TIẾN TỚI XÂY DỰNG MỘT BỘ TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ (SUBJECT HEADINGS) DÙNG CHUNG CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - bai1.DOC

Layout 1

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

1

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

THƯ MỤC TẠP CHÍ XÂY DỰNG SỐ 3 NĂM 2018 Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Xây dựng số 3 năm Một số vấn đề về

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Layout 1

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

1. DinhDuongTriLieu-Noun

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Microsoft Word - minh.doc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

10. CTK tin chi - KE TOAN.doc

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Microsoft Word - QCHV 2013_ChinhThuc_2.doc

1. PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1 2 tín chỉ Học phần tiên quyết: Không Tóm tắt nội dung học phần: Học phần những nguyên lý c

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Microsoft Word - De An to chuc thi DGNLNN- DHNN-Ēua lên Website

Legal Club Faculty of Law National Economics University Hanoi Vietnam or

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong tình hình hiện nay

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN :2014 ISO/IEC :2013 Xuất bản lần 1 KỸ THUẬT PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

PowerPoint Template

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

So tay luat su_Tap 3_ _file in.indd

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

Microsoft Word - khoahochethong.docx

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - Van pháp ti?ng Vi?t.doc

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng

Nghiên cứu ứng dụng mạng nơtron nhân tạo hỗ trợ công tác chọn thầu thi công ở Việt Nam

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN ANH THUẤN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ DẠY - HỌC CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC C

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC PHỤ TÙNG VẬT TƯ CHO SỬA CHỮA CÁC LOẠI ĐẦU MÁY Đề tài nghiên cứu Xây dựng định mức phụ tùng vật tư cho sửa chữa các

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN


Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Bức tường lửa Bức tường lửa Bởi: TS. Trần Văn Dũng Mở đầu Bức tường lửa là gì Là điểm cổ chai để kiểm soát và theo dõi. Các mạng liên kết với độ tin c

Bảo tồn văn hóa

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

ĐỀ CƯƠNG BÀI LUẬN VẦ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU

Đề cương chương trình đại học

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Chuyên đề

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Microsoft Word - Các QĒ 214 vÀ cùng sự chớ Ăạo của TT - ngÀy 9-7 (1) (2)

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐIỀU LỆ Điều 1. Giải thích thuật ngữ... 1 CHƯƠNG II TÊN, HÌNH THỨC, TRỤ SỞ, CHI NHÁNH

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

So tay luat su_Tap 1_ _File cuoi.indd

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

Soạn văn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

KINHBAC CITY GROUP TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ KINH BẮC - CTCP ĐIỀU LỆ TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ KINH BẮC - CTCP Điều lệ sửa đổi lần thứ 21 Đư

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

J

CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP CÔNG TÁC HOẰNG PHÁP THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HT. Thích Tâ n Đa t* TÓM TẮT: Cuộc cách mạng

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

whitepaper_vi.pages

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

Microsoft Word - TT_ doc

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien

Hành động liêm chính Quy trình Quản lý Quy tắc Hành xử tại Celestica

-

Bản ghi:

TIẾN TỚI XÂY DỰNG MỘT BỘ TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ (SUBJECT HEADINGS) DÙNG CHUNG CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Vũ Văn Sơn Hội Thông tin Tư liệu Việt Nam Subject headings là công cụ có liên quan đến việc định chủ đề hay định chỉ mục (subject indexing) hoặc rộng hơn, đến biên mục chủ đề (subject cataloging). Đôi điều về thuật ngữ Ở Việt Nam, trong đa số giáo trình hiện có, thuật ngữ định chủ đề, và phân loại chỉ dùng theo nghĩa hẹp của các từ này; còn cụm từ số ít và số nhiều subject heading(s) hiện dịch chưa thống nhất sang tiếng Việt: (Bảng) tiêu đề đề mục, (Khung) đề mục chủ đề, (Bộ) tiêu đề chủ đề. Trước hết, chúng tôi xin tham góp một số ý kiến về việc đặt tên tài liệu Subject headings của Việt nam sẽ được biên soạn trong tương lai, là một trong những nội dung cần thảo luận của Hội thảo quốc gia ngày hôm nay. Trong tham luận này, chúng tôi thiên về cách dịch thứ ba với những ý do sau đây: - Dịch là bộ thích hợp hơn, vì bản chất Subject headings là một tập hợp từ vựng có kiểm soát phong phú; mà đối với những từ điển lớn thì người ta hay dùng từ bộ hơn là bảng hay khung. Nếu dịch là bộ thì cũng thống nhất cách dịch với một số tập hợp từ khóa (có kiểm soát) đã biên soạn và sử dụng ở Việt Nam nhiều năm nay, thí dụ, :Bộ từ khóa KHCN, Bộ từ khóa của Trung tâm thông tin thủy sản, Thuật ngữ chuyên ngành heading có định nghĩa cơ bản là : một tên, một từ hay cụm từ đặt ở đầu một (khoản) mô tả mục lục để cung cấp một điểm truy nhập (1), hoặc chi tiết hơn: Một chuỗi ký tự đặt ở đầu một (khoản) mô tả trong một công cụ thư mục để cung cấp phương tiện tìm được (khoản) mô tả đó. Heading có thể là tên người, tên cơ quan, tổ chức (tập thể), khu vực địa lý,

nhan đề tác phẩm hoặc một chủ đề. Heading thường được cung cấp ở đầu mỗi biểu ghi mục lục hoặc ở đầu một cột, một trang hoặc một trang màn hình, trên đó có thể có nhiều (khoản) mô tả cho heading đó (2). Căn cứ vào chức năng của heading là giúp cho việc sắp xếp và tìm tài liệu, nhiều giáo trình và thư viện nước ta đã quen dịch từ này là tiêu đề trong giảng dạy và thực tiễn mô tả tài liệu cũng như tổ chức mục lục (đặc biệt là mục lục dưới dạng phiếu) còn cơ quan thông tin quen gọi là đề mục trong các ấn phẩm thông tin. Chúng tôi đề nghị thống nhất gọi là tiêu đề, mà không dùng đề mục vì muốn tránh nhầm lẫn với từ đề mục trong nhan đề tài liệu Khung đề mục quốc gia (Rubrikator) do Viện Thông tin Khoa học Kỹ thuật TU (trước đây) dịch từ tiếng Nga đã sử dụng từ hàng chục năm nay trong Hệ thông thông tin quốc gia, mà thực chất là một khung phân loại để sắp xếp tài liệu cho các ấn phẩm thông tin, chứ không phải một công cụ định chủ đề bằng từ ngữ, như chúng ta đang bàn. Thuật ngữ subject (tương ứng với matière trong tiếng Pháp) nên dịch là chủ đề trong mối liên hệ với các cụm từ liên quan, đã từng được dịch tương đối thống nhất, như Mục lục chủ đề (Catalogue de matières) ngay từ trước 1954 ở Thư viện Pasquier (nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam) và Thư viện Trường Viễn Đông Bác cổ; và Biên mục chủ đề (Subject cataloging), khái niệm được dùng hiện nay cả ở Bắc lẫn Nam (song song với cụm từ Biên mục đề mục chỉ dùng ở Miền Nam). Vì vậy, Subject headings nên dịch là Bộ tiêu đề chủ đề, là tập hợp các tiêu đề chủ đề đã chuẩn hoá và thống nhất, dùng để kiếm soát tính nhất quán của tên (cá nhân, tập thể, địa điểm, sự vật), nhan đề đồng nhất, nhan đề tùng thư được dùng làm tiêu đề mô tả khi biên mục, hay điểm truy nhập khi tìm tin. Trong khi đó, Bộ từ khoá hay từ điển từ chuẩn (thesaurus) là tập hợp các từ khoá đã được chuẩn hoá và thống nhất, ra đời trong thời đại công nghệ thông tin, chủ yếu phục vụ cho tìm tin. Tuy cùng là các bộ từ vựng có kiểm soát, nhưng theo các giáo trình biên mục chính thống, bộ từ khoá hay từ điển từ chuẩn (thesaurus) khác với Bộ tiêu đề chủ đề (subject headings) ở chỗ: các thuật ngữ được liệt kê không nhất thiết chỉ dùng độc lập, mà có thể kết hợp với các thuật ngữ khác; thời điểm kết hợp

thuật ngữ là hậu kết hợp (2,3). Đáng chú ý là, trong thực tế, đôi khi thuật ngữ thesaurus được dùng để chỉ chung cho cả hai công cụ nói trên (5,7) Biện pháp thực hiện Một khi đã thống nhât chủ trương biên soạn một bộ tiêu đề chủ đề chuẩn hóa dùng cho các thư viện Việt Nam thì ta nên theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới (thí dụ, Canađa) là dựa trên cơ sở dịch các công cụ của nước ngoài đã được xây dựng với chính sách rõ ràng, nguyên tắc và phương pháp luận khoa học, đã từng được chỉnh lý và cập nhật nhiều lần và có uy tín hàng chục năm nay như LCSH, Sears List of Subject headings, RAMEAU, kết hợp với việc lược bỏ các tiêu đề thiên về Âu Mỹ và bổ sung những tiêu đề về Việt Nam và đặc thù của Việt Nam. RAMEAU (Danh mục các chủ đề có kiểm soát mang tính bách khoa, sắp xếp theo chữ cái) là ngôn ngữ định chủ đề khá nổi tiếng, được sử dụng ở Thư viện Quốc gia, các thư viện đại học, nhiều thư công cộng và thư viện nghiên cứu, cũng như các tổ chức tư nhân ở Pháp. Tuy nhiên ta không nên sử dụng Danh mục này làm cơ sở cho việc biên soạn Bộ tiêu đề chủ đề của Việt Nam, vì RAMEAU hiện được cập nhật và phát triển dựa vào UNIMARC (trong khi ta đang sử dụng MARC 21 và các chuẩn đồng bộ của Hoa Kỳ như DDC, AACR2). LCSH dùng cho các thư viện công cộng, thư viện đại học và thư viện nghiên cứu lớn (trên 1 triệu đầu sách) và là một công cụ không thể thiếu được trong kiểm soát thư mục, theo đó các thư viện thu thập, tổ chức và phổ biến tài liệu. Việc sử dụng rộng rãi LCSH tạo điều kiện sử dụng các điểm truy cập đồng nhất và tìm được các tài liệu ở bất kỳ thư viện nào trong thế giới nói tiếng Anh đang dùng LCSH để định chủ đề. Mặc dầu phạm vi bao quát rộng và toàn diện, nhưng LCSH không đáp ứng yêu cầu của mọi thư viện nhất là các thư viện chuyên khoa và chuyên ngành lớn (thí dụ, Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ sử dụng MeSH). Đối với Việt Nam, dựa vào LCSH để dịch toàn bộ và sau đó biên soạn thành Bộ tiêu đề chủ đề của Việt Nam là chuyện không khả thi về nhiều phương diện: thời gian, nhân lực, kinh phí vì khối lượng nó quá lớn (LC Subject Headings mới đây được xuất bản thành 5 tập khổ lớn, màu đỏ). Ngoài ra, có rất nhiều tiêu đề (đặc biệt là tên người, tên tập thể, địa danh, sự kiện, nhan đề) quá thiên về Âu Mỹ,

không phản ánh nội dung vốn tư liệu của các thư viện nước ta, nên xa lạ với nhu cầu tin và người tìm tin Việt Nam. Có lẽ dựa vào Danh mục tiêu đề chủ đề Sears là thích hợp hơn cả. Danh mục chỉ có một tập này (hiện đang chuẩn bị xuất bản lần thứ 19) có thể coi là tập hợp con của LCSH, với hệ thống tham chiếu đơn giản hơn. Nó cung cấp một danh mục cơ bản bao gồm nhiều tiêu đề chắc chắn là cần thiết cho các thư viện nhỏ (dưới 1 triệu đầu sách, chủ yếu là thư viện công cộng và thư viện trường học) cùng với các mẫu và thí dụ hướng dẫn người biên mục tạo thêm các tiêu đề khi cần thiết. Chính nhờ tính mềm dẻo và khả năng mở rộng mà Danh mục Sears có thể đáp ứng nhu cầu của các loại thư viện khác nhau trong nhiều năm nay. Một ưu điểm của Sears nữa là: bên cạnh các tiêu đề còn kèm theo các chỉ số phân loại DDC 14 (Khung phân loại vừa mới được dịch ở nước ta) để tiện kiểm chứng lẫn nhau và chính xác hóa quá trình phân loại và định chủ đề. Nhược điểm của Sears là thiếu vắng những tiêu đề chủ đề chuyên sâu, đặc biệt là về khoa học và kỹ thuật. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của các thư viện nước ta (đặc biệt là các thư viện lớn), việc bổ sung các tiêu đề chi tiết, cần thiết cho Việt Nam chọn lọc từ LCSH, cộng thêm một loạt chủ đề đặc thù của Việt Nam (tự tạo lập theo phương pháp luận của Sears) là điều nhất thiết phải làm. Ngoài ra, cần chuyển đổi cách diễn đạt và sắp xếp thuật ngữ theo ngữ pháp và cú pháp tiếng Việt. Thí dụ: Tiêu đề Freedom of speech là cụm từ có giới từ với cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, nhưng khi chuyển sang tiếng Việt : Tự do ngôn luận, thì cấu trúc đó chỉ là cụm danh từ mà thôi; Tiêu đề Artificial satellites, Soviet trong nguyên bản tiếng Anh có trật tự từ là đảo, nhưng khi chuyển sang tiếng Việt: Vệ tinh nhân tạo Liên Xô, thì trật tự đó là xuôi: Vệ tinh nhân tạo Liên Xô. Hoặc nhiều thuật ngữ tiếng Anh cần có từ bổ nghĩa trong ngoặc đơn, nhưng tiếng Việt thì không cần, thí dụ, Seals (Animals) phân biệt với Seals (devices), khi chuyển sang tiếng Việt chỉ đơn giản là Hải cẩu. Ngoài ra, còn phải lập tham chiếu cho các từ (đồng nghĩa, liên quan, ) chỉ có trong tiếng Việt. Cách lựa chọn thuật ngữ làm tiêu đề trong số các thuật ngữ hay nhóm từ tương đương (đồng nghĩa) cần theo những qui tắc ưu tiên mà Cutter đã nêu ra (3), như sau : 1. Thuật ngữ phải quen thuộc nhất đối với đông đảo công chúng

