BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔ

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔ"

Bản ghi

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2012

2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh 2012

3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn đến phòng Sau Đại học, quý thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, những người thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian qua và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu giúp tôi có nền tảng kiến thức để thực hiện luận văn này. Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Sâm vì sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy trong suốt quá trình tôi tiến hành nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường PTTH Phan Huy Ích đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học. Lời cám ơn cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè, nguồn động viên, chỗ dựa tinh thần đã giúp tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi đến tất cả lời cám ơn chân thành. TP. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 9 năm Người viết luận văn Nguyễn Thị Tú Anh Lớp Cao học Ngôn ngữ học khoá 21

4 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đóng góp của luận văn Cấu trúc của luận văn Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan Hàm ngôn và hiển ngôn Hàm ngôn và tiền giả định Hàm ngôn và suy ý Phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn Phân loại hàm ngôn Cơ chế tạo hàm ngôn Đặc trưng văn hóa tâm lý xã hội và việc tạo hàm ngôn Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp Đặc trưng sông nước Mục đích dùng hàm ngôn Tăng sức hấp dẫn thuyết phục cho lời nói Khiêm tốn, lịch sự Không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe Châm biếm Không chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động ngôn từ... 44

5 Ít lời nhiều ý Truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Truyện ngắn Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Tiểu kết Chương 2. MỘT SỐ CƠ CHẾ TẠO HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Cơ sở nhận diện hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Dùng thực từ Dùng hư từ Dùng tiền giả định Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất Vi phạm quy tắc lập luận Vi phạm phương châm hội thoại Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp Dùng câu chất vấn Dùng từ ngữ không tương thích Dùng từ sai lệch ngữ nghĩa Dùng thành ngữ, tục ngữ Dùng từ đồng âm So sánh Nói giảm, nói tránh Tiểu kết Chương 3. CHỨC NĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Chức năng hàm ngôn Mỉa mai Khuyên... 94

6 Cấm đoán Phản đối Trách móc Gợi ý Nịnh bợ Chửi Hối hận Né tránh Tác dụng của hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Thể hiện tư tưởng của nhà văn Thể hiện những vấn nạn xã hội Lời cảnh tỉnh con người từ mặt trái xã hội Nhận xét về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Hàm ngôn trong lời kể Hàm ngôn trong lời thoại Hàm ngôn trong tiêu đề Nhận xét khái quát phong cách Nguyễn Huy Thiệp qua việc sử dụng hàm ngôn Ngôn ngữ ngắn gọn, cô đúc Giọng điệu lạnh lùng Tiểu kết KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998) Bảng 1.2. Lược đồ về sự lưỡng phân của Oswald Ducrot Bảng 1.3. Sơ đồ quan hệ giữa các Nghĩa đầy đủ của một phát ngôn theo Nguyễn Đức Dân Bảng 1.4. Sơ đồ tổng quát các kiểu nghĩa hàm ẩn của Đỗ Hữu Châu Bảng 1.5. Sơ đồ phân loại tổng quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp Bảng 1.6. Sơ đồ khái quát nghĩa của lời của Hoàng Phê Bảng 1.7. Sơ đồ tổng quát về nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn theo Cao Xuân Hạo Bảng 2.1. Thống kê các cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Bảng 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Biểu đồ 2.1. Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Biểu đồ 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

8 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nói thẳng, nói trắng, nói toạc móng heo những suy nghĩ của mình. Vì vậy, nói thế nào để diễn đạt được nội dung muốn nói mà không làm người nghe phật lòng, nói thế nào để không đụng chạm đến người khác, tức là nói thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, quả nhiên, không phải là một vấn đề đơn giản. Do đó, để tránh cách nói thẳng vào sự thật, chúng ta thường thực hiện hành vi giao tiếp hàm ẩn của mình thông qua lối nói gián tiếp. Cách nói này được gọi là hàm ngôn. Do không được nói ra trực tiếp nên để nhận ra và hiểu đúng hàm ý của người nói/người viết, người nghe/người đọc cần phải suy luận. Vì vậy, biết sử dụng hàm ngôn đúng nơi, đúng lúc sẽ có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho lời nói và cho văn bản. Bên cạnh đó, bằng cách nào lí giải được hàm ngôn của người nói/người viết sẽ giúp chúng ta hiểu được sâu sắc vấn đề và giúp giao tiếp thành công. Hàm ngôn được thể hiện rất nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và đặc biệt trong văn chương nghệ thuật. Các nhà văn thường thể hiện những điều muốn nói trong tác phẩm của mình với kiểu ít lời nhiều ý. Muốn hiểu, muốn nắm bắt được những hàm ngôn phức tạp, sâu sắc trong tác phẩm văn học nghệ thuật hiển nhiên phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ và rèn luyện tư duy nghệ thuật. Xa hơn, muốn hiểu được ngôn ngữ phải đặt nó vào trong tác phẩm văn học, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Hai vấn đề này đi đôi với nhau, gắn chặt nhau.một nhà văn thành công là ở chỗ biết cách sử dụng ngôn ngữ nói ít nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa tức là cách thể hiện ý hàm ngôn, ngầm ẩn, nói mà như không nói. Trong quá trình tìm hiểu về hàm ngôn và tác phẩm, chúng tôi nhận thấy nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn đã thể hiện được những điều ngầm ẩn như thế trong tác phẩm của mình. Truyện ngắn của ông sử dụng rất nhiều yếu tố hàm ngôn, chính với lối viết bóng gió, tá cổ luận kim (mượn xưa để nói nay) mà văn chương của ông có sức hàm chứa rất lớn. Có thể nói, trong nền văn học

9 2 Việt Nam từ xưa đến nay, ít có nhà văn nào vừa mới xuất hiện đã được dư luận trong và ngoài nước quan tâm như Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn của ông thường đề cập đến nhiều mặt trái của xã hội hiện đại, đặc biệt là những vấn đề về đạo đức. Tác phẩm của ông đã gây ra những phản ứng trái ngược trong giới phê bình văn học cũng như độc giả. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cách hiểu, nhiều cách cảm nhận. Và đặc biệt hơn, truyện của ông rất khó lí giải, nếu chỉ đọc qua chắc chắn sẽ không thể nhận ra ông định nói gì, thế nhưng càng đọc kỹ càng phát hiện thấy nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn và hàm ý sâu xa. Có được sự thành công như vậy là vì Nguyễn Huy Thiệp rất có tài trong việc sử dụng ngôn từ. Có thể ghi nhận với tác phẩm của ông, bề mặt ngôn ngữ thì có vẻ dễ hiểu, rõ ràng nhưng lại ẩn chứa rất nhiều vấn đề ở bề sâu. Nghiên cứu về hàm ngôn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận chính xác hơn về tác phẩm của ông nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung. Hơn nữa, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ra đời trong bối cảnh đất nước vừa trải qua một thời kỳ dài sống trong khói lửa chiến tranh, đất nước vừa thống nhất, xã hội vừa bước vào giai đoạn đổi mới. Việc nói thẳng vào những vấn đề hiện thực, đặc biệt là về thế thái nhân tình quả thực không đơn giản một chút nào. Trong khi, mọi người đang e dè không dám nhìn thẳng, nói thẳng vào hiện thực, thì với cách nói hàm ngôn này đã giúp Nguyễn Huy Thiệp chuyển tải được rất nhiều vấn đề gai góc trong cuộc sống. Mặc dù không xuất hiện trên bề mặt câu chữ nhưng nghĩa hàm ngôn nhiều khi đóng vai trò rất quan trọng, nếu chưa hiểu được nghĩa hàm ngôn của một câu nói thì coi như chưa hiểu được câu nói đó. Vì vậy, việc tìm hiểu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta hiểu được những tầng nghĩa khác nhau trong tác phẩm của ông một cách sâu sắc. Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề lý thú nhưng cũng là vấn đề rất phức tạp và trải dài trên nhiều bình diện,

10 3 nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có tham vọng lý giải tất cả các chức năng hàm ngôn và cơ chế tạo hàm ngôn mà chỉ đi vào tìm hiểu những chức năng và cơ chế tạo hàm ngôn phổ biến nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 2. Lịch sử vấn đề 2.1.Hàm ngôn Khái niệm hàm ngôn ban đầu được nêu ra trong triết học, sau đó là trong ngôn ngữ học. Và nó là lĩnh vực của những thông tin ngầm ẩn, có nhiều hướng nghiên cứu về lĩnh vực này như: ngữ nghĩa học, logic học, ngữ dụng học. Có thể nói Oswald Ducrot và Paul Grice là những người đầu tiên khám phá ra vấn đề hàm ngôn trong ngôn ngữ. Hàm ngôn theo hướng dụng học của Paul Grice (1967) về cơ bản dựa trên hai căn cứ là ý nghĩa của người nói và nguyên tắc cộng tác. Công lao lớn nhất của Paul Grice là đã đưa ra Nguyên tắc cộng tác hội thoại và phân loại ý nghĩa hàm ẩn. Nguyên tắc cộng tác hội thoại có nghĩa là khi tham gia hội thoại chúng ta có những quy định chung mà ai cũng phải tuân thủ. Còn ý nghĩa thông báo của người nói được hiểu là ý định hay nội dung giao tiếp mà người nói muốn chuyển tải qua phát ngôn. Và đặc biệt, tác giả đã chi tiết hóa nguyên tắc cộng tác thành bốn nguyên tắc bậc dưới gọi là phương châm như: lượng, chất, quan hệ, cách thức và đã phân chia ý nghĩa hàm ẩn thành hai loại là: hàm ẩn quy ước (hàm ẩn từ vựng) và hàm ẩn hội thoại. Và cũng theo Paul Grice, ý nghĩa hàm ẩn thuộc đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học chỉ là những ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (non natural meaning) tức là ý nghĩa hàm ẩn phải nằm trong ý định của người nói và những ý định đó phải được người nghe nhận biết. Còn những ý nghĩa không nằm trong ý định của người nói được Paul Grice cho là ý nghĩa tự nhiên (natural meaning) và không được tác giả cho là ý nghĩa hàm ẩn. Nhưng trong thực tế giao tiếp, chúng ta rất khó để nhận biết được đâu là hàm ẩn do cố ý hay không cố ý của người nói. Vì vậy, cách phân biệt ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên như trên của Paul Grice rất khó để nhận diện ý nghĩa hàm ngôn. Nhưng với Nguyên tắc cộng tác hội

11 4 thoại mà tác giả đưa ra có tác dụng rất lớn cho việc nghiên cứu về hàm ngôn trong ngôn ngữ theo hướng dụng học. Đó là những cơ sở đầu tiên tạo tiền đề quan trọng cho các nhà ngôn ngữ đi sâu nghiên cứu vấn đề này sau đó, đúng như nhận xét của Đỗ Hữu Châu: Dựa vào nguyên tắc cộng tác hội thoại của mình mà Grice đã vạch ra những nét đầu tiên cho lý thuyết về ý nghĩa hàm ẩn. Những nét đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng. Đến nay, bất kỳ tác giả nào nói đến ý nghĩa hàm ẩn đều không thể không nói đến Grice. [11b, tr.381] Oswald Ducrot (1972) - một nhà ngôn ngữ học hiện đại, người có nhiều công trình liên quan đến vấn đề hiển ngôn, hàm ngôn đã cho rằng nghĩa phát ngôn có hiển ngôn (explicite) và hàm ngôn (implicite).theo ông, hàm ngôn có tiền giả định (presupposition) và ẩn ý (sous entendu). Nhìn chung, cả Oswald Ducrot và Paul Grice đều nhấn mạnh quan hệ mật thiết giữa hiển ngôn với hàm ngôn. Tiếp thu những quan niệm đi trước về hàm ngôn, John Lyons (1994) cho ra đời công trình Ngữ nghĩa học dẫn luận. Cũng đồng ý với quan niệm của Paul Grice khi bàn về hàm ngôn, tác giả chia hàm ngôn thành hai loại: hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại. Nhưng ở phần hàm ngôn quy ước, ông đã mở rộng thêm một số trường hợp so với quan niệm của Paul Grice. Thứ nhất, John Lyons cho rằng sự phân biệt giữa cái nói ra và cái được hàm ý theo quy ước không phải bao giờ cũng rõ ràng. Quan trọng hơn, nó cho thấy cách thức mà các phương tiện từ vựng và ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể có thể được điều chỉnh và khai thác để mệnh đề hóa những gì về bản chất không thuộc mệnh đề [55, tr.285]. Thứ hai, ngoài ví dụ therefore về hàm ngôn quy ước như của Paul Grice, ông còn bổ sung thêm một số trường hợp như liên từ however, moreover, nevertheless, yet và một số tiểu từ tình thái như even, well, hoặc just Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng có nhiều hơn những phương tiện từ vựng và ngữ pháp so với những gì mà Paul Grice cho là hàm ngôn quy ước có thể được người nói dùng để ngầm biểu hiện một cách quy ước một điều gì đấy vượt ra ngoài và đằng sau điều họ nói ra trên thực tế [55, tr.287]. Thứ ba, theo John Lyons những khác biệt về xã hội và nghĩa hiển lộ trong số những biểu

12 5 thức đồng nghĩa về nghĩa miêu tả cũng có thể được xếp vào phạm vi của hàm ngôn quy ước [55, tr.287]. Về hàm ngôn hội thoại, ông cho rằng bốn tiểu nguyên lí của Paul Grice có thể được điều chỉnh và giảm bớt về số lượng tùy theo ngữ cảnh, văn hóa xã hội của từng dân tộc. Như vậy, có thể thấy rằng với những đánh giá và bổ sung của John Lyons về hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại ở các trường hợp trên đã mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu về hàm ngôn trong ngôn ngữ. Năm (1996), George Yule cho ra đời công trình Dụng học - Một số dẫn luận Nghiên cứu Ngôn ngữ. Trong công trình này, tác giả cũng dựa trên nền tảng nguyên tắc cộng tác của Paul Grice và cho rằng: hàm ý là hiện tượng cái được thông báo nhiều hơn cái được nói ra và để hiểu được hàm ý thì phải thừa nhận có một nguyên tắc cộng tác cơ bản nào đó đang được hoạt động. [32, tr.76] Cũng như Paul Grice và John Lyons, tác giả chia hàm ý thành hai loại là hàm ý hội thoại và hàm ý quy ước. Trong hàm ý hội thoại có hàm ý hội thoại dùng chung và hàm ý hội thoại dùng riêng. Điểm mới của George Yule là đã chỉ ra được đặc tính của hàm ý hội thoại là có thể giải đoán được, cản ngăn được, hủy được và tăng cường được [32, tr.92]. Còn hàm ý quy ước lại không đặt cơ sở trên nguyên tắc cộng tác hoặc các phương châm như hàm ý hội thoại. Theo George Yule, hàm ý quy ước không thể xuất hiện trong hội thoại và chúng cũng không lệ thuộc vào các ngữ cảnh riêng biệt khi cần giải thích chúng. Tác giả quan niệm khái niệm hàm ý là một trong những khái niệm trung tâm của dụng học. Một hàm ý chắc chắn là một ví dụ nghiêm chỉnh cho hiện tượng cái được thông báo là nhiều hơn cái được nói ra [32, tr.94]. Ở Việt Nam, vấn đề hàm ngôn bắt đầu được nghiên cứu khoảng những năm 80 của thế kỷ XX. Nhiều nhà Việt ngữ tiêu biểu như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê, Cao Xuân Hạo, đã giới thiệu các lý thuyết của Oswald Ducrot, Paul Grice và đã có những đóng góp trên địa hạt này. Các tác giả đã vạch ra mối quan hệ, cơ chế hình thành hàm ngôn trên cứ liệu tiếng Việt.

13 6 Có thể nói, ở Việt Nam, Hoàng Phê là người đi tiên phong nghiên cứu về vấn đề hàm ngôn theo hướng ngữ nghĩa với các bài Ngữ nghĩa của lời (1981), Tiền giả định và hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của từ (1982), và Ý nghĩa hàm ngôn trong lời nói (1988). Theo tác giả, chính sự thống nhất giữa nghĩa và ý làm thành toàn bộ ý nghĩa của lời hoặc phát ngôn. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra nghĩa gồm có nghĩa chính thức và hàm nghĩa, còn ý thì có ý chính thức và hàm ý nhưng giữa các yếu tố này không nhất thiết có sự tương ứng. Không đồng nhất với khái niệm implicature (hàm ngôn cách dịch của Hoàng Phê), implicate (suy ý cách dịch của Hoàng Phê) của Paul Grice, tác giả cho rằng có thể dựa vào sự khác nhau của suy ý để phân ra hàm ngôn có hai lớp khác nhau là hàm ý và ngụ ý. Hàm ý là phần nội dung hàm ngôn có thể suy ý trực tiếp và không khó khăn, vì không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ huống, độ tin cậy của suy ý vì thế tương đối cao; còn ngụ ý là nội dung hàm ngôn thường phụ thuộc nhiều vào ngữ huống và phải suy ý gián tiếp, độ tin cậy của suy ý không cao [75, tr.51]. Tóm lại, theo Hoàng Phê cấu trúc ngữ nghĩa của lời là một cấu trúc gồm nhiều tầng như: tiền giả định, hiển ngôn, hàm ngôn; trong hàm ngôn có hàm ý và ngụ ý (ẩn ý). Ngụ ý nằm ở lớp sâu nhất trong cấu trúc ngữ nghĩa của lời và phụ thuộc ngữ huống, còn hàm ý cùng với hiển ngôn và tiền giả định thì không phụ thuộc vào ngữ huống. Như vậy, theo tác giả, có nghĩa là hàm ý không phải là hàm ngôn mà hàm ý nằm trong hàm ngôn, còn hàm ngôn thì bao hàm cả hàm ý và ngụ ý. Ngụ ý mới chính là cái có ẩn ý; ngược lại, hàm ngôn và hàm hàm ý thì có hoặc không tuỳ theo ngữ huống. Cũng tìm hiểu hàm ngôn theo hướng ngữ nghĩa học như Hoàng Phê, Hồ Lê (1996) đã đề cập đến vấn đề ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn ở công trình Quy luật ngôn ngữ - quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao. Tác giả đã phân ý nghĩa hàm ẩn thành bốn loại là ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống, ý nghĩa hàm ẩn ngôn từ, ý nghĩa hàm ẩn tự do và ý nghĩa hàm ẩn dự cảm. Ngoài ra, ý nghĩa hàm ẩn được ông phân tích ra thành hàm nghĩa và hàm ý. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lên những phương thức tổng quát về các phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn.[60, tr.58]

14 7 Theo hướng của Paul Grice, nhưng nhìn nhận một cách tổng quát và đi sâu cụ thể về hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại trong tiếng Việt, phải kể đến Đỗ Hữu Châu (1993) với Đại cương ngôn ngữ học. Trong công trình này, ở chương Dụng học, tác giả đã dựa trên ý nghĩa không tự nhiên của Paul Grice để đi sâu nghiên cứu những vấn đề như: phân loại các ý nghĩa hàm ẩn, các phương thức thực hiện ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn; bản chất các cơ chế suy ý đi từ ý nghĩa tường minh đến ý nghĩa hàm ẩn. Dựa vào bản chất, Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên đã phân ra ý nghĩa hàm ẩn gồm có hàm ngôn và tiền giả định. Hàm ngôn thì có hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn ngữ dụng học còn trong tiền giả định thì có tiền giả định nghĩa học và tiền giả định ngữ dụng học. Dựa vào chức năng của ý nghĩa hàm ẩn trong diễn ngôn, tác giả phân ý nghĩa hàm ẩn thành ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên như Paul Grice. Một điểm mới đặc biệt đáng quan tâm trong quan niệm của Đỗ Hữu Châu so với quan điểm của Paul Grice về ý nghĩa hàm ẩn là ở chỗ: theo quan điểm của Paul Grice không chấp nhận các ý nghĩa hàm ẩn vô tình, ngẫu nhiên, không nằm trong ý định của người nói và loại bỏ những trường hợp hàm ẩn do sự rút gọn chủ ngữ, vị ngữ trong phát ngôn mà có. Đối với Đỗ Hữu Châu, tất cả những trường hợp này cũng là ý nghĩa hàm ẩn. Tác giả còn cho rằng để tạo ra nghĩa hàm ẩn ngữ dụng cho phát ngôn phải dựa vào các quy tắc, cơ chế ngữ dụng học như: chiếu vật và chỉ xuất, các hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại; còn cơ sở để tạo ra các nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa phải dựa vào các topos (lẽ thường). Vì vậy, để có thể giải thích được các nghĩa hàm ẩn thì phải hiểu được những quy tắc và cơ chế trên. Trên cơ sở những phân tích về ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn và tiền giả định, tác giả đi sâu phân tích quan hệ giữa tiền giả định và hàm ngôn rồi tiến hành phân loại hàm ngôn và tiền giả định. Về mối quan hệ giữa tiền giả định với hàm ngôn, tác giả quan niệm cả hai đều nằm trong một phạm trù là phạm trù hàm ẩn. Quan niệm này được nhiều người đồng tình nhất.trongluận văn, người viết sẽ theo quan niệm này và xem việc vi phạm những quy tắc và cơ chế trên là những cách thức tạo hàm ngôn rất hiệu quả của chiến lược giao tiếp.

15 8 Có thể nói rằng: vấn đề hàm ngôn trong tiếng Việt dưới góc độ dụng học thì phải đến Đỗ Hữu Châu mới thực sự được nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống. Những đóng góp của tác giả trong việc nghiên cứu về hàm ngôn đã giúp người nghiên cứu có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh về ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn, và tiền giả định một cách rõ ràng hơn. Cao Xuân Hạo (1997) với công trình Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng cho việc nghiên cứu về hàm ngôn trong tiếng Việt. Trong công trình này, tác giả dành hẳn một phần quan trọng để trình bày về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn trong phần ngữ nghĩa. Ông chỉ ra rằng nghĩa hàm ẩn nhiều khi có vai trò quan trọng hơn nghĩa hiển ngôn vì nó thông báo cho người nghe nhiều điều không có trong nghĩa nguyên văn. Cũng theo tác giả, đặc biệt các văn bản có tính nghệ thuật (truyện, thơ) chính là nơi phát huy nhiều tác dụng nhất của các thứ nghĩa hàm ẩn. Ông cho rằng trong một thông báo, ngoài nghĩa hiển ngôn là cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ bằng từ ngữ, còn có nghĩa hàm ẩn tức những điều thông báo cho người nghe nhưng không có trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ. Một điểm mới trong quan niệm của Cao Xuân Hạo (giống Đỗ Hữu Châu) là chấp nhận các ý nghĩa hàm ẩn vô tình, ngẫu nhiên, không nằm trong ý định của người nói đều là ẩn ý. Đây là quan điểm phù hợp bởi vì trong giao tiếp không thể biết được hàm ngôn nào là chủ đích, hàm ngôn nào là không chủ đích. Ngoài ra, tác giả còn là người đầu tiên đi sâu phân tích sự thể hiện của tiền giả định và hàm ý trong ngôn ngữ như: tiền giả định trong câu, tiền giả định trong từ; hàm ý của từ, hàm ý của câu và của phát ngôn. Đặc biệt, ông còn miêu tả, phân tích tỉ mỉ tiền giả định và hàm ý của một số vị từ tình thái trong tiếng Việt. Đây là sự sáng tạo có tính đột phá và cũng chính là những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu về vấn đề hàm ngôn trong tiếng Việt nói riêng và hàm ngôn trong ngôn ngữ học nói chung. Cũng theo hướng nghiên cứu trên, Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (chủ biên) (1998) trong công trình Ngữ pháp chức

16 9 năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt đã đề cập đến vấn đề hiển ngôn và hàm ngôn. Các tác giả này cho rằng ngoài hiển ngôn, trong câu còn có hàm ngôn. Hàm ngôn là những ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên văn. Nếu ý suy ra vẫn còn diễn đạt được bằng ít nhiều chữ nghĩa trong nguyên văn thì đó là hàm nghĩa cái ý ẩn kín đằng sau nguyên văn, không hề được diễn ra bằng lời ấy gọi là ẩn ý [82, tr ]. Bên cạnh đó, các tác giả còn phân biệt hiển ngôn gồm có tiền giả định và hiển nghĩa, còn hàm ngôn thì bao gồm hàm nghĩa và ẩn ý. Như vậy, ở công trình này có sự khác biệt trong quan niệm so với công trình trước của Cao Xuân Hạo: Ở công trình trước (1997), Cao Xuân Hạo cho rằng ý nghĩa hàm ẩn gồm tiền giả định và hàm ý (giống như quan niệm của Đỗ Hữu Châu), nhưng ở công trình sau (1998), các tác giả lại quan niệm: hiển ngôn gồm tiền giả định và hiển nghĩa. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu trước đó của các nhà ngôn ngữ trên thế giới và trong nước, Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong Dụng học Việt ngữ cũng bàn về vấn đề hàm ngôn và cho rằng muốn giao tiếp thành công thì phải hiểu đầy đủ cả nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn của phát ngôn. Nếu chưa hiểu nghĩa hàm ngôn của một câu nói tức là chưa thật sự hiểu câu nói đó. Dựa trên quan điểm của George Yule, tác giả đề cập đến những lời rào đón trong giao tiếp. Theo nhà nghiên cứu này, chiến lược giao tiếp, phương thức tạo tiền đề và phương châm hội thoại là những phương thức tạo hàm ngôn rất hữu hiệu. Trên cơ sở vận dụng bộ máy khái niệm của Hồ Lê, Huỳnh Công Hiển (2000) đã phân các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn thành hai nhóm là nhóm thuộc cơ chế nội tại của phát ngôn và nhóm nằm ngoài cơ chế nội tại của phát ngôn qua luận văn thạc sĩ Các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn. Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng ý nghĩa thì có nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn. Hiển ngôn là ý nghĩa hiển hiện, trong ý nghĩa hiển hiện thì có hiển nghĩa (sự kiện thể hiện rõ) và hiển ý (tình thái thể hiện rõ). Còn hàm ngôn là ý nghĩa hàm ẩn. Ý nghĩa hàm ẩn thì có hàm nghĩa (sự kiện thể hiện ngầm) và hàm ý (tình thái thể hiện ngầm). Tóm lại, theo tác giả hệ

17 10 thống ý nghĩa bao gồm bốn yếu tố cơ bản là hiển nghĩa, hàm nghĩa, hiển ý và hàm ý. Trên đây, luận văn đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về hàm ngôn tiêu biểu. Từ đó có thể đưa ra khái quát như sau: ý nghĩa hàm ngôn từ trước đến nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước nghiên cứu kỹ lưỡng, giải quyết khá thích đáng các vấn đề cơ bản. Tuy vẫn còn khác nhau trong cách gọi tên các thuật ngữ (hàm ý, hàm ngôn, ) nhưng hầu hết các tác giả đều thống nhất là trong ý nghĩa hàm ẩn có hai yếu tố: tiền giả định và hàm ngôn (hàm ý) và cũng thống nhất về các cơ chế tạo nên các ý nghĩa hàm ngôn. Vấn đề hàm ngôn trong tác phẩm từ trước đến nay cũng có những bài viết liên quan. Đầu tiên có thể nói đến đó là Luận văn Thạc sĩ Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt (2006) của Đoàn Thị Tâm. Luận văn dựa trên lý thuyết hàm ngôn, tác giả đã phân tích và chỉ ra 33 phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt. Tiếp theo là Luận án Tiến sĩ Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam (2011) của Nguyễn Hoàng Yến. Trong công trình này, tác giả đã vận dụng lý thuyết dụng học để tìm hiểu các nguyên tắc cộng tác và phép lịch sự với hàm ý trong truyện cười và đồng thời chỉ ra các lập luận và chỉ thị trong truyện cười. Bên cạnh việc điểm qua lịch sử nghiên cứu về hàm ngôn và hàm ngôn trong tiếng Việt, thiết tưởng cũng rất cần thiết dành một tổng thuật về nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 2.2.Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ khi ra đời đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Chẳng hạn như: Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên (2001) (sưu tầm và biên soạn), NXB Văn hóa Thông tin. Nhìn chung, những bài viết trong công trình này được chia làm hai hướng: khen và chê. Những lời chê tiêu biểu là của Đỗ Văn Khang, Tạ Ngọc Liễn, Nguyễn Thúy Ái, Trung Phương còn những lời khen tiêu

18 11 biểu là của Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Vương Trí Nhàn, Đặc biệt, trong đó có năm bài viết của các tác giả nước ngoài đánh giá cao truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Các bài viết này thường đề cập đến những cách đọc văn Nguyễn Huy Thiệp, còn về nội dung chưa đi sâu vào một khía cạnh nào trong những sáng tác đó. Hoàng Kim Oanh (2008) đã tìm hiểu về Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua Luận văn Thạc sĩ Văn học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như yếu tố thơ, người kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật tạo tình huống và yếu tố kỳ ảo. Nguyễn Thị Thu Hà (2009) lại tìm hiểu về Phương thức liên kết văn bản trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp qua Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học và Nhân vănthành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ ra các phương thức liên kết cơ bản trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như phép lặp, phép thế, phép nối và chỉ xuất. Phạm Thị Thùy Trang (2009) với Luận văn Thạc sĩ Văn học Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đi sâu phân tích và chỉ rõ vai trò quan trọng của người kể chuyện (theo ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba) trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp giúp tạo nên những đặc sắc riêng cho phong cách của ông. Lê Thị Nguyệt Trong (2011) đã chỉ ra những tác dụng của lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ dạng thức cấu trúc diễn ngôn và nhìn từ sự tương tác và đa dạng thẩm mĩ qua Luận văn Thạc sĩ Văn học Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm qua một số công trình và bài viết trên, chúng tôi thấy rằng: cho đến nay, nhìn chung số lượng các công trình nghiên cứu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề hàm ngôn và truyện Nguyễn Huy Thiệp khá phong phú, mỗi công trình tiếp cận dưới một góc độ riêng nhưng chưa có công trình nào viết về Hàm ngôn trong

19 12 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Vấn đề hàm ngôn không phải là đơn giản và hơn nữa để hiểu được nó trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp cũng không phải là chuyện dễ dàng. Vì vậy, đối với bản thân người viết đây là một vấn đề rất mới và rất khó. Trên cơ sở kế thừa thành tựu các công trình đi trước, nhất là lý thuyết về hàm ngôn trong ngôn ngữ, luận văn này sẽ xem xét vấn đề hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách toàn diện và có hệ thống hơn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Trên cơ sở kiến giải về hàm ngôn trong ngôn ngữ, củng cố những kiến thức về hàm ngôn. Luận văn có mục tiêu và nhiệm vụ như sau: 3.1. Mục tiêu - Nhận diện các hiện tượng hàm ngôn trong các tác phẩm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và phân tích giá trị biểu đạt của chúng. - Miêu tả và phân loại các cơ chế tạo hàm ngôn và chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua đó xác lập sự đóng góp của tác giả về phong cách thể loại Nhiệm vụ - Xác lập bộ máy khái niệm có liên quan đến cơ chế hàm ngôn. - Miêu tả, phân tích để chỉ ra một số đặc điểm trong cách sử dụng hàm ngôn tiêu biểu góp phần tạo ra sức hấp dẫn riêng cho văn chương Nguyễn Huy Thiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn sử dụng 42 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp do Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn và hiệu đính năm 2006, NXB Văn hóa Sài Gòn làm đối tượng nghiên cứu. Nhưng trong đó, chúng tôi chủ yếu dùng 170 ngữ liệu chứa ý nghĩa hàm ngôn đã thống kê được (trong tổng 1500 ngữ liệu) làm đối tượng nghiên cứu chính Phạm vi nghiên cứu Như vậy, bất kỳ phương thức hay cơ chế nào có khả năng tạo ra hàm ngôn ở mọi cấp độ ngôn ngữ được giới hạn trong 170 ngữ liệu đã thu thập từ 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều là phạm vi nghiên cứu của luận văn.

