Newsletter

Tài liệu tương tự
Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

Layout 1

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Newsletter

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Số 213 (6.831) Thứ Ba, ngày 1/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌ

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

1

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Số 143 (7.491) Thứ Năm ngày 23/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

KẾ HOẠCH

Thứ Ba Số 159 (6.411) ra ngày 7/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRƯƠNG HÒA BÌNH: Chú

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Thương mại Đàng Trong thời Lê trung hưng Thương mại Đàng Trong thời Lê trung hưng Bởi: Wiki Pedia Thương mại Đàng Trong thời Lê trung hưng bao gồm các

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

MUÏC LUÏC

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Microsoft Word - Bao cao hoat dong cua vi ngay mai tuoi sang

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Luận văn tốt nghiệp

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

I

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ

Phần 1

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

QUỐC HỘI

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Chương 9 Mua sắm công Chương 9 EVFTA

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

TRUYỀN THỌ QUY Y

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

Số 258 (6.876) Thứ Sáu, ngày 15/9/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đảm tuyệt đối an ninh, a

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

huong dan du phong lay truen tu me sang con 31.3_Layout 1.qxd

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ


Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER SỐ 05 ( )

Điều khoản/Qui tắc bảo hiểm

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

daithuavoluongnghiakinh

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Bảo tồn văn hóa

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /TB-BNN-VP Hà Nội, ngày tháng năm THÔNG BÁO

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số: 2090 /QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Nam, ngày 27 tháng 6 năm 2019 QU

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Chuyên đề năm 2017: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự

Bản ghi:

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam Số 41 (Tháng 5 năm 2019) JICA công bố báo cáo Tổng kết 2018 và Định hướng cho 2019 Theo tổng kết của JICA, trong tài khóa 2018 (từ 1/4/2018 đến 31/3/2019), Việt Nam và Nhật Bản không ký kết thêm hiệp định vay vốn mới nên JICA chỉ tiếp tục thực hiện các dự án vốn vay cũ với tổng giá trị giải ngân khoảng 70,2 tỉ yên, tập trung chủ yếu vào các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản như giao thông (46%) và điện lực (24%). Ngoài ra, JICA đang triển khai 34 dự án Hợp tác kỹ thuật; 4 dự án Viện trợ không hoàn lại; 37 dự án thuộc Chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản; 20 dự án thuộc Chương trình đối tác phát triển; và cử 55 Tình nguyện viên Nhật Bản sang làm việc tại các cơ quan đối tác Việt Nam. Cho đến nay, vẫn còn 5 dự án đã lên kế hoạch nhưng chưa ký hiệp định vốn vay với số vốn cam kết 114,069 tỉ yên, trong đó có bốn dự án đã được cam kết từ năm 2017 (Dự án tăng cường năng lực đảm bảo an ninh trên biển, Dự án cải thiện môi trường nước Hạ Long, Dự án ứng phó biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai thông qua sử dụng vệ tinh quan sát trái đất (giai đoạn 2) và Dự án tăng cường môi trường đầu tư tỉnh Hà Nam), một dự án được cam kết vào tháng 5/2018. Ông Konaka Tetsuo, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cho biết, tài khóa 2018 đã ghi nhận những bước tiến lớn trong xây dựng các công trình hạ tầng, ví dụ như khánh thành Cảng biển quốc tế Lạch Huyện, hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải cho khu vực Chùa Cầu của Hội An. Bên cạnh đó, những hỗ trợ của JICA hướng tới phát triển bền vững, cải cách cơ chế cũng được tiến hành bài bản, như Dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược; Dự án thúc đẩy tài chính toàn diện đáp ứng giới thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Konaka, do ảnh hưởng của chính sách hạn chế và quản lý nợ công, và do chậm trễ về thủ tục hành chính v.v nên trong tài khóa vừa qua đã không có dự án vốn vay ODA mới nào được cam kết, mặc dù các dự án này đều là những dự án trọng điểm mà phía Việt Nam đã đề xuất và phía Nhật Bản đã chấp thuận hỗ trợ. Trong bối cảnh này, ông cam kết sẽ tiếp tục trao đổi với Chính phủ Việt Nam để có thể nhanh chóng đi đến ký kết hiệp định vay vốn đối với các dự án quan trọng này. Ngoài ra, ông cũng cho rằng việc phát sinh vấn đề chậm chi trả với giá trị lớn tại một số dự án JICA đang thực hiện, mà tiêu biểu là Dự án xây dựng đường sắt đô thị ở Tp. Hồ Chí Minh có thể sẽ gây những quan ngại về môi trường đầu tư ở Việt Nam. Định hướng của JICA là sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan trung ương và địa phương của Việt Nam để giải quyết các vấn đề này. Trong tài khóa 2019, JICA sẽ tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại nói trên, đồng thời tiếp tục triển khai một cách vững chắc các dự án vốn vay ODA mới, và sẽ đặc biệt tập trung vào ba điểm: Thứ nhất là tích cực sử dụng nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của JICA và thực hiện các cuộc khảo sát do doanh nghiệp tư nhân đề xuất; thực hiện hợp tác kỹ thuật hỗ trợ xây dựng chính phủ điện tử; thêm vào đó là hợp tác với Viện Phát triển Nguồn Nhân lực Việt Nam Nhật Bản (VJCC) để phát tri n ngành TIÊU ĐIỂM Khởi động Dự án Hợp tác kỹ thuật hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm HIV mới tại Việt Nam (Trang 2) Hỗ trợ người khiếm thị hòa nhập với xã hội (Trang 3) Áp dụng công nghệ Nhật Bản nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai (Trang 3) Nhật Bản thúc đẩy liên kết vùng với các địa phương Việt Nam (Trang 4) 10 Tình nguyện viên mới sang công tác tại Việt Nam (Trang 4) JICA tiếp tục triển khai các hoạt động Hợp tác tăng cường năng lực cho Đại học Cần Thơ (Trang 5)

