Báo cáo kinh tế vĩ mô 04 tháng 04, 2019 Nguyễn Phi Long Chuyên viên phân tích Kinh tế Việt Nam Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phậ

Tài liệu tương tự
Số tháng 02 năm 2016 Ts. Nguyễn Văn Hiển Chuyên gia kinh tế T: E: Hoàng Công Tuấn Chuyên viên phân tích T:

Số tháng 12 năm 2016 Ths. Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô T: E: Trương Hoa Minh Institutional Client

Báo cáo thị trường trái phiếu tiền tệ 18 tháng 02, 2019 Nguyễn Phi Long Chuyên viên phân tích Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận

Microsoft Word - thi trưỚng nợ VN _anh Tuấn s�a__1_

Microsoft Word - thi trưỚng nợ tieng viet _anh tuan sua_

Trần Trà My Chuyên viên phân tích T: Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế T: T

Hoàng Công Tuấn Chuyên viên phân tích T: Trần Bửu Quốc Dịch vụ khách hàng tổ chức (ICS) L

Microsoft Word - thi trưỚng nợ tieng viet

BÁO CÁO KINH TẾ VÀ TTCK QUÝ II 2015

VIETNAM MACRO OUTLOOK 2019

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH NGÀY Ngày: 03/03/2017 CHỈ SỐ Mới nhất Thay đổi % Tăng/giảm KLGD (tr) P/E P/B VN-index /

Microsoft Word - Báo Cáo FI June.docx

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBGSTCQG Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2018 B

PowerPoint Presentation

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

PowerPoint Presentation

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx

Báo cáo việt nam

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11

VietnamOutlook_0611_VN

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBGSTCQG Hà Nội, ngày tháng năm 2017 BÁO CÁO

Microsoft Word - MBS Market Strategy Daily

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201

FX Insights

Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn Ngành Xi măng Báo cáo cập nhật Tháng 6, 2019 Khuyến nghị OUTPERFORM Giá kỳ vọng (VNĐ) Giá thị trường (17/6/2019)

Báo cáo thị trường trái phiếu tiền tệ 03 tháng 07, 2019 Nguyễn Phi Long Chuyên viên phân tích Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận

Slide 1

Microsoft Word - Ban tin lai suat ty gia thang

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

FX Insights

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

hoav Thứ Hai, ngày 11/03/2019 Tin nổi bật Nhiều chuyên gia cho rằng, tiềm năng ở các vùng ngoại thành vẫn còn rất lớn. Trong khi các ngân hàng phải ch

Microsoft Word - MBS Market Strategy Daily

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

HLG - Báo cáo cổ đông HOANG LONG GROUP AD: 68 Nguyen Trung Truc, District Ben Luc, Province Long An : 68 Nguyễn Trung Trực, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long A

World Bank Document

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

BÁO CÁO

KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng VP5 (18T1-18T2), Lê Văn BÁO CÁO TIỀN TỆ dầu Petrolimex Lương, Tháng / Số 30 Tóm tắt nội dung Vụ Tín dụng cá

EQUITY RESEARCH MUA CTCP ICD Tân Cảng Long Bình (HSX: ILB) Báo cáo lần đầu (10/05/2019) Giá mục tiêu VND Tăng/giảm (%) 25% Thị giá lên sàn 22.0

w w w. c a f e l a n d. v n BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THÁNG 7 NĂM 2013 Thực hiện: Bộ phận phân tích CafeLand Địa chỉ: Lầu 2, Nhà Việt Plaza, 402

Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường KHOA HỒNG ANH

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG Nguyễn Đức Thuận Nam Định

Báo cáo Ngành dệt may Ngày 13/06/2019 Tiêu điểm: + Tình hình ngành dệt may Việt Nam 5 tháng đầu năm CPTPP và ngành dệt may - may mặc Việt Nam (

hoav Thứ Năm, ngày 21/02/2019 Tin nổi bật Nếu căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ, Trung Quốc

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/06/2018 Tiêu điểm: + Toàn cảnh thị trường thép châu Âu + Nhu cầu quặng sắt hàm lượng cao đang gia tăng tại Trung Quốc

Microsoft Word - MBS Market Strategy Daily

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

PowerPoint Presentation

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 ĐẦU TƯ HIỆN TẠI HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

hoav Thứ Tư, ngày 10/01/2018 Tin nổi bật Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng, tổ chức ngày 9/01, Thống đốc nhấn mạnh, lãi suất

Phân tích Cổ phiếu BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY Ngày 13/03/2017 Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) Khuyến nghị: MUA THÔNG TIN CỔ PHIẾU Giá

hoav Thứ Tư, ngày 06/03/2019 Tin nổi bật Theo Quyết định phê duyệt Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định

TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV Báo cáo thường niên 2015 MỘT THẬP KỶ VỮNG BƯỚC VƯƠN XA (28/12/ /12/2015) Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nư

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

BÁO CẬP NHẬT- CTCP NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (NTP) Báo cáo cập nhật 16/10/2017 Khuyến nghị Nắm giữ Giá mục tiêu (VND) Tiềm năng tăng giá 8,64%

Microsoft Word - MBS Market Strategy Daily

Microsoft Word - MBS Market Strategy Daily

hoav Thứ Ba, ngày 05/03/2019 Tin nổi bật Ngày 27/02/2019, Thống đốc đã ký ban hành Quyết định số 333 QĐ-NHNN về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Ch

KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NĂM 2019 BÁO CÁO QUÝ I/2019

Jun-09 Dec-09 Jun-10 Dec-10 Jun-11 Dec-11 Jun-12 Dec-12 Jun-13 Dec-13 Jun-14 Dec-14 Jun-15 Dec-15 Jun-16 Dec-16 Jun-17 Dec-17 Jun-18 Dec-18 Jun-19 VIE

Microsoft Word - BCB OC_CW_FPT x1

PowerPoint Presentation

Báo cáo hoạt động Quỹ Hưu trí tự nguyện 2018 | Sun Life Việt Nam

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2019 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Địa chỉ TSC: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội Mã DN: , cấp đổi lần

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Microsoft Word - QNS Report_

KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng VP5 (18T1-18T2), Lê Văn BÁO CÁO TIỀN TỆ dầu Petrolimex Lương, Tháng / Số 06 Tóm tắt nội dung Ngân hàng Nhà

hoav Thứ Sáu, ngày 26/04/2019 Tin nổi bật Để thực hiện tăng vốn cho ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu,

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 2018 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 1

Phân tích Cổ phiếu BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY Ngày 15/03/2017 TCTCP KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PVD - HOSE) Khuyến nghị: MUA THÔNG TIN CỔ PHIẾU Giá

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

MÃ CHỨNG KHOÁN : TCR CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ TAICERA TAICERA ENTERPRISE COMPANY 大同奈陶瓷工業股份公司 TÀI LIỆU ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2014 A

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

hoav Thứ Tư, ngày 17/04/2019 Tin nổi bật Tại Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp sáng ngày 16/04, đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành ph

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

Tín phieáu kho baïc laø loaïi giaáy nôï do chính phuû phaùt haønh coù kyø haïn döôùi moät naêm ñeå buø ñaép thieáu huï taïm th

Tin nổi bật Việc một số ngân hàng nước ngoài chuyển nhượng mảng bán lẻ cho ngân hàng trong nước là do muốn tập trung vào bán buôn. Tuy nhiên, thực tế

CTCP Thực phẩm Sao Ta

ctcp đầu tư và phát triển đô thị khu công nghiệp sông đà cổ phiếu: SJS Sàn: H

Microsoft Word Ban tin lai suat ty gia thang

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 30/07/2018 Tiêu điểm: + Giá thép giao dịch trên thị trường thế giới dự kiến giảm trong nửa cuối năm Ngành thép tr

hoav Thứ Sáu, ngày 22/02/2019 Tin nổi bật Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cần xây dựng ngay các quy định để điều chỉnh riêng lẻ ở từng lĩnh vực có

2

MẢNH GHÉP THÀNH CÔNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Báo cáo Thị trường Thép Tuần: 26/02-05/03 Tiêu điểm: + Tồn kho quặng sắt của Trung Quốc đạt mức kỷ lục. + Xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2017 tăng 34

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT PHÁT

Báo cáo ngành Ngân hàng

Bản ghi:

Báo cáo kinh tế vĩ mô 04 tháng 04, 2019 Nguyễn Phi Long Chuyên viên phân tích Long.nguyenphi@mbs.com.vn Kinh tế Việt Nam Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế Tuan.hoangcong@mbs.com.vn GDP Q1/2019 tăng trưởng 6,79% so với cùng kỳ 2018, ngành sản xuất tăng 12,35% là động lực tăng trưởng chính. Sự suy giảm của hoạt động thương mại toàn cầu tác động tiêu cực đến các nền kinh tế định hướng xuất khẩu tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP 03 tháng đầu năm tăng 9,2% so với 2018. Đầu tư là điểm sáng với FDI đăng ký Q1/2019 đạt kỷ lục 10,8 tỷ USD. Doanh thu bán lẻ tiếp tục xu hướng tăng trưởng bền vững, tăng 12% trong Q1, đạt 51 tỷ USD. Chính phủ duy trì chính sách tài khóa thận trọng, với mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách về 3,6% GDP trong năm 2019. Áp lực lạm phát chưa cao trong Q1/2019 nhưng sẽ tăng lên trong các quý còn lại, CPI Q1/2019 tăng 2,63% so với cùng kỳ. Tỷ giá VND ổn định nhất trong khu vực từ đầu năm đến nay, duy trì quanh mức 23.200 VND/USD.

