Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) THÔNG TIN Chương trình thực tập thực tế hiệu quả dành cho sinh viên ngành kế

Tài liệu tương tự
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

Microsoft Word - 33_CDR_ _Kinh te.doc

Microsoft Word - CDR-C-Mar

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

ScanGate document

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA DU LỊCH T CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tp. HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2018 KẾ HOẠ

CÔNG BÁO/Số ngày PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2010/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: KẾ TOÁN PHẦN I: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn 1.1. V

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

1

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

Microsoft Word - 38_CDR_ _Kinhdoanhthuongmai.doc

10. CTK tin chi - KE TOAN.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 14/2018/TT-BGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

QUỐC HỘI

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

Microsoft Word - phuctrinh

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

Microsoft Word - 75-nguyen-tac-thanh-cong.docx

Phan-tich-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-hoan-thien-cong-tac-quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-cua-tong-cong-ty-dien-luc-mien-nam.pdf

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

BP Code of Conduct – Vietnamese

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Layout 1

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Layout 1

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NAM CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ SỐ 03 (2014) BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER khoa khoa học tự nhiên 18 năm thành lập và phát triển Gi

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

ĐỀ ÁN

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Draft 1

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

?ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC MAI QUANG HUY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQGHN THEO TIẾP CẬN GIÁO DỤC SO

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - Muc dich mon hoc.doc

PETROVIETNAM Tóm tắt PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ THI HÀNH LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM Phan Thị Mỹ Hạnh Viện Dầu khí Việt Nam Phá sản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH Mã môn học: BAF305 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 16

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TÊN ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO: KHOA NGÂN HÀNG LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Vũ Thị Lệ Giang Giới tính: Nữ Ngày, th

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

TÌM HIỂU “TẬN THẾ & HỘI LONG HOA”

Table of Contents Marketing du kích: Lời nói đầu NGÀY THỨ NHẤT: Tư duy marketing du kích NGÀY THỨ HAI: Mục đích marketing NGÀY THỨ BA: Cạnh tranh và n

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHẦN I: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Về kiến thức và năng lực chuyê

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Microsoft Word - De An to chuc thi DGNLNN- DHNN-Ēua lên Website

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

I

Microsoft Word - Ēiễm báo

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Tổ chức hàng đầu thế giới chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn cho các doanh nghiệp năng động đang tăng trưởng trên quy mô toàn cầu RSM V

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯƠ C KHOA NG QUẢNG NINH Tổ 3A, Khu 4, Phố Suối Mơ, Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Điện thoại:

ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU DYNAMICS OF STRUCTURES

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 40/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018 NG

QUỐC HỘI

Nhà quản lý tức thì

Số 210 (7.558) Thứ Hai ngày 29/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

HỒ SƠ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA TINH THỂ KAl(SO4)2.12H2O I. NGƯỜI SOẠN GV: Phạm Thị Hiền Tổ Hóa Trường: Phổ t

