Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd"

Bản ghi

1 316 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG, NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khánh Viện KHXH Việt Nam 1. Đặt vấn đề Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ chủ yếu là núi và cao nguyên xếp tầng với các độ cao khác nhau và là một vùng đất trù phú, màu mỡ phủ đầy bazan, tạo nên sức hút mạnh mẽ cho những con người lao động cần cù, muốn đi lên từ đất. Đó là vùng đất gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắc và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là nghìn km 2 (13% diện tích toàn quốc) và chiếm khoảng 5,7% dân số cả nước. Tây Nguyên có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng không chỉ đối với Việt Nam mà cả Đông Dương. Nơi đây là điểm khởi nguồn của hầu hết các con sông ở miền Trung, Đông Nam Bộ và tả ngạn hạ lưu sông Mê Kông. Mảnh đất Tây Nguyên là một vùng cao nguyên lượn sóng ở các độ cao từ m so với mực nước biển và nằm về phía Tây của dãy Trường Sơn Nam. Từ dãy Trường Sơn Nam, địa hình thoải về phía Tây, đón các luồng gió Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi tới; còn về phía Đông, địa hình đổ dốc xuống biển Đông, ngăn cản gió Đông Nam từ Thái Bình Dương thổi vào. Trên vùng Tây Nguyên có 3 dạng địa hình chính là: Địa hình cao nguyên chiếm ưu thế gồm các bậc địa hình nhỏ (xếp tầng) là bậc độ cao m; m và m, chủ yếu là các cao nguyên bazan đất đỏ màu mỡ đang được khai thác trở thành các nông trường cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, v.v. và các vườn cây trái. Địa hình núi nằm rải rác, ở phía Bắc Tây Nguyên là khối núi Ngọc Linh, còn phía Nam là khối núi cực Nam Trung Bộ (Chư Yang Xin, Ta

2 Bước đầu nghiên cứu sự chuyển đổi quản lý tài nguyên đất, rừng, nước Dưng, v.v.), ở giữa là những khối, dãy núi nhỏ như Ngọc Krinh, Kon Ka Kinh, Kong Plong, dãy An Khê, dãy Chư Dju, v.v. mà trên đó là những cánh rừng nguyên sinh giàu có, với hàng loạt vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên được thiết lập như: Ngọc Linh, Chư Mô Rây, Kon Ka Kinh, Yok Đon, Bidoup Núi Bà, Chử Yang Xin; Sông Thanh, Kon Tra Răng, Nam Nung, Nam Ca, Lăc, v.v. Địa hình thung lũng tuy không chiếm diện tích lớn nhưng lại là những thung lũng giữa núi bị san bằng và mở rộng như thung lũng Sa Thầy, bình nguyên Ea Sup, vùng trũng Cheo Reo Phú Túc, vùng trũng Krong Pach Lắc là những cánh đồng trồng cây lương thực của Tây Nguyên. Tây Nguyên giàu về tiềm năng đất đai, diện tích các loại đất tốt, trong đó có các loại đất đỏ bazan, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su, dâu tằm, điều, chè, v.v.) và các loại cây ăn quả là khoảng 1 triệu ha (2,34% tổng diện tích toàn vùng), ngoài ra, đất đỏ vàng tuy kém phì nhiêu hơn đất đỏ bazan, nhưng tơi xốp và thích hợp với nhiều loại cây trồng là 1,8 triệu ha (4,21% tổng diện tích vùng); diện tích đất phù sa sông suối ở các vùng trũng giữa núi thích hợp cho trồng cây lương thực, hoa màu là khoảng 130 nghìn ha (0,3% tổng diện tích vùng). Tài nguyên sinh vật của Tây Nguyên đa dạng và phong phú, là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và của khu vực, là nơi chứa nhiều nguồn gien quý hiếm của nước ta nói riêng và của vùng nhiệt đới nói chung, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gien của khu vực Đông Nam Á. Về mặt xã hội nhân văn, Tây Nguyên là địa bàn cư trú của 37 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, trong đó, có nhiều cư dân tại chỗ như Xơ đăng, Ba na, Ê đê, Gia rai, Cơ ho, Mạ, Mơ nông, v.v..., sau giải phóng, sức cuốn hút của nguồn đất đai nơi đây đã xuất hiện những luồng dân di cư có tổ chức cũng như tự do từ các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, các tỉnh miền Trung vào lập nghiệp trên mảnh đất này. Mặc dù có sự cộng cư giữa các dân tộc tại chỗ và đồng bào di cư đến Tây Nguyên, nhưng bản sắc văn hóa Tây Nguyên vẫn được bảo tồn đậm nét mà tiêu biểu là không gian cồng chiêng Tây Nguyên, một di sản văn hóa của thế giới được UNESCO công nhận.

3 318 Nguyễn Ngọc Khánh 2. Những biến đổi về nguồn tài nguyên thiên nhiên từ sau năm 1975 Biến đổi quan trọng nhất trong các điều kiện tự nhiên là cơ cấu sử dụng đất, nhất là sự gia tăng tỷ trọng đất nông nghiệp và giảm tỷ trọng đất lâm nghiệp, cũng như đưa hàng triệu ha đất chưa sử dụng vào hoạt động sản xuất. Tuy diện tích rừng còn khá lớn, nhưng trong những năm qua có xu hướng giảm mạnh cả về chất lượng và số lượng, chứng tỏ rừng bị tàn phá mạnh mẽ để thay thế bằng các diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ví dụ ở Đắc Lắc, trong gần 20 năm qua, diện tích rừng giảm đi quá nửa, từ ha (năm 1990) còn có gần ha (năm 2008). Không chỉ có vậy, chất lượng rừng suy giảm rất nhiều, nhiều chỗ không còn chức năng cung cấp tài nguyên cho con người và động vật nuôi, cũng như không đủ đảm bảo các điều kiện sinh thái tối thiểu cho sự tồn tại các động vật hoang dã. Đất chuyên dùng tăng gần gấp 6 lần trong vòng gần 20 năm qua và có thể còn tiếp tục tăng trong những năm tới bởi nhu cầu hoàn thiện các cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn. Biến đổi quan trọng thứ hai trong những năm gần đây là việc sử dụng nguồn nước và ảnh hưởng của hoạt động kinh tế tới chất lượng nguồn nước. Trong nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc và việc chấn hưng kinh tế ở các tỉnh Tây Nguyên đã thúc đẩy việc xây dựng rất nhiều hệ thống hồ đập dự trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt với hàng nghìn công trình thủy lợi lớn và vừa, đảm bảo nguồn nước mặt có chất lượng, có thể sử dụng cho tưới tiêu và sinh hoạt. Do ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước dưới đất cho các hoạt động kinh tế và việc triệt hạ nhiều cánh rừng nên vào mùa lũ, dòng chảy thường lớn, nước lên nhanh trên các dòng sông và rút đi cũng rất nhanh, làm cho mùa kiệt kéo dài và lượng dòng chảy rất nhỏ, đồng thời với điều kiện khí hậu khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đã gây nên hiện tượng hạn hán nghiêm trọng, nhiều con suối trên địa bàn không có nước trong mùa khô và mạch nước ngày càng cạn dần. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô còn là hậu quả của việc biến các diện tích rừng tự nhiên thành các diện tích cây trồng đơn tầng ít tán che như cao su, hoặc sử dụng rất nhiều nước vào mùa khô như cà phê,... Nguồn nước mặt cũng như nước ngầm trong thời gian hai chục năm trở lại đây được khai thác mạnh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cả

