EP Resolution on PCA - VN

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Layout 1

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Phong thủy thực dụng

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ Bộ Tư pháp I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÔNG ƯỚC 1. Quá trình soạn thảo Công ướ

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Microsoft Word - vietnam_vn.doc

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Print

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

2

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu


BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

LIÊN MINH ĐẢNG CỘNG HOÀ Đảng của nhân dân nhằm thiết lập lại nền dân chủ HIẾN CHƯƠNG THÀNH LẬP Được thông qua trong hội nghị thành lập Liên minh Đảng

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Microsoft Word - Draft_ _VN

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường KHOA HỒNG ANH

LUẬT XÂY DỰNG

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

1

http:

MUÏC LUÏC

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

TẬP ĐOÀN BRIDGESTONE Phiên bản 1.0 Tháng 12 năm TẬP ĐOÀN BRIDGESTONE CHÍNH SÁCH MUA SẮM BỀN VỮNG TOÀN CẦU

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

BP Code of Conduct – Vietnamese

Layout 1

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ PHÁP HÌNH SỰ HIỆN NAY DÀNH CHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Tài liệu thảo luận của dự án UNODC Tăng cường

Layout 1

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S

Luật kinh doanh bất động sản

MỞ ĐẦU

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Sống theo các giá trị và kỳ vọng của chúng ta Quy tắc ứng xử của chúng ta

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

QUỐC HỘI

Nhà quản lý tức thì

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

ĐĂNG TẢI TỪ EXAM24H Đề thi thử môn Sử trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa lần ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian p

Luận văn tốt nghiệp

Bạn Tý của Tôi

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

I

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

THINK QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TÍNH TRUNG THỰC CÁC ĐỒNG NGHIỆP THÂN MẾN, Tính Trung Thực là căn bản của tập đoàn SGS. Sự tin tưởng mà chúng ta t

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

Số 131 (6.749) Thứ Năm, ngày 11/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BẾ MẠC HỘI NGHỊ T.Ư 5 BA

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020

39 SỰ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO: MỘT PHỐI CẢNH THỰC HÀNH (1) Luangpor Khemadhammo (2) Khi nghĩ về chủ đề chính của hội nghị này, Sự Tiếp Cận Phật Giáo Tới Sự

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

Quy Tắc Đạo Đức Panasonic

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Số 73 (7.421) Thứ Năm ngày 14/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

QUY TẮC ỨNG XỬ

Bản ghi:

Nghị viện châu Âu 2014-2019 VĂN BẢN ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUA Phiên bản sử dụng tạm thời P8_TA-PROV(2015)0468 Hiệp định khung về Quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện EU-Vietnam (nghị quyết) Nghị quyết không lập pháp của Nghị viện châu Âu ngày 17 tháng 12 năm 2015 đối với dự thảo quyết định của Hội đồng, đại diện cho Liên minh, về việc hoàn tất Hiệp định khung về Quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Liên minh châu Âu và các nước thành viên, là một bên của Hiệp định, và Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là bên còn lại (05432/2015 C8-0062/2015 2013/0440(NLE) 2015/2096(INI)) Nghị viện châu Âu, xét dự thảo quyết định của Hội đồng (05432/2015), xét dự thảo Hiệp định khung về Quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Liên minh châu Âu và các nước thành viên, là một bên của Hiệp định, và Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là bên còn lại (18204/2010), xét đề nghị phê chuẩn do Hội đồng trình phù hợp với Điều 207 và 209 của Hiệp ước về Chức năng của Liên minh châu Âu, cùng với Điều 218(6)(a) trong đó, xét nghị quyết lập pháp ngày 17 tháng 12 năm 2015 1 của Nghị viện đối với dự thảo quyết định, xét quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (đồng thời là các Cộng đồng châu Âu) được thiết lập vào ngày 22 tháng 10 năm 1990, xét Hiệp định khung về Hợp tác EU-Việt Nam (FCA) có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 1996 2, xét thông báo ngày 4 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban về việc EU và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) toàn diện thông qua quá trình đàm phán kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2012, xét dự thảo khuyến nghị của thanh tra viên Emily O Reilly thuộc Cơ quan Thanh tra của EU (EU Ombudsman) ngày 26 tháng 3 năm 2015, kêu gọi Ủy ban tiến hành ngay một báo cáo đánh giá tác động tới nhân quyền trong bối cảnh sẽ có một FTA với Việt Nam, xét Chương trình Định hướng Đa niên của Liên minh châu Âu dành cho Việt Nam giai 1 Văn bản được thông qua vào này, P8_TA-PROV(2015)0467. 2 OJ L 136, 7.6.1996, tr. 28.

