Microsoft Word - b 2010_ IYCF Che ban Vietnamese Unicode A4 size.doc

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Microsoft Word - b 2010_ IYCF Che ban Vietnamese Unicode A4 size.doc"

Bản ghi

1

2 BỘ Y TẾ Số: 5471/ QĐ-BYT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ - Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; - Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/03/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn ; - Căn cứ Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg ngày 22/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn ; - Căn cứ quyết định số 136/2000/QĐ-TTg ngày 28/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn ; - Theo đề nghị của các Ông: Vụ trưởng Vụ Sức khỏe sinh sản, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn (có bản kế hoạch chi tiết kèm theo), với các nội dung chủ yếu sau: 1. Mục tiêu chung Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi, tạo sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ em Việt nam vào năm Mục tiêu cụ thể 2.1. Mục tiêu 1: Đến năm 2010, 70% các bà mẹ và người chăm sóc trẻ được tiếp cận với các dịch vụ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Đến năm 2010, 80% số trạm y tế tuyến xã/phường có điểm truyền thông tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Tài liệu truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ được phát hành rộng rãi tới 100% cơ sở y tế tuyến cơ sở và 80% hộ gia đình đang nuôi con nhỏ vào năm Mục tiêu 2: Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý tăng lên ít nhất 50% so với năm

3 Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tăng từ 12,5% năm 2005 lên 25% năm Tỷ lệ trẻ được bú sớm sau đẻ (trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh) tăng lên 90% vào năm Số bệnh viện duy trì tiêu chuẩn Bệnh viện bạn hữu trẻ em tăng lên gấp 2 lần vào năm 2010 so với năm Tỷ lệ trẻ được cho ăn bổ sung hợp lý (cho ăn đúng thời điểm, đủ về số lượng và cân đối về chất lượng) tăng lên 30% vào năm 2010 so với năm Mục tiêu 3: Cải thiện về cơ bản hệ thống chăm sóc dinh dưỡng trẻ bệnh và đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Đến năm 2010, 90% nhân viên y tế tuyến cơ sở được tập huấn về kiến thức và kỹ năng tư vấn, hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Có văn bản quy định và hướng dẫn kỹ thuật việc lồng ghép các nội dung chăm sóc dinh dưỡng vào chương trình chăm sóc trẻ bệnh (chương trình IMCI). - Có văn bản quy định và hướng dẫn kỹ thuật việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nuôi dưỡng, trẻ nhỏ sống trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa. - Mạng lưới theo dõi, giám sát thực hiện nuôi dưỡng trẻ nhỏ được hình thành từ trung ương đến địa phương, cung cấp kịp thời và chính xác những thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. 3. Các giải pháp Thực hiện nuôi dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ (từ 0 đến dưới 3 tuổi), tập trung vào các giải pháp sau: a) Truyền thông giáo dục phổ cập kiến thức và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng đúng cho các bà mẹ mang thai, bà mẹ đang nuôi con nhỏ và người chăm sóc trẻ. b) Chăm sóc dinh dưỡng sớm cho bà mẹ có thai. c) Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. d) Hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng trẻ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt (HIV/AIDS; SDD nặng; trẻ sơ sinh nhẹ cân; thiên tai, thảm họa...). đ) Bổ sung, củng cố xây dựng hệ thống văn bản pháp quy để hỗ trợ tốt nhất cho công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tăng cường cam kết từ gia đình, cộng đồng, chính quyền và toàn xã hội trong việc chăm sóc dinh dưỡng toàn diện, tối ưu cho trẻ nhỏ. e) Triển khai các nghiên cứu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Qua đó cung cấp bằng chứng khoa học cho các hoạt động can thiệp và thuyết phục các nhà hoạch định chính sách. g) Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin, giám sát tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho các cơ sở y tế, các nhà hoạch định chính sách và cho công tác lập kế hoạch. 4. Các nội dung hoạt động a) Nâng cao tính sẵn có và khả năng tiếp cận của người dân đến các nguồn thông tin đúng đắn và phù hợp về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. 2

4 b) Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ. c) Xây dựng môi trường chính sách hỗ trợ thực hành đúng đắn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. d) Cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ, khuyến khích thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý. đ) Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt. e) Đào tạo nguồn nhân lực. g) Triển khai các nghiên cứu. h) Phối hợp liên ngành. i) Hợp tác quốc tế và khu vực trong công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. k) Theo dõi, giám sát, đánh giá. 5. Nguồn lực về tài chính Nguồn kinh phí để bảo đảm triển khai các nội dung hoạt động sẽ được huy động từ các nguồn sau: a) Kinh phí của nhà nước: từ các chương trình, dự án mục tiêu có liên quan đang được thực hiện. b) Kinh phí của các tổ chức quốc tế: WHO, UNICEF, đưa vào kế hoạch tài trợ hàng năm cho các chương trình Dinh dưỡng và chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ, Làm mẹ an toàn. c) Kinh phí hợp tác, hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ. d) Kinh phí huy động cộng đồng. e) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác. 6. Tổ chức thực hiện a) Mạng lưới triển khai: - Bộ Y tế là cơ quan chủ quản, giao cho Vụ Sức khỏe sinh sản làm đầu mối chỉ đạo, điều hành, phối hợp với Cục Y tế dự phòng Việt Nam, Vụ Điều trị, Vụ Khoa học và Đào tạo, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tuyến TW. - Viện Dinh dưỡng là cơ quan thường trực về chuyên môn, kỹ thuật, phối hợp với Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản, các chương trình, dự án có liên quan như: Chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ, Dự án Làm mẹ an toàn, Dự án Mục tiêu quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em... để triển khai các hoạt động. - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW là cơ quan triển khai các hoạt động tại tuyến tỉnh. b) Cơ chế phối hợp triển khai: - Bộ Y tế giao cho Vụ Sức khoẻ sinh sản làm đầu mối, chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn để trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, tổ chức thực hiện, đánh giá tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch; Viện Dinh dưỡng là cơ quan thường trực về chuyên môn, kỹ thuật, giúp Bộ Y tế điều phối thực hiện các nội dung hoạt động. - Trong quá trình triển khai, Bộ Y tế phối hợp với các Cơ quan, Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan, tổ chức các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW: có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động trong phạm vi chức năng quyền hạn của ngành, đồng thời xây dựng và điều phối, tổ chức triển khai, giám sát các hoạt động phối hợp liên ngành tại địa phương. Hàng năm xây dựng 3

5 kế hoạch và báo cáo Bộ Y tế các kết quả thực hiện. c) Công tác báo cáo theo dõi, giám sát các hoạt động: - Định kỳ 6 tháng một lần, các địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện với Bộ Y tế. - Định kỳ 1 năm một lần, Bộ Y tế với tư cách là cơ quan chủ trì, tổ chức kiểm điểm các hoạt động thực hiện kế hoạch với sự tham gia của các Bộ, Ngành có liên quan. - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai, theo dõi, giám sát việc thực hiện các nội dung hoạt động tại các đơn vị trực thuộc mình. d) Tiến độ thực hiện: - Năm 2006: Phê duyệt của Bộ Y tế về Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ, giai đoạn , kiện toàn mạng lưới triển khai ở các cấp và bắt đầu triển khai các hoạt động. - Năm 2010: Đánh giá, tổng kết việc thực hiện, xây dựng kế hoạch hành động cho những năm tiếp theo. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe sinh sản, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; Ban KGTW (để b/c); - Các Bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội có liên quan (để phối hợp thực hiện); - Các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra - Bộ Y tế; - Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản; - Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc TW; Lưu: VT, PC, SKSS. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Chí Liêm (Đã Ký) 4