triển ngành công nghiệp phụ trợ. Thứ hai, trong bối cảnh các cơ quan trung ương và địa phương của Việt Nam đang tiến hành xem xét xây dựng kế hoạch trung và dài hạn cho giai đoạn sau năm 2020, JICA dự định sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu và phân tích chiến lược để thí điểm cách tiếp cận theo đặc tính của từng tỉnh thông qua hỗ trợ về mặt tri thức trong xây dựng kế hoạch phát triển cho những tỉnh điển hình. Thứ ba, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, bao gồm việc tiếp tục thực hiện một cách bền vững Dự án hỗ trợ xây dựng luật đang tiến hành; đẩy mạnh hoạt động của Dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược trong Đảng và các cơ quan nhà nước v.v đồng thời tiếp tục hỗ trợ những công trình giao thông trọng điểm của Chính phủ Việt Nam, như đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, cảng biển, cầu v.v Khởi động Dự án Hợp tác kỹ thuật hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm HIV tại Việt Nam Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận thống nhất việc thực hiện dự án Dự án Thiết lập hệ thống phản hồi thông tin từ phòng thí nghiệm tới người bệnh bench-to-bedside system vì một chương trình kháng vi rút (ARV) bền vững và ngăn ngừa nhiễm HIV mới tại Việt Nam chính thức được triển khai từ ngày 3/4/2019. Đây là Dự án Hợp tác kỹ thuật giữa các đơn vị Nhật Bản là Trung tâm Lâm sàng AIDS (Nhật Bản) thuộc Trung tâm Quốc gia về Y tế và sức khỏe Toàn cầu (NCGM) và Trung tâm Nghiên cứu AIDS thuộc Đại học Kumamoto, và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương của Việt Nam. Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ ngăn chặn các ca nhiễm mới và nguy cơ lây lan HIV tại Việt Nam, bằng cách xây dựng hệ thống kết nối giữa bệnh viện trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh để theo dõi tình hình điều trị HIV, từ đó phát hiện kịp thời các trường hợp nhiễm HIV mới, chẩn đoán sớm thất bại điều trị và đột biến kháng thuốc; Thiết lập hệ thống giám sát dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) qua đó đóng góp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Cho đến nay, kinh phí chi cho thuốc điều trị và một số xét nghiệm phục vụ theo dõi điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS ở Việt Nam đang được cung cấp miễn phí thong thông qua các nguồn tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn viện trợ từ các dự án quốc tế đã, đang và tiếp tục bị cắt giảm. Việc điều trị sẽ do Bảo hiểm Y tế chi trả và được tiến hành tại các trung tâm y tế địa phương trong khi nhiều trung tâm y tế địa phương chưa được tiếp xúc nhiều với điều trị HIV. Mặt khác, bệnh nhân phải tự chi trả một phần kinh phí điều trị. Điều này có thể ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh dẫn đến virus bùng phát và kháng thuốc, nguy cơ lây lan virus HIV kháng thuốc trong cộng đồng cao, thất bại mục tiêu 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV); 90% số người điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế) và khó có thể đẩy lùi được đại dịch HIV/AIDS. Về mặt dự phòng, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV giai đoạn 2018-2020. Kế hoạch sẽ được triển khai tại Hà Nội và một số tỉnh thành trên cả nước. 2