4 Bước đầu nghiên cứu sự chuyển đổi quản lý tài nguyên đất, rừng, nước vùng nông thôn và thành thị, nhất là cho quá trình đô thị hoá, vì vậy, ở nhiều chỗ, mực nước ngầm đã tụt xuống hàng chục mét, do nhu cầu nước sử dụng càng ngày càng tăng mạnh mà nước hồi quy thì càng ngày càng ít đi. Nguồn tài nguyên đất, rừng, nước bị biến đổi đã có những tác động ngược trở lại đến tập quán canh tác, đến tập tục sống của bà con dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên. Với cuộc sống truyền thống thì các nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng gắn chặt với quá trình sinh tồn của họ. Đất cho họ lương thực, đất cho họ thực phẩm, đất cũng cho họ những dưỡng chất, trong đó các nguyên tố vi lượng có vị trí quan trọng, làm cho họ gắn chặt với mảnh đất nơi họ, nơi ông cha họ từng sinh ra và lớn lên. Cùng với đất, rừng cho họ nguồn thực phẩm hàng ngày, nuôi họ khi mùa màng thất bát, khi giáp hạt, đói kém, rừng cho họ gỗ làm nhà, củi đun, cho họ cây thuốc,... Vì thế, trong không gian truyền thống của người dân nơi đây, đất, rừng có vị trí quan trọng và chính đất, rừng tạo nên một không gian văn hóa đặc thù, là kết quả thích nghi với môi trường xung quanh và sự hình thành một hệ thống tri thức địa phương được tích luỹ và phát triển có tính thích ứng cao với môi trường tự nhiên. Tại đây có sự gắn kết của thiên nhiên với điều kiện sinh tồn. Ở các vùng rừng xavan (rừng thưa nhiệt đới khô hay còn được gọi là rừng khộp), loại rừng không phát triển trên đất đỏ bazan màu mỡ mà phát triển trên các đá cổ hơn đó hàng trăm triệu năm, đồng bào thường gọi là đất trắng, có những chỗ được gọi là đất cát, trên đó có các đồi cỏ tranh, mà khi còn non trâu bò, các loài ăn cỏ có móng guốc như hươu, nai, mang, hoẵng, có thể ăn được, nhưng lá nhanh chóng cứng lại, sắc, có răng cưa theo một chiều, nếu vuốt theo chiều ngược lại, lá có thể cứa đứt da, đứt thịt. Loài cỏ này phủ dưới tán rừng thưa thành các xavan cỏ hay rừng xavan (đồng cỏ lá cứng). Vào mùa khô, cây cỏ khô đi và trong điều kiện khô hạn kiệt cùng, những lá cỏ cọ cát vào nhau, hay những cây tre, nứa, lồ ô cọ vào nhau hoặc nguyên nhân gì khác nữa mà sinh ra tia lửa, nhanh chóng bén vào cỏ khô tạo nên lửa chu kỳ, đốt cháy các đồng cỏ, trảng cỏ dưới rừng xavan. Tro cỏ tranh tích luỹ nhiều muối kali, thu hút các loài thú đến ăn thay muối, đồng thời, lửa cháy theo chu kỳ đó đốt hết cỏ cứng cũ đi, thay thế cỏ mới để muôn loài vừa có muối, vừa có cỏ non để ăn.

5 320 Nguyễn Ngọc Khánh Các cây trong rừng xavan như cây dầu lông, dầu đồng, dầu trà ben có vỏ cứng, dày, lá to cứng ráp, có lông, chồi có búp cứng che kín, dày để chống thoát hơi nước và quang hợp được nhiều. Những cây này phát triển chậm, nhưng phát triển đến đâu làm rạn vỏ đến đấy, đến một độ nào đó, cần có lửa cháy đốt vỏ bên ngoài đi, cây lại khoác lớp vỏ mới, thay cái áo chật bằng cái áo mới rộng hơn, kết thúc một năm hay một thời kỳ sinh trưởng, bước vào mùa hay thời kỳ sinh trưởng mới. Do vậy, cây cần có lửa chu kỳ để đốt cháy lớp áo cũ, không có lửa cháy, cây không phát triển được, sự cộng sinh giữa các cây này với thảm cỏ tranh ở dưới rất cần lửa cháy cho một chu kỳ sinh trưởng, đó là quy luật cần thiết của tự nhiên. Nắm được quy luật đó, bà con đã có những tri thức riêng khi làm rẫy dưới tán rừng, trên các trảng tranh, xử lý kỹ thuật đồng bộ trên cơ sở những công cụ sản xuất cũ, hướng cố gắng của mình vào khâu kỹ thuật canh tác để giữ độ màu, độ ẩm cho đất hạn chế rửa trôi, nhanh tái sinh rừng, khai thác những khác biệt của khí hậu địa phương để khi phơi rẫy thì gặp nắng, khi trỉa lúa thì có mưa, nhạy cảm với những thay đổi thời tiết hàng năm, tích cóp những tri thức về đất đai, rừng núi, cỏ cây, muông thú,... Tại các vùng đất đồng cỏ xavan, do khối lượng cành khô, lá rụng nhiều và hệ rễ phát triển mà hình thành đất có nhiều mùn, màu thẫm, đồng bào thường gọi là đất đen. Đất này rất tốt, nhiều dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu còn cao hơn đất đỏ bazan nên mùa màng thường tươi tốt, nhưng lại nhanh chóng mất màu vì các chất chuyển hoá nhanh. Vì vậy, các rẫy làm trên các đồng cỏ xavan hay rừng xavan phải quay vòng nhanh, rồi lại bỏ hoá để phục hồi đất. Tuỳ thuộc vào chất đất, việc luân canh của đồng bào có thể có những chu kỳ khác nhau 5 10 năm; năm; năm hay lâu hơn nữa, mà chu kỳ dài là hiện tượng phổ biến trong canh tác của đồng bào. Vì vậy, có thể đoán nhận là việc phục hồi đất cũng diễn ra chậm chạp như quá trình sinh trưởng của cây cối ở đây. Thường các rẫy mới đất còn tốt, đồng bào trồng các loại cây ngắn ngày, trên rẫy cũ là lúa dài ngày, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và việc huy động các chất trong đất, vì rẫy cũ chỉ còn có các loại chất ở dạng chậm tiêu. Do vậy trồng lúa dài ngày mới tận dụng hết các chất dinh dưỡng còn lại trong đất và khi không còn gì

