Ch­¬ng 3

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Ch­¬ng 3"

Bản ghi

1 UBND TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÁO CÁO QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆU TRƯỞNG CHỦ TRÌ DỰ ÁN GIÁM ĐỐC PGS.TS. Bùi Duy Cam TS. Nguyễn Thanh Sơn Võ Trực Linh Hà Nội

2 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA 1. TS. Nguyễn Thanh Sơn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Chủ trì dự án 2. TS. Trần Ngọc Anh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 3. PGS.TS. Đặng Văn Bào, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 4. TS. Nguyễn Tiền Giang, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 5. NCS. Nguyễn Đức Hạnh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 6. TS. Nguyễn Hiệu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 7. ThS. Vũ Thị Quỳnh Hoa, Viện Khoa học KTTV & Môi trường, Bộ TN & MT 8. HVCH. Lê Quốc Huy, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 9. HVCH. Phan Ngọc Thắng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 10. HVCH. Ngô Chí Tuấn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN - 1 -

3 MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA... 1 MỞ ĐẦU... 4 Chương 1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TÉ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG TRỊ Vị trí địa lý Địa hình, địa mạo Địa chất, thổ nhưỡng Thảm thực vật Khí hậu Thuỷ văn TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ Dân số Cơ cấu kinh tế của tỉnh Chương 2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG QUẢNG TRỊ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ Tài nguyên nước mưa Tài nguyên nước sông Tài nguyên nước hồ Tài nguyên nước ngầm Kết luận về tài nguyên nước Quảng Trị BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Nguyên tắc xây dựng bản đồ địa chất thủy văn Đặc điểm địa chất các tầng chứa nước và cách nước LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT KAINOZOI TRONG MỐI LIÊN QUAN VỚI SỰ THÀNH TẠO CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC VÀ CÁCH NƯỚC Giai đoạn Neogen Giai đoạn Đệ Tứ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistocen Tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt, các thành tạo phun trào Bazan Neogen - Đệ Tứ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen Đới chứa nước khe nứt trong các thành tạo Odovic - Silua TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Trữ lượng động Trữ lượng tĩnh Trữ lượng khai thác tiềm năng Mô đun dòng chảy ngầm CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ nhất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ hai miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Nhận xét chung Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN TRẠNG KHÁI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Lịch sử khai thác nước dưới đât tỉnh Quảng Trị

4 Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất tỉnh Quảng Trị HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG QUẢNG TRỊ Các văn bản của Nhà nước về quản lý tài nguyên nước dưới đât Tình hình thực hiện công tác quản lý nước dưới đất Quản lý nước dưới đất ở Quảng Trị ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Suy giảm và hạ thấp mực nước ngầm Nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nước dưới đất Chương 4. QUY HOẠCH KHAI THÁC SỬ DỤNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ DỰ BÁO TRIỂN VỌNG KHAI THÁC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất Dự báo nhu cầu sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị đến HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ Hoạch định chiến lược Cơ sở phân vùng quy hoạch Đề xuất phương án khai thác chính VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Đối với tầng chứa nước không áp Holocen Đối với tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistocen Đối với tầng Bazan Neogen Đệ Tứ Đối với tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen Đối với tầng chứa nước khe nứt Odovic Silua THÀNH LẬP BỘ BẢN ĐỒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG QUẢNG TRỊ Bản đồ Tài liệu thực tế địa chất thủy văn miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : Bản đồ Địa chất thủy văn miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : Bản đồ Mô đun dòng ngầm trung bình năm, trung bình mùa kiệt, tháng kiệt nhất miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : Bản đồ Chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : Bản đồ Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN Giải pháp giáo dục, truyền thông Giải pháp về chính sách Giải pháp về công nghệ Giải pháp về vốn Tổ chức thực hiện Các dự án ưu tiên KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO

5 MỞ ĐẦU Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiết yếu để phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như của các lãnh thổ hành chính, trong đó tài nguyên nước dưới đất là một thành tố hết sức quan trọng. Nước dưới đất thường được biết đến như là một nguồn nước có chất lượng cao, chủ yếu sử dụng vào mục đích công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự phát triển nhanh chóng các hoạt động kinh tế xã hội cùng với sự gia tăng mạnh mẽ quá trình đô thị hóa và dân số đã đòi hỏi nhu cầu nước ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, tạo ra sức ép lớn đối với nguồn nước dưới đất. Bên cạnh đó, việc thăm dò khai thác không theo quy hoạch đã gây nên hiện tượng suy giảm cả về số lượng và chất lượng nước dưới đất, gây hạ thấp mực nước, nhiễm bẩn, xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến việc cấp nước ở nhiều vùng. Tại Quảng Trị, tình hình khai thác nước dưới đất hiện chưa có một quy hoạch nào, việc khai thác nước dưới đất hoàn toàn tự phát, đang là một vấn đề nổi cộm. Chất lượng nước dưới đất nhiều khi không kiểm soát được do nuôi trồng thủy sản và các chất thải công nghiệp, sinh hoạt dịch vụ. Để bảo đảm khai thác lâu dài, bền vững nguồn tài nguyên này, ngày 2/6/2004 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra chỉ thị số 02/2004/CT- BTNMT, về việc tăng cường quản lý tài nguyên nước dưới đất, yêu cầu các Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số các nhiệm vụ trong đó: Mục 1c) Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn; đánh giá mực nước hạ thấp, chất lượng nước đối với các công trình khai thác nước dưới đất tập trung; Mục 1đ) Xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất trong phạm vi của tỉnh, trước mắt thực hiện ở các vùng trọng điểm, bao gồm: các khu đô thị, khu công nghiệp, vùng khai thác nước dưới đất tập trung, vùng khó khăn về nguồn nước, vùng khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt để thực hiện. Thực hiện chỉ thị này, Cục quản lý tài nguyên nước đã soạn Dự thảo Quy định về việc đánh giá tài nguyên nước, trong đó nêu rõ các nội dung của các loại dự án đánh giá tài nguyên nước dưới đất, cũng như yêu cầu hồ sơ, sản phẩm đối với từng loại dự án, Năm 2006, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước đến 2010 có định hướng 2020, trong đó có đề cập đến tài nguyên nước dưới đất

6 Một số nghiên cứu trước đây của Trường Đại học Mỏ Địa chất và Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh đã có một số nghiên cứu về địa chất thuỷ văn tỉnh Quảng Trị nói chung và đảo Cồn Cỏ nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này còn rất sơ sài và chỉ mang tính định hướng. Nhằm triển khai chỉ thị của Bộ trưởng Bộ TN&MT, Sở TN & MT tỉnh Quảng Trị được sự phê duyệt và ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị giao cho đơn vị tư vấn là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện dự án: Quy hoạch quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị. - Địa bàn tiến hành nghiên cứu: Miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, gồm 91 phường, xã và thị trấn. - Mục tiêu của công trình: Kiểm kê, đánh giá và quy hoạch quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường bền vững. - Nội dung nghiên cứu của công trình Đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Về điều kiện địa chất thuỷ văn - Xác định các tầng chứa nước, các phức hệ chứa nước: diện phân bố, chiều sâu thế nằm, chiều dày, thành phần, nguồn gốc đất đá, mực nước tĩnh, độ cao cột nước áp lực, tính thấm nước, mức độ chứa nước, các đặc trưng cơ bản về thuỷ động lực và động thái của nước dưới đất (nguồn cấp, miền cấp, miền thoát, quan hệ của nước dưới đất với nước mặt, các yếu tố khí tượng, thuỷ văn, hải văn, quan hệ giữa các tầng chứa nước, quy luật biến đổi chất lượng miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo đến nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Xác định diện phân bố, chiều dày, thành phần và tính chất thấm của đất đá đới thông khí và các tầng thấm nước yếu và cách nước. Lựa chọn khu vực có triển vọng khai thác Về số lượng nước dưới đất chứa nước Xác định trữ lượng động, trữ lượng tĩnh của các vùng chứa nước, đới - 5 -

7 Xác định trữ lượng có thể khai thác tại các khu vực có triển vọng và định lượng gần đúng nguồn hình thành trữ lượng khai thác nước dưới đất. Lập bản đồ mô đun dòng ngầm trung bình năm, trung bình mùa kiệt, và tháng kiệt nhất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Về chất lượng nước dưới đất Đánh giá chất lượng nước ngầm, tính chất vật lý, các thành phần hóa học cơ bản, độ tổng khoáng hóa, loại hình hoá học, hiện trạng nhiễm mặn, nhiễm bẩn và nhiễm phèn của nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Khoanh vùng và đánh giá chất lượng nguồn nước dưới đất theo mục đích sử dụng và sơ bộ nhận định, đánh giá sự thay đổi chất lượng nước theo thời gian. Lập bản đồ thành phần hóa học và chất lượng nước dưới đất, sơ bộ khoanh vùng bảo vệ nước dưới đất Kiểm kê, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Kiểm kê và đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt đô thị và nông thôn, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác Đánh giá ảnh hưởng củacác hoạt động phát triển dân sinh, kinh tế đến chất lượng nước dưới đất Quy hoạch tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Hoạch định chiến lược khai thác tài nguyên nước dưới đất, đề xuất phương án khai thác khả thi và hợp lý. Xây dựng hệ thống chính sách và đề ra các giải pháp quản lý nguồn nước dưới đất Lập phương án quy hoạch tài nguyên nước dưới đất, sơ bộ khoanh vùng và đánh giá khái quát mức độ đáp ứng các yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nước dưới đất theo các mục đích sử dụng Sản phẩm chính của dự án - Báo cáo tổng kết của công trình thể hiện phương pháp thực hiện và kết quả nghiên cứu các nội dung chính đã nêu - Bộ bản đồ (gồm 5 bản đồ) tỷ lệ 1 :50 000: 1. Bản đồ Tài liệu thực tế địa chất thủy văn miền đồng bằng Quảng Trị 2. Bản đồ Địa chất thủy văn miền đồng bằng Quảng Trị - 6 -

8 3. Bản đồ Mô đun dòng ngầm trung bình năm, trung bình mùa kiệt và tháng kiệt nhất miền đồng bằng Quảng Trị 4. Bản đồ Chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng Quảng Trị 5. Bản đồ quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng Quảng Trị - Bộ số liệu phân tích chất lượng nước - Bộ phiếu điều tra tình hình quản lý, khai thác sử dụng nước Thực hiện dự án này, nhóm tác giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường, các cơ quan, xí nghiệp, các xã và nhân dân trong tỉnh Quảng Trị cũng như lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành dự án. Nhân dịp này, các tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất. Do điều kiện số liệu còn chưa đầy đủ, chi tiết, công trình này, mặc dù đã rất cố gắng tận dụng mọi khả năng để hoàn thành có chất lượng cao nhất, tuy vậy cũng không thể tránh hết các khiếm khuyết và thỏa mãn người sử dụng. Các tác giả mong nhận được sự góp ý và bổ sung của các nhà khoa học, các nhà quản lý để sửa chữa hoàn thiện thêm công trình

9 Chương 1 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TÉ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ 1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG TRỊ Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Trị nằm trong phạm vi từ đến vĩ độ Bắc và đến kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Tây là biên giới Việt - Lào và phía Đông là biển Đông, với chiều dài bờ biển là 75 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.744,32 km 2 được chia thành 10 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã. Quảng Trị ở vào vị trí cầu nối của hai miền Nam Bắc có quốc lộ 1A, đường mòn Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, có quốc lộ 9 nối hành lang Đông Tây rất thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế. Miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị (Hình 1.1) bao gồm 91 phường, xã và thị trấn thuộc 7 huyện, thị: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị, Triệu Phong và Hải Lăng có tổng diện tích 1627 km Địa hình, địa mạo Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ Tây sang Đông, đổ ra biển. Do sự phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp. Theo chiều Bắc Nam, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông - đèo thấp. Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở đây theo các dạng đặc trưng sau: - Vùng cát ven biển: chạy dọc từ Cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ theo dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3-4 km, dài đến 35 km. Dốc về 2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ m. Cát ở đây di chuyển theo các dạng cát chảy theo dòng nước mưa, cát bay theo gió lốc, cát di chuyển theo dạng nhảy do mưa đào bới và gió chuyển đi; dạng cồn cát này có nguy cơ di chuyển chiếm chỗ của đồng bằng. Tuy nhiên dạng địa hình này có khả năng cải tạo thành vùng trồng cây trồng cạn nếu như có nước để cải tạo. - Vùng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài mòn và bồi tụ. Ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn như: + Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1,0 2,5 m; địa hình - 8 -

10 Hình 1.1. Miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị -9-

11 bằng phẳng, đã được khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nước. Xuôi theo chiều dài dòng chảy của sông Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần ha. + Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam cầu Hiền Lương tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của dải đồng bằng này là từ 2 phía Tây và Đông dồn vào sông Cánh Hòm. Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +0,5 1,5m đã cải tạo để gieo trồng lúa nước. + Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phước và đồng bằng Cam Lộ: địa hình bằng phẳng, tập trung ở Triệu Ái, Triệu Thượng (Vĩnh Phước). Cao độ bình quân dạng địa hình này từ +3,0 1,0m. Đây là cánh đồng rộng lớn của Triệu Phong và thị xã Đông Hà. Địa hình đồng bằng có cao độ bình quân từ +2,0 4,0m, dải đồng bằng này hẹp chạy theo hướng Tây - Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp. + Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sông nằm kẹp giữa vùng gò đồi phía Tây và vùng cát ven biển, các cánh đồng nhỏ hẹp, có độ cao không đều là thành tạo của các quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc tụ được khai phá từ lâu dọc theo Quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. + Một dạng địa hình nữa trong vùng nghiên cứu là các thung lũng hẹp độc lập diện tích khoảng 5-50 ha cũng đã được khai thác để trồng lúa nước. - Vùng núi thấp và đồi: Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục, có những khu nhỏ dạng bình nguyên như khu đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và khu Cùa (Cam Lộ). Độ dốc vùng núi bình quân từ Địa hình này rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả; cao độ của dạng địa hình này là m, có nhiều thung lũng lớn. Đây là dạng địa hình có thế mạnh của tỉnh Quảng Trị, dạng địa hình này chiếm tới 50% diện tích tự nhiên của các lưu vực sông, thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Trên bậc địa hình này thích hợp với các loại cây lâu năm như hồ tiêu, cao su, cà phê và các loại cây ăn quả Địa chất, thổ nhưỡng Địa chất Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân vị thuộc Meôzoi và Kainozoi. Các thành tạo xâm nhập phân bố rải rác, song chủ yếu ở phần Tây Nam với diện tích gần 400km 2, thuộc các hệ Trà Bồng, Bến Giàng - Quế Sơn và các đá mạch không phân chia. Phức hệ Trà Bồng nằm trên vùng Làng Xoa (Hướng Hoá) với lộ diện 120 km 2, khối có dạng kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm dọc đứt gẫy Đakrông - A Lưới. Phức hệ Bến Giàng - Quế

12 Sơn nằm dọc theo dải núi và vùng Vít Thu Lu gồm các khối Tam Kỳ, Ta Băm và động Voi Mẹp. Địa chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo hướng từ đỉnh Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo phương Tây - Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày. Phần thềm lục địa được thành tạo từ trầm tích sông biển và sự di đẩy của dòng biển tạo thành. Thổ nhưỡng - Vùng đồng bằng ven biển: bao gồm các xã nằm phía Đông quốc lộ 1A kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá Bazan (Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng: + Tiểu vùng cồn cát, bãi cát phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Các đụn cát có độ cao từ 1m đến vài chục mét. Cát trắng chiếm ưu thế, tầng dưới cùng bước đầu có tích tụ sắt, chuyển sang màu nâu hơi đỏ. Lớp vỏ phong hoá khá dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát. Đất nghèo các nguyên tố vi lượng. + Tiểu vùng đất nhiễm mặn cửa Tùng được tạo thành dưới tác động của thuỷ triều phân bố ở địa hình thấp, bậc thềm phù sa ven sông hoặc mực nước ngầm nông. Diện tích đất này chiếm ít, có thể sử dụng để trồng lúa nhưng cần có các biện pháp thau chua rửa mặn. - Vùng gò đồi: Hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá Mazma. Nhiều nơi hình thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm bụi, cây có gai. Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh. + Tiểu vùng Bazan Vĩnh Linh, vùng này thích hợp cho trồng cây hồ tiêu. + Tiểu vùng đất đỏ Bazan: thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm, Cùa. Diện tích khoảng ha. Đất có tầng dày trên 1,2 m, có tới ha. Đây là hai khối Bazan lớn nhất của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su. Khu Cồn Tiên - Dốc Miếu là vùng cao su chủ lực của tỉnh. + Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng được hình thành trên đá mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng, bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn. Vùng đất này phù hợp với trồng cây lâm nghiệp để tái tạo môi sinh môi trường Thảm thực vật Toàn tỉnh Quảng Trị có ha đất rừng ựt nhiên, Theo kết quả điều tra nghiên cứu mới nhất thì hiện tại rừng Quảng Trị có khoảng 1053 loại thực vật

13 thuộc 528 chi, 130 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ. Động vật khá phong phú và đa dạng. Hiện có 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư, bò sát đang sinh sống tại rừng Quảng Trị. Rừng trồng có ha, chất lượng tốt, cây thông nhựa chiếm khoảng ha. Một số cây bản địa khác như sến, muồng đen, sao đen v.v.. đã được đưa vào trồng rừng phòng hộ. Các cây nhập nội được chú trọng đưa vào rừng trồng sản xuất. Rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai v.v.. được trồng tập trung và thâm canh nên mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đồng thời với các kế hoạch trồng rừng, thực hiện hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tăng cường khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, độ che phủ rừng đã tăng bình quân 1%/năm. Đến năm 2007 độ che phủ của rừng hiện nay đạt 44,4%. là một thành quả sinh thái quan trọng. Bảng 1.1. Kết quả sản xuất lâm nghiệp (ha) STT Đối tượng Diện tích rừng trồng tập trung (ha) Diện tích trồng cây phân tán (ha) Diện tích rừng được chăm sóc (ha) Diện tích rừng được tu bổ (ha) Tổng cộng!invalid Character Setting!Invalid Character Setting Khí hậu Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang đầy đủ sắc thái khí hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng XII tới tháng VIII, mùa mưa từ tháng IX tới tháng XI. Từ tháng III đến tháng VIII chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng. Từ tháng IX đến tháng II năm sau chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi liền với mưa phùn và rét đậm. Mưa Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực. Lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng mm. Lượng mưa 3 tháng mùa mưa chiếm tới 68 70% lượng mưa năm. Tổng lượng mưa 9 tháng mùa khô chỉ chiếm 30% tổng lượng mưa năm. Trong các tháng mùa khô từ tháng XII đến tháng IV thường có những trận mưa rào nhẹ cách nhau từ 7 đến 8 ngày với lượng mưa trần từ 20 30mm, Giữa 2 mùa khô có 1 thời kỳ mưa lớn là tháng V và tháng VI gọi là mưa tiểu mãn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng XI, thậm chí có năm mùa mưa kéo dài đến tận tháng XII. Đây là thời gian bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh ở khu vực miền Trung. Do đặc điểm địa hình chia cắt nên mưa trong mùa mưa cũng ít khi đồng đều trên toàn tỉnh. Theo thống kê lượng

14 mưa bình quân nhiều năm của các trạm thể hiện trên bảng 1.2. Bảng 1.2. Mưa bình quân nhiều năm (mm) Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vĩnh Linh Gia Vòng Đông Hà Thạch Hãn Cửa Việt Hướng Hoá Khe Sanh Ba Lòng Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí trong vùng thấp nhất vào mùa Đông (tháng XI tới tháng III), cao nhất vào mùa hè (tháng V tới tháng VIII). Nhiệt độ bình quân nhiều năm vào khoảng 24,3 o C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10 o C. Nhiệt độ bình quân tháng tại trạm các trạm trong vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1.3. Bảng 1.3. Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm ( o C) Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Đông Hà Quảng Trị Khe Sanh Độ ẩm tương đối Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới 89%. Bảng 1.4 trích dẫn độ ẩm tương đối tại Đông Hà. Bảng 1.4. Độ ẩm tương đối trạm Đông Hà (%) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB ,9 Bốc hơi Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng mm. Ở vùng đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. Lượng bốc hơi bình quân tháng lớn nhất tại Đông Hà là 219 mm/tháng (xem bảng 1.5). Lượng bốc hơi ngày lớn nhất vào tháng VII, bình quân 1 ngày bốc hơi tới 7mm Bảng 1.5. Bốc hơi bình quân tháng (mm) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm !Invalid Character Setting Số giờ nắng Bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ. Tại Đông Hà bình quân

15 số giờ nắng trong tháng biến đổi từ 92 giờ vào tháng II tới 242 giờ vào tháng VII. Bảng 1.6. Số giờ nắng trạm Đông Hà I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm !Invalid Character Setting 6. Gió và bão Các lưu vực sông thuộc Quảng Trị chịu chế độ khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Một năm có 2 chế độ gió mùa chính: Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè từ tháng IV đến tháng XI, tốc độ gió bình quân 2,0 2,2m/s. Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau, tốc độ gió bình quân từ 1,7 1,9m/s. Thời gian chuyển tiếp các hướng gió Tây Nam và Tây Bắc là thời gian giao thời và gió Tây khô nóng hoạt động vào tháng IV, tháng V (địa phương gọi là gió Lào). Thời kỳ có gió Lào là thời kỳ nóng nhất trong năm ở tỉnh Quảng Trị. Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết trong mùa hạ, hoạt động rất mạnh mẽ và thất thường. Hướng đi của bão trong vùng Bình Trị Thiên như sau: theo hướng chính Tây chiếm khoảng 30%; theo hướng Tây - Tây Bắc chiếm khoảng 45%; theo hướng Nam chiếm khoảng 24%; theo các hướng khác chiếm khoảng 1%. Tính chất của bão và áp thấp nhiệt đới ở vùng Quảng Trị cũng rất khác nhau theo từng cơn bão và từng thời kỳ có bão. Có năm không có bão và áp thấp nhiệt đới như năm 1963, 1965, 1969, 1986, 1991, Cũng có năm liên tiếp 3 cơn bão như năm 1964, 1996 hoặc 1 năm có 2 cơn bão như năm Bình quân 1 năm có 1,2 1,3 cơn bão đổ bộ vào Quảng Trị. Vùng ven biển Quảng Trị bão và áp thấp nhiệt đới thường gặp nhau tới 78%, do vậy khi có bão thường gặp mưa lớn sinh lũ trên các triền sông. Bão đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió từ cấp 10 đến cấp 12, khi gió giật trên cấp 12. Thời gian bão duy trì từ 8 10 giờ nhưng mưa theo bão thường xảy ra 3 ngày liên tục. Trong thời gian có bão thường đi kèm mưa lớn và có thể gây ra hiện tượng lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản Đây cũng là một trong các yếu tố tự nhiên cản trở tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị Thuỷ văn Trên địa phận tỉnh Quảng Trị có ba hệ thống sông chính: (1) Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lưu vực là

16 km 2, độ dài sông chính là 156 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là 0,92; hệ số uốn khúc là 3,5. (2) Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực là 809 km 2, dài 64,5 km, độ cao bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới sông là 1,15; hệ số uốn khúc là 1,43. (3) Hệ thống sông Ô Lâu thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá Tam Gaing về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vực là 855 km 2, dài 65 km. Đầu nguồn lưu vực nằm ở địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng thuộc Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đổ thẳng ra biển Cũng như các nơi khác ở nước ta, dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân bố rất không đều trong năm. Hàng năm, dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy không cố định hàng năm mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng. Dòng chảy năm tại khu vực nghiên cứu có giá trị mô đun biến động trong khoảng l/s.km 2, thuộc khu vực có dòng chảy dồi dào so với trung bình cả nước, phần lớn nước tập trung vào mùa lũ. Do sự phân bố nước không đều trong năm nên ở đây lũ rất khắc nghiệt và hạn hán cũng rất điển hình. Có một số nơi giá trị mô đun dòng chảy bình quân năm đạt tới 80 l/s.km 2, như ở huyện Hướng Hoá, mùa lũ từ tháng IX - XII, mùa kiệt kéo dài trong khoảng 8 tháng (I - VIII). Do độ dốc lớn nên lũ thường xảy ra nhanh và ác liệt gây nguy hiểm cho các hoạt động kinh tế xã hội. Thông thường mùa lũ xuất hiện chậm hơn mùa mưa khoảng một tháng. Mưa là nguyên nhân gây lũ chủ yếu ở hai tỉnh này. Lũ lớn nhất thường xuất hiện trong các tháng IX, X chiếm từ 25-31% tổng lượng nước cả năm. Mùa kiệt trong vùng thường chậm hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm khoảng gần 30% tổng lượng dòng chảy trong năm. Sự phân phối không đều đã gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng đó càng trở nên khốc liệt vào các năm và các tháng có gió Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh. Tuy nhiên vào khoảng tháng V-VI trong vùng thường có mưa tiểu mãn bổ sung lượng nước cho mùa kiệt. Tháng IV và tháng VII là những tháng kiệt, lưu lượng trên sông nhỏ. Mô đun dòng chảy bình quân tháng vào các tháng kiệt chỉ khoảng 10-15l/s/km 2. Do

17 đặc điểm vùng nghiên cứu có địa hình tạo thành các dải từ biển vào sâu trong lục địa: dải cát ven biển, đồng bằng ven biển, gò đồi, núi nên tính chất dòng chảy cũng có sự phân hoá theo không gian rõ rệt. Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị trên bảng 1.7 và 1.8. Bảng1.7. Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị STT Tên sông Tên trạm Q 0 (m 3 /s) Các đặc trưng dòng chảy lưu vực M 0 (l/s.km 2 ) Y 0 (mm) α 1 Bến Hải Gia Vòng 14,4 53, ,61 2 Thạch Hãn Thạch Hãn 70,0 68, ,77 Bảng 1.8. Phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm của các trạm đại biểu Tên lưu vực I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Bến Hải Quảng Trị Qua bảng 1.7 và bảng 1.8, môđun dòng chảy và chuẩn dòng chảy năm của hai hệ thống sông chính Bến Hải và Quảng Trị thuộc loại cao của cả nước. Hệ số dòng chảy đều > 0,6 đã chứng tỏ được khả năng sinh dòng và điều kiện lớp phủ thực vật trên lưu vực là tốt. Các tháng nhiều nước rơi vào tháng IX, X, XI, XII, tháng ít nước rơi vào các tháng còn lại. Các tháng nhiều nước chiếm khoảng 70-75% tổng lượng nước cả năm, còn các tháng ít nước là 25-30%. Mực nước lũ hè thu trên các triền sông chỉ dao động từ 1,5-1,7 m; ít khi mực nước lũ hè thu trên các triền sông lên cao trên 1,7 m. Hướng chuyển của lũ ở trong vùng hạ du cũng rất phức tạp: - Khi sông Thạch Hãn lũ lớn ở hạ du hướng lũ chuyển theo 2 phía, một hướng theo sông Cánh Hòm chuyển về sông Bến Hải và một hướng theo sông An Tiêm chuyển về Cửa Lác, còn dòng chủ lưu theo dòng chính chuyển ra cửa Việt. Khi sông Thạch Hãn lũ nhỏ, sông Bến Hải lũ lớn, dòng lũ của sông Bến Hải một phần chuyển về hạ du Thạch Hãn, một phần lớn chuyển ra Cửa Tùng, hiện tượng trên chỉ xảy ra khi lũ đạt báo động 3 trở lên. Nguồn nước ngầm ở tỉnh Quảng Trị thể hiện ở nước khe nứt, nước lỗ hổng và nước cồn cát. Nguồn nước này tương đối dồi dào và chất lượng tốt có thể đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bổ sung nước tưới cho các loại hình sản xuất kinh tế xã hội. Tuy nhiên, vùng ven biển nhiều nơi nước ngầm bị nhiễm mặn, ở vùng đồi núi nước ngầm phân bố sâu khó khai thác. Vì vậy, cần có kế hoạch cân đối và sử dụng nước hợp lý TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ Dân số Theo Niên giám thống kê năm 2007 của Cục thống kê Quảng Trị, dân số

18 của tỉnh là: người, số dân sống ở thành thị chiếm 24.57% còn lại hầu hết dân số sống ở nông thôn và vùng núi (75.43%). Cơ cấu dân số như sau: Nam: Nữ: Trong độ tuổi lao động: người người người chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 133 người/km 2 trong đó thị xã Đông Hà 1140 người/km 2, thị xã Quảng Trị 2734 người/km 2, huyện miền núi Đakrông 29 người/km 2, Hướng Hoá có mật độ dân là 62 người/km 2. Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, sống tập trung ở dải đồng bằng ven biển, các thị trấn vùng núi. Số còn lại là các dân tộc ít người như người Sách, Thái, Dao, Vân Kiều, Sào, Pa Cô tập trung chủ yếu ở huyện Hướng Hoá và Đakrông. Tỷ lệ người Kinh chiếm tới 84%, người Vân Kiều, Pacô chiếm 10% còn lại là các dân tộc ít người khác. Tốc độ tăng dân số trong vùng còn cao. Theo thống kê, tốc độ tăng dân số của tỉnh Quảng Trị là 10,48% 0 (2007). Có tới 70% dân sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, 12% dân số sống dựa vào công nghiệp, 5% dân số sống dựa vào ngư nghiệp, 8% sống nhờ vào lâm nghiệp còn lại sống nhờ vào dịch vụ buôn bán nhỏ và các ngành khác Cơ cấu kinh tế của tỉnh Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị như sau: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 32,1 %, dịch vụ 37,0%, công nghiệp và xây dựng 30,9% tổng sản lượng của tỉnh. Hiện trạng nông lâm nghiệp Theo Niên giám thống kê năm 2007 của tỉnh Quảng Trị, diện tích canh tác hiện nay trong toàn vùng là 95792,2 ha, trong đó 73347,6 ha dùng cho cây hàng năm và 22444,6 ha dùng cho cây lâu năm. Diện tích các loại cây trồng trong vài năm gần đây như sau: Bảng 1.9. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng Chỉ tiêu Lúa Đông Xuân Diện tích (ha) NS (tạ/ha) SL(tấn) Lúa Hè Thu Diện tích (ha) NS (tạ/ha) SL(tấn) Lúa Mùa

19 Chỉ tiêu Diện tích (ha) NS (tạ/ha) SL(tấn) Ngô Diện tích (ha) NS (tạ/ha) SL(tấn) Khoai lang Diện tích (ha) NS (tạ/ha) SL(tấn) Sắn Diện tích (ha) NS (tạ/ha) SL(tấn) Qua bảng 1.9 cho thấy, diện tích lúa Đông Xuân không có biến động lớn nhưng năng suất năm sau cao hơn năm trước và vì thế sản lượng cũng tăng đều đặn. Tình hình này cũng giống như đối với lúa Hè Thu. Diện tích lúa Mùa chỉ chiếm rất ít và năng suất rất thấp. Bảng Diện tích, sản lượng các cây công nghiệp lâu năm Chỉ tiêu Cà phê Diện tích (ha) SL(tấn) Cao su Diện tích (ha) SL(tấn) Hồ tiêu Diện tích (ha) SL(tấn) Nhìn vào bảng 1.10, diện tích và sản lượng các cây công nghiệp chính lâu năm không ngừng tăng lên, riêng cây hồ tiêu sau 2004 lại bị suy giảm. Bảng Diện tích, sản lượng các cây ăn quả Chỉ tiêu Cam Diện tích (ha) SL(tấn) Dứa Diện tích (ha) SL(tấn) Chuối Diện tích (ha) SL(tấn) Xoài Diện tích (ha) SL(tấn) Mít Diện tích (ha) SL(tấn)

20 Các loại cây ăn quả chủ yếu ở Quảng Trị được thống kê theo các hộ gia đình, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, tuy nhiên nhìn vào bẳng 1.11, các loại cây này (trừ Mít) đều tăng lên qua các năm cả về diện tích lẫn sản lượng. Tuy vậy vẫn chưa đạt được mức sản phẩm công nghiệp hàng hoá.. Chăn nuôi trong vùng chưa phát triển, chủ yếu còn ở mức độ chăn nuôi tự phát ở mức độ hộ gia đình. Chưa có nông trường chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Do điều kiện thiếu lương thực, chăn nuôi trong vùng chưa phát triển thành quy mô chăn nuôi trang trại được. Cơ cấu vật nuôi trong gia đình là trâu, bò, lợn, gà. Trong mấy năm gần đây một số giống vật nuôi mới đã được phổ biến trong dân nhằm tăng năng suất trong chăn nuôi như vịt siêu trứng, ngan Pháp, gà Tam Hoàng. Ngành chăn nuôi mới chiếm tỷ trọng 15-18% thu nhập cho các hộ nông dân. Theo thống kê diễn biến chăn nuôi trong toàn tỉnh như bảng Bảng Số lượng và sản lượng gia súc lớn Chỉ tiêu Trâu Số lượng (con) Bò Số lượng (con) Lợn Số lượng (con) Sản lượng xuất chuồng (tấn thịt hơi) Qua bảng 1.12 thấy rằng đàn gia súc ở Quảng Trị tăng qua các năm ở mức độ chậm. Sau năm năm sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng khoảng 40%. Diện tích che phủ của thảm rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 30%. Ở các vùng đồi núi đất ven các khe suối, rừng nguyên thuỷ bị huỷ diệt do các lý do chủ yếu là: - Tập quán canh tác du canh du cư của đồng bào dân tộc miền núi. - Chất độc làm trụi lá trong chiến tranh huỷ diệt. - Nạn khai thác gỗ bừa bãi Rừng hiện hữu chỉ còn rừng thứ sinh, hỗn giao. Vùng đồi bát úp vùng trung du từ lâu đã trở thành đồi núi trọc. Ở vùng cát ven biển nơi không có cây che phủ nên hiện tượng cát di chuyển đã ảnh hưởng xấu tới việc định canh định cư và gây mất đất. Hiện nay trong vùng đang thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học chống cát bay cát nhảy. Hiện trạng thuỷ sản Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75 km và vùng biển có đặc tính chung của

21 khu hệ ven biển Miền Trung với thành phần loài khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản vùng biển Quảng Trị khoảng tấn, khả năng khai thác bền vững là tấn. Tuy thế, cho đến 2005, sản lượng khai thác hải sản (cá, tôm, mực) đạt khoảng tấn, chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn lợi kinh tế này. Trong diện tích đất nông nghiệp, phần dành cho nuôi trồng thuỷ sản chiếm 0,14% (gần 670 ha), tuy nhiên nếu tính cả đất chưa sử dụng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản có thể lên tới ha (trong đó nước ngọt: ha; lồng bè: ha; ruộng trũng: ha) Có thể nhận thấy tiềm năng phát triển thuỷ sản của tỉnh nói chung còn rất lớn, song mức độ khai thác còn hạn chế. Để phát huy tiềm năng cần đầu tư thích đáng về cơ chế, chính sách khuyến ngư cũng như vấn đề cấp nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản ven bờ. Hiện trạng công nghiệp Công nghiệp trong vùng còn chưa phát triển. Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản. Trong vùng có 2 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng Đông Hà 1 và Đông Hà 2, nhưng hiện nay chỉ còn nhà máy Đông Hà 2 hoạt động với tổng sản lượng tấn/năm, 4 nhà máy gạch tuynel có tổng công suất 70 triệu viên/ năm. Công nghiệp chế biến thủy sản còn hạn chế, chỉ có 2 nhà máy Đông lạnh đặt tại Cửa Tùng và Cửa Việt hoạt động theo thời vụ đánh bắt. Ngoài ra ở các địa phương còn có công nghiệp nhỏ ở mức độ hộ gia đình. Nguồn điện trong tỉnh hiện có 2 trạm thuỷ điện Khe Sanh và Cam Chính với công suất thấp. Lưới điện quốc gia đã phát triển tới các trung tâm huyện. Tuyến đường dây 500KV đi qua địa phận Quảng Trị song trong tỉnh không có trạm hạ áp. Hiện nay thuỷ điện Rào Quán khi đi vào hoạt động có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng cấp điện của vùng. Công nghiệp chế biến chiếm một tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn sau năm năm tăng gần gấp 3,5 lần. Nhìn chung, số lượng cơ sở công nghiệp của Quảng Trị có phát triển, song so sánh với Bắc Trung Bộ và cả nước thì công nghiệp Quảng Trị vẫn ở qui mô rất bé, chiếm khoảng 1% cơ sở công nghiệp của cả nước. Y tế, Giáo dục Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh. Người dân có thể đến trung tâm y tế của huyện với khẩu độ đường 8-10 km. Các

22 cụm khám đa khoa bố trí hợp lý thuận tiện cho việc khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Mỗi huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giường bệnh, công tác y tế đã đóng vai trò tích cực trongviệc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát huy thắng lợi chương trình sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, ở các xã miền núi, hệ thống y tế còn chưa được phát triển, nhìn chung mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các cụm dân cư tới trạm xá còn xa và do mê tín, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực lượng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và 20% số lao động có trình độ văn hoá phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng bỏ học còn phổ biến. Tỷ lệ mù chữ hoặc tái mù chữ còn cao. Hiện trạng các ngành khác Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Nếu như ở vùng đồng bằng đã có đường ô tô đến đến trung tâm xã và thậm chí tới nhiều xóm nhỏ tụ điểm dân cư thì với vùng núi đặc biệt huyện miền núi Đakrông và Hướng Hoá đường ô tô tới trung tâm nhiều xã vẫn là mục tiêu phấn đấu. Vùng nghiên cứu có 3 tuyến quốc lộ chính đi qua: tuyến đường 1A từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, tuyến đường 9 từ thị xã Đông Hà đi Lào và cửa Việt (đường 9 đến cửa khẩu Lao Bảo dài 82 km) và cùng với đường mòn Hồ Chí Minh. Đây cũng là một cơ hội để tỉnh Quảng Trị phát triển vùng gò đồi. Đường thuỷ có trục đường theo sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này cũng chỉ cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại. Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam. Nhìn chung, hiện tại mạng lưới giao thông trong vùng khá thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên nhiều tuyến đường này trong mùa mưa lũ vẫn bị ách tắc do lũ gây ra. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thông thương buôn bán, trong vùng nghiên cứu cần phát triển thêm và hiện đại hoá đường giao thông. Ngành dịch vụ ở đây phát triển đã lâu. Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá qua Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho sản xuất

23 nông nghiệp. Khu thương mại quốc tế Lao Bảo được hình thành và tương lai cần phải đóng vai trò lớn trong hành lang kinh tế Đông Tây. Dịch vụ của tư nhân hiện tại phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhưng chỉ tập trung ở vùng đồng bằng nơi dân cư Đông đúc. Đối với vùng núi, phát triển dịch vụ hiện tại còn khó khăn do điều kiện đường sá, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Về du lịch, trong vùng có bãi tắm cửa Tùng, bãi biển cửa Việt, Mỹ Thuỷ khá đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉ thu hút được khách địa phương đến trong mùa hè. Các cơ sở vui chơi giải trí, ăn nghỉ chưa được xây dựng nên cũng chưa thu hút được nhiều khách. Vùng nghiên cứu cũng có những căn cứ cách mạng nổi tiếng như làng Vây, chiến khu Ba Lòng; địa đạo Vĩnh Chấp, khu nhà người Pacô ở Tà Rụt, làng văn hoá Phú Thiềng ở Mò Ó, du lịch sinh thái ở Tà Long, trằm Trà Lộc, khu bảo tồn Đakrông, suối nước nóng Tân Lâm và nhiều hồ đập lớn và đẹp (Trúc Kinh, Khe Mây)...nhưng những nơi này hiện nay vẫn chưa được khai thác tốt để đưa vào thành các tour du lịch hấp dẫn khách trong nước và khách quốc tế. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng trị đến 2020 đã đánh giá tổng kết hiện trạng đến 2007 như sau: - Tiềm lực kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển nhất định, tạo nền tảng cho sự phát triển trong giai đoạn tới. Tốc độ tăng trưởng kinh té những năm gần đây đạt mức tăng trưởng khá trong những năm gần đây (năm 2007 đạt 11,2%). - Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Các khu công nghiệp được tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đang phát huy hiệu quả. Một số dự án lớn đã hoàn thành xây dựng như công trình thủy điện - thủy lợi Quảng Trị và thu hút nhiều dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu KTTMĐB Lao Bảo, khu kinh tế cảng đào Mỹ Thủy - Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; nhiều vùng cây trồng, vật nuôi có qui mô tập trung đang từng bước hình thành. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt kết quả khả quan góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn. - Thương mại, dịch vụ đáp ứng ngày một tốt hơn cho nhu cầu xã hội. Du lịch được chú trọng phát triển, đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đặc biệt Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đã thu hút 101 doanh nghiệp, 2000 hộ kinh doanh và 45 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký trên tỷ đồng, đã có 23 dự án đang hoạt động hiệu quả, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

