Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An Luận văn ThS Kinh tế Ngô Thị Thu Hà MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hoá

Tài liệu tương tự
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

NguyenThiThao3B

Luan an dong quyen.doc

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Luận văn tốt nghiệp

Layout 1

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn

MỞ ĐẦU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

tomtatluanvan.doc

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

DANH SÁCH CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ (số liệu thống kế có đến ngày 6/2012) STT Họ và tên Học hàm/học Vị Chuyên ngành

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Ảnh hưởng của chính sách dồn điền, đổi thửa đến phát triển sản xuất nông nghi ệp ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

SỞ GD – ĐT BẮC GIANG

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

Ch­¬ng 3

World Bank Document

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

Microsoft Word - TT_

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc

Luan an ghi dia.doc

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

MỞ ĐẦU

A

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Layout 1

TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TẾ QUY HOẠCH THỦY SẢN BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ðến NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Hà

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

Layout 1

OpenStax-CNX module: m Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by Ope

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

Layout 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

luan van tom tat.doc

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

MỤC LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI MINH HỌA KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Đề số 01 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 08 trang) Câu 1. Việt Nam

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

1

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

CT02008_NguyenThiHauK2CT.docx

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Microsoft Word - LV _ _.doc

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Số 170 (7.518) Thứ Tư ngày 19/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DUNG BÁO CHÍ HÀ NỘI VỀ VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRON

BTT truong an.doc

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

ĐẠI HỌC HUẾ - THÁNG 11 NĂM 2018 Doanh nghiệp trong trường đại học: đưa nghiên cứu đến gần hơn với cuộc sống PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại họ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q

LỜI MỞ ĐẦU

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

Bản ghi:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An Luận văn ThS Kinh tế Ngô Thị Thu Hà MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm từng bước chuyển nền nông nghiệp sản xuất tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá, chuyển các vùng nông thôn từ thuần nông trở thành các vùng nông thôn phát triển chủ yếu dựa vào công nghiệp và dịch vụ. Đó cũng là giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: trong chặng đường vươn tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, nội dung cơ bản của CNH, HĐH là đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tại Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (năm 2002), một lần nữa lại khẳng định phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn để đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển lên một trình độ mới, đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Nghệ An là tỉnh đất rộng, người đông với địa hình có cả đồng bằng, miền núi và ven biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động đông và có trình độ cao, là điều kiện căn bản thuận lợi để thực hiện thành công sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Từ năm 1996, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XIV, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn tỉnh Nghệ An đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên rất gay gắt, đòi hỏi phải có chuyển biến mạnh mẽ về chất để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Thực tiễn đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho các ngành, các cấp, các giới tại địa phương phải tìm được hướng đi đúng đắn và phù hợp, nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Nghệ An với các tỉnh khác. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An làm chủ đề nghiên cứu của Luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đáng chú ý là các công trình sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (1998) của Hồng Vinh (chủ biên); Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (2001) của PGS.TS Chu Hữu Quý và cộng sự; Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng (2002) của GS.TS Nguyễn Đình Phan, PGS.TS Trần Minh Đạo và TS Nguyễn Văn Phúc Đặc biệt, liên quan trực tiếp đến nội dung Luận văn có các công trình: Đề án đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 (2002) của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An; và Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh) (2004) của TS Mai Thị Thanh Xuân.

Những công trình trên đã giúp chúng tôi có được những quan điểm, nhận thức chung về lý luận và nhiều tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình thực hiện Luận văn. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là hết sức cần thiết nhằm đưa đưa vùng đất Nghệ An phát triển ngang tầm với tiềm năng của địa phương. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Phân tích thực trạng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nghệ An trong những năm qua, đặc biệt là thời kỳ 1996-2003. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An từ nay đến năm 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu cả những vấn đề chung về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để làm cơ sở lý luận và đối sánh thực tiễn. Sự khảo cứu của luận văn được giới hạn trong khoảng thời gian 1996-2003, và dự báo đến năm 2010.

5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu mà luận văn sử dụng là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, và phương pháp nghiên cứu của bộ môn kinh tế chính trị. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, và khảo sát thực tế để xử lý số liệu. Các nhận xét, đánh giá được bám sát những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng về vấn đề CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn - Làm rõ những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Nghệ An đến quá trình CNH, HĐH trên địa bàn. - Phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH phù hợp với điều kiện của tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn: cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Nghệ An