đoạn 2014-2020, xét cơ chế đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam được khởi động vào năm 2003, và cuộc Đối thoại tăng cường về Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ 4 đươc tổ chức tại Brúcxen vào ngày 19 tháng 1 năm 2015, xét các vòng đàm về Hiệp định Đối tác Tự nguyện với Việt Nam liên quan tới Kế hoạch hành động về Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản lý và Thương mại Lâm sản (FLEGT) được bắt đầu vào tháng 11 năm 2010, xét Quy định của Hội đồng (EEC) số 1440/80 ngày 30 tháng 5 năm 1980 liên quan tới việc hoàn tất Hiệp định Hợp tác giữa Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan các nước thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á 1, và Nghị định thư về việc mở rộng hiệp định hợp tác giữa Cộng đồng châu Âu và ASEAN đối với Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 14 tháng 7 năm 1997 2, xét Thông cáo chung ngày 18 tháng 5 năm 2015 của Nghị viện và Hội đồng với tiêu đề EU và ASEAN: một quan hệ đối tác với một mục tiêu chiến lược, xét Hội nghị thượng đỉnh ASEM được tổ chức ở Milan vào ngày 16 và 17 tháng 10 năm 2014 và Hội nghị thượng đỉnh lần tới sẽ được tổ chức ở U-lan Ba-to, Mông Cổ trong năm 2016, xét chuyến thăm của đoàn đại biểu Nghị viện về quan hệ với Đông Nam Á tới Việt Nam vào tháng 10 năm 2013, xét cuộc họp liên nghị viện giữa Nghị viện châu Âu và Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 30 tháng 10 năm 2013, xét chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban José Manuel Barroso tới Việt Nam vào tháng 8 năm 2014, xét chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Liên minh châu Âu vào tháng 10 năm 2014, xét kỳ họp lần thứ 22 của Ủy ban Hợp tác chung (JCC) ASEAN-EU được tổ chức ở Jakarta vào ngày 5 tháng 1 năm 2015, xét những nghị quyết gần đây của Nghị viện về Việt Nam, đặc biệt là các nghị quyết ngày 12 tháng 7 năm 2007 về nhân quyền ở Việt Nam 3, ngày 22 tháng 10 năm 2008 về dân chủ, nhân quyền và Hiệp định mới về Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam 4, ngày 26 tháng 10 năm 2009 về tình hình ở Lào và Việt Nam 5, ngày 18 tháng 4 năm 2013 về Việt Nam, cụ thể là về quyền tự do ngôn luận 6, ngày 15 tháng 1 năm 2014 về tương lai quan hệ EU- ASEAN 1, ngày 17 tháng 4 năm 2014 về tình hình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam 2, 1 OJ L 144, 10.6.1980, tr. 1. 2 OJ L 117, 5.5.1999, tr. 31. 3 OJ C 175 E, 10.7.2008, tr. 615. 4 OJ C 15 E, 21.1.2010, tr. 58. 5 OJ C 285 E, 21.10.2010, tr. 76. 6 Các văn bản đã được thông qua, P7_TA(2013)0189.

xét nghị quyết ngày 11 tháng 12 năm 2012 về Chiến lược Quyền tự do Số trong Chính sách Đối ngoại EU 3. xét nghị quyết ngày 13 tháng 6 năm 2013 về quyền từ do báo chí và truyền thông trên thế giới 4, xét các Nguyên tắc chỉ đạo về Nhân quyền của EU đối với Quyền từ do Ngôn luận trực tuyến và ngoại tuyến, được Hội đồng EU về Đối ngoại thông qua ngày 12 tháng 5 năm 2014, xét nghị quyết ngày 8 tháng 9 năm 2015 về Nhân quyền và công nghệ: tác động của sự xâm phạm và các hệ thống giám sát đối với nhân quyền ở các nước thứ ba 5, xét việc Việt Nam trở thành một thành viên đầy đủ của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 28 tháng 7 năm 1995, xét vai trò của Việt Nam là thành viên sáng lập của Ủy hội sông Mê Công, được thành lập vào ngày 5 tháng 4 năm 1995 nhằm tăng cường hợp tác vì sự phát triển bền vững của Lưu vực sông Mê Công, xét Hội nghị Cấp cao của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tổ chức tại Kuala Lumpur và Langkawi, Malaysia từ ngày 26-28 tháng 4 năm 2015, xét Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại IISS Shangri-La) được tổ chức tại Singapore từ ngày 29-31 tháng 5 năm 2015, xét Tuyên bố Hà Nội (HCS), chiến lược quốc gia của Việt Nam về việc thực thi Tuyên bố Paris về Hiệu quả Viện trợ, xét Báo cáo của Nhóm công tác về Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đối với Việt Nam vào ngày 9 tháng 10 năm 2009 cũng như các khuyến nghị trong Báo cáo UPR thứ hai đối với Việt Nam tại phiên họp lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 20 tháng 6 năm 2014, và tư cách thành viên của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ giai đoạn 2014-2016, xét sự phê chuẩn gần đây của Việt Nam đối với Công ước LHQ về Chống Tra tấn và Đối xử Tàn bạo, Vô nhân đạo hay Hèn hạ khác và Công ước của LHQ về Quyền của Người khuyết tật, cũng như về chuyến thăm được mong đợi từ lâu của Báo cáo viên đặc biệt LHQ về Quyền tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng trong tháng 7 năm 2014, xét năm nay là năm kỷ niệm kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam (40 năm trước), xét Quy định 99(1), đoạn hai, thuộc Quy định về Thủ tục của Nghị viện, xét báo cáo của Ủy ban về Đối ngoại (A8-0342/2015), 1 2 3 4 5 Texts adopted, P7_TA(2014)0022. Texts adopted, P7_TA(2014)0458. Texts adopted, P7_TA(2012)0470. Texts adopted, P7_TA(2013)0274. Texts adopted, P8_TA(2015)0288.