20 13 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài một số thủ pháp nghiên cứu quen thuộc, luận văn dùng các phương pháp chính sau: 5.1. Phương pháp thống kê và phân loại Đầu tiên, chúng tôi thu thập, thống kê các yếu tố có chứa hàm ngôn trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, sau đó tiến hành phân loại các cơ chế, chức năng hàm ngôn theo các cơ chế tạo hàm ngôn trong tiếng Việt. Kết quả thống kê sẽ là cơ sở thực tiễn để phân tích và trở thành cứ liệu khoa học có tính xác thực, thuyết phục và minh chứng cho các lập luận của đề tài Phương pháp phân tích - miêu tả - tổng hợp - Dùng Phương pháp phân tích, miêu tả nội dung hàm ngôn ở một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp để tìm ra những cơ chế tạo hàm ngôn. - Phương pháp tổng hợp, giúp luận văn xác lập một số đặc trưng làm nên cái nguồn trong phong cách ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp. 6. Đóng góp của luận văn Về mặt lý luận, trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu đã có, khi nghiên cứu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi hy vọng mang đến một cái nhìn sâu sắc và bao quát hơn về vấn đề hàm ngôn trong ngôn ngữ nói chung, trong tác phẩm văn chương nói riêng. Về mặt thực tiễn, chúng tôi mong rằng luận văn sẽ góp phần trong việc ứng dụng cho việc giao tiếp và dạy tiếng Việt trong nhà trường về vấn đề hàm ngôn. Giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tối ưu khi biết vận dụng những cách nói bóng gió, ngầm ẩn. Bởi vì, nó là một trong những cơ sở để người nói tạo dựng phát ngôn cũng như để người nghe tiếp nhận và nắm bắt đúng ý định giao tiếp của người nói. Việc dạy tiếng Việt cho học sinh phổ thông cũng sẽ đơn giản hơn, hiệu quả hơn khi chúng ta giúp các em biết và sử dụng hàm ngôn trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu này, còn giúp các em nhận biết một số phương thức tạo hàm ngôn cơ bản để từ đó có cách cảm nhận tác phẩm văn chương nói chung và văn chương Nguyễn Huy Thiệp nói riêng một cách sâu sắc. Hơn nữa, quá trình giải

21 14 quyết những vấn đề cụ thể về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng giúp cho người viết có cái nhìn đúng đắn hơn về hàm ngôn cũng như việc vận dụng hàm ngôn vào trong giao tiếp và đặc biệt là việc phân tích, cảm thụ tác phẩm văn chương Nguyễn Huy Thiệp. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được triển khai trong ba chương: Chương 1. Những vấn đề chung Trong chương này, chúng tôi sẽ bàn tới thuật ngữ hàm ngôn và và các thuật ngữ hữu quan như hiển ngôn, tiền giả định, suy ý; phân loại ý nghĩa hàm ngôn; các cơ chế tạo hàm ngôn cơ bản trong tiếng Việt; các yếu tố tâm lý, văn hóa với việc tạo hàm ngôn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề cập đến một số đặc điểm của truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Chương 2. Một số cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Ở chương này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và thu thập các ngữ liệu có chứa hàm ngôn rồi sau đó miêu tả và phân loại. Chương 3. Chức năng và tác dụng của hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Từ các cơ chế hàm ngôn ở chương 2, chúng tôi đi vào tìm hiểu những chức năng và tác dụng của việc sử dụng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Cuối cùng là đưa ra một vài nhận xét về cách thể hiện hàm ngôn của tác giả.

22 15 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan Vấn đề hàm ngôn là một vấn đề rất quan trọng của dụng học và nó thường được đặt ra khi bàn về nghĩa của câu, của diễn ngôn. Nghĩa hiển ngôn hay còn gọi là nghĩa tường minh là phần nghĩa được diễn đạt bằng câu chữ ít được nhắc đến, còn nghĩa được suy ra từ nghĩa hiển ngôn chính là nghĩa hàm ẩn. Trong nghĩa hàm ẩn chứa tiền giả định và nghĩa hàm ngôn. Trong giao tiếp hàng ngày, để hiểu đúng hàm ngôn của người nói là một vấn đề không mấy dễ dàng, để nắm bắt được đúng ý của người nói, người nghe phải trải qua một quá trình suy ý, quá trình đó phải dựa vào những từ ngữ trong phát ngôn (nghĩa hiển ngôn) cùng những căn cứ đã có sẵn trước khi phát ngôn (tiền giả định) và ngữ cảnh của phát ngôn. Để có được một cái nhìn chính xác về hàm ngôn, ta bắt đầu từ những thuật ngữ cơ bản nhất Hàm ngôn và hiển ngôn Thuật ngữ hàm ngôn và hiển ngôn được các tác giả như Hoàng Phê (1981), và nhóm các tác giả Hoàng Xuân Tâm Nguyễn Văn Bằng Bùi Tất Tươm Cao Xuân Hạo (1998) sử dụng, Hồ Lê (1996) gọi là ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn. Đỗ Hữu Châu (1993) dùng thuật ngữ ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn (tiền giả định + hàm ngôn), Cao Xuân Hạo (1997) gọi là nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn (tiền giả định + hàm ý). Nguyễn Thiện Giáp (2000) dùng thuật ngữ hiển ngôn đối lập với hàm ẩn/hàm ngôn (tiền giả định, kéo theo, hàm ý quy ước, hàm ý hội thoại). Luận văn này dùng thuật ngữ hiển ngôn, hàm ngôn như cách gọi của Hoàng Phê và nhóm các tác giả Hoàng Xuân Tâm Nguyễn Văn Bằng Bùi Tất Tươm Cao Xuân Hạo (1998). Khái niệm về hàm ngôn (implication) và hiển ngôn (explication) trong tiếng Việt nhìn chung đã có một cái nhìn thống nhất như trong sách giáo khoa lớp 9, tập 2 (2007) Nxb Giáo dục định nghĩa : Hàm ý (hàm ngôn) là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Nghĩa tường minh (nghĩa hiển ngôn) là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp

23 16 bằng từ ngữ trong câu. [9a, tr.75] Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), hàm ngôn là điều người nói không diễn đạt trực tiếp, người nghe phải tự suy ra mà hiểu; phân biệt với hiển ngôn. [74, tr.418] Hiển ngôn là điều người nói diễn đạt trực tiếp, rõ ràng; phân biệt với hàm ngôn. [74, tr.437] Như vậy theo Hoàng Phê hàm ngôn là điều nói gián tiếp, còn hiển ngôn là điều nói trực tiếp. Từ những ý kiến trên ta có thể hiểu hiển ngôn là nghĩa được thể hiện trực tiếp bằng các từ ngữ trên bề mặt của phát ngôn. Hàm ngôn là nghĩa được suy ra một cách gián tiếp từ nghĩa nghĩa bề mặt ấy. Còn về nội hàm và mối quan hệ giữa hiển ngôn, tiền giả định, hàm ngôn từ trước đến nay trong giới Việt ngữ vẫn còn một số điểm chưa nhất quán. Nói chung là có hai quan niệm khác nhau: quan niệm thứ nhất, đối lập giữa hiển ngôn và hàm ngôn, quan niệm thứ hai lại có sự đối lập giữa hiển ngôn và hàm ẩn, hàm ngôn là một bộ phận của hàm ẩn và đối lập với tiền giả định. Quan niệm thứ nhất, hàm ngôn đối lập với hiển ngôn Những người theo quan niệm này gồm các tác giả như Hoàng Phê (1981), Hoàng Tuệ (1991), Nguyễn Đức Dân (1996), Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998). Nhìn chung, các tác giả này đều cho rằng giữa hiển ngôn và hàm ngôn có sự đối lập, đã có hiển ngôn tức là có sự đối lập với hàm ngôn. Người đầu tiên ở Việt Nam khi nghiên cứu về hàm ngôn và cho rằng có sự đối lập giữa hiển ngôn và hàm ngôn là Hoàng Phê. Trong bài Ngữ nghĩa của lời (1981), tác giả cho rằng : Trong lời nói thường ngày, lắm khi chúng ta nói ra một điều này, nhưng lại muốn cho người nghe từ đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa. Điều nói gián tiếp, chúng tôi đề nghị gọi là hàm ngôn (implicit), đối lập với hiển ngôn (explicit) là điều nói ra trực tiếp. [75, tr.34] Như vậy, giữa hàm ngôn (implicit) có sự đối lập với hiển ngôn (explicit). Và ý hàm ngôn là ý chính, ý quan trọng trong lời nói. Còn trong bài Ý nghĩa của hàm

24 17 ngôn trong lời nói (1988), ông lại nhấn mạnh hàm ngôn phong phú hơn hiển ngôn và có khi còn mâu thuẫn với hiển ngôn, nhưng thường hiển ngôn để nói hàm ngôn, hàm ngôn mới chính là cái ý muốn nói. Tức là dùng hiển ngôn nhưng thực chất là để nói hàm ngôn, hiển ngôn là cái bề ngoài, còn hàm ngôn mới là cái bên trong cần quan tâm [75, tr.178]. Tác giả còn giải thích thêm: Muốn hiểu hiển ngôn, thường chỉ cần hiểu nghĩa của từ, quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu và nghĩa của câu. Nhưng muốn hiểu hàm ngôn thì chừng ấy ấy chưa đủ. Hàm ngôn không chỉ dựa trên hiển ngôn, mà còn phải dựa trên một số điều người nói không nói ra, mà coi như người nghe cũng đã biết rồi, gọi là tiền giả định [75, tr.179]. Tóm lại, theo Hoàng Phê để hiểu được hiển ngôn chỉ cần dựa vào nghĩa của từ, quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu và nghĩa của câu, còn muốn hiểu được hàm ngôn phải dựa vào hiển ngôn và tiền giả định. Tức là từ nghĩa hiển ngôn kết hợp với tiền giả định mới suy ra được hàm ngôn. Từ những khái niệm trên, ông còn phân biệt hai cấp độ: cấp độ của cái nói ra và cấp độ của cái không nói ra. Trong cái nói ra có hai bộ phận: cái nói ra trực tiếp và cái nói ra gián tiếp. Cái nói ra trực tiếp chính là hiển ngôn, và cái nói ra gián tiếp chính là hàm ngôn. Các tác giả Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998), khi bàn đến vấn đề hiển ngôn và hàm ngôn cũng cho rằng: nghĩa của câu có thể thấy trên bề mặt của nó (hiển ngôn) hay trong bề sâu (hàm ngôn). Hàm ngôn là những ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên văn [82, tr.109]. Ta có thể hiểu quan niệm của nhóm tác giả này về hiển ngôn là phần nghĩa có thể được tiếp nhận ngay trên bề mặt của câu bằng từ ngữ (tức nghĩa nguyên văn) và không cần phải suy luận gì cả; hiển ngôn gồm tiền giả định và hiển nghĩa. Còn hàm ngôn là những ý nghĩa không được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ mà phải thông qua một sự suy luận dựa trên nghĩa nguyên văn và ngữ cảnh nhất định.hàm ngôn bao gồm hàm nghĩa và ẩn ý, hàm nghĩa là ý suy ra được diễn đạt bằng chữ nghĩa trong nguyên văn, còn ẩn ý là ý suy ra nhưng chỉ có thể thấy trong ngôn cảnh, tức là cái ẩn ý đằng sau nguyên văn mà không được diễn đạt bằng lời. có

25 18 nghĩa là hàm ngôn bao gồm hàm nghĩa (nghĩa bề sâu) và ẩn ý (ẩn kín đằng sau nguyên văn được suy ra từ tiền giả định, hiển nghĩa, hàm nghĩa và ngôn cảnh). Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo các tác giả này có thể khái quát như Bảng 1.1 [82, tr.112] Tiền giả định Hiển ngôn Hiển nghĩa Câu/thông báo Hàm nghĩa Hàm ngôn Ẩn ý Bảng 1.1. Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998) Hai tác giả Hoàng Tuệ (1991), Nguyễn Đức Dân (1996) khi bàn về hiển ngôn và hàm ngôn cũng cho rằng: hiển ngôn có sự đối lập với hàm ngôn. Về mối quan hệ giữa hàm ngôn, hiển ngôn và tiền giả định, Hoàng Tuệ cho rằng từ nghĩa hiển ngôn (m) suy ra nghĩa tiền giả định (n) (cả nghĩa hiển ngôn (m) và nghĩa tiền giả định (n) đều không có hàm ý). Nghĩa hiển ngôn (m) kết hợp với nghĩa tiền giả định (n) suy ra nghĩa ẩn ý (p). Nghĩa tiền giả định (m) với nghĩa ẩn ý (p) chung lại là nghĩa hàm ngôn. Ta có thể hiểu quan niệm của Hoàng Tuệ về mối quan hệ giữa hiển ngôn và hàm ngôn như sau: Nghĩa hiển ngôn + tiền giả định = nghĩa ẩn ý Tiền giả định + nghĩa ẩn ý = nghĩa hàm ngôn Cũng như Hoàng Phê, Hoàng Tuệ cho rằng giữa hiển ngôn và hàm ngôn luôn có sự đối lập, đã có hàm ngôn là có đối với lập hiển ngôn: có hiển ngôn mới có hàm ngôn; nếu không có hàm ngôn thì không cần đặt ra vấn đề hiển ngôn [95, tr.930]. Ngoài ra, theo tác giả này, các nhà nghiên cứu phần lớn tán thành sự lưỡng phân giữa hàm ngôn và hiển ngôn như của Paul Grice và Oswald Ducrot:

26 19 Nghĩa phát ngôn Hiển ngôn (Explicite) Hàm ngôn (Implicite) Tiền giả định (Presup posés) Ẩn ý (Sous entendus) Bảng 1.2. Lược đồ về sự lưỡng phân của Oswald Ducrot (Dẫn theo 95, tr. 931) Sơ đồ lưỡng phân của Oswald Ducrot, đã chỉ ra nghĩa của một phát ngôn gồm hai phần: hiển ngôn và hàm ngôn, trong hàm ngôn có tiền giả định và ẩn ý. Như vậy, theo quan niệm này thì tiền giả định nằm trong hàm ngôn và hiển ngôn đối lập với hàm ngôn. Cũng tán thành quan niệm về hàm ngôn của Hoàng Phê và Hoàng Tuệ, Nguyễn Đức Dân (1987) trong Lôgich ngữ nghĩa cú pháp cho rằng: Hàm ngôn là khi chúng ta nói điều này nhưng muốn người nghe hiểu ra một điều khác hoặc hiểu thêm một điều khác [18, tr.110]. Bên cạnh đó, theo tác giả thuật ngữ hàm ngôn cốt để đối lập với hiển ngôn và để hiểu hàm ngôn cần phải hiểu tiền giả định, hiển ngôn và những khái niệm có liên quan (hàm ý, suy ý, ngụ ý, hiểu ngầm, ám chỉ..); có thể hiểu quan niệm của Nguyễn Đức Dân về mối quan hệ giữa hiển ngôn và hàm ngôn như Bảng 1.3. Hiển ngôn Nghĩa Tiền giả định Hàm ngôn Hàm ý ngôn ngữ Hàm ý Hàm ý hội thoại Bảng 1.3. Sơ đồ quan hệ giữa các Nghĩa đầy đủ của một phát ngôn theo Nguyễn Đức Dân [20, tr.194]

27 20 Tóm lại, theo quan niệm của các tác giả trên đều thống nhất khi cho rằng hiển ngôn là điều được thể hiện một cách trực tiếp rõ ràng trên câu chữ, ngược lại hàm ngôn là nghĩa được suy ra gián tiếp từ nghĩa hiển ngôn, giữa hiển ngôn và hàm ngôn luôn có sự đối lập, có hiển ngôn mới có hàm ngôn, nếu không có hiển ngôn sẽ không có hàm ngôn. Quan niệm thứ hai, hiển ngôn đối lập với hàm ẩn, tiền giả định và hàm ngôn nằm trong ý nghĩa hàm ẩn Những tác giả theo quan niệm thứ hai gồm Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997), Nguyễn Thiện Giáp (2000). Đỗ Hữu Châu (1993) đã căn cứ vào lí thuyết ý nghĩa không tự nhiên (nonnatural meaning) của Paul Grice để nhận diện ý nghĩa hàm ẩn, trong ý nghĩa hàm ẩn được ông chia làm hai phần là tiền giả định và hàm ngôn. Từ đó, tác giả khái quát như sau: ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) là ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại, là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn, còn ý nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được [11b, tr. 359].Về mối quan hệ giữa hàm ngôn và hiển ngôn (ý nghĩa tường minh), nhà cho rằng: Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) và tiền giả định của ý nghĩa tường minh. Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó, thì không thể suy ra được hàm ngôn thích hợp [11b, tr.367]. Sau đây là bảng sơ đồ phân loại tổng quát các kiểu nghĩa trong ý nghĩa hàm ẩn theo tác giả này : Hàm ngôn nghĩa học Hàm ngôn Hàm ngôn dụng học Ý nghĩa hàm ẩn Tiền giả định nghĩa học Tiền giả định Tiền giả định dụng học Bảng 1.4. Sơ đồ tổng quát các kiểu nghĩa hàm ẩn của Đỗ Hữu Châu

28 21 Cao Xuân Hạo (1997) trong Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa với bài Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn cho rằng mỗi câu đều truyền đạt đến người nghe một thông báo nhất định. Thông báo này thường gồm có hai phần: phần thứ nhất là những gì người nghe có thể trực tiếp nhận ra từ nghĩa nguyên văn là nghĩa hiển ngôn của câu nói. Phần thứ hai là phần không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người nghe thông qua một sự suy diễn: đó là nghĩa hàm ẩn của câu nói. Tác giả kết luận: Trong mỗi câu nói, ngoài cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ ra bằng từ ngữ (nghĩa hiển ngôn), còn có thể thông báo cho người nghe nhiều điều không thấy có trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ (nghĩa hàm ẩn).[43, tr.469] Theo quan niệm Cao Xuân Hạo mỗi câu ngoài nghĩa trực tiếp thể hiện trên từ ngữ (nghĩa hiển ngôn), còn có một nghĩa khác không được thể hiện trực tiếp trên từ ngữ mà được suy ra từ nghĩa trực tiếp ấy chính là nghĩa hàm ẩn và giữa nghĩa hàm ẩn và nghĩa hiển ngôn có sự đối lập. Nguyễn Thiện Giáp (2000) khi bàn về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn cũng cho rằng khi lĩnh hội ý nghĩa của các câu nói, người nghe hiểu rằng, ngoài nghĩa hiển ngôn, còn có nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hiển ngôn là nghĩa có thể được rút ra từ nghĩa nguyên văn (nghĩa đen và cả nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt trong câu và từ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ấy. Nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa vô hình, không có sẵn trong ý nghĩa nguyên văn của từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp của câu, nhưng vẫn thấu đến người nghe qua một sự suy luận.[35, tr.115] Hay trong 777 Khái niệm ngôn ngữ học, ông giải thích hàm ngôn là sự hàm chỉ những thông tin hàm ẩn, những thông tin nền, ở sau câu chữ [38, tr.200]. Có thể khái quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp thành sơ đồ như sau:

29 22 Nghĩa hiển ngôn Câu Tiền giả định Kéo theo Nghĩa hàm ẩn/ hàm ngôn Hàm ý qui ước Hàm ý hội thọai Bảng 1.5. Sơ đồ phân loại tổng quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp Tóm lại, theo quan niệm của các tác giả đã nêu, tuy vẫn có một vài điểm khác nhau về cách dùng thuật ngữ, về nội hàm của thuật ngữ và vị trí của tiền giả định trong nội dung của phát ngôn, nhưng nhìn chung giữa các ý kiến trên cũng có thể tìm thấy những điểm gặp gỡ, đó là về các bộ phận của nội dung phát ngôn Bàn tới nội dung của phát ngôn, các tác giả đều bàn tới ba bộ phận: nghĩa hiển ngôn (nghĩa tường minh), hàm ngôn (hàm ý) và tiền giả định. Nhìn một cách tổng quát những quan niệm trên thì quan niệm được tiếp thu của Paul Grice, như các tác giả Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997) là được giới nghiên cứu đồng tình hơn cả. Các tác giả này đều quan niệm hiển ngôn có mối quan hệ với hàm ngôn, nếu không có nghĩa hiển ngôn sẽ không có nghĩa hàm ngôn. Và nghĩa hàm ngôn được suy ra từ nghĩa hiển ngôn và tiền giả định, nghĩa hàm ngôn lại nằm trong một phạm trù lớn hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn của phát ngôn. Quan điểm của luận văn Trên đây, luận văn đã khái quát một số quan điểm khác nhau về hàm ngôn và đồng tình với quan niệm của Đỗ Hữu Châu khi cho rằng trong mỗi phát ngôn đều có hai phần nghĩa đối lập là nghĩa hiển ngôn hay còn gọi là nghĩa tường minh là nghĩa được biểu hiện trực tiếp qua phát ngôn (nghĩa trên câu chữ); và nghĩa hàm ẩn là nghĩa được biểu hiện gián tiếp qua phát ngôn và được suy ra từ nghĩa trực tiếp của phát ngôn và trong nghĩa hàm ẩn có hai bộ phận: tiền giả định và hàm ngôn (hàm ý). Sở dĩ cho rằng hàm ngôn và tiền giả định đều là nghĩa hàm ẩn bởi vì thực tế cả tiền giả định và hàm ngôn đều không được nói ra một cách trực tiếp, chỉ có thể nắm bắt được chúng là nhờ thao tác suy ý. Như vậy, với đặc điểm là không được thể

30 23 hiện một cách trực tiếp trên câu chữ, hàm ngôn và tiền giả định đều là những thành phần đối lập với nghĩa hiển ngôn hay nghĩa tường minh - nghĩa được diễn đạt trực tiếp Hàm ngôn và tiền giả định Vấn đề tiền giả định được hầu hết các tác giả nhất trí về mặt khái niệm nhưng về sự phân loại có những chỗ không giống nhau. Như trên đã nói, Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997) chấp nhận quan điểm xem tiền giả định và hàm ngôn cùng nằm trong một phạm trù lớn hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn của phát ngôn. Hoàng Phê (1981) cho tiền giả định nằm ngoài hiển ngôn và cũng không thuộc hàm ngôn. Nguyễn Đức Dân (1996) cho tiền giả định là một trong hai yếu tố cùng với hàm ý tạo thành hàm ngôn. Hồ Lê (1996) xem tiền giả định là một yếu tố tuy nằm ngoài ý nghĩa của phát ngôn nhưng là một yếu tố trong nội dung của phát ngôn [54, 320]. Nhóm Hoàng Xuân Tâm Nguyễn Văn Bằng Bùi Tất Tươm, Cao Xuân Hạo (1998) xem tiền giả định nằm trong nghĩa hiển ngôn. Quan niệm thứ nhất, tiền giả định nằm ngoài hiển ngôn và hàm ngôn Hoàng Phê (1981) quan niệm tiền giả định là những điều mà người nói coi như người nghe đã biết rồi, coi như là bất tất phải nói cho nên không nói ra. [75, tr.39] Như vậy, theo như Hoàng Phê thì tiền giả định là những cái không cần phải nói ra vì người nghe đã biết rồi. Ông còn cho rằng: Nếu ở đây có hai cấp độ, thì đó là cấp độ của cái nói ra (hiển ngôn và hàm ngôn) và cấp độ của cái không nói ra (tiền giả định). Trong cái nói ra, lại có sự đối lập giữa cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) với cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn). Chính cái không nói ra vì cho là bất tất phải nói (tiền giả định) cùng với cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) và những nhân tố cần yếu của ngữ huống là cơ sở cho cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn). [75, tr.39] Dựa theo những điều đó ta có thể thấy được quan niệm của Hoàng Phê là tiền giả định không thuộc về hiển ngôn mà cũng không nằm trong hàm ngôn.bởi vì theo ông cái không nói ra chính là tiền giả định, và cái không nói ra này đối lập với cái được nói ra (hiển ngôn và hàm ngôn). Như vậy, thì tiền giả định nằm ngoài hàm ngôn và cũng không thuộc hiển ngôn.

31 24 sơ đồ 1.6 sau Ta có thể khái quát quan niệm của Hoàng Phê về vị trí của tiền giả định theo Cái không nói ra (tiền giả định) Ngữ nghĩa của lời Cái nói ra Cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) Cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn) Bảng 1.6. Sơ đồ khái quát nghĩa của lời của Hoàng Phê Quan niệm thứ hai, tiền giả định nằm trong hàm ngôn Dựa vào định nghĩa của Catherine Kerbrat Orchioni, Hoàng Tuệ phát biểu: Tiền giả định bao gồm những thông tin tuy không được nói ra, nhưng một cách tự động, được ghi vào phát ngôn, từ phát ngôn được suy ra. [95, tr.932]. Từ đó ta có thể hiểu tiền giả định theo quan niệm theo Hoàng Tuệ là những thông tin không được nói ra một cách trực tiếp nhưng nó lại được ghi vào phát ngôn một cách tự động và được suy ra từ phát ngôn. Và về mối quan hệ giữa tiền giả định và hàm ngôn thì ông cho rằng: Nghĩa ẩn ý và nghĩa tiền giả định đều hàm ngôn, đều không nói ra, nhưng giữa hai nghĩa này vẫn có sự khác biệt quan trọng. [95, tr.933] Như vậy theo Hoàng Tuệ, hàm ngôn bao gồm cả tiền giả định và nghĩa ẩn ý, tức là tiền giả định nằm trong hàm ngôn. Nguyễn Đức Dân (1996) cũng quan niệm tiền giả định và hàm ý nằm trong hàm ngôn, tức hàm ngôn gồm tiền giả định và hàm ý. Hàm ý gồm hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại. (Xem sơ đồ 1.3 quan hệ giữa các Nghĩa đầy đủ của một phát ngôn [20, tr.194] của Nguyễn Đức Dân ở 1.1.1) Quan niệm thứ ba, tiền giả định nằm trong hiển ngôn Các tác giả Hoàng Xuân Tâm Nguyễn Văn Bằng Bùi Tất Tươm, Cao Xuân Hạo (chủ biên) (1998), trong Ngữ pháp chức năng tiếng Việt - quyển 1 Câu trong tiếng Việt cho rằng: Tiền giả định là các điều kiện tiên quyết để câu nói có thể đúng hoặc sai. Tiền đề ấy mà sai, cả câu nói thành vô giá trị. [82, tr.112]

32 25 Bàn về mối quan hệ giữa tiền giả định hiển ngôn và hàm ngôn, các tác giả này quan niệm tiền giả định nằm trong hiển ngôn. Vì họ cho rằng nghĩa của câu có hai phần là hiển ngôn và hàm ngôn. Hiển ngôn bao gồm tiền giả định và hiển nghĩa. (Xem Bảng 1.1, mục ở trên.) Quan niệm thứ tư, tiền giả định và hàm ngôn nằm trong phạm trù lớn hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn Các tác giả theo quan điểm này gồm Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997), Nguyễn Thiện Giáp (2000). Điểm chung của ba nhà nghiên cứu này là đều quan niệm tiền giả định và hàm ngôn thuộc một phạm trù nghĩa hàm ẩn nhưng bên cạnh đó cũng có những sự khác nhau. Đỗ Hữu Châu (1993) quan niệm tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình, ông cho rằng: Tiền giả định là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. [11b, tr. 366] Về mối quan hệ giữa tiền giả định với hàm ngôn, Đỗ Hữu Châu quan niệm cả hai đều trong cùng một phạm trù lớn hơn đó là phạm trù nghĩa hàm ẩn. Theo Cao Xuân Hạo cả tiền giả định và hàm ngôn đều là nghĩa hàm ẩn, đều là những cái không được trực tiếp nói ra bằng từ ngữ nhưng được người nghe hiểu qua hai hướng suy diễn khác nhau: Tiền giả định của một câu nói là một điều gì phải được giả định là đã có trước khi nói câu đó, vì nếu không có điều này thì không thể nói câu đó được (câu đó sẽ trở thành phi lý hoặc không thể hiểu được), còn hàm ý (hàm ngôn) của một câu nói là một điều gì mà khi nghe câu ấy phải rút ra như một hệ quả tất nhiên. [43, tr.470] Như vậy, theo Cao Xuân Hạo tiền giả định là cái có trước khi có câu nói, hàm ngôn là cái có sau câu nói và được suy ra từ câu nói đó. Tiền giả định và hàm ngôn đều có thể toát ra từ nghĩa nguyên văn của cả câu (cùng với sự đóng góp của ngữ cảnh và tình huống), nhưng bên trong câu cũng có những từ mà nghĩa chứa đựng sẵn tiền giả định và hàm ý (hàm ngôn).khác với quan niệm ở trên (1998) tác giả xem tiền giả định nằm trong hiển ngôn, còn ở công

33 26 trình này tác giả cũng đồng quan điểm với Đỗ Hữu Châu là trong ý nghĩa hàm ẩn có tiền giả định và hàm ý (Đỗ Hữu Châu gọi là hàm ngôn) tức tiền giả định và hàm ý (hàm ngôn) nằm trong hàm ẩn. Ta có thể hiểu quan niệm về mối quan hệ giữa nghĩa hiển ngôn, hàm ngôn (hàm ý) và tiền giả định của Cao Xuân Hạo theo Bảng 1.7 Hiển ngôn Thông báo Tiền giả định Hàm ẩn Hàm ý Bảng 1.7. Sơ đồ tổng quát về nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn theo Cao Xuân Hạo Nguyễn Thiện Giáp (2000) gọi tiền giả định là tiền đề và định nghĩa: Tiền đề là một điều gì mà người nói coi là đã có trước khi nói câu đó. [35, tr.117] Như vậy ta có thể hiểu tiền giả định theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp cũng như quan niệm của Cao Xuân Hạo là cái đã có, đã tồn tại trước khi người nói nói ra một câu nói nào đó. Ngoài ra, tác giả còn giải thích thêm: người nói, chứ không phải câu, có các tiền đề. Tiền đề là những mệnh đề mà tính chân thực của chúng được dùng đảm bảo cho phát ngôn của ngôn bản, những mệnh đề mà thiếu chúng thì phát ngôn không thể coi là có giá trị. Trên đây, chúng tôi đã điểm qua các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa hiển ngôn, hàm ngôn và tiền giả định trong tiếng Việt, mỗi quan điểm có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung quan niệm của Đỗ Hữu Châu và nhóm tác giả theo quan điểm thứ tư phù hợp hơn cả. Trong luận văn này, người viết đồng tình với quan niệm của Đỗ Hữu Châu và lấy đó làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp. Như vậy, ta có thể hiểu rằng trong một phát ngôn có hai loại nghĩa là nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn. Trong nghĩa hàm ẩn thì có tiền giả định và hàm ngôn, tiền giả định và hiển ngôn là cơ sở để suy ra hàm ngôn. Để hiểu được nghĩa hàm ngôn phải có một quá trình giải mã gọi là quá trình suy ý. Quá trình này phải dựa vào cái đã có trước khi phát ngôn được người nói và người nghe mặc nhiên thừa nhận (tiền giả định) và dựa vào từ ngữ của phát ngôn (tức nghĩa hiển ngôn).

34 27 Xét ví dụ sau trong truyện Nguyễn Huy Thiệp: (Vd 1) Ba giờ sáng, Lão Kiền dậy, cắm bếp điện đun nước pha chè, cái ổ cắm bếp điện lại hở, chữa nhiều lần nhưng cứ ít hôm lại có người bị điện giật đến thót, lão Kiền bị điện giật, bèn chửi: Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống lâu. Đoài nằm trong giường nói vọng ra: Ở đâu không biết, chứ ở nhà này, thì lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống là chuyện thường tình. [Không có vua, tr.48] Bình thường lá vàng phải rụng trước lá xanh, còn nhà lão Kiền thì ngược lại. Như vậy,câu nói Ở đâu không biết, chứ ở nhà này, thì lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống là chuyện thường tình. của Đoài ở ví dụ (1) là không bình thường, không đúng với thực tế. Câu nói này có hai phần nghĩa: - Phần nghĩa hiển ngôn: là nghĩa có sẵn trên câu chữ. Nghĩa này là nghĩa được thông báo rõ trong phát ngôn, do trực tiếp các từ ngữ trong phát ngôn đem lại: Nhà lão Kiền lá xanh rụng trước lá vàng. - Phần nghĩa hàm ẩn: là nghĩa không được thể hiện trực tiếp trên câu chữ. Trong phần nghĩa hàm ẩn lại có hai loại là: tiền giả định và hàm ngôn. + Tiền giả định là cái mà người nói và người nghe mặc nhiên thừa nhận, tức là cái đã có trước khi có câu nói. Suy ra tiền giả định trong câu nói của Đoài là: Lá vàng thường rụng trước lá xanh. đó là một thực tế mặc nhiên được thừa nhận trước khi có câu nói. + Hàm ngôn: là nghĩa được suy ra từ nghĩa hiển ngôn và tiền giả định cùng ngữ cảnh của cuộc hội thoại trên. Vậy hàm ngôn của câu nói này là Nhà lão Kiền con cái chết trước bố. Với cách nói hàm ngôn này, Đoài muốn ngầm ý rằng: Lão Kiền - bố là người sống hết phần của con cháu. Cần lưu ý, tiền giả định và hàm ngôn đều được loại suy từ nghĩa tường minh. Tuy nhiên, quá trình đó được tiến hành theo hai hướng khác nhau. Đi tìm tiền giả định là đi tìm điều kiện tiên quyết để thành lập phát ngôn, còn đi tìm hàm ngôn là đi tìm ý nghĩa cuối cùng mà phát ngôn hướng tới.