6 Bước đầu nghiên cứu sự chuyển đổi quản lý tài nguyên đất, rừng, nước nữa (không còn năng suất) đất mới được bỏ hoá. Trước đây, đất đai màu mỡ, đất được nghỉ để hồi phục chất dinh dưỡng, đồng thời các tri thức dân gian như lịch thời vụ được đảm bảo, trùng khớp với nhu cầu sinh thái của giống cây trồng, nên lúa rẫy cũng thu hoạch được từ 1,5 2,0 tấn/ha. Đồng bào thường sản xuất sao cho 2/3 số thóc thu hoạch để ăn hàng ngày, 1/3 thì ủ rượu, chăn nuôi, giúp đỡ bà con buôn làng. Theo nhu cầu lương thực, để quay vòng 5 năm thì cần 1,26 ha/người; 10 năm thì cần khoảng 2,5ha/người và 20 năm thì cần hơn 25ha/người. Từ đó, một hộ gia đình nhà dài cần diện tích để quay vòng 5 năm là 38 ha; để quay vòng 10 năm cần 75 ha và để quay vòng 20 năm là 750 ha. Theo con số tính toán trên thì các gia đình khá giả phải có hàng nghìn ha đất canh tác và mỗi thành viên trong gia đình nhà dài truyền thống cũng phải có khoảng trên dưới 30 ha đất canh tác nông nghiệp. Điều đó cho thấy sự vô tận của quỹ đất sản xuất truyền thống trước đây. Nguồn thực phẩm truyền thống của đồng bào dựa vào sản phẩm chăn nuôi và rau đậu trồng xen trên rẫy, vì vậy, chăn nuôi trong gia đình được phát triển, đồng bào nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng (gia cầm) và lợn, dê, trâu, bò (gia súc). Gia cầm được nuôi để làm thực phẩm, còn gia súc như lợn, trâu bò thì ngoài việc cúng lễ, ma chay, cưới xin, đây là vật nuôi thể hiện sự giàu có của gia đình vì đó là những vật để định giá chiêng, cồng, ché, nồi đồng, vì thế, có gia đình có hàng trăm con gia súc lớn. Một số ít nhà giàu còn nuôi voi trong nhà, con voi nuôi được là có số làm ăn nên nhiều gia đình khá giả nuôi con vật này. Theo quan niệm truyền thống của các cộng đồng dân tộc tại chỗ, hiến sinh nhiều súc vật trong các nghi lễ là vinh dự trọng đại, là mục tiêu mà người ta cần đạt tới để khẳng định vị trí xã hội của mình. Tuy nhiên, để nuôi được nhiều trâu bò thì cũng cần diện tích chăn thả. Trung bình một con trâu, bò cần khoảng 0,1 ha đồng cỏ, do vậy, để có đàn bò 200 con, ông Nay Ký Lào (ở Buôn Đôn) có trang trại rộng đến 20 ha. Chính vì vậy, trong mỗi gia đình, ngoài diện tích ruộng rẫy trồng lương thực, thực phẩm, để quay vòng đất thì một diện tích đáng kể cũng cần để cho chăn nuôi, theo đó, mỗi hộ nhà dài truyền thống trước đây (khoảng 30 người) phải có khoảng trên dưới ha đất các loại. Nguồn thực phẩm khác do tài nguyên rừng cung cấp, sản phẩm hái lượm và săn bắn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào

7 322 Nguyễn Ngọc Khánh tại chỗ. Họ coi rừng núi như bầu sữa tự nhiên, họ không chỉ khai thác các loại rau quả, củ, măng, nấm, chim thú, cá tôm, một số loại côn trùng ăn được... mà còn là nơi để họ hoà mình với môi trường, để có được một không gian sống, mà không gian cồng chiêng là một phần kết quả của mối tương tác giữa môi trường và con người, là sự hoà quyện giữa văn hoá mưu sinh và văn hoá môi sinh. Những nguồn lợi khác được lấy từ rừng là tre gỗ làm nhà và làm dụng cụ gia đình. Ngôi nhà truyền thống của đồng bào thường chỉ lấy gỗ làm cột, làm kèo, làm xuyên, còn xung quanh thì bưng bằng tre, bằng nứa, lồ ô. Xưa kia, rau rừng, mật ong, hoa quả, thịt chim thú nhiều vô kể, đủ dùng quanh năm. Ở ven sông, ven suối, trên các vùng đầu nguồn là rừng cây chịu ẩm, đây là những cánh rừng tạo nguồn sinh thuỷ mà ở đó có nhiều cây to lớn như dầu rái (hoach hrach), cà chít, sao (gier),... mà gỗ thường được dùng để làm cột nhà, làm áo quan. Do vậy, có những quy định của làng không được tự ý chặt cây, phá rừng đầu nguồn cạnh bến nước, ai vi phạm hay đốt rẫy làm cháy những rừng này đều bị luật làng trừng phạt nghiêm khắc. Đây cũng là những quy định riêng của tri thức dân gian, tri thức địa phương trong việc gìn giữ nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ sự hồi quy của nguồn nước vừa để ăn, vừa để sản xuất. Có thể thấy rằng, các gia đình trong một buôn cố kết với nhau chủ yếu bằng các điều kiện sản xuất vật chất và không gian sinh tồn. Điểm đặc biệt ở Tây Nguyên là mức độ tăng dân số của phần đông các cộng đồng dân tộc tại chỗ diễn ra chậm trong quá khứ, có những thời điểm như những năm 40 của thế kỷ trước, dân số đã nằm trong tình trạng dưới mức tái sản xuất giản đơn, có nghĩa là tỷ lệ sinh thô thấp hơn tỷ lệ chết thô (Bestreau Roussel, 1950). Hiện tượng này còn kéo dài đến sau những năm giải phóng, điều này cho thấy sức ép về tài nguyên do quá trình tăng dân số trước đây của đồng bào là không cao. Trong điều kiện tài nguyên đất, tài nguyên rừng dư thừa cả về diện tích và cả về số lượng, công việc sản xuất, sinh hoạt phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên quan trọng khác nguồn tài nguyên nước. Nước cần cho hoạt động sống của toàn buôn làng, nước cần cho hoạt động sản xuất trên nương rẫy. Hoạt động sản xuất của đồng bào tại chỗ ở Đắk Lắk trong giai đoạn trước khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tức là trong sinh kế truyền thống thì không cần nhiều đến nước. Mặt khác, sinh kế

