QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

MỞ ĐẦU

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Layout 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

1

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Kinh Tế Phật Giáo : Một Giải Pháp Toàn Diện ĐĐ.TS. Thích Tâm Đức, HVPGVN tại TPHCM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG NGÔ THỊ BÍCH THẢO HƯỚNG DẪN CẢM THỤ ÂM NHA C GIAO HƯỞNG, THÍNH PHÒNG CHO HO C

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Microsoft Word - khoahochethong.docx

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Hỏi Đáp Thường Thức Về Chính Trị Thái Trí hỏi Thái Đạo đáp 1. Hỏi: Xin nhận xét đại cương về những nền dân chủ đã có? Đáp: Phê bình các chế độ chính t

QUỐC HỘI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

Nghị luận về sách

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Phần mở đầu

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT THANH NƯA HUYỆN ĐIỆN BIÊN- TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG BỐI C

Đề cương chương trình đại học

Microsoft Word _NgoQuocPhuong

CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu

QT04041_TranVanHung4B.docx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

CHUYÊN ĐỀ 7 KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ NGOÀI TRƯỜNG MẦM NON ThS. Hồ Đắc Thụy Thiên Thi

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Microsoft Word - TT_ doc

VĂN KIỆN CỦA TÒA THÁNH VỀ LÝ THUYẾT PHÁI TÍNH I.Tòa Thánh công bố văn kiện mới về lý thuyết phái tính Vũ Văn An, 10/Jun/2019 Theo Gerard O Connell của

Phong thủy thực dụng

Bảo tồn văn hóa

Microsoft Word - Chuong3.Tong quan CTN_TNR.doc

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Microsoft Word - IP Law 2005 (Vietnamese).doc

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Đà Lạt, ngày 28 tháng 02 năm 2013 QUY CHẾ TỔ CHỨC

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

SỔ TAY NHÂN VIÊN SỔ TAY NHÂN VIÊN

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỂ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ Tóm tắt LÊ ANH TUẤN - PHẠM MẠNH CƯỜNG Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm t

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng

Microsoft Word - 13-GD-NGUYEN DUC TOAN(90-96)

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

ƯỚNG Nguyễn Amể BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGUYỄN VĂN TINH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc

Sach

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - TCVN

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN :2013 ISO :2013 Xuất bản lần 1 BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT PHẦN 2: BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT SHEWHART Control char

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ MSIG VIỆT NAM QUY TẮC BẢO HIỂM SỨC KHỎE Sản phẩm bảo hiểm VIB CARE MSIG VIB CARE Policy Wordings Version

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

1

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

PowerPoint Template

Bản ghi:

03/09/2019 1 QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TPHCM, THÁNG 01 NĂM 2019

03/09/2019 3 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Chương trình giáo dục 2. Phát triển chương trình giáo dục 3. Quản lý 4. Quản lý giáo dục 5. Quản lý phát triển chương trình giáo dục

03/09/2019 4 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Chương trình giáo dục Chương trình giáo dục là văn bản chính thức, quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp, thực tập theo từng năm học, tỉ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục

03/09/2019 5 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. Phát triển chương trình giáo dục Thuật ngữ Phát triển chương trình tương đương với thuật ngữ tiếng anh là Curriculum Development. Thuật ngữ này đôi lúc cũng được thay thế cho thuật ngữ Curriculum making hay Curriculum design tức là làm chương trình, xây dựng chương trình hay thiết kế chương trình. Phát triển chương trình giáo dục được hiểu là quá trình nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục đào tạo cho một bậc học, ngành học. Việc phát triển chương trình giáo dục theo nghĩa này có thể tương đương với việc nghiên cứu, xây dựng một chương trình hoàn toàn mới. Ví dụ: xây dựng chương trình ngành sư phạm mầm non trình độ cao đẳng Phát triển chương trình giáo dục cũng có thể là nghiên cứu, xây dựng một chương trình giáo dục mới thay thế cho chương trình giáo dục cũ, không còn phù hợp Ví dụ: xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới thay thế chương trình chỉnh lý nhà trẻ và chương trình mẫu giáo cải cách

03/09/2019 6 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. Phát triển chương trình giáo dục (tt) Chương trình giáo dục đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho từng cấp học, bậc học, ngành đào tạo. Chương trình này cung cấp những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc các trường phải thực hiện (chương trình khung) Từ chương trình khung này, mỗi trường tự xây dựng và phát triển chương trình giáo dục cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình nhưng phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Ở mức độ thứ hai, sự phát triển chương trình là quá trình nghiên cứu, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục đào tạo cụ thể cho một trường từ chương trình khung trên cơ sở đó tính đến điều kiện thực tế của từng vùng, miền, từng trường, đối tượng người học, chứa đựng và thể hiện triết lý riêng của từng trường. Ví dụ: Từ chương trình khung giáo dục - đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường CĐSP TW sẽ tự nghiên cứu xây dựng chương trình cụ thể (hay còn gọi là đề cương chi tiết) cho trường mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình, chứa đựng triết lý riêng của trường.

