Microsoft Word - TCVN Sieu am truc banh xe

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - QCVN18_2011_BGTVT_ doc

Microsoft Word - TCVN Moc noi do dam

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 N

Chuyển đổi tương tự - số photonic bằng cách dùng buồng cộng hưởng Fabry- Perot phi tuyến Chuyển đổi tương tự - số song song về mặt không gian được đề

Microsoft Word - Phan 8H

Đau Khổ

(Microsoft Word - TCVN9385_2012 Ch?ng s\351t cho c\364ng tr\354nh x\342y d?ng - Hu?ng d?n thi?t k?, ki?m tra v\340 b?o tr\354 h? th?ng)

Microsoft Word - TCVN

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] tcvn

TCVN TIÊU CHUẨN Q UỐC GIA TCVN 9411 : 2012 Xuất bản lần 1 NHÀ Ở LIÊN KẾ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Row houses - Design standards HÀ NỘI

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

CHƯƠNG 1

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 10592:2014 ISO 14125:1998 WITH AMENDMENT 1:2011 Xuất bản lần 1 COMPOSITE CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI XÁC ĐỊNH CÁC

Microsoft Word - IP Law 2005 (Vietnamese).doc

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9391:2012 LƯỚI THÉP HÀN DÙNG TRONG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU Welded stee

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

03_Tap hop_P2_Baigiang

HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Ý KIẾN CÔNG DÂN CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI (Nhà văn Hoàng Quốc Hải, thứ hai ngày 4 tháng 6 năm 2018) ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 04/2015/TT-BGTVT CỘNG HÒA XÃ HỘ

Microsoft Word - GA_KT DO LUONG_LQHuy_C17_Do luu luong_8.doc

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Hướng dẫn sử dụng Bếp Từ Bosch PID775N24E Bếp từ 3 bếp nhập khẩu Bosch PID775N24E có DirectControl với truy cập trực tiếp đến 17 cấp độ nấu ăn. 3 khu

CHƯƠNG 9. VẬT LIỆU BÁN DẪN 9.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BÁN DẪN - Bán dẫn là nhóm các loại vật chất có điện dẫn điện tử mà trị số điện trở suất của c

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẾP TỪ BOSCH PID679F27E Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm bếp điện từ mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản phẩm sẽ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

bé x©y dùng céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam

NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Em

Microsoft Word - lv moi truong _36_.doc

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Microsoft Word

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Công nghiệp Cân và Đo Công nghiệp 17 News Tăng Năng suất với Công nghiệp 4.0 Khám phá Khả năng Cân Đừng chờ Công nghiệp 4.0 xảy ra. Hãy sử dụng thiết

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 14/2012/QH13 LUẬT Phổ biến, g

Microsoft Word - thuong-mai-dien-tu-va-kiem-tien-online.docx

RM6 Manual - Huong dan xay lap & lap dat

Successful Christian Living

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Thông tư số 36/2016/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2016

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN :2013 ISO :2013 Xuất bản lần 1 BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT PHẦN 2: BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT SHEWHART Control char

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c

What is fundamental for being Christian (vietnamese)

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN :2014 ISO/IEC :2013 Xuất bản lần 1 KỸ THUẬT PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG

CPKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM 2019 Bài kiểm tra: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn kiểm tra thành phần: LỊCH SỬ Thời g

Soạn bài liệt kê

Document

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Microsoft Word - TCVN

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phong thủy thực dụng

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Tham lam - Nguồn gốc Yêu thương và sáng tạo

SoŸt x¾t l·n 1

Kinh Từ Bi

PowerPoint Template

Phần mở đầu

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

PHẦN VIII

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

TCVN 11391:2016 MỤC LỤC 1 Phạm vi áp dụng Tài liệu viện dẫn Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt Thuật ngữ và định nghĩa...