8 Bước đầu nghiên cứu sự chuyển đổi quản lý tài nguyên đất, rừng, nước truyền thống có thời vụ và giống cây trồng gắn chặt với các điều kiện khí hậu, thời tiết, nên chỉ cần xem thời tiết cho đúng là có thể vào vụ một cách chính xác. 3. Những vấn đề chính sách phát triển liên quan đến văn hoá môi sinh và môi trường Sau giải phóng, chúng ta tiến hành quản lý tài nguyên theo pháp luật. Để làm việc đó, Nhà nước đã tiến hành nhiều cuộc khảo cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên và dựa vào những kết quả khảo cứu đó đã đề ra nhiều chính sách phát triển cho Tây Nguyên. Trong đó có chính sách về đất đai. Từ năm 1977, đất được thu về chung của các buôn, đến khoảng những năm 1982 bắt đầu tiến hành quá trình định canh định cư, đất ở được chia thành lô, mỗi lô 1200 m 2 để chia cho các hộ gia đình làm đất ở và vườn tạp sau khi tách hộ lớn nhà dài thành các hộ nhỏ và làm hộ khẩu riêng, dẫn tới việc các hộ phải tự quản lý và phải quản lý chặt chẽ từng diện tích mình được quản lý, thậm chí quản lý đến từng m 2 đất, bởi giá trị đất ngày càng gia tăng, được quyền chuyển nhượng, do vậy, không gian sinh tồn truyền thống của cộng đồng dân cư ngày càng thu hẹp vào không gian hộ gia đình, các hộ gia đình nhà dài lại chia thành các hộ nhỏ. Sau quá trình định canh định cư, bà con bắt đầu chuyển từ tập quán sản xuất trên nương rẫy sang sản xuất lúa nước, việc canh tác lúa nước trên các vùng đất bằng ven các sông suối đã tạo ra thu hoạch nhiều hơn về lương thực. Các hệ thống thuỷ nông dần được hình thành và do quỹ đất còn nhiều nên đã nâng cao đời sống truyền thống của đồng bào, việc lệ thuộc vào rẫy, vào rừng ít đi. Tuy vậy, chỉ vài năm sau, khi bắt đầu quá trình di dân xây dựng kinh tế mới từ năm , ban đầu là những đồng bào Mường, rồi sau đó là Tày, Nùng, Kinh từ các tỉnh phía Bắc, từ Thừa Thiên Huế vào đã đòi hỏi phải tiến hành phân chia quỹ đất sản xuất, nhất là đất ruộng nước, các ruộng nước phát triển dần thu hẹp dòng chảy của sông, suối, hình thành những phai, đập ngăn nước để tưới ruộng đã chia cắt các dòng chảy, ảnh hưởng đến những ruộng ở cuối nguồn nước. Đến những năm , bắt đầu triển khai trồng cà phê và từ năm 1984 bắt đầu trồng cao su, hình thành dần các nông trường cao su đã

9 324 Nguyễn Ngọc Khánh thu hút một phần lao động nông nghiệp truyền thống sang chăm sóc cao su (từ nông dân thành công nhân nông trường) hay từ nông dân trồng lúa sang nông dân trồng cà phê. Tác động này ngày càng mạnh khi thu hoạch cà phê và cao su có giá trị cao hơn nhiều so với trồng cây lương thực truyền thống. Chính tác động của xu hướng này làm cho bà con xa dần công việc canh tác lúa nước, họ chuyển dần diện tích đất thấp ngập nước cho các cộng đồng đồng bào mới di cư đến để chú tâm vào canh tác trên các diện tích cao su hay cà phê. Vì vậy, mới có những chuyện tách thôn cũ, lập thôn mới. Tất cả các thôn cũ đều trồng cà phê, cao su, v.v. và giữ lại một diện tích ruộng nước không nhiều, mỗi nhà chừng 1 2 sào. Các thôn mới thì hoàn toàn làm lúa nước bởi tập quán của đồng bào Kinh, Tày, Nùng, Mường là gắn bó với mảnh ruộng nước. Cuộc đại phân chia đất canh tác diễn ra trong khoảng gần 20 năm, từ đầu những năm 80 đến cuối những năm 90 đã làm cho quỹ đất không còn để phân chia nữa trong thời gian hiện tại đã bó hẹp không gian sản xuất chung của đồng bào tại chỗ, không chỉ theo từng hộ gia đình mà cả khuôn vi buôn làng. Thêm vào đó, cơn sốt đất không chỉ là đất ở tại các vùng đô thị mà sốt đất trồng cà phê, trồng cao su, trồng tiêu, trồng mía,... và sự hình thành các vùng đất để tiến hành các dự án đã thu hẹp đáng kể các diện tích đất canh tác. Nhiều gia đình đồng bào do sản xuất không hiệu quả, do thiếu vốn đầu tư, do thiên tai, mất mùa, do thị trường biến động, đã bán đất đi để trở thành lao động làm thuê, hình thành tầng lớp mới sở hữu đất đai của địa phương và tạo nên sự phân hoá về sở hữu đất đai ở các buôn làng đồng bào tại chỗ. Nguồn đất lâm nghiệp giảm sút đáng kể, cho đến nay, cuộc xâm lăng đất rừng vẫn diễn ra một cách mạnh mẽ. Việc xâm hại nguồn tài nguyên rừng nảy sinh trong quá trình cải tạo kinh tế, xây dựng các nông, lâm trường và việc khai thác tự do vô tổ chức trong một thời gian dài. Việc chuyển đổi diện tích đất rừng thành các diện tích trồng cà phê, cao su, điều, mía,... đã làm cho rừng hầu như không còn trong các vùng cư trú của các đồng bào tại chỗ ở Tây Nguyên, điều này dẫn đến hậu quả là các nguồn tài nguyên rừng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất truyền thống không còn, nên nhiều nghề truyền thống mai một, nhiều tập quán không còn thể hiện trong cộng đồng, nhất là đối với thanh niên như đi

