp tủ mục lục, biên sọan thư mục, tuyên truyền, giới thiệu sách mới, hướng dẫn bạn đọc tìm tư liệu trên mạng. - Xử lý sách mới, hồi cố lại sách cũ, quản lý, theo dõi bạn đọc thực hiện các quy định chung của thư viện, tổng hợp ý kiến và đề xuất các yêu cầu của bạn đọc. - Cấp thẻ thư viện cho CBVC và SV, thực hiện việc kiểm kê sách theo quy định. 2.2. Biên chế: 1 Giám đốc, 01 phó Giám đốc và một số cán bộ, nhân viên. Điều 19. Chức năng, nhiệm vụ của các khoa và bộ môn trực thuộc trường 1. Nhiệm vụ của khoa và bộ môn trực thuộc trường (gọi chung là khoa). 1.1. Khoa có trách nhiệm trực tiếp quản lý các tổ bộ môn thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên của trường Mầm non, Tiểu học, THCS về những môn học được nhà trường giao cho theo chương trình, kế hoạch và mục tiêu do Bộ GD&ĐT qui định. 1.2. Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường. 1.3. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cở sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. 1.4. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng. 1.5. Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết học phần, giáo trình môn học, tài liệu hướng dẫn học tập, tập bài giảng do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập ; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học. 1.6. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn : 2.1. Xây dựng, quản lý và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn và công tác NCKH, phổ biến khoa học của khoa. 2.2. Chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế hoạch nghiên cứu khoa học và các hoạt động giáo dục khác. 2.3. Thực hiện kế hoạch thực tập sư pham, liên hệ phổ thông và các kế hoạch hoạt động văn hóa xã hội khác gắn liền nhà trường với thực tiễn cuộc sống. 2.4. Tổ chức quản lý, xây dựng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của các khoa, bộ môn theo kế hoạch chung của nhà trường. 2.5. Tổ chức, quản lý và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện,... của SV trong khoa trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường. Quản lý các hoạt động của GVCN các lớp thuộc khoa. 2.6. Phối hợp cùng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, tổ chức và chỉ đạo việc thi cử theo kế hoạch chung của nhà trường và của cấp trên. 2.7. Tổ chức và quản lý văn phòng khoa, quản lý CSVC, thiết bị và tài sản của khoa. 15

2.8. Chủ toạ các Hội nghị chuyên môn, Hội nghị khoa học, Hội nghị CBVC, Hội nghị liên tịch giữa các tổ chức Đảng và Đoàn thể của khoa và là Chủ tịch Hội đồng thi đua, Hội đồng kỷ luật của khoa... 2.9. Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tổ chức quản lý mọi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, hành chính của khoa và phân công cho các phó trưởng khoa 1 số mặt công tác của khoa. 2.10. Phó trưởng khoa chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về các nhiệm vụ được trưởng khoa phân công và được quyền giải quyết toàn bộ công việc được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm với Trưởng khoa trước Hiệu trưởng trong việc quản lý Khoa. 3. Đứng đầu các khoa là Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc cho Trưởng khoa có các Phó Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng khoa. Nhiệm kỳ của Trưởng khoa và Phó Trưởng khoa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. 4. Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa là những người có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý và có trình độ từ thạc sĩ trở lên. 5. Tuổi khi bổ nhiệm Trưởng khoa, Phó trưởng khoa không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Điều 20. Tổ bộ môn thuộc khoa 1. Nhiệm vụ của tổ bộ môn: 1.1. Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường, khoa. 1.2. Tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy liên quan đến ngành, chuyên ngành đào tạo được khoa, trường giao. 1.3. Triển khai kế hoạch giảng dạy, học tập hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị theo sự phân công của trường và của khoa. 1.4. Cải tiến phương pháp giảng dạy, triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng tổ bộ môn : 2.1. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện kế hoạch giảng dạy, kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học do tổ phụ trách và giáo dục học sinh, sinh viên. 2.2. Tổ chức và theo dõi giúp đỡ cán bộ giảng dạy trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, NCKH, tự bồi dưỡng, giáo dục sinh viên, đề xuất việc bổ sung, xây dựng đội ngũ của tổ bộ môn theo quy hoạch chung của khoa và của trường. 