GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN THEO MÔ HÌNH HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG Trương Minh Trí 3, Bùi Văn Hồng 1, Võ Thị Xuân 2, 1 K

Tài liệu tương tự
(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

Microsoft Word - 13-GD-NGUYEN DUC TOAN(90-96)

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

Microsoft Word - 03-GD-HO THI THU HO(18-24)

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

Chuyên đề

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH HẰNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC LUẬN VĂN TH

Phong cách học tập BÁO CÁO CỦA Sample Report Phong cách học tập Bản đánh giá Phong cách học tập Của: Sample Report Ngày: 09/07/2019 Copyright

ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC GIÁO DỤC Tập 15, Số 4 (2018): HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF E

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 54 năm 2014 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG * TÓM TẮT Bài viết trình bày phương pháp sử

1

Truyện ngắn Bảo Ninh

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ Kính thưa quí vị đại biểu; Kính thưa Thầy TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó hi

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN DẠY KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TIẾP CẬN DƯỚI GÓC ĐỘ HỌC THUYẾT HÀNH VI Nguyễn Hữu Long 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) THÔNG TIN Chương trình thực tập thực tế hiệu quả dành cho sinh viên ngành kế

Tom tat luan van - Nhung cuoi.doc

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min

Đề cương ôn tập và hướng dẫn thi học phần “Lí luận dạy học đại học”

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

GIẢNG DẠY MÔN GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA DỰ ÁN: TRƯƠ NG HỢP GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA VIÊ T - TRUNG Nguyễn Đại Cồ Việt * Khoa Ng

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

Successful Christian Living

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 GIỄU NHẠI BẰNG HÌNH THỨC NÓI MỈA TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ C

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

Tuyên Ngôn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS BÀN CỜ QUẬN 3 Trường THCS Bàn Cờ tọa lạc tại số 16 đường số 3 Cư xá Đô Thành Phường 4 Quận 3. Trường đượ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

Nghị luận về sách

Legal Club Faculty of Law National Economics University Hanoi Vietnam or

Microsoft Word - TT_ doc

DỰ ÁN THÚC ĐẨY THÀNH LẬP TRUNG TÂM SỐNG ĐỘC LẬP DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM (01/02/ /01/20

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Layout 1

Phần mở đầu

Layout 1

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Luan an ghi dia.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

ÑOÅI MÔÙI ÑAÙNH GIAÙ KEÁT QUAÛ HOÏC TAÄP VAØ REØN LUYEÄN CUÛA HOÏC SINH (TÀI LIỆU DÀNH CHO CHA MẸ HỌC SINH)

NguyenThiThao3B

Microsoft Word - lv moi truong _36_.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔ

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

PHẦN I

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Kiểm tra trong quản trị Kiểm tra trong quản trị Bởi: unknown Kết thúc chương này người học có thể: 1. Định nghĩa kiểm soát 2. Mô tả các phương pháp ki

Microsoft Word - truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.docx

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o H¶i D­¬ng

Journal of Science 2015, Vol. 5 (1), An Giang University KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hoàng Thế Nhật 1 1 ThS

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ NGỮ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA LUẬT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT (LƯU HÀNH NỘI BỘ) CẦN THƠ 2018

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc)

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 LIÊN KẾT KINH TẾ MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN ECONOMIC TIES IN CEN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KỶ YẾU HỘI NGHỊ ĐỔI MỚI PPGD VÀ TÌM BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NCKH NHA TRANG 14/06/2013

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

§¹i häc quèc gia hµ néi

I

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG T

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ JOOMLA XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG Ngu

