Mô hình thực hành của người bác sĩ gia đình trong bối cảnh mới

Tài liệu tương tự
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Combined Federal and State Bill of Rights - Vietnamese

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

QUỐC HỘI

ĐỐI TÁC KINH DOANH CỦA MSD QUY TĂ C Ư NG XƯ "Các Giá Trị và Tiêu Chuẩn Của Chúng Tôi" dành cho Các Đối Tác Kinh Doanh Quy tắc Ứng Xử Dành Cho Đối Tác

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ T

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ Bộ Tư pháp I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÔNG ƯỚC 1. Quá trình soạn thảo Công ướ

QT04041_TranVanHung4B.docx

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

tomtatluanvan.doc

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NAM CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết

QUI_DINH_KHAI_THAC_PTI_final.doc

CHUẨN THIẾT YẾU QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG Y TẾ VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Số: CHÍNH PHỦ /2018/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2018 DỰ THẢO 2 NGHỊ ĐỊNH Quy định chi

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

Resident Bill of Rights (Nursing Homes) - Vietnamese - Large Print

Your Rights Under The Combined Federal and Minnesota Residents Bill of Rights: Vietnamese

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Trang 1 / 6 CHÍNH SÁCH CỦA MEMORIAL HERMANN SURGICAL HOSPITAL FIRST COLONY TÊN CHÍNH SÁCH: Chính Sách Thanh Toán và Thu Nợ NGÀY CÔNG BỐ: 10/1/2018 PHI

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

QUY TẮC ỨNG XỬ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

Microsoft Word - vietnam_vn.doc

Công thái học và quản lý an toàn

TOURCare Plus

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

THINK QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TÍNH TRUNG THỰC CÁC ĐỒNG NGHIỆP THÂN MẾN, Tính Trung Thực là căn bản của tập đoàn SGS. Sự tin tưởng mà chúng ta t

SỞ Y TẾ LONG AN TTYT HUYỆN BẾN LỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 95/KH-TTYT Bến Lức, ngày 27 tháng 02 năm 2017 KẾ

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Sống theo các giá trị và kỳ vọng của chúng ta Quy tắc ứng xử của chúng ta

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

Microsoft Word - b 2010_ IYCF Che ban Vietnamese Unicode A4 size.doc

Welcome to Orange Unified School District Child Development Center

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Microsoft Word - chantinh09.doc

CHƯƠNG 4

Microsoft Word - BussinessPlanBook-Vietnam-skabelon-nybund.doc

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Cúc cu

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc


LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LÔØI TÖÏA

Layout 1

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

Phong thủy thực dụng

ĐỀ cương chương trình đẠi hỌc

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Microsoft Word Medi-Cal Handbook_Approved by DMHC and DHCS _Final.doc

Layout 1

595 MĂ T TRÁI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TT. Thích Nhật Từ 1. BẢN CHẤT CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Mùa an cư năm 2018, tôi trình bày ch

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Trang 1 trong số 20 trang TRUNG TÂM KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT TRIỂN (DRD) Địa chỉ: 91/8E Hòa Hưng, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện t

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

PowerPoint Template

Brochure - CIE _VIB

Microsoft Word Medi-Cal Handbook_Approved by DMHC and DHCS _Final.doc

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Nghị luận xã hội về nghiện Facebook

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Microsoft Word - thuong-mai-dien-tu-va-kiem-tien-online.docx

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Tóm tắt Bảo hiểm OSHC Cơ bản Để có sức khỏe tốt hơn Dưới đây là tóm tắt về bảo hiểm của bạn. Phần này chứa thông tin quan trọng và chúng tôi khuyên bạ

Document

10SAI SÓT NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TÌNH HUỐNG THỰC TẾ KHIẾN DOANH NGHIỆP TRẢ GIÁ ĐẮT

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục Nguy cơ Bom mìn - Hướng dẫn thực hành tốt nhất 1 - GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC NGUY CƠ BOM MÌN

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG CÓ PHẢI LÀ CUỐN KINH ĐẦU TIÊN ĐƯỢC DỊCH TẠI TRUNG QUỐC KHÔNG? HẠNH CƠ Nguồn Chuyển sang ebook 2

