Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm trong vận động, hỗ trợ cha mẹ kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt thông qua một số chương trình hoạt động của

Tài liệu tương tự
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM HUYỆN ỦY LÝ NHÂN * Số CV/HU V/v triệu tập dự Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, n

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

90 CÔNG BÁO/Số ngày THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2147/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ng

2 TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ SƠ BỘ

Luận văn tốt nghiệp

CÔNG BÁO/Số 10/Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NG

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

MUÏC LUÏC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Uû ban nh©n d©n

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

ỦY BAN NHÂN DÂN

Microsoft Word - Noi dung tom tat

QUỐC HỘI

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Consultancy Terms of Reference -

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

I

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 428/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2019 QUYÉT ĐỊNH Phê duyệ

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

NguyenThiThao3B

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP PHƯỚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn

ỦY BAN QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 25/QĐ-UBQGBĐKH Hà Nội,

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

The following provides the full template of the narrative part of the Country Progress Report and detailed instructions for completion of the differen

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG *** Số: 07 -KH/TWHSV Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2019 KẾ HOẠCH Cuộc thi Ý tưởng sinh viên tình nguyện

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Truyền thông có nhạy cảm giới Tài liệu dành cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nhóm biên soạn

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

UBND HUYỆN Lộc NINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 2 ẮJ /PGDĐT Lộc Ninh, ngày 24 tháng 7

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 86/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014 N

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 851/HD-PGD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Đông, ngày 07 tháng 9

Luan an dong quyen.doc

Danh sach 35 de an 22.6.xls

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

QUỐC HỘI

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI

tomtatluanvan.doc

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Số 20, tuần 3, tháng 8/2018 Tin tức Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) làm việc tại EVN Một trong

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

TỈNH ỦY BÌNH THUẬN BAN TUYÊN GIÁO * Số 26 - HD/BTGTU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Phan Thiết, ngày 18 tháng 01 năm 2017 HƯỚNG DẪN Thực hiện Nghị quyết số 33

Số 82 (7.430) Thứ Bảy ngày 23/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC Giai đoạn 2 TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Microsoft Word - VN- Final adjusted VCA Evaluation report 2015_10_23

No tile

1

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 362/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệ

Microsoft Word - 21_2011_ND-CP_12tr-1.doc

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2011 và PHƯƠNG HƯỚNG HỌAT ĐỘNG NĂM 2012 SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN và ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN D

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 119/2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

Số 137 (7.485) Thứ Sáu ngày 17/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du-Quận 1

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NG

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số: 2090 /QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Nam, ngày 27 tháng 6 năm 2019 QU

HỘI LHPN TP ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày 03 tháng 7 năm 2015 BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG T

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

ỦY BAN NHÂN DÂN

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Microsoft Word - b 2010_ IYCF Che ban Vietnamese Unicode A4 size.doc

Lời giới thiệu Vùng Đông Nam của tỉnh là không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu vực nằm phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam của sông Thu

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

MỞ ĐẦU

Bản ghi:

Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm trong vận động, hỗ trợ cha mẹ kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt thông qua một số chương trình hoạt động của các cấp Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết Mai UV Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Gia đình - Xã hội Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Phụ nữ có vai trò đặc biệt trong thực hiện chức năng của gia đình. Để xây dựng xã hội lành mạnh chúng ta phải bắt đầu từ xây dựng gia đình và từ người phụ nữ. Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người 1. Với chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động nhằm vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Trong nhiều năm qua, Hội luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thông qua giáo dục các bà mẹ để tác động đến trẻ em. Với vai trò đại diện cho giới, là những người mẹ trong gia đình, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho các bà mẹ và các thành viên trong gia đình, thông qua hoạt động lồng ghép và phối hợp liên ngành, bước đầu đạt được kết quả nhất định, góp phần vào việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ trong nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, góp phần xây dựng một xã hội học tập. Trong phạm vi bài tham luận của mình, tôi sẽ trình bày tóm tắt những kết quả đạt được bước đầu và bài học kinh nghiệm trong vận động, hỗ trợ cha mẹ các kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt thông qua thực hiện một số chương trình của Hội LHPN Việt Nam: (1) Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015); (2) Phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực và (3) Cuộc vận động Xây dựng Gia đình 5 không 3 sạch. 1. Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015) Ngày 19/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 704/QĐ - TTg về việc phê duyệt Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010-2015. Đề án do Hội LHPN Việt Nam chủ trì, các hợp phần của Đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh 1 Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 1

và Xã hội, TW Hội Nông dân, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam. Mục tiêu của đề con cho 5 tr ỡng và giáo dục. Sau khi Đề án được phê duyệt, TW Hội đã xây dựng kế hoạch tổng thể 5 năm và kế hoạch thực hiện Đề án từng năm, đồng thời hướng dẫn Hội LHPN các tỉnh/thành, đặc biệt 14 tỉnh/thành điểm chỉ đạo và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện Đề án. Sau 3 năm thực hiện, đề án được tổ chức rộng khắp với nhiều kết quả và các mô hình cụ thể được ghi nhận trong cộng đồng. Với điểm mạnh của Hội LHPN đó là có mạng lưới cán bộ chi tổ đến tận cơ sở nên công tác vận động, tuyên truyền trong hội viên phụ nữ và cộng đồng được đặc biệt chú trọng để nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ. Theo đó, đề án đã được triển khai chú trọng các mô hình truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó tập trung chủ yếu vào các bà mẹ, ông bố có con dưới 16, trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thông qua: - Sinh hoạt nhóm, tổ phụ nữ: Mỗi xã điểm thành lập 6 nhóm phụ nữ nuôi, dạy con tốt, tổ chức sinh hoạt 2 tháng/lần. Mỗi kỳ sinh hoạt là một chủ đề về nuôi hoặc dạy con. Mỗi nhóm có từ 20-25 phụ nữ có con dưới 16 tuổi tham gia sinh hoạt. Tài liệu sinh hoạt là cẩm nang hỗ trợ các cha mẹ nuôi, dạy con tốt (từ nguồn hỗ trợ kỹ thuật và biên soạn tài liệu của tổ chức VVOB) - Sinh hoạt câu lạc bộ Cha mẹ nuôi, dạy con tốt : Mỗi xã thành lập 1 câu lạc bộ Bà mẹ nuôi, dạy con tốt. Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt hàng quý về chủ đề nuôi hoặc dạy con. Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ dưới hình thức biểu diễn văn hóa văn nghệ đã giúp cho các bà mẹ dễ hiểu, dễ nhớ và áp dụng trong việc nuôi, dạy con. Đến nay đã có 28 câu lạc bộ được thành lập tại 28 xã điểm, thu hút các đối tượng phụ nữ và nam giới có con dưới 16 tuổi tham gia. Mỗi kỳ sinh hoạt câu lạc bộ có từ 50-60 thành viên tham gia. - Tuyên truyền trên loa phát thanh xã/ phường: 28 xã/phường điểm đều phân công cho Ban văn hóa thông tin của xã/phường chuẩn bị nội dung tuyên truyền trên loa. Đến nay, các xã/phường đều thực hiện đọc các tin, bài về kiến thức nuôi, dạy con tốt, về hoạt động của địa phương trong triển khai thực hiện đề án và phát trên loa phát thanh của xã/phường hàng tuần vào các thời điểm 2

6.00 sáng, 6.00 tối khi mọi người còn ở nhà chưa đi làm hoặc đã về để có thể nghe được thông tin. Thông qua tuyên truyền trên loa phát thanh giúp cho các bà mẹ, ông bố có con dưới 16 tuổi và nhân dân cộng đồng nghe được thông tin, kiến thức cơ bản về nuôi, dạy con khi họ không có điều kiện tham gia các hoạt động cộng đồng. - Tổ chức Tọa đàm về chủ đề Gia đình không có trẻ em bỏ học và vi phạm pháp luật nhằm tạo cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về quản lý, giáo dục con của các gia đình để con không vi phạm pháp luật và tạo điều kiện học tập cho con để con không bỏ học. Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam Tổ chức Giao lưu khách mời về chủ đề Gia đình với thực trạng trẻ em bỏ học và vi phạm pháp luật (2011), Gia đình nuôi, dạy con tốt và giáo dục trẻ em gái vị thành niên (2012) nhằm chia sẻ những cách nuôi dạy con tốt, đặc biệt trong giáo dục trẻ em gái vị thành niên, đồng thời bổ sung một số kiến thức giáo dục giới tính cho các gia đình có con gái ở lứa tuổi vị thành niên, góp phần hạn chế trẻ em bỏ học và vi phạm pháp luật. - Tổ chức Hội thi Kiến thức cha mẹ, sức khỏe con hoặc Kiến thức cha mẹ, sáng tạo của con nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vai trò của gia đình trong việc nuôi, dạy và giáo dục con cái, đặc biệt là tuyên truyền các kiến thức và kỹ năng về nuôi, dạy con tốt cho các ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi; Giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong việc nuôi, dạy con của các gia đình và cộng đồng dân cư. Thông qua Hội thi nâng cao ý thức và trách nhiệm của các bậc cha mẹ, gia đình và cộng đồng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Qua 3 năm tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng tại 14 tỉnh/thành điểm đã hướng dẫn, cung cấp kiến thức và kỹ năng về nuôi, dạy con tốt cho 1.512.166 bà mẹ, 446.116 ông bố và 259.857 trẻ vị thành niên. Bên cạnh những hoạt động truyền thông cộng đồng, Hội LHPN đã biên soạn và phát hành nhiều tài liệu truyền thông tới hội viên phụ nữ như: Bộ tài liệu nguồn tập huấn giảng viên (gồm phần Nuôi trẻ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phần Dạy trẻ em), tờ gấp Những điều bà mẹ mang thai và nuôi trẻ dưới 3 tuổi cần biết, Tờ gấp Cha mẹ có con vị thành niên cần biết cho các bà mẹ, ông bố có con tuổi vị thành niên; Sổ tay hỏi - đáp Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho tuyên truyền viên, bà mẹ, ông bố và trẻ tuổi vị thành niên; Cẩm nang kiến thức kỹ năng về đảm bảo môi trường an toàn và phát triển toàn diện 3

của trẻ cho các bà mẹ, ông bố, Sách mỏng về 12 chủ đề dạy con trong sinh hoạt câu lạc bộ (phối hợp với VVOB biên soạn). 2. Phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực Thực hiện sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ngày 24/4/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hôi Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp số 205/CTr/BGDĐT - HLHPNVN - HKHVN về phối hợp thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2009-2013. Sau 5 năm, Hội LHPN Việt Nam đã tập trung chỉ đạo thực hiện trong các cấp Hội và các tầng lớp phụ nữ, đạt được những kết quả nhất định, góp phần cùng các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp nhân dân tham gia vào phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và hướng tới xây dựng xã hội học tập. Với vai trò là đơn vị chủ trì phối hợp với các bộ ngành trong chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện đảm bảo 3 đủ (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) ở địa phương, đảm bảo học sinh an toàn khi đi học và học tập tại nhà, ngăn chặn tình trạng chơi game có nội dung bạo lực hoặc không lành mạnh tại nhà và ngoài xã hội, Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng nhiều mô hình hiệu quả tại địa phương, giúp cha mẹ nâng cao nhận thức về vai trò của việc học tập đối với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được học tập tốt và hỗ trợ cho trẻ khắc phục khó khăn trong học tập, đời sống. Nhiều mô hình truyền thông đa dạng, phong phú đã được xây dựng như: mô hình các Câu lạc bộ, tổ/nhóm Tiếp sức đến trường, Chi hội không có con em bỏ học, tổ Tiết kiệm để mua sách vở và đóng học phí cho con, các mô hình Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội, các câu lạc bộ Phụ nữ giúp con học tích cực, Giúp con học tập, Tổ phụ nữ khuyến học, Khuyến học, khuyến tài, Bà mẹ có con vị thành niên, Em gái vị thành niên... Các mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng hướng dẫn, quan tâm, chăm sóc con của các bậc cha mẹ để con có thể học tập tốt hơn, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cha mẹ và con trong mọi vấn đề của cuộc sống. Một số tỉnh, thành Hội đã khai thác, huy động được các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ hoạt động như Hội LHPN các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thái Nguyên, Quảng Ninh (thực hiện dự án của Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ ký thuật vùng Flmăng, Vương quốc Bỉ - VVOB tài trợ) 4

đã xây dựng các câu lạc bộ Giáo dục và đời sống nhằm tăng cường sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng trong việc giúp con em mình học tích cực; tăng cường kỹ năng sống giữa cha mẹ và con cái, cải thiện mối liên hệ giữa cộng đồng và nhà trường nhằm hỗ trợ cho quá trình dạy và học tích cực. TW Hội đã ký kết biên bản hợp tác với Tổ chức Plan Việt Nam hỗ trợ các tỉnh, thành Hội: Hà Giang, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục cha mẹ cho cán bộ Hội phụ nữ và tình nguyện viên; vận động chính sách về tầm quan trọng của giáo dục cha mẹ thông qua hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, ban ngành liên quan tại cấp quốc gia. Các tỉnh, thành Hội của dự án đã xây dựng mô hình Nhóm cha mẹ và Nhóm trẻ chơi dưới 3 tuổi, trong đó chú trọng chia sẻ kiến thức, nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục, nuôi dạy con phát triển. Cùng với các mô hình cụ thể tại cơ sở, Hội LHPN các cấp đã tích cực vận động các nguồn lực để giúp cho trẻ khó khăn có đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở và vận động được nhiều học sinh bỏ học trở lại trường. Điển hình là thực hiện Cuộc vận động Tiếp bước cho em đến trường, các mô hình Hũ gạo tình thương, Nuôi lợn nhựa, Phúc học đường, Trẻ em gái nghèo vượt khó hiếu học Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã vận động, giúp đỡ được 36.610 em học sinh bỏ học trở lại trường; vận động, cảm hóa, giúp đỡ hòa nhập cộng đồng cho 21.736 vị thành niên. Hội LHPN các địa phương đã vận động, quyên góp, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng được 123.412.245.088 đồng giúp 823.223 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường, hoặc có điều kiện học tập, sinh hoạt tốt hơn; trao tặng học bổng, sổ tiết kiệm, các phần quà cho 294.317 em học sinh vượt khó học giỏi, mỗi suất trị giá trung bình từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Một số tỉnh, thành Hội còn nhận đỡ đầu các em học sinh học giỏi vượt khó trong suốt quá trình các em học tập. Hội LHPN các cấp đã tích cực vận động hội viên, phụ nữ và cộng đồng quyên góp được 3.561.781 cuốn sách giáo khoa, cuốn vở viết, tập viết, 764.310 bộ quần, áo, 764.310 xe đạp và đồ dùng học tập (bút viết, bảng, cặp sách, góc học tập ) cho 293.372 em. 3. Cuộc vận động Xây dựng Gia đình 5 không 3 sạch Trung ương Hội chỉ đạo các cấp Hội thực hiện Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch do Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam phát động với 8 tiêu chí 5 không, 3 sạch trong phạm vi cả nước, gắn với Chương 5

trình xây dựng Nông thôn mới. Trong đó có tiêu chí Không có trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bỏ học. Cụ thể, gia đình không có trẻ suy dinh dưỡng là gia đình trong đó trẻ em trong độ tuổi (đặc biệt là từ 0-6 tuổi) được chăm sóc đầy đủ, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, không bị tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng và tình trạng cân nặng và chiều cao thấp hơn so với chuẩn cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi; gia đình không có trẻ bỏ học là gia đình mà cha mẹ, người lớn luôn quan tâm, tạo điều kiện đến việc học tập của trẻ em, đưa trẻ em đến trường học theo đúng độ tuổi và không để trẻ em bỏ học giữa chừng. Các nộ ết thực, gắn liền với lợi ích của từng gia đình và trẻ em, nhất là trong việc giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng, đặc biệt là cha mẹ trong giáo dục, giúp con học tập. Trong chỉ đạo thực hiện, các tỉnh, thành Hội đã tiến hành xây dựng mô hình điểm; tập trung hướng dẫn cơ sở tiến hành rà soát/khảo sát tình hình thực tế của địa phương về những vấn đề có liên quan đến nội dung, tiêu chí của Cuộc vận động như tình trạng đói nghèo, vấn đề bạo lực gia đình, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học; rà soát, đánh giá các mô hình câu lạc bộ hiện có để có sự thống nhất chỉ đạo và tập trung nguồn lực. Các cấp Hội cơ sở đã báo cáo cấp uỷ, phối hợp với chính quyền triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn. Truyền thông kiến thức, tổ chức các hoạt động phù hợp để tuyên truyền vận động các gia đình hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện. Đến nay, các tỉnh/thành đã chỉ đạo, thành lập hơn 11 nghìn câu lạc bộ gia đình 5 không 3 sạch". Các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung của Cuộc vận động trong các kỳ sinh hoạt chi/tổ phụ nữ, sinh hoạt các Câu lạc bộ; trên loa đài truyền thanh tại xã/phường/thôn/bản. Duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ Dân số, câu lạc bộ vệ sinh mội trường, câu lạc bộ phụ nữ với kiến thức Pháp luật, câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ gia đình 5 không 3 sạch tạo sự chuyển biến về nhận thức, chuyển đổi hành vi trong thực hiện Cuộc vận động. Năm 2013, Hội LHPN Việt Nam đã chủ động đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chọn là năm Gia đình Việt Nam. Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam TW Hội LHPN Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký kết Kế hoạch liên tịch số 759/KH-BVHTTDL-HLHPNVN ngày 12/3/2013 thực hiện Năm Gia đình Việt Nam, trong đó có chỉ đạo xây dựng mô hình dịch vụ gia 6

đình, mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, phòng chống bạo lực gia đình, mô hình gia đình với bảo vệ môi trường và thực hiện an toàn giao thông tại các địa phương; tổ chức ra mắt/khánh thành thí điểm các nhóm trẻ gia đình dựa vào cộng đồng; tiến hành khảo sát thực trạng trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, lang thang, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nhiễm chất độc da cam ; đồng thời tiếp tục chỉ đạo thực hiện các hoạt động đề xuất, tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng gia đình. Những hoạt động này có ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển toàn diện của trẻ trong mỗi gia đình - những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, Hội LHPN Việt Nam rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt công tác vận động, hỗ trợ cha mẹ nuôi dạy con tốt hướng tới một xã hội học tập như sau: 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức, kỹ năng vận động xã hội, cộng đồng cùng chung tay góp sức chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ nhỏ. 2. Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác vận động, hỗ trợ cha mẹ nuôi, dạy con tốt và giúp trẻ có điều kiện học tập tốt hơn, có kỹ năng sống tốt (gồm cả đối tượng trẻ trong nhà trường và ngoài trường học), thể hiện qua sự đầu tư về nhân lực, nguồn lực. Phối hợp hiệu quả với chính quyền và các ban ngành tại địa phương để cải thiện từng bước điều kiện sống trong mỗi gia đình và cộng đồng để giúp trẻ có môi trường học tập tốt nhất. 3. Tổ chức rà soát, khảo sát ban đầu về thực trạng tình hình, nhu cầu, mong muốn nuôi, dạy con của địa phương, trên cơ sở đó xác định vấn đề ưu tiên và đối tượng tác động. Có kế hoạch cụ thể hàng năm để có các hoạt động phù hợp với thực tế địa phương. 4. Duy trì, nhân rộng những mô hình tốt, hiệu quả. Thường xuyên sơ, tổng kết, phát hiện, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến, kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. 5. Tích cực vận động, khai thác thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động. 6. Có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ tốt nhất cho trẻ vị thành niên hướng tới xây dựng một xã hội học tập: Tổ chức các hoạt động xã hội tại cộng đồng, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên, tổ chức các hoạt động Về nguồn 7

7. Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên báo đài, đĩa CD 8