24 - Kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội như mạng lưới giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, cấp nước, các trường học, trạm y tế được nâng cấp, mở rộng góp phần cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt dân cư. - Các lĩnh vực xã hội được quan tâm phát triển đồng thời với phát triển kinh tế. Một số chỉ tiêu phát triển xã hội đạt được những mức tiến bộ: 100% xã có điện thoại và có điện lưới quốc gia; 95% số hộ được dùng điện, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2007 giảm xuống còn 22,8% (theo tiêu chuẩn ). Đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, trong 5 năm ( ) đã tạo việc làm cho 30,6 ngàn lao động, riêng năm 2007 đã tạo việc làm mới cho lao động. Giáo dục và đào tạo phát triển vững chắc, đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa, chất lượng giảng dạy nâng cao, cơ sở vật chất trường lớp xây dựng theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa và hiện đại; y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng đầu tư phát triển mạnh. Các lĩnh vực văn hóa thông tin, khoa học công nghệ, thể dục, thể thao đều có hướng tiến bộ. - Đã hình thành được mạng lưới các thị xã, thị trấn, thị tứ và các điểm dân cư tập trung, tạo các hạt nhân phát triển kinh tế. Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng hạ tầng cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và tiến hành xây dựng một số khu đô thị mới. Thị xã Đông Hà đang vươn lên phát triển, phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2009, xứng đáng vai trò là đô thị trung tâm tỉnh lỵ. - Quản lý nhà nước dần đi vào nền nếp, chính sách thu hút đầu tư được quan tâm đã góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực. Người dân phát huy được tính năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội; các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh, đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế và ngân sách nhà nước. Tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định, quốc phòng được củng cố, tăng cường, an ninh biên giới được giữ vững

25 Chương 2 ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG QUẢNG TRỊ 2.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ Quảng Trị là một tỉnh ven biển Miền Trung có điều kiện địa lý tự nhiên khá phức tạp cả về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình cũng như cấu tạo địa chất và đât. Chính sự phức tạp đó đã ảnh hưởng quan trọng đến qui luật phân bố theo không gian và thời gian của lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và cả lượng dòng chảy của các thủy vực trong tỉnh. Các kết quả tính toán đánh giá tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có thể tóm lược trên một số khía cạnh sau Tài nguyên nước mưa - Quảng Trị nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta. Lượng mưa hàng năm tính trung bình trên phạm vi toàn tỉnh trên 2400 mm. Tuy nhiên, ở Quảng Trị, lượng mưa năm phân bố không đều theo không gian, phụ thuộc vào hướng sườn dốc và độ cao địa hình. Do địa hình nên lượng mưa năm cũng có xu thế tăng dần từ Đông (tức từ vùng đồng bằng ven biển) sang Tây (tức khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn) và từ Bắc xuống Nam. Nơi mưa ít nhất là những thung lũng khuất gió như Khe Sanh, Tà Rụt và phía hữu ngạn của thượng nguồn sông Xê Pôn. Nơi mưa nhiều nhất là khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn, thượng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ. Lượng mưa năm của nơi mưa nhiều nhất lớn gấp trên 1,7 lần nơi mưa ít nhất. - Mức độ dao động của lượng mưa năm trong thời kỳ nhiều năm ở tỉnh Quảng Trị thuộc loại trung bình. Hệ số biến đổi tại đa số các trạm dao động trong khoảng từ 0,20 đến 0,24. Lượng mưa năm lớn nhất của năm mưa nhiều nhất trong thời kì quan trắc lớn gấp từ 2-3 lần lượng mưa năm của năm mưa ít nhất. - Dao động của mưa năm trong thời kỳ nhiều năm thuộc tỉnh Quảng Trị không đồng bộ với nhau tuy nhiên ở hai nhóm trạm: Đông Hà- Cửa Việt - Thạch Hãn và Khe Sanh - Gia Vòng có thể coi là đồng pha. Dao động của mưa năm mang tính chất chu kì mưa trọn vẹn nhưng không hoàn toàn. - Lượng mưa ở tỉnh Quảng Trị phân phối không đều trong năm, hình thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, bắt đầu và kết thúc không đồng bộ. Các khu vực thuộc sườn phía Đông Trường Sơn có mùa mưa xuất hiện muộn và ngắn, chỉ 3 đến 4 tháng (IX XI, XII) còn mùa khô kéo dài tới 8-9 tháng (XII, I VIII). Các khu vực thuộc sườn phía Tây Trường Sơn có mùa mưa đến sớm và

26 kéo dài hơn (VI XI, khoảng 6 tháng) còn mùa khô ( XII V). Sự phân hóa giữa hai mùa mưa - khô khá sâu sắc. Tại sườn phía Đông Trường Sơn, tổng lượng mưa cả mùa mưa chiếm 59-73% tổng lượng mưa năm; trong khi đó, mùa khô chỉ chiếm 27-41%. Tại sườn phía Tây Trường Sơn, tổng lượng mưa của mùa mưa chiếm trên 80% tổng lượng mưa năm còn mùa khô chỉ chiếm chưa đầy 20%. - Phân phối mưa năm theo tháng trong tỉnh Quảng Trị phân hoá thành 2 dạng rất khác biệt. Sườn phía Đông Trường Sơn có phân phối mưa trong năm dạng 2 đỉnh; cực đại chính xuất hiện vào X, đỉnh phụ xuất hiện vào tháng VI do có mưa "tiểu mãn", cực tiểu chính xuất hiện trong các tháng I IV còn cực tiểu phụ xuất hiện vào tháng VII. Sườn phía Tây Trường Sơn có phân phối mưa trong năm dạng 1 đỉnh, cực đại xuất hiện vào X còn cực tiểu xuất hiện trong các tháng I IV. Lượng mưa của tháng mưa nhiều nhất (X) chiếm từ 20% đến 29% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa của tháng ít mưa nhất chỉ chiếm từ 0,5% đến 2,1%. Tháng mưa nhiều nhất có lượng mưa lớn gấp từ 10 lần (Cồn Cỏ) đến 54 lần (Tà Rụt) lượng mưa của tháng mưa ít nhất. Ba tháng mưa nhiều nhất là các tháng IX, X, XI. Ba tháng mưa ít nhất là các tháng I, II, III hoặc II, III, IV. Tổng lượng mưa của ba tháng mưa nhiều nhất lớn gấp từ 7 lần (Cồn Cỏ) đến 18 lần (Tà Rụt) tổng lượng mưa của ba tháng mưa ít nhất Tài nguyên nước sông - Nằm trong vùng mưa tương đối lớn nên dòng chảy năm của các sông suối trong tỉnh Quảng Trị cũng khá dồi dào. Mô đun dòng chảy năm bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 45,4 l/skm 2, tương đương với lớp dòng chảy 1431 mm. - Chuẩn dòng chảy năm phân bố không đều theo không gian, biến đổi theo độ cao địa hình từ 30 l/skm 2 đến 60 l/skm 2. Thượng nguồn các sông Bến Hải, Rào Quán, Cam Lộ, hạ lưu sông Ô Lâu có nguồn nước rất dồi dào, mô đun dòng chảy hàng năm đạt tới l/skm 2. Hữu ngạn của thượng nguồn sông Sê Pôn và phần sông Đa-krông trên dãy Trường Sơn là những khu vực có lượng dòng chảy nghèo nhất, mô đun dòng chảy năm đạt l/skm 2. Vùng đồng bằng ven biển có dòng chảy năm vào loại trung bình, mô đun dòng chảy năm đạt l/skm 2. Các khu vực còn lại có chuẩn dòng chảy năm khoảng l/skm 2. - Hệ thống sông Ô Lâu có dòng chảy năm phong phú nhất (48,3 l/skm 2, tương đương 1524 mm); hệ thống sông Bến Hải (45,8 l/skm 2, tương đương 1445 mm); hệ thống sông Sê Păng Hiêng và Xê Pôn (45,7 l/skm 2, tương đương 1442 mm) và hệ thống sông Thạch Hãn (44,8 l/skm 2, tương đương 1443 mm). - Tổng lượng dòng chảy năm, trên toàn bộ sông suối tỉnh Quảng Trị là 6,673 km 3, trong đó: hệ thống sông Bến Hải 1,31 km 3 (chiếm 19,6 %), Thạch Hãn

27 khoảng 3,92 km 3 (58,8 %), Ô Lâu 0,50 km 3 (7,55 %) và Sê Păng Hiêng 1,05 km 3 (15,8 %). Mức đảm bảo nước tính trung bình hàng năm trên một người dân hiện tại của tỉnh Quảng Trị là m 3 /người, cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước (4750 m 3 /người). - Mức độ dao động của dòng chảy năm trong thời kì nhiều năm lớn hơn mưa năm, biến đổi từ 0,27 đến 0,33. - Dao động dòng chảy năm cũng có tính chu kỳ trọn vẹn nhưng không hoàn toàn. Các chu kì này không lặp lại về độ dài thời gian và quá trình dao động, gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng nước. Dao động của dòng chảy năm của các sông tương đối đồng pha và khá đồng bộ với dao động của mưa năm. - Dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị phân phối rất không đều trong năm, phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ trên các sông suối trong tỉnh Quảng Trị xuất hiện muộn và duy trì trong khoảng thời gian ngắn, chỉ kéo dài 4 tháng, nhưng mức độ tập trung dòng chảy khá lớn, chiếm tới 62,5-80% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt kéo dài tới 8 tháng và tổng lượng dòng chảy chiếm khoảng 20-37,5% tổng lượng dòng chảy năm. - Hầu hết, phân phối dòng chảy trong năm cũng có dạng hai đỉnh. Cực đại chính xuất hiện vào tháng XI, đỉnh phụ xuất hiện do lũ tiểu mãn vào tháng V hoặc VI. Cực tiểu chính xuất hiện vào tháng IV và cực tiểu phụ vào tháng VII. Riêng các lưu vực sông trên sườn Tây Trường Sơn thì có phân phối dòng chảy trong năm dạng 1 đỉnh với cực đại xuất hiện vào tháng X và cực tiểu vào tháng III. - Kết quả phân tích chất lượng nước sông cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý-hóa học-vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn tỉnh đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A (TCVN ), còn khá tốt, hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp, có thể sử dụng tốt cho nông nghiệp và các mục đích khác. Tuy nhiên, nếu dùng cho sinh hoạt thì phải thông qua xử lý Tài nguyên nước hồ Tỉnh Quảng Trị hiện có 301 công trình thủy lợi, trong đó có 200 công trình hồ chứa, đập dâng lớn, vừa và nhỏ. Ngoài ra có 101 trạm bơm các loại phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp. Tổng dung tích nước đã sử dụng qua các công trình thủy lợi khoảng 295 triệu m 3 (trong đó tổng dung tích hồ chứa các loại cung cấp 211 triệu m 3, các đập dâng và trạm bơm tập trung cung cấp 82 triệu m 3, số còn lại là các trạm bơm quy mô nhỏ). - Về chất lượng qua kết quả phân tích các mẫu nước lấy tại các hồ đập

28 trong tỉnh cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý - hóa học - vi sinh đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN ), một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại A, đảm bảo tiêu chuẩn dùng cho nông nghiệp và các mục đích khác, nếu dùng cho sinh hoạt thì phải xử lý trước khi sử dụng. Khi thực hiện các nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị gặp phải một số khó khăn do rất thiếu số liệu đo đạc khí tượng thủy văn. Cụ thể là số liệu đo mưa tại khu vực vùng núi cao phía Tây của tỉnh và số liệu đo lưu lượng dòng chảy của các sông chính trong tỉnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sau này, cần xây dựng thêm ít nhất một trạm đo mưa ở khu vực vùng núi cao phía Tây của tỉnh, một số trạm đo lưu lượng trên các sông chính khác trong tỉnh ngoài sông Bến Hải và tiến hành đo đạc cả đặc trưng bùn cát tại các trạm thủy văn Tài nguyên nước ngầm Ở Quảng Trị, nước lỗ hổng tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ được phát hiện trong các lưu vực sông, trong đồng bằng và các cồn cát ven biển. Độ dốc thuỷ lực của các tầng chứa nước nhìn chung rất nhỏ (0,008-0,012). Độ sâu mực nước ở trung tâm các lưu vực thường chỉ vào khoảng 1,0-2,0m. Trên các cồn cát và các cánh đồng trước núi, nón phóng vật thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2,0-5,0m). Các tầng chứa nước lỗ hổng ở Quảng Trị có bề dày khá lớn (10-30) đôi chỗ đạt được 35m. Thành phần trầm tích hạt thô (cát, cuội, sạn) chiếm ưu thế hơn trầm tích hạt mịn (bột sét) trên mặt cắt. Vì vậy, phần lớn các tầng chứa nước lỗ hổng có độ giàu nước trung bình khá. Về chất lượng, trong vùng chứa nước nhạt chiếm diện tích khoảng 300km 2, nước dưới đất thường có tổng khoáng hoá từ 0,2-0,4 đến đôi chỗ tới 0,8g/l. Nhìn chung, nước sạch đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào việc cấp nước cho đô thị và nông nghiệp. Tuy nhiên, vùng này nước dưới đất cũng dễ bị nhiễm bẩn do nó có quan hệ thuỷ lực với các dòng nước mặt, có liên hệ tới các nguồn rác thải bởi phần trên cùng của mặt cắt thường chỉ gồm các lỗ thấm mạnh, đôi chỗ có sét và sét pha những bề dày không lớn. Trên vùng tam giác của sông như vùng Quảng Trị phần lớn nước lỗ hổng bị nhiễm mặn, chất lượng kém đối với các mục tiêu cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp (tổng khoáng hoá: > 1 đến 3 g/l). Các kết quả quan trắc nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ hổng cho thấy động thái của nước dưới đất ở đây thuộc động thái biến thiên theo mùa với sự dao động mực nước tuần tự chậm chạp, không phụ thuộc quá nhiều vào sự dao động của lượng mưa và dòng chảy mặt. Căn cứ khả năng chứa nước của

29 các trầm tích, các tầng chứa nước lỗ hổng ở Quảng Trị được xếp vào 3 nhóm: - Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là các trầm tích Holocen thượng (Q 3 IV ) nguồn gốc sông - biển - gió phân bố dọc bờ biển từ Vĩnh Linh đến thị xã Quảng Trị, thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến hạt thô, mài mòn và chọn lọc tốt (bề dày trung bình 15m). - Các tầng chứa nước có năng suất trung bình (tầng chứa nước trung bình): Thuộc nhóm này là các trầm tích sông biển (amq III ), phân bố ở Vĩnh Chấp và Diên Sanh (Hải Lăng), thành phần chủ yếu là sét và cát thạch anh hạt nhỏ lẫn ít cuội sỏi, tầng dày 30-35m. Căn cứ đặc điểm thạch học, diện. phân bố và bề dày trầm tích, có thể tạm xếp chúng vào nhóm tầng chứa nước trung bình. - Các tầng chứa nước có năng suất thấp, không thể khai thác liên tục (tầng nghèo nước): Thuộc về nhóm này là các thể địa chất dq I-III và adq II-III, phân bố rải rác ven rìa đồng bằng (riêng thể adq II-III, chỉ thấy một diện nhỏ (4km 2 ) cực Nam của tỉnh), thành phần trầm tích gồm cát, cát pha, sét lẫn nhiều mảnh vụn đá gốc. Ở Quảng Trị, nước khe nứt tồn tại trên một diện tích rất rộng, chiếm tới 4/5 tổng diện tích của tỉnh, nằm trong đới nứt nẻ phong hoá và các đới phá huỷ kiến tạo trong các địa tầng có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Thành phần bao gồm các trầm tích lục nguyên trầm tích Carbonat, các đá biến chất, các đá phun trào v.v... Về chất lượng, nhìn chung khe nứt thuộc loại siêu nhạt (M< 0,1g/l) và lợ nhạt (M = 0,1-0,5g/l), khá phù hợp với tiêu chuẩn nước uống. Mặt khác, do địa hình tương đối đốc, lớp phủ phong hoá có tính thấm yếu nên khả năng tự bảo vệ, chống ô nhiễm của các tầng chứa nước là khá cao. Theo tính thấm và độ giàu nước, các tầng chứa nước khe nứt được chia thành 2 nhóm: - Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là các thể địa chất K mg, J 1 hn, J 2 hc. Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá từ 0,16 đến 0,76 g/l. Loại hình hoá học chủ yếu là bicarbonat - natri, canxi, bicarbonat canxi. Nước sạch có thể sử dụng trong ăn uống sinh hoạt nhưng cần lưu ý xử lý hàm lượng Ca++ trước khi dùng. Đây là tầng giàu nước nhưng diện phân bố hẹp nên việc bố trí khai thác nước có thể hạn chế. - Các tầng chứa nước có năng suất thấp không thể khai thác liên tục (tầng nghèo nước): Thuộc về nhóm này có các thể địa chất: βq IV, βn 2 - Q C-P bs, C 1 lk, D 2 ; P 2 cl, D 1 tl, S 2 - D 1 dg, 0 3 -S 1 ld, 2 - Q 1 av. Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá từ 0,05 đến 0,33 g/l, loại hình hoá học chủ yếu là bicarbonat - natri và bicarbonat clorua - natri, canxi. Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn để sử

30 dụng trong cấp nước đô thị và trong nông nghiệp. Về động thái của nước dưới đất, mực nước ngầm dao động theo mùa với biên độ lớn 2,1 đến 3,4m Kết luận về tài nguyên nước Quảng Trị Tóm lại, các kết quả nghiên cứu được đã cho thấy các đặc trưng tài nguyên nước ở Quảng Trị biến đổi tương đối lớn theo không gian và thời gian. Tiềm năng nước mặt của sông ngòi khá lớn nhưng lại phân phối rất không đều trong năm và qua các năm, gây ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán; làm trở ngại cho việc sử dụng nước. Một số thác nước, hồ chứa có cảnh quan đẹp, cần đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng. Tiềm năng nước dưới đất (loại nhạt) ở Quảng Trị tuy không lớn, nhưng có thể khai thác đưa vào sử dụng đáp ứng các nhu cầu dùng nước của một số đô thị, nhu cầu sinh hoạt của các vùng nông thôn và miền núi. Cần có các điều tra chi tiết để khai thác nguồn nước khoáng phục vụ du lịch và nghỉ dưỡng BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Nguyên tắc xây dựng bản đồ địa chất thủy văn Việc đánh giá tài nguyên nước dưới đất được thực hiện trên cơ sở các kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn (ĐCTV), được tổng hợp trên Bản đồ địa chất thủy văn của vùng. Bản đồ ĐCTV miền đồng bằng Quảng Trị thể hiện các nội dung chính sau: Diện phân bố của các tầng và các đới chứa nước Diện phân bố của các tầng chứa nước lộ trên mặt đất được thể hiện bằng cách đánh màu liên tục. Đới chứa nước phân bố không liên tục được thể hiện theo các đường sọc màu. Màu được lấy theo thang màu bản đồ địa chất. Các tầng chứa nước bị che phủ được thể hiện bằng các đường bao có mũi tên hướng về phía diện phân bố của chúng. Đặc điểm về độ giàu, nghèo và trữ lượng Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất được thể hiện bằng các đường đẳng modun (tính bằng l/s.km 2 ). Độ giàu nghèo được thể hiện bằng số, đường kính, kích thước của các điểm nghiên cứu. Đặc điểm về chất lượng nước Độ tổng khoáng hóa (g/l) và thành phần ion chủ yếu của nước dưới đất được thể hiện bằng số và màu tại điểm nghiên cứu theo quy định thống nhất

31 Nước có thành phần anion chủ yếu là bicacbonat tô màu xanh da trời, thành phần chủ yếu là sulphat tô màu vàng, thành phần là clorua tô màu đỏ. Ngoài ra trên các điểm nghiên cứu còn thể hiện lưu lượng của lỗ khoan hay mạch nước, mực nước tĩnh, chiều sâu công trình. Tất cả các công trình nhân tạo đều được thể hiện bằng màu đỏ. Tuổi địa chất của đất đá chứa nước được giữ nguyên để thống nhất với bản đồ địa chất, nhưng có thể một số đơn vị địa có tính chất địa chất thủy văn giống nhau thì được gộp lại thành một đơn vị địa chất thủy văn. Vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị bao gồm chủ yếu các tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ, các trầm tích gắn kết yếu hệ Neogen chạy dọc theo bờ biển phía Đông của tỉnh Quảng Trị, bắt đầu từ xã Vĩnh Thái huyện Vĩnh Linh dọc theo Quốc lộ 1A xuống tới ranh giới phía Nam của tỉnh Quảng Trị với tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra trong vùng còn có các thành tạo Bazan (βq) phân bố ở khu vực Hồ Xá, Gio Linh và ngoài đảo Cồn Cỏ. Lót dưới đáy mặt cắt địa chất là các thành tạo Ocdovic Silua. Tổng diện tích của đồng bằng khoảng 1067,57 km 2, chiếm 23,69% diện tích của toàn tỉnh. Theo đặc điểm tồn tại của nước dưới đất, có thể phân chia mặt cắt ĐCTV vùng đồng bằng ven biển ra làm các đơn vị ĐCTV sau. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích sông Pleistocen Tầng chứa nước lỗ hổng khe nứt các thành tạo phun trào Bazan Neogen Đệ Tứ. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen Đới chứa nước khe nứt các trầm tích Ocdovic Silua Đặc điểm địa chất các tầng chứa nước và cách nước Trên dải đồng bằng ven biển Quảng Trị, nước lỗ hổng nằm chủ yếu trong các trầm tích bở rời, gắn kết yếu và các thành tạo phun trào có tuổi từ Neogen đến hiện đại. Trầm tích có đặc điểm phân nhịp rõ ràng, mỗi nhịp được bắt đầu bằng các thành tạo hạt thô, được hình thành vào thời kỳ biển thoái, tạo nên tầng chứa và lưu thông nước; kết thúc nhịp là thành tạo hạt mịn, được thành tạo liên quan với thời kỳ biển tiến cực đại, đóng vai trò tầng cách nước. Từ trên xuống, các tầng chứa nước và cách nước chính gồm:

32 Tầng chứa nước Holocen Tầng chứa nước Holocen gồm các thành tạo trầm tích nằm trong 3 thời kỳ khác nhau: Holocen sớm giữa, Holocen giữa và Holocen muộn. Phụ tầng chứa nước Holocen sớm giữa (Q21-2) Các thành tạo trầm tích tuổi Holocen sớm giữa được thành tạo liên quan đến thời kỳ đầu của biển tiến Flandrian, khi mực nước còn thấp hơn ngày nay trên 10m. Quá trình xâm thực sâu mạnh đã tạo điều kiện cho sự hình thành các trầm tích hạt thô tướng lòng sông gồm chủ yếu cuội, sỏi lẫn ít cát bột, nằm ở phần đáy bãi bồi cao các thung lũng sông suối ở đồng bằng cao (aq ). Về phía Đông, tương ứng với các thành tạo sông là các trầm tích sông biển (am Q ). Các trầm tích hỗn hợp sông biển gồm các lớp cát lẫn bột sét xen lớp bột sét màu xám đen, xám vàng, cấu tạo nên các bãi bồi cao 4 6m. Về phía Đông, các trầm tích trên bị chìm dưới các thành tạo trẻ hơn, chỉ được nghiên cứu qua các tài liệu lỗ khoan. Đó là trầm tích chứa nước ngầm tầng mặt, đóng vai trò quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất. Phụ tầng chứa nước Holocen giữa (Q22) Phụ tầng chứa nước ngầm nằm trong trầm tích biển (mq 2 2 ), gồm các tập cát thạch anh màu xám trắng đến trắng tinh khiết cấu tạo nên thềm biển có độ cao 4 6m kéo dài từ Nam Cửa Tùng đến Thuận An, được thành tạo liên quan với đợt biển tiến Holocen trung. Các trầm tích này có độ chọn lọc, mài tròn tốt, bề dày thay đổi từ 10 25m. Bề mặt địa hình cấu tạo bởi cát thời kỳ này còn chịu tác động mạnh của gió, tạo nên các gò đụn cao 10 20m, giữa chúng là các dải trũng thoải có tích tụ than bùn. Phụ tầng chứa nước Holocen giữa muộn (Q22-3) Thời kỳ Holocen giữa muộn gồm các thành tạo nguồn gốc sông, sông biển và biển - đầm lầy. Các trầm tích sông (a Q ) cấu tạo nên các bãi bồi cao từ 3 4m, phân bố dọc các thung lũng sông suối. Mặt cắt gồm cát cuội sỏi, trên cùng là lớp bột sét lẫn cát màu xám vàng dày 2 3m. Đây là tầng trầm tích chứa nước rất tốt. Nằm trên dải đồng bằng ven biển và xa lòng sông hơn các thành tạo aluvi là các trầm tích sông- biển (am Q ) tạo nên các bãi bồi cao 2-3 mét. Mặt cắt gồm cát lẫn bột, sét màu xám đen, xám vàng. Nước ngầm trong tầng phong phú, song chất lượng không tốt do trầm tích lẫn nhiều vật chất hữu cơ, đôi nơi có tổng độ khoáng hóa cao

33 Phụ tầng chứa nước Holocen muộn (Q23) Phụ tầng chứa nước Holocen muộn được chia thành hai phần: phần dưới (Q 3a 2 ) và phần trên (Q 3b 2 ). Phụ tầng chứa nước Holocen muộn, phần dưới gồm: - Các thành tạo sông (aq 3a 2 ) tạo nên các bãi bồi thấp ven lòng, các thành tạo gờ cao ven lòng với mặt cắt gồm các lớp cát cuội sỏi ở dưới và cát lẫn bột sét ở trên. Lưu lượng và chất lượng nước ngầm tốt, song quy mô nhỏ. - Các trầm tích biển (mq 3a 2 ) gồm cát thạch anh màu xám vàng, độ chọn lọc, mài tròn tốt, cấu tạo nên bề mặt thềm biển cao 2 3m, nằm ở phía trong các đụn cát dọc bờ biển hiện đại. Đây chính là nơi định cư lâu đời của ngư dân ven biển. Phần sâu của thành tạo cát có thể tồn tại các thân quặng ilmenit bị chôn vùi. - Các thành tạo sông biển (amq 3a 2 ) thời kỳ này phát triển khá rộng rãi, tạo nên bề mặt đồng bằng thấp, hơi trũng, cao 1 2m, có hình thái tương đối đẳng thước ở hạ lưu sông Ô Lâu, sông Bến Hải hoặc kéo dài phương Tây Bắc - Đông Nam ở phía Tây thềm cát tuổi Holocen. Đây chính là phần rìa của hệ thống đầm phá Tam Giang đã được lấp đầy sớm. Mặt cắt trầm tích gồm các lớp bột sét lẫn cát, sét bột màu xám vàng, xám đen, giàu vật chất hữu cơ. Lưu lượng nước ngầm tốt, song chất lượng kém. Phụ thống Holocen muộn, phần trên là các thành tạo lòng sông và các bãi cát ven lòng hiện đại (aq 3b 2 ) với các điểm cát xây dựng phân bố dọc các thung lũng sông suối. Thành tạo bãi biển hiện đại với các lớp cát thạch anh màu xám vàng chứa ilmenit và các thấu kính ilmenit giàu. Đây là phần bãi bồi thường xuyên ngập nước vào mùa mưa, ít có khả năng cung cấp nước ngầm. Tầng cách nước Holocen giữa Trong Holocen có một số thành tạo đóng vai trò cách nước, đó là thành tạo nguồn gốc biển vũng vịnh tuổi Holocen giữa và biển đầm lầy tuổi Holocen giữa muộn. Do phân bố ngay trên bề mặt, các tầng cách nước này làm giảm khả năng bổ sung nước mặt suống các tầng chứa nước bên dưới, song chúng cũng đóng vai trò bảo vệ cho các tầng chứa nước nằm dưới chúng. Tầng cách nước trầm tích biển vũng vịnh (mlq 2 2 ) Trầm tích biển vũng vịnh tuổi Holocen trung cấu tạo nên bề mặt đồng bằng cao 4 6m với địa hình tương đối phẳng hoặc bề mặt đồng bằng hơi trũng ở phần đỉnh tam giác châu các thung lũng sông. Mặt cắt được đặc trưng bởi các lớp bột sét màu xám vàng, xám đen giàu vật chất hữu cơ và di tích vỏ sò hến. Tập trầm tích này có bề dày thay đổi từ 5 8m, tạo nên một tầng chắn nước mặt khá

34 quan trọng.một tầng chắn nước có bề dày mỏng hơn và đặc điểm thô hơn là các trầm tích biển - đầm lầy (mb Q ), thành tạo chủ yếu trong các dải trũng nằm giữa các bề mặt tích tụ cát biển tuổi cuối Pleistocen muộn. Mặt cắt gồm lớp bột sét màu xám đen giàu vật chất hữu cơ, chuyển lên là lớp than bùn xám đen. Tầng chứa nước Pleistocen muộn, phần trên (Q 3b 1 ) Tầng chứa nước trầm tích sông Pleistocen muộn, phần trên (aq13b) Các trầm tích sông tuổi cuối Pleistocen muộn cấu tạo nên các thềm sông bậc I có độ cao 8 15m, phân bố thành các dải có chiều rộng từ vài chục mét tới trên 1000m dọc trung và thượng lưu các thung lũng sông suối. Mặt cắt gồm 3 tập: dưới cùng là cuội sỏi lẫn cát bột màu xám vàng, dày 3 5m; giữa là cát lẫn bột sét xen các thấu kính cuội sỏi, dày 3-4m và trên cùng là các trầm tích tướng bãi bồi với các lớp sét bột mịn dẻo màu xám vàng. Đây là tầng chứa nước ngầm có giá trị cao ở vùng gò đồi phía Tây đồng bằng. Tầng chứa nước trầm tích sông biển Pleistocen muộn, phần trên (amq13b) Các trầm tích hỗn hợp sông biển nằm dọc các thung lũng ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng gò đồi và dải đồng bằng ven biển, chuyển tiếp dần về phía Đông so với các thành tạo nguồn gốc sông và có diện phân bố rộng hơn so với thành tạo này. Mặt cắt được đặc trưng bởi sự pha trộn giữa cát, bột và sét màu xám đen, phần trên bị phong hoá cho màu xám vàng loang lổ, bề dày thay đổi từ 5 15m. Tầng chứa nước trầm tích biển Pleistocen muộn, phần trên (mq13b) Các trầm tích biển tuổi cuối Pleistocen muộn cấu tạo nên các bậc thềm cao 8 15m, phân bố khá rộng rãi ở Đông Nam Triệu Phong, Bắc Hải Lăng, Đông Nam Gio Linh, Đông Bắc Hồ Xá,... Mặt cắt được đặc trưng bởi các tập cát thạch anh màu xám đen, xám trắng. So với cát của thời kỳ đầu Pleistocen muộn, các tập cát này có độ mài tròn, chọn lọc tốt hơn. Tại khu vực Đông Nam Triệu Phong, cát có màu trắng tinh khiết có thể đạt chỉ tiêu cát thuỷ tinh. Các thành tạo tướng bar này phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích vũng vịnh tuổi đầu Pleistocen muộn, chuyển tướng với các thành tạo sông biển, biển vũng vịnh cùng tuổi và bị trầm tích Holocen trung phủ lên. Bề dày thay đổi từ 5 10m. Tầng cách nước trầm tích biển vũng vịnh Pleistocen muộn, phần trên (mlq13b) Trên các dải trũng thoải kéo dài phương Tây Bắc - Đông Nam nằm giữa các thành tạo cát vàng đỏ ở Bắc Hồ Xá phân bố một kiểu mặt cắt trầm tích tướng

35 vũng vịnh với thành phần gồm bột sét lẫn cát màu xám nâu, xám trắng loang lổ. Trong các trũng thoải cắt vào đá Bazan và các tầng đá phiến thường phát triển các thành tạo sét bột, sét caolin xám xanh, xám trắng loang lổ đỏ. Bề dày mặt cắt từ 6 8m. Tầng cách nước này cũng nằm trên mặt, làm giảm khả năng bổ sung nước cho tầng chứa nước Plestocen dưới, song cũng đóng vai trò bảo vệ khỏi ô nhiễm do các nguồn trên mặt cho các tầng chứa nước Pleistocen nằm dưới. Tầng chứa nước Pleistocen muộn, phần dưới (Q 3a 1 ) Gồm một kiểu trầm tích chứa nước ngầm là thành tạo biển ven bờ (mq 3a 1 ) Các trầm tích biển ven bờ tuổi Pleistocen muộn, phần dưới là các bar cát cổ, hiện được nâng cao tạo thềm biển 20 30m, phân bố khá rộng rãi ở khu vực Hồ Xá, xung quang khối Bazan Vĩnh Linh. Mặt cắt điển hình được theo dõi tốt theo các lỗ khoan LK604, 604b, 605, 607, 610,... Trầm tích có thành phần tương đối đồng nhất gồm cát thạch anh hạt nhỏ đến trung, màu sắc thay đổi từ xám đen ở dưới đến xám vàng loang lổ đỏ, vàng nghệ, vàng nâu ở phần trên. Trầm tích chọn lọc trung bình, tỷ lệ cấp hạt cát đạt 70 80%, còn lại là bột sét, chứa Trùng lỗ Elphidium sp., Ammonia sp., Pararotalia... đặc trưng cho môi trường biển nông. Các thành tạo này chuyển tiếp trên các trầm tích tướng lòng sông tuổi Pleistocen giữa muộn và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích biển tuổi cuối Pleistocen muộn. Bề dày mặt cắt thay đổi từ 10 50m. Do có tuổi tương đối cổ, lại được nâng lên độ cao trên 20m, nước trong trầm tích của tầng này được lưu thông tốt, có độ khoáng hóa thấp, trở thành tầng chứa nước quan trọng của khu vực. Tầng cách nước trầm tích biển vũng vịnh Pleistocen muộn, phần dưới (mlq13a) Đây là tầng cách nước có quy mô phân bố rộng rãi nhất trong miền đồng bằng Quảng Trị. Đó là các thành tạo biển vũng vịnh tuổi đầu Pleistocen muộn, phân bố trên dải đồng bằng thấp từ Hiền Lương đến Thừa Thiên, hoàn toàn bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn, được theo dõi tốt theo các lỗ khoan LK603, LK432, QT09,... Mặt cắt chung khá đồng nhất, gồm sét bột mịn dẻo màu xám đen, giàu vật chất hữu cơ và di tích vỏ sò hến. Phần trên của mặt cắt bị phong hoá cho màu vàng nâu loang lổ đỏ. Đáy của tập hạt mịn có tác dụng chắn nước này nằm chuyển tiếp trên các tập hạt thô nguồn gốc sông (đường đẳng sâu C1), có dạng song song với đường bờ. Nóc của tầng chắn nước nghiêng thoải với độ sâu giảm từ 10 m tại rìa đồng bằng cao (gần trùng Quốc lộ 1A) đến 50m ở gần đường bờ hiện đại, bị phủ lại bởi các thành tạo cát biển tuổi cuối Pleistocen muộn

36 Đáng lưu ý là dọc các thung lũng sông và ở phía Đông, nhiều nơi tầng cách nước này bị chọc thủng bởi hoạt động xâm thực của dòng chảy vào cuối Pleistocen đầu Holocen. Tại đây, tầng chứa nước Pleistocen nằm dưới có thể bị nhiễm mặn, tăng độ khoáng hóa, làm giảm chất lượng nước ngầm. Đồng thời với khả năng chắn nước, đây còn là tầng đất yếu, chúng cần được điều tra kỹ khi xây dựng các công trình. Tầng chứa nước Pleistocen sớm muộn (Q 11-3 ) Thực chất, tầng chứa nước này gồm một số phụ tầng chứa nước và tầng cách nước phân bố không liên tục. Do khó phân định được chính xác nên các công trình nghiên cứu, đánh giá nước ngầm đều để chúng thành một tầng chung. Dưới đây là đặc điểm của các phụ tầng: Phụ tầng chứa nước Pleistocen giữa muộn - Phụ tầng chứa nước Pleistocen giữa muộn phân bố trong trầm tích sông và sông lũ (a, ap Q ), phân bố khá rộng rãi trên các thềm sông bậc II cao 20 30m dọc các thung lũng sông suối trong vùng gò đồi và ở phần đỉnh các tam giác châu sông Thạch Hãn, sông Cam Lộ,... (khu vực Tân Phố, Hương Cồn, Mai Lực, Tây Nam thị xã Quảng Trị,...). Về phía Đông, trầm tích phân bố dọc các lòng sông cổ và bị phủ bởi các thành tạo trẻ hơn. Mặt cắt gồm chủ yếu là các thành tạo hạt thô: cuội, sỏi, sạn lẫn ít cát bột màu xám vàng, bở rời. Cuội có đường kính trung bình 2 3cm, cá biệt tới 5 6cm, thành phần chủ yếu là thạch anh, ít cát kết và granit, mài tròn khá. Bề dày trầm tích thay đổi từ vài mét đến 40m. Đây là tầng chứa nước quan trọng của dải đồng bằng ven biển. Phụ tầng cách nước trầm tích hỗn hợp sông biển(am QI2) - Phụ tầng cách nước trầm tích hỗn hợp sông biển (am Q 2 I ) phân bố ở vùng đồng bằng hạ lưu các sông Thạch Hãn, Ô Lâu, hoàn toàn bị phủ bởi các thành tạo trẻ hơn, được nghiên cứu theo tài liệu các lỗ khoan LK2BQT, LK2QT, LK9QT, LK423,... Mặt cắt gồm cát lẫn bột, sét bột, bột sét màu xám đen, chứa phong phú bào tử phấn hoa Quercus sp., Sphagnum sp., Acrostichum sp., Taxus sp., Euphorbia sp.,... đặc trưng cho môi trường cửa sông ven biển. Các trầm tích này chuyển tiếp trên các tập hạt thô nguồn gốc sông cùng tuổi và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các thành tạo Pleistocen giữa muộn. Bề dày trầm tích đạt 10 15m. Như vậy, phần dưới của tầng này vẫn chứa và lưu thông nước, song do độ hạt nhỏ, khả năng lưu thông hạn chế. Tầng cách nước nằm phần trên mặt cắt này