Đề cương chương trình đại học

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Successful Christian Living

CÚ SỐC TƯƠNG LAI Future Shock Alvin Toffler Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Bản ghi:

BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH 1. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Hiểu được tầm quan trọng của việc ghi nhận và mã hóa thông tin phù hợp trong công tác chăm sóc ngoại trú. Liệt kê một vài ứng dụng của bệnh án điện tử trong công tác chăm sóc ngoại trú của người bác sĩ gia đình. 2. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 2.1. Tóm tắt Với sự ra đời của bảng danh mục phân loại các vấn đề sức khỏe thường gặp trong bối cảnh chăm sóc ngoại trú ICPC2 (International Classification of Primary Care), người bác sĩ gia đình có được công cụ phụ hợp, đáp ứng được nhu cầu công việc đặc trưng của chăm sóc ngoại trú. Với sự hỗ trợ của bảng danh mục này, việc mã hóa trong bệnh án điện tử của y học gia đình trở nên đơn giản, giảm khối lượng công việc và phù hợp với bối cảnh công việc của chăm sóc ngoại trú. Từ đó mở ra hàng loạt các khả năng ứng dụng trong việc chăm sóc bệnh nhân, nâng cao chất lượng điều trị, quản lý và nghiên cứu lâm sàng trong lĩnh vực y học gia đình. 2.2. Thông tin bệnh nhân và bệnh án điện tử Trong công việc chuyên môn, nhân viên y tế thường xuyên phải làm việc trên từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Thông tin thu thập qua từng lần tiếp xúc, thăm khám, điều trị rất phong phú. Thông thường, chúng ta ghi nhận thông tin này dưới dạng văn bản chữ viết trong bệnh án. Ngoài ra còn có các hình thức ghi nhận thông tin khác nhưng không thông dụng như ghi âm, chụp hình, lưu mẫu vật xét nghiệm, phim tư liệu Việc lưu trữ thông tin này nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là phục vụ việc chăm sóc điều trị bệnh nhân được tốt hơn. Nếu vận dụng nguồn thông tin này một cách hiệu quả, chúng ta có thể đánh giá chất lượng công việc, hướng đến nghiên cứu-giảng dạy. Như là chuẩn chuyên môn, thông tin chuyên môn đều phải được ghi nhận vào bệnh án của từng bệnh nhân, và đã được thực hiện thường quy ngay từ rất sớm khi y học hình thành1. Về cơ bản, bệnh án thực hiện 2 mục tiêu chính là phản ánh chính xác diễn tiến của bệnh và có thể chỉ ra nguyên nhân tại sao người bệnh phải chịu tình trạng sức khỏe như hiện tại. Về sau, để đơn giản hóa công việc chuyên môn, công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong y khoa, đưa đến sự hình thành và phát triển của bệnh án điện tử và hàng loạt các ứng dụng thông minh khác nhau mà chúng ta sẽ có dịp đề cập trong các phần sau. Một điều cần lưu ý, thông tin hiện nay được lưu vào máy tính vẫn ở dạng ngôn ngữ sử dụng cho người hiểu. Trong khi đó, máy vi tính lại sử dụng loại ngôn ngữ kỹ thuật giản đơn có-không. Cũng dễ hiểu nếu như gặp tình huống thông tin nhức lưng mỏi lưng đau lưng, máy tính vẫn chưa đủ thông minh để hiểu tốt sự giống và khác nhau của các thuật ngữ này. Như là hệ quả tất nhiên, sức mạnh của công nghệ thông tin vẫn chưa thể khai thác tốt để phục vụ công việc chuyên môn, điều trị bệnh nhân. 1