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

Code: Kinh Văn số 1650

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê

Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm

Bản ghi:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN THEO MÔ HÌNH HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG Trương Minh Trí 3, Bùi Văn Hồng 1, Võ Thị Xuân 2, 1 Khoa Cơ khí Chế tạo máy, 2-3 Viện Sư phạm Kỹ thuật, Tóm tắt. Bài viết trình bày về học tập tự định hướng (HTTĐH), nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) cho sinh viên (SV). Mô hình (HTTĐH) là một phương pháp dạy học theo quan điểm hướng vào người học, tạo cho (SV) những phẩm chất tích cực, chủ động, độc lập, tự tin và có định hướng mục tiêu trong học tập và nghiên cứu khoa học. (HTTĐH) cũng phải đáp ứng mục tiêu và sứ mệnh của nhà trường. Qua đó, nâng cao năng lực (NCKH) cho (SV), phát huy tính chủ động, tích cực, nâng cao chất lượng đào tạo cho (SV) các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: học tập tự định hướng, năng lực nghiên cứu khoa học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia, một trong những thử thách lớn đối với các trường đại học là làm sao đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế. Cùng với các yếu tố của quá trình đào tạo tổng thể, hoạt động học tập nhằm lĩnh hội kiến thức cho sinh viên (SV) luôn được coi là yếu tố quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo của mỗi nhà trường. Việc tổ chức học tập với mô hình học tập tích cực, mô hình học tập tự định hướng (HTTĐH), là một môn hình phương pháp dạy học, trong đó người học tự xác định mục tiêu học tập để vạch ra kế hoạch học tập, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học vào môi trường giáo dục, đào tạo. Chúng ta xác định mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, lĩnh hội, áp dụng các phương pháp học tập tiên tiến nhất cho SV, hướng đến phát triển bền vững các phương pháp học tập nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho SV ở các trường đại học. HTTĐH là một quá trình cá nhân chủ động (có hoặc không có sự trợ giúp của người khác) phán đoán nhu cầu học tập, thiết lập mục tiêu học tập, xác định các nguồn tư liệu học tập hoặc người hỗ trợ, chọn chiến lược học tập thích hợp và đánh giá được kết quả học tập. Thực tế giảng dạy cũng cho thấy, nếu SV biết tự định hướng việc học, họ sẽ chủ động tham gia vào bài giảng và các hoạt động, có được những trải nghiệm, đồng thời nhận được kết quả học tập tốt hơn, cơ hội xin việc cao hơn so với các SV khác. [1]. Qua đó cho thấy, HTTĐH giúp sinh viên phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu để phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Vì vậy, mô hình HTTĐH và vận dụng vào việc phát triển phương pháp học tập và khả năng nghiên cứu khoa học có tính khoa học và thực tiễn cao. Với mục tiêu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực NCKH cho sinh viên theo mô hình HTTĐ, bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về mô hình HTTĐ, và giải pháp nâng cao năng lực NCKH theo mô hình HTTĐ. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm về HTTĐH Thuật ngữ Tự định hướng học tập hay Học tập tự định hướng (tiếng Anh: self-direct learning) được dùng để phân biệt với học tập theo sự định hướng của giảng viên (tiếng 1

Anh: teacher direct learning) là một hình thức dạy học hay một phương pháp dạy học trong đó người học tự xác định mục tiêu học tập để vạch ra kế hoạch học tập, nghiên cứu [2]. Phương pháp này được xem như bắt đầu hình thành từ nửa sau của thế kỹ XX. Tác giả Houle: Nghiên cứu động cơ học tập của những người trưởng thành (1961), Tác giả Allen Tough công bố: Những dự án học tập dành cho người lớn (1971), Tác giả Knowles xuất bản tác phẩm: Học tập tự định hướng (1975). Những công trình trên đã góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho (HTTĐH). Cho đến nay, sự phát triển của nhiều ý tưởng mới đã làm xuất hiện nhiều trường phái về (HTTĐH). Ví dụ: học tập tự vạch kế hoạch, học tập tự chủ, học tập mở, học tập từ xa 2.2. Mô hình của Susan A. Ambrose và các cộng sự Mô hình của Susan A. Ambrose và các cộng sự, Susan A. Ambrose là Giáo sư Giáo dục, Phó Hiệu trưởng Đại học Northeastern ở Boston, Massachusetts. Vào năm 2010, công bố tác phẩm Làm thế nào để học: 7 nguyên tắc nghiên cứu dựa trên dạy thông minh ; đề xuất quy trình HTTĐH gồm 5 bước như sau: Bước 1: Đánh giá nhiệm vụ được giao Bước 2: Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân Bước 3: Lập kế hoạch hành động Bước 4: Áp dụng các chiến lược và giám sát việc thực hiện Bước 5: Suy ngẫm, phản tỉnh và điều chỉnh khi cần thiết (Hình 1) [2] Các bước này có thể chồng chéo và tương tác lẫn nhau. Một yếu tố cốt lõi bên trong ảnh hưởng đến toàn bộ các bước này là niềm tin của SV về trí thông minh và việc học tập. Ví dụ trí thông minh là cố định hay có thể rèn giũa được, việc học là nhanh hay chậm. Hình 1: Mô hình học tập tự định hướng của Susan A. Ambrose và các cộng sự 2.3. Mô hình của Geral Grow Năm 1991, trong cuốn sách Teaching Learners to Be Self-Directed đã đưa ra lý thuyết HTTĐH gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn Phụ thuộc: GV đóng vai trò chuyên gia, cung cấp toàn bộ thông tin trong bài giảng, huấn luyện và phản hồi tức thời cho SV. - Giai đoạn Quan tâm: GV đóng vai trò là người thúc đẩy: Bài giảng truyền cảm hứng và thảo luận có hướng dẫn. - Giai đoạn Tham gia: GV đóng vai trò là người hướng dẫn. Bài giảng trở thành thảo luận có hướng dẫn của GV với vai trò tham gia bình đẳng. 2