6 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ GIAI ĐOẠN (Ban hành kèm theo Quyết định số: 5471, ngày 27 tháng 12 năm 200 của Bộ trưởng Bộ Y tế) CHƯƠNG I TỔNG QUAN Nuôi dưỡng hợp lý trong những năm đầu tiên, đặc biệt là những tháng đầu tiên sau sinh, có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn, sự lớn lên và sự phát triển toàn diện của trẻ ở tuổi trưởng thành. Hiện nay, trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em vẫn còn phổ biến. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 10,9 triệu trường hợp tử vong ở trẻ em, trong đó có tới 60% trường hợp bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp do SDD. Ở nước ta, mặc dù trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực trong việc đương đầu với SDD trẻ em, song tỷ lệ SDD vẫn còn cao: hiện cả nước có 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi 1. Bên cạnh đó, thừa cân/béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở một số đô thị, thành phố lớn. Một trong các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là sai lầm trong nuôi dưỡng. Chính vì vậy, thay đổi hành vi nuôi dưỡng trẻ nhỏ là một can thiệp thiết yếu của hoạt động phòng chống SDD trẻ em ở nước ta. Nuôi dưỡng trẻ nhỏ (là trẻ có độ tuổi từ 0-3 tuổi) có liên quan đến thực hành, thói quen, trình độ văn hoá, tình trạng kinh tế-xã hội của gia đình và cộng đồng. Thực hành nuôi dưỡng trẻ phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của người mẹ và những người chăm sóc trẻ. Thực tế cho thấy ngay trong điều kiện kinh tế-xã hội còn thấp kém, nếu biết cách chăm sóc dinh dưỡng hợp lý vẫn có thể phòng được SDD cho trẻ. Tuy nhiên, yếu tố kinh tế-xã hội của hộ gia đình và của cộng đồng đóng một vai trò không nhỏ vì đó là cơ sở của nguồn lực đảm bảo sự chăm sóc cho trẻ. Một chính sách nuôi dưỡng trẻ nhỏ thành công cần phải tác động vào các khâu nói trên. Sự phát triển kinh tế-xã hội và quá trình đô thị hoá đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ đang đứng trước những thách thức mới. Do áp lực của công việc và thu nhập, người phụ nữ không đủ thời gian và điều kiện chăm sóc con trong khi đó các sản phẩm thức ăn thay thế sữa mẹ tràn lan với nhiều cách quảng cáo, tiếp thị hấp dẫn đã làm ảnh hưởng niềm tin của các bà mẹ vào việc Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) và tác động không có lợi đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Thêm vào đó, sự gia tăng của đại dịch HIV/AIDS, nguy cơ của việc lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng sẽ ảnh hưởng đến việc NCBSM. Hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng chương trình Phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, trong đó có đề cập đến những biện pháp để nuôi dưỡng trẻ hợp lý trong trường hợp mẹ HIV (+), mặc dù vậy vẫn cần có những hướng dẫn cụ thể và những thông tin đầy đủ để người mẹ có thể quyết định một biện pháp bảo đảm nuôi dưỡng trẻ tối ưu nhất. Những biến đổi về xã hội, sự phân cực về kinh tế đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết, đó là "nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt", như trẻ mồ côi, trẻ là 1 Báo cáo giám sát dinh dưỡng hàng năm-vdd-2003,

7 con của các bà mẹ vị thành niên, hoặc mẹ HIV (+), cha mẹ ly dị, trẻ SDD nặng, trẻ bị dị tật bẩm sinh, trẻ đang sống trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa... Trẻ em có quyền được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt. Điều đó đã được khẳng định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, khuyến khích tạo điều kiện để đảm bảo các quyền đó trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, người mẹ cũng có quyền được tiếp cận một chế độ dinh dưỡng hợp lý, quyền được quyết định một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho con mình, vì thế, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ thông tin cũng như được sống trong một môi trường có những điều kiện hỗ trợ thuận lợi nhất để người mẹ có thể thực hiện những quyết định đúng đắn của mình về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Cộng đồng quốc tế từ lâu đã rất quan tâm đến vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Điều này thể hiện bằng sự ra đời của hàng loạt chính sách về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Năm 1981 Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ được ban hành; Năm 1990 tuyên bố Innocenti về bảo vệ, tăng cường và khuyến khích NCBSM được công bố; Năm 1991 sáng kiến Bệnh viện bạn hữu trẻ em ra đời; Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) đã phê chuẩn và công bố bản Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Đây là kết quả nỗ lực của tất cả các nước thành viên của Tổ chức Y tế thế giới, các cơ quan quốc tế, liên chính phủ... nhằm tiến tới hình thành một cách tiếp cận đúng đắn đối với việc thanh toán gánh nặng có liên quan đến dinh dưỡng cho trẻ em trên toàn thế giới và góp phần làm giảm đói nghèo một cách bền vững (có tới 50 đến 70% gánh nặng của bệnh ỉa chảy, sởi, sốt rét, và các nhiễm trùng đường hô hấp dưới trong thời thơ ấu có thể quy cho thiếu dinh dưỡng 1 ). Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dựa trên các bằng chứng khoa học về ý nghĩa của dinh dưỡng trong những tháng đầu tiên, những năm đầu tiên của cuộc đời, về vai trò quyết định của thực hành nuôi dưỡng hợp lý trong việc đạt được các đầu ra về sức khỏe tốt nhất. Bản Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ đã khẳng định nỗ lực cao của cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường hơn nữa sự cam kết của chính phủ thuộc các quốc gia khác nhau trong việc thực hiện bảo đảm cho trẻ em có được sự phát triển tốt nhất bằng các hành động phù hợp với Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ; Tuyên bố Innocenti về bảo vệ, tăng cường và khuyến khích NCBSM và Sáng kiến Bệnh viện Bạn hữu trẻ em. Đối với nước ta, xây dựng một chiến lược lâu dài và kế hoạch hành động về nuôi dưỡng trẻ nhỏ là một đòi hỏi cấp bách nhằm tạo môi trường dinh dưỡng tốt, an toàn phù hợp cho sức khỏe và sự phát triển tối ưu của trẻ nhỏ trong tình hình phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. Trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã có nhiều nỗ lực chăm lo đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, trong đó có công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Việc thực hiện Luật bảo vệ và Chăm sóc trẻ em đã thu được một số thành tựu đáng kể. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Bảo vệ và Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng, Chiến lược Chăm sóc Sức khỏe sinh sản giai đoạn , trong đó đề cập đến nhiều mục tiêu và giải pháp cho công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần có các giải pháp đồng bộ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm cụ thể hoá các nội dung mà các Chiến lược trên đã đề cập, lồng ghép các giải pháp và thống nhất các hoạt động can thiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, mang lại sức khỏe toàn diện và sự phát triển tốt nhất cho trẻ nhỏ, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1 Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 6

8 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ HIỆN NAY Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt rất nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Tỷ lệ SDD giảm nhanh trong những năm gần đây thể hiện những cố gắng nỗ lực của toàn xã hội, sự cam kết cao của Chính phủ trong vấn đề giải quyết tình hình SDD ở trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực tỷ lệ SDD ở nước ta vẫn còn ở mức cao, bên cạnh đó là những vấn đề dinh dưỡng mới nảy sinh như thừa cân, béo phì do hậu quả của việc chăm sóc dinh dưỡng không hợp lý... vì vậy chúng ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ. I. Suy dinh dưỡng thiếu protein-năng lượng còn cao và nguyên nhân quan trọng là do nuôi dưỡng không hợp lý Ước tính trên 2/3 số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới có liên quan đến yếu tố nuôi dưỡng 1. Nuôi dưỡng không hợp lý là nguyên nhân trực tiếp của SDD và thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu Vitamin A, thiếu sắt, thiếu I-ốt, thiếu kẽm và các vi chất dinh dưỡng cần thiết khác. Ở Việt Nam, tỷ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới vẫn còn cao và là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Năm 2005, tỷ lệ SDD trẻ em thể cân nặng/tuổi chung toàn quốc là 25,2%, SDD thể chiều cao/tuổi là 29,6%, SDD thể cân nặng/chiều cao là 6,9% 2. Nhiều vùng nông thôn, tỷ lệ SDD thậm chí còn ở mức gần 40%. Không có sự khác biệt về giới đối với SDD, tuy nhiên có sự khác biệt rất rõ rệt về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và còi cọc giữa các vùng sinh thái trong cả nước, chậm phát triển thể lực thường gặp ở lứa tuổi 6-24 tháng; Bên cạnh đó thì những năm qua, tỷ lệ thừa cân/béo phì ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi có xu hướng gia tăng (năm 2000 là 1,2%; đến năm 2004 tỷ lệ này đã là 1,7%) 3. Đối với nước ta, ước tính khoảng trẻ sinh ra hàng năm bị giảm trí lực do thiếu i-ốt, khoảng 2000 trẻ tử vong vì giảm khả năng chống đỡ nhiễm khuẩn do thiếu vitamin A, ngoài ra còn 10% trẻ em bị giảm miễn dịch và tăng trưởng kém do thiếu vitamin A 4. Thực hành NCBSM không hợp lý (như cho bú gián đoạn, cai sữa sớm đột ngột) hoặc cho ăn bổ sung quá sớm với các loại thực phẩm nghèo protein và năng lượng là những nguyên nhân quan trọng gây SDD 5. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là một thực hành phổ biến ở nước ta với khoảng 98% trẻ em Việt Nam được bú sữa mẹ. Tỷ lệ NCBSM cũng khác nhau theo vùng địa lý, dân tộc, trình độ văn hoá của bà mẹ, nơi đẻ nhưng không đáng kể. Nơi ít nhất cũng có 90% trẻ được bú mẹ 6. Mặc dù tỷ lệ trẻ được bú mẹ rất cao, nhưng vấn đề còn tồn tại là thời điểm cho bú sữa mẹ và thời gian cho bú sữa mẹ còn chưa hợp lý. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ cần được bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Số liệu điều tra về NCBSM năm 2004 cho thấy đã có một số tiến bộ trong việc thực hiện NCBSM, như: tỷ lệ cho bú sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 75,2%, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sữa non là 82%, nhưng chỉ có 12,4% trẻ là được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, có tới 38,7% bà mẹ cho 1 Global Strategy for Infant and Young Child Feeding, Page 5. 2 Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, VDD và Tổng cục thống kê Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, VDD-Tổng cục thống kê MI (Micronutrient Initiative): Vitamin and Mineral Deficiency: A report assessment for Vietnam (leadership briefing), 2004-MI and UNICEF 5 Báo cáo giám sát dinh dưỡng hàng năm-vdd National Institute of Nutrition/UNICEF. Maternal and child nutrition situation in Medical publishing house, Hanoi