35 Hàm ngôn và suy ý Hàm ngôn là cái người nói muốn nói nhưng không tường minh, còn suy ý là cái người nghe rút ra. Người nói tạo ra hàm ngôn, còn người nghe giải mã hàm ngôn, tức là hàm ngôn là do người nói có chủ ý tạo ra trong quá trình phát ngôn, còn để hiểu được nó thì người nghe phải suy luận. Hai quá trình này thực chất chỉ là hai mặt của một vấn đề. Kết quả của quá trình suy ý là hàm ngôn, tức là để có hàm ngôn thì phải có suy ý nhưng kết quả của quá trình suy ý đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với hàm ngôn tùy thuộc vào việc giải mã hàm ngôn, nếu người nói đoán được đúng ý của người nói tức là suy ý phù hợp, còn ngược lại là suy ý không phù hợp với hàm ngôn. Như vậy, khi nói đến hàm ngôn là ta đã nói đến một thành phần nghĩa quan trọng của phát ngôn xét trong quan hệ với hiển ngôn. Mục đích của phát ngôn là nhằm truyền tải một nội dung, ý nghĩa nào đó. Nội dung ý nghĩa chính là kết quả tổng hợp cuối cùng của mọi thành phần tạo nên phát ngôn (câu, từ, kết cấu) hay là ý đồ của người phát ngôn. Và việc tiếp nhận hàm ngôn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo và nhận thức, vốn sống, của người tham gia giao tiếp. Từ tiền giả định và hiển ngôn suy ra hàm ngôn. Và để có hàm ngôn, người nói phải tạo ra, còn để hiểu được hàm ngôn người đọc phải tiến hành suy ý Phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn Phân loại hàm ngôn Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều chia hàm ngôn làm hai loại: hàm ngôn quy ước (hàm ngôn ngữ nghĩa/ hàm ngôn ngôn ngữ) và hàm ngôn hội thoại (hàm ngôn dụng học) Đỗ Hữu Châu (1993) gọi là hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn dụng học; Nguyễn Đức Dân (1996) gọi hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại; Nguyễn Văn Hiệp (2006) thì gọi là hàm ngôn quy ướcvà hàm ngôn hội thoại Hàm ngôn quy ước Theo Đỗ Hữu Châu Hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của phát ngôn. [11b, tr.393] Tác giả còn giải thích

36 29 thêm hàm ngôn ngữ nghĩa là các luận cứ hoặc kết luận không được nói ra một cách tường minh, mà để cho người nghe dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra.[11b, tr.393] Ngoài ra, ông còn cho rằng: hàm ngôn ngữ nghĩa có cơ sở là các topos (các lẽ thường). Do đó có thể gọi hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn lập luận, cũng có thể gọi là hàm ngôn mệnh đề vì nó căn cứ vào mệnh đề được diễn đạt bởi một cách tường minh trong phát ngôn. [11b,t r.394] Nguyễn Văn Hiệp (2006) cho rằng hàm ngôn quy ước là loại hàm ngôn nảy sinh do việc sử dụng những biểu thức nào đó trong phát ngôn chứ không nảy sinh từ ngữ cảnh. [47, tr.4] Theo Nguyễn Đức Dân (1987) hàm ý (hàm ngôn quy ước) được hình thành từ những phương tiện ngôn ngữ, tức cứ dùng phương tiện ngôn ngữ nhất định thì sẽ tạo ra một hàm ý [18, tr.114] Để hiểu về hàm ngôn quy ước, ta thử xét một vài ví dụ trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp sau: (Vd 2) Chúng mày cẩn thận. Ở Hà Nội ăn cắp như rươi. Nó thỉnh mất bộ cưa thì ăn mày đấy. [Những người thợ xẻ, tr.109] (Vd 3) Vợ tôi bảo: Lão ấy tốt nhưng nghèo [Tướng về hưu, tr.26] Ở (Vd 2) chúng ta đều biết, đối với người thợ xẻ, cái cưa là dụng cụ lao động quan trọng nhất. Vì vậy câu nói này có hàm ngôn dựa trên lập luận xuất phát từ những lẽ thường như sau: mất cưa tức là mất dụng cụ lao động (không có dụng cụ lao động không có cưa), không có cưa thì không xẻ được gỗ, không xẻ được gỗ thì không có tiền, mà không có tiền (và không có việc) thì phải đi ăn mày mới sống được. Còn ở (vd 3) từ nhưng cho phép suy ra rằng có hai sự kiện trái ngược nhau: theo người nói, người tốt thì thường không nghèo hay người nghèo thì không tốt. So sánh câu (3) với câu Lão ấy tốt và nghèo, ta thấy giá trị chân ngụy không thay đổi, nói cách khác đây là hai câu phỏng nghĩa (về mặt logic, p và q hay p nhưng q đều là phép liên kết, do đó hai câu trên đều chỉ đúng nếu quả thực (i) lão ấy tốt bụng; và (ii) lão ấy nghèo), nhưng cái hàm ý chỉ sự trái ngược sẽ không còn.

37 30 Thông thường người ta hay nói lão ấy nghèo nhưng tốt bụng ở đây là một câu khen, ngược lại Nguyễn Huy Thiệp lại để cho vế tốt đứng trước, còn vế nghèo đứng sau. Qua đó, ngầm thể hiện một hàm ngôn mỉa mai: Lão ấy vì nghèo quá nên không còn tốt nữa. Đặc biệt, qua từ nhưng, ta có thể suy ra được hàm ngôn của (3) mà không cần ngữ cảnh. Như vậy, ta có thể hiểu khái quát về hàm ngôn quy ước là hàm ngôn không biến đổi theo ngữ cảnh, là hàm ngôn áp dụng cho ngôn ngữ nói chung, bất kể hội thoại hay không hội thoại Hàm ngôn hội thoại Theo Đỗ Hữu Châu (1993) hàm ngôn hội thoại là những hàm ngôn do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng (bao gồm quy tắc chỉ xuất ; chiếu vật; quy tắc lập luận; quy tắc chi phối hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại trong đó quan trọng nhất là phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice. [11b, tr.395] Theo Nguyễn Văn Hiệp (2006) hàm ngôn hội thoại là cái ý được suy ra từ ngữ cảnh, nảy sinh và biến đổi theo ngữ cảnh, phụ thuộc vào ngữ cảnh, nảy sinh trên cơ sở người nói cố tình vi phạm những phương châm được giả định là nền tảng cho hội thoại có thể tiếp diễn. [47, tr.391] Chẳng hạn xét đoạn hội thoại sau giữa Đề Thám và Ông Lũy trong truyện Mưa Nhã Nam của Nguyễn Huy Thiệp: (Vd 4) Đang câu chuyện Đề Thám hỏi ông Lũy: - Ông có đủ thịt ăn không? Nhờ giời, - tay trộm trả lời, - Không phải lúc nào cũng ăn thịt bò nhưng thịt gà thịt vịt cũng ngon. [Mưa Nhã Nam, tr.204] Hàm ngôn trong câu hỏi của Đề Thám - Ông có đủ thịt ăn không? là một câu hỏi có ý mỉa mai, khinh thường: Dạo này ông ăn trộm được nhiều không?/ Ông thấy nghề ăn trộm thế nào?/ Nghề ăn trộm có dễ không?. Còn hàm ngôn trong câu trả lời vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại - Không phải lúc nào cũng ăn thịt bò nhưng thịt gà thịt vịt cũng ngon. của ông Lũy là: Trộm gà trộm vịt dễ hơn trộm bò. Sở dĩ người đọc suy ra được hàm ngôn của hai câu trên là nhờ

38 31 vào ngữ cảnh với kiến thức mà truyện cung cấp ông Lũy là người chuyên ăn trộm. Chúng ta không thể suy ra được hàm ngôn của hai câu trên nếu không hiểu được ngữ cảnh của câu chuyện. Các nhà nghiên cứu thường chia hàm ngôn hội thoại thành hai loại là khái quát và đặc thù. - Hàm ngôn hội thoại khái quát Hàm ngôn hội thoại khái quát là hàm ngôn có thể suy luận mà không đòi hỏi một tri thức nền nào, tức là chúng đều giống nhau khi ở các ngữ cảnh khác nhau. Cách suy đoán hàm ý khái quát là: nếu có một từ ngữ hạn định phạm vi hiệu lực của nội dung câu nói, thì ngoài phạm vi ấy nội dung đó không còn hiệu lực nữa. Chẳng hạn, xét đoạn hội thoại trong truyện Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp ở ví dụ sau: (Vd 5): Sau hôm giỗ lão Kiền một trăm ngày, Sinh đẻ con gái. Đón Sinh về, mọi người làm tiệc mừng. Cấn với Khảm đi chợ. Khiêm nấu nướng. Đoài với Tốn dọn nhà. Hai cô My Lan và Mỹ Trinh đến dự, mua cả hoa. Vào tiệc, mọi người để Sinh ngồi giữa, hai cô My Lan và Mỹ Trinh ngồi hai bên. Sinh đẹp lộng lẫy. Đoài rót rượu ra cốc, đứng lên nói: "Cốc rượu này tôi dâng cuộc sống. Rượu vừa ngọt vừa cay. Ai chấp nhận cuộc sống thì cầm lên cho. Cuộc sống dù khỉ gió nhưng đẹp tuyệt vời. Vì đứa trẻ mới sinh ra kia, vì tương lai của nó". Mọi người nâng cốc, Đoài bảo: "Khoan đã. Nhưng nó tên gì nhỉ?" Mọi người cười. Cùng uống rượu vui, Khiêm bảo: "Chị Sinh ơi về làm dâu họ Sĩ nhà này chị có khổ không?" Khảm bảo: "Chị phải nói thế nào cho hai cô My Lan, Mỹ Trinh khỏi sợ". Sinh cười: "Cứ thế này thì không thấy khổ. [Không có vua, tr.64] Từ thế này trong câu nói của Sinh, người đọc có thể suy ra hàm ngôn khái quát: Thế khác (không phải thế này) tức là ngày thường thì khổ. Và ở đây còn có một hàm ngôn hội thoại khái quát rút ra từ câu nói của Khảm: "Chị phải nói thế nào cho hai cô My Lan, Mỹ Trinh khỏi sợ" là Khảm muốn nhắc chị dâu đừng nói sự thật ở nhà chồng khổ để hai cô My Lan và Mỹ Trinh về nhà này làm dâu.

39 32 Hay câu nói của ông lão đánh cá hù dọa cậu bé xin đi theo đánh cá đêm trong truyện Chảy đi sông ơi cũng là trường hợp tương tự. (Vd 6) Năm nay Hà Bá chưa bắt người nào![chảy đi sông ơi, tr.13] Qua từ năm nay ta suy ra được hàm ngôn của câu nói này mà không cần kiến thức nền là: Năm nào Hà Bá cũng bắt người. - Hàm ngôn hội thoại đặc thù Khác với hàm ngôn hội thoại khái quát, hàm ngôn hội thoại đặc thù là những hàm ngôn phải được suy luận ra trên cơ sở hiểu biết trong bối cảnh cụ thể. Chỉ có thể suy ra trong một ngữ cảnh nhất định.chẳng hạn: Cũng (Vd 6) Năm nay Hà Bá chưa bắt người nào. [Chảy đi sông ơi, tr.13] Ở đây đáng chú ý là từ Hà Bá, giả sử nếu chúng ta không có tri thức nền về Hà Bá thì chúng ta không hiểu được hàm ngôn của cái hành động bắt ấy. Đối với quan niệm của người Việt, Hà Bá là hung thần ở vùng sông nước, thường làm hại dân. Do đó khi có người nào đó không may bị sảy chân chết đuối thì người Việt thường nói: Bị Hà Bá bắt hay bị Hà Bá ăn thịt hay đi chầu Hà Bá. Trong truyền thuyết, hàng năm Hà Bá thường bắt loài người cống nạp ít nhất một mạng người cho nó và người chết như vậy được coi là thế mạng. Chỉ khi hiểu được điều đó ta mới có thể suy ra được hàm ngôn trong câu Năm nay Hà Bá chưa bắt người nào! là: Năm nào Hà Bá cũng bắt người tức năm nào cũng có người chết đuối nhưng năm nay chưa có người chết đuối. Đây là một câu nói chứa hàm ngôn nhắc nhở kiểu như: Anh cẩn thận nếu không chính anh là người phải đi chầu Hà Bá trong năm nay đấy! Như vậy, hàm ngôn được chia làm hai loại: hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại.hàm ngôn quy ước là hàm ngôn được hình thành từ phương tiện ngôn ngữ, không phụ thuộc ngữ cảnh. Cơ chế để tạo hàm ngôn quy ước không gì khác chính là dùng từ ngữ và các lẽ thường. Còn hàm ngôn hội thoại lại được nảy sinh từ ngữ cảnh. Hàm ngôn hội thoại được chia thành hai loại là hàm ngôn hội thoại khái quát và hàm ngôn hội thoại đặc thù. Cơ chế tạo hàm ngôn hội thoại là dựa vào sự cố ý vi phạm các quy tắc như: quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, quy tắc chi phối các

40 33 hành vi ngôn ngữ, quy tắc lập luận và quy tắc hội thoại. Nhưng trong thực tế việc xác định ranh giới đâu là ngữ nghĩa, đâu là ngữ dụng là một vấn đề không hề đơn giản, vì ranh giới giữa nghĩa học và dụng học thường có sự giao nhau, ở đó những nhân tố nghĩa học và dụng học tương tác một cách rất đa dạng. Vì vậy, việc phân định một cách rạch ròi giữa hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại là một vấn đề không dễ dàng. Cho nên, trong phần cơ chế tạo hàm ngôn, chúng tôi không tách ra đâu là cơ chế tạo hàm ngôn quy ước, đâu là cơ chế tạo hàm ngôn hội thoại Cơ chế tạo hàm ngôn Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa: Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện. [74, tr.214]. Như vậy, ta có thể hiểu cơ chế là cách thức thực hiện. Do đó, cơ chế tạo hàm ngôn là những cách thức tạo ra hàm ngôn. Sau đây là một số cách thức tạo hàm ngôn tiêu biểu trong tiếng Việt Dùng từ ngữ Theo George Yule hàm ngôn quy ước liên quan đến những từ riêng biệt và được rút ra từ những ý nghĩa phụ thêm có được khi dùng những từ này như những liên từ trong tiếng Anh chẳng hạn như: but (nhưng) thể hiện hàm ngôn tương phản, even (ngay cả) thể hiện hàm ngôn tương phản với sự mong đợi và yet (còn) thể hiện hàm ngôn mong đợi tình huống hiện đương có là khác với ngay trước đó hoặc là đối lập hay từ and hàm ngôn cộng thêm hay chỉ sự nối tiếp. Vậy cơ chế tạo hàm ngôn quy ước chính là cách sử dụng các từ ngữ như đã nói ở trên. Theo Nguyễn Văn Hiệp (2006) chính vì hàm ngôn quy ước là hàm ngôn nảy sinh do việc sử dụng những từ ngữ nào đó trong câu, do đó cơ chế tạo hàm ngôn quy ước chính là dùng từ ngữ. Những từ ngữ được dùng để tạo hàm ngôn quy ước có thể là thực từ hoặc là hư từ. Chẳng hạn như dùng liên từ, dùng các từ có ý so sánh, dùng các phó từ chỉ thời thể (vẫn, lại, ra, đi, ) Tác giả còn cho rằng cách tạo hàm ngôn quy ước chính cách dùng các vị từ tình thái hàm thực - nhóm từ giả định hành động, trạng thái, tính chất mà vị từ bổ

41 34 ngữ của chúng đã tồn tại thực như các từ: chớm, bắt đầu, chợt, bỏ, nghỉ, sực, phát, đâm, đâm ra, sinh ra, Thí dụ: Nó bỏ hút. Việc dùng vị từ tình thái bỏ giả định rằng trước đây nó đã hút thuốc. Hay nhóm vị từ hàm hư - nhóm vị từ giả định hành động, trạng thái, tính chất mà vị từ bổ ngữ của chúng biểu thị là không tồn tại, không có thật như các từ: toan, suýt, chực, hòng Thí dụ: Nó toan cưới cô ấy. Việc dùng vị từ tình thái toan giả định rằng việc nó cưới cô ấy là không có thật Vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất Chiếu vật là vấn đề thứ nhất của ngữ dụng học. Tự bản thân mình, từ ngữ không chiếu vật. Bằng hành vi chiếu vật, người nói đưa ra sự vật hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn bằng các từ ngữ, bằng câu. Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh với diễn ngôn. Phương thức chỉ vật là cách thức để thực hiện hành vi chiếu vật, có ba phương thức lớn: dùng tên riêng, dùng miêu tả xác định và dùng chỉ xuất. Trong đó phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất là một hình thức tạo hàm ngôn rất hữu hiệu. Đỗ Hữu Châu cho rằng: Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. [11b, tr. 72] Tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống từ chuyên chiếu vật theo phương thức chỉ xuất. Đó là các từ loại như đại từ, tính từ, trạng từ, Tổ hợp có từ chỉ xuất là một biểu thức chỉ xuất. Bất cứ hình thức ngôn ngữ nào được dùng để chỉ trỏ đều được gọi là biểu thức chỉ xuất hay các yếu tố trực chỉ. Các biểu thức chỉ xuất thực hiện chức năng chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị tức là xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt vật được nói tới với các vật khác về không gian, thời gian, và về các quan hệ khác. Trong các ngôn ngữ thường có ba phạm trù chỉ xuất đó là: phạm trù chỉ xuất người (phạm trù nhân xưng xưng hô), phạm trù chỉ xuất không gian (nhóm các từ trực chỉ vị trí), phạm trù chỉ xuất thời gian (nhóm các từ trực chỉ thời gian).

42 35 Một trong những quy tắc chiếu vật là quy tắc định vị vai giao tiếp và hệ thống các từ xưng hô có những quy ước sử dụng khá chặt chẽ, buộc những người tham gia giao tiếp phải tuân thủ. Việc sử dụng các từ xưng hô không theo quy ước hoặc thay đổi cách xưng hô là một trong những cơ chế tạo ra hàm ngôn trong giao tiếp. Ví dụ, vợ chồng chuyển đổi xưng hô từ anh/em sang anh/tôi hoặc cô/tôi hay tao/mày là hàm ẩn ý nghĩa thay đổi quan hệ. Hoặc xưng hô bố/con đối với những người không có quan hệ huyết thống có thể hiện mong muốn làm con rể hoặc tạo mối quan hệ thân tình Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp Hành động ngôn ngữ gián tiếp theo Đỗ Hữu Châu là Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành động ngôn ngữ theo lối gián tiếp.[11b, tr.146] Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp là hiện tượng người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác.cách sử dụng hành động ngôn ngữ theo lối gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực nhằm truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn. Trong hành động tại lời, bằng các yếu tố ngôn ngữ có mặt trong phát ngôn, đặc biệt là các động từ ngữ vi, người ta có thể nhận diện được các hành vi ngôn ngữ chứa đựng trong đó như khuyên, hứa, yêu cầu, đề nghị, Tức là nhờ cấu trúc ngôn ngữ mà một hành vi tại lời (A), người ta có thể tạo những hành vi ngôn ngữ gián tiếp (B) khác nhau như: đề nghị, xin, cảnh cáo, khuyên nhủ, yêu cầu,... Như vậy, hành động tại lời phái sinh, do tính chất là một hành động ngôn ngữ gián tiếp, nên mặc dù bề mặt cấu trúc ngôn ngữ thể hiện một hành vi này nhưng nội dung thực của nó lại thể hiện một hành vi khác. Chính đặc điểm này đã làm cho hành động ngôn ngữ gián tiếp hoàn toàn có thể trở thành một yếu tố tạo ý nghĩa hàm ngôn.

43 Vi phạm quy tắc lập luận Chúng ta hiểu hiểu lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới. [11b, tr.155] Các lý lẽ còn được gọi là luận cứ, vì vậy, thực chất của quan hệ lập luận chính là quan hệ giữa luận cứ và kết luận. Theo Đỗ Hữu Châu, lập luận có hai thành phần chính: luận cứ và kết luận. Các thành phần này có vị trí riêng trong mỗi lập luận theo theo thói quen của người sử dụng: kết luận có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối của luận cứ. Sau luận cứ là vị trí thường gặp trong lập luận của kết luận. Khi giao tiếp, người nói cố tình tạo hàm ngôn bằng cách vi phạm quy tắc lập luận như là sử dụng lập luận không đầy đủ hoặc chỉ có luận cứ hoặc chỉ có kết luận để người nghe suy ra phần còn thiếu trong lập luận. Sự vi phạm quy tắc lập luận là một trong những cách tạo nghĩa hàm ngôn tương đối thông dụng Vi phạm quy tắc hội thoại Nguyên tắc cộng tác hội thoại được Paul Grice đúc kết như sau: hãy làm cho phần đóng góp của anh, chịđúng như nó đòi hỏi ở giai đoạnmà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị chấp nhận tham gia vào (dẫn theo 11b, tr.299) Trong giao tiếp, có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không sai về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nhưng giao tiếp vẫn không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua bốn phương châm hội thoại sau: - Phương châm về lượng, khi giao tiếp cần nói đủ thông tin cần thiết, không nói thiếu, nói thừa. - Phương châm về chất: cần nói đúng sự thật; không nói những điều mình cho là sai hay thiếu bằng chứng xác thực. - Phương châm quan hệ: cần nói vào đề tài giao tiếp; tránh nói lạc đề. - Phương châm cách thức: cần nói ngắn gọn, trong sáng, mạch lạc;tránh nói mơ hồ, dài dòng.

44 37 Trong tình huống nói năng bình thường, tất cả các quy tắc trên đều được tuân thủ nhưng trên thực tế giao tiếp không phải lúc nào người tham gia giao tiếp cũng tuân thủ đầy đủ cả bốn phương châm hội thoại trên mà tùy theo từng trường hợp người ta có thể vi phạm một trong những phương châm hội thoại. Sự vi phạm phương châm hội thoại không nảy sinh hàm ngôn hội thoại: đó là sự vi phạm không cố ý. Tức là sự không tuân thủ phương châm một cách không lộ liễu. Nguyễn Đức Dân cho rằng đó là do những tình huống mà các phương châm không hòa hợp nhau. Vì tôn trọng phương châm này, đành phải vi phạm phương châm khác, hoặc phải ưu tiên cho phương châm hội thoại khác. Còn ngược lại, những trường hợp người nói không tuân thủ phương châm một cách lộ liễu, nghĩa là người nói vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại một cách cố ý mới tạo nên hàm ngôn. Ngoài các cơ chế tạo hàm ngôn phổ biến trên, còn có một số cơ chế nữa như cơ chế dùng câu chất vấn, dùng từ ngữ không tương thích ngữ cảnh, dùng từ sai lệch ngữ nghĩa, dùng thành ngữ, tục ngữ, dùng từ đồng âm, dùng cơ chế so sánh, nói giảm, nói tránh Các cơ chế này, sẽ được làm rõ trong phần các cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp ở chương hai. Tóm lại, những cơ chế tạo hàm ngôn ở trên đã tạo cho ngôn ngữ có những cách thể hiện hàm ngôn rất đa dạng. Đối với những cơ chế tạo hàm ngôn quy ước thì hiển nhiên phải dựa vào từ ngữ, ngược lại cơ chế tạo hàm ngôn hội thoại lại dựa vào ngữ cảnh, các lập luận dựa trên lẽ thường nhưng cũng có khi chúng lại đan xen lẫn nhau rất khó để phân biệt. Và để hiểu được hàm ngôn của người nói, người nghe phải dựa trên những cơ chế trên mới có thể giải mã được. Bên cạnh đó, người nghe phải có vốn hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán, để giải mã hàm ngôn. Điều này, sẽ được đề cập đến ở mục Đặc trưng văn hóa tâm lý xã hội và việc tạo hàm ngôn Ngoài những cơ chế tạo hàm ngôn đã đề cập ở trên, chúng tôi nghĩ rằng yếu tố văn hóa, tâm lí, phong tục, tập quán, của các dân tộc khác nhau, thậm chí là từng vùng khác nhau cũng là cơ sở để tạo lập và giải mã hàm ngôn trong ngôn ngữ.

45 38 Để hiểu được hàm ngôn trong một câu nói không phải lúc nào cũng dễ dàng, nó đòi hỏi người nghe phải có sự "giải mã". Sự giải mã ở đây không chỉ đơn thuần là cái mã ngôn ngữ mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như tâm lí, sở thích, hoàn cảnh và đặc biệt là văn hoá. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những phong tục, tập quán, tâm lý riêng tức có một nền văn hoá riêng. Do đó có những lối nói hàm ngôn nếu không có cơ sở chung giữa người nói và người nghe thì sẽ dẫn đến hiện tượng người này nói một đường còn người kia hiểu một nẻo hoặc không thể hiểu được. Không phải tất cả các đặc điểm về văn hóa Việt đều thể hiện và bao hàm trong cách thể hiện ngôn ngữ Việt nhưng chính những nét văn hóa tiêu biểu của người Việt đã cấu thành tư tưởng và cách thức xử lí ngôn từ trong giao tiếp của người Việt Nam. Sau đây là những đặc trưng văn hóa cơ bản của người Việt có ảnh hưởng đến việc sử dụng lối nói hàm ngôn: Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp Việt Nam là một đất nước có gốc nông nghiệp điển hình nên trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên thường có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa bình với thiên nhiên. Về mặt nhận thức, người Việt hình thành lối tư duy tổng hợp, xem trọng những mối quan hệ qua lại. Về tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Có lúc người Việt quan niệm bán anh em xa mua láng giềng gần ; nhưng mặt khác, họ lại quan niệm một giọt máu đào hơn ao nước lã. Chính vì thế, cho nên trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt đã quy định thái độ dung hợp trong giao tiếp, người Việt luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa trong cư xử. Họ thường lấy cái tình làm trọng một trăm cái lý không bằng một tý cái tình. Khác với người phương Tây thường nói thẳng vào đề, người Việt vì xem trọng tình cảm, cho nên trong giao tiếp, họ không muốn làm tổn hại đến thể diện và phật lòng người đối thoại nên không mấy

46 39 khi họ nói thẳng, nói trắng những điều muốn nói mà lại thường hay diễn đạt bằng lối nói vòng vo, tế nhị nhưng thâm thúy, sâu sắc. Nói điều này mà muốn người nghe hiểu điều khác. Người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung, trong giao tiếp thường theo phương châm dĩ hòa vi quý, tránh cọ xát lẫn nhau, cố tạo ra sự hòa đồng giữa mọi người, nhún nhường và khiêm tốn đấy là một nét văn hóa trong giao tiếp của người Việt: - Chẳng được miếng thịt miếng xôi Cũng được lời nói cho tôi vừa lòng. - Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. Khi chính kiến hoàn toàn khác nhau nhưng người ta vẫn cố tìm những nét khả thủ trong suy nghĩ của người đối diện, tránh phủ định sạch trơn, gây mâu thuẫn căng thẳng Để thể hiện điều đó người Việt đều dùng cách nói hàm ngôn Đặc trưng sông nước Đặc trưng cơ bản thứ hai về văn hóa người Việt có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức tạo lập hàm ngôn đó chính là đặc trưng sông nước. Đây là một đặc trưng thể hiện rõ nền văn hóa lúa nước và nghề đánh bắt thủy hải sản có từ xa xưa của người Việt. Chính đặc trưng này đã tạo nên thói quen dùng lối nói hàm ngôn, nhiều ẩn ý, để bộc lộ điều mình muốn nói, tránh phật lòng người nghe. Dần dần, cách nói bằng ý nghĩa hàm ngôn thành một phương thức thuyết phục và truyền tải thông tin rất hiệu quả trong giao tiếp của người Việt: năng động và uyển chuyển như nước. Chẳng hạn, hình ảnh con thuyền và đặc trưng sông nước ăn sâu vào tâm khảm người Việt Nam đến mức mọi mặt sinh hoạt đều lấy con thuyền và sông nước làm chuẩn mực: nói về tiết kiệm thì buôn tẩu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện; nói về ý chí, nghị lực thì chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo hay chết trong còn hơn sống đục; nói về kinh nghiệm làm ăn thì ăn cỗ đi trước lội nước theo sau, bồi ở lở đi; nói về sự khôn ngoan, sự nham hiểm của con người thì sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho tường; nói về quan hệ vợ chồng và tình yêu nam nữ

47 40 thuyền theo lái, gái theo chồng; thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền; hay nói về lối sống tình nghĩa thuyền rồng bất ngãi bỏ trôi, đò ngang có ngãi ta ngồi đò ngang; nói về sự không may mắn của số phận ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh Người Việt thường nói: chìm đắm trong suy tư, bơi trong khó khăn, thời gian trôi nhanh, ăn nói trôi chảy, hồ sơ bị ngâm lâu, thân phận bọt bèo, Ngay cả khi đi trên bộ mà người Việt vẫn nghĩ và nói theo cách của người đi trên sông nước: người ta vượt đường sá xôi để lặn lội đến thăm nhau; hay gọi xe khách liên tỉnh là xe đò. Để nói về cái chết, người Việt cũng dùng cách nói hàm ngôn như về nơi chín suối, xuống dưới suối vàng, Khi nói về sự chậm hiểu hay không nghe lời của ai đó, người Việt thường chọn cách nói có hàm ngôn: nước đổ đầu vịt, nước đổ lá khoai, Ngoài hai đặc trưng văn hóa trên, những tâm lý, những thói quen của mỗi vùng miền cũng có thể tạo nên những lối nói hàm ngôn khác nhau. Chẳng hạn như: Người Việt Nam chúng ta hiện nay, còn có một số vùng vì ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ của Trung Quốc nên có quan niệm xem con trai hơn con gái và con trai tuổi Nhâm thì tốt như trong những câu nói: Trai Nhâm nữ Quý. Hơn nữa, còn quan niệm tuổi Thìn là tuổi tốt nhất trong mười hai con giáp nên thường có thói quen chọn năm sanh con. Chính vì ảnh hưởng của những tư tưởng đó nên một người mẹ chồng mới có thể tạo ra một câu nói đầy hàm ngôn với người con dâu đang tuổi sinh nở (mà chưa có con trai) như sau: - Con trai tuổi Nhâm tốt lắm đấy, mà năm nay lại là năm Nhâm Thìn nữa. Nghe vậy, cô con dâu liền nói: - Dạ, con cũng tính sinh trong năm nay đó mẹ. Với câu nói trên, người mẹ chồng muốn cô con dâu: Hãy sinh cho bà một đứa cháu trai vào năm Nhâm Thìn này. mà không nói thẳng ra. Để tạo ra hàm ngôn và hiểu được hàm ngôn như trong câu nói này, người mẹ chồng và người con dâu đều phải là người hiểu được tư tưởng văn hóa của người Việt như đã nói ở trên. Hay quan niệm có người lạ trên thuyền sẽ xui xẻo của những người dân chuyên nghề đánh cá được thể hiện qua lời nói hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp:

48 41 (Vd 7) Ông cho nó đi xúi cả mẻ cá đêm nay là ăn đòn đấy! - Một lão chột mắt gầm gừ, lão giơ mái chèo chẳng có vẻ gì là đùa bỡn cả. [Chảy đi sông ơi, tr.7] Với quan niệm như trên, câu nói của lão đánh cá chứa một hàm ngôn nhắc nhở: Ông không nên cho người lạ lên thuyền. Như vậy sẽ xui đấy. Như thế, rõ ràng là giữa ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Và chính những đặc trưng cơ bản của văn hóa của người Việt đã góp một phần không nhỏ trong việc tạo ý nghĩa hàm ngôn trong tiếng Việt. Quy luật này cũng được phát huy một cách hữu hiệu trong ngôn ngữ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi sẽ tìm hiểu ở chương hai Mục đích dùng hàm ngôn Mọi phát ngôn đều có nghĩa tường minh nhưng không phải phát ngôn nào cũng chứa hàm ngôn. Nếu phát ngôn chứa hàm ngôn thì hàm ngôn chính là nội dung ý nghĩa chính của phát ngôn. Vậy tại sao khi giao tiếp người ta không thể hiện điều mình muốn nói một cách rõ ràng minh bạch, tức nói thẳng, nói trắng cái điều mình muốn nói ra để người tiếp nhận hiểu ngay mà lại phải dùng lối nói hàm ẩn? Chúng ta biết rằng trong đời sống có rất nhiều vấn đề phức tạp, tế nhị, khó nói hay vì một mục đích nào đó mà người nói không nói một cách trực tiếp, trong những trường hợp này cách thể hiện tốt nhất đó chính là lối nói hàm ngôn. Hàm ngôn không chỉ được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày mà trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật được các tác giả sử dụng một cách rộng rãi và xem như là phương tiện truyền tải thông điệp tốt nhất. Ở văn xuôi hàm ngôn là một phương thức để xây dựng tính cách nhân vật hay phản ánh hiện thực xã hội, nhất là những vấn đề xã hội phức tạp, không cho phép nhà văn trực tiếp bộc lộ tư tưởng của mình. Vì sao hàm ngôn lại có được sức mạnh như vậy? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta đi tìm hiểu một số mục đích cơ bản của việc dùng hàm ngôn. Theo Đỗ Hữu Châu, với lối nói bằng hàm ẩn, người nói buộc người nghe phải suy nghĩ để nắm bắt ý nghĩa thực của lời nói của mình. Mục đích của việc

49 42 dùng lối nói hàm ngôn là nhằm tăng sức hấp dẫn, tăng sức thuyết phục cho lời nói; hoặc do khiêm tốn; do không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe; quan trọng hơn là không muốn chịu trách nhiệm trực tiếp về điều mình nói ra Tăng sức hấp dẫn thuyết phục cho lời nói Với việc dùng hàm ngôn, người nói muốn người nghe hiểu được ý đồ của mình một cách sâu sắc hơn. Để nắm bắt được ý đồ của người nói, người nghe phải suy ngẫm, phân tích và khi đã phát hiện ra rồi thì họ cảm thấy rất thú vị. Do đó, hàm ngôn có tác dụng tăng sức thuyết phục, hấp dẫn cho lời nói. Ví dụ: Hạnh phúc của một tang gia (nhan đề một đoạn trích trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng). Mâu thuẫn giữa tang gia hạnh phúc để chỉ sự suy đồi về mặt đạo đức của con người trong một gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ Khiêm tốn, lịch sự Trong giao tiếp vì lí do lịch sự, người tham gia giao tiếp thường xưng khiêm hô tôn và thể hiện sự khiêm tốn. Ví dụ: Khi một người con gái sắp về nhà chồng, người mẹ đẻ của người con gái thường nói với bà sui gia (mẹ chồng cô gái): Con bé còn nhỏ dại lắm, có gì chị bày vẽ giúp tôi nhé. Trong trường hợp này người mẹ của cô gái vì lí do khiêm tốn mà nói như vậy để nhằm nhắc nhở bà mẹ chồng của cô gái: Con gái tôi về làm dâu nhà bà, có gì không nên không phải bà bỏ qua cho nó, chứ trong thực tế một cô gái đã đến tuổi trưởng thành để lập gia đình thì cũng không đến nỗi nhỏ dại như lời bà mẹ nói. Nếu nói như thế sau này cô gái có gì không vừa lòng bà mẹ chồng hay có gì sai sót thì bà mẹ chồng không thể trách được. Còn ngược lại nếu người mẹ có con gái luôn đề cao con mình mà nói: Con tôi giỏi giang, khôn ngoan lắm. thì trường hợp này sẽ khó cho cô gái về sau và bà mẹ của cô gái cũng mang tiếng. Vì vậy trong giao tiếp người ta thường thể hiện hàm ngôn vì lý do khiêm tốn bởi vì thực tế khiêm tốn sẽ giúp cho người ta có lợi hơn nhiều trong giao tiếp.

