ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN

Tài liệu tương tự
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

NguyenThiThao3B

Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

MỞ ĐẦU

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

QUỐC HỘI

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ QUỲNH THẾ GIỚI NGHỆ

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

ĐỀ CƯƠNG BÀI LUẬN VẦ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o NGÔ THANH SƠN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

MỞ ĐẦU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LU

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

A

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Microsoft Word - Giao duc va nang cao suc khoe.doc

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ Nam Định, năm 2016

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

Layout 1

QT04041_TranVanHung4B.docx

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

MỤC LỤC

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƢƠNG THỊ YẾN NHI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Microsoft Word - CTĐT_TS_KTĐKTĐH.docx

ƯỚNG Nguyễn Amể BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGUYỄN VĂN TINH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN V

Luan an ghi dia.doc

Layout 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DUNG BÁO CHÍ HÀ NỘI VỀ VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRON

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH

PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC NĂM 2017 Thưa các đồng chí

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

MỞ ĐẦU

Layout 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ NGỮ

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

LỜI CAM ĐOAN

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH DU LỊCH MẠO HIỂM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỊ TRẤN SAPA - HUYỆN SAPA TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐ

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

MỞ ĐẦU

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TR

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN NAM QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở CỤC THUẾ TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

Where your success determines ours INTERNAL NEWSLETTER 2013 THE SUNSHINE Số 02 Tháng

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU DYNAMICS OF STRUCTURES

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

SỔ TAY NHÂN VIÊN SỔ TAY NHÂN VIÊN

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Cúc cu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

Phần mở đầu

Bản ghi:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THANH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Ngọc Thanh. Các số liệu và trích dẫn cũng như những kết luận khoa học của luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Thời báo Kinh tế Việt Nam đã giúp tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, cung cấp thông tin và khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp chân thành của quý thầy cô, các bạn và đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Thời báo Kinh tế Việt Nam Tác giả: Trƣơng Thị Tuyết Mai Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: *Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN từ 2011 đến nay và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực cho TBKTVN trong giai đoạn từ 2015 đến 2020. Từ đó tạo sự chủ động trong bố trí, sử dụng đội ngũ nhân lực với mục đích đưa Thời báo Kinh tế Việt Nam trở thành Tập đoàn báo chí kinh tế lớn mạnh nhất trong hệ thống báo chí tại Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan báo chí nói chung và TBKT nói riêng. - Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan báo chí nói chung và TBKT nói riêng, chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, tồn tại, thiếu sót, đồng thời rút ra những kinh nghiệm trong công tác phát triển nguồn nhân lực của TBKTVN. - Đề xuất phương hướng cũng như các giải pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn từ 2015 2020.

Những đóng góp mới của luận văn: - Luận văn góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận và làm rõ hơn những vấn đề về năng lực nghề nghiệp báo chí kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, vai trò quyết định của vấn đề phát triển nguồn nhân lực với kết quả xuất bản và hoạt động thương mại của Tòa soạn TBKTVN. - Trên cơ sở tổng hợp, thống kê, đánh giá thực trạng tình hình phát triển nguồn nhân lực của TBKTVN từ năm 2011 đến nay. Đồng thời đề xuất những tiêu chí đánh giá chất lượng phóng viên và các giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực đội ngũ phóng viên của TBKTVN trong giai đoạn tới.

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT... i DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ... ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU... iii MỞ ĐẦU... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ... 8 1.1 Tổng quan nghiên cứu... 8 1.2 Cơ sở chung về phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ phóng viên tại TBKTVN... 10 1.2.1 Một số khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và mục tiêu của phát triển nguồn nhân lực... 10 1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan báo chíerror! Bookmark not defined. 1.3 Một số kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển đội ngũ nhân lực làm báo... Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Một số kinh nghiệm Quốc tế... Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Một số kinh nghiệm trong nước... Error! Bookmark not defined. 1.3.3 Bài học rút ra cho TBKTVN... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN... Error! Bookmark not defined. 2.1 Phương pháp luận... Error! Bookmark not defined. 2.2 Các phương pháp nghiên cứu... Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Phương pháp Phân tích... Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Phương pháp Thống kê mô tả... Error! Bookmark not defined. 2.2.3 Phương pháp So sánh... Error! Bookmark not defined. 2.2.4 Phương pháp Tổng hợp... Error! Bookmark not defined. 2.2.5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu... Error! Bookmark not defined.

2.2.6 Xử lý số liệu... Error! Bookmark not defined. 2.3 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu Error! Bookmark not defined. 2.4 Các bước thực hiện và thu thập số liệu... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2014... Error! Bookmark not defined. 3.1 Tổng quan về TBKTVN... Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển... Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Mô hình tổ chức và cơ cấu phòng ban của TBKTVNError! Bookmark not defined. 3.1.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban... Error! Bookmark not defined. 3.1.4 Tình hình xuất bản và thương mại của TBKTVN 5 năm gần đây... Error! Bookmark not defined. 3.2 Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN... Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Công tác phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVNError! Bookmark not defined. 3.2.2 Công tác tuyển dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển Error! Bookmark not defined. nguồn nhân lực tại TBKTVN.... Error! Bookmark not defined. 3.3 Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực phóng viên báo chí tại Tòa soạn TBKTVN... Error! Bookmark not defined. 3.3.1 Về số lượng nguồn nhân lực và cơ cấu... Error! Bookmark not defined. 3.3.2 Về Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua đào tạo... Error! Bookmark not defined. 3.3.3 Về công tác tuyển dụng... Error! Bookmark not defined. 3.3.4 Về Công tác đãi ngộ... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TBKTVN TỪ NAY ĐẾN 2020Error! Bookmark not defined. 4.1 Tình hình Phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác phát triển NNL của TBKTVN trong các năm sắp tới.... Error! Bookmark not defined. 4.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội... Error! Bookmark not defined. 4.1.2 Ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế xã hội đến công tác phát triển NNL của TBKTVN... Error! Bookmark not defined. 4.1.3 Mục tiêu của công tác phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN... Error! Bookmark not defined. 4.2 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Tòa soạn TBKTVN Error! Bookmark not defined. 4.2.1 Định hướng chung... Error! Bookmark not defined. 4.2.2 Định hướng cụ thể... Error! Bookmark not defined. 4.2.3 Định hướng đào tạo... Error! Bookmark not defined. 4.2.4 Một số nguyên tắc khi phát triển nguồn nhân lựcerror! Bookmark not defined. 4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN Error! Bookmark not defined. 4.3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác phát triển nguồn nhân lực Error! Bookmark not defined. 4.3.2 Đổi mới trong xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo gắn với phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ... Error! Bookmark not defined. 4.4 Kiến nghị với ban lãnh đạo TBKTVN về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢError! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 15

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BTV Biên tập viên 2 CBNV Cán bộ nhân viên 3 CBPV Cán bộ phóng viên 4 CBPVNV Cán bộ phóng viên nhân viên 5 GUIDE The Guide 6 HKHKTVN Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam 7 NNL Nguồn nhân lực 8 PV Phóng viên 9 PH Phát hành 10 QC Quảng cáo 11 TW Trung Ương 12 TBKTVN Thời báo Kinh tế Việt Nam 13 TBT Tổng biên tập 14 VET Vietnam Economic Times i

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT Số hiệu Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức của TBKTVN 41 2 Sơ đồ 3.2 Quy trình nghiệp vụ 42 3 Biều đồ 3.1 Biểu đồ tăng trưởng kỳ phát hành 50 4 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ tổ chức thương mại 51 ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Số lượng xuất bản của TBKTVN 50 2 Bảng 3.2 Doanh thu các ấn phẩm của TBKTVN qua các năm 52 3 Bảng 3.3 Số lượng nguồn nhân lực theo các năm 2011-2014 52 4 Bảng 3.4 Số lượng nhân lực PV các năm 2011-2014 52 5 Bảng 3.5 Cơ cấu nguồn nhân lực qua các năm theo giới tính 53 6 Bảng 3.6 Cơ cấu nguồn nhân lực qua các năm theo độ tuổi 53 7 Bảng 3.7 Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn 54 8 Bảng 3.8 Cơ cấu nguồn nhân lực theo thâm niên công tác 55 9 Bảng 3.9 Trình độ tiếng Anh qua các năm 56 10 Bảng 3.10 Trình độ chính trị tại tòa soạn qua các năm 57 11 Bảng 3.11 Một số chuyên đề đào tạo trong năm 2013-2014 57 12 Bảng 3.12 Kinh phí dành cho đào tạo qua các năm 58 13 Bảng 3.13 Dự báo nhu cầu nhân lực PV, BTV đến năm 2020 tại TBKTVN 62 iii

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân lực luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của một tổ chức, một cơ quan báo chí. Phát triển nguồn nhân lực vì vậy càng cần thiết cho sự tồn tại, phát triển nhất là trong xu thế đa dạng hóa nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặt ra nhiều vấn đề mới như khủng hoảng tài chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới, rồi lạm phát, rồi tỷ giá, sự nhảy múa của giá vàng,v.v đến nhiều vấn đề lớn như cơ cấu lại kinh tế vĩ mô và các ngành, vấn đề môi trường, phát hiện vấn đề và nhất là xử lý vấn đề đúng đắn đòi hỏi đội ngũ phóng viên phải nâng cao trình độ kiến thức về lý luận, về đường lối, về cuộc sống mới viết tốt được. Bên cạnh đó trình độ bạn đọc, nhất là yêu cầu về thông tin kinh tế của các doanh nhân càng ngày càng cao. Tính nhạy cảm của các vấn đề thông tin kinh tế cũng như cách tiếp cận đối với các cấp lãnh đạo nhà nước, càng đòi hỏi không chỉ đội ngũ phóng viên, mà cả ban biên tập cùng phải nâng cao trình độ, năng lực làm báo, đặc biệt là không ngừng phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Chính vì thế phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ phóng viên có vai trò rất quan trọng nếu không nói là quyết định với vấn đề nâng cao chất lượng các ấn phẩm tại Thời báo Kinh tế Việt Nam. Đây là vấn đề của các biện pháp tổng hợp từ tuyển dụng, kiến thức năng lực, phẩm chất đến tổ chức chỉ đạo của toàn bộ máy để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của Báo là tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, TBKTVN phát triển ngày càng lớn mạnh với 5 ấn phẩm báo chí là Thời báo Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times, Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng, tạp chí The Guide và báo điện tử Vneconomy, đối tượng độc giả tăng nhanh về số lượng, chất lượng và rất đa dạng. Được thành lập từ năm 1991 đến nay sau gần 25 năm hoạt động, TBKTVN đã có rất nhiều đổi mới cả về mỹ thuật, chất lượng và số lượng phát hành. Thu hút được hơn 200 cán 4

bộ nhân viên có trình độ từ Giáo sư, Phó GS, Tiến sỹ, Thạc sỹ và tốt nghiệp đại học loại giỏi. Nhờ đó đã góp phần vào công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước một cách trực quan có hiệu quả, nhận được nhiều thư khen và chúc mừng của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, để thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích, đặc biệt là góp phần định hướng thông tin trước những vấn đề xã hội quan tâm liên quan đến tư tưởng, lý luận, kinh tế và văn hóa nhằm ổn định tư tưởng chính trị trong nhân dân để phát triển kinh tế tại các thành phố lớn cũng như trên cả nước đòi hỏi đội ngũ làm báo phải phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, công tác phát triển nguồn nhân lực của TBKTVN còn nhiều hạn chế, nếu không được duy trì và củng cố có thể trong tương lai sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của công tác báo chí kinh tế trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế toàn cầu; tổ chức nhân sự chưa thực sự khoa học; quản lý nhân sự còn nhiều kẽ hở, thiếu kiểm tra, kiểm soát; chính sách cho người tài và bảo vệ người tài chưa đáp ứng được nguyện vọng của CBNV, chưa khai thác tốt chất xám và năng lực của bộ phận phóng viên, biên tập viên và nhân sự làm công tác thương mại, bên cạnh đó cũng chưa áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào quản lý nhân sự v.v... vì vậy còn nhiều hạn chế cho chiến lược phát triển của Tòa soạn trong 05 đến 10 năm tới. Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, để tiếp tục nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, TBKTVN cần tìm ra những giải pháp hữu hiệu tiếp tục đổi mới chính sách, nhằm phát triển, nâng cao chất lượng và quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo sức mạnh tập thể để theo kịp xu thế cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí và các loại hình báo chí. Đây cũng là lý do để tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài luận văn:" Phát triển nguồn nhân lực tại Thời báo Kinh tế Việt Nam". Luận văn này nhằm trả lời các câu hỏi chính sau: 5

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN từ 2011 đến nay như thế nào? Cần có những giải pháp gì để phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN từ nay đến 2020? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 2.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN từ 2011 đến nay và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực cho TBKTVN trong giai đoạn từ 2015 đến 2020. Từ đó tạo sự chủ động trong bố trí, sử dụng đội ngũ nhân lực với mục đích đưa Thời báo Kinh tế Việt Nam trở thành Tập đoàn báo chí kinh tế lớn mạnh nhất trong hệ thống báo chí tại Việt Nam. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan báo chí nói chung và TBKT nói riêng. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan báo chí nói chung và TBKT nói riêng, chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, tồn tại, thiếu sót, đồng thời, rút ra những kinh nghiệm trong công tác phát triển nguồn nhân lực của TBKTVN. Đề xuất phương hướng cũng như các giải pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn từ 2015 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: là công tác phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực của đội ngũ phóng viên TBKTVN - Phạm vi về không gian và thời gian: đề tài được nghiên cứu tại TBKTVN 6

với các số liệu trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014. - Giới hạn nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi nhân lực của đội ngũ phóng viên TBKTVN và công tác phát triển nguồn nhân lực từ năm 2011 đến nay và những đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. - Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề có nội hàm rộng, bao gồm các chức năng công việc của quản trị nguồn nhân lực với mục đích phát triển nhân lực, đó là thu hút và tuyển dụng nhân lực bổ nhiệm và sử dụng nhân lực; khích lệ, duy trì nhân lực; đào tạo và bồi dưỡng và luận văn chủ yếu tập trung vào đào tạo, các vấn đề khác cũng sẽ nghiên cứu nhưng chủ yếu để hỗ trợ cho nghiên cứu về đào tạo. - Mục tiêu của công tác đào tạo là nâng cao năng lực và phát triển tiềm năng của phóng viên, biên tập viên nhằm đáp ứng các yêu cầu của chức năng nhiệm vụ. Hoạt động đào tạo là hoạt động đầu tư chiến lược vì đào tạo mang lại lợi ích lâu dài cho Tòa báo, đào tạo là cơ sở quan trọng nhất để có thể phát triển tốt nguồn nhân lực của tổ chức. - Lý do chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2011, vì đây là thời điểm đánh dấu 20 năm hình thành và phát triển của TBKTVN. 4. Đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận và làm rõ hơn những vấn đề về năng lực nghề nghiệp báo chí kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, vai trò quyết định của vấn đề phát triển nguồn nhân lực với kết quả xuất bản và hoạt động thương mại của Tòa soạn TBKTVN. Trên cơ sở tổng hợp, thống kê, đánh giá thực trạng tình hình phát triển nguồn nhân lực của TBKTVN từ năm 2011 đến nay. Đồng thời đề xuất những tiêu chí đánh giá chất lượng phóng viên và các giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực đội ngũ phóng viên của TBKTVN trong giai đoạn tới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được tác giả chia thành 4 chương như sau: 7

Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và một số cơ sở chung về phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan báo chí. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu của luận văn Chƣơng 3: Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN giai đoạn 2011-2014. Chƣơng 4: Phương hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN đến 2020. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ 1.1 Tổng quan nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về nguồn nhân sự chất lượng cao như tác giả Phạm Minh Hạc với Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996. Tác giả Nguyễn Lộc, Lê Thị Hồng Điệp, Lê Minh Thông có nhiều bài viết về cơ cấu nguồn nhân lực, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh nghiệm trọng dụng nhân tài của một số quốc gia Châu á và hàm ý cho Việt Nam. Nghiên cứu của hai tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm trong cuốn sách: Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 1996. Các tác giả đã giới thiệu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới, tập trung nghiên cứu lĩnh vực giáo dục đào tạo, yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực và một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này của nước ta. Viện Phát triển giáo dục, 2002: Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực. Cuốn sách đã tập hợp kết quả nghiên cứu của các 8

nhà khoa học và các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm, chính sách về phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời đề xuất một khung chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo. "Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh nghiệm Đông á" của Viện kinh tế thế giới, NXB Khoa học Xã hội (2003). Cuốn sách đã giới thiệu các thành tựu đạt được của nhóm nước trong khu vực trong phát triển nhân lực thông qua giáo dục đào. Cuốn sách Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vần đề lý luận và thực tiễn của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân. Nhà XB Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 2004. Cuốn sách là tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết, bài tham luận tại Hội thảo của đề tài KX.05.11 thuộc chương trình Khoa học Công nghệ cấp nhà nước KX.05(giai đoạn 2001-2005), với các vấn đề lý luận, kinh nghiệm và những khuyến nghị thiết thực trong quản lý nguồn nhân lực của Việt Nam. Nguyễn Văn Thành (2008): Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sỹ của Phan Thủy Chi (2008) "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường Đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế". Đây là tài liệu tham khảo tốt cho tác giả về cơ sở - lý luận đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Quang Hòa(2009) Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thư ký Tòa soạn trong cơ quan báo chí. Đây là tài liệu tham khảo cho tác giả về các công việc cụ thể của một Ban thư ký Tòa soạn và mối liên hệ với Phóng viên. Phân tích mặt được và chưa được ở một số ấn phẩm báo chí trong nước thông qua khảo sát tại một số báo để Ban thư ký tòa soạn các báo tham khảo. * Khoảng trống cần nghiên cứu Những nghiên cứu trên đã mang lại cho tác giả những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và những định hướng trong nhìn nhận về công tác phát triển nguồn nhân lực nói chung. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào về Phát triển nguồn 9

nhân lực tại TBKTVN dưới góc độ quản lý kinh tế. Do đó đây là một đề tài mới. Tác giả sử dụng nền tảng lý luận của các đề tài khoa học trên làm cơ sở, định hướng cho nhiệm vụ nghiên cứu của mình, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm chủ động trong quá trình phát triển nguồn nhân lực tại TBKTVN hiện nay, góp phần nâng cao vị thế của một cơ quan báo chí trong làng Báo Việt Nam. 1.2 Cơ sở chung về phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ phóng viên tại TBKTVN 1.2.1 Một số khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và mục tiêu của phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu khác nhau. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc trong đánh giá về những tác động của toàn cầu hóa đến nguồn nhân lực (2009): nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội trong một cộng đồng. Theo định nghĩa tương tự, nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo ra giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho tổ chức của những người lao động (George Milkovich và John Boudreau, Quản trị nguồn nhân lực, trang 9). Khái niệm nguồn nhân lực bao gồm các nội dung cơ bản sau: Về mặt lượng, nguồn nhân lực bao gồm những người đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Về mặt chất, nguồn nhân lực là nguồn lực con người thể hiện ở trình độ lành nghề, kiến thức, năng lực của con người. Nguồn nhân lực không chỉ bao hàm nguồn lực hiện tại mà còn bao hàm cả nguồn lực tiềm tàng của con người có khả năng khai thác trong tương lai. Hoặc nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay địa phương nào đó. 10

Từ những lý luận về nhiệm vụ, trách nhiệm của báo chí nói chung và TBKTVN nói riêng như trên. Luận văn quan tâm đến nghiên cứu nguồn nhân lực chính là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh, tùy theo cách tiếp cận khác nhau sẽ cho ta nhiều khái niệm khác nhau. Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã đặt ra, luận văn tập trung nghiên cứu trên 2 góc độ: - Trên phương diện tăng trưởng kinh tế: yếu tố con người được đề cập đến với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu, là phương tiện để sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Ở đây, con người được xem xét từ góc độ là lực lượng lao động cơ bản nhất của xã hội. Việc cung cấp đầy đủ và kịp thời lực lượng lao động theo yêu cầu của nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản xuất và dịch vụ. - Trên phương diện khía cạnh về vốn: Con người được xem xét trước hết như một yếu tố của quá trình sản xuất, một phương diện để phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cho con người được phân tích với tính chất là sự tư bản hóa các phúc lợi tương tự như đầu tư vào các nguồn vật chất có tính đến tổng hiệu quả các đầu tư này hoặc thu nhập mà con người và xã hội thu được từ các nhà đầu tư đó. Theo cách nghiên cứu trên, Ngân hàng thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp..) mà mỗi cá nhân sở hữu. Nguồn nhân lực được xem như một nguồn vốn bên cạnh những nguồn vốn vật chất khác như vốn tiền, vốn công nghệ, tài nguyên thiên nhiên đầu tư cho con người, giữ vị trí trung tâm trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững. Từ những quan niệm nêu trên, rút ra: Nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà đó là cả một tập hợp gồm nhiều yếu tố như trí tuệ, sức lực, kĩ năng, phong cách nghề nghiệp và năng lực làm báo gắn với sự tác động của môi trường đối với lực lượng lao động đó. Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong bất cứ tổ chức nào và chịu ảnh hưởng của cả yếu tố tự nhiên và xã hội. 11

Nguồn nhân lực của TBKTVN: Theo cách tiếp cận trên thì nguồn nhân lực của TBKTVN là tất cả vốn người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp báo chí của tất cả những thành viên trong TBKT, bao gồm cả những cán bộ quản lý từ Tổng biên tập các Phó Tổng biên tập, trưởng, phó các phòng ban của Báo, đặc biệt là đội ngũ phóng viên và biên tập viên. * Phát triển: Là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt hoặc một cách tiếp cận khác, một góc nhìn khác với công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới, cách tiếp cận mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của người lao động và của tổ chức. Như vậy phát triển là các hoạt động học tập nhằm cung cấp, củng cố, phát triển những kiến thức, kỹ năng, năng lực cho người lao động để phù hợp với công việc hiện tại và khi họ chuẩn bị bước vào công việc mới với những đòi hỏi, yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn lành nghề trong công việc. Phát triển chủ yếu là chuẩn bị cho người lao động những kiến thức kỹ năng về công việc trong tương lai. * Phát triển nguồn nhân lực Từ quan điểm coi con người là trung tâm của phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng về kiến thức kỹ năng và năng lực của công dân trong xã hội. Dưới góc độ kinh tế, quá trình này được mô tả như sự tích lũy vốn con người và sự đầu tư vốn một cách hiệu quả vào sự phát triển của nền kinh tế. Dưới góc độ của chính trị, phát triển nguồn nhân lực là nhằm chuẩn bị cho con người tham gia chín chắn vào hoạt động chính trị như là công dân của một nền dân chủ. Dưới góc độ của xã hội học thì phát triển nguồn nhân lực là góp phần giúp mọi người biết sống một cuộc sống trọn vẹn, phong phú hơn; con người tiến từ cá nhân thành nhân cách, thành con người xã hội. Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là "cả một quá trình quan trọng mà qua đó sự lớn mạnh của cá nhân hay tổ chức có thể đạt được những tiềm năng đầy đủ nhất của họ theo thời gian. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến sự phát triển nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ mới và ứng dụng vào sản xuất đời sống. Phát 12

triển nguồn nhân lực là một quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế, văn hóa- xã hội, đó là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Với quan niệm con người là động lực và đồng thời là mục tiêu của sự phát triển thì phát triển nguồn nhân lực không chỉ có mục đích làm gia tăng về thu nhập của cải vật chất mà là mở rộng và nâng cao khả năng lựa chọn của con người đối với môi trường xung quanh; tạo cho họ có cơ hội tiếp cận với điều kiện và môi trường sống tốt hơn, đồng thời qua đó tăng cường năng lực và tiềm năng của con người phù hợp hơn với yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Quá trình phát triển nguồn nhân lực gồm phát triển về thể lực, trí lực, khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người. Theo nghĩa hẹp, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đào tạo, nhưng trên thực tế, phát triển nguồn nhân lực có nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ nhằm làm tăng năng lực thực thi nhiệm vụ của tổ chức và từng thành viên mà còn nhằm bảo đảm sự phát triển hiệu quả của tổ chức, là sự gia tăng số lượng phù hợp với mục tiêu và qui mô phát triển của tổ chức trong tương lai. Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động mang tính chiến lược lâu dài, trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng toàn diện cho nhân lực, nhằm hướng tới những nhu cầu dài hạn của tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực chính là việc thực hiện các chức năng và công cụ quản lý nhằm có được một đội ngũ nhân lực phù hợp về mặt số lượng và có chất lượng cao, và thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ nhân viên, phóng viên, biên tập viên đó để không ngừng nâng cao hiệu quả và sự phát triển bền vững của tổ chức. Từ những khái niệm về phát triển nhân lực ở trên ta có thể nhận thấy: * Phát triển nguồn nhân lực báo chí: là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm làm gia tăng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cũng như tạo ra một cơ cấu hợp lý để đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu cho 13

từng vị trí cụ thể của mỗi người, mỗi vị trí với mục đích cho sự phát triển bền vững của Tòa báo trong từng giai đoạn. Phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan báo chí nói chung và TBKTVN nói riêng là một hoạt động có tổ chức, được điều khiển trong một thời gian nhất định theo những kế hoạch đã được xác định, bằng các kiến thức và phương pháp khác nhau đem lại sự thay đổi về lượng và chất cho cán bộ phóng viên, biên tập viên. * Mục tiêu của phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu của việc phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức: Nâng cao hiệu quả của tổ chức và sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có trên cơ sở làm cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình từ đó thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình tốt hơn, tự giác hơn, làm cho nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu của Tòa báo cũng như nâng cao kỹ năng thích ứng của cán bộ phóng viên, biên tập viên với các công việc trong tương lai. Có ba lý do chủ yếu để cho thấy rằng công việc phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức là: Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức Giúp người lao động khẳng định và phát triển bản thân Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh cho đơn vị 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002. Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông Đại sứ quán Thụy điển tại Việt Nam, 2009. Tổ chức tòa soạn đa phương tiện. Cuốn sách chia sẻ những ý tưởng và các phương pháp tổ chức và quản lý tòa soạn của một số loại hình báo chí ở Thụy Điển. 3. Bộ Thông tin và Truyền thông Đại sứ quán Thụy điển tại Việt Nam, 2010. Những trang báo đẹp. Cuốn sách gợi ý về cách chuyển tải thông tin đến độc giả và thu hút sự quan tâm của họ thông qua quản lý, tổ chức và những nguyên tắc cơ bản về trình bày, thiết kế. 4. Bộ Thông tin và Truyền thông Đại sứ quán Thụy điển tại Việt Nam, 2010. Cẩm nang phóng viên. Cuốn sách là một trong những ấn phẩm sử dụng nội dung từ các khóa đào tạo và tập huấn Việt Nam Thụy. 5. Lê Thị Ngân, 2004. Nguồn nhân lực Việt Nam với nền kinh tế trí thức. Nghiên cứu kinh tế. 6. Lưu Tiến Đinh, 2006. Phát triển ĐNCBCC thuộc diện Quận uỷ Ba Đình quản lý trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Xây dựng đảng, Hà Nội: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Quang Hòa 2009. Nâng cao chất lượng hoạt động của ban Thư ký tòa soạn trong cơ quan báo chí..luận n Tiến sỹ, Học viện báo chí và Tuyên truyền 8. Nguyễn Thị Thắng, 2006. Công tác phát triển nguồn nhân lực tại UBNDTP Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, 2003. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 15

10. Nguyễn Trọng Bảo, 1998. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hà Nội: Nxb Giáo dục. 11. Nguyễn Tiệp, 2008. Giáo trình nhân lực. Nhà xuất bản Lao động xã hội. 12. Nghiên cứu của hai tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm, 1996. Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia. 13. Nguyễn Văn Thành, 2008. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế và dự báo. 14. Phạm Minh Hạc, 1996. Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Học viện Chính trị Quốc gia. 15. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân, 2004. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vần đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội. 16. Phan Thủy Chi, 2008. Luận án Tiến sỹ. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường Đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế. 17. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, 2007. Giáo trình quản trị nhân lực. Nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân 18. PGS.TS Hoàng Văn Hải và Th.S Nguyễn Thùy Dương, 2011. Giáo trình Quản trị nhân lực. Đại học Thương Mại - Nhà xuất bản Thống kê 19. PTS. Mai Quốc Chánh,1999. Phát triển nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam. 20. Trần Kim Dung, 2006. Quản trị nhân lực. Nhà xuất bản thống kê. 21. TS Phạm Đức Chính, 2005. Nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.nxb Hà Nội. 22. Viện kinh tế thế giới, 2003. Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh nghiệm Đông á. Nxb Khoa học Xã hội. 16