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

Tay cưa xương ức Hệ thống Hướng dẫn sử dụng RX Phiên bản C

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

03. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT CO KHI.doc

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

Bảo tồn văn hóa

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

MÔN SINH HỌC 11 GV. Phạm Hữu Nghĩa GIÁO ÁN BÀI 24: ỨNG ĐỘNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm ứng động. - P

Microsoft Word - UW-MLT-W V_AutoCare Wording v14

Gian

ban tin noi bo t1 v2

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

quy phạm trang bị điện chương ii.2

Tủ lạnh Hướng dẫn sử dụng RT53K*/RT50K*/RT46K*/RT43K* Thiết bị không có giá đỡ Untitled :23:47

Sử dụng hệ thống thử nghiệm xoay chiều di động kiểu biến tần vào thử nghiệm điện áp xoay chiều cho trạm biến áp với cách điện khí (GIS) cấp điện áp tớ

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Cộng đồng Google

Kênh xáng Xà No dài 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi

Con Đường Khoan Dung

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

Microsoft Word - NhanngaybanhanhHienphapVNCHFinal.doc

Báo cáo thực tập

Bản ghi:

MỤC LỤC 1 Phạm vi áp dụng... 7 2 Tài liệu viện dẫn... 7 3 Yêu cầu đặt hàng... 9 4 Xác định địa điểm thử và trình độ chuyên môn của nhân viên thử nghiệm... 9 5 Điều kiện xử lý nhiệt... 9 6 Điều kiện bề mặt... 9 7 Đặc tính của thiết bị thử... 10 8 Chất tiếp âm... 10 9 Thiết lập độ nhạy của thiết bị thử... 10 10 Dò khuyết tật... 11 11 Đánh giá kết quả hiển thị... 11 12 Tiêu chuẩn nghiệm thu... 12

Lời nói đầu Tiêu chuẩn do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương với ISO 5948:1994.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Phương tiện giao thông đường sắt - Vật liệu đầu máy toa xe Thử nghiệm thu bằng siêu âm Railway vehicle - Rolling stock material Ultrasonic acceptance testing 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định điều kiện thử, kiểu thử và tiêu chuẩn nghiệm thu cho việc thử nghiệm thu bằng siêu âm (sau đây gọi là thử siêu âm) đối với các bộ phận của bộ trục bánh được liệt kê trong Bảng 1 từ cột 1 đến cột 6. Nếu không có thỏa thuận nào khác, tiêu chuẩn này được áp dụng khi các tiêu chuẩn của sản phẩm quy định bắt buộc phải thử siêu âm hoặc đối với những sản phẩm không quy định nhưng được yêu cầu phải thử siêu âm khi đặt hàng sản phẩm (xem ISO 1005-1, ISO 1005-3 và ISO 1005-6). CHÚ THÍCH 1: Theo ISO 1005-6 phiên bản sửa đổi, việc thử siêu âm là bắt buộc đối với bánh xe tiến hành thử nghiệm loại B, nhưng không bắt buộc với bánh xe tiến hành thử nghiệm loại A. Theo ISO 1005-1 và ISO 1005-3, việc thử siêu âm đai bánh xe và trục bánh là không bắt buộc trong mọi trường hợp. 2 Tài liệu viện dẫn Tiêu chuẩn này có viện dẫn các điều khoản tương ứng của các tiêu chuẩn vẫn còn hiệu lực tại thời điểm xuất bản được liệt kê dưới đây. Tất cả các tiêu chuẩn này đều có thể được sửa đổi, do vậy các bên có những thỏa thuận dựa vào các tiêu chuẩn này được khuyến nghị xem xét khả năng áp dụng các phiên bản mới nhất. Các thành viên của IEC và ISO duy trì việc đăng ký tính còn hiệu lực hiện thời của các tiêu chuẩn này. ISO 1005-1:1994: Railway rolling stock material - Part 1: Rough-rolled tyres for tractive and trailing stock Technical delivery conditions (Vật liệu phương tiện đường sắt Phần 1: Đai bánh xe thép cán sử dụng cho phương tiện động lực và phương tiện kéo theo Điều kiện kỹ thuật giao nhận sản phẩm); ISO 1005-3:1982: Railway rolling stock material - Part 3: Axles for tractive and trailing stock Quality requirements (Vật liệu phương tiện đường sắt Phần 3: Trục bánh xe sử dụng cho phương tiện động lực và phương tiện kéo theo Yêu cầu chất lượng); ISO 1005-6:1994: Railway rolling stock material - Part 6: Solid wheels for tractive and trailing stock - Technical delivery conditions (Vật liệu phương tiện đường sắt Phần 6: Bánh xe liền khối sử dụng cho phương tiện động lực và phương tiện kéo theo Điều kiện kỹ thuật giao nhận sản phẩm) 7