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

One-IBC-Vietnam-FactSheet-Singapore-Final

Layout 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

Bản ghi:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 88-93 THÔNG TIN Chương trình thực tập thực tế hiệu quả dành cho sinh viên ngành kế toán Nguyễn Thị Hải Hà *, Nguyễn Thị Tuyết Chinh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Thông qua khảo sát các đối tượng sinh viên, cựu sinh viên, các cơ sở đào tạo công lập, dân lập thuộc khối kinh tế, các doanh nghiệp và trung tâm cung cấp dịch vụ thực tập, bài viết đánh giá mức độ hiệu quả của chương trình thực tập kế toán tại các trường, đề xuất các nội dung, cách thức triển khai và xây dựng mô hình thực tập hiệu quả, phù hợp với sinh viên trong ngành. Mô hình thực tập mới là nguồn tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo trong quá trình xây dựng, điều chỉnh chương trình hướng đến nâng cao năng lực thực tiễn cho người học. Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 3 tháng 3 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày tháng 3 năm 2016 Từ khóa: Thực tập kế toán, mô hình thực tập truyền thống, mô hình thực tập hiệu quả. 1. Ý nghĩa chương trình thực tập thực tế * Đối với sinh viên, chương trình thực tập thực tế mang lại những lợi ích thiết thực như: (i) Nâng cao tri thức bằng cách áp dụng học đi đôi với hành; (ii) Học hỏi kiến thức từ thực tế; và (iii) Trải nghiệm ban đầu về môi trường làm việc và văn hóa công ty. Không chỉ chiếm trọng số khá lớn trong kết quả học tập, chương trình thực tập còn giúp sinh viên có sự hình dung rõ ràng về vị trí công tác trong tương lai, những kiến thức, kỹ năng cần trang bị thêm để đáp ứng yêu cầu công việc. Đối với doanh nghiệp, trong ngắn hạn, tiếp nhận thực tập giúp doanh nghiệp bổ sung nhân sự vào thời gian mùa vụ cũng như tiết kiệm được chi phí sử dụng lao động. Bên cạnh đó, thực tập sinh cũng là nguồn cung cấp nhân lực dồi dào và chất * Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-983661749 Email: haiha1980@vnu.edu.vn 88 lượng, đơn vị có thể tuyển thực tập thành nhân viên chính thức mà không mất thời gian hay chi phí đào tạo thêm. Trong dài hạn, từ tiếp nhận thực tập, doanh nghiệp có thể nhận thấy những bất cập, khoảng cách giữa nhu cầu của doanh nghiệp và chất lượng đào tạo của nhà trường, từ đó đưa ra góp ý giúp nhà trường điều chỉnh chương trình đào tạo hiệu quả hơn, nhà tuyển dụng cũng có cơ hội tuyển chọn nhân sự phù hợp với chất lượng cao hơn. Ngoài ra, chương trình thực tập giúp phát triển mối quan hệ giữa sinh viên - nhà trường và doanh nghiệp, hướng tới liên kết sâu và rộng hơn, cân đối giữa đầu vào - đầu ra về nhân lực trong tương lai. 2. Thực trạng chương trình thực tập thực tế của các cơ sở đào tạo 2.1. Mô hình thực tập truyền thống tại các trường đại học công lập