37 Phụ tầng chứa nước Pleistocen sớm nằm trong các trầm tích sông (aqi1), - Phụ tầng chứa nước Pleistocen sớm nằm trong các trầm tích sông (aq 1 I ), phân bố dọc các thung lũng sông cổ ở Đông thị xã Quảng Trị, Đông Hà. Mặt cắt được đặc trưng bởi các trầm tích hạt thô, bở rời, gồm: cuội, sỏi, sạn, cát lẫn bột màu xám vàng, dày 20 30m. Chúng phủ bất chỉnh hợp trên các tập hạt mịn tuổi Neogen và bị phủ lại bởi các thành tạo hỗn hợp sông biển tuổi Pleistocen giữa. Nóc của tầng chứa nước này bị phủ bởi tập cách nước tuổi Pleistocen muộn (đường đẳng sâu C1), có dạng song song với đường bờ, lấn sâu về phía lục địa tại các cửa sông. Bề mặt đáy có độ dốc khá lớn (đường đẳng sâu C2), từ độ sâu 20m tại khu vực dọc Quốc lộ 1A đến 100m dọc đường bờ. Tầng chứa nước khe nứt trong đá Bazan Pleistocen sớm (Q 1 1 ) Bazan có tuổi Pleistocen sớm phân bố ở phần địa hình thấp của khối Bazan Vĩnh Linh, khối Gio Linh,... Mặt cắt gồm Bazan Olivin cấu tạo khối đặc sít xen Bazan lỗ hổng màu đen xẫm, xám đen, xám nâu, phần trên bị phong hoá mạnh, nhiều nơi không còn đá Bazan tươi. Bề dày từ vài mét đến 60m.Tại khu vực gần Cửa Tùng, Bazan bị các khe nứt nguyên sinh chia cắt tạo các khối trụ đặc trưng. Bazan có kiến trúc Pocfia, nền Dolerit, Pilotacxit và Ofit. Trong một số văn liệu địa chất, các Bazan này được xếp vào tuổi Holocen. Thống nhất với ý kiến của Trần Đức Lương, Đinh Công Bảo và nnk (1979) rằng các khối Bazan Dốc Miếu, Vĩnh Linh có địa hình bị phân cắt mạnh, Bazan bị phong hoá đáng kể tạo nên lớp vỏ phong hoá dày, nhiều nơi cho sản phẩm đá ong và Laterit Boxit thuộc loại Bazan cổ (N 2 Q I ). Các kết quả phân tích tuổi tuyệt đối Bazan ở khối Vĩnh Linh của Trần Đình Hãn cho khoảng tuổi 1,6 triệu năm cũng phù hợp với các tài liệu trên. Sau thời kỳ phun trào Bazan rầm rộ vào đầu Pleistocen sớm (có thể bắt đầu từ cuối Pliocen), chế độ yên tĩnh kiến tạo và điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm đã thúc đẩy quá trình phong hoá Laterit để tạo nên một lớp vỏ Ferit và Alferit với sự tích luỹ sắt và nhôm cao trên các đá Bazan giàu kiềm. Các khe nứt và vỏ phong hóa đã tạo tiền đề cho sự hình thành tầng nước ngầm trong đá Bazan. Cũng lưu ý là với mật độ khe nứt cao, đá bị phong hóa mạnh, tập đá Bazan này vẫn tạo điều kiện lưu thông và bổ sung nước cho tầng chứa nước Neogen nằm dưới. Tầng chứa nước Neogen Các thành tạo lục nguyên Neogen phân bố rộng rãi trên đồng bằng Quảng Trị, song chúng hoàn toàn bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn, chỉ được nghiên cứu theo tài liệu các lỗ khoan LK602, 604, 608, 432, 423, LK2QT,... Mặt cắt đầy đủ

38 gồm 2 nhịp trầm tích (LK604, 423,...): Nhịp dưới gồm cát kết chứa cuội, cát kết màu xám chuyển lên sét kết màu xám tro, bị phong hoá cho màu nâu, đỏ gạch, dày 20 40m. Nhịp trên cũng được bắt đầu bởi các lớp hạt thô như cát kết chứa cuội sỏi màu xám vàng, xám trắng loang lổ, chuyển lên sét bột kết màu xám đen, xám vàng loang lổ lẫn nhiều vật chất hữu cơ hoá than. Trầm tích có cấu tạo phân dải, dày 35 45m. Tại phía Tây của đồng bằng (LK401, QT3,...), dưới các tập Bazan tuổi Pleistocen sớm chỉ gặp hệ tầng với tập trầm tích lục nguyên hạt thô như cát sạn sỏi xám vàng. Các tập hạt nhỏ của mặt cắt chứa di tích bào tử phấn hoa: Polipodium sp., Osmunda sp., Pteris sp., Gleichenia sp., Palmae sp.,... Về quan hệ địa tầng, các trầm tích hệ tầng Gio Việt phủ bất chỉnh hợp trên các thành tạo đá gốc có tuổi khác nhau. Về phía trên, chúng lại bị phun trào Bazan có tuổi tuyệt đối 1,6 triệu năm (Pleistocen sớm) hoặc các trầm tích lục nguyên cùng tuổi phủ lên. Các tập hạt thô của hệ tầng có bề dày tương đối ổn định, mức độ gắn kết yếu, có khả năng chứa nước ngầm tốt LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT KAINOZOI TRONG MỐI LIÊN QUAN VỚI SỰ THÀNH TẠO CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC VÀ CÁCH NƯỚC Lịch sử phát triển địa chất trong Kainozoi gắn liền với quá trình hình thành và phát triển địa hình và các tầng chứa nước, cách nước của khu vực, có thể chia thành hai giai đoạn lớn: Neogen và Đệ Tứ Giai đoạn Neogen Sau một giai đoạn yên tĩnh kiến tạo khá dài với quá trình Peneplen hoá vào Paleogen, đầu Miocen, do ảnh hưởng của tách giãn Biển Đông, khu vực nghiên cứu và lân cận bắt đầu chịu ảnh hưởng của chế độ chuyển động kiến tạo phân dị, hình thành các thung lũng sâu cắt vào bề mặt san bằng Đông Dương tuổi Paleogen. Vào Miocen giữa, các đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam hoạt động khá mạnh, kéo theo sự sụt lún dạng bậc với biên độ tăng dần ra phía biển. Các đới sụt này được lấp đầy bởi các thành tạo lục nguyên. Tính phân nhịp khá ổn định của các trầm tích Neogen trong giai đoạn này phản ánh chế độ chuyển động tân kiến tạo có tính nhịp thở khá điển hình. Các thời kỳ thành tạo các tập hạt mịn tương ứng với quá trình san bằng địa hình, tạo nên các bề mặt san bằng hiện phân bố trên các độ cao m và m trong vùng núi. Chế độ sụt lún đã tạo điều kiện cho biển lấn sâu vào lục địa và đường bờ biển vào Miocen nằm ở khoảng dọc Quốc lộ I từ Đồng Hới tới Huế. Vào Pliocen, trũng trước núi Quảng Trị về cơ bản đã được lấp đầy, chế độ nâng điều hoà tổ

39 hợp với sự dâng lên của mực nước đại dương đã góp phần hình thành các đầm hồ ven biển với các tập trầm tích hạt mịn giàu vật chất than và sét caolin, tạo nên tầng chắn nước phía trên của tầng chứa nước Neogen. Tuy nhiên, do chế độ bóc mòn về sau, nhiều nơi tầng cách nước này đã bị phá vỡ. Như vậy, vào Neogen, bồn trũng kiểu vũng vịnh Quảng Trị Vĩnh Linh được nối liền và có đặc điểm tương tự bồn trũng Đồng Hới đã được nhắc tới trong nhiều văn liệu địa chất. Xa hơn về phía biển đã xuất hiện các miệng núi lửa và quá trình tích tụ lục nguyên ở đây được đan xen với các đợt phun trào Bazan Giai đoạn Đệ Tứ Lịch sử phát triển địa hình của giai đoạn Đệ Tứ được đặc trưng bằng sự tổ hợp của hai qúa trình khác nhau là chuyển động nâng hạ khối tảng và giao động mực nước đại dương trong các chu kỳ băng hà. Mở đầu cho giai đoạn là hoạt động kiến tạo phân dị mạnh kèm theo phun trào Bazan. Các lớp Bazan Olivin này phủ lên bề mặt san bằng tuổi Pliocen trong vùng núi và các trầm tích biển vũng vịnh tuổi Neogen tại Vĩnh Linh Gio Linh. Sau thời kỳ phun trào Bazan rầm rộ vào đầu Pleistocen sớm (có thể bắt đầu từ cuối Pliocen), chế độ yên tĩnh kiến tạo và điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm đã thúc đẩy quá trình phong hoá laterit để tạo nên một lớp vỏ ferit và alferit với sự tích luỹ sắt và nhôm cao trên các đá Bazan giàu kiềm. Tuy nhiên, bề mặt dung nham nguyên sinh và lớp vỏ phong hoá trên được bảo không lâu. Giữa Pleistocen sớm, các đứt gãy trong phạm vi miền núi và đồng bằng Quảng Trị lại tiếp tục phá hủy mạnh, hoạt động xâm thực của sông suối dọc chúng đã tạo nên các thung lũng khá sâu, các thành tạo tướng lòng sông được mở rộng về phía biển. Cuối thời kỳ này, sự dâng lên của mực nước đại dương đã góp phần tích tụ một tập trầm tích hỗn hợp sông biển và san phẳng địa hình bị phân cắt trước đó.trong vùng núi, qúa trình Pediment hoá đã tạo nên các trũng bóc mòn khá rộng cắt vào sườn các khối núi và bình đồ cơ bản của chúng đã được xác định, các hoạt động về sau chỉ có tính chất chạm khắc trên bình đồ này. Chuyển động nâng khối tảng vào Pleistocen giữa đã thúc đẩy hoạt động xâm thực sâu, hình thành trầm tích tướng lòng của thềm sông bậc II. Trên dải đồng bằng ven biển, dọc đứt gãy sông Bến Hải, Cửa Việt, Ba Lòng, Ô Lâu,... đã hình thành các thung lũng khoét sâu tới 30 mét và cũng được tích tụ trầm tích hạt thô tướng lòng. Đầu Pleistocen muộn (khoảng năm), một đợt biển tiến mới có ảnh hưởng khá lớn tới sự hình thành địa hình và trầm tích của đồng bằng Quảng Trị. Biển tiến đã đẩy các cửa sông vào khá sâu trong lục địa, tại các vùng cửa sông cũ đã hình thành các vũng vịnh. Trong phạm vi các vũng vịnh

40 này đã tích tụ trầm tích gồm chủ yếu là các thành tạo hạt mịn nằm chuyển tiếp trên các trầm tích hạt thô của thời kỳ trước biển tiến. Do biển tiến sâu, động lực lớn, hoạt động mài mòn xảy ra khá mạnh ở phần rìa vịnh, tạo nên các thềm mài mòn phân bố trên phạm vi rộng, hiện tồn tại trên độ cao 20-30m. Trong phạm vi các thung lũng sông suối hình thành tướng bãi bồi nằm trên tướng lòng của thềm sông bậc II. Tại phía Bắc Vĩnh Linh, do vị trí địa hình và nguồn cung cấp vật liệu thuận lợi đã hình thành các bar cát có quy mô đáng kể. Trên các đường bờ biển cổ lấn sâu vào khối Bazan đã phát triển các trầm tích bãi biển sự tập trung khoáng vật nặng, tạo nên các thân quặng Ilmenit hàm lượng không cao. Sau biển tiến cực đại đầu Pleistocen muộn xảy ra quá trình biển thoái, song đường bờ nằm không xa và thời kỳ bóc mòn không dài, hoạt động của biển tiến vào cuối Pleistocen muộn mang tính kế thừa vào bình đồ cấu trúc cổ. Đáy biển được san phẳng trong thời kỳ trước tạo điều kiện cho quá trình biển tiến hình thành các bar cát (bar đảo). Các bar cát này đã lấn dần vào bờ, vào thời kỳ biển tiến cực đại cuối Pleistocen muộn (khoảng năm), chúng tạo nên một dải cát kéo dài liên tục từ Đông Nam Hồ Xá, qua Gio Linh, Triệu Phong tới Đông Phong Điền. Hình thái của bar cát này tương tự như bar cát Holocen kéo dài dọc bờ biển hiện đại. Các bar cát này đã tạo nên đê thiên nhiên gần như chắn kín dải đồng bằng phía Tây. Phía trong đê cát này là các vũng vịnh nông được tích tụ vật liệu hạt mịn giàu sét kaolin. Các cửa sông thời kỳ này được mở rộng hơn về phía hạ lưu, hình thành tầng trầm tích hỗn hợp sông biển. Dọc các thung lũng miền núi và phía Tây các cửa sông hình thành các trầm tích tướng bãi bồi với thành phần hạt mịn nằm trên thành tạo hạt thô tướng lòng của thời kỳ trước biển tiến. Cuối Pleistocen muộn, một đợt biển thoái có quy mô toàn cầu đã có ảnh hưởng lớn tới khu vực. Do mực nước đại dương thấp hơn mực nước trung bình đến 100m đã dẫn tới sự phân cắt xâm thực sâu mạnh. Lòng sông Bến Hải, Cam Lộ, Thạch Hãn, Ô Lâu đào khoét sâu trên 15m và được tích tụ các vật liệu hạt thô. Các bề mặt tích tụ cát biển trước đó bị phá huỷ mạnh ở vùng hạ lưu các sông. Trên bề mặt thềm cát, các máng trũng sâu trên 10m hầu hết đều được kế thừa trên các dải trũng nguyên sinh của bề mặt tích tụ biển. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt với sự xen kẽ giữa nóng khô và nóng ẩm đã dẫn tới quá trình phong hoá mạnh, tạo nên màu sắc loang lổ với sự tích luỹ sắt cao của các tầng trầm tích giàu sét và khoáng vật màu tuổi Pleistocen. Lớp cát trắng tinh khiết nằm ở phần trên cùng của mặt cắt trầm tích biển tuổi cuối Pleistocen muộn cũng được thành tạo theo phương thức phong hoá và rửa lũa các tập cát biển sạch vào cuối Pleistocen muộn - đầu Holocen. Trong thời kỳ biển tiến Flandrian, lại một lần nữa các cửa sông bị đẩy vào

41 sâu và hầu hết đồng bằng hạ lưu các sông và dải trũng Đông Quảng Trị lại bị nước biển tràn ngập tạo vũng vịnh. Diện ngập nước của vũng vịnh khá rộng, chúng lấn sâu vào lục địa, tạo điều kiện cho sự tích tụ các trầm tích hạt mịn giàu sét và lấp đầy các máng trũng được hình thành do quá trình xâm thực sâu trước đó. Dọc thung lũng sông hình thành các tập hạt mịn tướng bãi bồi. Đây là thời kỳ hình thành tầng sét chất lượng cao của đồng bằng Quảng Trị. Tuy nhiên, do cấu tạo nên các bề mặt bằng phẳng trên độ cao 4-6m nên tầng sét này hiện đang bị hạn chế dùng cho sản xuất gạch ngói. Biển tiến cũng biến các máng trũng giữa các thềm cát biển cổ thành các vịnh hoặc đầm lầy với tích tụ sét giàu vật chất hữu cơ. Các vũng vịnh và đầm lầy này còn được kế thừa trong thời kỳ biển thoái để tạo các thân than bùn khá phổ biến ở Quảng Trị. Sau biển tiến cực đại, chế độ biển thoái từ Holocen trung đến nay đã thúc đẩy hoạt động xâm thực sâu, hình thành các thế hệ bãi bồi với các tầng trầm tích hạt thô, tạo nguồn vật liệuxây dựng cát cuội sỏi có trữ lượng và chất lượng cao nhất dọc các thung lũng ở cả đồng bằng và miền núi của tỉnh. Trong quá trình biển thoái này, vào đầu Holocen muộn (khoảng 2000 năm trước), mực nước lại có thời kỳ dâng lên và các thành tạo cát vàng nhạt cấu tạo nên thềm biển 2 3m được hình thành. Cấu trúc trầm tích và địa hình hiện đại của đồng bằng Quảng Trị có ảnh hưởng đáng kể tới các tai biến thiên nhiên đang gây những tai biến nghiêm trọng ở đây ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen Nước dưới đất tồn tại trong các trầm tích bở rời Holocen, bao gồm các thành tạo trầm tích đa nguồn gốc (mq 2, a Q 2, am Q 2, ml Q 2, mv Q 2 ) phân bố rộng rãi, phủ tràn trên bề mặt và chiếm phần lớn diện lộ đồng bằng đồng bằng, đồng bằng ven biển Quảng Trị. Trên bình đồ có thể nhận thấy các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen phân bố thành hai vùng rõ rệt: Vùng I dọc bờ biển Quảng Trị phân bố rộng rãi các trầm tích cát hạt thô nguồn gốc biển, gió biển (m Q 2, mv Q 2 ). Đó là các dải cát, đụn cát thạch anh màu xám trắng đến trắng tinh khiết kết cấu rời rạc có độ chọn lọc và mài tròn tốt tạo thành hai dải lớn. Dải phía Bắc bắt đầu từ ranh giới tỉnh Quảng Bình cho đến khu Đồng Luật (Vĩnh Thái). Dải phía Nam từ Cửa Tùng chạy dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam cho đến tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chiều rộng của các dải cát thay đổi trong phạm vi rộng từ 2-3 km đến 6-7 km, bề dày thay đổi từ 10 đến 30m. Bề mặt địa hình chịu tác động mạnh của gió, tạo nên các gò đụn cát cao m, giữa chúng là các trũng có tính tụ than bùn

42 Vùng II dọc theo các con sông và thung lũng sông lớn và phân bố chủ yếu là các trầm tích hạt mịn nguồn gốc sông, sông hồ, sông biển hỗn hợp. Thành phần bao gồm cát lẫn bột xét màu xám vàng và có tính phân lớp. Lớp dưới là cát bột xám đen lẫn vỏ sò ốc, lớp trên cùng là sét bột màu vàng. Quy mô phân bố tương đối hẹp, dọc theo hai bên Quốc lộ 1A, chiều dày không lớn thường từ 10 đến 20 m. Cột địa tầng lỗ khoan cấp nước tại Triệu Phước năm 2000 là một ví dụ tiêu biểu, từ trên xuống dưới có các tập sau đây. - Từ 0 đến 2,5 m: sét pha màu nâu, càng xuống sâu lượng cát càng tăng. - Từ 2,5 đến 12 m: cát hạt nhỏ chứa ít sét màu xám trắng có chứa các vỏ sò, vỏ hến lẫn mica. - Từ 12 đến 18 m: cát hạt nhỏ sạch rất ít sét. Tổng diện tích tầng chứa nước này lộ ra khoảng 691,88 km 2, chiếm 64,8% diện tích của đồng bằng. Chiều sâu mực nước tĩnh từ 0,1 đến 1,6 m. Theo tài liệu hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Holocen tại các lỗ khoan trên khắp đồng bằng cho thấy mức độ chứa nước thay đổi từ nghèo ở phía Nam đồng bằng (Hải Lăng), đến trung bình ở phía Bắc (Hồ Xá, Gio Linh) và giàu ở trung tâm của đồng bằng (Cửa Việt, Đông Hà, Triệu Phong) có tỷ lưu lượng đơn vị q từ 1,08 đến 2,11 l/sm (bảng 2.1). Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Holocen TT Số hiệu lỗ Chiều sâu Lưu lượng Q Tỷ lưu lượng Hệ số thấm K MNT (m) khoan LK (m) (l/s) q (l/s/m) (m/ng) Vùng Đông Hà 1 LK421 21,9 0,1 4,10 1,84 3,41 Vùng Tây Đông Hà 2 LK ,77 1,08 16,31 Vùng Cửa Việt 3 LK CV ,22 1,20 1,03-4 LK CV ,21 1,50 1,41-5 LK CV ,49 3,80 2,11 - Lỗ khoan trong đề án vùng Hải Lăng 6 LK II B 15 0,45 0, LK III B 20 0,45 0, LK IV B 15 1,60 1, LK V B 18 1,40 1, LK VI B 17 1,50 1, LK VII B 9 1,20 1, LK ,30 1, LK ,20 1, Theo kết quả phân tích hoá mẫu nước cho thấy nước dưới đất trong tầng chứa nước này phần lớn là nước nhạt có chất lượng tốt đáp ứng tiêu chuẩn sử

43 dụng nước cho mục đích ăn uống và sinh hoạt. Ngoại trừ một số vùng gần sông Thạch Hãn như một phần của các xã Triệu Hoà, Triệu Phước, Triệu Độ huyện Triệu Phong nước đã bị nhiễn mặn, độ tổng khoáng hoá M > 1000 mg/l, một số vùng khác cũng đang có dấu hiệu nhiễm mặn như Cửa Tùng, xã Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh, xã Triệu Trung, Triệu Tài huyện Triệu Phong và xã Hải Hoà huyện Hải Lăng có độ tổng khoáng hoá từ 500 đến 1000 mg/l. Loại hình hoá học của nước là bicacbonat natri, vùng nước mặn có loại hình clorua natri. Hàm lượng nitơ (N0 + 3 N0 + 2 NH + 4 ) và tổng sắt ở một số vùng đang có dấu hiệu tăng cao như một số dải nước nhỏ thuộc địa phận các xã Hải Hoà, Hải Thọ, Hải Ba, Hải Quế huyện Hải Lăng; xã Triệu Hòa, Triệu Phước huyện Triệu Phong có hàm lượng nitơ từ 10 đến 20 mg/l và lớn hơn, giá trị tổng sắt thay đổi từ 1,0 đến 5 mg/l. Đây là tầng chứa nước không áp, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ yếu là nước mưa, có thể một phần đáng kể là nước ngưng tụ. Nước có thể thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nước nằm bên dưới hoặc thoát ra các thung lũng thấp hoặc các chân cồn cát dọc theo bờ biển. Động thái của tầng chứa nước biến đổi theo mùa, nhưng biên độ dao động không lớn. Mùa mưa nước trong các cồn cát hầu như tràn trên mặt đất, mùa khô mực nước nằm cách mặt đất khoảng từ 0,5 đến 1,6 m Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistocen Trong vùng đồng bằng ven biển, tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời Pleistocen bao gồm các thành tạo có nguồn gốc sông (aq ). Tầng chứa nước này có diện phân bố rộng khắp vùng, về cơ bản chúng bị phủ bởi tầng chứa nước Holocen và chỉ lộ ra thành các dải dọc theo thung lũng sông Bến Hải, Thạch Hãn, Cam Lộ và sông Bến Xe. Tổng diện lộ của tầng chứa nước này vào khoảng 190,27 km 2, chiếm 17,82% diện tích của đồng bằng. Phần phía Bắc sông Thạch Hãn tầng chứa nước phân bố dưới các trầm tích Holocen, phần lộ ra trên mặt chủ yếu là các thành tạo nguồn gốc biển (mq 3 1 ) phân bố ở phía Bắc- Tây Bắc huyện Vĩnh Linh thành các dải lớn, phía Tây Nam huyện Gio Linh có diện phân bố hẹp tạo thành các dải nhỏ bề rộng khoảng 1-2 km. Tổng diện lộ của phần này khoảng 80,42 km 2. Mặt cắt tiêu biểu được nghiên cứu qua các lỗ khoan 604, 608 và 610 (vùng Hồ Xá). Đất đá phần trên là sét, sét cát màu nâu tạo thành những dải mỏng, phần giữa là cát thạch anh màu vàng, vàng nâu, xám trắng độ hạt từ trung bình đến thô. Phần dưới là cát sét, sét cát màu vàng loang lổ tạo thành các dải mỏng

44 Phần phía Nam sông Thạch Hãn tầng chứa nước có quy mô lớn hơn. Ngoài các thành tạo hạt mịn nguồn gốc biển lộ ra ở phía Tây Quốc lộ 1A còn có diện lộ của các thành tạo nguồn gốc sông, sông biển hỗn hợp (amq ) có khả năng chứa nước tốt nhất. Diện tích lộ ra khoảng 109,85 km 2. Thành phần đất đá chứa nước là cát cuội sỏi lẫn sét có kích thước hạt tăng dần theo chiều sâu và giảm dần theo chiều từ Quốc lộ 1A ra biển. Phần trên lát cắt là sét, sét cát, phần giữa là cát và cuội sỏi, phần dưới là cuội sỏi lẫn cát. Chiều dày của tầng chứa nước thay đổi theo có quy luật trong khoảng từ 28-38m, trung bình là 32m. Nếu theo mặt cắt giữa trung tâm đồng bằng từ Bắc vào Nam thì dày nhất trong khoảng từ sông Cánh Hòm đến sông Vĩnh Diện và phía giáp giới với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía Bắc có chiều dày mỏng hơn. Đây là tầng chứa nước có áp, áp lực trên mái thay đổi từ 14,25 m (QT1) đến 43,3 m (QT13), trung bình là 31,0 m. Chiều sâu mực nước tĩnh thay đổi từ 0,2-17,65 m, có nơi nước tràn trên mặt đất tới +0,1 m (vùng Gio Linh, Đông Hà). Đặc biệt ngày 12/7/2002 trong quá trình thi công lỗ khoan tại Triệu Đại thuộc chương trình EMW do đoàn 708 thực hiện đến độ sâu 54 mét nước phun lên mặt đất đến 10-15m. Kết quả hút nước thí nghiệm tại các lỗ khoan (bảng 2.2) cho thấy đây là tầng chứa nước có mức độ chứa nước thay đổi từ trung bình đến giàu. Trong tổng số 23 lỗ khoan nghiên cứu có 16 lỗ khoan (69,5%) cho tỷ lưu lượng từ 1 đến 7 l/sm tập trung ở khu trung tâm của đồng bằng bao gồm các huyện Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ và thị xã Đông Hà. Có 2 lỗ khoan cho tỷ lưu lượng q từ 0,5 đến 0,1 l/sm tập trung ở Đông Nam huyện Vĩnh Linh. Có 5 lỗ khoan (21,7%) cho tỷ lưu lượng q từ 0,1 đến 0,5 l/sm. Phía Nam đồng bằng (vùng Hải Lăng) khá giàu nước, kết quả hút nước tại các lỗ khoan cho lưu lượng từ 1,1 đến 1,8 l/s (xem bảng dưới). Phần lớn nước dưới đất tồn tại trong tầng chứa nước Pleistocen có chất lượng tốt, nước nhạt có độ tổng khoáng hoá M < 500 mg/l, loại hình hoá học của nước chủ yếu là bicacbonat natri. Trong tầng chứa nước này còn tồn tại một dải nước mặn lớn ở đoạn cuối của sông Thạch Hãn bao gồm một phần các xã Gio Hải, Gio Việt, Gio Quang huyện Gio Linh, xã Triệu An, Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Đài, Triệu Thuận huyện Triệu Phong và Đông Bắc thị xã Đông Hà. Một vài dải nước nhỏ khác thuộc các xã Hải Vĩnh, Hải Ba, Hải An, Hải Hoà, Hải Xuân huyện Hải Lăng

45 Vùng Cửa Tùng cũng đang có nguy cơ bị nhiễm mặn (500 < M < 1000 mg/l). Tại đây có các lớp sét, sét bột nguồn gốc hồ, đầm lầy cách nước. Lớp sét bột này có nơi phân bố liên tục trên mái tầng chứa nước tạo cho tầng chứa nước có áp lực lớn. Chiều dày lớp sét thay đổi từ một vài mét đến hàng chục mét. Bảng 2.2. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Pleistocen TT Số hiệu LK Chiều dày (m) MNT (m) Q (l/s) q (l/sm) M (g/l) Vùng Hồ Xá 1 LK ,3 1,50 7,425 0,124 0,200 2 LK ,5 0,50 1,590 0,469 0,125 3 LK 610-1,0 4,300 0,835 0,210 Vùng Gio Linh 4 Q ,06 0,12-5 Q ,06 0,1-6 Q ,073 0,15-7 QT 14 30,5 0,60 26,61 4,65 0,12 8 QT 1 28,0 14,7 5,01 0,81 0,08 9 QT 3 34,2 7,0 9,55 2,10 0,09 10 QT 9 32,9 3,6 16,1 1,1 0,1 11 QT 12 30,7 3,6 16 2,76-12 QT 13 38,0 1,3 16,81 1,63 0,1 13 QT 15 33,5 17,65 17,65 1,48 0,09 Vùng Đông Hà 14 LK404 38,10 +0,5 11,72 2,93 0,13 15 LK405 18,50 +1,0 19,42 23,88 0,24 16 LK413 38,9 3,1 8,31 5,94 0,23 17 LK415 27,5 0,4 15,36 4,80 1,87 18 LK431 17,80 0,3 19,02 7,26 1,21 19 LK410 37,80 0,8 23,02 7,68 0,98 20 LK424 62,5 2,10 13,95 3,81 0,34 21 LK429 21,6 1,76 8,27 5,82 1,28 22 LK433 47,0 1,70 12,45 2,83 0,32 Vùng Tây Đông Hà Các lỗ khoan thuộc đề án vùng Hải Lăng - Triệu Phong 23 LK ,50 3,72 2,28 0, LK II A 15 +0,45 1,21-0, LK III A >12 +0,20 1,10-0, LK IV A >4,0 1,60 1,40-1, LK V A >12 1,10 1,20-0, LK VI A >4,5 1,20 1,80-2, LK VII A >14 1,20 1,80-0,268 Miền cung cấp nước cho tầng chứa nước này là phần tầng chứa nước lộ trên mặt ở phía Tây vùng nghiên cứu, từ đây nước mưa có thể cung cấp trực tiếp cho tầng chứa nước, hoặc ngấm qua tầng chứa nước qh ở phía trên. Nước vận động theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với vận tốc 28,8 m/ng (theo tài liệu đo nạp điện lỗ khoan QT 13 ở Gio Linh). Miền thoát có thể dọc theo sông Cam Lộ, sông Thạch Hãn, sông Bến Hải. Động thái mực nước thay đổi theo mùa, thường từ 1,0-8,2 m (theo tài liệu của trạm quan trắc GL 32)

46 Tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt, các thành tạo phun trào Bazan Neogen - Đệ Tứ Trong vùng đồng bằng đồng bằng, đồng bằng ven biển Quảng Trị, tầng chứa nước này phân bố thành hai khối lớn. Khối thứ nhất ở phía Bắc sông Thạch Hãn thuộc một phần địa phận các xã Gio Phong, Gio Bình, Gio An, Gio Sơn huyện Gio Linh với diện tích lộ ra khoảng 79 km 2. Khối Bazan thứ hai có diện tích khoảng 100 km 2 chiếm 9,3% diện tích đồng bằng phân bố ở đồng bằng, đồng bằng ven biển phía Bắc Cửa Tùng thuộc một phần của các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Hoà, Vĩnh Quang và Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh. Ngoài ra đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị cũng là một khối Bazan nhỏ có diện tích 2,5 km 2.Như vậy tổng diện lộ của tầng chứa nước Bazan trong vùng đồng bằng đồng bằng, đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị là 179 km 2, chiếm 16,76% diện tích của đồng bằng. Trên bản đồ địa hình các thành tạo Bazan có độ cao tuyệt đối từ m, chiều dày lớn nhất khoảng m. Kết quả tài liệu khoan và các giếng đào cho thấy phần trên của khối đá Bazan đã bị phong hoá thành sét màu nâu đỏ. Phần giữa bị phong hoá dở dang, phần dưới là Bazan đặc xít màu xám đen. Chiều dày của tầng có xu hướng mỏng dần từ Tây sang Đông. Kết quả hút nước thí nghiệm ở các lỗ khoan (xem bảng 2.3) cho thấy tầng chứa nước khá phong phú, mức độ chứa nước thay đổi từ giàu ở trung tâm, ở ven rìa của khối Bazan thì nghèo nước. Mức độ chứa nước cũng giảm dần từ trên xuống dưới. Bảng 2.3. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Bazan TT Số hiệu lỗ Chiều sâu lỗ Chiều dày khoan khoan (m) (m) MNT (m) Q (l/s) q (l/sm) M (g/l) 1 LK401 45,0 20,9 2,0 0,93 0,13-2 LK910 65,0 79,0 12,0 2,16 0,24 0,107 3 LK911 62,0 59,0 17,54 3,84 0,57 0,20 4 LK912 62,0 37,6 12,0 0,08 0,003-5 LK901 85,0 81,2 2,08 2,32 0,404 0,10 6 LK902 30,0 19,0 4,48 0,34 0,27 0,33 Nước dưới đất trong tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt các thành tạo phun trào Bazan có chất lượng tốt, không bị nhiễm mặn, độ tổng khoáng của nước nhỏ hơn 0,5 g/l. Nước có loại hình bicacbonat - clorua natri. Đây là tầng chứa nước không áp, được nước mưa cung cấp trực tiếp và thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nước bên dưới. Các tài liệu quan trắc trong vùng cho biết biên độ dao động mực nước theo mùa từ 2,1-6,1 m Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen có diện phân bố khá rộng nhưng hầu hết bị che phủ và có quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với tầng chứa nước

47 Pleistocen phân bố ở phía trên. Nhiều nơi khó tách biệt hai tầng. Trên mặt cắt ĐCTV dọc đồng bằng ven biển, tầng chứa nước này có xu hướng mỏng dần ở hai phía Bắc và Nam, còn ở trung tâm của đồng bằng thì có chiều dày lớn hơn. Chiều dày trung bình 43,5m. Độ sâu phân bố của đáy tầng từ 92,8 m (LK2QT) đến 132,2 m (LK2BQT). Thành phần thạch học của tầng chứa nước từ trên xuống dưới bao gồm sét lẫn cát và sỏi nhỏ tiếp đến là cuội sỏi màu xám trắng, lẫn cát thạch anh có kết cấu rời rạc, bên dưới là sét kết, cát kết, cuội sạn kết nứt nẻ gắn kết yếu. Kết quả hút nước thí nghiệm tại các lỗ khoan cho thấy tầng chứa nước rất giàu nước. Tỷ lưu lượng lỗ khoan thay đổi từ 2,38-7,68 l/sm, trung bình là 4,08 l/sm. Hệ số thấm trung bình là 12,61 m/ng (xem bảng 2.4). Các mẫu phân tích hoá học và vi trùng cho thấy nước có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hoá từ 0,03-0,176 g/l, các nguyên tố độc hại không có, nước không bị nhiễm bẩn, không có vi trùng gây bệnh. Nước có loại hình hoá học là bicacbonat - clorua natri hoặc bicacbonat canxi - magiê. Đây là tầng chứa nước có áp, mực nước tĩnh cách mặt đất từ 0,8 m (LK420) đến 3,5 m (LK432), trung bình là 1,48 m. Nguồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là từ phía trên ngấm xuống qua các cửa sổ ĐCTV. Miền thoát là các hệ thống sông Bến Hải, sông La Lung và có thể thoát trực tiếp ra biển. Bảng 2.4. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Neogen (m) vùng Gio Linh Hải Lăng STT SHLK Chiều Chiều dày q MNT (m) Q (l/s) S (m) sâu(m) (m) (l/sm) K (m/ng) M (g/l) 1 LK ,8 0,8 23,02 3,0 7,68 13,67 0,14 2 LK ,0 53,8 3,5 13,35 5,61 2,38 8,06 0,04 3 LK ,4 2,1 13,95 3,66 3,81 11,05 0,06 4 LK ,76 8,26 1,42 5,8 3,68 0,04 5 LK ,0 1,7 12,09 4,4 2,83 7,89 0,03 6 LK602 60,8-1,00 14,38 4,66 3,09 6,22 0,118 7 LK603 58,2 10,5 1,00 9,73 2,64 3,68 37,69 0,176 TB - 43,5 1, ,08 12,61 - Tại vùng Hồ Xá, các tầng chứa nước Neogen nằm dưới lớp phủ tuổi Pleistocen mỏng, hoặc dưới tập phun trào Bazan Vĩnh Linh (bảng 2.5). Đất đá chứa nước là cát sạn lẫn bột sét màu vàng nâu loang lổ, thấu kính hoặc lớp mỏng bột sét lẫn vật chất than màu xám đen. Đây là tầng chứa nước quan trọng của đồng bằng Bắc Quảng Trị. Bảng 2.5. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Neogen vùng Hồ Xá Số hiệu lỗ Chiều sâu Lưu lượng Q Tỷ lưu lượng Hệ số thấm K TT MNT (m) khoan LK (m) (l/s) q (l/s/m) (m/ng) 1 LK604 64,20 1,50 4,25 6,60 0,

48 TT Số hiệu lỗ Chiều sâu Lưu lượng Q Tỷ lưu lượng Hệ số thấm K MNT (m) khoan LK (m) (l/s) q (l/s/m) (m/ng) 2 LK605 55,1 0,0 20 7,78-3 LK , Đới chứa nước khe nứt trong các thành tạo Odovic - Silua Trong vùng đồng bằng đồng bằng, đồng bằng ven biển, đới chứa nước này phân bố trên toàn bộ diện tích đồng bằng và chìm sâu dưới mặt đất. Chiều sâu gặp mái tầng ở khoảng độ từ 10 m đến 132,2 m. Phần có diện lộ phân bố với quy mô rất lớn ở phía Bắc và Đông Nam tỉnh Quảng Trị (vùng gò đồi và núi). Đất đá chứa nước là cát kết, sét kết, bột kết, đá vôi, sét vôi nứt nẻ, khe nứt có chiều rộng từ 0,2 đến 1 mm. Đá có màu xám vàng xám tro, xám xanh, có thế nằm không ổn định. Kết quả hút nước thí nghiệm từ các lỗ khoan cho thấy, đới chứa nước các trầm tích Oclovic - Silua (O 1 - S 1 ld) có mức độ chứa nước phong phú và không đồng nhất.tỷ lưu lượng thay đổi từ 0,01 l/s.m (LK903) đến 1,88 l/s.m (LK428), hệ số thấm thay đổi từ 0,67 m/ng đến 5,95 m/ng (bảng 2.6). Nước có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hoá từ 0,12 g/l đến 0,35 g/l. Loại hình hoá học của nước thuộc loại bicacbonat natri - magiê - canxi hoặc clorua - bicacbonat natri. Nguồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là nước mưa ngấm xuống tại phần lộ trên mặt. Miền thoát là các thung lũng thấp, các suối xuyên cắt trong vùng. Bảng 2.6. Kết quả hút nước thí nghiệm trong đới chứa nước Oclovic - Silua TT SHLK Chiều sâu bắt Chiều sâu lỗ K MNT (m) Q (l/s) S (m) q (l/sm) gặp (m) khoan m (m/ng) M (g/l) 1 LK403 35,4 70 1,85 4,77 7,33 0,65 1,84 0,35 2 LK406 65,1 70 1,0 5,09 6,53 0,78 5,95 0,25 3 LK409 10,0 80 1,85 3,53 10,85 0,33 0,67 0,22 4 LK428 8,5 60 0,45 10,49 5,57 1,88 3,68 0,27 5 LK414 42,7 73 0,8 1,27 19,7 0, LK601 18,0 80-1,20 12,69 0,09 0,98 0,334 7 LK402 23,9 70 1,5 3,50 0,5 0,6-0,12 8 LK408 18,0 63 0,90 9,73 6,68 1,45-0,16 9 LK411 20,5 32 1,40 0,96 5,00 0, Lk909 11,0 69 8,51 1,30 11,1 0,12-0,12 11 LK903 0,5 80 1,07 0,4 23,61 0,01-0,34 Mực nước dao động theo mùa. Về mùa mưa mực nước nằm cách mặt đất 0,1-1,2 m, có nơi tràn qua miệng lỗ khoan. Mùa khô mực nước hạ thấp, chiều sâu mực nước từ 1,3 đến 8,5 m TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Để đánh giá trữ lượng và tiềm năng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh

49 Quảng Trị, dự án này đã kế thừa các tính toán trước đây trong các nghiên cứu Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng Trị của Đoàn Văn Cánh và Lê Tiến Dũng do Sở KH&CN Quảng Trị chủ trì, Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị đến 2010 của Nguyễn Văn Lâm và cộng sự do TT Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị chủ trì, kết hợp với các điều tra, đánh giá và tính toán của dự án bằng mô hình toán mô phỏng vận chuyển nước dưới đất. Thông thường, để thể hiện tiềm năng nước dưới đất thường sử dụng khái niệm trữ lượng khai thác tiềm năng - là tiềm năng tối đa của nước dưới đất có thể khai thác được. Trữ lượng khai thác tiềm năng của nước dưới đất tỉnh Quảng Trị được hình thành từ các nguồn sau: Q KTTN = Q ĐTN + α Q TTN + Q BS trong đó: Q DTN trữ lượng động tự nhiên, hay là nguồn bổ sung tự nhiên cho tầng chứa nước, Q TTN trữ lượng tĩnh tự nhiên tồn tại trong lỗ hổng, khe nứt của tầng chứa nước, Q BS trữ lượng bổ sung (trữ lượng cuốn theo), α hệ số xâm phạm trữ lượng tĩnh. Để phục vụ khai thác ổn định, lâu dài thường cho phép lấy α = 0.3 Tuy nhiên, tính toán theo công thức này mặc dầu cho kết quả tổng quát và đầy đủ nhất nhưng lại đòi hỏi sự chi tiết của các số liệu quan trắc, cần thể hiện được không chỉ thể tích chứa nước tĩnh, sự dao động của mực nước theo thời gian mà còn yêu cầu các số liệu về độ thấm, hệ số nhả nước đàn hồi, hệ số nhả nước trọng lực cho tất cả các tầng đất đá và sự phân bố của nó theo không gian. Hiện nay trên địa bàn miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, do công tác điều tra địa chất thủy văn tìm kiếm và thăm dò nước dưới đất còn rất hạn chế, đến nay mới chỉ có các phương án thăm dò và tìm kiếm nước dưới đất ở Hồ Xá, Đông Hà và Gio Linh (Nguyễn Văn Lâm và cộng sự, 2000) cùng với một số tài liệu lỗ khoan thăm dò trong dự án Tài nguyên nước dưới đất của Đoàn Văn Cánh và Lê Tiến Dũng, vì vậy việc tính toán theo công thức trên đây gặp rất nhiều khó khăn. Trữ lượng nước dưới đất của một khu vực nào đó cũng có thể được tính toán dựa trên phương trình cân bằng nước, tức là trữ lượng khai thác được tính trên cơ sở lượng nước bổ cập và cho phép vi phạm một phần trữ lượng dự trữ,