Bảng 1: Đặc điểm và điều kiện áp dụng các kiểu thử 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Ký hiệu D1 D2 1) m o Bộ phận Đai bánh xe và bánh xe đúc liền Mục đích kiểm tra Phát hiện khuyết tật gián đoạn Các đặc điểm chính của kiểm tra siêu âm Hướng chiếu Theo phương hướng trục (Hình 1 và 2) Theo phương hướng kính (Hình 3) Phương pháp đánh giá DGS (Khoảng cách - Hệ số khuếch đại - Kích thước) hoặc So sánh DGS hoặc So sánh Kiểu Sóng dọc Đầu dò 2) Tần số MHz 2 đến 5 Hiệu chuẩn Xem 9.1 và các mục sau 9.2.1 9.2.2 a) 9.2.1 9.2.2 b) Vị trí thử 3) Trên bề mặt của vành bánh xe ở phía trong gờ 4) bánh Hình 1 và 2) Trên mặt lăn (xem Hình 3) (xem Tiêu chuẩn nghiệm thu Xem các mục sau 12.1 12.1 Da m Trục Phát hiện khuyết tật gián đoạn Theo phương hướng kính, nếu không có các quy định khác DGS (suy giảm chiều cao xung phản xạ đáy) hoặc So sánh (suy giảm chiều cao xung phản xạ đáy) Sóng dọc 2 đến 5 9.3.1 9.3.2 Trên toàn bộ chiều dài, nếu không có quy định khác 12.1 T o Độ suy giảm năng lượng sóng siêu âm Theo thỏa thuận riêng (5) So sánh (suy giảm chiều cao xung phản xạ đáy) Sóng dọc Theo thỏa thuận riêng 9.4 Theo thỏa thuận riêng 12.2 CHÚ THÍCH: 1) Xem 3.3 (m: bắt buộc thử, o: không bắt buộc thử) 2) Thiết bị siêu âm và đầu dò phải có cấu tạo và kích thước phù hợp với việc kiểm tra. Các đầu dò và thiết bị phải được lựa chọn sao cho giới hạn vùng chết (được định nghĩa dưới đây) là 30 mm. Tuy nhiên, nếu để phát hiện các khuyết tật gần trên bề mặt (ví dụ: khi kiểm tra các mặt lăn bánh xe theo phương hướng kính), thì cấu tạo đầu dò và thiết bị phải phù hợp sao cho giới hạn của vùng chết chỉ là 10 mm. Trong tiêu chuẩn này, vùng chết có nghĩa là vùng bên dưới bề mặt thử mà tại đó mối tương quan giữa kích thước khuyết tật và tín hiệu phản xạ bị ảnh hưởng. Khi thử các bề mặt cong như bánh xe, mặt lăn của bánh xe hay đai bánh xe, bệ lắp bánh răng, nên sử dụng các đầu dò có hình dạng phù hợp để đảm bảo việc tiếp xúc tốt. 3) Khi xác định được xung khuyết tật hoặc thấy chiều cao xung phản xạ đáy giảm bất thường, nên tiếp tục thử các khu vực lân cận để có thể ước lượng được kích thước của khuyết tật 4) Nếu không có thỏa thuận nào khác, có thể thử từ mặt ngoài bánh xe bằng phương pháp nhúng ngập trong chất tiếp âm 5) Hướng chiếu theo phương dọc trục thường được sử dụng trong các trường hợp hình dạng của trục là không quá phức tạp 8