Kinh tế Việt Nam GDP GDP Q1/2019 tăng trưởng 6,79% so với cùng kỳ Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của khu vực trong lĩnh vực sản xuất, với mức tăng trưởng 12,35% trong quý 1, dù triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu kém lạc quan. Là quốc gia hưởng lợi từ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng sản xuất tại Trung Quốc sang các nước ASEAN do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu kết thúc, với lợi thế về chi phí nhân công thấp, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến thay thế Trung Quốc của các nhà sản xuất đa quốc gia và các nhà sản xuất xuất khẩu. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, lĩnh vực sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ trong xu hướng công nghiệp hóa nền kinh tế, đô thị hóa xã hội, với sự hỗ trợ của chính phủ bằng việc đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng để phục vụ ngành sản xuất. Việt Nam sẽ tiếp tục đón nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu sẽ hỗ trợ mức tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2019 2021 đạt 6,5%/năm. Quy mô của ngành dịch vụ Việt Nam đang tiếp tục thu hẹp khoảng cách so với quy mô ngành dịch vụ của các nước phát triển. World Bank định nghĩa nền kinh tế thu nhập trung bình và thu nhập cao là các nền kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lần lượt 55% và 69% GDP. Có mối tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người và quy mô của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế - ngành dịch vụ càng chiếm tỷ trọng lớn, GDP/đầu người càng cao. Tại Việt Nam, ngành dịch vụ hiện tại chiếm tỷ trọng 44% GDP, tăng trưởng 6,5% trong Q1/2019, tiếp tục tăng trưởng bền vững sau khi đạt mức tăng trung bình 6,75% giai đoạn 2014-2018. Đóng góp chính cho mức tăng này, ngành bán buôn bán lẻ tăng trưởng 7,82% so với cùng kỳ, do cơ cấu dân số trẻ tiếp tục có mức tăng trưởng thu nhập cao. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chứng kiến mức tăng trưởng suy giảm mạnh so với cùng kỳ, chỉ tăng 1,84% trong Q1/2019. Nguyên nhân của mức suy giảm này xuất phát từ giá một số nông sản xuất khẩu giảm mạnh trên thị trường thế giới như giá cafe và hạt điều, đặc biệt giá cafe xuất khẩu đã giảm 10,1% so với cùng kỳ 2018, thấp nhất 5 năm qua. Hoạt động thương mại Sự suy giảm của hoạt động thương mại toàn cầu tác động tiêu cực đến các nền kinh tế định hướng xuất khẩu tại châu Á, Việt Nam không là ngoại lệ Tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và sự suy giảm toàn cầu của lĩnh vực điện tử dân dụng làm tăng khả năng suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế sản xuất định hướng xuất khẩu. Các nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên 50% GDP như Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia sẽ chịu tác động trực tiếp khi nền kinh tế phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng ở nước ngoài. Trong đó, Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực châu Á đang suy giảm tăng trưởng theo dự báo của các nhà kinh tế khảo sát trên Bloomberg, xuống mức 6,2% trong năm 2019, giảm từ mức tăng trưởng 6,7% năm 2018. Đà giảm tốc của Trung Quốc do NHTW nước này tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, với mục tiêu làm giảm tỷ lệ đòn bẩy đang ở ngưỡng rất cao, lên tới 160% GDP của doanh nghiệp Trung Quốc. Các gói cắt giảm thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp phần nào giảm bớt tác động của chính sách tiền tệ thận trọng của chính phủ Bắc Kinh, nhưng các chính sách tài khóa mở rộng chưa phản ánh ngay lên nền kinh tế trong Q1/2019.

Hình 1. Tăng trưởng suy giảm toàn cầu 8.0% 2018 7.0% 6.0% 2019 5.0% 4.0% 3.0% 2.0% 1.0% 0.0% Nguồn: Bloomberg, MBS tổng hợp. Hình 2. Giá trị xuất nhập khẩu so với GDP -150% -100% -50% 0% 50% 100% 150% Việt Nam Luxembourg Hungary Thái Lan Ireland Đức Nauy Nga Nam Phi Trung Quốc Brazil Mỹ Xuất Khẩu Nhập Khẩu Nguồn: Bloomberg, MBS. Việt Nam không nằm ngoài rủi ro chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc, khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018 đạt 100% GDP, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 17,5% GDP (41,7 tỷ USD). Trung Quốc là một trong ba đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, bên cạnh Mỹ và EU. Xuất khẩu vào Trung Quốc giai đoạn 2016-2018 liên tục tăng trưởng hàng năm bình quân 36%, đặc biệt xuất khẩu điện thoại và linh kiện vào Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc 793,6% trong năm 2017 khi ngành công nghiệp này đã gia nhập chuỗi cung ứng sản xuất điện thoại của Trung Quốc. Theo đó, xuất khẩu điện thoại sang Trung Quốc tăng tỷ trọng từ mức chỉ chiếm 3,6% giá trị xuất khẩu năm 2016 lên 22,6% trong năm 2018. Tuy nhiên, trong tháng 01/2019, do sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc và chu kỳ suy yếu của ngành điện tử dân dụng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam vào Trung Quốc đã giảm 75,6% so với cùng kỳ 2018, chỉ đạt 218 triệu USD. Xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, sẽ chịu tác động đáng kể từ sự bão hòa của thị trường điện thoại toàn cầu.

Hình 3. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (tỷ USD) 60.0 50.0 40.0 30.0 20.0 Điện thoại và linh kiện Máy tính và linh kiện Hàng dệt may Giày dép Máy móc, thiết bị Thủy sản 10.0-2014 2016 2018 Nguồn: TCTK, MBS tổng hợp. Xuất khẩu điện thoại và linh kiện Q1/2019 giảm 4,3% so với cùng kỳ, đạt 12,1 tỷ USD do tháng 01 giảm mạnh 16,4% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hàng dệt may và giày dép tiếp tục tăng trưởng lần lượt 13,3% và 15,3% so với cùng kỳ, đạt 7,3 và 4 tỷ USD, nhờ hưởng lợi từ giảm thuế theo hiệp định CPTPP. Máy móc và thiết bị tiếp tục tăng giá trị xuất khẩu 5,2% so với cùng kỳ, đạt 3,9 tỷ USD. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 8,2 tỷ USD 2 tháng đầu năm, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu, tăng trưởng 35,7%, đứng thứ hai là EU với tổng giá trị xuất khẩu đạt 6,2 tỷ USD, tiếp đó là Trung Quốc với 4,72 tỷ USD, giảm 16,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ trong quý 1 là 62,61 tỷ USD, tăng trưởng 4,76% so với cùng kỳ 2018. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu tăng 8,7%, đạt 62,58 tỷ đô, như vậy, trong Q1/2019, Việt Nam đã xuất siêu 30 triệu đô hàng hóa dịch vụ. Hình 4. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu Hình 5. Các thị trường xuất khẩu chính Điện thoại và linh kiện Máy tính và linh kiện Mỹ 31.0% 2.9% 3.8% 6.7% 3.9% 20.7% 11.8% 12.5% 6.8% Hàng dệt may Giày dép Máy móc, thiết bị Gỗ và sản phẩm gỗ Phương tiện vận tải Thủy sản Khác 31% 8% 8% 13% 23% 17% EU Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Khác Nguồn: TCTK. Nguồn: Customs.

Sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP 03 tháng đầu năm tăng 9,2% so với 2018 Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 03/2019 tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ, kéo tăng trưởng quý 01/2019 9,2% so với năm 2018. Ngành sản xuất, chế biến chế tạo trong tháng 03 tăng trưởng 10,3%, như vậy tăng trưởng 11,1% trong Q1/2019, chiếm tỷ trọng 8,5% của mức tăng chung. Sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, máy vi tính giảm 3,3% so với cùng kỳ do sự suy yếu của nhu cầu quốc tế, khiến Q1/2019 chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ 2018, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 28,2% Q1/2018. Sản xuất xe có động cơ, sản xuất máy móc, thiết bị tăng trưởng lần lượt 20,8% và 16,2% trong quý 1, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do nhà máy sản xuất ôtô, xe máy điện, xe buýt điện Vinfast ở Đình Vũ đi vào hoạt động với công suất sản xuất 250.000 xe ôtô/năm và 1 triệu xe máy điện/năm. Thị trường ôtô theo dự báo của ngân hàng Montreal BMO sẽ tăng trưởng 11,1%/năm giai đoạn 2017-2021. Bộ Công Thương kỳ vọng doanh số bán ôtô mới sẽ tăng gấp đôi lên 600.000 xe/năm trong năm 2025. Hình 6. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 03 30.0% 25.0% IIP YoY IIP Sx YoY 20.0% 15.0% 10.0% 5.0% 0.0% Nguồn: TCTK. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) hồi phục trong tháng 03 sau khi ở mức thấp 35 tháng Theo số liệu của Nikkei IHS Markit, sau khi giảm ba tháng liên tiếp và ở mức thấp nhất kể từ tháng 03/2016, chỉ số PMI chỉ số đo lường năng lực sản xuất của Việt Nam đã tăng lên mức 51,9 điểm, nằm trên ngưỡng cân bằng 50 điểm, tăng từ mức 51,2 điểm trong tháng 02. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới phục tốc độ tăng trưởng, cao nhất kể từ tháng 11/2018, tuy nhiên số lượng việc làm vẫn tiếp tục giảm tháng thứ hai. Tồn kho hàng mua giảm trong tháng 03, trong khi tồn kho thành phẩm đã giảm, do số lượng đơn hàng phục hồi làm giảm lượng hàng tồn kho chưa bán. Chi phí đầu vào tăng tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng cuối quý 01, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn so với mức tăng trung bình trong lịch sử, vì vậy chưa tạo nên áp lực tăng giá bán cho nhà sản xuất.

Chỉ số PMI của Việt Nam đã ở trên mức trung bình 50 điểm kể từ tháng 11/2015, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã mở rộng tháng thứ 40 liên tiếp, dù có xu hướng giảm trong những tháng gần đây do nhu cầu suy yếu của thị trường quốc tế. Xu hướng suy yếu của lĩnh vực sản xuất dịch vụ cũng diễn ra tại các quốc gia trong khu vực, nhiều quốc gia chỉ số PMI đã liên tục giảm dưới mức 50 kể từ tháng 10/2018 như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan (liên tục giảm từ đầu năm 2018) duy nhất chỉ có Ấn Độ lĩnh vực sản xuất dịch vụ tiếp tục mở rộng và chỉ số PMI vẫn duy trì ở mức cao trên 50 điểm. Chỉ số PMI là chỉ báo sức khỏe của ngành sản xuất, dịch vụ, đặc biệt quan trọng với các quốc gia sản xuất xuất khẩu như Việt Nam, vì vậy cần tiếp tục theo dõi trong thời gian tới. Hình 7. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI của Việt Nam 58 56 54 52 51.90 50 48 46 44 42 40 Mar-12 Mar-13 Mar-14 Mar-15 Mar-16 Mar-17 Mar-18 Mar-19 Nguồn: Nikkei IHS Markit. Hình 8. Chỉ số PMI của một số quốc gia trong khu vực 58 56 54 52 50 48 46 Thái Lan Singapore Đài Loan Hồng Kông Malaysia Indonesia Ấn Độ Trung Quốc 44 Feb-18 May-18 Aug-18 Nov-18 Feb-19 Nguồn: Bloomberg.

Đầu tư Đầu tư là điểm sáng với FDI đăng ký Q1/2019 đạt kỷ lục 10,8 tỷ USD Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục định hướng tự do hóa nền kinh tế thông qua việc thực hiện các thỏa thuận thương mại dẫn dắt bởi Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN, ký kết các hiệp định tự do thương mại với Hàn Quốc, EU trong giai đoạn 2019-2023, hiệp định CPTPP với 11 nước thành viên có hiệu lực từ 30/12/2018. Việc tiến hành IPO và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh với việc thông qua Nghị định 126 (nới lỏng các quy định về nhà đầu tư chiến lược mua trên 10% DNNN). Tháng 10/2018, chính phủ cho biết đang có kế hoạch gỡ bỏ giới hạn sở hữu 49% của nhà đầu tư nước ngoài, cam kết đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn 2016-2020, giảm từ 583 DNNN trong năm 2016 xuống còn 103 DN năm 2020. Chính phủ cũng đang thảo luận nghiên cứu nâng room sở hữu của NĐTNN trong lĩnh vực ngân hàng từ mức 30%. Tất cả các yếu tố tích cực từ quá trình thực hiện tự do hóa nền kinh tế của chính phủ đang tiếp tục là yếu tố thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời, là một trong những nước hưởng lợi chính từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang tiếp diễn, với lợi thế là một nhà sản xuất chi phí nhân công thấp và các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của chính phủ, Việt Nam tiếp tục nhận được dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mạnh mẽ trong những năm gần đây. 03 tháng đầu năm 2019, tổng số vốn FDI đăng ký tăng trưởng 86,2% so với cùng kỳ, đạt 10,8 tỷ USD, trong khi tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 3,82 tỷ USD với 785 dự án mới, tăng 80,1% so với cùng kỳ 2018. Vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế biến chế tạo với gần 80% dòng vốn chảy vào lĩnh vực này, đạt 8,4 tỷ USD. Trong đó tiêu biểu có dự án góp vốn, mua cổ phần của công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty sở hữu 52% Sabeco) trị giá 3,85 tỷ USD do nhà đầu tư Hồng Kông Beerco Limited với mục tiêu sản xuất bia tại Hà Nội; dự án do Goertek co., Ltd đầu tư tại Bắc Ninh để sản xuất các thiết bị điện tử, thiết bị mạng, sản phẩm âm thanh với vốn đầu tư 260 triệu USD; Dự án Vinhtex với số vốn đăng ký 200 triệu USD do nhà đầu tư Singapore Royal Pagoda Private Limited đầu tư nhà máy sản xuất và nhuộm vải tại VSIP Nghệ An, dự án nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (170 triệu USD), nhà máy sản xuất lốp của Guizhou Advance Tyre (Trung Quốc) trị giá 214 triệu USD tại Tiền Giang. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng số vốn đầu tư 778 triệu USD, chiếm 7,2% dòng vốn FDI đăng ký trong quý 1. Dự án cao ốc phức hợp cung cấp nhà ở, văn phòng tại HCM của công ty Golden Hill (quần đảo Virgin thuộc Anh) với tổng số vốn đầu tư đăng ký 147,5 triệu USD là một trong những dự án tiêu biểu của dòng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản. Về cơ cấu nhà đầu tư, trong 3 tháng đầu năm, nhà đầu tư Hồng Kông dẫn đầu với 4,4 tỷ đô đầu tư vào Việt Nam, chiếm 40,7% tổng số vốn, đứng thứ hai là Singapore với 1,46 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc với 1,3 tỷ USD, chiếm 12% tổng vốn FDI đăng ký quý 1.

Hình 9. Lĩnh vực thu hút dòng vốn FDI Hình 10. Cơ cấu nhà đầu tư theo quốc gia 3.5% 11.5% 7.2% 77.8% Chế biến, chế tạo Bất động sản Khoa học công nghệ Khác 18.0% 6.5% 9.3% 12.0% 13.5% 40.7% Hồng Kông Singapore Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản Khác Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài. Tiêu dùng Doanh thu bán lẻ tiếp tục xu hướng tăng trưởng bền vững Tăng trưởng tiêu dùng sẽ tiếp tục đà tăng ổn định với sự hỗ trợ của tăng trưởng lương đều đặn qua các năm (theo dự báo của Korn Ferry tăng 8,8% năm 2019), số lượng công việc bùng nổ trong ngành du lịch và các chính sách toàn diện của chính phủ nhằm kích thích đầu tư trong lĩnh vực tư nhân. Doanh thu bán lẻ trong quý 1 đạt 1.185 nghìn tỷ đồng (51 tỷ USD) tăng trưởng 12% so với cùng kỳ. Đóng góp chính cho mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ là nhờ mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa 13,4% so với cùng kỳ, đạt 910 nghìn tỷ đồng (39,2 tỷ USD). Dịch vụ du lịch, khách sạn tiếp tục tăng trưởng 8,9%, đạt 151 nghìn tỷ đồng (6,5 tỷ đô), tuy đà tăng trưởng có dấu hiệu suy giảm sau thời kỳ bùng nổ các năm trước. Với tác động của các yếu tố tích cực trên, đà tăng trưởng tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ổn định ở mức 6,6% (loại bỏ yếu tố tăng về giá) giai đoạn 2019-2023, dù không đạt tới mức tăng trưởng trung bình 7,8% trong giai đoạn 2014-2018. Trước áp lực tăng giá trong giai đoạn tới, chúng tôi kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ dần được thắt chắt và chính sách tài khóa sẽ thận trọng hơn khiến nhu cầu tiêu dùng sẽ khó đạt tốc độ tăng trưởng như những năm trước. Hình 11. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ. 14 12 10 8 6 4 2 0 450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 - Doanh thu bán lẻ (tỷ đồng) Tăng trưởng YoY (%) Nguồn: TCTK.

Chi tiêu của chính phủ Chính sách tài khóa thận trọng Với mức nợ công ở mức 61,4% GDP, sát mức trần 65% do Quốc hội đề ra, chúng tôi kỳ vọng chính phủ sẽ tiếp tục có những chính sách tài khóa thận trọng nhằm mục đích tăng thu và giảm chi NSNN. Trong khi việc cổ phần hóa DNNN sẽ giúp bộ máy chính phủ tinh gọn hơn, giảm chi phí lương cho ngân sách, trên yếu tố tăng trưởng bền vững của tiêu dùng trong nước, và tăng trưởng GDP tích cực, chính phủ sẽ dần điều chỉnh các chính sách tài khóa để tăng thu NSNN trong giai đoạn 2019-2023. Bộ tài chính đã đưa ra đề xuất tăng thuế như thuế VAT từ mức 10% lên 12-14%, tăng thuế bảo vệ môi trường (xăng dầu, than, túi nilông...), thuế tiêu thụ đặc biệt (bia, thuốc lá, nước ngọt...), thuế tài sản (nhà ở). Tuy nhiên, việc tăng thuế VAT sẽ chịu phản ứng dữ dội từ dư luận và chúng tôi cho rằng chính phủ khó có thể thực hiện ngay trong năm 2019. Tỷ lệ bội chi NSNN dự kiến năm 2019 là 3,6% GDP, tương đương với 222 nghìn tỷ đồng (9,5 tỷ USD), giảm 0,1% so với năm 2018, đã được Quốc hội thông qua. Tổng thu NSNN 3 tháng đầu năm (tính đến 15/03/2019) đạt 278,6 nghìn tỷ đồng, đóng góp chính xuất phát từ nguồn thu nội địa, đạt 222 nghìn tỷ, chiếm 80% cơ cấu doanh thu NSNN. Doanh thu từ thuế xuất-nhập khẩu tăng trưởng hai con số 24%, đạt 47 nghìn tỷ đồng. Tổng chi NSNN lũy kế 3 tháng đầu năm là 254,5 nghìn tỷ, như vậy thặng dư NSNN đạt 24,1 nghìn tỷ đồng. Hình 12. Cân đối NSNN (tính đến ngày 15/03/2019) Tỷ đồng Dự toán 2019 Tháng 3/2019 Lũy kế 3 tháng % Kế hoạch năm Tổng thu NSNN 1.411.300 32.100 278.600 19,7% Thu nội địa 1.173.500 16.900 221.700 18,9% Thu từ dầu thô 44.600 1.200 9.900 22,3% Thu từ XNK 189.200 14.100 47.000 24,8% Thu viện trợ 4.000 Tổng chi NSNN 1.633.300 100.900 254.500 15,6% Chi đầu tư phát triển 429.300 17.300 33.500 7,8% Chi thường xuyên 999.466 36.100 192.700 19,3% Chi trả nợ lãi 124.884 5.100 27.700 22,2% Chi trả nợ gốc 196.799 Cân đối NSNN -222.000 24.100 Tỷ lệ bội chi so với GDP 3,6% Tổng vay NSNN 425.252 Nguồn: Bộ Tài Chính, TCTK.

Chỉ báo vĩ mô Áp lực lạm phát chưa cao trong Q1/2019 nhưng sẽ tăng lên trong các quý còn lại Giá dầu thế giới tiếp tục được dự báo duy trì ở mức thấp trong năm 2019 sẽ góp phần giảm áp lực tăng giá hàng hoá, với giá dầu Brent dự báo ở mức 66 USD/thùng, giảm 7,1% so với trung bình năm 2018. Chỉ số giá xăng dầu giảm 8,22% trong Q1/2019, góp phần làm giảm CPI 0,34%. Hiệu ứng tích cực của giá dầu thế giới giảm lên chỉ số giá phần nào suy giảm do thuế bảo vệ môi trường áp lên giá xăng dầu có hiệu lực từ 01/01/2019. Dịch tả lợn châu Phi bùng phát khắp cả nước khiến giá thịt lợn sụt giảm mạnh trong quý 1, kéo chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm 1,97% trong tháng 03, khiến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm nhiều nhất 1,42% so với tháng trước. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng giá thịt lợn sẽ phục hồi trong thời gian tới do nguồn cung suy giảm, theo đó nhóm thực phẩm sẽ không còn là yếu tố chính hỗ trợ chỉ số giá. Giá điện bán lẻ tăng bình quân 8,36% từ ngày 20/03/2019 lên mức 1.864 đồng/kwh chưa bao gồm thuế VAT sẽ làm gia tăng áp lực lên chi phí nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp sản xuất trong thời gian tới, qua đó gián tiếp làm tăng giá thành hàng hoá tới tay người tiêu dùng, đặc biệt ở những nhóm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu nhu cầu ít thay đổi khi giá điều chỉnh tăng và nhóm hàng hoá, dịch vụ nhà sản xuất, nhà cung cấp có khả năng chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng. Trong Q1/2019, chỉ số giá nguyên liệu, vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng 2,6% so với cùng kỳ, kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong giai đoạn tới. Chúng tôi cho rằng giá điện sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn do nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế sản xuất công nghiệp có nhu cầu tiêu thụ điện lớn, tăng trưởng bình quân 10%/năm, giá điện sẽ tăng lên mức 9 US cent/kwh (2.090 đồng) trong giai đoạn 2020-2021. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 03/2019 giảm 0,21% so với tháng 2, mang tính mùa vụ do nhu cầu tiêu thụ có thường xu hướng suy giảm sau giai đoạn Tết Nguyên Đán. Nhìn chung, CPI Q1/2019 tăng 2,63% so với cùng kỳ 2018, kỳ vọng sẽ tăng dưới mức 4% do Quốc Hội đề ra trong năm nay. Giai đoạn 2019-2023, lạm phát sẽ cao hơn giai đoạn 5 năm trước đó, với mức tăng trung bình năm là 3,5%. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu (98% GDP), do đó lạm phát trong nước sẽ chịu tác động mạnh qua sự suy yếu của VND. Vì vậy, vai trò của chính phủ trong việc giữ ổn định tỷ giá để kiểm soát lạm phát sẽ càng trở nên quan trọng hơn trong những năm tới. Đồng thời, một phần áp lực lên lạm phát sẽ giảm bớt khi NHNN sẽ dần dần thắt chặt chính sách tiền tệ. Tỷ giá VND ổn định nhất trong khu vực từ đầu năm đến nay Đồng USD (chỉ số Dollar Index DXY) tăng 1,1% từ đầu năm đến nay khiến hầu hết các đồng tiền trong khu vực suy yếu, đồng nhân dân tệ giảm -1,84%, Baht Thái giảm -1,38%, Rupiah Indonesia giảm -1,48%, trong khi đó VND ít biến động nhất chỉ giảm nhẹ -0,03%. Đồng NDT giảm -6% so với đồng USD năm 2018, trong khi đó, VND chỉ giảm nhẹ -0,4% dù Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, đồng NDT giảm giá mạnh gây áp lực điều chỉnh rất lớn lên VND. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá cao khả năng giữ ổn định tỷ giá của chính phủ trong năm qua thông qua việc chủ động mua USD để nâng dự trữ ngoại hối. Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu tiếp tục tăng, cùng sự hỗ trợ của dòng vốn FDI tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào Việt Nam trong năm 2018 và Q1/2019, và kỳ vọng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất góp phần giảm áp lực lên đồng tiền các nước mới nổi và VND.

Hình 13. Tỷ giá USD/VND 24,000 23,600 Tỷ giá trung tâm USD Tự Do Liên Ngân Hàng Tỷ giá trần NHNN Tỷ giá sàn NHNN 23,200 22,800 22,400 22,000 21,600 21,200 20,800 Nguồn: Bloomberg. Hình 14. Biến động tỷ giá một số đồng tiền các quốc gia so với USD 1.0% 0.5% 0.0% -0.5% -1.0% -1.5% -2.0% -2.5% -3.0% -3.5% -4.0% 0.34% -0.03% -1.84% Nhân Dân Tệ Indonesia Rupiah Phillippines Peso VND Thái Baht Singapore Dollar Nguồn: Bloomberg.

Trung Quốc Nhật Bản Ấn Độ Hàn Quốc Australia Indonesia Đài Loan Singapore Hồng Kông Thái Lan Philippines Malaysia Việt Nam New Zealand Sri Lanka 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 13,417 4,800 Nguồn: Bloomberg, MBS. GDP (tỷ USD) Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ Philippines Indonesia Malaysia Thái Lan Singapore Hàn Quốc Australia New Zealand Sri Lanka Đài Loan Hồng Kông Nhật Bản Tăng trưởng GDP 2018 (%) 0 2 4 6 8 Nguồn: Bloomberg, MBS. 8.0 7.0 6.0 5.0 4.0 3.0 2.0 1.0 Tăng trưởng GDP (%) Vietnam Asia ex-jp World 4.5 4.0 3.5 3.0 2.5 2.0 1.5 1.0 0.5 CPI (% YoY) Vietnam Asia ex JP World 0.0 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Bloomberg, MBS. 0.0 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Bloomberg, MBS. 25,000 Giá trị XNK (triệu USD) 140 Giá dầu Brent (USD) 20,000 120 15,000 Xuất khẩu 100 10,000 Nhập Khẩu 80 68.4 5,000 0-5,000 Nguồn: Bloomberg. Cán cân 60 40 20 0 Mar-14 Mar-15 Mar-16 Mar-17 Mar-18 Mar-19 Nguồn: Bloomberg.

