Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Luan an dong quyen.doc

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Layout 1

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, NHỮNG LĨNH VỰC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN ĐỘNG LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG ThS. Bùi Duy Hoàn

tomtatluanvan.doc

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

BÁO CÁO

Microsoft Word - Noi dung tom tat

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Báo cáo việt nam

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

339 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG (Qua trường hợp điển hình Phật hoàng Trần Nhân Tông - Việ

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệp địa lý lớp 10: Chương địa lý công nghiệp Câu 1) Công nghiệp có vai trò

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Văn Tú * Nguyễn Hoàng Ân * Nguyên Tuấn Vũ * Tóm tắt nội dung: N

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

Luận văn tốt nghiệp

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Vị

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

1

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở VIỆT NAM 1 Nguyễn Văn Bộ 2 1. Vai trò của chất hữu cơ và phân bón hữu cơ Chất hữu cơ trong đất là yếu

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

QUỐC HỘI

Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

ENews_CustomerSo2_

A

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I 50 năm xây dựng và phát triển BAN BIÊN TẬP Tổng biên tập: Phó tổng biên tập: TS. Phan Thị Vân, Viện trưởng TS. N

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc lần 3

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Báo cáo thực tập

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Bản ghi:

Tiềm năng ứng dụng Công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL http://socencoop.org.vn/ (Trung tâm hỗ trợ phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ miền Nam) Posted by Loan on Tháng Bảy 17, 2011 // Leave Your Comment Công nghệ cao Hhigh tech (CNC) được hiểu là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có (Luật Công nghệ cao, 2008). Theo đó, việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học và công nghệ tự động. Việc ứng dụng CNC đã góp phần quan trọng để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi với chất lượng cao, đồng đều và ổn định. Hiện tại, có hơn 23 Quốc gia trên thế giới canh tác giống cây trồng mới (chuyển gen, biến đổi gen, ), nhiều nhất là Mỹ, Achentina, Braxin, Canađa, Ấn Độ và Trung Quốc với diện tích khoảng 150 triệu ha. Trung Quốc đã tạo ra giống lúa cao sản (năng suất 12 tấn/ha) có mang gen kháng sâu bệnh, các giống cà chua năng suất 140 tấn/ha, rau cải đỏ ngọt năng suất 60 tấn/ha, Hiện nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sản xuất hơn 1/2 lượng lúa (chiếm trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm), cung cấp khoảng 2/3 lượng trái cây, 1/3 lượng thủy sản đánh bắt và 2/3 lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Đây không những là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước mà còn góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia. Do đóng góp gần 1/2 trong GDP nên ngành Nông nghiệp hoàn toàn có thể chi phối nền kinh tế của toàn vùng. Nói cách khác, nếu ngành nông nghiệp của vùng chuyển biến theo hướng tích cực thì bộ mặt kinh tế xã hội ở đây cũng sẽ trở nên sáng sủa hơn. Ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL là hướng đi đúng và cần thiết, tuy nhiên cần có những bước tiếp cận phù hợp. Đánh giá tiềm năng ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL Thuận lợi

Vùng ĐBSCL có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội rất thuận lợi để ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp. ĐBSCL có phía Đông Bắc giáp vùng Đông Nam bộ (tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước), phía Tây Bắc giáp Campuchia (thị trường tiêu thụ nông sản đầy triển vọng), phía Tây Nam và Đông Nam giáp biển (giao thương hàng hải rất thuận lợi) là điều kiện rất tốt để có thể vươn ra các thị trường tiêu thụ rộng lớn. Với gần 4 triệu ha đất canh tác bằng phẳng (trong đó phần lớn là đất phù sa được sông Cửu Long bồi đắp hằng năm), mạng lưới sông ngòi dày đặc, khí hậu ôn hoà, nơi đây thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt và thuỷ sản. Nông dân trong vùng đã hình thành tập quán sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm. Hiện tại, phần lớn nông dân ở đây là những người nhạy bén, chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, trình độ canh tác tương đối cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Các Viện, Trường, Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong vùng đã cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng và số lượng, cùng với hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại. Nguồn chất xám này sẵn sàng tham gia nghiên cứu khoa học, tư vấn cho các ngành chức năng trong việc hoạch định chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong sản xuất. Mạng lưới doanh nghiệp hoạt động trong ngành Nông nghiệp phân bố rộng khắp vùng. Doanh nhân rất nhạy bén với biến động của thị trường, có nhiều ý tưởng mới trong kinh doanh. Một số doanh nghiệp bước đầu đã tạo được tiếng vang trong và ngoài nước. Các nhà chức trách luôn coi trọng và đặt lợi ích của nông dân lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình. Nhờ đó, hệ thống pháp luật và các chủ trương của nhà nước ngày càng được thực thi sát với thực tế, được đông đảo người dân ủng hộ. Khó khăn Đất canh tác rộng và bằng phẳng nhưng do dân số đông nên diện tích đất canh tác trên đầu người nhỏ, manh mún. Đứng trước sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vùng được dự đoán sẽ trở thành một trong những đồng bằng bị ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới. Lớp nông dân cũ có trình độ học vấn thấp, trong khi lớp nông dân mới cũng chưa cải thiện được nhiều. Điều này trực tiếp làm hạn chế khả năng tiếp cận các tiến bộ KH&CN hiện đại của nhà nông trong sản xuất. Đội ngũ làm khoa học ở các Viện, Trường đang đối mặt với nguy cơ lão hoá và mai một do chưa được bổ sung kịp thời. Nguyên nhân chính là nguồn nhân lực trẻ chưa được chú trọng đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, chưa rèn luyện kỹ năng thực hành tốt và luôn bị hấp dẫn về phía khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài. Khi có biến động của thị trường thì doanh nghiệp có thể bỏ qua lợi ích của nông dân để bảo vệ lợi ích của mình và ngược lại. Trong thời gian dài, mâu thuẫn về lợi ích của doanh nghiệp và nông dân vẫn tồn tại và chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực, mà nông dân đa phần là chịu thiệt. Mặt dù có nhiều cố gắng, tuy nhiên nhà nước vẫn chưa hoạch định một cách căn cơ, có hệ thống, các giải pháp phát triển chưa đảm bảo được tính bền vững. Trong giải quyết tranh chấp khi có sự cố xãy ra, quyền lợi của nông dân vẫn chưa được đảm bảo hoặc biện pháp chế tài đối với doanh nghiệp chưa đủ mạnh để răn đe.

Bên cạnh đó, một số thuộc tính của nông nghiệp ứng dụng CNC vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Việc áp dụng CNC chưa tạo ra được các công nghệ mới tiên tiến phù hợp, đồng bộ. Nguyên nhân vì bộ tiêu chí chưa được xây dựng nhất quán, đối tượng áp dụng còn dàn trải, cơ sở vật chất của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chi phí sản xuất cao, thiếu nhân lực CNC trong sản xuất nông nghiệp, Và, quan trọng nhất là nông dân vẫn chưa thật sự sẵn sàng để tiếp thu và triển khai phương pháp sản xuất hiện đại này. Đa số nông phẩm được sản xuất theo hướng ứng dụng CNC được tiêu thụ tại các siêu thị và chợ trung tâm, phục vụ cho tầng lớp trung lưu trở lên ở thành thị. Còn lại phần lớn người tiêu dùng ở nông thôn vẫn chưa thật sự mặn mà vì nhiều lý do khác nhau, mặc dù chúng đã được chứng nhận hẳn hoi. Cơ hội Hiện tại, chúng ta đã có những căn cứ pháp lý rất cụ thể để nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đi vào thực tiễn. Điều này được thể hiện thông qua một loạt các văn bản: Luật KH&CN (09/6/2000); Chỉ thị 50 -CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (04/3/2005); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá X (09-17/7/2008); và gần đây nhất là Luật Công nghệ cao (có hiệu lực ngày 01/7/2009). Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc phát triển, ứng dụng Công nghệ sinh học (CNSH) và đưa CNC vào sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 và đề án tổng thể Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ nay đến năm 2020. Theo đó, Nhà nước sẽ ưu đãi, hỗ trợ phát triển nghiên cứu CNC trong nông nghiệp với mức cao nhất như vốn, thuế sử dụng đất, phí nhập khẩu một số CNC, máy móc, thiết bị CNC trong nông nghiệp để thực hiện một số dự án nghiên cứu ứng dụng. Đây được xem là nguồn động lực mạnh để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phát triển nông nghiệp CNC một cách phổ biến trong thời gian tới. Khi được triển khai, mô hình ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo KH&CN, đào tạo nhân lực (đặc biệt là lớp công nhân kỹ thuật nông nghiệp), thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sức sản xuất, ưu thế thị trường và đem lại lợi ích tích cực cho ngành sản xuất nông nghiệp. Thách thức Thực tế cho thấy, nếu không ứng dụng CNC thì nông nghiệp nước ta khó để phát triển và có sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Gần đây, việc ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã và đang triển khai tại một số doanh nghiệp, địa phương như Hà Nội, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, TP Hồ Chí Minh, bước đầu mang lại hiệu quả. Một số công nghệ tiên tiến đã được phát triển để phục vụ tốt cho sản xuất như công nghệ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP cho doanh thu rất cao (ớt ngọt đạt 1 tỷ đồng/ha/vụ, rau gia vị đạt 120 150 triệu đồng/ha/vụ, ). Tuy nhiên, việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn rất hạn chế về quy mô và chưa đủ sức để đáp ứng nhu cầu trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu.

Hiện nay, một loạt các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, quan hệ cung cầu trong kinh tế hội nhập, đã đặt ngành nông nghiệp nước nhà đứng trước những thách thức mới, và ĐBSCL cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Diện tích đất canh tác đối mặt với nguy cơ bị thu hẹp, nhiễm mặn, tài nguyên lực nước ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do hệ luỵ từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá, thị trường trong và ngoài nước cạnh tranh khốc liệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày một chiếm tỉ trọng nặng trong nền kinh tế, Tất cả những rào cản này buộc chúng ta phải nhanh chóng đề ra các giải pháp tổng thể để thích ứng với môi trường mới sớm nhất có thể. Đề xuất hướng tiếp cận Để CNC thực sự là đòn bẩy cho phát triển nông nghiệp thời gian tới, ông Nguyễn Tấn Hinh (Bộ Nông nghiệp & PTNT) đề nghị cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp ứng dụng CNC và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, đẩy mạnh nghiên cứu tạo mới CNC trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trong đó, việc đào tạo nguồn nhân lực CNC nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp và khu nông nghiệp ứng dụng CNC hết sức quan trọng. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 và đề án tổng thể Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ nay đến năm 2020 là hết sức cần thiết, nhưng phải có bước đi và cách làm phù hợp. Ðể các thành tựu nghiên cứu sớm ứng dụng thành công vào đồng ruộng, Bộ Nông nghiệp & PTNT khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, địa phương tham gia vào chương trình; phối hợp với các đơn vị quản lý từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất, Ở cấp độ địa phương, các nhà quản lý phải thực hiện tốt khâu quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC để khẳng định sự lựa chọn của mình trong cơ cấu phát triển kinh tế nói chung. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm về vốn, hỗ trợ pháp lý, có chính sách khuyến khích đúng thành phần tham gia, đối tượng áp dụng và sát thực tế trên địa bàn. Không được chạy theo phong trào, nặng về hình thức, chạy đua thành tích gây lãng phí. Nhà nước phải bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nông dân khi có tranh chấp với doanh nghiệp, đồng thời phải có biện pháp chế tài mạnh đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật. Các nhà chức trách cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cân đối tỷ lệ giữa thầy và thợ, đặc biệt là lớp công nhân nông nghiệp và nông dân mới. Cùng với nhà nước, doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp thương mại bước đầu cần phải đầu tư vốn và hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận những công nghệ mới cũng như xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời xây dựng thương hiệu cho mình. Sau đó là chuyển giao, hỗ trợ và hợp tác với nông dân (hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất, ) để sản xuất đại trà. Khi đã có vùng nguyên liệu. Với sản lượng lớn và chất lượng cao đồng đều thì thương hiệu của doanh nghiệp cũng từng bước được gia cố và phát triển. Điều này có thể thực hiện được khi

lợi ích của doanh nghiệp và nông dân được chia sẻ công bằng dưới sự giám sát của nhà chức trách hoặc trong một chừng mức nào đó, trình độ nhận thức của doanh nhân và nông dân là tương xứng với nhau. Thực tế cho thấy, nhà nông là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong mối liên kết 4 nhà. Nông dân (đặc biệt là lớp nông dân mới) cần tranh thủ các chương trình trọng điểm của nhà nước để tự nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn để tiếp cận với tiến bộ KH&CN trong sản xuất; tự giác tháo bỏ lớp vỏ cố chấp, đố kỵ cố hữu để liên kết, hợp tác với nhau và với đối tác chặt chẽ hơn. Ngoài ra, nông dân còn phải học tập cách thức làm ăn mới và chuyên nghiệp để có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, tự trang bị kiến thức về pháp luật để bảo mình trong tranh chấp quyền lợi với doanh nghiệp. Góp sức với nhà nước, các Viện, Trường, Trung tâm cần biết tự làm mới trong phương pháp giảng dạy để đào tạo và cung cấp nguồn nhân có đạo đức nghề nghiệp, trình độ tổ chức nghiên cứu và triển khai thực nghiệm tốt để làm hạt nhân cho các các đề tài, dự án, chương trình và mô hình ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Bên cạnh đó, các Viện, Trường, Trung tâm có thể liên kết với doanh nghiệp và tổ chức chính trị xã hội hay hội nghề nghiệp để mở lớp dạy nghề, tập huấn kỹ thuật ngắn và dài hạn cho công nhân và nông dân trong sản xuất nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Dương Hoa Xô và Phạm Hữu Nhượng (2006), Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tại Việt Nam, Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ Đà Lạt Lâm Đồng. - Nguyễn Chơn Trung (2009), Tham luận Hội thảo đưa nông nghiệp công nghệ cao áp dụng vào đồng bằng sông Cửu Long. - Phạm Danh Tướng (2010), Hướng đi nào cho nông nghiệp công cao ở An Giang, Tạp chí KH&CN số 2/2010 Sở KH&CN An Giang. - Luật Công nghệ cao - Trường Đại học Cần Thơ (2010), Kỷ yếu hội nghị khoa học Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với sự biến đổi khí hậu, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. - Và một số tài liệu, hình ảnh được lấy về từ mạng thông tin toàn cầu. Phạm Danh Tướng - Sở Khoa học & Công nghệ An Giang; Sonongnghiep.angiang.gov.vn