03/09/2019 7 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. Phát triển chương trình giáo dục (tt) Ở mức độ thứ ba, phát triển chương trình được hiểu là quá trình lên kế hoạch và thực thi chương trình cho một lớp học, môn học cụ thể do giáo viên đảm nhận. Ví dụ, ở trường mầm non, từ kế hoạch thực hiện chương trình chung của trường, giáo viên mầm non ở mỗi lớp sẽ lựa chọn nội dung cụ thể (chủ đề cụ thể) để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chủ đề cụ thể đó cho từng thời điểm thích hợp với những nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện của lớp và nhu cầu, hứng thú cũng như vốn kinh nghiệm và khả năng của trẻ.

03/09/2019 8 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. Phát triển chương trình giáo dục (tt) Ở mức độ thứ tư (mức độ hẹp nhất), là sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi chương trình học, chương trình hoạt động của người học / của trẻ dựa trên kết quả quan sát, đánh giá người học / đánh giá trẻ trong các hoạt động. Có thể nhận thấy rằng, chất lượng của hai mức độ phát triển chương trình cuối (mức độ ba và mức độ bốn) phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, tính sáng tạo, linh hoạt và sự nhạy cảm của giáo viên. Tóm lại, dù đưa ra khái niệm phát triển chương trình ở mức độ khác nhau, nhưng chúng ta đều nhận thấy rằng phát triển chương trình là một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện chương trình giáo dục đào tạo hoà quyện trong quá trình giáo dục nói chung, quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng, để đảm bảo chương trình trở nên có ý nghĩa hơn, có hiệu quả hơn đối với sự phát triển nhân cách của người học - của trẻ nhỏ.

03/09/2019 9 Quản lý I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý. Cốt lõi của khái niệm quản lý Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); 3. Quản lý Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); Quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý).

03/09/2019 10 Quản lý giáo dục I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4. Quản lý giáo dục Là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý trong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục đảm bảo sự vận hành tối ưu của một hệ thống/ tổ chức/cơ quan giáo dục - đào tạo nhờ đó đạt được các mục tiêu phát triển theo yêu cầu xã hội.

03/09/2019 11 Phát triển chương trình giáo dục I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 5. Quản lý phát triển chương trình giáo dục Là quá trình liên tục để hoàn thiện một chương trình giáo dục trong tất cả các khâu từ khi bắt đầu thiết kế chương trình đào tạo đến việc thực thi và đánh giá chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi của xã hội. Quản lí phát triển chương trình giáo dục Là quá trình quản lý sao cho mục tiêu của hoạt động phát triển chương trình đào tạo được thực hiện; trong đó, chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu hiện tại của xã hội và hoạt động tổ chức phát triển chương trình đào tạo đạt được hiệu quả tốt nhất ở thời điểm đang xét. Quản lý phát triển chương tình giáo dục thực chất là sự chỉ đạo của các cấp trong việc định hướng xây dựng, phát triển chương trình, quản lý các hoạt động trong quá trình phát triển chương trình giáo dục như: tổ chức phân tích nhu cầu, tổ chức xác định mục đích, mục tiêu, tổ chức thiết kế, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện chương trình và tổ chức đánh giá cải tiến chương trình đó.

03/09/2019 12

03/09/2019 13 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

03/09/2019 14 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 1. Cách tiếp cận trong thiết kế xây dựng chương trình. Cách tiếp cận (approach) thể hiện quan điểm chỉ đạo trên cơ sở đó mà chương trình được xây dựng. Hình thức thiết kế chương trình (framework) thể hiện các thủ tục, cách thức thực hiện cách tiếp cận trong thực tiễn giáo dục. Một cách tiếp cận có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức thiết kế khác nhau, ngược lại, một hình thức thiết kế có thể sử dụng để hiện thực hoá nhiều cách tiếp cận khác nhau

03/09/2019 15 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 1. Cách tiếp cận trong thiết kế xây dựng chương trình (tt) a) Một số cách tiếp cận cơ bản. Tiếp cận mục tiêu: Dựa trên mục tiêu đào tạo, người xây dựng chương trình mới đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn nội dung giáo dục, phương pháp sư phạm cũng như đánh giá cách thức đánh giá kết quả học tập Tiếp cận nội dung: Mục tiêu chương trình là nội dung kiến thức. Điều quan trọng khi xây dựng chương trình giáo dục là khối lượng và chất lượng cần truyền thụ. Tiếp cận tích hợp, tiếp cận tương hỗ và tiếp cận tách biệt: Tiếp cận tích hợp: Nhấn mạnh nhiều nội dung giáo dục thông qua các hoạt động tích cực của cá nhân trẻ với môi trường sống của mình Tiếp cận tương hỗ: Sự học được thực hiện xoay quanh một ý tưởng (hay một chủ đề) trung tâm. Tiếp cận tách biệt: Các hoạt động trải nghiệm của trẻ trong chương trình được xây dựng một cách tách biệt, ít liên quan đến nhau Tiếp cận phát triển: Giáo dục hướng tới phát huy tối đa mọi tiềm năng của con người, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của người học.