3 Yêu cầu đặt hàng 3.1 Theo CHÚ THÍCH 1 Điều 1, đối với những sản phẩm không bắt buộc thử siêu âm, nhưng nếu khách hàng có yêu cầu thử thì phải được ghi rõ trong đơn đặt hàng. 3.2 Đối với các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng nêu trong Điều 1 của tiêu chuẩn này, khi tiến hành tìm hiểu thông tin và đặt hàng, khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng các yêu cầu dưới đây sao cho phù hợp: a) Loại hình thử siêu âm được áp dụng (xem Bảng 1, từ cột 1 đến cột 6); CHÚ THÍCH 2: Đối với trục bánh, nếu có yêu cầu thử độ suy giảm năng lượng sóng siêu âm (Transparency Test - kí hiệu là T), các nội dung thử cụ thể cũng phải được quy định rõ (xem Bảng 1, dòng cuối cùng); b) Yêu cầu chi tiết về điều kiện bề mặt (xem 6.1); c) Yêu cầu đối với đầu dò (xem 7.2); d) Vị trí thử (xem 10.1); e) Tiêu chuẩn nghiệm thu (xem điều 12). Khi đưa những yêu cầu này vào hợp đồng, cần phải xem xét sự phù hợp của điều kiện thử và tiêu chuẩn nghiệm thu. 3.3 Nếu đơn đặt hàng không quy định rõ các nội dung đã nêu ở điều 3.2, nhà sản xuất có thể thực hiện loại hình thử m trong Bảng 1, cột 2 đồng thời áp dụng các điều kiện thử và các tiêu chuẩn nghiệm thu thông thường được quy định trong tiêu chuẩn này. 4 Xác định địa điểm thử và trình độ chuyên môn của nhân viên thử nghiệm Khi các hạng mục thử nghiệm thu sản phẩm được xác định cụ thể, nếu việc thử được yêu cầu phải được tiến hành tại xưởng sản xuất bởi nhân viên có đủ năng lực, thì phải có sự chứng kiến của đại diện khách hàng. 5 Điều kiện xử lý nhiệt Sản phẩm phải được xử lý nhiệt đạt tới yêu cầu khi giao nhận (xem 10.2). 6 Điều kiện bề mặt 6.1 Nếu không có thỏa thuận nào khác, không phụ thuộc vào tình trạng bề mặt lúc giao nhận, khi thử siêu âm có thể tiến hành trên bề mặt đã được gia công hoặc chưa được gia công, nhưng phải tuân theo các yêu cầu từ 6.2 đến 6.4. 6.2 Bề mặt thử và bề mặt phản xạ của sản phẩm phải ở tình trạng sao cho không làm ảnh hưởng đến kết quả thử. 6.3 Khi thử các sản phẩm chưa được gia công, phải đảm bảo đầu dò luôn được tiếp xúc tốt với bề mặt kim loại và bề mặt thử phải đủ nhẵn để đáp ứng yêu cầu của 6.2. 6.4 Đối với các sản phẩm đã được gia công trước khi thử, bề mặt sản phẩm phải hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu thử siêu âm. 9

7 Đặc tính của thiết bị thử 7.1 Loại thiết bị Phải sử dụng thiết bị siêu âm xung phản xạ phù hợp có độ khuếch đại hiệu chỉnh được theo decibel. 7.2 Đầu dò Nếu không có thỏa thuận nào khác, sử dụng các đầu dò như yêu cầu trong Bảng 1, cột 7 và cột 8. 7.3 Các thiết bị, phụ kiện khác Cần trang bị các thiết bị, phụ kiện thích hợp để có thể thử được các sản phẩm đặc biệt không tuân theo các yêu cầu thông thường. 8 Chất tiếp âm 8.1 Để đảm bảo việc truyền dẫn hiệu quả năng lượng sóng siêu âm, khi thử phải bôi chất tiếp âm phù hợp giữa đầu dò và vật liệu thử. Điều này có thể đạt được bằng phương pháp nhúng ngập cả đầu dò và chi tiết thử vào trong chất tiếp âm. 8.2 Chất tiếp âm dùng để hiệu chuẩn thiết bị và thử siêu âm sản phẩm phải cùng loại. 9 Thiết lập độ nhạy của thiết bị thử 9.1 Quy định chung Việc thiết lập độ nhạy thiết bị siêu âm phải được thực hiện ở cùng các điều kiện như khi thử sản phẩm (xem 7.2 và 8). Khi thử phát hiện khuyết tật gián đoạn, đối với mỗi trường hợp, độ nhạy tương ứng phải được thiết lập để có thể dễ dàng xác định được xung phản xạ của khuyết tật mẫu nằm ngoài vùng chết có đường kính tương đương với kích thước khuyết tật loại bỏ được quy định tại Điều 12. CHÚ THÍCH 3: Các khối hiệu chuẩn dùng để thiết lập biểu đồ DGS hoặc thiết lập độ nhạy theo 9.2, 9.3, 9.4 phải có độ suy giảm năng lượng sóng siêu âm tương đương với độ suy giảm năng lượng sóng siêu âm của sản phẩm cần kiểm tra. 9.2 Thiết lập độ nhạy của thiết bị siêu âm khi thử bánh xe, đai bánh 9.2.1 Đối với các bánh xe, đai bánh xe được thử theo phương hướng trục hoặc hướng kính và đánh giá bằng phương pháp DGS, độ nhạy của thiết bị được thiết lập dựa vào biểu đồ DGS và sự xuất hiện của xung phản xạ đáy với hướng chiếu theo phương hướng trục. 9.2.2 Đối với các bánh xe, đai bánh xe được đánh giá bằng phương pháp so sánh, độ nhạy của thiết bị được thiết lập như sau: a) Khi thử theo phương hướng trục: sử dụng mẫu hiệu chuẩn như Hình 1 và mẫu chuẩn tham chiếu trong như Hình 2 (xem CHÚ THÍCH 4), (có thể chế tạo kết hợp cả 2 mẫu này trên cùng một khối); b) Khi thử theo phương hướng kính: sử dụng mẫu hiệu chuẩn như Hình 3; 10