9 con ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay trong tuần đầu tiên sau sinh, 7% bà mẹ cai sữa sớm cho con trước 12 tháng tuổi, và có tới 21,9% trẻ em dưới 12 tháng tuổi được nuôi bẵng sữa chai (bú bình) 1. Có nhiều lý do để giải thích về việc cho trẻ ăn thêm trong độ tuổi dưới 6 tháng. Các yếu tố ảnh hưởng như việc bà mẹ phải đi làm sớm có nguy cơ không cho con bú hoàn toàn cao gấp 14 lần so với các bà mẹ không phải đi làm. Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đó là tư vấn của y tá, nữ hộ sinh hoặc bác sỹ. Bên cạnh đó còn có những yếu tố khác tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng cũng có tác động đến việc không thực hiện cho bú mẹ hoàn toàn là bà mẹ có tin rằng mình có đủ sữa cho trẻ hay không, số con hiện có, tuổi bà mẹ, trình độ học vấn, trẻ trai hay trẻ gái và điều kiện kinh tế - xã hội của bà mẹ. Phần lớn các bà mẹ không thật sự tin rằng mình có đủ sữa cho trẻ bú và không thật sự hiểu rõ ràng về tầm quan trọng của việc NCBSM 2. Mặt khác, trong gia đình, những quyết định về việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ còn chịu ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình cũng như của cả cộng đồng. Nếu bà mẹ được tư vấn tốt và cung cấp các thông tin phù hợp thì cũng sẽ tự nguyện thay đổi từ hành vi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ chưa đúng sang những hành vi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ đúng đắn và tích cực hơn. Vấn đề là cán bộ tư vấn có đủ trình độ, kỹ năng và sẵn sàng thực hiện tốt công tác tư vấn hay không. Sáng kiến Bệnh viện bạn hữu trẻ em (BVBHTE) được Việt Nam hưởng ứng và phát động từ năm 1992, đến nay đã có 53 bệnh viện ở tuyến TW và tuyến tỉnh được công nhận là Bệnh viện bạn hữu trẻ em (BVBHTE). Việc thực hiện BVBHTE đã làm thay đổi các thực hành về NCBSM: bà mẹ được tư vấn về NCBSM ngay từ khi đến khám thai, việc mẹ và con được nằm gần nhau ngay sau đẻ đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc NCBSM, trẻ được bú sớm ngay sau khi sinh và được bú theo nhu cầu. Tuy nhiên, để duy trì BVBHTE là một vấn đề khó khăn lớn hiện nay, một số bệnh viện khi đạt được tiêu chuẩn BVBHTE (theo 10 điều kiện của UNICEF/WHO), một thời gian sau kiểm tra lại thì không còn duy trì được 10 điều kiện của BVBHTE. Những sai phạm thường gặp là: Không tư vấn cho bà mẹ đến khám thai và bà mẹ sau đẻ về NCBSM; Vẫn để cho các công ty sữa quảng cáo sữa cho các bà mẹ; Bà mẹ sau đẻ cho trẻ ăn bằng chai, bú bình; Các bà mẹ không biết cách cho con bú đúng; Lãnh đạo bệnh viện và nhân viên y tế chưa thực sự quan tâm giúp bà mẹ sau đẻ thực hiện tốt việc NCBSM. Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt như trẻ có mẹ HIV (+), trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi là những vấn đề mới song hết sức quan trọng cần có những hướng dẫn chuyên môn cụ thể. Các nhà chuyên môn, các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế, chính phủ, phi chính phủ cần có những cam kết và hành động cụ thể để mang lại cho trẻ em quyền được hưởng một chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất. Một trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng SDD trẻ em vẫn còn ở mức cao là vấn đề cho ăn bổ sung không hợp lý; như thời gian cho ăn bổ sung sớm, chất lượng và số lượng thức ăn bổ sung không đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ở Việt Nam, theo số liệu của mạng lưới giám sát dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng-2002), trẻ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ rất sớm, khoảng 50% số trẻ dưới 6 tháng phải ăn các loại thực phẩm bổ sung trong khi lẽ ra chúng được bú sữa mẹ hoàn toàn. Hiện nay, tỷ lệ trẻ ăn bổ sung sớm, bắt đầu từ 3 tháng còn cao, 30-80%, tuỳ theo từng địa phương. Những sai lầm về thời điểm ăn bổ sung, chất lượng thức ăn bổ sung có thể dẫn tới hậu quả rõ rệt là tỷ lệ trẻ em gầy còm (có chỉ số cân nặng/chiều cao thấp) tăng nhanh sau 5-6 tháng tuổi và cao nhất 1 Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, VDD và Tổng cục thống kê Arun Gupta et al. Report on Assessment of Breastfeeding Policy, Promotion and Practice in Vietnam. NIN/UNICEF, Hanoi,

10 vào khoảng tháng tuổi. Vì vậy thực hiện chế độ ăn bổ sung hợp lý là rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em. Đối với trẻ trên 24 tháng tuổi, số bữa ăn hàng ngày hầu hết phụ thuộc vào bữa cơm gia đình, do đó số bữa ăn của trẻ em hàng ngày không đạt theo yêu cầu (trung bình 3 bữa/ngày), ngay ở nhóm trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi cũng chỉ có 17,5% được ăn trên 3 bữa/ngày (con số này thấp ở tất cả các vùng, nhưng thấp nhất là vùng núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ). Do gánh nặng công việc, nhất là ở vùng nông thôn nên các bà mẹ ít có thời gian trực tiếp chăm sóc ăn uống cho con. Thức ăn bổ sung của trẻ có đậm độ năng lượng thấp, nghèo chất béo, chất đạm động vật và nghèo các vi chất dinh dưỡng, tần suất xuất hiện các thực phẩm như thịt, trứng trong bữa ăn của trẻ ở nhiều nơi chỉ đạt trên 50%, nhất là ở các vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ 1. Rõ ràng là chế độ ăn cho trẻ em vẫn chưa được bảo đảm cả về số lượng và chất lượng, cũng như thời điểm cho ăn bổ sung. Những vấn đề nêu trên đặt ra một thách thức lớn, đòi hỏi nhiều biện pháp can thiệp, trong đó đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng là một ưu tiên hàng đầu. II. Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ còn kém và hoạt động chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trong thời kỳ mang thai còn nhiều bất cập Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ có liên quan chặt chẽ tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã cho thấy rằng tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu, tăng cân ít trong thời gian mang thai của bà mẹ là các yếu tố nguy cơ chính tăng tỷ lệ đẻ non, trẻ đẻ nhẹ cân (là trẻ có cân nặng khi đẻ < 2500g), tăng tử vong chu sinh và sơ sinh. Vì vậy, có thể nói, chăm sóc dinh dưỡng cho các bà mẹ tương lai, đặc biệt là các bà mẹ đang mang thai chính là chăm sóc dinh dưỡng sớm cho trẻ. Theo báo cáo của Tiểu ban Dinh dưỡng-liên hiệp quốc (ACC/SCN 2 ), SDD thấp còi xảy ra sau một giai đoạn dài (tích luỹ) chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ, trong đó các yếu tố dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mang thai đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Theo số liệu giám sát dinh dưỡng năm 2003 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, vẫn có tới 35-40% bà mẹ có thai bị thiếu máu do thiếu sắt, tỷ lệ bà mẹ có hàm lượng vitamin A trong sữa thấp vẫn còn trên 30%, trong khi tỷ lệ bà mẹ ngay sau đẻ được uống viên nang vitamin A liều cao mới chỉ đạt 61%, thấp nhất là ở khu vực Tây Nguyên, 35,9% 3. Theo báo cáo gần đây nhất, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) của bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 22,9% 4. Bữa ăn của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai nhiều nơi còn thiếu cả về số lượng và không cân đối về chất lượng. Một số vùng do ảnh hưởng của tập quán kiêng khem trong quá trình thai nghén mà người phụ nữ cũng không được hưởng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bảo đảm cho thai phát triển tốt. Người phụ nữ do gánh nặng của công việc, thường phải lao động cho đến sát ngày sinh nở. Tỷ lệ phụ nữ có thai đến các cơ sở y tế thăm khám thai từ 2-3 lần trong suốt quá trình thai nghén chỉ chiếm có 47,4% và vẫn còn có đến 13,2% phụ nữ có thai không đi khám thai trong suốt quá trình thai nghén 5. Số lần thăm khám thai tối thiểu theo yêu cầu không đủ cũng đồng thời nói lên bà mẹ có thai không được tiêm phòng đầy đủ, không được cấp phát viên sắt, cũng như không được cán bộ y tế tư vấn về chăm sóc 1 Số liệu từ mạng lưới giám sát dinh dưỡng toàn quốc-vdd Administrative Committee on Coordination Sub-Committee on Nutrition 3 Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, VDD-Tổng cục thống kê Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, VDD-Tổng cục thống kê Demographic and Health Survey National Committee for Population, Family and Children 9