03/09/2019 16 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 1. Cách tiếp cận trong thiết kế xây dựng chương trình (tt) b) Hình thức thiết kế chương trình Chương trình khung Chương trình được tổ chức theo môn học Chương trình được tổ chức theo các chủ đề Chương trình được tổ chức theo sự kiện Chương trình được tổ chức theo hoạt động Ngoài ra, còn tồn tại nhiều kiểu thiết kế chương trình khác, như chương trình được thiết kế dưới hình thức trò chơi, chương trình mạng, chương trình dự án Việc xác định rõ quan điểm tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình không chỉ cần thiết trong việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non nói chung mà cả trong việc thiết kế chương trình ở từng nội dung giáo dục và học tập. Mỗi chương trình có thể xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau. Việc lựa chọn quan điểm tiếp cận khi xây dựng chương trình phụ thuộc vào mục đích giáo dục trẻ, đặc biệt là quan điểm về sự học và phát triển của trẻ của người xây dựng chương trình.

03/09/2019 17 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Nguyên tắc mục tiêu: Nguyên tắc khoa học Nguyên tắc phát triển. Nguyên tắc thực tiễn Nguyên tắc kế thừa. 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình

03/09/2019 18 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Nguyên tắc mục tiêu: 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt) Xác định rõ mục tiêu cần đạt được đối với trẻ và phải hướng mọi hoạt động dựa trên mục tiêu

03/09/2019 19 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt) Nguyên tắc khoa học: - Phải nắm vững chương trình GDMN, quan điểm chỉ đạo và quản lý thực hiên chương trình, đặc điểm phát triển tâm sinh lý, vốn kinh nghiệm cuae trẻ em ở từng độ tuổi để xác định nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục một cách hợp lý - Tính khoa học còn thể hiện ở sự chính xác, rõ ràng của các thông tin

03/09/2019 20 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Nguyên tắc phát triển: 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt) Thiết kế các nội dung, các HĐGD tháng, tuần, ngày ở trường cần phải xuất phát từ trẻ và vì sự phát triển của trẻ.vì vậy việc lựa chọn nội dung yêu cầu cần đạt trong kế hoạch phải ở mức độ cao hơn so với khả năng hiện có của trẻ.nội dung trong các hoạt động phải có sự kế thừa, có chọn lọc, kiến thức cung cấp cho trẻ phải mở rộng dần

03/09/2019 21 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt) Nguyên tắc thực tiễn: - Tùy theo điều kiện về tài chính, CSVC, nhân lực của từng trường, mỗi trường phải xây dựng kế hạch riêng phù hợp với điều kiện trường mình để có tính khả thi. - Người xây dựng kế hoạch cần xem xét kết quả thực hiện liên hệ năm học trước, chủ đề trước để xây dựng cho phù hợp

03/09/2019 22 II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON Nguyên tắc kế thừa: 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình (tt) Việc lựa chọn nội dung yêu cầu cần đạt trong kế hoạch phải ở mức độ cao hơn so với khả năng hiện có của trẻ. Nội dung trong các hoạt động phải có sự kế thừa, có chọn lọc, kiến thức cung cấp cho trẻ phải mở rộng dần.

03/09/2019 23

03/09/2019 24 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non Hiện nay đang tồn tại 3 loại chương trình: 1. Chương trình CS - GD trẻ 3 tháng đến 6 tuổi (chương trình chỉnh lý nhà trẻ và cải cách mẫu giáo) 2. Chương trình đổi mới 3. Chương trình mầm non mới ban hành tháng 9 năm 2006

03/09/2019 25 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non 1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo cải tiến được nghiên cứu và xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX, ban hành chính thưc trên toàn quốc từ năm 1994 đã bộc lộ một số hạn chế: Chương trình cũ có những bài soạn sẵn dẫn tới giáo viên thụ động, không sáng tạo, giáo dục đồng loạt trên toàn quốc, không phù hợp với từng trẻ, từng vùng miền Nội dung chương trình cũ thấp hơn so với khả năng thực của trẻ trong giai đoạn hiện nay, không hướng tới vùng phát triển gần của trẻ, không khai thác được hết tiềm năng của trẻ. Quá chú trọng đến hoạt động học tập làm cho chương trình mang tính phổ thông hoá. Xây dựng chương trình với các bộ môn riêng rẽ, nội dung học chồng chéo. Chưa thực sự quan tâm đến môi trường hoạt động của trẻ. Chưa quan tâm đến đánh giá kết quả hoạt động của trẻ.