50 thường được sử dụng theo biểu thức: Q KTTN = αq ĐTN + βq TTN trong đó: Q ĐTN - trữ lượng động tự nhiên của nước ngầm Q TTN - trữ lượng tĩnh tự nhiên α, β - các hệ số cho phép khai thác (<1) Trữ lượng nước dưới đất khác với các loại tài nguyên khác đó là bao gồm cả trữ lượng tĩnh và trữ lượng động. Trữ lượng tĩnh là lượng nước có trong tầng chứa nước ứng với mực nước thấp nhất, còn trữ lượng động là lượng nước vận động qua tầng chứa nước hoặc lượng nước được điều tiết hàng năm Trữ lượng động Có nhiều phương pháp để tính toán trữ lượng động trong đó phương pháp phổ biến là phương pháp sử dụng bản đồ mô đun dòng ngầm. Tuy nhiên, ở các vùng đồng bằng do địa hình bằng phẳng, mặt nước ngầm nằm ngang nên thường mô đun dòng ngầm khá nhỏ. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, hiện chưa có các bản đồ đẳng trị mô đun đủ chi tiết để tính toán, nên trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp mô hình toán. Đây là phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa chất thủy văn. Phần mềm được sử dụng là Visual ModFlows của Công ty Waterloo Hydrogeologic Hoa Kỳ. Giới hạn vùng nghiên cứu Trên cơ sở các tài liệu điều tra thăm dò địa chất, địa chất thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ trước đến nay dự án đã tiến hành phân tích và mô hình hóa điều kiện địa chất thủy văn cho vùng nghiên cứu, bao gồm: Về mặt không gian, vùng nghiên cứu được giới hạn phía Đông là bờ biển, phía Tây là ranh giớivùng gò đồi và miền đồng bằng, phía Nam là ranh giới với tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Bắc là ranh giới với tỉnh Quảng Bình (hình 2.1) - ứng với miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị. Theo mặt cắt thẳng đứng, mô hình mô tả 5 tầng chứa và cách nước. Lớp 1 - tầng chứa nước Holocen bao gồm toàn bộ trầm tích phân bố không liên tục. Lớp 2 - lớp cách nước trầm tích Holocen phân bố không liên tục. Lớp 3 - tầng chứa nước gồm trầm tích Pleistocen phân bố liên tục trên toàn

51 vùng nghiên cứu. Lớp 4 - tầng chứa nước trầm tích Neogen phân bố không liên tục. Lớp 5 - lót dưới tầng chứa nước Neogen là trầm tích O 3 S 1 hệ tầng Long Đại (Hình 2.2). Hình 2.1. Ranh giới vùng nghiên cứu miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Lưới sai phân Để mô tả các quá trình động thái nước dưới đất, mô hình MODFLOW chia khu vực thành các ô lưới tính toán (như là một giếng lớn) nhằm rời rạc hóa để tích phân hệ phương trình cơ bản. Từ điều kiện số liệu về địa hình và các tầng chứa nước, khu vực nghiên cứu được chia thành mạng lưới các ô (cell) với kích thước mỗi ô là 1km x 1km, cụ thể gồm 56 cột và 68 hàng với 3808 ô (Hình 2.1). Trên mặt cắt là hệ thống mô tả gồm 5 lớp, độ sâu cực đại hơn 200m đến tầng đá gốc (không thấm). Hệ số thấm và hệ số nhả nước Hệ số thấm và hệ số nhả nước được lấy từ số liệu của Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Hồ Xá, Đông Hà, Tây Đông Hà, Gio Linh (Liên đoàn địa chất thủy văn và địa chất công trình Bắc Trung Bộ). Lớp 1 là tầng chứa nước Holocen. Chiều dày từ 2,5 đến 20m, trung bình là 12 m. Hệ số thấm biến đổi từ 0,47 đến 16,31 m/ng

52 Lớp 2 là lớp cách nước trầm tích Holocen. Chiều dày thay đổi từ m, trung bình 15 m, hệ số thấm rất nhỏ từ 0,0001 0,001 m/ng. Lớp 3 là tầng chứa nước gồm trầm tích thống. Chiều dày từ m, hệ số thấm thay đổi từ 2,04 30,95 m/ng, trung bình 9,2 m/ng. Lớp 4 là tầng chứa nước trầm tích Neogen. Chiều dày biến đổi từ 10 đến 60 m. Hệ số thấm từ 8,06 37,69 m/ng, trung bình 15,53 m/ng. Lớp 5 lót dưới tầng chứa nước Neogen là trầm tích O 3 S 1 hệ tầng Long Đại. Trong giới hạn đồng bằng chưa có lỗ khoan nào gặp nước tại tầng này nên được mô hình hóa thành lớp cách nước. Hình 2.2. Lát cắt thẳng đứng điển hình miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Điều kiện biên và dữ liệu khí tượng thủy văn Các điều kiện biên về địa hình bề mặt lấy trên cơ sở bản đồ số hóa độ cao theo cao độ quốc gia. Các điều kiện biên địa hình đáy sông lấy theo tài liệu đo đạc các mặt cắt ngang kế thừa từ nghiên cứu của Nguyễn Tiền Giang và nnk (2006). Điều kiện biên phía Bắc, phía Nam và phía Tây của khu vực nghiên cứu giả thiết là điều kiện không có trao đổi dòng ngầm. Biên phía Đông được mô hình hóa là biên H = const, lấy theo dao động mực nước biển. Bản đồ và giá trị bổ cập được dựa trên cơ sở tài liệu về lượng mưa. Giá trị này thường được lấy từ 5 20% lượng mưa tùy theo thảm phủ thực vật, độ dốc địa hình, loại đất tại những vùng xác định. Bản đồ và giá trị bốc hơi ngầm cũng được lấy như trên, giá trị bốc hơi ngầm được giới hạn ở chiều sâu 3 m tính từ bề mặt địa hình. Giá trị mưa và bốc hơi trên bề mặt được lấy theo số liệu trạm Đông

53 Hà. Mực nước trên các sông được lấy theo số liệu quan trắc của các trạm thủy văn Gia Vòng, Đông Hà, Thạch Hãn, Cửa Việt. Hiệu chỉnh bộ thông số mô hình Trước khi tính toán trữ lượng khai thác nước dưới đất, chúng tôi tiến hành hiệu chỉnh mô hình theo 2 bước: Bước 1. Giải bài toán ngược ổn định để sơ bộ chính xác hóa các thông số địa chất thủy văn được thí nghiệm ngoài thực địa và kiểm tra điều kiện biên của mô hình. Bài toán kết thúc khi mực nước trên mô hình và thực tế đạt yêu cầu. Calculated Head (m) Calculated vs. Observed Head : Time = 1.16 days Layer #1 Layer #3 Layer #4 95% confidence interval 95% interval Observed Head (m) Max. Residual: (m) at QT12/POINT #1 Min. Residual: (m) at G307/POINT #1 Residual Mean : 0.3 (m) Abs. Residual Mean : 1.49 (m) Num. of Data Points : 23 Standard Error of the Estimate : (m) Root Mean Squared : (m) Normalized RMS : ( % ) Correlation Coefficient : Hình 2.3 Kết quả thực đo và tính toán Dự án đã sử dụng 20 lỗ khoan để hiệu chỉnh. Do các lỗ khoan này phải phân bố theo phương ngang và theo phương thẳng đứng trên các tầng chứa nước và nguồn số liệu có hạn nên không lấy được theo cùng một thời điểm, ở cùng một báo cáo tìm kiếm nước dưới đất mà lấy theo các báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Hồ Xá (1986), Đông Hà ( ), Tây Đông Hà ( ), Gio Linh (năm1995). Bộ thông số cần hiệu chỉnh bao gồm hệ số thấm theo phương ngang và phương thẳng đứng. Mực nước tính toán của mô hình được so

54 sánh với tài liệu thực đo về mực nước trong các lỗ khoan. Kết quả tính toán được trình bày trên hình 2. 3, với sai số RMS là 2.57%, đạt yêu cầu. Bước 2. giải bài toán ngược không ổn định. Nhằm mục đích hệ số nhả nước đàn hồi, hệ số nhả nước trọng lực và tính toán mô đun dòng ngầm trung bình năm, trung bình mùa kiệt và trung bình tháng kiệt nhất, sử dụng mô hình MODFLOW chạy với chuỗi số liệu 24 năm từ 1/1977 đến 12/2000. Số liệu quan trắc động thái nước dưới đất có ở lỗ khoan G307 ở Hồ Xá từ ngày 1/9/1983 tới ngày 31/8/1984 và cho thấy sự phù hợp giữa thực đo và tính toán (Hình 2.4), khẳng định thêm sự hợp lý của bộ thông số mô hình đã được hiệu chỉnh ở trên Jan-77 Jan-79 Jan-81 Jan-83 Jan-85 Jan-87 Jan-89 Jan-91 Jan-93 Jan-95 Jan-97 Jan-99 Calculated` Observed Hình 2.4. Quan trắc động thái nước dưới đất lỗ khoan G307 ở Hồ Xá từ ngày 1/9/1983 tới ngày 31/8/1984 Tính toán trữ lượng động thiên nhiên Nhằm phục vụ công tác quy hoạch nước dưới đất theo các mục đích sử dụng, nghiên cứu này tiến hành tính toán trữ lượng động và tĩnh theo các phân vùng sử dụng nước dưới đất. Trữ lượng động tự nhiên của một vùng được tính theo phương pháp cân bằng nước: từ mô - đun Zone Budget ta biết được lượng nước vào và ra theo phương ngang của vùng đó, trữ lượng động tự nhiên được tính theo: Q dtn = Q ra Q vào Giá trị trữ lượng động tự nhiên phụ thuộc nhiều vào lượng bổ cập từ mưa nên sẽ được lấy trung bình theo 24 năm. Các vùng I.1, III.3, IV.1, V.1 có cấu tạo khe nứt, có ranh giới tự nhiên thuộc miền núi không tính bằng mô hình được. Giá trị của các vùng đó được đánh giá trên tiêu chí sự đóng góp của dòng chảy ngầm

55 vào lưu lượng mùa kiệt trên các sông. Theo Đặng Đình Phúc (2008) trong báo cáo "Tổng quan nước dưới đất" đối với khu vực Bắc Trung Bộ, hệ số này 0,94. Công thức tính sẽ là : M tổng dòng ngầm = 0.94 M kiệt tự nhiên Cụ thể, gồm 19 phân vùng, các kết quả tính toán trình bày trong bảng 2.7 Bảng 2.7. Trữ lượng động thiên nhiên của các tiểu vùng sử dụng nước dưới đất TT Tên tiểu vùng Diện tich (km 2 ) Trữ lượng động (m 3 /ngày) (1) (2) (3) (4) 1. I I I I II II II II III III III IV IV IV IV V V V V Trữ lượng tĩnh Trữ lượng tĩnh thiên nhiên miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị được tính toán từ kết quả tính toán cốt cao mực nước theo mô hình MODFLOW kết hợp với cao độ của đáy các tầng chứa nước. Theo công thức se là: trong đó: - Trữ lượng tĩnh trọng lực: V tl = μ.m.f ( đối với tầng chứa nước áp lực) V tl = μ.h.f ( đối với tầng chứa nước không áp) m - chiều dày tầng chứa nước áp lực ( chiều dày này thay đổi theo không gian nên đó là chiều dày trung bình của tầng chứa nước) h - chiều dày tầng chứa nước không áp ( chiều dày này thay đổi theo thời gian nên ta lấy chiều dày tầng chứa nước lúc mực nước thấp nhất).. F - diện tích phân bố của tầng chứa nước. μ - Hệ số nhả nước trọng lực

56 - Trữ lượng tĩnh đàn hồi: V đh = μ *.H.F trong đó: H - áp lực nén, chính là cột nước trên mái tầng chứa nước F - diện tích phân bố của tầng chứa nước μ * - hệ số nhả nước trọng lực. Tại các vùng I.1, III.3, IV.1, V.1 là tầng chứa nước khe nứt, nên trữ lượng tĩnh có thể coi gần bằng 0. So với các tính toán trước đây, trong nghiên cứu này đã tính toán trữ lượng tĩnh là tổng của cả ba tầng chứa nước trầm tích lỗ hổng là Holocen, Pleistocen và Neogen. Kết quả tính toán trữ lượng tĩnh cho từng phân vùng theo các tầng chứa nước được trình bày trong bảng 2.8. TT Tên vùng Bảng 2.8. Kết quả tính trữ lượng tĩnh miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Cốt cao mực nước(m) Cao độ đáy(m) Trữ lượng tĩnh các tầng (m 3 ) Trữ lượng tĩnh tự nhiên (m 3 ) HolocenPleistocenNeogen HolocenPleistocenNeogen Holocen Pleistocen Neogen (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 1. I I I I II II II II III III III IV IV IV IV V V V V Ghi chú - là vùng không có tầng chứa nước Plestocen Trữ lượng khai thác tiềm năng Trữ lượng khai thác tiềm năng được tính toán theo công thức (2), với các

57 hệ số cho phép khai thác kế thừa từ nghiên cứu của Nguyễn Văn Lâm và nnk, Kết quả cho trong bảng 2.9 Bảng 2.9. Trữ lượng khai thác tiềm năng miền đồng bằng Quảng Trị TT Tên Vùng Trữ lượng khai thác tiềm năng (m 3 /ngày) 1. I I I I II II II II III III III IV IV IV IV V V V V Mô đun dòng chảy ngầm Kết quả tính toán bằng mô hình MODFLOW cho giá trị mô đun dòng chảy ngầm trung bình tháng với chuỗi số liệu 24 năm đối với 15/19 tiểu vùng quy hoạch. Riêng 4 tiểu vùng còn lại: I.1. III.3, IV.1 và V.1 được tính trên cơ sở tính toán sự đóng góp dòng chảy ngầm vào lưu lượng kiệt trên sông. Số liệu giá trị mô đun dòng chảy kiệt lấy từ báo cáo "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị đến 2010, có định hướng 2020" năm 2006 của Nguyễn Thanh Sơn và nnk, với hệ số đóng góp của dòng chảy ngầm là 0,94 đối với khu vực Bắc Trung Bộ, theo kết quả nghiên cứu "Tổng quan nước dưới đất" của Đặng Đình Phúc năm Kết quả tổng hợp ở bảng

58 Bảng Các đặc trưng mô đun dòng chảy ngầm ở miền đồng bằng Quảng Trị (l/s.km 2 ) STT Tên vùng Mô đun TB năm Mô đun TB mùa kiệt Mô đun tháng kiệt nhất 1. I I.2 2,63 2,45 1,55 3. I.3 2,37 1,68 0,30 4. I.4 2,16 2,16 1,42 5. II.1 1,29 1,27 1,09 6. II.2 1,73 1,70 0,6 7. II.3 2,81 1,79 0,37 8. II.4 1,78 1,78 0,77 9. III.1 0,43 0,43 0, III.2 1,32 0,91 0, III IV , IV.2 1,97 1,46 0, IV.3 2,77 2,06 0, IV.4 2,47 2,46 1, V V.2 1,34 1,27 0, V.3 1,65 1,07 0, V.4 2,80 2,79 1, CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị được khảo sát và đánh giá thông qua các loại hình nước, độ mặn nhạt (tổng độ khoáng hóa) và so sánh với các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm (TCVN ), chỉ tiêu chất lượng nước sạch và nước ăn uống được Bộ Y tế ban hành đối với các tầng chứa nước chính. Đó là các tầng chứa nước thứ nhất (tầng mặt, chủ yếu là trầm tích bở rời Holocen) và nước dưới đất tầng sâu (chủ yếu trầm tích lỗ hổng Pleistocen và Neogen). Các số liệu phân tích chất lượng nước được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và do nhóm nghiên cứu của dự án trực tiếp lấy và phân tích mẫu trong khuôn khổ các đợt khảo sát thực địa tháng 8 /2007 và tháng 4/2008. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm và vị trí lấy mẫu được trình bày trong bản đồ thực tế địa chất thủy văn miền đồng bằng Quảng Trị (Hình 4.4) và bản đồ chất lượng nước miền đồng bằng Quảng Trị (Hình 4.7) Nước dưới đất được phân loại và khoanh vùng theo độ mặn nhạt của nước và các loại hình hóa học của nước. Độ mặn nhạt của nước dưới đất trong các tầng chứa nước được đánh giá thông qua độ tổng khoáng hóa (M) theo 4 cấp. Nước siêu nhạt: M<500 mg/l Nước nhạt: 500<M<1000 mg/l

59 Nước lợ: 1000<M<3000 mg/l Nước mặn: M> 3000 mg/l Tùy theo sự có mặt của các loại ion, nước dưới đất còn có thể được phân thành các loại hình hóa học khác nhau: Loại I: Nước bicarbonat Loại II: Nước clorua Loại III: Nước sunfat và Loại IV: Nước hỗn hợp Mặt khác, việc đánh giá chất lượng nước dưới đất còn được thực hiện bằng cách so sánh các chỉ tiêu phân tích với các tiêu chuẩn hiện hành tùy theo mục đích sử dụng nước. Hiện nay các nước trên thế giới đều ban hành các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá chất lượng của nguồn nước dưới đất, tuy nhiên trong khuôn khổ dự án này sử dụng các tiêu chuẩn của Nhà nước Việt Nam ban hành để so sánh và đánh giá chất lượng nước bao gồm: - Tiêu chuẩn TCVN : Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm - Tiêu chuẩn Vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 Trong giới hạn diện tích miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị có nhiều đơn vị ĐCTV với khả năng chứa nước khác nhau và nhìn chung đều có chất lượng tốt. Tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu, ý nghĩa sử dụng, dự án phân ra hai loại tầng chứa nước được thể hiện trên bản đồ với các lớp có ký hiệu khác nhau. Lớp thứ nhất trình bày hiện trạng chất lượng môi trường tầng chứa nước tầng mặt, và lớp thứ hai trình bày hiện trạng chất lượng môi trường nước tầng sâu, là hai tầng chứa nước có giá trị sử dụng lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ nhất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Ở miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, tầng chứa nước thứ nhất là tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời nguồn gốc Holocen có diện phân bố rộng khắp từ đới tiếp xúc với đá gốc ra tận bờ biển

60 Về tổng độ khoáng hóa Mức độ mặn, nhạt của tầng chứa nước thứ nhất phân bố không có quy luật rõ ràng. Phần lớn diện tích nước dưới đất có độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 500 mg/l (nước nhạt hoàn toàn) và chiếm tới hơn 95% diện tích của miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị. Vùng có độ tổng khoáng hóa từ 500 đến 1000 mg/l phân bố thành một dải dọc theo sông Thạch Hãn và sông Vĩnh Định đoạn nối với sông Thạch Hãn thuộc một phần địa phận các xã Triệu Tài, Triệu Đông, Triệu Thuận, Triệu Giang, Triệu Trạch, Triệu Phước, Triệu Độ và Triệu An thuộc huyện Triệu Phong; một phần phường Đông Lễ, Đông Giang, Phường 1 và phường 2, thị xã Đông Hà; một phần xã Gio Quang, Gio Mai, Gio Việt. Ngoài ra còn có một số vùng nhỏ ở quanh khu vực ngã ba sông Bến Hải và Bến Xe thuộc một phần các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Thành, Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh và một phần nhỏ xã Trung Hải, huyện Gio Linh; một vùng ở phía Nam giáp với Thừa Thiên Huế thuộc xã Hải Hòa, một phần Hải Thành, Hải Dương và Hải Quế của huyện Hải Lăng. Nước dưới đất có độ tổng khoáng hóa lớn hơn 1000 mg/l phân bố trên diện tích bé tạo thành các dải phân bố ở phía Đông Bắc huyện Triệu Phong chạy dọc theo sông Thạch Hãn ra tới gần Cửa Việt, gồm một phần các xã Triệu Hòa, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Phước, Triệu An huyện Triệu Phong; và một phần các xã Gio Mai và Gio Việt. Về loại hình hóa học của nước Nhìn chung tầng chứa nước thứ nhất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị chủ yếu nước thuộc loại hỗn hợp, phân bố ở hầu hết các vùng miền. Có một số ít vị trí quan trắc thấy nước thuộc loại hình Clorua và nước Bicacbonat, chủ yếu tập trung tại xã Vĩnh Tú, Vĩnh Long, Triệu Lễ, Triệu An, Gio Mỹ, Gio Thành và nằm rải rác ở một số xã Hải Dương, Hải Trường, Triệu Tài. Về hàm lượng sắt tổng Tài liệu phân tích hàm lượng sắt tổng của nước trong tầng chứa nước thứ nhất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị từ báo cáo «Tài nguyên nước dưới đất năm 2002» và các kết quả phân tích trong khuôn khổ dự án này cho thấy nước ở tầng chứa nước thứ nhất chủ yếu có hàm lượng sắt tổng nhỏ (<1,0 mg/l) và có sự biến đổi khá phức tạp. Diện tích nước có hàm lượng tổng sắt nhỏ phân bố rộng khắp và bao trùm hầu hết diện phân bố của tầng chứa nước, bao gồm địa phận của các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ và một số xã thuộc một phần địa phận các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh và thị xã Đông Hà

61 Nước có hàm lượng sắt tổng từ 1,0 đến 5,0 mg/l phân bố dưới dạng các dải rải rác dọc theo các sông Thạch Hãn, sông Cam Lộ, sông Vĩnh Định. Đáng chú ý nhất là dải phân bố bắt đầu từ địa phận các xã Trung Giang, Trung Hải chạy dọc qua các xã Gio Mỹ, Gio Hải, Gio Việt, Gio Thành, Gio Mai, Gio Quang huyện Gio Linh và các xã Triệu An, Triệu Phước huyện Triệu Phong. Dải nước thứ hai cần phải quan tâm nằm ở phía Đông - Đông Bắc huyện Hải Lăng bao gồm địa phận của các xã Hải Sơn, Hải Thượng huyện Hải Lăng và xã Triệu Thành, Triệu Đông, Triệu Tài huyện Triệu Phong. Vùng có hàm lượng sắt tổng lớn hơn 5,0 mg/l phân bố dưới dạng dải hẹp, kéo dài. Vùng này thường trùng với diện tích phân bố nước lợ và mặn. Dải lớn nhất kéo dài bắt đầu từ xã Triệu Ái chạy dọc ven theo sông Thạch Hãn ra Cửa Việt bao gồm một phần nhỏ địa phận các xã Gio Việt huyện Gio Linh, Triệu An, Triệu Độ, Triệu Thuận huyện Triệu Phong. Dải thứ hai chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bắt đầu từ địa phận của xã Triệu Đông, Triệu Tài, Triệu Trung huyện Triệu Phong qua các xã Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Thiện, Hải Trường và Hải Tân huyện Hải Lăng. Ngoài ra còn một số diện hẹp nằm rải rác như ở xã Gio Hòa huyện Gio Linh, Triệu Phước, Triệu Hòa huyện Triệu Phong. Mẫu quan trắc QT07-19 cho kết quả hàm lượng sắt tổng khá lớn 23,9 mg/l trong khi tài liệu tại lỗ khoan quan trắc LK14 cho thấy hàm lượng sắt tổng lên tới 30,0 mg/l. Về hàm lượng nitơ tổng Tài liệu phân tích các mẫu nước trong khuôn khổ dự án này, kết hợp với nguồn tài liệu kế thừa từ các nghiên cứu trước cho thấy hầu hết diện tích phân bố của tầng chứa nước thứ nhất trong phạm vi miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị đều có hàm lượng ni tơ tổng nhỏ hơn 10 mg/l. Bên cạnh đó, có dải nước nhỏ có hàm lượng nitơ tổng từ mg/l, thuộc địa phận các xã Triệu Phước, Triệu Lương, Triệu Đông, Triệu Tài huyện Triệu Phong, xã Hải Quế, Hải Sơn huyện Hải Lăng.Một số dải nước nhỏ phân bố rải rác có hàm lượng nitơ tổng lớn hơn 20 mg/l bao gồm một phần xã Hải Hòa, Hải Thọ, Hải Ba huyện Hải Lăng; xã Triệu Thành, Triệu Lễ, Triệu Phước huyện Triệu Phong; xã Gio Việt huyện Gio Linh. Về thành phần hóa học và so sánh với tiêu chuẩn chất lượng Đối chiếu kết quả phân tích chất lượng nước với tiêu chuẩn chất lượng

62 nước ngầm (TCVN 5944:1995), và tiêu chuẩn Vệ sinh nước sạch của Bộ Y tế, phần lớn các mẫu nước thuộc tầng chứa nước thứ nhất đều đạt tiêu chuẩn. Trong số các mẫu nước đã thu thập trong khuôn khổ dự án, chỉ có 01 mẫu có nồng độ sắt và mangan vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước ngầm (QT ) và 02 mẫu có nồng độ kẽm và sắt, mangan vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước sạch (QT và QT ) (xem bảng2.11). Bảng Hàm lượng các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm tầng chứa nước thứ nhất TT Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn nước Tiêu chuẩn nước Hàm lượng ngầm sạch Đơn vị Min Max 1 ph 6,5 8, mg/l 6 7,5 2 TDS mg/l Cl mg/l NO mg/l 0, NO 2-3 mg/l NH 4-3 mg/l HCO mg/l SO mg/l PO mg/l Fe mg/l Ca - - mg/l Mg - - mg/l Mn 0,1-0,5 0.5 mg/l Na - - mg/l Zn 5,0 3 mg/l As µg/l Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ hai miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Trong miền đồng bằng, tầng chứa nước thứ hai nằm phủ trên tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen và bị tầng chứa nước thứ nhất phủ lên trên. Tầng có xu thế chìm dần theo hướng từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam và nhiều nơi không thể tách rời với tầng chứa nước Neogen ở dưới. Ở khu vực phía Tây của đồng bằng, tầng có diện lộ tạo thành các dải hẹp có diện tích nhỏ chạy dọc theo hường Tây Bắc - Đông Nam và phân bố chủ yếu ở phía Tây của Quốc lộ 1A. Về độ tổng khoáng hóa Trong miền đồng bằng, hầu hết nước dưới đất ở tầng chứa nước thứ hai là nước siêu nhạt có độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 500 mg/l bao gồm gần như toàn bộ diện tích của huyện Vĩnh Linh, phần lớn huyện Gio Linh, một phần của huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Vùng có độ tổng khoáng hóa từ mg/l phân bố tập trung thành

63 một dải dọc theo hướng Tây Bắc Đông Nam, có xu hướng song song với bờ biển, bao gồm một phần địa phận của các xã Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Quang huyện Gio Linh, xã Cam Thanh, Cam An huyện Cam Lộ, Phường 1, 2, phường Đông Lễ, Đông Lương thị xã Đông Hà, xã Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Hòa, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Sơn huyện Triệu Phong, xã Hải Quy, Hải Ba, Hải Vĩnh, Hải Quế và Hải Dương, ngoài ra có một vùng nhỏ ở cuối xã Hải Trường huyện Hải Lăng. Vùng có độ tổng khoáng hóa lớn hơn 1000 mg/l chiếm một diện tích khoảng 120 km 2 và phân bố dọc theo bờ biển từ Cửa Tùng đến ranh giới với tỉnh Thừa Thiên Huế, và một dải dọc theo sông Thạch Hãn và sông Hiếu lên đến Cam An huyện Cam Lộ. Bao gồm một phần diện tích các xã Trung Giang, Gio Mỹ, Gio Hải, Gio Việt, Gio Mai, Gio Quang huyện Gio Linh, Cam An huyện Cam Lộ, Phường Đông Giang, Đông Lễ thị xã Đông Hà, Triệu An, Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Vân, Triệu Trạch, Triệu Lăng, Triệu Sơn huyện Triệu Phong và một phần các xã Hải An, Hải Khê huyện Hải Lăng. Theo kết quả hút nước thí nghiệm tại các lỗ khoan trong khu vực này đều cho kết quả tầng khá giàu nước, song chất lượng nước không đảm bảo do đó không thể khai thác sử dụng. Về loại hình hóa học của nước Nhìn chung tầng chứa nước thứ hai miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị chủ yếu nước thuộc loại clorua, phân bố ở hầu hết các vùng miền. Có một số ít vị trí quan trắc thấy nước thuộc loại hình nước hỗn hợp và nước bicacbonat, chủ yếu tập trung tại Triệu Thuận, Triệu Lương và nằm rải rác ở một số xã Triệu Hóa, Hải Ba, Hải Quế. Về hàm lượng sắt tổng Tương tự như tầng chứa nước thứ nhất, nước của tầng chứa nước thứ hai chủ yếu có hàm lượng sắt tổng nhỏ hơn 1,00 mg/l. Diện tích nước có hàm lượng sắt nhỏ phân bố rộng khắp và bao trùm hầu hết diện phân bố của tầng, bao gồm địa phận của các huyện Vĩnh Linh, một phần diện tích huyện Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Đông Hà. Những vùng có hàm lượng sắt tổng từ 1,00-5,00 mg/l phân bố dưới dạng các dải nước nằm rải rác trong vùng đồng bằng ven biển. Trước hết, đáng quan tâm nhất là dải nước phân bố trên các xã Gio Hải, Gio Việt, Gio Thành, Gio Mai và Gio Quang huyện Gio Linh; xã Triệu An, Triệu Phước, Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, phường Đông Lễ thị xã Đông Hà và xã Cam An huyện Cam Lộ. Dải nước thứ hai cần phải quan tâm nằm ở phía Đông Nam huyện Hải

64 Lăng bao gồm các xã Hải Hòa, Hải Thọ. Ngoài ra còn một số dải nước nhỏ khác nằm rải rác trên diện tích các xã Hải An, Hải Vĩnh, Hải Xuân huyện Hải Lăng. Diện phân bố của vùng có hàm lượng sắt tổng lớn hơn 5,00 mg/l không lớn và có dạng dải nhỏ kéo dài. Một dải lớn nhất kéo dài bắt đầu từ xã Triệu Độ qua Triệu Phước và kết thúc ở xã Triệu An huyện Triệu Phong. Dải thứ hai bắt đầu từ xã Triệu Đông, Triệu Tài, Triệu Trung huyện Triệu Phong đến Hải Xuân, Hải Ba huyện Hải Lăng. Về hàm lượng nitơ tổng Hầu hết diện tích phân bố tầng chứa nước thứ hai trong phạm vi vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị đều có hàm lượng nitơ tổng nhỏ hơn 1,00 mg/l. Riêng dải nước phân bố trong các xã Triệu Đông, Triệu Tài, Triệu Trung huyện Triệu Phong có hàm lượng nitơ tổng từ mg/l và dải nước nhỏ có hàm lượng nitơ tổng lớn hơn 20 mg/l đi qua xã Hải Hòa huyện Hải Lăng. Về thành phần hóa học và so sánh với tiêu chuẩn chất lượng Đối chiếu kết quả phân tích các mẫu nước với tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944:1995), và tiêu chuẩn Vệ sinh nước sạch, nhìn chung các mẫu nước thuộc tầng chứa nước thứ hai đều đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên mức độ kém hơn so với tầng thứ nhất. Bảng Hàm lượng các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm tầng chứa nước thứ hai TT Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn nước Tiêu chuẩn nước Hàm lượng ngầm sạch Đơn vị Min Max 1 ph 6,5 8, mg/l TDS mg/l Cl mg/l NO mg/l 0 5,6 5 NO2-3 mg/l NH4-3 mg/l HCO3 - - mg/l SO mg/l 0, PO4 - - mg/l 0 1,8 10 Fe mg/l Ca - - mg/l Mg - - mg/l Mn 0,1-0,5 0.5 mg/l Na - - mg/l Zn 5,0 3 mg/l As µg/l Phân tích các mẫu nước đã thu thập trong khuôn khổ dự án, đã phát hiện thấy có 8 mẫu có nồng độ sắt và mangan, vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944:1995) và 12 mẫu có nồng độ sắt, mangan, kẽm, clorua và amoni vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn

65 nước sinh hoạt của Bộ Y tế. Tuy nhiên, chưa quan sát thấy các dấu hiệu ô nhiễm do các hoạt động dân sinh, kinh tế và ô nhiễm các chất độc hại. Hầu hết các yếu tố ô nhiễm ở đây như các hiện tượng đục, chua, nhiẽm phèn đều có thể dễ dàng xử lý bằng các công nghệ đơn giản Nhận xét chung So sánh hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất của cả hai tầng chứa nước thứ nhất và thứ hai trong miền đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị nhận thấy rằng vùng có độ tổng khoáng hóa, hàm lượng sắt tổng và hàm lượng nitơ tăng cao của cả hai tầng chứa nước có diện phân bố khá trùng khớp. Nhìn chung nước dưới đất tầng nông ít bị nhiễm mặn, đáng chú ý chỉ có khu vực xung quanh Cửa Việt bị ảnh hưởng do nêm mặn lấn vào trong sông nên có xu hướng kéo dài theo dọc sông vào phía sâu trong đồng bằng. Dải này chủ yếu nằm dọc hai bên sông Thạch Hãn, giới hạn nước lợ (1 ) có thể lên đến khu vực xã Triệu Tài. Trong khi đó, ở tầng chứa nước thứ hai, diện tích nhiễm mặn rộng hơn, ngoài xu hướng dọc theo sông Thạch Hãn và sông Hiếu lên đến Cam An huyện Cam Lộ, phía dưới mở rộng theo Cửa Việt và ngoài ra còn có một dải chạy dọc theo bờ biển từ khu vực xã Trung Giang huyện Gio Linh cho đến Hải Khê huyện Hải Lăng. Sơ bộ đánh giá cho thấy, hầu hết các vùng trên miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị chất lượng nước dưới đất trên miền đồng bằng nhìn chung còn tốt, phần còn lại mặc dầu bị nhiễm mặn nhưng chưa thấy có hiện tượng ô nhiễm do sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trên bề mặt. Chưa phát hiện được dấu vết các kim loại nặng trong các mẫu đã phân tích. Từ đó, có thể kết luận rằng, chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị nhìn chung tốt, là điều kiện thuận lợi để quy hoạch và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này

66 Chương 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. HIỆN TRẠNG KHÁI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Lịch sử khai thác nước dưới đât tỉnh Quảng Trị Việc điều tra cơ bản về nước dưới đất ở Quảng Trị chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 1975, Liên đoàn Địa chất thủy văn Miền Trung đã triển khai tại Quảng Trị một số đề án tìm kiếm nước dưới đất ở vùng thị xã Đông Hà và phụ cận (thị xã Quảng Trị và Cửa Việt), Triệu Hải. Tại Gio Linh đã có một đề án thăm dò nước dưới đất được triển khai nhằm luận chứng về một số công trình khai thác - cung cấp nước sinh hoạt cho địa phương. Tại Hồ Xá, một đề án thăm dò tìm kiếm nước dưới đất được thực hiện. Qua công tác điều tra nước dưới đất ở các khu vực trên đã đánh giá trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác là m 3 /ngày (cấp C1) và trữ lượng triển vọng (cấp C2) đạt m 3 /ngày. Việc khai thác nước dưới đất ở tỉnh Quảng Trị mới chỉ tiến hành trên những quy mô nhỏ, gồm các giếng khoan đơn lẻ tại các công, nông trường và các giếng khoan nhỏ do chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thiết kế. Một số công trình khai thác nước dưới đất đã thực hiện tại Gio Linh, Cam Lộ. Trên địa bàn Quảng Trị, khi chưa tách tỉnh và trước khi có Chương trình nước do UNICEF tài trợ nước dưới đất đã được khai thác cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt. Cộng đồng người Kinh chủ yếu sử dụng giếng đào, các bộ tộc ít người thường sử dụng nguồn nước ngầm ở những nơi xuất lộ để sinh hoạt. Năm 1982, Chương trình nước tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập và bước đầu sử dụng nguồn nước dưới đất cho một số công trình cấp nước. Quảng Trị đã xây dựng dược 284 giếng khoan bơm tay, cải tạo 10 giếng đào. Tuy lượng khai thác từ Chương trình này chưa nhiều nhưng bước đầu cũng đã chuyển biến đến ý thức hệ về việc sử dụng nguồn nước dưới đất phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Sau khi tách tỉnh, ngày 21/12/1989 Chương trình nước Quảng Trị được thành lập và hoạt động khá hiệu quả qua việc thực hiện các công trình cấp nước từ sự hỗ trợ vật tư, phương tiện kỹ thuật và nguồn vốn của UNICEF, từ đã xây dựng được 2098 giếng khoan, 218 giếng đào mới và 5 hệ cấp nước tập trung, bước đầu giải quyết được một phần nhu cầu sử dụng nước của nhân dân. Từ 1995 đến 2000, Chương trình đã thi công được 563 giếng khoan, 301 giếng đào và 9 công trình cấp nước tập trung, 2 hệ nối mạng. Cũng trong thời gian

67 này, nhiều tổ chức tư nhân với các đội khoan hình thành và phát triển mạnh mẽ tham gia vào việc xây dựng các giếng khoan, giếng đào gó phần tăng tỷ lệ khai thác và sử dụng nước dưới đất tăng vọt. Đến năm 2000, tỉnh Quảng Trị có 62,77% dân sử dụng giếng đào, 16,58% sử dụng giếng khoan, còn lại 16,85% sử dụng nguồn khác. Từ năm 1980 đến nay ở Quảng Trị đã có một số dự án thăm dò nước dưới đất được thống kê trong bảng 3.1 dưới đây. Bảng 3.1. Tổng hợp hiện trạng điều tra, nghiên cứu nước dưới đất Quảng Trị Tên các báo cáo Mức độ nghiên cứu Diện tích (km 2 ) Thời gian thực hiện 1. Báo cáo thuyết minh Bản đồ nước dưới đất tỉnh Quảng Trị Đo vẽ ĐCTV Toàn tỉnh Tìm kiếm nước dưới đất vùng Đông Hà - Quảng Trị Tìm kiếm Phương án tìm kiếm nước dưới đất vùng Tây Đông Hà - Quảng Trị Tìm kiếm Thăm dò nước dưới đất vùng Gio Linh - Quảng Trị Thăm dò khai thác Phương án tìm kiếm nước dưới đất vùng Hồ Xá - Vĩnh Linh. Thăm dò Thăm dò khai thác vùng Gio Linh - Quảng Trị Thăm dò kết hợp khai thác Phương án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất vùng Cửa Việt công suất 600 m 3 /ng 8. Thăm dò kết hợp khai thác vùng Cửa Tùng công suất 500 m 3 /ng Thăm dò khai thác 2001 Thăm dò khai thác Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất tỉnh Quảng Trị Tổng quan Nước dưới đất ở Việt Nam, nói chung và Quảng Trị, nói riêng được khai thác từ rất lâu đời, song mới được phát triển mạnh sau ngày đất nước Việt Nam được thống nhất, nhất là trong các năm gần đây. Các công trình khai thác nước dưới đất có quy mô rất khác nhau và bao gồm các dạng sau: - Giếng đào: Chủ yếu phục vụ cấp nước cho sinh hoạt gia đình và phục vụ tưới với quy mô nhỏ. - Giếng khoan đường kính nhỏ: Sử dụng cấp nước cho quy mô hộ gia đình với đường kính ống chống, ống lọc từ 42 mm đến 60 mm ở vùng đồng bằng và chiều sâu giếng từ 5 m tới hơn 80 m

