Dự án RVNA99 Hợp phần LÀO CAI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN RVNA99 Tăng cường trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam HỢP PHẦN LÀO CAI ĐIỀU KH

Tài liệu tương tự
Dự án RVNA99 Hợp phần Đăk Nông BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN RVNA99 Tăng cường trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam HỢP PHẦN ĐĂK NÔNG ĐIỀU

DKTC_Tap huan PHHS DNK_

Consultancy Terms of Reference -

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 14/2012/QH13 LUẬT Phổ biến, g

QUỐC HỘI

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Consultancy Terms of Reference -

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

MỤC LỤC


BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

LUẬT XÂY DỰNG

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 49- KL/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019 KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị

Luận văn tốt nghiệp

Consultancy Terms of Reference -

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP PHƯỚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TPP Round 15 Goods Market Access Text

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc iập - Tự do - Hạnh phúc Sô: 0 /CT-TTg ỵộị ngày hc tháng 3 năm 2019 CHỈ THỊ Vê tăng cường gi

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo tổng hợp 5 năm ( ) Nhìn về phía trước: nh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 03/KH-ĐTNK TP. H

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

chuong_trinh_dao_tao_27_chuyen_nganh

Nỗ lực vì một Việt Nam không còn bệnh dại

1

BỘ XÂY DỰNG

PowerPoint Presentation

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Microsoft PowerPoint - D3_3. Overview Du an CB for CC_by Mr.Thuong.ppt [Compatibility Mode]

Các giá trị của chúng ta Khuôn khổ cho hoạt động kinh doanh thường ngày của chúng ta Chúng ta chia sẻ ba giá trị cốt lõi - Tập Thể, Niềm Tin và Hành Đ

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

(Microsoft Word - C\342u 1.docx)

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Microsoft Word - quyet-dinh qd-ubnd-hcm-quy-dinh-ve-phan-loai-chat-thai-ran-sinh-hoat.doc

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

CEP Quỹ Trợ Vốn Cho Người Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm Báo cáo hoạt động năm 2016

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG KHU VỰC TƯ NHÂN Mr. Phạm Hoàng Hải Trưởng ban Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Phòng Thương mại

Kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm trong vận động, hỗ trợ cha mẹ kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt thông qua một số chương trình hoạt động của

tomtatluanvan.doc

Microsoft Word - VN- Final adjusted VCA Evaluation report 2015_10_23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Báo cáo thực tập

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH TẾ TẠI TỈNH NINH THUẬN Hà Nội, tháng

ENews_CustomerSo2_

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

UBND HUYỆN ĐẦM HÀ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số 17/KH-PGD&ĐT Người ký: Phòng Giáo dục và Đào tạo angninh.gov.vn Cơ quan: Huyện

Code: Kinh Văn số 1650

Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc CHÍNH PHỦ Số: 130 /2006/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA

CEP Tổ Chức Tài Chính Vi Mô TNHH MTV Cho Người Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm Báo cáo hoạt động năm 2017

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Microsoft Word - Noi dung tom tat

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 28/2018/TT-BTC Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2018 THÔNG TƯ Hướng dẫn lậ

Microsoft Word DOC

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Báo cáo thường niên năm

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

CÔNG BÁO/Số ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 10/2010/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

1

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

HUYỆN UỶ LÝ NHÂN VĂN PHÒNG * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, ngày 30 tháng 11 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả công tác Tuần thứ 48 năm 2018 (Từ ngày 24/11 đế

CÔNG BÁO/Số ngày PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2010/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đ

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

PowerPoint Presentation

Microsoft Word - Forland_policy brief summary__Viet.docx

SOUTHERN INSTITUTE OF TECHNOLOGY (HỌC VIỆN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MIỀN NAM) Invercargill, New Zealand Học viện tài trợ bởi chính phủ New Zealand Thành viê

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

TRUNG TÂM KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT TRIỂN Bản tin Tháng 06 năm 2018 LỜI NÓI ĐẦU Được thành lập vào 03/12/2005, dưới sự hỗ trợ ban đầu của Quỹ Ford, Trung tâm

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

Oai đức câu niệm Phật

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH

UÛy ban nhaân daân

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Microsoft Word - VID 09 - P56.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

ỦY BAN QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 25/QĐ-UBQGBĐKH Hà Nội,

ấ t (Kim Cổ Kỳ Quan 9/18, Ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915) THẤT tình lục dục thân cũng đổi, Đặng hiểu tường giềng mối Thánh hiền. Ai Thần ai Thán

Bản ghi:

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN RVNA99 Tăng cường trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam HỢP PHẦN LÀO CAI ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU Hội thảo tập huấn về kỹ năng mềm cho Phụ huynh học sinh người dân tộc thiểu số tại tỉnh LÀO CAI 1. Giới thiệu chung Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 92 quốc gia và cùng làm việc với các đối tác và liên minh khác trên khắp thế giới để tìm giải pháp bền vững cho nghèo đói và bất công. Tên gọi Oxfam xuất phát từ Oxford Committee for Famine Relief Ủy ban Cứu trợ Nạn đói của Oxford, được thành lập tại Anh vào năm 1942. Oxfam làm việc trực tiếp với cộng đồng và cùng vận động để đem lại sự thay đổi nhằm đảm bảo rằng người nghèo có thể cải thiện cuộc sống và sinh kế của họ, và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến họ. Tại Việt Nam, Oxfam là một trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn, cứu trợ nhân đạo, phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu rủi ro với hiểm họa và thảm họa, phát triển xã hội dân sự, dân tộc thiểu số và nâng cao vị thế của phụ nữ. Oxfam có lịch sử hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Oxfam tiến hành cứu trợ nhân đạo lần đầu tiên vào năm 1955 và tiếp tục hoạt động này trong thập kỷ 70. Trong các năm 80, Oxfam bắt đầu triển khai một số hỗ trợ phát triển, xóa đói giảm nghèo. Hầu hết các tổ chức thành viên của Oxfam thiết lập văn phòng đại diện chính thức vào những năm đầu của thập kỷ 90, và từ đó cùng với các tổ chức quốc tế khác, đã góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển của Việt Nam. Oxfam luôn đặt quyền phụ nữ vào trọng tâm của tất cả các hoạt động. Ở cấp độ dự án, quyền của phụ nữ và bình đẳng giới sẽ được lồng ghép ở tất cả các hoạt động dự án. Nằm trong khuôn khổ một dự án toàn cầu Quyền và Tiếng nói của chúng em (My Rights My Voice), với sự tham gia của 8 quốc gia thành viên, RVNA99 Tăng cường trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam được triển khai đồng thời tại ba tỉnh Lào Cai, Đăk Nông và Ninh Thuận. Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản có chất lượng của trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái và trẻ em dân tộc thiểu số). Để đạt được mục tiêu này, dự án sẽ tập trung vào trẻ em như một tác nhân thay đổi chính trong trường học và cộng đồng bằng cách trang bị cho các em kiến thức và công cụ nhằm giúp các em hiểu được các quyền của mình đồng thời có thể trao đổi các nhu cầu, nguyện vọng của mình với giáo viên, các cấp quản lý và các nhà hoạch định chính sách một cách tích cực. Phụ huynh học sinh (PHHS) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra tầm ảnh hưởng lớn đối với tiếng nói của con em mình nhằm đảm bảo các giáo viên và nhà quản lý giáo dục tăng cường cam kết và trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục có chất lượng 1

cho trẻ em. Bên cạnh đó, giáo viên và các nhà quản lý giáo dục sẽ được hỗ trợ để nâng cao năng lực về quản trị nhà trường hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, quyền của trẻ em gái trong trường học. Dự án cũng tạo ra nhiều cơ hội để tăng cường sự giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa học sinh, PHHS và giáo viên, các nhà quản lý giáo dục và các nhà hoạch định chính sách thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Hội Phụ nữ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ đóng một vai trò quan trong trọng việc tạo ra môi trường thuận lợi để giúp học sinh và PHHS tham gia vào quản trị nhà trường. Đồng thời, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam cũng là những đối tác chiến lược của dự án thông qua việc phối hợp nghiên cứu và vận động chính sách về giáo dục cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho học sinh và PHHS để thúc đẩy việc thực hiện Quyền trẻ em trong trường học. Một trong những mục tiêu cụ thể của dự án là Tăng cường năng lực cho hội PHHS trong việc yêu cầu giáo viên và các nhà quản lý giáo dục có trách nhiệm cung cấp dịch vụ công về giáo dục có chất lượng cho trẻ em (Mục tiêu 2). Tại địa bàn Lào Cai, dự án sẽ được triển khai tại 05 trường thí điểm thuộc 02 huyện Sa Pa và Si Ma Cai, bao gồm: (1) Trường Tiểu học Sa Pả II, (2) Trường Tiểu học Tả Phìn, (3) Trường THCS Tả Phìn (huyện Sa Pa), (4) Trường Tiểu học Mản Thẩn, (5) Trường THCS Mản Thẩn (huyện Si Ma Cai). Qua đánh giá nhanh đối với Hội PHHS tại vùng dự án, kỹ năng mềm của các thành viên Hội PHHS còn yếu. PHHS còn gặp nhiều khó khăn trong làm việc nhóm, nhiều người chưa hiểu thế nào là làm việc nhóm và chưa quen với làm việc nhóm, đặc biệt các thành viên chỉ tham gia nhiều hơn khi chia thành 2 nhóm nam và nhóm nữ riêng biệt. Do vậy, khi được huy động làm việc nhóm thì hầu như các thành viên theo xu hướng làm việc cá nhân một cách độc lập mà không thảo luận với nhau để đưa ra kết quả chung của nhóm. Bên cạnh đó, nhóm nam PHHS thường tỏ ra lấn át hơn so với nhóm nữ. Ngoài ra, PHHS còn thiếu các kỹ năng giúp họ tham gia một cách hiệu quả và tự tin đóng góp và trình bày ý kiến của mình vào các hoạt động của nhà trường. Do vậy, mức độ tham gia của PHHS trong các hoạt động của nhà trường còn yếu và chưa đạt được kết quả như mong đợi. Trên cơ sở đó, Oxfam cùng với Ban quản lý dự kiến tổ chức hội thảo tập huấn về kỹ năng mềm cho nhóm PHHS nòng cốt của 05 trường tiểu học và THCS tại vùng dự án. Hiện nay, chúng tôi đang tìm kiếm sự hợp tác của tư vấn để tiến hành 03 Hội thảo tập huấn về kỹ năng mềm cho 100 PHHS của 05 trường dự án tại 03 xã Sa Pả, xã Tả Phìn (huyện Sa Pa) và xã Mản Thẩn (huỵên Si Ma Cai), tỉnh LÀO CAI. 2. Mục tiêu Sau khi tham gia hội thảo tập huấn, các thành viên Hội PHHS sẽ: (1) Được nâng cao năng lực để tham gia và điều hành, thúc đẩy các hoạt động nhóm hoặc tham gia vào các phương pháp huy động sự tham gia; (2) Được nâng cao các kỹ năng mềm giúp họ tham gia một cách hiệu quả và tự tin đóng góp, trình bày ý kiến của mình trong các hoạt động của nhà trường. (3) Xây dựng được kế hoạch áp dụng sau tập huấn. 2

3. Đối tượng và cách thức tổ chức a. Đối tượng: Thành phầm tham gia tập huấn dự kiến như sau: Lớp 1: Tập huấn tại xã Sa Pả: 25 người (PHHS: 20 người; HPN huyện: 01 người, HPN xã: 01 người; Đại diện chính quyền xã: 01 người, trưởng thôn: 02 người) Lớp 2: Tập huấn tại xã Tả Phìn: 40 người (PHHS trường TH Tả Phìn: 20 người, THCS Tả Phìn: 15 người; HPN huyện: 01 người, HPN xã: 01 người; Đại diện chính quyền xã: 01 người, trưởng thôn: 02 người) Lớp 3: Tập huấn tại xã Mản Thẩn: 35 người (PHHS trường TH Mản Thẩn: 15 người, THCS Mản Thẩn: 15 người; HPN huyện: 01 người, HPN xã: 01 người; Đại diện chính quyền xã: 01 người, trưởng thôn: 02 người) Các thành viên nhóm PHHS đều là người dân tộc H Mông và dân tộc Dao. b. Lưu ý về cách thức tổ chức: 1/3 số PHHS gặp khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng Phổ thông, do vậy các hoạt động hội thảo tập huấn cho nhóm đối tượng này cần trực quan và thực tế. Kết quả đánh giá nhanh đối với nhóm PHHS cho thấy, phương pháp làm việc hiệu quả nhất đối với nhóm PHHS là trực quan hóa hầu hết những nội dung thông tin cần truyền tải đến họ bằng phim ảnh, tranh minh họa hoặc các hoạt động như: đóng kịch do chính họ tham gia, tổ chức trò chơi học tập là những hình thức tốt để huy động sự tham gia từ phía nhóm này. Do vậy, nên sử dụng nhiều các hình thức như sắm vai, chia nhóm làm việc, giao bài tập thực tế, phim hoặc tranh ảnh để học viên dễ dàng tham gia. 4. Trách nhiệm của tư vấn Tư vấn sẽ đảm nhận các nhiệm vụ (nhưng không giới hạn) dưới đây: Thiết kế chương trình tập huấn/nâng cao nhận thức phù hợp với mục tiêu và đối tượng tham gia; Thảo luận và thống nhất với cán bộ Oxfam và cán bộ địa phương về phương pháp, nội dung tập huấn, cách thức triển khai tập huấn trước khi thực hiện: Nội dung và phương pháp tập huấn cần được thiết kế theo hướng lấy người học làm trung tâm, tránh xu hướng thiên về thuyết trình và giảng giải, mà tập trung vào việc thiết kế và tổ chức các hoạt động để huy động tối đa sự tham gia của các thành viên; Chuẩn bị tài liệu tập huấn và tiến hành tập huấn; Đảm bảo huy động sự tham gia của các học viên trong các hoạt động tập huấn; Viết báo cáo kết quả tập huấn (báo cáo đầy đủ bằng tiếng Việt và tối đa 03 trang báo cáo tóm tắt bằng tiếng Anh), đưa ra các đề xuất/ khuyến nghị giúp Oxfam và các cơ quan đối tác thực hiện các hoạt động hỗ trợ sau tập huấn, thúc đẩy sự tham gia của PHHS vào các hoạt động của nhà trường một cách hiệu quả; 3

Phối hợp chặt chẽ với BQLDA RVNA99 - Hợp phần LÀO CAI và cán bộ Oxfam trong quá trình triển khai hoạt động; Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan sau khi thống nhất với cán bộ phụ trách của địa phương và cán bộ Oxfam. 5. Yêu cầu đối với tư vấn Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức các chương trình nâng cao năng lực về kỹ năng mềm cho các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là phụ nữ và người dân tộc thiểu số; Có kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng lực lấy người học làm trung tâm và các phương pháp Đào tạo cho người học là người lớn - Adult Learners; Có kiến thức và kinh nghiệm trong Phương pháp huy động sự tham gia, bình đẳng giới; Kỹ năng thúc đẩy/ điều hành, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt; Kinh nghiệm và hiểu biết về QUYỀN TRẺ EM, giáo dục Tiểu học và THCS ở Việt Nam sẽ là một lợi thế, đặc biệt là giáo dục tiểu học/ Trung học cơ sở ở các tỉnh miền núi. 6. Kết quả mong đợi 100 học viên được tranh bị một số kỹ năng cơ bản để có thể làm việc theo nhóm một cách hiệu quả; 100 học viên tham gia tập huấn sẽ được trang bị 1 số kỹ năng mềm cơ bản để có thể tự tin trình bày ý kiến của mình, đóng góp và tham gia một cách hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường; Các thành viên tham gia là cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ xã, trưởng thôn được tăng cường kỹ năng trong việc tuyên truyền, vận động và hỗ trợ PHHS trong việc tham gia vào các hoạt động của nhà trường; Một bản kế hoạch áp dụng sau tập huấn sẽ được xây dựng dựa trên tình hình/ nhu cầu thực tế tại địa phương với sự tham gia của các bên liên quan. 7. Thời gian và địa điểm thực hiện Thời gian: Hoạt động này dự kiến sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian: Tuần 1 - tuần 2 tháng 10/2012. Địa điểm: 01 hội thảo tập huấn tại xã Sa Pả, huyện Sa Pa (khoảng 2-3 ngày); 01 hội thảo tập huấn tại Xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (khoảng 2-3 ngày); 01 hội thảo tập huấn tại xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai (khoảng 2-3 ngày). 4

8. Phí tư vấn Phí tư vấn sẽ được trả dựa trên kinh nghiệm làm việc của nhà tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi cùng thảo luận và thống nhất với văn phòng Oxfam tại Việt Nam cũng như BQLDA RNVA99 Hợp phần LÀO CAI. Chi phí đi lại, ăn, nghỉ sẽ được chi trả bởi BQLDA RVNA99 Hợp phần LÀO CAI theo các quy định và định mức của Oxfam đã thống nhất với cơ quan đối tác. 9. Hồ sơ tư vấn Đề nghị (các) nhà tư vấn quan tâm vui lòng gửi hồ sơ đề xuất tư vấn bằng tiếng Việt cho Chương trình Quản trị giáo dục Oxfam, bao gồm: Đề xuất kỹ thuật (trong đó bao gồm thiết kế chi tiết của hoạt động, nội dung, phương pháp, bản kế hoạch/ quy trình làm việc...); Đề xuất về tài chính/phí tư vấn (nêu rõ số ngày tư vấn và phí tư vấn); Sơ yếu lý lịch (CV) của tư vấn. HẠN NỘP HỒ SƠ: 9:00 ngày 10/09/2012. Chỉ những hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được liên hệ phỏng vấn.(01 tuần sau khi thời gian nộp hồ sơ kết thúc) Địa chỉ liên hệ: Vũ Thu Trang Cán bộ Chương trình Quản trị Giáo dục Oxfam, 22 Lê Đại Hành, Hà Nội ĐT: 04 39454362 (số máy lẻ 128) Email: vttrang@oxfam.org.uk Địa chỉ gửi hồ sơ tư vấn: Đề nghị gửi hồ sơ đồng thời vào hai địa chỉ email sau: 1. Vũ Thu Trang - Cán bộ Chương trình Quản trị Giáo dục Email: vttrang@oxfam.org.uk 2. Thào Thị Tùng Phó ban Quản lý dự án RVNA99 Hợp phần Lào Cai, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lào Cai Email: thaotung.laocai@gmail.com 5