03/09/2019 26 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non 2. Chương trình đổi mới được triển khai từ năm 1996 (giáo dục tích hợp theo chủ đề) đã phần nào khắc phục được một số hạn chế của chương trình cải cách. Chương trình giáo dục tích hợp theo chủ đề có nhiều ưu việt: Lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được hoạt động phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, giáo viên là thang đỡ, là điểm tựa, tổ chức, hướng dẫn, khai thác tiềm năng vốn có của đứa trẻ, hướng sự phát triển của trẻ đến vùng phát triển gần. Các hoạt động giáo dục của trẻ được đan cài, lồng ghép, tích hợp vào nhau dựa trên nhu cầu, hứng thú của đứa trẻ Cho phép người giáo viên chủ động, sáng tạo trong công việc: tự lựa chọn nội dung, phương pháp tự thiết kế các hoạt động CS GD trẻ.

03/09/2019 27 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non 2. Chương trình đổi mới được triển khai từ năm 1996 (giáo dục tích hợp theo chủ đề) đã phần nào khắc phục được một số hạn chế của chương trình cải cách. (tt) Tăng cường cho trẻ cơ hội khám phá, trải nghiệm Quan tâm đến việc tạo dựng môi trường hoạt động đa dạng, phong phú, hấp dẫn và an toàn đối với trẻ Cho phép người giáo viên linh hoạt, mềm dẻo trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm của từng trẻ, từng trường, từng địa phương, vùng miền Tuy nhiên, do giáo viên chưa hiểu rõ bản chất quan điểm tích hợp dẫn tới cách thực hiện các chủ đề còn chưa phù hợp. Giáo viên còn máy móc trong việc lựa chọn và tổ chức thực hiện chương trình, còn phụ thuộc nhiều vào sự định hướng của ban giám hiệu và tài liệu hướng dẫn. Tài liệu hướng dẫn quá cụ thể, chi tiết nên giáo viên thụ động, không sáng tạo, chỉ thực hiện theo tài liệu hướng dẫn.

03/09/2019 28 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non 3. Chương trình giáo dục mầm non hiện nay (tháng 9/2006) mang tính chất là chương trình khung. Chương trình này được xây dựng theo quan điểm giáo dục tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo nguyên tắc đồng tâm phát triển, tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình chăm sóc, giáo dục. Từ chương trình khung này từng địa phương và từng trường sẽ xác định nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trường lớp và nhu cầu khác nhau nhau của từng trẻ

03/09/2019 29 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non Kết luận: Trải qua các thời kì phát triển, chương trình giáo dục mầm non đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng yêu cầu phát triển nghành giáo dục mầm non nói riêng và phát triển con người mới nói chung Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới để đặt nền tảng cơ sở đạo tạo ra con người mới đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay, mặt khác xu hướng giáo dục của các nước trên thế giới và trong khu vực là tích hợp các hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Giáo dục tích hợp theo chủ đề đã khắc phục đựơc các hạn chế của chương trình mầm non cũ và bản thân nó có nhiều ưu việt.

03/09/2019 30 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Chu trình phát triển chương trình giáo dục Tim Wentling (1993) chia quy trình đào tạo thành 3 giai đoạn: chuẩn bị, thực thi, đánh giá CTGD. Giai đoạn chuẩn bị của phát triển CTGD bao gồm: 1. Xác định nhu cầu đào tạo. 2. Xác định mục tiêu đào tạo. 3. Sắp xếp nội dung đào tạo. 4. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật đào tạo. 5. Xác định nguồn lực cần cho quy trình đào tạo. 6. Sắp xếp, lên kế hoạch cho các bài giảng. 7. Lựa chọn, sáng tạo các vật liệu hỗ trợ quá trình đào tạo. 8. Lựa chọn, xây dựng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. 9. Thử nghiệm, chỉnh lí CTGD (trước khi áp dụng đại trà). CTGD sau khi được thực thi, được đánh giá thì những thông tin phản hồi đó luôn được sử dụng ngay trong các giai đoạn của quá trình đào tạo để hoàn thiện CTGD. Khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá toàn bộ CTGD, thông tin phản hồi, kết hợp với sự phân tích nhu cầu đào tạo sẽ làm cơ sở cho việc cải tiến hoặc thiết kế mới CTGD cũng sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng cùng với quá trình đào tạo.

03/09/2019 31 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Chu trình phát triển chương trình giáo dục Phát triển CTGD là một quá trình liên tục bao gồm các yếu tố sau: 1. Phân tích nhu cầu (Need analysis) 2. Xác định mục đích và mục tiêu (Defining aims and objectives) 3. Thiết kế (curriculum design) 4. Thực thi (Implementation) 5. Đánh giá (Evaluation) Năm yếu tố nêu trên được bố trí thành một vòng tròn khép kín, biểu diễn sự phát triển CTGD như một quá trình diễn ra liên tục. (hình minh họa) Theo sơ đồ này các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và phải xem xét từng yếu tố trong mối tác động của các yếu tố khác. Khái niệm phát triển CTGD có thể liên quan tới hai đối tượng: - Phát triển CTGD của một khoá đào tạo, một bậc học, và - Phát triển chương trình của một môn học (course subject).