Để lấp đầy khoảng trống này, chúng ta cần có một bộ ngôn ngữ trung gian, cho phép chuyển tải thông tin có được từ ngôn ngữ của người sang ngôn ngữ của máy tính. Đó chính là các bộ mã. Đây là công cụ không thể thiếu đối với bệnh án điện tử, và quá trình chuyển chuyển thông tin này còn được gọi là quá trình mã hóa. 2.3. Thông tin mã hóa sẽ được sử dụng như thế nào và cho ai? Cũng như các chuyên khoa khác, ngành y học gia đình cũng là một chuyên khoa lâm sàng chuyên sâu. Bác sĩ gia đình cũng được đào tạo để có thể tự phát triển tay nghề của chính bản thân một cách độc lập (sự chuyên nghiệp hóa - professionalism). Điều này là tương tự đối với từng bác sĩ công tác độc lập tại các tuyến ban đầu cũng như các bác sĩ tham gia đào tạo nghiên cứu. Khả năng chuyên nghiệp giúp chúng ta biết được đâu là điểm cần phát huy và đâu là điểm cần phải hiệu chỉnh để hạn chế sai sót trong tương lai (xin xem thêm bài giảng về tính chuyên nghiệm hóa - professionalism). Để có thể làm tốt việc này, đồng nghĩa với việc chúng ta phải có khả năng thực hiện tốt công việc, quan sát kết quả và lượng giá chất lượng công việc của chính bản thân. Trong tiến trình lượng giá, điều kiện cần là thông tin về công việc phải được thu thập, được phân tích phù hợp. Đối với ngành y học gia đình, đối tượng được chăm sóc chủ yếu là người khỏe mạnh. Bác sĩ gia đình tiếp xúc và giữ liên lạc với bệnh nhân trong mối quan hệ liên tục. Một khi có vấn đề sức khỏe cần chăm sóc, bác sĩ gia đình không chỉ khai thác thông tin của riêng lần bệnh đó, mà còn phải hiểu và vận dụng tất cả các thông tin trong quá khứ liên quan đến bệnh nhân, đến bệnh lý mãn tính phối hợp cũng như các yếu tố nguy cơ. Chính các thông tin này sẽ giúp bác sĩ gia đình hướng đến chẩn đoán và điều trị được tốt hơn, ít sử dụng các xét nghiệm cần lâm sàng không cần thiết, thường không có sẵn trong bối cảnh chăm sóc tuyến ban đầu, chăm sóc ngoại chú. Theo thời gian, thông tin thu thập về bệnh nhân sẽ tích lũy rất nhiều. Điều mấu chốt là mỗi bệnh nhân cần có bệnh án riêng, nơi nhân viên y tế có thể ghi chép trao đổi theo dõi tiến trình chăm sóc điều trị bệnh nhân. Đối với các nước phát triển, bệnh án điện tử đã trở thành trợ thủ đắc lực cho bác sĩ lâm sàng thông qua công cụ hỗ trợ quyết định lâm sàng (Aide à Décision Clinique, Clinical Reminder Support). Xa hơn nữa, tại Mỹ, Anh, bệnh án điện tử có thể lượng giá một cách liên tục chất lượng hoạt động của nhân viên y tế thông qua công cụ CQM (Clinical Quality Measure) và AMC (Automated Measure Calculation). Từ các thông tin trên, hệ thống y tế Mỹ và Anh đã bước vào triển khai mô hình chi trả theo chất lượng (Pays for Quality). Tại nước ta, việc ứng dụng bệnh án điện tử trong y khoa vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ở qui mô quốc gia, chúng ta chỉ mới hình thành chuẩn yêu cầu chức năng (yêu cầu phải có những module nào), nhưng chưa hình thành chuẩn chất lượng bệnh án điện tử (nhưng không có yêu cầu nó phải làm được những gì). Riêng đối với lĩnh vực chuyên môn ngoại trú, bệnh án điện tử của bác sĩ gia đình hiện vẫn còn sơ khai. Qua mô hình các nước, chúng ta có thể nhận thấy rằng dữ liệu ghi nhận có thể phát huy vai trò ở nhiều mức độ khác nhau: từ ghi nhận thụ động sang cảnh báo chủ động; từ phân tích thông tin quá khứ sang dự đoán thông tin tương lai, từ quản lý hành chánh sang quản lý chất lượng, từ thủ công sang tự động, từ mô hình cá nhân sang mạng lưới kết nối qui mô của vùng hoặc quốc tế, từ phục vụ bệnh nhân chuyên biệt đến các nghiên cứu y khoa phục vụ cộng đồng dân cư. Tất cả các khả năng đó chỉ có thể được thực hiện khi: thông tin được ghi nhận và xử lý tốt với sự hỗ trợ của bệnh án điện tử. Người bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân chính là đối tượng được phục vụ sau cùng của qui trình này. 2