10 Bước đầu nghiên cứu sự chuyển đổi quản lý tài nguyên đất, rừng, nước săn thú, kiếm mây đan gùi, kiếm cây rừng, cây thuốc, ngay cả tre lồ ô để làm nhạc cụ như đàn t rưng, krong put cũng không có. Như vậy, không chỉ không gian sinh tồn bị bó hẹp mà không gian sống cũng bị tác động, văn hoá mưu sinh và văn hoá môi trường dần dần biến đổi theo nhịp sống mới, hiện đại hơn, xa rừng cây, xa đất, xa cả nguồn nước suối. Không còn kinh tế rừng (một phần quan trọng của kinh tế tự nhiên trước đây) nên bắt buộc phải có tích luỹ, không có tích luỹ là nghèo, là đói, mà nghèo đói trong kinh tế thị trường chỉ có đi vay lãi, vay trước rồi trả bằng nông sản khi thu hoạch, không thể dựa vào rừng trong lúc giáp hạt, lúc đói lòng được nữa, do đó, các tri thức dân gian cũng dần mai một, biến đổi theo điều kiện mới. Rừng không còn nên nhà cửa cũng thay đổi kết cấu truyền thống, rừng bị triệt hạ, làm cho chăn nuôi cũng ảnh hưởng. Những ràng buộc cũ về tập tục dần dần thay đổi, không bị lệ thuộc vào các quy định văn hoá cũ, như ché, chiêng, nồi đồng,... bây giờ không còn là vật quy định mức độ giàu nghèo nữa mà bằng chính các vật dụng mới trong nhà như bàn, ghế, giường, tủ, ti vi, xe máy, v.v... Nguồn suối, bến nước cũng là một nét văn hoá đặc trưng của đồng bào tại chỗ Tây Nguyên, nét văn hoá này ngày nay đang bị ảnh hưởng nặng nề và có nguy cơ bị biến mất. Vì rằng: thứ nhất, rừng được thay thế bằng các cây trồng kinh tế nên không những không có tán che, không tạo được lượng nước hồi quy, do vậy các khe suối chỉ còn tác dụng thoát nước mùa mưa và chảy ri rỉ vào mùa khô, dòng suối mất dần ý nghĩa nơi sinh hoạt cộng đồng, là nơi lấy nước. Hơn thế nữa, việc khoan giếng lấy nước tưới cho cây cà phê tràn lan làm cho sụt giảm nguồn nước ngầm. Các hộ trước đây còn canh tác bám quanh nguồn nước khe suối, thì nay tự khoan giếng để tưới cà phê, để sinh hoạt, không cần đến nguồn nước suối nữa. Bản thân các nguồn suối cũng bị biến dạng do làm ruộng nước, bị ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp, không dùng làm nước sinh hoạt cho buôn làng được nên mất dần văn hoá bến nước. 4. Kết luận Từ những ý kiến phân tích trên cho thấy, việc triển khai các nguyên tắc cấm sử dụng nguồn tài nguyên rừng trong các khu rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, v.v.) đã loại trừ khả năng người

11 326 Nguyễn Ngọc Khánh dân địa phương thu lợi từ môi trường truyền thống của họ làm mất sinh kế và phương thức trợ giúp của thiên nhiên đối với các hộ nghèo, hộ đói, lúc giáp hạt, thiên tai, v.v.. Việc giao quyền sử dụng đất lâu dài đã cho phép biến sở hữu tư liệu sản xuất chung thành sở hữu riêng (tư hữu), làm nhanh chóng cạn kiệt nguồn tài nguyên, dẫn đến cạn kiệt nguồn tư liệu sản xuất, làm mất dần văn hoá mưu sinh truyền thống. Giao đất giao rừng, tức là giao phần tài nguyên trước đây vốn là của chung thành của riêng từng hộ gia đình. Từ đây cho thấy sự thay đổi tư duy quản lý tài nguyên, từ việc quản lý của cộng đồng để đảm bảo cho sự công bằng xã hội chuyển sang đảm bảo cho một lợi nhuận kinh tế, tạo nên văn hoá mới trong đời sống xã hội, trong ứng xử khác với văn hoá ứng xử mang tính cộng đồng trước đây. Việc trao quyền sử dụng lâu dài tài nguyên đất đã nâng cao giá trị tài nguyên, bằng chứng là giá đất, giá gỗ ngày một gia tăng và người bán sau được giá hơn nhiều so với người bán trước, thời gian càng về sau, giá đất càng cao, làm nảy sinh tâm lý hoài niệm về mảnh đất cũ của mình và tâm lý muốn giành lại mảnh đất đó, đây là mầm mống tâm lý rất dễ bị lợi dụng kích động cho mục đích xấu. Cụ thể là trong những cuộc biểu tình vừa qua, một trong những nguyên nhân có sức thuyết phục nhất lôi kéo đồng bào tham gia là đòi đất, đã gây nên những bất ổn về xã hội, làm mất đi những nét đẹp của văn hoá truyền thống của buôn làng xưa kia. Chính sách di dân, phát triển kinh tế được đặt ra từ những năm của thế kỷ trước đã tạo nên sự giao lưu, giao thoa văn hoá giữa các dân tộc tại chỗ và đồng bào di cư, tuy có những nét hoà trộn, nhưng cũng có những nét xung khắc, do vậy, đặt ra vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống với việc hội nhập văn hoá dân tộc để hạn chế những xung khắc xã hội. Việc chuyên môn hoá sản xuất hiện nay để tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích đất đai đã dẫn đến sự phân hoá trong nền sản xuất truyền thống của bà con dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, họ chú trọng hơn vào việc sản xuất ra cà phê, cao su (ra tiền) hơn là ra lúa gạo và điều đó đã làm nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nói riêng và cộng đồng nói chung. Song điều ngược lại mà bà con không tính đến là khi