03/09/2019 32 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Chu trình phát triển chương trình giáo dục

03/09/2019 33 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Chu trình phát triển chương trình giáo dục Năm 1926, Rugg đã phác hoạ hoạt động phát triển chương trình như một quá trình gồm 3 bước: 1. Xác định những mục tiêu cơ bản 2. Chọn lựa các hoạt động và tài liệu giảng dạy 3. Xây dựng mô hình giảng dạy có hiệu quả nhất Năm 1950, quy trình thiết kế, tổ chức và thực hiện chương trình đã đạt được sự hoàn chỉnh qua 4 giai đoạn do RalpTyler đề ra: 1. Những mục đích mà nhà trường cần đạt được 2. Nhũng hoạt động cần thiết để đạt được các mục đích của giáo dục 3. Cách thức để hoạt động giáo dục được tổ chức có hiệu quả Cách thức có thể xác định mức độ đạt được của các mục tiêu giáo dục 4. Cách thức có thể xác định mức độ đạt được của các mục tiêu giáo dục Tim Wentling lại chia quá trình đào tạo thành các giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực thi và giai đoạn đánh giá

03/09/2019 34 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Chu trình phát triển chương trình giáo dục (tt) Từ việc nghiên cứu các quan điểm trên cho ta thấy, quá trình phát triển chương trình về cơ bản gồm 5 bước: 1. Phân tích tình hình 2. Xác định mục đích và mục tiêu của chương trình 3. Thiết kế chương trình 4. Thực thi chương trình 5. Đánh giá chương trình Quá trình phát triển chương trình đào tạo này cần được hiểu như một quá trình liên tục và khép kín. Ví dụ: trước khi bắt đầu xây dựng một chương trình nào đó bao giờ chúng ta cũng phân tích đánh giá tình hình (đánh giá chương trình hiện hành, kết quả thực hiện nó như thế nào, điều kiện thực hiện chương trình trong và ngoài nhà trường, nhu cầu xã hội, nhu cầu và sự phát triển, sự tiến bộ của người học) để xây dựng nên mục tiêu của chương trình. Trên cơ sở mục tiêu của chương trình ta mới lựa chọn nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục thích hợp, lựa chọn và tạo ra các phương tiện hỗ trợ việc thực hiện chương trình và lựa chọn các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của người học.

03/09/2019 35 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 3. Các bước phát triển chương trình giáo dục cho bậc học mầm non Các bước phát triển chương trình giáo dục mầm non là: 1. Phân tích tình hình 2. Xác định cách tiếp cận và hình thức thiết kế chương trình giáo dục của trường, địa phương mình 3. Xác định mục đích và các mục tiêu cụ thể theo 5 lĩnh vực phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn 4. Thiết kế nội dung 5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ để thực thi chương trình 6. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình

03/09/2019 36 III. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 3. Các bước phát triển chương trình giáo dục cho bậc học mầm non (tt) Sự phân chia các bước như trên chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế các bước đó luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và thậm chí đan xen vào nhau và được sắp xếp trong một vòng tròn khép kín. Cách sắp xếp như vậy muốn thể hiện rằng phát triển chương trình là một quá trình liên tục hoàn thiện và không ngừng phát triển, khâu nọ ảnh hưởng đến khâu kia. Chúng ta không thể tách rời một khâu mà không xem xét đến sự tác động hữu cơ của các khâu khác. Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cần nắm rõ những bước này để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào việc phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, trường, lớp, phù hợp với đối tượng trẻ của mình. Điều đó có nghĩa là phát triển chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

03/09/2019 37

03/09/2019 38 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Kế hoạch hóa phát triển chương trình giáo dục mầm non Kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành. Xây dựng kế hoạch là dự kiến hệ thống những công việc phải làm, những mục tiêu cần đạt và phương án (biện pháp) để thực hiện mục tiêu. Lập kế hoạch thực hiện chương trình là dự kiến hệ thống các mục tiêu cần đạt được trên trẻ, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ để thực hiện mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định và lên kế hoạch đánh giá việc thực hiện chương trình trong một khoản thời gian đó.

