Uy tín Học viên sẽ tìm hiểu các thông tin công khai online sẽ hỗ trợ như thế nào việc định hình quan điểm của người khác về họ. Họ sẽ xác định đối tượ

Tài liệu tương tự
Vận động và tạo ra thay đổi Học viên sẽ tìm hiểu về khái niệm vận động bằng cách xác định một vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng của họ và suy nghĩ về hai

Mạng xã hội và chia sẻ Học viên sẽ suy ngẫm về quyền riêng tư khi chia sẻ thông tin và giao tiếp với người khác trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Họ

Quan điểm khác nhau Học viên sẽ xem xét vai trò của quan điểm trong việc đánh giá thông tin liên quan đến sự hiện diện trên mạng của họ hoặc sự hiện d

Mối quan hệ lành mạnh trên mạng Học viên sẽ khám phá các phẩm chất tạo nên một mối quan hệ lành mạnh và tử tế, cũng như vai trò của các hành vi trên m

In trực tuyến 4.0

THỎA THUẬN SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT AMIS.VN Phiên bản V2.0 ngày 04/05/2018 Đây là thỏa thuận pháp lý giữa khách hàng với Công t

Điều khoản sử dụng The Chemours Company, các chi nhánh và công ty con (gọi chung là Chemours ) cung cấp trang web ( Trang web ) này cho bạn theo các đ

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử – Văn mẫu lớp 9

Cảm nghĩ về tình bạn

HƯỚNG DẪN THỦ LĨNH HỌC SINH DÀNH CHO LỚP 6 12 #startwithhello #sandyhookpromise SWH-StudentGuide6-12-vie.indd 1 29/04/ :30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Nghị luận xã hội về tệ nạn xã hội nghiện game của giới trẻ – Văn mẫu lớp 9

Successful Christian Living

THINK QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TÍNH TRUNG THỰC CÁC ĐỒNG NGHIỆP THÂN MẾN, Tính Trung Thực là căn bản của tập đoàn SGS. Sự tin tưởng mà chúng ta t

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Chia Sẻ Trực Tuyến 3.1

Hướng dẫn nâng cao kiến thức cho người xem theo từng video một

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Tải truyện Nam Thần Công Lược Hệ Thống | Chương 78 : Chương 78: – GIANG MỤC – BẠCH LÊ THIÊN –

Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Cộng đồng Google

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

CHARTER

Nghị luận xã hội về nghiện Facebook

ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG A. Thỏa thuận sử dụng chung Bạn vui lòng đọc kỹ các Điều khoản & Điều kiện này trước khi truy nhập và sử dụng dịch vụ trên website

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN DÀNH CHO HỌC VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ CỦA KELLER ISD Các tài nguyên công nghệ, bao gồm truy cập Internet, sẽ được sử dụ

Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường – Văn hay lớp 9

Hợp đồng Chính

untitled

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

INTERSCAN VIRUSWALL V

SM-G925F Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 04/2015. Rev.1.0

Nghị luận xã hội về hiện tượng nói tục chửi thề – Văn mẫu lớp 9

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 NHÓM HỌC TẬP SÁNG TẠO THS. NGUYỄN HỮU TRÍ Trong bài viết này tôi muốn chia

Giải thích câu: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

SỔ TAY NHÂN VIÊN SỔ TAY NHÂN VIÊN

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

NỘI QUY CÂU LẠC BỘ HILLTOP VALLEY GOLF Hoa Binh Branch Of Hanoi General Export And Import Jsc 21

Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNG Website: Giải Thoát Trong Lòng

BP Code of Conduct – Vietnamese

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Hà Nội, tháng 04 nă

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Microsoft Word - Authpaper_ICO_2019.docx

English

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

Lesson 1

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

Combined Federal and State Bill of Rights - Vietnamese

Microsoft Word - Vietnamese_Adient Public Privacy Notice.doc

Cảm nghĩ của em về tình bạn

Microsoft Word PPP_ExecutiveSummary_VIT.docx

CHƯƠNG 1

VanHocVaDaoDuc_LNT

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG MÃ ĐỀ THI 132 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC: Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sống theo các giá trị và kỳ vọng của chúng ta Quy tắc ứng xử của chúng ta

Microsoft Word - CPJ_VNHRD.doc

LG-P698_VNM_cover.indd

SM-G935F SM-G935FD Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 02/2016. Rev.1.0

QUY TẮC ỨNG XỬ

SM-N9208 SM-N920C SM-N920CD SM-N920I Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 08/2015. Rev.1.0

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Y Trung Tâm Huấn Luyện Nâng Cao Mô Phỏng Lâm Sàng SỔ TAY SINH VIÊN Tháng

Phòng GD& ĐT Huyện Dầu Tiếng

SOUTHERN INSTITUTE OF TECHNOLOGY (HỌC VIỆN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MIỀN NAM) Invercargill, New Zealand Học viện tài trợ bởi chính phủ New Zealand Thành viê

Kể về một người bạn mà em yêu mến – Văn mẫu lớp 7

Nghị luận về sách

Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) cong

BẢO HIỂM VIETINBANK Mã số: QC Ngày ban hành :26/04/2018 QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT MỤC LỤC Lần sửa đổi: 01 Trang: 1/ 18 CHƯƠ

Cảm nghĩ về người thân

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

ĐỐI TÁC KINH DOANH CỦA MSD QUY TĂ C Ư NG XƯ "Các Giá Trị và Tiêu Chuẩn Của Chúng Tôi" dành cho Các Đối Tác Kinh Doanh Quy tắc Ứng Xử Dành Cho Đối Tác

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

UM-VN A

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc

Nghị luận xã hội về ý thức học tập – Văn mẫu lớp 12

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

SM-G960F/DS SM-G965F/DS Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 03/2018. Rev.1.1

Bản ghi:

Uy tín Học viên sẽ tìm hiểu các thông tin công khai online sẽ hỗ trợ như thế nào việc định hình quan điểm của người khác về họ. Họ sẽ xác định đối tượng cho các loại thông tin online khác nhau, cân nhắc xem họ muốn thông tin nào xuất hiện khi ai đó tìm kiếm tên của họ và học các cách phản ứng khác nhau với nội dung về họ trên Internet mà họ không thích. Tài liệu Bạn nên làm gì? Phiếu bài tập

Ai biết được bí mật của bạn? Phần 1 Chúng ta có bí mật gì về bản thân mình? Hãy giữ kín bí mật đó. Chúng ta sẽ không phải viết ra hay chia sẻ bí mật này với bất kỳ ai. Bây giờ, hãy nghĩ về câu trả lời cho những câu hỏi sau - đừng nói hay viết ra câu trả lời của chúng ta: 1. Bao nhiêu người trong phòng này biết bí mật đó? 2. Bao nhiêu người quanh chúng ta biết bí mật đó? 3. Bao nhiêu người chúng ta chưa từng gặp mặt biết bí mật đó? Giả sử chúng ta phải viết bí mật đó ra một mảnh giấy và một người ngẫu nhiên trong nhóm này đọc được. Sau đây là một số câu hỏi nữa - một lần nữa, hãy chỉ nghĩ về câu trả lời trong đầu chứ đừng viết ra. Một tuần sau: 1. Hiện giờ, có bao nhiêu người trong phòng này có thể biết bí mật đó? 2. Hiện giờ, có bao nhiêu người quanh chúng ta có thể biết bí mật đó? 3. Hiện giờ, có bao nhiêu người chúng ta chưa từng gặp có thể biết bí mật đó? Phần 2 Chúng ta cần nghĩ đến những người có khả năng nhìn thấy bí mật hoặc một thông tin khác về chúng ta với tư cách là "đối tượng" của thông tin đó. Hiểu rõ hơn về đối tượng có thể giúp chúng ta xác định thông tin mình muốn và không muốn chia sẻ với người khác dễ dàng hơn. Đối tượng là người hoặc nhóm người có thể truy cập một thông tin cụ thể. Với các công nghệ mới ngày nay, đối tượng có thể gia tăng rất nhanh chóng. Do đối tượng có khả năng gia tăng nhanh chóng nên chúng ta sẽ rất khó - nếu không muốn nói là không thể - biết hoặc giới hạn được đối tượng của những hoạt động hoặc thông tin online của mình. Mặc dù việc đối tượng có thể tăng nhanh sẽ rất hữu ích khi chúng ta muốn chia sẻ công việc của mình với nhiều người, nhưng sẽ không phù

hợp nếu chúng ta muốn giữ bí mật thông tin. Thật không may là thông tin riêng tư - đặc biệt là thông tin không hay - thường hấp dẫn với người xem, vì thế khi loại thông tin này xuất hiện online thì rất khó để kiểm soát đối tượng có thể xem nội dung này. Bất cứ khi nào chia sẻ thông tin online (dù chỉ chia sẻ trực tiếp với một người, như bằng tin nhắn văn bản hoặc riêng tư), thì chúng ta cũng phải chuẩn bị trước tinh thần về khả năng thông tin này sẽ lan tới cả những đối tượng mà chúng ta không định hướng tới. Phần 3 Khi đăng cập nhật trạng thái, ảnh hay thông tin khác trên mạng xã hội, chúng ta muốn tiếp cận đối tượng nào? Điều đó có tùy thuộc vào nền tảng mạng xã hội không? Hay tùy thuộc vào bối cảnh? Điều đó tùy thuộc vào các tùy chọn cài đặt quyền riêng tư cũng như nền tảng mạng xã hội chúng ta chọn, nhưng đối tượng của chúng ta có thể chỉ bao gồm bạn thân/người theo dõi/kết nối hoặc đủ rộng để bao gồm bất kỳ ai sử dụng nền tảng mạng xã hội đó hay bất kỳ ai tìm kiếm thông tin về bạn online. Nhưng cho dù đối tượng của chúng ta là ai thì thông tin cũng có thể được sao chép và đăng ở nơi khác, ai đó có thể chụp ảnh/chụp màn hình nội dung hoặc chia sẻ thông tin trong các cuộc trò chuyện trên mạng và trực tiếp ngoài đời. Khi thêm nội dung trên mạng xã hội thì chúng ta muốn tiếp cận đối tượng nào? Ví dụ: chúng ta muốn tiếp cận đối tượng nào khi đăng trên dòng thời gian của người khác trên Facebook hoặc khi thêm nội dung vào tài khoản mạng xã hội của người khác (ví dụ: bằng cách bình luận về một trong những bức ảnh của họ, gắn thẻ họ trong bài viết hoặc ảnh)? Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta và họ cài đặt quyền riêng tư nhưng thường thì nội dung sẽ hiển thị với bạn bè/người theo dõi/kết nối của họ, kể cả những người chúng ta không biết - có thể là thành viên gia đình họ, giám thị hoặc giáo viên tại trường.

Khi gửi tin nhắn (ví dụ: tin nhắn văn bản, email, tin nhắn riêng tư/trực tiếp trên mạng xã hội), chúng ta muốn tiếp cận đối tượng nào? Đối tượng là người chúng ta gửi tin nhắn, nhưng hãy cẩn trọng - người khác cũng có thể xem tin nhắn đó. Tin nhắn có thể tiếp cận bằng cách nào tới những người không phải người nhận mà chúng ta hướng tới? [Có thể thông qua ảnh/ảnh chụp màn hình, chuyển tiếp và dùng chung điện thoại trực tiếp.] Trong trường hợp nào việc mở rộng thông tin tới nhiều đối tượng khác sẽ có tác dụng? [Có thể là trường hợp muốn phát tán tin nhắn cho đối tượng rộng hơn, huy động mọi người, nâng cao nhận thức.] Trong trường hợp nào việc mở rộng thông tin tới những đối tượng không mong muốn sẽ gây rắc rối? [Chia sẻ vượt ra ngoài đối tượng mong muốn có thể khiến chúng ta gặp rắc rối, gây lúng túng, tổn hại đến danh tiếng.] Việc giữ uy tín online có thể quan trọng trong những tình huống nào? [Có thể là trong bối cảnh trường học/trường cao đẳng/trường đại học, xin việc và kết bạn mới.]

Tìm hiểu về uy tín của bạn Phần 1 Tương tác trong lớp Chọn nhân vật của công chúng mà tất cả các học viên đều quen thuộc (ví dụ: người làm trong ngành âm nhạc và/hoặc phim ảnh [phim/truyền hình], nhân vật chính trị, lãnh đạo doanh nghiệp). Tra Google/tra cứu tên của người đó bằng công cụ tìm kiếm online và cùng các học viên kiểm tra một số mục xuất hiện (vui lòng chiếu kết quả tìm kiếm lên màn hình). Ngoài ra, hãy tìm hiểu về sự hiện diện của người đó trên mạng xã hội. Sau khi dành vài phút khám phá, hãy yêu cầu hai học viên đóng vai người nổi tiếng đó và người hâm mộ để tương tác giả định với nhau. cảm thấy ra sao khi gặp phải người biết rất nhiều thông tin về mình? Họ sẽ cảm thấy thế nào nếu thông tin đó không đúng? Bao nhiêu người có thể truy cập thông tin này về? có thể kiểm soát thông tin hiển thị online về họ bằng cách nào? Phần 2 Những người bạn gặp sẽ dùng công cụ tìm kiếm để lấy được nhiều thông tin hơn về bạn. Thông tin họ tìm thấy, dù tốt hay xấu, thì đều ảnh hưởng đến cách nghĩ của họ về bạn. Nếu muốn kiểm soát cách mọi người nhìn nhận về mình, bạn cần biết họ có thể nhìn thấy những thông tin nào. Những người này bao gồm các cơ quan tuyển dụng tương lai và các cán bộ tuyển sinh tại trường học/trường cao đẳng/trường đại học. Cán bộ tuyển sinh có thể không cho ứng viên biết về việc họ có tìm kiếm ứng viên online hay không và/hoặc có sử dụng thông tin online tìm được để đưa ra quyết định tuyển sinh hay không. Phần 3 Tương tác trong lớp Chia học viên thành các cặp.

Hãy chỉ ra ba thông tin bạn muốn xuất hiện khi ai đó tra Google/tìm kiếm tên bạn trên mạng. Bạn nghĩ thế nào về khả năng xuất hiện thực sự của các thông tin này trong các kết quả tìm kiếm? Hãy chia sẻ với đối tác. Bạn và đối tác phát hiện ra điều gì? Nếu bạn nào đã từng tra Google/tìm kiếm tên của mình trên mạng, hãy giơ tay. Bạn đã thấy những gì? Có bức ảnh nào hiện lên không? Bạn có thể tìm thấy những thông tin về riêng bản thân mình không, hay có cả những người khác nữa trong số những thông tin về bạn đã được chia sẻ? 1. Nếu các học viên có tên giống nhau, hãy yêu cầu họ bổ sung thêm một thông tin khác khi tìm kiếm, chẳng hạn như quê quán hoặc tên trường. Có thể yêu cầu học viên trực tiếp tra Google/tìm kiếm tên mình trên mạng khi thực hiện hoạt động này trên lớp nếu có sẵn máy tính hoặc các thiết bị di động có thể truy cập Internet. Khi tra Google/tìm kiếm tên mình trên mạng, hãy đặt ba câu hỏi sau: 1. Một vài kết quả đầu tiên là gì? 2. Bạn có thoải mái với thông tin này không? 3. Các kết quả khác thể hiện điều gì về bản thân bạn với tư cách là một người bình thường? Với tư cách là một sinh viên? Với tư cách là một nhân viên? Người không biết bạn sẽ có ấn tượng ra sao khi thấy những kết quả này? Họ có thể có ấn tượng gì nếu nhấp và đọc thông tin trong một vài kết quả đầu tiên?

Cách phản ứng với thông tin phức tạp Phần 1 Tương tác trong lớp Phát phiếu bài tập dành cho học viên: Bạn nên làm gì? Chia học viên thành các cặp. Yêu cầu học viên thảo luận về các tình huống trên phiếu bài tập, đưa ra hai chiến lược/giải pháp cho mỗi tình huống và nghĩ đến hậu quả có thể phát sinh từ hành động của họ. Học viên có 15 phút để thực hiện việc này. Chúng ta nên làm gì khi ai đó đăng nội dung về chúng ta mà chúng ta không thích và/hoặc thấy không phù hợp trong bối cảnh đó? Bạn nên nghĩ đến điều gì trước khi đăng nội dung về người khác?

Cách phản ứng với thông tin tiêu cực Phần 1 Nếu thấy thông tin tiêu cực về bản thân khi tìm kiếm tên mình trên mạng (ví dụ: thông qua công cụ tìm kiếm hoặc trên mạng xã hội), chúng ta có thể làm điều gì đó không? Nêu một vài ví dụ về nội dung chúng ta có thể không muốn người khác thấy? Phần 2 Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề nếu chúng ta gặp phải nội dung online về chính mình mà chúng ta không thích, tùy vào bối cảnh, loại thông tin và nhiều yếu tố khác. Giải pháp đầu tiên là "phản bác", nghĩa là thu hút sự chú ý/tăng khả năng hiển thị các tin tích cực về chính chúng ta bằng cách tạo và quản lý nội dung thể hiện chúng ta theo cách tích cực. Ví dụ: chúng ta có thể làm vậy bằng cách hiện diện trên mạng xã hội khi thích hợp, bắt đầu viết blog hoặc đăng ký trang web dựa vào tên của chúng ta. Giải pháp thứ hai gồm nhiều biện pháp khác nhau để xóa nội dung tiêu cực. Ví dụ: 1. Nếu nhìn thấy nội dung mình không thích (ví dụ: ảnh của chúng ta), chúng ta có thể tìm cách liên hệ trực tiếp với người đăng (nhất là trên mạng xã hội và/hoặc ứng dụng nhắn tin) để yêu cầu họ xóa nội dung. 2. Trên nhiều nền tảng cũng cung cấp giao diện để gắn cờ thông tin mà chúng ta thấy làm phiền hoặc không thú vị; nội dung (ví dụ: ảnh, video, bài viết dựa trên văn bản) nhìn nhận chúng ta theo cách tiêu cực/không hay; không nên xuất hiện trên nền tảng (ví dụ: mang tính xúc phạm, bạo lực hoặc bị cấm); có vẻ mưa đồ lừa đảo - khi đó, nền tảng sẽ đối chiếu với các điều khoản dịch vụ và quy chuẩn cộng đồng. 3. Trong một số trường hợp, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp pháp lý và chẳng hạn, có thể đệ đơn kiện ra tòa, tùy vào phạm vi quyền tài phán và luật hiện hành (ví dụ như trong một số trường hợp vi phạm quyền riêng tư hoặc khai báo sai gây tổn hại đến danh tiếng của ai đó). 4. Một số quốc gia áp dụng những luật cụ thể yêu cầu các nền tảng gỡ một số loại nội dung trái phép xuống khi có thông báo [ví dụ: Đạo luật cưỡng chế hành vi sai

phạm trên mạng tại Đức]. 5. Cần lưu ý thêm rằng đôi khi, việc cố gắng ngăn chặn/xóa/sửa nội dung vô hình trung lại thu hút nhiều sự chú ý hơn. Phần 3 Ngoài ra, những người sinh sống tại Liên minh châu Âu ("EU") có "quyền xóa" hợp pháp, thường được biết đến nhiều hơn với tên "quyền được lãng quên" (quyền này vẫn áp dụng ngay cả khi họ đang đi du lịch hoặc sinh sống bên ngoài Liên minh châu Âu). Như được nêu trong Quy định chung về bảo vệ dữ liệu ( GDPR ) thì theo quyền này, người dân EU có thể yêu cầu "bên kiểm soát dữ liệu" xóa một số loại nội dung nhất định về họ. ("Bên kiểm soát dữ liệu " là các doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan chính phủ và những người khác sẽ quyết định cách xử lý thông tin về chúng ta.) Người dân EU có thể yêu cầu xóa thông tin về bản thân họ dựa trên 6 lý do. Mỗi lý do bao gồm nhiều trường hợp. Ví dụ: yêu cầu gỡ bỏ dữ liệu có thể được đưa ra với lý do là thông tin được thu thập thuộc về một đứa trẻ, người mà sau này cho rằng việc chia sẻ thông tin như vậy gây ra quá nhiều rủi ro. Đó là lý do rất phổ biến. Có thể có vô số lý do khiến một người 25 tuổi muốn xóa thông tin họ đã chia sẻ lúc 16 tuổi! Có một số hạn chế quan trọng áp dụng với quyền xóa. Có 5 lý do từ chối yêu cầu xóa. Cũng như lý do yêu cầu xóa, lý do từ chối rất đa dạng và bao quát nhiều loại tình huống. Tí nữa chúng ta sẽ bàn thêm về một lý do từ chối rất quan trọng - đó là để bảo vệ quyền tự do ngôn luận. GDPR có hiệu lực ngày 25/5/2018. GDPR có hiệu lực càng lâu thì chúng ta càng hiểu rõ hơn về việc người dân EU sử dụng quyền xóa của mình như thế nào, cũng như phản ứng của các công ty, cơ quan chính phủ và các tổ chức khác đối với điều đó.

Bài tập Phần 1 Bài tập Phương án 1, dành cho học viên ở độ tuổi 13-15: Sau khi cùng thảo luận về vai trò của thông tin công khai online trong việc hỗ trợ định hình quan điểm về người khác, bạn hãy áp dụng những điều mình đã biết. Trong 30 phút tới, từng học viên hãy tham gia vào hoạt động sau đây: 1. Hãy chọn một người của công chúng (VD ai đó trong lĩnh vực âm nhạc và/hoặc truyền hình (phim ảnh), một chính trị gia, hoặc lãnh đạo doanh nghiệp). 2. Hãy tìm những thông tin có sẵn trên mạng về người đó, và viết một đoạn ngắn giải thích xem các thông tin đó giúp hình thành quan điểm của bạn về người đó như thế nào. 3. Nếu bạn có thể đưa ra 4 khuyến nghị cho người đó về các cách công bố thông tin khác nhau trên mạng (chẳng hạn về việc thay đổi cài đặt, thay đổi đối tượng, thay đổi nội dung), thậm chí là về cách bỏ thông tin công khai trên mạng (chẳng hạn như xóa hoặc dỡ thông tin đó xuống) nhằm cải thiện hình ảnh của người này bằng cách thay đổi cách thể hiện hoặc cải thiện cái nhìn của mọi người trên mạng về người đó, thì 4 khuyến nghị đó là gì? Phương án 2, dành cho học viên ở độ tuổi 16-18: Giả sử chúng ta sinh sống tại quốc gia không có quyền được lãng quên. Chúng ta có thể đưa ra 2-3 lý lẽ nào để chỉ ra rằng quốc gia đó cần ban hành quyền này? Ngoài ra, hãy xác định 2-3 ý kiến có thể phản đối lại quan điểm của chúng ta một cách mạnh nhất. Lưu ý: Ở một số quốc gia, công dân có quyền tự do ngôn luận hoặc quyền bày tỏ ý kiến mà không bị chính phủ trả đũa hay kiểm duyệt. Theo chúng ta, "quyền xóa" hoặc "quyền được lãng quên" có hiệu quả ở những quốc gia cũng có quyền tự do ngôn luận không? Theo Quy định chung về bảo vệ dữ liệu tại Liên minh châu Âu, không nên áp dụng "quyền xóa" khi việc xóa thông tin sẽ khiến công dân không thể "thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin". Hãy nghĩ về tình huống trong đó một người muốn xóa thông tin cá nhân của họ nhưng người khác lại chỉ ra rằng việc xóa vi phạm quyền tự do ngôn luận của mình (ví dụ: một sinh viên viết bài trên blog có thông tin không hay về một giáo viên; sau khi sinh viên này không còn học

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) tại lớp nữa thì giáo viên này muốn xóa bài viết vì thông tin không còn phù hợp; sinh viên đó đòi quyền tự do ngôn luận để công khai về trải nghiệm học tập trước đây của mình)? Học viên có 30 phút để hoàn thành bài tập. Đội ngũ Thanh niên và Truyền thông đã tạo tài nguyên học tập này tại Trung tâm Internet & Xã hội Berkman Klein ở trường Đại học Harvard theo giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International. Bạn có thể tận dụng nguồn tài nguyên này, bao gồm sao chép và chuẩn bị các công việc dẫn xuất, bất kể là thương mại hay phi thương mại, miễn là bạn ghi rõ nguồn thuộc về đội ngũ Thanh niên và Truyền thông cũng như chia sẻ mọi tác phẩm khác thuộc cùng nguồn gốc. Những tác phẩm này và các tài nguyên học tập bổ sung cũng có trên Nền tảng tài nguyên kỹ năng số trực tuyến của Berkman Klein.