- Giai đoạn Tự định hướng: GV là người ủy quyền, SV thực tập, luận văn, làm việc cá nhân (Hình 2) [3]. Hình 2: Mô hình (HTTĐH) của Geral Grow Grow cho rằng, SV khi vào trường đại học mới chỉ tham gia vào hai giai đoạn đầu (phụ thuộc và quan tâm) của chu trình chuyển dịch từ phương pháp sư phạm sang phương pháp giảng dạy người lớn. Nhận xét: - Ưu điểm của mô hình HTTĐH của Geral Grow là chỉ ra được các giai đoạn mà SV thường phải trải qua để trở thành người học biết tự định hướng, song lại ẩn chứa những bất cập. Bất cập thứ nhất có thể thấy ở mô hình này là Grow coi những SV mới hoàn toàn chưa có khả năng tự định hướng, chưa tham gia vào thảo luận và việc làm cụ thể, tức là không có trải nghiệm. Bất cập thứ 2 của mô hình Geral Grow là không tính đến kỹ năng siêu nhận thức của SV. Có thể nói, nếu theo mô hình này, SV đã bỏ lỡ mất cơ hội thực hành kỹ năng siêu nhận thức ngay từ những ngày đầu bước vào trường đại học, bỏ qua những bước chiêm nghiệm và điều chỉnh cần thiết cho việc học tập của mình. - Đối với mô hình Susan A. Ambrose và các cộng sự lại đề cao yếu tố siêu nhận thức (metacognition) của người học. Theo Susan A. Ambrose, kỹ năng siêu nhận thức cơ bản cần thiết để trở thành người học tự định hướng là có khả năng đánh giá yêu cầu nhiệm vụ, đánh giá kỹ năng và kiến thức của bản thân, lập kế hoạch, giám sát quá trình và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Có thể thấy sự tương đồng ở mô hình của Ambrose, với chu trình học tập của Kolb (Kolb learning cycle), ở đó người học biết tự kiến tạo kiến thức cho mình thông qua việc làm cụ thể, chiêm nghiệm, đối sánh, thử, sai và điều chỉnh Vì vậy, mô hình này rất phù hợp cho việc vận dụng phát triển phương pháp tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. 2.4. Giải pháp nâng cao năng lực NCKH của sinh viên theo mô hình HTTĐH Xuất phát từ mô hình của Susan A. Ambrose, kết hợp với đặc điểm nhận thức của sinh viên đại học, hoạt động NCKH của SV được thực hiện theo tiến trình như minh họa cụ thể ở hình 3, trong đó: (1) Giai đoạn hoạch định: Đây là năng lực của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Để quá trình HTTĐH diễn ra thành công, SV cần thiết lập cơ sở hoạch định để định hướng của hành động. Đó là hệ thống tự định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. 3