03/09/2019 39 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Kế hoạch hóa phát triển chương trình giáo dục mầm non Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, chúng ta phải thực hiện kế hoạch sau: 1. Xác định các mục tiêu cần đạt được trên trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Tuỳ từng loại kế hoạch mà xác định mục tiêu cho phù hợp 2. Xác định những nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ. 3. Xác định và lựa chọn các phương pháp, biện pháp và các điều kiện để thực hiện kế hoạch 4. Lên kế hoạch đánh giá bao gồm xác định mục đích đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp và hình thức đánh giá

03/09/2019 40 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non a. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đòi hỏi giáo viên mầm non và cán bộ quản lý phải quán triệt một số nguyên tắc sau: 1. Xây dựng kế hoạch phải quán triệt mục tiêu giáo dục 2. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn 3. Xây dựng kế hoạch phải đảm tính phát triển 4. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính toàn diện 5. Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch

03/09/2019 41 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non (tt) b. Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi i. Căn cứ để xây dựng kế hoạch theo năm học cho từng độ tuổi Mục tiêu chương trình và mục tiêu độ tuổi Nội dung chương trình theo độ tuổi ở từng lĩnh vực phát triển trong chương trình giáo dục mầm non Điều kiện thực tế của trường, lớp; khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻ trên cô, số lượng trẻ trong lớp; cơ sở vật chất: phòng nhóm, sân chơi, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dung và đồ chơi; nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ trẻ vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương nơi trẻ sinh sống

03/09/2019 42 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non (tt) ii. Cấu trúc kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học Tên kế hoạch. (Ví dụ, kế hoạch thực hiện chương trình năm học 2019-2020 ) Khối, lớp. (Ví dụ, mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) Trường mầm non. (Ví dụ, trường mầm non Hoa Hồng) I. Đặc điểm tình hình II. Mục tiêu cuối tuổi theo từng lĩnh vực phát triển III. Những nội dung chủ yếu (nội dung giáo dục theo các lĩnh vực phát triển) (là cơ sở để GV lập kế hoạch thực hiện chương trình theo tháng, chủ đề) IV. Dự kiến các chủ đề giáo dục trong năm và phân phối thời gian cho từng chủ đề V. Biện pháp thực hiện nội dung VI. Đánh giá kết quả thực hành

03/09/2019 43 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non (tt) c. Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm học theo độ tuổi Bước 1: Chuẩn bị. cán bộ quản lý và các giáo viên cần thu thập thông tin làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch. Kết quả của bước này thể hiện trong mục 1: đặc điểm tình hình. Bước 2: Xác định mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực phát triển (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mĩ) Mục tiêu cuối độ tuổi được xác định dựa trên các cơ sở sau: Mục tiêu cuối độ tuổi nhà trẻ (3 tuổi) hoặc tuổi mẫu giáo (6 tuổi) thể hiện trong chương trình giáo dục mầm non. Dấu hiệu đánh giá ở từng lĩnh vực cụ thể cho từng độ tuổi. Mục tiêu phát triển trẻ ở lứa tuổi này trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình. Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ ở năm học trước

03/09/2019 44 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non (tt) c. Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm học theo độ tuổi Bước 3: Xác định những nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực cho một độ tuổi cụ thể Những nội dung được xác định căn cứ vào: - Các nội dung theo từng lĩnh vực của một độ tuổi cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non - Mục tiêu cuối độ tuổi đã xác định ở trên - Đặc điểm vùng miền, thực tế địa phương, trường, lớp, đặc điểm của trẻ trong lớp Khi đã xác định được nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực, những người xây dựng kế hoạch phải dự kiến được các chủ đề sẽ triển khai thực hiện cho trẻ tìm hiểu khám phá trong năm học, bao gồm: tên các chủ đề, dự kiến trình tự thực hiện các chủ đề, dự kiến lượng thời gian thực hiện từng chủ đề.

03/09/2019 45 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục mầm non (tt) c. Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm học theo độ tuổi Các chủ đề được lựa chọn phải dựa trên: - Mục tiêu của chương trình - Hứng thú và khả năng của trẻ - Kinh nghiệm đã có (về kiến thức, kỹ năng, thái độ ) - Điều kiện tổ chức các hoạt động - Ý tưởng, hứng thú, hiểu biết của giáo viên - Các sự kiện diễn ra xung quanh - Sự hỗ trợ của phụ huynh

03/09/2019 46 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 3. Chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục mầm non Các loại kế hoạch thực hiện chương trình, cấu trúc và nội dung của từng loại kế hoạch: Kế hoạch năm: Bao quát chương trình giáo dục trong 1 năm học, gồm mục tiêu, nội dung/hệ thống chủ đề trong năm học. (kế hoạch này do sởgd, phòng, BGH xây dựng) Kế hoạch tháng / chủ đề: là sự cụ thể hoá các nội dung giáo dục nhằm đáp ứng với mục tiêu GD theo các lĩnh vực phát triển, được thực hiện qua các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi,... của trẻ trong 1 tháng/chủ đề. (Kế hoạch này do GV và BGH xây dựng) Kế hoạch tuần, ngày: là sự sắp xếp các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi của trẻ (ở các lĩnh vực phát triển) vào các ngày trong tuần và các thời điểm trong ngày nhằm triển khai nội dung GD (GV xây dựng) Khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ. Những kiến thức đơn giản bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, văn hoá xã hội và môi trường tự nhiên của địa phương. Chương trình giáo dục mầm non. Thời gian trẻ đến và ở tại trường. Cơ sở vật chất của trường lớp.