50 Không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe Một cuộc hội thoại không thể tiến hành một cách thành công nếu thiếu sự tôn trọng thể diện của người tham gia đối thoại, nói cách khác là không tôn trọng nguyên tắc lịch sự: Ví dụ đoạn thương lượng của bà Án đối với Mai, người đã từng là vợ con trai bà nhưng bị bà đuổi đi, để giành quyền nuôi dưỡng cháu nội: Bỗng chợt nhớ ra một điều, bà Án tươi cười hỏi Mai: - Nếu tôi đền ơn cô một nghìn bạc thì cô nghĩ sao? Mai không hiểu: - Thưa cụ, ơn gì ạ? - Ơn cô nuôi nấng cháu tôi. Mai cười nhạt: - Thưa cụ, cụ cho tôi là một người vú em nuôi cháu cụ phải không? Bà Án như mê mẩn, không nghĩ đến câu hỏi của Mai: - Vậy hai nghìn nhé? Mai đứng phắt dậy dắt con đi ra cửa phòng, quay lại nói: - Cháu xin phép cụ, cháu phải đi đằng này có chút việc cần! (Khải Hưng Nửa chừng xuân) Khi trả lời câu hỏi của bà Án Vậy hai nghìn nhé? Mà Mai lại nói Cháu xin phép cụ, cháu phải đi đằng này có chút việc cần là Mai đã cố gắng không muốn làm mất thể diện của người giao tiếp với mình là bà Án. Ở đây Mai đã dùng một câu trả lời cố tình vi phạm phương châm quan hệ để thể hiện hàm ngôn là muốn chấm dứt cuộc nói chuyện với bà Án, tránh thốt ra một lời từ chối, thậm chí là một lời nói hỗn làm mất thể diện của bà Án Châm biếm Người nói muốn tỏ thái độ chê bai, khinh bỉ đối tượng nhưng lại không trực tiếp nói thẳng ra mà dùng hàm ngôn, khi hiểu được hàm ngôn đó thì đối tượng bị mỉa mai kia còn bị hạ thấp, trở thành nực cười, xấu xa hơn một lời chê trực tiếp rất nhiều. Ví dụ:

51 44 Nguyễn Ái Quốc nói về chuyến vi hành của vua Khải Định: Hay là chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của một công tử bé. (Nguyễn Ái Quốc - Vi hành) Bằng một câu nói đầy mỉa mai châm biếm, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tố cáo bộ mặt thật của Khải Định một ông vua xấu xa, bỉ ổi chỉ biết ăn chơi mà không biết lo cho cuộc sống của nhân dân. Ông vua to này thực ra là một công tử bé, chỉ là một con rối trong tay thực dân Pháp Không chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động ngôn từ O. Ducrot viết: "Nói một cái gì đó mà không vì thế mà nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là có thể vừa có được hiệu lực của nói năng, vừa có được sự vô can của im lặng". (Dẫn theo 75, tr. 41) Khi người nói dùng hàm ngôn và người tiếp nhận biết được thì có thể xảy ra hai trường hợp: người nghe tán thành hay phản đối nội dung hàm ẩn đó. Nếu người tiếp nhận tán thành thì hàm ngôn đó được chấp nhận tồn tại. Còn nếu người tiếp nhận phản đối thì người nói có thể chối bỏ trách nhiệm bằng câu Tôi có nói thế đâu, đấy là do anh tự nghĩ ra chứ. Ví dụ: Truyện Mất cái ví của Nguyễn Công Hoan, ông Tham bị mất ví tiền, ông đã nghi cho tất cả mọi đứa ở trong nhà nhưng đứa nào cũng có bằng chứng ngoại phạm rõ ràng. Điều đó dẫn đến việc chú của ông Tham nghĩ rằng: nó (tức ông Tham) nghi cho mình là thủ phạm (mà thực ra đây cũng chính là ý của ông Tham): - Thế anh nghi cho ai? - Cháu nghi cho thằng bếp, thằng xe. - Sao không nghi cho con vú? - Tại nó thực thà, xưa nay cháu biết nó. - Anh nghi thế là vô lý lắm. Tôi hiểu anh rồi chính anh nghi cho tôi. Bà Tham vội nói: - Chết! Lạy ông, con cháu nào dám thế! Sao ông nghĩ vớ vẩn là vậy?

52 45 - Thôi tôi xin bà đừng nói khéo. Tôi biết ông ấy từ thủa còn để cái chủm chòe bằng ngần này, nên tôi hiểu cả giọng nói... - Khổ quá! Cháu không biết nói thế nào bây giờ được. Tự ông đổ cho ông đấy. (Nguyễn Công Hoan Mất cái ví) Với kiểu nói xa xôi, bóng gió ông Tham đã không nhận trách nhiệm về lời nói mình nói ra thể hiện qua câu: Tự ông đổ cho ông đấy. Và nhờ cách nói như vậy, ông đã đuổi khéo được người chú của mình mà không phải nói thẳng ra, để không ai có thể trách được. Với cách nói hàm ngôn này, nếu có ai trong gia đình hay chú của ông Tham có trách gì thì ông ta có thể đỗ cho tại chú tự nghĩ vậy và bỏ đi chứ tôi không có ý vậy, đúng là một cách đuổi khéo khôn ngoan Ít lời nhiều ý Ngoài năm mục đích dùng hàm ngôn trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng hàm ngôn còn được dùng với mục đích để thể hiện một lúc được nhiều ý mà kiệm lời. Bởi vì, hàm ngôn thực chất là ý tại ngôn ngoại, nên từ một số lượng vỏ âm thanh ít mà chứa đựng một lượng thông tin rất lớn. Điều này tạo nên sự cô đúc, sâu sắc trong phát ngôn, giúp cho phát ngôn vừa tiết kiệm được lời, vừa thể hiện được nhiều giá trị nội dung. Ví dụ: Lời của Chí Phèo nói với Thị Nở trong tác phẩm của Nam Cao là một ví dụ tiêu biểu về việc dùng hàm ngôn với mục đích ít lời nhiều ý. Sau khi ở tù về, Chí phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, và cả đời Chí chưa được ai cho cái gì, để sống được Chí Phèo chỉ biết rạch mặt ăn vạ nhưng lại được Thị Nở nấu cho một nồi cháo hành nóng hổi trong một trận ốm. Sau khi ăn bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo rất cảm động và nói với thị: - Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? (Nam Cao Chí Phèo) Đây là một câu tỏ tình hết sức độc đáo, thú vị, tỏ tình theo kiểu Chí Phèo. Chỉ với một câu nói không đầu không đuôi, không chủ ngữ, vị ngữ mà đã thể hiện được tất cả tình cảm và suy nghĩ, tâm trạng của Chí Phèo. Đặt nó vào trong

53 46 tác phẩm chúng ta có thể thấy câu nói trên của Chí Phèo thể hiện những hàm ngôn như sau: - Chí Phèo say Thị Nở - Chí Phèo mang ơn Thị Nở - Chí Phèo muốn sống với Thị Nở mãi mãi Và cao hơn nữa là ý đồ của tác giả Nam Cao: Chí Phèo đã thực sự thức tỉnh. Chí Phèo đã trở lại là một con người với đầy đủ ý nghĩa của nó. Như vậy bằng lối nói hàm ngôn, có thể giúp người nói có thể nói được nhiều hơn những gì cần nói, đồng thời nó còn giúp chúng có thể giữ được thể diện của người nghe, bên cạnh đó còn không phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Có thể nói, hàm ngôn có tác dụng rất lớn và là phương tiện có hiệu quả nhất giúp giao tiếp thành công. Đến đây, không thể không giới thiệu một cách tổng quát về truyện ngắn và truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Bởi đây, tuy là những kiến thức ngoại vi nhưng lại rất có ý nghĩa trong việc đi tìm các cơ chế hàm ngôn. 1.5.Truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Truyện ngắn Theo định nghĩa của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân: Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ [72, tr ] Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): Truyện ngắn là truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật [74, tr.1054] Còn theo các sách giáo khoa chính thống hiện nay, truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn gọn. Bởi truyện ngắn được viết ra để đọc liền một mạch. Yếu tố quan trọng

54 47 bậc nhất trong truyện ngắn thường là những chi tiết cô đúc, có dung lượng nhỏ và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu hết sức thú vị. Như vậy, ta có thể hiểu truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự. Nó thường là các câu chuyện được kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Để thể hiện được đặc trưng hàm súc, ngắn gọn,.. không gì khác là sử dụng yếu tố hàm ngôn. Vì vậy, trong một tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng, bao giờ cũng có hai câu hỏi lớn nó nói gì? và nó như thế nào?. Trả lời cho câu cho câu hỏi thứ nhất thì tác phẩm là một thông báo về một nội dung nào đấy. Còn câu hỏi thứ hai lại lệ thuộc vào việc tổ chức ngôn từ cho văn bản truyện ngắn. Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Hơn nữa, ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng tình cảm, những sự giải thích. Và điều đó lý giải tại sao nói đến ngôn ngữ văn chương là nói đến hàm ngôn và hàm ngôn đặc biệt quan trọng trong những tác phẩm có dung lượng hạn chếnhư truyện ngắn. Bởi vì, trong khuôn khổ nhất định, nó phải chứa đựng một lượng giá trị nội dung rất lớn, cũng có nghĩa là đòi hỏi người nghệ sĩ luôn có sự tìm tòi sáng tạo, tạo nên sự phong phú đa dạng cho văn chương. Hàm ngôn là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm văn chương nói chung truyện ngắn nói riêng và thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn. Nó làm cho tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn lao và có chiều sâu không dễ gì nhận thấy. Trong nền văn học Việt Nam, rất nhiều nhà văn đã đạt được điều đó nhờ việc sử dụng hàm ngôn; một trong những nhà văn đó có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê quán huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông vốn xuất thân là giáo viên dạy Lịch sử nhưng sau đó lại trở thành nhà văn nổi tiếng.

55 48 Thuở nhỏ, ông đã cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên... Năm 1960, gia đình chuyển về quê, định cư ở làng Khương Hạ, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Khoa Sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (năm 1970), ông lên dạy học tại Tây Bắc mười năm. Đến năm 1980, Nguyễn Huy Thiệp chuyển về làm việc tại công ty sách thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật Trắc địa Bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu. Hiện nay, ông đang cùng gia đình sống ở Hà Nội. Ngoài công việc sáng tác, Nguyễn Huy Thiệp còn thử sức trong nhiều công việc và ngành nghề khác chẳng hạn như kinh doanh. Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động. Ngoài truyện ngắn, ông còn viết tiểu thuyết (3 tiểu thuyết) kịch (10 vở kịch), thơ (chưa xuất bản tập nào, nhưng xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông) và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước. Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với tập truyện ngắn đầu tay Những ngọn gió Hua Tát, đăng trên Báo Văn nghệ năm Lúc bấy giờ, tác giả đã gây cho người đọc một sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự trình làng của một cây bút đã vào tuổi tứ tuần. Và khi tác phẩm thứ hai Tướng về hưu ra đời sau đó một năm (tháng 6 năm 1987), Nguyễn Huy Thiệp được biết đến như là một hiện tượng văn học và làn sóng dư luận trở nên xôn xao. Đặc biệt không lâu sau đó chùm truyện Kiếm sắc Vàng lửa Phẩm tiết ra mắt bạn đọc (tháng 4 năm 1988) đã thực sự tạo nên bầu không khí phê bình, tranh luận hết sức sôi nổi, với nhiều ý kiến đối lập gay gắt. Với sự cách tân mới lạ, vừa xuất hiện trên văn đàn Việt Nam, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp vừa ra đời đã trở thành mắt bão, trở thành cái mà người ta thường gọi là trường văn trận bút. Và ông nhanh chóng trở thành hiện tượng lạ,

56 49 hiện tượng độc đáo hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Phạm Xuân Nguyên gọi ông là hiện tượng hai lần lạ nội dung lạ, hình thức lạ. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường có dung lượng nhỏ, ngắn gọn nhưng lại đề cập đến rất nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống hiện đại, mà vấn đề nào cũng được đẩy lên đến tột cùng, để rồi trở thành một thứ hóa chất gây phản ứng tranh luận. Với lối chuyện kể đa thanh, lời văn giễu nhại, cấu trúc tỉnh lược tới mức tối đa, giọng điệu lạnh lùng, tưng tửng, Nguyễn Huy Thiệp đã phơi bày trần trụi tất cả những hiện thực của xã hội thời hiện đại. Các truyện ngắn của ông chứa đựng nhiều tầng sâu đa nghĩa, vì vậy nó tạo ra nhiều cách đọc, cách hiểu khác nhau và không dễ gì nắm bắt. Chính vì điều này mà người ta không ngớt tranh cãi về tác phẩm của ông, nhưng chung quy lại chỉ là ở cách đọc. Là một cây bút nhạy cảm, Nguyễn Huy Thiệp luôn lật ngược vấn đề, thoát ra ngoài những chuẩn mực thông thường và xác định cái giá trị nhân thế bằng những tưởng tượng phong phú, xen vào các huyền thoại, các biểu tượng, các yếu tố dân gian, các câu thơ trữ tình. Tất cả nhào nặn, tái tạo một cách hợp lý bằng nghệ thuật sử dụng ngôn từ ít lời nhiều ý, truyện ngắn của ông đã đạt đến một tầm cao tư tưởng. Bằng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ một cách ngầm ẩn, tác giả vừa nói lên được con người xã hội, vừa nói được con người nhân tính. Sự hỗn độn trong thế giới nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Huy Thiệp đã giúp người đọc hình dung sâu sắc hơn chân dung cuộc sống trong tính đa dạng và trọn vẹn của nó. Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ vạch ra hiện thực bằng cái nhìn rất thực, nhiều khi đến ghê tởm mà qua đó tác giả thức tỉnh con người, giúp mọi người nhìn lại mình và sống tốt hơn. Có thể nói rằng, Nguyễn Huy Thiệp bằng tài năng của mình đã giúp văn học nước nhà tiến bộ được một bước mới, tiếp cận được một lý thuyết quan trọng của nhân loại cuối thế kỷ XX: lý thuyết đọc như trong lời giới thiệu Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp của Phạm Xuân Nguyên. [70, tr. 4] Sở dĩ được sự chú ý của độc giả như vậy là vì Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng điêu luyện các khả năng kỳ diệu của ngôn ngữ. Tác giả biết sử dụng những cơ sở tạo hàm ngôn một một cách độc đáo để thể hiện ý tại ngôn ngoại một cách sâu sắc

57 50 trong những trang viết của mình và nhờ đó tạo nên sự độc đáo trong phong cách sáng tác rất riêng của ông Tiểu kết Như vậy, rõ ràng hàm ngôn đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, và đặc biệt là trong văn chương nghệ thuật, hàm ngôn có sức truyền tải rất lớn. Nếu chưa hiểu được hàm ngôn thì xem như chưa hiểu gì cả. Để hiểu được hàm ngôn, người đọc cần phải có một quá trình suy ý. Quá trình ấy phải dựa vào tiền giả định và hiển ngôn, ngoài ra cần phải dựa vào những đặc trưng tâm lý, văn hóa, dân tộc, Vì vậy, trong chương một, luận văn đã đề cập đến những nội dung sau: (i) Tìm hiểu về hàm ngôn và giá trị của hàm ngôn trong giao tiếp hàng ngày nói chung và trong truyện ngắn nói riêng; (ii) xác định hàm ngôn trong quan hệ với hiển ngôn, tiền giả định và suy ý; (iii) về việc phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn trong tiếng Việt; (iv) yếu tố văn hóa trong việc tạo hàm ngôn; (v) mục đích dùng hàm ngôn. Nhiệm vụ của chương 1 là xác định cách hiểu các vấn đề lí thuyết hữu quan một cách có cơ sở nhằm làm chỗ dựa cho quá trình làm việc ở các chương sau.

58 51 Chương 2. MỘT SỐ CƠ CHẾ TẠO HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 2.1. Cơ sở nhận diện hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Để nhận diện, giải mã được một câu nói có chứa hàm ngôn không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt là trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, với cách viết ngầm ẩn ít lời nhiều ý, nén kín về mặt ngôn từ, truyện của ông đã tạo nên những cách hiểu khác nhau thậm chí là đối lập đến mức gay gắt. Sở dĩ như vậy, vì truyện của ông rất đa nghĩa, tất cả đều ẩn kín trong cách nói hàm ngôn. Vậy làm thế nào để hiểu được những điều ngầm ẩn ấy? Theo Hoàng Phê, những lời nói có chứa hàm ngôn là những lời có phần nào đó hoặc không đầy đủ, hoặc không bình thường, mà nguyên nhân là do thiếu đi hoặc còn thiếu một nội dung nào đó. Chính cái nội dung này là cái hàm ngôn mà người nghe phải bằng suy luận mà đoán ra.[75, tr.43] Đỗ Hữu Châu cho rằng nếu xét lẽ thường là những quy tắc diễn ngôn thì chính kiểu quan hệ giữa luận cứ và kết luận và cái lẽ thường ấy là dấu hiệu hình thức định hướng cho người người nghe/ người đọc rút ra được hàm ngôn thích hợp. Bên cạnh đó, một dấu hiệu nữa rất cần thiếtđể xác định hàm ngôn là dựa vào hướng lập luận, các hành vi ở lời (chủ hướng dẫn nhập và hồi đáp). Mặc dù, những yếu tố này không trực tiếp nằm trong phát ngôn tường minh và nằm trong văn cảnh chủ đề.[11b, tr.372].theo ông, để nhận diện hàm ngôn ngữ nghĩa thì dựa vào quan hệ lập luận (lẽ thường) mà rút ra; tức là dựa vào luận cứ hoặc kết luận không được nói ra một cách tường minh. Còn để nhận diện hàm ngôn hội thoại dựa vào sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng và các quy tắc cộng tác hội thoại [11b, tr.393]. Từ những nhận định trên, chúng tôi nhận thấy rằng để nhận diện một phát ngôn có chứa hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta cần phải dựa vào các yếu tố sau: a. Dựa vào mối quan hệ phi cấu trúc giữa các từ trong phát ngôn. b. Dựa vào những quan hệ ngữ nghĩa bất bình thường trong phát ngôn.

59 52 c. Dựa vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong ngôn cảnh, ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Tức là chúng ta cần phảidựa vào những dấu hiệu không đầy đủ hoặc không bình thường trong phát ngôn và xem xét hàm ngôn trong mối quan hệ với hiển ngôn, tiền giả định và ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Đặc biệt là chúng ta phải đặt nó trong cái nền của câu chuyện. Có nghĩa là chúng ta phải dựa vào mối quan hệ giữa các từ ngữ, các thành tố cú pháp, quan hệ giữa luận cứ và kết luận, dựa vào sự vi phạm các quy tắc điều khiển hành động ngôn ngữ, vi phạm các quy tắc hội thoại,... dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, và mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp. Ngoài ra cần phải dựa vào các ước định xã hội, và đặc điểm văn hóa, tâm lý dân tộc Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Như đã đề cập ở chương một Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện. Vậy cơ chế để tạo hàm ngôn làcách thức sử dụng các yếu tố từ ngữ, và sự kết hợp các từ ngữ đó theo các quy tắc bất bình thường trong ngữ cảnh để tạo tính hai nghĩa (hiển ngôn và hàm ngôn). Tiến hành khảo sát 42 truyện trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã thống kê được 1500 ngữ cảnh sử dụng hàm ngôn nhưng do giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu 170 ngữ cảnh. Tức là trung bình mỗi truyện có 35,7 lần sử dụng hàm ngôn. Nhưng trong 170 ngữ cảnh chúng tôi lựa chọn, hàm ngôn lại tập trung vào 23 truyện. (Đặc biệt là ba truyện Tướng về hưu, Không có vua và Những người thợ xẻ có số lượng hàm ngôn nhiều nhất). Trung bình mỗi truyện có 7,39 ngữ cảnh sử dụng hàm ngôn và được thể hiện qua 14 cơ chế cấu tạo như Bảng 2.1 sau: T.T Các cơ chế tạo hàm ngôn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Dùng thực từ 3 1,76 2 Dùng hư từ 48 28,23 3 Dùng từ ngữ làm tiền giả định 12 7,10 4 Dùng câu chất vấn 11 6,47

60 53 5 Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất 16 9,41 6 Vi phạm quy tắc lập luận 14 8,23 7 Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp 12 7,10 8 Vi phạm phương châm hội thoại 28 16,47 9 Dùng từ không tương thích ngữ cảnh 2 1,18 10 Dùng từ sai lệch ngữ nghĩa 3 1,76 11 Sử dụng thành ngữ, tục ngữ 8 4,70 12 Dùng từ đồng âm 3 1,76 13 So sánh 6 3,52 14 Nói giảm, nói tránh 4 2,35 Bảng 2.1. Thống kê các cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Sau đây là một số trường hợp cụ thể: Dùng thực từ Trong vốn từ tiếng Việt, thực từ chiếm số lượng từ lớn nhất, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập các phát ngôn. Bản thân các thực từ tự nó không chứa hàm ẩn. Nhưng nếu biết khai thác ngữ cảnh, khai thác sự cộng hưởng giữa các nghĩa câu chữ, chúng là phương tiện hữu hiệu để tạo ra hàm ngôn. Trong tổng số 170 ngữ cảnh có chứa hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi thu thập được có 3 trường hợp tạo hàm ngôn bằng thực từ, chiếm 1,76 %. Thử phân tích hai ví dụ sau: (Vd 8) Ông Bổng hay nói: "Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, không tôi cạch cửa!" Nói thế thôi, ông Bổng vẫn sang vay tiền. Vợ tôi khe khắt, bao giờ cũng bắt ông phải ký cược. Ông Bổng rất ức, ông nói: "Mình là chú nó, trót vay nợ nó mà nó cư xử hệt như địa chủ". Nhiều món nợ ông cứ lờ đi không trả. [Tướng về hưu, tr. 21] Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên): lờ là một động từ có nghĩa làm ra vẻ không để ý, không biết hay không nhớ [74, tr.585], gắn với ngữ cảnh của câu nói này, từ lờ giúp người đọc suy ra được hàm ngôn mang tính đánh giá của người kể: Ông Bổng là một con người không thật. Từ lờ đã làm sáng rõ

61 54 cái tính cách xỏ lá của ông Bổng - một người làm nghề đánh xe bò lỗ mãng, táo tợn, làm mọi điều phi nhân bất nghĩa nhưng lại hay nói điều nhân nghĩa. Hay trong truyện Không có vua, Khảm là một sinh viên đại học, trước khi đi học, Khảm xin anh trai và bố 50 ngàn nhưng không được. Cuối cùng, không xin được tiền Khảm nghĩ ra cách ăn trộm. (Vd 9) Khảm dắt xe ra cửa, nghĩ thế nào lại ôm cặp vào nhà. Khảm mở cửa buồng, trông trước trông sau không thấy ai, mở thùng gạo xúc ra bò rưỡi gạo vào cặp rồi lẻn đi ra. [Không có vua, tr.50] Lẻn là một động từ có nghĩa là: đi một cách kín đáo không để người khác biết. [74, tr.559]. Như vậy, ta có thể hiểu lẻn là một hành động không trung thực, không quang minh chính đại, hành động một cách lén lút, cố tình che giấu việc mình làm. Từ lẻn trong ngữ cảnh nàythể hiện hàm ngôn đánh giá của người viết: Khảm là một người không thật thà, ranh ma chẳng khác nào một tên trộm Dùng hư từ Trong tiếng Việt, hư từ có một chức năng rất chuyên biệt là chuyên làm dấu hiệu cho một loại ý nghĩa và định hướng cho một kết luận hiển ngôn hay ý nghĩa hàm ẩn nào đó. Có thể nói, hư từ có vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa hàm ngôn vì nó có khả năng biến hóa linh hoạt tùy theo sự kết hợp với các từ trong phát ngôn cụ thể, trong ngữ cảnh cụ thể. Trong quá trình tìm hiểu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy tác giả sử dụng hư từ để tạo hàm ngôn có số lượng nhiều nhất (48 lần, chiếm 28, 23 %), trong đó tiêu biểu nhất là dùng liên từ nhưng (11 lần), thì (6 lần),..; dùng phụ từ: cứ (5 lần), cũng (3 lần), lại (2 lần), và dùng tình thái từ (21 lần) Dùng liên từ/ quan hệ từ/ từ nối a. Liên từ NHƯNG Theo Nguyễn Đức Dân, ý nghĩa của từ nhưng trong cấu trúc A nhưng B như sau: nếu từ A làm ta có khuynh hướng rút ra kết luận k, còn từ B làm ta có khuynh hướng rút ra kết luận đối lập không k, thì người nói câu này lấy khuynh

62 55 hướng của B làm khuynh hướng của cả câu.[20, tr.275] Cũng theo tác giả, từ nhưng trong tiếng Việt là phương thức liên kết hiển ngôn với hàm ngôn và liên kết hai hàm ngôn. Sau đây là những trường hợp có sử dụng liên từ nhưng để tạo hàm ngôn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: - Nhưng thể hiện ý hàm ngôn điều kiện (Vd 10) - Tao cho chú mày lên thuyền nhưng tao bảo gì thì chú mày phải nghe đấy [Chảy đi sông ơi, tr. 9] Ở (Vd 10)điều kiện để được lên thuyền là phải nghe lời, nếu không thì không được. Giả sử câu trên không có từ nhưng và thay bằng dấu phẩy - Tao cho chú mày lên thuyền, tao bảo gì thì chú mày phải nghe đấy thìđiều kiện phải nghe lời có vẻ như không bắt buộc lắm. Nhưng ngược lại có từ nhưng thì lại là một điều kiện mang tính chất bắt buộc. Nếu ta gọi vế trước nhưng là A, vế sau nhưng là B thì trong trường hợp này B là điều kiện của A. Tức là muốn A phải B (muốn lên thuyền phải nghe lời). Và từ đó người nói muốn người nghe hiểu rằng nếu không B thì sẽ không A, tức là Nếu không nghe lời tao thì sẽ không được lên thuyền. Đây chính là hàm ngôn mà người nói muốn người nghe phải chấp nhận. Tương tự như(vd 10), hàm ngôn có chứa từ nhưng trong (Vd 11) cũng là hàm ngôn đều kiện. (Vd 11) - Trâu đen có thực! Nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ là nó mang cho người ta sức mạnh... Nhưng nhìn thấy nó, được nó ban điều kỳ diệu phải là người tốt. [Chảy đi sông ơi, tr.14] Mặc dù về hình thức từ nhưngở ví dụ này nằm ở đầu câu (có tác dụng nối câu trước và câu sau) trong khi ở ví dụ trên từ nhưng ở giữa câu nhưng ta có thể hiểu ý của câu này như sau: Điều kiện để nhìn thấy trâu đen và được nó ban cho sức mạnh (A) phải là người tốt (B). Tức là muốn A phải B như trường hợp chúng ta vừa phân tích ở trên. Và cũng từ đó ta suy ra được hàm ngôn không B sẽ không A, ở ví dụ này sẽ là: Nếu không phải người tốt thì sẽ không nhìn thấy trâu đen và không

63 56 được nó ban cho sức mạnh, tức là hàm ngôn những người xấu sẽ không bao giờ nhìn thấy trâu đen và không được nó ban cho sức mạnh. - Nhưng liên kết hiển ngôn với hàm ngôn (Vd 12) Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm. Đấy là một biệt thự đẹp nhưng khá bất tiện, đã được xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc trứ danh, bạn của cha tôi, ông này đại tá, chỉ thạo việc xây doanh trại. [Tướng về hưu, tr.18] Ở (Vd 12), vế trước nhưng ngôi biệt thự đẹp (= A) là ý hiển ngôn thể hiệm một ưu điểm được nối với vế thứ hai khá bất tiện (= B) một nhược điểm. Hàm ngôn là một lời chê, thể hiện ý không hài lòng của người nói. Đây là sự đối lập giữa hai thuộc tính, thuộc tính trỏ ưu điểm đứng trước (hịển ngôn) và thuộc tính trỏ nhược điểm đứng sau (hàm ngôn). Như vậy nhưng trong (12) là từ nối liên kết ý hiển ngôn phía trước và hàm ngôn phía sau. (Vd 13) Cô Lài mặc dầu gàn dở nhưng lại xốc vác và nội trợ giỏi. [Tướng về hưu, tr.19] Nhưng ở (Vd 13) cũng nối hai vế đối lập: một đặc trưng cho nhược điểm đứng trước gàn dở (hiển ngôn), và một đặc trưng ưu điểm đứng sau xốc vác và nội trợ giỏi (hàm ngôn). Vế thứ hai là thuộc tính trỏ ưu điểm được đặt sau và qua đó thể hiện hàm ngôn của người nói là sự hài lòng, là một lời khen. - Nhưng liên kết hai vế đối lập (Vd 14)Truyện Những người thợ xẻ anh Chỉnh đánh giá về vợ như sau: Vợ tôi ở nhà thì kèn kẹt nhưng ra thiên hạ thì hào phóng lắm anh ạ. [Những người thợ xẻ, tr.122] Nhưng nối hai vế đối lập nhau đó là hai thuộc tính trái ngược của vợ tôi. Thuộc tính thứ nhất là keo kiệt đối lập thuộc tính thứ hai là rộng rãi. Từ nhưng đặt giữa hai vế câu nói, thể hiện hàm ngôn của người chồng là có ý trách vợ vô tâm với mình nhưng đối với người ngoài thì rộng rãi quá mức. Qua đó, anh muốn người vợ suy nghĩ và điều chỉnh lại cho phù hợp.