11 thai nghén và dinh dưỡng. Điều này cho thấy chăm sóc dinh dưỡng và sức khoẻ cho phụ nữ thời kỳ mang thai vẫn còn có những vấn đề cần quan tâm hơn nữa. Do đó, cần có các hoạt động lồng ghép có hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của người mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ, điều này sẽ tác động tới chất lượng nuôi dưỡng trẻ nhỏ. III. Thực hiện các chính sách pháp luật hỗ trợ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, khuyến khích tạo điều kiện đảm bảo quyền con người. Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng nhấn mạnh tới quyền được ưu tiên chăm sóc về dinh dưỡng tốt nhất cũng như quyền được ưu tiên chăm sóc về y tế của trẻ em. Tháng 6 năm 2004, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Mặc dù có nhiều thành tựu đáng kể trong công tác thực hiện các chính sách chăm sóc trẻ nhỏ, song công tác này vẫn còn những vấn đề bất cập, nhất là trong lĩnh vực nuôi dưỡng trẻ. Công tác theo dõi giám sát việc thi hành các chính sách còn hạn chế. Ngày 10/6/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 307-TTg, về việc quy định một số vấn đề về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ (SPTTSM) để hỗ trợ việc NCBSM; Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ qui định về kinh doanh và sử dụng các SPTTSM. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể như việc kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ đã từng bước đi vào nề nếp, tình trạng vi phạm các qui định về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ phần nào được hạn chế nhờ sự phối hợp của các Bộ ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 74, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các qui định về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ vẫn còn khá phổ biến, năng lực hoạt động của thanh tra y tế vẫn còn hạn chế và chủ yếu mới được thực hiện tại tuyến tỉnh; việc thanh tra, kiểm tra tại tuyến quận/huyện hiện nay chưa được triển khai. Mặt khác, các chế tài xử lý các vi phạm về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ còn thiếu và chưa đồng bộ nên việc thanh tra, xử lý các vi phạm gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những hạn chế và thực hiện tốt hơn các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, quảng cáo, khuyến khích NCBSM, ngày 27/2/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành nghị định số 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Nghị định này thay cho Nghị định số 74/2000/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Nghị định số 43/CP ngày của Chính phủ quy định tạm thời các chế độ bảo hiểm xã hội và Thông tư số 34/TT-LB ngày 13 tháng 7 năm 1994 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc thi hành các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động, do tổ chức công đoàn quản lý đã đề ra quy định thời gian nghỉ đẻ thai sản đối với phụ nữ chỉ là 4 tháng. Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu sửa đổi trong các chính sách hiện hành cho phù hợp trong giai đoạn tới nhằm tạo điều kiện cho người phụ nữ có thời gian chăm sóc con, NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Có thể nói các chính sách đã tác động tới nguyên nhân của SDD ở mọi cấp độ khác nhau từ nguyên nhân cơ bản đến nguyên nhân trực tiếp. Trong khi nhiều giải pháp chuyên môn được khuyến khích áp dụng chẳng hạn như NCBSM nhưng các chính sách hỗ trợ cho người mẹ NCBSM, nhất là thực hiện bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh còn chưa cụ thể. Các chính sách về chăm sóc trẻ em chưa đồng bộ và chưa đáp ứng về nguồn lực để có thể hỗ trợ có hiệu quả cho công tác này, đặc biệt là ở các vùng khó khăn. 10

12 Người mẹ có quyền được tiếp cận một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như quyền được quyết định một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho con mình, muốn thế, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ thông tin cũng như được sống trong một môi trường có những điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện những quyết định đúng đắn của mình. Cần có những chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho người mẹ, dù là trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp hay ở các vùng nông thôn... đều có khả năng áp dụng những hiểu biết đúng đắn về dinh dưỡng của mình vào việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ. Vì vậy yêu cầu hoàn thiện và thực thi các chính sách hỗ trợ cho nuôi dưỡng trẻ nhỏ đặt ra hết sức cấp bách. IV. Chưa đáp ứng kịp thời về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt bao gồm nhóm trẻ bị SDD nặng; trẻ đẻ nhẹ cân (là trẻ có cân nặng sơ sinh thấp <2500gr); trẻ sinh ra từ những người mẹ vị thành niên, trẻ bị dị tật; trẻ nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa; trẻ bị mồ côi, đặc biệt là trẻ có HIV dương tính (+) hoặc trẻ là con của mẹ có HIV dương tính (+). Nhiễm HIV/AIDS ở phụ nữ nước ta đang có dấu hiệu gia tăng. Hiện nay nữ chiếm 15% tổng số trường hợp nhiễm HIV được báo cáo (Bộ Y tế: Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS tháng 12/2004). Giám sát trọng điểm hàng năm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai trong toàn quốc cũng đã tăng xấp xỉ 20 lần, từ 0,02% vào năm 1994 lên 0,35% vào năm 2004 (theo số liệu giám sát trọng điểm , Bộ Y tế). Số trẻ nhỏ có HIV (+) có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây, vì vậy việc hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ trong những trường hợp này cần đặc biệt chú ý. Khó khăn hiện nay là ngoài việc thiếu cán bộ y tế để chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng, việc cập nhật những kiến thức mới về nuôi dưỡng trẻ HIV/AIDS vẫn còn rất hạn chế. Mặt khác, do một bộ phận người dân còn hạn chế về nhận thức nên có thái độ xa lánh, thiếu quan tâm chia sẻ với người nhiễm HIV, do vậy, người bệnh còn tự ti, mặc cảm, không dám chia sẻ, điều này cũng giải thích vì sao các bà mẹ có HIV (+) đến đẻ tại bệnh viện không khai báo địa chỉ chính xác, nên việc liên hệ để giúp đỡ cho mẹ và con sau khi ra viện là rất khó khăn. Bên cạnh việc thực hành nuôi dưỡng trẻ có HIV (+) vẫn còn nhiều bất cập, việc nuôi dưỡng để hồi phục những trẻ đã bị SDD nặng cũng đang là vấn đề cấp bách cho cộng đồng hiện nay. Thực tế cho thấy nguyên nhân gây SDD nặng ở trẻ em hiện nay không đơn thuần là do thiếu ăn mà thường là tích hợp của nhiều nguyên nhân như trẻ mắc một số bệnh mạn tính, trẻ bị dị tật (sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ống tiêu hóa), cha mẹ li dị nhau, trẻ mồ côi... Người mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nếu không có kiến thức về dinh dưỡng hoặc không được tư vấn, hướng dẫn kịp thời để nuôi dưỡng trẻ hợp lý sẽ làm cho trẻ bị SDD từ mức độ nhẹ, chuyển thành nặng hơn. Điều không thể không nói đến là các tài liệu để chuyển tải các thông tin về cách nuôi trẻ trong các trường hợp khó khăn đặc biệt hầu như còn rất ít trên cộng đồng, nhất là những nơi không có điều kiện tiếp cận dễ dàng với các nguồn thông tin (vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa), công tác tư vấn dinh dưỡng cụ thể cho từng đối tượng chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực đi đôi với phát triển hoàn thiện các tài liệu truyền thông nhằm làm tốt công tác hướng dẫn, tư vấn nuôi dưỡng trẻ trong các trường hợp này là điều rất cần thiết nhằm tiến tới giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế việc trẻ bị chuyển thành SDD nặng hơn do chưa biết cách chăm sóc dinh dưỡng hợp lý. V. Một số vấn đề tồn tại khác Đó là: thiếu hệ thống thông tin, giám sát về nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Sự phối hợp lồng ghép các hoạt động về nuôi dưỡng trẻ nhỏ giữa các chương trình/dự án còn yếu; Thiếu trang thiết bị, 11