Hỗ trợ người khiếm thị hòa nhập với xã hội Ngày 26/4/2019, tại Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng dành cho người khiếm thị, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Hội người mù Việt Nam (VBA) và công ty Nippon Telesoft (Tokyo, Nhật Bản) đã tổ chức buổi báo cáo cuối kỳ Dự án Khảo sát xác minh thành lập Trung tâm Giáo dục ICT nhằm nâng cao năng lực cho người khiếm thị, thuộc Chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp Nhật Bản do JICA tài trợ. Tham dự buổi báo cáo còn có đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA), Bộ Giáo dục và đào tạo (MOET) và một số cơ quan hữu quan. VBA và Nippon Telesoft đã triển khai Dự án từ tháng 3/2017. Nhằm mục đích nâng cao năng lực cho người khiếm thị (bao gồm tính độc lập và khả năng hòa nhập xã hội), VBA đã lắp đặt máy in và màn hình hiển thị chữ nổi do công ty Nippon Telesoft sản xuất và phân phối tại trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng dành cho người khiếm thị (TRC), thành lập Trung tâm đào tạo công nghệ thông tin - ICT tại Hà Nội (do VBA quản lý) và chi nhánh đào tạo tại Huế (do Hội người mù tỉnh Thừa Thiên- Huế quản lý); xây dựng giáo trình đào tạo ICT; hướng dẫn tập huấn cho các giáo viên và đào tạo thực tế cho khoảng 70 học viên khiếm thị. Một số hoạt động giới thiệu, thảo luận để đưa ra những phương hướng hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan đoàn thể đã được tổ chức nhằm tìm kiếm những công ty phù hợp dành cho các học viên đã có trình độ nhất định sau khi tham dự các khóa học ICT thuộc Dự án. Bên cạnh đó, Dự án còn tổ chức đào tạo các cán bộ liên quan tại Nhật Bản để chia sẻ thông tin về chế độ dành cho người khuyết tật tại Nhật. Tại báo cáo cuối kỳ, đại diện MOET và MOLISA đã đánh giá tích cực về thành quả dự án trong việc ứng dụng ICT, từ đó có sự tham khảo trong quá trình thay đổi chế độ dành do người khuyết tật trong tương lai. Đồng thời những ý kiến thiết thực để mở rộng các khóa học ICT và thành lập các trung tâm ICT, cũng như hỗ trợ việc làm cho cho người khuyết tật đã được các bên đưa ra thảo luận. Học viên khiếm thị thực hành trên máy tính Áp dụng công nghệ Nhật Bản nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai Từ tháng 12/2018, tại quận Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Murakami (tỉnh Kagawa, Nhật Bản) đã phối hợp với Ban Quản lý các Dự án Đường thủy (PMU-W) thuộc Bộ Giao thông Vận tải thực hiện Dự án Khảo sát xác minh công nghệ cải tạo nền đất trong thi công kè bảo vệ bờ sông, kênh rạch tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vận chuyển máy móc lên tàu tiếp cận bờ kè bằng đường sông Đây là Dự án nằm trong Chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp tư nhân của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), nhằm chứng minh tính hiệu quả của công nghệ trộn sâu kết hợp với phun vữa áp lực trung bình (CMS) theo công nghệ MITS do Công ty Murakami đề xuất. 3