A. xét tới việc năm 2015 đánh dấu kỷ niệm 25 năm quan hệ EU-Việt Nam; xét tới quan hệ này đã mở rộng nhanh chóng từ thương mại và viện trợ tới một mối quan hệ toàn diện hơn; B. xét tới việc Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện nhằm thiết lập một quan hệ đối tác hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi, dựa trên lợi ích chung và các nguyên tắc như bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, pháp quyền và nhân quyền; C. xét tới EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; xét tới EU cùng với các nước thành viên là nhà cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam và để phục vụ mục đích này, tới đây ngân sách của EU dành cho Việt Nam sẽ tăng 30% đạt 400 triệu EUR trong giai đoạn 2014-2020; D. xét tới các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam thông báo việc dỡ bỏ các lệnh cấm đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 45 lĩnh vực và thông qua các biện pháp nhằm nới lỏng các quy định kinh doanh trong nước nhằm duy trì đầu tư nước ngoài; E. xét tới việc Việt Nam trong các thập kỷ qua đã liên tục duy trì đường lối ủng hộ châu Âu rõ nét và đã chủ động tham gia với EU với vai trò là một nước điều phối trong ASEAN đối với quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN-EU từ năm 2012-2015 và đã chủ trì tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132 tại Hà Nội từ ngày 28 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4 năm 2015; xét tới vai trò điều phối của Việt Nam đã được ghi nhận thông qua sự gia tăng đáng kể số lượng các cuộc họp giữa EU và ASEAN cũng như cấp tham dự; xét tới Việt Nam đã trở thành một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh khởi xướng; F. xét tới quan hệ EU-ASEAN đã trở nên toàn diện và bao trùm nhiều lĩnh vực trong đó có thương mại và đầu tư, phát triển, kinh tế và các vấn đề chính trị; xét tới Kế hoạch hành động Bandar Seri Begawan từ năm 2012 đã được thông qua nhằm tạo ra sự tập trung chiến lược lớn hơn đối với hợp tác khu vực giữa EU và ASEAN trong các lĩnh vực này; G. xét tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước thuộc vành đai Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam đã hoàn tất vào ngày 5 tháng 10 năm 2015, tạo ra một khối thương mại mới chiếm 36% GDP toàn cầu và có thể sẽ có những tác động sâu rộng tới thương mại thế giới; H. xét tới Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG), giảm nghèo, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, việc làm, giáo dục và chắm sóc sức khỏe trong hai thập kỷ qua; I. xét tới tác động của chính sách Đổi mới và các bước tiến hướng tới việc thiết lập một nền kinh tế thị trường cũng đã dẫn tới một sự gia tăng khoảng cách giàu-nghèo; xét tới các cuộc biểu tình về việc chính phủ tịch thu đất đai và tài sản đã gia tăng; tuy nhiên xét tới cuộc suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, với tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 2014 chỉ tăng với mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á; xét tới Việt Nam phải đối mặt với những thách thức của một lực lượng lao động đang tăng trưởng với mức trên một triệu người mỗi năm; J. xét tới Điều 1(1) của Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện khẳng định cam kết đối với các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế và đề ra rằng sự tôn trọng đối với các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền là một bộ phận của hiệp định, hỗ trợ cho các chính sách trong nước và quốc tế của cả hai Bên; xét tới các vụ việc những nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ trong các hoàn cảnh thiếu minh bạch vẫn còn diễn ra, và xét tới Đại hội sắp tới của Đảng cộng sản Việt Nam, dự kiến diễn ra trong tháng 1 năm 2016, sẽ là một cơ sở thực sự để kiểm chứng và đánh giá sự tôn trọng thật sự đối với các nguyên tắc dân chủ ở Việt Nam;