13 tài liệu truyền thông, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ cho công tác tư vấn, hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Kỹ năng tư vấn của cán bộ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chưa đáp ứng kịp thời về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong trường hợp khó khăn đặc biệt là thiếu mạng lưới thông tin, theo dõi giám sát một cách có hệ thống, chưa thiết lập được một cơ quan đặc trách về vấn đề nuôi dưỡng và cứu trợ trẻ em trong những vùng xảy ra thiên tai, thảm họa. Đây là những thách thức lớn đặt ra trước mắt chúng ta, đòi hỏi có sự nỗ lực và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp để có thể xây dựng và hoàn thiện được mạng lưới thông tin, theo dõi, giám sát những trường hợp gặp khó khăn đặc biệt một cách thường xuyên, có hệ thống cũng như có những cơ quan có trách nhiệm đưa ra những quyết định kịp thời về nuôi dưỡng, cứu trợ trẻ nhỏ khi xảy ra thiên tai thảm họa. Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ được đề cập đến trong nhiều chương trình/dự án cấp quốc gia như: Dự án mục tiêu Phòng chống SDD trẻ em, Dự án Làm mẹ An toàn, Chương trình NCBSM...nhưng sự phối hợp còn chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Mạng lưới Y tế bao gồm cả nguồn nhân lực và trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Đội ngũ cán bộ y tế rất cần được đào tạo, tập huấn về kỹ năng tư vấn dinh dưỡng cũng như được trang bị những kiến thức cập nhật về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, những điều kiện cơ sở vật chất để làm việc, nhất là tại các phòng tư vấn dinh dưỡng ở các cộng đồng khó khăn. Tài liệu truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ còn thiếu cả về số lượng và chưa thật sự phù hợp về mặt nội dung. CHƯƠNG III MỤC TIÊU I. Mục tiêu chung Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi, tạo sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ em Việt Nam vào năm II. Mục tiêu cụ thể 1. Mục tiêu 1: Đến năm 2010, 70% các bà mẹ và người chăm sóc trẻ được tiếp cận với các dịch vụ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Đến năm 2010, 80% số trạm y tế tuyến xã/phường có điểm truyền thông tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Tài liệu truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ được phát hành rộng rãi tới 100% cơ sở y tế tuyến cơ sở và 80% hộ gia đình đang nuôi con nhỏ vào năm Mục tiêu 2: Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý tăng lên ít nhất 50% so với năm Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tăng từ 12,5% năm 2005 lên 25% năm Tỷ lệ trẻ được bú sớm sau đẻ (trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh) tăng lên 90% vào năm

14 - Số bệnh viện duy trì tiêu chuẩn Bệnh viện bạn hữu trẻ em tăng lên gấp 2 lần vào năm 2010 so với năm Tỷ lệ trẻ được cho ăn bổ sung hợp lý (cho ăn đúng thời điểm, đủ về số lượng và cân đối về chất lượng) tăng lên 30% vào năm 2010 so với năm Mục tiêu 3: Cải thiện về cơ bản hệ thống chăm sóc dinh dưỡng trẻ bệnh và đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Đến năm 2010, 90% nhân viên y tế tuyến cơ sở được tập huấn về kiến thức và kỹ năng tư vấn, hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Có văn bản quy định và hướng dẫn kỹ thuật việc lồng ghép các nội dung chăm sóc dinh dưỡng vào chương trình chăm sóc trẻ bệnh (chương trình IMCI). - Có văn bản quy định và hướng dẫn kỹ thuật việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nuôi dưỡng, trẻ nhỏ sống trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa. - Mạng lưới theo dõi, giám sát thực hiện nuôi dưỡng trẻ nhỏ được hình thành từ trung ương đến địa phương, cung cấp kịp thời và chính xác những thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. CHƯƠNG IV CÁC GIẢI PHÁP 1. Truyền thông giáo dục phổ cập kiến thức và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng đúng cho các bà mẹ mang thai, bà mẹ đang nuôi con nhỏ và người chăm sóc trẻ. Tập trung vào thay đổi hành vi về NCBSM và ăn bổ sung. Khuyến khích, bảo vệ, tạo điều kiện để người mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh và thực hiện NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý (thời điểm cho ăn bổ sung đúng, thức ăn bổ sung phù hợp với từng giai đoạn phát triển và số lượng thức ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ). 2. Chăm sóc dinh dưỡng sớm cho bà mẹ có thai, bao gồm chăm sóc cả về mặt thai sản (khám thai, tiêm phòng, lao động và nghỉ ngơi hợp lý) và về dinh dưỡng (uống viên sắt, chế độ ăn hợp lý cho bà mẹ mang thai). 3. Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ thông qua tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp trang thiết bị thiết yếu, tài liệu. Phối hợp lồng ghép với các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chăm sóc sức khoẻ sinh sản. 4. Hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng trẻ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt (HIV/AIDS; SDD nặng; trẻ sơ sinh nhẹ cân; thiên tai, thảm hoạ...). Chủ động đối phó trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, có nguồn lực dự trữ để hỗ trợ kịp thời vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ. 5. Bổ sung, củng cố xây dựng hệ thống văn bản pháp quy để hỗ trợ tốt nhất cho công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tăng cường cam kết từ gia đình, cộng đồng, chính quyền và toàn xã hội trong việc chăm sóc dinh dưỡng toàn diện, tối ưu cho trẻ nhỏ. 13

15 6. Triển khai các nghiên cứu về khoa học hành vi, về những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của trẻ nhỏ, trong đó có NCBSM và ăn bổ sung, qua đó cung cấp bằng chứng khoa học cho các hoạt động can thiệp và thuyết phục các nhà hoạch định chính sách. 7. Xây dựng hệ thống thông tin, giám sát tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho những nhà hoạch định chính sách và các cơ sở y tế. CHƯƠNG V KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG I. Nâng cao tính sẵn có và khả năng tiếp cận của người dân đến các nguồn thông tin đúng đắn và phù hợp về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Khảo sát, đánh giá các tài liệu truyền thông hiện có về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Điều tra/nghiên cứu các tập quán nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các vùng, miền, dân tộc khác nhau. - Cập nhật, chỉnh sửa các tài liệu cũ đã có. - Nghiên cứu/xây dựng/phát triển bộ tài liệu truyền thông mới về nuôi dưỡng trẻ nhỏ (bộ tài liệu này sẽ được xuất bản bằng tiếng kinh và nhiều thứ tiếng dân tộc): + Tài liệu hướng dẫn NCBSM, bao gồm: Tranh lật; Tờ rơi; Đĩa VCD; Poster; Sách cẩm nang. + Tài liệu hướng dẫn ăn bổ sung hợp lý, bao gồm: Tranh lật; Tờ rơi; Đĩa VCD; Poster; Sách cẩm nang. + Tài liệu hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt (trẻ có HIV (+), trẻ SDD nặng, trẻ em trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa, trẻ mồ côi...) + Sản xuất phần mềm tư vấn dinh dưỡng trẻ nhỏ, cung cấp cho các cơ sở y tế và các trung tâm khám-tư vấn dinh dưỡng. - Cung cấp phương tiện truyền thông cho các cơ sở y tế. - Tổ chức hệ thống phân phối, phát hành các tài liệu truyền thông đến cộng đồng và gia đình. - Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tư vấn dinh dưỡng, cộng tác viên (CTV) dinh dưỡng: Cập nhật thông tin/kiến thức dinh dưỡng, kỹ năng truyền thông tư vấn NCBSM, ăn bổ sung hợp lý, cách sử dụng các tài liệu truyền thông mới, kỹ năng thực hành dinh dưỡng. - Xây dựng điểm truyền thông/tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại các trạm y tế xã/phường. - Xây dựng chương trình thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, đài phát thanh của trung ương và địa phương. - Sân khấu hóa thông tin nuôi dưỡng trẻ nhỏ để tiếp cận với nhóm các bà mẹ và người chăm sóc trẻ ở các vùng sâu, vùng xa và khu vực nông thôn: sáng tác kịch ngắn, thơ ca, hò vè tuyên truyền về NCBSM, ăn bổ sung hợp lý... II. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi/thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ - Truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, Đài, Báo, Tạp chí... 14