12 Bước đầu nghiên cứu sự chuyển đổi quản lý tài nguyên đất, rừng, nước cà phê rớt giá, khi thiếu nước, chất lượng cà thấp, cà phê không tiêu thụ được thì không còn có sự trợ giúp của nguồn rừng, nguồn sông, nguồn suối. Mặt khác, tâm lý làm đến đâu tiêu đến đấy vẫn còn phổ biến trong quảng đại bà con dân tộc tại chỗ, tức là làm được bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, tiêu vào nhà cửa, đồ đạc, xe máy,... không ít gia đình đã sắm, đã dùng những tiện nghi đắt tiền, đã bắt đầu sắm sửa những vật dụng, phương tiện không phải để cho sản xuất mà chỉ tăng thêm giá trị cho cuộc sống. Chính vì vậy, khi thất bát, khi đói kém, khi không có thu nhập từ cà phê, từ cao su,... thì họ trở nên trắng tay, buộc Nhà nước phải cứu giúp, tạo nên vấn đề xã hội bức xúc và đã có lúc trở thành vấn đề chính trị. Việc tổ chức các ngành mới (trồng cây công nghiệp: điều, cao su, hồ tiêu; du lịch sinh thái, trồng lúa nước,...) cũng tạo nên những khó khăn cho quản lý ở cấp địa phương. Những dự án thay rừng bằng cây kinh tế có thể tạo được lợi nhuận cao cho xã hội và cho một nhóm người nào đó, nhưng lại tạo nên cơ hội nghèo cho nhiều hộ gia đình. Bởi vậy, mọi chính sách, chủ trương cho đến các chương trình, dự án phát triển triển khai ở Tây Nguyên cần được nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện, khách quan trên cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, không chỉ nhìn một chiều từ góc độ kinh tế đơn thuần, dựa trên lợi ích của một nhóm người mà quên lợi ích của số đông dân cư. Nhằm giải quyết mối quan hệ kép giữa việc bảo vệ môi trường và đảm bảo môi sinh, sinh kế cho các cộng đồng dân tộc tại chỗ để vừa bảo vệ môi trường lại vừa bảo tồn sinh kế, một phương thức được đưa ra có thể là áp dụng mô hình quản lý cộng đồng các nguồn tài nguyên được xây dựng dựa trên nguyên tắc những người tham gia khai thác hành động một cách tập thể để quản lý các tài nguyên. Đây là cách tiếp cận mà việc thực hiện các sắp xếp về mặt thể chế cho phép đảm bảo duy trì công tác quản lý tập thể của các cộng đồng địa phương đối với các nguồn tài nguyên. Trong đó, không còn vai trò độc chiếm của chính sách môi trường, vì trong nhiều trường hợp các chính sách này có thể kích thích sự phá rừng (chính sách chuyển đổi rừng nghèo thành diện tích trồng cây công nghiệp hay làm du lịch sinh thái,...) hay việc khai thác quá mức một vài nguồn tài nguyên nào đó cho mục đích phát triển kinh tế.

13 328 Nguyễn Ngọc Khánh Mô hình quản lý cộng đồng các nguồn tài nguyên cho phép dung hoà những cách tiếp cận khác nhau về quyền sở hữu, cho phép quan tâm đến các vấn đề văn hoá xã hội của các nhóm đối tượng, trong đó, xác định an toàn hoá công tác đất đai là yếu tố trung tâm trong công tác quản lý bền vững các khoảng không gian sinh tồn của các cộng đồng dân cư. Trong mô hình quản lý cộng đồng các nguồn tài nguyên, phạm trù môi trường được lồng ghép vào trong việc xác định tổng thể những ưu tiên giành cho cộng đồng của họ, đồng thời, các vấn đề môi trường được chính cộng đồng thực hiện. Cũng bằng cách này công tác quản lý truyền thống của cộng đồng thực sự tham gia vào quá trình phát triển và đem lại sự phát triển có tính lâu bền, cho phép hợp pháp hoá các thể thức quản lý truyền thống nhưng mang tính công ích mới thông qua những tri thức dân gian mà tổ tiên để lại. Vai trò của Nhà nước là phải thể chế hoá các hình thức quản lý của cộng đồng cho phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Viện Dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [2] Lê Thông (Chủ biên) (2003), Địa lý các tỉnh, thành phố Việt Nam (các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên), Hà Nội. [3] Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 1996, 2001, [4] Niên giám thống kê [5] Tư liệu khảo sát điều tra trên địa bàn Tây Nguyên các giai đoạn Tây Nguyên 1, 2, và từ 2007 đến nay.

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1] PHỦ GIA ĐỊNH CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM VÀ NÉT VĂN HÓA ĐẶC THÙ NAM KỲ Nguyễn Minh Triết Gia-Định, một địa danh kỳ cựu nhứt của vùng đất phương nam đã bị xóa tên trên bản đồ địa lý Việt Nam kể từ khi

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN KHÔNG GIAN TINH THẦN Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group Khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU HỘ NGHÈO, XÓM 2, XÃ HƯNG NHÂN HƯNG NGUYÊN - NGHỆ AN H: Giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu và nội dung trao đổi về thực trạng và cách ứng phó của địa phương với các hiện tượng thủy

Chi tiết hơn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

No tile

No tile Phần 3 Công việc hôm nay coi như cũng tạm ổn. Vy ngước lên nhìn đồng hồ, mới gần sáu giờ. Hôm nay được về sớm, phải ghé Ngọc Hạnh mới được. Nghĩ thế rồi Vy thu dọn đồ cho gọn gàng. Đeo túi xách lên vai,

Chi tiết hơn

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình nuôi trong bể có đất. Mô hình đó giống với điều kiện tự nhiên. Nhưng tới nay, cách nuôi đó chỉ thích hợp với

Chi tiết hơn

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh   Hệ Thống Chùa Tầ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Email: chuatamnguyen@yahoo.com Hệ Thống Chùa Tầm Nguyên: www.hethongchuatamnguyen.org Chí Tâm Quy

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 6 Chương 21 Thật Sự Thích Cậu nhân. Dương Khoan nói Hạc Lâm như thế cũng không phải không có nguyên Cuối học kỳ trước có một tiết thể dục, lớp chuyên học chung với lớp (1). Khi đó Tạ Liễu Liễu và

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chừng mỏi mệt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kỳ diệu trên

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh. Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh. Thanh chưa bao giờ đặt chưn xuống miệt đồng bằng.