64 57 b. Dùng liên từ THÌ - Thì liên kết hai hành vi ngầm ẩn Thông thường cấu trúc X thì X thể hiện hàm ngôn là một sự chấp nhận miễn cưỡng. Theo Nguyễn Đức Dân từ Thì được dùng để liên kết hai hành vi ngôn ngữ mà hành vi thứ hai là sự chấp nhận miễn cưỡng và sẵn sàng chịu đựng của người nói [22a, tr.13]. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có số lần dùng cấu trúc X thì X là 18 lần, chiếm tới 10,58 %. Chẳng hạn truyện Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng 2 lần cấu trúc này: Lần thứ nhất là câu trả lời của Ngọc khi anh Bường nói với Ngọc tham gia vào nhóm thợ xẻ của anh Bường. (Vd 15) Ngọc bảo: Đi thì đi [Những người thợ xẻ, tr.108] Lần thứ hai là lời của chị Thục đáp lại lời yêu cầu dẫn đường của anh Bường đến nhà ông Thuyết để kiếm việc cho nhóm thợ xẻ. (Vd 16) Chị Thục bảo: Đi thì đi. Cách đây dăm nhà chứ mấy [Những người thợ xẻ, tr.111] Còn truyện Con gái thủy thần, tác giả sử dụng một lần cấu trúc X thì X, khi nhân vật tôi (Chương) chuẩn bị đốt lò gạch nói với bà cụ thuê anh đóng gạch: (Vd 17) Tôi bảo: Nếu mà đốt lò thì mấy cây khế, cây chuối trong vườn đều chết hết cả đấy cụ ạ. Bà cụ bảo: Chết thì chết Tôi bảo: Nếu hết củi thì phải dở nhà mà đốt đấy cụ ạ. Bà cụ bảo: Thì dở đi chứ! sang năm con tôi có nhà mới rồi. [Con gái thủy thần, tr.91] Hai ví dụ Đi thì đi và Chết thì chết ở trên đều dùng kiểu cấu trúc câu X thì X, để thể hiện hàm ngôn sự đồng ý, chấp nhận miễn cưỡng. - Thì thể hiện cấu trúc nhân quả hàm ý chê trách hay khuyên can Trong truyện Tướng về hưu, sau khi ông Thuấn, ông Cơ và cô Lài đi Thanh Hóa thì ở nhà bà Thuấn bệnh nặng và mất. Khi về ông Cơ và cô Lài nói:

65 58 (Vd 18) Tại chúng cháu. Chúng cháu ở nhà thì bà không mất. [Tướng về hưu, tr.26] Câu nói trên có dạng nếu A thì không B. Nếu chúng cháu ở nhà (A), thìbà không mất (B). Nhưng thực tế thì bà mất (tức là không B), từ đó ta suy ra là chúng cháu không ở nhà (tức không A). Ta suy ra hàm ngôn trong câu nói của cô Lài là Vì không có chúng cháu ở nhà chăm sóc bà nên bà mất có ý tự trách mình và ngầm ý trách vợ chồng anh Thuần, chị Thủy ở nhà không chăm sóc bà chu đáo. Còn 2 câu ở (Vd 17)Nếu mà đốt lò thì mấy cây khế, cây chuối trong vườn đều chết hết cả đấy cụ ạ. Nếu hết củi thì phải dở nhà mà đốt đấy cụ ạ. [Con gái thủy thần, tr.91] đã xét ở trên lại có dạng nếu A thì B. Nếu đốt lò (A) thì mấy cây khế, cây chuối trong vườn đều chết hết cả (B). Trong thực tế thì không ai muốn cây cối chết cả (tức không B). Vậy muốn không B (cây cối không chết) thì không nên đốt lò (tức không nên A). Hàm ngôn của câu này là một lời khuyên: Bà không nên đốt lò vì đốt lò cây cối trong vườn sẽ chết hết. Tương tự câu Nếu hết củi thì phải dở nhà mà đốt đấy cụ ạ. Hàm ngôn của câu này cũng là một lời khuyên không nên đốt lò vì đốt lò mà nếu hết củi thì phải dỡ nhà làm củi để đốt, mà thực tế thì không ai muốn dỡ nhà làm củi cả. Vì vậy hàm ngôn của câu này cũng là một lời khuyên: Không nên đốt lò nhưng ở mức cao hơn so với câu trên. - Thì + từ phiếm chỉ thể hiện hàm ngôn bác bỏ (Vd 19) Khảm xới cơm Sinh bảo: Cơm nóng, chú lèn thế thì ai ăn được? [Không có vua, tr.49] Ở ví dụ này, ta có thể khái quát thành mô hình sau: A mà B thì ai C, suy ra hàm ngôn là không C. Như thế câu trên cơm nóng (A) mà chú lèn thế (B) thì ai ăn được (C). (C) Ai ăn được tức là không ai ăn được nghĩa là (không C). Do đó, ta suy ra hàm ngôn trong câu nói của Sinh đối với Khảm là: Chú không nên lèn cơm chặt như thế. - Thì trong cấu trúc câu còn A thì B gì nữa hàm ngôn hài lòng

66 59 (Vd 20) Xét đoạn hội thoại giữa Phong và người chủ quán trong truyện Giọt máu như sau: Chủ quán hỏi: Ông thích loại còn tân hay đã mất tân? Phong vỗ đùi đánh đét: Còn tân thì nói gì nữa?. [Giọt máu, tr. 281] Câu nói của Phong có hàm ngôn hài lòng,trên cả sự mong đợi: Có được gái tân thì tốt quá/ nhất rồi, khỏi phải bàn Dùng phụ từ Về ngữ pháp, phụ từ không tham gia vào việc tổ chức cấu trúc của ngữ mà tham gia vào việc tổ chức một thành tố cú pháp. Và đại bộ phận phụ từ đứng trước thực từ (danh từ, động từ, tính từ), có khả năng kết hợp với thực từ và chuyên là thành tố phụ trước cho cấu trúc ngữ. Trong đó có một loại hư từ đứng trước động từ và tính từ như cứ,lại, đã,đang, sẽ, cũng, vẫn, Lê Biên gọi là phụ từ còn theo Cao Xuân Hạo và Huỳnh Văn Thông thì gọi là vị từ tình thái. Đây là những phụ từ trong tương tác với ngữ cảnh, chúng có khả năng tạo ra nghĩa hàm ngôn. a. Dùng phụ từ CỨ - Phụ từ Cứ thể hiện hàm ngôn sự tình xảy ra bất chấp mọi điều kiện, mọi can thiệp Xét các ví dụ sau: (Vd 21) Bọn người đánh cá đêm ác lắm chị ạ. Họ nghe thấy em kêu cứu mà họ cứ lờ đi. [Chảy đi sông ơi, tr. 13] Hàm ngôn của từ cứ ở ví dụnày cho biết sự tình mà phát ngôn đề cập đến là cái sự tình xảy ra bất chấp mọi điều kiện, mọi can thiệp. Sự tình lờ đi (= p) tiếp diễn ra theo chủ đích của kẻ thực hiện sự tình, do chủ ý của họ (những người đi đánh cá đêm) chứ không phụ thuộc bất cứ lí do hay điều kiện gì. (Vd 22) Khi có giấy báo cậu mất, Đoài bảo: Cứ gác lại đã. Các bác già chết đi có gì là lạ? Tiếp tục cuộc vui đi. Nào, xin mời chư tướng! [Không có vua, tr.64]

67 60 Từ Cứ ở (Vd 22) thể hiện sự bất chấp, bỏ qua, không quan tâm của người nói. Câu nói của Đoài có hàm ngôn là: Cậu chết thì mặc cậu, chúng tôi vui chơi đã. Qua hai ví dụ này, Nguyễn Huy Thiệp muốn lên án cách sống quá vô tâm của con người trước cái chết của người khác: Thấy người chết nhưng họ vẫn làm ngơ không cứu. Hay trước cái chết của người cậu ruột các cháu vẫn không có một chút cảm giác đau buồn gì. -Phụ từ Cứ thể hiện hàm ngôn sự gượng ép, bất lực (Vd 23) Cha tôi bảo: "Sao tôi cứ như lạc loài? [Tướng về hưu, tr.30] Từ cứ thể hiện ngụ ý một cách rất sâu sắc. Nếu không có từ cứ thì phát ngôn này được hiểu là ông Thuấn (cha tôi) chỉ ý thức được sự lạc lõng của mình trước cuộc sống thực dụng, bon chen, xô bồ, và bất chấp luân thường đạo lý. Nhưng với sự xuất hiện của từ cứ kèm theo hàm ngôn không những ông Thuấn ý thức được điều đó mà còn thể hiện sự bất lực, muốn thoát ra mà không được và phương châm bình quân là lẽ sống trở nên xa lạ với gia đình ông. Ông cảm thấy quá đau đớn trước sự cô đơn, lạc lõng ngay chính trong ngôi nhà của mình. - Phụ từ Cứ mang ý nghĩa hàm ngôn đánh giá, nhận xét (Vd 24) Đoài bảo: Người chị tôi cứ mềm như bún [Không có vua, tr.50] Nếu như (Vd 24) không có từ cứ thì đây hoàn toàn là một câu nói bình thường như là một câu kể, nhưng khi có nó lại mang một ý nghĩa hàm ý đánh giá, nhận xét. Mà xét trong ngữ cảnh của truyện đây là một câu khen vì Đoài đang cố tình ve vãn chị dâu (Sinh). - Cứ biểu thị hàm ngôn mong muốn sự tiếp diễn của hành động, tính chất, trạng thái (Vd 25) Khiêm bảo: Chị Sinh ơi, về làm dâu họ Sĩ nhà này chị có khổ không? Sinh cười: Cứ thế này thì không thấy khổ. [Không có vua, tr.64] Cứ ở (Vd 25) biểu thị ý nghĩa mong muốn sự tiếp diễn, đây là một sự kiện tích cực. Hàm ngôn trong câu nói của Sinh là (như thế khác) những lúc khác (không phải lúc này) thì khổ. Sinh muốn lúc nào cũng như thế này tức là muốn trạng thái

68 61 như thế này tiếp diễn mãi. b. Dùng từ CŨNG - Cũng đối chiếu giữa hiển ngôn và hàm ngôn Theo Nguyễn Đức Dân lời đối chiếu giữa hiển ngôn và hàm ngôn có thể được thực hiện nhờ các phụ từ như từ cũng [20, tr.277] Chẳng hạn, xét ví dụ sau trong truyện Nguyễn Huy Thiệp: (Vd 26) Mưa vẫn to. Tôi bắt đầu thấy lạnh. Chị Hiên và cái Khanh răng cũng đánh lập cập. Vừa mệt vừa rét nhưng cả ba chị em đều thích. [Những bài học nông thôn, tr.143] Qua từ cũng ở (Vd 26), chúng ta đã đối chiếu điều hiển ngôn răng chị Hiên và cái Khanh đánh lập cập vì lạnh với một điều ngầm ẩn răng người khác cũng vậy, thể hiện hàm ngôn Răng tôi cũng đánh lập cập. Truyện Những ngọn gió Hua Tát khi nói về việc trái tim hổ có thể chữa được bệnh, có câu: (Vd 27) Liệt chân như Pùa, uống thứ thuốc ấy cũng sẽ khỏi được. [Những ngọn gió Hua Tát, tr.125] Từ cũng cho ta biết ngoài bệnh liệt chân thì thứ thuốc ấy có thể chữa được cả những bệnh khác. - Cũng hàm ngôn biểu thị sự đồng tình (Vd 28) Anh Bường bảo: Tay ấy cũng cao nhân đấy, bà chị ạ. Hắn nói chuyện với mình hệt như nói với thằng Không, thế là hắn cũng đắc đạo. Hắn có cho em cãi hắn một câu nào đâu? Chị Thục phì cười: Đạo gì mà đạo lạ thế? Anh Bường bảo: Nước ta lắm đạo lắm. Trong miền Nam có đạo thờ cả ông Quan Công, lẫn ông Victo Huygô thì mới quái dị. Chị Thục bảo. Thế thì tôi biết ông Thuyết thờ đạo gì rồi. Anh Bường cười tủm: Em cũng biết. [Những người thợ xẻ, tr.111] Từ cũng trong câu Em cũng biết của anh Bường hàm ngôn biểu thịsự đồng tình nhưng đằng sau đó ngầm một ý mỉa mai.

69 62 c. Dùng phó từ LẠI (Vd 29) Lão Kiền hỏi Khảm : Có mang búa về không? Khảm cáu : Tí nữa mất mạng với hai con chó bécgiê còn búa với lại kìm gì? Lão Kiền bảo: Thế lại toi trăm bạc.[không có vua, tr.56] Từ lại trong câu Thế lại toi trăm bạc của lão Kiền, cho ta biết trước đó đã mất trăm bạc (xét trong ngữ cảnh của truyện lão Kiền đã mất một cái ổ khóa do Khiêm đập hư trước đó). Từ lại thể hiện hàm ngôn tiếc rẻ của lão Kiền. Phó từ lại đứng trước vị từ, ngoài nghĩa khách quan là biểu thị sự lặp lại của hành động, trạng thái nó còn biểu thị hàm ngôn: người nói cho rằng sự việc diễn ra như vậy là không mong muốn. (Vd 30) Thằng Tiến khóc. Chị Hiên dỗ nó: Nín đi! Chị cho Tiến cái càng cua này. Thằng Tiến lắc đầu: Ứ ừ... càng cua bé tí. Chị Hiên bảo: Ngày mai chị đi chợ, chị mua cho Tiến bộ tam cúc nhé. Mẹ Lâm bảo: Cờ bạc là bác thằng bần. Đừng mua tam cúc cho nó. Lớn lên nó ham chơi thì chết! Cứ mua cho nó cái roi Thằng Tiến lại khóc: Mua tam cúc cơ. [Những bài học nông thôn, tr.134] Từ lại cũng mang ý nghĩa hàm ngôn Trước đó, thằng Tiến đã khóc, đồng thời thể hiện thái độ không mong muốn việc khóc của thằng Tiến lặp lại của người nói Dùng từ ngữ tình thái Từ ngữ tình thái là lớp từ biểu thị mối quan hệ giữa người nói với nội dung phản ánh trong câu hoặc thực tế phát ngôn (gồm người nghe, hoàn cảnh phát ngôn, mục đích phát ngôn như hỏi cầu khiến cảm thán ) gồm các nhóm sau: trợ từ tình thái và tiểu từ tình thái. Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp tiếng Việt Từ loại cho rằng: Hệ thống biểu đạt tình thái của ngôn ngữ là rất rộng với những phương tiện khác nhau. Đối với tiếng Việt dùng các từ tình thái rất quan trọng do sự vắng mặt các dạng nhân xưng của động từ [30, tr.219]

70 63 - Dùng từ ngữ tình thái nhấn mạnh làm cho câu có thêm hàm ngôn đánh giá về lượng Theo Cao Xuân Hạo thì những từ ngữ tình thái làm cho câu có thêm hàm ý đánh giá về lượng gồm những từ ngữ như: những, tới, chỉ, những mà vẫn, chỉ mà đã, đã mà vẫn chưa, mới có (thôi) mà đã, mới (có) mà đã, mãi mới, đã rồi mà chưa [43, tr. 488] Chúng tôi tạm gọi loại từ này là nhóm từ ngữ nhấn mạnh vì những từ này thường đứng trước số từ, lượng từ, danh từ, cũng có khi là vị từ để nhằm nhấn mạnh, đồng thời thể hiện hàm ngôn của người nói đánh giá sự tình đó là ít hay nhiều, là nhanh hay chậm, là lâu hay mau, là sớm hay muộn, Nghĩa là nhờ vào những từ ngữ trên mà người đọc, người nghe có thể nhận biết được ngoài nghĩa sự tình ta còn có thể hiểu được hàm ý đánh giá về lượng trên quan điểm chủ quan của người nói. Qua khảo sát 6 truyện (Cún, Những bài học nông thôn, Tướng về hưu, Những người thợ xẻ, Con gái thủy thần, Thương cả cho đời bạc) chúng tôi thấy có 24 lần tác giả sử dụng từ ngữ tình thái có chứa hàm ngôn đánh giá về lượng, chiếm tới 41,4 % trong nhóm hư từ, chiếm 19.4 % cơ chế tạo hàm ngôn. Sau đây là một số phân tích cụ thể: +Tình thái có hàm ngôn đánh giá ít về lượng/ nhanh, ít, sớm về thời gian/ trẻ về tuổi tác (Vd 31) Cún biết cái chết sẽ đến với cún chỉ vài phút nữa. [Cún, tr.35] Từ chỉ trong (Vd 31) thể hiện hàm ngôn: Thời gian Cún sống trên cõi đời này còn lại rất ít (Vd 32) Ngoài đồng chỉ thấy có các ông bà già, phụ nữ và trẻ em thất học làm việc. [Con gái thủy thần, tr.88] Từ chỉ đi với từ có trong (Vd 32) nhấn mạnh ngoài các ông bà già, phụ nữ và trẻ em thất học không có những người khác ở ngoài đồng. Từ đó ta suy ra hàm ngôn là đàn ông và thanh niên trai tráng không ra đồng làm việc và đó là một điều không bình thường. Đáng ra những người ra đồng làm việc phải là những người đàn ông cường tráng, khỏe mạnh, đằng này người ra đồng là việc là những

71 64 lớp yếu đuối người đáng ra phải được nghỉ ngơi. Đồng thời hai từ này, còn cho ta thấy được ngầm ý của người nói là nhằm phê phán lớp người được xã hội công nhận là giới mạnh, và thương cảm cho những lớp người yếu đuối, kém may mắn trong xã hội như người già, phụ nữ và trẻ em thất học. Xét trong văn cảnh của cả đoạn trích, ý nghĩa hàm ngôn đấy là lời phản đối, không đồng tình hay nói rộng ra là lời phê phán, tố cáo những tập tục, quan niệm, những định kiến như trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng một cách sâu sắc. Xét câu nói của cô đào Thu nói với Tú Xương trong ví dụ sau: (Vd 33) - Hôm nọ, cái ô mang ra ngoài hiệu cầm đồ chỉ bán được có ba hào. [Thương cả cho đời bạc, tr.398] Từ ngữ chỉ có, đã thể hiện hàm ngôn đánh giá của người nói như thế là ít (chê) nhưng xét trong ngữ cảnh cô đào Thu muốn có một món lưng vốn để về quê buôn bán, Tú Xương đã trót hứa sẽ giúp nhưng chưa giúp. Như vậy, hàm ngôn của câu nói này còn là một lời nhắc nhở xin tiền của đào Thu: Ông Tú chừng nào ông cho em tiền. (Vd 34)Mới bốn giờ sáng đã thấy ông Bá chạy ở trên đường. Cái Thu bảo: Bố ơi, bố 60 tuổi còn khỏe làm gì?. Ông Bá bảo: Khỏe để bảo vệ gia đình. Các cô không biết vợ tôi mới 40 tuổi à? [Những bài học nông thôn, tr.139] Từ mới trong câu Mới bốn giờ sáng đã thấy ông Bá chạy ở trên đường. hàm ngôn theo ý của người nói là: Bốn giờ sáng đã chạy trên đường là quá sớm thời gian đó lẽ ra là đang ngủ. Còn mới trong câu nói của ông Bá Các cô không biết vợ tôi mới 40 tuổi à? là hàm ngôn: Vợ tôi còn rất trẻ. + Tình thái có hàm ngôn đánh giá nhiều về lượng/ lâu về thời gian/ xa về khoảng cách (Vd 35) Theo giấy tờ ông Thuyết ghi sẵn, chúng tôi phải xẻ tới ba mươi sáu cái cột nhà. [Những người thợ xẻ, tr.115] Từ tới cũng chứa hàm ngôn đánh giá nhiều về lượng. Việc xẻ ba mươi sáu cột nhà là quá nhiều theo quan điểm của người nói.

72 65 (Vd 36) Tôi với Biền vào xới. Biền ít tuổi nhưng to con hơn tôi. Hắn nặng những 62 cân. [Những người thợ xẻ, tr.117] (Vd 37) Nhà tôi đông anh em, bố mẹ sinh được những chín người con. [Những người thợ xẻ, tr.108] Ngoài nghĩa miêu tả, từ những trong hai ví dụ này còn cho ta biết hàm ngôn của người nói ở đây là một lời nhận xét đánh giá chứa hàm ngôn nhiều về lượng Dùng tiền giả định Trong bài Hàm ý của từ, Cao Xuân Hạo khẳng định: Trong câu, các từ ngữ đều có thể có những hàm ý tùy theo ngữ cảnh và tình huống nói năng. Tuy nhiên cũng có những từ mang sẵn một hàm ý thường xuyên không lệ thuộc vào văn cảnh và tình huống. Đáng chú ý là những từ như: bèn, định, toan, suýt, trót, nỡ, chịu, muốn, thèm, v.v. [43, tr.480]. Những từ trên được tác giả cho là vị từ tình thái và cho rằng nó có hàm ý nói rằng cái sự việc do vị từ làm bổ ngữ cho nó (đi sau nó) có diễn ra thật (hàm thực) hay không diễn ra thật (hàm hư). Cũng theo tác giả các vị từ tình thái hàm thực gồm: đành, trót, lỡ (nhỡ), liền, nỡ, dám, đánh liều, liền, vội Các vị từ tình thái hàm hư gồm: toan, suýt, hòng, quên, thôi, hết, ngừng, Ngoài hai nhóm này còn có một nhóm có hàm ý không phải là hàm thực cũng không phải là hàm hư, gọi là vô hàm như: định, chịu, tính, muốn, buồn, thèm, mót, Nguyễn Văn Hiệp cũng chia làm 3 nhóm vị từ tình thái biểu thị hàm ngôn như Cao Xuân Hạo.Theo tác giả nhóm vị từ tình thái hàm thực gồm:chớm, bắt đầu, ngưng, ngừng, bỏ, nghỉ, hết, hả, dứt, chợt, sực, bật, phát, đâm, đâm ra, sinh, sinh ra, cố tình, cố ý, giả bộ, giả cách, giả vờ, tỏ vẻ, dám nhóm vị từ tình thái hàm hư gồm: toan, suýt, chực, hòng nhóm vị từ vô hàm có các từ như: muốn, mong, ước, ngại, lo, dự tính, dự định, quyết, định bụng, sẵn lòng, sẵn sàng [47, tr.10] Như vậy, ta có thể hiểu nhóm vị từ hàm thực là nhóm giả định hành động, trạng thái, tính chất mà vị từ bổ ngữ của chúng biểu thị đã tồn tại thực. Vị từ hàm hư là giả định hành động, trạng thái, tính chất mà vị từ bổ ngữ của chúng biểu thị

73 66 là không tồn tại, không có thật.còn vị từ vô hàm là giả định hành động, trạng thái, tính chất mà vị từ bổ ngữ của chúng biểu thị là tồn tại hay không tồn tại. Theo khảo sát của chúng tôi, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng 11 lần các vị từ tình thái làm tiền giả định để tạo hàm ngôn chiếm 8,73% trong các cơ chế. Sau đây là một số trường hợp sử dụng vị từ tình thái làm tiền giả định hàm thực và hàm hư để tạo hàm ngôn. - Tiền giả định hàm thực Truyện Nguyễn Huy Thiệp sử dụng một số từ ngữ để thể hiện hàm ngôn sự tình đó là có thực như từ: đâm, đành, tỉnh, thôi. (Vd 38 ) Lão Hạ đâm quý thằng bé tàn tật. [Cún, tr.36] Việc dùng vị từ tình thái đâm trong (Vd 38) giả định rằng trước đây lão Hạ không quý thằng bé tàn tật, và hiện tại lão Hạ quý thằng bé. Vậy sự tình quý thằng bé tàn tật của lão Hạ là có thật, do đó từ đâm là một tiền giả định hàm thực. Nhưng cũng qua từ này, người đọc suy ra được hàm hàm ngôn trong câu nói trên là: Lão Hạ không thật lòng thương thằng bé, lão chỉ thương khi nó kiếm được tiền cho lão. (Vd 39) Ông Diểu mệt lả, ông không còn sức giữ con khỉ nữa nữa. Hai tay con khỉ cào trên ngực ông tóe máu. Cuối cùng không thể chịu nổi, ông đành tức giận ném nó xuống đất. [Muối của rừng, tr.73] Từ đành ở (Vd 39) thể hiện nghĩa tình thái việc ném con khỉ xuống đất là việc làm rất miễn cưỡng của ông Diểu. Và cũng qua từ đành giả định hành động mà vị từ bổ ngữ của chúng biểu thị đã tồn tại thực tức là hành động ném nó xuống đất là có thật. (Vd 40) Khi tôi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên con đò ngang. Ngồi bên cạnh tôi là một phụ nữ khăn trùm kín mặt. Đôi mắt to đen nhìn tôi mừng rỡ: - Thế là tỉnh rồi Em ăn một tí cháo nhé?[chảy đi sông ơi, tr.13] Ở (Vd 40) từ tỉnh giả định sự tình tỉnh là có thật. Từ đó thể hiện hàm ngôn: em (thằng bé đi đánh cá đêm bị rơi xuống sông) không chết, mà chỉ bị ngất đi thôi. Và đối với cách dùng từ tỉnh rồi, hàm ý trước đó ở tình trạng không tỉnh

74 67 (ngất/xỉu). Hiện tại không còn trong tình trạng đó nữa mà là ở tình trạng khác là tình trạng tỉnh. (Vd 41) Tháng mười hai, vợ tôi gọi người bán sạch đàn chó béc giê. Vợ tôi bảo: "Anh thôi hút thuốc Galăng đi. Năm nay nhà mình hụt thu hai mươi bảy nghìn, chi lạm mười tám nghìn, cộng là bốn mươi lăm nghìn. [Tướng về hưu, tr.23] Từ thôi cho biết tiền giả định của câu trên là anh Thuần (nhân vật tôi) trước đây và hiện tại bây giờ đang hút thuốc lá. Việc hút thuốc lá của anh Thuần là việc có thật, từ thôi chứa tiền giả định hàm thực. Từ nghĩa hiển ngôn và tiền giả định của câu trên, ta suy ra hàm ngôn của bà vợ trong câu "Anh thôi hút thuốc Galăng đi. là nhằm mục đích để tiết kiệm tiền vì năm nay mình hụt thu quá nhiều. Như vậy, những từ đâm, đành, tỉnh, thôi ở trên đều chứa tiền giả định hàm thực và là cơ sở thiết lập nên nghĩa hàm ngôn. - Tiền giả định hàm hư Truyện Nguyễn Huy Thiệp sử dụng hai từ tình thái hàm hư là suýt và tưởng làm tiền giả định để thể hiện hàm ngôn. Sau đây là những ví dụ: Trong truyện Tướng về hưu, khi Thủy (vợ tôi) có quan hệ không bình thường với Khổng một anh chàng hàng xóm, anh Thuần (nhân vật tôi) rất bực và khi ông Cơ (người làm cho vợ chồng anh Thuần) ngỏ ý muốn đánh Khổng, anh Thuần suýt đồng ý: (Vd 42) Khổng có ý tránh mặt tôi. Ông Cơ ghét lắm, một hôm bảo tôi: Cháu đánh nó nhé?. Suýt tôi gật đầu. Lại nghĩ: Thôi. [Tướng về hưu, tr.30] Suýt tôi gật đầu. Từ suýt, giả định hành động tôi gật đầu là không có thật. Vì vậy, suýt là tiền giả định hàm hư. Từ nghĩa hiển ngôn và tiền giả định, ta suy ra hàm ngôn anh Thuần (nhân vật tôi) không gật đầu đồng ý để ông Cơ đánh Khổng. (Vd 43) - Để chị bón cho - Người phụ nữ nói dịu dàng - Chị tưởng em chết. Chân tay em cứng đờ ra Lão Tảo dốc trong bụng em dến nửa vại nước. Em là liều lắm! Đi đánh cá đêm với lão trùm Thịnh có ngày chết toi mất xác! - Chị cứu em à? - Tôi hỏi. [Chảy đi sông ơi, tr.13]

75 68 Ở (Vd 43) Chị tưởng em chết có tiền giả định Em chết là chuyện không có thật. Tức sự tình chết là không xảy ra. Vậy tưởng là tiền giả định hàm hư. Từ nghĩa hiển ngôn và tiền giả định của (Vd 43) ta suy ra hàm ngôn: Em còn sống Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất Trong thực tế giao tiếp, hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại hết sức phức tạp, tế nhị và phong phú. Mỗi cặp từ xưng hô đều tiền giả định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại nhất định và sử dụng cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại. Khi thay đổi cách xưng hô, tức là người nói tiền giả định một quan hệ khác thường. Đấy chính là cách người nói cố tình tạo hàm ngôn hay nói cách khác hàm ngôn hội thoại thường được nảy sinh khi ta thay đổi cách xưng hô. Trong 170 ngữ liệu chúng tôi đã thu thập được có 16 trường hợp tạo hàm ngôn bằng cơ chế vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, chiếm 9,41%. Đặc biệt 3 truyện Không có vua, Những người thợ xẻ và Những bài học nông thôn xuất hiện 10 cuộc thoại cố tình vi phạm quan hệ vị thế xưng hô nhằm tạo hàm ngôn, chiếm 5,88% trong các cơ chế. Truyện Không có vua có những ngữ cảnh vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất để tạo hàm ngôn sau: (Vd 44) Đoài lên nhà, rót rượu uống, lão Kiền đỡ Tốn dậy, Tốn xách xô nước, ngồi thụp xuống lau nhà. Lão Kiền đi đến bên Đoài: Rót tao một cốc. Uống cạn cốc rượu lão Kiền bảo: Mày có học mà tệ. Đoài bảo: Tôi không tha thứ đâu. Lão Kiển bảo: Tao chẳng cần. Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì một con b. Đoài ngồi im, uống thêm một cốc rượu nữa, rồi bỗng thở dài: Kể cũng phải. Lão Kiền chửi: Làm người nhục lắm. Đoài hỏi: Thế sao không lấy vợ lẽ?. Lão Kiền chửi: Mẹ cha mày, tao chỉ nghĩ thân tao thì lũ chúng mày được thế này à?. Đoài rót ra một cốc rượu nữa, tần ngần: Bố uống rượu nữa không?. Lão Kiền quay mặt về phía bóng tối, lắc đầu. Đoài nói: Con xin lỗi bố. Lão Kiền bảo: Bây giờ mày như đào kép diễn trên ti vi. [Không có vua, tr.56]

76 69 Theo quan hệ xưng hô trong gia đình thì Đoài phải xưng là con và gọi lão Kiền là cha hoặc bố. Nhưng ở đây cả lão Kiền và Đoài đã cố tình vi phạm quan hệ giao tiếp: Lão Kiền xưng tao/mày. Đoài xưng tôi/ông định vị vai giao tiếp ngang bằng nhau, (hàm ngôn là giữa chúng ta là quan hệ giữa hai người đàn ông với nhau không có quan hệ cha con gì cả. Hơn nữa vì chứng kiến việc làm không tốt (nhìn trộm chị dâu tắm) của bố mà Đoài tỏ thái độ bực mình và không tôn trọng bố nên Đoài xưng tôi và hô với bố là ông. Qua cách sử dụng từ ngữ xưng hô như thế, Đoài ngầm thể hiện hàm ngôn với bố: Ông không xứng đáng là bố tôi. Sau đó Đoài lại gọi lão Kiền trống không: Thế sao không lấy vợ lẽ? (thể hiện hàm ngôn mỉa mai, xem thường). Nhưng sau khi hiểu được nỗi khổ của bố, dường như lúc này Đoài thông cảm cho việc làm của bố nên đã thay đổi cặp từ xưng hô về đúng mối quan hệ giao tiếp thông thường bố/con trong câu: Bố uống rượu nữa không?. Và Con xin lỗi bố. Với cách xưng hô như vậy, chứng tỏ Đoài đã hiểu và tha thứ cho bố. Còn đây là cuộc hội thoại giữa Đoài và Sinh: (Vd 45) Khảm bê mâm, Sinh bảo: Thiếu cái gì thì gọi. Đợi Khảm đi khuất.. Đoài bảo: Thiếu một tý tình thôi, Sinh cho tôi một tý tình. Sinh bảo: Nỡm. Lên nhà trên mà bảo hai cô bạn của chú Khảm ấy. Đoài bảo: Hai con ôn vật ấy bằng thế nào được Sinh. Sinh bảo: Đi ra đi. Đoài bảo: Cái lão Cấn của Sinh như con cua bấy mà lại hách dịch. Sinh bảo: Tôi mách anh Cấn đấy. Đoài bảo: Đây chẳng sợ. Nói rồi xán lại, hôn chút lên má Sinh. Sinh đẩy ra, Đoài hổn hển: Tôi nói trước. Thế nào tôi cũng ngủ được với Sinh một lần. Nói xong đi ra. Sinh bật khóc. Cấn đi vào, thấy mắt vợ đỏ hoe, hỏi: Sao thế?" Sinh bảo: "Tại cái bếp nhà mình khốn nạn quá. [Không có vua, tr.53] Xét theo vị thế và quan hệ Sinh là chị dâu của Đoài, đáng lẽ ra Đoài phải gọi Sinh là chị xưng em nhưng Đoài lại xưng tôi gọi Sinh bằng tên riêng. Với cách xưng hô như vậy, Đoài đã cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất để ngầm ý xem Sinh như người ngang hàng với mình và táo tợn hơn nữa Đoài còn xem Sinh như người tình của mình, khi Đoài cố tình ve vãn, tán tỉnh Sinh: Sinh cho tôi một tý