16 - Tổ chức các Chiến dịch truyền thông như: "Tuần lễ NCBSM", "Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển", "Ngày vi chất dinh dưỡng". - Tập huấn cho các bà mẹ về kỹ năng NCBSM và chế biến thức ăn bổ sung, tập huấn kiến thức và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng: bà mẹ, phụ nữ tuổi sinh đẻ, người chăm sóc trẻ. - Xây dựng các Câu lạc bộ (CLB) Dinh dưỡng tại các cộng đồng dân cư: CLB Nuôi con khỏe; CLB NCBSM; CLB Dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai... - Cấp phát tài liệu hướng dẫn, các tài liệu truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ hợp lý đến các hộ gia đình. - Tổ chức các Hội thi "Nuôi con khoẻ", thi sáng tác văn nghệ với chủ đề về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ hợp lý. - Tổ chức hoạt động trình diễn chế biến thức ăn bổ sung hợp lý cho trẻ. - Xây dựng tiêu chuẩn và triển khai mô hình điểm "Xã/Phường bạn hữu trẻ em". - Lồng ghép tiêu chí "Nuôi con khỏe" vào tiêu chuẩn đánh giá gia đình văn hóa, xã/phường văn hóa. III. Xây dựng môi trường chính sách hỗ trợ thực hành đúng đắn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Thành lập nhóm kỹ thuật cấp quốc gia về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Khảo sát, điều tra tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích về chăm sóc bà mẹ mang thai, NCBSM và ăn bổ sung hợp lý. - Điều tra, đánh giá, phân tích những khó khăn ở cộng đồng khi thực hiện những hướng dẫn, quy định về NCBSM và ăn bổ sung hợp lý. - Tổ chức Hội nghị/hội thảo liên ngành nhằm đưa ra các khuyến nghị nhằm xây dựng một khung chính sách hoàn thiện hỗ trợ cho việc thực hiện nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Tư vấn, đề xuất ban hành các văn bản pháp quy nhằm bảo đảm cho việc nuôi dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ. - Tổ chức hội nghị vận động (Advocacy meeting) nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư cho các chương trình can thiệp về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Xây dựng tiêu chuẩn Bạn hữu trẻ em cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, xã/phường để tuyên truyền vận động việc thực hiện các tiêu chuẩn này tại các cơ sở nói trên. - Thực hiện nghị định 21/CP-NĐ, ngày 27/2/2006 của Chính phủ về kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. - Huấn luyện, đào tạo đội ngũ giảng viên quốc gia về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ: Đào tạo giảng viên cho cán bộ tuyến TW, tuyến tỉnh. Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Phối hợp hoạt động với các chương trình, dự án: Dự án Làm mẹ an toàn, Dự án mục tiêu phòng chống SDD trẻ em, Chương trình NCBSM. 15

17 IV. Cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ, khuyến khích thực hiện NCBSM và ăn bổ sung hợp lý. - Củng cố, hoàn thiện tiêu chuẩn và phát triển mạng lưới "Bệnh viện bạn hữu trẻ em" ở bệnh viện của các tuyến từ TW đến tỉnh/thành phố, huyện/quận và khu vực. - Thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng trẻ nhỏ, trong đó đặc biệt chú trọng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích các bà mẹ thực hiện NCBSM, ăn bổ sung hợp lý. Đa dạng hình thức tư vấn: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại. - Người mẹ trong thời gian đang nuôi con bú được tạo điều kiện về thời gian để duy trì việc NCBSM; có các nhà trẻ ở gần hoặc có phòng cho con bú tại các cơ quan, cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có đông lao động nữ. - Sản xuất các thực phẩm chế biến sẵn dùng cho trẻ >6 tháng tuổi ăn bổ sung, có tăng cường các vi chất dinh dưỡng. V. Nuôi dưỡng trẻ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt. Nguy cơ không được nuôi dưỡng hợp lý tăng cao trong những trường hợp khó khăn đặc biệt hoặc cần chăm sóc đặc biệt như: trẻ có HIV (+) hoặc trẻ có mẹ HIV (+), trẻ mồ côi, trẻ là con của những người mẹ vị thành niên, trẻ sống trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa, trẻ dị tật, trẻ mới ốm dậy, trẻ bị các bệnh mạn tính. - Các nhân viên y tế phải được cập nhật thông tin và được tập huấn về kỹ năng tư vấn cho những trường hợp gặp khó khăn đặc biệt - Kiểm soát việc sản xuất và sử dụng các loại thức ăn thay thế sữa mẹ theo các tiêu chuẩn của Codex. - Có tài liệu hướng dẫn và có nhân viên y tế được đào tạo về nuôi dưỡng trẻ nhỏ để sẵn sàng tư vấn cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ, nhằm thực hiện chế độ nuôi dưỡng tốt nhất cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. VI. Đào tạo nguồn nhân lực - Tập huấn cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng. - Mở các khóa học tham vấn về NCBSM và ăn bổ sung hợp lý cho nhân viên y tế các cấp. - Đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về tư vấn dinh dưỡng trẻ nhỏ và kỹ năng hướng dẫn thực hành dinh dưỡng trẻ nhỏ. - Đào tạo đội ngũ giảng viên cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. - Xây dựng giáo trình phù hợp, cập nhật thông tin, có hệ thống thông tin đầy đủ và sẵn có cho các cán bộ y tế trong lĩnh vực nuôi dưỡng trẻ nhỏ. VII. Triển khai các nghiên cứu - Nghiên cứu về tập quán nuôi con của các vùng, miền, các dân tộc khác nhau. - Nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. - Nghiên cứu về sữa mẹ, về các loại thức ăn bổ sung. - Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và nhu cầu các vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển thể lực, trí tuệ... qua các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. - Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng tăng cường, thức ăn bổ sung chế biến sẵn. 16

18 - Nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo về dinh dưỡng cho những trẻ có HIV (+), hoặc có mẹ HIV (+), phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt hoặc cần chăm sóc đặc biệt. - Nghiên cứu và đưa ra mô hình về một cộng đồng bạn hữu của trẻ em, tại đó trẻ nhỏ được bảo đảm quyền được nuôi dưỡng hợp lý. VIII. Phối hợp liên ngành - Xây dựng các chương trình hành động phối hợp với các Bộ, ban ngành có liên quan, để bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất từ TW xuống địa phương trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Xây dựng cơ chế phối hợp với các chương trình dự án đang triển khai có liên quan. - Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. IX. Hợp tác quốc tế và khu vực trong công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, nhất là trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, thông tin và giám sát tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ. X. Theo dõi, giám sát, đánh giá Xây dựng mạng lưới giám sát, theo dõi về NCBSM và ăn bổ sung, tiến tới thành lập một trung tâm thông tin quốc gia về NCBSM và ăn bổ sung. CHƯƠNG VI NGUỒN LỰC VỀ TÀI CHÍNH Nguồn kinh phí để bảo đảm triển khai các nội dung hoạt động được bảo đảm từ các nguồn sau: - Ngân sách nhà nước: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch triển khai, Bộ Y tế bố trí một khoản kinh phí hợp lý cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký và các hoạt động truyền thông, kiểm tra, giám sát...ngoài ra, ngân sách còn được huy động từ các chương trình/dự án mục tiêu đang được thực hiện, bao gồm dự án Phòng chống SDD trẻ em, dự án Làm mẹ an toàn, Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, và các chương trình/dự án có liên quan khác. - Kinh phí của các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF: đưa vào kế hoạch tài trợ hàng năm cho các chương trình: Dinh dưỡng, NCBSM, Làm mẹ an toàn...và kinh phí hợp tác, hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ khác. - Kinh phí huy động cộng đồng. - Các nguồn kinh phí hợp pháp khác. CHƯƠNG VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Mạng lưới triển khai - Bộ Y tế là cơ quan chủ quản, giao cho Vụ Sức khỏe sinh sản làm đầu mối chỉ đạo, điều hành, phối hợp với Cục Y tế dự phòng Việt nam, Vụ Điều trị, Vụ Khoa học và Đào tạo, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tuyến TW. Viện Dinh dưỡng là cơ quan thường trực về chuyên môn kỹ thuật, phối hợp với Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản, các chương trình/dự án có liên quan, như: Chương trình 17

