BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN"

Bản ghi

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH 2003

2

3 MỤC LỤC MỤC LỤC... 3 MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Nhiệm vụ của đề tài Phương pháp nghiên cứu Đóng góp của luận văn Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẬN XÉT VỀ PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN VĂN ở TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHÌN LẠI MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN HỌC NÓI CHUNG, DẠY TRUYỆN NÓI RIÊNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY Về khuynh hướng giảng dạy văn chương Về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương Nhận xét tổng quát MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, GIẢNG DẠY THỂ LOẠI TRUYỆN Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyện Phân tích, giảng dạy truyện theo đặc trưng thể loại

4 Giáo án cho một bài giảng thuộc thể loại truyện CHƯƠNG 2: GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN TRONG SÁCH GIÁO KHOA MÔN VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Những truyện, trích đoạn truyện được giảng trong chương trình lớp Những truyện, trích đoạn truyện được giảng trong chương trình lớp KẾT LUẬN THƯ MỤC PHỤ LỤC

5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tiếp nhận văn học là một quá trình trong đó từng cá nhân tìm hiểu, khám phá giá trị đích thực của tác phẩm, từ tác phẩm, đem lại cho mình chất dinh dưỡng tâm hồn. Sự tiếp nhận tác phẩm văn chương tùy thuộc vào từng cá nhân, vì vậy, sẽ có nhiều tiếng nói khác nhau về cùng một tác phẩm. Tuy nhiên, nói như thế không phải là không có tiếng nói chung trong quá trình tiếp nhận một tác phẩm văn chương. Theo Nguyễn Thanh Hùng: "Không có kết luận duy nhất và chân lý tuyệt đối về tác phẩm văn chương nhưng vẫn tồn tại chân lý nghệ thuật của tác phẩm". Nhiệm vụ của người thầy dạy Văn - người tiếp nhận và giới thiệu tác phẩm văn chương đến học sinh - là phải bảo đảm được chân lý nghệ thuật của tác phẩm đồng thời với việc giáo dục cho học sinh năng lực tư duy và cảm thụ, thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm, góp phần quan trọng trong việc giáo dục nhân cách sống cho học sinh, bởi "Văn học là nhân học" (M. Gorky). Dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Người thầy có tri thức đồng thời phải có phương pháp truyền thụ tốt thì mới giảng dạy tốt được. Hiện nay trong nhà trường phổ thông, vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy bộ môn trong đó có môn Văn -đang đặt ra cấp thiết cho ngành và thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục cũng như bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy. Môn văn trong nhà trường là một thiết kế mang tính sư phạm cho nên nó hàm chứa nội dung phương pháp. Để đáp ứng được nhu cầu dạy và học theo hướng phát huy khả năng sáng tạo, tự học ở học sinh, trước hết người thầy phải nhận thức được vấn đề "dạy cái gì, dạy như thế nào?. Có một thực trạng là có những giáo viên không nắm vững phương pháp phân tích một tác phẩm được chọn giảng trong chương trình theo đặc trưng thể loại của nó nên khai thác tác phẩm một cách chung chung, sơ lược, công thức, không đúng theo đặc trưng thể loại của tác phẩm. Hiện nay trên thực tế giảng dạy tồn tại nhiều khuynh hướng phương pháp giảng dạy khác nhau: khuynh hướng cung cấp kiến thức có sẩn; khuynh hướng mô tả lịch sử phát sinh, coi tác phẩm văn chương như một hiện tượng lịch sử xã hội; khuynh hướng coi tác phẩm văn chương như một hiện tượng tĩnh; khuynh hướng tách rời tác phẩm văn chương với ngôn ngữ.v.v. Rơi vào một trong những khuynh hướng trên sẽ dẫn đến việc khai thác tác phẩm theo chiều hướng phiến diện, thiếu chuẩn xác. Song đổi mới phương pháp dạy 5

6 như thế nào cho phù hợp? Đi vào từng mảng thể loại cụ thể phải vận dụng cách dạy thế nào cho phù hợp? Làm thế nào để dạy một tác phẩm trong giới hạn thời gian của phân phối chương trình mà vẫn truyền thụ được cho học sinh thấy giá trị của tác phẩm? Làm thế nào để giúp học sinh cảm thụ tốt tác phẩm? Và từ sự nhận thức về tác phẩm, học sinh có khả năng viết những bài luận thể hiện nhận thức và sáng tạo của mình? Đây là những trăn trở khiến tôi, một giáo viên trực tiếp giảng dạy, đi đến quyết định tìm hiểu, đưa ra một cách giải quyết sao cho hợp lý nhất, sát thực với tình hình giảng dạy văn ở nhà trường phổ thông bởi phân tích, tìm hiểu, cảm thụ một tác phẩm văn chương không thể như một vấn đề khoa học tự nhiên mà nó có đặc trưng riêng. Xuất phát từ thực tế giảng dạy những năm qua, trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giải quyết được phần nào những thực trạng nêu trên, đề tài "Giảng dạy truyện hiện đại Việt Nam ở trường trung học phổ thông" mạnh dạn đề cập một số vấn đề cụ thể về giảng dạy thể loại truyện hiện đại cho cấp học sinh trung học; từ đó, góp thêm một kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn trong nhà trường phổ thông. 2.Lịch sử vấn đề Giảng dạy văn học nói chung, giảng dạy truyện nói riêng là vấn đề thực sự thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu văn chương, giáo viên và cán bộ giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học. Mọi người đều muốn đưa ra phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy cụ thể cho từng tác phẩm văn học được giảng dạy trong nhà ừường. Từ trước đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình bàn về phương pháp dạy - học văn và giảng dạy truyện trong nhà trường phổ thông theo hai loại: * Từ góc độ của phạm vi đối tượng nghiên cứu có thể thấy các bài viết ở hai dạng: + Dạng thứ nhất: gồm các bài viết có đối tượng tiếp cận hẹp. + Dạng thứ hai: gồm các bài viết có đối tượng tiếp cận rộng. * Từ góc độ của hướng tiếp cận có hai hướng: + Hướng tiếp cận từ thi pháp. + Hướng tiếp cận từ phương pháp giảng dạy. 1 - Từ góc độ của phạm vỉ đối tượng nghiên cứu 6

7 1.1: Dạng có đối tượng tiếp cận hẹp Dạng này chỉ tập trung phân tích hay bình giảng một tác phẩm truyện cụ thể. Ví dụ ở các bài viết trong sách Hướng dẫn giảng dạy môn Văn cho giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo: tài liệu này hướng dẫn tất cả các bài sẽ giảng trong chương trình của lớp 11 về ừuyện hiện đại (gồm: "Hai đứa trê", "Chữ người tử tù", "Đời thừa", "Chí Phèo") và các truyện, trích đoạn truyện sẽ giảng ở lớp 12 (gồm: "Vi hành", "Đôi mắt", "Vợ nhặt", "Vợ chồng A Phủ", "Mùa lạc", "Rừng xà nu", "Mảnh trăng cuối rừng"). Các bài hướng dẫn ở sách này có tính chất định hướng và định lượng chung, thống nhất cho giáo viên về các vấn đề: mục đích yêu cầu của bài giảng; tìm hiểu về tác phẩm, đoạn trích; nội dung và nghệ thuật cần đảm bảo.v.v. Tuy nhiên, sách này chưa đi vào hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bước, từng công việc mà giáo viên phải làm trong quá trình giảng dạy bài đó về phương pháp cũng như về nội dung. Trong tài liệu "Để học tốt môn Văn" của nhiều tác giả, các tác giả đi vào trình bày cụ thể lượng kiến thức cần lĩnh hội cho học sinh, bám sát các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài ở sách giáo khoa; song loại tài liệu này chủ yếu phục vu. ừực tiếp cho học sinh. Cuốn "Giảng văn Văn học Việt Nam" của nhiều tác giả (xuất bản năm 2000) có bốn bài viết về truyện giảng trong chương trình lớp li và bảy bài của chương trình lớp 12. Tất cả các bài viết trong tài liệu này đều theo hướng tìm hiểu, phân tích, bình giảng các vấn đề về nội dung, nghệ thuật, thành công, hạn chế, đóng góp của truyện. Mặc dù nội dung các bài viết khá sâu sắc, công phu, thể hiện sự đầu tư nghiên cứu kỹ, rộng, có những phát hiện mới song các bài viết này cũng chỉ ở mức độ tham khảo kiến thức cho giáo viên trong quá trình chuẩn bị bài giảng chứ chưa hình thành được một giáo án cụ thể cho bài giảng thuộc thể loại truyện. Bên cạnh một số tài liệu trên, một số bài viết ngắn in trong "Tạp chí Trung học Phổ thông", "Nghiên cứu giáo dục" cũng góp phần phục vụ cho giáo viên trong quá trình chuẩn bị bài giảng như: "Nghệ thuật miêu tả chân dung độc đáo của Nam Cao trong truyện ngắn "Đời thừa" " của Ngô Văn Thư. Bài viết tìm hiểu, phân tích cách mô tả chân dung hai nhân vật Từ và Hộ: lúc thì nhân vật tự bộc lộ mình, lúc thì tác giả kể về nhân vật, lúc thì nhân vật được miêu tả Ương ý thức của nhân vật khác; vì vậy, đời sống nội tâm của nhân vật được vẽ ra bằng chính sự tồn tại của nó, nhân vật "tìm thấy mình trong người khác và tìm thây người khác trong chính mình" (M.Bakhtin). Bài viết giúp cho giáo viên có thêm cơ sở lý luận khi đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của Nam Cao. Bài viết "Vi hành" Một sáng tạo độc đáo và rất hiện đại của Nguyễn Ái Quốc" của Triệu Hồng đã chỉ ra những 7

8 điểm thể hiện sự sáng tạo về nghệ thuật của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc nhằm mục đích vạch trần bộ mặt thật của vua Khải Định và chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, giúp cho giáo viên có thể định hướng chính xác hơn cho bài giảng của mình. Trong bài "Nghĩa hàm ẩn của những cầu trả lởi gián tiếp trong tác phẩm "Mùa lạc" của Nguyễn Khải", Lê Anh Xuân đi tìm hiểu giá trị nghĩa ẩn sau những câu trả lời gián tiếp của các nhân vật trong tác phẩm, giúp giáo viên hiểu thêm về vốn sống, tài năng của Nguyễn Khải trong việc sử dụng ngôn ngữ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, tạo nên đặc sắc về nghệ thuật cho tác phẩm. Năm 1994, Nhà xuất bản Trề đã cho ra đời "Tiếng nói tri âm" tuyển chọn những bài viết đặc sắc của cuộc thi bình văn (đợt ì) do báo Kiến thức ngày nay tổ chức, trong đó có những bài bình về "Hai đứa trẻ" ("Bóng thức của kinh kỳ" của Nguyễn Thành Thi, "Tính nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ" của Phan Huy Dũng, "Hai đứa trẻ trên một vũ trụ già" của Nguyễn Thị Thanh Xuân V.V.), hay những bài bình về "Vợ nhặt" như "Phẩm giá con người trong truyện ngắn Vợ nhặt" của Nguyễn Thanh Vân, "Sự sống đối mặt với cái chết" của Nguyễn Thị Thanh Cảnh.v.v. đây là những bài viết thể hiện sự cảm nhận riêng, có nhiều nét độc đáo của người bình về các tác phẩm. 1.2: Dạng có đối tượng tiếp cận rộng Các bài viết và công trình nghiên cứu có đối tượng tiếp cận rộng đã đi vào những vấn đề chung, những vấn đề mang ý nghĩa phương pháp luận trong việc phân tích tác phẩm văn chương. Trong dạng này, có những công trình được chia làm hai phần: phần đầu là những vấn đề lý luận chung; phần sau đi vào thiết kế những tác phẩm cụ thể, trong đó có tác phẩm truyện. Đó là các công trình và các bài viết như: "Hiểu văn, dạy văn" của Nguyễn Thanh Hùng. Nội dung cuốn sách chia làm hai phần: phần đầu gồm những vấn đề lý luận chung về tác phẩm văn chương và phương pháp dạy -học văn; phần sau phân tích, bình giá cụ thể một số tác phẩm, trích đoạn được giảng dạy trong trường phổ thông, trong đó có các bài viết về các truyện ngắn "Chí Phèo", "Đôi mắt", "Mảnh trăng cuối rừng". Tuy nhiên, cuốn sách chỉ cung cấp cho giáo viên những vấn đề thuộc phạm vi rộng (lý luận chung) về dạy, học tác phẩm văn chương nói chung, còn đi vào phương pháp giảng dạy cụ thể cho thể loại truyện thì chưa có. ơ các bài viết về truyện ngắn cũng chỉ ở phạm vi nghiên cứu rộng chứ chưa phải là một giáo án với nội dung lên lớp cụ thể. Trong "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương" (Phan Trọng Luận chủ biến), nội dung sách chia làm hai phần: phần đầu trình bày lý luận về vấn đề đổi mới phương pháp dạy 8

9 học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông; phần sau thiết kế thể nghiệm một số bài được chọn giảng ở phổ thông, trong đó có các bài: "Hai đứa trẻ", "Chữ người tử tù", "Chí Phèo". Các bài thiết kế thể nghiệm này đi theo hướng tương đối cụ thể, sát với thực tế giảng dạy ở bậc học phổ thông, đưa ra được phương pháp giảng dạy cụ thể cho tiết học. Trong "Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương", Nguyễn Trọng Hoàn cũng chia nội dung làm hai phần lớn: phần đầu (chiếm phần lớn) là những vấn đề lý luận chung về rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương; phần sau thiết kế thể nghiệm một số bài giảng trong chương trình, trong đó có bài "Mảnh trăng cuối rừng". Riêng bài viết về truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" rất cụ thể, chi tiết từng công việc của giáo viên và học sinh trong giờ học song vẫn cần bổ sung thêm một số nội dung cho đầy đủ hơn. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Văn cho giáo viên văn phổ thông trung học trong đó có bài "Quá trình chuẩn bị một bài giảng văn" của Lê Trí Viễn trình bày những vấn đề cơ bản chuẩn bị cho một bài giảng văn và phụ lục giáo án về bài giảng "Hai đứa trẻ", song bài giảng này có lẽ trình bày ở đại học thì hợp lý hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và giảng dạy truyện hiện đại không chỉ bó gọn trong phạm vi đối tượng nghiên cứu mà còn thể hiện ở hướng tiếp cận. 2 - Từ góc độ của hướng tiếp cận Từ góc độ của hướng tiếp cận có thể thấy các công trình, các bài nghiên cứu về phương pháp giảng dạy văn và truyện hiện đại theo hai hướng: 2.1: Hướng tiếp cận từ thi pháp Ớ hướng tiếp cận này, các tác giả sách bám sát vào thi pháp thể loại để trình bày vấn đề. Ta có thể thấy trong "Bình văn" (của Trần Hòa Bình - Lê Dy - Văn Giá), Văn Giá nêu lên đôi điều tự ngẫm - như tác giả viết - khi đọc và bình tác phẩm văn xuôi: tìm tứ truyện, phân tích chi tiết nghệ thuật và cuối cùng là người bình văn phải sống cùng tác phẩm. Trên cơ sở đôi điều tự ngẫm đó, Văn Giá đi vào bình một số tác phẩm giảng dạy trong nhà trường, trong đó có "Hai đứa ữẻ", "Chí Phèo", "Mảnh trăng cuối rừng". Bài viết của Văn Giá giúp ích cho giáo viên về hướng, phương pháp phân tích một tác phẩm văn xuôi chứ chưa phải là giáo án giảng dạy cụ thể. Trong "Văn học và văn hóa từ một góc nhìn" của Phùng Quí Nhâm có bài "Đặc trưng nghệ thuật của truyện ngắn" giúp ích cho giáo viên nắm được đặc trứng của truyện ngắn, từ đó có đủ 9

10 lý luận để thiết kế bài giảng thể loại tryện. Trong loạt bài, tài liệu viết về Nam Cao có thể thấy mỗi bài viết ở một góc nhìn khác nhau tạo nên sự phong phú cho các vấn đề nghiên cứu về ông. Cuốn "Luận đề về Nam Cao" tập trung một số bài viết nghiên cứu, bài luận văn về Nam Cao. Đây là tài liệu cung cấp chủ yếu cho học sinh những kiến thức phổ thông về Nam Cao. Trong "Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng", Nguyễn Mạnh Quỳnh đi sâu vào một vấn đề: quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng, trong đó có "Đời thừa" và "Chí Phèo", để từ đó rút ra nhận xét: thông qua việc mô tả con người trong tác phẩm, Nam Cao tố cáo thực trạng phi nhân đang tràn lan, loang rộng, đang bủa vây lấy từng số phận. Nó di căn đến mọi tế bào của đời sống để phá hủy, diệt vong các giá trị người. Cuối cùng, tác giả rút ra kết luận: sáng tác của Nam Cao còn có ý nghĩa đấu tranh chống lại thực trạng phi nhân đang tồn tại để mà giải phóng, giải vật hóa con người, để bênh vực quyền sống và nhân phẩm cho con người. Nam Cao xứng đáng là nhà văn nhân đạo sâu thẳm, nhà văn của niềm tin tốt đẹp mà đầy đau đớn vào con người. Bài viết giúp cho giáo viên có cách nhìn và đánh giá đúng về con người được mô tả trong hai truyện ngắn "Đời thừa", "Chí Phèo"; đánh giá đúng về tác phẩm, tác giả từ đối tượng tiếp nhận là học sinh trong nhà trường. Trong bài "Vấn đề cải tạo hoàn cảnh sống cho con người trong truyện của Nam Cao", Lê Thị Hải Vân phân tích về cái nhìn, quan điểm của Nam Cao khi mô tả số phận con người trong các tác phẩm, trong đó có "Chí Phèo", để từ đó rút ra nhận định: từ việc mô tả số phận con người, Nam Cao đặt ra vấn đề lớn lao, khẩn thiết: hãy cứu lấy con người và nhân cách của con người. Hãy cứu lấy trẻ thơ. Hãy cải tạo môi trường sống cho con người. Bài viết giúp cho giáo viên hiểu sâu hơn đặc điểm sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng. Ở bài "Điểm nhìn và cách nhìn trong truyện ngắn Nam Cao" của Đào Thị Thu Hằng lại tìm hiểu về điểm nhìn của Nam Cao với vai trò người kể chuyện trong một số truyện ngắn của ông - trong đó có "Đời thừa", "Chí Phèo", từ đó chỉ ra cách nhìn của nhà văn, để đánh giá về quan điểm tư tưởng, lập trường, đánh giá nhận xét về đời, về người của nhà văn trong tác phẩm. Tác giả Thu Hằng cho rằng: trong "Chí Phèo" cũng như "Đời thừa" đều chỉ có một điểm nhìn song có nhiều cách nhìn của người kể chuyện; đây chính là một cách tân về nghệ thuật của Nam Cao. Bài viết này giúp cho giáo viên có thêm hiểu biết về giá trị nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nam Cao được giảng dạy. Bài "Qua truyện ngắn "Chí Phèo" bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam Cao" của Trần Tuấn Lộ ở dạng nghiên cứu cung cấp cho 10

11 giáo viên hiểu biết thêm về giá trị hiện thực của "Chí Phèo" nói riêng, cái nhìn hiện thực của Nam Cao nói chung. Bài viết "Hướng tiếp cận thích hợp khỉ giảng truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao ở trường phổ thông" của Phạm Quang Trung đã phê phán lối tiếp cận thường thấy khi khai thác "Đời thừa" là: lấy việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả làm mục đích chính khi phân tích tác phẩm, chỉ chăm chắm đi tới xác định đây là một trong những bản tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Trên cơ sở đối tượng tiếp nhận là học sinh, Phạm Quang Trung đưa ra hướng tiếp cận tác phẩm này là phải lấy việc khai thác ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của tác phẩm làm chính (sự bào mòn thậm chí hủy hoại tài năng và nhân cách của người trí thức do tình cảnh bần cùng và đói khổ gây ra). Hướng tiếp cận này đặt ra hướng khai thác mới, phù hợp hơn khi phân tích truyện "Đời thừa". Từ góc độ chức năng giáo dục thẩm mỹ của văn học, bài viết "Về những tác động thẩm mỹ tiềm tàng trong tác phẩm của Nam Cao", Nguyễn Thị Thanh Hương giới thiệu cho người đọc những tác động thẩm mỹ trong các sáng tác của Nam Cao, giúp người đọc có thể thấy rõ giá trị thẩm mỹ ương sáng tác của Nam Cao. Viết về "Mảnh trăng cuối rừng", Nguyễn Đức Hạnh có bài"không gian nghệ thuật trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu" thiên về hướng khai thác không gian nghệ thuật của tác phẩm để tiếp cận những giá trị chân xác của tác phẩm, bên cạnh những hướng tiếp cận khác của các tác giả khác, qua đó nhằm khẳng định những thành công của Nguyễn Minh Châu trong "Mảnh trăng cuối rừng". Bài viết có nội dung khá phong phú song chỉ ở dạng bài nghiên cứu, chưa phải là một bài giảng cho học sinh phổ thông. Trên một số tạp chí của ngành cũng có đăng bài viết nghiên cứu về tác phẩm của các tác giả từ góc độ thi pháp. Có thể thấy như "Thế giới trẻ thơ qua đôi mắt Thạch Lam" của Lê Tâm Chính. Bài viết phân tích cái nhìn, tình cảm của Thạch Lam về trẻ thơ trong một số truyện ngắn, đặc biệt trong "Hai đứa trẻ ": Đó là những trang viết chan chứa tình cảm âu yếm, nhẹ nhàng mà ám ảnh của một trái tim nhân hậu, yêu thương, hóa thân vào lũ trẻ của Thạch Lam trong hành trình "phát hiện những bí mật củạ tâm hồn thơ trẻ ". Bài viết còn đề cập đến một số hình thức nghệ thuật mà Thạch Lam sử dụng để chuyển tải cái nhìn nhân hậu về trẻ thơ trong "Hai đứa trẻ" cũng như trong một số truyện ngắn khác. 2.2: Hướng tiếp cận từ phương pháp giảng dạy Ở hướng tiếp cận này có thể thấy ở một số công trình như: "Một số vấn đề về phương pháp dạy - học văn trong nhà trường" của Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội chủ biên. Công 11

12 trình này trình bày một số vấn đề cơ bản về vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của môn văn trong nhà trường; sau đó là phần suy nghĩ, trao đổi và kinh nghiệm về giảng dạy và nghiên cứu văn học; cuối cùng là phần viết về một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn. Gông trình giúp cho giáo viên nắm được những vấn đề lý luận chung, cơ bản về phương pháp dạy học văn và một số phương pháp, biện pháp cụ thể sử dụng trong giờ giảng văn như:một số suy nghĩ về biện pháp phát vấn, các loại tình huống có vấn đề, phân tích từ ngữ trong giảng văn.v.v. "Phương pháp dạy học văn" (Phan Trọng Luận chủ biên) trình bày những vấn đề lý luận chung về bộ môn, về phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông và vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên văn... Cuốn "Phương pháp dạy -học văn chương theo hướng tích cực - hiện đại ở nhà trưởng phổ thông trung học" (Trịnh Xuân Vũ) là giáo trình chuyên đề về phương pháp dạy học văn theo hướng mới so với các phương pháp truyền thống tồn tại lâu nay. Giáo trình đưa ra mô hình dạy văn mới song cũng cần thời gian thử nghiệm mô hình này. Tài liệu "Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT" (Nguyễn Đức Ẩn) là đề cương bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên văn THPT trình bày lý luận chung về đổi mới dạy học tác phẩm văn chương và cụ thể về một biện pháp thể hiện việc đổi mới là đọc sáng tạo. Theo Trần Đình Sử ghi trong cuốn sách "Đọc văn học văn"', học văn trước hết phải đọc hiểu văn, mà đọc hiểu văn thì không phải đơn giản như kiểu đọc chữ... Có đọc hiểu văn rồi thì mới biết thế nào là văn hay, thế nào là thị hiểu văn lành mạnh và viết thế nào là hay. Giảng văn chỉ là giảng cách hiểu của người đọc văn, cơ sở của nó là sự đọc hiểu. Trên cơ sở khái niệm như vậy về đọc văn, học văn, Trần Đình Sử đã trình bày những đọc hiểu của mình về các tác phẩm tiêu biểu ở các giai đoạn văn học, trong đó có những truyện ngắn: "Hai đứa trẻ", "Chí Phèo", "Đời thừa", "Đôi mát", "Vợ chồng A Phủ", "Vợ nhặt", "Vi hành", "Mảnh trăng cuối rừng". * Nhận xét chung: Các bài viết và các công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy văn và truyện hiện đại tương đối phong phú và đa dạng. Mỗi công trình, mỗi bài viết đều thể hiện những tìm tòi, khám phá của người viết, thể hiện những đóng góp quí báu cho công việc giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao. Những công trình, bài viết về phương pháp giảng dạy văn cung cấp cho giáo viên lý luận dạy học văn chương; so sánh các phương pháp để đưa ra phương pháp dạy văn mới là: phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh là chủ thể tiếp nhận tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy; đồng thời nêu lên một số biện pháp cụ thể để thực hiện các phương pháp đó. Một số bài thiết kế thể nghiệm và những bài viết cụ thể về phân tích 12

13 thể loại truyện viết khá sâu sắc, thể hiện sự cảm nhận, khám phá của người viết về giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm, giúp cung cấp kiến thức cho giáo viên thêm phong phú. Tuy nhiên, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu thường chỉ đi vào những vấn đề lý luận chung của việc nghiên cứu phương pháp dạy văn và giảng dạy truyện hiện đại hoặc đi vào trình bày chi tiết phương pháp giảng dạy một tác phẩm cụ thể mà chưa có sự kết hợp một cách hài hòa, nhuần nhuyễn giữa các hướng tiếp cận. Một số công trình trình bày sâu, rộng những lý luận cơ bản, then chốt, theo từng vấn đề lớn của việc dạy học văn song chưa đưa ra một mô hình cụ thể cho phương pháp dạy văn theo hướng mới. Nhiều bài viết đi vào cảm nhận, phân tích cụ thể một truyện ngắn hoặc một trích đoạn truyện song cách viết, dàn bài chưa phù hợp với việc giảng dạy cho học sinh phổ thông. Vì vậy, luận văn này học tập, kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, cố gắng kết hợp các hướng tiếp cận để tìm ra cách khai thác, truyền thụ thích hợp nhất cho học sinh. 3.Nhiệm vụ của đề tài Đề tài của luận văn được triển khai nhằm thực hiện nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu các truyện, đoạn trích truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Phổ thông Trung học hiện hành. + Xác định dung lượng kiến thức cần có và phương pháp giảng dạy cụ thể cho thể loại truyện hiện đại nhằm tìm ra một hướng đi thích hợp nhất, một cách thức hiệu quả nhất phù hợp với đặc trưng loại thể và thực trạng dạy, học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. + Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy truyện hiện đại Việt Nam trong sách giáo khoa Văn THPT. Truyện hiện đại Việt Nam là một mảng khá phong phú trong kho tàng văn học Việt Nam, nó vừa mang những đặc điểm chung của loại thể, vừa mang dấu ấn riêng của thời đại. Vì vậy, để học sinh có thể lĩnh hội được nhiều nhất, đầy đủ nhất, có tác dụng tốt nhất đối với mảng này, nhiệm vụ của luận văn là nặng nề và khó khăn và làm sao để có thể có tác dụng tốt nhất đối với từng giáo viên khi giảng dạy thể loại này. 13

14 4.Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai luận văn, tác giả của luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 1- Phương pháp so sánh 2-Phương pháp thống kê được sử dụng khi so sánh, nhận xét các bài viết, nghiên cứu về cách dạy và học một tác phẩm truyện cụ thể. 3-Phương pháp mô tả được dùng trong quá trình trình bày nội dung giảng dạy cụ thể của một bài giảng. 4-Phương pháp liên ngành: Vận dụng hiểu biết về kiến thức liên ngành của các ngành khoa học khác để nghiên cứu truyện và vấn đề giảng dạy truyện hiện đại Việt Nam. Tác giả luận văn đã vận dụng những thành tựu của những ngành kế cận như: lí luận văn học, ngôn ngữ học, nghệ thuật học, lịch sử học, văn hóa học, thống kê học, mĩ học.v.v để tiếp cận giải quyết vấn đề. 5.Đóng góp của luận văn Với đề tài này, luận văn sẽ góp một tiếng nói khiêm tốn vào việc xác lập phương pháp giảng dạy truyện hiện đại Việt Nam một cách thích hợp với đặc trưng thể loại, đồng thời tìm một hướng đi thiết thực để thực hiện có hiệu quả yêu cầu nâng cao chất lượng dạy, học môn Văn ở nhà trường phổ thông. 6. Kết cấu của luận văn Văn bản luận văn gồm ba phần với các chương và nhiệm vụ cụ thể như sau: MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài. 2 - Lịch sử vấn đề. 3 - Nhiệm vụ của đề tài. 4 - Phương pháp nghiên cứu. 5 - Đóng góp của luận văn. 14

15 6 - Kết cấu của luận văn. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHẤP GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG. Chương này gồm hai phần: A - về phần văn học hiện đại và truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Văn ở trường THPT. Phần này đưa ra một cái nhìn chung về văn học hiện đại Việt Nam, trong đố có truyện hiện đại, trong sách giáo khoa môn Văn ở bậc trung học phổ thông. B - Vấn đề phương pháp giảng dạy truyện hiện đại trong chương trình Văn ở trường THPT Trong phần này, người viết trình bày một số vấn đề chung về lý luận dạy học văn và phương pháp giảng dạy truyện hiện đại Việt Nam ở trường THPT. CHƯƠNG 2 GIẢNG DẠY TÁC PHÀM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIAO KHOA VĂN ở TRƯỜNG THPT. Ở chương này, người viết vận dụng cơ sở lý luận để làm rõ hướng phân tích và phương pháp giảng dạy truyện hoặc trích đoạn truyện hiện đại Việt nam trong sách giáo khoa môn Văn hiện hành. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 15

16 CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1.NHẬN XÉT VỀ PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN VĂN ở TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG Toàn bộ chương trình môn văn ở cấp THPT (trong phân phối chương trình ban hành năm 2000) của cả ba cấp lớp có 363 tiết, trong đó: phân môn giảng văn ở lớp 10 có 46 tiết giảng văn học Việt Nam và 15 tiết giảng văn học nước ngoài; ở lớp 11 có 53 tiết giảng văn học Việt Nam và 15 tiết giảng văn học nước ngoài; ở lớp 12 có 46 tiết giảng văn học Việt Nam và 12 tiết giảng văn học nước ngoài, số tiết còn lại là dành cho các phân môn khác như : làm văn, lý luận văn học và tiếng Việt (ở lớp 10 và 11). Trong tổng số 145 tiết giảng văn học Việt Nam ở cả ba khối lớp, có 17 tiết giảng văn học dân gian. 49 tiết giảng văn học trung đại (giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX), có 79 tiết giảng văn học hiện đại (giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1975). Như vậy, tính trong tổng số tiết giảng văn học Việt Nam thì văn học hiện đại chiếm tỉ lệ 54,5%. Nếu so sánh với chương trình cũ của năm 1998 thì chương trình của năm 2000 có giảm đi một vài bài song một số bài có số tiết lại tăng lên nên tổng số tiết thực giảng vẫn như nhau. Lây ví dụ: ở chương trình của lớp 12 (năm 2000) chuyển sang phần đọc thêm các bài: "Thời và thơ Tú Xương", "Huệ Chi trước lễ cưới", Những đứa con trong gia đình"; thay vào đó một số bài được tăng thời lượng giảng lên như : "Tay Tiến" (từ 1 tiết thành 2 tiết), "Đất nước" (từ 1 -> 2), "Vợ chồng A Phủ" (2 -> 3), "Rừng xà nu" (2 -> 3 ).v.v. Một số bài được tăng thời lượng giảng dạy là rất cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ở phần văn xuôi của lớp 12 nên giữ nguyên bài giảng "Những đứa con trong gia đình" để học sinh có nhận thức đầy đủ về chủ nghĩa anh hùng của con người Việt Nam ở các miền của đất nước, còn chuyển bài này sang phần đọc thêm sẽ bất lợi vì sẽ có đa phần học sinh không đọc. số tiết trong một tuần của lớp 12 cũng không nên cắt giảm còn ba tiết mà nên giữ nguyên 4 tiết một tuần để giáo viên có điều kiện rèn kỹ năng làm văn cho học sinh; vả lại, trong các tác phẩm được chọn giảng, nhiều bài quá dài mà thời gian lại eo hẹp nên không có thời gian đủ cho học sinh cảm nhận, giáo viên phải "chạy" để đảm bảo chương trình nên cả thầy và trò đều cảm thấy nặng nề. Ví dụ: Ở chương trình lớp 12, chỉ tính thể loại truyện, một số bài chỉ phân phối 2 tiết là chưa hợp lý, ví 16

17 dụ: "Vợ nhặt", "Mùa lạc"...đề nghị phân 3 tiết thì hợp lý hơn. Đối với một số bài thơ dài chỉ dạy trong một tiết; ở tình tình thực tế hiện nay về nội dung đề thi, thực trạng học sinh... là không hợp lý. ơ chương trình lớp 11 cũng vậy, bài "Chí Phèo" và "Đời thừa", mỗi bài chỉ được phân hai tiết là chưa hợp lý với hai tác phẩm được xem là đặc sắc và có nhiều vấn đề cần lĩnh hội ("Hai đứa trẻ" và "Chữ người tử tù" được phân mỗi bài ba tiết). Sự phân chia chương trình các bài giảng văn ở ba khối lớp là chia theo tiến trình văn học sử Việt Nam; trong đó, bài đầu tiên giới thiệu khái quát giai đoạn văn học để học sinh nắm được những nét lớn, nét chung về cả giai đoạn, sau đó mới đi vào giảng các tác phẩm cụ thể. số lượng tác phẩm đọc thêm ở cả phần thơ và văn xuôi đều tương đương với số lượng tác phẩm được trích giảng song số lượng tác phẩm thơ được chọn giảng lại nhiều hơn văn xuôi (ở cả hai khối lớp li và 12). Sự phân chia của thể loại truyện cũng khá đồng đều: có 6 truyện hoặc trích đoạn truyện được chọn giảng ở lớp li; có 7 truyện hoặc trích đoạn truyện ở lớp 12 và phần đọc thêm: 8 truyện đọc thêm ở lớp li và 7 truyện đọc thêm ở lớp 12. Thể loại truyện được chọn ở cả hai chương trình lớp li và 12 hầu như là loại truyện ngắn. Ở phần văn học viết, ngoại ứừ các tác gia được học đầy đủ về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn chương, phong cách nghệ thuật, trích giảng tác phẩm của tác gia đó, còn lại, học sinh được học trực tiếp trích giảng tác phẩm và ở phần đầu mỗi bài là phần Tiểu dẫn giới thiệu sơ nét về tác giả, tác phẩm được học. Bên cạnh phần giảng văn các tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm, học sinh còn được học một số bài về lý luận văn học như: "Văn học là gì?" (ở lớp 10), "Tác phẩm văn học", "Thể loại tác phẩm văn học" (ở lớp 11), "Sự phát triển lịch sử của văn học", "Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học" (ở lớp 12) để nâng cao nhận thức về văn học, giúp ích cho học sinh trong quá trình tiếp cận, phân tích tác phẩm. Học sinh được học một số tiết về phương pháp làm bài luận theo kiểu bài cụ thể để rèn kỹ năng viết và vận dụng kiến thức đã học vào bài viết. ơ lớp lo và lớp li học sinh được học một số tiết tiếng Việt để trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho các em. Như vậy, nhìn tổng thể có thể thấy phân phối chương trình khá trọn vẹn song việc phân tiết cho một bài giảng cụ thể ở một số bài chưa thật hợp lý. Đây là một trong những khó khăn của giáo viên trực tiếp giảng dạy. 17

18 1.2.VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHÌN LẠI MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN HỌC NÓI CHUNG, DẠY TRUYỆN NÓI RIÊNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY Như chúng ta đã biết, quá trình giảng dạy một tác phẩm văn chương bao giờ cũng trải qua hai bước chủ yếu: bước tìm hiểu nội dung để tìm ra chất văn của tác phẩm (bước này là "dạy cái gì?") và tìm ra một phương pháp tốt nhất để chuyển tải nội dung đó đến với học sinh ("dạy như thế nào?"). Vì vậy, nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Nhìn chung khi lên lớp người thầy thực hiện một số công đoạn giống nhau như: trước khi lên lớp, thầy chuẩn bị giáo án; lên lớp, thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh (đó là nội dung giảng dạy), kiến thức đó chủ yếu do thầy sao chép được từ tài liệu hướng dẫn giảng dạy, từ sách giáo khoa, từ các bài nghiên cứu.v.v. Mục đích chính của người thầy là làm sao học sinh có tỉ lệ đậu tương đối bởi họ luôn bị trói buộc bởi hiệu quả giảng dạy, còn phương pháp giảng dạy, tâm lý tiếp nhận tác phẩm, sự cảm thụ văn chương của học sinh như thế nào thì họ chưa quan tâm đầy đủ. Có giờ dạy văn mà giáo viên không hề quan tâm đến đặc trưng thể loại của bản văn được giảng để có phương pháp phân tích phù hợp.có những giáo viên quan niệm dạy văn chỉ là sự rung động, sự cảm thụ của từng cá nhân học sinh dẫn tới tình trạng bài văn bị xé vụn ra theo sự gợi ý cho học sinh làm việc trên văn bản, liên tưởng nhân vật, minh họa một cảnh trong bài văn, liên tưởng từ một chi tiết, một cảnh đời trong văn bản. Có những giờ giảng văn chủ yếu thiên về những rung cảm, xúc động của học sinh mà coi nhẹ những khái quát nghệ thuật, những nhận định tổng hợp quan trọng về bài văn... Những biểu hiện này cần phải xóa bỏ bằng việc trang bị cho giáo viên quan điểm, phương pháp dạy học văn mới. Song quan điểm, phương pháp mới cụ thể là gì? Có thể điểm qua một số khuynh hướng, phương pháp giảng dạy văn chương tồn tại trong trường phổ thông để so sánh và đưa ra quan điểm, phương pháp thích hợp với quan điểm đổi mới dạy học hiện nay như sau: Về khuynh hướng giảng dạy văn chương :Khuynh hướng coi tác phẩm văn chương trong nhà trường như một hiện tượng tĩnh: ở khuynh hướng này, người thầy phân tích tác phẩm mà không hề nắm chắc đối tượng 18

19 tiếp nhận tác phẩm; học sinh hầu như đứng ngoài quá trình giảng bài của giáo viên. Công việc phân tích tác phẩm văn học chỉ thu hẹp trong mối liên hệ đơn phương giữa giáo viên và tác phẩm. Phương pháp chủ yếu của khuynh hướng này là độc thoại, diễn giảng. Người thầy dùng ngôn từ của mình để giảng dạy, thầy áp đặt cho trò những gì mình biết, mình muốn, trò thụ động ghi chép về nhà học thuộc rồi trả bài cho thầy. Trên lớp, thầy nói với mình nhiều hơn là nói với trò; thầy thuyết giảng thao thao những vấn đề kiến thức có sẩn mà thầy đọc được trong sách hướng dẫn giảng dạy, các bài viết nghiên cứu, các tài liệu học tập.v.vkhuynh hướng phương pháp này dẫn đến hậu quả là học sinh vô tình bị gạt ra ngoài quỹ đạo tác động trực tiếp của tác phẩm; giáo viên là người cảm thụ tác phẩm hộ cho học sinh. Do đó, hứng thú học tập của học sinh bị hạ thấp và mai một dần; vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học văn bị xem nhẹ. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng học sinh chán học văn chương hiện nay :Khuynh hướng coi tác phẩm vấn chương đơn thuần như một hiện tượng lịch sử xã hội: khuynh hướng này sử dụng cách tiếp cận lịch sử phát sinh để nhận thức và phát hiện giá trị của tác phẩm, vì thế, tác phẩm văn chương không được nhìn nhận như một sản phẩm nghệ thuật, một đối tượng nhận thức thẩm mỹ. ơ khuynh hướng này, người thầy phân tích tác phẩm theo kiểu gò ép tác phẩm vào chủ điểm, chủ đề chính trị, xã hội, luân lý, đạo đức, thời sự; do đó, bài văn bị biến thành bài chính trị hoặc đạo đức công dân. Thầy đối chiếu tác phẩm với bối cảnh của thời đại lúc tác phẩm ra đời hay những sự kiện trong tiểu sử tác giả để tìm tòi giá trị tác phẩm; thầy sơ đồ hóa nhân vật, cốt truyện của tác phẩm làm cho việc phân tích văn học không còn tính chất nghệ thuật và thẩm mỹ; tiếng nói tình cảm của nhà văn gởi gắm trong tác phẩm bị mờ nhạt. Khuynh hướng này dẫn đến tình trạng các giờ giảng văn chương na ná như nhau, cái độc đáo, đặc sắc của từng tác phẩm bị hòa tan trong một mớ nhận định đơn giản, sơ sài, vì thế, ít sức thuyết phục, không thu hút được học sinh. Ví dụ khi giảng truyện "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, có một số giáo viên trình bày chung chung về cuộc sống nghèo khổ của người dân nơi phố huyện nghèo qua các chi tiết tác giả mô tả trong tác phẩm để kết luận giá ừị hiện thực của tác phẩm mà không phát hiện được những điểm nhấn của tác phẩm góp phần quan trọng làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm, không thấy được ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong tác phẩm... 19

20 :Khuynh hướng minh họa trong giảng dạy vấn chương: ở khuynh hướng này, người thầy lấy tác phẩm văn chương để minh họa cho những nhận định khái quát về tác giả, về giai đoạn văn học và những vấn đề lý luận văn học. Bài văn bị biến thành một thứ dẫn chứng, tư liệu đơn thuần cho bài giảng lịch sử văn học hay lý luận văn học. Như thế, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương không được cảm nhận một cách đầy đủ; dẫn đến tình trạng nhận thức phiến diện, chủ quan, méo mó về tác phẩm; làm cho giờ giảng văn nghèo nàn, khô khan :Khuynh hướng tách rời ngôn ngữ với văn học: ở khuynh hướng này, người thầy mới chỉ chú tâm đến mặt nội dung tác phẩm mà bỏ quên giá trị nghệ thuật của tác phẩm - trong đó ngôn ngữ là chất liệu hàng đầu. Ta thấy trong giảng văn, mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn học giúp học sinh hiểu toàn diện về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; vì thế, khi phân tích tác phẩm văn chương khổng thể quá nghiêng về nội dung mà bỏ quên đi nghệ thuật; song nếu chú trọng quá mức đến nghệ thuật mà xem nhẹ ý nghĩa nội dung của tác phẩm sẽ rơi vào khuynh hướng hình thức chủ nghĩa; tính văn học và tính ngôn ngữ của tác phẩm vô hình chung bị tách rời. Cũng cần nói thêm ở khuynh hướng này khi khai thác ngôn ngữ trong tác phẩm, người thầy cần khai thác "nghệ thuật ngôn từ" chứ không phải chỉ là ngôn ngữ của tác phẩm, như thế, trò mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp thẩm mĩ, vẻ đẹp văn chương của tác phẩm :Khuynh hướng cung cấp kiến thức có sẵn: ở khuynh hướng này, thầy dùng phần lổn thời gian tiết dạy để cung cấp kiến thức có sẩn cho trò. Đây là loại kiến thức không phải của thầy hay trò phát hiện ra mà là kiến thức có sẩn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, sách hay bài viết nghiên cứu tham khảo. Khuynh hướng này biến học trò thành những cái máy ghi chép, không còn khả năng cảm thụ, sáng tạo và dần trở nên lười biếng, tầm gửi : Khuynh hướng phát huy tính tích cực của học sinh Đây là khuynh hướng thể hiện sự đổi mới về phương pháp giảng dạy văn chương. Thực hiện phương pháp này, thầy đặt ra một hệ thống câu hỏi để vấn đáp suốt giờ học, trò trả lời câu hỏi dưới sự dẫn dắt của thầy. Kết hợp với hệ thống câu hỏi là những phương tiện trực quan, nếu có, giúp học sinh thấy vấn đề rõ hơn. Khuynh hướng này đã thể hiện được khát vọng của thầy 20

21 và trò là muốn thoát khỏi các phương pháp cũ kềm chế khả năng sáng tạo của trò song xét kỹ thì khuynh hướng này vẫn mang tính chất áp đặt của thầy cho trò chứ chưa thật sự xem trò là từng cá thể - chủ thể tiếp nhận tác phẩm văn chương trong giờ học văn chương, vả lại, trong hệ thống câu hỏi mà thầy đặt ra cho trò, nhiều khi thầy bị rơi vào chủ nghĩa hình thức, thầy chỉ chú trọng đến những câu hỏi vụn vặt không khêu gợi suy nghĩ của học sinh, những thao tác, những biện pháp thuần túy hình thức bên ngoài như điệu bộ, cử chỉ, tranh ảnh, thậm chí nhiều khi rất giả tạo nhằm tạo nên một không khí có vẻ sôi nổi cho lớp học nhưng thực chất vẫn là thụ động; học sinh thụ động chịu sự tác động từ bên ngoài (của người thầy) chứ thực chất không cảm, không chiếm lĩnh được tác phẩm Về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương Hiện nay khó có thể xác định một cách chính xác phương pháp nào là phương pháp giảng dạy duy nhất đối với văn chương. Nhìn chung hiện nay, về phương pháp, tồn tại một số phương pháp khác nhau như hệ thống phương pháp truyền thống gồm có giảng (diễn giảng, thuyết trình, giảng thuật), đàm thoại (phát vấn, đặt câu hỏi) và hoạt động độc lập của học sinh (chuẩn bị bài ở nhà); phương pháp nêu vấn đề để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh... Các phương pháp này xuất phát từ một số phương pháp dạy học ở nhà trường Việt Nam từ trước đến nay như: :Các phương phápnhà trường Hán học Nền giáo dục Hán học tồn tại ở nước ta từ thời Bắc thuộc cho đến đầu thế kỷ XX; được xây dựng trên cơ sở những quan điểm triết học và giáo hóa của Khổng Tử, chủ yếu dựa vào hai bộ sách là "Tứ thư" và "Ngũ kinh", với hai phương pháp nổi bật là "phương pháp giảng sách" và "phương pháp bình văn". Phương pháp "giảng sách" là phương pháp có nhiều đặc điểm mà các nhà sư phạm ngày nay có thể kế thừa và phát huy trên cơ sở các thành tựu khoa học hiện đại. Đây là phương pháp chú trọng đến từng cá thể trò, "đánh thức" những năng lực riêng và tài năng bẩm sinh đang tiềm ẩn trong họ. "Phương pháp giảng sách" giảng dạy các bộ "Tứ thư", "Ngũ kinh"; thiên về giảng giải ngữ nghĩa, chú trọng đi tìm "nghĩa lý trong các Kinh Truyện" theo lối học "huấn - hỗ" và "lý học". Mặt tích cực của lối học này là đi tìm "nghĩa lý" Thánh hiền nhằm đào tạo nhân tài có đức hạnh, hữu ích cho đời nhưng hạn chế của nó là tạo lối học "hư văn", "từ chương khoa cử" dẫn đến thiếu sáng tạo, Ỷ lại những gì đã có sẩn. Phương pháp 21

22 "bình văn" là phương pháp dạy cho trò thực hành các kiểu bài văn có tính chất mô phỏng, chế tác theo thể thức, qui cách... của các thể loại văn bản Hán văn kết hợp với việc sử dụng các hình thức phẩm bình, thưởng thức, khen chê để bình chọn và khích lệ trò trong quá trình học tập. Nhìn chung, hai phương pháp trên đến nay vẫn còn được sử dụng ở trường phổ thông tuy mức độ, tính chất khác trước :Các phương pháp ở nhà trường Âu học Nhà trường Âu học xuất hiện ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ 19, là loại nhà trường được tổ chức theo kiểu hiện đại do chính quyền thuộc địa Pháp đặt ra. Phương pháp giảng văn ở nhà trường Au học lúc đó có nguồn gốc trung cổ và do người Pháp đưa vào Việt Nam, các nhà sư phạm Việt Nam mô phỏng theo để mở ra con đường cho phương pháp giảng văn ở nhà trường nước ta. Điểm qua có thể thấy các phương pháp sau: a- Phương pháp Dương Quảng Hàm: cụ Dương Quảng Hàm là người đầu tiên đưa ra phương pháp giảng văn theo kiểu Au học ở nhà trường nước ta (vào năm 1925). Đây là phương pháp phỏng theo lối bình giảng Âu Tây, gồm hai quá trình: a.l: Quá trình chuẩn bị của thầy và trò: - Xem xét chú thích và tra cứu chữ khó, điển tích. - Trả lời câu hỏi của sách giáo khoa về ý tưởng của tác phẩm. - Trả lời câu hỏi của sách giáo khoa về lời văn của tác phẩm. a.2: Quá trình giảng dạy trên lớp của thầy: - Giới thiệu tiểu sử tác giả. - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Giới thiệu xuất xứ, đại ý, bố cục. - Giảng nghĩa về tiếng. - Giảng nghĩa về ý tưởng và văn pháp. - Nhận định giá trị tác phẩm. - Kết luận. 22

23 Đây là mô hình thể hiện cách tiếp cận lịch sử phát sinh của tác phẩm văn chương. Mô hình này trở nến quen thuộc, gắn bó với giáo viên ở nhà trường trung học từ đó đến nay. b- Phương pháp Đặng Thai Mai: Khoảng năm 1950, khi giảng "Chinh phụ ngâm", Đặng Thai Mai đã đưa ra một tiến trình cho bài giảng văn như sau: - Vị trí khúc ngâm. -Đại ý. - Bố cục. - Sự phân phối từ khúc. - Phân tích chi tiết về cấu tứ tài liệu, thế giới quan. - Kết luận. Mô hình bài giảng này cũng có nguồn gốc Ẩu Tây nên chưa có gì mới hơn phương pháp của cụ Dương Quảng Hàm : Phương pháp giảng văn ở Sài Gòn trước năm 1975 Từ những năm 1950 đến 1975 nhóm những nhà giáo và sư phạm ở Sài gòn như Hà Như Chi với "Việt Nam thi văn giảng luận", Phạm Thế Ngũ với "Bài Việt văn kỳ thi tú tài", Phạm Văn Diêu với "Việt Nam văn học giảng bình", Thế Uyên với "Quốc văn" hay sách của các tác giả như GS Nghiêm Toản, nhóm GS Thân Hữu v.v. đã có nhiều sáng tạo trên cơ sở mô hình giảng văn của Dương Quảng Hàm song chủ yếu vẫn là những biến thể của mô hình phương pháp Dương Quảng Hàm. * Nhận xét: Điểm qua một số phương pháp giảng dạy văn chương chủ yếu như trên ta thấy rằng những phương pháp này là loại phương pháp chú trọng sử dụng cách tiếp cận lịch sử - phát sinh. Sử dụng cách tiếp cận này, người ta thường đối chiếu tác phẩm với thời đại đẻ ra nó, từ ý đồ sáng tác của tác giả để tìm giá trị (thường là giá trị hiện thực và nhân đạo), ý nghĩa, quan điểm triết lý, thẩm mỹ.v.v. của tác giả, tác phẩm văn chương. Như vậy, những phương pháp này mới chỉ chú ý nghiên cứu, giảng dạy lịch sử phát sinh của tác phẩm chứ chưa chú ý đến lịch sử tiếp nhận văn học, chưa khai thác được các bình diện khác của tác phẩm văn chương như mối liên hệ giữa tác phẩm với bạn đọc lịch đại và đồng đại, hệ thống cấu trúc của 23

