Microsoft Word - Muc dich mon hoc.doc

Tài liệu tương tự
10. CTK tin chi - KE TOAN.doc

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

CÔNG BÁO/Số ngày PHẦN I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2010/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đ

-

17. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT O TO.doc

Microsoft Word - 33_CDR_ _Kinh te.doc

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Layout 1

NguyenThiThao3B

13. CTK tin chi - CONG NGHE MAY - THIET KE THOI TRANG.doc

Microsoft Word ke toan_da bs muc 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (B

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

Mẫu trình bày chương trình đào tạo theo tín chỉ

1

1. PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1 2 tín chỉ Học phần tiên quyết: Không Tóm tắt nội dung học phần: Học phần những nguyên lý c

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NAM CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

1

Layout 1

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Microsoft Word - CTDT Bien phien dich Tieng Nhat.doc

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

12. Chuong trinh TCCN 3 nam - QUAN TRI KINH DOANH.doc

03. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT CO KHI.doc

TRƯỜNG ĐH GTVT TPHCM

QT04041_TranVanHung4B.docx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Luan an ghi dia.doc

Microsoft Word - CDR-C-Mar

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Bạn Tý của Tôi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Luan an dong quyen.doc

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: / UEF T

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

ĐĂNG TẢI TỪ EXAM24H Đề thi thử môn Sử trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa lần ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian p

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -

MỞ ĐẦU

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc *

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP

Microsoft Word - Nganh Kinh te quoc te

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Giáo trình thực hành nghiệp vụ lễ tân

PHỤ LỤC 3 - MÔ TẢ CHI TIẾT CÂU LẠC BỘ

Microsoft Word - SGV-Q4.doc

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

Chào Khóa 22! Thay mặt cộng đồng Văn Lang, chào mừng các bạn đến với mái nhà Văn Lang. Các bạn đang cầm trên tay cuốn Cẩm nang Sinh viên Đâ

Microsoft Word - Tin hoc dai cuong 2015

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm the

SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)

MỞ ĐẦU

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Ngoại ngữ - Mã ngành: Tên ngành: NGÔN NGỮ HÀN QUỐC - Chương trình đào tạo: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀ

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

PHỤ LỤC 01 CHUYỂN ĐỔI TRONG THỜI ĐẠI SỐ * * * I. TÊN CÁC ĐỀ TÀI STT LĨNH VỰC ĐỀ TÀI CHUNG ĐỀ TÀI DÀNH CHO KHỐI ĐỀ TÀI DÀNH CHO KHỐI C

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: KẾ TOÁN PHẦN I: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn 1.1. V

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHẦN I: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Về kiến thức và năng lực chuyê

ƯỚNG Nguyễn Amể BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGUYỄN VĂN TINH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN V

So tay luat su_Tap 1_ _File cuoi.indd

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê

HỒ SƠ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN QUÁ TRÌNH KẾT TINH CỦA TINH THỂ KAl(SO4)2.12H2O I. NGƯỜI SOẠN GV: Phạm Thị Hiền Tổ Hóa Trường: Phổ t

CHƯƠNG 1

Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong tình hình hiện nay

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Bản ghi:

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI ---------------------- MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG MÔN HỌC * KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 1. Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin: (8 đvht) Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/ QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Đường lối cách mạng Việt Nam: (4 đvht) Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh : (3 đvht) Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Ngoại ngữ cơ sở : (10 đvht) Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, vốn từ vựng, các kỹ năng sử dụng nghe, nói, đọc, viết trong giao tiếp thông dụng bằng tiếng nước ngoài (hoặc Anh, hoặc Pháp, hoặc Trung), yêu cầu tương đương trình độ trung cấp (Intermediate Level). Trên cơ sở một hệ thống chủ điểm gắn liền với thực tế cuộc sống xã hội, kinh tế, văn hoá và khoa học, sinh viên sẽ được rèn luyện và phát triển khả năng tự chủ về ngoại ngữ, có thể sử dụng tiếng Ngoại ngữ trong một số tình huống giao tiếp khác nhau. 5. Tin học: (4 đvht) Trang bị cho sinh những kiến thức cơ bản về tin học, giúp sinh viên có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng nhất. Bao gồm những nội dung cơ bản về tin học và máy tính, các hệ điều hành MSDOS và WINDOWS, sử dụng các phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, Power Point), sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet.