K. xét tới những hạn chế ở Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận cả trực tuyến và ngoại tuyến, quyền tự do báo chí và truyền thông, tiếp cận thông tin, quyền tự do hội họp và lập hội cũng như quyền tự do tôn giáo, theo báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt LHQ về Quyền tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, vẫn còn là một vấn đề gây quan ngại; L. xét với Việt Nam là một đối tác quan trọng của EU trong đàm phán về biến đổi khí hậu và đã cam kết cắt giảm phát thải từ 8 đến 10% so với mức năm 2010, đồng thời sẽ giảm tiêu thụ năng lượng trên GDP từ 1 đến 1,5%/năm hướng tới Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của LHQ tại Paris vào tháng 11 năm 2015; M. xét tới số lượng công dân châu Âu là người gốc Việt do những mối quan hệ trong lịch sử và xét tới việc Cộng hòa Séc đã công nhận những công dân là con cháu của người Việt Nam là một dân tộc thiểu số; N. xét tới sự leo thang căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên khu vực biển Đông, trong đó có Việt Nam, là kết quả của các hành động đơn phương được tiến hành trong các khu vực tranh chấp ở biển Đông, không phù hợp với luật pháp quốc tế; xét tới sự gia tăng các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực đã tạo ra những hệ quả cho các vấn đề toàn cầu và là những thách thức nghiêm trọng với hòa bình, an ninh, ổn định và thương mại quốc tế; xét tới việc giải quyết những căng thẳng này là một lợi ích chiến lược lớn đối với EU, trong bối cảnh cần duy trì an ninh toàn cầu cũng như đảm bảo ổn định trên các tuyến hàng hải chính ở biển Đông có vai trò quan trọng đối với thương mại của EU; xét tới việc Việt Nam chính thức ủng hộ việc đệ đơn kiện của Philippin lên Tòa án Trọng tài Quốc tế thường trực (PCA) ở Hague vào ngày 16 tháng 3 năm 2015 trên cơ sở Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS); O. xét tới Việt Nam đã đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược, an ninh và năng lượng với các nước láng giềng châu Á cũng như củng cố quan hệ song phương với các đối tác quốc tế lớn như Hoa Kỳ và Nga trong bối cảnh tái diễn những căng thẳng ở biển Đông; P. xét tới Việt Nam vẫn chịu hậu quả nặng nề từ những vật nổ từ cuộc chiến tranh Việt Nam, và người dân, môi trường vẫn phải hứng chịu tác tại của khoảng 20 triệu ga-lông chất độc da cam (dioxin) đã được rải xuống; 1. Hoan nghênh việc hoàn tất Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện với Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam như là một đối tác hết sức quan trọng của EU trong khu vực Đông Nam Á và ASEAN; nhấn mạnh rằng Hiệp định xác định quan hệ trên diện rộng trong tương lai, nhằm tăng cường hợp tác trong các thách thức khu vực và toàn cầu, như vấn đề quản trị công tốt và cuộc đấu tranh chống tham nhũng, sự tiến triển về kinh tế và xã hội có tính tới nguyên tắc về phát triển bền vững, giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt, và cuộc chiến chống khủng bố; kêu gọi các chính phủ và nghị viện các nước thành viên đẩy nhanh quá trình phê chuẩn nhằm đảm bảo rằng hiệp định có thể đi vào thực thi; 2. Hy vọng rằng EU và Việt Nam có thể đồng thời đạt lợi ích kinh tế từ việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện này; nhấn mạnh tác động tiềm năng của một hiệp định trong tương lai đối với thương mại và đầu tư, tạo việc làm và giảm nghèo; hoan nghênh những cải cách về kinh tế và tài chính được tiến hành bởi các cơ quan thẩm quyền Việt Nam nhằm thúc đẩy sự hội nhập xa hơn của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu và kêu gọi Việt Nam tiếp tục những cải cách đó; kêu gọi Chính phủ Việt Nam và EU tiếp tục hợp tác về kinh tế, thương mại và công nghệ mới tại các diễn đàn đa phương; hoan nghênh GDP trên đầu người của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với năm 2010;