CHÚ THÍCH 4: Trong Tiêu chuẩn này, mẫu chuẩn tham chiếu trong có nghĩa là một mẫu hiệu chuẩn có một lỗ ở mặt phản xạ đáy với vị trí, hình dạng, độ sâu và đường kính được mô tả trong Hình 2. 9.3 Thiết lập độ nhạy của thiết bị siêu âm khi thử trục bánh 9.3.1 Đối với các trục bánh được thử theo phương hướng kính và đánh giá bằng phương pháp DGS, độ nhạy của thiết bị được thiết lập dựa vào biểu đồ DGS và sự xuất hiện của xung phản xạ đáy. 9.3.2 Đối với các trục được đánh giá bằng phương pháp so sánh, phải sử dụng mẫu hiệu chuẩn như Hình 4, với hướng chiếu theo phương hướng kính để thiết lập độ nhạy của thiết bị. 9.4 Thiết lập độ nhạy của thiết bị để đánh giá độ suy giảm năng lượng sóng siêu âm của trục bánh Khi thử độ suy giảm năng lượng sóng siêu âm của trục bánh, độ nhạy của thiết bị phải được thiết lập sao cho chiều cao xung phản xạ đáy đầu tiên thu được trên trục chuẩn được chấp nhận bởi khách hàng là 90% chiều cao màn hình. 10 Dò khuyết tật 10.1 Việc thử phải được thực hiện trên từng sản phẩm. Nếu không có thỏa thuận nào khác được ghi trong đơn đặt hàng hay các tài liệu liên quan, các vị trí đã nêu trong Bảng 1, cột 10 phải được dò khuyết tật. 10.2 Khi chọn thời điểm thử, tùy vào điều kiện xử lý nhiệt phải xem xét đến khoảng thời gian có khả năng sẽ xuất hiện các khuyết tật mới sau khi thép nguội tới nhiệt độ môi trường. 10.3 Trong quá trình thử phải chú ý bổ sung chất tiếp âm để duy trì trạng thái tiếp xúc giữa đầu dò và bề mặt thử. Để đảm bảo thể tích lớn nhất của chi tiết có thể thử được bằng sóng siêu âm, đầu dò phải di chuyển sao cho phủ kín được bề mặt cần thử (xem 10.1). Bước di chuyển đầu dò phải đảm bảo có thể phát hiện ra tất cả các khuyết tật loại bỏ. 11 Đánh giá kết quả hiển thị 11.1 Đánh giá kích thước của các khuyết tật gián đoạn Khi phát hiện được xung khuyết tật, người thử phải sử dụng một trong 2 phương pháp sau để ước lượng kích thước của khuyết tật đó. a) Phương pháp DGS Phương pháp này sử dụng biểu đồ DGS để đánh giá kích thước khuyết tật. b) Phương pháp so sánh Với phương pháp này, chiều cao của xung khuyết tật được so sánh với chiều cao của xung phản xạ của một lỗ khoan đáy bằng, có đáy nằm ở vị trí ở cùng khoảng cách với khuyết tật tính từ đầu dò, đường kính của lỗ bằng với kích thước của khuyết tật loại bỏ quy định trong tiêu chuẩn nghiệm thu. Chiều cao xung mẫu được xác định từ đường cong nối các đỉnh xung phản xạ từ các lỗ có cùng đường kính nằm ở các vị trí khác nhau trong mẫu hiệu chuẩn. Nếu không có thỏa thuận hay các ý kiến tranh luận nào khác, phương pháp so sánh được hiểu là phương pháp so sánh một lỗ. 11