Dự án thi công thí điểm trên địa bàn có đường vào bờ kè hẹp và đông dân cư, không thể thi công với máy khổ lớn. Công nghệ đột phá đã được áp dụng, bằng cách vận chuyển máy móc của Công ty Murakami lên tàu tiếp cận bờ kè bằng đường sông. Các cán bộ tham gia dự án đều đánh giá đây là phương pháp hiệu quả giúp rút ngắn thời gian thực hiện, có thể tiến hành thi công ở những nơi nhỏ hẹp mà hầu như không cần xây dựng các công trình tạm. Hoạt động thí điểm có sự tham gia của Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải, là cơ quan kiểm định công nghệ kỹ thuật, tổng hợp kết quả kiểm tra và đăng ký chứng nhận công nghệ MITS. Trong tháng 5/2019, công nghệ MITS sẽ được thẩm định, và hy vọng sẽ sớm được cấp chứng nhận để có thể phát triển rộng rãi công nghệ cải tạo nền đất của Nhật Bản trong thời gian tới. Tại Việt Nam hiện nay, thiệt hại do lũ lụt và sạt lở bờ sông gây ra rất nghiêm trọng. Một trong những giải pháp cần thiết là áp dụng công nghệ cải tạo nền đất để xử lý sạt lở, thi công kè bảo vệ bờ sông, kênh rạch. Máy móc thi công cải tạo nền đất tuy có thể mua được ở trong nước, nhưng những loại máy khổ lớn 80-135 tấn lại không phù hợp trong thi công nền đất yếu tại những khu vực chật hẹp đông dân cư. Bởi vậy, các loại máy móc có kích thước và trọng lượng nhỏ khoảng 20 tấn do Công ty Murakami đề xuất rất phù hợp cho thi công tại những địa bàn khó khăn như vậy. Nhật Bản thúc đẩy liên kết vùng với các địa phương Việt Nam Trong hai ngày 25 và 26/4, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản Khu vực Bắc Trung Bộ 2019 và Gặp gỡ Nghệ An Nhật Bản: Hợp tác phát triển. Tiếp theo sau Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào năm ngoái, Hội nghị lần này diễn ra nhiều phiên thảo luận về hợp tác phát triển, hợp tác liên kết vùng và hợp tác kinh tế trong khu vực Bắc Trung Bộ, nhằm tiếp tục thúc đẩy liên kết vùng giữa Nhật Bản và các địa phương tại Việt Nam. Tham dự Hội nghị có Ngài Umeda Kunio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, đại diện sáu tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Tại Hội nghị, nhiều lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương cũng có các buổi tọa đàm song song. Ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, có bài trình bày về hợp tác phát triển và giới thiệu những nỗ lực của các tỉnh trong từng lĩnh vực. Ông nêu rõ đặc trưng của các dự án JICA, bên cạnh hỗ trợ tài chính vốn vay ODA, là hợp tác kỹ thuật trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản. Hội nghị đã bố trí nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm địa phương của các tỉnh và giới thiệu các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An, thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản và nhiều người tham dự đến tham quan, đồng thời đưa ra nhiều ý kiến đóng góp tích cực về các sản phẩm địa phương cũng như các khu công nghiệp. Trưởng đại diện JICA Việt Nam phát biểu tại phiên thảo luận 10 Tình nguyện viên mới sang công tác tại Việt Nam Ngày 9/4 vừa qua, 10 Tình nguyện viên (TNV) Nhật Bản đã đặt chân đến Việt Nam, bắt đầu nhiệm kỳ công tác của mình. Trong đó, có chín Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản (JOCV) tình nguyện viên có độ tuổi từ 20~39 và một TNV cao cấp (SV) TNV có độ tuổi từ 40~69 tuổi. Hoạt động của các TNV trong đợt này cũng chủ yếu thuộc những lĩnh vực mà JICA đã từng phái cử nhiều TNV, như Hoạt động trị liệu, Vật lý trị liệu, Giảng dạy tiếng Nhật, Chăn nuôi thú y, Phát triển du lịch Nơi làm việc của các TNV trải dài từ phía Bắc như Sơn La, Hà Nội, qua các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên-Huế, cho đến các tỉnh thành phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Cần Thơ 4