3. Nhấn mạnh tầm quan trọng của các Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện trong quan hệ EU-ASEAN; tin rằng hợp tác EU-ASEAN có thể được tăng cường trong một loạt các lĩnh vực như tài chính, minh bạch hóa và phối hợp trong các chính sách kinh tế vĩ mô; 4. Kêu gọi các nước thành viên, trong nỗ lực đạt được sự gắn kết về chính sách, đưa các mục tiêu riêng về hợp tác phát triển phù hợp nhất có thể với các mục tiêu được đề ra trong Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện này; 5. Hoan nghênh việc thực thi sớm Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện này trong các lĩnh vực thương mại, nhân quyền, di cư, an ninh khu vực, năng lượng, khoa học và công nghệ trong lúc quá trình phê chuẩn vẫn đang được triển khai; 6. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các chỉ số đánh giá rõ ràng và thời hạn có ràng buộc đối với việc thực thi Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện này; 7. Hoàn nghênh các điều khoản trong Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện này đã đề cập tới sự cam kết chung và hợp tác trong vấn đề nhân quyền; thể hiện hy vọng rằng sự tôn trọng đã được thống nhất chung đối với các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền sẽ thúc đẩy hơn nữa sự đối thoại lâu dài với Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy các vấn đề cụ thể gồm quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và tôn giáo đã được thể hiện trong Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam và Điều 9, 10 và 11 trong Công ước châu Âu về Nhân quyền; 8. Nhấn mạnh tiềm năng của internet mở và CNTT trong việc tạo thuận lợi, hỗ trợ cho xây dựng cộng đồng, xã hội dân sự, và sự phát triển kinh tế toàn cầu, phát triển xã hội, khoa học, văn hóa và chính trị; do đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận không bị hạn chế đối với internet mở và tự do, cả trên góc độ kinh tế, xã hội và nhân quyền; 9. Hoan nghênh quyết định của các cơ quan thẩm quyền Việt Nam trong việc miễn visa đối với công dân của năm quốc gia châu Âu và tin rằng quyết định này sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực du lịch; 10. Hoan nghênh thông báo của Thủ tướng Việt Nam về một kế hoạch tổng thể đối với việc thực thi những khuyến nghị của UNHRC trong Báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR), cũng như chiến lược cải cách tư pháp dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020; 11. Hoan nghênh việc tăng ngân sách ODA của EU dành cho Việt Nam lên mức 400 triệu EUR trong giai đoạn 2014-2020; kêu gọi Ủy ban đầu tư tăng cường hình ảnh về các hoạt động và hỗ trợ của EU tại Việt Nam nhằm tối đa hóa tiềm năng chiến lược của những nguồn lực hỗ trợ này; 12. Khuyến khích EU tiếp tục hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự tôn trọng đối với quản trị công tốt, pháp quyền và hoan nghênh sự chú trọng của hợp tác EU, ngoài các lĩnh vực khác, vào cải cách hành chính công, trong đó có lĩnh vực thuế, là một lĩnh vực trọng điểm nhằm đảm bảo cho việc tối đa hóa khả năng tạo nguồn thu trong nước đồng thời chống lại sự trốn thuế và tham nhũng, lĩnh vực khoa học và công nghệ, giao thông, quy hoạch đô thị và địa phương và lĩnh vực phát triển; 13. Kêu gọi Nghị viện và Ủy ban cùng tham vấn chặt chẽ để đánh giá bất cứ trường hợp lạm dụng nhân quyền nào nhằm đảm bảo việc giám sát dân chủ một cách phù hợp đối với việc thực thi Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện này; kêu gọi Ủy ban đảm bảo việc chuyển các văn bản liên quan cho Nghị viện một cách kịp thời và phù hợp;