19 NCBSM, Dự án Làm mẹ an toàn, Dự án Phòng chống SDD trẻ em... để thực hiện triển khai các hoạt động. Trong quá trình triển khai, Bộ Y tế phối hợp với các Cơ quan, Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan, tổ chức các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. - Kiện toàn và nâng cao chức năng nhiệm vụ của Ban Điều hành Chương trình NCBSM-Bộ Y tế; Ban Điều hành CLQGDD (Tiểu Ban Phòng chống SDD trẻ em), trên cơ sở đó thành lập nhóm chuyên trách trong Ban điều hành CLQGDD để thực hiện triển khai các nội dung hoạt động của Kế hoạch Hành động Nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Thành lập Nhóm nòng cốt để hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực : Dinh dưỡng, Nhi, Sản, Truyền thông giáo dục sức khỏe. Mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực trên thuộc các tổ chức quốc tế, chính phủ, phi chính phủ tham gia vào nhóm nòng cốt hỗ trợ kỹ thuật. - Thành lập Tổ thư ký chuyên trách để giúp Bộ Y tế điều phối thực hiện Kế hoạch Hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ, giai đoạn Sở Y tế là cơ quan triển khai thực hiện tại các tỉnh/thành phố trực thuộc TW. 2. Cơ chế phối hợp triển khai - Bộ Y tế: Giao cho Vụ SKSS làm đầu mối xây dựng kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn để trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, chủ trì điều phối thực hiện, đánh giá tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn. Viện Dinh dưỡng là điểm đầu mối về chuyên môn kỹ thuật, giúp Bộ Y tế điều phối thực hiện các nội dung hoạt động. - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp cùng với Bộ Y tế xây dựng chuẩn mực về chăm sóc dinh dưỡng trong các trường mầm non. Đưa nội dung nuôi dưỡng trẻ nhỏ vào chương trình tập huấn lại hàng năm cho giáo viên hệ mẫu giáo, mầm non cũng như vào chương trình đào tạo của các trường sư phạm mẫu giáo, nhà trẻ. - Bộ Lao động-thương binh và Xã hội: Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chú trọng tới cải thiện tình trạng dinh dưỡng, xây dựng các chính sách hỗ trợ trẻ em đặc biệt khó khăn, người nghèo, vùng nghèo và hỗ trợ khẩn cấp. Tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ/chính sách có liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tại các cơ quan, cơ sở sản xuất. - Bộ Thương mại: Quản lý tốt thị trường đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ, có chính sách thương mại phù hợp để hạn chế việc quảng bá tràn lan các sản phẩm thay thế sữa mẹ nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước. Phối hợp với Bộ Y tế trong việc giám sát thực hiện nghị định 21/2006/NĐ-CP, ngày 27/2/2006, của Thủ tướng Chính phủ về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. - Bộ Văn hoá-thông tin: Phối hợp với ngành Y tế trong công tác tuyên truyền NCBSM, nuôi dưỡng trẻ hợp lý. Có quy định chặt chẽ trong việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Bộ Tư pháp: Phối hợp với Bộ Y tế rà soát các văn bản luật pháp hiện hành có liên quan, qua đó đề xuất xây dựng các văn bản phù hợp nhằm tạo môi trường và điều kiện tốt nhất về mặt pháp lý để thực hiện các biện pháp kỹ thuật về nuôi dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ. - Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam: Phổ biến các kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho các hội viên và các bà mẹ, vận động cộng đồng cùng tham gia. Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế 18

20 triển khai các hoạt động nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Triển khai các hoạt động cụ thể góp phần chăm sóc tốt hơn cho các bà mẹ có thai và nuôi con bú. Bảo đảm quyền được NCBSM cho các Bà mẹ. - Ủy ban Dân số-gia đình-trẻ em: Giám sát việc thực hiện quyền được chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ, tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình (như số con, khoảng cách sinh con hợp lý) đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống, khuyến khích thực hiện nếp sống lành mạnh, trong đó chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ có thai, bà mẹ đang nuôi con bú, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ là những thành tố quan trọng. Hỗ trợ để thực hiện những chính sách thúc đẩy hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trẻ em. Chỉ đạo Uỷ ban DS-GĐ-TE các địa phương phối hợp với ngành y tế trong việc thực hiện và giám sát các hoạt động nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội VACVINA (Hội làm vườn Việt Nam), Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM: Phổ biến các kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ tới các thành viên, hội viên. Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc thực hiện xã hội hóa công tác chăm sóc dinh dưỡng trẻ nhỏ. Bảo đảm quyền được nuôi dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ em của các hội viên. - Các tổ chức quốc tế, chính phủ, phi chính phủ: tham gia và tăng cường cam kết hỗ trợ về mọi mặt cho công tác nuôi dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ. Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, tư vấn về chuyên môn kỹ thuật. - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động trong phạm vi chức năng quyền hạn của ngành, đồng thời xây dựng và điều phối, tổ chức triển khai, giám sát các hoạt động phối hợp liên ngành. Hàng năm xây dựng kế hoạch và báo cáo Bộ Y tế các kết quả thực hiện. 3. Công tác báo cáo theo dõi, giám sát các hoạt động - Định kỳ 6 tháng một lần, các địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện với Bộ Y tế. - Định kỳ 1 năm một lần, Bộ Y tế với tư cách là cơ quan chủ trì, tổ chức kiểm điểm các hoạt động thực hiện kế hoạch với sự tham gia của các Bộ, Ngành có liên quan. - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai, theo dõi, giám sát việc thực hiện. + Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho các nội dung hoạt động. + Thu thập đầy đủ các số liệu ban đầu về tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ + Tổ chức theo dõi, giám sát và báo cáo định kỳ các chỉ tiêu thiết yếu của Kế hoạch hành động về Bộ Y tế. + Định kỳ đánh giá hiệu quả của công tác triển khai Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ đối với tình trạng dinh dưỡng và phát triển của trẻ em để báo cáo về Bộ Y tế. + Chỉ đạo các trung tâm (Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Trung tâm truyền thông Giáo dục Sức khỏe), các Bệnh viện (Khoa Nhi, Khoa sản) xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình. 19

21 4. Tiến độ thực hiện. - Năm 2006: Phê duyệt của Bộ Y tế về Kế hoạch Hành động Nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho giai đoạn Năm 2007: Kiện toàn mạng lưới triển khai ở các cấp và bắt đầu triển khai các hoạt động. - Năm 2010: Đánh giá, tổng kết việc thực hiện, xây dựng kế hoạch hành động cho những năm tiếp theo. 20

22 Phụ lục 1: Khung kết quả

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã có 5 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động tại

Chi tiết hơn

The following provides the full template of the narrative part of the Country Progress Report and detailed instructions for completion of the differen

The following provides the full template of the narrative part of the Country Progress Report and detailed instructions for completion of the differen CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BÁO CÁO QUỐC GIA LẦN THỨ BA VỀ VIỆC THỰC HIỆN TUYÊN BỐ CAM KẾT VỀ HIV/AIDS GIAI ĐOẠN BÁO CÁO: 1/2006 12/2007 Bản tuyên bố cam kết về HIV/AIDS được thông qua tại khóa

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

OpenStax-CNX module: m CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU Nguyễn Trang This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative Commons Att

OpenStax-CNX module: m CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU Nguyễn Trang This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative Commons Att OpenStax-CNX module: m28347 1 CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU Nguyễn Trang This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative Commons Attribution License 3.0 Tóm tắt nội dung Khái niêm, nguyên

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Giao duc va nang cao suc khoe.doc

Microsoft Word - Giao duc va nang cao suc khoe.doc TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Hà Nội 2007 1 Chủ Biên PGS. TS. Đàm Khai Hoàn BAN BIÊN SOẠN 1. PGS.TS. Đàm Khai Hoàn 2. ThS. Hạc Văn Vinh 3. ThS. Nguyễn

Chi tiết hơn

tomtatluanvan.doc

tomtatluanvan.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HOÀNG THỊ THANH HUYỀN GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 21-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHOÁ XII về công tác dân số trong tình hình mới

Chi tiết hơn

LUẬT XÂY DỰNG

LUẬT XÂY DỰNG MỤC LỤC LUẬT XÂY DỰNG 2014 SỐ 50/2014/QH13 NGÀY 18/06/2014...3 Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG...3 Chương II QUY HOẠCH XÂY DỰNG...12 Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG...12 Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG...15 Mục 3.