2. Thuật ngữ phải được sử dụng nhiều nhất trong các mục lục khác 3. Thuật ngữ có ít nghĩa nhất 4. Thuật ngữ xuất hiện đầu tiên trong bảng chữ cái 5. Thuật ngữ làm cho chủ đề tiếp cận (xếp gần) với các chủ đề khác liên quan Một điều cần lưu ý nữa là có thể tận dụng MARC 21 (Authority data format) trong quá trình biên soạn bộ tiêu đề chủ đề để chính xác hóa, giảm bớt công sức, tăng tiến độ và đặc biệt trong việc hiệu đính, chỉnh lý hàng loạt các tiêu đề mỗi khi có cập nhật và sửa đổi. Ngoài ra, việc sử dụng khổ mẫu này của MARC 21 có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu tiêu đề chủ đề tra cứu trực tuyến, thường xuyên cập nhật, thay vì sử dụng ấn bản khi định chủ đề (định chỉ mục), như Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã làm) Bên cạnh những khó khăn và thách thức, việc biên soạn một bộ tiêu đề chủ đề dùng cho các thư viện Việt Nam cũng có một số thuận lợi: một bộ phận thư viện nước ta (đặc biệt là hệ thống thư viện đại học và trung tâm học liệu các tỉnh phía Nam đã có kinh nghiệm định chỉ mục tài liệu theo tiêu đề chủ đề), một vài thư viện đã từng sử dụng trực tiếp LCSH nguyên bản tiếng Anh và từ đó tích lũy được một khối lượng tiêu đề đã dịch sang tiếng Việt, phản ánh các chủ đề liên quan đến nội dung vốn tư liệu ở Việt Nam; kinh nghiệm chuẩn hóa từ vựng trong quá trình biên soạn các bộ từ khóa cũng giúp ích rất nhiều vì bản chất của Bộ tiêu đề chủ đề cũng là chuẩn hóa từ vựng trong bước đầu tiên; Tổ chức Atlantic Philanthropie đang có ý định tài trợ một phần cho dự án này, Bộ tiêu đề chủ đề Việt Nam nếu được biên soạn chắc chắn sẽ hỗ trợ đăc lực cho việc áp dụng AACR2 và MARC 21 (Khổ mẫu thư mục), hai công cụ đã được dịch và áp dụng ở Việt Nam. Đây là công việc đồ sộ mang tính chuẩn hoá, nên phải tính toán kỹ về nhân lực và tài chính cũng như việc thành lập Hội đồng tư vấn hoặc Ban chỉ đạo bao gồm đại diện của các loại hình thư viện trong cả nước để đảm bảo chất lượng và có sự đồng thuận về sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cataloging and classification: An introduction / Lois Mai Chan. 2 nd ed. New York [etc.]: McGraw-Hill, Inc., 1981. XXII, 519 p. 2. Introduction to cataloging and classification / Bohdan S. Wynar. 8 th ed. / A.G. Taylor. Englewood, (CO) : Libraries unltd, inc, 1992. XVII, 633 p. 3. Cataloguing / E.J. Hunter, K.G.B. Bakewell. 3 rd ed. / rev. and exp. by E.J. Hunter. Lond.: LA Publ., 1991. XXVII, 307 p. 4. Library of Congress Subject Headings: Principles and application / Lois Mai Chan. 3 rd ed. Englewood, (CO) : Libraries unltd, inc, 1995. XIV, 541 p. 5. Library of Congress Subject Headings. - LCSH comprise a thesaurus (in the information technology sense) of subject headings, (Source: WWW) 6. Sears List of Subject Headings (Source: WWW) 7. MARC 21: Format for bibliographic data, including guidelines for content designation. 1999 ed. Wash.: LC; Ottawa: NLC, 1999. Trường 1XX và 6XX. 8. MARC 21: Concise Authority Data. http://lcweb.loc.gov/marc...html