Các TNV sẽ có 1 tuần tập huấn tại Văn phòng JICA về các Chương trình, Dự án của JICA, tình hình an ninh, y tế, điều kiện cơ sở vật chất tại Việt Nam trước khi có các khóa học tiếng Việt riêng tại Hà Nội, Thừa Thiên-Huế và Tp. Hồ Chí Minh. Dự kiến, các TNV sẽ chính thức đến làm việc tại các cơ quan tiếp nhận vào cuối tháng Tư (đối với các TNV SV) và giữa tháng Năm (đối với các TNV JO JOCV). Với những kinh nghiệm và kỹ năng của mình, cùng những kiến thức thu nhận được sau khi học tiếng Việt, hy vọng các TNV sẽ sớm hòa nhập với cuộc sống tại Việt Nam, chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm của mình đến các đồng nghiệp Việt Nam và hỗ trợ hiệu quả cho cơ quan tiếp nhận. JICA tiếp tục triển khai các hoạt động Hợp tác tăng cường năng lực cho Đại học Cần Thơ Dự án Nâng cấp trường Đại học Cần Thơ Thông qua hợp phần phát triển nguồn nhân lực và tăng cường năng lực nghiên cứu trong ba lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và môi trường tại Đại học Cần Thơ, Dự án JICA Đại học Cần Thơ (CTU) -tên gọi chung của Dự án hợp tác kỹ thuật và Dự án vốn vay ODA do JICA thực hiện- nhằm mục tiêu phát triển ngành nuôi trồng nông thủy sản và phát triển nguồn nhân lực tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời hỗ trợ ĐBSCL tăng cường khả năng ứng phó với các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Với mục tiêu hỗ trợ tăng cường hiệu quả cho Dự án Nâng cấp trường Đại học Cần Thơ được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản, Dự án Hợp tác Kỹ thuật Tăng cường năng lực cho trường Đại học Cần Thơ trở thành trường xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được triển khai thực hiện trong 5 năm kể từ tháng 3/2016. Dự án nhằm hỗ trợ tăng cường hệ thống nghiên cứu, hệ thống giáo dục, hệ thống tr 5 quản lý trong ba lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và môi trường. Dự án vốn vay ODA "Nâng cấp trường Đại học Cần Thơ" dự kiến được triển khai trong vòng 7 năm từ năm 2015 đến năm 2022, nhằm triển khai các hợp phần phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các dự án nghiên cứu, phát triển cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị nhằm hỗ trợ ba lĩnh vực kể trên. Ngày 2/4/2019, Dự án đã tổ chức một hội thảo quốc tế nhằm tổng kết mô hình hoạt động nghiên cứu chung, qua đó thảo luận và trao đổi thông tin, nhìn lại những thành tựu đạt được, ghi nhận những nỗ lực và đóng góp của các bên liên quan. Tham dự Hội thảo có đại diện của Văn phòng JICA Việt Nam, 17 Giáo sư, Phó Giáo sư và sinh viên đến từ các trường đại học Nhật Bản và các đại diện đến từ Đại học Cần Thơ. Trong khuôn khổ Dự án, hoạt động nghiên cứu chung được chia làm 2 loại hình: Mô hình hoạt động nghiên cứu chung (triển khai trong khuôn khổ Dự án HTKT) và Thực hiện các chương trình nghiên cứu chung (triển khai trong khuôn khổ Dự án vốn vay ODA). Trong Mô hình hoạt động nghiên cứu chung, bốn đề tài bao gồm Nông nghiệp 1, Nông nghiệp 2, Thủy sản Nuôi trồng, và Môi trường được triển khai trong 2 năm, bắt đầu từ tháng 8/2016 và kết thúc vào tháng 3/2019. Trong Thực hiện các chương trình nghiên cứu chung, Dự án đã và đang triển khai 35 chương trình nghiên cứu khoa học tập trung vào 3 lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và môi trường dựa trên kiểu mẫu trong "Mô hình hoạt động nghiên cứu chung". Hội thảo nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các bên liên quan, tổng kết những thành quả đã đạt được trong hoạt động nghiên cứu chung, đồng thời tạo cơ hội giúp các bên tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng của việc ứng phó với với biến đổi khí hậu ĐBSCL, gợi mở hướng nghiên cứu tổng hợp trong tương lai, có cái nhìn cụ thể hơn về liên kết hợp tác ngành học, hiểu rõ những thế mạnh của hoạt động nghiên cứu chung.

Đại học Cần Thơ, và làm sâu sắc hơn ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu chung. Cho đến nay, Dự án đã tổ chức nhiều hội thảo, họp đánh giá theo từng lĩnh vực, tuy nhiên, thông qua Hội thảo lần này, các bên liên quan đã có thể chia sẻ những thành tựu, kết quả - kinh nghiệm nghiên cứu trên cả ba lĩnh vực, từ đó định hướng hoạt động nghiên cứu chung cho Dự án vốn vay ODA đang được triển khai. Hơn thế nữa, góp phần giới thiệu hợp tác liên kết ngành học cụ thể của trường với các doanh nghiệp Nhật Bản. Viện trợ của Nhật Bản đối với Đại học Cần Thơ được thực hiện dưới nhiều hình thức, phương diện và góc độ khác nhau như: thành lập Ban điều phối nghiên cứu chung được hỗ trợ bởi chín trường đại học Nhật Bản, tiếp nhận du học sinh, tư vấn chương trình giáo dục, mô hình giảng dạy Trường Đại học Cần Thơ nằm ở khu vực ĐBSCL, nơi cung cấp trên 50% sản lượng gạo và thủy sản nuôi trồng của cả nước. Bên cạnh thế mạnh phát triển ngành cơ khí nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đây còn là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước nhờ phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐBSCL đang phải đối phó với các vấn đề môi trường, ô nhiễm sông Mekong, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; nỗ lực đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp thủy sản bền vững. Ông Tetsuo KONANA Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam phát biểu Khai mạc Hội thảo quốc tế tổng kết mô hình hoạt động ơ ợ ố ế ậ ả ệ Đị ỉ ầ ộ ệ 6