77 70 tình. Sau khi bị Sinh từ chối và bảo Đoài chỉ có thể làm chuyện đó với hai cô bạn của Khảm (My Lan và Mỹ Trinh), Đoài lại cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật bằng cách dùng từ Hai con ôn vật ấy, dùng từ hai con ôn vật là Đoài cố tình quy chiếu vào hai người bạn của Khảm là My Lan và Mỹ Trinh nhằm ngầm ý chê bai hai cô bạn của Khảm nhưng đồng thời thể hiện hàm ngôn đề cao Sinh để nhằm mục đích tìm sự đồng tình ở Sinh: Trong mắt tôi, Sinh là người phụ nữ tuyệt vời nhất, không ai có thể sánh bằng. Không chỉ cố tình tán tỉnh, ve vãn chị dâu bằng lời nói mà Đoài còn thể hiện bằng hành động xán lại hôn lên má Sinh kèm theo lời thách thức: Đây chẳng sợ. Trong câu nói Đây chẳng sợ. Đoài lại chuyển sang xưng hô đây/ Sinh. Bằng cách thay đổi cặp từ xưng hô đó Đoài đã chứng minh được bản lĩnh đàn ông của mình trước Sinh (bất chấp cả anh trai của mình). Còn câu cuối cùng của Sinh nói với chồng: "Tại cái bếp nhà mình khốn nạn quá. Xét trong ngữ cảnh của câu nói, Sinh đã quy chiếu cái bếp là Đoài và ngầm thể hiện hàm ngôn: Thằng Đoài nhà mình là thằng khốn nạn. Xét ví dụ sau cũng là sự cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất để tạo hàm ngôn của Đoài và Khảm: (Vd 46) Đoài hỏi Khảm: Cái vị anh hùng thơm nức kia là thế nào? Khảm cười: Đấy là Mỹ Trinh, bố cô ấy là ông ánh sáng ban ngày, chủ hiệu điện [Không có vua, tr.53] Khi nói vị anh hùng thơm nức là Đoài cố tình quy chiếuvào Mỹ Trinh. Nghĩa là Đoài dùng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ gọi tên sự vật, hiện tượng này (Mỹ Trinh) bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng khác (vị anh hùng thơm nức) dựa trên nét tương đồng giữa hai sự vật (dựa vào dấu hiệu sự vật Mỹ Trinh thường xức nước hoa) đó cũng là một biện pháp cố ý vi phạm quy tắc chiếu vật. Tương tự câu trả lời của Khảm cũng sử dụng phương thức này, khi gọi ông ánh sáng ban ngày là Khảm đã quy chiếu tới bố của Mỹ Trinh. Quy tắc nguồn là dựa vào nghề nghiệp ông ấy là chủ tiệm điện. Trong truyện Những người thợ xẻ, theo quan hệ và vị thế xã hội thì anh Bường và nhân vật tôi (Ngọc) phải xưng hô là anh / em vì anh Bường là anh họ của

78 71 Ngọc nhưng tùy từng hoàn cảnh mà hai nhân vật này có những từ ngữ xưng hô khác nhau: (Vd 47) Anh Bường hỏi tôi: Thế nào? Mày có hôn con gái tay Thuyết được cái nào không mà mặt mày u ám như mặt khỉ ấy? Tôi cáu: Anh đừng đùa kiểu ấy. Anh Bường bảo: Thôi ông trí thức con ơi, các ông cứ đâu đâu về mặt đạo đức, điều ấy chỉ có lợi cho chính trị thôi, còn đàn bà thì không có lợi gì cả. [Những người thợ xẻ, tr.114] (Vd 48) Nửa đêm, có một con hoẵng tác rất thảm thiết ở bên kia núi, tôi không sao ngủ được. Anh Bường thức dậy bảo: Này công tử bột, nhớ nhà hả? Tôi bảo: Không. Con hoẵng nó kêu thương quá. Nó lạc mẹ hay sao hả anh? Anh Bường bảo: Mày không nên đa cảm như thế. Cuộc đời còn cực nhọc lắm con ạ. Chúng ta phải làm kiệt sức để kiếm miếng ăn, đa cảm làm yếu người đi. Ngày mai khối lượng công việc rất nặng. Mày mất ngủ vì một tiếng hoẵng kêu, điều ấy có hại vô cùng. Tao đưa mày lên rừng làm việc chứ không phải để mày tu dưỡng. Tôi thở dài: Hoẵng nó kêu suốt đêm... Bao giờ nó sẽ gặp mẹ... Anh cứ ngủ đi. Anh kệ em! Ngày mai em không làm mất việc đâu. Anh Bường cáu: Thằng khỉ ạ, những nhạy cảm vô lối sẽ làm tan nát cuộc đời mày mất thôi. Làm gì có chuyện hoẵng đi tìm mẹ? Con ơi, đấy là một con hoẵng cái trụy lạc, nó đi tìm hoẵng đực. Vô phúc cho nó, vớ được một con hoẵng đực Sở Khanh. Con hoẵng đực này chơi bời nhiều quá. Hoẵng cái bị đổ bệnh. Đơn giản là như thế. [Những người thợ xẻ, tr.114] Việc anh Bường thay đổi cách xưng hô với Ngọc từ mày sang ông trí thức con, công tử bột, con, thằng khỉ tức là sự cố tình thay đổi chức năng chiếu vật,đó là những cách nói chứa hàm ngôn của anh Bường ngầm thể hiện ý mỉa mai Ngọc. Tương tự như vậy, đối với các con của mình đáng ra anh Bường phải gọi là con nhưng anh Bường lại dùng từ các ông các bà như sau cũng là một cách vi phạm quy tắc chiếu vật để tạo hàm ngôn. (Vd 49) Chị Bường bảo Các con chào bố đi. Ba đứa con anh Bường líu ríu: Con chào bố. Anh Bường bảo: Vâng! Chào các ông các bà! Các ông các bà ăn no ngủ khỏe. Bố phải xa mẹ lăn lóc trên đường. [Những người thợ xẻ, tr.109]

79 72 Còn đối với Quy, con gái của ông Thuyết gọi anh Bường là bác, xưng cháu, nhưng anh Bường không gọi Quy theo cặp đối xứng như vậy mà lại gọi với những tên khác nhau như: em, bà chúa của anh, con ranh con, xưng anh, ông. Chẳng hạn cuộc đối thoại của anh Bường với Quy sau là một ví dụ: (Vd 50) Anh Bường bảo: Em ơi, bà chúa của anh ơi, em mang những gì cho các anh đấy. Quy bảo: Thưa bác, bố cháu bảo mang cho các bác hai cái chăn bông, năm cân thịt lợn, một chai nước mắm với hai chục cân gạo. [Những người thợ xẻ, tr.113]. Hay: (Vd 51) Nói rồi, anh Bường buông tay, tìm cách nhảy ra bãi trống. Tôi nhảy theo anh. Anh Bường vừa lùi vừa bảo Quy, buồn hẳn: Con ranh con, mặc quần vào! Có thích xem đánh nhau thì đứng mà nhìn. Chúng ông đánh nhau vì mày đấy. [Những người thợ xẻ, tr.126] Vi phạm quy tắc lập luận Lập luận là đưa ra lý lẽ (được gọi là luận cứ trong lập luận) nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới. Quan hệ lập luận thường phải đủ hai phần là luận cứ và kết luận, tức hai thành phần này được nói rõ ra một cách tường minh. Nhưng khi phát ngôn hay diễn ngôn chỉ có một phần luận cứ hoặc kết luận, còn phần kia người nói để người nghe tự suy ra thì đó chính là cách nói cố tình tạo hàm ngôn bằng cách vi phạm quy tắc lập luận. Trong 170 ngữ cảnh thu thập được trong quá trình khảo sát truyện Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy có 14 ngữ cảnh tạo hàm ngôn bằng cách này, chiếm 8,24 % trong 17 cơ chế. Xét các ví dụ sau: (Vd 52) Anh Bường bảo: Chúng mày cẩn thận. Ở Hà Nội ăn cắp như rươi. Nó thỉnh mất bộ cưa thì ăn mày đấy. [Những người thợ xẻ, tr.109] Câu in đậm trên có lập luận như sau: Nó thỉnh mất cưa tức là mất dụng cụ lao động. Nếu không có dụng cụ lao động thì không làm được gì để kiếm tiền. Không kiếm được tiền là đói. Đói thì phải đi ăn mày. Câu nói này không có luận cứ, chỉ có kết luận; luận cứ bị thiếu bắt buộc người đọc phải tự suy ra đây chính là

80 73 nghĩa hàm ngôn của câu nói. Hay câu nói mang nghĩa hàm ngôn của Đoài nhằm mục đích nói móc lão Kiền trước việc làm xấu xa bỉ ổi của lão khi nhìn trộm con dâu tắm như sau: (Vd 53) Đoài nghiến răng nói khẽ: Tôi cũng vô giáo dục nhưng không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng. [Không có vua, tr.55] Câu nói của Đoài có lập luận như sau: Luận cứ 1: Người nhìn trộm phụ nữ cởi truồng là người vô giáo dục. Luận cứ 2: Ông nhìn trộm phụ nữ cởi truồng Kết luận: Ông là người vô giáo dục. Lập luận trong câu nói của Đoài thiếu luận cứ thứ hai tức là thiếu tiểu tiền đề và thiếu cả kết luận. Bằng cách nói này, Đoài nhằm thể hiện hàm ngôn vào lão Kiền: Chính ông là người vô giáo dục vì chính ông là người đã nhìn trộm phụ nữ cởi truồng. Còn tôi không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng như ông nên tôi không phải là người vô giáo dục. Đó là một câu nói vô cùng sâu cay mà Đoài đã dùng lối nói hàm ngôn để nhằm phê phán việc làm xấu xa của bố. Trong truyện Những người muôn năm cũ, có đoạn hội thoại sau: (Vd 54) Trên hang núi gần trường có một con đười ươi đực, nặng phải gần 100 cân. Những hôm nắng, nó ra ngoài cửa hang phơi nắng. Chiều tối đến, gió hú lên những tiếng hú âm thầm man rợ y hệt như tiếng người. Chúng tôi đã nhiều lần trông thấy nó đứng trên mỏm núi nhìn xuống sân trường và làm những cử chỉ rất tục tĩu. - Đấy là một cách nó bình luận về nền giáo dục của chúng ta Doanh bảo Tôi thấy nó có lý. Ông An bực mình: -Cậu Doanh! Sao cậu lại nói thế? Người ta vẫn nhốt vào tù những thằng nói năng như cậu. Doanh bảo: - Thì chúng ta vẫn sống cùng nhau đấy thôi. [Những người muôn năm cũ, tr.679]

81 74 Câu nói Người ta vẫn nhốt vào tù những thằng nói năng như cậu. của ông An là một câu chứa hàm ngôn nhắc nhở: Cậu đừng nói năng như thế, nếu không cậu sẽ bị nhốt vào tù đấy. Câu đáp của Doanh Thì chúng ta vẫn sống cùng nhau đấy thôi là một luận cứ để chứng minh cho kết luận rằng mọi người đều đang sống cùng nhau trong một nhà tù. Với kết luận không tường minh đó, mọi người trong cuộc hội thoại đều hiểu rất rõ Vi phạm phương châm hội thoại Hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường không đảm bảo các nguyên tắc và quy luật vận động hội thoại. Có những đoạn thoại mà lời trao và lời đáp không làm thành các cặp tương tác hài hòa về nội dung. Qua khảo sát, truyện Nguyễn Huy Thiệp có 28 ngữ cảnh vi phạm phương châm hội thoại để tạo hàm ngôn, chiếm 16,47% trong các cơ chế tạo hàm ngôn. Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu: Vi phạm phương châm về lượng Vi phạm phương châm về lượng là hiện tượng nói nhiều hơn hoặc ít hơn thông tin mà cuộc thoại yêu cầu. Chẳng hạn ví dụ sau: (Vd 55) Tôi hỏi trùm Thịnh: - Bác ơi, thế chuyện trâu đen có thực hay không? Trùm Thịnh bật cười, lão ngả người ra sau lái, tia sáng từ trong hốc con mắt lành nhay nháy: - Tao đã đánh cá trên khúc sông này sáu chục năm trời. Tao thuộc từng lạch một Chuyện con trâu đen chỉ là chuyện đồn nhảm nhí Mày hãy tin tao, ở bến Cốc này thì chuyện giết người ăn cướp có thực, ngoại tình có thực, cờ bạc có thực, còn chuyện trâu đen là giả. [Chảy đi sông ơi, tr.12] Ở (Vd55), với câu hỏi của nhân vật tôi, Trùm Thịnh chỉ cần trả lời chuyện trâu đen thật hay giả là đủ. Nhưng ngoài việc trả lời trâu đen là giả., Trùm Thịnh còn nói đến thời gian lão đánh cá bao nhiêu năm, việc lão thuộc luồng lạch, và đặc biệt là chuyện giết người, ăn cướp, ngoại tình, cờ bạc. Như vậy, câu trả lời của

82 75 Trùm Thịnh là thừa nội dung giao tiếp tức là trả lời nhiều thông tin hơn so với yêu cầu. Việc cố tình trả lời nhiều thông tin hơn so với nội dung giao tiếp như vậy, Trùm Thịnh đã vi phạm phương châm về lượng của nguyên tắc cộng tác hội thoại. Với việc vi phạm phương châm hội thoại về lượng qua lời của Trùm Thịnh, tác giả muốn thể hiện hàm ngôn: hãy nhìn thẳng vào hiện thực, đối mặt với cái xấu của xã hội không nên huyễn hoặc bằng các truyền thuyết hư ảo. Còn chuyện Trùm Thịnh cố tình nói dư thông tin như về thời gian lão đánh cá, việc lão thuộc luồng lạch, cũng là nhằm một mục đích để thể hiện hàm ngôn là: Tôi đã sống ở đây rất lâu, đã thành thạo và biết mọi chuyện ở đây một cách rành rẽ để nhằm khẳng định một sự thật chắc chắn, nhằm tăng độ tin cậy cho thông tin mình trả lời Vi phạm phương châm về chất Vi phạm phương châm về chất là nói không đúng sự thật. Chẳng hạn việc dùng từ hà bá như hai ví dụ sau là những trường hợp vi phạm phương châm hội thoại về chất trong truyện Nguyễn Huy Thiệp: (Vd 56)- Cốc với cò gì - Ông chủ của tôi lái thuyền vào bờ, nửa như bực bội nửa như ngượng nghịu - Mày chỉ mới ngồi mà nước tràn cả vào thuyền, đếncuối Bến Cốc thì tao xuống dưới đáy sông với Hà Bá à? [Chảy đi sông ơi, tr.9) Hà Bá chỉ là một từ thường được dùng để chỉ một nhân vật không có thật ở dưới sông và thường được dùng theo nghĩa xấu. Chúng ta chỉ nghe nói đến Hà Bá thôi nhưng chưa bao giờ thấy nó mà thực tế thì không có con gì gọi là con Hà Bá cả. Vì vậy khi nói: Đến cuối bến Cốc thì tao xuống dưới đáy sông với Hà Bá à? là vi phạm phương châm về chất vì nói điều không có bằng chứng xác thực. Từ đó, ta suy ra được hàm ngôn của các câu trên là: Mày ngồi vào thuyền tao làm tao xui nếu mày ngồi ở thuyền tao xuống cuối bến Cốc thì thuyền sẽ chìm và tao sẽ chết." Hay xét các ví dụ sau cũng là những trường hợp vi phạm phương châm về chất để tạo hàm ngôn: (Vd 57) Ông Kháng bảo: Xin lỗi, tôi không được trang bị kiến thức giống như của bác. Anh Bường bảo: Bác Kháng ạ, mời bác về bú tí mẹ. [Những người thợ xẻ, tr.131]

83 76 Xét theo ngữ cảnh, ông Kháng là một giảng viên đại học thì không còn là trẻ con nữa nhưng anh Bường lại bảo mờibác về bú tí mẹ, nghĩa là anh Bường công nhiên bất chấp phương châm về chất. Hàm ngôn trong câu nói của anh Bường là nhằm mỉa mai ông Kháng chỉ là một đứa trẻ con miệng còn hôi sữa nên không biết gì Vi phạm phương châm cách thức (Vd 58) Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều. Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú. Vợ tôi bảo: "Đừng mừng... họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức". Cha tôi cười: "Chẳng có gì đâu... cha chỉ viết thư. Thí dụ: Thân gửi N. tư lệnh quân khu... Tôi viết thư này cho cậu... Hơn năm mươi năm, đây là lần đầu tôi ăn tết mồng ba tháng ba dưới mái nhà mình. Hồi ở chiến trường, hai đứa chúng mình đã từng mơ ước v. v... Cậu nhớ cái xóm ven đường, cô Huệ đã làm bánh trôi bằng bột mì mốc. Bột mì bê bết trên lưng v.v... Nhân đây M. là người tôi quen, muốn được công tác dưới quyền của cậu v.v.... Cha viết như thế được không?" Tôi bảo: "Được". Vợ tôi bảo: Không được! " Cha tôi gãi cằm: Người ta nhờ mình". [Tướng về hưu, tr. 21] Viết thư với mục đích là để nhờ xin việc mà ông Thuấn kể lể dài dòng đủ thứ chuyện rồi mới đến chuyện nhờ vả. Đây chính là vi phạm phương châm cách thức tránh nói dài dòng, rườm rà. Bằng cách nói dài dòng, rườm rà, dây cà ra dây muống của ông Thuấn ta suy ra hàm ngôn của ông Thuấn là: Tôi và cậu là chỗ thân tình, giữa hai chúng ta đã từng sống cùng nhau, cùng sinh ra tử, đã từng có những kỷ niệm vui buồn Với cách gợi lại những kỷ niệm tốt đẹp, để mục đích nhờ vả đạt hiệu quả tốt hơn, chính là dụng ý của ông Thuấn. Hay xét ví dụ sau: (Vd 59) My Lan hỏi: "Có phải hồi ấy anh ăn trộm khoai, bị dân quân bắt không?" Khảm đỏ mặt bảo: "Toàn nói lăng nhăng, mắc tội nói xấu đồng đội. Thế nào tớ cũng bắt đền". My Lan hỏi: Bắt đền gì?" Khảm bảo: "Đợi tối thì biết". Mọi người cười. [Không có vua, tr.70]

84 77 Trả lời câu hỏi của My Lan, đáng ra Khảm phải trả lời vào đề tài là bắt đền như thế nào, bằng hình thức gì nhưng Khảm lại bảo: "Đợi tối thì biết". Như vậy, câu trả lời của Khảm là một câu trả lời mơ hồ. Với câu trả lời này, Khảm đã cố tình tạo hàm ngôn bằng cách vi phạm quy tắc cách thức trong giao tiếp tránh nói mơ hồ Vi phạm phương châm quan hệ Khi giaotiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Để duy trì cuộc giao tiếp thì nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng nhất. Bởi vì nó buộc những người tham gia giao tiếp phải phát ngôn hướng vào đề tài của hội thoại, nhất là khi trả lời câu hỏi của người đối thoại, ngoại trừ trường hợp người nói muốn thay đổi đề tài. Khi người nói cố tình không nói thẳng vào đề tài giao tiếp là đã vi phạm phương châm quan hệ. (Vd 60) Cô Lài khóc: Cháu ở nhà thì bà có chết không bà? Vợ tôi bảo: Đừng khóc. Tôi cáu: Cứ để cho cô ấy khóc, đám ma không có tiếng khóc buồn lắm. Nhà mình có ai biết khóc bà cụ thế đâu?. Vợ tôi bảo: Ba mươi hai mâm. Anh phục em tính sát không?. Tôi bảo: Sát. [Tướng về hưu, tr.28] Trong cuộc hội thoại trên, nhân vật tôi và vợ tôi đề cập đến hai chủ đề đan xen nhau. Chủ đề thứ nhất là nói về chủ đề việc cô Lài có nên khóc hay không? Và chủ đề thứ hai là chủ đề tính mâm cỗ cho đám tang của mẹ. Khi người chồng nói Nhà mình có ai biết khóc bà cụ thế đâu?,tức là Thủy biết rằng trong câu nói của chồng có ngầm ý trách mình là không thương bà cụ (vì không biết khóc bà cụ - có thương thì mới khóc (lẽ thường), cô liền nói sang chủ đề khác Ba mươi hai mâm. Anh phục em tính sát không?. Khi đang nói chuyện khóc bà cụ của cô Lài, bổng dưng Thủy chuyển sang nói về chuyện tính sát trong đám tang. Rõ ràng là Thủy đã cố tình vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại để nhằm thể hiện hàm ngôn cho người chồng biết rằng: tôi không biết khóc cho bà cụ - không thương bà cụ (nhược điểm) nhưng tôi biết tính toán chu đáo trong đám tang bà cụ để không bị thiệt nhiều (ưu điểm của tôi). Ở đây Thủy muốn lái sang chuyện khác là chuyện đề cao cái ưu điểm biết tính toán của mình.

85 Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp Hành động ngôn ngữ gián tiếp là những câu thực hiện hành động ngoài lời một cách gián tiếp bằng một hành động khác. Hay có thể gọi là hành động ngôn từ lực ngôn trung gián tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là các ý nghĩa không tự nhiên dụng học [11b, tr.379]. Truyện Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện 12 lần sử dụng hành động ngôn ngữ gián để tạo hàm ngôn, chiếm 7,05%. Trong đó thường sử dụng những hình thức câu hỏi hoặc câu khẳng định để thể hiện mục đích cầu khiến. Xét ví dụ sau: (Vd 61) Mọi việc diễn ra chỉ trong nháy mắt. Hạnh sửa quần áo rồi lùi ra ngoài không nói năng gì. Thoa khóc nức nở rồi ngã vật như một thân cây mảnh dẻ vừa đốn khỏi mặt đất. Bà Thiều đứng dậy lấy quần áo mặc vào người rồi quát tướng lên: - Khóc cái gì? Cha bố cô! Có im đi ngay không bà lại cho cái tát bây giờ. [Huyền thoại phố phường, tr.263] Phát ngôn - Khóc cái gì? của bà Thiều có hình thức là một câu hỏi nhưng mục đích không phải để hỏi mà là một câu mệnh lệnh, cầu khiến, (nhằm trấn áp, dọa nạt, ra lệnh) im đi và ta có thể hiểu nghĩa hiển ngôn của hành vi kế tiếp Có im đi ngay không bà lại cho cái tát bây giờ là đích ở lời của câu - Khóc cái gì?. Đây chính là hình thức cầu khiến qua câu hỏi mà bà Thiều muốn Thoa - con gái mình không được khóc. Trong truyện Truyện tình kể trong đêm mưa xét trong ngữ cảnh, Bạch Kỳ Sinh và Ngân đều yêu Muôn, nhưng Ngân lại chỉ huy phục kích giết chú của Muôn vì tội buôn bán thuốc phiện. Một bận Ngân đến nhà Muôn chơi nhưng không hiểu ai đó đã cắt mất gân chân con ngựa quý của Ngân, Ngân cho là Bạch Kỳ Sinh làm chuyện đó và bắt Bạch Kỳ Sinh nhốt vào tù. (Vd 62) Muôn than thở: - Anh ta đang ốm.

86 79 Ngân nói: - Con ngựa này mỗi ngày ăn hết hai mươi cân thóc, 6 lít sữa với hai cân đường. Cả nước bây giờ chỉ còn hai con như thế! [Chuyện tình kể trong đêm mưa, tr.468] Câu nói của Muôn - Anh ta đang ốm, xét trong ngữ cảnh trên, cấu trúc bề mặt là một câu khẳng định nhưng thực tế đích ở lời lại là hành vi cầu khiến, ngầm ý xin xỏ: Đừng bắt anh ta!. Nhờ vào ngữ cảnh và câu trả lời mang ý nghĩa hàm ngôn của Ngân mà người đọc có thể suy ra được hàm ngôn trong câu nói của Muôn. Trường hợp này là đích cầu khiến thể hiện qua câu khẳng định Dùng câu chất vấn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên, 2006) Chất vấn là hỏi và yêu cầu phải giải thích rõ ràng. [tr.61, 144] Theo Nguyễn Đức Dân + Nguyễn Thị Thời (2007) khi nghi ngờ hoặc cho rằng một sự tình (chỉ một đối tượng, hiện tượng, ý kiến, luận điểm, lí lẽ ) hoặc cho rằng sự tình là vô lí, không đúng thì người ta chất vấn sự tình đó nhằm mục đích bác bỏ sự tình hoặc bày tỏ ý kiến của mình mà không cần người nghe trả lời. Nếu sự tình là một ý khẳng định thì chất vấn tạo thành hàm ý phủ định và ngược lại. Hành động chất vấn thể hiện thành câu chất vấn. Câu chất vấn luôn có hàm ý. Điều này có nghĩa là khi người ta tham gia giao tiếp dùng câu chất vấn chính là đã tạo ra hàm ngôn cho phát ngôn. Câu chất vấn phổ biến dùng yếu tố phiếm định như ai, đâu, sao, nào, gì làm tác tử chất vấn. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng 11 lần hình thức này để tạo hàm ngôn, chiếm 6,47%. Xét một số hình thức chất vấn sau: - Khuôn chất vấn với từ phiếm định ai (Vd 63) Chị Bường dắt theo ba đứa con đưa tiễn chúng tôi. Anh Bường bảo: Thôi mẹ đĩ về đi, bảo vệ an toàn cái hĩm, chờ tớ một năm sau tớ về. Chị Bường nửa cười nừa khóc: Đồ phải gió! ở trên ấy nước độc lắm đấy! Đừng có tắm đêm mà ngã nước đấy! Anh Bường bảo: Nhớ rồi! Khổ lắm! Đêm ai lại đi tắm nước lã bao giờ? Thôi về đi! Thương anh giấu ở trong lòng. Xin em chớ có lòng thòng với ai. [Những người thợ xẻ, tr.109]

87 80 Câu nói của anh Bường Đêm ai lại đi tắm nước lã bao giờ? làmột câu có khuôn chất vấn với từ phiếm định ai bao giờ? mang nghĩa hàm ngôn Em hãy yên tâm, anh không đi tắm nước lã vào ban đêm đâu. Hay câu nói của chị Thắm trong ví dụ sau: (Vd 64) Có ai yêu thương họ đâu? [Chảy đi sông ơi, tr.13] Ví dụ trên là một câu chất vấn với khuôn từ phiếm định có ai đâu? có hàm ngôn mang nghĩa phủ định: Không ai yêu thương họ cả. - Khuôn chất vấn A với B gì? Chẳng hạn, câu nói của ông chủ thuyền nói với cậu bé xin theo đi đánh cá đêm khi cậu bé xin được tới bến Cốc nhưng giữa chừng ông chủ bảo xuống. Sau đây là ngữ cảnh diễn ra lời thoại đó. (Vd 65) Thôi mày xuống đi! - Ông chủ của tôi hốt hoảng - Cái lão trùm Thịnh không đùa với lão được đâu! - Cháu xin bác... - Tôi rên rỉ - Bác bảo cho cháu đến cuối bến Cốc cơ mà! - Cốc với cò gì? - Ông chủ của tôi lái thuyền vào bờ, nửa như bực bội nửa như ngượng nghịu. [Chảy đi sông ơi, tr.9] Câu in đậm trong (Vd65) là một câu chất vấn để bác bỏ: Không cốc với cò gì cả tức là ngầm báo cho người nghe biết rằng không có chuyện đi qua Bến Cốc, mà hãy xuống thuyền mau Dùng từ ngữ không tương thích Phương thức này được cấu tạo dựa trên sự kết hợp bất thường về nghĩa trong ngữ cảnh, từ đó làm nảy sinh hàm ngôn. Trong 170 ngữ liệu có chứa hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi thập, có 2 trường hợp tác giả sử dụng từ ngữ không tương thích ngữ cảnh để tạo hàm ngôn, chiếm 1,18%. Đối với người Việt, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là một điều cần thiết, bắt buộc. Bao giờ cũng vậy, đạo của con cái là phải hiếu kính với cha mẹ. Lúc cha mẹ già yếu ốm đau, con cái phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Song trong gia cảnh Không có vua, việc bố ốm đã làm cho con cái lo lắng nhưng không phải là lo bố không khỏi bệnh, không phải lo cho sức khỏe của bố ngày một yếu đi, bệnh

88 81 tình ngày một trầm trọng mà là lo phải chi phí nhiều tiền. Ta thấy trong tác phẩm lão Kiền cũng là một người cha rất thương con, vợ chết sớm, một mình ở vậy với cảnh gà trống nuôi con. Bằng nghề vá xe đạp của mình, lão nuôi bốn đứa con trai khôn lớn, trong đó có hai đứa được học đại học đàng hoàng, một đứa con út tật nguyền. Vậy mà khi bố ốm, mấy đứa con lão Kiền chỉ lo tốn tiền vì phải chữa bệnh cho bố. Sau đây là tình huống và cuộc hội thoại giữa anh em trong gia đình lão Kiền thể hiện rõ nỗi lo lắng đó: (Vd 66) Lão Kiền điều trị Đông y, không khỏi, người rạc đi, đầu đau nhức. Đến tháng mười phát hiện thấy có u não. Bác sĩ bảo: "Để thì chết, mổ may ra cứu được". Cấn về họp gia đình, Cấn bảo: "Làm thế nào? Từ khi bố ốm nhà mình tiêu nhiều tiền lắm. Cấn giở quyển sổ kế toán ra đọc: "Chú Khiêm đưa một lần một nghìn, một lần tám nghìn, một lần năm nghìn. Chú Đoài đưa một lần một trăm, một lần sáu chục, một lần một nghìn mốt. Chú Khảm đưa một lần ba trăm nhưng hôm tôi đưa một nghìn đi lấy thuốc ông lang Toại, chú Khảm mua hết có năm trăm, còn năm trăm vẫn cầm. Tiền thức ăn thế này... thế này... Ai chi gì tôi ghi cả". Đoài bảo: Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn. Tốn khóc hu hu. Cấn hỏi: Ý chú Khảm thế nào?. Khảm bảo: Các anh thế nào thì em thế. Cấn hỏi: Chú Khiêm sao im thế? Khiêm hỏi: Anh định thế nào? Cấn bảo : Tôi đang nghĩ. Đoài bảo: Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé. [Không có vua, tr.62] Câu nói cuối cùng của Đoàilà một sự kết hợp bất thường về nghĩa. Bởi vì, đặt trong truyền thống đạo đức gia đình Việt Nam thì câu nói của Đoài trái ngược hoàn toàn với những lẽ thường và đạo lý làm một người con. Trong hoàn cảnh bố ốm như vậy, anh em trong gia đình lẽ ra phải bàn bạc để tìm cách chạy chữa cho bố khỏi bệnh. Nhưng ở đây, anh em lại bàn bạc để lấy biểu quyết về việc cho bố chết. Hàm ngôn trong câu nói của Đoài là hãy để bố chết đi, đừng chạy chữa nữa tốn tiền. Tương tự, cách dùng từ của Đoài khi bố chết ở ví dụ sau: (Vd 67) Ông cụ đi rồi. Thật may quá. Bây giờ tôi đi mua quan tài. [Không có vua,tr. 63]

89 82 Xưa nay từ may chỉ được dùng trong trường hợp ở vào tình hình gặp được may, gặp những điều tốt đẹp, còn cha chết là một chuyện buồn, chuyện xui xẻo. Nhưng trong truyện, từ may được Nguyễn Huy Thiệp để cho nhân vật Đoài sử dụng trong ngữ cảnh khi cha chết là không phù hợp. Qua cách dùng từ như vậy, tác giả đã thể hiện một hàm ngôn rất sâu sắc: Trước cái chết của cha mà con cái cảm thấy đó là một điều may mắn, như trút được gánh nặng. Cái chết của lão Kiền đã làm cho con cái được mãn nguyện. Câu nói của Đoài đặt trong ngữ cảnh này đã tạo ra một sự tri nhận mới cho người nghe đó là một sự mỉa mai. Từ đó, tác giả muốn cho người đọc thấy được sự vô cảm và bất hiếu của những đứa con trong cái gia đình Không có vua ấy, nhưng đấy cũng là sự băng hoại về tâm hồn, về đạo đức của cả một thế hệ. Đó là một báo động về sự xuống cấp về sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ trong xã hội hiện nay Dùng từ sai lệch ngữ nghĩa Cơ chế tạo hàm ngôn bằng cách dùng từ sai lệch ngữ nghĩa là những trường hợp người nói cố tình sử dụng những từ ngữ không đúng, không phù hợp với ý nghĩa vốn có của nó để tạo hàm ngôn. Truyện Nguyễn Huy Thiệp có 3 trường hợp sử dụng cơ chế này, chiếm 1,76% để tạo hàm ngôn. Chẳng hạn, cách dùng từ thả và tự tiện trong bức thư của một ông bố gửi cho con trai sau là một ví dụ: (Vd 68) Chập tối, cái Khanh chạy về bảo: Anh Lâm ơi, anh Hiếu có thư đây này. Tôi ngạc nhiên, hóa ra thư của bố tôi. Bố tôi viết: Con thân yêu Bốrất bực mình vì bố đi vắng thì mẹ tự tiện thả convề nông thôn. Taoxin báo cho mày biết, đồ chó, rằng nhà màyở thành phố, tương lai của màyở đấy!... Con ơi, con hãy nghe bố, con phải về ngay. Bố mẹ sẽ mở rộng cửa đón mày như đón đứa con nhẹ dạ, nhẹ dạ quá mức... Bố của con [Những bài học nông thôn, tr.152] Từ thả trong câu Bốrất bực mình vì bố đi vắng thì mẹ tự tiện thả convề nông thôn là dùng sai lệch ngữ nghĩa. Bởi vì từ thả là một động từ chỉ một hành động của con người đối với con vật hay đồ vật chẳng hạn như thả gà, thả vịt, thả

90 83 trâu ra đồng, thả diều, còn đối với người thì chỉ dùng trong trường hợp như ai đó bị bắt, bị ngồi tù, sau đó được tha. Dùng từ thả trong trường hợp này là không đúng, nhưng với cách cố tình dùng từ sai lệch ngữ nghĩa này, Nguyễn Huy thiệp ngầm thể hiện hàm ngôn: nhân vật tôi sống trong gia đình mình chẳng khác nào là sống trong một trại giam hay như một cái chuồng nhốt động vật dưới sự quản lí rất nghiêm ngặt của người quản ngục/ người nuôi gia súc khắc nghiệt là bố đẻ của mình. Cũng qua từ thả, người đọc có thể thấy được ông bố được nói đến ở đây là một con người gia trưởng, khó tính đến mức nghiệt ngã và độc đoán. Ông tự cho mình quyền quyết định tất cả mọi việc trong nhà, ông luôn luôn áp đặt ý định của mình lên người khác và bắt mọi người phải thực hiện, phải tuân theo những ý định ấy như một cỗ máy, không được trái lời. Bên cạnh từ thả, từ tự tiện cũng được dùng với mục đích hàm ngôn rất hiệu quả. Từ tự tiện chứa hàm ngôn việc người mẹ thả (cho) con về nông thôn là một việc làm không được phép. Tức người mẹ đã tự động quyết định mà không qua sự đồng ý, cho phép của bố. Từ đó, ta suy ra được hàm ngôn trong câu nói trên là không chỉ con cái phải tuân theo quyết định của bố mà ngay cả vợ của ông ấy tức mẹ của nhân vật tôi cũng phải chịu chung cảnh ngộ là không được quyết định việc gì nếu không được sự đồng ý của chồng (bố của nhân vật tôi). Hay cách dùng từ cao thượng trong câu nói của thầy giáo Triệu qua lời kể của chị Hiên ở ví dụ sau cũng là trường hợp tương tự: (Vd 69) Lấy chồng phải anh nghèo, bất tài mà lại cao thượng thì hãi lắm. Nó làm tan nát đời người đàn bà như bỡn. [Những bài học nông thôn, tr.140] Từ cao thượng ở trong ngữ cảnh này không được dùng theo đúng nghĩa vốn có là vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất về tinh thần. Nghĩa là lối sống cao thượng ở đây không phải là lối sống khiến mọi người khâm phục theo nghĩa thông thường nữa mà nó có nghĩa như là sĩ diện. Qua đó thể hiện ý nghĩa hàm ngôn sâu sắc: Bất tài nhưng lại dấu giếm sự bất tài, nhỏ nhen nhưng lại cố tỏ ra cao thượng.