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 Bộ, ngành 1. Ngành Y tế đã cắt giảm gần 73% điều kiện đầu tư, kinh doanh 2. Vẫn còn tình trạng bỏ cũ, thêm mới

Chi tiết hơn

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018 Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/2017 - Tháng 6/2018 BIÊN MỤC ILO TRONG HỆ THỐNG DỮ LIỆU CHUNG [Phiên bản Tiếng Việt] Better Work Vietnam:

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi 7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho người dân đã được

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

huong dan du phong lay truen tu me sang con 31.3_Layout 1.qxd

huong dan du phong lay truen tu me sang con 31.3_Layout 1.qxd BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON Hà Nội, 2011 HƯỚNG DẪN DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS HƯỚNG DẪN THỰC

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

BỘ XÂY DỰNG

BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 09/2009/TT-BXD Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG

Chi tiết hơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐIỀU CHỈNH Ổ SUNG ĐỀ ÁN QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2022 Cơ quan Chủ trì: Trƣờng Đại học Cần Thơ

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ Báo cáo Kế hoạch hành động KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ********* KẾ HOẠCH HÀNH

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI VŨ TIỂU TÂM ANH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 Bộ, ngành 1. Hợp nhất mã số hợp tác xã: Giảm thủ tục đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã 2. Áp dụng mô hình quản lý

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 42-CT/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2015 CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo

Chi tiết hơn

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử:   Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT Thứ Sáu 9-6-2017 (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: www.baoquangninh.com.vn Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NINH - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :..

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :.. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :.. 2 MỤC LỤC Quy định dạy và học đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ... 8 Phụ lục... 45 Quy

Chi tiết hơn

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC THI VIếT DOANH NGHIệP, DOANH NHÂN THượNG TÔN PHÁP LUậT, PHÁT TRIểN BềN VữNG

Chi tiết hơn

Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập LỜI MỞ ĐẦU Ngay từ những ngày đầu còn học trên ghế phổ thông, tôi đã xác định con đường mình chọn là khối ngành kinh tế và chuyên ngành là quản trị nguồn nhân lực. Sau khi được tiếp xúc với những bài học

Chi tiết hơn

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CEB Ngày: 2/7/217 (*) C-VALUE không đại diện hoặc đảm bảo bất cứ lời khuyên, ý kiến, hay báo cáo về tính chính xác cũng như mức

Chi tiết hơn

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 2 Việt Duy Dân Quốc Sách Đại Cương Thảo Án Toàn Pho MỞ QUYÊ N Chương 1 DẪN NHÂ P Trong cảnh vô cùng nguy nan của nước nòi Việt, Trong khi tất cả

Chi tiết hơn

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Với lòng

Chi tiết hơn

QT04041_TranVanHung4B.docx

QT04041_TranVanHung4B.docx BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI TRẦN VĂN HÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

Chi tiết hơn

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH     Số 08 - Thứ Hai, SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH http://binhduong.edu.vn/phapche http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche Số 08 - Thứ Hai, ngày 31/7/2017 Xây dựng văn bản hướng dẫn luật: Nỗi

Chi tiết hơn

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình MẤT CÂN BẰNG TỈ SỐ GIỚI TÍNH LÚC SINH TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ths- Bs. Ngô Thị Yên Khoa KHGĐ- BV Từ Dũ MỞ ĐẦU Có hai tỉ số giới tính thường được dùng trong công tác thống kê. Đó là: - Tỉ số

Chi tiết hơn

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn đề Trong thập kỷ vửa qua, việc phân cấp diễn ra hầu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ēiễm báo

Microsoft Word - Ä’iá»…m báo a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 05 tháng 12 năm 2018 Bộ, ngành 1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch 2. Giải quyết 10 triệu đối tượng thực hiện thủ

Chi tiết hơn

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018-1 2 - Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018 SÖÏ KIEÄN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2018), KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC

Chi tiết hơn

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh không thu nên không có kinh phí cho lực lượng dân quân.

Chi tiết hơn

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI ----------------------------- Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Vân TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chi tiết hơn

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr 2017 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TYM 25 NĂM - TRUNG THÀNH VỚI SỨ MỆNH HỖ TRỢ PHỤ NỮ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TIÊU BIỂU THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO VỆ KHÁCH HÀNG (Nhiều tác giả) Mục lục Thông điệp từ Chủ tịch Hội đồng

Chi tiết hơn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP TRẦN TIẾN DŨNG: Đấu tranh phòng,

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung

Chi tiết hơn

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TRẦN QUẾ ANH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự

Chi tiết hơn

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân

Chi tiết hơn

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình Niên khoá 2011 2013 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Xuân, 2012 KINH TẾ HỌC KHU VỰC CÔNG CẢI CÁCH THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM I. Giới thiệu Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá VIII (1990) đã quyết định

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 74/2014/QH13 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 LUẬT Giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm trong vận động, hỗ trợ cha mẹ kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt thông qua một số chương trình hoạt động của

Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm trong vận động, hỗ trợ cha mẹ kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt thông qua một số chương trình hoạt động của Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm trong vận động, hỗ trợ cha mẹ kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt thông qua một số chương trình hoạt động của các cấp Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết Mai UV Đoàn

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. I Phê-rô 4:10 I: Ý nghĩa

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 38/2005/QH11 LUẬT GIÁO DỤC Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD N gày 24/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Chi tiết hơn

Consultancy Terms of Reference -

Consultancy Terms of Reference - ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU Đánh giá kết thúc Dự án Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với bà mẹ và trẻ em miền núi (VN06-065) 1. GỚI THIỆU ChildFund Việt Nam là văn phòng đại diện của ChildFund

Chi tiết hơn

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1309/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1309/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1309/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐƯA NỘI DUNG QUYỀN

Chi tiết hơn

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019 TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 MỤC LỤC TÀI LIỆU ĐẠI HỘI TT DANH MỤC TÀI LIỆU TRANG 01 Nội dung

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

thacmacveTL_2019MAY06_mon

thacmacveTL_2019MAY06_mon Trang Tôn giáo Chủ đề: Thánh Lễ Công giáo Tác giả: LM Giu-se Vũ Thái Hòa 40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ Lời tựa: Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của Thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ

Chi tiết hơn

MUÏC LUÏC

MUÏC LUÏC Thông tin tư liệu Bình Thuận Tháng 09 năm 2018-1 - MỤC LỤC I. CHÍNH TRỊ - KINH TẾ... 3 BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH BÌNH THUẬN KIỂM TRA KHO H60... 3 BÌNH THUẬN CHỈ ĐỊNH THẦU DỰ ÁN HƠN 222 TỶ ĐỒNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Chi tiết hơn

Nỗ lực vì một Việt Nam không còn bệnh dại

Nỗ lực vì một Việt Nam không còn bệnh dại FAO / Ki Jung Min Nỗ lực vì một Việt Nam không còn bệnh dại Bệnh dại là mối quan tâm ngày càng lớn tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam và đang lan dần sang các địa phương khác nơi gần như không hoặc

Chi tiết hơn

Truyền thông có nhạy cảm giới Tài liệu dành cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nhóm biên soạn

Truyền thông có nhạy cảm giới Tài liệu dành cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nhóm biên soạn Truyền thông có nhạy cảm giới Tài liệu dành cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nhóm biên soạn MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...4 PHẦN I: NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CỦA HỘI

Chi tiết hơn

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Nha Trang, ngày 30 tháng 6 năm 2016 Số 05 -CTr/TU CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Sở Y tế Quảng Nam BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN 6 THÁNG 2016 (ÁP DỤNG CHO CÁC BỆNH VIỆN TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ) Bệnh viện: BỆNH VI

Sở Y tế Quảng Nam BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN 6 THÁNG 2016 (ÁP DỤNG CHO CÁC BỆNH VIỆN TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ) Bệnh viện: BỆNH VI Sở Y tế Quảng Nam BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN 6 THÁNG 2016 (ÁP DỤNG CHO CÁC BỆNH VIỆN TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ) Bệnh viện: BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC Địa chỉ chi tiết:

Chi tiết hơn

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và Chính phủ Chiều 18/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm the

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm the BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-HBU ngày tháng năm của Trường Đại

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc Tiềm năng ứng dụng Công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL http://socencoop.org.vn/ (Trung tâm hỗ trợ phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ miền Nam) Posted by Loan on Tháng Bảy 17, 2011

Chi tiết hơn

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930 2010) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2010 CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN PGS, TS. TÔ HUY RỨA Uỷ viên Bộ Chính trị,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:

Chi tiết hơn

Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ T

Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ T Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Chính quyền luôn cần sự giám sát Trong những ngày làm việc đầu năm mới,

Chi tiết hơn

Số 213 (6.831) Thứ Ba, ngày 1/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌ

Số 213 (6.831) Thứ Ba, ngày 1/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌ Số 213 (6.831) Thứ Ba, ngày 1/8/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Xử lý nghiêm sai phạm tại 9 dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn lđối tượng Trịnh Xuân Thanh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn