18 Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học t

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Microsoft Word - 03-GD-HO THI THU HO(18-24)

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: / Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp This paper is available online at ht

Microsoft Word - thuong-mai-dien-tu-va-kiem-tien-online.docx

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SV: Trịnh Nguyễn Thanh

Trang 1 trong số 20 trang TRUNG TÂM KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT TRIỂN (DRD) Địa chỉ: 91/8E Hòa Hưng, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện t

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Microsoft Word - 07_ICT101_Bai4_v doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Mô hình thực hành của người bác sĩ gia đình trong bối cảnh mới

Giải pháp ERP ngành Vàng Bạc Đá Quý

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng Ngày sinh: 10/

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Bảng các chữ viết tắt

International HR Management Quản Trị Nhân Sự Quốc Tế Chương trình đào tạo đẳng cấp thế giới của Hiệp hội Quản trị Nhân sự Hoa Kỳ (SHRM) - Tổ chức lớn

Hợp đồng Chính

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

Báo cáo thường niên Quỹ Hưu trí Tự nguyện 2018

Báo cáo thường niên Quỹ Liên kết Chung 2018

393 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA TĂNG NI SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM PGS.TS. Phan Thị Mai Hương SC.ThS. Thích Nữ Mi

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

Microsoft Word - 10-KT-NGUYEN THOAI MY(94-102)

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ JOOMLA XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG Ngu

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

PHỤ LỤC 01 CHUYỂN ĐỔI TRONG THỜI ĐẠI SỐ * * * I. TÊN CÁC ĐỀ TÀI STT LĨNH VỰC ĐỀ TÀI CHUNG ĐỀ TÀI DÀNH CHO KHỐI ĐỀ TÀI DÀNH CHO KHỐI C

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

So tay luat su_Tap 3_ _file in.indd

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

Microsoft Word - Policy wordings - SPULA - 200tr.doc

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA DU LỊCH T CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tp. HCM, ngày 26 tháng 11 năm 2018 KẾ HOẠ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHẦN I: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Về kiến thức và năng lực chuyê

Microsoft Word - Mau 1_Ly lich khoa hoc cua Chuyen gia KHCN_Tieng Viet_Hu?

MICHAEL WILKINSON ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BUYING STYLES Bản quyền tiếng Việt 2011 Công ty Sách Alpha Tùng Linh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Dự án 1.0

KINH TẾ XÃ HỘI YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM FACTORS AFFECTING CREDIT QUALITY IN VIETNAM JOIN

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

tomtatluanvan.doc

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

Microsoft Word - Policy wordings - ql uu vi?t - 200tr.doc

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Microsoft Word PPP_ExecutiveSummary_VIT.docx

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 54 năm 2014 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG * TÓM TẮT Bài viết trình bày phương pháp sử

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

Microsoft Word - CDR-C-Mar

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 55 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG TH

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Luận văn tốt nghiệp

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN DẠY KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TIẾP CẬN DƯỚI GÓC ĐỘ HỌC THUYẾT HÀNH VI Nguyễn Hữu Long 1

Trƣờng Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thƣơng Mại Du Lịch Marketing ---o0o--- Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG EVENT Giảng viên hƣớng dẫn: Tiế

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG QUY TẮC VÀ ĐIỀU KHOẢN (Được phê chuẩn theo Công văn số 14410/BTC-QLBH ngày 12/10/2016 và Công văn s

Thông Báo Hằng Năm về

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

SAIGON INSTITUTE OF TECHNOLOGY NĂM HỌC

Điều lệ Công ty CP Chứng khoán MB

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Quản trị bán lẻ

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

HN_Cam nang Phu huynh tieu hoc cdr

QUY TẮC, ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỖN HỢP VỚI QUYỀN LỢI BỆNH LÝ NGHIÊM TRỌNG - CHI TRẢ QUA BA GIAI ĐOẠN MỞ RỘNG (Được phê chuẩn theo Công văn số 1

Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững

DU THAO DIEU LE TO CHUC VA HOAT DONG NHTMCP NGOAI THUONG VIET NAM

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

2.4. Tiếp cận ứng dụng cho mô hình hóa dựa trên tác tử Alexis Drogoul IRD, Benoit Gaudou Đại học Toulouse, Arnaud Grignard Đại học Paris 6, Patrick Ta

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỂ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ Tóm tắt LÊ ANH TUẤN - PHẠM MẠNH CƯỜNG Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm t

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÝ LỊCH KHOA HỌC (Thông tin trong 5 năm gần nhất và có liên quan trực tiếp đến đề

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Tool 1 Google Docs

Newsletter Oct 2011 VN PP

Bản ghi:

18 Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 Phan Thị Ngọc Thanh 1*, Nguyễn Ngọc Thông 2 và Nguyễn Thị Phương Thảo 3 1,2,3 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ, Email: thanh.ptn@ou.edu.vn THÔNG TIN Ngày nhận: 07/05/2020 Ngày nhận lại: 15/05/2020 Duyệt đăng: 15/05/2020 Từ khóa: Cảm nhận của người học Công nghệ Covid 19 Đào tạo trực tuyến Keywords: Acceptance of students Technology Covid-19 E-Learning TÓM TẮT Trong bối cảnh phòng chống đại dịch COVID-19, các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước đã triển khai đào tạo trực tuyến toàn thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá cảm nhận của sinh viên hình thức đào tạo chính quy tại một cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khi tham gia học tập trực tuyến trong thời gian ứng phó với dịch bệnh. Phiếu khảo sát được triển khai qua công cụ Google Form gửi đến sinh viên chính quy của trường và thu về 2225 phản hồi. Nghiên cứu sử dụng 04 thành phần của cấu trúc đánh giá hệ thống học trực tuyến trên nền tảng web của Shee và Wang (2008) gồm: Giao diện người dùng (Learner Interface), nội dung (Content), cá nhân hóa (Personalization), cộng đồng học tập (Learning Community). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên và xác định có 8 loại khó khăn sinh viên thường gặp nhất khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn. ABSTRACT In the context of the Covid-19 pandemic, both domestic and foreign educational institutions have implemented full- time online education to meet students learning demands. This research is conducted for evaluating acceptance of students at universities in Ho Chi Minh city while attending elearning in the learning management system. The questionnaires are randomly collected from 2225 students via Google Form. Base on the research of Shee and Wang (2008) about the multi-criteria evaluation of the web-based e-learning system, including Learner Interface, Content, Personalization, and Learning Community. The result shows the differences in students satisfactory levels and defines eight common difficulties to face when studying online. 1. Giới thiệu Học tập trực tuyến là xu hướng học tập ngày càng phổ biến trong thời đại 4.0. Với sự phát triển của mạng internet và các công nghệ kết nối và hiển thị, học tập trực tuyến ngày càng dễ dàng và mở ra cơ hội mới cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường đại học. Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, lợi ích của mô hình học tập này đã thể hiện

Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 19 ngày càng rõ nét khi giúp các trường đại học tiếp tục duy trì hoạt động đào tạo và kết nối hàng triệu lớp học cho sinh viên và giảng viên trên toàn quốc. Học tập trực tuyến giúp môi trường học tập không bị giới hạn về thời gian và không gian, đồng thời giảm chi phí đào tạo và xã hội (O Leary, 2005). Việc ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động đào tạo vốn dĩ không phải là chuyện quá mới mẻ. Sự phát triển và ứng dụng những công nghệ mới trong giáo dục đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập trực tuyến. Theo Connolly và Stansfield (2006), ứng dụng công nghệ trong đào tạo đã trải qua ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên là từ 1994 đến 1999, được đánh dấu bằng việc sử dụng thụ động công nghệ internet, các tài liệu giấy truyền thống được chuyển sang định dạng trực tuyến. Giai đoạn thứ hai là từ 2000 đến 2003, được đánh dấu bằng sự phát triển công nghệ truyền thông băng tầng cao, gia tăng hiệu quả và hiệu suất kết nối, truyền tải thông tin, phương tiện truyền phát đa dạng thiết bị, tài nguyên số ngày càng phát triển. Môi trường học tập ảo được hình thành với sự kết hợp giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Giai đoạn thứ ba hiện đang diễn ra, được đánh dấu bằng sự kết hợp bằng mạng xã hội, kết nối diện rộng, mô phỏng trực tuyến, học tập trên thiết bị di động (mobile learning). Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của công nghệ trong học tập trực tuyến, Rosenberg (2000) và O Leary (2005) khẳng định học tập trực tuyến dựa trên nền tảng sử dụng các công nghệ internet để cung cấp một loạt các giải pháp giúp nâng cao kiến thức và hiệu suất đào tạo. Tại Việt Nam, đào tạo trực tuyến đã hình thành và phát triển từ những năm cuối của thập niên 2009 với sự ra đời của các chương trình đào tạo từ xa trực tuyến cấp bằng của một số trường. Trong 05 năm trở lại đây, ngày càng có thêm nhiều trường triển khai các chương trình đào tạo trực tuyến hoàn toàn cấp bằng cử nhân hình thức đào tạo Từ xa và các đơn vị giáo dục cung cấp các khóa học trực tuyến ngắn hạn. Trước khi đại dịch COVID diễn ra, hầu hết các trường đại học chỉ áp dụng phương thức đào tạo này như một phần bổ trợ cho các lớp đại học chính quy. Ở hệ đào tạo chính quy, đa phần các trường đại học áp dụng đào tạo trực tuyến ở các cấp độ cơ bản như sử dụng hệ thống quản lý học tập LMS bổ trợ cho quá trình học trên lớp thông qua các hoạt động: đăng tải tài liệu, diễn đàn thảo luận, làm một số bài tập tích lũy điểm quá trình... Một số ít trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai thí điểm mô hình đào tạo kết hợp (blended learning) với tỉ lệ không quá 30% tổng khối lượng học tập của toàn bộ chương trình đào tạo. Thực tế triển khai cho thấy các sinh viên tham gia học các chương trình đào tạo từ xa trực tuyến hoàn toàn buộc phải cam kết về khả năng sử dụng công nghệ thông tin, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật như thiết bị học tập và kết nối internet. Một số trường xây dựng và bắt buộc sinh viên tham gia khoá học Kỹ năng học tập trực tuyến trước khi bắt đầu vào các môn học khác. Sinh viên theo học các chương trình này được chuẩn bị khá kỹ để có thể theo học trực tuyến trong một thời gian dài. Trong khi đó, sinh viên đại học chính quy của các trường mặc dù có thể đã được làm quen và học tập một phần trên hệ thống quản lý học tập LMS nhưng vẫn chỉ là các hoạt động đơn giản chưa có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập. Khi các trường buộc phải triển khai giảng dạy và học trực tuyến hoàn toàn để ứng phó dịch bệnh COVID-19, nhiều sinh viên gặp không ít khó khăn trong quá trình thích nghi và tiếp nhận sự thay đổi đột ngột. Sự chuyển biến quá nhanh này có thể dẫn đến những cảm nhận khác nhau của sinh viên trong quá trình theo học. Do đó, để tìm hiểu và khám phá cảm nhận của sinh viên đại học chính quy khi trải nghiệm việc học trực tuyến hoàn toàn, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh viên có cảm nhận khác nhau trong quá trình thích nghi với việc học trực tuyến hoàn toàn như một giải pháp tình thế đối phó với đại dịch. Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy 08 nhóm khó khăn nổi bật của sinh viên và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho các trường đại học khi áp dụng phương thức học tập này.

20 Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Đại dịch Covid-19 Ngày 11 tháng 03 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu và đòi hỏi các nước cần có những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt. Theo thông tin của Bộ Y tế Việt Nam, trên thế giới đã có gần 2 triệu ca nhiễm (tính đến cuối tháng 3 năm 2020), điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của Covid-19. Nhằm thực hiện phòng chống đại dịch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg với các biện pháp thực hiện cách ly toàn xã hội, hạn chế di chuyển, tạm dừng tổ chức các hoạt động tụ tập đông người trong đó có hoạt động đào tạo tập trung tại các cơ sở giáo dục. Nhằm đảm bảo kế hoạch đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường triển khai mô hình đào tạo trực tuyến đến học sinh sinh viên toàn quốc. 2.1.2. Học trực tuyến (Online Learning) Học tập trực tuyến đã trở thành một mô hình học tập phổ biến trên thế giới. Những định nghĩa về học tập trực tuyến thường được gắn liền với yếu tố công nghệ. Theo Welsh và cộng sự (2003), học tập trực tuyến sử dụng công nghệ kết nối mạng máy tính trên môi trường internet để cung cấp thông tin và hướng dẫn cho cá nhân có nhu cầu. Rosenberg (2000) chia sẻ một định nghĩa tương tự đề cập đến học tập điện tử là sử dụng các công nghệ internet để cung cấp các giải pháp khác nhau cho người học. Holmes và Gardner (2006) xác định học trực tuyến cung cấp cho chúng ta quyền truy cập vào các tài nguyên thúc đẩy việc học ở mọi nơi và mọi lúc. Định nghĩa về học tập trực tuyến có thể khác nhau nhưng nhưng đều xoay quanh các vấn đề cơ bản là học tập, công nghệ và kết nối. Nghiên cứu của Oliver và Towers (2000) đã chỉ ra rằng nếu không có môi trường kết nối và thiết bị phù hợp và dễ dàng truy cập, sẽ rất khó hoặc không thể thực hiện học tập trực tuyến. Như vậy công nghệ là một điều kiện không thể tách rời khi đánh giá học tập trực tuyến. 2.2. Sự hài lòng của sinh viên khi tham gia học trực tuyến Đào tạo trực tuyến được xem là một loại hình dịch vụ có sử dụng nền tảng công nghệ thông tin và sinh viên sẽ được tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ (Lovelock & cộng sự, 2004). Trong quá trình sử dụng, sự tương tác giữa người học và hệ thống thông tin sẽ hình thành những trải nghiệm và sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học (Lindgaard & Dudek, 2003). Quá trình hình thành sự hài lòng của người dùng với một hệ thống thông tin sẽ được bắt đầu từ việc họ hình thành mong đợi của bản thân trước khi tiếp xúc với hệ thống. Sau quá trình trải nghiệm, người dùng sẽ đánh giá sự khác biệt giữa mong đợi ban đầu với kết quả thực tế nhận được, kết quả đánh giá sẽ dẫn đến sự hài lòng hay không hài lòng của người dùng đối với hệ thống thông tin (Chin & Lee, 2009). Ngoài những kì vọng của bản thân, người học còn tồn tại tâm lí ngại rủi ro khi sử dụng công nghệ đào tạo trực tuyến. Thông thường, những lí do khiến cho hệ thống đào tạo trực tuyến thất bại là vấn đề thiếu hỗ trợ về mặt kĩ thuật, tư vấn cho người dùng, cũng như mức độ dễ sử dụng của hệ thống (Benson & cộng sự, 2001). Mặt khác, các yếu tố như sự lo lắng của người học về máy tính, thái độ của giảng viên, khả năng linh hoạt của hệ thống, chất lượng nội dung, mức độ dễ sử dụng và hoạt động đánh giá sinh viên đa dạng, tất cả đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia hình thức đào tạo trực tuyến. (Sun & cộng sự, 2008). 2.3. Mô hình đánh giá WELS Tuy nhiên, việc đo lường sự hài lòng của người sử dụng rất khó khăn, phức tạp và tùy thuộc vào tình huống. Trong các nghiên cứu trước, Bailey và Pearson (1983) đã xây dựng thang đo lường sự hài lòng của người dùng đối với hệ thống thông tin gồm 39 yếu tố nhưng chưa tiến hành phân loại. Trong khi đó, Shee và Wang (2008) đề xuất khung đánh giá gồm có 4 thành phần chính để đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với hệ thống đào tạo trực tuyến, bao gồm: (1) Giao

Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 21 diện người dùng (Learner Interface), (2) Cộng đồng học tập (Learning Community), (3) Nội dung hệ thống (System Content) và (4) Tính cá nhân hóa (Personalization). Giao diện người dùng được đánh giá qua các tiêu chuẩn: tính dễ sử dụng, tính thân thiện với người dùng, tính dễ hiểu và tính ổn định trong vận hành. Cộng đồng học tập bao hàm tính dễ thảo luận với giảng viên, sinh viên khác, dễ tiếp cận với nguồn dữ liệu được chia sẻ, và dễ trao đổi việc học tập với các sinh viên khác. Nội dung hệ thống bao gồm các tiêu chuẩn về các nội dung được cập nhật, hiệu quả và hữu dụng. Tính cá nhân hóa thể hiện qua khả năng kiểm soát quá trình học tập và ghi dấu hiệu suất học tập. Nghiên cứu này sẽ sử dụng kết quả của Shee và Wang (2008) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học hình thức đào tạo trực tuyến. Lí do lựa chọn khung nghiên cứu này là vì đây là kết quả nghiên cứu có chỉ số trích dẫn cao và được kế thừa trong nhiều kết quả nghiên cứu khác như: Kan (2011), Gandolfo và Feredica (2013), Francisco và cộng sự (2013), Lee và cộng sự (2018). 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại các trường Đại học có triển khai đào tạo trên LMS tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh thời gian phòng chống đại dịch COVID-19, toàn bộ sinh viên hệ đào tạo chính quy tại các trường được bố trí học tập trực tuyến trên hệ thống LMS của Nhà trường. Đối tượng tham gia khảo sát sẽ là sinh viên chính quy đã có tham dự học tập trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS). Bảng hỏi được chia thành 2 phần: Phần một gồm các thông tin cá nhân của người học như email, Khoa đang theo học, địa điểm học tập chủ yếu, thiết bị kết nối chính khi học tập; Phần hai gồm 29 câu hỏi đề cập đến các nội dung nhằm đo lường cảm nhận của người học về ba thành phần: Cá nhân hóa quá trình học tập (Personalization); Hỗ trợ học tập (Community) và Công nghệ (Learner Interface). Thang đo Likert 5 cấp độ (với 1: Hoàn toàn không hài lòng và 5: Hoàn toàn hài lòng) được sử dụng trong phần hai và ba của bảng hỏi. Sinh viên nhận bảng hỏi qua email cá nhân. Số lượng email gửi đi là 9425; email phản hồi và có bảng hỏi hợp lệ là 2225 (chiếm tỷ lệ 23%). Tỷ lệ tham gia phản hồi của sinh viên phân biệt giữa các Khoa được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1 Phản hồi của sinh viên các Khoa Khoa Số lượng sinh viên tham gia khảo sát % sinh viên tham gia khảo sát Khoa Chất lượng cao/đào tạo Đặc biệt 408 18.3 Khoa Công nghệ Sinh Học 14 0.6 Khoa Công Nghệ Thông Tin 107 4.8 Khoa Kế toán Kiểm toán 289 13.0 Khoa Luật 252 11.3 Khoa Kinh tế và Quản lý công 177 8.0 Khoa Ngoại Ngữ 179 8.0 Khoa Quản trị kinh doanh 403 18.1 Khoa Tài chính Ngân hàng 207 9.3 Khoa Xây dựng 27 1.2 Khoa Xã hội học Công tác xã hội Đông Nam Á 162 7.3 Tổng cộng 2225 100.0

22 Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 Cuối cùng là câu hỏi mở để thu thập những phản hồi của người học về những khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến trên hệ thống LMS. Dữ liệu từ các câu hỏi mở sau khi tổng hợp sẽ được phân loại thành 4 nhóm: Nhóm 1 (Những nhận xét/góp ý chung chung, bình thường hoặc không có ý kiến); Nhóm 2 (Những nhận xét không nêu rõ khó khăn hoặc mong muốn bỏ dạy trực tuyến hoặc thay đổi phương pháp dạy hiện tại); Nhóm 3 (Những nhận xét nêu rõ khó khăn mà người học gặp phải, có thể kèm theo góp ý cải thiện); Nhóm 4 (Những nhận xét tích cực về hệ thống). Việc phân loại theo nhóm căn cứ theo nội dung phản hồi sẽ giúp xác định những nhóm nhận định phổ biến của người học về LMS. Trên cơ sở đó, ta có thể phân tích những khó khăn chính mà sinh viên gặp phải trong quá trình học trực tuyến. 4. Kết quả nghiên cứu Kết quả thống kê mô tả cho thấy, sinh viên thường học tại nhà/phòng trọ nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 98.2%). Thiết bị thường được sinh viên sử dụng nhất trong quá trình học trực tuyến là: Máy tính xách tay (1314 người sử dụng, chiếm tỷ lệ 59.1%) và điện thoại thông minh (790 người sử dụng, chiếm tỷ lệ 35.5%) (Hình 1). THIẾT BỊ HỌC TRỰC TUYẾN Máy tính để bàn Máy tính bảng 30 91 Máy tính xách tay 1314 Điện thoại thông minh 790 Hình 1. Thiết bị sinh viên sử dụng học tập thường xuyên nhất Đối với các thành phần của thang đo Nội dung, sinh viên hầu như đều có cảm nhận trên trung bình, giá trị thấp nhất là 3.49 (về thông tin, hướng dẫn của môn học) và cao nhất là 3.66 (Slide, Script của môn học). Giá trị độ lệch chuẩn lớn hơn 1 thể hiện có sự chênh lệch lớn về cảm nhận giữa các sinh viên trong mẫu khảo sát đối với các vấn đề về nội dung của môn học được cung cấp trên hệ thống LMS (Hình 2). NỘI DUNG HỆ THỐNG Trung bình Độ lệch chuẩn 4.00 3.63 3.59 3.66 3.63 3.49 3.00 2.00 1.00 1.10 1.08 1.04 1.09 1.08 0.00 Thông tin môn học, lịch trình học tập Hoạt động kiểm tra, đánh giá Slide, Script Video bài giảng Thông tin hướng dẫn, hỗ trợ Hình 2. Cảm nhận về các thành phần nội dung hệ thống

Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 23 Kết quả bình quân của các thành phần trong thang đo đánh giá về thành phần Cá nhân hóa trong quá trình học tập cho thấy giá trị cảm nhận thấp nhất là 3.41 và lớn nhất là 3.23 (Hình 3), giá trị thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên về mức độ chủ động trong quá trình học tập trên LMS tiệm cận 3.5 (trên ngưỡng trung bình). C Á NHÂN H Ó A Độ lệch chuẩn Trung bình Các vấn đề kỹ thuật không xảy ra thường xuyên và không ảnh hưởng đến việc học Tôi dễ dàng tìm kiếm các thông tin tôi cần trên trang hệ thống LMS Tôi dễ dàng tìm hiểu chức năng hệ thống học tập trực tuyến và có thể làm được những gì ELOLMS là một công cụ tốt và giúp ích trong quá trình học của tôi 1.056.937.925.942 3.23 3.37 3.40 3.41 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 Hình 3. Cảm nhận về các thành phần tính cá nhân hóa Liên quan đến yếu tố cảm nhận của sinh viên về cộng đồng học tập (Hình 4), các thang đo có giá trị cảm nhận bình quân từ 3.18 3.49. Trong đó, thang đo về vấn đề sinh viên được cung cấp đầy đủ thông tin về khóa học là được đánh giá cao nhất (Mean = 3.41). CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP Khi tôi gặp phải một lỗi/khó khăn trong việc sử dụng hệ thống, tôi có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời bằng e-mail hoặc điện thoại từ bộ Khi gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống, bản thân tôi có thể tự mình tìm được những thông tin hỗ trợ/hướng dẫn xử lý một cách dễ Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin về các khóa học thông qua hệ thống LMS.907.937.968 3.18 3.18 3.49 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 Độ lệch chuẩn Trung bình Hình 4. Cảm nhận về các thành phần Cộng đồng học tập Kết quả đo lường cảm nhận của sinh viên về giao diện người dùng trong LMS được thể hiện ở Hình 5, kết quả cho thấy các yếu tố được sinh viên đánh giá cao là về giao diện sử dụng (Mean = 3.88), bảng điều khiển (Mean = 3.74), lịch theo dõi hoạt động (Mean = 3.67). Các chức năng khác tuy có kết quả thấp hơn nhưng không có sự chênh lệch nhiều, giá trị trung bình dao động trong khoảng từ 3.35 3.50. Tuy nhiên kết quả độ lệch chuẩn đều tiệm cận 1 hoặc lớn hơn 1 thể hiên có sự khác biệt lớn về cảm nhận của sinh viên về các thành phần công nghệ trên LMS.