68 - Hệ nối mạng: Giếng khoan đường kính nhỏ lắp đặt hệ thống ống nước cung cấp cho vài gia đình hoặc các công sở độc lập. - Giếng khoan công nghiệp (được thi công bằng máy) đường kính ống lọc từ 90 mm tới gần 400 mm, có chiều sâu hàng chục mét tới gần 500 m, lưu lượng từ vài m 3 /h tới hơn 100 m 3 /h để phục vụ cấp nước tập trung. Quy mô cấp nước tập trung rất khác nhau, từ cấp nước quy mô nhỏ cho các cơ quan, cụm dân cư với lưu lượng vài chục m 3 /ngày tới cấp nước quy mô lớn với công suất đến m 3 /ngày phục vụ cho các thị xã, khu công nghiệp... Do nhiều vùng nông thôn chưa có hệ thống cấp nước tập trung, thậm chí ở các đô thị nhiều nơi cũng chưa có mạng cấp nước sạch, vì vậy, nhân dân phải tự khoan giếng để khai thác nước. Do sự phát triển mạnh của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu nước ngày một tăng, bên cạnh đó, các nguồn chất thải ngày càng tăng, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng nghiêm trọng, vì vậy nhu cầu sử dụng nước dưới đất ngày càng lớn là điều tất yếu. Nước dưới đất được khai thác phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới, nuôi trồng thủy sản, trong đó khai thác sử dụng nước cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Việc khai thác nước dưới đất phát triển không đồng đều ở các vùng trong tỉnh. Ngoài các công trình cấp nước do Chương trình nước Quảng Trị đảm nhiệm hiện còn có một số cơ quan và tổ chức tham gia vào việc cấp nước như Ban Dân tộc Miền núi, tổ chức PLAN, RTCCD, UNPD, Oxfam Hồng Không và các dự án của Chương trình phát triển nông thôn. Khoảng 70-80% nguồn nước cấp cho sinh hoạt nông thôn là từ nguồn nước dưới đất; các hình thức khai thác chủ yếu là giếng đào, giếng khoan và mạch lộ. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy tuỳ theo điều kiện địa chất thuỷ văn tỷ lệ khai thác nước dưới đất để cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt của nông thôn ở các vùng có sự khác nhau. Ở các vùng nước dưới đất có chất lượng tốt và phong phú thì tỷ lệ dân khai thác nước ngầm cho ăn uống, sinh hoạt là khá cao. Cấp nước sinh hoạt cho nông thôn hiện nay có ba hình thức chủ yếu: - Hệ cấp nước tập trung, hoặc hệ cấp nước nối mạng do Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh thực hiện. - Hệ cấp nước tập trung do doanh nghiệp tư nhân thực hiện. - Giếng đào, giếng khoan quy mô hộ gia đình

69 Giếng đào thường được sử dụng ở các tầng chứa nước sâu bị mặn hoặc không tồn tại, phải khai thác tầng chứa nước Holocen nằm nông. Gần đây ở nhiều vùng đồng bằng các giếng đào đã được thay thế dần bằng các giếng khoan nông. Các giếng khoan nông đường kính nhỏ thường có đường kính ống lọc 42 mm được sử dụng để cấp nước cho các hộ gia đình ở vùng tồn tại các tầng chứa nước nhạt trong trầm tích Holocen và Pleistocen. Hệ cấp nước tập trung gồm các giếng khoan cấp nước quy mô vừa. Các giếng khoan cấp nước quy mô vừa thường được xây dựng từ nguồn vốn viện trợ cũng như do dân tự xây dụng.. Các giếng thường có chiều sâu từ vài chục mét tới gần trăm mét với lưu lượng từ vài chục tới vài trăm m 3 /ngày. Phần lớn các hệ cấp nước tập trung để cấp nước cho nông thôn không được nghiên cứu đánh giá đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng, nhiều công trình không xin phép khai thác. Hệ nối mạng thường sử dụng các giếng đường kính nhỏ kiểu UNICEF cấp nước cho vài gia đình, với một máy bơm chung hoặc vài máy bơm độc lập của từng gia đình. Những vùng nước dưới đất có chất lượng tốt, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước này cho ăn uống, sinh hoạt và loại hình công trình khai thác thường được sử dụng là giếng đào. Hiện nay, đã có một số hộ gia đình dùng giếng khoan đường kính nhỏ để khai thác nước phục vụ cho ăn uống sinh hoạt kết hợp với phục vụ cho chăn nuôi và tưới vườn. Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2007, khi thực hiện công trình này, nhóm khảo sát của dự án đã tiến hành điều tra tình hình sử dụng nguồn nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị. Nhóm công tác của dự án đã tiến hành phỏng vấn, điều tra các đối tượng khai thác, sử dụng và quản lý nước bao gồm: 1000 phiếu điều tra dành cho các hộ sử dụng nước dưới đất 91 phiếu điều tra dành cho chính quyền cấp xã 121 phiếu điều tra dành cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, khai thác và sử dụng nước dưới đất Khai thác sử dụng nước dưới đất phục vụ sinh hoạt Kết quả xử lý về tình hình khai thác nước dưới đất đã được tiến hành tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua 91 phiếu điều tra tại các xã, phường và thị trấn và 1000 phiếu điều tra các hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu được thống kê ở bảng 3.2. Một số thông số về độ sâu và trạng thái các giếng khoan và giếng đào được trình bày ở bảng 3.3. Tại huyện Vĩnh Linh đã tiến hành phỏng vấn, điều tra trên địa bàn 18 xã và

70 thị trấn cho thấy, nước dưới đất đã được khai thác hầu như ở 100% số hộ ở các xã (15 xã), 3 xã còn lại là Vĩnh Nam, Vĩnh Long và Vĩnh Trung với mức độ sử dụng nước ngầm cũng tương đối cao từ 90-96%. Trong số hộ sử dụng nước giếng, có hộ sử dụng nước giếng khoan chiếm 70,4%, 5985 hộ sử dụng nước giếng đào chiếm 39,6%. Các xã có tỷ lệ các hộ sử dụng nước giếng đào cao là Vĩnh Chấp, Vĩnh Long, Vĩnh Thái, Vĩnh Sơn và Vĩnh Lâm. Giếng đào sâu nhất là 38 m, xã Vĩnh Hòa, giếng nông nhất là 2 m ở xã Vĩnh Thành. Giếng khoan sâu nhất là 70 m ở xã Vĩnh Hiền, nông nhất là 4,5m ở thị trấn Hồ Xá. Các tháng kiệt nhất là 5,6,7,8, các tháng 10,11,12 là nhiều nước nhất ứng với các tháng mùa khô và mùa mưa trong năm ở tỉnh Quảng Trị. Hiện ở Vĩnh Linh có khoan 1 giếng lấy nước ngầm cung cấp nước cho cụm dân cư với công suất 500 m 3 /ngày. Ngoài ra ở Cửa Tùng, thuộc xã Vĩnh Quang, Sở Thủy sản Quảng Trị tiến hành thăm dò khoan và khai thác 3 giếng với tổng công suất khai thác là 500 m 3 /ngày. Các lỗ khoan này đều khai thác nước ở tầng chứa nước Pleistosen với chiều sâu từ 20-30m. Tại huyện Cam Lộ đã khảo sát trên địa bàn 5 xã và thị trấn cho thấy ở các xã Cam Thủy và Thị trấn Cam Lộ hầu như 100% số hộ đã khai thác nước dưới đất, 3 xã còn lại Cam Thanh, Cam An và Cam Hiếu số hộ sử dụng nước ngầm từ 85-95%. Trong số 5390 hộ sử dụng nước giếng, có 4798 hộ sử dụng nước giếng khoan chiếm 89 %, 592 hộ sử dụng nước giếng đào chiếm 11%. Giếng đào sâu nhất là 32,5 m, giếng nông nhất là 3,5 m, giếng khoan sâu nhất là 60,7 m đều ở xã Cam An, giếng khoan nông nhất là 7 m ở xã Cam Thanh. Tại các giếng, các tháng kiệt nhất là 6,7,8 và nhiều nước nhất quan sát được vào các tháng 10,11. Tại huyện Gio Linh đã tiến hành phỏng vấn, điều tra trên địa bàn 18 xã và thị trấn cho thấy, nước dưới đất đã được khai thác hầu như ở 100% số hộ ở các xã. Trừ thị trấn Cửa Việt,Gio An và Gio Việt, nơi có nhà máy nước cung cấp, hầu hết các xã còn lại có số hộ sử dụng giếng khoan và giếng đào với tỷ lệ số hộ sử dụng từ %. Trong số hộ sử dụng nước giếng, có 6384 hộ sử dụng nước giếng khoan chiếm 46,2%, 7429 hộ sử dụng nước giếng đào chiếm 53,8%. Giếng đào sâu nhất là 40 m ở xã Gio Châu, giếng nông nhất là 2 m ở Gio Việt, giếng khoan sâu nhất là 80 m ở xã Trung Giang, giếng khoan nông nhất là 5 m ở xã Trung Hải. Khu vực này có tầng nước ngầm nằm khá sâu, quan sát thấy rất nhiều giếng khoan có độ sâu trên 60m tại các xã Trung Sơn, Gio Hòa, Gio Bình, Trung Giang, Gio Châu và Gio Thành. Tháng kiệt nhất tại các giếng từ tháng 5 đến tháng 8 và nhiều nước nhất quan sát được vào các tháng

71 Năm 2002 ở phía bờ Bắc sông Thạch Hãn thuộc xã Gio Hải huyện Gio Linh có tiến hành khoan thăm dò kết hợp khai thác 2 giếng với công suất 500 m 3 /ng trong tầng chứa nước Holocen để phục vụ chế biến thuỷ sản. Kết quả điều tra trên 9 phường ở thị xã Đông Hà cho thấy, đa số các hộ đã được cung cấp nước từ nhà máy, số hộ sử dụng giếng khoan và giếng đào thấp, chiếm tỷ lệ phổ biến dưới 25%, ngoại trừ phường Đông Thanh có số hộ sử dụng nước ngầm khá lớn, chiếm 63,6%. Trong số 2222 hộ sử dụng nước giếng, có 1207 hộ sử dụng giếng đào chiếm 54,3% và 1015 hộ sử dụng giếng khoan chiếm 45,7%. Giếng đào sâu nhất 30m và giếng khoan sâu nhất 40 m đều ở phường 5, giếng đào nông nhất là 2 m và giếng khoan nông nhất là 6 m đều ở phường Đông Lương. Tháng kiệt nhất là thánh 6 và 7, nhiều nước nhất là tháng 10, 11. Cấp nước cho thị xã Đông Hà có 2 nhà máy nước, gồm: nhà máy nước mặt lấy nước trên sông Vĩnh Phước, công suất khoảng m 3 /ng và nhà máy lấy nước dưới đất từ 11 giếng khoan ở Gio Linh, công suất m 3 /ng. Trên hai phường của thị xã Quảng Trị, kết quả điều tra cho thấy phần lớn hộ dân đều sử dụng nước máy, số hộ sử dụng nước ngầm chiếm khoảng 31 34%. Trong số 802 hộ sử dụng nước ngầm, số hộ dùng giếng đào là 463, chiếm 57,7%, số hộ dùng giếng khoan là 339, chiếm 42,3%. Giếng đào và giếng khoan sâu nhất tương ứng là 18 m và 65 m. Giếng đào nông nhất là 4m, giéng khoan nông nhất là 15 m. Tháng nhiều nước nhất là tháng 11, ít nước nhất là tháng 5 và tháng 7. Sử dụng nước cho sinh hoạt đô thị ở Quảng Trị lấy cả từ nguồn nước mặt và nước dưới đất, nhưng chủ yếu là lấy từ nước dưới đất. Bảng 3.2. Kết quả điều tra tình hình sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị STT Đối tượng Nước ngầm Giếng khoan Giếng đào Xã, phường, TT Huyện. thị xã % Số hộ Số hộ Số giếng Số hộ Số giếng Huyện Vĩnh Linh 1. Vĩnh Quang Vĩnh Linh TT Hồ Xá Vĩnh Linh Vĩnh Tú Vĩnh Linh Vĩnh Nam Vĩnh Linh Vĩnh Hòa Vĩnh Linh Vĩnh Chấp Vĩnh Linh Vĩnh Long Vĩnh Linh Vĩnh Trung Vĩnh Linh Vĩnh Thủy Vĩnh Linh Vĩnh Thái Vĩnh Linh Vĩnh Kim Vĩnh Linh Vĩnh Thạch Vĩnh Linh Vĩnh Tân Vĩnh Linh

72 STT Đối tượng Nước ngầm Giếng khoan Giếng đào Xã, phường, TT Huyện. thị xã % Số hộ Số hộ Số giếng Số hộ Số giếng 14. Vĩnh Thành Vĩnh Linh Vĩnh Hiền Vĩnh Linh Vĩnh Giang Vĩnh Linh Vĩnh Sơn Vĩnh Linh Vĩnh Lâm Vĩnh Linh Tổng Huyện Cam Lộ 19. TT Cam Lộ Cam Lộ Cam Thủy Cam Lộ Cam Thanh Cam Lộ Cam An Cam Lộ Cam Hiếu Cam Lộ Tổng Huyện Gio Linh 24. Gio Quang Gio Linh TT Gio Linh Gio Linh Gio An Gio Linh Trung Sơn Gio Linh 99, Gio Mỹ Gio Linh Gio Phong Gio Linh Gio Sơn Gio Linh Gio Việt Gio Linh Gio Hòa Gio Linh TT Cửa Việt Gio Linh Linh Hải Gio Linh Gio Bình Gio Linh Trung Giang Gio Linh Trung Hải Gio Linh Gio Châu Gio Linh Gio Hải Gio Linh Gio Mai Gio Linh Gio Thành Gio Linh Tổng Thị xã Đông Hà 42. Phường 1 Đông Hà Phường 2 Đông Hà Phường 3 Đông Hà Phường 4 Đông Hà Phường 5 Đông Hà Đông Lễ Đông Hà Đông Lương Đông Hà Đông Thanh Đông Hà Đông Giang Đông Hà Tổng Thị xã Quảng Trị 51. Phường 2 Quảng Trị

73 Đối tượng Nước ngầm Giếng khoan Giếng đào STT Xã, phường, TT Huyện. thị xã % Số hộ Số hộ Số giếng Số hộ Số giếng 52. Phường 1 Quảng Trị Tổng Huyện Triệu Phong 53. Triệu Độ Triệu Phong Triệu Hòa Triệu Phong Triệu Long Triệu Phong Triệu Thuận Triệu Phong Triệu Đại Triệu Phong TT Ái Tử Triệu Phong Triệu Thượng Triệu Phong Triệu Ái Triệu Phong Triệu Giang Triệu Phong Triệu Đông Triệu Phong Triệu Tài Triệu Phong Triệu Thành Triệu Phong Triệu Trung Triệu Phong Triệu An Triệu Phong Triệu Lăng Triệu Phong Triệu Vân Triệu Phong Triệu Trạch Triệu Phong Triệu Phước Triệu Phong Tổng Huyện Hải Lăng 71. Hải Trường Hải Lăng Hải Dương Hải Lăng Hải Lệ Hải Lăng Hải Quy Hải Lăng Hải Xuân Hải Lăng Hải Ba Hải Lăng Hải Thiện Hải Lăng Hải Vĩnh Hải Lăng Hải Thượng Hải Lăng Hải Sơn Hải Lăng Hải Hòa Hải Lăng Hải Chánh Hải Lăng Hải An Hải Lăng Hải Phú Hải Lăng Hải Tân Hải Lăng Hải Khê Hải Lăng TT Hải Lăng Hải Lăng Hải Thọ Hải Lăng Hải Lâm Hải Lăng Hải Thành Hải Lăng Hải Quế Hải Lăng Tổng Tại huyện Triệu Phong đã tiến hành phỏng vấn, điều tra trên địa bàn 18 xã

74 và thị trấn. Kết quả thống kê cho thấy, nước dưới đất đã được khai thác, sử dụng ở phần lớn số hộ ở các xã, trừ thị trấn Ái Tử và Triệu Thành, nơi có nhà máy nước cung cấp. Hầu hết các xã còn lại có số hộ sử dụng giếng khoan và giếng đào với tỷ lệ số hộ sử dụng từ %. Trong số hộ sử dụng nước giếng, có 7826 hộ sử dụng nước giếng khoan, chiếm 36,5%, hộ sử dụng nước giếng đào, chiếm 63,5%. Giếng đào sâu nhất là 38 m quan sát thấy ở xã Triệu Trung, giếng nông nhất là 2,5 m ở Triệu Phước, giếng khoan sâu nhất là 42 m ở xã Triệu Tài, giếng khoan nông nhất là 4 m ở xã Triệu Phước. Khu vực này có tầng nước ngầm nằm khá nông so với các huyện khác trong tỉnh, độ sâu các giếng phổ biến trong khoảng 3-10m. Tháng kiệt nhất tại các giếng từ tháng 5 đến tháng 7 và nhiều nước nhất quan sát được vào các tháng 10,11. Năm 2001 ở Cửa Việt, phía bờ Nam sông Thạch Hãn thuộc địa phận xã Triệu An huyện Triệu Phong, Sở Thuỷ sản Quảng Trị đã tiến hành khoan khai thác 3 giếng trong tầng chứa nước Holocen với tổng lưu lượng khai thác là 600 m 3 /ng để chế biến thuỷ sản cho cảng cá Cửa Việt. Các giếng khai thác ở độ sâu m. Thành phần thạch học của đất đá chứa nước là cát hạt trung, hạt thô có lẫn vỏ sò, hến. Nước có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hoá nhỏ hơn 0,2 g/l. Khảo sát 16 xã tại huyện Hải Lăng cho thấy, nước dưới đất đã được khai thác, sử dụng ở phần lớn số hộ ở các xã, trừ Hải Hòa và Hải Tân, nơi có nhà máy nước cung cấp. Hầu hết các xã còn lại có số hộ sử dụng giếng khoan và giếng đào với tỷ lệ số hộ sử dụng từ %. Trong số hộ sử dụng nước giếng, có 8122 hộ sử dụng nước giếng khoan, chiếm 43%, hộ sử dụng nước giếng đào, chiếm 57%. STT Bảng 3.3. Một số thông số nước dưới đất tại các giếng miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị Xã, phường, TT Đối tượng Huyện, thị Độ sâu giếng đào (m) Độ sâu giếng khoan (m) Max Min Max Min Huyện Vĩnh Linh It nước Lượng nước giếng tháng nhiều nước 1. Vĩnh Quang Vĩnh Linh ,6 10,11 2. TT Hồ Xá Vĩnh Linh ,6 10,11 3. Vĩnh Tú Vĩnh Linh Vĩnh Nam Vĩnh Linh Vĩnh Hòa Vĩnh Linh ,8 10,11 6. Vĩnh Chấp Vĩnh Linh Vĩnh Long Vĩnh Linh Vĩnh Trung Vĩnh Linh Vĩnh Thủy Vĩnh Linh Vĩnh Thái Vĩnh Linh Vĩnh Kim Vĩnh Linh

75 STT Đối tượng Độ sâu Độ sâu Lượng nước giếng đào (m) giếng khoan (m) giếng tháng Xã, phường, TT Huyện, It nhiều Max Min Max Min thị nước nước 12. Vĩnh Thạch Vĩnh Linh Vĩnh Tân Vĩnh Linh Vĩnh Thành Vĩnh Linh Vĩnh Hiền Vĩnh Linh Vĩnh Giang Vĩnh Linh Vĩnh Sơn Vĩnh Linh Vĩnh Lâm Vĩnh Linh Độ sâu (m) Max, Min Huyện Cam Lộ 19. TT Cam Lộ Cam Lộ ,8 10, Cam Thủy Cam Lộ ,7 10, Cam Thanh Cam Lộ , Cam An Cam Lộ Cam Hiếu Cam Lộ Độ sâu (m) Max, Min Huyện Gio Linh 24. Gio Quang Gio Linh ,8 10, TT Gio Linh Gio Linh ,7 10, Gio An Gio Linh , Trung Sơn Gio Linh Gio Mỹ Gio Linh Gio Phong Gio Linh Gio Sơn Gio Linh , Gio Việt Gio Linh Gio Hòa Gio Linh , 8 10, TT Cửa Việt Gio Linh , Linh Hải Gio Linh Gio Bình Gio Linh Trung Giang Gio Linh , 6 10, Trung Hải Gio Linh 5 2, , Gio Châu Gio Linh , 6 10, Gio Hải Gio Linh Gio Mai Gio Linh Gio Thành Gio Linh Độ sâu (m) Max, Min Thị xã Đông Hà 42. Phường 1 Đông Hà Phường 2 Đông Hà Phường 3 Đông Hà Phường 4 Đông Hà Phường 5 Đông Hà Đông Lễ Đông Hà Đông Lương Đông Hà Đông Thanh Đông Hà Đông Giang Đông Hà

76 Độ sâu giếng đào (m) Độ sâu giếng khoan (m) Đối tượng STT Huyện, Xã, phường, TT thị Max Min Max Min Độ sâu (m) Max, Min Thị xã Quảng Trị It nước Lượng nước giếng tháng 51. Phường 2 Quảng Trị Phường 1 Quảng Trị Độ sâu (m) Max, Min Huyện Triệu Phong nhiều nước 53. Triệu Độ Triệu Phong Triệu Hòa Triệu Phong , Triệu Long Triệu Phong , Triệu Thuận Triệu Phong 7 3, , 7 9, Triệu Đại Triệu Phong , 6 10, TT Ái Tử Triệu Phong , 6 10, Triệu Thượng Triệu Phong , Triệu Ái Triệu Phong Triệu Giang Triệu Phong , Triệu Đông Triệu Phong 6, ,5 4, 5 9, Triệu Tài Triệu Phong , Triệu Thành Triệu Phong , 6 10, Triệu Trung Triệu Phong Triệu An Triệu Phong 4,5 3, Triệu Lăng Triệu Phong Triệu Vân Triệu Phong , Triệu Trạch Triệu Phong , 7 10, Triệu Phước Triệu Phong 7 2, , 7 9, 10 Độ sâu (m) Max, Min 38 2, Huyện Hải Lăng 71. Hải Trường Hải Lăng Hải Dương Hải Lăng Hải Lệ Hải Lăng Hải Quy Hải Lăng ,6 9, Hải Xuân Hải Lăng , Hải Ba Hải Lăng Hải Thiện Hải Lăng Hải Vĩnh Hải Lăng , Hải Thượng Hải Lăng , Hải Sơn Hải Lăng Hải Hòa Hải Lăng Hải Chánh Hải Lăng Hải An Hải Lăng Hải Phú Hải Lăng Hải Tân Hải Lăng Hải Khê Hải Lăng TT Hải Lăng Hải Lăng Hải Thọ Hải Lăng Hải Lâm Hải Lăng ,8,

77 STT Đối tượng Độ sâu Độ sâu Lượng nước giếng đào (m) giếng khoan (m) giếng tháng Xã, phường, TT Huyện, It nhiều Max Min Max Min thị nước nước 90. Hải Thành Hải Lăng Hải Quế Hải Lăng ,7 11,12 Độ sâu (m) Max, Min Tại thị trấn Hải Lăng, có 1 giếng khoan tập trung với công suất khai thác là 500 m 3 /ngày. Hải Lăng là nơi nước ngầm chủ yếu trữ trong các cồn cát, nằm gần mặt đất nên giếng ở đây khá nông, độ sâu các giếng đào biến động từ 2-20 m độ sâu các giếng khoan biến động từ 6 52 m. Tháng kiệt nhất tại các giếng quan sát thấy từ tháng 5 đến tháng 7 và tháng nhiều nước nhất quan sát được vào tháng 10,11. Theo phản ánh của nhân dân, nước giếng ở khu vực nghiên cứu có hiện tượng bị nhiễm phèn, nhiễm sắt, đục và có mùi. Một số xã vùng gần biển, nhiều giếng bị nhiễm mặn. Một số nơi về mùa mưa giếng bị đục, một số giếng sau khi bơm bị ngả màu. Còn có hiện tượng mắc bệnh ngoài da, ung thư mà dân nghi ngờ là do nguồn nước sinh hoạt do tác hại của chất độc chiến tranh để lại. Hiện nay chưa có một biện pháp xử lý hay nghiên cứu để giải thích rõ cho cộng đồng dân cư. Một số tai biến ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm chủ yếu là hiện tượng sụt lún vùng Cam Lộ, cát chảy lấp đầy giếng ở Triệu Phong và Hải Lăng và chất lượng nước bị ô nhiễm, gây bệnh tật. Khai thác nước dưới đất cho đô thị và công nghiệp Đây là loại khai thác lớn nhất, khoảng 40% lượng nước cấp cho thị xã là từ nguồn nước dưới đất. Ngoài hệ thống khai thác nước do công ty cấp nước quản lý nhiều cơ quan, công ty nhà máy cũng khai thác nước để dưới đất phục vụ cho sản xuất vá sinh hoạt Phần lớn hệ thống cấp nước cho thị xã khai thác nguồn nước dưới đất đều qua công tác thăm dò đánh giá trữ lượng. Ngoài khai thác quy mô lớn cấp nước cho các thị xã, thành phố, nhiều thị trấn, huyện lỵ cũng khai thác nước dưới đất để cấp nước cho ăn uống sinh hoạt với quy mô trên 1.000m 3 /ng và số lượng giếng từ 2 giếng trở lên. Các công trình cấp nước này hầu hết thuộc sự quản lý của Công ty cấp nước của tỉnh. Các giếng này cũng được kết cấu theo kiểu giếng công nghiệp, song đường kính nhỏ hơn và các kỹ thuật chèn lấp không được như các giếng cấp nước tại các thị xã, thành phố. Việc khai thác ở các thị trấn thường không qua thăm dò đánh giá trữ lượng

78 Mặc dù các thị xã đã có các hệ thống cấp nước tập trung (nước máy), song còn nhiều hộ gia đình vẫn chưa được cấp nước, vì vậy nhân dân vẫn phải tiến hành khoan giếng đường kính nhỏ để tự khai thác nước cho ăn uống, sinh hoạ.thậm chí ngay trong vùng đã có hệ thống đường ống cấp nước, nhưng một số cơ quan, xí nghiệp, nhà trường, khách sạn vẫn khoan giếng để khai thác nước dưới đất. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống nước tập trung chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng, nguyên nhân thứ hai là việc chi trả tiền nước cao hơn so với tự khoan giếng để lấy nước. Cấp nước đô thị hầu hết được xử lý thông qua lọc. Việc khoan giếng đường kính nhỏ không được trám lấp, cách ly đúng kỹ thuật là rất phổ biến ở các tỉnh. Hiện trạng này gây nguy cơ làm nhiễm bẩn nguồn nước dưới đất, đặc biệt trong các vùng khai thác nước tập trung và các khu vực gần khu sản xuất công nghiệp, khu dân cư tập trung. Hiện nay nhiều cơ quan xí nghiệp cũng đã khai thác nước dưới đất để tự cấp nước. Việc trám lấp, cách ly các lỗ khoan được thực hiện đơn giản và thường do nhiều đội khoan với trình độ khác nhau thi công, đồng thời cũng bỏ qua công tác thăm dò và hầu như không được thiết kế khai thác, không có hồ sơ giếng và không được cấp phép. Hiện nay tại miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị hiện có 5 nhà máy nước sử dụng nước dưới đất để cung cấp nước cho công nghiệp và đô thị. Lớn nhất là nhà máy nước Gio Linh (11 giếng, tổng lưu lượng m 3 /ng, ngoài ra còn có các nhà máy nước ở thị trấn Vĩnh Linh (500 m 3 /ng) và thị trấn Hải Lăng (500 m 3 /ng), Cửa Tùng (500 m 3 /ng) và Cửa Việt(1100 m 3 /ng). Khai thác nước dưới đất để tưới Tiềm năng nước dưới đất để phục vụ cho tưới là lớn, việc khai thác nước dưới đất để phục vụ tưới cho các cây trồng có giá trị cao là vấn đề cần được quan tâm, song do nền kinh tế hàng hoá nước ta chưa phát triển mạnh nên tỷ lệ cây trồng cạn được tưới còn ít và sử dụng nước dưới đất cho tưới không nhiều. Nước dưới đất được sử dụng cho tưới cây trồng cạn và tưới lúa Đông xuân và rau màu. Tưới cây trồng cạn chủ yếu tập trung cho một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu ở Vĩnh Linh và các vườn cây ăn quả. Đặc biệt trong các năm hạn, ở nhiều vùng nhân dân không chỉ đào giếng lấy nước cho sinh hoạt mà còn phục vụ lấy nước chống hạn. Để tưới cho cây trồng cạn thường sử dụng các giếng khoan, giếng đào để khai thác nước, còn để tưới lúa chủ yếu là khai thác nước từ các mạch lộ tự nhiên

79 Ngoài ra, nước từ các mạch nước lớn đều được khai thác sử dụng cho tưới bằng các hệ thống đập chắn nhỏ và hệ thống mương dẫn, nhất là ở vùng đá vôi hoặc trên khu vực đất đỏ Bazan Khai thác nước dưới đất cho nuôi trồng thuỷ sản Tất cả các tỉnh của nước ta nhất là các tỉnh ven biển, tới nay đều tiến hành nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi, đặc biệt là nuôi công nghiệp và bán công nghiệp có xu hướng tăng theo thời gian. Nuôi trồng thủy sản được tiến hành trên đất lúa, đất vườn, đất rừng, và đất chuyên canh, chủ yếu là đất chuyên canh. Nuôi trồng thủy sản bao gồm các hình thức nuôi quảng canh cải tiến, bán công nghiệp, công nghiệp và nuôi trên lồng bè trong đó nuôi quảng canh có cải tạo chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt trong vài năm qua hình thức nuôi tôm trên cát đã bắt đầu phát triển nhất là trong giaiđoạn ) trên vùng cát ở một số tỉnh miền Trung, trong quá trình nuôi đã khai thác nước dưới đất để hòa trộn với nước biển tạo nồng độ thích hợp cho tôm phát triển Nuôi thủy sản đòi hỏi lượng nước rất lớn, Mỗi một ha trên một vụ cần lượng nước ngọt khoảng m 3 để hòa trộn với nước mặn, như vậy một năm nuôi hai vụ cần khoảng m 3 nước ngọt. Để khai thác nước dưới đất nhạt cũng như nước lợ, hiện nay thường sử dụng các loại hình công trình chủ yếu sau: - Giếng khoan khai thác: là loại công trình khá phổ biến để khai thác nước ngầm phục vụ nuôi trồng thủy sản. Chiều sâu giếng phụ thuộc vào chiều sâu phân bố của tầng chứa nước. Hiện tại nuôi trồng thủy sản trên đất cát được phát triển trên vùng đất cát nằm sát biển. Vì vậy, ở tất cả các vùng nuôi có sử dụng nước ngầm, đều lấy nước trong lớp cát nguồn gốc gió sóng vụn. Lớp này lộ trực tiếp trên bề mặt và có chiều sâu biến đổi từ gần chục mét tới hơn hai chục mét. Các giếng khoan có chiều sâu từ 5 m tới 20 m và có đường kính từ 60 tới 110 mm. - Hành lang thu nước: Hành lang thu nước thường có chiều dài từ m, chiều rộng từ m sâu 5 10 m. Phần lớn các hộ nuôi tôm trên cát sử dụng nước biển hòa trộn với nước ngầm hoặc nước mặt, có một số hộ dân chỉ sử dụng hoàn toàn nguồn nước ngầm có độ mặn cao. Để có nguồn nước ngọt pha trộn với nước biển đa số các hộ nuôi sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ, trừ một số khu vực nuôi của các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng công trình khai thác nước mặt. Lượng khai thác là còn khá nhỏ so với lượng nước ngầm có thể khai thác trên toàn vùng cát. Tuy nhiên diện tích nuôi phân bố không đều, một số khu vực nuôi quá tập trung, vì vậy lượng

80 nước khai thác lớn dễ dẫn tới tình trạng cạn kiệt nguồn nước. Nuôi tôm trên cát thường gây các tác động tới nguồn nước và môi trường sau đây: - Ô nhiễm nguồn nước mặt và nước biển, ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển. - Ô nhiễm nước dưới đất. Nước mặn từ các ao nuôi, ao chứa, kênh dẫn nước rò rỉ xuống làm độ mặn nước dưới đất tăng theo thời gian. Nước thải nếu không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước khu vực xả thải cũng như thấm xuống làm ô nhiễm nước dưới đất ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt, tới cây trồng và tới hệ sinh thái trong vùng cát. - Hơi nước từ các hồ nước có độ mặn cao cũng có ảnh hưởng tới cây trồng nếu khu vực nuôi nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp. - Gây cạn kiệt nguồn nước. Nuôi trồng thủy sản trên cát yêu cầu lượng nước rất lớn, vì vậy nếu không tính toán đầy đủ cân bằng giữa khả năng nguồn nước với lượng nước sử dụng sẽ dễ dẫn đến tình trạng làm cạn kiệt nguồn nước, đặc biệt là khi sử dụng nước ngầm trong nuôi thủy sản. - Nếu không có điều tra và tính toán đầy đủ, việc khai thác nước dưới đất trong nuôi thủy sản sẽ dễ dẫn đến các tác động sau: + Tại khu vực ảnh hưởng của công trình khai thác mực nước ngầm bị hạ thấp làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, nhất là đối với vùng nước dưới đất nằm nông, cũng như ảnh hưởng tới việc sử dụng nước của các hộ khai thác khác. + Gây cạn kiệt nguồn nước khi lượng nước khai thác vượt quá trữ lượng có thể khai thác được. + Gây xâm nhập mặn của nước biển vào nước dưới đất nếu các công trình khai thác bố trí không hợp lý đặt quá xa bờ biển. + Làm tăng khả năng rò rỉ của nước từ các ao nuôi, ao chứa và kênh dẫn thấm xuống cung cấp cho nước ngầm (do làm tăng áp lực thấm). + Diện tích nuôi càng lớn thì ảnh tới nguồn nước và môi trường càng lớn. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các khu vực nuôi tôm bố trí trong các vùng cát hoang hoá đồng thời trên các vùng này diện tích nuôi còn rất nhỏ so với diện tích tự nhiên, đồng thời khu vực nuôi khá xa khu vực dân cư, cách từ 1km tới

81 vài km, vì vậy ít ảnh hưởng tới nguồn nước cũng như môi trường khu vực dân cư và khu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo các tài liệu nghiên cứu việc nuôi tôm trên cát trong cả nước cho thấy: một số vùng nuôi bố trí gần khu dân cư như ở cũng như trên khu vực canh tác, hoặc trên các dải rừng phi lao phòng hộ như ở các xã Phước Dĩnh, Khánh Hải, Ninh Thuận, Mộ Đức - Đức Phổ. Riêng khu vực nuôi tôm của công ty Thiên Tân tại xã Đức Phong Đức Phổ, Quảng Ngãi được bố trí ngay trong khu kinh tế mới, các giếng khoan khai thác nước để nuôi trồng thuỷ sản của khu vực này được đặt gần các giếng của dân, chỉ cách vài chục mét. Các giếng khai thác nước của công ty này đặt gần các giếng của nhân dân làm cho mực nước trong giếng của dân bị hạ thấp, một mặt nước từ ao nuôi thấm xuống qua các lỗ thủng của lớp lót đáy bằng nilon cũng như từ kênh thoát gây ô nhiễm nước ngầm, các giếng của dân bị mặn, Công ty Thiên Tân đã phải cung cấp nước sạch cho dân khu vực này. Ngoài ra, theo phản ảnh của nhân dân xung quanh khu vực nuôi tôm của Công ty này, hơi nước mặn từ các ao nuôi làm ảnh hưởng (rụng lá) tới cây trồng trong vùng lân cận khu nuôi tôm. Tại Công ty Việt Mỹ ở Hà Tĩnh, khu vực nuôi và xả nước thải nằm cách khu dân cư gần nhất khoảng 200 m, đã gây ảnh hưởng tới chất lượng nước các giếng của dân. Việc xử lý nước thải và thoát nước thải là vấn đề cần quan tâm ở các cơ sở đang nuôi tôm trong vùng. Nhiều cơ sở đã xây dựng các ao chứa và có biện pháp xử lý sơ bộ nước thải bằng lắng đọng và vôi. Tuy nhiên, nước thải ra còn rất bẩn có màu đen, mùi hôi thối. Đặc biệt ở một số điểm bố trí các ao chứa nước thải, kênh dẫn nước thải cũng như vị trí thải không hợp lý dễ dẫn tới ô nhiễm chính nguồn nước ngầm cũng như nước biển được lấy để nuôi tôm. Nguy cơ lớn nhất và thường xuyên gây nhiễm mặn có lẽ là do quá trình thẩm thấu nước mặn từ các ao nuôi qua đáy ao và kênh nội bộ của khu nuôi do không cách ly được tốt. Các quan sát cho thấy, các ao nuôi thường có diện tích từ 5000 đến m 2, cột nước trong ao luôn được duy trì ở 1,4 đến 1,6 m tạo nên những khối nước mặn với áp lực đáy tương đối lớn, tại những vùng tầng chứa nước có mực nước tĩnh nằm sâu sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn từ trên xuống theo các lỗ thủng rách của bạt lót đáy ao. Do vậy, để chống xâm nhập mặn từ ao chỉ có giải pháp duy nhất là kiến cố hóa đáy ao và chống thấm thật tốt. Vị trí lấy nước của hầu hết các khu nuôi đều chưa được thiết kế đúng quy định, còn đan xen giữa khu thải và khu lấy nước, nhiều nơi khu xả thải nằm trên hướng dòng chảy trong khi khu lấy nước lại nằm phía dưới chiều dòng chảy dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước rất lớn

82 Sau khi xảy ra tình hình mực nước ngầm bị hạ thấp cung như ô nhiễm nguồn nước do nuôi tủy sản trên cát nhà nước đã có chủ trượng phải phát triển việc nuôi thủy sản trên đất cát một cách thận trọng, bảo đảm phát triển kinh tế với bảo vệ nguồn nước và môi trường, mặt khác do nhiều hộ nuôi không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật làm cho tôm bị dịch bệnh năng xuất thấp vì vậy tốc độ phát triển nuôi thủ sản trên cát phát triển rất chậm, các tác động nuôi thủy sản trên cát tới môi trường đã được hạn chế. Theo kết quả điều tra trong năm 2006 cho thấy ở một số nơi diện tích nuôi tôm khá lớn, nằm xa biển đã ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước sinh hoạt của nhân dân nằm ở giữa khu vực khai thác nước dưới đất và như tại khu vực nuôi nuôi của công ty Việt Mỹ. Ở phần lớn các cơ sở nuôi nằm xa khu dân cư và gần biển chưa có biểu hiện lớn về ảnh hưởng của nuôi thủy sản trên cát tới nguồn nước sinh hoạt của các cụm dân cư. Nuôi tôm trên cát sử dụng lượng nước lớn, đồng thời cũng thải ra lượng chất thải lớn, nếu không có quy hoạch hợp lý áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý để nuôi có hiệu quả, khai thác hợp lý nguồn nước, xử lý chất thải và thải nước thải hợp lý sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước đặc biệt là làm ô nhiễm cạn kiệt nguỡng nước ngầm. Hiện nay ở phần lớn các cơ sở nuôi quy mô nuôi chưa lớn và phân tán, các cơ sở nuôi nằm khá xa khu dân cư cho nên ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm chưa lớn, song ở một só vùng nuôi tập trung, gần khu dân cưu đã làm cho mực nước hạ thấp quá mức gây xâm nhập mặn. Lượng nước ngầm để phục vụ cho một ha nuôi thủy sản là khá lớn, nếu diện tích nuôi sử dụng nước ngầm lớn sẽ gây cạn kiệt và ô nhiễm nước dưới đất Ngoài việc khai thác nước dưới đất nhạt để nuôi thủy sản một số địa phương đã khai thác nguồn nước dưới đất mặn để hòa trộn với nước mặt, trong thời kỹ lũ, nước mặn có độ mặn thấp nhằm tạo nồng độ thích hợp cho nuôi thủy sản như tại Bình Đại Bến Tre. Tại đây theo điều tra so bộ có tới 100 ha nuôi thủy sản đã sử dụng nước đưới đất. Hiện tại nhiều vùng ven biển của nước ta, các tầng nước mặn phân bố khá rộng chưa được khai thác, việc khai thác các tầng nước mặn để nuôi thủy sản là hợp lý, tuy nhiên cần phải có xem xét tính toán, thiết kế hệ thống khai thác hợp lý để không lầm ô nhiễm các tầng nước nhạt trong vùng, đồng thời còn giúp cho việc chống xâm nhập mặn vào các vùng đang khai thác các tầng nước nhạt. Nuôi thủy sản cần lượng nước rất lớn, hiện nay mặc dù diện tích nuôi sử dụng nguồn nước ngầm không lớn song một số khu vực nuôi quá tập trung, khai thác nước ngầm quá lớn vượt quá lượng nước ngầm có thể khai thác hoặc việc