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên cao, nhìn lại Sài Gòn còn đang chìm trong màn đêm mà

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sá Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ

Chi tiết hơn

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương Tôi du hành đến nhiều nơi vòng quanh thế giới và khi thuyết giảng trước quần chúng, tôi có cảm nghĩ rằng tôi là một người bà con trong gia đình của họ. Mặc dù chúng tôi có thể mới gặp lần đầu tiên, tôi

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945-1946) 1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách

Chi tiết hơn

Mượn Trong Đời Sống Văn Hóa Người Bình Dân Tây Nam Bộ Trần Minh Thường 1. Mượn là gì? Đại Nam Quốc âm tự vị đưa ra các định nghĩa về từ mượn như sau:

Mượn Trong Đời Sống Văn Hóa Người Bình Dân Tây Nam Bộ Trần Minh Thường 1. Mượn là gì? Đại Nam Quốc âm tự vị đưa ra các định nghĩa về từ mượn như sau: Mượn Trong Đời Sống Văn Hóa Người Bình Dân Tây Nam Bộ Trần Minh Thường 1. Mượn là gì? Đại Nam Quốc âm tự vị đưa ra các định nghĩa về từ mượn như sau: Mượn (n) (tức Nôm, người viết chú thêm): Tha tạm mà

Chi tiết hơn

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Thờ cúng cây cối là một trong những hình thức tín ngưỡng đã có từ lâu đời trên đất nước Việt Nam và tồn tại cho đến ngày nay. Đây là một

Chi tiết hơn

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà Hướng dẫn chi tiết lập dàn ý tham khảo đề văn Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Dàn ý: I. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: là tác giả yêu cái

Chi tiết hơn

Tả cánh đồng quê em văn 5

Tả cánh đồng quê em văn 5 Tả cánh đồng quê em văn 5 Bài làm 1 Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng

Chi tiết hơn

Bảo tồn văn hóa

Bảo  tồn  văn  hóa 1 Bảo tồn văn hóa. Dương Đình Khuê Một trong số những bận tâm của kiều bào là e rằng chẳng bao lâu nữa người Việt ở hải ngoại sẽ vong bản. Thực ra cũng có một số người chủ trương rằng nhập gia phải tùy

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Dthuyenbi2.doc

Microsoft Word - Dthuyenbi2.doc OSHO OSHO ĐI TÌM ĐIỀU HUYỀN BÍ Tập 2 IN SEARCH OF THE MIRACULOUS Volumn 2 HÀ NỘI - 6/2010 Mục lục Giới thiệu...iii 1. Giúp đỡ bên ngoài cho sự tăng trưởng năng lượng kundalini...1 2 Chín muồi của thiền

Chi tiết hơn

Microsoft Word - De Dia 9.rtf

Microsoft Word - De Dia 9.rtf 100 câu hỏi ôn tập Địa 9 Câu 1: Đàn trâu của nước ta (năm 2002) là: A. 6 triệu con B. 4 triệu con C. 5 triệu con D. 3 triệu con Câu 2: Vĩnh Tế là kênh được xây dựng để tiêu nước ra : A. Sông Đồng Nai B.

Chi tiết hơn

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch  đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó PHẦN V Không hiểu sao Nghi Xuân lại tìm đến đây, cô ngập ngừng rồi đưa tay bấm chuông. Người mở cửa là Đoàn Hùng, anh không chút ngạc nhiên khi nhìn thấy Nghi Xuân: Hôm nay em không đi học à? Em được nghĩ.

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng Author : elisa người trong một nước phải thương nhau cùng - Bài số 1 Dân tộc Việt Nam vốn có truyền

Chi tiết hơn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC (1975 1988) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dưới đây là một trả lời cho câu hỏi ấy. Nó đã được những

Chi tiết hơn

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh người Kinh. Người Hoa là một cộng đồng có dân số khá đông

Chi tiết hơn

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Microsoft Word - vanhoabandia (1) Đây là bản nháp-- Xin TUYỆT ĐỐI không trích dẫn, đăng lại nếu không có sự đồng ý của tác giả VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU VIỆT HÓA : ĐIỀU KIỆN, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Trần Ngọc Vương

Chi tiết hơn

Microsoft Word _TranNgocVuong

Microsoft Word _TranNgocVuong thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 38 tháng 8, 2019 VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU VIỆT HÓA : ĐIỀU KIỆN, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Trần Ngọc Vương 1. Văn hóa bản địa ở Việt

Chi tiết hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

Hotline: Mai Châu - Hòa Bình 2 Ngày - 1 Đêm (T-D-VNMVHBVCI-36)

Hotline: Mai Châu - Hòa Bình 2 Ngày - 1 Đêm (T-D-VNMVHBVCI-36) Mai Châu - Hòa Bình 2 Ngày - 1 Đêm (T-D-VNMVHBVCI-36) https://yeudulich.com/tours/t-d-vnmvhbvci-36/mai-chau-hoa-binh.html Nằm cách Hà Nội 60 km về hướng Tây Bắc, Mai Châu luôn là một điểm thu hút khách

Chi tiết hơn

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt? Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt? - Khỉ ốm, chỉ có da bọc xương. Thịt khỉ lại tanh, không ai

Chi tiết hơn

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ Việt Nam nói riêng và giới trẻ thế giới nói chung.