2.3. Quản lý kế hoạch công tác, chế độ làm việc của từng cán bộ giảng dạy, đánh giá kết quả giảng dạy và công tác của giảng viên trong tổ. 2.4. Xem xét các giáo án, dự giờ giảng bài, hướng dẫn sinh viên thực hành... của CB giảng dạy trong tổ. 2.5. Tổ chức xây dựng quản lý CSVC của tổ bộ môn như các phòng thí nghiệm, phòng ĐDDH, vườn trường, trạm, trại... do nhà trường giao. 2.6. Tổ chức động viên các giảng viên tham gia phong trào thi đua 2 tốt của khoa và của nhà trường. 3. Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm tổ trưởng bộ môn được thực hiện theo điều 47 của Điều lệ trường Cao đẳng. Điều 21. Tổ chủ nhiệm lớp 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm lớp: Chủ nhiệm lớp (Trợ lý công tác quản lý sinh viên) có các nhiệm vụ và quyền hạn: 1.1. Tìm hiểu và nắm vững sinh viên trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức việc giảng dạy và giáo dục sát với sinh viên nhằm hoàn thành tốt kế hoạch học tập của sinh viên trong năm học. 16

1.2. Tổ chức đánh giá và xếp loại sinh viên vào cuối học kỳ và cuối năm học theo quy chế đánh giá xếp loại rèn luyện của Bộ GD&ĐT được qui định cụ thể tại trường CĐSP Đà Lạt, đề nghị khen thưởng, kỷ luật sinh viên theo quy chế công tác HSSV và theo qui định về công tác khen thưởng HSSV của Hiệu trưởng. 1.3. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất với trưởng khoa về tình hình mọi mặt của lớp. 1.4. Được tham dự và biểu quyết trong hội đồng kỷ luật và hội đồng thi đua khi các tổ chức này giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến sinh viên của lớp mình phụ trách. 1.5. Được quyền cho sinh viên nghỉ học 01 ngày (tại chỗ). 2. Mỗi khoa được tổ chức một tổ chủ nhiệm lớp gồm các chủ nhiệm lớp trong khoa do trưởng khoa trực tiếp làm tổ trưởng. Điều 22. Các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học 1. Các phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn: 1.1. Chức năng, nhiệm vụ: - Phối hợp tham gia với phòng HCTH tổ chức việc mua sắm, quản lý, phân phối sử dụng các lọai thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất đảm bảo phục vụ kịp thời công tác giảng dạy, học tập, NCKH theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. - Chuẩn bị và tổ chức hướng dẫn các bài thí nghiệm, thực hành cho SV - Theo dõi, quản lý hoạt động thí nghiệm, thực hành của SV. - Theo dõi, quản lý các trang thiết bị cho giảng viên và SV mượn để phục vụ cho việc nghiên cứu, thực hành của giảng viên và SV đồng thời xử lý hao mòn, hư hỏng, mất mát theo quy định của phòng thực hành bộ môn. - Thực hiện việc kiểm kê theo quy định. 1.2. Biên chế: Mỗi phòng thí nghiệm, thực hành biên chế 1 giáo viên. 2. Các cơ sở phục vụ đào tạo khác: Các cơ sở phục vụ khác như: Cơ sở thực nghiệm, các trường thực hành, KTX, các Câu lạc bộ, phòng truyền thống họat động theo quy chế và các quy định cụ thể của ngành và của nhà trường phù hợp với luật pháp. Hàng năm, trường phải dành một khoản kinh phí chi thường xuyên thích hợp để bổ sung sách cho thư viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường. Điều 23. Tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội 1. Đảng bộ trường CĐSP Đà Lạt chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Lâm Đồng; trực tiếp lãnh đạo các chi bộ phòng, khoa (bộ môn), chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong trường thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, thi hành các chỉ thị, nghị quyết của các tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước cấp trên và thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. 2. Các đoàn thể và tổ chức xã hội của trường CĐSP Đà Lạt là những tổ chức chính trị của sinh viên, cán bộ viên chức trong nhà trường, phát huy quyền dân chủ của quần chúng trong mọi hoạt động của nhà trường, hoạt động theo quy định của pháp luật và theo điều lệ của tổ chức mình. Có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, nhiệm vụ của nhà trường phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã được xác định. Điều 24. Quan hệ công tác và lề lối làm việc trong nhà trường 1. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Hiệu trưởng lãnh đạo Nhà trường theo chế độ thủ trưởng. Dưới sự lãnh đạo của cấp trên và Đảng bộ nhà trường, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý chỉ đạo và quyết định mọi mặt hoạt động của Nhà trường. Mọi chủ trương kế hoạch hoạt động của nhà trường, tùy mức độ để Hiệu trưởng triệu tập cuộc họp trao đổi bàn bạc dân chủ với thành phần phù hợp. Những cuộc họp 17