Hình 15. Các chỉ số kinh tế Việt Nam GDP 2014 2015 2016 2017 2018 2019F 2020F GDP Danh Nghĩa (tỷ USD) 185,8 191,3 201,3 220,4 241,4 266,2 292,2 Tăng trưởng GDP thực (%) 6,0 6,7 6,2 6,8 7,1 6,7 6,5 Chi tiêu trên GDP (% thay đổi) Tiêu dùng lĩnh vực tư nhân 6,1 9,3 7,3 7,4 5,9 5,5 5,4 Tiêu thụ của chính phủ 7 7 7,5 7,3 6,6 6,5 6,5 Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ 11,6 12,6 13,9 8,8 8,2 7,1 6,4 Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ 12,8 18,1 15,3 10,9 6,9 6,9 6,7 Dân số và thu nhập Dân số (triệu người) 92,5 93,6 94,6 95,5 96,5 97,4 98,4 GDP/đầu người (USD theo PPP) 5.675 6.053 6.430 6.928 7.482 8.060 8.665 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,1 2,33 2,33 2,2 2 2 2 Chỉ số tài khóa (%GDP) Nợ chính phủ 46,4 49,2 52,6 51,8 52,1 52,2 52,2 Nợ công 58 61 63,6 61,3 61,4 61,3 60,8 Nợ nước ngoài 38,3 42 44,8 48,9 49,7 49,9 49,9 Giá và các chỉ số tài chính Tỷ giá USD/VND 21.373 22.485 22.740 22.690 23.180 23.141 23.421 Tỷ giá EUR/VND 25.948 24.479 23.970 27.212 26.541 28.232 28.457 Lạm phát (%) 4,1 0,6 2,7 3,5 3,5 3,5 3 Tăng trưởng tín dụng 14,2 17,1 18,7 18,2 13,9 14,6 14,2 Tăng trưởng cung tiền M1 (%) 21,2 18 18,1 16,7 11,3 13,1 12,8 Tăng trưởng cung tiền M2 (%) 17,69 16,23 18,38 14,97 11,9 13,7 13,6 Lãi suất cho vay 12 tháng 8,8 8,5 8,5 8,5 8,5 8,5 8,5 Cán cân thanh toán (triệu USD) Cán cân thương mại 12.126 7.396 14.013 11.495 10.180 8.267 7.302 Hàng hóa: Xuất khẩu FOB 150.217 162.112 176.632 214.135 240.697 253.483 261.021 Hàng hóa: Nhập khẩu FOB 138.091 154.716 162.619 202.640 230.517 245.216 253.719 Cán cân dịch vụ -3.530-4.300-5.400-3.871-3.813-2.802-2.941 Cán cân vãng lai 9.359 906 8.235 6.124 4.447 2.998 1.403 Nợ nước ngoài (triệu USD) Dư nợ 72.423 77.806 85.642 104.080 114.708 120.299 121.024 Trả nợ gốc 5.313 4.927 5.732 11.238 7.798 9.004 10.173 Lãi suất 1.422 1.702 1.600 2.307 2.486 2.971 3.197 Dự trữ ngoại hối (triệu USD) Tổng dự trữ ngoại hối 34.575 28.616 36.906 49.497 54.491 59.938 60.310 Nguồn: IMF, IMF Financial Statistics, Bloomberg, MBS tổng hợp.

SẢN PHẨM Sản phẩm này cập nhật những diễn biến mới nhất của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo tập trung vào các vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng như lạm phát, tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại, tỷ giá và các chính sách vĩ mô. Báo cáo này cũng dự báo những biến số ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. MBS phát hành báo cáo này, nhưng những sai sót nếu có thuộc về tác giả. Chúng tôi cám ơn khách hàng đã đọc và gửi phản hồi về các sản phẩm của chúng tôi. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU Chúng tôi cung cấp các nghiên cứu kinh tế và cổ phiếu. Bộ phận nghiên cứu kinh tế đưa ra các báo cáo định kỳ về các vấn đề kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và thị trường trái phiếu. Bộ phận nghiên cứu cổ phiếu chịu trách nhiệm các báo cáo về công ty niêm yết, báo cáo công ty tiềm năng và báo cáo ngành. TT Nghiên Cứu cũng đưa ra các bình luận và nhận định về thị trường thông qua bản tin là The Investor Daily. CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (MBS) Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam. Sau nhiều năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam cung cấp các dịch vụ bao gồm: môi giới, nghiên cứu và tư vấn đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, và các nghiệp vụ thị trường vốn. Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng và các vùng chiến lược khác. Khách hàng của MBS bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Là thành viên Tập đoàn MB bao gồm các công ty thành viên như: Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital), Công ty CP Địa ốc MB (MB Land), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản MB (AMC) và Công ty CP Việt R.E.M.A.X (Viet R.E.M), MBS có nguồn lực lớn về con người, tài chính và công nghệ để có thể cung cấp cho Khách hàng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp mà rất ít các công ty chứng khoán khác có thể cung cấp. MBS tự hào được nhìn nhận là Công ty môi giới hàng đầu, đứng đầu về thị phần môi giới từ năm 2009; Công ty nghiên cứu có tiếng nói trên thị trường với đội ngũ chuyên gia phân tích có kinh nghiệm, cung cấp các sản phẩm nghiên cứu về kinh tế và thị trường chứng khoán; và Nhà cung cấp đáng tin cậy các dịch vụ về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư cho các công ty quy mô vừa. MBS HỘI SỞ Tòa nhà MB, số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội ĐT: + 84 4 3726 2600 - Fax: +84 3726 2601 Website: www.mbs.com.vn TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM Bản quyền thuộc về Công ty CP Chứng khoán MB (MBS). Những thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và MBS không chịu trách nhiệm về tính chính xác của chúng. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của (các) tác giả và không nhất thiết liên hệ với quan điểm chính thức của MBS. Không một thông tin cũng như ý kiến nào được viết ra nhằm mục đích quảng cáo hay khuyến nghị mua/bán bất kỳ chứng khoán nào. Báo cáo này không được phép sao chép, tái bản bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi chưa được phép của MBS.