2.4. Bảng phân loại và ứng dụng Có một số nét đặc thù có thể ảnh hưởng đến chất lượng thông tin được thu thập. Quá trình từ lúc ghi nhận thông tin đến lúc sử dụng thông tin thông quan có thể tóm tắt bằng giản đồ hình 1: Biểu 1 giản đồ mô tả quá trình ghi nhận và sử dụng thông tin bệnh án. Thông qua giản đồ, có thể ghi nhận các ý sau: Mỗi trường hợp bệnh chứa đựng khối lượng thông tin phong phú mà mỗi lần thăm khám, chúng ta chỉ có thể nắm bắt một phần thông tin. Lượng thông tin thu thập thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: kỹ năng khám, thời gian khám, hợp tác của bệnh nhân, bản chất bệnh lý Khối lượng thông tin sẽ mất đi ít nhiều trong quá trình ghi nhận lại thông tin đã thu thập (hay còn gọi là quá trình mã hóa). Tiến trình này phụ thuộc trực tiếp đến công việc của chính nhân viên y tế. Nếu chúng ta chú ý thực hiện tốt việc ghi nhận thông tin, chúng ta sẽ có nhiều thông tin để sử dụng về sau. Cụ thể, nếu bệnh án được ghi nhận đầy đủ, chúng ta sẽ có thông tin tham khảo phục vụ việc theo dõi bệnh ở lần khám sau. Việc tái lập thông tin đã ghi nhận để phục vụ công việc tương lai được gọi là quá trình giải mã. Quá trình giải mã có nguy cơ nhất định rằng thông tin sau khi tái lập sẽ không chính xác. Trong trường hợp không có bảng mã, nhân viên y tế chỉ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để mô tả hiện tượng, thông tin. Trong đa số các trường hợp, ngôn ngữ giao tiếp không thống nhất đối với cùng 1 hiện tượng, điều này gây khó khăn dễ sai lệch do ý kiến chủ quan trong quá trình diễn giải thông tin bệnh án. Ví dụ trường hợp bệnh án ghi nhận đau họng. Thông tin này có thể được diễn giải là đau vùng miệng, đau vùng amidan, đau vùng thực quản, hoặc đơn giản chỉ là đau vùng họng Đối với trường hợp có ứng dụng bảng mã phù hợp, thông tin được ghi nhận dưới hình thức hệ thống hóa. Nhờ vậy, thông tin sau khi mã hóa sẽ giữ nguyên mức ý nghĩa, được truyền tải theo đúng ý định của người đã mã hóa. Việc hiểu lầm, diễn giải sẽ được hạn chế. Mặc dù vậy, thông tin cũng đã phần nào bị mất đi. Lượng thông tin mất nhiều hay ít là còn tùy theo bảng mã đã sử dụng. Bảng mã càng chi tiết, thông tin sẽ ít thất thoát nhưng sẽ cần nhiều thời gian thao tác. Bảng mã đơn giản, thông tin không chi tiết, nhưng ưu điểm là thời gian thao tác sẽ nhanh hơn, ít ảnh hưởng công việc chuyên môn. 3