6. Phương pháp nghiên cứu khoa học: (3 đvht) Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống các phương pháp trong quá trình nghiên cứu các vấn đề khoa học; các bước tiến hành một nghiên cứu khoa học : từ việc xây dựng luận điểm, giả thuyết cho đến chứng minh. Môn học cũng giới thiệu các phương pháp tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu khoa học như : phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thực nghiệm và phi thực nghiệm, phương pháp trắc nghiệm và phân tích kết quả nghiên cứu..nhằm hình thành kỹ năng thao tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên. 7. Toán thống kê cho khoa học xã hội: (3 đvht) Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản của Thống kê ứng dụng để xử lý hai đại lượng quan trọng thường dùng trong thực tế: Tỷ lệ và trung bình; bài toán ước lượng tham số, kiểm định giả thiết liên quan đến tỷ lệ, trung bình; so sánh hai giá trị trung bình; so sánh hai tỷ lệ; kiểm tra tính độc lập giữa hai đại lượng; tương quan và hồi quy giữa hai biến. 8. Giáo dục thể chất: (5 đvht) Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 9. Giáo dục quốc phòng : (165 tiết) Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo *KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP I. Kiến thức cơ sở của khối ngành 10. Lịch sử văn minh thế giới: (3 đvht) Giới thiệu tổng quan về sự hình thành, phát triển, thành tựu chủ yếu của các nền văn minh trên thế giới từ thời kỳ cổ đại đến nay. Với các nội dung cụ thể sau: Văn minh Ai cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, văn minh phương Tây, văn minh Hồi giáo, phương

Đông trong đó, nhấn mạnh đến giá trị cảu các truyền thống văn hóa phương Đông trong bối cảnh đương đại. 11. Đại cương văn hóa Việt Nam: (3 đvht) Trình bày về văn hóa học và các đặc trưng, các quy luật của văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, cung cấp hệ thống các thành tố văn hóa của Việt Nam. Mục tiêu môn học giúp sinh viên am hiểu những tập tục truyền thống tốt đẹp của nước ta; các kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam để có thể tự tin, chủ động trong giao lưu, hợp tác với các đối tác đến từ những nền văn hóa khác. 12. Tâm lý học đại cương: (3 đvht) Môn học giúp tìm hiểu những vấn đề tâm lý học. Bản chất và cấu trúc tâm lý xã hội, văn hóa giao tiếp của xã hội, tư cách và những thuộc tính tâm lý của chủ thể trong giao tiếp, một số hiện tượng tâm lý và một số vấn đề tâm lý của xã hội, nhận định và đánh giá một con người qua giao tiếp. Môn học còn giúp sinh viên tìm hiểu một số vấn đề ảnh hưởng tương tác giữa tâm lý và các yếu tố khác trong ứng xử. 13. Pháp luật đại cương: (3 đvht) Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, quan hệ trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam, cấu trúc của bộ máy Nhà nước cũng như chức năng, thẩm quyền và địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam. 14. Logic học: (3 đvht) Logic học trang bị cho sinh viên những hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn ; giúp nắm vững những hình thức, quy tắc và quy luật chi phối sự phát triển của tư duy ; trang bị các phương pháp cơ bản để ứng dụng vào học tập cũng như nghiên cứu các ngành khoa học khác. 15. Xã hội học đại cương: (3 đvht)

Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về xã hội học, bao gồm: đối tượng, chức năng, quá trình hình thành và phát triển của xã hội học; các khái niệm, phạm trù, nguyên lý cơ bản, một số phương pháp và lý thuyết, cùng các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học. Trên cơ sở những tri thức ấy, sinh viên nhận thức được vị trí, vai trò của các cá nhân, nhóm, thiết chế, tổ chức, tầng lớp và giai cấp trong xã hội. II. Kiến thức cơ sở của ngành 16. Đại cương ngoại giao : (3đvht) Cung cấp những kiến thức cơ bản của nghiệp vụ ngoại giao như: Lễ tân, báo chí, lãnh sự. Giúp sinh viên nắm được những hoạt động thực tiễn chính trong công tác đối ngoại, qua đó hình thành một số kỹ năng thực hành trong lĩnh vực này. 17. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông: (4 đvht) Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động truyền thông và truyền thông đại chúng như: quan niệm chung về báo chí, bản chất của hoạt động báo chí truyền thông, đối tượng và cơ chế tác động của báo chí truyền thông; khái quát sự ra đời và phát triển; vai trò xã hội và các nguyên tắc hoạt động ; giúp xác lập quan điểm, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của nhà báo - nhà truyền thông trong xã hội hiện đại. 18. Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội: (3 đvht) Trình bày về vai trò của truyền thông đại chúng với đời sống kinh tế - xã hội, đánh giá tác động của truyền thông đại chúng đối với sự phát triển của xã hội, vấn đề giám sát đối với quyền lực nhà nước, phát triển dân chủ và góp phần vào sự phát triển xã hội theo hướng bền vững, nhân bản. Học phần bao gồm: Truyền thông và truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng tham gia quản lý xã hội; Truyền thông đại chúng với vai trò một số hoạt động, phương tiện thông tin đại chúng điển hình, hiện đại; Phương tiện truyền thông tác động đến các các chính sách như dân số quốc gia; xóa đói giảm nghèo...

19. Quản lý nhà nước, pháp luật về báo chí: (3 đvht) Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin; Pháp luật đại cương. Cung cấp những tri thức cơ bản, hệ thống về: pháp luật báo chí và mối quan hệ của pháp luật báo chí với các luật khác; nội dung, phương thức quản lý nhà nước về báo chí; địa vị pháp lý của những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật báo chí... Các vấn đề cần chú ý trong Quản lý nhà nước về các phương tiện hoạt động truyền thông đại chúng ở Việt Nam và ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. 20. Ngoại ngữ chuyên ngành cấp độ I: (10 đvht) Nâng cao và mở rộng các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng thực hành tiếng. Kết thúc học phần, sinh viên được bổ sung vốn từ vựng và các cấu trúc ngôn ngữ để có thể từng bước đọc hiểu, phân tích và lập một số loại văn bản bằng ngoại ngữ chuyên ngành, chuẩn bị cho việc học ngoại ngữ chuyên sâu ở giai đoạn sau. III. Kiến thức ngành chính A. Kiến thức chung của ngành chính (bắt buộc) 21. Đại cương truyền thông quốc tế: (3 đvht) Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vai trò, chức năng, cấu trúc và tầm quan trọng của truyền thông quốc tế trong kỷ nguyên thông tin hiện đại. Mối quan hệ giữa truyền thông quốc tế với hoạt đông ngoại giao; khái quát các biện pháp, phương thức thực hiện các mục tiêu chiến lược, sách lược ngoại giao thông qua truyền thông quốc tế. 22. Lịch sử các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế: (3 đvht) Trình bày tiến trình phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế qua các giai đoạn, với những sự kiện nổi bật, những điểm mốc, những điều chỉnh; giúp sinh viên biết đánh giá, phân tích những vấn đề có tính quy luật như điều kiện ra đời, phát triển và

những xu hướng phát triển của thông tin đại chúng quốc tế; các bài học kinh nghiệm lịch sử, diện mạo, đặc điểm lĩnh vực thông tin đại chúng của một số quốc gia và khu vực quan trọng trên thế giới. 23. Báo chí và ngoại giao: (3 đvht) Môn học cung cấp cho sinh viên kỹ năng làm báo trong hoạt động ngoại giao như: viết thông cáo, đưa tin báo chí, tổ chức họp báo, trả lời phỏng vấn, điểm tin và làm tổng quan báo chí về các sự kiện ngoại giao. 24. Đại cương Quan hệ công chúng (PR): (3 đvht) Môn học giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của Quan hệ công chúng (Public Relations- PR), giúp sinh viên hiểu biết về nền tảng về PR; giúp nhận biết về vị trí và vai trò của PR trong mối quan hệ với các lĩnh vực nghiên cứu và nghề nghiệp khác; và khả năng ứng dụng PR trong thực tiễn. 25. Nhập môn Ngoại giao văn hóa: (3 đvht) Trình bày khái niệm về ngoại giao văn hoá, chức năng, kết cấu và các hình thức biểu hiện của ngoại giao văn hoá. Xác lập các mục tiêu, quá trình thực thi, phạm vi ảnh hưởng của ngoại giao văn hóa. Qua việc phân tích mô hình ngoại giao văn hóa của một số nước tiêu biểu, môn học giúp sinh viên nhận thức về tính phổ biến và tính đặc thù của ngoại giao văn hóa; từ đó xác lập những định hướng tích cực cho công cuộc xây dựng nền ngoại giao văn hóa nước nhà. 26. Ngoại ngữ chuyên ngành cấp độ II: (12 đvht) Học phần bổ sung vốn từ vựng và các cấu trúc ngôn ngữ, tập trung luyện cho sinh viên các kỹ năng dịch xuôi và dịch ngược, theo các chủ đề truyền thông quốc tế, văn hóa và quan hệ quốc tế. Sinh viên được học và rèn luyện cách viết các hình thức văn bản bằng tiếng nước ngoài một cách chủ động, độc lập và rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng nước ngoài một cách tự tin trong các tình huống ngoại giao hiện đại. B. Kiến thức chuyên sâu của ngành chính

27. Phương pháp nghiên cứu truyền thông: (4 đvht) Cung cấp cho sinh viên các cách thức nghiên cứu về truyền thông như điều tra xã hội học (trực tiếp và online), phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn chuyên gia, quan sát trực tiếp (observation), nghiên cứu chọn mẫu (case study), để sinh viên hiểu và biết cách vận dụng trong việc đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông, cũng như điều chỉnh nội dung thông tin cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận để nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông, đặc biệt là truyền thông quốc tế và ngoại giao văn hóa. 28. Các chuyên đề về truyền thông quốc tế: (4 đvht) Môn học này cung cấp cho sinh viên viên các kiến thức xung quanh những chủ đề nóng, các kỹ năng và nghiệp vụ trong lĩnh vực truyền thông quốc tế hiện nay; cụ thể như: Trật tự thông tin quốc tế, Các chủ thể của Truyền thông Quốc tế; Tuyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng; kỹ năng viết bài, phỏng vấn, tọa đàm 29. Công chúng của truyền thông quốc tế: (4 đvht) Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã hoàn thành kiến thức cơ sở của ngành và kiến thức chung của ngành chính. Thông qua việc phân loại và phân tích kết cấu của từng loại công chúng (đối tượng của truyền thông quốc tế), môn học chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, đối tượng và phương pháp làm cơ sở cho hoạt động hoạnh định chính sách và xây dựng chiến lược truyền thông quốc tế. 30. Các thể loại báo chí: (4 đvht) Môn học dành riêng cho việc rèn luyện kỹ năng tác nghiệp như: tìm kiếm thông tin, thu thập xử lí thông tin, chọn lọc và tổ chức tư liệu để viết các bài báo theo từng thể loại báo chí. Môn học sẽ được chia nhỏ cho phù hợp với thời gian giảng dạy các môn học lý thuyết tương ứng, tổ chức thực hành tác nghiệp sau khi học từng thể loại báo chí. Nội dung của môn học được thiết kế chủ yếu bằng các dạng bài tập. Sinh viên được chia nhóm nhỏ, có giáo viên hướng dẫn để thực hành tác nghiệp.yêu cầu kết quả của môn học là các bài viết theo từng thể loại báo chí, được tổ chức thành sản phẩm báo in, hoặc sản

phẩm báo phát thanh- truyền hình, báo mạng. Môn học chú trọng vào độc giả là đối tượng của ngoại giao văn hóa. 31. Ngôn ngữ báo chí trong truyền thông quốc tế: (4 đvht) Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ báo chí. Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về: cấu trúc và đặc điểm của ngôn ngữ báo chí; cung cấp cho sinh viên kỹ năng phân tích một đoạn văn như: Tìm được ý chính, hiểu cách lập luận, thuật lại được nội dung và tóm tắt được một tác phẩm, tổng thuật được các tác phẩm báo chí, trình bày được lịch sử vấn đề, tạo lập được văn bản, biết cách liên kết các đoạn văn, biết kỹ thuật trình bày một tác phẩm báo chí Trong giảng dạy, thảo luận, giảng viên, sinh viên sẽ so sánh, vận dụng các kiến thức thu được vào Anh ngữ và trình bày các bài tập bằng báo chí tiếng Anh. 32. Giao thoa văn hóa : (4 đvht) Môn học trình bày về lịch sử phát triển, đặc điểm hiện tượng giao thoa văn hóa trong quá trình giao lưu hợp tác quốc tế; xác lập các loại hình giao thoa văn hóa qua từng giai đoạn lịch sử; xác định các hình thức giao thoa văn hóa cơ bản trong môi trường quốc tế hiện nay. Môn học cũng nêu các tác động cũng như ảnh hưởng của lý luận về giao thoa văn hóa đối với chính sách của các nước và đối với các thể chế quốc tế hiện hành. 33. Các chuyên đề ngoại giao văn hóa : (4 đvht) Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng làm ngoại giao văn hóa trên cơ sở phân tích và tổng hợp các lý thuyết cũng như kinh nghiệm của những nước đi đầu về ngoại giao văn hóa hiện nay, như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc 34. Tôn giáo và quan hệ quốc tế: (4 đvht) Trang bị cho sinh viên kiến thức về nguồn gốc tôn giáo, vai trò của tôn giáo trong đời sống chính trị quốc tế. Môn học cũng giới thiệu khái quát về các tôn giáo lớn hiện đang tồn tại và có ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế như: Ki tô giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn độ giáo, Do Thái giáo và Nho giáo. 35. Toàn cầu hóa và văn hoá: (4 đvht)

Toàn cầu hóa đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của mạng thông tin toàn cầu, đã tạo điều kiện để các nền văn hóa gặp gỡ và tương tác với nhau. Hệ quả của sự tương tác như vậy là rất đa chiều; bao gồm cả sự dung hợp, đụng độ và phân ly Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng đang tạo ra những cơ hội để nhiều quốc gia có thể chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh mềm; có tác dụng chi phối trong ngoại giao chính trị và kinh tế. Môn học này sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản xoay quanh những chủ đề đang được nhiều quốc gia quan tâm như: Toàn cầu hóa; xung đột và đối thoại văn hóa; sức mạnh (power); và quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh trong điều kiện toàn cầu hóa. 36. Văn hóa dân tộc Việt Nam: (4 đvht) Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về các loại hình văn hóa đặc trưng của tộc Việt Nam như: văn hóa làng xã, lễ hội, nghệ thuật thanh sắc - hình khối, văn hóa ẩm thực của dân tộc. Môn học cũng gợi mở những ý tưởng thúc đẩy quảng bá đặc trưng văn hóa dân tộc trong giao lưu quốc tế. 37. Xây dựng chiến lược PR: (4 đvht) Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản khi tiến hành xây dựng một chiến lược PR trong thực tiễn từ khâu: xác định mục tiêu, nghiên cứu công chúng, quan hệ với giới truyền thông, dự báo rủi ro và khủng hoảng.. cho đến việc lên kế hoạch tài chính. 38. Tổ chức sự kiện: (4 đvht) Môn học trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết trong hoạt động tổ chức sự kiện; bao gồm: Mục tiêu và những nội dung cần chú ý trong tổ chức sự kiện; điều kiện cần thiết để tổ chức một sự kiện; viết đề án và lên kế hoạch hành động; lập dự toán ngân sách và lên kế hoạch quảng bá cho sự kiện; quản lý các vấn đề và xử lý tình huống trong lúc diễn ra sự kiện và sau sự kiện. Môn học cũng nhấn mạnh vào phương diện tổ chức các sự kiện văn hóa tầm quốc gia và quốc tế. 39. Quản lý khủng hoảng: (4 đvht)

Mối quan hệ giữa một tổ chức với công chúng của nó có thể xấu đi do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan và dẫn đến tình huống khủng hoảng. Môn học cung cấp các kiến thức cùng kỹ năng quản lý khủng hoảng, như: dự báo khủng hoảng; lên kế hoạch phòng ngừa khủng hoảng; xử lý khi khủng hoảng xảy ra; và chiến lược khôi phục lòng tin sau khủng hoảng. 40. PR và giới truyền thông: (4 đvht) Để thông điệp đạt được hiệu quả và hướng đúng đối tượng, quan hệ với giới truyền thông là một mắt khâu không thể thiếu. Bộ môn này cung cấp kỹ năng và kinh nghiệm sử dụng các phương tiện và hình thức truyền thông - nhằm tối ưu hóa ảnh hưởng của thông điệp; đề cập đến việc lựa chọn, lập danh sách và xây dựng mối quan hệ với các cơ quan báo chí-truyền thông phù hợp với lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức (cơ quan gửi thông điệp); cách chuẩn bị tài liệu và cung cấp thông tin cho báo chí; cách tổ chức họp báo và cung cấp thông tin cho giới truyền thông. 41. PR Chính phủ: (4 đvht) PR chính phủ là một bộ phận quan trọng của PR ứng dụng. Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng sử dụng PR trong các cơ quan nhà nước, trong các phong trào, vận động hoặc tuyên truyền do nhà nước tổ chức. Môn học cũng chỉ ra sự khác biệt của PR chính phủ so với PR doanh nghiệp và PR của các tổ chức phi lợi nhuận. 42. PR và Quảng cáo: (4 đvht) Điều kiện tiên quyết: Đại cương quan hệ công chúng; Đại cương truyền thông quốc tế. Môn học trình bày mối quan hệ giữa PR và Quảng cáo; phân tích sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này; giới thiệu các kỹ năng kết hợp chúng để đạt hiệu quả tối ưu trong việc xây dựng hình ảnh tích cực về một cá nhân, tổ chức, công ty hay quốc gia trong con mắt công chúng. IV Kiến thức ngành phụ (QHQT) 43. Lịch sử quan hệ quốc tế II: (2 đvht)

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về quá trình vận động và phát triển của lịch sử quan hệ quốc tế, chủ yếu là quan hệ chính trị giữa các quốc gia từ sau cách mạng tư sản Anh (1640) đến cuối thế kỷ XX, cũng như những nội dung chính trong chính sách đối ngoại của một số nước, chủ yếu là các nước lớn. 44. Lý luận quan hệ quốc tế: (3 đvht) Môn học cung cấp cho sinh viên hệ thống các khái niệm và phạm trù cơ bản về quan hệ quốc tế; trên cơ sở phân tích có so sánh và phê phán giúp sinh viên tiếp cận và nắm vững nội dung cốt lối quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Đảng ta cũng như các quan điểm khác về quan hệ quốc tế; qua đó hình thành tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. 45. Quan hệ kinh tế quốc tế: (3đvht) Môn học trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế, giúp sinh viên thấy được vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế trong sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là mối liên hệ hữu cơ giữa kinh tế và chính trị trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cũng như xu thế toàn cầu hoá ngày càng diễn ra nhanh chóng. 46. Công pháp quốc tế: (3đvht) Cung cấp cho sinh viên những kiến thức có hệ thống về những khái niệm, đặc điểm của chủ thể, nguồn gốc, bản chất, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế; các vấn đề về dân cư, lãnh thổ, lãnh hải và biên giới quốc gia; Luật điều ước; Luật ngoại giao và Lãnh sự; Luật biển quốc tế và Tổ chức quốc tế; Luật môi trường; trách nhiệm quốc gia; luật lệ và tập quán quốc tế về chiến tranh. 47. Chính sách đối ngoại Việt Nam II : (2đvht) Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử kể từ năm 1945 đến nay; qua đó giúp sinh viên quán triệt và nắm vững các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ đối ngoại nói riêng, nhất là trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay; giúp sinh viên tiếp cận và hiểu được nghệ thuật ngoại giao đặc sắc của Việt Nam, hình thành tư duy chính trị đối ngoại.

48. Đàm phán quốc tế : (3đvht) Môm học chỉ ra cho sinh viên hiểu rõ mối quan hệ giữa giao tiếp và đàm phán, cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về đàm phán nói chung và đàm phán quốc tế nói riêng; làm cho sinh viên hiểu được đàm phán là một hoạt động tổng hợp, vừa mang tính khoa học, đồng thời là một nghệ thuật. 49. Đại cương về khoa học giao tiếp: (3 đvht) Trình bày sự cần thiết của khoa học giao tiếp trong văn hoá đối ngoại, ngoại giao văn hóa; các định hướng ứng dụng khoa học giao tiếp, mối quan hệ giữa ngoại giao văn hoá và giao tiếp, các yêu cầu đối với kỹ thuật và nghiệp vụ giao tiếp. Môn học đề cập lý luận, thực tiễn trong hoạt động ngoại giao của cá nhân, đại diện cho văn hóa một quốc gia khi tiếp xúc với đại diện ngoại giao nước khác; giúp sinh viên rèn luyện giao tiếp theo hướng vừa có tầm hội nhập quốc tế, vừa đem lại thành công khi tiếp xúc cả trong đối nội, đối ngoại. 50. Phân tích sự kiện quốc tế : (3đvht) Môn học trang bị cho sinh viên cách tiếp cận, phương pháp phân tích (định lượng và định tính) và kỹ năng xử lý thông tin liên quan đến sự kiện quốc tế được quan tâm. Trên cơ sở kết quả rút ra từ phân tích, môn học giúp học sinh nhận thức được, nguyên nhân, bản chất và chiều hướng phát triển của sự kiện quốc tế được quan tâm (đối tượng). 51. Tư pháp quốc tế : (3đvht) Cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về các hệ thống pháp luật dân sự cơ bản trên thế giới, qua đó sinh viên có thể nắm được các nguyên tắc chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. 52. Các vấn đề toàn cầu trong Quan hệ Quốc tế hiện đại: (3đvht) Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất của các vấn đề được gọi là toàn cầu hiện nay, những tác động của những vấn đề này tới quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Trên cơ sở đó giúp sinh viên hiểu được những thay đổi trong quan hệ quốc tế hiện đại dưới ảnh hưởng của những vấn đề toàn cầu. 53. Các chuyên đề về Quan hệ Quốc tế: (3đvht) Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chính sách đối ngoại của một số nước lớn hiện nay như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Ấn Độ. Trên cơ sở đó giúp sinh viên nắm được những đặc điểm chính trong quan hệ giữa các nước lớn này. Đồng

thời cũng thấy được những tác động của các mô hình quan hệ này tới đời sống quốc tế đương đại. 54. Chính trị quốc tế hiện đại: (3đvht) Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các trường phái, trào lưu trong nghiên cứu chính trị quốc tế hiện nay. Môn học cũng giới thiệu những vấn đề hiện đang được giới chính trị quốc tế quan tâm và những điểm nóng đang xảy ra trong đời sống chính trị quốc tế đương đại. V. Thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận hoặc thi tốt nghiệp 55. Hướng nghiệp: (3đvht) Hướng dẫn sinh lựa chọn nghề nghiệp và định hướng kiến thức. 56. Thực tập tốt nghiệp : (5đvht) Học phần yêu cầu sinh viên tự tổng hợp, vận dụng những kiến thức đã học và thực hành để hoàn thành công việc tại nơi thực tập. 57. Khoá luận tốt nghiệp hoặc Thi tốt nghiệp: (10đvht) a. Khoá luận tốt nghiệp Điều kiện tiên quyết: sinh viên chỉ được làm khóa luận tốt nghiệp khi đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định số 25/2006/QĐ BGDĐT. Năm học cuối khoá, không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có điểm trung bình chung học tập từ 7,00 trở lên Không còn nợ bất kỳ một môn học nào tính đến thời điểm xét viết khoá luận. Không thi lại quá 3 môn học (thuộc phần kiến thức cơ sở và chuyên môn) trong toàn khóa học. Học phần yêu cầu sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào việc thu thập và xử lý thông tin để hoàn thành một khoá luận nghiên cứu về một số vấn đề thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị quốc tế. b. Thi tốt nghiệp

Điều kiện tiên quyết: sinh viên chỉ được dự thi tốt nghiệp khi đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định số 25/2006/QĐ BGDĐT. Nội dung thi tốt nghiệp gồm hai phần: gồm phần kiến thức cơ sở ngành và phần kiến thức chuyên môn; được tổng hợp từ một số học phần bắt buộc thuộc chương trình với tổng khối lượng kiến thức tương đương với khối lượng kiến thức của khóa luận tốt nghiệp. Thi tốt nghiệp các môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng cho tất cả các sinh viên đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được tính vào điểm trung bình chung học tập của toàn khóa học. Kết quả thi tốt nghiệp các môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không tính vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, năm học hay khóa học.