24 tác phẩm... Đồng thời ở những phương pháp này yêu cầu giáo viên khám phá bài văn thật sâu sắc, tự mình rung cảm thật sự để từ đó truyền thụ tới học sinh sao cho hấp dẫn, để học sinh có thể đồng cảm, ghi nhớ và biết làm theo khuôn mẫu cảm thụ, phân tích của thầy. Những cảm nhận, rung động vi tác phẩm của thầy tạo được không khí và tâm thế cảm nhận văn chương cho trò bởi trong giảng dạy văn chương, tạo được không khí văn chương là điều rất cần thiết, nó quyết định phần lớn thành công của giờ giảng văn. Song những phương pháp này dễ rơi vào tình trạng thầy áp đặt cho trò thái độ, cảm nhận của mình mà quên đi vai trò tự nhận thức của học sinh. Ngày nay, ở trường trung học phổ thông vẫn tồn tại phương pháp Dương Quảng Hàm và những biến thể của nó và do áp lực về thi cử, học tập của học sinh (như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài), các phương pháp này ngày càng chú trọng việc nhồi nhét cho học sinh kiến thức có sẩn để thi cử, để đảm bảo hiệu quả giảng dạy chứ chưa thật sự chú tâm đến cá thể - trò. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy, học văn ở trường THPT trước hết phải đổi mới trong quan điểm về đối tượng tiếp nhận tác phẩm văn chương, vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau. sinh :Phương pháp giảng day theo hướng phát huy tính tích cức chủ động của học Để lĩnh hội một cách tích cực, tự lực, sáng tạo những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được và để tạo tiềm năng làm phong phú thêm tri thức đó cần phải có một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương mới đổi khác về mục đích (làm sao để chủ thể học sinh, dưới sự hướng dẫn của thầy, cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm; từ đó tạo được sự tự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực), con đường đạt đến mục đích, do đó, cũng đổi mới về cơ chế hoạt động dạy học, về tiến trình thực hiện giờ học, về phương pháp tiếp cận ở học sinh. Trong hơn hai thập kỷ qua, đặc biệt là từ hơn mười năm trở lại đây, kể từ khi triển khai cải cách giáo dục, việc dạy học văn trong nhà trường đã có những bước chuyển biến tốt hơn. Những người có tâm huyết, các nhà giáo, các giáo sư như GS Phan Trọng Luận, GS Lê Trí Viễn, GS Nguyễn Thanh Hùng, Trương Dĩnh, Trần Thế Phiệt v.v. đã có nhiều trăn trở, nghiên cứu đưa ra phương pháp dạy học văn tích cực, góp phần quan trọng cho việc đổi mới dạy học văn. Một trong những phương pháp được quan tâm là phương pháp dạy học gợi mở, nêu vấn đề. Phương pháp này đã đáp ứng được mục đích đổi mới, phương pháp tiếp cận tác phẩm văn chương của học sinh. Ở phương pháp này, người thầy 24

25 đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, hướng học sinh tích cực, chủ động tự khám phá, cảm thụ tác phẩm, bởi vì "con đường đạt đến hiệu quả tự phát triển là sự vận động tự thân của mỗi chủ thể học sinh". Phương pháp này chủ yếu dùng hệ thống câu hỏi - loại câu hỏi gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới... trong nhận thức của học sinh để tạo điều kiện cho hoạt động song phương giữa thầy và trò, đặc biệt là trong cảm nhận của trò - đối tượng tiếp nhận trực tiếp, về tác phẩm văn chương. Trong quá trình giảng văn, giáo viên phải tạo ra một hệ thống tình huống có vấn đề; bằng hệ thống câu hỏi, kín đáo dẫn dắt trò vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm bằng các tình huống có vấn đề đó, giúp trò giải quyết được mâu thuẫn trong các tình huống có vấn đề để từ đó trò có thể rút ra những kết luận về giá trị của tác phẩm. Để thực hiện phương pháp này, giáo viên có thể sử dụng những phương pháp giảng dạy của bộ môn như: đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu, tái tạo, so sánh, giảng bình... Tóm lại, hiện nay phương pháp dạy học nêu vấn đề đang được xem là một trong số những phương pháp tích cực, phục vụ khá tốt cho việc đổi mới dạy, học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông bởi phương pháp này phát huy được khả năng tự nhận thức, cảm nhận, sáng tạo của học sinh; khắc phục được lối dạy, học theo kiểu từ chương của nền giáo dục Hán học và khắc phục được những hạn chế về khả năng sáng tạo của học sinh trong lối giáo dục theo kiểu trung cổ nói trên. Tuy nhiên, từ góc độ của một giáo viên trực tiếp giảng dạy, từ thực trạng hiện nay của việc dạy và học, chúng tôi thấy rằng để thực hiện đúng và có hiệu quả phương pháp này không phải là điều dễ đối với giáo viên văn bởi họ còn bị lệ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan như: thời gian cho một bài giảng, phân phối chương trình, nội dung và thể thức thi cử, áp lực về hiệu quả giảng dạy, cập nhật và nâng cao trình độ, tâm lý học bộ môn và đầu tư cho bộ môn của học sinh.v.v. Hơn nữa, việc vận dụng phương pháp dạy học là linh hoạt, không nên cứng nhắc, độc tôn một phương pháp mà nên vận dụng các phương pháp, tạo thành một hệ thống phương pháp dạy học hỗ trợ nhau, đan xen vào nhau. Không thể xóa bỏ hay lên án một khuôn mẫu xơ cứng để thay thế vào đó một khuôn mẫu khác, cho dù nó được xem là mới. Trong một lớp học, trình độ của học sinh không đồng đều, vì vậy, giáo viên phải biết vận dụng hợp lý các phương pháp giảng dạy để giờ dạy văn thực sự tạo được không khí cảm xúc, đồng cảm, cộng hưởng giữa nhà văn - giáo viên -học sinh. Đây chính là mục tiêu của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương. 25

26 Nhận xét tổng quát Hiện nay, sau chặng đường cải cách giáo dục, phương pháp dạy học văn phải thay đổi để phù hợp với mục đích, nội dung dạy, học văn theo hướng đổi mới. Tiếp thu tinh thần của các công trình, các bài viết như "Phương pháp dạy học văn" (Phan Trọng Luận chủ biên), "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông" (Phan Trọng Luận chủ biên), "Hiểu văn dạy văn" (Nguyễn Thanh Hùng), "Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT" (Nguyễn Đức An), "Phương pháp dạy học văn chương theo hướng tích cực - hiện đại ở nhà trường THPT" (Trịnh Xuân Vũ)... có thể thấy điểm mấu chốt của việc vận dụng những phương pháp dạy học văn mới là quan điểm về vai trò chủ thể của học sinh trong tiếp nhận tác phẩm văn chương. Mục đích cao nhất của giờ dạy tác phẩm văn chương bây giờ là làm sao để chủ thể học sinh, dưới sự hướng dẫn của thầy, cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh được tác phẩm. Học sinh vừa tìm hiểu tác phẩm, vừa được giáo viên hướng dẫn; giáo viên không cảm thụ hộ mà là người tổ chức chúng ta đã không coi trọng đúng mức vai trò chủ thể của học sinh, chúng ta coi học sinh chủ yếu như một khách thể, một đối tượng thụ động chịu sự tác động của giáo viên; mối quan hệ giữa tác phẩm và thầy trò là quan hệ đơn phương: giáo viên - tác phẩm, giáo viên - học sinh, tác phẩm - học sinh. Theo quan điểm của phương pháp dạy học văn mới: học sinh giữ vị trí chủ thể trực tiếp tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm cũng như giáo viên; giáo viên đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, gợi mở vấn đề cho học sinh; mối quan hệ bây giờ là quan hệ đa phương: tác phẩm - học sinh - giáo viên đan kết vào nhau. Giáo viên sử dụng các biện pháp, phương tiện cụ thể để thực hiện bài giảng song các biện pháp, phương tiện đó phải tạo được sự hoạt động và phát triển bên trong của học sinh, giúp học sinh tư duy, khám phá, tiếp nhận, sáng tạo kiến thức, khơi dậy trí tuệ của học sinh để khắc phục những hạn chế của những phương pháp giảng dạy cũ chưa đạt được. Tuy nhiên, coi học sinh là trung tâm trong dạy học ở nhà trường tuyệt đối không được coi nhẹ, hạ thấp vai trò của giáo viên bởi giáo viên là người quyết định toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo của học sinh trong giờ học, là người dẫn dắt tạo không khí văn chương cho lớp học; và như vậy, lao động của người thầy càng phức tạp và tinh vi hơn, tài năng và nghệ thuật sư phạm của người thầy càng phải cao hơn. Để thực hiện quá trình giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp và biện pháp sau: a: Đọc diễn cảm 26

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần: - Phần 1: Đọc - hiểu văn bản:

Chi tiết hơn

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT Chuyên Hưng Yên 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần

Chi tiết hơn

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc Dùng Kính Hiển Vi Soi Rọi Tìm Nguồn GốcVăn Hóa Dân Tộc Việt Nam Trong Tứ Thư Ngũ Kinh Phải chăng muốn tìm về văn hóa Việt nếu bỏ Nho giáo (Tứ Thư Ngũ Kinh) thì chúng ta chỉ tìm thấy ngọn chứ chưa đến gốc

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook 8 GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 8-8-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệt tình và hứng thú của họ đối với hiện tượng tự nhiên,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn Author : vanmau 1. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập -Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một

Chi tiết hơn

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017 BỘ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ĐỀ SỐ 1 PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2015-2016 Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Câu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc KHÓA LỄ BÁT NHÃ (Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng, cầm hương ngay trán, niệm bài cúng hương) CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT Nguyện thử diệu hương vân, Biến mãn thập phương giới. Cúng dường nhất thiết Phật,

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook :   Tham gia cộn Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm tất cả giới nguyện Bồ Đề Tâm còn vi phạm một giới nguyện

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về lối sống đẹp - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về lối sống đẹp - Bài làm 1 Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BỐN Hàng thứ ba trang thứ nhất

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Tổ chức Thế Giới của Phong trào Hướng Đạo. ĐƯỜNG LỐI Tư liệu này là một yếu tố thực hiện đường lối. Văn phòng

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

Các hình thức nhập thế của đạo Phật

Các hình thức nhập thế của đạo Phật 1 Các hình thức nhập thế của đạo Phật Khải Tuệ Tôn giáo trong ý nghĩa cơ bản nhất nó được sinh ra từ nhu cầu tâm linh của con người. Nói cách khác, chỉ khi nào con người cần một nơi để hướng tâm linh về

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Công tác Dịch thuật: Tháng 6 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000 Hiệu đính: Tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 In lần thứ nhất 650 bản tại

Chi tiết hơn

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Author : vanmau Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 4 NHỮNG MA CHƯỚNG VÀ TRỞ LỰC CỦA THIỀN ĐỊNH Trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy vẫn thường nhấn mạnh đến những trở lực có nguy cơ phương hại cho hành trình tu tập mà gần như không một ai chẳng

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. I Phê-rô 4:10 I: Ý nghĩa

Chi tiết hơn

Niệm Phật Tông Yếu

Niệm Phật Tông Yếu Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng danh hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng xưng danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn-cơ để tu những pháp môn

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-learning năm học Bài g

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-learning năm học Bài g SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-learning năm học 2016 2017 ------------------ Bài giảng e-learning: BÀI : AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kim Cang thừa tam muội da giới đệ tử Hoàng Niệm Tổ KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC (TẬP 4) Dịch Việt ngữ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa 1 Dịch theo bản in lần

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BA Xin mở cuốn Hạ của bộ Kinh,

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Author : Hà Anh Đề bài: Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Bài làm Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Thời tiền Đường, Sa Môn Thích Đạo Tuyên ở núi Thái Nhất; Chung Nam soạn thuật. LỜI TỰA Triều Đại tiền Đường có được thiên hạ gần 40 năm, thuần phong dượm hợp;

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

Microsoft Word - TT_ doc

Microsoft Word - TT_ doc Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay / Ninh Thị Thu Hằng Luận văn này 115 trang, gồm mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung là: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự Chương

Chi tiết hơn

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, nhà nước đang khuyến khích giáo viên, học sinh học vào ứng dụng công nghệ thông tin

Chi tiết hơn

1

1 1 THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Thân gửi cán bộ công nhân viên Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) được thành lập và chính thức đi vào hoạt

Chi tiết hơn

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn Author : vanmau cây và Uống nước nhớ nguồn Bài làm 1 Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản

Chi tiết hơn

thacmacveTL_2019MAY06_mon

thacmacveTL_2019MAY06_mon Trang Tôn giáo Chủ đề: Thánh Lễ Công giáo Tác giả: LM Giu-se Vũ Thái Hòa 40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ Lời tựa: Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của Thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ

Chi tiết hơn

J

J J. KRISHNAMURTI BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT On living and Dying Lời dịch: Ông Không [www.jkrishnamurtiongkhong.com] Tháng 3-2009 2 3 C hết phải là cái gì đó lạ thường, giống như sống. Đau khổ, phiền muộn, buồn

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 DIỄN NGÔN NHÂN VẬT TRONG NHÓM TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP SV: Phan Thị Điệp Khoa Khoa học xã h

Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 DIỄN NGÔN NHÂN VẬT TRONG NHÓM TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP SV: Phan Thị Điệp Khoa Khoa học xã h DIỄN NGÔN NHÂN VẬT TRONG NHÓM TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP SV: Phan Thị Điệp Khoa Khoa học xã hội và nhân văn Là một nhà văn gây nhiều tranh cãi trên văn đàn, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như một

Chi tiết hơn

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

CẢI CÁCH GIÁO DỤC CẢI CÁCH GIÁO DỤC Tìm hướng giải quyết cho việc cải cách giáo dục trong cơ chế thị trường Nguyễn-Đăng Hưng, Giáo sư trưởng, trường ĐH Liège, Bỉ, E-mail: H.NguyenDang@ulg.ac.be Chủ nhiệm các chương trình

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach Các bạn

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Author : vanmau Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên Mở bài: Hướng dẫn Bài thơ Tiếng hát con tàu in trong tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960)

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ PHAN QUỲNH TRANG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ LIÊN TƢỞNG VÀ TƢ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA BA TẬP DI CẢO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc ĐỀ NGHỊ MỘT NỀN GIÁO DỤC KIẾN THIẾT TOÀN DIỆN CON NGƯỜI (Viết theo cuốn thiết giáo của nhà cách mạng Lý Đông A) Trước khi trình bày một nến giáo dục kiến thiết toàn diện con người, xin nói sơ lược về nền

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : Ngân Bình Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Hướng dẫn Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ có tâm hồn trong sáng, cao thượng. Những bài thơ của bà thường rất đằm

Chi tiết hơn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG M Lời mở đầu ột thập kỉ đi qua chưa thể coi là một hành trình dài trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Nhưng với trường THPT Long Trường, 10 năm đầu tiên trong

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu như không thể tính đếm vì Ái là cội nguồn của sinh

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ Những bài văn hay phân tích bài viết Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi - Để học tốt môn Văn lớp 9. Đề bài: Phân tích bài "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi. *** Văn mẫu hay nhất phân tích

Chi tiết hơn

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : Kẹo ngọt Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài làm 1 Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1766 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH  THUYẾT  VÔ  CẤU  XỨNG KINH THUYẾT VÔ CẤU XƯNG Hán dịch: Ðại Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh. --- o0o --- Quyển thứ nhất. 1- PHẨM

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word - Ban  tom tat.doc VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --- --- THÁI PHAN VÀNG ANH NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyện ngành : Lý luận văn học Mã số : 62.22.32.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI TU PHÁP MÔN NÀO? NHÀ XUÂT BẢN TÔN GIÁO Trưỡng Lão Thích Thông Lạc Đức Phật thiền định bên bờ sông Ni Liên 2 Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn nào? LỜI NÓI ĐẦU

Chi tiết hơn

I

I ĐỀ CƢƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015) I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƢỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh ra đời

Chi tiết hơn

NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Em

NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Em Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Email: vuhuytoan@conincomi.vn Vì sao trong suốt nhiều thế kỷ qua, bao nhiều nhà bác học xuất chúng, tài ba, lỗi lạc mà vẫn để cho vật lý

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về Nguyễn Du Thuyết minh về Nguyễn Du Author : binhtn Thuyết minh về Nguyễn Du - Bài số 1 Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

Phần mở đầu

Phần mở đầu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thu Sương TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

Chi tiết hơn