Trong nghiên cứu, thông thường thông tin từ nhiều bệnh nhân sẽ được thu thập để hình thành mẫu khảo sát. Trong trường hợp không sử dụng bảng mã phù hợp, có một tỷ lệ nhất định thông tin ghi nhận không thể xử lý, phân tích được. Kết quả là phân tíchđánh giá bị hạn chế. Trong trường hợp thông tin được mã hóa bằng bảng mã phù hợp, các thông tin đều đã được trình bày dưới hình thức có thể xử lý được, phân tích được. Do vậy, hầu hết thông tin đều có thể được sử dụng trong nghiên cứu. Do vậy, đối với người thực hành y khoa, nếu chúng ta muốn thu thập thông tin dù với mục đích phục vụ bệnh nhân hoặc nghiên cứu, chúng ta cần phải sử dụng bảng mã phù hợp khi ghi nhận thông tin. Việc này chỉ có thể thực hiện tốt nếu chúng ta nắm vững bảng mã và vận dụng phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Tại các nước phát triển, việc áp dụng công nghệ thông tin trong y khoa đã trở thành một tiêu chí bắt buộc trong việc theo dõi và quản lý bệnh nhân, mà cụ thể là bệnh án điện tử. Chính sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, việc xây dựng nghiên cứu và ứng dụng bệnh án điện tử đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Lĩnh vực bác sĩ gia đình cũng không nằm ngoài xu hướng đó. 2.5. Bảng mã nào được ứng dụng trong công tác ngoại trú? Tại Việt Nam, hiện chứng ta đang sử dụng bộ mã ICD10 (International Classification of Disease, phiên bản 10), là bảng danh mục dành cho mã hóa các chẩn đoán bệnh, chuyên biệt đối với bệnh án nội trú. Tuy nhiên, với các đặc trưng chăm sóc bệnh ngoại trú, với tần suất bệnh ngoại trú nhiều gấp 20-30 lần, chúng ta hiện vẫn chưa có được bộ mã chuẩn chuyên biệt sử dụng cho các đơn vị ngoại chẩn và tuyến y tế ban đầu. Việc sử dụng ICD10 đối với bệnh ngoại trú không phù hợp. Lý do cơ bản là vì có đến 45% các trường hợp không thể cho ra chẩn đoán xác định ngay ở lần đầu đến khám bệnh đầu tiên. Đa phần các vấn đề sức khỏe chỉ dừng ở mức độ than phiền-triệu chứng mà chưa đặc hiệu cho một bệnh cụ thể hoặc hệ cơ quan cụ thể. Ví dụ như trường hợp đến khám vì đau lưng, vì phù 2 chân, chóng mặt. Nếu gượng ép mã hóa theo bệnh thì sẽ có nguy cơ áp mã không phù hợp, áp mã cho có. Điều này càng nguy hiểm hơn là không mã hóa. Do thiếu vắng một bộ mã chuyên biệt cho công tác chăm sóc ngoại trú, việc mã hóa thông tin không được thực hiện tốt, thông tin bệnh án không sử dụng hiệu quả. Cụ thể, hiện nay chúng ta không có được số liệu thống kê báo cáo về các mặt bệnh chăm sóc ngoại trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạch định chính sách chỉ sử dụng đơn thuần thông tin bệnh lý của điều trị nội trú. Điều này không phù hợp, không phản ánh hết mức độ - tính chất cũng như mô hình bệnh tật thực tế của người dân. Gần đây, nhiều đơn vị y tế đã áp dụng vi tính hóa. Tuy nhiên, mỗi phần mềm sử dụng mỗi bộ mã khác nhau. Hệ quả là thông tin thu thập không thể mã hóa so sánh diễn giải được; không phát huy được thế mạnh của bệnh án điện tử. Nhu cầu đặt ra cần có bộ mã thống nhất dùng cho ngoại trú. Bảng danh mục ICPC2 của Wonca được công nhân bởi WHO như bộ mã của y tế cơ sở. ICPC2 được xây dựng trên cơ sở phục vụ công việc của phòng khám ngoại chẩn, y tế tuyến ban đầu. Hiện mã ICPC2 đã được dịch ra 23 ngôn ngữ khác nhau, là bộ mã chính thức dành cho tuyến y tế ban đầu của nhiều nước trên thế giới (tham khảo thông tin tại http://www.globalfamilydoctor.com/wicc/). ICPC 2 ver 4.0 không chỉ giới hạn chẩn đoán như ICD10 mà mở rộng cho cả triệu chứng-chẩn đoán- thủ thuật; cả vấn đề thực thể và vấn đề xã hội (bảng mã sẽ được giới thiệu trong bài riêng). Hiện việc áp dụng bộ danh 4