83 thiết kế hệ thống giếng khai thác, hệ thống thải nước thải không hợp lý đã dẫn tới tình trạng hạ thấp mực nước lớn gây ô nhiễm xâm nhập mặn. Vì vậy việc khai thác nước ngầm cho nuôi trồng thủy sản phải được quy hoạch thiết kế trên cơ sở đánh giá nguồn nước, quy hoạch, phân bổ, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước. Ở một số huyện đồng bằng, đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị nhân dân còn khai thác nước ngầm để phục vụ nuôi trồng thủy sản, do hiệu quả kinh tế đem lại từ nuôi trồng thủy sản khá cao nên diện tích cũng như quy mô nuôi trồng phát triển nhanh. Theo thống kê diện tích nuôi tôm ở Quảng Trị được quy hoạch là 2309 ha; diện tích nuôi nước lợ năm 2003 là 563 ha, trong đó của Công ty TNHH Việt Mỹ là 135 ha lấy nước mặt từ sông Thạch Hãn. Ngoài ra còn 29 ha nuôi trồng là của nhân dân là sử dụng nước ngọt từ nước ngầm hòa trộn với nước mặn để đủ độ mặn cho nuôi tôm (Hình 3.1). Hình thức khai thác nước để khai thác sử dụng nước dưới đất chủ yếu là các giếng khoan nông kiểu UNICEF chiều sâu từ 5 10 m. Các giếng này được bố trí ngay cạnh hồ nuôi, mỗi hồ nuôi khoảng 2 3 giếng khoan. Lưu lượng khai thác mỗi giếng khoảng từ 5 10 m 3 /ng, tuy nhiên chế độ khai thác tại các giếng không liên tục, chỉ khi nào hồ nuôi có độ muối lớn hơn độ muối thích hợp cho nuôi tôm thì các giếng khoan này mới khai thác nước nhạt để hoà trộn với nước trong ao nuôi để đạt độ muối thích hợp. Khai thác nước ngầm phục vụ cho nuôi tôm ở Quảng Trị cũng đáng kể, có một số hộ gia đình (khoảng 29 ha) là khai thác nước với hình thức này. Khai thác nước dưới đất bằng giếng khoan Ao nuôi tôm trên cát bằng nước dưới đất Hình 3.1. Một số hình ảnh lấy nước ngầm nuôi trồng thủy sản Từ các kết quả trên cho thấy nước dưới đất đã được khai thác không chỉ cho ăn uống sinh hoạt mà còn được sử dụng phục vụ cho công nghiệp, tưới và nuôi trồng thủy sản

84 Các tồn tại trong khai thác nước dưới đất Các tồn tại trong khai thác nước dưới đất là: - Chưa xây dựng được kế hoạch quy hoạch, phát triển khai thác sử dụng tổng hợp, quản lý và bảo vệ nguồn nước nói chung và nước dưới đất nói riêng. - Các công trình khai thác còn thiếu quy hoạch; việc khai thác nước dưới đất không xin phép, không đúng kỹ thuật còn diễn ra phổ biến, vì vậy ở một số vùng cục bộ đã xảy ra tình trạng mực nước hạ thấp quá mức làm giảm công xuất giếng, giảm chất lượng nước và ảnh hưởng tới việc sử dụng nước của nhân dân, hoặc nhiễm bẩn. - Hiện tại số lượng lỗ khoan khai thác nước là khá lớn, trong số đó chỉ có các giếng khoan cấp nước tập trung của các công ty cấp nước và các khu công nghiệp, cũng như của các hệ cấp nước tập trung do các trung tâm nước sạch nông thôn quản lý có kết cấu khá tốt, đảm bảo cách ly tầng chứa nước và được giám sát quản lý còn rất nhiều giếng khoan của các xí nghiệp nhỏ, hộ gia đình không kiểm soát được, không nắm được, kiểm soát được, số lượng cũng như chất lượng của các giếng này, cũng như tình hình khai thác của các giếng này. Nhìn chung kết cấu của các giếng này không đảm bảo tiêu chuẩn cách ly tầng chứa nước, cũng như việc nghiên cứu chất lượng nước còn hạn chế. - Hiện tại phần lớn các công trình khai thác nước tập trung chưa xây dựng được đới bảo vệ vệ sinh công trình khai thác nước. - Ở một số khu vực trong vùng núi đá vôi việc khai thác nước đã gây ra sụt lún đất gây rạn nứt các công trình xây dựng ở gần, song hiện tượng này không phổ biến vì đa phần các công trình khai thác trong đá các tơ được thiết kế xa các khu dân cư và công trình xây dựng. - Ở một số vùng nước dưới đất được khai thác mạnh, đồng thời nước dưới đất cũng là nguồn cung cấp chủ yếu cho nước mặt trong thời kỳ mùa khô nhưng do chưa có sự xem xét phối hợp sử dụng nước ngầm với nước mặt, vì vậy việc khai thác nước ngầm để tưới ở một số nơi đã ảnh hưởng tới lưu lượng dòng mặt về mùa khô và tới sử dụng nước mặt ở hạ lưu cũng như tới dòng chảy môi trường - Chưa đánh giá được hiện trạng khai thác. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị phục vụ công sở và doanh nghiệp Xử lý các phiếu điều tra về khai thác nguồn nước dưới đất phục vụ các công sở và doanh nghiệp ở miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị thống kê trong bảng

85 3.4 cho thấy hầu hết sử dụng nguồn nước dưới đất chủ yếu cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất ở quy mô nhỏ bằng các hệ thống giếng cấp nước không tập trung. Bảng 3.4. Tình hình sử dụng nước ngầm của các doanh nghiệp và công sở miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị TT Cơ sở, doanh nghiệp Nguồn nước (%) Tổng lượng nước ngầm m 3 Nước máy Nước giếng Mùa mưa Mùa khô Huyện Vĩnh Linh 1. Nhà khách CĐ Cục thuế QT Cty CP khoáng sản QT Cty TNHH Đình Anh Đại lý gas Hải Hiền Nhà nghỉ Sao Đêm Nhà nghỉ tháng Cty TNHH 1TV LN Bến Hải Nhà khách Cục thuế CH xăng dầu Hiền Lương Nhà nghỉ Eo biển xanh Cty Khách sạn CĐ Cửa Tùng Hộ kinh doanh Phan Thị Tuyết XN Gạch tuy nen Linh Đơn Cơ sở thu mua hải sản CS CB nước mắm Huỳnh Kế BQL chợ huyện Vĩnh Linh Trường THCS Vĩnh Long Trường tiểu học Vĩnh Long Trường mầm non Vĩnh Tú Đồn biên phòng 204 Cửa Tùng Trạm y tế xã Vĩnh Trung Trường THPT Vĩnh Linh THCS Nguyễn Trãi Xí nghiệp cấp nước Vĩnh Linh Trạm y tế Vĩnh Chấp Trạm Y tế xã Vĩnh Hòa Trường MN xã Vĩnh Quang Trạm y tế xã Vĩnh Quang BV điều dưỡng Cửa Tùng Quỹ tín dụng ND Cửa Tùng Trường tiểu học Xã Vĩnh Quang Cty TNHH Thanh Tâm Huyện Cam Lộ 33. Cty TNHH 1 TV ĐTS Khách sạn Blue Nguyễn Cao Phi Trường MNBC Hướng Dương Trường MNBC Hoa Sen Trạm nước sạch Cam Vủ Trường mầm non Sơn Ca Trường TH Hồ Chơn Nhơn

86 Nguồn nước (%) Tổng lượng nước ngầm m 3 Cơ sở, doanh nghiệp TT Nước máy Nước giếng Mùa mưa Mùa khô 41. Trường TH Lê Thế Tiết Huyện Gio Linh 42. TT hoạt động TNN Quảng Trị DN Xăng dầu Dốc Miếu Đại lý VLXD Hiền Đa DN tư nhân Thuận Phát Xí nghiệp chế biến - cơ khí Đại lý VLXD Phương Minh DN tư nhân Tân Phú Cty TNHH Tân Bình CH Xăng dầu Gio Linh Cty TNHH Nam Biển Cty TNHH Xây dựng Tân Bình Cty TNHH Xây dựng Tân Mỹ Cty TNHH Xây dựng Thanh An Cty TNHH Xây dựng Sông Hiền Cty TNHH Thuận Thành Lò mổ gia súc tập trung P XN tư nhân Thành Vinh x x Khách Sạn Đông Trường Sơn Công ty TNHH Hoàng Vũ TTGDTX huyện Gio Linh Xí nghiệp cấp nước Gio Linh Trường THCSThị trấn Gio Linh Trường Mầm non Gio Sơn Trường Tiểu học Gio Bình Trường Mầm non Gio Phong Ban CH Quân sự huyện Gio Linh Trường Tiểu học Gio Châu Trạm Y tế xã Gio Châu Trường Mầm non Gio Châu Thị xã Quảng Trị 71. Trường PTDTNT Quảng Trị Chi nhánh điện Thành Cổ Cty TNHH Hưng Nghiệp Cty CP công trình MTĐTQT DNTN: Dương Thị Hường Khách sạn Thành Đô Xí nghiệp may Lao Bảo Trường TH Lê Quý Đôn Trường MN Thành Cổ Trường TH Nguyễn Du Trường THPT TX Quảng Trị Trường TH Nguyễn Trãi Trường TH Tràn Quốc Toản Trường mầm non Hoa Mai Ban quản lý chợ Quảng Trị Nhà máy ống thép Đài Trung

87 TT Cơ sở, doanh nghiệp Nguồn nước (%) Tổng lượng nước ngầm m 3 Nước máy Nước giếng Mùa mưa Mùa khô 87. THPT Bán Công TX Quảng Trị Trường THCS Lương Thế Vinh Trường mầm non Hương Sen Huyện Triệu Phong 90. Trại tôm giống Triệu Phong XNCB hải sản Cửa Việt Cảng cá Cửa Việt Cảng cá Cửa Việt Huyện Hải Lăng 94. Phòng Y tế Hải Lăng Bệnh viện đa khoa Hải Lăng Cửa hàng Viettel Ga Danh Sanh CN PTROLUMEX QT NM FOCOCEV QT DN HASINATO DN TN xăng dầu Hải Phú Cửa hàng xăng dầu Hải Lâm Cơ sở gia công mua bán gạo Trường tiểu học số 1 Hải Thọ Trạm Y tế xã Hải Thành Trạm Y tế xã Hải Quế Trường tiểu học Hải Dương Trường THPT Cơ sở Hải Quy Trường tiểu học Hải Xuân - x Trường tiểu học số 1 Hải Ba Trường tiểu học Hải Thiện Trường tiểu học Hải Vĩnh Trường tiểu học Hải Lệ Trường THPT Hải Lăng Trường THCS Hải Lâm Trường tiểu học Hải Thượng Trường THCS Hải Phú Xí nghiệp cấp nước Hải Lăng Trường THPT BCHải Lăng Trường THCS TT Hải Lăng Trạm Y tế xã Hải Tân HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG QUẢNG TRỊ Các văn bản của Nhà nước về quản lý tài nguyên nước dưới đât Công tác quản lý nhà nước về nước dưới đất đã được thực hiện từ những năm 1980 khi Chính phủ ban hành Pháp lệnh Khoáng sản. Nước dưới đất là đối tượng điều chỉnh của pháp lệnh này do Bộ Công nghiệp chủ quản. Ngày 20/3/1996 Luật Tài nguyên Khoáng sản được ban hành, trong luật

88 này chỉ điều chỉnh nước khoáng và nước nóng mà không điều chỉnh các dạng khác của nước dưới đất, vì vậy chức năng quản lý nhà nước về nước dưới đất được chuyển từ Bộ Công nghiệp sang Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Năm 2003, Chính phủ có quyết định thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quốc hội có Nghị quyết chuyển chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ Bộ Nông nghiệp và PTNT sang Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngày 11 tháng 11 năm 2003, Nghị định số /NĐ-CP "Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Nguyên và Môi trường" được ban hành. Trong Nghị định này quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước.. Về cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ có Cục Quản lý Tài nguyên nước. Ngày 19/12/2003 Nghị định số 162 /2003/NNĐ - CP của Chính phủ được ban hành "Quy chế thu thập quản lý, khai thác sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước". Ngày 14/4/2006 Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 được ban hành. Nội dung của chiến lược bao gồm các vấn để chủ yếu sau: Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo Mục tiêu Nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp chính Một danh mục các đề án, dự án ưu tiên thực hiện chiến lược quốc gia về tài nguyên nước cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong danh mục này có một số đề án liên quan tới nước dưới đất như: Đề án điều hòa phân phối nước đảm bảo an ninh về nước cho các tỉnh đặc biệt khan hiếm nước. Đề án bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn. Đề án thực hiện xã hội hóa dịch vụ nước, phát triển ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề án truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước

89 Đề án biên soạn nội dung giáo dục đào tạo về tài nguyên nước Đề án toàn dân tham gia bảo vệ tài nguyên nước. Để phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành các văn bản sau: Quyết định số 600/2003/QĐ-BTNMT ngày 08/5/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Tài nguyên nước. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được ban hành "Quy định về cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất, hành nghề khoan nước dưới đất". Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT ngày 02/6/2005 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất. Trong Chỉ thị này Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trao nhiệm vụ cho các Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý Tài nguyên nước và các cơ quan trong bộ có liên quan tới công tác quản lý tài nguyên nước chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất nhằm khai thác lâu dài, bền vững nguồn tài nguyên này. Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Thông tư số 05/2005/TT/BTNMT Hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành "Quy định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất " Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành "Quy định về đánh giá tài nguyên nước dưới đất". Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành "Quy định về trám lấp giếng". Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày 25/10/2006 "Quy định về mức thu chế độ thu chi, quản lý, sử dụng lệ phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất..."

90 Tình hình thực hiện công tác quản lý nước dưới đất Về tổ chức bộ máy Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý nước nói chung và nước dưới đất nói riêng đã có thay đổi qua các thời kỳ. Tới nay chức năng quản lý nhà nước về nước dưới đất hoàn toàn thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ở Trung ương, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước là Cục Quản lý tài nguyên nước. Trong Cục quản lý tài nguyên nước có Phòng Quản lý nước dưới đất giúp Cục công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất. Ở tỉnh Quảng Trị, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên nước là Sở Tài nguyên và Môi trường. Phòng Khoáng sản và Nước thuộc Sở có biên chế 3 cán bộ, tuy nhiên chưa có các cán bộ chuyên ngành về địa chất thủy văn. Về thực hiện nhiệm vụ quản lý Ở cấp Trung ương. công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất thực hiện tương đối tốt. Cục Quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi, trước đây và Cục Quản lý Tài nguyên nước hiện nay, đã giúp Bộ ban hành được nhiều văn bản làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất. Các văn bản nhìn chung là có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu quản lý. Đã tiến hành cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước dưới đất và hành nghề khoan nước dưới đất. Tính tới giữa năm 2007 đã cấp 98 giấy phép thăm dò 114 giấy phép khai thác nước và 154 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất. Trong cấp phép thăm dò khai thác nước đã tính tới khả năng khai thác của nguồn nước, tính tới ảnh hưởng của việc khai thác tới cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước dưới đất và môi trường, ảnh hưởng tới các hộ khai thác sử dụng nước dưới đất khác. Ở cấp địa phương, việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước đang bước đầu được thực hiện, chủ yếu là cấp giấy phép khai thác, hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Trong việc cấp phép thăm dò khai thác tài nguyên nước còn gặp một số khó khăn là thiếu số liệu về đánh giá nguồn nước, chưa có quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước, thiếu số liệu về cả hiện trạng khai thác lẫn sử dụng nguồn nước. Đặc biệt ở cấp tỉnh, năng lực để thẩm định các hồ sơ xin phép, nhất là thẩm định về mặt kỹ thuật còn hạn chế vì vậy, việc cấp phép cũng như tính hợp lý của việc cấp phép thăm dò khai thác nước dưới đất còn để ngỏ. Do việc cấp phép

91 hiện còn thiếu cơ sở rất quan trọng là quy hoạch phát triển khai thác, quản lý bảo vệ tài nguyên nước dưới đất cho nên, sự phù hợp của việc cấp phép với phát triển kinh tế xã hội là không cao. Các hoạt động khoan thăm dò khai thác nước dưới đất, khảo sát địa chất, thăm dò khoáng sản rất dễ gây ô nhiễm nước dưới đất nếu chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Để quản lý các hoạt động này việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất đã được thực hiện, trong cấp phép đã xem xét tới năng lực kỹ thuật của các đơn vị xin phép hành nghề. Đồng thời nghị định xử phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước cũng đã quy định việc xử phạt các tổ chức cá nhân vi phạm quy định giấy phép hành nghề, không thực hiện các biện pháp kỹ thuật khi khoan cũng như kết cấu giếng khoan. Tuy nhiên tới nay mới chỉ thực hiện việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất mà chưa thực hiện việc cấp phép hành nghề cho các hoạt động khoan khảo sát địa chất, thăm dò khoáng sản. Hạn chế lớn nhất trong công tác quản lý các hoạt động khoan, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất khi tiến hành các hoạt động khoan là việc kiểm tra thanh tra các hoạt động này. Hiện nay số lượng các đơn vị khoan không có giấy phép vẫn còn tồn tại. Việc kiểm tra, thanh tra việc khoan, kết cấu cũng như trám lấp các giếng khoan cũng được tiến hành rất hạn chế. Cho tới nay vẫn chưa có quy định chính thức về tiêu chuẩn kỹ thuật về kết cấu các giếng khoan khai thác nước. Các tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về nước dưới đất. 1. Về các văn bản pháp luật và các quy trình kỹ thuật Cho tới nay về cơ bản các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý đã được ban hành là cơ sở pháp lý tốt cho công tác quản lý nhà nước, tuy nhiên còn có một số hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ công tác phát triển, quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng nước dưới đất. Luật tài nguyên nước có thể nói là tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Luật đã đề cập hầu hết các vấn đề về phát triển, quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra. Tuy nhiên Luật tài nguyên nước tới nay còn có một số hạn chế và cần được hoàn thiện bổ sung, cụ thể là: - Quy định về công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước, trong đó có điều tra cơ bản về nước dưới đất; quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch khai thác, phát triển sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước các vùng lãnh thổ còn chưa đầy đủ. Vấn

92 đề tài chính và kinh tế nước cũng còn ít được đề cập trong luật. - Về mối quan hệ giữa Luật tài nguyên nước với các luật khác cũng cần được xem xét thêm để không có chồng chéo, mâu thuẫn. - Về thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước khoản 2 điều 58 quy đinh: Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Song, hiện nay Nhà nước đã trao cho Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước vì vậy không phù hợp. Các văn bản dưới luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất còn ít. Một số văn bản rất quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước chưa được ban hành như: Các quy định về Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, các quy định về quy hoạch phát triển khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, các quy định chi tiết về thuế tài nguyên, trong đó có nước dưới đất. Đặc biệt các văn bản quy định kỹ thuật phục vụ công tác đánh giá bảo vệ quản lý tài nguyên nước dưới đất còn rất thiếu. Cho tới nay chưa có một quy trình quy phạm chính thức về điều tra, thăm dò đánh giá tài nguyên nước vì vậy công tác điều tra, thăm dò đánh giá tài nguyên nước được tiến hành không theo một quy chuẩn nhất định và nhiều khi tùy tiện. Các quy định kỹ thuật liên quan tới bảo vệ nước dưới đất cũng còn thiếu như quy định về kết cấu giếng về đới phòng hộ vệ sinh công trình khai thác. Các quy định về ngưỡng khai thác, mực nước tới hạn trong các vùng. 2. Về đánh giá tài nguyên nước và quy hoạch khai thác sử dụng, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. - Công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước còn chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, chưa gắn với công tác quy hoạch khai thác nguồn nước. Công tác quy hoạch khai thác nguồn nước chủ yếu tập trung vào quy hoạch khai thác, sử dụng nước mặt, ít quan tâm tới nước dưới đất (chưa có quy hoạch nào về khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất). - Trong quá trình lập bản đồ ĐCTV, tìm kiếm nước dưới đất chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các yếu tố liên quan đến tài nguyên nước, nhất là các yếu tố môi trường. Các công tác này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các tầng nước nhạt, chưa quan tâm nghiên cứu các tầng nước mặn, cũng như nghiên cứu thông số của các tầng cách nước. Vì vậy, thiếu số liệu để đánh giá quan hệ giữa các tầng chứa nước, quan hệ giữa các tầng chứa nước với môi trường

93 - Công tác nghiên cứu địa chất thuỷ văn khu vực còn chưa được đẩy mạnh, còn tồn tại nhiều vấn đề địa chất thuỷ văn khu vực chưa được nghiên cứu, làm rõ, - Vấn đề giám sát số lượng, chất lượng nước, dự báo cạn kiệt, biến đổi môi trường chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt thiếu các thông số phục vụ cho tính toán nhiễm bẩn, xâm nhập mặn. - Chất lượng tài liệu quan trắc chất lượng nước trong mạng quan trắc Quốc gia chưa cao. Kết quả phân tích chất lượng nước ở một số trạm quan trắc biến đổi rất bất thường, khó giải thích. Chất lượng phân tích của các phòng phân tích chất lượng nước chưa cao. Đặc biệt thiếu hệ thống quản lý chất lượng nước. Quản lý số liệu phân tích chất lượng nước. Mạng quan trắc động thái nước dưới đất thưa thớt, nhiều vùng còn thiếu. Nhiều vùng chưa được điều tra chi tiết, mảng này coi như vẫn là «vùng trắng». - Cho tới nay, hầu như chưa có được các số liệu đáng tin cậy về con số trữ lượng động, trữ lượng tĩnh của các tầng chứa nước của khu vực và của cả nước vì không có một chương trình nào nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Thiếu các nghiên cứu về cung cấp cũng như, lượng thoát của các tầng chứa nước. Ở tất cả các vùng chưa xác định được lượng nước có thể khai thác, mực nước tới hạn để làm cơ sở cho việc quy hoạch khai thác, phân bổ nguồn nước, bảo vệ nước dưới đất và cấp phép thăm dò, khai thác nguồn nước. - Công tác thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất còn chưa được chuẩn hóa, thiếu các quy trình, quy phạm kỹ thuất; lâu nay vẫn sử dụng quy phạm đánh giá trữ lượng nước của Liên Xô cũ để phân cấp trữ lượng nước dưới đất, quy phạm này tới nay không còn phù hợp diện tích đã được thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác còn nhỏ, nhiều công trình khai thác nước dưới đất chưa được đánh giá trữ lượng, trữ lượng khai thác được đánh giá là nhỏ hơn rất nhiều lượng nước đang khai thác... Ở Việt Nam, nói chung và Quảng Trị, nói riêng, Sở Tài nguyên và Môi trường đều không nắm được đặc điểm nguồn nước dưới đất, số lượng, chất lượng nguồn nước, lượng nước dưới đất có thể khai thác được do thiếu tài liệu điều tra đánh giá cũng như chưa thu thập và tổng hợp được tài liệu đã có. Chưa kiểm kê được đầy đủ hiện trạng khai thác tài nguyên nước. Việc nắm bắt số liệu và tình hình khai thác nước dưới đất cũng rất hạn chế. Hiện tại việc khai thác nước ở một số khu vực khá phát triển, song tới nay chưa có một kiểm kê, điều tra đầy đủ về hiện trạng khai thác nước dưới đất, như số lượng

94 công trình khai thác, tổng lưu lượng khai thác, biến đổi của số lượng công trình khai thác và lượng nước khai thác trong các năm cũng như biến đổi chất lượng nước, mực nước trong các vùng, các tầng chứa nước. Sự thiếu tài liệu về nguồn nước và hiện trạng khai thác nước là một khó khăn lớn trong công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất, cấp phép thăm dò khai thác nước dưới đất. - Cho tới nay chưa có được các quy hoạch về bảo vệ nước dưới đất, xác định các đới phòng hộ vệ sinh công trình khai thác nước, vùng hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm tới nước dưới đất. 3. Về quản lý và trao đổi thông tin Số liệu, thông tin về tài nguyên nước còn phân tán thiếu các cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, khai thác thông tin một cách hiệu quả, Nhiều địa phương không báo cáo về bộ các thông tin về tình hình cấp phép theo quy định. 4. Về công tác truyền thông Công tác tuyên truyền về tài nguyên nước, luật tài nguyên nước cũng như các văn bản pháp luật liên quan tới tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng còn hạn chế. Thực tế, không chỉ nhân dân không hiểu biết về luật tài nguyên nước mà thậm chí một số cán bộ nhà nước cũng chưa biết tới luật tài nguyên nước. 5. Về thực hiện cấp phép Việc cấp phép tài nguyên nước dưới đất ở các địa phương nói chung yếu. hầu hết các địa phương triển khai việc cấp phép còn chậm, tới nay nhiều hộ khai thác nước vẫn chưa xin phép, chưa được quản lý, nhiều hộ hành nghề khoan chưa xin phép, chưa được quản lý. Nhiều địa phương lúng túng trong việc cấp phép do thiếu các cơ sở tài liệu về nguồn nước, quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn nước, hiện trạng khai thác, đặc biệt về năng lực thẩm định hồ sơ xin phép khai thác nước còn yếu. 6. Về công tác thanh tra kiểm tra Công tác kiểm tra việc khai thác nước, việc hành nghề khoan, việc thực hiện giấy phép cũng rất hạn chế ngay cả ở cấp Trung ương lẫn địa phương. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là thiếu nhân lực. Việc kiếm tra không chỉ không được thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện giấy phép mà ngay cả trong quá trình thẩm định hồ sơ xin phép

95 7. Nguồn nhân lực hạn chế Nhân lực thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước ở cả cấp trung ương và địa phương là rất hạn chế cả về số lượng, chất lượng. Hầu như các tỉnh chỉ có 1 vài cán bộ quản lý tài nguyên nước, nhiều cán bộ không có trình độ chuyên môn về tài nguyên nước cũng như về quản lý nhà nước vì vậy hạn chế cả về trình độ chuyên môn trong hiểu biết và đánh giá tài nguyên nước dưới đất mà còn trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước, thậm chí chưa hiểu hết được nội dung, nhiệm vụ quyền hạn của quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương Quản lý nước dưới đất ở Quảng Trị Về chức năng quản lý nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý tài nguyên nước, trong đó có tài nguyên nước dưới đất. Hiện nay Phòng Khoáng sản và Nước thuộc Sở làm nhiệm vụ theo dõi, đánh giá, kiểm kê và cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến tài nguyên nước. Hiện tại nguồn nhân lực của Phòng còn rất hạn chế, chưa có cán bộ được đào tạo về địa chất thủy văn. Do sự chuyển đổi liên tục về chức năng quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước dưới đất ở cấp Trung ương, việc quản lý tài nguyên nước dưới đất ở Quảng Trị cũng có nhiều bất cập. Cụ thể là: - Việc cấp phép hiện nay còn mang nặng thủ tục hành chính do thiếu tài liệu khoa học về nguồn tài nguyên n\ức dưới đất để làm căn cứ cấp giấy phép. - Việc chuyển đổi chức năng được tiến hành không đồng bộ, các tài liệu điều tra, nghiên cứu về nước dưới đất theo các dự án khác nhau được tiến hành trên địa bàn tỉnh chưa được quy tụ về một đầu mói là Sở Tài nguyên và Môi trường mà còn nằm rải rác ở các Sở, Ban, Ngành khác nhau như Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm Nước sạch và VSMT, các doanh nghiệp, các công ty khác v.v - Hệ thống phân cấp quản lý chưa được tiến hành, đi kèm với nó là chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ sở cấp huyện và dưới huyện đối với việc quản lý, tổ chức khai thác, sử dụng và thanh tra nguồn tài nguyên nước dưới đất. - Cơ sở chế tài, xử lý các vi phạm còn chưa được thống nhất. Tồn tại này thậm chí còn có ở cả cấp Trung ương. - Chưa đủ nguồn nhân lực 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều hoạt động của con người có ảnh hưởng

96 tới số lượng chất lượng nước dưới đất song chưa được quản lý, giám sát chặt chẽ. Các hoạt động này bao gồm: - Khoan thăm dò địa chất, thăm dò khai thác nước, xử lý nền móng. - Thải chất thải, nước thải không được xử lý ra mặt đất và vào nguồn nước - Xây dựng các bãi rác thải, các công trình vệ sinh, các kho chứa nguyên vật liệu có gây chất thải, hoặc các khu chứa chất thải. - Khai thác mỏ, khai thác vật liệu xây dựng. - Chôn thải xác động vật. - Sử dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật Suy giảm và hạ thấp mực nước ngầm Việc khai thác nước thiếu quy hoạch, không xin phép, không dựa trên cơ sở thăm dò đánh giá nguồn nước vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương cũng là nguy cơ gây hạ thấp mực nước quá mức gây sụt lún mặt đất, tranh chấp giữa các hộ dùng nước, giảm công suất giếng, gây ô nhiễm, và xâm nhập mặn. Song cho tới nay chưa có các khảo sát đánh giá đầy đủ về tình trạng thải chất thải, tình trạng khai thác, hạ thấp mực nước và ô nhiễm nước dưới đất, chắc chắn tình trạng ô nhiễm nước dưới đất là lớn hơn so với các phát hiện hiện nay Nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nước dưới đất Hoạt động khoan thăm dò địa chất và khai thác nước diễn ra khá mạnh mẽ nhất là trong các vùng đồng bằng. Để phục vụ cấp nước nông thôn hàng ngàn giếng khoan đường kính nhỏ đã được khoan, trong số đó nhiều giếng lắp đặt ống chống ống lọc nhựa chất lượng kém đã bị dập vỡ, nhiều giếng khi khoan hỏng không được lấp là con đường gây ô nhiễm nước dưới đất. Đặc biệt trong các khu vực đô thị nhiều giếng khoan địa chất công trình đã được khoan, có nhiều giếng khá sâu cắt vào cả các tầng chứa nước khai thác song không được chôn lấp tốt cũng dễ là con đường cho nước bẩn bề mặt và nước từ các tầng chất lượng kém nằm trên thâm nhập vào tầng chứa nước khai thác. Ở các thị xã, khu dân cư, nước thải hầu như chưa được xử lý, thu gom. Nước dưới đất đang là nguồn cung cấp duy nhất cho ăn uống sinh hoạt và các mục đích khác, nước dưới đất được nước mưa cung cấp, một số vùng khả năng bảo vệ của nước dưới đất là kém cùng với lượng nước dưới đất được khai thác cũng rất lớn với tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay, tình trạng thải rác, thải nước thải của đô thị như hiện nay là dễ làm ô nhiễm nước dưới đất

97 Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong vùng cung cấp của nước dưới đất cũng diễn ra ở một số vùng, đặc biệt là các vùng bãi ven các sông, các khu vực ngoại thành, khu vực ven biển cũng là nguy cơ gây ô nhiễm nước dưới đất. Việc khai thác mỏ, đặc biệt khai thác tận thu, khai thác các mỏ nhỏ hiện diễn ra khá mạnh dọc dải cát ven biển Quảng Trị. Khi khai thác và sơ tuyển quặng đã thải ra lượng phế thải, nước thải lớn không được thu gom, xử lý. Đồng thời các mong khai thác sau khi khai thác xong không được lấp, hồi phục lại môi trường, các mong này cũng là con đường gây ô nhiễm nước dưới đất nhất là các mong cắt sâu vào các tầng chứa nước. Một số nơi, việc khai thác nước biển để tuyển quặng cũng đã làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn. Việc bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động kinh tế có liên quan tới làm suy giảm chất lượng và số lượng nước dưới đất còn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Nhiều hoạt động có khả năng gây ô nhiẽm nước dưới đất như thải chất thải rắn, nước thải, xây dựng công trình, khoan đào khảo sát địa chất, khai thác mỏ, khai thác nước dưới đất sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu chưa được quản lý và kiểm soát và đã làm suy giảm chất lượng và số lượng nước dưới đất. Việc thải chất thải rắn, lỏng cũng như sử dụng phân bón thuốc trừ sâu quá mức cùng với các hoạt động khoan đào thăm dò địa chất, khai thác nước, khai thác mỏ không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường đã gây ô nhiẽm nguồn nước dưới đất, nhất là các tầng chứa nước không áp nằm nông. Ô nhiễm nặng nhất là trong các khu đô thị, khu dân cư. Ở đây lượng chất thải rắn, nước thải ngày một tăng không được quản lý, xử lý đã làm cho nguồn nước mặt cũng như mặt đất nhiều vùng bị ô nhiễm nặng vì vậy các tầng chứa nước nông bị ô nhiễm, nhất là về mặt vi sinh. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các giếng đào trong vùng nông thôn miền đồng bằng thuộc tỉnh bị nhiễm bẩn vi sinh khá nặng. Ngoài ô nhiễm về mặt vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng cũng đã phát hiện ở một số vùng. Vấn dề quan tâm nhất về là hàm lượng Arsenic trong nước dưới đất. Sau khi nổi lên sự kiện hàm lượng arsenic trong nước dưới đất ở Băngladet cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân, Chính phủ Việt Nam và tổ chức UNICEF đã có các cuộc khảo sát về arsenic trong nguồn nước và đã tiến hành chương trình điều tra đánh giá ô nhiễm arsenic trong nước uống và xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

98 Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy thường vùng mà trầm tích Đệ Tứ có chứa nhiều vật chất hữu cơ thì hàm lượng arsenic thường cao, vùng có hàm lượng sắt cao arsenic cũng cao. Các vùng ven sông thường có hàm lượng arsenic cao hơn các vùng khác. Arsenic có nguồn gốc địa chất, và tồn tại chủ yếu trong môi trường khử. Vật chất hữu cơ thúc đẩy quá trình khử giải phóng arsenic từ trầm tích vào tầng chứa nước. Hàm lượng arsenic thường giảm nhanh sau khi lọc vì kết tủa cùng với sắt. Nước dưới đất ở một số vùng đã bị ô nhiễm amoni và nitơ, vượt quá tiêu chuẩn cho ăn uống sinh hoạt. Kết quả phân tích amoni tại một số giếng khoan khai thác chỉ ra, hàm lượng amoni trong nước có xu hướng tăng theo thời gian. Có nhiều đầm hồ nuôi cá, lượng chất thải lớn, đồng thời đây cũng là vùng phát triển trồng trọt. Nhiễm bẩn amoni có thể là do nhiễm bẩn nitơ mà chủ yếu là Nitorat từ trên mặt, trong quá trình di chuyển xuống sâu theo nước dưới đất Nitorat bị khử và chuyển thành amoni. Trên vùng cồn cát dọc ven biển, nước dưới đất là nguồn cung cấp chủ yếu cho ăn uống sinh hoạt của nhân dân trong vùng cũng đang bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất như trồng trọt, nuôi thủy sản, khai thác mỏ. Hiện việc thải nước thải chứa chất thải rắn ngày càng tăng, các hoạt động khoan khảo sát địa chất công trình và khai thác nước, khai thác mỏ, xử lý nền móng, lấy đất làm vật liệu xây dựng phát triển mạnh, song không được quản lý giám sát chặt chẽ, làm cho nguồn nước dưới đất có nguy cơ ô nhiễm cao

99 Chương 4 QUY HOẠCH KHAI THÁC SỬ DỤNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ 4.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG KHAI THÁC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất Căn cứ giá trị tiềm năng nước dưới đất ở Quảng Trị thì thấy rằng triển vọng khai thác nước dưới đất ở đây là không lớn. Với quan điểm tận dụng tối đa các nguồn nước mặt, nước mưa và coi nguồn nước dưới đất là nguồn dự trữ chiến lược nên phần này chỉ đề cập đến các triển vọng và tiềm năng khai thác nước dưới đất chứ không tính toán định lượng với các kịch bản cụ thể. Việc khai thác nước dưới đất bằng các công trình thu nước tập trung chỉ có có thể thực hiện chủ yếu trong các trầm tích bở rời tuổi Holocen thượng (Q IV ) và Pleistocen hạ trung (amq II III ) ở vùng Gio Linh hoặc trong các trầm tích Carbon (D 2 3cb). Tuy nhiên, trong các trầm tích Carbonat việc khai thác bị hạn chế bởi diện phân lớp của chúng khá hạn hẹp. Trong các tầng chứa nước khác chỉ có thể khai thác quy mô vừa và nhỏ bằng các công trình thu nước đơn lẻ và biệt lập với nhau. Dựa vào đặc điểm và khả năng chứa nước của các tầng chứa nước, ở từng vùng trên tỉnh có thể dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất: Vùng đồng bằng ven biển: Dọc theo các dải cát từ Cửa Tùng đến Tân An có thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình nằm ngang hay giếng tỉa bao gồm 1 giếng dưới và một số tỉa ngang. Tổng lưu lượng khai thác có thể đạt tới m 3 /ngày. Ở Gio Linh kết quả thăm dò cho thấy có thể khai thác với lưu lượng không đổi là m 3 /ngày (bằng 1 lượng khai thác cấp B, 20% lượng khai thác cấp C) Vùng thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị có thể thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất với công suất tổng cộng lên tới m 3 /ngày. Vùng phía Tây thị xã Đông Hà cũng có thể khai thác đạt tới 2800 m 3 /ngày. - Miền đồi núi phía Tây, Tây Nam: Ở Cam Lộ có thể khai thác tập trung trong phạm vi tầng chứa nước trầm tích Carbonat (D 2-3 cb) với lưu lượng không đổi khoảng 1.500m 3 /ngày. Ở các vùng khác trong miền đồi núi này chỉ có thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình đơn lẻ, biệt lập, năng suất khai thác ở mỗi công trình đó vào khoảng 0,5 đến 10 m 3 /h và không nên khai thác liên tục mà mỗi ngày cần ngừng