03/09/2019 47 IV. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 4. Kiểm tra, thanh tra phát triển chương trình giáo dục mầm non NỘI DUNG THANH TRA I- KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC II- CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ III- ĐỘI NGŨ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG: QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH THANH TRA I. CHUẨN BỊ II. TIẾN HÀNH THANH TRA (TRONG THỜI GIAN 2 NGÀY) III. KẾT THÚC THANH TRA:(HỘI Ý ĐOÀN VÀ TỔNG KẾT TỪ 2-3 GIỜ) ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI: Loại tốt: Loại khá: Loại đạt yêu cầu: Loại chưa đạt yêu cầu:

03/09/2019 48

03/09/2019 49 V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN Bối cảnh quốc tế: 1. Bối cảnh thế giới và trong nước Theo Phan Trọng Ngọ và các cộng sự, bối cảnh thế giới hiện đại có những đặc trưng sau: Bước chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội trí thức Cuộc cách mạng CNTT & tri thức Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Khái niệm Industry 4.0 hay là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Toàn cầu hoá - các hệ thống giáo dục được quốc tế hoá, yếu tố địa giáo dục bị thu hẹp; con người được học, được giáo dục không phải chỉ để biết, để làm mà còn để chung sống trong một mái nhà chung là Trái Đất Đấu tranh xác lập những giá trị văn hoá cốt lõi

03/09/2019 50 V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN Bối cảnh trong nước: Xu thế về dân cư Xu thế kinh tế Xu thế về công nghệ Xu thế về hội nhập quốc tế Xu thế về chính trị, xã hội 1. Bối cảnh thế giới và trong nước

03/09/2019 51 V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 2. Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội Động lực phát triển kinh tế - xã hội thông qua đào tạo nguồn nhân lực ; mô hình phát triển kinh tế được mở rộng thành mô hình phát triển con người Phát triển con người và là chìa khoá để giải quyết các vấn đề xã hội; tức là giáo dục không chỉ tạo ra vốn con người mà còn tạo ra vốn xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Giáo dục không chỉ là dịch vụ công, hay một loại hình phúc lợi xã hội, mà đã trở thành động lực phát triển xã hội, và thông qua việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục, đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, giá trị cao. Vì vậy cần có nhận thức đúng về vai trò rất mới của giáo dục để có các chính sách phù hợp.

03/09/2019 52 V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 3. Hệ thống giáo dục quốc dân Hệ thống giáo dục quốc dân gồm hệ thống nhà trường, hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường và hệ thống các cơ quan quản lí giáo dục và các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm thực hiện giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy cho nhân dân. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a. Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo b. Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông c. Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng d. Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

03/09/2019 53 V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 3. Hệ thống giáo dục quốc dân (tt)

03/09/2019 54 V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 4. Chất lượng đội ngũ Ðội ngũ cán bộ quản lý có vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục, là một trong những lực lượng trực tiếp góp phần hoạch định chủ trương, chính sách, đề án, là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải dựa trên thực tế công việc của cán bộ quản lý giáo dục MN và quy trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải bắt đầu từ các bản mô tả công việc của cán bộ quản lý giáo dục MN Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đồng thời triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng của các trường sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

03/09/2019 55 V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 5. Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục mầm non Đảm bảo điều kiện cơ sở, vật chất, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ

03/09/2019 56

03/09/2019 57 VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 1. Xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục mầm non Sau đây là 10 tiên đề mà các nhà phát triển CTGD xem là tất yếu cần và có thể áp dụng cho ngành học Phát triển CTGD: 1) Thay đổi chương trình là cần thiết và không thể tránh được. 2) Chương trình là sản phẩm của thời đại. 3) Các thay đổi trong chương trình xảy ra ở giai đoạn đầu có thể cùng tồn tại và đan xen với những thay đổi ở giai đoạn sau. 4) Thay đổi chương trình xảy ra chỉ khi nào mà con người bị thay đổi. 5) Xây dựng chương trình là một hoạt động nhóm hợp tác. 6) Xây dựng chương trình về cơ bản là một quá trình chọn lựa giữa nhiều khả năng thay thế. 7) Xây dựng chương trình không bao giờ kết thúc. 8) Xây dựng chương trình sẽ hiệu quả hơn nếu như đó là một quá trình toàn diện, chứ không phải là quá trình từng phần. 9) Xây dựng chương trình sẽ hiệu quả hơn khi nó tuân theo một quá trình có hệ thống. 10) Xây dựng chương trình bắt đầu từ chương trình hiện hành.