24 Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG Lịch 1.11 3.67 Bảng điều khiển 1.04 3.74 Chức năng video conference 1.11 3.40 Chức năng liên lạc, trao đổi (diễn đàn 1.09 3.50 Giao diện, màu sắc, cỡ chữ 0.97 3.88 ELOLMS đảm bảo kết nối 24/7 0.99 3.50 ELOLMS kết nối nhanh chóng 0.99 3.35 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 Độ lệch chuẩn Trung bình Hình 5. Cảm nhận về các thành phần giao diện người dùng Ngoài thống kê mô tả, dữ liệu khảo sát còn bao gồm kết quả phản hồi của sinh viên từ câu hỏi mở Vui lòng chia sẻ những khó khăn bạn gặp phải khi học trực tuyến được tổng hợp và phân loại thành 4 nhóm ý kiến (Bảng 2). Bảng 2 Kết quả phản hồi của sinh viên ở câu hỏi mở Nhóm Phản hồi của sinh viên 1 Những nhận xét/góp ý chung chung, bình thường hoặc không có ý kiến 2 Những nhận xét không nêu rõ khó khăn hoặc mong muốn bỏ dạy trực tuyến hoặc thay đổi phương pháp dạy hiện tại 3 Những nhận xét nêu rõ khó khăn mà người học gặp phải, có thể kèm theo góp ý cải thiện Số lượng sinh viên Tỷ lệ (%) 257 11.6% 85 3.8% 1861 83.7% 4 Những nhận xét tích cực về hệ thống 22 1.0% Tổng số phản hồi 2225 100.0% Trong tổng số 2225 sinh viên phản hồi, kết quả thống kê cho thấy, đa số sinh viên (chiếm tỷ lệ 83.7%) đều nêu rõ ít nhất một khó khăn đã gặp phải trong quá trình học tập trực tuyến, một số phản hồi còn nêu những ý tưởng góp ý cải thiện hệ thống, nhóm này được đánh giá là chấp nhận phương thức học trực tuyến vì trong kết quả trả lời không đề cập đến những quan điểm như: dừng học trực tuyến, chỉ muốn đến trường học, tổ chức học bù khi đi học lại v.v... Kế đến là nhóm phản hồi không gặp khó khăn hoặc nhận xét chung chung như hệ thống bình thường, học tập được, không có ý kiến v.v (chiếm tỷ lệ 11.6%). Hai nhóm còn lại chiếm tỉ trọng ít nhất nhưng hoàn toàn đối nghịch nhau với tỷ lệ 3.8% sinh viên nêu rõ mong muốn bỏ dạy học trực tuyến vì cho rằng học trực tuyến không hiệu quả và 1% sinh viên thấy được sự hiệu quả và một số lợi ích nhất định khi học trực tuyến. Như vậy, nhìn chung hầu hết sinh viên đều có thái độ chấp nhận mô hình học tập trực tuyến trên hệ thống LMS. Số lượng câu trả lời về những khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến được tổng hợp và phân loại thành những nhóm có nội dung tương đồng. Với 2225 sinh viên tham gia khảo sát, có

Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 25 tất cả 2606 ý kiến về những khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến, kết quả này được phân chia thành 8 nhóm khó khăn chính (Hình 6). Hình 6. Tổng hợp những khó khăn khi học trực tuyến trên LMS Nhóm khó khăn có số lượng phản hồi nhiều nhất liên quan đến Internet (có 945 ý kiến) bao gồm những kết quả về: kết nối không ổn định trong quá trình học, cúp điện, tốc độ đường truyên kém, không có wifi phải dung 3G nên chi phí cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho việc học trực tuyến trở nên khó khăn hơn và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên bị mất điểm do khi giảng viên điểm danh thì sinh viên bị mất kết nối khỏi lớp học. Nguyên nhân thứ hai là về vấn đề sử dụng hệ thống, tiếp nhận thông tin, 549 ý kiến của sinh viên cho rằng đây chính là khó khăn của họ. Những vấn đề của hệ thống về giao diện sử dụng, không hoạt động của một vài chức năng thông báo, điển hình như chức năng thông báo đến sinh viên khi giảng viên có cập nhật thông tin mới, bỏ sót một vài hoạt động học tập có tính điểm làm cho sinh viên cảm thấy bối rối trong quá trình học trực tuyến. Do dịch bệnh đến bất ngờ, một số giảng viên vẫn sử dụng Google Drive, email làm công cụ giảng dạy chính chứ không sử dụng LMS. Điều này làm cho một số sinh viên cảm thấy hoang mang trong quá trình học. Nhóm nguyên nhân kế tiếp là về vấn đề không nắm bắt được nội dung môn học khi học trực tuyến (có 407 ý kiến), sinh viên cho rằng việc học trực tuyến không hiệu quả, không dễ tiếp thu cũng như khó để hệ thống kiến thức trong lúc học. Nguyên nhân của khó khăn này có thể là do sinh viên chưa thích nghi được với phương pháp học mới khi có sự thay đổi một cách đột ngột hoặc do sinh viên không quen với việc tự học, tự nghiên cứu thông qua các thiết bị công nghệ. Nhóm nguyên nhân thứ tư là về vấn đề thiếu tương tác với giảng viên hoặc phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. Đây là nguyên nhân dẫn đến có 217 ý kiến đề xuất từ sinh viên về việc cảm thấy khó khăn trong quá trình học. Một số giảng viên ít tương tác với sinh viên qua các kênh, không giải đáp thắc mắc cho sinh viên một cách kịp thời, chấm bài sửa bài không đủ chi tiết, không theo sát quá trình học của sinh viên dẫn đến việc sinh viên không theo kịp bài học. Kế đến, 166 ý kiến sinh viên cho rằng nội dung của bài giảng gặp một số vấn đề như chưa phù hợp, chưa thu hút, còn nhiều lỗi, chưa có dẫn chứng ví dụ cụ thể v.v. Có một số slides và video của các môn không khớp về mặt nội dung, gây khó khăn trong

26 Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 quá trình tổng hợp kiến thức của người học. Nhóm nguyên nhân thứ sáu, 119 ý kiến sinh viên không theo kịp chương trình học trực tuyến do lượng kiến thức, bài tập quá nhiều; họ cho rằng lượng bài tập nhiều hơn so với khi học trực tiếp trên lớp. Nhóm nguyên nhân thứ tám, âm thanh trong quá trình học (chủ yếu qua video conference) không tốt được liệt kê với 104 ý kiến đề xuất từ sinh viên. Cuối cùng, 99 ý kiến về vấn đề sinh viên không có trang bị đủ thiết bị phụ trợ (máy tính xách tay, sách giáo khoa) hoặc các thiết bị không đáp ứng đủ cho việc học (máy tính xách tay không có webcam/không có mic). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên tại các trường đại học đã có cảm nhận ở mức độ tiệm cận hoặc trên trung bình đối với trải nghiệm học tập trực tuyến trên hệ thống LMS. Cụ thể, những yếu tố liên quan đến công nghệ và nội dung học tập được sinh viên đánh giá cao hơn so với hai thành phần cá nhân hóa và hỗ trợ học tập (Hình 7). Điều này chứng tỏ dù phải phản ứng nhanh do lý do khách quan (dịch Covid-19) nhưng các trường đại học đã có sự đầu tư xây dựng, triển khai nội dung đào tạo trên hệ thống trực tuyến. Tuy nhiên do triển khai gấp rút nên các trường vẫn chưa có một Chương trình tập huấn, hướng dẫn cụ thể dành cho sinh viên, giúp họ có thể thích nghi và đạt được hiệu quả học tập cao nhất trên hệ thống LMS. Nội dung Cá nhân hóa 3.60 3.50 3.40 3.30 3.20 3.10 Hỗ trợ học tập Công nghệ Hình 7. Cảm nhận của người học về LMS Kết quả thống kê cũng cho thấy những vấn đề liên quan chất lượng mạng Internet cùng với chức năng của LMS là những nguyên nhân chính khiến người học gặp khó khăn trong quá trình học tập trực tuyến. Ngoài ra thói quen học tập của sinh viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận về hiệu quả công nghệ trong học tập trực tuyến, sinh viên đã quen với hình thức học tập truyền thống nhưng vì nguyên nhân khách quan là dịch bệnh Covid-19 khiến họ buộc phải thích nghi với hình thức mới. Điều này không hề dễ dàng vì học chưa được chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như đào tạo đầy đủ về phương pháp học tập trực tuyến cùng với kỹ năng sử dụng hệ thống LMS. 5. Kết luận Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học tập trực tuyến trên hệ thống LMS. Việc học tập trên hệ thống này song song với việc sử dụng hệ thống LMS cho đào tạo kết hợp sẵn có là bắt buộc trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 vừa qua. Với số lượng 2225 sinh viên tham gia phản hồi, kết quả nghiên cứu cũng phần nào thể hiện được cảm nhận của sinh viên trong quá trình học tập vừa qua. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên chưa có mức độ hài lòng cao trong quá trình học tập trực tuyến

Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 27 hoàn toàn như một giải pháp tình thế. Tuy nhiên kết quả này có thể được hiểu là do việc triển khai học tập trực tuyến đã được thực hiện gấp rút cho sinh viên đại học chính quy do dịch bệnh Covid- 19. Các yếu tố ảnh hưởng lớn chính là tâm lý chưa sẵn sàng, kết nối internet và sự hỗ trợ kịp thời của giảng viên cũng như đội ngũ phục vụ. Thêm vào đó, thói quen giảng dạy và học tập truyền thống của giảng viên và sinh viên cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả học tập trong môi trường trực tuyến hoàn toàn. Do đó, để triển khai học tập trực tuyến hoàn toàn cho sinh viên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị không chỉ về hệ thống LMS, cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà còn cả sự đầu tư cho sự sẵn sàng cho người học lẫn người dạy. Các khó khăn của sinh viên được nêu ra góp phần cho Nhà trường trong việc kiểm tra, đánh giá và cải tiến chất lượng đào tạo và quan trọng hơn nhất là có thể thiết lập chiến lược và kế hoạch phát triển lâu dài cho đào tạo trực tuyến khi ứng dụng trên tất cả các hệ đào tạo của trường. Tóm lại, để triển khai học tập trực tuyến hoàn toàn cho sinh viên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị không chỉ về công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà còn cần thêm về công tác truyền thông, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn giảng viên, sinh viên sử dụng hiệu quả LMS trong dạy và học. Ngoài ra, để có thể triển khai một chương trình đào tạo trực tuyến thành công, không chỉ đơn giản là tổ chức các buổi học online thông qua các công cụ phổ biến như Zoom, Hangout Meeting (Google), Microsoft Team v.v mà còn cần triển khai hàng loạt hoạt động khác nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của phương thức này so với phương thức truyền thống. Theo kinh nghiệm trên thế giới, các trường đại học cần căn cứ theo một bộ tiêu chuẩn chất lượng cụ thể về đào tạo trực tuyến vì điều này sẽ giúp các trường triển khai thành công chương trình đào tạo đến với người học. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng khung phân tích của Shee và Wang (2008) vì muốn tập trung vào khía cạnh cảm nhận của người học về công nghệ ứng dụng trên LMS. Điều này dẫn đến việc chưa phân tích đầy đủ được các khía cạnh về cảm nhận của sinh viên chính quy trong môi trường học tập trực tuyến. Kết quả nghiên cứu này có thể là nền tảng cho một nghiên cứu mang tính phổ quát hơn nếu được thực hiện với khung phân tích hoàn thiện và có thêm sự tham gia của nhiều trường đại học tại các địa phương khác. Tài liệu tham khảo Bailey, J. E. & Pearson, S. W. (1983). Development of a tool for measuring and analyzing computer user satisfaction. Management science, 29(5), 530-545. Benson S. M. H., H. Chuan Chan, B. Chai Chua, & K. Fong Loh (2001). Critical success factors for on-line course resources. Computers & Education, 36(2), 101-120. Chang, M. K., & Cheung, W. (2001). Determinants of the Intention to Use Internet/www at Work: A Confirmatory Study. Information and Management, 39(1), 1 14. Chao, R.-J. & Chen, Y.-H. (2009). Evaluation of the criteria and effectiveness of distance e- Learning with consistent fuzzy preference relations. Expert Systems with Applications, 36(7), 10657-10662. Connolly, T. M. & Stansfield, M. H. (2006). From elearning to games-based elearning: Using interactive technologies in teaching Information Systems. International Journal of Information Technology Management (submitted) Daniel, Y. S. & Yi-Shun, W. (2008). Multi-criteria evaluation of the web-based elearning system: A methodology based on learner satisfaction and its applications. Computers & Education, 50, 894 905.

28 Phan T. N. Thanh và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 18-28 Delone, W. H. & Mclean, E. R. (2003). The DeLone and McLean model of information systems success: a ten-year update. Journal of management information systems, 19(4), 9-30. Francisco, G. G., Jorge, G., Oscar, M. R., & Miguel, A. M. A. (2012). Gender differences in e- learning satisfaction. Computers & Education, 58(1), 283-290. Gandolfo, D. & Federica, P. (2013). How to build an e-learning product: Factors for student/customer satisfaction. Business Horizon, 56(1), 87-96. Holmes, B. & Gardner, J. (2006). E-learning: Concepts and Practice. California: Sage Publications Ltd. Kan-Min, L. (2011). E-learning continuance intention: Moderating effects of user e-learning experience. Computers & Education, 56(2), 515-526. Lee, M. S., An, H. (2018). A study of antecedents influencing ewom for online lecture website: Personal interactivity as moderator. Online Information Review. Lindgaard, G. & Dudek, C. (2003). What is this evasive beast we call user satisfaction? Interacting with Computers, 15(3), 429-452. Lovelock, C. L., Patterson P. G., & Walker, R. H. (2004). Services Marketing an Asia Pacific and Australian Perspective. Australia: Pearson Education. Oliver, R., & Towers, S. (2000). Up time: Information communication technology: Literacy and access fortertiary students in Australia. Canberra: Department of Education, Training and Youth Affairs. Park, J., Lee, D. & Ahn, J. (2004). Risk focused e commerce adoption model: A cross country study. J. of Global Inform. Technol. Manage.,7, 6 30. Rogers, E. M. (2003). Diffusion of innovations (5th Ed.). NY: Free. Selim, H. M. (2007). Critical success factors for e-learning acceptance: Confirmatory factor models. Computers & Education, 49(2), 396-413. Sun, P.-C., Tsai, R.J., Finger, G., Chen Y.-Y. & Yeh, D. (2008). What drives a successful e- Learning? An empirical investigation of the critical factors influencing learner satisfaction. Computers & Education, 50(4), 1183-1202. Welsh, E. T., Wanberg, C. R., Brown, K. G. & Simmering, M. J. (2003). E-learning: emerging uses, empirical results and future directions. International Journal of Training and Development, 7, 245-58.