Chương 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An đến năm 2010

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1.1. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng và có phạm vi rất rộng lớn. Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm hai ngành lớn là trồng trọt và chăn nuôi. Theo nghĩa rộng, nông nghiệp là một tổ hợp các ngành kinh tế sinh học bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp được hình thành trên cơ sở phân công lao động xã hội và trình độ, qui mô sản xuất tương đối độc lập với nhau, song lại gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình phát triển. Các ngành và tiểu ngành sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với qui mô phát triển của mình kết hợp hữu cơ với nhau hình thành nên cơ cấu các ngành nông nghiệp. Trong nông nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế có liên quan rất chặt chẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên. Vì vậy, trong quá trình CNH nông nghiệp, đòi hỏi ngoài việc nhận thức và vận dụng đầy đủ các qui luật kinh tế - xã hội chung như các ngành khác, thì còn phải nhận thức và vận dụng hệ thống các qui luật đặc thù như: qui luật hình thành và diễn biến của các yếu tố thời tiết, khí hậu; qui luật sinh hóa của cây trồng, vật nuôi; qui luật hình thành và diễn biến của các loại sâu bệnh, dịch bệnh... để tác động vào nông nghiệp một cách thích hợp. Mặt khác, cũng phải thấy được việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với các ngành khác, và cũng không thể thực hiện nhanh chóng và triệt để như các ngành khác. Tất cả những điều đó đòi

hỏi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải nhận thức và giải quyết phù hợp để tạo hiệu quả cao nhất. Nông thôn là khu vực bao gồm một không gian rộng lớn, ở đó một cộng đồng dân cư sinh sống, và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam, nông nghiệp - nông thôn gắn liền với nhau, và gần như toàn bộ dân cư ở nông thôn đều hoạt động nông nghiệp, do đó đôi khi người ta còn đồng nhất giữa nông nghiệp và nông thôn. Thực ra thì nông nghiệp và nông thôn có khác nhau. Nội dung khái niệm nông thôn rất rộng lớn, bao gồm nhiều mặt: địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, cơ sở hạ tầng... Trong kinh tế nông thôn, bộ phận trước hết và chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp - những ngành đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến để sản xuất các nông sản hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh các ngành kinh tế chủ yếu đó, kinh tế nông thôn còn tất yếu bao gồm cả công nghiệp, mà trước hết là công nghiệp chế biến gắn liền với nông - lâm - ngư nghiệp, các ngành công nghiệp phục vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp, như: công nghiệp cơ khí sửa chữa máy nông nghiệp, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp với những trình độ khác nhau sản xuất các hàng hóa mà không sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, kinh tế nông thôn còn có các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học - công nghệ, tư vấn... Sự phát triển mạnh mẽ và hợp lý của chúng là biểu hiện trình độ phát triển của kinh tế nông thôn. Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng là một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Tuy những thành phần kinh tế ở nông thôn có những hình thức cụ thể biểu hiện những đặc điểm riêng biệt của nó, nhưng nền kinh tế quốc dân có bao nhiêu

thành phần và là những thành phần nào thì ở nông thôn cũng có bấy nhiêu thành phần và cũng những thành phần ấy. Như vậy, kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của LLSX và QHSX trong nông - lâm - ngư nghiệp cùng với những ngành nghề thủ công truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương mại và dịch vụ... Tất cả chúng có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ, và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với Việt Nam, khái niệm nông thôn luôn gắn liền với thuật ngữ làng xã, và vì vậy mô hình kinh tế nông thôn là mô hình khép kín, mang nặng tính tự cung tự cấp: lấy nghề nông làm cơ bản, lấy kỹ thuật thâm canh lúa nước kết hợp với tiểu thủ công nghiệp nhỏ làm công nghệ chính, lấy đất đai tự nhiên và sức lao động thủ công cùng với các công cụ thô sơ làm lực lượng sản xuất chính, lấy mô hình gia đình nhỏ làm đơn vị tổ chức sản xuất hàng đầu, lấy lệ làng, hương ước làm thiết chế xã hội. 1.1.1.2. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Với vai trò là một trong hai ngành sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, sản phẩm của nông nghiệp là sản phẩm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người. Mặc dù là ngành ra đời sớm nhất nhưng cho đến ngày nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật đã phát triển thì vẫn không có một ngành sản xuất nào có thể thay thế được ngành sản xuất nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Bá (1998), Nghệ An phát huy nội lực, Tạp chí Cộng sản (17).