N.T.H. Hà, N.T.T. Chinh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 88-93 89 Để nắm bắt tình hình triển khai chương trình thực tập tại các trường có ngành đào tạo trọng điểm là kế toán, đề tài tiến hành tìm hiểu về thực tập kế toán tại 7 trường đại học công lập khối kinh tế nổi bật: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các trường đại học công lập đều có học phần Thực tập tốt nghiệp được triển khai vào học kỳ 8, chiếm 10 tín chỉ trong khung chương trình đào tạo ngành Kế toán. Tùy theo quy định mỗi trường mà kết cấu phân chia học phần Thực tập tốt nghiệp khác nhau, sinh viên phải lựa chọn hoặc làm khóa luận hoặc viết báo cáo thực tập và học thêm các môn học thay thế khóa luận khác hoặc phải làm cả hai: vừa viết báo cáo thực tập vừa làm khóa luận. Tuy kết cấu các học phần khác nhau, song đối với chương trình thực tập, các trường đều quy định sinh viên tự liên hệ nơi thực tập, còn Khoa và trường chỉ hỗ trợ, giới thiệu cho những sinh viên không liên hệ được. Nội dung chương trình cũng khá tương đồng nhau, thường gồm 3 giai đoạn: (i) Thực tập tổng hợp: tổng quan về đơn vị thực tập và tổ chức công tác kế toán của đơn vị; (ii) Thực tập chuyên sâu (phục vụ cho viết báo cáo chuyên sâu hoặc làm khóa luận tốt nghiệp): sinh viên tìm hiểu chuyên sâu về các nội dung, phần hành kế toán phù hợp với đề tài đã chọn; và (iii) Hoàn thành báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp. 2.2. Các mô hình thực tập thực tế khác biệt Bên cạnh các chương trình khá tương đồng nhau ở các trường công lập, các trường dân lập được khảo sát gồm Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Đại Nam và Đại học Dân lập Văn Lang cho thấy các mô hình thực tập khác biệt, với tính thực tiễn và tính ứng dụng cao. Tại Đại học Nguyễn Trãi, Khoa Kế toán đã tiến hành đổi mới phương thức giảng dạy theo mô hình Nhật Bản. Theo hướng gắn với nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp, 70% thời lượng học tập sẽ dành cho việc thực hành, 30% còn lại là lý thuyết. Khoa có các câu lạc bộ, phòng mô phỏng giúp sinh viên nhận biết các hóa đơn, tài liệu thực tế tại doanh nghiệp, ngân hàng, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu trong nghề kế toán. Với mô hình tiên tiến này, ngay trong 3 tháng đầu năm nhất, sinh viên đã được đào tạo nghề kế toán thực hành, chọn một trong các chuyên ngành nhỏ như báo cáo thuế, lập bảng lương Tương tự, 2-3 tháng đầu mỗi năm học, sinh viên được đào tạo các kỹ năng quản lý cấp trung, kỹ năng giám đốc điều hành trong lĩnh vực kế toán. Xuyên suốt trong 4 năm học, lịch học và thực tập được thực hiện xen kẽ: buổi sáng học tại trường, buổi chiều thực tập tại các doanh nghiệp đã ký kết trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay Đại học Nguyễn Trãi đã ký kết hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, giúp sinh viên có cơ hội thực tập và làm việc tại doanh nghiệp ngay từ năm đầu tiên [1]. Tại Đại học Đại Nam và Đại học Dân lập Văn Lang, việc đào tạo được gắn liền với thực tiễn thông qua các mô hình thực hành tại phòng kế toán ảo ngay tại trường. Cụ thể, tại Đại học Đại Nam, toàn bộ quá trình thực tập 16 tuần được chia thành 2 giai đoạn: Thực tập tổng quan và thực tập chuyên môn. Trong đó, thực tập tổng quan được thực hiện trong 4 tuần, sinh viên được tìm hiểu chung về quá trình hình thành phát triển, bộ máy quản lý, quy trình hoạt động, đặc điểm tổ chức kế toán, quy trình luân chuyển và lưu trữ các loại chứng từ tại doanh nghiệp. Còn với thực tập chuyên môn, sinh viên được thực tập tại phòng kế toán ảo do các cán bộ, giảng viên đảm nhiệm tại trường và tại các địa phương liên kết [2]. Thay vì làm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên được chuyển sang học 2 chuyên đề kỹ năng chuyên sâu: (i) Kỹ năng lập, xử lý chứng từ và ghi sổ kế toán; (ii) Kỹ năng lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế. Sinh viên tập làm kế toán trên Excel cho một doanh nghiệp ảo với đầy đủ các loại chứng từ gốc phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tương tự, chương trình Mô phỏng kế toán của Đại học Dân lập Văn Lang giúp sinh viên được làm kế toán theo các cấp độ như là một nhân viên kế toán thực thụ tại doanh nghiệp. Qua chương trình mô phỏng, sinh viên sẽ hệ thống hóa toàn bộ kiến thức lý thuyết đã

90 N.T.H. Hà, N.T.T. Chinh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 88-93 học và tích lũy các kỹ năng chuyên môn cần thiết để tự tin vào làm việc chính thức tại các doanh nghiệp sau khi ra trường [3]. 2.3. Đánh giá thực trạng các mô hình thực tập thực tế Thực trạng cho thấy hầu hết các trường công lập với số lượng sinh viên rất lớn đều triển khai thực tập bằng cách để sinh viên tự liên hệ với các doanh nghiệp và quản lý quá trình thực tập của sinh viên thông qua báo cáo kết quả cuối kỳ thực tập. Cách triển khai này tạo điều kiện cho sinh viên tăng tính chủ động và học hỏi từ thực tiễn, đồng thời cũng là yếu tố chính giúp giảm tải áp lực cho Khoa, nhà trường trong việc liên hệ và tổ chức thực tập với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng triển khai thực tập tại các trường cũng xuất hiện nhiều bất cập và kết quả thực tập thực tế không như mong muốn. Các nguyên nhân khách quan chủ yếu do đặc thù ngành kế toán và đến từ phía doanh nghiệp. Không chỉ do thông tin, dữ liệu cần được bảo mật, doanh nghiệp còn chưa nhìn thấy được các lợi ích khi tiếp nhận thực tập sinh, chưa coi trọng khả năng của sinh viên, cũng như không muốn bỏ thời gian hay cắt cử nhân viên hướng dẫn thực tập, do đó nhiều đơn vị từ chối tiếp nhận thực tập hoặc tiếp nhận nhưng không có nội dung thực tập cụ thể, không phân công đúng chuyên môn, sinh viên không được tạo điều kiện tiếp cận với số liệu và với thực tiễn công việc. Về phía chủ quan, hầu hết các trường chưa chú trọng đến vấn đề định hướng nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của quá trình thực tập thực tế. Việc liên hệ thực tập chủ yếu dựa vào các mối quan hệ cá nhân của sinh viên, đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực, như sinh viên không đi thực tập nhưng vẫn có báo cáo được đóng dấu, hoặc sao chép, mua báo cáo của nhau, rất khó kiểm soát chất lượng thực tập. Những bất cập, tồn tại trên đã biến kỳ thực tập của rất nhiều sinh viên thành quãng thời gian lãng phí, mang tính hình thức, không mang lại lợi ích thiết thực cho cả sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp. Các mô hình thực tập tiên tiến tại Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Đại Nam hay Đại học Dân lập Văn Lang đã khắc phục được những điểm yếu của các trường công lập trên, mang lại hiệu quả rõ rệt về chất lượng và nâng cao khả năng kiểm soát của Khoa, nhà trường. Song để có thể triển khai các mô hình này, nhà trường cần trang bị đầy đủ hơn về điều kiện cơ sở vật chất, cần có kinh phí để lập kế hoạch, thiết kế chương trình và đưa vào vận hành hàng năm. Về dài hạn, nhà trường cần có mối liên kết sâu, rộng với các doanh nghiệp trên địa bàn, cần xây dựng uy tín, thương hiệu, đảm bảo giáo dục toàn diện, cung cấp nguồn nhân lực đạt yêu cầu, đáng tin cậy cho doanh nghiệp. 3. Định hướng, đề xuất xây dựng chương trình thực tập thực tế hiệu quả 3.1. Định hướng xây dựng chương trình thực tập thực tế hiệu quả Căn cứ vào kết quả khảo sát các đối tượng gồm sinh viên, doanh nghiệp, nhà trường, các trung tâm cung cấp dịch vụ thực tập thực tế, bài viết định hướng chương trình thực tập thực tế hiệu quả cho sinh viên ngành kế toán có kết cấu 3 phần: (i) Định hướng nghề nghiệp và rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho sinh viên, (ii) Thực hành kế toán trên Excel và trên phần mềm và (iii) Trải nghiệm thực tế trực tiếp tại doanh nghiệp [4]. Thay vì chỉ chú trọng vào nghiệp vụ bằng cách thực tập tại doanh nghiệp như hiện tại, mô hình bổ sung thêm 2 phần về định hướng nghề nghiệp và thực hành kế toán máy, hướng tới đào tạo, rèn luyện sinh viên một cách toàn diện hơn, đáp ứng được các mục tiêu đề ra: giúp sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc, áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn, đảm bảo chuẩn đầu ra của ngành, hướng tới cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội, đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng. 3.2. Đề xuất mô hình thực tập thực tế hiệu quả Trước tiên, về thời điểm thực tập, thay vì đồng loạt triển khai vào học kỳ 8 (cuối năm thứ 4) như hiện tại, các trường nên triển khai

N.T.H. Hà, N.T.T. Chinh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 88-93 91 chương trình thực tập thực tế vào thời điểm sau khi học kỳ 6 (tức năm học thứ 3) kết thúc. Khi đó, sinh viên đã tích lũy đủ kiến thức cần thiết để thực tập. Mặt khác, vào thời điểm tháng 11, tháng 12 hàng năm (học kỳ 7), hầu hết các công ty, đặc biệt các công ty kiểm toán và công ty cung cấp dịch vụ kế toán, do tính chất mùa vụ của ngành, đều đăng tin tuyển dụng thực tập sinh. Do đó, nếu triển khai thực tập vào sau học kỳ 6, sinh viên sẽ được trang bị thêm các vấn đề thực tiễn bổ ích, nâng cao sức cạnh tranh, nắm bắt cơ hội thực tập tại các công ty lớn như Big4, Grant Thornton Sau 2 khóa thực tập gồm thực tập do trường triển khai và thực tập do sinh viên tự ứng tuyển, sinh viên hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhận các công việc thực tiễn ngay sau khi tốt nghiệp. Tiếp theo, về nội dung và cách thức triển khai thực tập, theo định hướng kết cấu 3 phần, bài viết đề xuất nội dung cụ thể từng phần như sau: Phần 1: Định hướng nghề nghiệp và rèn luyện các kỹ năng cơ bản Do đề tài hướng đến xây dựng và đưa vào áp dụng chương trình thực tập mới cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế nên các vấn đề về nội dung, phương thức thực tập đều dựa trên khảo sát của sinh viên trong Trường. Kết quả khảo sát 86 sinh viên và cựu sinh viên ngành Kế toán thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy: gần 70% ý kiến nhận định thực hành kỹ năng phục vụ ứng tuyển và thực hành kỹ năng giao tiếp cơ bản rất cần trang bị cho sinh viên trong quá trình thực tập, mức điểm đánh giá trung bình đạt 4,55 và 4,52 (trên thang điểm 5). Hai chuyên đề khác cũng có kết quả điểm trên 4 gồm: Định hướng nghề nghiệp và Đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán. Đối với các doanh nghiệp, các kỹ năng này cũng rất được coi trong khi 30/32 doanh nghiệp được khảo sát yêu cầu ứng viên phải thành thạo tin học văn phòng; tiếp theo là kỹ năng sử dụng Internet, các thiết bị văn phòng và kỹ năng lập luận, phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Như vậy, phần 1 có thể được triển khai theo 4 chuyên đề chính, thời lượng từ 4 buổi đến 6 buổi: (i) Định hướng nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; vấn đề rủi ro nghề nghiệp và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán; (ii) Trao đổi và thực hành các kỹ năng giao tiếp cơ bản; (iii) Kỹ năng tin học văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng thông dụng (máy in, máy fax, photo, scan ) và (iv) Kỹ năng phục vụ ứng tuyển: viết CV, thư ứng tuyển và phỏng vấn. Để thực hiện các nội dung trên, nhà trường có thể tự tổ chức dưới dạng hội thảo hoặc nói chuyện chuyên đề, mời các chuyên gia trong ngành đến giao lưu với sinh viên tại trường; hoặc phối hợp với một trung tâm cung cấp dịch vụ thực tập có đội ngũ chuyên gia kỹ năng cùng thực hiện. Có thể thấy, Phần 1gồm các nội dung có tính ứng dụng cao cùng với cách thức tổ chức đơn giản, dễ thực hiện, định hướng nghề nghiệp và rèn luyện các kỹ năng cơ bản nên các trường có thể ưu tiên đưa vào triển khai ngay trong ngắn hạn, bổ sung phần khuyết thiếu lớn mà chương trình thực tập hiện tại đang gặp phải. Phần 2: Thực hành kế toán trên Excel và trên phần mềm Với 2 phòng học máy tính rộng 280 m 2 và 1 phòng ngân hàng thực hành rộng 200 m 2, Đại học Đại Nam đã triển khai thực tập thực hành kế toán trên Excel từ năm 2015. Trao đổi về mô hình thực tập mới, ThS. Lê Thế Anh - Trưởng khoa Kế toán Đại học Đại Nam cho biết: Để thực hiện chương trình, ngoài điều kiện về phòng học, máy in và các trang thiết bị cần thiết, các giảng viên của trường đã phải rất nỗ lực nghiên cứu, đầu tư nhiều thời gian đi khảo sát và làm việc thực tế tại doanh nghiệp bằng các phần mềm kế toán chuyên dụng và bằng Excel để xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đúng thực tế cho sinh viên thực hành [2]. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường, đặc biệt các trường đại học công lập đều có đủ điều kiện để triển khai mô hình tiên tiến này. Do đó, bài viết đề xuất: Trong ngắn hạn, nhà trường có thể ký kết để đưa sinh viên đến học và thực tập tại các trung tâm đào tạo kế toán chuyên nghiệp (có tới 90,7% sinh viên, cựu sinh viên được khảo sát đồng ý với giải pháp

92 N.T.H. Hà, N.T.T. Chinh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 88-93 này). Việc chọn đối tác cần được nhà trường chú trọng, và cuối mỗi kỳ lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về chất lượng dịch vụ của đối tác. Dưới sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và nguồn tài liệu phong phú của các trung tâm, sinh viên có thể tiếp cận thực tiễn dễ dàng hơn, gạt bỏ những khó khăn cố hữu đến từ vấn đề bảo mật thông tin, số liệu tại các doanh nghiệp khi tiếp nhận thực tập kế toán. Các nội dung nên đưa vào trong phần 2 gồm: (i) Hệ thống lại kiến thức cơ bản về kế toán; (ii) Thực hành viết hóa đơn và xử lý các trường hợp liên quan đến hóa đơn như viết sai, mất, cháy, hỏng ; (iii) Hướng dẫn cách kẹp chứng từ, sắp xếp và viết chứng từ đúng, đầy đủ, hợp lý; (iv) Thực hiện kỹ năng làm sổ sách và các báo cáo cần thiết trên Excel và trên phần mềm kế toán phổ biến (Fast/Misa) cho các loại hình doanh nghiệp: thương mại, dịch vụ và sản xuất; (v) Hướng dẫn cách đọc, phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Thời lượng cho phần này vào khoảng 12-14 buổi. Trong dài hạn, các trường nên có kế hoạch xây dựng mô hình mô phỏng kế toán như Đại học Đại Nam và Đại học Dân lập Văn Lang nhằm tạo thế chủ động cho cả nhà trường và sinh viên, đồng bộ khung chương trình giữa đào tạo lý thuyết với thực tập. Các doanh nghiệp cũng thể hiện sự ủng hộ, nhất trí cao khi 31/32 đơn vị đồng ý và 15 đơn vị sẵn sàng tham gia hỗ trợ nhà trường triển khai phương án dài hạn có tính chiến lược này. Tuy không dễ triển khai như Phần 1, cũng như cần thêm nhiều điều kiện khác, song kinh nghiệm từ Đại học Đại Nam và sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp sẽ tạo ra ưu thế lớn giúp các cơ sở đào tạo rút ngắn thời gian hoàn thiện các yếu tố cần thiết, tạo ra bước ngoặt cơ bản trong tư duy và cách thức tổ chức thực tập, xóa bỏ rào cản giữa học và hành, để sinh viên ra trường đủ năng lực hành nghề, cung và cầu về lao động tìm được điểm cân bằng hơn. Phần 3: Thực tập trực tiếp tại doanh nghiệp Trải nghiệm thực tập trực tiếp tại doanh nghiệp là giai đoạn cuối cùng của chương trình thực tập. Trong khi phần lớn các trường để sinh viên tự tìm kiếm doanh nghiệp thực tập thì nguyện vọng của sinh viên lại theo hướng khác: 43% cho rằng nhà trường nên hỗ trợ liên hệ giúp sinh viên; 44,2% ủng hộ giải pháp ký hợp đồng với một công ty cung ứng dịch vụ chuyên hướng dẫn sinh viên đi thực tập, chỉ có 7% ủng hộ sinh viên tự liên hệ, còn lại là các ý kiến khác. Các doanh nghiệp cũng có chung quan điểm khi 78,3% đồng tình với cách kết hợp để sinh viên tự liên hệ và nhà trường hỗ trợ những sinh viên không liên hệ được. Kết quả khảo sát đã khẳng định vai trò chủ chốt của nhà trường, như vậy, nhà trường nên ký kết hợp tác với các doanh nghiệp hoặc ký kết với các trung tâm cung cấp dịch vụ thực tập để đưa ra một danh mục cụ thể các công việc mà sinh viên được thực hiện khi thực tập. Tuy nhiên, đối với cách thức này, sinh viên và nhà trường phải đối mặt với một khoản chi phí để ký kết hợp tác và đưa sinh viên tham gia thực tập. Trong khi mức hỗ trợ của các trường công lập không đủ để trang trải, như Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay hỗ trợ 300.000 đồng/sinh viên trong quá trình thực tập, thì kết quả khảo sát cho thấy: 53,8% sinh viên, cựu sinh viên sẵn sàng đóng thêm mức phí 1.200.000 đồng, 26,5% đồng ý đóng thêm 1.800.000 đồng, 7,5% có thể bỏ ra 2.200.000 đồng, còn lại 12,5% là ý kiến khác. Mức phí cần thiết còn phụ thuộc vào chất lượng đào tạo và thời lượng chương trình. Nhà trường và sinh viên cùng chung sức đóng góp cho thấy triển vọng tích cực có thể thực hiện giải pháp này trong ngắn hạn. Trong dài hạn, nhà trường nên gắn kết chặt chẽ các hoạt động đào tạo của khoa với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm thêm ngay trong quá trình học tập, như mô hình tại Đại học Nguyễn Trãi. Giải pháp này cũng nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao từ phía doanh nghiệp với gần 94% doanh nghiệp đồng ý và có 25% đơn vị sẵn sàng tham gia mạng lưới liên kết tiếp nhận thực tập, hướng tới giải quyết vấn đề đầu ra cho nhân sự kế toán và nhà trường đào tạo, cung cấp đúng nhân sự doanh nghiệp cần, đáp ứng nhu cầu xã hội.

N.T.H. Hà, N.T.T. Chinh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 88-93 93 Có thể nhận thấy, việc cho sinh viên đến các cơ sở thực tế là phương thức thực tập hiện tại mà các trường đang triển khai. Tuy vậy, cách triển khai để chương trình thực tập trực tiếp tại doanh nghiệp phát huy được ưu điểm về tính thực tiễn và khắc phục một số bất cập còn tồn tại như tính hình thức hay bệnh thành tích, tiêu cực là mục tiêu mà Phần 3 của mô hình thực tập mới hướng đến. Như vậy, mô hình thực tập kế toán đề xuất với kết cấu 3 phần đã bổ sung thêm các nội dung cần thiết, bước đầu khắc phục được những hạn chế của chương trình thực tập thực tế hiện tại, hướng tới nâng cao tính thực tiễn, năng lực cạnh tranh cho sinh viên trong môi trường lao động hội nhập toàn cầu. Các trường có thể tham khảo và tiến hành nghiên cứu thêm, từ đó đưa ra những điều chỉnh, xây dựng mô hình phù hợp, hiệu quả nhất cho sinh viên của mình Tài liệu tham khảo [1] Đại học Nguyễn Trãi, Chương trình đào tạo ngành Kế toán, http://daihocnguyentrai.edu.vn/khoa-ke-toan/ và http://goo.gl/hpnwy0, đăng tải ngày 11/07/2015. [2] Lê Thế Anh, Khoa Kế toán đổi mới phương thức thực tập tốt nghiệp, http://goo.gl/vkxsy7, đăng tải ngày 12/07/2015. [3] Nguyễn Thị Thu Vân, Mô phỏng hoạt động kế toán doanh nghiệp - Chương trình đào tạo đặc biệt của Khoa Kế toán Kiểm toán, http://goo.gl/ikosm4, đăng tải ngày 08/08/2013. [4] Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Thị Hương Liên, Đề tài Nâng cao hiệu quả chương trình thực tập thực tế cho sinh viên ngành Kế toán và kết quả khảo sát của đề tài, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. [5] Lê Tuấn Bách, Chu Mai Linh, Hoạt động liên kết trường đại học với doanh nghiệp - Áp dụng cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học An Giang, 5 (2015) 1. [6] Trịnh Thị Hoa Mai, Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế - Luật 24 (2008) 30. [7] Nguyễn Đình Luận, Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 22 (2015) 32. Effective Internships for Students of Accounting Academic Programs Nguyen Thi Hai Ha, Nguyen Thi Tuyet Chinh VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam Abstract: Through interviewing students, alumni, private and public educational institutions with economics programs, enterprises and centers providing internship services, the article assesses the effectiveness of accounting internship programs, proposing contents, implementation and internships suitable for students of accounting academic programs. The new internship model will provide a helpful reference for educational institutions in developing and adjusting their academic programs so as to improve student s practical skills. Keywords: Accounting internship, traditional internship model, effective internship model.