(2) Giai đoạn tổ chức: Khi xác định được mục tiêu, SV tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức và tổ chức thực hiện kế hoạch. Kế hoạch có thể ngắn hạn, dài hạn. Điều cần thiết là kế hoạch phải được thiết lập rõ ràng, được tổ chức thực thực hiện cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của người học. Như vậy, người học có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. (3) Giai đoạn thực hiện kế hoạch Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, SV cần có một số kỹ năng sau: - Tiếp cận thông tin - Vận dụng tri thức, thông tin - Trao đổi, phổ biến thông tin - Tổng hợp, xử lý các thông tin Vận dụng bốn kỹ năng trên sẽ giúp cho người học đạt được kỹ năng thực hiện kế hoạch. (4) Giai đoạn tự kiểm tra, điều chỉnh Bước sau cùng của HTTĐH là SV tự đánh giá được kết quả học tập, nghiên cứu của mình để biết được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Hoạch định (1) Tổ chức (2) MÔ HÌNH HỌC TẬP TỰ ĐINH HƯỚNG Tự Kiểm tra, điều chỉnh (4) Thực hiện (3) Hình 3: Tiến trình học tập và NCKH theo mô hình HTTĐH của Susan A. Ambrose Nhận xét: Trọng tâm của mô hình HTTĐH là nâng cao năng lực tư duy sáng tạo cho SV, đồng thời, nó cũng là mục tiêu hướng tới công cuộc đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học trong quá trình đào tạo. Từ đó cho thấy, muốn phát huy một cách tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV, giảng viên phải luôn lấy việc học của SV làm đối tượng trung tâm, phải tìm ra con đường, cách thức để SV tự chiếm lĩnh tri thức và vận dụng được tri thức vào thực tiễn. [4] NCKH của SV là một hoạt động quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của các cơ sở giáo dục. Để đẩy mạnh hoạt động này, nhà trường cần tổ chức nhiều Hội nghị NCKH cho SV để trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm học tập, nghiên cứu đề tài, viết chuyên đề, tiểu luận, báo cáo và khóa luận tốt nghiệp, nhằm giúp SV nắm chắc kiến thức và phương pháp NCKH, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đồng thời, phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng NCKH độc lập, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV. 4

3. KẾT LUẬN HTTĐH đòi hỏi người học phải năng động, tự giác trong việc học tập của mình. HTTĐH là một xu thế tất yếu của SV các trường đại học trong bối cảnh hiện nay. Ngày nay, lượng tri thức phong phú và đa dạng, nên HTTĐH sẽ hình thành ở SV một quy trình tự học, tự nghiên cứu. Cơ sở lý luận của HTTĐH sẽ là cầu nối giúp SV tự phát triển khả năng NCKH của mình. Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực và với một xã hội đầy biến động như xã hội nước ta về sử dụng lao động, tiền lương, sự đãi ngộ và quá trình đào tạo ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất thì hoạt động dạy học, đặc biệt là dạy phương pháp HTTĐH cho SV và hoạt động nâng cao năng lực NCKH, chắc chắn sẽ tìm được sự đồng thuận cao của cộng đồng và là mảnh đất tốt cho bất kỳ ai có khát vọng học tập và NCKH suốt đời. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Vũ Hoạt, Một số nét về thực trạng, phương pháp dạy học đại học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 1/ 1994. [2] Susan A. Ambrose, Michael W. Bridges, Michele DiPietro, 2010, How Learning Work: 7 Research-based Priciples for Smart Teaching, http://blogs.nd.edu/kaneb/2013/04/15/howdo-students-become-self-directed-learners/. [3]... Gibbons, M., 2002, The self-directed learning handbook: Challenging adolescent students to excel, San Francisco, Jossey-Bass Publishers, pp. 2. [4] Phạm Trọng Luận, Về khái niệm Học sinh là trung tâm, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2/1995. [5] Nguyễn Thị Cẩm Vân, 2014, Triển khai dạy học tự định hướng trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học phân hoá, Kỷ yếu hội thảo khoa học Dạy học tích hợp, dạy học phân hoá ở trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình & sách giáo khoa sau năm 2015, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, tr. 57-62. [8] Knowles, M., 1975, Self-directed learning: A guide for learners and teachers. New York, Asociation Press. SOLUTION CAPACITY FOR SCIENTIFIC RESEARCH STUDENT BASED ON MODEL OF SELF-DIRECTED LEARNING Abstract. The article focuses on self-directed learning (SDL) for students (S), to enhance scientific research capability for students. The research for this problem aims to satisfy learner s requirement of knowledge perceiving. (SDL) is a teaching method that focuses on leaners and makes them positive, active, independent, selfconfident with oriented targets. (SDL) also obtains the goals and mission of schools. Thereby, enhance scientific research capability for (S), promoting proactive, positive, improving the quality of training for university (S) in the context of international integration. Keywords: self-directed learning, scientific research capabilities 5