2 Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương (2002), Kết quả sơ bộ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001, Hà Nội. 3 Ban cán sự Đảng Chính phủ (2001), Dự thảo Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. 4 BCH Trung ương ĐCSVN (2001), Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. 5 BCH Trung ương ĐCSVN (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. 6 BCH Trung ương ĐCSVN (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7 Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2003), Nxb CTQG, H. 8 Báo Nhân Dân (2003), các ngày (9/3), (27/5), (29/5), (8/6), (12/6), (18/6), (25/6), (26/6) (31/7). 9 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003) 10 Bộ NN và PTNT (2000), Chiến lược phát triển nông nghiệp- nông thôn trong CNH, HĐH thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 11 Bộ NN và PTNT (2001), Báo cáo một số tình hình về kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước ngành nông nghiệp, Hà Nội 12 Bộ LĐ-TB và XH (2000), Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt Nam 1996-2000, Nxb Lao động, Hà Nội. 13 Trần Cao (2002), Làm gì để đưa nhanh khoa học-công nghệ nông nghiệp vào thực tiễn, Báo Nông nghiệp Việt Nam, (25/3). 14 Cục TK Nghệ An (2003), Niên giám thống kê

15 Cục Thống kê Nghệ An (2002), Chỉ tiêu tổng hợp phát triển kinh tế-xã hội, Nghệ An. 16 Nguyễn Tấn Dũng (2002), CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, Báo Nhân Dân (19/3). 17 GS Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu á và Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. 18 GS, VS. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Báo Nhân Dân, (7/6). 19 Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (2002), Tổng quan qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, Tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội. 20 Lưu Bích Hồ (2002), Một số định hướng về CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta, Tạp chí Cộng sản (12). 21 Lê Mạnh Hùng-Nguyễn Sinh Cúc (1998), Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 22 Đức Huy (2002), CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn: Cần dạy nhiều nghề cho nông dân, Báo Nông nghiệp Việt Nam, (21/6). 23 Phan Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan (1995), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nxb Thống kê, Hà Nội. 24 Bạch Đình Ninh, Lê Xuân Vinh (1999), Đói nghèo ở miền núi cao Nghệ An: nguyên nhân và biện pháp khắc phục, Tạp chí Cộng sản, (10). 25 TS. Bạch Đình Ninh (2000), Đẩy mạnh chế biến nông sản- khâu quan trọng trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (8) 26 GS.TS. Nguyễn Đình Phan, PGS.TS. Trần Minh Đạo, TS. Nguyễn Văn Phúc (2002), Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng, Nxb CTQG, Hà Nội. 27 PGS.TS Chu Hữu Quý (và cộng sự) (2001), Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Nxb CTQG, Hà Nội. 28 Sở NN và PTNT tỉnh Nghệ An (2000), Thông tin khuyến nông, (4). 29 Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp- Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 30 PGS.TS Tạ Minh Sơn (2001), Nông dân với sự phát triển của khoa học nông nghiệp, Báo Nhân Dân, (8/2). 31 Nguyễn Thế Trung (2005), Nghệ An phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển vào năm 2010, Tạp chí Dự báo kinh tế, (8) 32 Phan Bùi Tân (2002), Khuyến nông Nghệ An một năm gặt hái nhiều thành công, Báo Nông nghiệp Việt Nam, (7/2). 33 PGS.TS Phan Thanh Tịnh (2000), Tác động của cơ giới hoá đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Báo Nhân Dân, (11/4). 34 Tỉnh uỷ Nghệ An (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghệ An. 35 Tỉnh uỷ Nghệ An (2002), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010, Nghệ An. 36 Tổng cục Thống kê (2002, 2003), Số liệu thống kê 2001, 2002. 37 Tổng cục Thống kê (2001), Tư liệu kinh tế-xã hội 61 tỉnh, thành phố, Nxb Thống kê, Hà Nội. 38 GS.VS Đào Thế Tuấn (2000), Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn, Báo Nhân Dân, (19/10).

39 UBND tỉnh Nghệ An (2002), Đề án đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An thời kỳ 2001-2010, Nghệ An. 40 UBND tỉnh Nghệ An (2002), Dự thảo Báo cáo công tác chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, Nghệ An. 41 UBND tỉnh Nghệ An, Trung tâm tài nguyên và môi trường (Đại học quốc gia Hà Nội (2002), Phát triển bền vững miền núi Nghệ An, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 42 Hồng Vinh (chủ biên) (1998), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội. 43 Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học-công nghệ (1999), Phát triển kinh tế-xã hội vùng gò đồi Bắc Trung bộ, Nxb CTQG, H. 44 Viện Kinh tế nông nghiệp (1995), Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn vùng Khu IV (Bắc Trung bộ) đến năm 2010, Hà Nội. 45 Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách KH & CN (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta, Nxb CTQG, H. 46 Mai Thị Thanh Xuân (2001): Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay, Tạp chí Giáo dục lý luận, (11) 47 TS. Mai Thị Thanh Xuân (2004): Một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Khoa học, T.XX, (4). 48 TS Mai Thị Thanh Xuân (2004): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ- qua khảo sát thực tiễn các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh, Nxb CTQG, H. 49 http://www.nghean.gov.vn