mục ICPC2 tại nước ta vẫn còn hạn chế. Hy vọng trong thời gian gần, chúng ta có thể làm việc trên các bệnh án điện tử sử dụng bộ danh mục này. 2.6. Những lợi ích cụ thể nào cho việc thu thập thông tin Thông tin ghi nhận trong bệnh án phục vụ trực tiếp việc điều trị bệnh nhân. Việc ghi chép cẩn thận thông tin qua từng lần khám cho phép bác sĩ dựng được lịch sử bệnh của người bệnh. Với thông tin ghi nhận, bác sĩ sẽ có nhận xét tổng quát hơn, định hướng can thiệp phù hợp hơn, tránh sai sót không cần thiết. Ví dụ một trường hợp bệnh nhân có tiền căn nhồi máu cơ tim gần đây. Bệnh nhân này có nguy cơ rất cao xuất hiện tái nhồi máu cơ tim trong tương lai. Do vậy, chúng ta phải chú ý đến phác đồ điều trị hiện tại nâng đỡ chức năng tim, đồng thời kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác. Thông thường, phác đồ điều trị nội khoa sẽ bao gồm ức chế beta, ức chế kết hợp tiểu cầu và điều chỉnh các rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, trong thực tế, vì lý do nào đó, chúng ta có thể chỉ định thiếu một trong các nhóm thuốc trên. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh nhân, do vậy cần được hạn chế. Các ví dụ tương tự có thể gặp rất nhiều trong cả chăm sóc ngoại trú nội trú, tuyến ban đầu tuyến chuyên sâu như: phát hiện tương tác thuốc, tránh dị ứng với hóa chất đã biết, chẩn đoán bệnh Nổ lực kiểm soát các sai sót ngoài ý muốn, hạn chế các tình huống được giới thiệu trong y văn với từ khóa gouvernance clinique. Trong đó, phương pháp điều trị hiện tại của bệnh nhân cụ thể (thực tế) được so sánh với phương pháp điều trị chuẩn (lý thuyết). Trong trường hợp có sự khác nhau giữa 2 phương pháp điều trị, người bác sĩ lâm sàng cần đánh giá lại tính hợp lý của các quyết định hiện hành và hiệu chỉnh khi cần thiết. Vấn đề mấu chốt để thực hiện tốt việc này là thông tin của bệnh nhân cần phải ghi chép cẩn thận trong bệnh án. Trong y học gia đình, bác sĩ theo dõi và chăm sóc bệnh nhân lâu dài theo thời gian. Do đó, thông tin bệnh nhân tích lũy theo thời gian có thể rất nhiều. Vấn đề nảy sinh là làm sao vận dụng hiệu quả lượng thông tin này một cách nhanh nhất ngay tại thời điểm tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân. Thông thường, chúng ta chỉ có thể nghiên cứu hồ sơ vào thời gian rảnh (hậu kiểm), không giúp ích nhiều cho bệnh nhân. Để thông tin bệnh án có thể hỗ trợ trực tiếp vào quyết định điều trị trong thời gian thực, việc đánh giá bệnh án cần được thực hiện trực tiếp (tiền kiểm). Điều này chỉ có thể thực hiện tốt với sự giúp đỡ của máy vi tính mà cụ thể là bệnh án điện tử. Để máy tính có thể hiểu được thông tin bệnh nhân, thông tin lâm sàng cần được mã hóa một cách phù hợp, phản ánh trung thực nhất có thể về tình trạng bệnh nhân. Thông thường, bệnh án điện tử sẽ hỗ trợ vấn đề này thông qua công cụ hỗ trợ quyết định lâm sàng (Aide à Décision Clinique, Clinical Reminder), hỗ trợ toa điện tử, cảnh báo bệnh nhân tự động (automated patient reminder), đánh giá chất lượng lâm sàng (Clinical Quality Mesure) Các công cụ này có thể được xem như những cộng sự lâm sàng cho bác sĩ. (Xem phần minh họa trong bài trình bày tại giảng đường) Đối với bác sĩ gia đình, họ công tác chủ yếu trong bối cảnh ngoại trú, thường không có sự hỗ trợ trực tiếp từ các đồng nghiệp khác. Việc vận dụng tốt các giải pháp hỗ trợ cho phép bác sĩ gia đình hoàn thành công việc được tốt hơn, hoàn thiện hơn. Thông tin sẽ phục vụ lại những ai đã dành thời gian cho nó. Sẽ là thiếu sót đối với bác sĩ gia đình nếu như chúng ta không nắm bắt tốt thông tin của người bệnh. Có thể nói, ai nắm tốt thông tin, sẽ dễ thành công trong chuyên môn. Quan hệ bệnh nhân nhân viên y tế được cải thiện Công nghệ thông tin mà cụ thể là bệnh án điện tử có thể mang đến một số lợi cho người thực hành lâm sàng ở một số khía cạnh sau: 5

Tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao thông qua việc cải thiện quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế hay ê kíp chăm sóc, bằng cách sử dụng các hướng dẫn khuyến cáo phác đồ chẩn đoán - điều trị - dự phòng. Cải thiện việc giao tiếp giữa bệnh nhân và nhân viên y tế nhất là bên ngoài bối cảnh phòng khám, bằng cách sử dụng các thiết bị thông tin phù hợp như điện thoại, email, tin nhắn, thư tín, internet, Cải thiện sự hài lòng của người bệnh vì có thể gần gũi hơn với ê kíp nhân viên y tế phụ trách chăm sóc. Cải thiện hiệu suất công việc bằng cách tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng, vận dụng nguồn lực phù hợp và giảm chi phí cho người bệnh. Tạo điều kiện cho người bệnh tham gia chủ động trong các quyết định chuyên môn liên quan đến sức khỏe bản thân cùng với ê kíp điều trị Cho phép sử dụng các tiện ích/ứng dụng của công nghệ giúp nâng cao chất lượng công việc. 2.7. Tiêu chí đánh giá bệnh án điện tử Các tiêu chí đánh giá một bệnh án điện tử dành cho chăm sóc ngoại trú theo chuẩn năm 2011 của văn phòng điều hành quốc gia về công nghệ thông tin trong y khoa Mỹ (The Office of the National Coordinator for Health Information Technology) http://oncchpl.force.com/ehrcert/ehrproductsearch 2.7.1. Tiêu chí chung Hỗ trợ đánh giá tương tác thuốc, dị ứng thuốc Quản lý thuốc theo dược chất Quản lý danh mục vấn đề sức khỏe cá nhân Quản lý danh sách thuốc hiện dùng của cá nhân Quản lý danh sách các tác nhân dị ứng của cá nhân Quản lý bệnh án khám và thông tin lâm sàng Quản lý các yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá) Phối hợp quản lý kết quả cận lâm sàng Quản lý danh sách bệnh nhân So sánh, lựa chọn thuốc cùng nhóm Ghi nhận thông tin về miễn dịch, vaccin Theo dõi các bệnh cần báo dịch Hỗ trợ tiếp cận nguồn thông tin giáo dục sức khỏe Đánh giá tự động (theo tiêu chí) Quản trị hệ thống Khả năng truy cập khẩn cấp (khi có nhu cầu) Tự động ngắt kết nối Khả năng theo dõi hệ thống Tính ổn định Phân quyền hệ thống Bảo mật thông tin Mã hóa thông tin khi trao đổi Quản lý tài chính (Không bắt buộc) 6

2.7.2. Tiêu chí dành cho chuyên môn ngoại trú Ghi nhận công việc nhân viên y tế Toa điện tử Bệnh án hành chính Cảnh báo bệnh nhân Hỗ trợ quyết định lâm sàng Mã hóa thông tin lâm sàng Tốc độ truy cập hợp lý Hỗ trợ tóm tắt bệnh án lâm sàng Trao đổi bệnh án điện tử Hỗ trợ báo cáo chất lượng lâm sàng tự động 3. Tài liệu tham khảo 1. Bemmel J.H. van, Musen M.A., ed. (1997). Handbook of Medical Informatics. The Netherlands: Springer p. 2. Kühlein Thomas, Zoller Marco, Bhend Heinz. Qui possède les données possède le pouvoir. PrimaryCare. [2010];10:2. 3. Prime ministre Vietnam. Phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 [Ministerial Decision about the national implementation of information technology in state etablissements for the period 2011-2015]. In; 2010:31. 4. Hofmans-Okkes I. M., Lamberts H. The International Classification of Primary Care (ICPC): new applications in research and computer-based patient records in family practice. Fam Pract. [1996];13:294-302. 5. Klinkman M. S., Green L. A. Using ICPC in a computer-based primary care information system. Fam Med. [1995];27:449-56. 7