03/09/2019 58 VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN Chuẩn đầu ra của CTGD dưới dạng năng lực là tổng hoà năng lực của người học bao gồm nững năng lực chung và những năng lực chuyên biệt liên quan đến các lĩnh vực học tập/môn học. Kiến thức và năng lực bổ sung cho nhau Chỉ dạy học những vấn đề cốt lõi Học tích hợp Mở cửa trường ra thế giới bên ngoài Đánh giá thúc đẩy quá trình học Đánh giá là công cụ để học tập (learning-tool) Kiểm tra đánh giá phải được tích hợp vào quá trình dạy học Kiểm tra đánh giá kết quả 2. Tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra

03/09/2019 59 VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 3. Tổ chức thiết kế chương trình theo chuẩn đầu ra (tt) Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình là cơ sở để thiết kế chương trình. Quá trình thiết kế chương trình được tiến hành theo các bước sau: 1. Lựa chọn và sắp xếp nội dung chương trình Ornstein và Hunkins (1998) đưa ra 5 tiêu chí cơ bản để lựa chọn nội dung: 1. Ý nghĩa: nội dung vừa có ý nghĩa đáng kể đối với nhu cầu và lợi ích của người học, đồng thời vừa có ý nghĩa đáng kể đối với xã hội. 2. Tiện ích: nội dung thực sự hữu dụng trong cuộc sống của mỗi người học. 3. Hiệu lực: nội dung phải chính xác và cập nhật liên tục. 4. Phù hợp: nội dung phải phù hợp với trình độ phát triển nhận thức, phát triển tâm sinh lí lứa tuổi của người học. 5. Khả thi: nội dung phải phù hợp với bối cảnh thực tế về môi trường giáo dục, điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và vai trò của chính phủ.

03/09/2019 60 VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 3. Tổ chức thiết kế chương trình theo chuẩn đầu ra 2. Xác định phương thức tổ chức quá trình đào tạo 3. Xác định các hình thức tổ chức dạy học 4. Lựa chọn các phương pháp dạy học 5. Lựa chọn và sử dụng phương tiện, công nghệ dạy học 6. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

03/09/2019 61 VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 4. Tổ chức thực thi chương trình Thực thi CTGD là quá trình hiện thực hoá toàn bộ triết lí, định hướng, mục đích, mục tiêu của CTGD qua một môn học cụ thể, trên một đối tượng HS cụ thể, trong một bối cảnh dạy học cụ thể. Hay nói cách khác, đây là quá trình chuyển mục đích, mục tiêu CTGD thành mục đích, mục tiêu dạy học của từng môn học cho một đối tượng người học cụ thể, trong một môi trường dạy học cụ thể.quá trình đó được thực hiện theo một quy trình đã được thừa nhận trong lí luận dạy học hiện đại và được kiểm chứng trên phạm vi thế giới. Quy trình dạy học xét trên quan điểm hệ thống bao gồm 3 giai đoạn với các thành tố liên kết với nhau thành một chu trình và tác động qua lại với nhau (Giai đoạn chuẩn bị / Giai đoạn thực thi/ Đánh giá cải tiến)

03/09/2019 62 VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 5. Tổ chức đánh giá chương trình Đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ gồm 4 vấn đề : - Đánh giá sự phát triển của trẻ. - Đánh giá hoạt động giáo dục của giáo viên. - Đánh giá hoạt động quản lí trường. - Đánh giá cơ sở vật chất của trường. Để đánh giá được từng vấn đề trên, người đánh giá này phải dựa trên các tiêu chí đánh giá (là những yếu tố cơ bản nhất cần đánh giá). Giáo viên cần thực hiện, đánh giá 4 nội dung trên theo tiêu chí đánh giá quy định trong tài liệu Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

03/09/2019 63 VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 6. Xây dựng môi trường giáo dục Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian, thời gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt đống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ cơ hội tốt để trẻ được thoả mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức và tình cảm - xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội nhưchính trị, văn hoá, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đay là môi trường giao tiếp gữa cô và trẻ, giữa trẻ với tre, giữa trẻ với những người xung quanh. Như vậy, môi trường giáo dục trong trường mầm non cần phải cung cấp những điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ cho trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt, thông qua đó nhân cách của trẻ được phát triển và thuận lợi

03/09/2019 64 VI. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GDMN 6. Xây dựng môi trường giáo dục (tt) 1. Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ. 2. Cần tính đến không gian thực tế của trường để cân đối diện tích các khu vực. 3. Thiết kế môi trường giáo dục cần đảm bảo tính mục đích 4. Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mĩ cao 5. Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với tùng lứa tuổi và phản ánh được nội dung của chủ đề 6. Cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng nhiều càng tốt. 7. Môi trường giáo dục cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ 8. Trường mầm non phải là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội của trẻ.

03/09/2019 65

03/09/2019 66 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về phát triển chương trình giáo dục? (I/2) 2. Trình bày các quan điểm tiếp cận chương trình giáo dục mầm non? Chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay được thiết kế chủ yếu theo cách tiếp cận nào? (II/1) 3. Cho biết cơ sở thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non? (III/1) 4. Trình bày các bước phát triển chương trình giáo dục mầm non. Tại sao các bước phát triển chương trình phải được xếp trong một vòng tròn khép kín? (III/3) 5. Lập sơ đồ thể hiện trình tự các bước lập kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi? (IV/2)