Chi tiết hơn

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub TỔ CHỨC CARE QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM SỔ TAY PHÒNG NGỪA GIẢM NHẸ ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ VÀ BÃO DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG Trang 32 Trang Tài liệu tham khảo Giới Thiệu Về Phòng Ngừa Thảm Họa. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Nxb

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 7 Chương 19 Xa Lạ Bắc Vũ không biết thời gian đã trôi qua bao lâu. Cô chỉ biết là ánh đèn trong phòng không ngừng lay động. Cả người cô đều đau đớn. Cô giống như người bị say sóng, đầu váng mắt hoa,

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - V doc TRẦN THÁI TÔNG KHÓA HƯ LỤC Giảng Giải THÍCH THANH TỪ THƯỜNG CHIẾU Ấn hành - P.L : 2540-1996 1 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha Mưa Xuân Về Muộn Truyện Ngắn Trần Đan Hà Lâm trở về quê sau một biến động của đất nước, một khúc quanh lịch sử đã trôi qua, nhưng thảm cảnh chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Từ những ngày triệt thoái cao nguyên,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI XƯA VÀ NAY Lê Công Lý I - Điều kiện thuận lợi của nghề cá ở Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng bao la, khoản

NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI XƯA VÀ NAY Lê Công Lý I - Điều kiện thuận lợi của nghề cá ở Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng bao la, khoản NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI XƯA VÀ NAY Lê Công Lý I - Điều kiện thuận lợi của nghề cá ở Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng bao la, khoảng 1 triệu ha, gồm 300.000 ha thuộc Campuchia và 700.000

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

Microsoft Word - ducsth.doc

Microsoft Word - ducsth.doc OSHO OSHO Từ Dục tới Siêu tâm thức From SEX To SUPER- CONSCIOUSNESS HÀ NỘI 5/2010 Mục lục Bài nói thứ nhất... 1 Bharatiya Vidya Bhavan Auditorium, Bombay Bài nói thứ hai... 41 Gowalia Tank Maidan, Bombay

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

10 chu de lien mon

10 chu de lien mon 2. Chủ đề 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN (4 tiết) A. Mục tiêu Học xong chủ đề này, HS có khả năng: - nhận biết đượcsố nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. - Nhận biết và nêu

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA Nghề Tằm Tang Xưa Ở Quê Ta Hồ Phi Trong một bữa cơm, có món Khổ Qua trộn tôm ăn với bánh tráng, người bạn trẻ hỏi: - Hồi xưa ở Việt Nam, cháu nhớ có ăn cái gì vàng vàng như con sâu bằng đầu chiếc đũa cũng

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Khẩn trương kiểm tra, báo cáo Thủ tướng tình trạng xâm hại danh thắng vịnh Nha Trang T hanh tra Chính

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ Bởi: Wiki Pedia Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tần Kế nhiệm Tần Nhị Thế Tên thật Doanh Chính Triều đại Nhà Tần Thân phụ Tần Trang Tương vương / Lã

Chi tiết hơn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Câu 1. Lãnh thổ nước ta trải dài: A. Trên 12º vĩ. B. Gần 15º vĩ. C. Gần 17º vĩ. D. Gần 18º vĩ. Câu 2. Nội thuỷ

Chi tiết hơn

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

cachetsaodangchuachet_2016MAY16 Thời sự Chính trị VN Cá đã chết, sao Đảng còn chưa chết? Bùi Quang Vơm Cá chết trắng suốt 250km bờ biển miền Trung. Hàng trăm nghìn ngư dân bỏ lưới, bỏ thuyền. Đói và sợ hãi tương lai. Hàng trăm cân cá

Chi tiết hơn

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang   Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông

Chi tiết hơn

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong Tràm Cà Mau Vào chuyện: Trên một đảo nhỏ nằm giữa biên giới Việt Nam, Cao Miên và Thái Lan, không biết thuộc địa phận nước nào, có một gia đình bốn người vui sống êm đềm. Ba cha con là người địa phương,

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu như không thể tính đếm vì Ái là cội nguồn của sinh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Microsoft Word - 25-AI CA.docx 1 Thành Hoang Phế (Theo mẫu tự Hê-bơ-rơ) 1 Kìa thành phố một thời đông người nhộn nhịp, Nay thưa người đơn chiếc đìu hiu! Kìa nàng vốn đại đô các nước, Giờ trở thành góa phụ cô đơn! Kìa nàng vốn nữ hoàng

Chi tiết hơn

II CÁC VUA 1:1 1 II CÁC VUA 1:8 II Các Vua Ê-li và vua A-cha-xia 1 Sau khi vua A-háp qua đời thì Mô-áp tách ra khỏi quyền thống trị của Ít-ra-en. 2 A-

II CÁC VUA 1:1 1 II CÁC VUA 1:8 II Các Vua Ê-li và vua A-cha-xia 1 Sau khi vua A-háp qua đời thì Mô-áp tách ra khỏi quyền thống trị của Ít-ra-en. 2 A- II CÁC VUA 1:1 1 II CÁC VUA 1:8 II Các Vua Ê-li và vua A-cha-xia 1 Sau khi vua A-háp qua đời thì Mô-áp tách ra khỏi quyền thống trị của Ít-ra-en. 2 A-cha-xia té qua các chấn song của phòng trên gác ở Xa-ma-ri

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Author : elisa Thuyết minh về Phố Cổ Hội An - Bài số 1 Hội An - địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 5 Chương 17 L Lúc ăn cơm chiều, chị dâu anh cứ luôn luôn trừng mắt với em á!" Tư Đồ Tĩnh bước vào phòng, Hồng Diệp liền mãnh liệt lay lay cánh tay anh, bắt đầu lải nhải tố cáo, muốn anh tin lời mình

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

NHÂN-QUẢ & ĐẠO ĐỨC 76 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) TRẦN THỊ

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9 Đề 11 Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9 Author : vanmau Đề 11 Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) Phát triển kỹ năng làm bài văn

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10 Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Bài làm 1 Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI   TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ: A. 23 23'B. B. 23 24'B. C. 23 25'B D. 23 26'B

Chi tiết hơn

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ và xa hơn cây cối nơi đây bốn mùa mãi phất phơ cành trước gió

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Nguồn (Aug 27,2008) :   Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm Nguồn (Aug 27,2008) : http://phamtinanninh.com/?p=239 Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm từ ngày miền Nam thất thủ) Phạm Tín An Ninh. Những

Chi tiết hơn