91 84 Hay trong truyện Tướng về hưu ở đoạn kể cảnh đưa tang bà Thuấn (mẹ của nhân vật tôi) ra đồng, được tác giả viết: (Vd 70): Họ khênh quan tài hồn nhiên như việc bình thường vẫn làm, như khênh cột nhà. Vừa đi vừa nhai trầu, hút thuốc, tán chuyện. Khi nghỉ, đứng ngồi ngổn ngang ngay bên quan tài. Có người nằm lăn ra nói: "Mát thật, không bận cứ ngủ ở đây đến tối". Ông Bổng bảo: "Các bố ơi, đi đi còn về nhắm". [Tướng về hưu, tr.27] Từ hồn nhiên là một từ để chỉ tính cách của con người, gần với bản tính tự nhiên, có nghĩa như là ngây thơ. Nó thường được dùng để tính cách của những đứa trẻ nhưng trong (Vd70) lại được dùng kết hợp với một động từ khênh mà là khênh quan tài để đưa người chết ra đồng. Như vậy, cách dùng ở đây trái ngược hẳn với chức năng của nó và không phù hợp với ngữ cảnhcủa một đám ma thật sự. Thường thì không khí một đám ma thì rất buồn, ảm đạm, mọi người đi đưa tang cũng không có những hành động vui vẻ, cười đùa, tức là không có sự bình thường trong mọi hành động, người ta thường nói là buồn như đưa đám nhưng ở đây lại được tác giả thể hiện không hề thấy không khí của một đám ma. Trong trường hợp này, từ hồn nhiên được tác giả dùng sai lệch một cách cố ý để thể hiện hàm ngôn: Con người dường như đã bị trơ lì, không còn cảm giác trước cái chết của người khác, không biết như thế nào là buồn, không biết thế nào là vui, là đau khổ là hạnh phúc. Và tất cả họ - những người đưa đám, chẳng khác gì là những đứa trẻ không có suy nghĩ Dùng thành ngữ, tục ngữ Khi các thành ngữ, tục ngữ được trực tiếp sử dụng trong phát ngôn, sự hàm súc vốn có của nó cộng với những tác động nhất định của ngữ cảnh sẽ quy định cho phát ngôn một ý nghĩa hàm ngôn nhất định. Hiểu được ý nghĩa khái quát của thành ngữ, tục ngữ được sử dụng là cơ sở để hiểu được ý nghĩa hàm ngôn của phát ngôn chứa nó. Nói cách khác, sử dụng các thành ngữ, tục ngữ là một yếu tố tạo ý nghĩa hàm ngôn trong phát ngôn.

92 85 Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy truyện của Nguyễn Huy Thiệp sử dụng một số lượng thành ngữ và tục ngữ rất lớn lên tới 851 lượt, nhưng trong 170 ngữ liệu chúng tôi thu thập được có 8 trường hợp dùng thành ngữ và tục ngữ để tạo hàm ngôn, chiếm 4,70% Sau đây là một vài ví dụ dùng thành ngữ, tục ngữ để tạo hàm ngôn: (Vd 71) Truyện Tướng về hưu khi nói về cuộc hôn nhân của thằng Tuân và Kim Chi, Nguyễn Huy Thiệp viết: Ông Bổng với cha tôi là anh em cùng cha khác mẹ. Thằng Tuân con trai ông làm nghề đánh xe bò. Hai cha con đều ghê gớm, to như hộ pháp, ăn nói văng mạng. Thằng Tuân lấy vợ lần này là lần thứ hai. Vợ trước bị đánh đau quá, bỏ đi. Ra tòa, nó khai là vợ theo trai, tòa phải chịu. Cô vợ lần này tên là Kim Chi, làm nghề nuôi dạy trẻ, con nhà có học hẳn hoi, xí xớn thế nào nghe nói có thai với nó. Kim Chi là cô gái đẹp, làm vợ thằng Tuân đúng là "hoa nhài cắm bãi cứt trâu". Thâm tâm chúng tôi không ưa cha con ông Bổng, khốn nỗi "một giọt máu đào hơn ao nước lã", giỗ tết vẫn phải đi lại, nhưng mà ngày thường cũng nhạt. [Tướng về hưu, tr.21] Khi nói về việc Kim Chi lấy thằng Tuân con ông Bổng, tác giả lại vínhư hoa nhài cắm bãi cứt trâu là thể hiện hàm ngôn đánh giá của người nói: Đây là cuộc hôn nhân không cân xứng, người như Kim Chi phải lấy được người chồng tốt hơn thằng Tuân. Hay nói về việc không ưa cha con ông Bổng, tác giả lại viết khốn nỗi"một giọt máu đào hơn ao nước lã". Bằng việc sử dụng câu tục ngữ này, người nói muốn thể hiện hàm ngôn: Vì cha cong ông Bổng là anh em ruột thịt nên phải đi lại, còn nếu không phải anh em ruột ra thì chúng tôi không quan hệ với hạng người đó. Hay câu nói của chị Thục nói với anh Bường khi anh Bường gây sự với ông Kháng trong ví dụ sau: (Vd 72) Chị Thục bảo: Thôi thôi, ông Bường ơi, tôi xin ông lấy lấy chữ dĩ hòa vi quý làm trọng. [Những người thợ xẻ, tr.131]

93 86 Ở (Vd 72) Chị Thục đã khéo léo dùng thành ngữ dĩ hòa vi quý trong câu nói của mình ngầm thể hiện hàm ngôn: Ông Bường ơi ông nên sống biết điều một tý, đừng gây sự nữa Dùng từ đồng âm Với tư cách là một phương tiện của chơi chữ, từ đồng âm được sử dụng theo nhiều cách để tạo hàm ngôn trong văn bản. Trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, những trường hợp dùng từ đồng âm đều là vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại. Đấy chính là phương thức tạo lối nói mơ hồ nhằm một dụng ý nào đó. Qua thống kê, chúng tôi thu được 3 ngữ cảnh sử dụng từ đồng âm để tạo hàm ngôn, chiếm 1,76%. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể: (Vd 73) Sáng mồng ba, Kim Chi đi xích lô bế con về thăm. Vợ tôi mừng tuổi một nghìn. Cha tôi hỏi: Thằng Tuân có thư từ gì không?. Kim Chi bảo: Không. Cha tôi bảo: Lỗi là ở bác đấy. Tao không biết mày có chửa. Vợ tôi bảo: Chuyện ấy là thường. Bây giờ làm gì còn có trinh nữ. Con làm ở bệnh viện sản, con biết. Kim Chi ngượng. Tôi bảo: Đừng nói thế, nhưng mà làm trinh nữ thì mệt thật. Kim Chi khóc: Anh ơi, đàn bà chúng em nhục lắm. Đẻ con gái ra em cứ nát ruột nát gan. Vợ tôi bảo: Tôi còn hai con gái cơ. Tôi bảo: Thế các người tưởng làm đàn ông thì không nhục à?. Cha tôi bảo: Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục. Tâm càng lớn thì càng nhục. Vợ tôi bảo: Nhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi đi ăn. Hôm nay có cô Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết. [Tướng về hưu, tr.29] Trong (Vd73) từ tâm được dùng với hai nghĩa khác hẳn nhau: tâm trong câu nói của ông Thuấn: Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục. Tâm càng lớn thì càng nhục, có nghĩa là nói đến khía cạnh tinh thần, là lương tâm tức về lương tri con người. Còn tâm trong câu nói của Thủy: Tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết, lại có nghĩa khác. Tâm ở đây là nói đến một thực thể vật chất cụ thể. Với việc sử dụng từ đồng âm nhưng khác nghĩa, Thủy nhằm dụng ý muốn chấm dứt cuộc hội thoại mà theo cô là hết sức viễn vông, đồng thời nhằm phản bác lại quan điểm sống của tướng Thuấn (bố chồng) đưa ra.

94 87 (Vd 74) Đêm tân hôn, Móng và cô Hợp gác chân lên nhau trò chuyện. Cô Hợp bảo: - Hôm đầu em cứ tưởng mình là ông khách đến mua chim. Ông Móng cười: - Rốt cuộc mình lại là thằng bán chim cho mình! Cô Hợp mắng yêu: - Đồ phải gió! Rồi cô mỉm cười trong bóng tối: - Mình là con chim lớn nhất mà em bẫy được! [Chuyện bà Móng, tr.534] (Vd 74) được đặt trong ngữ cảnh cô Hợp là người buôn bán chim cảnh, Móng là một bộ đội phục viên, một hôm tình cờ đi qua chỗ cô Hợp bán chim, và cuối cùng hai người trở thành vợ chồng. Chim (mua chim), chim là động vật, còn chim (bán chim), chim(con chim lớn nhất) lại là một từ đồng âm có nghĩa khác hẳn. Với cách dùng từ như vậy, tác giả đã có thể diễn tả những cách hiểu khác nhau, tùy vào sự cảm nhận của từng người, và qua đó thể hiện được hàm ngôn một cách sâu sắc và dí dỏm So sánh Những trường hợp so sánh để nhằm thể hiện một lối tri giác mới về đối tượng và hơn hết vì những mục đích khác không phải đơn thuần là để đối chiếu sự giống nhau hay khác nhau của hai sự vật so sánh chính là cách tạo hàm ngôn hiệu quả. Theo khảo sát của chúng tôi, truyện Nguyễn Huy Thiệp sử dụng 6 lần biện pháp so sánh để thể hiện hàm ngôn, chiếm 3,52% các cơ chế tạo hàm ngôn. Xét các ví dụ sau: (Vd 75) - Cô độc đáo lắm! Hạnh thả mồi câu.- Những người phụ nữ độc đáo bây giờ rất hiếm! - Thế cô độc đáo chỗ nào? Bà Thiều thú vị vội khép vạt áo ra phía đằng trước.

95 88 - Cô độc đáo trên toàn cơ thể. Hạnh nói và giọng bỗng dưng đổi khác, đôi mắt xoáy vào bờ vai tròn lẳn của người đàn bà, hai bên cơ hàm tự dưng cứng lại. Trông cô hấp dẫn như một thiếu nữ đương thì. [Huyền thoại phố phường, tr.261] Câu nói của Hạnh Trông cô hấp dẫn như một thiếu nữ đương thì là một câu chứa hàm ngôn khen: Cô còn trẻ và đẹp lắm!. Bằng việc sử dụng hàm ngôn nhằm mục đích tán tỉnh bà Thiều, Hạnh thực hiện hành vi tráo chiếc vé số của bà một cách dễ dàng hơn. Hay cuộc nói chuyện giữa Đặng Phú Lân và Nguyễn Ánh trong Kiếm sắc: (Vd 76) Lân bảo: "Chúa công nói phải, căn cơ chỉ hợp với bần tiện, nhưng đất của Chúa công bây giờ nhiều hơn đất của Tây Sơn hay của Tây Sơn nhiều hơn?" Ánh cau mày đáp: "Ta chỉ vỏn vẹn có ba thước đất chôn thây thôi". Lân bảo: "Không phải thế. Chúa công được lòng trời đất, chỉ cần Chúa công thành tâm". Ánh ngồi im, lát sau lại hỏi: "Nhạc không nói làm gì. Lữ không nói làm gì. Huệ có cách gì mà giỏi giang thế?" Lân đáp: "Huệ giỏi dùng người tài nhưng không giỏi dùng người thường. Chúa công khác Huệ". Ánh ngồi im không nói năng gì. [Kiếm sắc, tr.156] Câu nói"ta chỉ vỏn vẹn có ba thước đất chôn thây thôi" của Ánh là một câu đáp nhằm thể hiện hàm ngôn Nguyễn Huệ có nhiều đất hơn ta. Còn câu nói cuối của Lân chứa hàm ngôn: Chúa công là người giỏi dùng người hơn Nguyễn Huệ đây là cách nói bằng hình thức so sánh lấy cái này để nói cái kia, lấy Nguyễn Huệ để nói Gia Long và ngược lại, từ đó gián tiếp bộc lộ dụng ý của người người nói muốn nói gì mà không cần phải nói một cách trực tiếp. Hay cách Đoài dùng hình ảnh so sánh để nhận xét về sổ sách của Cấn : (Vd 77) Cấn lấy bút chì ghi tiền làm được hàng ngày vào một cuốn sổ, một trăm đồng thì ghi dấu cộng, hai trăm đồng dấu khuyên tròn, lại vẽ những hình tam giác trong chấm một cái chẳng biết là ký hiệu gì. Đoài bảo: Sổ sách kế toán của ông này thật như gián điệp". [Không có vua, tr.77] Gián điệp hành tung bí ẩn, rất khó nhận ra. Vì vậy khi nói về cách ghi sổ

96 89 sách của Cấn, Đoài so sánh với gián điệp để nhằm thể hiện hàm ngôn: Sổ sách của Cấn rất khó hiểu, khó biết hay Sổ của ông này ghi quá bí mật, không hiểu gì cả. Có thể nói, nhờ so sánh, mà Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên một lớp nghĩa hàm ngôn phong phú và sâu sắc Nói giảm, nói tránh Nhằm mục đích né tránh điều thô tục, thiếu lịch sự hay tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, nói giảm nói tránh cũng là một cách sử dụng hàm ngôn hiệu quả. Qua khảo sát, chúng tôi thu được 4 ngữ cảnh sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh để thể hiện hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, chiếm 2,35% trong các cơ chế. Chẳng hạn: (Vd 78) Lần ấy, khi về huyện Y, người ta báo cho tôi hay ở đây dân chúng đang chặt phá rừng bừa bãi. Họ mới bắt được một tên "lâm tặc" khét tiếng, tên này rất liều lĩnh, chẳng biết gì về pháp luật, hắn tấn công lại tất cả những người thi hành công vụ. Người ta cũng nói với tôi rằng cách giải quyết tốt nhất đối với hạng người như thế là "cho xơi một phát kẹo đồng". [Thổ cẩm, tr.506] Trong truyện, tên lâm tặc khét tiếng này chính là đứa con của nhân vật tôi (người kể chuyện). Trong một lần cùng đoàn y tế đi công tác ở các tỉnh miền núi, nhân vật tôi mê mẩn một cô gái Mường làm nghề dệt thổ cẩm ở bản Hoan, và đã cưỡng hiếp cô ta rồi bỏ về Hà Nội. 30 năm sau, anh ta trở thành một quan chức cao cấp của Bộ Y tế, tham gia đoàn công tác của Chính phủ đi khảo sát về chương trình xóa đói giảm nghèo, vô tình trở lại bản Hoan và mới biết rằng mình đó là đứa con của chính mình và cô gái Mường. Vì vậy, khi nói về việc xử lý tên lâm tặc - con của mình, nhân vật tôi đã sử dụng hàm ngôn bằng cách nói giảm cho xơi một phát kẹo đồng" thay cho cách nói thẳng quá tàn nhẫn, gây đau lòng cho một phát súng hay cho một viên đạn. Qua đó,gián tiếp bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng của người cha đối với con. Hay trong truyện Không có vua khi nói về cái chết của bố để tránh cảm giác đau buồn, nhân vật Đoài dùng cách nói tránh bằng từ đi trong câu:

97 90 (Vd 79) Ông cụ đi rồi. [Không có vua, tr.86] Rõ ràng, bằng các cơ chế tạo hàm ngôn như đã phân tích, Nguyễn Huy Thiệp dễ dàng thể hiện được những ý nghĩa hàm ngôn khác nhau mà không cần phải nói một cách tường minh, trực tiếp mà người đọc cũng nắm bắt được. Như đã thấy, các phương tiện làm nên hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp rất đa dạng và đặc biệt xét về mặt ngôn ngữ là chúng không đồng cấp với nhau. Tuy nhiên, để tiện theo dõi, chúng tôi khái quát thành Biểu đồ 2.1 sau: Biểu đồ 2.1. Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

98 Tiểu kết Nhìn chung, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một số lượng cơ chế tạo hàm ngôn rất đa dạng phong phú. Ngoài các cơ chế tạo hàm ngôn phổ biến như dùng thực từ dùng hư từ, dùng tiền giả định, sử dụng câu chất vấn, vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, vi phạm quy tắc lập luận, sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp, phương châm cộng tác hội thoại để tạo hàm ngôn thì bên cạnh đó tác giả còn sử dụng một số cơ chế khác nữa như dùng từ không tương thích ngữ cảnh, dùng từ sai lệch ngữ nghĩa, sử dụng thành ngữ, tục ngữ, dùng từ đồng âm, dùng lối nói giảm nói tránh hay dùng lối so sánh Trong các cơ chế trên, cơ chế dùng hư từ là nhiều nhất, chiếm 28.23% Ngoài ra còn có thể có những cơ chế tạo hàm ngôn khác trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi chưa có dịp tìm hiểu. Hơn nữa do hạn chế về kiến thức nên người viết khó có thể miêu tả đến mức độ hoàn thiện và sâu sắc; cũng như việc phân loại các cơ chế tạo hàm ngôn cũng chỉ mang tính tương đối vì có một số trường hợp cùng lúc có thể xếp vào những cơ chế khác nhau.

99 92 Chương 3. CHỨC NĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 3.1. Chức năng hàm ngôn Từ những cơ chế tạo hàm ngôn ở trên, truyện của Nguyễn Huy Thiệp chứa đựng một lớp nghĩa hàm ngôn rất đa dạng với các chức năng khác nhau như:dùng để chê bai, giễu cợt, mỉa mai, đe dọa, phản đối, bác bỏ, vòi vĩnh nịnh bợ, khen, khuyên răn, năn nỉ, trách móc, mặc cả, cấm đoán, từ chối, dặn dò, hối hận Trong tổng số 170 ngữ liệu có chứa hàm ngôn mà chúng tôi dùng làm đối tượng nghiên cứu có tới 140 trường hợp sử dụng hàm ngôn (82,35%) với 10 chức năng khác nhau mà chúng tôi thống kê ở Bảng 2.2. Số lượng hàm ngôn còn lại, các chức năng thể hiện không rõ, đôi khi hòa quyện vào nhau hoặc cùng một ngữ liệu nhưng có thể đứng ở góc độ này để xem xét các chức năng cụ thể. Nhưng mặt khác, cũng có thể xuất phát từ những chỗ đứng khác lại có thể nhận diện các chức năng khác nhau. Nói chung là chúng đa chức năng và rất phức tạp. Vì không có điều kiện, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu 10 nhóm chức năng hàm ngôn như trong Bảng 2.2. T.T Chức năng hàm ngôn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Mỉa mai 32 18, 83 2 Khuyên 23 13,52 3 Cấm đoán 4 2,35 4 Phản đối không đồng tình 27 15,90 5 Trách móc 14 8,23 6 Gợi ý 8 4,70 7 Nịnh bợ 7 4,11 8 Chửi 10 5,88 9 Hối hận 5 2,95 10 Né tránh 10 5,88 Bảng 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

100 93 Sau đây, người viết đi vào một số chức năng hàm ngôn cụ thể: Mỉa mai Từ sự khảo sát và thống kê, chúng tôi nhận thấy nhóm nghĩa hàm ngôn nhằm mục đích để chê bai, mỉa mai, giễu cợt (gọi chung là nhóm mỉa mai) có số lượng lớn nhất chiếm tới 18,83% (32 lần trong tổng 170) các chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Lời thoại của nhân vật trong những hội thoại này, có hình thức trên bề mặt là một lời khen, một lời nói đùa xã giao hay là một sự khuyến khích... nhưng ngầm ẩn đằng sau đó là lớp nghĩa thứ hai - nghĩa hàm ngôn, đó là lớp nghĩa đích thực mà người nói muốn chuyển đến người nghe. (Vd 80) Thú thực là tôi bối rối. Anh Bường mỉm cười khuyến khích: Thế nào? Tiến lên đi chứ, công tử bột! Hãy mang chiến thắng về nộp dưới chân nàng Đuynxinê ở làng Tôbôdô!. [Những người thợ xẻ, tr.126] Trong giao tiếp, để cuộc thoại được vận động như mong muốn, các nhân vật tham gia hội thoại phải tuân thủ một số quy tắc, trong đó có quy tắc tôn trọng thể diện người nghe nhưng ở cuộc hội thoại trên anh Bường đã vi phạm quy tắc này. Câu nói của anh Bường: Thế nào? Tiến lên đi chứ, công tử bột! Hãy mang chiến thắng về nộp dưới chân nàng Đuynxinê ở làng Tôbôdô!, đã dùng cách nói hạ thấp giá trị, thể diện của người đối thoại với hàm ý để mỉa mai, chế giễu cái hành động của nhân vật tôi Ngọc. Anh Bường cho rằng đó là một hành động không thực tế, chẳng khác gì những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, viễn vông của Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm cùng tên của Xec-văng-tet. Xét câu nói của cô Diệu trong truyện Cún : (Vd 81)- Được rồi Tao chỉ sợ mày không làm được. Thằng chồng mất dạy của tao còn không làm tao chửa được nữa là [Cún, tr.42] Trong truyện,cô Diệu không xem Cún là người chỉ xem Cún là một kẻ ăn mày dị dạng. Cô gọi Cún là thằng hình nhân mặt đẹp nhưng thấy Cún có ba chỉ vàng trên tay, cô Diệu liền tìm cách đổi ba chỉ vàng của Cún bằng một lần làm thỏa mãn dục vọng của Cún. Câu cuối cùng cô Diệu không nói hết ý mà buông lửng

101 94 nhằm thể hiện hàm ngôn chê và mỉa mai Cún là một người đàn ông yếu đuối với ngầm ý: Mày không thể làm chuyện đó bằng chồng tao. Đặc biệt sự mỉa mai thể hiện trong Không có vua là bức tranh khá sinh động, nó tiêu biểu cho sự băng hoại, xuống cấp của đạo đức gia đình Việt Nam. Ở đây, cha con, anh em mỉa mai, chì chiết lẫn nhau. Chẳng hạn, sự mỉa mai của lão Kiền với các con trong đoạn sau: (Vd 82) Lão Kiền suốt ngày cau có. Mọi người không ai thích lão. Lão kiếm ra tiền, lão cãi nhau với mọi người như cơm bữa, lời lẽ độc địa. Như với Đoài, lão bảo: "Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!" Hay với Khảm, cậu sinh viên năm thứ hai: "Đồ ruồi nhặng! Học với chả hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi. Với Cấn, lão có đỡ hơn, thỉnh thoảng cũng khen, nhưng lời khen lại quá lời chửi: "Hay thật, cái nghề cạo râu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền! Riêng với Khiêm, lão ít gây sự. [Không có vua, tr.61] Lão Kiền nói mỉa Đoài không xứng đáng là công chức, chê và mỉa Khảm học hành chẳng ra gì mà cũng không làm được gì, chê nghề cắt tóc cạo râu của Cấn là nghề không đàng hoàng Khuyên Nhóm nghĩa này trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp thường được thể hiện qua lời thoại của nhân vật nữ như lời của chị Thục trong truyện Những người thợ xẻ, lời chị Thắm trong Chảy đi sông ơi, lời của Sinh trong Không có vua, hay lời của Thủy trong Tướng về hưu, Qua khảo sát và thống kê, chúng tôi thấy xuất hiện 20 ngữ cảnh chứa hàm ngôn với mục đích khuyên răn, dặn dò hoặc nhắc nhở (gọi chung là khuyên) chiếm 11,76%. (Vd 83) Lời chị Thục nói với nhóm thợ xẻ, khi họ muốn đến nhà ông Thuyết để xem ông ấy có thuê xẻ gỗ không. Chị Thục bảo: Dào ôi, xẻ cho cái lão người khu Bốn ấy thì ăn cứt sắt. [Những người thợ xẻ, tr.111]

102 95 Hàm ngôn trong câu nói của chị Thục về hình thức trên bề mặt là một câu chê, đánh giá nhưng đồng thời là một câu nói hàm ngôn nhằm khuyên nhóm thợ xẻ không nên xẻ gỗ cho ông Thuyết vì ông ấy quá keo kiệt. (Vd 84) Lời của chị Thắm khuyên nhân vật tôi: Em là liều lắm! Đi đánh cá đêm với lão trùm Thịnh có ngày chết toi mất xác! [Chảy đi sông ơi, tr.139] Câu nói của chị Thắm có hàm ngôn khuyên, nhắc nhở: Em đừng đi đánh cá với lão trùm Thịnh nữa. hoặc Em không nên đi đánh cá với lão trùm Thịnh Cấm đoán Nhóm nghĩa hàm ngôn thể hiện sự cấm đoán xuất hiện 4 lần trong 170 ngữ liệu chúng tôi thu thập được từ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chiếm 2,35%. Đây là nhóm nghĩa về hình thức là một câu hỏi nhưng lại ẩn chứa một mục đích là một sự ra lệnh, sự cấm đoán. Sau đây là một vài ví dụ: (Vd 85) Sinh cất nồi dưới bếp. Đoài đi theo, lấy cơm vào cặp lồng. Đoài đưa tay chạm vào lưng Sinh, Đoài bảo: Người chị tôi cứ mềm như bún. Sinh lùi lại, hốt hoảng: Chết, chú Đoài, sao lại thế?. Đoài bảo: Gớm, đùa một tí đã run bắn người. Nói xong đi lên nhà. [Không có vua, tr.50] Câu nói của Sinh: Chết, chú Đoài, sao lại thế? chứa hàm ngôn là một lời cảnh báo mang nghĩa cấm đoán: Chú không được làm thế với tôi Hay hàm ngôn trong câu nói của bà Thiều nói với con gái trong Huyền thoại phố phường đã xét ở (Vd 61) Khóc cái gì? là một lời ra lệnh mang tính cấm đoán: Im đi, không được khóc Phản đối Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có một số cuộc thoại nhân vật tham gia giao tiếp thường không dùng nghĩa tường minh hay hành vi ở lời để bày tỏ quan điểm phản đối hoặc không đồng tình của mình trước một việc gì đó mà họ thường dùng cách nói hàm ngôn. Nhóm này xuất hiện trong 27 ngữ cảnh hội thoại, chiếm 15,90%. Chẳng hạn, lời của Thủy trong Tướng về hưu ở đoạn hội thoại sau:

103 96 (Vd 86) Một hôm đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà vợ tôi nuôi chó và gà công nghiệp. Trông ông không vui. Tôi hỏi: Có chuyện gì thế?. Ông bảo: Ông Cơ và cô Lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?. Tôi bảo: Để con hỏi Thủy. Vợ tôi bảo: Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ. Cha tôi không nói năng gì. [Tướng về hưu, tr.23] Câu nói của Thủy chứa hàm ngôn là một sự không đồng tình để ông Thuấn làm việc nhà cùng với ông Cơ và cô Lài. Hay xét đoạn hội thoại sau: (Vd 87) Anh Bường bảo bố mẹ tôi: Thằng Ngọc (Ngọc là tên tôi) có máu giang hồ, sao Tử vi đóng ở cung Di, ra ngoài thì Tả phù, Hữu bật, ở nhà chỉ ngộ độc mà chết, chú thím thương nó thì cho nó lên rừng với tôi một chuyến. Bố tôi bảo: Tôi chỉ sợ nó làm lỡ việc của anh. Anh Bường cười khà: Lỡ việc, tôi đánh bỏ mẹ. Giang hồ có luật giang hồ. Chú thím cho nó đi với tôi, vừa đỡ tốn cơm nhà, vừa có tiền, một năm sau tôi trả nó về nguyên vẹn là được chứ gì? Bố tôi bảo: Hỏi nó xem. Anh Bường bảo tôi: Đi chứ? ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn? Tôi bảo: Đi thì đi, nhưng anh dánh tôi là tôi đánh lại đấy! Anh Bường cười nhạt: Được rồi. Anh em họ hàng đối xử với nhau phải nhũn nhặn chứ? [Những người thợ xẻ, tr.151] Câu in đậm có hàm ngôn: Anh em họ hàng với nhau không nên đánh nhau thể hiện sự không đồng tình của anh Bường đối với việc nhân vật tôi đòi đánh lại anh Bường nếu bị anh ấy đánh Trách móc Nhóm nghĩa hàm ngôn trách móc là nhóm nghĩa được các nhân vật giao tiếp dùng để trách cứ ai một điều gì đó. Qua khảo sát và thống kê các nhóm nghĩa hàm ngôn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy nhóm nghĩa hàm ngôn chê trách có 14 ngữ cảnh, chiếm 8,23%. Xét lời của nhân vật tôi ở ví dụ sau:

104 97 (Vd 88) - Cháu xin bác... - Tôi rên rỉ - Bác bảo cho cháu đến cuối bến Cốc cơ mà! [Chảy đi sông ơi, tr.9] Câu nói Bác bảo cho cháu đến cuối bến Cốc cơ mà! của cậu bé nhằm nhắc nhở người đánh cá đã cho cậu lên thuyền không giữ lời hứa. Hàm ngôn: Bác đã bảo cho cháu đến bến Cốc mà sao chưa đến lại bảo cháu xuống, ngầm ý trách bác không giữ lời. Hay là hàm ngôn trách móc của ông chú táo tợn, lỗ mãng: (Vd 89) Ông Bổng hay nói: "Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, không tôi cạch cửa!" Nói thế thôi, ông Bổng vẫn sang vay tiền. Vợ tôi khe khắt, bao giờ cũng bắt ông phải ký cược. Ông Bổng rất ức, ông nói: "Mình là chú nó, trót vay nợ nó mà nó cư xử hệt như địa chủ". [Tướng về hưu, tr.25] Hàm ngôn trong câu in đậm trên của ông Bổng ngầm ý trách móc vợ chồng Thuấn Thủy. Đối với ông Bổng, lẽ ra, họ phải đối xử tử tế hơn với ông Gợi ý Nhóm nghĩa hàm ngôn với chức năng gợi ý là nhóm nghĩa được các nhân vật tham gia giao tiếp sử dụng với mục đích gợi ý vòi vĩnh hay nhắc nhở ai đó nhằm mục đích mong muốn đạt được điều gì đó cho mình. Nhóm nghĩa này có 6 ngữ cảnh, chiếm 3,52%. Chẳng hạn câu nói của Cầm Vĩnh An: Nhà tôi nhiều đàn bà lắm nói với phong trong truyện giọt máu là câu có hàm ngôn nhằm mục đích gợi ý, vòi vĩnh để được chia thêm một phần tiền thưởng trong phi vụ làm ăn giữa Phong và An. Hay cuộc đối thoại giữa ông Bổng và nhân vật tôi : (Vd 90) Ông Bổng hỏi tôi: Nhà này ai chủ trì kinh tế? Tôi bảo: Vợ cháu. Ông Bổng bảo: Đấy là ngày thường. Tao hỏi đám ma này thì ai chủ trì kinh tế? Tôi bảo: Vợ cháu. Ông Bổng bảo: Không được con ơi! Khác máu tanh lòng. Tao bảo bố mày nhé? Tôi bảo: Ông để con. Ông Bổng bảo: Đưa tao bốn nghìn, mày định làm bao nhiêu mâm?. Tôi bảo: Mười mâm. Ông Bổng bảo: Không đủ cho đô tùy rửa ruột, mày bàn với vợ mày đi. Bốn mươi mâm. Tôi đưa ông bốn nghìn rồi vào nhà. [Tướng về hưu, tr.32]

105 98 Câu nói của ông Bổng: Không được con ơi! Khác máu tanh lòng. Tao bảo bố mày nhé mục đích là để gợi ý cho đứa cháu hãy để cho ông chủ trì kinh tế trong đám tang của chị dâu. Hay đoạn hội thoại giữa anh Bường và anh Hạnh như sau: (Vd 91) Anh Bường bảo: Ông anh này, phiền bác dụ cánh lái xe vào đây, bọn này sẽ bán trực tiếp, có được không?. Anh công nhân bảo: Được, nhưng có mầu không? [Những người thợ xẻ, tr.115] Câu nói của anh Hạnh là một câu hỏi nhưng thực ra là một sự gợi ý: Tôi đưa cánh lái xe vào đây các anh phải trả tiền thù lao cho tôi vì công dắt mối đấy nhé Nịnh bợ Vì một số mục đích như để đạt được lợi ích của mình hoặc muốn lấy lòng người khác, các nhân vật trong truyện Nguyễn Huy Thiệp không nói một cách trực tiếp mà lại nói gián tiếp bằng cách sử dụng hàm ngôn. Qua quá trình khảo sát và thống kê, chúng tôi thu được 7 ngữ cảnh dùng hàm ngôn vì mục đích nịnh bợ, chiếm 4,11%. Xét đoạn hội thoại sau giữa anh Bường và anh công nhân ở ví dụ sau: (Vd 92) Theo tờ giấy ông Thuyết ghi sẵn, chúng tôi phải xẻ tới 36 cái cột nhà cỡ 40 x 40 x 320, đấy là chưa kể các cây quá giang với kèo. Anh Bường bảo: Lão Thuyết này làm nhà kiểu gì mà lắm cột cái thế không biết? Hay là nhà sàn? Buổi trưa có một anh công nhân nông trường đi kiếm củi qua chỗ chúng tôi. Anh Bường níu lại nói chuyện. Anh Bường phàn nàn phải xẻ 36 cái cột nhà to tướng, anh công nhân cười: Nhà năm gian trên này chỉ đến 12 cái cột là hết mức. Tay Thuyết này ranh lắm, chắc chắn hắn xẻ để bán cho cánh lái xe dưới xuôi đây mà. Họ thích cột nhà bằng gỗ chò chỉ lắm. Anh Bường bảo: Ông này, phiền bác dụ cánh lái xe dưới xuôi tới đây, bọn này sẽ bán trực tiếp không cho tay thuyết biết, có được không? Anh công nhân bảo: Được nhưng có mầu không? Anh Bường bảo: Dứt khoát chứ?. Bác tên là gì? Em tên là Đặng Xuân Bường. Anh công nhân bảo: Tôi tên Trần Quang Hạnh. Anh Bường bảo: Bác có tên đẹp thật. Đừng làm xấu cái tên nhé. Anh công nhân cười : Được rồi bốn hôm nữa sẽ có xe ô tô vào đây [Những người thợ xẻ, tr ]

106 99 Hay (Vd 93) Buổi chiều, anh công nhân nông trường tên là Trần Quang Hạnh dẫn vào một xe Zin bốn tấn. Anh Bường bán phắt mười hai cây cột nhà với mấy hộp gỗ to dài 2m20, dày 8 phân, rộng 60 phân. Lái xe trả tiền sòng phẳng. Anh Bường chia cho người dẫn mối hai chục nghìn. Anh Bường bảo: Bác Hạnh ạ, bác phải đổi tên là Trần Đức Hạnh [Những người thợ xẻ, tr.120] Trong truyện, anh Bường được ông Thuyết thuê để xẻ gỗ, nhưng vì ông Thuyết trả công thấp, nên anh Bường tìm cách để bán bớt gỗ kiếm thêm ít tiền. Câu đáp của anh Bường: Bác có tên đẹp thật. Đừng làm xấu cái tên nhé, ở ví dụ (92) bề mặt là một lời khen nhưng thực chất là một lời nịnh bợ anh công nhân để được việc cho mình. Anh Bường muốn anh công nhân giữ lời hứa với mình là dụ cánh lái xe vào để anh Bường có cơ hội bán bớt gỗ kiếm tiền. Còn câu nói khi anh Bường đã được việc Bác Hạnh ạ, bác phải đổi tên là Trần Đức Hạnh, ở ví dụ (93) cũng là một câu nói chứa hàm ngôn nịnh bợ là một lời khen: Anh là giữ người uy tín đấy Chửi Dùng tiếng chửi để hạ bệ, chê bai, làm nhục đối tượng là một biện pháp rất phổ biến trong truyện Nguyễn Huy Thiệp. Bên cạnh những lời chửi trực tiếp, còn có một số trường hợp chửi gián tiếp bằng cách dùng hàm ngôn. Hàm ngôn chửi thể hiện rất nhiều trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt là truyện Không có vua, Trương chi, (Chỉ riêng truyện Không có vua đã có tới 4 ngữ cảnh dùng hàm ngôn để chửi,) tổng cộng có 10 ngữ cảnh, chiếm tới 5,88% trong các chức năng hàm ngôn. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể: (Vd 94) Ba giờ sáng, lão Kiền dậy, cắm bếp điện đun nước pha chè. Cái ổ cắm bếp điện bị hở, chữa nhiều lần nhưng cứ ít hôm lại có người bị điện giật đến thót, lão Kiền bị điện giật, bèn chửi: "Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống lâu". Đoài nằm trong giường nói vọng ra: "Ở đâu không biết, chứ ở nhà này thì lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống là chuyện thường tình". Lão Kiền chửi: "Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào người ta lại cho mày làm

107 100 việc ở Bộ giáo dục! " Đoài cười: "Họ xét lý lịch, họ thấy nhà mình truyền thống, ba đời trong sạch như gương". Lão Kiền lẩm bẩm: Chứ không à? Chúng mày thì tao không biết, nhưng từ tao ngược lên, nhà này chưa có ai làm gì thất đức". Đoài bảo: " Phải rồi. Một miếng vá xăm đáng một chục nhưng tương lên ba chục thì có đức đấy". Lão Kiền bảo: "Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ không?[không có vua, tr.48-49] Đoạn hội thoại trên là đoạn hội thoại của hai bố con nhà lão Kiền, đầu tiên là lời chửi mang hàm ngôn của lão Kiền: Con cái cố tình muốn hại ông chết sớm, tiếp theo là câu nói của Đoài nhằm đáp trả bố với hàm ngôn: Ông chưa chết đâu, ông sống hết cả phần của con cháu, không khéo chúng tôi chết trước ông. Sau đó là những câu đáp qua trả lại của hai cha con nhưng đều chứa hàm ngôn nhằm cố ý hạ bệ nhau. Ví dụ tiếp theo cũng là đoạn hội thoại của cha con lão Kiền với hàm ngôn chửi: (Vd 95) Đoài đang lim dim ngủ, thấy Tốn giật áo ngồi dậy hỏi: Cái gì?" Tốn xua tay, dắt Đoài xuống bếp, chỉ lão Kiền đang đứng kiễng chân ở trên ghế đẩu. Đoài cau mặt tát Tốn rất đau. Tốn ngã vập mặt xuống cái xô đựng nước, trên có tấm giẻ lau. Lão Kiền vội tụt xuống ghế, nép ở cánh cửa, lát sau chạy ra hỏi: "Sao đánh nó?" Đoài bảo: "Nó vô giáo dục thì đánh". Lão Kiền chửi: "Thế mày có giáo dục à?" Đoài nghiến răng nói khẽ: "Tôi cũng vô giáo dục nhưng không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng". Lão Kiền im. [Không có vua, tr.55] Câu nói của Đoài "Nó vô giáo dục thì đánh" là câu nói ngầm ý xiên xéo của Đoài, đại từ nó chỉ Tốn nhưng thực chất là Đoài chửi lão Kiền vô giáo dục. Còn câu chửi của lão kiền "Thế mày có giáo dục à?"có hàm ngôn nhằm khẳng định: Mày không có giáo dục, Đoài đáp lại câu chửi của bố với hàm ngôn chẳng khác gì một câu chửi: Chính ông là đồ vô giáo dục. Nhìn chung, về mặt hình thức, hàm ngôn thể hiện bằng tiếng chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có cấu trúc đa dạng. Trong đó từ tục là chất liệu chủ yếu để xây dựng tiếng chửi. Về mặt chức năng, tiếng chửi được sử dụng nhằm phô bày mặt trái của xã hội nói chung và nét tính cách xấu của nhân vật nói riêng.

108 Hối hận Qua khảo sát, chúng tôi thu được 5 ngữ cảnh sử dụng hàm ngôn để thể hiện sự ăn năn, hối hận trong truyện Nguyễn Huy Thiệp chiếm 2,95%. Trong truyện Tướng về hưu, nhân vật Thủy là một người phụ nữ hiện đại, trí tuệ, sắc sảo, biết điều và thẳng thắn đưa ra quan niệm sống của mình. Cô giỏi giang trong công việc kinh doanh kiếm tiền nhưng lại dửng dưng trước cái chết của mẹ chồng. Cô công khai tuyên bố mình có nhân tình trước mặt chồng. Tuy nhiên, con người ấy cũng có lúc cảm thấy hối hận bởi những việc đã làm. Điều đó được thể hiện trong đoạn hội thoại sau: (Vd 96) Cơ quan cử tôi đi công tác phía nam. Tôi bảo vợ tôi: Anh đi nhé?. Vợ tôi bảo: Đừng đi. Mai anh sửa cửa nhà tắm, cái cửa hỏng rồi. Hôm nọ cái My đang tắm, thằng Khổng đi qua định giở trò đểu làm nó hết hồn. Thằng khốn nạn ấy em cấm cửa rồi. Vợ tôi òa khóc: Em thật có lỗi với anh, với con. Tôi khó chịu quay đi. Nếu có cái Vi bây giờ thì nó sẽ hỏi tôi rằng: Bố ơi, đây có phải là nước mắt cá sấu không?.[tướng về hưu, tr.30] Khi chồng có ý định đi công tác xa thì cũng là lúc Thủy nhận thấy nhân tình của mình là một thằng đểu cáng, nó giở cả những trò bỉ ổi đối với cả con gái mình. Vì vậy, nên cô ngăn cản chồng đừng nên đi xa nữa. Câu nói: Thằng khốn nạn ấy em cấm cửa rồi hàm ý ngầm thông báo cho chồng biết rằng cô đã cắt đứt quan hệ với gã tình nhân kia. Tiếp đó, cô lại đưa ra một câu trao: Em thật có lỗi với anh, với con có hàm ngôn là sự ăn năn hối lỗi về việc cô đã có nhân tình và mong muốn có được sự tha thứ của người chồng. Trong truyện Giọt máu, hàm ngôn thể hiện sự ăn năn, hối hận cũng được thể hiện qua cuộc hội thoại giữa Phong và cô Chiêm: (Vd 97) Cô Chiêm bế thằng Tâm ngồi cạnh giường Phong. Phong bảo: Mình ơi, thằng Tâm là giọt máu cuối cùng của họ Phạm đấy: chỉ mong giọt máu này đỏ chứ không phải là thứ máu đen như ông cha nó. Nói xong thì nấc mấy cái rồi đi. [Giọt máu, tr.294]

109 102 Phạm Ngọc Phong khi sắp chết đã nhận ra được những việc làm thất đức của mình trước đây. Lời Phong căn dặn cô Chiêm: Mình ơi, thằng Tâm là giọt máu cuối cùng của họ Phạm đấy: chỉ mong giọt máu này đỏ chứ không phải là thứ máu đen như ông cha nó. có hàm ngôn thể hiện sự ăn năn hối hận của Phong. Vì hắn đã làm quá nhiều việc ác nên phải chịu quả báo : cơ nghiệp sạt đổ, vợ ngoại tình, con thì bị sét đánh chết. Giờ chỉ còn lại duy nhất thằng Tâm, nó là người nối dõi duy nhất của dòng họ Phạm. Vì vậy, Phong chỉ còn một ước nguyện là: Chỉ mong giọt máu này đỏ chứ không phải là thứ máu đen như ông cha nó. hàm ngôn là mong muốn con mình trưởng thành là người tốt sống có nhân có đức, sống khác hẳn với lối sống của cha ông nó Né tránh Hàm ngôn nhằm mục đích né tránh là những trường hợp người tham gia giao tiếp cố tình nói sang chuyện khác để né tránh những câu hỏi của người đối thoạihoặc là những trường hợp người tham gia giao tiếp không trực tiếp chịu trách nhiệm về điều mình đã nói ra.những trường hợp này thường là vi phạm phương châm quan hệ trong giao tiếp. Qua thống kê, chúng tôi thấy có 9 ngữ cảnh sử dụng hàm ngôn nhằm mục đích này trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, chiếm 5,29 %. Chẳng hạn, câu trả lời của Cấn trong truyện Không có vua sau là một ví dụ: (Vd 98) Khiêm xô cửa bước vào hỏi cấn: Thằng Tốn đâu?. Cấn ngồi dậy hỏi: Mấy giờ rồi?. Khiêm hỏi: Thằng Tốn đâu? Cấn bảo: Nhà có việc, để nó ra vào bất tiện, tôi nhốt nó trong cái buồng ở cạnh nhà xí. Trả lời câu hỏi của Khiêm: Thằng Tốn đâu? mà Cấn lại hỏi: Mấy giờ rồi? là Cấn muốn né tránh việc làm độc ác của mình là nhốt em vào cái kho chứa củi ở cạnh nhà xí. Hay câu trả lời vi phạm quy tắc chiếu vật của mấy tay thanh niên ở Duệ Đông trong truyện Những bài học nông thôn qua lời kể của chị Hiên sau đây cũng là trường hợp né tránh: (Vd 99) Chị Hiên ngừng một lát rồi bỗng bật cười: Có mấy tay thanh niên ở Duệ Đông đứng sau chúng tôi. Một tay dí chim vào đít cái Lược. Cái Lược bảo:

110 103 Làm gì thế?. Tay này cũng dơ, thản nhiên: Làm chủ nhiệm hợp tác xã. Cái Lược mắng: Thôi đi chứ. Tay này lại bảo: Nhân dân tín nhiệm thì tôi còn làm. [Những bài học nông thôn, tr ] Ở đoạn thoại trên, tay thanh niên với những hành động sàm sỡ của mình, anh ta hiểu rất rõ những câu hỏi của cái Lược. Nhưng vì muốn né tránh, không muốn chịu trách nhiệm về những việc làm của mình, nên tay thanh niên đã đưa ra một hệ quy chiếu khác với cái Lược. Với sự nhạy bén, hóm hỉnh của tay thanh niên nhằm đưa người đọc hướng đến một sự tri nhận mới. Từ đó tạo nên tiếng cười dí dỏm. Chẳng hạn, cuộc đối thoại giữa hai anh em Đoài và Khiêm trong Không có vua ở ví dụ sau: (Vd 100) Với Đoài, Khiêm coi như kẻ thù. Nhưng Đoài khôn, Khiêm không nói được gì. Khi đi làm, Đoài bao giờ cũng lấy cơm vào cặp lồng, cho vào mấy miếng thịt, mấy miếng lòng. Đoài bảo: Có chút đạm này là đủ 2000 calo để làm việc cả ngày đấy. Cũng là nhờ chú Khiêm nhà mình vừa khéo vừa nhanh. Khiêm hỏi: Khéo cái gì?. Đoài bảo: Đấy là tôi nói chú khéo xử sự với người mà nhanh xử sự với lợn, Khiêm tức nghẹn họng, sùi bọt mép.[không có vua, tr.63] Câu nói của Đoài: Cũng là nhờ chú Khiêm nhà mình vừa khéo vừa nhanh, hình thức là một lời khen nhưng được Đoài dùng để che đậy mục đích mỉa mai, khen đểu : Nhờ Khiêm là một tay ăn trộm chuyên nghiệp nhanh tay nhanh mắt mà lại khéo giấu Khiêm hiểu được ý đồ của Đoài nên phản ứng ngay lại thì Đoài lại khôn khéo né tránh: Đấy là tôi nói chú khéo xử sự với người mà nhanh nhanh xử sự với lợn. Với câu trả lời này, Đoài đã không chịu trách nhiệm về lời nói của mình và Khiêm không làm được gì mặc dù tức nghẹn họng nhưng đành phải im lặng. Như vậy, với cách khen đểu của mình, Đoài vừa thực hiện được ý đồ mỉa mai Khiêm đồng thời vừa không chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là cách sử dụng hàm ngôn rất hiệu quả và khôn ngoan. Hay câu trả lời của Muôn khi Bạc Kỳ Sinh hỏi Muôn về việc Muôn có yêu Ngân hay không khi thấy Muôn đeo đôi vòng bạc của Ngân tặng. (Vd 101) Bạc Kỳ Sinh hỏi:

111 104 -Cô yêu nó à? Muôn nói: - Không biết! Em chỉ thích bộ quân phục. [Chuyện tình kể trong đêm mưa, tr.469] Trong truyện, Bạc Kỳ Sinh và Muôn yêu nhau, nhưng Ngân (đồn trưởng biên phòng) cũng yêu Muôn. Vì một hôm Ngân đến nhà Muôn chơi, ai đó đã cắt mất gân chân con ngựa quý của Ngân, Ngân bắt Bạc Kỳ Sinh vào tù. Ở tù, Bạc Kỳ Sinh vượt ngục và tìm về nhà Muôn, Muôn đi đón trên tay đeo đôi vòng bạc Ngân tặng. Câu trả lời - Không biết! Em chỉ thích bộ quân phục. của Muôn là một lời ngầm thông báo với Bạc Kỳ Sinh là Ừ tôi yêu Ngân đấy nhưng đồng thời cũng là một câu trả lời né tránh việc mình đã yêu Ngân. Với câu trả lời mập mờ này, nếu Bạc Kỳ Sinh có trách sao Muôn yêu Ngân khi Bạc Kỳ Sinh đang ở tù là vì Muôn thì Muôn sẽ bảo là: Tôi vẫn yêu anh (Bạc Kỳ Sinh) chứ tôi có bảo là tôi yêu Ngân đâu. Tôi chỉ bảo là thích bộ quân phục thôi mà. Việc tôi yêu Ngân là do anh tự nghĩ ra đấy thôi và như thế thì anh trách tôi là chuyện vô cớ. Còn ngược lại, nếu Bạc Kỳ Sinh có trách Muôn sao yêu Ngân mà không nói với Bạc Kỳ Sinh còn để Bạc Kỳ Sinh hi vọng thì lúc này Muôn có thể bảo: Tôi đã nói với anh rồi mà anh cố tình khônng chịu hiểu đấy thôi. Với cách trả lời nước đôi này, Muôn đã không để cho Bạc Kỳ Sinh trách được mình ở điểm nào cả. Như vậy, rõ ràng bằng cách nói hàm ngôn như thế, người nói có thể nói được nhiều hơn những gì đã nói nhưng cũng có thể là không nói gì nếu người đối thoại cảm thấy không hài lòng. Ngoài 10 nhóm chức năng hàm ngôn đã phân tích, truyện Nguyễn Huy Thiệp còn dùng hàm ngôn với những chức năng khác rất đa dạng, phức tạp nhưng người viết chưa có điều kiện để tìm hiểu. Để minh họa một cách trực quan cho những gì đã phân tích về chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thể hiện bằng Biểu đồ 3.1 sau:

112 105 Biểu đồ 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 3.2. Tác dụng của hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Với cách nói hàm ngôn, Nguyễn Huy Thiệp chuyển tải được nhiều hơn những gì muốn thể hiện. Sau đây là một số tác dụng của việc sử dụng hàm ngôn của Nguyễn Huy Thiệp. Điều này cũng cố gắng giải thích vì sao tác phẩm của ông đạt được sự nén kín về ngữ nghĩa mà không phải tác giả nào cũng có thể làm được. Và cũng chính điều này đã làm nên nét riêng trong phong cách truyện ngắn của tác giả Thể hiện tư tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không trực tiếp phát ngôn đi những truyền ngôn của mình về cuộc sống, về văn chương nghệ thuật, nhưng ẩn kín đằng sau những lời thoại lạnh lùng, trần trụi của các nhân vật là quan niệm, là nỗi đau của tác giả. Chẳng hạn như triết lý sống rất cay đắng được ông thể hiện gián tiếp thông qua lời của tướng Thuấn trong Tướng về hưu (Vd 102) Cha tôi nghẹn ngào: Con ơi, con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con? [Tướng về hưu, tr.31] Trong cuộc sống đầy rẫy những mánh khóe lừa lọc, con người thường sống một cách bon chen, thực dụng, nhiều khi ẩn dưới sự tốt đẹp, yên bình là bao điều xấu xa ghê tởm. Vì vậy, nếu trong cuộc sống, con người cứ chạy theo truy tìm sự

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Phần mở đầu

Phần mở đầu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thu Sương TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

Chi tiết hơn

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ PHẠM THỊ THANH THỦY NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM VÀ ĐẢ KÍCH TRONG VÈ NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Văn học dân gian

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội tiên phong cách mạng, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm. Trong suốt thời

Chi tiết hơn

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam LỊCH SỬ 85 NĂM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lê Hữu Lưu * Tóm tắt nội dung: Được soi sáng bởi Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam,

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan

Chi tiết hơn

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát triển khả năng tư duy thuật toán, năng lực sử dụng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------- O0O ---------- DƯƠNG THỊ XUÂN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 60. 22. 34 LUẬN VĂN THẠC

Chi tiết hơn

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ Võ Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ Đông Sơ" của soạn giả Viễn Châu: "Trời ơi bởi sa cơ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx Soạn bài: Viết bài làm văn số 6: Văn thuyết minh văn học Hướng dẫn soạn bài: Viết bài làm văn số 6: Văn thuyết minh văn học Đề bài tham khảo và Gợi ý làm bài Đề 1: Thuyết minh về một tác phẩm văn học.

Chi tiết hơn

Truyện ngắn Bảo Ninh

Truyện ngắn Bảo Ninh i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------***--------- NGUYỄN THỊ CHIẾN TRUYỆN NGẮN BẢO NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - sử - triết bất phân trong văn học trung đại trước hết

Chi tiết hơn

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ Những bài văn hay phân tích bài viết Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi - Để học tốt môn Văn lớp 9. Đề bài: Phân tích bài "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi. *** Văn mẫu hay nhất phân tích

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THU HÀ KHẢO SÁT THÀNH NGỮ TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, Việt Nam Cộng Hòa Bác Sĩ sinh ngày

Chi tiết hơn

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám Author : elisa Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Bài số 1 Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc MẢNG VĂN HỌC TRÊN BÁO SỐNG Nguyễn Thị Phương Thúy Sự sinh thành và phát triển của văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với một nền báo chí non trẻ mà sôi động. Báo chí khép lại một thời kì

Chi tiết hơn

Microsoft Word - TT_ doc

Microsoft Word - TT_ doc Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay / Ninh Thị Thu Hằng Luận văn này 115 trang, gồm mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung là: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự Chương

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 10

CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 10 KIẾN GIẢI VỀ NGHIỆP LÝ QUY LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG Quy luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được nghiệp lý, sống trong

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ PHAN QUỲNH TRANG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ LIÊN TƢỞNG VÀ TƢ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA BA TẬP DI CẢO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Author : Hà Anh Đề bài: Bình giảng tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu Bài làm Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH 2003

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM --------------------------------- CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Lý luận

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần: - Phần 1: Đọc - hiểu văn bản:

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm 2010 1 LỜI NÓI ĐẦU Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không

Chi tiết hơn

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, Ngô Thì Vị TS Phạm Trọng Chánh Đi sứ không phải là chuyện

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nhất đối với mọi tình huống khắc nghiệt của đất đai và

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook :   Tham gia cộn Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệt tình và hứng thú của họ đối với hiện tượng tự nhiên,

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BA Xin mở cuốn Hạ của bộ Kinh,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word - Ban  tom tat.doc VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --- --- THÁI PHAN VÀNG ANH NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyện ngành : Lý luận văn học Mã số : 62.22.32.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Kiến Thụy, Hải Phòng

Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Kiến Thụy, Hải Phòng ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------ MAI KIM THANH TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN Ở KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên: 2017 ĐẠI HỌC THÁI

Chi tiết hơn

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T NHỮNG MẢNH TRỜI KHÁC BIỆT 15. Tháng Sáu 2012 by tiengquehuong in KÝ SỰ- PHÓNG SỰ- HỒI KÝ, TIỂU THUYẾT- TRUYỆN NGẮN. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19.06.2012 xin giới thiệu đến các bạn

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

ƯỚNG Nguyễn Amể BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGUYỄN VĂN TINH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN V

ƯỚNG Nguyễn Amể BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGUYỄN VĂN TINH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN V ƯỚNG Nguyễn Amể BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGUYỄN VĂN TINH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC

Chi tiết hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần

Chi tiết hơn

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn Trãi) - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân

Chi tiết hơn

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Author : Ngân Bình Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hướng dẫn Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trích trong tập thơ có tựa đề là Thơ Điên

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chi tiết hơn

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT Mã số : T Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT Mã số : T Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LIÊN TỪ LOGIC VÀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT Mã số : T 2004-41 Chủ đề tài : Lê Thị Thu Hoài HÀ NỘI 11/2005 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

Sach

Sach NGUYỄN TRẦN BẠT Cội nguồn cảm hứng NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN Lời tác giả Khi đặt bút viết quyển sách này, tôi như con chim hót những tiếng hót được khích lệ bởi âm thanh tự do của các bậc tiền bối như

Chi tiết hơn

251 SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG TRONG VĂN HÓA VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI) Nguyễn Hữu Sơn * 1. MỞ Đ

251 SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG TRONG VĂN HÓA VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI) Nguyễn Hữu Sơn * 1. MỞ Đ 251 SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG TRONG VĂN HÓA VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI) Nguyễn Hữu Sơn * 1. MỞ ĐẦU Trong lịch sử văn hóa văn học Việt Nam, khái niệm

Chi tiết hơn

Ratna Shri Vietnam Group 1

Ratna Shri Vietnam Group 1 Ratna Shri Vietnam Group 1 CHƯƠNG 1 Phật tính Chúng ta cần đạt được trạng thái giác ngộ tối thượng nhờ giải thoát mình khỏi trạng thái mê mờ của samsara (luân hồi). Nhưng không thể cho những người sơ cơ

Chi tiết hơn

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú thích sơ lược những điểm thiết yếu Tường Quang Tùng

Chi tiết hơn

1. PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1 2 tín chỉ Học phần tiên quyết: Không Tóm tắt nội dung học phần: Học phần những nguyên lý c

1. PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1 2 tín chỉ Học phần tiên quyết: Không Tóm tắt nội dung học phần: Học phần những nguyên lý c 1. PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1 2 tín chỉ Học phần tiên quyết: Không Học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 1 cung cấp cho người học thế giới quan và phương

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng tôi cùng ở chung một thành phố Sài Gòn. Được tin anh

Chi tiết hơn

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, Đại Việt Dân Chính Đảng

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đến quốc phục của người dân Việt thì không thể nào không

Chi tiết hơn

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra giữa thế kỷ 16 để dùng vào việc giảng đạo Công Giáo

Chi tiết hơn

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 2 Việt Duy Dân Quốc Sách Đại Cương Thảo Án Toàn Pho MỞ QUYÊ N Chương 1 DẪN NHÂ P Trong cảnh vô cùng nguy nan của nước nòi Việt, Trong khi tất cả

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 06TVDgiathuyetpdx.doc

Microsoft Word - 06TVDgiathuyetpdx.doc MỘT GIẢ THUYẾT CÔNG TÁC VỀ DẤU TÍCH PHỦ DƯƠNG XUÂN Đại Nam Nhất Thống Chí, Quốc Sử Quán triều Nguyễn, cho rằng Phủ Dương Xuân từng có mặt ở gò Dương Xuân và đã mất tích.có nhà nghiên cứu ở Huế từng thu

Chi tiết hơn

Ngày xưa - Thành Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Qu

Ngày xưa - Thành Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Qu Ngày xưa - Thành Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc)

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc) HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM ĐỨC HOÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG âz DOÃN HOÀNG QUÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 195 202 Về đặc điểm của tầng lớp trí thức Tây học ở Việt Nam đầu thế kỷ XX Nguyễn Thị Thanh Thuỷ ** Giảng viên Lịch sử, Trường Cao đẳng Sư

Chi tiết hơn

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc LỜI NÓI ĐẦU Trước đây chúng tôi đã cho ra tập Thiền Căn Bản, do các Thiền sư y trong kinh rút ra phương pháp tu thiền theo thứ lớp từ thấp lên cao. Đến tập này để tên là Thiền Đốn Ngộ, căn cứ vào các tác

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc 22.07.2014 Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà Hán; tuy thành công nhưng đường lối cai trị lẫn cải

Chi tiết hơn

Bạn Tý của Tôi

Bạn Tý của Tôi Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt

Chi tiết hơn

Luan an ghi dia.doc

Luan an ghi dia.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH & LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Chi tiết hơn

quytrinhhoccotuong

quytrinhhoccotuong Quy trình học tập cờ tướng dành cho người mới bắt ñầu (trích dịch từ sách "Người mới học - ñường vào cờ tướng" tác giả ðặc cấp ñại sư Lưu ðiện Trung) Môn cờ tướng là môn có khá nhiều biến hóa hàm chứa,

Chi tiết hơn

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1 Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy 26-2-2019 Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 17-3-2019 @ Thành Phố Westminster, CA - USA 2*- Thiệp

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG

Chi tiết hơn