14. Hoan nghênh việc kết thúc đàm phán FTA, tin tưởng chắc chắn rằng Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện và FTA giữa EU và Việt Nam cần phải có sự đóng góp đối với việc củng cố nhân quyền tại Việt Nam; 15. Hoan nghênh việc đưa vào FTA một chương về thương mại và phát triển bền vững, các cam kết về những tiêu chuẩn lao động cốt lõi và các Công ước của ILO, sự tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động từ cả hai phía, các cam kết sẽ hỗ trợ cho sự bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên với sự chú trọng cụ thể vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các cơ chế thương mại công bằng và có đạo đức; 16. Kêu gọi Phó Chủ tịch/đại diện cấp cao đáp ứng được những kỳ vọng của hiệp định mới này và đảm bảo rằng các chính sách mà EU và các nước thành viên theo đuổi trong bối cảnh thực thi PCA và FTA trong tương lai với Việt Nam sẽ giúp cho việc thúc đẩy tôn trọng nhân quyền, pháp quyền và quản trị công tốt; kêu gọi xây dựng năng lực nhằm tăng cường việc giải quyết những khiếu nại của các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng trong những trường hợp nêu tại Điều 35 của Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện này; kêu gọi Chính phủ Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của xã hội dân sự thông qua sự tham gia của các hội và tổ chức phi chính phủ trong sự phát triển chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước; 17. Kêu gọi Chính phủ Việt Nam đạt được tiến bộ cụ thể trong việc thực thi những khuyến nghị trong báo cáo UPR của UNHRC, bắt đầu bằng việc thành lập một cơ quan độc lập cấp quốc gia về nhân quyền; kêu gọi Ủy ban cung cấp cho Việt Nam những sự hỗ trợ xây dựng năng lực cần thiết; hoan nghênh việc cấp vốn viện trợ của EU thông qua Công cụ của châu Âu về Dân chủ và Nhân quyền và đề nghị những sáng kiến này cần được tiếp tục nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực của chính phủ; 18. Kêu gọi Đại hội lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam, trong bối cảnh có các hoạt động bầu cử năm 2016, cho phép sự tham gia mạnh mẽ hơn của công dân trong quá trình vận hành dân chủ của nhà nước, đáng chú ý là thông qua việc cho phép thành lập các đảng đối lập, các hoạt động của xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ; 19. Lấy làm tiếc về thực tế có trên 500 phạm nhân dự kiến sẽ bị tử hình; kêu gọi Chính phủ Việt Nam ngay lập tức hoãn thi hành các bản án này và ban hành các luật phù hợp để xóa bỏ án tử hình, bên cạnh việc hoan nghênh những sự cởi mở trong hệ thống, vẫn lấy làm tiếc về việc giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền; liên quan tới vấn đề nay, hoan nghênh sự sẵn sàng của chính phủ nhằm giảm số lượng các tội danh có khung hình phạt tử hình đồng thời kêu gọi chính phủ cần minh bạch về việc các án tử hình có được thi hành không, và nếu vẫn được thi hành thì cơ sở buộc tội là gì; 20. Nhắc lại tầm quan trọng của cơ chế đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam như là một công cụ chính được sử dụng một cách hiệu quả và thực tế nhằm hỗ trợ và khích lệ Việt Nam trong việc thực thi những cải cách cần thiết; 21. Kêu gọi sự phê chuẩn bộ luật Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế; 22. Ghi nhận rằng ngành công nghiệp dệt may, hiện đang sử dụng trên hai triệu lao động, là ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời quan ngại về việc thiếu các cơ chế để người lao động bảo vệ các quyền của mình; nhấn mạnh tín hiệu tích cực đó là các cơ quan thẩm quyền Việt Nam sẽ thông qua Công ước số 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Quyền tự do Lập hội và Bảo vệ các quyền được tổ chức và Công ước số 98 về Quyền Được tổ chức và Thương lượng tập thể; 23. Kêu gọi các cơ quan thẩm quyền tránh đàn áp việc thực thi một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội; trong bối cảnh này, kêu gọi việc sửa đổi Bộ luật Hình sự, cụ thể là các Điều 79, 87, 88 and 258 trong đó; nghi nhận việc đặc xá gần đây đối với trên 18.000 phạm nhân và lấy làm tiếc rằng các tù nhân chính trị không nằm trong số đó; tiếp

tục quan ngại về khoảng 60 tù nhân lương tâm, bao gồm cả các nhà bảo vệ nhân quyền, nhà báo, người viết blog, cũng như các nhà hoạt động về quyền đất đai, công nhân và các nhà hoạt động môi trường đang bị giam giữ trong các trại giam ở Việt Nam sau khi bị kết tội thông qua xét xử nhanh với nhiều loại tội danh, trong đó phổ biến là liên quan tới quyền tự do ngôn luận, tội phạm chống lại nhà nước, đồng thời kêu gọi thả tự do những người này; khuyến khích việc cải cách hệ thống tư pháp hình sự cụ thể là bộ luật tố tụng hình sự bao gồm cả các điều khoản nhằm hình sự hóa các hoạt động ôn hòa trên cơ sở vấn đề an ninh quốc gia; kêu gọi các cơ quan thẩm quyền thiết lập một hệ thống tư pháp hình sự độc lập; 24. Kêu gọi sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và chấm dứt sự phân biệt đối xử và đàn áp các dân tộc và tôn giáo thiểu số, trong đó việc quấy nhiễu, giám sát, đe dọa, bắt giữ, quản thúc, hành hung và cấm đi lại đối với những người theo đạo Cơ Đốc, đạo Phật, Hòa Hảo, Cao Đài, cụ thể là việc ngược đãi các cộng đồng tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cũng như người Thượng theo đạo Cơ Đốc, Phật tử Khmer Krom; kêu gọi thực hiện cải cách nhằm cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội của các dân tộc và tôn giáo thiểu số; kêu gọi rà soát lại luật quy định về các nhóm tôn giáo; nhắc lại số phận bi thảm của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, một Phật tử bất đồng chính kiến, người đã từng bị quản thúc tại thiền viện của mình trong suốt 30 năm mà không bị buộc tội, và lặp lại lời kêu gọi trả tự do cho ông; 25. Kêu gọi nhanh chóng cải cách hệ thống tư pháp nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng như đã được quy định trong Điều 10 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền; 26. Bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam vẫn nằm trong số những nước có nhiều nạn nhân của nạn buôn người, và về các báo cáo đối với số lượng lớn trẻ em, đặc biệt là trẻ em trai đã không được pháp luật bảo vệ trước vấn đề lạm dụng tình dục, đã trở thành nạn nhân của mại dâm trẻ em, buôn người và ngược đãi; kêu gọi Việt Nam phát triển các luật bảo vệ trẻ em có tính mạnh mẽ và hiệu quả để bảo vệ trẻ em không phân biệt giới tính; kêu gọi Ủy ban hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường năng lực trong lĩnh vực chính sách di cư và chống lại nạn buôn người và tội phạm có tổ chức, bao gồm cả trong bối cảnh chính sách lao động và di cư; cũng không kém lo ngại trước các báo cáo về tình trạng lạm dụng các nạn nhân buôn người là người Việt Nam tại các nước thành viên, trong đó có cả trẻ vị thành niên; kêu gọi Ủy ban khẩn trương đảm bảo các điều khoản bảo vệ được quy định trong Chiến lược của EU hướng tới việc Xóa bỏ nạn Buôn bán Người được thực thi một cách đầy đủ; khuyến khích Chính phủ Việt Nam và Ủy ban cân nhắc việc thành lập một tiểu ban hoặc nhóm công tác đặc biệt về nạn buôn người trực thuộc Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện này; 27. Nhấn mạnh những thách thức kinh tế-xã hội mà Việt Nam đang phải đối mặt với một lực lượng dân số trẻ cũng như sự di cư đang gia tăng ra khu vực thành thị; 28. Hoan nghênh việc thông qua luật đất đai sửa đổi năm 2013 tuy nhiên vẫn hết sức quan ngại về tình trạng lạm dụng quyền đất đai, nhà nước cưỡng chế thu hồi và tịch thu đất đai cho các dự án phát triển dẫn đến tình trạng mất đất của hàng trăm nghìn nông dân; kiến nghị chính phủ chấm dứt tình trạng tịch thu đất và thiết lập đầy đủ các cơ chế khiếu nại;