100 khai thác trong một số thời gian để mực nước tĩnh hồi phục. Chất lượng nước dưới đất cũng là một vấn đề cần quan tâm để bảo vệ trước những nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng đồng hành với sự tăng trưởng về kinh tế xã hội Dự báo nhu cầu sử dụng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị đến 2020 Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây, mức thiếu hụt nước trong các tháng kiệt toàn tỉnh vào năm 2010 là 289,1 triệu m 3, trong đó mất cân đối nhất là lưu vực sông Bến Hải với lượng nước cần bù đắp là 145,4 triệu m 3, tiếp theo là lưu vực sông Thạch Hãn, thiếu hụt đến 76,6 triệu m 3. Các lưu vực có các tháng thiếu nước nhiều nhất cần bù đắp là Bến Hải, Ô Lâu và vùng cát Quảng Trị. Các tháng thiếu nước trầm trọng trong năm là tháng III, IV và VI, VII với khoảng triệu m 3 mỗi tháng. Tại thời điểm hiện tại khả năng trữ nước theo thiết kế của các hồ chứa, đập dâng và các trạm bơm tưới trong tỉnh là 295 triệu m 3 - lớn hơn với lượng nước cần bù đắp nhưng với hệ thống kênh mương kém và khả năng vận hành thiếu hệ thống thiếu đồng bộ và nhiều nguyên nhân khác như sai sót về thiết kế, thiên tai... nên việc thiếu nước ngay cả thời điểm hiện nay vẫn diễn ra. Điều này cần được tính trong quy hoạch để đảm bảo nhu cầu về nước, đáp ứng sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội và môi trường. Mức thiếu hụt nước trong các tháng kiệt toàn tỉnh vào năm 2020 là 401,8 triệu m 3, trong đó lưu vực sông Bến Hải với lượng nước cần bù đắp là 207,1 triệu m 3, tiếp theo là lưu vực sông Thạch Hãn - 100,8 triệu m 3. Để đảm bảo đủ lượng nước cho các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2020 cần phải đầu tư các công trình thuỷ lợi đưa năng lực tích trữ nước phục vụ chống hạn lên khoảng 500 triệu m 3 (tính đến khả năng dự phòng phấn đấu vận hành các công trình đạt 80% thiết kế), có nghĩa là sẽ phải xây dựng thêm các hồ chứa với tổng dung tích khoảng 220 triệu m 3. Cấp nước cho sinh hoạt đô thị: Tỉnh Quảng Trị có hai đô thị với mật độ dân số cao là thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị. Hiện tại, thị xã Đông Hà đang sử dụng nguồn nước mặt trên sông Vĩnh Phước với công suất m 3 /ngày. Với công suất này mới đảm bảo cấp cho 60% số dân sống trong thị xã. Nguồn nước cấp không ổn định vì dựa vào lưu lượng cơ bản của sông Vĩnh Phước. Nguồn cấp nước sinh hoạt ở thị xã Quảng Trị chủ yếu lấy từ hệ thống kênh tưới của thủy nông Nam Thạch Hãn (3500 m 3 /ngày). Số liệu cụ thể về tình hình cấp nước sinh hoạt ở thị xã Quảng Trị là rất thiếu. Các thị trấn nhỏ như Cam Lộ, Vĩnh Linh, Hồ

101 Xá, Ái Tử đều có hình thức cấp tập trung. Hiện tại đang xây dựng nhà máy nước tại Gio Linh lấy nước ngầm với công suất m 3 /ngày cấp cho Đông Hà và Gio Linh và Cửa Việt. Cấp nước sinh hoạt nông thôn: Theo số liệu báo cáo tới năm 2004 khoảng 55,84 dân số ở nông thôn được cấp nước hợp với các tiêu chuẩn vệ sinh. Riêng các huyện miền núi đạt cao hơn, khoảng 59,9%. Về cơ cấu các nguồn cấp nước, có khoảng 62,77% sử dụng giếng đào; 16,58% sử dụng giếng khoan; 3,8% sử dụng nguồn cấp nước tập trung; 1,03% dân sử dụng nước mưa. Các công trình cấp nước sạch nông thôn được các tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ như: UNICEF, Ban dân tộc miền núi, tổ chức PLAN, RTCCD, UNDP, Oxfam Hồng Kông và các dự án của Chương trình phát triển nông thôn. Theo chiến lược phát triển tài nguyên nước gắn với xóa đói giảm nghèo, tăng tính công bằng xã hội, việc mở rộng phần trăm số dân nông thôn được cung cấp nước sạch cần tập trung đảy mạnh. Công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị hiện nay là nhỏ lẻ và phân tán. Công nghiệp ở đây chủ yếu là vật liệu xây dựng (xi măng) và công nghiệp lắp máy. Đáng kể nhất là khai thác kim loại màu với sản lượng 3860 tấn, Đông lạnh 222 tấn, nhà máy xi măng tấn và một số cơ sở sản xuất bánh kẹo, rượu bia, sản xuất nông cụ, phân bón, vật liệu xây dựng. Hiện tại, cung cấp nước cho công nghiệp tạm thời đảm bảo và được lấy từ nguồn nước mặt chung với nước sinh hoạt (Đông Hà) và từ nước ngầm (công nghiệp Đông lạnh Cửa Tùng). Tuy nhiên, theo kế hoạch, một số khu công nghiệp lớn sẽ hình thành từ nay đến năm 2020 như: các khu công nghiệp Nam Đông Hà - Aí Tử (600 ha), khu công nghiệp cảng cửa Việt (500 ha), khu công nghiệp đường 9 (700 ha và một số các nhà máy chế biến như hải sản Cửa Tùng, khai thác quặng titan, gạch tuynen Vĩnh Linh. Để đảm bảo đủ nước cho các khu công nghiệp dự kiến này, cần có chính sách và phương án cấp nước hợp lý. Đồng thời việc cấp nước cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương cũng cần quan tâm lưu ý. Phương án sử dụng nước ngầm sẽ là: - Khu vực Vĩnh Linh - Cửa Tùng là vùng đất đỏ Bazan, tầng chứa nước sâu, khả năng khai thác nước ngầm cho phép 2 l/s/km 2. Vùng đất thấp Cửa Tùng là vùng cát ven biển, nguồn nước ngầm có hạn và dễ bị tổn thương do khai thác quá mức. Do vậy khả năng sử dụng nước ngầm ở vùng này cấp cho công nghiệp rất hạn chế. Nước ngầm ở vùng này ưu tiên dành cho nước sinh hoạt. - Khu vực Ái Tử - Đông Hà - Cửa Việt: thuộc hạ lưu sông Thạch Hãn, địa

102 tầng chủ yếu là trầm tích pha sông biển, lượng nước ngầm tầng nông bị hạn chế. Giếng đào của dân sâu 3-5 m còn có nước ngọt, nếu đào quá sâu sẽ gặp nước lợ và nước mặn. Khả năng khai thác nước ngầm để phục vụ cho công nghiệp rất hạn chế. Cấp nước ngầm phục vụ nông nghiệp: Sử dụng nguồn nước ngầm cung cấp nước tưới 327 ha hồ tiêu ở Vĩnh Linh. Tưới bằng nguồn nước ngầm cho vùng đồi Gio Linh 221 ha. Diện tích còn lại là cây công nghiệp dài ngày (hồ tiêu) và cây trồng cạn, dùng hình thức tưới là giếng phân tán. Tại lưu vực sông Thạch Hãn cần có một dự án nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác nước ngầm phục vụ cây công nghiệp Riêng vùng cát Quảng Trị là một trong những vùng khan hiếm nước nhất toàn tỉnh. Về lượng sự thiếu hụt nước trên lưu vực không bằng so với lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn, nhưng nếu tính theo mật độ thiếu (tỷ lệ lượng nước thiếu trên diện tích) thì vùng này thuộc nhóm đứng đầu tình hình căng thẳng về nước. Theo dự báo đến 2020 mức độ thiếu hụt nước là là 37,8 triệu m 3. Sự căng thẳng không chỉ ở con số thống kê mà vùng này cũng khó tạo ra nguồn nước dự trữ để điều tiết, do nước trên sông suối nhỏ vùng cát đều đổ trực tiếp ra biển. Có thể chia ra hai tiểu lưu vực là Vùng cát Gio Linh và Vùng cát Triệu Hải. Vùng cát Gio Linh: có cao độ bình quân từ +4 đến +6, chênh lệch cao độ trên vùng từ 0,3 đến 0,5 m. Đây là vùng cát có khả năng canh tác nếu như có đủ nguồn nước và cải tạo tốt việc tiêu thoát, tránh được cát bay, cát nhảy. Tiềm năng phát triển cây trồng cạn trên vùng này còn rất lớn đòi hỏi phải đầu tư, cải tạo và có cơ chế, chính sách để khai thác vùng cát này. Diện tích canh tác hiện tại trong vùng là 175 ha. Hướng sản xuất trên vùng cát là trồng cây trồng cạn như khoai, lạc, các loại rau đậu và dưa. Trong chương trình cải tạo vùng cát trở thành vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị đã thí điểm xây dựng trạng trại ở đây khoảng gần 100 ha, và bước đầu cũng đã cho thu hoạch nhưng năng suất chưa cao do cây trồng cạn trên cát đòi hỏi tiêu nước rất khẩn trương nhưng chưa có đủ mương tiêu để thoát nước và tuy cây trồng cạn trên cát đòi hỏi nước ít nhưng phải có nước tưới giữ ẩm để cây có thể phát triển được. Cả hai điều kiện trên ở vùng cát vẫn chưa có đủ, do vậy sản xuất chưa thu được hiệu quả kinh tế cao. Vùng cát Triệu Hải thuộc hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong và một phần Thị xã Quảng Trị. Mô hình sản xuất trên vùng đất cát Quảng Trị đã được tiến hành thí nghiệm ở xã Triệu Vân huyện Triệu Phong. Hiện tại đã quy hoạch xây dựng vùng điểm gần 100 ha, trong đó có 10 ha được bố trí tưới bằng nước ngầm, hình

103 thức tưới phun do Trung tâm Thủy công Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi thực nghiệm cho thấy phát triển cây trồng cạn trên vùng cát một năm cho thu hoạch tương đương 6 tấn thóc/ha. Cây trồng chính là rau và cây lấy củ. Tuy nhiên hiện tại mới đầu tư tưới, vấn đề tiêu chưa đặt ra nên cứ gặp trận mưa mm/ngày không tiêu kịp là cây trồng bị úng sinh học và thối rễ. Từ đó có thể thấy sản xuất trên vùng cát Quảng Trị là hoàn toàn thực hiện được và có thể xây dựng thành các trang trại quy mô từ 2-4 ha. Nguồn nước tưới sử dụng nguồn nước ngầm trên cát để tưới theo hình thức tưới tiết kiệm nước. Cần phải quy hoạch đường tiêu sao cho đường tiêu không tiêu hết nước ngầm chứa trong cát nhưng phải tiêu nước mặt rất nhanh để chống úng sinh học cho cây trồng. Riêng vùng cát, cần có một dự án nghiên cứu chi tiết hơn với số liệu đánh giá quỹ đất, chất đất, khả năng nước ngầm kỹ hơn và xây dựng vài mô hình thí điểm, mới có thể đưa vùng cát vào sản xuất đại trà được HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH QUẢNG TRỊ Hoạch định chiến lược Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển môi trường sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi, thuỷ sản v.v.. Bởi vậy, tài nguyên nước có giá trị và ở nhiều nơi được coi như là một loại hàng hoá. Nước là loại tài nguyên có thể tự tái tạo được và cần phải sử dụng hợp lý để duy trì khả năng tự tái tạo của nó. Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một lưu vực sông gồm chiến lược đầu tư phát triển nguồn nước và phương thức quản lý nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về nước đảm bảo sự phát triển bền vững. Khi tiến hành quy hoạch tổng hợp nguồn nước thường gặp phải các mâu thuẫn: a) giữa các ngành dùng nước; b) giữa sử dụng và phát triển bền vững và c) giữa khai thác và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, một nguyên tắc cơ bản, mang tính chỉ đạo trong việc xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên nước của tỉnh Quảng Trị là được xây dựng dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Điều này được thể hiện rõ ở Văn kiện Đại hội Đảng IX về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và cũng là khẩu hiệu của Đại hội Đảng X «trí tuệ, đoàn kết...và phát triển bền vững»

104 Phát triển bền vững được định nghĩa trong báo cáo của Ủy ban Brundtland 1987 như sau: "sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai". Phát triển bền vững có ba thành phân cơ bản là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, và bảo vệ môi trường. Các nguyên tắc cụ thể của việc xây dựng một chiến lược phát triển tài nguyên nước là: Phù hợp với chiến lược phát triển tài nguyên nước quốc gia (Việt Nam), vùng lãnh thổ (khu vực Miền Trung). Gắn với các đặc điểm, hiện trạng và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, và bảo vệ môi trường của tỉnh Chiến lược phải đưa ra được các thứ tự ưu tiên phát triển và đầu tư Kế thừa các chiến lược và quy hoạch đã có. Năm 2006 "Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2010" được Bộ TN&MT hoàn thành và đã được chuẩn y. Đối với tỉnh Quảng Trị từ nay đến 2020, Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước đến năm 2010, có định hướng đến 2020 (Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự.., 2006) đã được UBND tỉnh phê duyệt đã khẳng định: 1. Tối ưu hoá các lợi ích đa mục tiêu từ tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác. Luận cứ này được xác lập trên cơ sở tính toán cân bằng nước cho các lưu vực sông và các quy hoạch tổng thể cho nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại và du lịch đã được duyệt, trong đó hai nhiệm vụ hàng đầu mang tính chất quốc gia là đảm bảo nước cho nông nghiệp và sinh hoạt. 2. Tối ưu hoá việc sản xuất điện năng. Nhiệm vụ này thường có mâu thuẫn với nhiệm vụ phòng chống lũ cần được giải quyết một cách hợp lý nhất, đặc biệt khi Thuỷ điện Rào Quán đi vào hoạt động. 3. Phòng chống lũ lụt. Rà soát và đánh giá lại các công trình phòng lũ, các tuyến đê, kè dọc các sông Hiếu, Cam Lộ, Thạch Hãn, đồng thời khoanh các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, xây mới các hồ chứa vừa nhằm mục đích tích trữ nước đồng thời làm nhiệm vụ điều tiết nước vào mùa lũ, giảm tải cho việc thoát lũ qua cửa Tùng và cửa Việt. 4. Đảm bảo cấp nước cho dân sinh và công nghiệp. Tính đến việc cấp

105 nước cho hai thị xã Đông Hà và Quảng Trị, đặc biệt là Đông Hà, trong tương lai khi nâng cấp lên thành phố, các công trình cấp nước sạch cho cư dân ở nông thôn. Đảm bảo cấp nước cho các khu công nghiệp, các khu thương mại, các khu du lịch và các chợ đầu mối trên cơ sở cân bằng nước ở các lưu vực sông và đặc thù tài nguyên nước mặt và nước ngầm. 5. Duy trì chất lượng nước theo các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1995) đối với các đối tượng sử dụng nước. Đặc biệt lưu ý với các nguồn cấp nước sinh hoạt, du lịch và nghỉ dưỡng tại các lưu vực sông chảy qua các thị xã, các khu sinh thái và vấn đề xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông và vùng ven biển. 6. Quy hoạch cần tính đến sự duy trì bền vững môi trường. Khi quy hoạch cần tính đến vấn đề dự trữ nước để đảm bảo phát triển bền vững tránh cho việc khai thác làm tổn hại đến khả năng tái tạo của tài nguyên nước mặt cũng như nước ngầm. 7. Duy trì phát triển thuỷ sản. Quy hoạch tài nguyên nước đáp ứng các khu nuôi trồng thuỷ sản, tính các diện tích mặt nước để khai thác một cách hợp lý ở các đầm nuôi, các hồ chứa trên các lưu vực sông. 8. Quy hoach tài nguyên nước đáp ứng các quy hoạch chuyên ngành và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị đến 2020, chú ý đến sự đáp ứng về tài chính và khả năng đầu tư các công trình. Đặc biệt ưu tiên cho các công trình thuỷ lợi, cấp nước và phòng lũ. Cùng với sự phát triển toàn diện nền kinh tế của tỉnh nhằm nâng cao mức thu nhập và mức sống của người dân thì không chỉ nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng mà nhu cầu về nước phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cũng rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu về nước ngày càng cao có thể dẫn đến việc khai thác quá lưu lượng cho phép, sử dụng không hiệu quả cũng như sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khai thác làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên nước. Chính vì vậy, việc quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước, đặc biệt là nước dưới đất, phục vụ cho các mục đích khác nhau là hết sức cần thiết. Quy hoạch sử dụng khai thác và quản lý nước dưới đất không thể tách rời với việc quy hoạch tài nguyên nước tổng thể trên cơ sở cân đối các loại nguồn nước có thể khai thác, sử dụng trên địa bàn tỉnh. Công tác quy hoạch khai thác sử dụng nước chính là căn cứ vào các thông tin về các nguồn nước, ý nghĩa sử dụng của chúng, điều kiện địa lý tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội của từng vùng để phân chia vùng nghiên cứu thành những vùng có khả năng khai thác và sử dụng các nguồn nước với các mức độ thuận lợi và khó khăn khác nhau. Trên cơ sở đặc

106 thù của mỗi vùng xác lập các loại hình khai thác phù hợp cho nó cũng như xác định ý nghĩa sử dụng của các nguồn nước. Quy hoạch khai thác sử dụng nguồn nước nhằm đạt được các mục đích sau đây: - Trên cơ sở những vùng có khả năng khai thác sử dụng với mức độ thuận lợi, khó khăn khác nhau làm định hướng cho công tác kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Quy hoạch khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ cho công tác tổ chức quản lý khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn nước đảm bảo sự phát triển ổng định và lâu bền. - Định hướng cho việc lập kế hoạch dài hạn về cung cấp nước. Theo báo cáo "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến 2010 có định hướng đến 2020" đã được UBND tỉnh phê duyệt với phương châm tận dụng tối đa tài nguyên nước mặt, coi nguồn nước dưới đất là nguồn dự trữ chiến lược nhằm đảm bảo an toàn quỹ dự trữ và phát triển tài nguyên nước, nên quy hoạch tài nguyên nước dưới đất chủ yếu là cung cấp nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt và bổ sung cho những khu vực thiếu hụt nghiêm trọng về nước mặt cụ thể như sau: Lợi dụng tối đa tài nguyên nước mặt hiện có trong quy hoạch khi thực hiện bài toán cân bằng nước Đề xuất các giải pháp công trình (trạm bơm tưới tiêu, hồ chứa) đối với các vùng có nguy cơ cao về hạn và úng Bổ sung nguồn nước ngầm để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước Cơ sở phân vùng quy hoạch Để phân vùng quy hoạch không thể chỉ dựa vào một yếu tố nào đó mà phải phân tích và tổng hợp nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện khai thác, sử dụng nguồn nước của khu vực. Từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 3 sơ đồ phân vùng mức độ thuận lợi khó khăn về nguồn nước trong đó có nước dưới đất. Các sơ đồ của Đoàn Văn Cánh và Lê Tiến Dũng (Đại học Mỏ - Địa chất, 2002) (Hình 4.1), Nguyễn Văn Lâm (Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh Quảng Trị, 2001) (Hình 4.2) và Đoàn địa chất thủy văn 708 (2000) (Hình 4.3) đều phân vùng nước dưới đất tỉnh Quảng Trị dựa vào các cơ sở sau:

107 Hình 4.1. Sơ đồ phân vùng thuận lợi - khó khăn về nguồn nước của Đoàn Văn Cánh và Lê Tiến Dũng (Đại học Mỏ - Địa chất)

108 Hình 4.2. Sơ đồ phân vùng thuận lợi - khó khăn về nguồn nước của Nguyễn Văn Lâm (Trung tâm Nước sạch và VSMT)

109 Hình 4.3. Sơ đồ phân vùng thuận lợi - khó khăn về nuồn nước của Đoàn

110 - Tiềm năng các nguồn nước bao gồm nước dưới đất, nước mặt, nước mưa có trong vùng. Tiềm năng các nguồn nước, ngoài việc xác định các loại nguồn nước, còn được đánh giá cả về trữ lượng, chất lượng cũng như ý nghĩa sử dụng vào các mục đích khác nhau của các nguồn nước này. Tiềm năng các nguồn nước của tỉnh còn phải xem xét số lượng các tầng chứa nước triển vọng có khả năng khai thác chúng trong vùng. - Đặc điểm địa hình và khả năng thi công các công trình khai thác nước. Tùy thuộc vào dạng địa hình mà điều kiện khai thác, điều kiện sử dụng các nguồn nước, khả năng thi công công trình khai thác và sử dụng các nguồn nước sẽ thuận lợi hay khó khăn. - Mật độ dân số và phương thức phân bố dân cư - Mức độ phát triển kinh tế xã hội. Với các cơ sở phân vùng như trên, các tác giả nêu trên đã tiến hành đánh giá tài nguyên nước mặt, nước dưới đất của tỉnh Quảng Trị bằng hình thức cho điểm cho từng yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là tiềm năng của các nguồn nước, tiến hành tổng hợp xác định số điểm tích hợp cụ thể cho từng xã tương ứng với 5 vùng: vùng I: rất thuận lợi; vùng II: thuận lợi; vùng III: tương đối thuận lợi; vùng IV: khó khăn và vùng V: rất khó khăn. Cách phân vùng này chỉ tiện lợi khi đánh giá hiện trạng và mức độ khó khăn về nước của từng xã, tuy nhiên cơ sở tính điểm mang nặng tính chất định tính và không đủ cứ liệu khoa học nên khó sử dụng khi phát triển quy hoạch không gian trong các giai đoạn tiếp theo. Cả ba sơ đồ phân vùng thuận lợi khó khăn nêu trên đều dựa vào cách tính điểm dựa trên các tiêu chí về nguồn nước, địa hình, dân cư và mức độ phát triển kinh tế xã hội. Đây là một phương pháp luận đúng đắn. Tuy nhiên, khi áp dụng cụ thể cả ba sơ đồ phân vùng được nêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bộc lộ những hạn chế cơ bản như sau: - Về đánh giá nguồn nước: Các sơ đồ đều đánh giá chi tiết nguồn nước mặt, nước ngầm cho từng xã. Tuy nhiên cách tính đó lại quá thô sơ vì đã chấp nhận lấy một giá trị trung bình cho toàn tỉnh và tính cho từng xã qua việc sử dụng phương pháp thu phóng diện tích (coi giá trị tài nguyên nước tỷ lệ thuận với diện tích xã). Như vậy, mặc nhiên xã nào có diện tích lớn thì sẽ có tổng lượng nước lớn mà tổng lượng nước thì không phải là đại lượng để so sánh mức độ giàu nghèo của từng vùng về tài nguyên nước. Nếu ta chia tổng lượng nước cho diện tích từng xã sẽ thấy tất cả các xã đều có lớp dòng chảy bằng nhau, vì thế dựa vào

111 số liệu này để tính điểm thực chất sẽ không phân biệt được tiềm năng nguồn nước của từng xã, và vô hình chung tiêu chí này bị cào bằng. - Về đánh giá địa hình, mức độ dân cư, và mức độ phát triển kinh tế xã hội hoàn toàn được đánh giá theo định tính, không có chỉ tiêu cụ thể nào để quy đổi các loại hình sản xuất, mức độ dân trí và đầu tư khoa học công nghệ dùng để so sánh nên việc cho điểm hoàn toàn phụ thuộc vào ý chủ quan của người chấm. - Việc đánh giá các tiêu chí trên cho từng xã lại càng không phản ánh được những hoạt động kinh tế xã hội có quy mô liên xã, hoặc quy mô cấp huyện, tỉnh trên địa bàn cũng như các đặc điểm tự nhiên có tính chất quy mô vùng. - Việc sử dụng bài toán phân tích đa tiêu chí làm triệt tiêu mục đích đánh giá riêng nước ngầm và khả năng khai thác tài nguyên này phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho nhứng mục đích quy hoạch theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm Cả ba sơ đồ trên chỉ ra khả năng đáp ứng nguồn nước chứ không bàn đến việc quản lý và bảo vệ nguồn nước dưới đất. Nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu, trong khuôn khổ dự án, Quy hoạch này tiến hành trên các luận cứ sau: - Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng nước mặt khá phong phú, nhưng biến đổi phức tạp theo từng vùng trong tỉnh, chính vì vậy mà ý nghĩa sử dụng của các nguồn nước mặt này cũng có sự khác biệt nhau giữa các vùng. Nguồn nước mặt được sử dụng trong việc lập bản đồ quy hoạch tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị lấy theo tài liệu đã được UBND tỉnh phê duyệt vào năm 2006 trong «Báo cáo quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến 2010 có định hướng 2020» - Nguồn nước dưới đất ở tỉnh Quảng Trị không lớn. Việc khai thác nước dưới đất bằng các công trình thu nước tập trung chỉ chủ yếu trong các trầm tích bở rời tuổi Holoxen và Pleistocen hoặc trong Bazan lỗ hổng và trầm tích Carbonat. Tuy nhiên trầm tích Carbonat và Bazan lỗ hổng có diện tích phân bố không lớn, còn các tầng chứa nước khác chỉ có thể khai thác với quy mô vừa và nhỏ. Bản đồ địa chất thủy văn và bản đồ mô đun dòng ngầm và bản đồ chất lượng nước được sử dụng trong "Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị". - Việc phân vùng quy hoạch dựa trên sự tích hợp các đặc điểm địa lý tự nhiên: đất, tiềm năng các nguồn nước, địa hình cũng như Chiến lược phát triển của các ngành trong tỉnh, lấy cấp huyện làm đơn vị cơ sở quản lý kinh tế xã hội có

112 tính chất liên ngành và liên vùng, miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị đã được chia thành 5 vùng có điều kiện khai thác, sử dụng nước khác nhau theo chiều Bắc Nam và các tiểu vùng theo hướng Tây - Đông. Việc đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nước dưới đất dựa trên mô đun khai thác tiềm năng của từng vùng (bảng 4.1) với phân loại như sau: Rất tốt: M > 800 m 3 /ngày.km 2 Tốt: M > m 3 /ngày.km 2 Trung bình: M > m 3 /ngày.km 2 Kém M < 100 m 3 /ngày.km 2 Bảng 4.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm năng các tiểu vùng sử dụng nước dưới đất TT Tên tiểu vùng Diện tich (km 2 Trữ lượng khai thác Mô đun khai thác Đánh giá chung ) tiềm năng (m 3 /ngày) tiềm năng (m 3 /ngày.km 2 ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1. I Kém 2. I Tốt 3. I Tốt 4. I Rất tốt 5. II Trung bình 6. II Tốt 7. II Tốt 8. II Rất tốt 9. III Trung bình 10. III Trung bình 11. III Kém 12. IV ,1 Kém 13. IV Trung bình 14. IV Tốt 15. IV Rất tốt 16. V Kém 17. V Trung bình 18. V Tốt 19. V Rất tốt Vùng I: miền đồng bằng huyện Vĩnh Linh gồm 4 tiểu vùng Vùng II: miền đồng bằng huyện Gio Linh gồm 4 tiểu vùng Vùng III: thị xã Đông Hà và miền đồng bằng huyện Cam Lộ gồm 3 tiểu vùng Vùng IV: miền đồng bằng huyện Triệu Phong gồm 4 tiểu vùng Vùng V: thị xã Quảng Trị và miền đồng bằng huyện Hải Lăng gồm 4 tiểu vùng Về quy hoạch bảo vệ nước dưới đất, dự án đưa ra tiêu chí với khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và khu vực cần bảo vệ

113 Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là vùng bổ cập nước dưới đất, khi bị ô nhiễm xâm nhập có thể gây ra ô nhiễm một khu vực rộng lớn, không chỉ đối với nội tiểu vùng mà còn ảnh hưởng tới vùng khác. Trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt tuyệt đối nghiêm cấm: việc khai thác nước dưới đất tầng sâu, quy hoạch nghĩa địa, quy hoạch chôn lấp rác thải, xây dựng nhà máy và kho bãi hóa chất, chất phóng xạ, khai thác khoáng sản và khoan cấp nước, phun tuốc trừ sâu và xả thải chưa được xử lý. Khu vực cần bảo vệ là khu vực thuộc miền bổ cập gồm lưu vực hồ tự nhiên đang có và dự kiến. Đối tượng cần bảo vệ là đất đai và rừng đầu nguồn. Ưu tiên phủ xanh đất trống đồi trọc. Cấm khai thác rừng và các hoạt động: khai thác mỏ, khoan nước ngầm quy mô cấp nước tập trung. Chỉ giải quyết cấp nước hộ gia đình dưới hình thức giếng đào và giếng khoan đường kính nhỏ. Vùng I nằm gọn ở phía Bắc sông Bến Hải được chia ra 4 tiểu vùng theo mục đích sử dụng và tiềm nang khai thác theo hướng Tây Đông như sau: Tiểu vùng I.1 có diện tích khoảng 115 km 2, nằm trên địa phận các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn và một phần của xã Vĩnh Long. Vùng này có nguồn tài nguyên nước mưa, nước mặt và nước ngầm phong phú, chất lượng đảm bào. Vùng này có khả năng khai thác và sử dụng cả hai tầng chứa nước Holoxen và Pleistoxen có mức độ chứa nước tốt, địa hình đồng bằng, khả năng thi công dễ dàng. Trữ lượng động khoảng 2082 m 3 /ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng 2082 m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 3,58 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,34 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,74 l/s.km 2. Tài nguyên nước dưới đất vùng này chủ yếu sử dụng để phục vụ cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất cây công nghiệp, có thể khai thác nước ngầm bằng giếng khoan đường kính nhỏ, sâu 20 đến 30 m, giếng đào sâu 5 đến 10 m. Vùng được chỉ định tốt nhất để phát triển cây công nghiệp với mức độ đảm bảo nguồn nước khá tốt, nước dưới đất có khả năng đáp ứng bổ sung mức độ trung bình. Chất lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất. Tiểu vùng này là khu vực nước dưới đất cần được bảo vệ. Tiểu vùng I.2 nằm phía Đông Bắc huyện Vĩnh Linh có diện tích khoảng 65 km 2, bao gồm các xã vùng cát là Vĩnh Thái, Vĩnh Tú và một phần xã Vĩnh Chấp, được dự kiến để phát triển lâm nghiệp và du lịch. Nguồn nước ngầm ở đây được đánh giá đáp ứng ở mức độ trung bình, chất lượng nước tốt. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 2,63 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 2,45 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 1,55 l/s.km

114 Tiểu vùng I.3 nằm ở các xã Vĩnh Long, Vĩnh Thạch, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thành, có diện tích tự nhiên khoảng 75 km 2. Nguồn nước ngầm ở vùng này chủ yếu tồn tại trong các trầm tích Holocen, Pleistocen, Neogen có mức độ chứa nước tốt. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 2,37 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,68 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,30 l/s.km 2. Nước trong tầng chứa nước Pleistocen chủ yếu được sử dụng để cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. Nước tầng trên Holocen và nước mặt có thể sử dụng cung cấp nước với quy mô nhỏ, khả năng đáp ứng mức độ nước dưới đất thuộc loại trung bình, chủ yếu cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Chất lượng nước đảm bảo. Tiểu vùng I.4 bao gồm TT. Hồ Xá và các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Kim và Vĩnh Nam. Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang nằm trên địa khối Bazan sát biển có diện tích tự nhiên khoảng 91 km 2, là vùng giàu tiềm năng nước dưới đất nhất vùng và có thể là nhất cả tỉnh Quảng Trị. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 2,16 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 2,16 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 1,42 l/s.km 2. Nước dưới đất tiểu vùng này có khả năng đáp ứng rất tốt để phát triển cây công nghiệp và du lịch. Tuy nhiên một số nơi, ven sông Bến Hải, gần Cửa Tùng nước ngầm có nguy cơ bị nhiễm mặn cao. Đây là tiểu vùng nằm trên khối Bazan, tầng đất dày, thấm tốt nên có nguy cơ xâm nhập ô nhiễm cao, nước dưới đất cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Như vậy, vùng I là vùng có tiềm năng nước dưới đất vào loại từ trung bình đến rất tốt và có khả nang đáp ứng cho các mục đích sử dụng phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp và du lịch trong phát triển kinh tế xã hội cũng như đáp ứng các nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư. Hình thức khai thác nước phù hợp cho vùng này là khai thác bằng các lỗ khoan công nghiệp sâu từ 50 đến 80 m, với lưu lượng > 200 m 3 /ngày để có thể cấp nước tập trung quy mô lớn. Ngoài ra, các khu vực không tập trung đông dân cư có thể khai thác nước ngầm bằng giếng khoan đường kính nhỏ, sâu 20 đến 30 m, giếng đào sâu 5 đến 10 m. Trừ một số vùng nhỏ ven cửa sông có nguy cơ nhiễm mặn, chất lượng nước tốt đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất. Vùng II gồm các xã, thị trấn thuộc miền đồng bằng huyện Gio Linh, cũng được phân thành 4 tiểu vùng theo hướng Tây Đông: Tiểu vùng II.1 bao gồm các xã Gio Phong, Gio Bình, Gio An, Gio Sơn và

115 Linh Hải có diện tích tự nhiên khoảng 119 km 2. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 1,29 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,27 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 1,09 l/s.km 2. Đây là vùng tiềm năng phát triển cây công nghiệp và du lịch với mức đáp ứng nước dưới đất vào loại trung bình. Vùng này với địa hình đồng bằng và đồi núi thấp, nước ngầm chủ yếu tồn tại trong các trầm tích Holoxen (Q IV ), Ocdovic-Silua (O 1 -S 1lđ ), Devon (D 2cb ), Bazan ( β Q 1 ) với mức độ chứa nước trung bình. Hình thức khai thác nước hợp lý cho vùng này là các lỗ khoan công nghiệp sâu khoảng 50 đến 80 m nhằm cấp nước tập trung, các lỗ khoan nhỏ sâu khoảng 20 đến 30 m, các hành lang thu nước ngầm nông, giếng đào, khơi dẫn mạch lộ. Chất lượng nước đảm bảo. Tiểu vùng này chính là khu vực bổ cập nước cho toàn bộ vùng II, khi bị ô nhiễm sẽ gây hậu quả cho toàn vùng nên nước dưới đất cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Tiểu vùng II.2 bao gồm thị trấn Gio Linh và các xã Gio Châu và Gio Quang với diện tích đât tự nhiên khoảng 38 km 2, dành để phát triển khu công nghiệp và đô thị. Tiểu vùng này có tiềm năng khai thác nước dưới đất vào loại tốt. Nguồn nước ngầm ở vùng này chủ yếu tồn tại trong các trầm tích Holocen, Pleistocen, đất đá phun trào Bazan, Neogen có mức độ chứa nước tốt. Trữ lượng động khoảng 5649 m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng 16541m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 1,73 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,70 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,60 l/s.km 2. Hình thức khai thác nước phù hợp cho vùng này là kiểu lỗ khoan công nghiệp sâu khoảng 50 đến 80 m, với lưu lượng > 200 m 3 /ngày để có thể cấp nước tập trung quy mô lớn, chất lượng nước tốt. Tiểu vùng II.3 bao gồm các xã Gio Hòa, Trung Hải, Trung Sơn, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai với diện tích đất tự nhiên khoảng 65 km 2, sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nước trong tầng chứa nước Pleistocen chủ yếu được sử dụng để cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. Nước tầng trên Holocen và nước mặt có thể sử dụng cung cấp nước với quy mô nhỏ và sử dụng đê nuôi trồng thủy sản. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 2,81 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,79 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,37 l/s.km 2. Chất lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất. Tiểu vùng II.4 có diện tích 49 km 2, nằm sát ven biển thuộc vùng cát Gio Linh kéo dài từ Cửa Tùng đến Cửa Việt bao gồm các xã Trung Giang, Gio Hải và Gio Việt. Trữ lượng động khoảng 7506 m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m

116 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 1,78 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,78 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,77 l/s.km 2. Mức độ đáp ứng nước dưới đất thuộc loại trung bình với tiềm năng khai thác chính là du lịch và phát triển khu công nghiệp. Nước ngầm tầng trên (Holocen) và nước mặt ở vùng đồng bằng ven biển có thể sử dụng cấp nước quy mô nhỏ và nuôi trồng thủy sản. Nước ngầm tầng dưới (Pleistocen) và trong các trầm tích khác chủ yếu sử dụng để ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Vùng II là vùng có nguồn nước ngầm thuận lợi trong việc khai thác bổ sung phục vụ sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội. Hình thức khai thác nước hợp lý cho vùng này là các lỗ khoan công nghiệp sâu khoảng 50 đến 80 m nhằm cấp nước tập trung, với các bãi giéng khoan có thể đạt tới công suất m 3 /ngày đêm. Hiện trong vùng đã có nhà máy nước Gio Linh hoạt động. Ngoài ra nhân dân có thể khai thác giếng khoan lỗ khoan nhỏ và sâu khoảng 20 đến 30 m hoặc giếng đào sâu 5 đến 10 m. để cấp nước quy mô hộ gia đình. Chất lượng nước còn tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Vùng III thuộc lãnh thổ thị xã Đông Hà và các xã, thị trấn miền đồng bằng huyện Cam Lộ. Vùng này được chia 3 tiểu vùng theo hướng Bắc Nam với các trục trung tâm là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9. Tiểu vùng III.1 bao gồm xã Cam An và phần lớn diện tích các xã Cam Thanh, Cam Thủy. Diện tích đất tự nhiên của tiểu vùng khoảng 40 km 2, là vùng có tiềm năng khai thác nước ngầm kém, sử dụng để phát triển cây công nghiệp và du lịch. Tiểu vùng này chủ yếu là địa hình đồi núi phân cắt, nước ngầm nghèo và được tàng trữ trong đất đá có tuổi Jura (J 1-2an ), Triat (T 2đh ), Pecmi (P 2cl ), Ocdovic- Silua (O 1 -S 1lđ ), nước mặt kém khan hiếm, nước mưa phong phú. Hình thức khai thác chủ yếu ở vùng này là giếng khoan đường kính nhỏ sâu khoảng 20 đến 30 m, khơi dẫn mạch lộ, giếng đào sâu 5 đến 10 m để khai thác nước ngầm và bể chứa nước mưa. Trữ lượng động khoảng 4408 m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng 9351 m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 0,43 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 0,43 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,19 l/s.km 2. Các nguồn nước trong vùng này được sử dụng chủ yếu để ăn uống, sinh hoạt và sản xuất nông lâm nghiệp với chất lượng đảm bảo. Tiểu vùng này thuộc khu vực cần được bảo vệ nước dưới đất. Nước ưới đất tiểu vùng này cần được bảo vệ. Tiểu vùng III.2 bao gồm toàn bộ thị xã Đông Hà và một phần các xã thuộc huyện Cam Lộ dọc theo Quốc lộ 9 gồm thị trấn Cam Lộ, Cam Hiếu, Cam Thanh và Cam Thủy. Diện tích của tiểu vùng khoảng 68 km 2, với nguồn nước mặt dồi

117 dào, tiềm năng khai thác nước ngầm thuộc loại trung bình Tiểu vùng này với địa hình đồng bằng và đồi núi thấp, nước ngầm chủ yếu tồn tại trong các trầm tích Holoxen (Q IV ), Ocdovic-Silua (O 1 -S 1lđ ), Devon (D 2cb ), với mức độ chứa nước trung bình. Nước mặt của vùng này tương đối phong phú đôi nơi bị nhiễm mặn, Hình thức khai thác nước hợp lý cho vùng này là các lỗ khoan công nghiệp sâu khoảng 50 đến 80 m nhằm cấp nước tập trung, các lỗ khoan nhỏ sâu khoảng 20 đến 30 m, các hành lang thu nước ngầm nông, giếng đào, khơi dẫn mạch lộ. Nước ngầm tầng trên (Holocen) có thể sử dụng cấp nước quy mô nhỏ, nước ngầm tầng dưới (Pleistocen) và trong các trầm tích khác chủ yếu sử dụng để ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Trữ lượng động khoảng 7601 m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 1,32 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 0,91 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,34 l/s.km 2. Tiểu vùng này là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị với các mũi nhọn là phát triển đô thị, khu công nghiệp và thương mại. Khả năng đáp ứng nước ngầm trung bình. Tiểu vùng III.3 thuộc địa phận xã Cam Hiếu, là khu vực khó khăn về nước ngầm, có thể sử dụng để phát triển lâm nghiệp với diện tích khoảng 49 km 2. Trữ lượng động khoảng 646 m 3 /ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng 646 m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 3,80 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,31 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,66 l/s.km 2. Tiểu vùng này chủ yếu là địa hình đổi núi phân cắt, nước ngầm nghèo và được tàng trữ trong đất đá có tuổi Jura (J 1-2 an), Triat (T 2 đh), Pecmi (P 2 cl), Ocdovic-Silua (O 1 -S 1 lđ), nước mặt kém khan hiếm, nước mưa phong phú. Hình thức khai thác chủ yếu ở vùng này là giếng khoan đường kính nhỏ sâu khoảng 20 đến 30 m, khơi dẫn mạch lộ, giếng đào sâu 5 đến 10 m để khai thác nước ngầm, dùng bể chứa nước mưa. Các nguồn nước trong vùng này được sử dụng chủ yếu để ăn uống, sinh hoạt và sản xuất lâm nghiệp. Nước ưới đất tiểu vùng này cần được bảo vệ. Tóm lại, vùng III là vùng có trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của tỉnh, với các trục giao thông của Quốc lộ 1A và Đường 9 nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, là khu vực có nguồn nước ngầm không dồi dào, chủ yếu vẫn sử dụng nguồn nước mặt như hiện nay từ sông Vĩnh Phước với nhà máy nước Đông Hà. Nguồn bổ sung nước ngầm hạn chế, chỉ có thể khai thác quy mô hộ gia đình bằng các hệ thống giếng khoan và giếng đào. Vùng IV gồm các xã, thị trấn miền đồng bằng huyện Triệu Phong, được phân chia thành 4 tiểu vùng theo trục Tây Đông. Tiểu vùng IV.1 có diện tích khoảng 133 km 2 thuộc xã Triệu Ái, là khu vực