Với phương pháp này, độ nhạy của thiết bị được thiết lập sao cho xung khuyết tật mẫu ở vị trí cách xa đầu dò nhất chiếm 50 % chiều cao màn hình. Khi đó các khuyết tật cần loại bỏ được xác định như sau: - Trường hợp chiều cao xung lớn hơn 50 % chiều cao màn hình: không cần xét đến khoảng cách từ khuyết tật đó tới đầu dò có thể khẳng định đây chính là xung của khuyết tật cần phải loại bỏ. - Trường hợp chiều cao xung bằng 50 % chiều cao màn hình, lúc này phải xét đến vị trí của khuyết tật so với khuyết tật mẫu tính từ dầu dò để có thể quyết định chấp nhận hay loại bỏ khuyết tật đó: Nếu ở vị trí xa hơn, thì có thể khẳng định khuyết tật có kích thước lớn hơn khuyết tật mẫu hay đây chính là khuyết tật cần loại bỏ. Ngược lại nếu ở vị trí gần hơn thì khuyết tật có kích thước nhỏ hơn kích thước khuyết tật mẫu. Do đó, các bánh xe bị loại bỏ bằng phương pháp so sánh một lỗ cần phải được kiểm tra lại bằng phương pháp DGS hoặc phương pháp so sánh ba lỗ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc chấp nhận hoặc loại bỏ sản phẩm đó. 11.2 Xác định độ suy giảm năng lượng sóng siêu âm của trục bánh Độ suy giảm năng lượng sóng siêu âm được xác định bằng chiều cao của xung phản xạ đáy đầu tiên với độ nhạy của thiết bị được thiết lập như 9.4. 12 Tiêu chuẩn nghiệm thu 12.1 Thử phát hiện khuyết tật gián đoạn theo phương pháp DGS hoặc phương pháp so sánh Đối với khuyết tật trên bánh xe, đai bánh xe hoặc trên trục bánh: chiều cao xung của khuyết tật thu được phải không lớn hơn chiều cao xung của khuyết tật mẫu có cùng khoảng cách tới đầu dò với đường kính của khuyết tật là 3 mm. Trong trường hợp đặt biệt, ví dụ đối với các bánh xe chạy tốc độ cao, nếu có yêu cầu trong đơn đặt hàng thì khuyết tật mẫu được chế tạo để so sánh chỉ có đường kính 2 mm. Nếu không có thỏa thuận nào khác, khi chiều cao xung phản xạ đáy suy giảm hơn 4 db so với xung phản xạ từ đáy của mẫu hiệu chuẩn thì phải thực hiện các thử nghiệm bổ sung để đảm bảo rằng sự suy giảm không phải do ảnh hưởng của khuyết tật. CHÚ THÍCH 5: Các khuyết tật nằm trên đường tâm trục bánh ở những vị trí được thỏa thuận trong đơn đặt hàng sẽ được chấp nhận với điều kiện những khuyết tật này sẽ không ảnh hưởng tới việc kiểm tra tiếp theo được thực hiện trong quá trình sử dụng. 12.2 Độ suy giảm năng lượng sóng siêu âm Chiều cao của xung phản xạ đầu tiên thu được trên các trục thử phải bằng hoặc lớn hơn 90 % chiều cao màn hình. Ở độ nhạy kiểm tra được thiết lập, mức độ xung nhiễu ngoài phạm vi 15 % đầu tiên của trục thời gian không được vượt quá 5 % chiều cao toàn màn hình. 12

Kích thước tính bằng milimet Khoảng cách tối thiểu 100 Hình 1 Mẫu phản xạ hiệu chuẩn cho thử theo phương hướng trục của bánh xe, đai bánh xe bằng phương pháp so sánh Kích thước tính bằng milimet Góc khoan: 120 o CHÚ THÍCH: 1) Đường kính d của lỗ khoan phải được chọn sao cho độ suy giảm chiều cao xung phản xạ từ đáy lỗ so với chiều cao xung phản xạ từ đáy mẫu là 4 db Hình 2 Mẫu chuẩn tham chiếu trong cho đánh giá độ suy giảm của xung phản hồi để thử khuyết tật bánh xe, đai bánh xe bằng phương pháp so sánh 13

Kích thước tính bằng milimet Khoảng cách tối thiểu 100 Hình 3 Mẫu phản xạ hiệu chuẩn cho thử theo phương hướng kính bánh xe, đai bánh xe bằng phương pháp so sánh Kích thước tính bằng milimet Góc khoan: 120 o CHÚ THÍCH: 1) Đường kính d của lỗ khoan phải được chọn sao cho độ suy giảm chiều cao xung phản xạ từ đáy lỗ so với chiều cao xung phản xạ từ đáy mẫu hiệu chuẩn là 4 db Hình 4 Mẫu hiệu chuẩn cho thử trục bánh bằng phương pháp so sánh 14