29. Hoan nghênh những cam kết pháp lý rộng rãi của các cơ quan thẩm quyền Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử, tuy nhiên thể hiện quan ngại tình trạng bạo hành, buôn bán phụ nữ và trẻ em, vấn đề HIV/AIDS đang gia tăng đối với phụ nữ, sự vi phạm các quyền tình dục và sinh sản vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại; kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải cách hệ thống đăng ký dân cư và chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử mà đôi khi do quy định bất thường về đăng ký Hộ khẩu, dẫn tới việc nhiều gia đình, nhất là trẻ em không được đăng ký và do đó không thể tiếp cận với các dịch vụ xã hội và giáo dục; 30. Hoan nghênh vai trò đi đầu của Việt Nam tại châu Á về xây dựng các quyền của cộng đồng LGBTI, đặc biệt là việc thông qua gần đây luật hôn nhân và gia đình cho phép tổ chức lễ cưới đồng giới; 31. Chia sẻ quan ngại của Chính phủ Việt Nam rằng tham nhũng là một trong những thách thức chính của Việt Nam; kêu gọi nghiên cứu kỹ lưỡng hơn các trường hợp mà người tố cáo tham nhũng bị các cơ quan chức năng theo dõi; kêu gọi các cơ quan chức năng Việt Nam điều tra kỹ lưỡng việc lạm dụng các nhà báo, blogger và người tố cáo; lấy làm tiếc việc áp dụng không thích hợp của Chính quyền Việt Nam đối với Điều 208 của Bộ luật Hình sự liên quan tới 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ' điều mà có thể dẫn tới án tù 7 năm; ghi nhận rằng chỉ có ít trường hợp bị truy tố thành công mặc dù có Luật Phòng, chống Tham nhũng và các lời kêu gọi chính phủ tăng cường việc thực thi; 32. Kêu gọi các cơ quan chức năng Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong chống tham nhũng với quan điểm là gửi một tín hiệu tích cực tới các nhà đầu tư nước ngoài; ghi nhận rằng cơ sở pháp lý yếu và hệ thống tham nhũng dẫn tới sự không thể tiên đoán về mặt tài chính và tạo ra một cản trở nghiêm trọng đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh; 33. Bày tỏ quan ngại sâu sắc về môi trường bị huỷ hoại ở Việt Nam đặc biệt là ô nhiễm, phá rừng và các hoạt động khai mỏ không bền vững phá huỷ cả khu vực, đường thuỷ và ảnh hưởng đời sống của các cộng đồng địa phương cũng như là hoạt động của các công ty Việt Nam ở nước ngoài góp phần vào sự xuống cấp về môi trường và vấn đề thu hồi đất đai; 34. Kêu gọi Chính phủ Việt Nam đưa ra các biện pháp để đảm bảo việc thực thi hữu hiệu pháp luật bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học đặc biệt là từ các tác động tiêu cực của phá rừng và khai thác nguyên liệu với các mục tiêu rõ rệt, ràng buộc về thời gian và dựa trên kết quả trong mỗi lĩnh vực trên; kêu gọi Uỷ ban cung cấp các hỗ trợ xây dựng năng lực cần thiết cho mục đích này; 35. Nhấn mạnh sự cần thiết mà Uỷ ban sông Mê-kông cần thực hiện thông qua tham vấn trước và đánh giá toàn diện tác động về môi trường, thuỷ sản, sinh kế và tác động xuyên biên giới của các kế hoạch xây dựng thuỷ điện ở dòng chính của sông Mê-kông; 36. Ghi nhận rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông qua một chiến lược thích nghi với biến đổi khí hậu; chỉ ra rằng đất nước đã tham gia vào việc phát triển sinh khối và năng lượng mặt trời và hoan nghênh việc tập trung mạnh mẽ hỗ trợ của EU (2014-2020) vào phát triển năng lượng bền vững; 37. Kêu gọi Uỷ ban và Quốc gia thành viên, liên quan tới sức khoẻ và di sản môi trường của chiến tranh Việt Nam, xem xét việc thành lập một quỹ để hỗ trợ các nạn nhân và cựu chiến binh và tăng cường hành động thông qua việc cử các phái đoàn chuyên gia để giải độc các chất có hại và gỡ mìn những khu vực mà tới bây giờ, sau chiến tranh 40 năm tiếp tục gây hoạ cho con người; 38. Kêu gọi chính phủ xem xét lại quyết định của mình về xây dựng và vận hành nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận

39. Hoan nghênh một thực tế là Việt Nam đã thực hiện các biện pháp cụ thể để xây dựng kiến thức và nghiên cứu khoa học và công nghệ, để giải quyết các yếu kém trong giáo dục đại học, để thu hút Việt kiều và hợp tác với các tổ chức học thuật của châu Âu và Hoa Kỳ để giúp quá trình này; 40. Kêu gọi Trung Quốc và các nước láng giềng liên quan bao gồm Việt Nam tăng cường nỗ lực để giải toả căng thẳng trong khu vực tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa; xét thấy rằng tình hình có thể gây tổn hại các lợi ích lớn của EU trong khu vực bao gồm cả an ninh toàn cầu và tự do hàng hải của các tuyến hàng hải chính có tầm quan trọng thiết yếu đối với thương mại của EU; nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các bất đồng một cách ôn hoà, thông qua xây dựng niềm tin, thảo luận song phương và khu vực và dựa trên luật pháp quốc tế bao gồm luật về biển và sự hoà giải của các cơ quan quốc tế không thiên vị như UNCLOS; nhắc lại tầm quan trọng của việc xây dựng các giải pháp hợp tác bao gồm tất cả các bên; thúc giục Uỷ ban và Phó chủ tịch/đại diện cấp cao tích cực giám sát tình hình và ủng hộ một giải pháp cho bất đồng phù hợp với luật pháp quốc tế; hoan nghênh tuyên bố chung của lãnh dạo Trung Quốc và Việt Nam hồi tháng 4 năm 2015 cam kết một giải pháp ôn hoà cho bất đồng về hải đảo; 41. Hoan nghênh vai trò của ASEAN trong việc kiểm sát ôn hoà những bất đồng đặc biệt là việc tìm cách xây dựng một bộ quy tắc ứng xử của khu vực; 42. Kêu gọi việc tăng cường hợp tác nghị viện và vai trò của nghị viện và các cuộc gặp gỡ liên nghị viện như là các phương tiện để giám sát thực thi Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện; 43. Coi Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện với Việt Nam là một cơ hội cho EU để tăng cường vị thế tại châu Á và đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực; nhấn mạnh rằng hiệp định này còn là một cơ hội cho EU tăng cường các mục tiêu về hoà bình, pháp quyền, dân chủ và nhân quyền, an toàn hàng hải và chia sẻ nguồn lực; 44. Nhấn mạnh rằng theo Điều 218 (10) TFEU, Nghị viện phải được thông báo ngay lập tức và đầy đủ tại tất cả các giai đoạn của thủ tục liên quan tới Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện; nhấn mạnh rằng việc này phải bao gồm cung cấp cho Nghị viện thông tin bằng văn bản đầy đủ về các mục tiêu theo đuổi của hành động và quan điểm của EU đặc biệt là về tiến triển trong tình hình nhân quyền, tự do biểu đạt và pháp quyền trong nước; nhấn mạnh rằng hơn nữa vai trò căn bản của Các đầu mối của Phái đoàn EU về giám sát nhân quyền trong nước; 45. Chỉ thị Chủ tịch chuyển tiếp nghị quyết này cho Hội đồng, Uỷ ban, Cơ quan Đối ngoại châu Âu, các chính phủ và quốc hội của các Nước Thành viên và Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.