118 có tiềm năng khai thác nước ngầm rất kém, có thể nói là kém nhất miền đồng bằng. Trữ lượng động khoảng 817 m 3 /ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng 817 m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 4,45 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,58 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,55 l/s.km 2. Kinh tế quy hoạch phát triển nơi này chỉ có thể là lâm nghiệp. Vùng này với địa hình đồng bằng và đồi núi thấp, nước ngầm chủ yếu tồn tại trong các trầm tích Holoxen (Q IV với mức độ chứa nước kém. Nước ưới đất tiểu vùng này cần được bảo vệ. Tiểu vùng IV.2 gồm thị trấn Ái Tử, Triệu Giang,Triệu Thượng có diện tích tự nhiên khoảng 47 km 2, có điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị và khu công nghiệp. Vùng này chủ yếu địa hình đồng bằng ven sông nguồn nước mặt phong phú chất lượng đảm bảo chỉ cần xử lý sơ bộ. Nguồn nước ngầm ở vùng này chủ yếu tồn tại trong các trầm tích Holocen, Pleistocen, Neogen có mức độ chứa nước tốt. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 1,97 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,46 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,71 l/s.km 2. Hình thức khai thác nước phù hợp cho vùng này là kiểu lỗ khoan công nghiệp sâu khoảng 50 đến 80 m, để có thể cấp nước tập trung quy mô lớn, lỗ khoan nhỏ và sâu khoảng 20 đến 30 m, các giếng đầu sâu 5 đến 10 m. Dọc Quốc lộ 1A có thể khoan các bãi giếng với tổng công suất đạt tới 2800 m 3 /ngày đêm. Nước trong tầng chứa nước Pleistocen chủ yếu được sử dụng để cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. Nước tầng trên Holocen và nước mặt có thể sử dụng cung cấp nước với quy mô nhỏ. Tiểu vùng IV.3 gồm các xã Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Hòa, Triệu Long, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Đông và Triệu Trung có diện tích đất tự nhiên khoảng 106 km 2 thuộc vùng trũng miền đồng bằng, có khả năng đáp ứng về nước ngầm kém, được quy hoạch để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 2,77 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 2,06 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,68 l/s.km 2. Nước trong tầng chứa nước Pleistocen chủ yếu được sử dụng để cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. Nước tầng trên Holocen và nước mặt có thể sử dụng cung cấp nước với quy mô nhỏ và sử dụng đê nuôi trồng thủy sản. Tiểu vùng IV.4 bao gồm các xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Sơn, Triệu Lăng thuộc vùng cát ven biển huyện Triệu Phong, có thể khai thác để phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, lâm nghiệp và du lịch với diện tích đất tự nhiên khoảng 72 km 2. Nước mặt của vùng này tương đối phong phú đôi nơi bị nhiễm

119 mặn, nước mưa phong phú. Hình thức khai thác nước hợp lý cho vùng này là các lỗ khoan công nghiệp sâu khoảng 50 đến 80 m nhằm cấp nước tập trung, các lỗ khoan nhỏ sâu khoảng 20 đến 30 m, các hành lang thu nước ngầm nông, giếng đào, khơi dẫn mạch lộ. Nước ngầm tầng trên (Holocen) và nước mặt ở vùng đồng bằng ven biển có thể sử dụng cấp nước quy mô nhỏ và nuôi trồng thủy sản. Nước ngầm tầng dưới (Pleistocen) và trong các trầm tích khác chủ yếu sử dụng để ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 2,47 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 2,46 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 1,36 l/s.km 2. Chất lượng nước đảm bảo. Nói chung vùng IV là vùng không thuận lợi về nước ngầm, khả năng khai thác nước ngầm yếu, chủ yếu cần lợi dụng tối đa nguồn nước mặt để đảm bảo sản xuất. Vùng V miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị bao gồm thị xã Quảng Trị và các xã thuộc địa phận huyện Hải Lăng cũng được phân chia thành 4 tiểu vùng theo đối tượng sử dụng nước ngầm theo trục Tây Đông. Tiểu vùng V.1 là vùng đồi núi thấp phía Tây, có nguồn nước ngầm rất kém cho phát triển lâm nghiệp, bao gồm các xã Hải Lệ. Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh có diện tích khoảng 277 km 2. Vùng này có địa hinh đồi núi phân cắt mạnh, nước ngầm rất nghèo, nước mặt kém phong phú chỉ duy nhất nguồn nước mưa là phong phú, vì vậy nguồn nước ở vùng này chỉ có ý nghĩa cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt với quy mô nhỏ, chất lượng tốt. Các hình thức khai thác nước hợp lý là giếng đào khoảng 5 đến 10 m, khơi dẫn mạch lộ, bể chứa nước mưa. Trữ lượng động khoảng 1938 m 3 /ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng 1938 m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 3,90 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,43 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,78 l/s.km 2. Nước ưới đất tiểu vùng này cần được bảo vệ. Tiểu vùng V.2 bao gồm thị xã Quảng Trị, thị trấn Hải Lăng, Hải Quy, Hải Phú, Hải Thành, Hải Thương, Hải Trường có diện tích khoảng 83 km 2. Trữ lượng động khoảng 9565 m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 1,34 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,27 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,83 l/s.km 2. Tiểu vùng này có nguồn nước ngầm tương đối phong phú. Dọc Quốc lộ 1A, từ thị xã Quảng Trị về thị trấn Hải Lăng có thể lập bãi giếng khoan công nghiệp với tổng công suất tối đa có thể đạt tới m 3 /ngày đêm. Vùng này có thể quy hoach để phát triển đô thị và khu công nghiệp với mức đáp ứng tốt về

120 nguồn nước và chất lượng nước. Hình thức khai thác nước phù hợp cho vùng này là kiểu lỗ khoan công nghiệp sâu khoảng 50 đến 80 m, với lưu lượng > 200 m 3 /ngày để có thể cấp nước tập trung quy mô lớn, lỗ khoan nhỏ và sâu khoảng 20 đến 30 m. Tiểu vùng V.3 bao gồm các xã Hải Xuân, Hải Ba, Hải Vĩnh, Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Hòa, Hải Tân nằm trên máng trũng Hải Lăng, diện tích khoảng 81 km 2. Tiểu vùng này chủ yếu được sử dụng để phát triển nông nghiệp và tương lai là một phần hậu phương của khu công nghiệp cảng Mỹ Thủy. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 1,65 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 1,07 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,34 l/s.km 2. Chất lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất. Tiểu vùng V.4 nằm sát biển bao gồm các xã Hải Dương, Hải Khê, Hải Quế, Hải An, đất cồn cát có diện tích khoảng 52 km 2 dùng để phát triển khu công nghiệp kinh tế cảng Mỹ Thủy. Nước ngầm trong dải cồn cát. Trữ lượng động khoảng m 3 /ngày, trữ lượng tĩnh là m 3 trữ lượng khai thác tiềm năng m 3 /ngày. Mô đun dòng chảy ngầm trung bình năm là 2,80 l/s.km 2, mô đun trung bình mùa kiệt là 2,79 l/s.km 2, mô đun tháng kiệt nhất là 1,64 l/s.km 2. Nước ngầm tầng trên (Holocen) và nước mặt ở vùng đồng bằng ven biển có thể sử dụng cấp nước quy mô nhỏ. Nước ngầm tầng dưới (Pleistocen) và trong các trầm tích khác chủ yếu sử dụng để ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Chất lượng nước tốt. Từ kết quả phân tích, đánh giá ở trên cho thấy, điều kiện địa lý tự nhiên miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị tương đối phức tạp, nguồn nước mưa, nước mặt phong phú, song phân bố rất không đồng đều. Nguồn nước ngầm miền đồng bằng tương đối dồi dào song chỉ tập trung ở một số khu vực ven biển, vùng Bắc Bến Hải và Gio Linh cũng như một số diện tích nhỏ trong miền. Tại các đồng bằng ven biển nguồn nước mặt và nước dưới đất được khai thác với quy mô lớn, nhỏ và bằng nhiều hình thức khác nhau. Nguồn nước tại các khu vực này có ý nghĩa rất lớn, ngoài cung cấp nước cho sinh hoạt, còn được sử dụng để cấp nước công nghiệp Một số diện tích đồi núi các xã thuộc Triệu Phong và Hải Lăng nước ngầm và nước mặt có trữ lượng kém, chỉ có ý nghĩa sử dụng cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt

121 Đề xuất phương án khai thác chính Trên cơ sở số liệu hiện có về nhu cầu cấp nước, có thể định hướng cơ bản cho khai thác sử dụng nước như sau: Thị xã Đông Hà: vừa sử dụng nước trên mặt vừa đầu tư khai thác nước ngầm Gio Linh và chuyển về thị xã bằng đường ống Thị xã Quảng Trị: trước mắt, có thể vẫn sử dụng nước trên mặt từ trạm cấp nước Bích Tường. Về sau, có thể điều tra để khai thác nước từ các trầm tích Pleistocen thượng (amq III ) phân bố rộng rãi ở Tích Tương Trường Xuân Thị trấn Cam Lộ và khu công nghiệp Tây Đông Hà, có thể khai thác nước ngầm từ trầm tích Carbonat (D 2cb ) để cấp nước. Cảng Cửa Việt: cần đầu tư vào việc khai thác nước ngầm trong các tầng (mq IV ) với các công trình nằm ngang hay giếng tia Phương án quy hoạch nguồn nước dưới đất vùng cát là: (1) Tạo tuyến đê ngăn cát trôi xuống đồng bằng, đồng thời trên đê và dưới chân đê là các hồ cát chứa nước giữ ẩm và trồng cây giữ đất như hình thức đê cát phía Hải Lăng đã làm. Tạo cơ chế thông thoáng để người dân lên lập các trang trại trên cát trồng cây che bóng mát và giữ ẩm. (2) Tạo các giếng khoan và tưới bằng hình thức tiết kiệm nước. Mỗi hố khoan phụ trách 0,5 ha. Cây trồng chủ yếu là cây trồng cạn. Để thực hiện phương án này cần quy hoạch nông nghiệp, xác định rõ cây và con trên vùng đất cát. Như vậy việc đầu tư cho vùng cát phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tài chính và sức hấp dẫn của cây trồng vùng cát đối với người dân ở các xã vùng cát và cả những tài chủ có khả năng đầu tư của Quảng Trị. Theo đánh giá sơ bộ nước ngầm ở vùng cát đủ khả năng cấp cho ha cây trồng cạn. Về quy hoạch, công trình này đề nghị chọn phương án dùng nước ngầm để tưới với ưu điểm: (1) Ở đâu đầu tư nông nghiệp có thể khoan cấp nước ngay ở đó, không phụ thuộc vào kế hoạch chung. (2) Dễ làm có thể đảm bảo tưới chủ động cho dân. (3) Quy mô nhỏ, dễ quản lý và trực tiếp đến từng thửa ruộng để dân phát triển trang trại. (4) Kết hợp được giữa trồng cây lâm nghiệp và đầu tư sản xuất nông nghiệp. Để tạo được vùng chuyên canh cây trồng cạn trên cát cần có thời gian từ năm mới cơ bản cải tạo tương đối và hình thành được vùng trồng cây trồng cạn

122 4.3. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ Một khía cạnh quan trọng trong quy hoạch và quản lý nước ngầm là bảo vệ chất lượng nước của các tầng chứa nước. Có khá nhiều các nguồn ô nhiễm do con người gây nên làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Các nguồn này là các khu vực chôn rác thải, các bể chứa và xử lý nước thải đô thị, các vùng chôn chất phóng xạ, các khu nghĩa trang, các khu mỏ, các vùng nuôi thủy sản, vùng canh tác cây nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu).v.v. Ô nhiễm nước ngầm cũng có nguy cơ khi mà nước kém chất lượng được vận chuyển tới những khu vực giếng khai thác mà trước đây chất lượng nước rất tốt. Ví dụ điển hình trong trường hợp này là các giếng ở gần vùng bờ biển. Khi khai thác quá giới hạn sẽ có hiện tượng nước giếng nhiễm mặn. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở các xã ven biển tỉnh Quảng Trị như Triêụ Phước, Triệu Độ, Triệu Trung, Gio Hải, Hải Hoà, Hải Khê. Một công việc quan trọng nhất của bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm là phải xác định được các miền bổ cập của các tầng chứa nước. Các vùng bổ cập này phải được quy hoạch phân vùng thành các vùng bảo tồn chất lượng nước ngầm, với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm. Các miền cấp nước thường nằm ở các vùng địa hình cao và ngược lại các miền thoát nước thường nằm ở các vùng địa hình thấp. Ở các miền cấp nước thường tồn tại các tầng chứa nước không áp nằm sâu so với mặt đất và ở các miền thoát nước thì các mặt nước ngầm của tầng chứa nước không áp thường nằm sát mặt đất. Tại hiện trường, thực vật và nước mặt thỉnh thoảng được dùng để xác định miền thoát. Ví dụ như sự hiện diện các loại thực vật thường gập ở các vùng đất ướt có thể là chỉ thị của vùng thoát nước ngầm. Dòng chảy ngầm cũng thường thoát ở các sông, suối, lạch, hồ. Tuy nhiên những điều này không phải luôn đúng. Ví dụ như ở các tầng chứa nước có cấu trúc không đồng nhất có xuất hiện các túi nước (nước ngầm treo) mà ở đó cũng hình thành các vùng đất ẩm hay đầm lầy. Vì vậy việc đánh giả cẩn thận về cấu trúc địa chất thủy văn cần được thực hiện. Từ việc đánh giá tài nguyên nước ngầm miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, chiến lược bảo vệ chất lượng nước ngầm trong quy hoạch là: giảm thiểu ô nhiễm tầng nước không áp Holocen và tập trung phòng tránh ô nhiễm các tầng chứa nước có áp Pleitocen và Neogen

123 Đối với tầng chứa nước không áp Holocen Đây là tầng chứa nước không áp, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ yếu là nước mưa, có thể một phần đáng kể là nước ngưng tụ. Nước có thể thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nước nằm bên dưới hoặc thoát ra các thung lũng thấp hoặc các chân cồn cát dọc theo bờ biển. Động thái của tầng chứa nước biến đổi theo mùa, biên độ dao động không lớn. Mùa mưa nước trong các cồn cát như tràn trên mặt đất, mùa khô mực nước nằm cách mặt đất khoảng từ 0,5 đến 1,6 m. Bề dày tầng chưa nước giao động từ 10 đến 30 m. Là tầng chứa nước có độ trữ nước thay đổi lớn theo không gian từ nghèo qua trung bình và đến giàu. Nguồn gây ô nhiễm của tầng này có thể chủ yếu từ các hoạt động nông nghiệp sử dụng phân bón. Hàm lượng Nitơ (N0 3 + N0 2 + NH 4 ) ở một số vùng đang có dấu hiệu tăng cao như một số dải nước nhỏ thuộc địa phận các xã Hải Hòa, Hải Thọ, Hải Ba, Hải Quế huyện Hải Lăng; xã Triệu Hóa, Triệu Lương, Triệu Phước huyện Triệu Phong. Đồng thời, vấn đề nhiễm mặn cũng là một vấn đề cần khắc phục. Ngoại trừ một số vùng gần sống Thạch Hãn như một phần của các xã Triệu Hòa, Triệu Phước, Triệu Độ huyện Triệu Phong nước đã bị nhiễm mặn, một số vùng khác cũng đang có dấu hiệu nhiễm mặn như Cửa Tùng, xã Vĩnh Lâm huyện Vĩnh Linh, xã Triệu Trung, Triệu Tài huyện Triệu Phong và xã Hải Hòa huyện Hải Lăng. Giải pháp để bảo vệ chất lượng nước tầng chứa nước này là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng của nông dân ở các huyện, thị miền đồng bằng ven biển về vấn đề bảo vệ môi trường nước ngầm và nguy cơ ô nhiễm Đối với tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistocen Đầy là tầng chứa nước có áp, có mức độ chứa nước trừ trung bình đến giàu với tỷ lưu lượng giao động từ 0,1 đến 7 l/sm. Chiều sâu mực nước tĩnh thay đổi từ 0,2 17,65 m, có nơi nước tràn trên mặt đất tới +0,1 m (Gio Linh, Đông Hà). Miền cung cấp nước cho tầng chứa nước này là phần tầng chứa nước lộ trên mặt ở phía Tây vùng nghiên cứu, từ đây nước mưa có thể cung cấp trực tiếp cho tầng chứa nước, hoặc ngấm qua tầng chứa nước qh ở phía trên. Miền thoát có thể dọc theo sông Cam Lộ, sông Thạch Hãn, sông Bến Hải. Động thái mực nước thay đổi theo mùa, thường từ 1,0-8,2 m. Phần lớn nước dưới đất tồn tại trong tầng chứa nước Pleistocen có chất lượng tốt. Trong tầng chứa nước này còn tồn tại một dải nước mặn lớn ở đoạn

124 cuối của sông Thạch Hãn bao gồm một phần các xã Gio Hải, Gio Việt, Gio Quang huyện Triệu Phong và Đông Bắc thị xã Đông Hà. Một vài dải nước nhỏ khác thuộc xã Hải Vĩnh, Hải Ba, Hải An, Hải Hòa, Hải Thuận huyện Hải Lăng. Giải pháp bảo vệ chất lượng nước của tầng này là hạn chế các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm ở các miền bổ cập: xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thái thuộc Vĩnh Linh, Tây Nam thị xã Đông Hà Không quy hoạch và xây dựng các khu chôn rác tại các khu vực này. Quy hoạch xây dựng một số các giếng quan trắc chất lượng nước ngầm tại các khu vực này để theo giõi kịp thời diễn biến chất lượng nước của tầng chứa nước. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc trám lấp các giếng khoan không còn được sử dụng theo Quyết định 14 /2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc Ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng Đối với tầng Bazan Neogen Đệ Tứ Đây là tầng nước không áp, phân bố thành hai khối lớn thuộc miền đồng bằng. Khối thứ nhất ở phía Bắc sông Thạch Hãn thuộc một phần địa phận các xã Gio Phong, Gio Bình, Gio An, Gio Sơn huyện Gio Linh với diện tích lộ ra khoảng 79 km 2. Khối Bazan thứ hai có diện tích khoảng 100 km 2 chiếm 9,3% diện tích đồng bằng phân bố ở ven biển phía Bắc Cửa Tùng thuộc một phần của các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Phong, Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang và Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh. Tầng chứa nước khá phong phú, mức độ chứa nước thay đổi từ giàu ở trung tâm, ở ven rìa của khối Bazan thì nghèo nước. Mức độ chứa nước cũng giảm dần từ trên xuống dưới. Tỷ lưu lượng thay đổi từ 0,003 l/sm đến 2,04 l/sm. Tầng này được nước mưa cung cấp trực tiếp và thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nước bên dưới. Chất lượng nước tốt, không bị nhiễm mặn, độ tổng khoáng của nước nhỏ hơn 0,5 g/l. Các tài liệu quan trắc trong vùng cho biết biên độ dao động mực nước theo mùa từ 2,1 6,1 m. Giải pháp phòng ngừa ô nhiễm của tầng này cùng giống như tầng Holocen là sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hợp lý trong nông nghiệp ở một số khu vực thuộc hai huyên Gio Linh và Vĩnh Linh Đối với tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen có diện phân bố khá rộng nhưng hoàn toàn bị che phủ và có quan hệ thủy lực chặt chẽ với tầng chứa nước Pleistocen phân bố ở phía trên. Nhiều nơi khó tách biệt hai tầng. Chiều dày trung bình là 43,5 m. Độ sâu phân bố của đáy tầng từ 92,8 m -132,2 m. Là tầng chứa nước rất giàu nước với tỷ lưu lượng từ 2,38 7,68 l/sm, trung bình 4,08 l/sm

125 Các mẫu phân tích hóa học và vi trùng cho thấy nước có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hóa từ 0,03 0,176 g/l, các nguyên tố độc hại không có, nước không bị nhiễm bẩn, không có vi trùng gây bệnh. Đây là tầng chứa nước có áp, mực nước áp lực cách mặt đất từ 0,8 m đến 3,5 m, trung bình là 1,48 m. Nguồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là từ phía trên ngấm xuống qua các cửa sổ địa chất thuỷ văn. Miền thoát là các hệ thống sông Bến Hải, sông Sa Lung và có thể thoát trực tiếp ra biển. Do tính liên thông giữa tầng chưa nước này và tầng Pleitocen nên giải pháp bảo vệ chất lượng nước của tầng Neogen cũng chính là các giải pháp để bảo vệ chất lượng nước của tầng Pleitocen đã được đề cập ở trên Đối với tầng chứa nước khe nứt Odovic Silua Tầng chứa nước có áp này phân bố trên toàn bộ diện tích đồng bằng và chìm sâu dưới mặt đất. Chiều sâu gặp mái tầng ở khoảng độ từ 10 m đến 132,2 m. Phần có diện lộ phân bố với quy mô rất lớn ở phía Bắc và Nam tỉnh Quảng Trị (vùng gò đồi và núi). Mức độ chứa nước phong phú và không đồng nhất với tỷ lưu lượng thay đổi từ 0,01 l/sm đến 1,88 l/sm. Nước có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hóa từ 0,12 g/l đến 0,35 g/l. Nguồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là nước mưa ngấm xuống tại phần lộ trên mặt. Miền thoát là các thung lũng thấp, các suối xuyên cắt trong vùng. Mực nước dao động theo mùa. Về mùa mưa mực nước nằm cách mặt đất 0,1 1,2 m, có nơi tràn qua miệng lỗ khoan. Mùa khô mực nước hạ thấp, chiều sâu mực nước từ 1,3 đến 8,5 m. Giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nước của tầng này là sử dụng hợp lý phân bón, thuốc trừ sâu cho việc canh tác cây nồng nghiệp, công nghiệp ở các huyên miền núi và gò đồi phía Bắc (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Chấp), phía Nam (Cam Hiếu, Triệu Ái, Triệu Thượng, Hải Lệ, Hải Lâm, Hải Chánh). Tóm lại, quy hoạch bảo vệ chất lượng nước ngầm là một thành tố quan trọng trong quy hoạch tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước ngầm nói riêng. Quảng Trị là một tỉnh có chất lượng nước dưới đất còn tốt. Tuy nhiên khi mức độ phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh trong các năm tới thì số lượng các khu chôn lấp chất thải đô thị, chất thải công nghiệp cũng như các khoa chứa cũng sẽ tăng theo. Điều này có thể đe doạ tới chất lượng nước của các tầng ngậm nước của tỉnh. Như vậy dự án đề xuất khi quy hoạch các khu chôn lấp chất thải cần tính toán, tránh các khu vực bổ cập của các tầng chứa nước. Đồng thời, ô nhiễm do phân bón và thuôc trừ sâu dùng trong nông nghiệp đã có dấu hiệu xuất hiện ở một

126 số nơi trên địa bàn tỉnh (tổng nitơ cao). Do đó cần thiết phải nâng cao nhận thức của nông dân trong vấn đề bảo vệ chất lượng nước ngầm trong thời gian sắp tới. Việc xây dựng các giếng quan trắc chất lượng nước cũng nên được xem xét để theo dõi kịp thời diễn biến chất lượng nước dưới đất. Tình trạng các giếng bỏ hoang không dược trám lấp là khá phổ biến trên toán địa bàn tỉnh. Cần xin nguồn vốn trung ương để Sở TNMT thống kê và tiến hành trám lấp đối với những giếng bỏ hoang không chủ THÀNH LẬP BỘ BẢN ĐỒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG QUẢNG TRỊ Sản phẩm của Dự án, ngoài Báo cáo tổng kết công trình, còn được thể hiện trên 5 bản đồ chính tỷ lệ 1 : trên hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN Các lớp thể hiện chung trên các bản đồ là các lớp nền bao gồm: tên xã, ranh giới xã, tên huyện, ranh giới huyện, tên tỉnh, ranh giới tỉnh, các địa danh khác, thủy hệ, giao thông, bờ biển, ranh giới khu vực nghiên cứu, khung, lưới tọa độ và địa hình. Các bản đồ được biên tập, số hóa, chú giải theo đúng các quy phạm Nhà nước Việt Nam ban hành Bản đồ Tài liệu thực tế địa chất thủy văn miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : Bản đồ Tài liệu thực tế địa chất thủy văn (Hình 4.4) được thực hiện trên cơ sở kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu trước đây về địa chất thủy văn trên địa bàn tỉnh cũng như các tuyến khảo sát mà nhóm nghiên cứu của Cơ quan tư vấn tiến hành. Bản đồ thể hiện các nội dung chính như sau : - Tài liệu giếng khoan: thể hiện vị trí lỗ khoan và các đặc trưng cơ bản đi kèm bao gồm: 1 số hiệu giếng khoan; 2 chiều sâu lỗ khoan (m); 3 lưu lượng (l/s); 4 trị số hạ thấp mực nước (m); 5 chiều sâu mực nước tĩnh (m) và 6 độ khoáng hóa của nước (g/l). - Tài liệu giếng đào: thể hiện vị trí giếng đào và các đặc trưng cơ bản đi kèm bao gồm: 1 số hiệu giếng ; 2 - chiều sâu giếng (m); 3 chiều sâu mực nước tĩnh (m) và 4 độ khoáng hóa của nước (g/l). Tổng trên toàn miền thể hiện 334 giếng khoan và giếng đào. - Bảng các yếu tố phân tích đi kèm các giếng khoan và giếng đào bao gồm: vị trí khảo sát lấy mẫu và phân tích mẫu chất lượng nước tiến hành trong khuôn khổ dự án; bảng phân tích gồm 32 yếu tố: PO 4, P, NO 2, NO 3, NH 3, NH 4, Oxy, ph, TDS, Cl, HCO 3, SO 4, Ca, Mg, Na, Fe, Fe 3, Zn, Mn, As,Fe tổng, Cu, Pb, Hg, Độ

127 đục, DO, Độ cứng, Coliform, E-Coli, Độ ô xy hóa, Độ dẫn điện, Độ mặn. Tổng trên toàn miền thể hiện 40 điểm thể hiện bảng phân tích mẫu Bản đồ Địa chất thủy văn miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : Bản đồ địa chất thủy văn 1 : miền đồng bằng Quảng Trị (Hình 4.5) được xây dựng trên cơ sở kế thừa các tài liệu của Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Quảng Trị tỷ lệ 1 : được Đoàn Văn Cánh và Đặng Văn Bào xây dựng năm 2002, có bổ sung các tài liệu về các giếng khoan, giếng đào và chất lượng nước tiến hành trong khuôn khổ của dự ánnội dung chính thể hiện trên bản đò địa chất thủy văn bao gồm: Các tầng chứa nước: bao gồm các đơn vị chứa nước, tuổi địa chất, thành phần thạch học, diện phân bố xuất lộ và bị che phủ. Các công trình tự nhiên và nhân tạo nghiên cứu nước dưới đất: vị trí của công trình như các lỗ khoan địa chất thủy văn, các mạch lộ chảy lên và chảy xuống, giếng đào được thể hiện dưới các dạng ký hiệu và đánh giá phân loại về quy mô và tiềm năng nước dưới đất. Loại hình hóa học của nước: gồm các loại hình nước bicacbonat, sunphat, clorua và hỗn hợp thể hiện bằng ký hiệu và vị trí xác định Ngoài ra trên bản đồ còn thể hiện các đứt gãy, các ranh giới địa chất và động thái của nước Bản đồ Mô đun dòng ngầm trung bình năm, trung bình mùa kiệt, tháng kiệt nhất miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : Kết quả tính toán bằng mô hình MODFLOW được sử dụng để tính toán các đặc trưng dòng chảy ngầm: mô đun dòng ngầm trung bình năm, mô đun dòng ngầm trung bình mùa kiệt và mô đun dòng ngầm tháng kiệt nhất cho 15 vùng miền đồng bằng (theo ranh giới tự nhiên). Còn lại 4 vùng miền gò đồi, các đặc trưng nêu trên được tính từ công thức biểu thị sự đóng góp của dòng ngầm đến sự hình thành dòng chảy kiệt trên sông. Bản đồ mô đun dòng ngầm trung bình năm, mô đun dòng ngầm trung bình mùa kiệt và mô đun dòng ngầm tháng kiệt nhất miền đồng bằng Quảng Trị (Hình 4.6) thể hiện các đặc trưng mô đun dòng chảy ngầm bằng các đường đẳng trị (l/s.km 2 ) Bản đồ Chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : Bản đô chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng Quảng Trị (Hình 4.7)

128 được nhóm tác giả xây dưng trong khuôn khổ dự án thể hiện các nội dung sau: - Độ khoáng hóa tầng sâu (g/l) được thể hiện bằng các vùng màu biến đổi từ 0 2,0 g/l với các cấp độ tăng dần từng 0,25 g/l, gồm có 7 cấp màu - Độ khoáng hóa tầng nông (g/l) biến đổi từ 0-2,0 g/l được phân thành 4 cấp vùng ký hiệu với bước thang cấp độ từng 0,5 g/l, gồm 4 cấp màu - Loại hình hóa học của nước thể hiện các loại hình nước bicacbonat, sunphat, clorua và hỗn hợp thể hiện bằng ký hiệu và vị trí xác định. Tỷ lệ chỉ tiêu phân tích / tiêu chuẩn cho phép được thể hiện bằng biểu đồ cột cho các yếu tố phân tích chính Ngoài ra, trên bản đồ còn dẫn các đường đẳng trị độ khoáng hóa tầng nông (g/l) và độ khoáng hóa tầng sâu (g/l), cách nhau 0,5 g/l Bản đồ Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng Quảng Trị tỷ lệ 1 : Bản đồ quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng Quảng Trị (Hình 4.8) thể hiện các nội dung sau: - Quy hoạch về quản lý, trên cơ sở phân tích các đơn vị ranh giới tự nhiên và cảnh quan, lấy đơn vị cấp huyện và liên huyện làm cơ sở phân ranh giới vùng. Cụ thể đã phân được 5 vùng quản lý nước dưới đất. - Quy hoạch khai thác sử dụng, lấy khả năng đáp ứng về nước dưới đất làm tiêu chí chính để phân ra các tiểu vùng thuộc từng vùng. Cụ thể đã phân ra được 19 tiểu vùng thuộc miền đồng bằng Quảng Trị. Trên mỗi tiểu vùng thể hiện được tiềm năng về nước dưới đất: trữ lượng động, trữ lượng tĩnh, mô đun dòng ngầm trung bình năm, trung bình mùa kiệt và tháng kiệt nhất và mô đun khai thác tiềm năng thuộc 4 cấp độ: rất tốt, tốt, trung bình và kém. Trên mỗi tiểu vùng quy hoạch còn đưa ra khuyến cáo về mục đích sử dụng với khả năng đáp ứng nước dưới đất khác nhau. Chất lượng nước: thể hiện độ khoáng hóa tầng nông và độ khoáng hóa tầng sâu. - Quy hoạch bảo vệ nước dưới đất chủ yếu liên quan đến miền bổ cập gồm: nhóm công trình bổ cập nước ngầm cần bảo vệ: gồm lưu vực hồ đập tự nhiên và nhân tạo, thủy hệ và khu vực bảo tồn được phân ra 2 cấp độ: vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng cần bảo vệ

129 Hình 4.4. BẢN ĐỒ TÀI LIỆU THỰC TẾ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

130 Hình 4.5 BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

131 Hình 4.6 BẢN ĐỒ MÔ ĐUN DÒNG NGẦM

132 Hình 4.7 BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

133 Hình 4.8 BẢN ĐỒ QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG QUẢNG TRỊ

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị trí địa lý Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung

Chi tiết hơn

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI   TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ: A. 23 23'B. B. 23 24'B. C. 23 25'B D. 23 26'B

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Câu 1. Lãnh thổ nước ta trải dài: A. Trên 12º vĩ. B. Gần 15º vĩ. C. Gần 17º vĩ. D. Gần 18º vĩ. Câu 2. Nội thuỷ

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - V doc TRẦN THÁI TÔNG KHÓA HƯ LỤC Giảng Giải THÍCH THANH TỪ THƯỜNG CHIẾU Ấn hành - P.L : 2540-1996 1 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam

Chi tiết hơn

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Thích Thái Hòa -----{----- LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Chùa Phước Duyên, Huế - 2016 - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Mục lục Hưng và cá...7 Giọt nắng chiều và mướp...10 Cái đẹp từ bên trong...13 Lời

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH   1 HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN 2010-2013 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1 Kim Oanh và hành trình Chắp cánh ước mơ inh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại Thừa Thiên Huế, tuổi

Chi tiết hơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sá Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

tomtatluanvan.doc

tomtatluanvan.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HOÀNG THỊ THANH HUYỀN GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà

Chi tiết hơn

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ TỈNH NINH THUẬN 1. Thông tin chung Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (1 thành phố và 6 huyện), với 65 đơn vị hành

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

02 CÔNG BÁO/Số 31/Ngày HỘI ðồng NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Số: 40/2014/NQ-HðND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

02 CÔNG BÁO/Số 31/Ngày HỘI ðồng NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Số: 40/2014/NQ-HðND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc 0 CÔNG BÁO/Số /Ngày --0 HỘI ðồng NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Số: 0/0/NQ-HðND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Ngãi, ngày tháng năm 0 NGHỊ QUYẾT Về việc ban hành bảng giá

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh. Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh. Thanh chưa bao giờ đặt chưn xuống miệt đồng bằng.

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Thông tin KT-ĐTXD-GPMB Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 http://www.badinh.gov.vn/htx/vietnamese/default.asp?newid=16218 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết Lập

Chi tiết hơn

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai  Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một Dụ củ khoai Âm âm u Ẩn ẩn dấu Ảnh cái bóng Nhuệ nhọn, sắc Việt vượt qua Viện chi viện Yên khói

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU HỘ NGHÈO, XÓM 2, XÃ HƯNG NHÂN HƯNG NGUYÊN - NGHỆ AN H: Giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu và nội dung trao đổi về thực trạng và cách ứng phó của địa phương với các hiện tượng thủy

Chi tiết hơn

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người

Chi tiết hơn

VINCENT VAN GOGH

VINCENT VAN GOGH 1 VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT (Bài 75) */ Bài 2. TIẾNG GÕ CỦA ĐỊNH MỆNH I. Sau hơn ba mươi năm dập vùi sóng gió, nhìn lại đời mình như nhìn một bức tranh từng đã vẽ (chứ không còn là đang vẽ), mới thấy rõ ràng

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd 316 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG, NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khánh

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết: Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?

Chi tiết hơn

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19 TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 1953) : Vợ chồng A phủ kể về đôi vợ chồng người H Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Câu 2: (0,5 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : Thu Vân Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Hướng dẫn Tây Tiến là bài thơ có cảm nhận tha thiết về hình ảnh người lính trong

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh   Hệ Thống Chùa Tầ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Email: chuatamnguyen@yahoo.com Hệ Thống Chùa Tầm Nguyên: www.hethongchuatamnguyen.org Chí Tâm Quy

Chi tiết hơn

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất hiện trên Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ sáu trong Cửu

Chi tiết hơn

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ Việt Nam nói riêng và giới trẻ thế giới nói chung.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub TỔ CHỨC CARE QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM SỔ TAY PHÒNG NGỪA GIẢM NHẸ ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ VÀ BÃO DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG Trang 32 Trang Tài liệu tham khảo Giới Thiệu Về Phòng Ngừa Thảm Họa. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Nxb

Chi tiết hơn

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1] PHỦ GIA ĐỊNH CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM VÀ NÉT VĂN HÓA ĐẶC THÙ NAM KỲ Nguyễn Minh Triết Gia-Định, một địa danh kỳ cựu nhứt của vùng đất phương nam đã bị xóa tên trên bản đồ địa lý Việt Nam kể từ khi

Chi tiết hơn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Thời tiền Đường, Sa Môn Thích Đạo Tuyên ở núi Thái Nhất; Chung Nam soạn thuật. LỜI TỰA Triều Đại tiền Đường có được thiên hạ gần 40 năm, thuần phong dượm hợp;

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CUỘC THI GIẢI CỨU TRÁI ĐẤT TRẺ EM SÁNG TÁC NHÂN VẬT SIÊU ANH HÙNG ĐẨY LÙI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CUỘC THI GIẢI CỨU TRÁI ĐẤT TRẺ EM SÁNG TÁC NHÂN VẬT SIÊU ANH HÙNG ĐẨY LÙI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CUỘC THI GIẢI CỨU TRÁI ĐẤT TRẺ EM SÁNG TÁC NHÂN VẬT SIÊU ANH HÙNG ĐẨY LÙI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BẠN LÀ TRẺ EM VIỆT NAM TỪ 10-15 TUỔI? BẠN THÍCH SÁNG TẠO? VÀ BẠN MUỐN TRỞ THÀNH

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH LONG AN -------- BÁO CÁO TỔNG HỢP DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020 Đơn vị thực hiện PHÂN VIỆN QUY HOẠCH THỦY SẢN PHÍA NAM T/p. HCM,

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN IX CHƯƠNG 15 "An thương yêu! Khi anh nhận được thư này thì em không còn ở đây nữa. Đừng giận em vì đã đặt anh vào hoàn cảnh trớ trêu này, cái đám cưới mà chúng mình cùng mong chờ sẽ không thành. Anh

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca

Chi tiết hơn

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Đảm tuyệt đối an ninh, an toàn trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 Nhằm thực hiện tốt công tác chuẩn bị Tuần lễ Cấp cao APEC

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

Số 46 (7.394) Thứ Sáu ngày 15/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 46 (7.394) Thứ Sáu ngày 15/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 46 (7.394) Thứ Sáu ngày 15/2/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Kỳ vọng tuyến đường phát triển kinh tế biển Việt

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC (1975 1988) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dưới đây là một trả lời cho câu hỏi ấy. Nó đã được những

Chi tiết hơn

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/2017 http://phapluatplus.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ tại Việt Nam Sáng 5/3, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa lãnh

Chi tiết hơn

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. I Phê-rô 4:10 I: Ý nghĩa

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Cảm nghĩ về người thân - Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Author : hanoi Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo ) - Cảm nghĩ về ông nội Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ÔN VĂN HUY NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỜ SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ Chuyên ngành: Xây

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ÔN VĂN HUY NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỜ SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ Chuyên ngành: Xây BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ÔN VĂN HUY NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỜ SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy Mã số : 60.58.40 TÓM TẮT LUẬN

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi

Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông 3 3.4. MÔI TRƯỜNG ĐẤT 3.4.1. Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi trường đất các vùng nông thôn hiện nay vẫn đáp ứng

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. THƯ GỞI NỮ SĨ CHÂU PHƯỚC UYÊN Con người sống trong thế gian, cha mẹ, thọ mạng, tướng mạo,

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc)

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc) Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 1 I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ Khi nói tới vùng đất Thổ Hoàng phương bắc, trong tiềm thức của mọi người dân địa phậnvinh đều nghĩ tới đó là quê hương của hai vị Giám Mục tiên

Chi tiết hơn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ

Chi tiết hơn

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930 2010) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2010 CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN PGS, TS. TÔ HUY RỨA Uỷ viên Bộ Chính trị,

Chi tiết hơn

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12 Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12 Author : vanmau Bạn học sinh nào chưa nhớ được cốt truyện của các tác phẩm văn xuôi lớp 12 thì tham khảo bài viết sau nhé. 1. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 13 Chương 61 Xúc Nghịch Lân Giả Tử Nâng chân nhỏ lên, một cước đá văng ra, người phụ nữ kia ngã trên mặt đất, trong miệng phun ra một ngụm máu. Không ngó ngàng tới bà ta, bàn tay nhỏ nhấc thằng nhóc

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn