Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019 TÌNH HÌNH LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO, THAM GIA CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CHẤT LƯỢ

Tài liệu tương tự
J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG * LƢU THỊ KIM OANH HIỆU QUẢ CAN THIỆP THAY ĐỔI KIẾN

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Microsoft Word HC chuyen hoa_dot quy

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA Y DƯỢC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc THÔNG BÁO CÔNG KHAI CAM KẾT CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH DƯỢC HỌC,

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 37 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN T

Microsoft Word - 15-KTXH-VO HONG TU( )

5/19/2019 Tiến hành nghiên cứu cắt ngang tại bệnh viện (How to conduct a hospital-based cross sectional survey: sharing experiences) BS Võ Tuấn Khoa K

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Journal of Science 2015, Vol. 5 (1), An Giang University KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hoàng Thế Nhật 1 1 ThS

KHOA HỌC CÔNG NGHÊ KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ TÓM TẮT Trần Thị Thu Hương Trường Đại học Cô

Luận văn tốt nghiệp

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

NguyenThiThao3B

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

CHUYEN NGANH XA HOI HOC.xls

QT04041_TranVanHung4B.docx

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Xã hội học số 2(54) 1996

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

Microsoft Word - Bai 4. GS.Tran Thi Minh Duc _ban cuoi _.doc

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH: VƯƠN TỚI NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA MỘT NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Phạm Duy Nghĩa Phần viết dưới đây giải thích các kênh thiết

BLUEPRINT BÀI THẢO LUẬN NHÓM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Luật kinh doanh bất động sản

TRUNG TÂM KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT TRIỂN Bản tin Tháng 07 năm 2018 LỜI NÓI ĐẦU Được thành lập vào 03/12/2005, dưới sự hỗ trợ ban đầu của Quỹ Ford, Trung tâm

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Successful Christian Living

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIÁO PHẬN VỀ VIỆC CỬ HÀNH GIỜ CHẦU THÁNH THỂ THEO SÁNG KIẾN 24 GIỜ CHO CHÚA MÙA CHAY 2019 Thanh Hoá, ngày 19 tháng 03 năm 2019

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER SỐ 05 ( )

CT02008_NguyenThiHauK2CT.docx

Mức độ stress trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế Bởi: Học Viện Tài Chính Khái niệm phát triển và tăng trưởng kinh t

Translation and Cross-Cultural Adaptation of the Vietnamese Version of the Hip Dysfunction and Osteoarthritis Outcome Score (HOOS) Adams CL 1, Leung A

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

L P M C TIÊU 12 nguyên tắc vàng Bạn thân mến, Thật vui mừng vì bạn là một người có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình, có

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Số 54 (7.037) Thứ Sáu, ngày 23/2/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ T

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC TẠI TDTU NĂM 2019 Điều 4. Quyền của sinh viên: TRÍCH QUI CHẾ CÔNG TÁC SINH VIÊN 1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đ

LUẬT XÂY DỰNG

Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o

DHS: Ban Hỗ trợ Trẻ em, Người lớn và Gia đình Những việc quý vị có thể làm đối với trường hợp ngược đãi trẻ em

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

NguyenThanhLong[1]

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

19 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO ĐỂ CẢI THIỆN CÁC MỐI QUAN HỆ Hoàng Minh Phú* TÓM TẮT Những lời răn dạy của Phật giáo đã đóng góp ý nghĩa to lớn cho xã

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

Annex 31 Template Mission Report

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

tomtatluanvan.doc

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM HUYỆN ỦY LÝ NHÂN * Số CV/HU V/v triệu tập dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, n

Layout 1

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

Microsoft Word - TrilydothiVw139.docx


TC so 6_2015

Phụ lục

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được cô

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

1

BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Thông tin chung về trường

Microsoft Word - Noi dung tom tat

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN Tập 126, Số 5D, 2017, Tr ; DOI: /hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Bản ghi:

TÌNH HÌNH LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO, THAM GIA CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG TRƯỜNG AN, THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2016 Đoàn Vương Diễm Khánh, Hồ Ngọc Minh Châu, Ngô Thị Vân, Phan Thị Bảo Nga, Nguyễn Thị Hồng Phấn Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nên chất lượng cuộc sống của người cao tuổi là vấn đề rất được quan tâm. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người cao tuổi, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là ảnh hưởng của việc tham gia luyện tập thể dục thể thao, công tác xã hội đến CLCS người cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu về tình hình luyện tập thể dục thể thao, tham gia công tác xã hội và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại phường Trường An, thành phố Huế năm 2016. Mục tiêu: (1) Mô tả tình hình tham gia rèn luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh TT Huế. (2) Xác định mối liên quan giữa tình hình luyện tập thể dục thể thao, tình hình tham gia các hoạt động xã hội và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 420 người 60 tuổi ở phường Trường An, thành phố Huế năm 2016. Sử dụng bộ công cụ SF36 để đánh giá CLCS người cao tuổi. Kết quả: Tỷ lệ người cao tuổi có tham gia luyện tập thể dục thể thao chiếm 66,0%. 49,0% người có thói quen tham gia công tác xã hội. Đa số NCT có điểm chất lượng cuộc sống ở 3 lĩnh vực sức khỏe (SK thể chất, SK tinh thần và SK chung) ở mức trung bình khá (lần lượt là 56,0; 60,7 và 60,8). mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc luyện tập thể dục thể thao, tham gia công tác xã hội với CLCS người cao tuồi. Kết luận: Tỷ lệ tham gia luyện tập thể dục thể thao và công tác xã hội của người cao tuổi chưa cao. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của NCT trên địa bàn nghiên cứu chưa thực sự cao. Tìm thấy mối liên quan giữa việc tham gia luyện tập TDTT và công tác xã hội với chất lượng cuộc sống người cao tuổi. Từ khóa: Thể dục thể thao, công tác xã hội, chất lượng cuộc sống, người cao tuổi Abstract PHYSICAL, SOCIAL ACTIVITIES AND QUALITY OF LIFE OF THE ELDERLY LIVING IN TRUONG AN WARD, HUE CITY IN 2016 Doan Vuong Diem Khanh, Ho Ngoc Minh Chau, Ngo Thi Van, Phan Thi Bao Nga, Nguyen Thi Hong Phan Faculty of Publich Health, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University Background: Vietnam is entering the stage of aging population; as a result, the quality of life (QOL) of the elderly is really a matter of concern. There is a great deal of research on the quality of life of the elderly while Vietnam witnesses a lack of research on this topic, especially on how physical and social activities have impact on QOL of the elderly. Objectives: (1) To describe the situation of participation in physical, social activities and QOL of the elderly residing in Truong An Ward, Hue city. (2) To examine the association between physical, social activities and QOL among participants. Methodology: This study used cross-sectional study design. A total sample of 420 people aged 60 and above in Truong An Ward, Hue city were interviewd. The SF36 was used to measure the QOL of participants. Results: Percentage of the elderly taking part in physical activity were 66%. 49% reported having the habit of taking part in social activities. The majority of the elderly get their QOL level in three health fields, namely physical, mental and general health at above average. (56.0, 60.7 and 60.8 respectively). There were significant associations between physical activities, social activities and QOL among participants. Conclusion: The percentage of the elderly taking part in physical and social activities were still low. Besides, QOL of the elderly at the research location was not really high. It s important to encourage the elderly taking part in physical and social activities to improve their quality of life. Key words: Physical activities, social activities, QOL, the elderly Địa chỉ liên hệ: Đoàn Vương Diễm Khánh, email: diemkhanh1972@gmail.com Ngày nhận bài: 28/11/2018, Ngày đồng ý đăng: 15/1/2019; Ngày xuất bản: 25/4/2019 60

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và hệ thống chăm sóc y tế, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của con người đang ngày một tăng cao, điều này có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tất cả các khía cạnh của xã hội. Hiện nay trên thế giới cứ chín người có một người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên là cứ năm người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên. Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới có hơn 30% dân số từ 60 tuổi trở lên, nhưng dự kiến đến năm 2050, sẽ có 64 quốc gia có số người cao tuổi chiếm hơn 30% tổng dân số quốc gia [6]. Với sự thay đổi này số lượng người cao tuổi đang tăng lên trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 2014 đã đạt 73,2 tuổi và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,2% [8]. Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, nước nào có số người từ 60 tuổi trở lên vượt quá 10% tổng số dân được coi là nước bước vào giai đoạn già hóa dân số [6]. Như vậy Việt Nam đã bước vào ngưỡng cửa của giai đoạn già hóa dân số. Với tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang tăng nhanh như hiện nay thì có nhiều câu hỏi và thách thức đặt ra cần giải quyết. Tuy tuổi thọ trung bình của Việt Nam cao hơn nhiều nước có cùng thu nhập nhưng chất lượng dân số còn ở mức trung bình thấp. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2015 là 0,666, xếp thứ 116 trên tổng số 188 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc chỉ số phát triển trung bình [7]. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, tuy nhiên tại Việt Nam cho đến nay có rất ít nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực này. Để góp phần vào công tác cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: Tình hình luyện tập thể dục thể thao, tham gia công tác xã hội và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại phường Trường An, thành phố Huế năm 2016 với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả tình hình tham gia rèn luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh TT Huế. 2. Xác định mối liên quan giữa tình hình luyện tập thể dục thể thao, tình hình tham gia các hoạt động xã hội và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là người từ 60 tuổi trở lên, đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại phường Trường An thuộc thành phố Huế tại thời điểm nghiên cứu. 2. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. (1-p)p Cỡ mẫu: n =Z 2 (1-α/2) d 2 Trong đó Z (1-α/2) = 1,96, p = 0,5, d = 0,05 Cộng với 10% đề phòng những trường hợp phiếu điều tra không đạt, được cỡ mẫu cuối cùng là 420 người cao tuổi. Chọn mẫu : Chọn mẫu nhiều giai đoạn. Giai đoạn 1: chọn ngẫu nhiên 10 tổ trong 19 tổ đưa vào nghiên cứu Giai đoạn 2: lập danh sách người cao tuổi của 10 tổ được chọn Giai đoạn 3: chọn ngẫu nhiên số người cao tuổi trong 10 tổ đưa vào nghiên cứu bằng cách dùng bảng số ngẫu nhiên Thu thập thông tin: Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người cao tuổi với bộ câu hỏi phát triển sẵn, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống (FS-36) với 36 câu hỏi được chia làm 8 lĩnh vực sức khỏe: hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn, tự đánh giá sức khỏe, cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, các giới hạn tâm lý và đánh giá tinh thần.[13] Phân tích số liệu: Số liệu thu thập được sử lý theo chương trình phần mềm thống kê cơ bản phần mền EXCEL 2010, SPSS 16.5, EPIDATA. Điểm chất lượng cuộc sống được tính bằng điểm trung bình của các lĩnh vực sức khỏe và điểm trung bình của các tình trạng sức khỏe. Kế quả của điểm trung bình trong nghiên cứu thể hiện mức độ từ thấp đến cao là 0 đến 100 điểm, điểm trung bình 50±10 chỉ ra chất lượng cuộc sống ở mức trung bình, số điểm càng cao phản ánh chất lượng cuộc sống càng cao và ngược lại. Áp dụng mô hình hồi quy logistic đa biến để phân tích mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và các đặc điểm của người cao tuổi. Nghiên cứu sử dụng mức ý nghĩa p=0,05 và khoảng tin cậy 95%. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình tham gia rèn luyện TDTT, tham gia các hoạt động xã hội và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi phường Trường An, TP Huế 3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 60-69 chiếm tỉ lệ cao nhất với 47,6%, chiếm tỉ lệ thấp nhất là những người trên 80 tuổi (22,2%). Trong đó nữ chiếm đa số với tỉ lệ 59%, nam 41%. Về tình trạng hôn nhân: 77,9% đối tượng đã kết hôn, 20,2% góa vợ hoặc chồng, 1,4% chưa kết hôn và 0,5% li dị hoặc li thân. Về nghề nghiệp chính từ trước tới nay: CBVC chiếm tỉ lệ cao nhất với 40,2%, 61

20,5% là công nhân, 19,5% là buôn bán còn lại là nông dân, nội trợ và một số nghề nghiệp khác. Về trình độ học vấn, có 36 người mù chữ, chiếm 8,6%, số người học xong tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất với 27,4%, 23,8% có trình độ THPT,6,9% học xong trung cấp, cao đằng và 13,6% học ĐH và sau ĐH. Về hoàn cảnh sống: đa số NCT sống với gia đình bao gồm vợ/ chồng NCT và con cái (51,9%), 22,6% sống với con, 17,1% sống với vợ/chồng, số còn lại sống một mình 3.1.2. Tình hình tham gia rèn luyện thể dục thể thao ở người cao tuổi. hoặc sống với người thân khác. Về điều kiện kinh tế: đa số NCT sống với ĐKKT trung bình (chiếm 60,5%), 34,5% sống khá giả trở lên và chỉ có 5% sống với điều kiện kinh tế nghèo. Về thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá, có 95 đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá chiếm tỉ lệ 22,6% và 25% có uống rượu bia. Trong số các đối tượng nghiên cứu có 304 NCT mắc bệnh mãn tính, chiếm 72,4%. Không 34% 66% 62 Biểu đồ 1. Tình hình luyện tập thể dục thể thao ở người cao tuổi Nhận xét: 277 người cao tuổi có tham gia hoạt động TDTT chiếm tỉ lệ 66%. 34% NCT không tham gia luyện tập TDTT. Bảng 1. Tình hình tham gia luyện tập thể dục thể thao ở người cao tuổi Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần suất luyện tập (n=420) Hình thức luyện tập (n=277) Mức độ hứng thú (n=277) Thường xuyên 228 54,3 Thỉnh thoảng 46 11,0 Hiếm khi 3 0,7 Không tập 143 34,0 Đi bộ 215 77,6 Tập thể dục tại chỗ 85 30,7 Đi xe đạp 17 6,1 Yoga 5 1,8 Đánh cầu lông 9 3,2 Tập thể dục dưỡng sinh 46 16,6 Bơi 1 0,4 Dụng cụ thể hình 1 0,4 Khác 7 2,5 Rất hứng thú 93 33,6 Hứng thú 110 39,7 Bình thường 70 25,3 Không hứng thú 4 1,4 Nhận xét: 54,3% tham gia luyện tập TDTT thường xuyên, 11,1% thỉnh thoảng và 0,7% hiếm khi tham gia hoạt động TDTT. Hình thức TDTT được lựa chọn chủ yếu là đi bộ chiếm 77,6%, tập thể dục tại chỗ chiếm 30,7% còn lại là một số hình thức khác như tập thể dục dưỡng sinh, đi xe đạp, đánh cầu lông, bơi, tập dụng cụ thể hình và một số hình thức khác. Về mức độ hứng thú: có 39,7% tỉ lệ người tham gia hoạt động TDTT cảm thấy hứng thú, 33,6% cảm thấy rất hứng thú, 25,3% cảm thấy bình thường và 1,4% không hứng thú.

3.1.3. Tình hình tham gia công tác xã hội ở người cao tuổi Không 51% 49% Biểu đồ 2. Tình hình tham gia công tác xã hội ở người cao tuổi Nhận xét: Tỷ lệ tham gia và không tham gia công tác XH ở đối tượng nghiên cứu xấp xỉ nhau, có 206 NCT (chiếm 49%) có tham gia ít nhất một hoạt động xã hội và 214 người (chiếm 51%) không tham gia hoạt động nào. Bảng 2.Tình hình tham gia công tác xã hội ở người cao tuổi Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần suất (n=420) Các hoạt động xã hội (n=206) Thường xuyên 116 56,3 Thỉnh thoảng 81 39,3 Hiếm khi 9 4,4 Không bao giờ 214 50,9 Đi nhà thờ, chùa 88 42,7 Tham gia vào các câu lạc bộ 51 24,8 Tham gia vào các Hội, Đoàn 133 64,6 Rất hứng thú 55 26,7 Mức độ hứng thú Hứng thú 85 41,3 (n=206) Bình thường 60 29,1 Không hứng thú 7 3,4 Nhận xét: Trong số những người có tham gia công tác xã hội, có 56,3% NCT thường xuyên tham gia, 39,3% thỉnh thoảng tham gia và 4,4% hiếm khi tham gia. Trong số 206 người có tham gia hoạt động xã hội có 41,3% hứng thú với việc tham gia hoạt động xã hội, 29,1% cảm thấy bình thường, 26,7% rất hứng thú với việc tham gia công tác xã hội, và 3,4% không hứng thú. Về tình hình tham gia công tác xã họi của người cao tuổi. Chiếm tỉ lệ cao nhất là tham gia hội, đoàn như: hội gười cao tuổi, hội cựu chiến binh chiếm tỉ lệ 64,6%. Người cao tuổi tham gia đi chùa, nhà thờ chiếm tỉ lệ 42,7%. Ngoài ra NCT còn tham gia vào các câu lạc bộ như câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, CLB Cầu lông chiếm tỉ lệ 24,8%. 3.1.4. Chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi 3.1.4.1. Điểm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi theo các lĩnh vực sức khỏe Bảng 3. Điểm chất lượng cuộc sống của NCT theo các lĩnh vực sức khỏe Điểm CLCS Lĩnh vực SK Điểm trung bình ±SD (Điểm) Hoạt động chức năng 63,1 29,95 Giới hạn chức năng 58,0 26,30 Cảm nhận đau đớn 61,7 24,50 Đánh giá sức khỏe 42,9 19,07 Cảm nhận sức sống 54,1 18,95 Hoạt động xã hội 66,4 22,23 Giới hạn tâm lý 70,6 24,13 Đánh giá tinh thần 69,2 15,55 Nhận xét: Điểm trung bình ở CLCS cao nhất ở giới hạn tâm lý 70,6 điểm, tiếp theo là đánh giá về tinh thần 63

69,2 điểm, đứng thứ 3 là hoạt động xã hộ 66,4 điểm, thấp nhất là đánh giá sức khỏe với 42,9 điểm. Bảng 4. Điểm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo các tình trạng sức khỏe Điểm CLCS Lĩnh vực SK Điểm trung bình ±SD (Điểm) Sức khỏe thể chất 56,0 19,6 Sức khỏe tinh thần 60,7 15,6 Sức khỏe chung 60,8 17,6 Nhận xét: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của NCT theo SK thể chất, SK tinh thần và SK chung lần lượt là 56, 60,7 và 60,8, tất cả đều thuộc mức độ trung bình khá. 3.1.4.2. Phân loại chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi theo các tình trạng sức khỏe Bảng 5. Phân bố chất lượng sống của NCT dựa trên mức độ theo các tình trạng sức khỏe Tình trạng sức khỏe Chất lượng cuộc sống Tổng Kém Trung bình TB khá Tốt n % n % n % n % n % SK thể chất 32 7,6 115 27,4 190 45,2 83 19,8 420 100 SK tinh thần 13 3,1 84 20,0 245 58,3 78 18,6 420 100 Biểu đồ 3. Phân bố điểm CLCS ở tình trạng sức khỏe chung của NCT Nhận xét: Đa số NCT có CLCS ở mức trung bình khá trong cả 3 lĩnh vực: SK thể chất, SK tinh thần và SK chung (chiếm lần lượt là 45,2%, 58,3%, 52,4%). CLCS ở mức kém chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cả 3 lĩnh vực sức khỏe. Ở tình trạng sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe chung, tỷ lệ NCT có CLCS tốt lần lượt là: 19,8%, 18,6%, 22,9%; trung bình lần lượt là 27,4%, 20,0% và 21,0 3.2. Mối liên quan giữa tình hình luyện tập TDTT, tham gia công tác xã hội và chất lượng cuộc sống người cao tuổi 3.2.1. Mối liên quan giữa tình hình luyện tập thể dục thể thao và chất lượng cuộc sống người cao tuổi Bảng 6. Mối liên quan giữa thói quen luyện tập TDTT với chất lượng cuộc sống NCT (n=420) Luyện tập TDTT SK thể chất SK tinh thần SK chung Tốt Không tốt Tốt Không tốt Tốt Không tốt n % n % n % n % n % n % 211 76,2 66 23,8 238 86,0 39 14,0 238 86,0 39 39,0 Không 62 43,4 81 56,6 85 59,4 58 40,6 78 54,5 65 45,5 P p<0,05 p<0,05 p<0,05 Nhận xét: mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa việc luyện tập TDTT với chất lượng cuộc sống của NCT ở cả 3 lĩnh vực sức khỏe. Những người có luyện tập TDTT có sức khỏe tinh thần, thể chất và sức khỏe chung đều tốt hơn nhiều những người không luyện tập. 64

Bảng 7. Mối liên quan giữa mức độ hứng thú của việc luyện tập TDTT với chất lượng cuộc sống NCT ở các tình trạng sức khỏe (n=277) SK thể chất SK tinh thần SK chung Luyện tập TDTT Tốt Không tốt Tốt Không tốt Tốt Không tốt n % n % n % n % n % n % Hứng thú 161 79,3 42 20,7 186 91,6 17 8,4 183 88,7 20 11,3 Không hứng thú 50 67,6 24 32,4 52 70,3 22 29,7 55 74,3 19 25,7 P p>0,05 p<0,05 p<0,05 Nhận xét: mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hứng thú khi luyện tập TDTT với SK tinh thần và SK nói chung của người cao tuổi (p<0,05). Không có mối liên quan giữa việc hứng thú luyện tập TDTT với sức khỏe thể chất (p>0,05). Cụ thể, có tới 91,6% và 88,7% những người có hứng thú với việc luyện tập TDTT có sức khỏe tinh thần và sức khỏe chung tốt 3.2.2. Mối liên quan giữa tình hình tham gia công tác xã hội đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi Bảng 8. Mối liên quan giữa thói quen tham gia công tác xã hội đến chất lượng cuộc sống NCT (n=420) Thói quen tham gia CTXH SK thể chất SK tinh thần SK chung Tốt Không tốt Tốt Không tốt Tốt Không tốt n % n % n % n % n % n % 158 76,7 48 23,3 181 87,9 25 12,1 175 85,0 31 15,0 Không 115 53,7 99 46,3 142 66,4 72 33,6 141 65,9 73 34,1 P p<0,05 p<0,05 p<0,05 Nhận xét: mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc tham gia công tác xã hội với chất lượng cuộc sống người cao tuổi (p<0,05). Những người có thói quen tham gia công tác xã hội có SK thể chất, SK tinh thần và SK nói chung đều tốt hơn những người không có thói quen này. Việc tham gia các HĐXH ở địa phương có thể làm cho đời sống tinh thần của NCT được thoải mái, vui vẻ, tạo được nhiều mối quan hệ xã hội, góp phần nâng cao CLCS người cao tuổi Bảng 9. Mối liên quan giữa mức độ tham gia công tác xã hội đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi (n=206) Mức độ tham gia CTXH SK thể chất SK tinh thần SK chung Tốt Không tốt Tốt Không tốt Tốt Không tốt n % n % n % n % n % n % Thường xuyên 94 81,0 22 19,0 107 92,2 9 7,8 103 88,8 13 11,2 Không thường xuyên 64 71,1 26 28,9 74 82,2 16 17,8 72 80,0 18 20,0 P p>0,05 p<0,05 p>0,05 Nhận xét: sự liên quan giữa thói quen tham gia công tác xã hội thường xuyên và CLCS người cao tuổi ở khía cạnh tinh thần (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa thói quen này với SK thể chất và SK nói chung (p>0,05). 3.2.3. Mô hình hồi qui đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Bảng 10. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Biến độc lập TTSKTC TTSKTT TTSKC (OR, 95% CI) Khác 1 1 1 Tình trạng hôn nhân 2,2 1,0 1,3 Kết hôn p>0,05 p>0,05 1,2-3,9 0,5-1,9 0,7-2,3 Mắc các Không 1 1 1 bệnh mãn 0,2 0,3 0,2 tính 0,1-0,4 0,2-0,7 0,1-0,4 65

Thói quen Không 1 1 1 uống rượu/ 1,9 2,6 2,2 bia p>0,05 p<0,05 0,9-3,8 1,1-5,9 1,0-5,1 Tham gia Không 1 1 1 luyện tập 3,4 3,2 4,1 TDTT 2,1-5,7 1,9-5,6 2,4-7,1 Tham gia Không 1 1 1 công tác xã 2,8 3,3 2,6 hội 1,7-4,5 1,9-5,7 1,5-4,4 Nhận xét: Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa các khía cạnh chất lượng cuộc sống của NCT với đặc điểm cá nhân, điều kiện kinh tế và tình trạng sức khỏe của NCT. Kết quả cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe, thói quen uống rượu bia, tham gia luyện tập TDTT, tham gia công tác xã hội và chất lượng cuộc sống. NCT đã kết hôn có điểm trung bình CLCS về khía cạnh thể chất cao hơn có ý nghĩa thống kê so với NCT chưa kết hôn, ly di/ly thân và góa với hệ số là 2,2 (95% độ tin cậy: 1,2-3,9). NCT mắc bệnh mạn tính có CLCS về cả ba khía cạnh thể chất, tâm thần và sức khỏe chung đều kém hơn so với NCT không mắc bệnh mạn tính với hệ số lần lượt là 0,2; 0,3 và 0,2. NCT có thói quen uống rượu bia có CLCS về khía cạnh tinh thần thấp hơn NCT không có thói quen này với hệ số là 2,6 (95% độ tin cậy: 1,1-5,9). NCT tham gia luyện tập TDTT và công tác xã hội có CLCS về 3 khía cạnh thể chất, tâm thần và sức khỏe chung đều tốt hơn so với NCT không tham gia luyện tập TDTT và công tác xã hội với hệ số lần lượt của tham gia luyện tập TDTT là 3,4; 3,2; 4,1 và của tham gia công tác xã hội là 2,8; 3,3; 2,6. Chưa thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế hộ gia đình và hoàn cảnh sống với chất lượng cuộc sống ở tất cả các khía cạnh. 4. BÀN LUẬN Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ tham gia luyện tập thể dục thể thao và công tác xã hội của NCT khá cao (66% có luyện tập TDTT và 49,1% có tham gia CTXH). Tuy nhiên kết quả này thấp hơn một số nghiên cứu khác: nghiên cứu của Lê Thị Hoàn và cộng sự (2014) (74,2% luyện tập TDTT và 69,9% tham gia CTXH) [3]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015) (85,1% có luyện tập TDTT) [5]. Về điểm chất lượng cuộc sống theo các lĩnh vực sức khỏe, điểm trung bình ở CLCS cao nhất ở giới hạn tâm lý 70,6 điểm và thấp nhất là đánh giá sức khỏe 42,9 điểm. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Lê Đức Thịnh (2012), theo đó điểm CLCS cao nhất ở cảm nhận đau đớn (73,83 điểm), 66 p>0,05 tiếp theo đó là hoạt động xã hội (69,33 điểm), không có sự khác biệt về điểm CLCS thấp nhất (đánh giá sức khỏe) [1]. Điểm CLCS tuy có sự khác biệt về thứ tự giữa 2 nghiên cứu nhưng không chênh lệch nhiều về số điểm. Nguyên nhân của sự khác biệt thứ tự có thể là do kĩ thuật thu thập số liệu của điều tra viên, nhận thức của từng người dân về câu hỏi phỏng vấn CLCS nói chung của NCT chưa cao, điểm SK thể chất, SK tinh thần và SK chung đều xếp ở mức trung bình khá. Trong đó SK chung là 60,8 ± 17,6 điểm, SK tinh thần 60,7 ± 15,6 điểm và SK thể chất 56,0 ± 19,6 điềm. Điểm trung bình CLCS ở cả 3 lĩnh vực SK đều không chênh lệch nhiều so với nghiên cứu của Lê Đức Thịnh (2012) và Dương Huy Lương (2010) [4]. Tìm hiểu về những mối liên quan đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi cho thấy, những người có thói quen luyện tập TDTT thì sức khỏe tinh thần, thể chất và sức khỏe chung đều tốt hơn nhiều những người không luyện tập. Nghiên cứu của Tô Kỳ Nam (2014) [2] và Lê Đức Thịnh (2012)[1] cũng cho kết quả tương tự. Trong nghiên cứu của Tô Kỳ Nam khi phân tích chung các yếu tố liên quan đến CLCS như yếu tố tuổi, tình trạng mắc bệnh, trình độ học vấn, kinh tế gia đình...thì tác giả kết luận việc luyện tập TDTT có ảnh hưởng rõ rệt đến CLS của NCT [2]. Điều này cho thấy việc luyện tập TDTT hàng ngày rất quan trọng đối với CLCS NCT cả về thể chất lẫn tinh thần. Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hứng thú khi luyện tập TDTT với SK tinh thần và SK nói chung của người cao tuổi (p<0,05). Không có mối liên quan giữa việc hứng thú luyện tập TDTT với sức khỏe thể chất (p>0,05). Việc thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như đi chùa, tham gia các CLB văn hóa, thể thao, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh cũng có ảnh hưởng tốt đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi. Những người có thói quen này có SK thể chất, SK tinh thần và SK nói chung đều tốt hơn những người không tham gia. Việc tham gia các HĐXH ở địa phương có thể làm cho đời sống tinh thần của NCT được thoải mái, vui vẻ, tạo được nhiều mối quan hệ xã hội, góp phần nâng cao CLCS người cao tuổi, cần khuyến khích NCT tham gia tích cực những hoạt

động như thế này để luôn có tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Thị Hoàn và cộng sự (2014) không tìm thấy mối liên quan giữa 2 yếu tố này [3]. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do 2 nghiên cứu sử dụng thang điểm phân tích CLCS khác nhau; địa điểm tiến hành của 2 nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu của chúng tôi ở vùng thành thị so với nghiên cứu của Lê Thị Hoàn ở nông thôn, điều này tạo nên khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, thời gian rỗi và những khía cạnh khác của NCT. Để hiểu rõ hơn, cần tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu về vấn đề này. 5. KẾT LUẬN - Tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục thể thao chiếm 66,0%, trong đó có 56,3% thường xuyên tham gia luyện tập thể dục thể thao. - 49,1% người có tham gia công tác xã hội, trong đó 56,3% tỉ lệ người cao tuổi thường xuyên tham gia hoạt động xã hội, 39,3% thỉnh thoảng tham gia và 4,4% hiếm khi tham gia. - Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình hình luyện tập thể dục thể thao, tham gia công tác xã hội với CLCS của người cao tuồi. Người cao tuổi có tham gia luyện tập thể dục thể thao có sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tình trạng sức khỏe chung tốt hơn người cao tuổi không luyện tập thể dục thể thao. Người cao tuổi có tham gia công tác xã hội có sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe chung tốt hơn người cao tuổi không tham gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức Thịnh, 2012. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế, Thừa Thiên Huế. 2. Tô Kỳ Nam, 2014. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi năm 2013. Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế, Thừa Thiên Huế. 3. Lê Thị Hoàn, Trần Thị Thoa, Nguyễn Phương Hoa và cộng sự, 2015. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2014. Tạp chí nghiên cứu y học, 95(3): 87-95. 4. Dương Huy Lương, 2010. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Luận án tiến sĩ, Học viện Quân y, Hà Nội, 136tr. 5. Nguyễn Thị Thúy Hằng năm, 2016. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015. Tạp chí Y Dược học, (2016): 7 13. 6. UNFPA (United Nations Population Fund), 2012. Ageing in the 21st Century: A Celebration and a challenge. 7. UNDP (United Nations Development programme), 2015. Human Development Report. Communications Development Incorporated, Washington DC, USA. 8. Tổng cục thống kê, 2015. Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014. Tổng cục thống kê, Hà Nội, Việt Nam. 9. Melvin Khee-Shing Leow, Konstadina Griva, Robin Choo, et al, 2013. Determinants of Health - Related Quality of Life in the Multiethnic Singapore Population - A Nation Cohort Study. PLoS ONE, 8(6), e67138. 10. Nguyễn Văn Tuấn. 2007. Phân tích hồi qui logistic trong: Phân tích số liệu và tạo biểu đồ bằng R. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. trang 215-218. 11. Tripepi G, Jager KJ, Stel VS, Dekker FW, Zoccali C, 2011. How to Deal with Continuous and Dichotomic Outcomes in Epidemiological Research: Linear and Logistic Regression Analyses. Nephron Clin Pract. 23;118(4):c399-c406. 12. Crispin Jenkinson, Richard Layte, Damian Jenkinson, et al, 2016. A shorter form health survey: can the SF-12 replicate results from the SF-36 in longitudinal studies. Journal of Public Health Medicine, Vol. 19, No. 2, pp. 179-186. 13. McHorney CA, Ware JE, Lu JFR, Sherbourne CD, 1994. The MOS 36-Item Short-Form Health Survey (SF-36 ): III. tests of data quality, scaling assumptions and reliability across diverse patient groups. Med Care, 32(4):40-66. 67