TC so 6_2015

Tài liệu tương tự
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HẠ ÁP ÍCH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ I Nguyễn Nhược Kim, Lại Thanh Hiền, Trần Thị Hải Vân Trường

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

BIẾN CHỨNG TẠI CHỔ SAU RÚT ỐNG THÔNG ĐỘNG MẠCH Ở BN CHỤP-CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BV TIM MẠCH AN GIANG CNĐD Trần Quốc Dũng, CNĐD Nguyễn Hoài Nam

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Microsoft Word - The duc khicong - tieng Viet.docx

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1. Thực hiện giao tiếp với người bệnh, thôn

Microsoft Word - 11_Phep_Hoi_Xuan doc

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RUNG GIẬT NHÃN CẦU BẨM SINH CÓ HÃM LỆCH BÊN Nguyễn Đức Anh Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm đ

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

NHỮNG HOẠT ĐỘNG

Phong thủy thực dụng

THỂ DỤC KHÍ CÔNG HOÀNG HẠC I. Đại Cương A. Khí: Khí là một chất vô hình ở khắp mọi nơi, trong vũ trụ và cơ thể con người. Khí ở ngoài vũ trụ gọi là ng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

PHÂN LOẠI ĐAU SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

No tile


Final Giới bổn Tiếp Hiện tân tu edited in March 2012

Document

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG MWE 210G Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ sách hướng dẫn để tiện việc tham khảo về sau. 1

Microsoft Word nhandienkhicongvabenhtimmach.doc

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

Thien yen lang.doc

LÔØI TÖÏA

quytrinhhoccotuong

THIẾT BỊ HỖ TRỢ TẬP BÓNG BÀN TỰ CHẾ *-*-*-*-* HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BẮN BÓNG BÀN HIEPASC Homemade ( Có kèm tài liệu chi tiết cấu tạo máy ) Thiết bị đư

Document

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

CHƯƠNG 1

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

Document

Print

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

T¹p chý y - d îc häc qu n sù sè chuyªn Ò ngo¹i bông-2018 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN KÍCH THƯỚC LỚN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Microsoft Word - TOMTT~1.DOC

MINUET 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VI Issue 13 03/ with people in mind

DHS: Ban Hỗ trợ Trẻ em, Người lớn và Gia đình Những việc quý vị có thể làm đối với trường hợp ngược đãi trẻ em

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ T

No tile

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TR

CUỘC THI QUỐC GIA LÁI XE SINH THÁI TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU LẦN THỨ 31

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

Microsoft Word - QUY TAC DU LI?CH QUÔ´C TÊ´–2011.doc

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - Câu chuy?n dông y - T?p 3b B?nh cao áp huy?t.doc

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

1

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

QUY TẮC VÀ ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỖN HỢP CHI TRẢ TIỀN MẶT ĐỊNH KỲ (Ban hành kèm theo Công văn số 16480/BTC-QLBH ngày 06/12/2017 của Bộ Tài chín

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Document

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ H TH T NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TRONG CHẬU H NG NHỎ TÓM TẮT Nguy

1 P a g e Bệnh ơi, Ta Chào Mi _ Tibu Chú ý: Đường cực kỳ trơn trợt, xin bà con rà thắng, đọc chầm chậm... Cám ơn bà con. Về tâm lý chữa tâm bệnh... TL

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

RHCO1 ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỔ TRỢ BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÓNG PHÍ ĐỊNH KỲ (Được phê chuẩn theo Công văn số 16678/BTC-QLBH ngày 22 tháng 11

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

Microsoft Word Dieu khoan cham soc suc khoe khau tru chi phi bao hiem rui ro - print

NỘI DUNG PHẦN I - BẢNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM 2-4 PHẦN II - ĐỊNH NGHĨA 5-9 PHẦN III - PHẠM VI BẢO HIỂM 10 A. Hỗ Trợ Y Tế 10 Quyền Lợi 1 - Chi Phí Y Tế Bao

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

Table of Contents Lời nói đầu Chương 1 - Cha mẹ trở về với tuổi thơ Phân công công việc của cha mẹ Cha mẹ cũng từng là trẻ con Lời kết Chương 2 - Thế

Ca lâm sàng: Thai kỳ và bệnh van tim Bs Huỳnh Thanh Kiều PSG.TS Phạm Nguyễn Vinh Bệnh nhân nữ 18 tuổi, PARA I, mang thai con lần 1, thai 37 tuần. Bệnh

Ngũ Minh Pháp

Document

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Microsoft Word - cankhontuyetphap25.doc

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Ai baûo veà höu laø khoå

Thảo luận nhóm về các lựa chọn sinh con Thảo luận nhóm về các lựa chọn sinh con Bởi: Voer Cpas Thảo luận nhóm về các lựa chọn sinh con Người hướng dẫn

CHƯƠNG 4

Ngày in : 16/09/ :18:22 Chiều , Phiên bản. D Ngày có hiệu lực : 16/09/2016 1:06:00 Chiều

Bản ghi:

HIỆU QUẢ KẾT HỢP GƯƠNG TRỊ LIỆU TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG BÀN TAY TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO Vũ Thị Tâm 1, Nguyễn Thị Kim Liên 2 1 Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kết hợp gương trị liệu trong phục hồi chức năng bàn tay ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não. 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là nhồi máu não được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng, dùng thang điểm của Carr J.H và Shepherd R.B về vận động để đánh giá chức năng vận động bàn tay liệt và về mức độ khéo léo để đánh giá chức năng khéo léo bàn tay liệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy chức năng vận động bàn tay liệt sau 1 tháng, ở nhóm can thiệp mức 4 đạt 46,7%, mức 5 đạt 16,6%, nhóm chứng mức 4 đạt 6,7% và không có bệnh nhân đạt mức 5 (p < 0,05). Sau 3 tháng ở nhóm can thiệp mức 5 đạt 33,4%, mức 6 đạt 20%, nhóm chứng mức 5 đạt 16,6%, không có bệnh nhân đạt mức 6 (p < 0,05). Chức năng khéo léo sau 1 tháng, ở nhóm can thiệp mức 4 đạt 13,35%, nhóm chứng 3,35% (p > 0,05). Sau 3 tháng, ở nhóm can thiệp mức 4 đạt 20%, mức 5 đạt 6,7%, nhóm chứng không có bệnh nhân đạt mức 4 và mức 5 (p < 0,05). Hiệu quả phục hồichức năng bàn tay nhóm ứng dụng gương trị liệu có cải thiện rõ rệt về chức năng bàn tay liệt so với nhóm chứng. Trong đó, chức năng vận động tay liệt tăng lên rõ rệt sau 1, 3 tháng với độ tin cậy trên 95% (p < 0,05). Chức năng khéo léo bàn tay được cải thiện rõ sau 3 tháng với độ tin cậy trên 95% (p < 0,05). Từ khóa: bàn tay, tai biến mạch máu não, nhồi máu não, gương trị liệu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não là một vấn đề thời sự cấp thiết của y học. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tai biến mạch máu não mắc mới hàng năm vào khoảng 700.000 đến 750.000 người, tử vong vào khoảng 130.000 người. Bệnh gây tiêu tốn chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở nhóm bệnh nhân này lên đến 70 tỷ đôla Mỹ mỗi năm [1]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ tàn tật cao nhất. Hiện có 486.400 người bị mất sức lao động, tàn tật do tai biến. Sau tai biến mạch máu não để lại rất nhiều di chứng nặng nề đặc biệt là di chứng về vận động làm ảnh hưởng đến chất lượng Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Kim Liên, Bộ môn Phục hồi chức năng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: lienrehab@yahoo.com Ngày nhận: 29/9/2015 Ngày được chấp thuận: 25/12/2015 cuộc sống của bệnh nhân. Theo thống kê của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội (2005) cả nước có khoảng 5,3 triệu người tàn tật, khuyết tật vận động là cao nhất chiếm tỷ lệ 51,9% [2]. Trong đó di chứng làm giảm và mất vận động của chi trên chiếm tỉ lệ lớn. Theo nghiên cứu của Desrosiers (2006) các di chứng ở chi trên và bàn tay chiếm 69% [3]. Chính vì vậy, cải thiện chức năng vận động của chi trên và bàn tay là mục tiêu hàng đầu trong phục hồi chức năng sau đột quỵ. Phương pháp gương trị liệu là một phương pháp đã được áp dụng trên Thế giới và đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chức năng bàn tay [4-6] Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả phối hợp gương trị liệu trong phục hồi 80 TCNCYH 98 (6) - 2015

chức năng vận động bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người ở giai đoạn hồi phục do nhồi máu não. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Nghiên cứu 60 bệnh nhân được chẩn đoán là tai biến nhồi máu não có kết luận trên phim MRI, sau khi được khám, đánh giá có giảm chức năng bàn tay bên liệt tại Trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2013 đến 9/2014. - Tiêu chuẩn lựa chọn Liệt nửa người do tai biến nhồi máu não lần đầu tiên, có thể giao tiếp được. Bệnh nhân không bị rối loạn nhận thức, có giảm chức năng của chi trên bên liệt nhưng nâng được vai và ngửa được cổ tay: điểm Fugl - Meyer Arm Test từ 10 điểm trở lên. - Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có bệnh khớp cổ tay, bàn ngón tay, hoặc chấn thương khớp cổ tay, bàn ngón tay trước khi nhồi máu não, phụ nữ có thai. 2. Phương pháp 2.1. Thiết kế nghiên cứu Bằng phương pháp nghiên cứu dọc, can thiệp có đối chứng. So sánh hiệu quả điều trị sau 1 và 3 tháng. 60 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, tiến hành bốc thăm xem bệnh nhân thuộc nhóm 1 và nhóm 2 (mỗi nhóm có 30 bệnh nhân). Nhóm 1 (nhóm can thiệp): Được phục hồi chức năng bằng biện pháp: liệu pháp gương, đặt tư thế đúng, tập vận động và hoạt động trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng. Nhóm 2 (nhóm chứng): Được phục hồi chức năng bằng biện pháp: đặt tư thế đúng, tập vận động, hoạt động trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng. 2.2. Cách đánh giá - Lượng giá chức năng vận động bàn tay liệt: bảng đánh giá vận động bệnh nhân tai biến mạch máu não (Carr J.H và Shepherd R.B). Tiến hành xác định mức độ thực hiện vận động ở mức khó tăng dần trong bảng từ 0-6 điểm. Trong đó mức 0 là chức năng vận động bàn tay kém nhất và mức 6 là chức năng vận động bàn tay tốt nhất [7]. - Xác định chức năng khéo léo của bàn tay: bảng đánh giá của Carr J.H và Shepherd R.B. Xác định mức độ thực hiện chức năng khéo léo bàn tay ở mức khó tăng dần trong bảng từ 0-6 điểm. Trong đó mức 0 là chức năng khéo léo bàn tay kém nhất và mức 6 là chức năng khéo léo bàn tay tốt nhất [7]. 2.3. Quy trình tập luyện phục hồi chức năng Nội dung các bài tập chung cho nhóm can thiệp và nhóm chứng Người điều trị hướng dẫn bệnh nhân luyện tập, đặt tư thế vai, tay liệt đúng. Các bài tập vận động cho tay liệt ở các tư thế nằm, ngồi, đứng với sự trợ giúp của tay lành. Tập phòng co rút khớp vai. Tập xoay ngửa cẳng tay, tập duỗi cổ tay và nghiêng quay trong vị thế ngồi. Tập dồn trọng lượng lên tay liệt. Tập chức năng bàn tay liệt: tập gấp duỗi, dang khép các ngón, đối chiếu ngón cái với ngón khác, tập nắm và buông đồ vật Tập luyện các chức năng sinh hoạt hàng ngày: cách mặc và cởi quần áo, đánh răng, rửa mặt chải đầu, cách tự xúc ăn, đi vệ sinh...các bài tập được tiến hành trong thời gian 60 phút/ngày, 5 ngày/ tuần, trong 3 tháng. Tiến hành can thiệp liệu pháp gương cho nhóm can thiệp * Phương tiện điều trị: Hộp gương có kích thước 40 x 40cm, bóng mềm. Can thiệp trong thời gian 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, trong 3 tháng. Người điều trị hướng dẫn để tay lành TCNCYH 98 (6) - 2015 81

của bệnh nhân sẽ được đặt đối diện với gương. Tay liệt đặt phía đằng sau gương. Trong suốt thời gian tập, bệnh nhân sẽ quan sát cử động của tay lành qua gương, luôn tưởng tượng tay cử động trong gương chính là tay liệt. Đồng thời, cố gắng cử động tay liệt theo tay lành mặc dù trên thực tế tay liệt chỉ cử động được rất ít. Các bài tập cho bàn tay và cổ tay như sau: Thực hiện các cử động bình thường của bàn tay như gập duỗi, dang khép các ngón tay, đối chiếu ngón cái với các ngón tay khác. Các cử động cổ tay như gập duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay cổ tay. Tăng sức mạnh bàn tay như bóng cao su hoặc miếng mút. 3. Xử lý số liệu Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phần mềm SPSS 16.0. 4. Đạo đức nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi luôn đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, áp dụng các nguyên lý và đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu. - Với bệnh nhân tham gia nghiên cứu: thái độ tôn trọng, đặt phẩm giá và sức khỏe của đối tượng lên trên mục đích nghiên cứu, đảm bảo các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được giữ bí mật. - Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng và bệnh nhân không gây hại và tạo công bằng cho tất cả bệnh nhân. Tất cả gia đình bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được thông báo, giải thích rõ ràng về mục đích, yêu cầu của nghiên cứu và họ tự nguyện tham gia nghiên cứu. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 1.1. Tuổi: độ tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất (40%). Tuổi trung bình là 65,3 ± 10,7; tuổi thấp nhất là 25; tuổi cao nhất là 86. 1.2. Giới: giới nam chiếm 65%, giới nữ chiếm 35%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,85/1. 2. Kết quả phục hồi chức năng vận động bàn tay liệt * Kết quả vận động tay liệt sau 1 tháng điều trị Biểu đồ 1. Kết quả vận động tay liệt sau 1 tháng điều trị Không có bệnh nhân mức 6 ở 2 nhóm. Nhóm can thiệp mức 5 có 5 bệnh nhân (16,6%). Nhóm chứng không có bệnh nhân mức 5. Khác biệt về vận động tay liệt sau 1 tháng giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. 82 TCNCYH 98 (6) - 2015

* Kết quả vận động tay liệt sau 3 tháng điều trị Biểu đồ 2. Kết quả vận động tay liệt sau 3 tháng điều trị Có sự tăng lên rõ rệt về mức vận động tay liệt ở cả hai nhóm. Nhóm chứng mức 3 chiếm tỉ lệ cao 46,7%, nhóm can thiệp mức 5 chiếm tỉ lệ cao nhất 33,4%. Sự khác biệt về kết quả này là có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. 3. Kết quả phục hồi chức năng về mức độ khéo léo bàn tay liệt * Kết quả chức năng khéo léo bàn tay liệt sau 1 tháng Biểu đồ 3. Kết quả chức năng khéo léo bàn tay liệt sau 1 tháng Sau 1 tháng, mức 0 và mức 1 ở nhóm can thiệp giảm hơn lúc vào. Mức 2 tăng hơn chiếm 23,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. * Kết quả chức năng khéo léo bàn tay liệt sau 3 tháng Biểu đồ 4. Kết quả chức năng khéo léo bàn tay liệt sau 3 tháng TCNCYH 98 (6) - 2015 83

Sau 3 tháng chức năng khéo léo bàn tay liệt được cải thiện. Nhóm can thiệp có 26,7% ở mức 4,5. Nhóm chứng không có bệnh nhân nào ở mức 4,5. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu 60 bệnh nhân có 39 nam (65%), 21 nữ (35%), tỷ lệ nam/nữ 1,85/1. Bệnh gặp nhiều ở độ tuổi 60-69 (40%). Tuổi trung bình 65,3, tuổi thấp nhất 25, tuổi cao nhất 86. Nguyễn Thị Kim Liên (2011) tuổi 45 trở lên chiếm 94%, tuổi trung bình 59,2; nam/ nữ 2,5/1. Nhìn chung các tác giả thống nhất tai biến gặp ở nam nhiều hơn nữ. Kết quả nghiên cứu hiệu quả phục hồi chức năng vận động bàn tay bằng kết hợp phương pháp gương trị liệu cho thấy: - Khi vào viện, phần lớn vận động bàn tay ở mức 2,3. Không có bệnh nhân ở mức 0; 1 và mức 5,6. Sau 1 tháng, nhóm can thiệp không có bệnh nhân mức 1, có 6,7% ở mức 2 giảm hơn rất nhiều so với lúc vào viện. Có sự gia tăng rõ rệt ở mức 4 (46,7%) và mức 5 (16,6%), nhóm chứng thì mức 4 rất thấp 6,7%, không có mức 5. Điều này cho thấy có sự tiến bộ về chức năng vận động bàn tay của hai nhóm sau 1 tháng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả sau 1 tháng của chúng tôi phù hợp với Yavuzer (2008) trên 40 bệnh nhân chia làm 2 nhóm, một tập với phương pháp gương trong 1 tháng tại viện, 6 tháng tại gia đình, 30 phút một lần tập, 5 ngày/ tuần. Kết quả có sự tiến bộ về chức năng vận động bàn tay ở nhóm dùng gương trị liệu qua thang điểm FMI [5]. Stevens dùng phương pháp gương cho bệnh nhân đột quỵ giai đoạn mạn tính cho thấy có sự gia tăng thang điểm Fugl Meyal từ 34 điểm lúc vào tăng lên 44 điểm sau 1 tháng [8]. Trần Việt Hà (2013) cho thấy có sự cải thiện rõ rệt ở nhóm can thiệp khi điều trị theo chương trình GRASP là chương trình luyện tập bổ sung vận động chi trên có chọn lọc bằng các bài tập được nhắc lại ở bệnh nhân tai biến mạch máu não thì mức vận động khá chiếm tỷ lệ cao 66,7%. Nhóm chứng thì mức trung bình chiếm tỉ lệ cao 63,3%. Tuy nhiên, kết quả chúng tôi khác với Lê Huy Cường, Vũ Thị Kim Thanh (2012) đều cho thấy mức chênh lệch về vận động bàn tay trong 1 tháng là không đáng kể (p > 0,05). Sự khác biệt là do ngoài việc tập luyện phục hồi chức năng cho 2 nhóm bằng các phương pháp chung như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, thì nhóm can thiệp chúng tôi còn sử dụng thêm phương pháp gương. Phương pháp gương có tác dụng làm phục hồi và tăng cường hoạt động của vỏ não chi phối vận động của bên liệt thông qua các hình ảnh vận động chức năng và kích thích sự hoạt động tế bào thần kinh gương soi giúp phục hồi vận động tay liệt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh phương pháp gương làm tăng hiệu quả của các phương pháp khác. - Sau 3 tháng ở nhóm can thiệp không có bệnh nhân mức 2, còn mức 3 và mức 4 có 46,6%, mức 5 có 33,4%, mức 6 có 20%. Còn nhóm chứng mức 2 có 16,7%, chủ yếu ở mức 3 có 46,7%, mức 5 có 16,6% và không có bệnh nhân mức 6. Sự chênh lệch giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Nguyễn Thị Kim Liên thấy mức độ vận động của nhóm can thiệp tăng nhanh sau 3 tháng độ tin cậy trên 99%. Vũ Thị Kim Thanh cho thấy vận động bàn tay ở mức tốt chiếm 32,6%, mức kém chiếm 22,1%. Hầu hết các báo cáo đều cho thấy khả năng phục hồi chức năng của chi trên và bàn tay diễn ra nhanh nhất trong vòng 3 tháng đầu. Harris nghiên cứu 258 bệnh nhân được tập luyện trong vòng 1 đến 79 ngày sau đột quỵ cho thấy kết quả phục hồi chức năng của tay liệt cao [9]. Sở dĩ nghiên 84 TCNCYH 98 (6) - 2015

cứu có sự cải thiện sau 3 tháng bởi vì bệnh nhân khi nằm viện được hướng dẫn và tập luyện thành thạo các bài tập. Khi ra viện, tiếp tục tự tập luyện với gương theo hướng dẫn. Các bài tập dễ thực hành, dụng cụ gương đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ có 20% ở mức 6 là mức vận động tốt nhất. Cho thấy cần có những nghiên cứu sâu hơn, thời gian kéo dài để phục hồi bàn tay cho bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu hiệu quả phục hồi chức năng mức độ khéo léo bàn tay bằng kết hợp gương trị liệu chohấy: - Phần lớn bệnh nhân hai nhóm đều ở mức 0;1. Mức 2 có 8,3%, mức 3 có 3,3%. Sau 1 tháng hầu hết ở mức 1; 2 (78,4%), mức 3 tăng ít (6,7%). Mức 4 có 1,7% so với lúc vào viện không có bệnh nhân ở mức 4. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Sau 3 tháng có sự tiến bộ về chức năng khéo léo. Sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê. Mức độ khéo léo của bàn tay đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều cơ và sự phối hợp của các khớp bàn ngón tay. Khi chức năng vận động của bàn tay không thực hiện được thì không thể thực hiện được các động tác khéo léo của bàn tay. Chính vì vậy mà sự phục hồi về mức độ khéo léo của bàn tay bao giờ cũng diễn ra muộn hơn so với mức độ vận động của bàn tay. Nguyễn Thị Kim Liên thấy mức độ khéo léo của nhóm can thiệp tăng sau 1; 3 tháng. Cao Minh Châu nhận thấy rằng hoạt động tinh vi, khéo léo vẫn chưa được cải thiện. Trần Việt Hà cho thấy có sự tiến triển về mức độ khéo léo rõ rệt sau 3 tháng bằng kết hợp với chương trình GRASP. Thật vậy, nghiên cứu chúng tôi sử dụng các bài tập tăng cường vận động tinh như tập đối ngón cái, tập bóp bóng hoặc bóp mút xốp, tập lăn bóng, tập dang khép các ngón tay ở tay lành. Khi bệnh nhân tập luyện quan sát qua gương đã tạo ra các hình ảnh chức năng được ghi nhớ vận động đó tại vỏ não vận động, tiền vận động, kích thích các tế bào thần kinh gương soi bắt chước lại các động tác đó để phục hồi mức độ khéo léo của tay liệt. Hơn nữa, việc luyện tập bằng gương rất đơn giản, dễ áp dụng nên sau thời gian điều trị tại viện bệnh nhân tiếp tục luyện tập tại nhà. Thang điểm Carr J.H và Shepherd R.B thì mức 4,5,6 là những mức đòi hỏi độ khéo léo tinh tế cao, thì nghiên cứu chúng tôi mức 4;5 chỉ chiếm 10% và không có bệnh nhân đạt mức 6. Kết quả này hơi thấp hơn so với nghiên cứu Trần Việt Hà khi có 73,3% mức 4,5, 23,3% mức 6. Có thể do tỷ lệ tuổi cao 60-69, trên 70 tuổi của chúng tôi chiếm tỷ lệ lớn 76,7%, trong khi đó yêu cầu bắt buộc của phương pháp gương là tập trung quan sát các cử động của tay lành trong gương, để vận động tay lành, đồng thời phải tưởng tượng tay cử động trong gương là tay lành, bên cạnh đó phải cố gắng vận động tay liệt theo tay lành. Số lượng lớn bệnh nhân cao tuổi, khả năng tập trung kém, áp lực tâm lý, có thể là nguyên nhân làm hiệu quả phục hồi mức độ khéo léo của bàn tay không đạt được ở mức cao nhất. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh tuổi càng cao thì mức độ hồi phục càng chậm, đặc biệt là mức khéo léo của bàn tay. V. KẾT LUẬN Kết quả phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não kết hợp phương pháp gương trị liệu trên 60 bệnh nhân như sau: - Tuổi hay gặp nhồi máu não là trên 60 tuổi, có 46 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 76,7%. Tuổi trung bình là 65,3 ± 10,7. Tỷ lệ nam/nữ là 1,85/1. - Chức năng vận động bàn tay liệt cải thiện rõ rệt sau 1, 3 tháng can thiệp với gương trị liệu. TCNCYH 98 (6) - 2015 85

- Chức năng khéo léo bàn tay liệt cải thiện rõ rệt sau 3 tháng can thiệp và chức năng khéo léo bàn tay liệt phục hồi chậm sau 1 tháng can thiệp. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai và tập thể các bác sỹ, cán bộ nhân viên của Trung tâm đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu này, đặc biệt trong việc lấy mẫu và thu thập số liệu nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2008). Tai biến mạch máu não. Nhà xuất bản Y học, 29-47. 2. Trần Văn Chương (2010). Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 574-603. 3. Desrosiers.J (2006). Predictors of long term participation after stroke. Disabil. Rehabil, 28, 221-230. 4. Altschuler EL, Wisdom SB, Foster C et al (1999). Rehabilitation of hemiparesis after stroke with a mirror. The Lancet, 353, 2035-2036. 5. Yavuzer G, Selles R, Sezer N et al (2008). Mirror therapy improves hand function in subacute stroke: a randomized con-trolled trial. Arch Phys Med Rehabil (89), 393-398. 6. Michielsen ME (2011). Motor recovery and cortical reorganization after mirror therapy in chronic stroke patients: a phase II randomized controlled trial. Neurorehabilitation & Neural Repair, 25, 223-233. 7. Carr J. H, Shepherd R. B (1985). Investigation of a new motor assessment scale for stroke patient. Phys Ther, (65), 175-180. 8. Stevens JA,Stoykov ME (2003). Using motor imagery in the rehabilitation of hemiparesis. Arch Phys Med Rehabil, 84, 1090-1092. 9. Harris J.E (2009). A self - administered graded repetitive arm supplementary program improves arm funtion during inpatient stroke rehabilititation: a multi - site randomized controlled trial. Stroke, 40, 2123-2128. Summary THE EFFECT OF COMBINATION OF MIRROR THERAPY IN REHABILITATION FOR HAND MOTOR FUNTION IN PATIENTS WITH HEMIPLEGIA DUE TO CEREBRAL INFARTION This study assesses the effect of combination of mirror therapy for rehabilitation of the hands in patients with hemiplegia due to cerebral infarction. 60 patients diagnosed as cerebral infarction were divided into 2 groups. Motor Assessment Scale of JH Carr an, RB Shepherd was used to assess motor function of hands and the ingenious function of paralyzed hands. Motor function of paralyzed hands after 1 month in intervention group with level 4 was 46.7% and level 5 was 16.6%. Motor function of hands and their ingenious function in non - intervention group with level 4 was 6.7% and no patient in level 5 (p < 0,05). After 3 month, in intervention group with level 5 was 33.4%, level 6 was 20%, and in non-intervention group with level 5 was 16.6%, and no pa- 86 TCNCYH 98 (6) - 2015

tient in level 6 (p < 0.05). The ingenious function of paralyzed hands after 1 month in the intervention group with level 4 was 13.35%, and in the non-intervention group level 4 was 3.35% (p < 0.05). Three (3) months later, the ingenious function of paralyzed hands of patients in the intervention group with level 4 was 20%, and level 5 was 6,7%. Comparatively, there were no hand functional recovery found after 3 months in the non-intervention group (p < 0.05). In conclusion, motor function of paralyzed hands improved remarkably after 1 and 3 months of intervention with reliability 95% (p < 0.05). The function ingenious of paralyzed hands improved remarkably after 3 months of intervention with reliability 95% (p < 0.05) Keywords: hand, cerebral vascular accident, cerebral infarction, mirror therapy TCNCYH 98 (6) - 2015 87